Luận án Phát triển trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam

B DỤC A ỌC DỤC A ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ LÊ Ị P ƢƠ Ồ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU XÂY DỰNG Xà HỘI HỌC TẬP Ở VIỆT NAM L A ỌC DỤC C u n n n : L DỤC số: ƣời ƣớn dẫn k oa ọc: 1. P Ấ D 2. YỄ Ể i - 2015 i LỜ CA A Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. ác iả Luận án Lê Thị P ƣơn ồng

pdf265 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ii LỜI C Ơ Với những tình cảm chân thành và tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Phạm Tất Dong và TS. Nguyễn Vinh Hiển, những người Thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ đạo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án. Tôi trân trọng cảm ơn: - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và quý Thầy giáo, Cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài luận án. - Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Ban cán sự Đảng - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi yên tâm học tập và thực hiện luận án. - Vụ Giáo dục thường xuyên và các Cục, Vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương và Ban Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng, quý Thầy giáo, Cô giáo, báo cáo viên, hướng dẫn viên trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp số liệu trong quá trình tôi thực hiện luận án này. Trong quá trình thực hiện Luận án tôi đã được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp quan tâm, động viên, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Tác giả luận án Lê Thị P ƣơn ồng iii DANH MỤC CHỮ VI T TẮT iết tắt iết đầ đủ CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cộng đồng CNH Công nghiệp hóa CNTT Công nghệ thông tin ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng GD Giáo dục GDCĐ Giáo dục cộng đồng GDCQ Giáo dục chính quy GDĐT Giáo dục và đào tạo GDKCQ Giáo dục không chính quy GDNL Giáo dục người lớn GDPCQ Giáo dục phi chính quy GDTX Giáo dục thường xuyên GDXH Giáo dục xã hội GV/HDV/BCV Giáo viên/hướng dẫn viên/báo cáo viên HĐH Hiện đại hóa HSĐ Học suốt đời HTSĐ Học tập suốt đời ICT Công nghệ thông tin và truyền thông KT-XH Kinh tế-xã hội PPDH Phương pháp dạy học PTCĐ Phát triển cộng đồng QLGD Quản lý giáo dục STT Số thứ tự TT Trung tâm TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên TTHTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XHHGD Xã hội hóa giáo dục XHHT Xã hội học tập iv MỤC LỤC MỞ ẦU ............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đíc n i n cứu ........................................................................................... 3 3. Khách thể v đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3 5. N i dung và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 P ƣơn p áp tiếp cận v các p ƣơn pháp nghiên cứu ................................ 4 6.1. Phương pháp tiếp cận .............................................................................. 4 6.2. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................. 5 7 tƣởng của luận án ............................................................................................. 5 8. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................. 6 9 ón óp mới của luận án .................................................................................. 7 9.1.Về mặt lý luận:. ........................................................................................ 7 9.2. Về mặt thực tiễn:. .................................................................................... 7 10. Bố cục của luận án ............................................................................................. 8 C ƣơn : CƠ Ở LÝ LU N VỀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC T P C NG ỒNG TRONG NHỮ Ă ẦU XÂY DỰNG XÃ H I HỌC T P Ở VI T NAM ...................................................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 9 1.1.1. Những nghiên cứu về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập .... 9 1.1.2. Những nghiên cứu và quá trình phát triển trung tâm học tập cộng đồng .............................................................................................................. 17 1.2. M t số khái niệm công cụ .............................................................................. 25 1.2.1. Xã hội học tập (Learning society)...................................................... 25 1.2.2. Học tập suốt đời (lifelong learning) ................................................... 28 1.2.3. Các hình thức học tập trong xã hội học tập. ...................................... 30 v 1.2.4. Giáo dục thường xuyên (Education permanent) ................................ 30 1.2.5. Cộng đồng và giáo dục cộng đồng .................................................... 32 1.2.6. Phát triển và Quản lý phát triển ......................................................... 34 1.2.7. Trung tâm học tập cộng đồng (Community leaning centres) ............ 40 1.2.8. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng - Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng ........................................................................................ 41 1.3. Trung tâm học tập c n đồng - m t thiết chế giáo dục của c n đồng .. 43 1.3.1. Mục đích của trung tâm học tập cộng đồng ....................................... 43 1.3.2. Vị trí của trung tâm học tập cộng đồng ............................................. 43 1.3.3. Chức năng của trung tâm học tập cộng đồng .................................... 44 1.3.4. Sứ mạng của trung tâm học tập cộng đồng ........................................ 45 1.3.5. Tính chất của trung tâm học tập cộng đồng ....................................... 46 1.3.6. Tổ chức, quy trình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ....... 46 1.4. N i dung phát triển trung tâm học tập c n đồng theo chức năn của hoạt đ ng quản lý ................................................................................................... 48 1.4.1. Lập kế hoạch (kế hoạch hóa) ............................................................. 48 1.4.2.Tổ chức thực hiện ............................................................................... 49 1.4.3. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều phối .............................................................. 49 1.4.4. Kiểm tra, giám sát .............................................................................. 50 1.4.5. Khai thác nguồn lực phát triển trung tâm học tập cộng đồng ............ 50 1.4.6. Các đặc trưng của quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng .. 51 1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng .............................................................................................................. 53 Kết luận c ƣơn .......................................................................................................... 54 C ƣơn : KINH NGHI M QUỐC T , R ƢỚC VÀ THỰC TR NG PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC T P C Ồ Ù ỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ................................................................................................................................. 56 2.1. Sự hình thành và phát triển trung tâm học tập c n đồng ở m t số quốc gia trên thế giới ....................................................................................................... 56 vi 2.1.1. Sự hình thành và phát triển trung tâm học tập cộng đồng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ................................................................... 56 2.1.2. Trung Quốc ........................................................................................ 57 2.1.3. Kazakhstan ......................................................................................... 57 2.1.4. Nhật Bản ............................................................................................ 59 2.1.5. Thái Lan ............................................................................................. 61 2.1.6. Ấn Độ ................................................................................................. 63 2.1.7. Myanmar ............................................................................................ 64 2.1.8. Bangladesh ......................................................................................... 64 2.1.9. Tiểu kết .............................................................................................. 65 2.2. Khái quát sự hình thành và phát triển trung tâm học tập c n đồng ở Việt Nam .................................................................................................................. 66 2.2.1. Những cơ sở chính trị và pháp lý của việc phát triển trung tâm học tập cộng đồng ............................................................................................... 66 2.2.2. Một số kết quả đạt được ..................................................................... 69 2.2.3. Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng ........................................................................ 75 2.2.4. Trung tâm học tập cộng đồng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng xã hội học tập ....................................................... 79 2.3. Thực trạng phát triển trung tâm học tập c n đồng ở m t số địa p ƣơn n o i vùn đồng bằng Sông Hồng ........................................................ 82 2.3.1.Tỉnh Thanh Hóa .................................................................................. 82 2.3.2. Tỉnh Đồng Nai ................................................................................... 84 2.3.3. Tỉnh Hòa Bình.................................................................................... 86 2.3.4. Một số bài học kinh nghiệm .............................................................. 88 2.4. Thực trạng phát triển trung tâm học tập c n đồn vùn đồng bằng Sông Hồng ............................................................................................................... 90 2.4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục ....................................................... 90 vii 2.4.2. Khái quát về hệ thống trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng Sông Hồng ................................................................................................... 97 2.4.3. Thực trạng phát triển trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng Sông Hồng ................................................................................................. 103 2.4.4. Đánh giá thực trạng quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng Sông Hồng ....................................................................... 121 Kết luận c ƣơn ........................................................................................................ 124 C ƣơn 3 GI I PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC T P C ỒNG Ù ỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG NHỮ Ă ẦU XÂY DỰNG XÃ H I HỌC T P Ở VI T NAM ....................................................................................... 127 3 ịn ƣớng phát triển trung tâm học tập c n đồn vùn đồng bằng Sông Hồng ............................................................................................................. 127 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng .................................................................................................................... 127 3.1.2. Định hướng phát triển trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng Sông Hồng ........................................................................................................... 127 3.2. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp ............................................................ 129 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử và kế thừa .................................... 129 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ................................. 129 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp, liên kết và đồng bộ ................. 129 3.3. M t số giải pháp phát triển trung tâm học tập c n đồn vùn đồng bằng Sông Hồng trong nhữn năm đầu xây dựng xã h i học tập ở Việt Nam ................................................................................................................................. 130 3.3.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác lãnh đạo của cấp ủy và quản lý chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp và công tác truyền thông nhằm đạt các chỉ tiêu xây dựng xã hội học tập tại địa phương theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ................................................................................. 130 3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học gắn với mục tiêu đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời của địa phương, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và xây dựng các mô hình học tập ...... 133 viii 3.3.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện bộ máy tổ chức, cơ chế vận hành gắn hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới (ở nông thôn) và khu dân cư văn hóa (ở thành thị); nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ quản lý và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, hướng dẫn viên, báo cáo viên trung tâm học tập cộng đồng ............................................................................................................ 138 3.3.4. Giải pháp 4: Phối hợp các lực lượng xã hội, đảm bảo sự tác động qua lại hiệu quả giữa giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy và phi chính quy, xây dựng hệ thống thiết chế giáo dục - văn hóa trên địa bàn xã/phường .................................................................................................. 142 3.3.5. Giải pháp 5: Đảm bảo tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ . 148 3.3.6. Giải pháp 6: Hướng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng theo yêu cầu an sinh xã hội của địa phương ...................................................... 150 3.3.7. Giải pháp 7: Xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá có hiệu quả các hoạt động giáo dục của trung tâm học tập cộng đồng. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến, khen thưởng và tôn vinh mọi tấm lòng, mọi công sức cho phát triển trung tâm học tập cộng đồng ...................................................................................... 152 3.3.8. Giải pháp 8: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác quản lý, công tác giảng dạy và học tập để phát triển trung tâm học tập cộng đồng ...................................................................... 155 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp .................................................................. 157 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải p áp đ đề xuất ................................................................................................................................. 159 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................... 159 3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm .......................................... 159 3.5.3. Đối tượng khảo nghiệm ................................................................... 160 3.5.4. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ............................................................................................................ 160 ix 3.6. Thử nghiệm giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt đ ng, đổi mới n i dun , p ƣơn p áp dạy và học của C ắn với mục ti u đẩy mạnh p on tr o của địa p ƣơn , đ o tạo nguồn nhân lực tại chỗ và xây dựng các mô hình học tập ................................................................................... 166 3.6.1. Những vấn đề chung về thử nghiệm ................................................ 166 3.6.2. Tiến trình và kết quả thử nghiệm ..................................................... 167 Kết luận c ƣơn 3 ........................................................................................................ 173 K T LU N VÀ KHUY N NGHỊ .......................................................................... 175 TÀI LI U THAM KH O ......................................................................................... 178 PHỤ LỤC 1: Phiếu trưng cầu ý kiến PHỤ LỤC 2: Đề cương phỏng vấn sâu về quản lý phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ. PHỤ LỤC 3: Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên. PHỤ LỤC 4: Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý. PHỤ LỤC 5: Kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ Đông Triều năm 2014 và Kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ Đông Triều tháng 1,2,3,4,5/2014. PHỤ LỤC 6: : Kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ Mạo Khê năm 2014; Kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ Mạo Khê tháng 1,2,3,4,5/2014; Báo cáo đánh giá hoạt động của TTHTCĐ Mạo Khê tháng 1,2,3,4,5/2014 và năm tháng đầu năm 2014. x DANH MỤC Ơ Ô, B NG BIỂU Ơ Ồ Sơ đồ 1.1: Mô hình năng lực của công dân Canada .................................................. 12 Sơ đồ 1.2: Mô hình năng lực của công dân Hàn Quốc ............................................. 14 Sơ đồ 1.3: Mô hình năng lực của công dân Singapore ............................................. 15 Sơ đồ 1.4: Hệ thống tổ chức cơ sở giáo dục thường xuyên của Việt Nam ........... 43 Sơ đồ 1.5: Mô hình tổ chức TTHTCĐ ở Việt Nam ................................................... 47 Sơ đồ 2.1: Hội đồng thẩm định vận hành Kominkan ................................................ 60 Sơ đồ 2.2: Mô hình quan hệ giữa TTHTCĐ với các ban, ngành, tổ chức ........... 104 Sơ đồ 3.1: Môhình năng lực của công dân học tập .................................................. 137 B NG Bảng 2.1: Tình hình phát triển của TTHTCĐ cả nước qua một số năm học ........ 70 Bảng 2.2: Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên TTHTCĐ cả nước giai đoạn 2009-2013 ...................................................................... 71 Bảng 2.3: Thống kê CSVC TTHTCĐ cả nước giai đoạn 2009-2014 .................... 72 Bảng 2.4: Thống kê số lượng học viên HTCĐ cả nước giai đoạn 2009-2014 ..... 74 Bảng 2.5: Mật độ dân số các tỉnh đồng bằng Sông Hồng ........................................ 91 Bảng 2.6: Thành phần dân số các tỉnh đồng bằng Sông Hồng ................................ 92 Bảng 2.7: Mạng lưới TTHTCĐ các tỉnh ĐBSH năm học 2013-2014.................... 98 Bảng 2.8: Thống kê số lượng TTHTCĐ, số lượng học viên học tại TTHTCĐ vùng ĐBSH giai đoạn 2009-2014 ................................................................................. 99 Bảng 2.9: Thống kê CSVC TTHTCĐ vùng ĐBSH giai đoạn 2009-2014 .......... 100 Bảng 2.10: Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên, báo cáo viên vùng ĐBSH giai đoạn 2008-2013 ............................................................... 101 Bảng 2.11: Biểu tổng hợp đánh giá, xếp loại TTHTCĐ vùng ĐBSH năm học 2013-2014 ........................................................................................................................ 102 Bảng 2.12: Thống kê trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ của ................ 105 Bảng 2.13 : Thống kê trình độ quản lý, trình độ lý luận chính trị của cán bộ quản lý TTHTCĐ vùng ĐBSH năm học 2013-2014 ......................................................... 106 xi Bảng 2.14: Kết quả đánh giá quản lý công tác lập kế hoạch tại TTHTCĐ của vùng ĐBSH ..................................................................................................................... 107 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá công tác tổ chức thực hiện cho các hoạt động tại TTHTCĐ vùng ĐBSH .................................................................................................. 109 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá quản lý công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của trung tâm của TTHTCĐ vùng ĐBSH ................................................................. 110 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên của TTHTCĐ vùng ĐBSH .................................................... 112 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá công tác quản lý tài chính, cơ sở vật chất ở TTHTCĐ vùng ĐBSH .................................................................................................. 114 Bảng 2.19: Kết quả đánh giá công tác quản lý huy động nguồn lực trong và ngoài CĐ cho các hoạt động của TTHTCĐ vùng ĐBSH ....................................... 115 Bảng 2.20: Thống kê cơ sở vật chất của trung tâm học tập cộng đồng các tỉnh đồng bằng Sông Hồng năm học 2013-2014 .............................................................. 117 Bảng 2.21: Nhận thức của đội ngũ CBQL, HDV, GV về ứng dụng CNTT trong hoạt động TTHTCĐ ....................................................................................................... 118 Bảng 2.22: Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý và DH .................. 119 Bảng 2.23: Các nguyên nhân cản trở .......................................................................... 121 Bảng 3.1. Kết quả xin ý kiến về tính cần thiết 8 giải pháp ..................................... 160 Bảng 3.2. Kết quả xin ý kiến về tính khả thi của 8 giải pháp ................................ 161 BIỂU Biểu đồ 2.1: Tình hình phát triển của TTHTCĐ cả nước qua một số năm học ... 70 Biểu đồ 2.2: Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên TTHTCĐ cả nước giai đoạn 2009-2013 ...................................................................... 71 Biểu đồ 2.3: Thống kê cơ sở vật chất trung tâm học tập cộng đồng cả nước giai đoạn 2009-2014 ................................................................................................................ 73 Biểu đồ 2.4: Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên vùng ĐBSH giai đoạn 2008-2013 ......................................................................................... 102 1 MỞ ẦU 1. Lý do c ọn đề t i Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã khiến những kiến thức học trong nhà trường (kể cả đại học, sau đại học) nhanh chóng lạc hậu và không đủ dùng trong suốt cuộc đời. Cho nên, giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời trở thành nhu cầu cấp thiết của tất cả mọi người. Sự chuyển dịch từ một hệ thống giáo dục chủ yếu dành cho trẻ em, với một độ tuổi nhất định sang một hệ thống giáo dục mở, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, hướng tới xây dựng “xã hội học tập” là xu thế tất yếu hiện nay. Nội dung cốt lõi của khái niệm xã hội học tập là ai cũng được học tập và học tập suốt đời, ai cũng có trách nhiệm đóng góp cho giáo dục. Ở Việt Nam, ngay sau khi nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra tư tưởng học tập suốt đời. Người chỉ rõ: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời; Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn; Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi Tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khẳng định vị trí, vai trò và sự cần thiết của giáo dục thường xuyên, của học tập suốt đời cho mọi người và xây dựng xã hội học tập. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập", Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chủ trương: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học” và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một lần nữa nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” 2 Ở Việt Nam, trung tâm học tập cộng đồng được coi là cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn xã, phường, thị trấn (theo Điều 46 Luật giáo dục 2005). Từ năm 1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nghiên cứu, chỉ đạo xây dựng, phát triển trung tâm học tập cộng đồng trên toàn quốc. Tuy thời gian phát triển chưa dài, nhưng hệ thống trung tâm học tập cộng đồng đã khẳng định được vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thường xuyên và trong cộng đồng dân cư cả nước. Việc phát triển trung tâm học tập cộng đồng gắn với việc xây dựng khu dân cư văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phục vụ cho chủ trương an sinh xã hội ở cơ sở có ý nghĩa cấp thiết và là yêu cầu tất yếu của xã hội. Đồng bằng Sông Hồng là chiếc nôi văn hóa của người Việt. Vùng đất này không chỉ nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng, mà còn là nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài, có đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Đồng bằng Sông Hồng có diện tích 21.050,9 km2, dân số 20.236.700 người, mật độ dân số 961 người/km2, bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh [97]. Hiện tại cũng như trong tương lai, đồng bằng Sông Hồng là vùng có vị trí địa kinh tế, địa chính trị - xã hội trọng yếu, luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; là cửa ngõ thông thương với thế giới; là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động: Đông Nam Á - Đông Bắc Á. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay vùng đồng bằng Sông Hồng đã có 2450 TTHTCĐ/2451 xã, phường, thị trấn. Các trung tâm này đã tích cực hoạt động, phát triển về số lượt người học, mở rộng đối tượng, nội dung chương trình, nâng cấp cơ sở vật chất... Những kết quả ban đầu cho thấy, mô hình quản lý trung tâm học tập cộng đồng nói chung và trung tâm học tập cộng đồng các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng nói riêng, qua thực tiễn kiểm nghiệm đã và đang từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, thực hiện an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm học tập cộng đồng còn không ít những bất cập như: chưa có đầy đủ cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm học tập cộng đồng phát triển; việc thu hút các nguồn lực tài chính còn hạn chế, cơ sở vật 3 chất, đội ngũ cán bộ quản lý và mạng lưới cộng tác viên chưa đáp ứng được nhu cầu của người học.v.v... Vấn đề đặt ra là cần phải có các giải pháp khả thi để phát triển các trung tâm học tập cộng đồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. Cho nên, việc tìm ra giải pháp phát triển các trung tâm học tập cộng đồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học tập là rất cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài:"Phát triển trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng Sông Hồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam” để nghiên cứu. ục đíc n i n cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập, phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. 3 ác t ể v đối tƣợn n i n cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Vấn đề phát triển trung tâm học tập cộng đồng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng. iả t u ết k oa ọc Nếu áp dụng các giải pháp quản lý mang tính chất hệ thống, toàn diện, phù hợp với những đặc trưng của trung tâm học tập cộng đồng như một thực thể giáo dục - xã hội, đồng thời chú ý đúng mức đến đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, thực tiễn giáo dục và những yêu cầu an sinh xã hội của vùng đồng bằng Sông Hồng sẽ góp phần nâng cao được chất lượng, hiệu quả giáo dục của các trung tâm học tập cộng đồng. 5 i dun v p ạm vi n i n cứu Luận án được tổ chức nghiên cứu trong phạm vi quản lý giáo dục, cho nên việc triển khai hướng tới những vấn đề quản lý hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, khai thác những vấn đề quản lý vĩ mô và vi mô để tìm đến những 4 giải pháp phát triển bền vững. Do vậy, phạm vi nghiên cứu, xét về nội dung, có những vấn đề chủ yếu sau đây: - Cơ sở lí luận về quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng gắn với nhu cầu của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. - Thực trạng quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng trong quá trình xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển hệ thống trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng Sông Hồng...ông nghệ bằng việc đưa kiến thức đến với mọi người; 3) Việc học tập ở trung tâm phải bảo đảm 3 mục tiêu: công bằng, phù hợp, chất lượng cao; 4) Mọi đổi mới trong việc học tập phải có sự phân tích các thông tin sâu sắc, bám sát thực tiễn và có chính sách hỗ trợ; 5) Nội dung học tập ở CĐ phải chú ý đến những giá trị cơ bản mà CĐ quốc tế quan tâm: quyền con người, sự khoan dung, sự thông hiểu, dân chủ, trách nhiệm, tính phổ biến, bản sắc văn hóa, hòa bình, bảo vệ môi trường, chia sẻ tri thức, xóa đói giảm nghèo, kiểm soát dân số, sức khỏe; 6) GD là trách nhiệm của toàn xã hội, mọi người có trách nhiệm tham gia học tập và có đầy đủ trách nhiệm trong quá trình GD [Theo tinh thần chỉ đạo GD của Ủy ban Quốc tế 19 về GD thế kỷ XXI - The International commission on Education for the twenty - fírst Century]. Nhận thức được vai trò, tác dụng to lớn của một địa điểm học tập ở làng, xã đối với việc tạo cơ hội HTTX, HTSĐ cho mọi người dân ở cộng đồng, các nước đã quan tâm phát triển mô hình giáo dục này từ rất sớm, đặc biệt ở Nhật Bản. Từ thế kỷ 17, ở Nhật đã có 15000 TERAKOYA (TERAKOYA có nghĩa là Nhà dành cho học viên, là trung tâm học tập). Sau Thế chiến thứ II, nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí đối với việc xây dựng đất nước và thực hiện dân chủ, ngày 5/7/1946 Chính phủ Nhật Bản đã ra thông báo khuyến khích thành lập các Trung tâm học tập, gọi là KO-MIN-KAN (tiếng Nhật, có nghĩa là Nhà văn hóa của nhân dân - Citizens’ Public Hall). Bộ Luật Giáo dục xã hội năm 1949 của Nhật Bản đã khẳng định: “KO-MIN-KAN mang đến cho người dân tại các thành phố, thị trấn, làng mạc hoặc bất kỳ một khu vực nào khác những kiến thức đã được chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động trí tuệ, văn hóa khác để làm giàu thêm nền văn hóa, cải thiện sức khỏe và trau dồi nhận thức về đạo đức và thẩm mỹ của họ. Bởi vậy, mục đích của KO-MIN-KAN là góp phần cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường phúc lợi xã hội” [123]. UNESCO coi việc xây dựng và phát triển TTHTCĐ là một giải pháp quan trọng để PTCĐ ở mỗi quốc gia, góp phần làm giảm thiểu sự cách biệt về trình độ dân trí giữa thành thị và nông thôn. Mô hình TTHTCĐ được xem là một công cụ, một thiết chế có hiệu quả nhất trong việc thực hiện “giáo dục cho mọi người” và “mọi người cho giáo dục” [111]. Năm 1998, một thiết chế phục vụ yêu cầu giáo dục phi chính quy đối với người lớn tuổi được đề xuất là TTHTCĐ (community learning centrers - CLC). Từ đó, dự án thành lập TTHTCĐ đã được triển khai ở 18 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm: Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung quốc, Ấn độ, Indonesia, Iran, Lào, Malaysia, Mongolia, Myanma, Nepan, Pakistan, Philippines, Thái Lan, Ubekistan và Việt Nam, với mục đích cung cấp nền GD cơ bản (biết đọc, biết viết) và GDTX. Dự án mở rộng dần sang các nước khác như: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Samoa, Srilanka, Timor Leste và phát triển ra các nước Ả Rập, như: Lebanon, Jordan, Ai Cập, Ma Rốc... Năm 2008, theo thống kê 20 của UNESCO, mô hình tổ chức này đã có mặt ở 24 quốc gia vùng châu Á - Thái Bình Dương và 10 nước khu vực Ả Rập, với hơn 170.000 cơ sở (kể cả tổ chức có tên gọi TTHTCĐ hoặc các tên gọi khác nhưng có hoạt động tương tự) [115]. Mục đích của TTHTCĐ theo định nghĩa của APPEAL: trao quyền cho những người ít có cơ hội đến trường; PTCĐ; chuyển đổi xã hội thông qua hình thức HTSĐ cho tất cả mọi người: người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em trong CĐ [111]. Vai trò của TTHTCĐ cũng được chỉ rõ: cung cấp GD và các hoạt động phù hợp cho người dân địa phương nhằm trao quyền, chuyển đổi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; huy động nguồn lực và tổ chức hoạt động xã hội [113]. Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của TTHTCĐ đối với việc cung cấp cơ hội HTSĐ cho mọi người và PTCĐ, văn phòng UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo bàn về TTHTCĐ cấp làng/xã để đánh giá thực trạng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và những bài học kinh nghiệm đồng thời tìm các giải pháp, điều kiện duy trì và phát triển mô hình này trong tương lai. UNESCO cũng đang tập trung vào việc biên soạn các tài liệu và tổ chức tập huấn để nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, điều hành hoạt động TTHTCĐ cho các nhà lãnh đạo địa phương [113, 114, 115, 116]. Với sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO, TTHTCĐ ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á. Sự phát triển này đã chứng tỏ TTHTCĐ là một loại hình GD phù hợp, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các CĐ địa phương còn gặp nhiều khó khăn . 1.1.2.2. Những nghiên cứu và quá trình phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở Việt Nam Vấn đề tổ chức quản lý TTHTCĐ ở Việt Nam chỉ mới được quan tâm nghiên cứu trong khoảng 15 năm trở lại đây bởi các tác giả Tô Bá Trượng [105], Thái Xuân Đào [36, 37], Phạm Quang Huân [56], Nguyễn Như Ất [2], Nguyễn Văn Nghĩa [73] Những nghiên cứu nói trên đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TTHTCĐ như: vị trí của TTHTCĐ trong hệ thống GD quốc dân nói chung và trong hệ thống GDTX nói riêng; vai trò của TTHTCĐ đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương; chức 21 năng của TTHTCĐ; công tác quản lý TTHTCĐ; những kết quả bước đầu trong việc phát triển mô hình GD TTHTCĐ Ngoài ra, còn có một số các bài báo, đề tài cấp Bộ, luận văn Thạc sĩ, sách tham khảo đề cập đến vấn đề này. Trong đó, đáng chú ý nhất là đề tài cấp Bộ: “Xây dựng mô hình thí điểm về TTHTCĐ cấp xã ở nông thôn miền Bắc”, mã số B.99-49-79 của nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu xoá mù chữ và GDTX, Viện Khoa học GD Việt Nam [36]. Đề tài, đã trình bày khá hệ thống những kết quả nghiên cứu về TTHTCĐ ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong công trình nghiên cứu “Yêu cầu của thời đại và những vấn đề đặt ra với phát triển giáo dục không chính quy trong thời gian tới”, tác giả Đặng Quốc Bảo [3] cho rằng, từ TTHTCĐ cần phát triển một số trường trung học CĐ và tiến tới xây dựng một số trường đại học cho người lớn tuổi. Trường đại học này không tổ chức theo kiểu các trường ĐH truyền thống dành cho thanh niên. Tiếp đó, trong công trình nghiên cứu “Xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng góp phần thực hiện cuộc đổi mới toàn diện và căn bản sự nghiệp giáo dục theo đường lối Đại hội Đảng lần thứ XI”, tác giả Đặng Quốc Bảo một lần nữa khẳng định các TTHTCĐ chính là hạt nhân của GD phi chính quy, một loại thiết chế GD không câu nệ các thủ tục hành chính. Nó linh hoạt nhằm giúp người học các kiến thức trực dụng, hữu dụng cho đời sống. TTHTCĐ là nơi thúc đẩy nhu cầu hiểu biết của người dân; nâng cao được năng lực và cơ hội lựa chọn cho người dân. Nếu gắn kết được bộ ba “nhu cầu - năng lực - cơ hội” thì TTHTCĐ sẽ làm được sứ mệnh tăng cường được giá trị vốn tổ chức (organizational capital), vốn con người (human capital) và vốn xã hội (social capital). Đó là tiền đề tạo nên XHHT của đất nước [4]. Trong một số công trình khoa học, như: “Xây dựng và phát triển xã hội học tập”, “Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam”, tác giả Phạm Tất Dong [22, 23, 24] đã đánh giá một số kết quả đạt được của các TTHTCĐ, là: tạo ra được cơ hội học tập cho người dân, nhất là nông dân, nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực tại CĐ; tạo điều kiện để người dân “cần gì, học nấy”, giúp cho mọi người được học tập thường xuyên; tạo ra môi trường xã hội, trong đó ai cũng học tập và ai cũng có thể tham gia vào việc phát triển GD tại CĐ. TTHTCĐ chịu sự chỉ đạo, quản lý của 2 cấp, cấp 22 huyện và cấp xã. Trong quá trình chỉ đạo thí điểm mô hình XHHT ở nhiều địa phương, tác giả đã đề nghị chỉnh sửa Luật GD 2005, bổ sung thêm điều luật nói về TTHTCĐ như là một thiết chế GDPCQ. Gần đây, trong nghiên cứu“Định hướng chiến lược phát triển giáo dục thường xuyên và xây dựng trung tâm học tập cộng đồng”, tác giả Hoàng Minh Luật đã đề cập đến một số vấn đề về tình hình phát triển TTHTCĐ, quản lý TTHTCĐ trong khu vực và ở Việt Nam [68]. Tác giả Ngô Quang Sơn, trong một số đề tài nghiên cứu khoa học [81, 82] đã tổng hợp và đánh giá tổng quan về xu thế xây dựng và phát triển các TTHTCĐ, xác định TTHTCĐ là vấn đề thời sự và xu thế phát triển tất yếu của GDTX ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức quản lý các nguồn lực của TTHTCĐ, các bước chỉ đạo và công tác kiểm tra, đánh giá ở TTHTCĐ, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và phát triển bền vững các TTHTCĐ ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam, đề xuất một số giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững các TTHTCĐ. Trong đề tài "Thực trạng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tỉnh Hòa Bình" do Trịnh Công Thái làm chủ nhiệm [100], nhóm tác giả đã khẳng định rằng, cần phải tổ chức và quản lý có hiệu quả phương thức kết nối TTHTCĐ với câu lạc bộ và nhóm PTCĐ. Các câu lạc bộ, nhóm PTCĐ chính là địa điểm tổ chức lớp học cắm ở thôn, bản vệ tinh của trung tâm. Trưởng thôn, bản phải quản lý lớp ở thôn, bản của mình và làm theo kế hoạch của TTHTCĐ. Đề tài "Xây dựng mô hình xã hội học tập tỉnh Sơn La", tác giả Trần Luyến [71] đã khảo sát quá trình xây dựng 2 TTHTCĐ ở 2 xã Lóng Sập và Hủa Păng (huyện Mộc Châu). Từ đó, tác giả cho rằng, để quản lý chất lượng học tập của người dân trong xã, giám đốc TTHTCĐ nhất thiết phải nắm vững nhu cầu học tập của dân (nhu cầu học nghề ngắn hạn, nhu cầu chuyển giao kỹ thuật sản xuất, nhu cầu theo học chuyên đề...) và quản lý lịch trình giảng dạy của cán bộ thỉnh giảng. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông đảm trách phó giám đốc trung tâm phải quản lý chất lượng bài giảng. Còn cán bộ Hội khuyến học phải quản lý được kế hoạch giảng dạy để vận động người dân đi học theo đúng nhu cầu. 23 Đề tài "Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Hà Tây" do Nguyễn Ngọc Phú [76] thực hiện, đã cho rằng TTHTCĐ là cơ sở GDNL có tầm quan trọng lớn lao. Khảo sát thực trạng GDNL ở 3 xã Văn Bình, Duyên Thái và Nhị Khê (huyện Thường Tín) của tác giả cho thấy: việc học các chuyên đề tại cộng đồng đều dựa vào nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là thư viện xã và huyện. Từ đó tác giả đề xuất, mối quan hệ giao lưu, trao đổi thông tin và tài liệu học tập giữa hệ thống TTHTCĐ phải là một khâu quan trọng của quá trình quản lý chất lượng hoạt động của trung tâm. Đề tài "Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Hải Dương" do Phạm Văn Bảo làm chủ nhiệm [10] đã thực hiện thử nghiệm GD theo chuyên đề ở 5 cơ sở: Xã Minh Đức (Tứ Kỳ ): vùng đồng bằng; Xã Hiệp Hòa (Kinh Môn): miền núi; Phường Quang Trung: Thành phố Hải Dương; Sở Kế hoạch và Đầu tư: cơ quan nhà nước; Công ty Lilama 69-3: doanh nghiệp. Từ đó tác giả đưa ra kết luận: GD theo chuyên đề phải phù hợp với từng đối tượng người học. Đề tài "Mô hình xã hội học tập cấp xã phường ở tỉnh Phú Yên" do Lê Văn Hữu làm chủ nhiệm [58] đã thực hiện điều tra tại 4 cơ sở TTHTCĐ ở 4 xã, phường của tỉnh Phú Yên: Phường 4 thành phố Tuy Hòa; Xã An Hải (huyện Tuy An); Xã Hà Quang Nam (Huyện Phú Hòa); Xã Suối Bạc (Huyện Sơn Hòa). Ban quản lý 4 trung tâm trên cho rằng, việc phối hợp với các câu lạc bộ (như câu lạc bộ tư vấn pháp luật, câu lạc bộ dưỡng sinh...), các loại hình nhà văn hóa (như nhà rông) là công việc quan trọng nhất để đảm bảo việc xây dựng các chuyên đề học tập. Ngoài ra, tổ chức các lớp tập huấn cũng là một hình thức thu hút người lớn tham gia học tập thường xuyên. Hội Khuyến học Việt Nam, chủ trương xây dựng XHHT từ cơ sở thông qua phong trào khuyến học, khuyến tài. Hội đã triển khai các đề tài nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về xây dựng XHHT, về phát triển TTHTCĐ ở Việt Nam như: đề tài Xây dựng mô hình XHHT ở Việt Nam; Hội thảo khoa học Xây dựng XHHT ở Việt Nam; Hội nghị Sơ kết 5 năm xây dựng và phát triển TTHTCĐ (1999-2004); Hội nghị liên tịch với Bộ GDĐT; Hội nghị tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài 1996-2008; báo cáo tổng kết 4 hội thảo về đánh giá thực trạng TTHTCĐ xã, phường, những mô hình TTHTCĐ phát triển bền vững, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTHTCĐ xã, phường (8/2011) 24 Những hoạt động trên của Hội Khuyến học Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng XHHT nói chung, quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ nói riêng. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Hiệp hội Quốc gia các tổ chức UNESCO Nhật Bản (NFUAJ) tổ chức biên soạn: “Sổ tay thành lập và quản lý trung tâm học tập cộng đồng”. Nội dung tài liệu bao gồm những kiến thức rất cụ thể, thiết thực, giúp cho cán bộ lãnh đạo TTHTCĐ có thêm kiến thức quản lý điều hành các TTHTCĐ ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cuốn tài liệu này mới chỉ là những hướng dẫn theo cách “cầm tay chỉ việc”, tính lý luận còn hạn chế [120,121,122,123]. Từ lịch sử vấn đề nghiên cứu cho thấy, kết quả nghiên cứu về TTHTCĐ của các học giả, các nhà khoa học có ý nghĩa rất quan trọng trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Thực tiễn hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên các lĩnh vực, đã tác động và tạo nên những thay đổi về quản lý phát triển GD và nhất là trong giai đoạn triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tuy vậy, hầu hết các tác giả mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất của TTHTCĐ, còn mô hình quản lý, cơ chế quản lý và nhất là các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng phát triển TTHTCĐ trên phạm vi cả nước nhằm đưa ra những giải pháp để TTHTCĐ hoạt động một cách hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, phù hợp với tình hình phát triển của những năm đầu xây dựng XHHT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra là cần phải chú ý tới một hướng nghiên cứu mới đang bước đầu được triển khai, kể từ sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 89/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 và Quyết định 281/QĐ-TTg về các mô hình học tập ở cơ sở giai đoạn 2015-2020. Trong 2 Quyết định này đều khẳng định việc học tập của người dân, nhất là nông dân, dân nghèo nông thôn cũng như thành thị, đều phải dựa vào trung tâm học tập cộng đồng, một cơ sở giáo dục không chính quy có tính thiết yếu đối với việc GD thường xuyên, học 25 tập suốt đời. Do đó, nội dung, chương trình, tài liệu học tập và phương pháp dạy - học tập phải được đặt ra trong một kế hoạch dài hạn. Để đạt được tiêu chí “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” của Quyết định 281/QĐ- TTg và “Cộng đồng học tập cấp xã” của Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 500 chương trình học tập, huấn luyện khung. Căn cứ vào bộ chương trình học tập, huấn luyện khung này, các TTHTCĐ xây dựng kế hoạch để chuyển tải nội dung vào chương trình giảng dạy của TT. Đồng thời, Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa- Thể thao-Du lịch, Bộ Thông tin và truyền thông với sự hỗ trợ của Dự án Bill and Melinda Gates đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin vào quá trình dạy-học của TTHTCĐ nhằm khai thác hiệu quả kênh thông tin mạng qua hệ thống máy tính của 2000 thư viện và 8000 điểm Bưu điện văn hóa xã. Hướng nghiên cứu này đang trong quá trình thực hiện thử nghiệm nhưng tính khả thi của Dự án đã bộc lộ rõ rệt và đưa lại kết quả tốt đẹp. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu vấn đề quản lý phát triển hệ thống TTHTCĐ ở Việt Nam nói chung, ở vùng Đồng bằng Sông Hồng nới riêng, đang là một đòi hỏi cấp bách, cần giải quyết. t số k ái niệm côn cụ 1.2.1. Xã hội học tập (Learning society) Khái niệm xã hội học tập (La Société de l’apprentissage/The Learning society) lần đầu tiên được UNESCO đưa ra trong công bố “Học để làm người, thế giới giáo dục ngày nay và ngày mai”, UNESCO, Paris, 1972. Trong đó nêu rõ: “Xã hội học tập là một xã hội trong đó tất cả các tổ chức xã hội là người cung cấp giáo dục chứ không riêng gì các nhà trường... Một nhà máy, một cơ sở kinh tế cũng có thể và cần phải có một vai trò về giáo dục. Nó có thể tự huấn luyện cho nhân viên và cũng có thể giáo dục cho công chúng về các quá trình và sản phẩm của nó, các chính sách về môi trường, tính năng kỹ thuật hay những đóng góp của nó cho xã hội” Theo các quan điểm của UNESCO, XHHT có 7 đặc trưng nổi bật sau: 1) Mọi người đều được học, học thường xuyên, học suốt đời; 2) Toàn bộ môi trường xung quanh đều có thể tạo ra cơ hội học tập và phát huy tài năng của mỗi người; 3) Con người được tiếp nhận trình độ GD cơ bản để học tập và tự hoàn 26 thiện; 4) Nhà trường mang lại cho mọi người lòng mong muốn và sự hào hứng được học tập, với năng lực “học cách học” và với sự tò mò trí tuệ; 5) Mỗi cá nhân đều có thể lần lượt làm người dạy và làm người học; 6) Xã hội dựa trên thành tựu, cập nhật và ứng dụng tri thức; 7) Người học trở thành những nhà nghiên cứu, còn người dạy, dạy cho người học cách đánh giá và quản lý những thông tin mà họ được cung cấp...[91]. Theo tác giả Vũ Oanh, XHHT là một xã hội vì người học, của người học, do người học, lấy người học và việc học suốt đời làm trung tâm [74]. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng xã hội học tập là một xã hội mọi người đều lấy học tập là một công việc thường xuyên, suốt đời, học trong nhà trường và ngoài nhà trường, chính quy và không chính quy, như là một phần không thể thiếu được của đời mình, lấy học tập là phương pháp tiếp cận (cách nhìn, cách xử lí) của cuộc sống nhằm phát triển con người bền vững - động lực cho toàn bộ sự tiến bộ xã hội [45]. Tác giả Nguyễn Viết Sự [87] xem xét khái niệm XHHT từ nội dung và các tiêu chí của nó. Theo đó, XHHT được tác giả đề cập: Ở cấp độ quốc gia, là quan điểm, định hướng và chính sách đảm bảo cho mọi người có quyền, có điều kiện học tập để phát triển phẩm chất và năng lực bản thân. Điều đó phải được thể hiện rõ trong Hiến pháp và các Luật của Nhà nước. Đặc biệt trong Luật giáo dục phải xác định rõ mục tiêu của sự học là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đảm bảo cơ hội học tập và điều kiện thuận lợi cho người học trong các cơ sở chính quy và không chính quy; Ở cấp độ cá nhân trong xã hội, cần thấm nhuần trong nhận thức và hành động về việc học tập để hiểu biết, để làm việc, để tồn tại và để chung sống trong CĐ. Trong quá trình sống và làm việc, con người phải luôn luôn học tập để khỏi bị lạc hậu và tiếp cận, thích nghi nhanh, sáng tạo với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội. Nội dung học tập hết sức phong phú, không chỉ về chuyên môn nghề nghiệp mà cả về kĩ năng sống trong xã hội hiện đại. Mỗi người phải sẵn sàng học tập, thường xuyên học tập với quan điểm luân phiên, nối tiếp về đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng. Tác giả Nguyễn Minh Đường cho rằng XHHT là xã hội mọi người đều phải học, mọi đối tượng lao động đều phải học, mọi lứa tuổi đều phải học và phải học thường xuyên, học suốt đời, học bằng nhiều hình thức để có thể lao động và sống 27 trong các điều kiện mới của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [42]. Tác giả Tô Bá Trượng, trong tác phẩm “Từ điển Bách khoa tâm lý học, giáo dục học Việt Nam” đã định nghĩa: “XHHT là một xã hội mà ở đó ai cũng học tập, học ở mọi lứa tuổi, mọi lúc, mọi nơi. Mọi hiện tượng, sự kiện, hoạt động... đều có thể là đối tượng, nội dung học tập, tùy theo sự quan tâm của người học. Phương pháp học cũng rất đa dạng, nhưng lấy tự học là chính. Tùy theo điều kiện cụ thể của người học, có thể học ở trường, lớp hay trong cuộc sống, lao động, giao tiếp, giải trí... và bằng mọi phương tiện thông tin, giao lưu, nối mạng trong và ngoài nước. XHHT chứa đựng ý tưởng về GD suốt đời, HTSĐ, mà cốt lõi của HTSĐ là học cách học” [46]. Theo tác giả Thái Xuân Đào, xã hội học tập là xã hội trong đó mọi người đều HTTX, HTSĐ và mọi tổ chức, lực lượng, mọi cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệm tạo cơ hội HTSĐ cho mọi người. Một xã/phường/thị trấn được coi là đã hoàn thành xây dựng XHHT hay được công nhận là “Xã hội học tập” khi mọi người dân ở đó đều học tập và khi mọi lực lượng, mọi người ở đó đều quan tâm, có trách nhiệm đối với việc tạo cơ hội học tập cho người dân. Với tiêu chí đó, TTHTCĐ được coi công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập ở cơ sở bởi vì nó được đánh giá là mô hình giáo dục có hiệu quả trong việc thực hiện “Giáo dục cho mọi người” và “Mọi người cho giáo dục” [37]. Từ những nghiên cứu trên, XHHT được hiểu là: “một xã hội mà trong đó mọi người đều được học, học thường xuyên, học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi và mọi lực lượng xã hội đều có trách nhiệm tạo cơ hội học tập cho mọi người dân”. Nói đến XHHT cần chú ý đến cả hai đặc trưng quan trọng của nó, đó là “học tập cho mọi người” và “mọi người cho học tập”. Hai đặc trưng của XHHT có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. XHHT là một hiện tượng có tính quy luật của sự phát triển, là vấn đề chung của thời đại. Song ở mỗi quốc gia hoặc mỗi khu vực thường có chiến lược xây dựng XHHT của riêng mình. Theo GS.TS Phạm Tất Dong, quá trình xây dựng XHHT ở nước ta phải trải qua hai giai đoạn: - Giai đoạn phát triển đầu của XHHT gắn liền với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Khái niệm giảm nghèo được hiểu trên ba phương diện: giảm nghèo về tri thức (nghèo năng 28 lực nắm tri thức và nghèo năng lực giao lưu tri thức); giảm nghèo nhân văn (nghèo về các điều kiện sống và cơ hội tiếp cận các dịch vụ); giảm nghèo về thu nhập (nghèo về phương diện thu nhập do nghèo tri thức, nghèo năng lực tạo ra việc làm,v.v...). - Giai đoạn thứ hai: xây dựng XHHT để phát triển kinh tế tri thức. Muốn phát triển kinh tế tri thức phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức hóa công-nông, tạo ra đội ngũ lao động trí thức; có đội ngũ nhân tài đông đảo về các lĩnh vực GD, văn hóa, khoa học, công nghệ, quân sự, quản lý kinh tế và quản lý xã hội, có đủ năng lực sáng tạo ra những công nghệ mới, làm chủ những công nghệ cao...; thực hiện một nền GD hiện đại cho 100% dân cư với yêu cầu phát triển hết mọi năng lực sẵn có trong mỗi con người như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn [24, tr 25,26,27]. 1.2.2. Học tập suốt đời (lifelong learning) Hầu hết các học giả châu Âu đều khái quát thuật ngữ học tập suốt đời (HTSĐ): là một quá trình hỗ trợ liên tục, khơi dậy, trao quyền cá nhân, đòi hỏi toàn bộ kiến thức, giá trị, kỹ năng và sự hiểu biết thông qua suốt cuộc đời của họ và áp dụng nó với sự tin cậy, sáng tạo, thích thú trong tất cả vai trò, hoàn cảnh và môi trường. Tổ chức kinh tế hợp tác và phát triển châu Âu (OECD) và UNESCO đều lập luận rằng, HTSĐ là bản chất của sự phồn vinh về kinh tế và sự ổn định về xã hội. Theo đó, HTSĐ bao quát, kéo dài trên một phạm vi rộng thuộc về các vấn đề GDĐT. HTSĐ gồm những hình thức đào tạo chính quy và không chính quy/phi chính quy trong GDĐT. Tác giả Đặng Quốc Bảo trong tác phẩm “Từ điển Bách khoa tâm lý học, giáo dục học Việt Nam” đã định nghĩa: “Học suốt đời (long-life education) theo quan điểm của UNESCO là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI. Học suốt đời vượt qua sự phân biệt truyền thống giữa GD ban đầu và GD liên tục. Nó gắn với một quan niệm tiên tiến hơn: quan niệm về một XHHT, ở đó tất cả mọi thứ đều có thể tạo ra cơ hội học tập và tiềm năng của mỗi người” [46]. Học tập suốt đời là một quá trình học hỏi liên tục của mỗi con người nhằm bổ sung và thích ứng những kiến thức và kỹ năng, sự xét đoán và năng lực 29 hành động của mình. HTSĐ có vai trò xã hội trong việc làm và trong cộng đồng. HTSĐ làm cho con người có ý thức đầy đủ về bản thân mình và môi trường xung quanh. Có kiến thức, biết làm, biết sống như thế nào với người khác và “kỹ năng sống” (làm người) là bốn khía cạnh gắn kết chặt chẽ của một thực thể con người. HTSĐ là việc tích lũy hàng ngày những kinh nghiệm xã hội - lịch sử. Thông qua các hình thức học tập chính quy và không chính quy, mọi người dân có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ; tiếp thu được những giá trị, nâng cao năng lực làm chủ bản thân, làm chủ tri thức mới, làm chủ kỹ thuật và công nghệ mới để luôn thích ứng với những biến đổi mau lẹ của xã hội, của sản xuất. Đó là kết quả mà việc HTSĐ phải đạt được. Trong quá trình HTSĐ, mỗi người phải biết phát triển những năng khiếu bẩm sinh, đồng thời lại phải tập luyện để có được những năng lực mới. HTSĐ là công việc đòi hỏi sự nỗ lực hằng ngày, nếu kiên trì học tập, con người sẽ có được những niềm vui của sự khám phá [26, tr85]. Theo Candy, Crebert và Ó.Leary, những phẩm chất của một người học suốt đời cần có là óc nghiên cứu, thể hiện ở lòng say mê việc học, sự tò mò, óc phân tích và khả năng định hướng cho việc học của mình. Vì là đối tượng học trong xã hội hiện đại với kỹ thuật và công nghệ phát triển cho nên người học suốt đời cũng phải biết sử dụng các thiết bị công nghệ. Đặc biệt là khả năng sử dụng máy vi tính để phục vụ cho việc học và nghiên cứu. Người học mẫu hình này phải nắm được những nguyên tắc cơ bản đằng sau những kiến thức được học để có thể áp dụng vào những tình huống khác nhau, chứ không chỉ đơn thuần ở những tình huống quen thuộc; có thái độ tốt đối với việc học và có kỹ năng sắp xếp công việc hợp lý. Những quan niệm về người học hiện đại bên cạnh việc nhấn mạnh việc học đã đề cao những phẩm chất xã hội thông qua việc tự học, tự định hướng và sự tự chịu trách nhiệm cho việc học của mình [103]. Trong xã hội ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa, cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì điều quan trọng là học để nhận biết được những gì diễn ra và sử dụng kiến thức của mình tác động có hiệu quả vào thực tiễn. Người học phải cập nhật kiến thức suốt đời để biết, để hiểu, để giao tiếp và để phát triển hết tiềm năng của bản thân. Mỗi cá nhân không chỉ học cho riêng mình mà còn học cho CĐ, học lẫn nhau và học để chung sống. 30 1.2.3. Các hình thức học tập trong xã hội học tập. Trên thế giới có nhiều quan niệm về các hình thức học tập và các quan niệm này tương đối thống nhất với nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt ở từng quốc gia. Mặt khác, trong thực tế sự phân định các hình thức học tập khác nhau cũng không mang tính tuyệt đối: 1.2.3.1. Giáo dục chính quy (formal Education) Là hệ thống GD nền tảng có cấu trúc chặt chẽ theo cấp học, bậc học được tiến hành trong nhà trường (từ mầm non đến đại học, sau đại học). Chương trình GD có quy định về mục tiêu, nội dung, thời lượng, phương pháp GD, phương thức kiểm tra, đánh giá đối với từng lớp học, cấp học, trình độ đào tạo. Như vậy, GDCQ được hiểu là hệ thống GD có tổ chức, được cung cấp chính thức trong các cơ sở GD thuộc quyền quản lý của Nhà nước [26]. 1.2.3.2. Giáo dục không chính quy (Non - formal Education) Là hệ thống GD nằm ngoài hệ thống chính quy, theo một chương trình riêng. Đây là hình thức GD có sự quy định mềm dẻo về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, thời lượng, phương pháp GD, phương thức quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả dạy - học, được xây dựng thích hợp với nhu cầu người học và tùy thuộc vào sự cần thiết của nhóm người học [26] 1.2.3.3. Giáo dục không chính tắc hay phi chính quy (Informal education) Là khái niệm vẫn còn gây nhiều bàn luận. Trong một số công trình nghiên cứu, các tác giả còn nhầm lẫn giữa khái niệm GDPCQ với khái niệm GDKCQ. Trên thực tế, đây là hình thức học đáp ứng nhanh với những yêu cầu người học theo phương thức “cần gì học nấy”, hoặc gặp cơ hội thì tham gia học tập mà không có chủ đích từ trước. Loại hình GD này cho phép mọi người tự học, phù hợp với hứng thú, sở trường, sự sẵn sàng và các cơ hội học tập trong cuộc sống cá nhân của họ, trong công việc và điều kiện về tài liệu học tập, phương tiện truyền thông và các nguồn tri thức. Ví dụ: người học ngẫu nhiên học được một điều gì đó qua một chương trình truyền hình [26]. 1.2.4. Giáo dục thường xuyên (Education permanent) Theo tài liệu của UNESCO, thuật ngữ này dùng để chỉ sự GD dành cho những người đã hoàn thành vòng GDCQ ở thời niên thiếu. Với cách hiểu như vậy, thuật ngữ này đồng nghĩa với giáo dục người lớn (GDNL - adult education). 31 Trên thế giới, giáo dục thường xuyên còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Theo đó, GDTX dùng để chỉ một hệ thống GD gồm hai giai đoạn khác nhau: giai đoạn GD ban đầu và giai đoạn GD tiếp tục. Hai giai đoạn này nối tiếp nhau, kéo dài từ khi con người lọt lòng đến hết cuộc đời. Ở Mỹ, GDTX dùng để chỉ toàn bộ các cơ hội GD tiểu học, trung học và sau trung học do các tổ chức công hoặc tư tiến hành. Người tham gia có thể thuộc bất kỳ lứa tuổi nào nhằm phát triển nhân cách, phát triển kiến thức nghề nghiệp, trong thời gian rỗi. Ở Tây Ban Nha và ở Pháp, GDTX được hiểu là những hoạt động không ở các trường lớp chính quy, là hoạt động tự phát mà trong đó học tập là một sản phẩm ngẫu nhiên của cuộc sống. Ở Việt Nam, GDTX được hiểu là hệ thống GDKCQ, bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy. Về thuật ngữ GDTX, theo Luật giáo dục 2005 được sử dụng với nghĩa: GDKCQ giúp cho mọi người có cơ hội vừa làm, vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp để cải thiện cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với cuộc sống xã hội. Hình thức GDKCQ được thực hiện trước hết ở các cơ sở GDTX và cũng có thể được t...các tệ nạn xã hội trong nhân dân, học đường. - Tổ chức Tổ chức mở lớp tuyên truyền về pháp luật cho các khu còn lại. - Tiếp tục tuyên truyền tiêu chí xây dựng chỉnh trang đô thị, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc sâu bệnh cho lúa vụ chiêm . - Phối hợp chặt chẽ với các trường học tổ chức học sinh về sinh môi trường, tuyên truyền công tác phòng chống cháy nổ. - Giữ vững sự ổn định về nề nếp, hoạt động có hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng. Tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trong học đường. Cụ t ể mở các lớp ở các k u: - Phối hợp với Đoàn TN các khu xây dựng kế hoạch đón các em học sinh về sinh hoạt hè. - Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh đặc biệt dịch bệnh sởi trẻ em., hình thành nhiều sâu bệnh trong thời tiết giao mùa cho lúa vụ chiêm . - Tiếp tục tuyên truyền Luật giao thông đường bộ các khu . - Tiếp tục mở lớp tuyên truyền pháp luật, luật về đất đai. - Phối hợp các trường tổ chức hoạt động các cuộc thi - Tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình. - Dưỡng sinh cho người cao tuổi - Giáo dục truyền thống, lịch sử địa phương, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông đường bộ. 3 ối tƣợn t am ia - Toàn bộ thành viên (Ban giám đốc, các giáo viên) của TT HTCĐ TT phối hợp với các ban ngành thị trấn Mạo Khê. - Các Trường : Mầm non - Tiểu học - Trung học cơ sở. - Các ban ngành đoàn thể của 24 khu phố trên địa bàn. 236 - Toàn bộ nhân dân trong thị trấn Mạo Khê. 4. ời ian, địa điểm tổ c ức - Thời gian thực hiện: Từ 26/4/2014 - 25/05/2014 - Địa điểm: Tại nhà văn hóa 24 khu phố và hội trường UBND TT Mạo Khê, Trạm y tế, bệnh viện, các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn. 5. ổ c ức t ực iện - Ban giám đốc TT HTCĐ xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tháng 5 năm học 2013-2014; báo cáo Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn Mạo Khê nắm được, tạo điều kiện giúp đỡ để TT HTCĐ hoàn thành tốt kế hoạch. - Các học viên cần bố trí sắp xếp thời gian để kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ đạt kết quả tốt. Lực lƣợn p ối kết ợp: - Các ban ngành đoàn thể của 24 khu phố trên địa bàn. Toàn bộ nhân dân trong thị trấn Mạo Khê. - Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động tháng 5 năm học 2013-2014. Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm để TT HTCĐ hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra./. 7 in p í tổ c ức - TT HTCĐ thị trấn Mạo Khê. - UBND TT Mạo Khê. - Xã hội hóa. ơi n ận: - TT Đảng ủy- HĐND- UBND xã (b/c); - Phòng GD&ĐT (b/c); - Trang Web TT HTCĐ xã ( thị trấn); - Trung tâm HTCĐ xã ( thị trấn)- t/h; - Lưu. C Ị RẤ Ê ỐC (Đã ký) Nguyễn Hoàng Trung B D Ị RẤ Ê TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ị RẤ Ê Số: 01/BC-TT HTCĐ C XÃ C Ủ ĨA A c lập - ự do - ạn p úc Thị trấn Mạo Khê, ngày 25 tháng 1 năm 2014 B C THÁNG 1/2014 án iá k ái quát tìn ìn C t án 1/2014 uận lợi: + Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương , việc ủng hộ nhiệt tình của các khu. + Ban giám đốc có sự đoàn kết cao, nhất trí trong công việc. 237 + Nhân dân đồng thuận, ham học hỏi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương . ó k ăn: + Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng với nhu cầu học tập của các khu. + Nhân dân còn bận nhiều công việc, các lớp tập huấn về pháp luật còn có khu chưa được đông đủ. + Nhận thức của một số người dân còn nhiều hạn chế. 3. ết quả tổ c ức t ực iện: T T ời ian i dun bồi dƣỡn ố n ƣời tham gia ết quả kinh phí 1 Ngày 28/12/2013 Chăm sóc bảo vệ sức khỏe tại khu Vĩnh Xuân 82 Người Tốt 2 Ngày 07/01/2014 Quy chế Hoạt động Hội Liên Gia Phố Cổ khu Phố 2 - Vĩnh Tuy 2 108 Người Tốt 3 Ngày 12/1/2014 Dưỡng sinh cho người cao tuổi Khu Dân Chủ 42 Người Tốt 4 Ngày 12/1/2014 Dưỡng sinh cho người cao tuổi Khu Vĩnh Trung 108 Người Tốt 5 Ngày 15/1/2014 Lớp học chi hội Phụ nữ khu Hòa Bình Luật Bình đẳng giới và bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình 70 Người Tốt 6 Ngày 20/01/2014 Lớp học cho cán bộ, nhân dân khu Vĩnh Quang 1: Luật bình đẳng giới, phòng chống các TNXH 34 Người Tốt 7 Ngày 23/01/2014 Tổ chức hoạt động của dòng Họ Tại Khu Vĩnh Tuy 1 310 Người Tốt Dự kiến các oạt đ n v t ời ian, ìn t ức tổ c ức của C trong tháng 2/2014 1. Dự kiến các oạt đ n : - Tuyên truyền giáo dục. Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường đô thị, tăng cường hoạt động hưởng ứng tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp đầu xuân Giáp Ngọ. 238 - Tuyên truyền công tác đảm bảo trật tự an ninh, an toàn giao thông trong dịp đón xuân Giáp Ngọ. - Tuyên truyền giữ gìn sự bình an, cấm buôn bán, tàng trữ, sản xuất vật liệu chất gây nổ, thả đèn trời trước và sau tết nguyên đán 2014. - Phối hợp với các trường Mầm non, Tiểu học, THCS tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 1. - Cùng phối kết hợp với các khu, tổ chức tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 1. - Tiếp tục tuyên truyền Luật giao thông đường bộ các khu . - Tiếp tục mở lớp tuyên truyền pháp luật, luật về đất đai. - Phối hợp các trường tổ chức hoạt động các cuộc thi. - Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh, trong thời tiết đang giao mùa. - Tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình. - Dưỡng sinh cho người cao tuổi - Giáo dục truyền thống, lịch sử địa phương. - Giáo dục môi trường, hải đảo (bảo vệ chủ quyền biển đảo 2. ời ian tổ c ức: - Tháng 2 năm 2014 3. ìn t ức tổ c ức: - Thực hiện chỉ đạo Phòng giáo dục, chỉ đạo Đảng ủy, UBND, HĐND TT - TT HTCĐ TT Mạo khê thực hiện. - TT HTCĐ TT Mạo khê phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện 4. Kinh phí: - Hoạt động TT HTCĐ thị trấn, UBND, xã hội hóa Các đề xuất, kiến n ị: (Không) ơi n ận: - TT Đảng ủy- HĐND- UBND xã (b/c); - Phòng GD&ĐT (b/c); - Trang Web TT HTCĐ xã ( thị trấn); - Trung tâm HTCĐ xã ( thị trấn)- t/h; - Lưu. C Ị RẤ Ê ỐC (Đã ký) Nguyễn Hoàng Trung 239 B D Ị RẤ Ê TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ị RẤ Ê Số: 02/BC-TT HTCĐ C XÃ C Ủ ĨA NAM c lập - ự do - ạn p úc Thị trấn Mạo Khê, ngày 25 tháng 2 năm 2014 B C THÁNG 2/2014 án iá k ái quát tìn ìn C t án 2/2014 uận lợi: + Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương , việc ủng hộ nhiệt tình của các khu. + Ban giám đốc có sự đoàn kết cao, nhất trí trong công việc. + Nhân dân các khu đồng thuận, ham học hỏi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương . ó k ăn: + Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng với nhu cầu học tập của các khu. + Nhân dân còn bận nhiều công việc, các lớp tập huấn về pháp luật còn có khu chưa được đông đủ. + Nhận thức của một số người dân còn nhiều hạn chế. 3. ết quả tổ c ức t ực iện: T T ời ian i dun bồi dƣỡn ố n ƣời tham gia ết quả kinh phí 1 28/01/2014 Chăm sóc bảo vệ sức khỏe tại khu Vĩnh Xuân 102 Người Tốt 2 14/02/2014 Tổ chức hoạt động của dòng Họ Tại Khu Vĩnh Tuy 2 176 Người Tốt 3 15/02/2014 Vĩnh Trung Dưỡng sinh cho người cao tuổi Khu Vĩnh Trung 68 Người Tốt 4 20 - 25/2/2014 Giao lưu văn nghệ hội phụ nữ các cụm trên địa bàn thị trấn 142 Người Tốt Dự kiến các oạt đ n v t ời ian, ìn t ức tổ c ức của C trong tháng 3/2014 1. Dự kiến các oạt đ n : 240 Duy trì chế độ tiêm phòng vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi các khu; Tổ chức kiểm tra phòng dịch H7N9, Phòngchống rét đậm, rét hại, phòng bệnh mùa xuân cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn thị trấn . Tổ chức cho bà con chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cho giống lúa mới vụ xuân 2014; Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng ngày Phụ nữ 8/3 và thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3; Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân chấp hành luật giao thông; Tổ chức Tổ chức mở lớp tuyên truyền về pháp luật cho các khu còn lại. Tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt Luật VSATTP và tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quán ăn, chợ các khu, các bếp ăn tập thể, trường MN, TH;- Phối hợp với các trường Mầm non, Tiểu học, THCS tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng3. - Tuyên truyền giáo dục. Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường đô thị, tăng cường hoạt động các nhà trường sau dịp tết nguyên đán. Chủ động phòng chống rét đậm,rét hại thông báo kịp thời để bảo vệ sức khoẻ cho học sinh . Cụ t ể mở các lớp ở các k u: - Tiếp tục tuyên truyền Luật giao thông đường bộ các khu. - Tiếp tục mở lớp tuyên truyền pháp luật, luật về đất đai. - Phối hợp các trường tổ chức hoạt động các cuộc thi. - Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh, trong thời tiết hình thành nhiều sâu bệnh cho lúa vụ xuân . - Tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình. - Dưỡng sinh cho người cao tuổi - Giáo dục truyền thống, lịch sử địa phương. - Giáo dục môi trường, hải đảo (bảo vệ chủ quyền biển đảo) 3. ời ian tổ c ức: - Tháng 3 năm 2014 ìn t ức tổ c ức: - Thực hiện chỉ đạo Phòng giáo dục, chỉ đạo Đảng ủy, UBND, HĐND TT - TT HTCĐ TT Mạo khê thực hiện. - TT HTCĐ TT Mạo khê phối hợp với các khu, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện 5. Kinh phí: - Hoạt động TT HTCĐ thị trấn, UBND, xã hội hóa Các đề xuất, kiến n ị: (Không) 241 ơi n ận: - TT Đảng ủy-HĐND-UBND xã (b/c); - Phòng GD&ĐT (b/c); - Website TT HTCĐ; - Lưu. TT HTCĐ thị trấn Mạo Khê P Ó ỐC (Đã ký) Phạm phương Dung B D Ị RẤ Ê TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ị RẤ Ê Số: 03/BC-TT HTCĐ C XÃ C Ủ ĨA A c lập - ự do - ạn p úc Thị trấn Mạo Khê, ngày 25 tháng 3 năm 2014 B C G THÁNG 3/2014 án iá k ái quát tìn ìn C t án 3/2014 uận lợi: + Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương , việc ủng hộ nhiệt tình của các khu tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 3. + Ban giám đốc có sự phối kết hợp các đoàn thể, các khu tổ chức hoạt động. + Nhân dân các khu đồng thuận, nhiệt tình hoạt động phong trào . ó k ăn: + Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng với nhu cầu hoạt động của các khu. + Nhân dân còn tham công, tiếc việc hoạt động chưa sôi nổi, các lớp tập huấn về pháp luật còn có khu chưa được đông đủ. + Nhận thức của một số người dân còn nhiều hạn chế. 3. ết quả tổ c ức t ực iện: TT ời ian i dun bồi dƣỡn ố n ƣời tham gia ết quả kinh phí 1 26.02.2014 Góp phần cùng địa phương tổ chức Lễ hội chùa Non Đông 870 Tốt Trung tâm 2 27.02.2014 Tuyên truyền bình đẳng giới và phòng chống tệ nạn xã hội 102 Tốt Trung tâm 3 28.02.2014 Phối hợp cùng Hội phụ nữ thị trấn tổ chức giao lưu văn nghệ kỷ niệm 8.3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Vĩnh Quang 1 (Cụm 1) 550 Tốt Khu 242 4 01.03.2014 Phối hợp cùng Hội phụ nữ thị trấn tổ chức giao lưu văn nghệ kỷ niệm 8.3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Vĩnh Phú (Cụm 2) 470 Tốt Khu 5 02.03.2014 Phối hợp cùng Hội phụ nữ thị trấn tổ chức giao lưu văn nghệ kỷ niệm 8.3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Quang Trung (Cụm 3) 573 Tốt Khu 6 03.03.2014 Phối hợp cùng Hội phụ nữ thị trấn tổ chức giao lưu văn nghệ kỷ niệm 8.3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Vĩnh Tuy 2 (Cụm 4) 682 Tốt Khu 7 04.03.2014 Phối hợp cùng Hội phụ nữ thị trấn tổ chức giao lưu văn nghệ kỷ niệm 8.3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Vĩnh Trung (Cụm 5) 530 Tốt Khu 8 07.03.2014 Tuyên truyền cho phụ nữ Khu Quang Trung về giữ gìn hạnh phúc gia đình. 90 Tốt Khu 9 08.03.2014 Tuyên truyền cho phụ nữ Khu Hoà Bình về giữ gìn hạnh phúc gia đình. 102 Tốt Khu 10 08.03.2014 Phối hợp khu Hoà Bình biểu diễn văn nghệ Đón nhận danh hiệu khu phố văn hoá 550 Tốt Khu 11 09.03.2014 Phối hợp khu Hoà Bình tổ chức lễ Đón nhận danh hiệu khu phố văn hoá 310 Tốt Khu 12 15.03.2014 Phối hợp khu Vĩnh Hải biểu diễn văn nghệ Đón nhận danh hiệu khu phố văn hoá 520 Tốt Khu 13 16.03.2014 Phối hợp khu Vĩnh Hải tổ chức lễ Đón nhận danh hiệu khu phố văn hoá 350 Tốt Khu 14 20.03.2014 Thể dục dưỡng sinh Khu Dân Chủ 80 Tốt Trung tâm 15 22.03.2014 Thể dục dưỡng sinh Khu Đoàn Kết 64 Tốt Trung tâm Dự kiến các oạt đ n v t ời ian, ìn t ức tổ c ức của C trong tháng 4/2014 1. Dự kiến các oạt đ n : Duy trì phòng chống bệnh dịch, giữ sự binh an nói không với bệnh dịch; 243 Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân chấp hành luật an toàn giao thông, ma tuý, các tệ nạn xã hội trong nhân dân, học đường; Tổ chức Tổ chức mở lớp tuyên truyền về pháp luật cho các khu còn lại. Tiếp tục tuyên truyền tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phối hợp chặt chẽ với các trường học tổ chức học sinh về sinh môi trường, tuyên truyền công tác phòng chống cháy nổ. Giữ vững sự ổn định về nề nếp, hoạt động có hiệu quả của TTHTCĐ. Tăng cường phối hợp với Cựu chiến binh tuyên truyền kỷ niệm ngày giải phòng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5, 60 năm ngày giải phóng Điện Biên Phủ. Tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trong học đường. Tuyên truyền trong nhân dân tích cực phòng chống các dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc cây vụ chiêm. Cụ t ể mở các lớp ở các k u: - Tiếp tục tuyên truyền Luật giao thông đường bộ các khu . - Tiếp tục mở lớp tuyên truyền pháp luật, luật về đất đai. - Phối hợp các trường tổ chức hoạt động các cuộc thi. - Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh, trong thời tiết hình thành nhiều sâu bệnh cho lúa vụ xuân. - Tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình. - Dưỡng sinh cho người cao tuổi - Giáo dục truyền thống, lịch sử địa phương, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông đường bộ. 3. ời ian tổ c ức: - Tháng 4 năm 2014 ìn t ức tổ c ức: - Thực hiện chỉ đạo Phòng giáo dục, chỉ đạo Đảng ủy, UBND, HĐND TT - TT HTCĐ TT Mạo khê thực hiện. - TT HTCĐ TT Mạo khê phối hợp với các khu, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện 5. Kinh phí: - Hoạt động TT HTCĐ thị trấn, UBND, xã hội hóa Các đề xuất, kiến n ị: (Không) 244 ơi n ận: - TT Đảng ủy-HĐND-UBND xã (b/c); - Phòng GD&ĐT (b/c); - Website TT HTCĐ; - Lưu. TT HTCĐ thị trấn Mạo Khê P Ó ỐC (Đã ký) Phạm phương Dung B D Ị RẤ Ê TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ị RẤ Ê Số: 05/BC-TT HTCĐ C XÃ C Ủ ĨA A c lập - ự do - ạn p úc Thị trấn Mạo Khê, ngày 25 tháng 05 năm 2014 B C THÁNG 4/2014 án iá k ái quát tìn ìn C t án 4/2014 uận lợi: + Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, việc ủng hộ nhiệt tình của các khu tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4,5. Ngày 30/4 giải phóng Miền Nam, ngày 1/5 Quốc tế lao động, ngày 7/5 ngày chiến thắng Điện Biên Phủ . + Ban giám đốc có sự phối kết hợp các đoàn thể, các khu tổ chức phong trào. + Nhân dân các khu đồng thuận, nhiệt tình hoạt động phong trào . ó k ăn: + Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng với nhu cầu hoạt động của các khu. + Nhân dân còn tham công, tiếc việc hoạt động chưa sôi nổi, các lớp tập huấn về pháp luật còn có khu chưa được đông đủ. + Nhận thức của một số người dân còn nhiều hạn chế. 3. ết quả tổ c ức t ực iện: T T ời ian i dun bồi dƣỡn ố n ƣời tham gia ết quả Kinh phí 1 1 28.03.2014 Triển khai đưa cơ sở điều trị cai nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone 60 Tốt Ủy ban 2 2 01.04.2014 Ban chỉ đạo 24 khu phố về xây dựng và giữ vững khu phố văn hóa. 107 Tốt Trung tâm-Uỷ Ban 245 3 3 01.04.2014 Ban chỉ đạo 24 khu phố triển khai quy định danh hiệu "Gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học" Quyết định 3111/2012/QĐ-UBND 107 Tốt Trung tâm-Uỷ Ban 4 4 14.04.2014 Tập huấn kế hoạch hoạt động 2014 của Hội khuyến học thị trấn Mạo Khê 60 Tốt Hội khuyến học - Khu 5 5 21.04.2014 Các trường Tiểu học - THCS khu vực thị trấn Mạo Khê tổ chức ngoại khóa về "Ngày hội đọc sách lịch sử" huyện Đông Triều, năm học 2013 – 2014.đầu giờ thứ 2 ngày 21/4/2014, tại các nhà trường. 5.167 Tốt Các trường TH và THCS 6 6 10.4 - 19.4 Hướng dẫn bài thể dục dưỡng sinh cho các cụ 70 tuổi.24 khu 113 Tốt Trung tâm phối hợp với CTĐ và các Khu 7 7 19.4- 28.4 Hướng dẫn bài thể dục dưỡng sinh cho các cụ 75 tuổi. 24 khu 130 Tốt Trung tâm phối hợp với CTĐ và các Khu ổn c n 5.744 Dự kiến các oạt đ n v t ời ian, ìn t ức tổ c ức của C trong tháng 5/2014 1. Dự kiến các oạt đ n : Tăng cường phối hợp với Cựu chiến binh, Cựu thanh niên xung phong tuyên truyền kỷ niệm ngày giải phòng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5, 60 năm ngày giải phóng Điện Biên Phủ. Tuyên truyền các ngày lễ lớn trong tháng 5 như : Ngày 19/5 Ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Ngày 1/6 Quốc Tế Thiếu Nhi. Duy trì phòng chống bệnh dịch, giữ sự binh an nói không với bệnh dịch; Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân chấp hành luật an toàn giao thông, ma tuý, các tệ nạn xã hội trong nhân dân, học đường; Tổ chức Tổ chức mở lớp tuyên truyền về pháp luật cho các khu còn lại. 246 Tiếp tục tuyên truyền tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phối hợp chặt chẽ với các trường học tổ chức học sinh về sinh môi trường, tuyên truyền công tác phòng chống cháy nổ. Giữ vững sự ổn định về nề nếp, hoạt động có hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng. Tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trong học đường. Tuyên truyền trong nhân dân tích cực phòng chống các dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc cây vụ chiêm Cụ t ể mở các lớp ở các k u: - Tiếp tục tuyên truyền Luật giao thông đường bộ các khu . - Tiếp tục mở lớp tuyên truyền pháp luật, luật về đất đai. - Phối hợp với Đoàn TN các khu xây dựng kế hoạch đón các em học sinh về sinh hoạt hè. - Phối hợp các trường tổ chức hoạt động các cuộc thi. - Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh, trong thời tiết hình thành nhiều sâu bệnh cho lúa vụ chiêm . - Tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình. - Dưỡng sinh cho người cao tuổi - Giáo dục truyền thống, lịch sử địa phương, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông đường bộ 3. ời ian tổ c ức: - Tháng 5 năm 2014 ìn t ức tổ c ức - Thực hiện chỉ đạo Phòng giáo dục, chỉ đạo Đảng ủy, UBND, HĐND TT - TT HTCĐ TT Mạo khê thực hiện. - TT HTCĐ TT Mạo khê phối hợp với các khu, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện 5. Kinh phí - Hoạt động TT HTCĐ thị trấn, UBND, xã hội hóa Các đề xuất, kiến n ị: (Không) ơi n ận: - TT Đảng ủy-HĐND-UBND xã (b/c); - Phòng GD&ĐT (b/c); - Website TT HTCĐ; - Lưu. TT HTCĐ thị trấn Mạo Khê P Ó ỐC (Đã ký) Phạm phương Dung 247 B D Ị RẤ Ê TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ị RẤ Ê Số: 05/BC-TT HTCĐ C XÃ C Ủ ĨA A c lập - ự do - ạn p úc Thị trấn Mạo Khê, ngày 25 tháng 05 năm 2014 B C G THÁNG 5/2014 án iá k ái quát tìn ìn C t án 5/2014 uận lợi: + Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, việc ủng hộ nhiệt tình của các khu tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 5,6. Ngày 30/4 giải phóng Miền Nam, ngày 1/5 Quốc tế lao động, ngày 7/5 ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 1/6 Quốc tế Thiếu Nhi. + Ban giám đốc có sự phối kết hợp các đoàn thể, các khu tổ chức phong trào. + Nhân dân các khu đồng thuận, nhiệt tình hoạt động phong trào . ó k ăn: + Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng với nhu cầu hoạt động của các khu . + Nhân dân còn tham công, tiếc việc hoạt động chưa sôi nổi, các lớp tập huấn về pháp luật còn có khu chưa được đông đủ. + Nhận thức của một số người dân còn nhiều hạn chế. 3. ết quả tổ c ức t ực iện: TT ời ian i dun bồi dƣỡn ố n ƣời tham gia ết quả kinh phí 1 24.04.2014 Kỷ niệm 40/4-1/5 Thi đấu TDTT tại nhà thi đấu UBND TT Mạo Khê 60 Tốt Ủy ban 2 28.04.2014 UBND họp ban chỉ đạo phòng chống dịch sởi các khu. 88 Tốt Uỷ Ban + các ban ngành+các ban ngành khu 3 29.04.2014 Đồng loạt các trường học tổ chức ngày hội vệ sinh trường học. 5000 Tốt Các trường học 4 04.05.2014 Văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ( 1954 - 2014 ) 130 Tốt TTHTCĐ phối kết hợp với Cựu TNXP + Đoàn TN 5 07.05.2014 UBND thị trấn triển khai vệ sinh an toàn thực phẩm khu phố 112 Tốt UBND + Các ban ngành+các 248 khu 6 10.5. 2014 Các trường hưởng ứng tuyên truyền tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người 5120 Tốt Các trường học khu vực thị trấn Mạo Khê 7 13.5. 2014 Các trường hưởng ứng tuyên truyền ATTP các lớp ăn bán trú 3600 Tốt Các trường Mầm non + Tiểu học 8 14.5. 2014 Chuyên đề " Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 78 Tốt TTHTCĐ phối hợp ban chi ủy chi bộ Vĩnh Xuân 9 16.5. 2014 Các trường học đồng loạt tuyên truyền ngoại khóa các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương đất nước, khảng định chủ quyền Biển đảo Việt Nam 3200 Tốt Các trường TH+THCS 10 18.5. 2014 TTHTCĐ phối hợp với phụ nữ liên khu tổ chức đêm liên hoan văn nghệ chào mừng 124 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( 1890- 2014 ) 200 Tốt TTHTCĐ + Phụ nữ thị trấn+ các khu 11 19.5. 2014 Các trường học tổ chức kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( 1890- 2014 ) 5100 Tốt Các trường Mầm non + Tiểu học+THCS 12 22.5. 2014 TTHTCĐ thị trấn Mạo Khê phối hợp với BCH Đoàn TN thị trấn + BCH chi đoàn 24 khu triển khai hoạt động hè cho TTN các khu. 55 Tốt TTHTCĐ+BC H Đoàn TN thị trấn+BCH Đoàn TN 24 khu. 13 04.5 -> 20.5 Hướng dẫn bài thể dục dưỡng sinh cho các cụ . 24 khu 270 Tốt Trung tâm phối hợp với CTĐ và các Khu ổn c n 23013 Dự kiến các oạt đ n v t ời ian, ìn t ức tổ c ức của C trong tháng 6/2014 1. Dự kiến các oạt đ n : Tăng cường phối hợp với Đoàn TN thị trấn, BCH chi Đoàn các khu, Ban DSKHHGĐ, Hội NDTT, HTX DVNN cụ thể các nội dung sau :. - Tuyên truyền nhân dân hưởng ứng phát huy tinh thần dân chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình,. 249 - Tổ chức Tổ chức mở lớp tuyên truyền về pháp luật cho các khu về các luật của nhà nước ban hành. - Tiếp tục tuyên truyền tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Phối hợp chặt chẽ với BCH chi Đoàn khu tổ chức các hoạt động hè cho học sinh về nghỉ hè các khu . - Giữ vững sự ổn định về nề nếp, hoạt động có hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng. - Tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trong học đường. - Tuyên truyền trong nhân dân về khoa học kỹ thuật cây trồng vụ mùa, vụ đông. - Duy trì phòng chống bệnh dịch, giữ gìn bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trong thời tiết giao mùa. - Các hoạt động về TDTT, duy trì các lớp thể dục dưỡng sinh. Cụ t ể mở các lớp ở các k u: - Tổ chức tốt ngày Quốc Tế thiếu nhi 01/6. - Tổ chức các cháu vui chơi, sinh hoạt hè 24 khu. - Tuyên truyền KHKT cây trồng vụ hè. - Tổ chức các lớp học về luật nhà nước ban hành, công tác phòng chống bạo lực gia đình. - Tuyên truyền công tác DS/KHHGĐ. - Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. - Tầm quan trọng việc cho trẻ em uống Vitamin A và phòng chống các bệnh dịch, ngăn chặn bệnh dịch sởi. 3. ời ian tổ c ức: - Tháng 6 năm 2014 4. Hìn t ức tổ c ức: - Thực hiện chỉ đạo Phòng giáo dục, chỉ đạo Đảng ủy, UBND, HĐND TT - TTHTCĐ thị trấn Mạo khê thực hiện. - TT HTCĐ TT Mạo khê phối hợp với các ban ngành, khu, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện. 5. Kinh phí: - Hoạt động TT HTCĐ thị trấn, UBND, xã hội hóa. Các đề xuất, kiến n ị: (Không) ơi n ận: - TT Đảng ủy-HĐND-UBND xã (b/c); - Phòng GD&ĐT (b/c); - Website TT HTCĐ; - Lưu. TT HTCĐ thị trấn Mạo Khê P Ó ỐC (Đã ký) Phạm phương Dung 250 B D Ị RẤ Ê TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ị RẤ Ê Số: 05/BC-TT HTCĐ C XÃ C Ủ ĨA A c lập - ự do - ạn p úc Thị trấn Mạo Khê, ngày 25 tháng 05 năm 2014 B C Ă Ầ Ă 2014 Thực hiện kế hoạch 580. KH – PGD &ĐT Huyện Đông Triều về việc hưởng ứng "tuần lễ học tập suốt đời". Với chủ đề. " Học để có nghề nghiệp và lao động ngày càng hiệu quả", Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của PGD&ĐT huyện Đông triều, TTHTCĐ huyện Đông Triều về hoạt động của TT HTCĐ trong năm học 2013-2014. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, nhu cầu người học, kế hoạch hoạt động và phát triển của TTHTCĐ thị trấn Mạo Khê trong năm học 2013 – 2014đến ngày 25/5/2014 đã đạt được một số kết quả như sau: 1. án iá tìn c un về trun tâm a. ề côn tác tổ c ức: +Hiện tại TTHTCĐ đã được kiện toàn: + Ban giam đốc: 3 đ/c + Các ủy viên trong ban quản lí gồm 11 đồng chí b. ề cơ sở vật c ất Trung tâm đã có phòng làm việc riêng, có máy vi tính, máy in, máy ảnh, điện thoại, một số biểu bảng (bảng tên của TT, bảng nội quy, sơ đồ liên kết, kết nối, panô, bảng công khai hoạt động), bàn ghế tiếp khách và làm việc, tủ đựng tài liệu sách báo và một số đồ dùng sinh hoạt phục vụ cho hoạt động của trung tâm. 2. ết quả đạt đƣợc tron năm ọc 3 - C t ị trấn ạo tù t án - 5/ 2014: - TTHTCĐ làm tốt công tác tham mưu để các cấp chính quyền địa phương nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò và vị trí của TTHTCĐ trong việc xây dựng xã hội học tập từ đó có những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hoạt động của TTHTCĐ ngày càng hiệu quả thiết thực. Tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương và Ban giám đốc để đề xuất xin dự trù mua sắm một số 251 thiết bị cần thiết cho hoạt động của trung tâm: văn phòng phẩm, tạo trung tâm ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn, từng bước làm thay đổi dần bộ mặt của TTHTCĐ. - TT thường xuyên xúc tiến việc điều tra nhu cầu học tập của người dân thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, họp dân, các buổi giao ban và sinh hoạt thường kì của các đoàn thể ban ngành của thị trấn và các khu để nắm bắt nhu cầu cần của người dân. - Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động dựa trên tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu của người học. - Các loại hồ sơ được cập nhật hàng ngày,tháng hoàn thiện sổ sách theo quy định. - Phối kết hợp chặt chẽ với ban ngành, đoàn thể, trường học và trạm y tế trên địa bàn. Liên hệ chặt chẽ cùng phối kết hợp hoạt động, nắm bắt kế hoạch và xây dựng kế hoạch phối hợp để tổ chức các lớp học tập có liên quan đến nâng cao chất lượng cộng đồng phù hợp với nhận thức, trình độ học vấn, thực tế từng khu từ đó đưa ra kế hoạch tập huấn chuyên đề cho nhân dân, các chuyên đề về pháp luật, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, ATGT, sức khỏe môi trường, hướng nghiệp ngành nghề theo các mô hình, dự án của cấp trên và địa phương. Ngoài ra TT còn phối hợp với các ban ngành đoàn thể để liên hệ tìm các tư liệu sát thực phục vụ cho việc tuyên truyền. Để mọi người, ở mọi phương diện đều có thể học tập và nghiên cứu một cách dễ ràng. - Phát huy các nguồn lực tại chỗ về nhân lực, tài lựcchủ động liên hệ với các TT khuyến nông, khuyến ngư, các nhà máy, các doanh ngiệp, các trung tâm thương mại để làm cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc làm phát triển kinh tế cho mọi người dân. - Duy trì và từng bước thành lập thêm các câu lạc bộ: câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ yêu văn nghệ. Tham gia sinh hoạt với các câu lạc bộ yêu văn nghệ ,giúp các CLB tìm và in ấn bài hát, thâu đĩa đĩa giúp người dân thêm yêu quê hương, đấ nước mình. Nếu cần TT phối hợp với các ban ngành thị trấn có kế hoạch mở các lớp học khi nhân dân có nhu cầu. - TT đã tận dụng và phát huy triệt để tất cả các CSVC, thiết bị sẵn có trên địa bàn như các nhà văn hóa khu, trường học, UBND thị trấn để tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề cho người dân có nhu cầu gắn liền với chương trình xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị với phương châm "cần gì học nấy" "học suốt đời". 252 - TT tăng cường chỉnh trang, giàu kinh nghiệm cho trang Web ngày một phong phú. Tích cực đăng các tin hoạt động của TT và trang tin địa phương một cách kịp thời. Ă ỌC Ừ -5 Ă CỤ Ể Ƣ A 3. P ƣơn ƣớn tiếp t eo năm ọc 3– 2014: - Tham mưu với lãnh đạo địa phương, ban giám đốc và các ban ngành đoàn thể làm tốt việc điều tra, vận động thu hút người học quan tâm đến các chuyên đề đảm bảo tốt an ninh, pháp luật, chuyển giao khoa học kĩ thuật nhằm phát triển kinh tế, giáo dục pháp luật và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân gắn với tình hình thực tế S TT i dun c u n đề ố lớp ời gian Lƣợt n ƣời tham gia n đơn vị p ối ợp ổn kinh phí uồn kinh phí 1 GD chính sách – PL 13 1.961 Tư pháp, hội luật gia, Đoàn TN, Phụ nữ, hội NDTT, Cựu chiến binh 2 GDCS sức khỏe 9 546 3 GDVS môi trường 4 GDVH, XH, thể thao 9 1.009 Câu lạc bộ thị trấn, Hội chữ thập đỏ, Câu lạc bộ dưỡng sinh 5 GD phát triển kinh tế 6 GD CSSK vật nuôi 7 GD tin học 8 Lớp học khác 35 32.116 Các nhà trường Mâm non, Tiểu học THCS Cộng 66 35.632 253 địa phương, đạt tiêu chí trong phong trào xây dựng nông thôn mới chung của toàn tỉnh, chỉnh trang đô thị Mạo Khê giữ vững đô thị loại 4 vững chắc. - Tiếp tục tham mưu với BGĐ tăng cường về CSVC phục vụ cho hoạt động của trung tâm đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn. - Phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể tăng cường tuyên truyền và mở các lớp chuyên đề phục vụ cho nhu cầu người học. Trung tâm phấn đấu mở được một số lớp tùy thuộc tình hình thực tế địa phương. - Tổ chức tốt tuần lễ học tập suốt đời năm 2014 với nội dung đa dạng phù hợp với chủ đề " Học để làm cho mình và cộng đồng hạnh phúc ". Tổ chức khai giảng năm học 2014 – 2015. - Xây dựng kế hoạch hoạt động sát với thực tế địa phương phù hợp nhu cầu người học nhằm phát triển kinh tế, chính trị nâng cao trình độ dân trí của thị trấn Mạo Khê. - Tiếp tục nâng cao chất lượng trang Web cập nhật tin bài về các hoạt động của TT và của địa phương kịp thời và có chất lượng đẹp về hình thức, phong phú hơn về nội dung. * Những kiến nghị: Không ơi n ận: - TT Đảng ủy-HĐND-UBND xã (b/c); - Phòng GD&ĐT (b/c); - Website TT HTCĐ; - Lưu. C Ị RẤ Ê P Ó ỐC (Đã ký) Phạm phương Dung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_trung_tam_hoc_tap_cong_dong_vung_dong_ban.pdf
  • pdftom tat tieng anh.pdf
  • pdftom tat tieng viet.pdf
  • doctrang thong tin nhung dong gop moi cua luan an.doc
Tài liệu liên quan