Luận án Phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH ĐỨC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HÀN MẶC TỬ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH ĐỨC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HÀN MẶC TỬ Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 922 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN MẬU CẢNH 2. TS. ĐẶNG LƯU NGHỆ AN - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của

pdf159 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riêng tôi. Các công trình nghiên cứu khác liên quan được trích dẫn trong Luận án đều có chú thích rõ ràng. Mọi nhận định, kiến giải, kết luận là của bản thân, không sao chép từ bất kì một tài liệu nào. Nếu có sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nghệ An, tháng 3 năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Đức ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phan Mậu Cảnh và TS. Đặng Lưu - những người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Viện Sư phạm Xã hội, các giảng viên bộ môn Ngôn ngữ của Viện Sư phạm Xã hội, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Vinh - các đơn vị đã giúp tôi hoàn thành các khâu thuộc nhiệm vụ của một Nghiên cứu sinh. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai đề tài, tôi đã được lãnh đạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An - nơi tôi công tác - tạo mọi điều kiện thuận lợi. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Qua đây, tôi xin thành tâm cảm tạ gia đình, bạn bè và đồ ng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Nghệ An, tháng 3 năm 2021 Tác giả iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................vii MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 5. Đóng góp của luận án.................................................................................. 5 6. Cấu trúc của luận án .................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả....................................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử .................. 14 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài .........................................................................24 1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về phong cách ngôn ngữ ...................................... 24 1.2.2. Một số vấn đề liên quan đến phong cách ngôn ngữ cá nhân ..................... 34 1.2.3. Hàn Mặc Tử - cuộc đời và sự nghiệp thơ.................................................. 40 1.2.4. Quan niệm riêng về nhà thơ và sáng tạo thơ - yếu tố chi phối phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử ............................................................. 43 1.3. Tiểu kết chương 1....................................................................................47 Chương 2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HÀN MẶC TỬ THỂ HIỆN Ở CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ .........................................................................48 2.1. Định hướng nghiên cứu và phạm vi khảo sát từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử để nhận diện phong cách ngôn ngữ của nhà thơ ...............................................48 2.2. Phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử biểu hiện qua một số trường từ vựng tiêu biểu ........................................................................................................49 2.2.1. Dẫn nhập.................................................................................................. 49 iv 2.2.2. Một số trường từ vựng in đậm dấu ấn phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử ...... 51 2.2.3. Dấu ấn phong cách Hàn Mặc Tử qua lựa chọn và kết hợp từ ngữ trong thơ....... 81 2.3. Tiểu kết chương 2....................................................................................95 Chương 3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HÀN MẶC TỬ THỂ HIỆN Ở CÁCH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ............................................... 97 3.1. Khái niệm tu từ và vai trò của tu từ trong việc thể hiện phong cách ngôn ngữ tác giả ............................................................................................97 3.1.1. Khái niệm tu từ và vai trò của tu từ trong sáng tạo thơ ............................. 97 3.1.2. Tu từ với việc biểu hiện phong cách ngôn ngữ cá nhân trong thơ ........... 100 3.2. Một số biện pháp tu từ thể hiện dấu ấn phong cách cá nhân trong thơ Hàn Mặc Tử.................................................................................................102 3.2.1. Biện pháp so sánh .................................................................................. 102 3.2.2. Biện pháp nhân hoá................................................................................ 113 3.2.3. Biện pháp điệp ngữ ................................................................................ 122 3.3. Tiểu kết chương 3..................................................................................130 KẾT LUẬN..................................................................................................... 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............... 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 135 NGUỒN NGỮ LIỆU ....................................................................................... 150 v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thống kê các trường từ vựng trong thơ Hàn Mặc Tử ......................... 50 Bảng 2.2: Trường từ vựng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính .........................................................................52 Bảng 2.3: Tiểu trường từ vựng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính phân theo loại tôn giáo .......................... 53 Bảng 2.4: Các tiểu trường trong trường từ vựng về đạo Thiên Chúa trong thơ Hàn Mặc Tử............................................................................... 55 Bảng 2.5: Các tiểu trường trong trường từ vựng về đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử............................................................................................ 58 Bảng 2.6: Trường từ vựng tình yêu đôi lứa trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính.......................................................... 64 Bảng 2.7: Tiểu trường từ vựng tình yêu đôi lứa trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính...................................................... 65 Bảng 2.8: Từ chỉ thân xác con người trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu, Nguyễn Bính .................................................................73 Bảng 2.9: Tần suất sử dụng các từ chỉ đối tượng nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ................................ 82 Bảng 2.10: Thống kê các từ được lựa chọn để kết hợp với nắng, tơ trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính......................... 84 Bảng 2.11: Từ ngữ thuộc phương ngữ miền Trung trong thơ Hàn Mặc Tử ...........86 Bảng 2.12: Từ chỉ mức độ cao trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ............................................................................... 89 Bảng 2.13: Một số từ có cách kết hợp lạ trong thơ Hàn Mặc Tử .......................... 93 Bảng 3.1: Biện pháp so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ............................................................................. 103 Bảng 3.2: Cấu trúc so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính.................................................................................. 106 Bảng 3.3: Cấu trúc loại so sánh tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính............................................................ 108 vi Bảng 3.4: Các đối tượng bị/ được so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính............................................................ 109 Bảng 3.5: Các đối tượng so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính..................................................................... 111 Bảng 3.6: Biện pháp nhân hoá trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính..................................................................... 114 Bảng 3.7: Các kiểu loại nhân hoá trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính..................................................................... 117 Bảng 3.8: Các đối tượng nhân hoá trong thơ Hàn Mặc Tử ............................... 118 Bảng 3.9: Một số hình ảnh nhân hoá trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính............................................................ 121 Bảng 3.10: Biện pháp điệp trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính.................................................................................. 122 Bảng 3.11: Các kiểu loại điệp trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ............................................................................. 128 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tần suất xuất hiện lượt từ vựng tôn giáo ở mỗi bài trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ....................... 53 Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ từ vựng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính phân theo loại tôn giáo..................................54 Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ bài thơ sử dụng trường từ vựng tình yêu đôi lứa trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ....................... 65 Biểu đồ 2.4: Tiểu trường từ vựng chỉ tình yêu đôi lứa trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ............................................66 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ bài sử dụng biện pháp so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính...................................................... 104 Biểu đồ 3.2: Cấu trúc so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ........................................................................... 106 Biểu đồ 3.3: Các đối tượng bị/ được so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính .................................................. 109 Biểu đồ 3.4: Các đối tượng so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ................................................................... 111 Biểu đồ 3.5: Biện pháp nhân hoá trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ................................................................... 115 Biểu đồ 3.6: Các kiểu loại nhân hoá trong thơ Hàn Mặc Tử ............................... 117 Biểu đồ 3.7. Các đối tượng nhân hoá trong thơ Hàn Mặc Tử ............................. 119 Biểu đồ 3.8: Các kiểu loại điệp trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính ........................................................................... 129 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu thơ từ góc nhìn ngôn ngữ là một hướng tiếp cận phổ biến bấy lâu nay, đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong thơ, ngôn ngữ không chỉ thể hiện nội dung thông tin thuần túy, mà bản thân nó còn có “tính tự trị”, “tự thuyết minh về chính nó”. Nói cách khác, thông điệp nghệ thuật nằm chính trong hình thức tổ chức ngôn ngữ có tính đặc thù. Một hình thức tổ chức ngôn ngữ bao giờ cũng gắn với một nội dung tương ứng toát lên từ chính hình thức đó. Do vậy, nếu trong sáng tác, sự độc đáo của hình thức ngôn ngữ thể hiện qua mỗi tác phẩm là đích phấn đấu của nhà thơ, thì trong tiếp nhận và đánh giá, việc khám phá ra tính độc đáo của cách tổ chức ngôn ngữ cũng là yếu tố quyết định để hiểu nội dung của thơ. Chỉ có như vậy, các luận điểm được rút ra mới thực sự có giá trị khoa học. 1.2. “Ngôn ngữ thơ” là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Thực tế, không có một thứ ngôn ngữ thơ chung chung, mà chỉ tồn tại ngôn ngữ thơ thuộc từng hệ hình, kiểu sáng tác, của mỗi tác giả nhất định mà thôi. Ngôn ngữ thơ cổ điển không giống ngôn ngữ thơ hiện đại. Ngay trong thơ hiện đại, ngôn ngữ thơ lãng mạn cũng khác ngôn ngữ thơ tượng trưng, siêu thực. Vì thế, khó có một chuẩn mực chung để đánh giá ngôn ngữ của các loại hình thơ. Mỗi tác giả thường có vốn sống, quan điểm thẩm mĩ, sở thích, sở trường, đời sống nội tâm, nhãn quan ngôn ngữ riêng, chúng góp phần tạo nên những nét cá biệt của từng chủ thể sáng tạo. Mức cao nhất của sự kết tinh những nét cá biệt chính là phong cách. Một tác giả không tạo nên được phong cách của riêng mình thì chưa phải là tác giả lớn. Tạo nên phong cách, nghĩa là, người viết đã đóng góp được một giá trị nào đó cho nền văn học chung. Sự góp mặt của nhiều phong cách độc đáo sẽ làm nên tính phong phú, đa dạng của một nền văn học. Tìm hiểu phong cách thơ của một tác giả từ góc độ ngôn ngữ học, do vậy, là một hướng đi thật sự cần thiết nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, góp phần vào việc thực hành phân tích văn bản trong nhà trường hiện nay. 1.3. Hàn Mặc Tử là một gương mặt xuất sắc của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Mặc dù chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi, lại thêm bệnh tật hiểm nghèo, nhưng vượt lên tất cả, ông đã nỗ lực sáng tạo và để lại cho thi ca Việt Nam một di sản thật sự có giá trị. Trong giai đoạn 1932 - 1945, hiếm có nhà thơ nào, chỉ trong một thời gian ngắn, đã làm một hành trình sáng tạo thơ từ cổ điển, qua lãng mạn, đến tượng trưng, 2 siêu thực như Hàn Mặc Tử. Xét về kiểu sáng tác, thơ ông rất đa dạng. Nhưng từ góc nhìn khác, ta vẫn thấy ở ông có sự thống nhất về quan niệm thẩm mĩ, về tư duy thơ, về nhãn quan ngôn ngữ. Nghĩa là, hoàn toàn có thể khẳng định phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, từ đây, không ít câu hỏi được đặt ra, cần làm rõ: những nhân tố nào góp phần tạo nên phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử? Phong cách ấy biểu hiện cụ thể như thế nào ở các bình diện ngôn từ trong thơ ông? Phong cách ngôn ngữ ấy có phải là hiện tượng “dĩ thành bất biến” hay là một hiện tượng “động”, và nếu là hiện tượng động, nó được hình thành và phát triển như thế nào? Trả lời thỏa đáng những câu hỏi trên đây, thực chất chúng ta đã góp phần vào việc giải mã tác phẩm thơ của Hàn Mặc Tử, qua đó, thúc đẩy công việc nghiên cứu và giảng dạy thơ ông từ bậc phổ thông đến bậc đại học. Hơn thế, từ những khái quát về phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta có thêm kinh nghiệm, điều kiện để tiếp cận các tác giả khác trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Đó là những lí do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài Phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử để triển khai trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử. Với hướng đã xác định từ tên đề tài, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát, phân tích những nét riêng trong các tập thơ tiêu biểu của Hàn Mặc Tử dưới ánh sáng của phong cách học. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Với một nhà thơ lớn, có tác phẩm và kiểu sáng tác đa dạng như Hàn Mặc Tử, phong cách nghệ thuật dĩ nhiên được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi tập trung khảo sát, tìm hiểu phonng cách ngôn ngữ thơ của Hàn Mặc Tử trên các bình diện: vốn từ, một số trường từ vựng - ngữ nghĩa tiêu biểu, những lựa chọn, kết hợp từ độc đáo, một số biện pháp tu từ tiêu biểu. Theo cảm nhận và suy nghĩ của chúng tôi, đó là những khía cạnh hết sức tiêu biểu. Một số tập thơ của Hàn Mặc Tử như Thơ Hàn Mặc Tử (Chế Lan Viên), Hàn Mặc Tử thơ và đời (Lữ Huy Nguyên), Hàn Mặc Tử một đời thơ (Thi Long), Thơ Hàn Mặc Tử (Mạnh Linh). Ngoài ra, một số bài thơ của Hàn Mặc Tử trong tuyển tập Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm (Lại Nguyên Ân sưu tập và giới thiệu) hoặc trong Hàn Mặc Tử - Tác phẩm, phê bình và tưởng niệm (Phan Cự Đệ) cũng được bổ sung, đối chiếu trong quá trình khảo sát. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Từ việc khảo sát, phân tích một số trong thơ Hàn Mặc Tử, luận án khái quát những điểm nổi bật về phong cách ngôn ngữ thơ của tác giả, từ đó, nhận diện những giá trị cốt lõi và đánh giá những đóng góp của Hàn Mặc Tử cho thơ Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. - Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử một cách đầy đủ, có căn cứ khoa học sẽ bổ sung thêm vào bức tranh nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử nói riêng, thơ Việt Nam hiện đại nói chung, đồng thời góp phần nâng cao việc giảng dạy thơ Hàn Mặc Tử từ bậc phổ thông đến bậc đại học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng thuật các công trình lí thuyết nghiên cứu phong cách học, luận giải các khái niệm làm tiền đề lí thuyết cho luận án. Tổng hợp kết quả vận dụng phong cách học vào nghiên cứu ngôn ngữ thơ nói chung, nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử nói riêng. - Khảo sát vốn từ, cách lựa chọn, kết hợp từ ngữ, trường từ vựng - ngữ nghĩa, các biện pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử, làm rõ các đặc điểm về cách dùng từ ngữ trong thơ ông với tư cách là một trong những cây bút tiêu biểu của Thơ mới 1932 - 1945 (có so sánh để thấy rõ sự khác biệt giữa Hàn Mặc Tử với ba nhà thơ cùng thời: Bích Khê, Xuân Diệu, Nguyễn Bính). - Phân tích ngữ liệu, thấy được ý thức lựa chọn ngôn từ nghệ thuật của Hàn Mặc Tử trong sáng tạo thơ, từ đó đưa ra một số kết luận về phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử, xác lập căn cứ đáng tin cậy cho việc đánh giá những đóng góp của ông trong cách tổ chức ngôn ngữ thơ nói riêng, hình thức biểu hiện nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: a. Phương pháp miêu tả Phương pháp này nhằm miêu tả những phát hiện về đặc điểm ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử ở một số phương diện: hệ thống từ ngữ, biện pháp tu từ. Phương pháp này không chỉ giúp làm rõ mặt định lượng, mà còn cả mặt định tính, tức là cung cấp cứ liệu xác thực để nhận diện những nét đặc trưng của một phong cách ngôn ngữ. 4 b. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp hữu hiệu trong nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả. Cụ thể, để làm rõ những biểu hiện và sự khác biệt của phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử, luận án tiến hành so sánh đặc điểm lớp từ, các trường từ vựng - ngữ nghĩa, các phép tu từ trong thơ ông với thơ của một số tác giả cùng thời. Có đối sánh như vậy, những kết luận về phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử mới đáng tin cậy. c. Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp phân tích được áp dụng không chỉ trong giới thuyết các khái niệm công cụ, mà còn trong việc xử lí ngữ liệu đã thu thập. Từ kết quả phân tích, luận án sẽ tiến hành tổng hợp để đi đến những kết luận khoa học cần thiết, ứng với từng nội dung cụ thể của đề tài. d. Thủ pháp thống kê Muốn đi đến những kết luận định tính, luận án phải tiến hành mô tả định lượng, tức là phải khảo sát tư liệu, thống kê, tính số lượng, tính tỉ lệ, tần số xuất hiện. Việc thống kê các lớp từ xét về phong cách, các từ ngữ trong một trường từ vựng - ngữ nghĩa, lượng hóa các yếu tố thuộc biện pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử là căn cứ để rút ra các luận điểm khái quát, có ý nghĩa khoa học. Nhờ các số liệu thống kê, việc phân tích phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử tránh được những nhận xét thiếu sở cứ, hoặc thiên về cảm thụ văn học. e. Thủ pháp hệ thống hóa Từ khối lượng lớn ngữ liệu đã thống kê, chúng tôi tiến hành phân loại theo các tiêu chí. Chẳng hạn, vốn từ trong thơ Hàn Mặc Tử phải được phân loại thành các lớp từ theo giá trị phong cách học. Tuy nhiên, mọi yếu tố được khảo sát, phân loại luôn luôn đặt trong hệ thống, bởi bản thân văn bản nghệ thuật là một hệ thống hoàn chỉnh, mọi ý nghĩa, giá trị đều toát lên từ hệ thống đó. g. Thủ pháp phân tích tương quan Mọi yếu tố ngôn từ được tách ra trong khảo sát, thống kê định lượng phải được phân tích. Tuy nhiên, đó không phải là phân tích thành tố thuần túy, mà phải đặt thành tố đó trong văn cảnh (câu thơ, đoạn thơ, bài thơ) để nắm bắt ý nghĩa, giá trị biểu hiện của nó. Với văn bản nghệ thuật, việc bám văn bản trong phân tích thành tố ngôn ngữ được xem như một nguyên tắc. 5 5. Đóng góp của luận án Về lí thuyết, luận án luận giải khái niệm phong cách ngôn ngữ tác giả, phân biệt phong cách ngôn ngữ tác giả với phong cách nghệ thuật tác giả, mối quan hệ giữa chúng, những yếu tố góp phần hình thành phong cách ngôn ngữ tác giả. Về thực tiễn, thông qua việc khảo sát, phân tích, nghiên cứu cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử, luận án khái quát những nét cơ bản về phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử; từ đó, góp thêm một góc nhìn, một cách đánh giá về thơ của tác giả trong bức tranh chung của phong trào Thơ mới 1932 - 1945. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài. Chương 2: Phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử thể hiện ở cách sử dụng từ ngữ. Chương 3: Phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử thể hiện ở cách sử dụng các biện pháp tu từ. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả Cho đến nay, các công trình nghiên cứu phong cách học khá thống nhất trong việc xác định số lượng các phong cách chức năng cũng như đặc trưng riêng của chúng. Đó là phong cách sinh hoạt, phong cách hành chính - công vụ, phong cách báo - công luận, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật. Các phong cách chức năng được phân biệt như trên dầu sao vẫn chỉ dừng ở tính loại, chủng. Nói rõ hơn, đó là kiểu loại sản phẩm ngôn ngữ. Sự phân biệt ấy tuyệt nhiên chưa chạm tới yếu tố cá nhân chủ ngôn (người tạo lập văn bản). Do đó, phong cách học cần tiến thêm một bước nữa: xác định phong cách ngôn ngữ của cá nhân. Ở bình diện lí thuyết, những công trình tập trung nghiên cứu ngôn ngữ tác giả chưa có tính hệ thống. Vấn đề này chủ yếu được các nhà nghiên cứu lồng ghép trong những công trình đề cập đến phong cách học nói chung, phong cách ngôn ngữ văn chương nói riêng, cả ở những công trình khảo sát phong cách của một tác giả cụ thể. Phong cách ngôn ngữ là sản phẩm của sự lựa chọn mang tính sáng tạo cá nhân trong một tập hợp các mô hình ngôn ngữ có thể lựa chọn của một tác giả cụ thể nhằm thu hút người đọc. Đó là sự tổng hòa mọi thủ pháp sử dụng, lựa chọn và kết hợp các phương tiện thông báo bằng lời, có ý thức về mặt xã hội, có định hướng về mặt chức năng, tương ứng với những phương thức biểu đạt khác nhau, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Có thể nói, cho tới nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ nói chung và phong cách ngôn ngữ tác giả nói riêng. Quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và các nhà Việt ngữ học về phong cách ngôn ngữ tác giả còn chưa có sự nhất trí, do vậy, hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm phong cách ngôn ngữ tác giả. Trong chương này, chúng tôi triển khai hai nội dung gồm tổng quan tình hình nghiên cứu và xác lập cơ sở lí thuyết của đề tài. Tiến hành việc tổng thuật, luận án trình bày khái quát những nghiên cứu về ngôn ngữ tác giả trên thế giới và ở Việt Nam; 7 về thơ và ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử. Xác lập cơ sở khoa học, luận án trình bày một số khái niệm cơ bản và xác định những yếu tố chi phối sự hình thành phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử. Các công trình, bài viết chủ yếu là các sách chuyên khảo, luận văn thạc sĩ hay bài báo, nhưng những vấn đề mà các tác giả là những gợi ý cho chúng tôi đi vào tìm hiểu, phân tích các đặc điểm hình thành phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử. 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả trên thế giới Sự phát triển của các trào lưu ngôn ngữ học ở cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là trong thế kỷ XX mà hệ quả của nó là sự tách rời Văn học và Ngôn ngữ học. Khái niệm phong cách ngôn ngữ đã ra đời gắn với quan điểm của các trường phái ngôn ngữ: trường phái F. de Saussure, trường phái ngôn ngữ học Đức, nhóm ngôn ngữ học Praha mà đại diện tiêu biểu là R. Jakobson, các nhà Xã hội ngôn ngữ học Xô viết Tất cả đều hướng đến điểm chung nhất của phong cách ngôn ngữ đó là: “1) Thuộc tính của hoạt động ngôn ngữ; 2) Lặp đi lặp lại trong biểu đạt ở một cá nhân, tập thể, hay cộng đồng; 3) Có khả năng khu biệt với cá nhân khác, tập thể, hay cộng đồng khác” (Dẫn theo Nguyễn Thái Hòa [82, tr. 177]). Một trong những nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu phong cách học là Ch. Bali - học trò xuất sắc của F.de Saussure. Có điều, Ch. Bali không xem lời nói (trong đó có cả ngôn ngữ của tác phẩm văn học) là sự kiện phong cách học. Theo ông, cá nhân có vai trò đặc biệt trong việc tạo nên phong cách và không để ý đến mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa những nét riêng, độc đáo của chủ ngôn với phong cách ngôn ngữ chung. Ông chỉ chú tâm nghiên cứu phong cách trong phạm vi các phương tiện ngôn ngữ biểu cảm mà thôi. Cuốn Tu từ học tiếng Pháp cho thấy hướng đi riêng của Ch. Bali trong nghiên cứu phong cách học [4]. Khác với quan điểm của Bali, Leo Spitzer (một nhà ngôn ngữ học người Áo) lại muốn khái quát phong cách cá nhân từ chính các dữ kiện của tác phẩm như: tư tưởng, tình tiết, kết cấu, đặc biệt là ngôn ngữ. Phong cách, ấy là sự đi chệch ngôn ngữ. Tư tưởng đó về phong cách cá nhân được Leo Spitzer thể hiện qua khảo sát sáng tác của một số tác giả tiêu biểu trong văn học châu Âu như Cervantès, Phèdre, Diderot, Claudel (Dẫn theo Nguyễn Thái Hòa [81, tr. 38 - 40]). Trong bài viết Mấy vấn đề về việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ cá nhân (tổng thuật), tác giả Nguyễn Huy Cẩn đã giới thiệu các quan niệm khác nhau trong nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ của một số nhà khoa học trên thế giới. Từ góc độ 8 ngôn ngữ học, nghiên cứu phong cách ngôn ngữ cá nhân trước hết là nghiên cứu tính độc đáo trong sự lựa chọn các phương tiện diễn đạt và tính hệ thống của các phương tiện ngôn ngữ được tác giả sử dụng. Nguyễn Huy Cần cũng xác định: người đầu tiên đưa ra khái niệm này là Ch. Bally. Ch. Bally xem phong cách này là sự thể hiện của cá nhân. Các tác giả khác như R.A. Budagov, V.V. Vinogradov, D. E. Rozental, đều cho rằng phong cách ngôn ngữ cá nhân là đặc trưng của việc sử dụng ngôn ngữ, các thủ pháp ngôn ngữ của cá nhân có quan hệ đến ngôn ngữ chung. Marouzeanu nhấn mạnh: “Định nghĩa phong cách có nghĩa là thừa nhận thái độ của người nói hay người viết đối với các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng” [12, tr. 45]. Nghiên cứu ngôn ngữ của nhà văn tất yếu liên quan đến việc nghiên cứu chủ đề tư tưởng, thể loại tác phẩm và ngày càng tách xa khuynh hướng hiện đại trong việc nghiên cứu phong cách. Trong bài tổng thuật, Nguyễn Huy Cẩn dẫn thêm một số ý kiến của các nhà khoa học, trong đó, đáng chú ý có quan điểm của P. I. Dameran. Theo tác giả này, để có thể miêu tả khách quan phong cách ngôn ngữ tác giả, nhất thiết phải sử dụng phương pháp thống kê. Xuất phát từ luận điểm coi phong cách ngôn ngữ cá nhân phải độc lập với nội dung tác phẩm, nên theo ông, từ nào phụ thuộc vào nội dung sẽ không được tính đến khi thống kê. Với cách làm đó, ta sẽ tìm ra một ý nghĩa lớn qua việc xét đặc điểm của cách dùng những từ mà chính tác giả có thể “không ngờ” đến, tức là những đặc điểm rất cá biệt trong việc “mã hóa từ vựng” các ý [12, tr. 46]. Những năm cuối của thế kỷ XX, phong cách ngôn ngữ cá nhân còn được nghiên cứu dưới góc độ kí hiệu học. Người ta xem văn bản (tác phẩm) là một hệ thống kí hiệu không tính đến mối quan hệ giữa người viết, người nói và người đọc, người nghe. Một trong những người chủ trương hướng nghiên cứu này là E. Dragos. Tác giả này cho rằng, vì tính chất kí hiệu của nó, kí hiệu thơ ca có hai hiện tượng đồng vị: đồng vị của cái biểu đạt và đồng vị của cái được biểu đạt (hoặc nội dung). Đáng lưu ý là cấp độ đồng vị của cái được biểu đạt, vì đây chính là yếu tố quan trọng nhất để làm cho hiện tượng đa nghĩa của văn bản văn học có hiệu lực. Hiện tượng đồng vị chỉ xuất có ảnh hưởng quyết định đến phong cách cá nhân [12, tr. 46]. Gần đây, do ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc, dựa trên cơ sở cho rằng thế giới ngôn ngữ trong tác phẩm là có “giá trị tự thân”, cho nên, có nhà nghiên cứu đã xem xét phong cách ngôn ngữ cá nhân quy về cách kết hợp, mang tới tổ chức và mối quan hệ 9 của các từ trong mỗi văn bản hoặc trong hàng loạt văn bản của một tác giả nào đó. Có thể kể đến các tác giả đi theo hướng này là: R. Levin, S. Macus, P. Miclau, F. Guirand, Như vậy, có thể hiểu, phong cách ngôn ngữ cá nhân là một hệ thống (hay một tập hợp) các phương tiện ngôn ngữ mà tác giả thường sử dụng hay lặp lại trong tác phẩm, kể cả bài nói chuyện được ghi âm hay in lại. Hệ thống các phương tiện ngôn ngữ đó có những “bản sắc riêng” để phân biệt phong cách của tác giả này với tác giả khác. Và dù nghiên cứu phong cách ngôn ngữ cá nhân dưới góc độ nào, các nhà nghiên cứu đều cố gắng đi tìm cái “bản sắc riêng” trong sản phẩm ngôn ngữ của người viết. Về phong cách ngôn ngữ tác giả cụ thể, trên thế giới, đến nay đã có những công trình nghiên cứu ...chính khí chất ngôn ngữ vùng ấy đã có công đưa tiếng Việt, nghệ thuật ngôn từ người Việt đi vào những vùng đất mới của sự khai thác cái đẹp - đó chính là sự khẳng định quá trình tìm tòi của nhiều nghệ sĩ lớn ở thế kỷ XX trong đó có Hàn Mặc Tử [69, tr. 179 - 186]. Phan Huy Dũng đã tìm hiểu và lí giải một khía cạnh khá thú vị trong cách sử dụng ngôn từ của Hàn Mặc Tử. Ông cho rằng “Mặc dù có rất nhiều độc giả hâm mộ đến mức say mê, thơ Hàn Mặc Tử nói chung còn khó đọc với không ít người. Nếu chỉ tìm 21 nguyên nhân từ phía tác giả, có thể thấy sắc thái địa phương trong ngôn ngữ thơ ông đã đóng vai trò nhất định” [34, tr. 243]. Màu sắc địa phương trong thơ Hàn Mặc Tử - theo Phan Huy Dũng - không chỉ ở từ ngữ, mà còn ở cách nói, cách ví von so sánh, sử dụng hình ảnh. Ông cũng cắt nghĩa lí do sự đậm đặc sắc màu địa phương trong thơ Hàn Mặc Tử: “vấn đề là phải tìm hiểu xem tính quan niệm và hiệu quả của lối sử dụng ngôn ngữ ấy trên cơ sở tuyệt đối tôn trọng chỉnh thể thơ Hàn Mặc Tử” [34, tr. 245]. “Thế giới thơ Hàn Mặc Tử là thế giới của chiêm bao, mơ mộng hoang tưởng. Đó là kết quả tất yếu và lô gic của một quan niệm về thơ, sứ mệnh thi sĩ mà ông từng bày tỏ nhiều lần Phương ngữ miền Trung với ấn tượng mà nó gây cho người đọc về một cái gì xa lạ, hoang dã, bí hiểm quả đã giúp nhà thơ rất đắc lực trong công việc kiến tạo này” [34, tr. 246] Đánh giá về cách dùng ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương của Hàn Mặc Tử, Phan Huy Dũng viết: “Thực ra từ địa phương miền Trung tự nó không có màu sắc cụ tượng hơn từ vựng các phương ngữ khác. Chẳng qua vì xuất hiện trên nền một thói quen tiếp nhận những gì đã được gọt giũa, trau chuốt (kết quả của quá trình chuẩn hóa thành công ngôn ngữ văn học dân tộc) nên nó đập mạnh vào tri giác, gây ấn tượng hơn, nổi bật hương sắc riêng hơn mà thôi. Có thể thấy ở đây mối quan hệ tương hỗ đẹp đẽ giữa ngôn ngữ văn học đã đạt tính thống nhất cao và thứ ngôn ngữ giàu sắc thái địa phương của thơ Hàn Mặc Tử Ở Hàn Mặc Tử, những yếu tố của phương ngữ miền Trung đã chiếm giữ một cực giữa nhiều cực, một sắc thái giữa nhiều sắc thái cần thiết cho thế giới thống nhất của thơ ông. Việc loại bỏ hay thay thế chúng không thể không làm phương hại đến sự chao liệng chóng mặt nhưng ngoạn mục của thơ Hàn Mặc Tử giữa hai bề thô tháp trần trụi và tinh tế, cao sang; âm u quằn quại và sáng láng, siêu thoát Rõ ràng, Hàn Mặc Tử đã có được cảm thức ngôn ngữ của một nghệ sĩ lớn. Sắc thái địa phương trong ngôn ngữ thơ của ông đã không xuất hiện ngẫu nhiên. Nó không phải là yếu tố “ngoài da” dị biệt, vô ích, mà là máu thịt của thơ Hàn Mặc Tử” [34, tr. 247]. Như vậy, tuy chỉ đề cập đến vấn đề từ địa phương trong thơ Hàn Mặc Tử, nhưng bài viết của Phan Huy Dũng đã chạm đến những nét riêng trong cách dụng ngôn của nhà thơ - yếu tố quan trọng tạo nên một phong cách ngôn ngữ. Nguyễn Quân nhận ra những yếu tố chi phối đặc điểm ngôn từ trong tác phẩm của Hàn Mặc Tử, sự khác biệt, vượt trội của thơ Hàn so với tác phẩm của các tác giả cùng bối cảnh văn học: “Cái tót vời của Hàn Mặc Tử là: tất cả những gì cục bộ là gào kêu, động đậy, phát sáng, bốc mùi, tỏa hương, ấm mềm (tức là sống vậy) ở mỗi chữ, 22 câu, mô típ, hay ý tứ đều được nhấn chìm trong tổng thể, trong một không gian êm, lặng rộng và “bàng quan”. Cái bao bọc vũ trụ ấy nâng thơ ông tới tầng triết mĩ Đó cũng là lí do làm thơ ông vượt lên những người cùng thời đua nhau thở hít tế nhị và động đậy hăng hái. Thơ phương Đông có tứ ẩn, càng vừa sâu vừa rõ càng tốt. Hàn Mặc Tử có điều đó sau cái kì lạ về chữ, về nhạc, về vần vốn hấp dẫn người đọc và làm thơ sành. Nhờ vậy, thơ ông như từ đâu bất ngờ tới, không chuẩn bị, như hơi thở tự ra vào, như được “khạc” ra, “thổ” ra, thở hắt ra, trào ra chứ không phải được làm ra. Nó sinh hoạt với ta bằng ngôn ngữ, nhưng sống với ta ở tầng tiền ngôn ngữ” [45, tr. 571]. Những nhận xét như vậy xuất phát từ mĩ cảm tinh tế, từ vốn hiểu biết sâu rộng về bản chất của sáng tạo, về vai trò của ngôn ngữ trong thơ - điều hết sức cần thiết cho việc khái quát về phong cách của một tác giả. Bên cạnh bài viết của các nhà nghiên cứu, cũng cần kể thêm những luận văn, luận án khảo sát một số khía cạnh ngôn ngữ thơ của Hàn Mặc Từ. Tìm hiểu nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử (luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hải, 1997) với những khảo sát bước đầu về nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử, trong đó nêu một số cảm hứng chủ đạo, thời gian không gian nghệ thuật và khai thác một số đặc trưng trong ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử ở nét giản dị đời thường với việc sử dụng chất giọng miền Trung và giàu tính hình tượng trong thơ ông [70]. Luận văn Đặc điểm từ ngữ trong thơ của Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính (2011) của Chế Thị Hồng đã nghiên cứu ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử ở một số cách dùng từ láy và một số lớp từ tiêu biểu (chỉ: không gian, cảm xúc tâm trạng, người con gái đẹp) trong sự đối sánh với Nguyễn Bính để bước đầu tìm ra một số đặc điểm về phong cách thơ Hàn Mặc Tử [85]. Luận văn Từ ngữ và biện pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử (2014) của Phan Văn Bộ đặt nhiệm vụ tìm hiểu những lớp từ ngữ nổi bật: thi ca, địa phương, điển tích, điển cố; và một số biện pháp tu từ tiêu biểu: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng. Tuy nhiên, việc xác định và đưa ra các nhận định mới chỉ là những nhận định ban đầu, chưa có cái nhìn mang tính tầng bậc của hệ thống từ ngữ và chưa có cái nhìn đối sánh để đưa ra những nhận định khác biệt [8]. Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ (2013) của Lưu Văn Din đã nghiên cứu vẻ đẹp ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử thông qua các hình thức ngôn ngữ và giá trị biểu đạt của chúng; qua đó, chỉ ra sự vận động trong ngôn ngữ nghệ thuật của thơ Hàn Mặc Tử, mang đến cách tiếp cận mới về thơ ông [32]. Luận án 23 tiến sĩ Phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945: so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên (2005), trên cơ sở lí thuyết về ngôn ngữ thơ và phương thức ẩn dụ tu từ, Nguyễn Văn Đức đã đi sâu tìm hiểu các lớp từ ngữ ẩn dụ, so sánh bốn tác giả tiêu biểu, nhận diện từng phong cách ngôn ngữ thơ; còn so sánh với giai đoạn trước và sau nó; từ đó, định hình phong cách ngôn ngữ chung cho một giai đoạn văn thơ. Qua tài liệu này, Hàn Mặc Tử một lần nữa được khẳng định về tư duy thơ độc đáo ở “vườn thơ rộng rinh”, “hồn thơ rộng mở” [60]. Năm 2018, với luận án tiến sĩ Đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu), Đồng Hoàng Hưng từ việc làm rõ một số khái niệm có liên quan, đã chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ bảy chữ hiện đại trên cứ liệu các tập thơ cụ thể của 4 nhà thơ tiêu biểu. Hàn Mặc Tử được lựa chọn và đã được nghiên cứu ở 3 phương diện: vần (thi vận), nhịp (thi điệu), hài thanh (thi tiết); những đặc điểm về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ bảy chữ hiện đại; thấy được sự cách tân sáng tạo, sự biến đổi của ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại so với thơ thất ngôn Đường luật [91] Cũng không thể không kể đến những bài viết thẩm bình từng tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử, nhất là khi một số bài thơ của ông có mặt trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Có những thi phẩm khiến nhiều nhà bình thơ, nhiều nhà giáo dạy văn say mê, thi nhau giải mã mà dường như vẫn chưa có tiếng nói cuối cùng, chẳng hạn Đây thôn Vỹ Dạ, Mùa xuân chín Điều đáng nói là nhiều bài bình thơ đã đặc biệt chú ý đến cách hành ngôn của Hàn Mặc Tử, do vậy, dù chỉ qua một vài bài, các tác giả ít nhiều đều đã chạm tới những phẩm tính riêng biệt, độc đáo của một nhãn quan ngôn ngữ, của cách xử lí chất liệu ngôn từ. Di sản thơ của Hàn Mặc Tử đã được soi tỏ ở nhiều khía cạnh: từ màu sắc tôn giáo, kiểu sáng tác, đặc điểm tư duy thơ, thế giới nghệ thuật, đặc trưng thi pháp, đặc sắc về hình thức biểu hiện cho đến cách sử dụng ngôn từ. Điều dễ nhận thấy, dù viết về bất cứ khía cạnh nào, các nhà phê bình cũng đều ít nhiều nhận ra ở thơ Hàn Mặc Tử có một cách hành ngôn riêng, rất cá biệt, không lẫn với bất cứ nhà thơ nào trong bức tranh chung của phong trào Thơ mới. Những ý kiến đánh giá, phân tích ngôn ngữ thơ của các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh và các học viên đã nêu về thơ Hàn Mặc Tử như đã tổng thuật trên đây 24 là những tư liệu cần thiết giúp chúng tôi tránh được những điểm trùng lặp và triển khai tiếp những vấn đề còn bỏ ngỏ để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra trong luận án này. 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về phong cách ngôn ngữ 1.2.1.1. Phong cách và phong cách học a. Phong cách Phong cách là một thuật ngữ có hàm nghĩa rất phong phú. Từ nguyên của thuật ngữ này là slitos - một từ của tiếng Hy Lạp cổ - có nghĩa là cái que một đầu nhọn, một đầu tù (dụng cụ để viết khi chưa có giấy bút như ngày nay); đầu nhọn để viết lên sáp, đầu tù để xóa những chữ viết sai [82, tr. 176]. Từ nghĩa gốc đó, trong suốt hơn 2500 năm, khái niệm phong cách đã được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo việc xác định đối tượng và góc nhìn của người nghiên cứu. Trong công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Phan Ngọc đã tập trung làm rõ khái niệm phong cách cũng như các yếu tố chi phối phong cách của một tác giả cụ thể. Ông viết: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả” [145, tr. 31]. Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo) của Diệp Quang Ban định nghĩa: “Phong cách (style) trong văn học, ngôn ngữ học xã hội là tổng các đặc điểm hoặc các đặc trưng giúp cho việc xếp một văn bản hay một diễn ngôn vào một thể loại, một “ngôn vực”, một thời kì nào đó” [5, tr. 409]. Định nghĩa này bao quát đối tượng nghiên cứu rất rộng, do vậy, có tính khái quát cao. Nguyễn Thái Hòa đã xác định một cách hiểu về khái niệm này: “Phong cách là những đặc trưng trong hoạt động lời nói được lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng, có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác; nói cách khác, nó là tổng số của những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nói trong giao tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngôn ngữ” [81, tr. 172]. Trong cuốn 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp giải thích khá kĩ về khái niệm phong cách. Theo ông, “hình thế đặc biệt của những nét ngôn ngữ được 25 coi là đặc trưng cho một văn bản hoặc toàn thể các văn bản. Phong cách còn được hiểu là hình thế đặc biệt của những nét ngôn ngữ được coi là có phẩm chất mĩ học, đặc trưng cho một hoặc toàn thể các văn bản. Theo cách hiểu sau, thì chỉ những văn bản nhất định có phong cách, còn những văn bản khác thì không. Phong cách, theo cả hai nghĩa, của văn bản bắt nguồn từ những sự lựa chọn khác nhau của người nói trước nhiều cách diễn đạt mà ngôn ngữ của nó cung cấp. Người ta thường định nghĩa phong cách là dấu ấn cá nhân (về đạo đức hoặc tâm lí của người nói)” [66, tr. 150]. Phong cách, như cách lí giải trên, có một phổ nghĩa rất rộng, do được quan sát từ nhiều góc nhìn khác nhau. Trong thực tế, bất cứ một sản phẩm ngôn ngữ nào cũng đều thuộc về một phong cách nhất định. Đó là nhìn từ góc độ phong cách chức năng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn phong cách cá nhân - vấn đề thuộc phạm trù chất - thì quả như quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp, không phải văn bản nào cũng mang những phẩm tính của phong cách. Là người từng vận dụng khá nhuần nhuyễn phương pháp phê bình phong cách học để nghiên cứu một số tác gia tiêu biểu của phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Đỗ Lai Thúy quan niệm: “Phong cách là sự lệch chuẩn” [208, tr. 196]. Đối tượng khảo sát của nhà phê bình này là các hiện tượng văn học gắn với tên tuổi tác giả cụ thể. Nội hàm phong cách - theo cách hiểu của Đỗ Lai Thúy - là phong cách nghệ thuật của cá nhân. Xét cho cùng, bản thân mỗi phong cách là một giá trị tự thân, không hề là biển thể, không có độ lệch nhất định so với một cái chuẩn bất biến nào hết. Chưa kể, trong văn học, đâu dễ xác định được thế nào là chuẩn. Từ những quan niệm đã phân tích trên, chúng tôi rút ra những nét chính yếu trong nội hàm của khái niệm phong cách: Thứ nhất, phong cách bao giờ cũng gắn với một sản phẩm ngôn ngữ cụ thể. Dĩ nhiên, sản phẩm đó phải đạt đến một phẩm chất nhất định thì mới thực sự là một phong cách. Thứ hai, muốn đạt đến phong cách, sản phẩm ngôn ngữ phải có những nét riêng, những dấu hiệu đặc trưng, nhờ đó, nó không lẫn vào những đối tượng khác cùng loại. Thứ ba, phong cách là kết quả của sự lựa chọn đầy ý thức chứ hoàn toàn không phải là hiện tượng ngẫu nhiên. Sự lựa chọn ấy phản ánh trình độ, nhãn quan ngôn ngữ, sở thích, sở trường, cá tính của chủ ngôn. Thứ tư, khái niệm phong cách bao gồm trong nó các nội dung: phong cách thời đại, phong cách chức năng, phong cách tác giả. Trong phong cách tác giả, có phong cách nghệ thuật (biểu hiện ở mọi khía cạnh của tác phẩm) và phong cách ngôn ngữ (biểu hiện ở 26 các thành tố ngôn ngữ trong tác phẩm). Chúng là đối tượng nghiên cứu của các ngành khác nhau (lí thuyết văn học hoặc ngôn ngữ học), và giữa những ngành đó luôn có sự giao thoa. Thứ năm, phong cách không phải là hiện tượng tĩnh, được hình thành, đông kết, bất biến theo thời gian, ngược lại, đó là hiện tượng động, có sự biến đổi trong quá trình sáng tạo của tác giả, nhất là khi tác giả phải trải qua những thời kì có những biến động lớn về ý thức xã hội. b. Phong cách học Trước khi phong cách học xuất hiện, hàng ngàn năm trước, ở cả phương Tây và phương Đông, tu từ học đã có một bề dày truyền thống. Trong Dẫn luận phong cách học, Nguyễn Thái Hòa đã có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Theo ông, ở Trung Quốc, hai chữ “tu từ” đã được dùng như một thuật ngữ là từ thời Nguyên (trong sách Tu từ giám hành của Vương Cấu). Còn ở Hy Lạp cổ đại, do sự phát triển của các ngành khoa học nghệ thuật, do không khí tranh biện về chính trị và học thuật mà Tu từ học đã có được mảnh đất màu mỡ để nảy nở. “Nghệ thuật diễn đạt, thuyết phục và tranh biện được nâng thành quy tắc, sớm đem vào giảng dạy ở nhà trường và được nhà tư tưởng vĩ đại Aristote (384 - 322 tr. CN) tổng kết trong cuốn Tu từ học”. Những thành tựu bước đầu này được kế thừa và bồi đắp thêm bởi các học giả, các nhà hùng biện, nghệ sĩ nổi tiếng ở La Mã cổ đại như Cicéron (106 - 43 tr. CN), Quintilien (30 - 100 s.CN), Horace (65 - 8 tr. CN), Virgile (70 - 19 tr. CN), Đến thời Trung cổ, ở châu Âu, Tu từ học đã trở thành một trong ba môn bắt buộc, bên cạnh Biện chứng pháp, Ngữ pháp. Thời Phục hưng về sau, tu từ học phát triển rực rỡ bởi những nhà thơ, nhà văn danh tiếng như Dante (1265 - 1321), Shakespeare (1564 - 1616), Boileau (1636 - 1711), V. Hugo (1806 - 1885) [81, tr. 9 - 10]. Sau 25 thế kỉ phát triển, mặc dù Tu từ học được xem là thành tựu văn hóa lớn lao của loài người, nhưng dần dần nó bộc lộ những bất cập với tư cách là một khoa học về lời nói. Những hạn chế này càng được nhận rõ hơn qua thời gian, là điều kiện để hình thành một ngành khoa học vừa có tính kế thừa, vừa có tính đột phá: Phong cách học. Thực ra, những hạt nhân của Phong cách học cũng đã manh nha từ các tư tưởng của Tu từ học, song sự thay đổi căn bản bắt nguồn từ nhận thức mới, như tư tưởng của trào lưu Ngôn ngữ học - lịch sử ở Đức với đại diện xuất sắc là Hugo Schuchardt (1842 - 1927). Nhóm này tuyên bố: “Ngôn ngữ là một sự kiện phong cách và chính ngôn ngữ phải được xem xét ở phương diện phong cách” (Dẫn theo Nguyễn Thái Hòa [81, tr. 22]). 27 Một trong những người tiên phong khởi xướng nghiên cứu phong cách học là Ch. Baly. Đến đầu thế kỷ XX, ở châu Âu, môn Phong cách học đã chính thức thay thế môn Tu từ học cổ điển già nua. Cũng từ đó, trong bức tranh nghiên cứu ngôn ngữ học, Phong cách học có vị trí xứng đáng. Bộ môn này cũng không thể thiếu trong ngành Ngôn ngữ học của các trường đại học. Nội hàm của khái niệm Phong cách học dần dần được nhận thức một cách đầy đủ. Ngay từ rất sớm, trong công trình Khảo luận về phong cách học tiếng Pháp (1909), Ch. Baly định nghĩa: “Phong cách học nghiên cứu các sự kiện biểu đạt của ngôn ngữ trên quan điểm nội dung biểu cảm của chúng, nghĩa là sự biểu đạt các sự kiện tình cảm bằng ngôn ngữ và tác động của ngôn ngữ đối với tình cảm” (Dẫn theo Nguyễn Thái Hòa [81, tr. 12]). Cần lưu ý rằng, Ch. Baly gạt bỏ mọi biểu hiện có tính cá nhân trong diễn đạt ra khỏi đối tượng nghiên cứu. Ông chỉ quan tâm đến những biểu đạt ngôn ngữ, đánh giá giá trị của các sự kiện và với phương pháp riêng - phương pháp đẳng nhất các sự kiện ngôn ngữ. Mặc dù gạt bỏ lời nói cá nhân khỏi đối tượng ngôn ngữ học cũng như gạt bỏ mọi biểu hiện có tính chất cá nhân trong diễn đạt khỏi đối tượng tu từ học, song không vì thế mà đối tượng nghiên cứu phong cách học bị thu hẹp. Định nghĩa về Phong cách học nêu trên của ông cho thấy điều đó. Trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt (1985), Nguyễn Thiện Giáp xác định: Phong cách học là “bộ môn ngôn ngữ học có đối tượng nghiên cứu cơ bản là phong cách trong tất cả các ý nghĩa ngôn ngữ của thuật ngữ này và có nhiệm vụ: a) nghiên cứu các phong cách khác nhau bao gồm phong cách cá nhân và các loại phong cách khác; b) nghiên cứu các đặc tính đánh giá, cảm xúc, biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ khác nhau, tức là việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ. Nói vắn tắt, phong cách học là khoa học nghiên cứu phong cách trong ngôn ngữ”. Ở một chỗ khác, ông viết thêm: “Phong cách học nghiên cứu những đặc điểm của việc lựa chọn và sử dụng các từ tùy theo từng loại ngữ cảnh” [63, tr. 22]. Sau này, trong cuốn Từ điển khái niệm ngôn ngữ học (2016), ông đã giải thích mục từ Phong cách học một cách đầy đủ hơn, chẳng hạn, những dữ kiện phong cách luôn phải gắn với giao tiếp, vai trò của các biện pháp tu từ trong việc tạo ra phong cách, hướng vận dụng phong cách học vào nghiên cứu cách sử dụng có tính chất mĩ học của ngôn ngữ, đặc biệt là trong ngôn ngữ văn chương [66, tr. 408]. 28 Giáo trình Phong cách học tiếng Việt, (Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa) định nghĩa ngắn gọn: “Trong những nét chung nhất, phong cách học được hiểu là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, nói khác đi, đó là khoa học về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao” [109, tr. 7]. Triển khai định nghĩa này, các tác giả đã phân biệt phong cách học với tu từ học truyền thống, phạm vi nghiên cứu của phong cách học, khả năng và hiệu lực của phong cách học khi vận dụng vào nghiên cứu các sản phẩm ngôn ngữ, Trong mục từ Phong cách học (Từ điển Tu từ - Phong cách - Thi pháp học, 2005), Nguyễn Thái Hòa đã dựa trên thành quả nghiên cứu của Ch. Baly để tóm lược những nội dung cơ bản của thuật ngữ này, đồng thời xác định rõ đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Ông cũng chỉ ra sự đối lập về hướng nghiên cứu phong cách học của Baly (gạt bỏ yếu tố cá nhân trong phong cách) với hướng nghiên cứu của L. Spitzer (nhận thức vai trò của yếu tố cá nhân trong phong cách). Theo Nguyễn Thái Hòa, người có công trong việc thống nhất hai hướng nghiên cứu đối lập ấy là R. Jakobson khi nhà khoa học này xây dựng lí thuyết cấu trúc - chức năng để nghiên cứu các dữ kiện ngôn ngữ. Cũng trong mục từ nêu trên, Nguyễn Thái Hòa đã điểm qua hướng nghiên cứu phong cách học của trường phái như Tâm lí - ngôn ngữ học, trường phái Xã hội - ngôn ngữ học Mácxít và phi Mácxít, Qua tổng thuật của ông, ta thấy, khái niệm Phong cách học không hề đơn giản về nội hàm [82, tr. 179 - 182]. Từ những kiến giải trên đây, gạt bỏ những khác biệt nhất định trong cách diễn đạt, ta có thể nêu ra một cách hiểu có tính thống nhất về khái niệm. Phong cách học là một bộ phận của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu những đặc điểm phong cách của sản phẩm ngôn ngữ qua ý thức lựa chọn của chủ ngôn, thể hiện ở mọi phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp. Với sự khái quát như vậy, phong cách học có nội hàm rất rộng, bao gồm cả phong cách chức năng lẫn phong cách cá nhân, bao gồm mọi sản phẩm ngôn ngữ tồn tại dưới những dạng thức khác nhau. Nói tóm lại, mọi dữ kiện ngôn ngữ, lời nói đều là đối tượng khảo sát của phong cách học. 1.2.1.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm chỉ một phong cách nằm trong hệ thống phong cách chức năng (gồm: phong cách sinh hoạt, phong cách nghệ thuật, phong cách báo chí, phong cách chính luận, phong cách khoa học, phong cách hành chính - công vụ). Cách hiểu khái niệm này, hiện nay vẫn có chỗ chưa thống nhất. 29 Ở nước ngoài, từ những năm 20 của thế kỷ trước, các nhà Hình thức Nga với những tên tuổi lớn như V. Shclovski, B. Eikhenbaum, V. Tynianov, B. Tomasehvski, O. Brik, V. Prrop, V. Vinogradov, R. Jakobson, tuy chưa trực tiếp bàn về phong cách nghệ thuật, nhưng những ý kiến của họ về bản chất của ngôn ngữ văn chương thực chất đã chạm đến nội hàm của khái niệm này. Một trong những vấn đề mà trường phái nghiên cứu này quan tâm là bản chất của ngôn ngữ thi ca (thuật ngữ được dùng để chỉ ngôn ngữ trong tác phẩm văn học) trong sự khu biệt với ngôn ngữ sinh hoạt. Các nhà Hình thức Nga thống nhất với nhau rằng: ngôn từ trong tác phẩm văn học là một kiểu lời nói nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên trên cơ sở kho tàng ngôn ngữ toàn dân mà ông ta tiếp thu được. Văn bản nghệ thuật cũng là một hệ thống kí hiệu, nhưng không phải là những kí hiệu thuần túy có tính chất võ đoán, mà là những kí hiệu thẩm mĩ. Như vậy, trong con mắt của các nhà Hình thức Nga, ngôn ngữ thi ca “là một hệ thống ngôn ngữ có quy luật đặc thù và lấy đó làm xuất phát điểm để chế tác những công cụ phân tích tác phẩm thơ và văn xuôi” [166, tr. 75]. Một số ý kiến của các nhà Hình thức Nga thể hiện rõ tính tiên phong; sau này, phong cách học hiện đại đã chứng nghiệm tính hợp lí của những quan niệm ấy. Tính tự trị của ngôn ngữ nghệ thuật là điều được các nhà khoa học của trường phái này đồng thanh khẳng định, mặc dù mỗi người có một cách diễn đạt khác nhau ý kiến của mình. Chẳng hạn, Tz. Todorov nêu ý kiến: “Ngôn ngữ thực tiễn tìm thấy lẽ tồn tại và sự biện chính của nó ở bên ngoài chính nó, trong sự truyền đạt tư tưởng hay sự giao tiếp giữa các cá nhân: nó là phương tiện chứ không phải là mục đích. Còn ngôn ngữ thi ca tìm thấy giá trị và sự biện chính của nó trong chính nó: nó là mục đích của bản thân nó mà không phải là phương tiện. Vì vậy, ngôn ngữ thi ca độc lập và tự trị, thuật ngữ khoa học gọi là autotelic” [166, tr. 77]. B. Tomasehvski nhấn mạnh thêm: “Ngôn ngữ thi ca là một trong những hệ thống ngôn ngữ mà chức năng giao tiếp bị chuyển ra hậu cảnh, và những cấu trúc ngôn từ mang giá trị tự trị” [166. tr. 107]. Còn R. Jakobson thì khẳng định: ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng hướng thông báo vào bản thân nó, tập trung chú ý vào thông báo vì bản thân nó [162, tr. 117]. Trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, hình thức không phải là phương tiện, mà là mục đích, hơn thế, mang tính tự trị - đó là điểm gặp gỡ của các nhà nghiên cứu trong nhóm Hình thức Nga. Tính cực đoan của các ý kiến là điều có thể nhận thấy, song không thể phủ nhận một điều: phong cách học hiện đại đã thừa hưởng hạt nhân hợp lí trong quan niệm của họ về bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật. 30 R. Wellek và A. Warren - hai tác giả của công trình Lí luận văn học ra đời cách đây 60 năm ở Mĩ - cũng xác định, khi nghiên cứu văn học, cần vạch ra ranh giới sử dụng giữa ngôn ngữ trong văn học với ngôn ngữ trong sinh hoạt và ngôn ngữ khoa học. Theo các tác giả, sự phân định giữa ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ khoa học không khó. Tính chính xác, đơn nghĩa của ngôn ngữ khoa học khác biệt một cách hết sức rõ rệt với tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn học. Trong ngôn ngữ văn học, tính biểu cảm cũng rất quan trọng - và đó là điều không được thể hiện trong ngôn ngữ khoa học. Cuối cùng, theo họ, cần thấy sự chú ý đặc biệt đến bản thân kí hiệu, đến biểu tượng âm thanh của từ - điều chỉ có ở ngôn ngữ văn học mà thôi [239, tr. 27]. Ở Việt Nam, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa xem phong cách nghệ thuật vừa biểu hiện ở ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, vừa là cách sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật ở các loại văn bản ngoài văn chương [81], [109]. Ngược lại, một số ý kiến không chấp nhận điều đó. Với họ, chỉ có trong tác phẩm văn chương mới tồn tại phong cách ngôn ngữ nghệ thuật [66], [94], [110] Nhà nghiên cứu Nguyễn Lai đặt vấn đề tìm hiểu cơ chế tạo nghĩa đối với thế giới ngôn từ trong tác phẩm. Theo ông, một xuất phát điểm quan trọng chính là dấu hiệu vật lí - tâm lí của tín hiệu ngôn ngữ. Nó sẽ giúp ta trả lời câu hỏi: Vì sao ngôn ngữ lại có thể trở thành vật liệu của văn học? Dấu hiệu vật lí là điều kiện đầu tiên để ngôn ngữ tồn tạo với tư cách là tín hiệu. Nhưng yếu tố tâm lí lại là “hạt nhân tạo ra tiềm năng cơ động cho tín hiệu ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình tạo nghĩa trong sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ” [110, tr. 24]. Quên đặc trưng bản chất này thì ta khó mà nhận biết cơ chế nào của ngôn ngữ làm cho nó đủ sức “mềm dẻo” để hoá thân thành nghệ thuật. Trong công trình Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Đào Thản chú ý phân biệt các phong cách chức năng, trên cơ sở đó chỉ ra nhiệm vụ nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật. Ông viết: “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ đã được nhà văn nhà thơ sử dụng để xây dựng nên các văn bản nghệ thuật. Cùng với việc tiến hành khảo sát các văn bản nghệ thuật, người ta còn căn cứ vào đặc trưng hoạt động của ngôn ngữ và phong cách, dùng phương pháp đối lập so sánh để nhằm xác định những đặc trưng chủ yếu của phong cách này” [186, tr. 7]. Ông quan tâm đặc biệt mối quan hệ giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ tự nhiên. Chính vì vậy, theo ông, khi nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật, cần phải thấy hết các tương 31 quan. “Sự nhận thức sâu sắc về đặc trưng cùng sự nhấn mạnh tính khác biệt đặc thù của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật không có nghĩa là chỉ thấy mặt khác biệt và mặt đặc thù. Các phong cách chức năng dù được phân định rõ ràng và dứt khoát đến đâu chăng nữa, thì vẫn nằm trong hệ thống phong cách của một ngôn ngữ. Hàng loạt vấn đề mà phong cách học thường xuyên phải đề cập và giải quyết như vấn đề “các phương tiện từ ngữ đa phong cách”, “cái nền chung” của phong cách, vấn đề “sự xâm nhập lẫn nhau giữa các phong cách” cùng chứng tỏ một thực tế là ngôn ngữ nghệ thuật dù được coi là đỉnh cao của sự phát triển theo một hướng đặc thù vẫn bắt nguồn từ yếu tố cơ bản của ngôn ngữ chung” [186, tr. 7]. Quan niệm phong cách nghệ thuật chỉ tồn tại trong ngôn ngữ tác phẩm do nghệ sĩ sáng tạo, Nguyễn Thiện Giáp sử dụng thuật ngữ phong cách văn chương. Tác giả viết: Phong cách văn chương (literarystyle) là “phong cách ngôn ngữ ở các tác phẩm văn học như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, Phong cách văn chương có chức năng tiêu biểu là thẩm mĩ và tác động. Trong phong cách văn chương, người ta có thể sử dụng các phương tiên ngôn ngữ của tất cả các phong cách chức năng khác” [66, tr. 409]. Trong định nghĩa trên đây, Nguyễn Thiện Giáp không hề xem việc sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật (chẳng hạn có dùng các phép tu từ) cũng là biểu hiện của phong cách nghệ thuật. Ông xác định, đối với phong cách nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ là quan trọng nhất. Đặc biệt, chỉ có văn bản của phong cách nghệ thuật mới có khả năng thâu gộp vào bản thân nó các yếu tố của những phong cách chức năng khác. Chẳng hạn, ở một cuốn tiểu thuyết, tác giả không khó khăn gì trong việc tạo nên những đoạn đối thoại (phong cách sinh hoạt) hoặc sử dụng các loại văn bản như báo chí, hành chính, khoa học, chính luận vào ở một tình tiết nào đó của tác phẩm (Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Paris 11 tháng 8 của Thuận,... là những trường hợp như thế). Đề cập đến ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa - tác giả của giáo trình Phong cách học tiếng Việt, cố gắng đối lập ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ phi nghệ thuật ở các bình diện: đặc điểm của hệ thống tín hiệu, chức năng xã hội, tính hệ thống, bình diện ngữ nghĩa, sự có mặt của các phương tiện ngôn ngữ, vai trò đối với ngôn ngữ dân tộc. Những kiến giải của tác giả về sự khu biệt này có sức thuyết phục. Việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ cá nhân nhất thiết phải bắt đầu từ điểm xuất phát này. 32 1.2.1.3. Phong cách ngôn ngữ cá nhân Như đã nói trên, ngay từ khi mới ra đời, phong cách học đã có sự phân nhánh. Nhánh thứ nhất do Ch. Baly chủ trương, với tư tưởng loại bỏ các yếu tố cá nhân trong nghiên cứu phong cách, nghĩa là chỉ chấp nhận cái gọi là phong cách học ngôn ngữ, không có chỗ cho phong cách học lời nói. Đối lập với quan niệm đó, L. Spitzer lại đề cao yếu tố cá nhân trong sự hình thành phong cách, thậm chí xem phong cách cá nhân với sản phẩm cụ thể là lời nói mới là đối tượng đích thực của phong cách học. Theo thời gian, ta thấy, hai quan điểm đó không loại trừ nhau, mà chỉ là những hướng nghiên cứu khác nhau mà thôi. Tổng hợp các thành tựu của hai nhánh đó, ta mới có một hình dung đầy đủ về bức tranh phong cách học. Thực ra, quan điểm phong cách cá nhân đã manh nha rất sớm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Triết gia duy tâm chủ quan Platon cho rằng: “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy”. Sénèque nhấn mạnh: “Lời nói là diện mạo của tâm hồn”. Về sau, G. L. Buffon cũng phát biểu một ý kiến có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài trong giới nghiên cứu phong cách học: “Chỉ có tư tưởng tạo ra cái nền phong cách và phong cách chỉ là trật tự và sự vận động mà người ta đặt vào tư tưởng”, “Nhận thức của con người, những sự kiện, những khám phá v.v. là ở ngoài con người, còn phong cách chính là bản thân con người”. Quan n...ỷ yếu Hội thảo Khoa học Ngôn ngữ ở Việt Nam - hội nhập và phát triển, H. 4. Nguyễn Thị Thanh Đức (2019), “Trường từ vựng chỉ thân xác trong thơ Hàn Mặc Tử”, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc, Nxb Dân trí, H. 5. Nguyễn Thị Thanh Đức (2020), “Biện pháp so sánh tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí khoa học Đại học Vinh, số 2B/2020, Nghệ An. 6. Nguyễn Thị Thanh Đức (2020), “Dấu ấn phong cách Hàn Mặc Tử qua cách sử dụng điệp ngữ trong thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 10, H. 7. Nguyễn Thị Thanh Đức (2020), “Hệ thống từ ngữ thuộc trường tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 6, H. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Huỳnh Phan Anh (1971), “Hàn Mặc Tử hay là hiện hữu của thơ”, Bán nguyệt san Văn, số 179, Sài Gòn, tr.55 - 64. 2. Lê Thị Anh (2007), Thơ mới với thơ Đường, Nxb Văn học, H. 3. Lại Nguyên Ân (1991), “Khí chất người miền Trung và nhà thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí Văn học, số 1, 1991, in lại trong Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm, Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng sưu tầm và tuyển chọn, Nxb Giáo dục, H, tr.543 - 546. 4. Ch. Bali (1951), Tu từ học tiếng Pháp, Bản dịch tiếng Việt của Trường Đại học Sư phạm Vinh, in ronéo, 1972. 5. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 6. Nguyễn Nhã Bản (2004), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Nghệ An. 7. Bùi Xuân Bào (1974), “Thi ảnh khẩu cảm trong thơ Hàn Mặc Tử”, Tập san Khoa học xã hội và nhân văn, tập II, Sài Gòn, tr.163 - 172, in lại trong Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm, Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, H, tr.429 - 438. 8. Phan Văn Bộ (2014), Từ ngữ và biện pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh. 9. R. A. Budagov, Tính thẩm mĩ của ngôn ngữ, Tài liệu đánh máy, Thư viện Trường Đại học Vinh. 10. Hoàng Trọng Canh (2011), Ngữ nghĩa học từ vựng tiếng Việt, Chuyên đề Cao học chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường Đại học Vinh. 11. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H. 12. Nguyễn Huy Cẩn (1982), “Mấy vấn đề về việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ cá nhân (tổng thuật)”, Thông tin khoa học, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM, số 9, tr.45 - 50. 13. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), Nxb Đại học &Trung học chuyên nghiệp, H. 136 14. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Huy Cận, Hà Minh Đức (chủ biên - 1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, H. 16. Đỗ Hữu Châu (1990), “Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học”, Ngôn ngữ, số 2, tr.8 - 11. 17. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 18. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, H. 19. Đỗ Hữu Châu (1988), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 20. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (T1, T2), Nxb Giáo dục, H. 21. Phạm Thị Xuân Châu (2011), Đặc trưng phong cách ngôn ngữ thơ Lý Hạ, Luận án tiến sĩ, LA 11.0077.1, H. 22. Vũ Thị Sao Chi (2014), “Về khái niệm “Phong cách ngôn ngữ””, Ngôn ngữ, số 4, tr.13 - 23. 23. Vũ Thị Sao Chi (2014), “Về sự phân loại phong cách ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, số 5, tr.21 - 30. 24. Nguyễn Đức Chính (2018), Phong cách ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP. HCM. 25. Nguyễn Hữu Chính (2007), “Vài nét về phong cách ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm”, Ngôn ngữ, số 3, tr.52 - 59. 26. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, H. 27. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2002), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 28. Nguyễn Kim Chương (1974), “Hàn Mặc Tử, đau thương và sáng tạo”, Văn học Sài Gòn, số 20, tháng 12/1974. 29. J. Cohen (1998), “Thơ và nghiên cứu thơ”, Đỗ Lai Thúy dịch, tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, tr.206-211. 30. Trần Dần (2007), Thơ, Nxb Đà Nẵng. 31. Xuân Diệu (1981), “Từ ngữ trong sáng tác thơ”, Ngôn ngữ, số 5, tr.49 - 59. 32. Lưu Văn Din (2013), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. 137 33. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 34. Phan Huy Dũng (1999), “Sắc thái địa phương trong ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử”, Ngôn ngữ và Đời sống, số 5. 35. Phan Huy Dũng (2008), “Một số đặc điểm thi pháp của thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới”, Thơ mới trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, H, tr.13 - 20. 36. Phan Huy Dũng (2008), “Cái tôi thi nhân trong Thơ mới”, Thơ mới trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, H, tr.21 - 30. 37. Phan Huy Dũng (2008), “Thơ mới và việc mô tả vẻ đẹp thể chất của con người”, Thơ mới trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, H, tr.31 - 38. 38. Lê Tiến Dũng (1994), “Loại hình câu thơ của Thơ mới”, Tạp chí Văn học, số 1, tr.12 - 16. 39. Đặng Anh Đào (1997), “Cụm từ bền vững và sự biến thái của nó trong thơ Việt Nam thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học, số 3, tr.28 - 35. 40. Hữu Đạt (1996), “Đặc điểm phong cách ngôn ngữ của thơ và ca dao: nhìn từ góc độ giao tiếp ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, số 4, tr.58 - 63. 41. Hữu Đạt (1998), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 42. Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, H. 43. Lê Đạt (2009), Đường chữ, Nxb Hội nhà văn, H. 44. Phan Cự Đệ (1997), Hàn Mặc Tử tác phẩm phê bình và tưởng niệm, Nxb Giáo dục, H. 45. Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng (2002), Hàn Mặc Tử - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, H. 46. Phan Cự Đệ (2002), “Hàn Mặc Tử - Những vấn đề đang tranh luận”, Tạp chí Nhà văn, số 3, tr.5 - 32. 47. Phan Cự Đệ biên soạn (2007), Về một cuộc cách mạng trong thi ca: phong trào Thơ mới, Nxb Giáo dục, H. 48. Biện Minh Điền (2008), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 49. Nguyễn Lâm Điền (2010), Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn học, H. 50. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, H. 138 51. Nguyễn Đăng Điệp (2009), “Hàn Mặc Tử và mĩ học của khát vọng”, Nghiên cứu văn học, số 9, tr.40 - 51. 52. Nguyễn Đăng Điệp (giới thiệu và tuyển chọn - 2009), Hàn Mặc Tử tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 53. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt hiện đại - tiến trình & hiện tượng, Nxb Văn học, H. 54. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, H. 55. Hà Minh Đức (1997), “Hàn Mặc Tử một hồn thơ rất lạ và rất quen”, in trong Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học xã hội, H. 56. Hà Minh Đức (2001), Văn chương tài năng và phong cách, Nxb Khoa học xã hội, H. 57. Đinh Văn Đức (1985), “Về một kiểu ý nghĩa ngữ pháp gặp ở thực từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ (4), tr. 11-12. 58. Đinh Văn Đức (2010), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 59. Hà Văn Đức (1992), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, LA92.0099.1 60. Nguyễn Văn Đức (2007), Phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945: so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM. 61. Nguyễn Thị Thanh Đức (2002), Các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 62. I. R. Galperin (1987), Văn bản với tư cách là đối tượng của ngôn ngữ học (Hoàng Lộc dịch), Nxb Khoa học xã hội, H. 63. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 64. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 65. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 66. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 139 67. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2006), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H. 68. Mak Halyliday (2004), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 69. Bích Hà (tuyển chọn và giới thiệu) (2006), Hàn Mặc Tử một cá tính sáng tạo độc đáo, Nxb Hội Nhà văn, H. 70. Lê Thị Hải (1997), Tìm hiểu nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia TP.HCM. 71. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 72. Lê Bá Hán (chủ biên), Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn (2003), Tinh hoa Thơ mới - thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, H. 73. Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, Nxb Khoa học xã hội, H. 74. Hoàng Văn Hành (Chủ biên), Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998), Từ tiếng Việt: Hình thái - cấu trúc - từ láy - từ ghép - chuyển loại, Nxb Khoa học xã hội, TP.HCM. 75. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt, Nxb Trẻ, TP.HCM. 76. Hoàng Ngọc Hiến (1990), “Tiếp nhận cái Siêu trong thơ Hàn Mặc Tử”, Lao động chủ nhật, 9/12/1990. 77. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, H. 78. Đỗ Đức Hiểu (1994), Thi pháp học hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, H. 79. Mai Văn Hoan (1999), Cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử, Nxb Thuận Hóa, Huế. 80. Nguyễn Thái Hòa (1996), “Đi tìm cái mới trong biểu đạt thơ Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua”, Tạp chí Văn học, số 7, tr.16 - 20. 81. Nguyễn Thái Hòa (1997), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, H. 82. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ - Phong cách - Thi pháp học, Nxb Giáo dục, H. 83. Nguyễn Xuân Hoàng (1967), “Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mặc Tử”, Văn, Sài Gòn số 7, tháng 1/1967. 84. Nguyễn Quang Hồng, Phan Diễm Phương (2017), Âm tiết tiếng Việt và ngôn từ thi ca, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 85. Chế Thị Hồng (2011), Đặc điểm từ ngữ trong thơ của Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh. 140 86. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb Khoa học xã hội, H. 87. Bùi Công Hùng (1988), Quá trình sáng tạo thơ, Nxb Khoa học xã hội, H. 88. Nguyễn Thanh Hùng (1995), “Hàn Mặc Tử - một quan niệm, một kiểu tư duy thơ”, Thông báo khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4/1995, in lại trong Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm, Phan Cự Đệ - Nguyễn Quang Thắng sưu tầm và tuyển chọn, Nxb Giáo dục, H, 2002, tr.457 - 461. 89. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2003), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 90. Đoàn Trọng Huy (2006), Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 91. Đồng Hoàng Hưng (2018), Đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu), Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, H. 92. Đoàn Thị Đặng Hương (2000), “Con mắt tâm linh văn hóa phương Đông trong thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí Văn học, số 11. 93. R. Jakobson (2001), Ngôn ngữ học và thi học, Trần Duy Châu biên khảo, Nxb Văn học - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, H. 94. R. Jakobson (1996), “Thơ là gì”, Trịnh Bá Đĩnh dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 12, tr.70 - 74. 95. R. Jakobson, Ngôn ngữ và thi ca, Cao Xuân Hạo dịch, bản vi tính. 96. Jean Chevalier, Alair Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng. 97. Phan Khôi (1952), Việt ngữ nghiên cứu, Văn nghệ, H. 98. Thụy Khuê (1996), Cấu trúc thơ, Văn nghệ, California, Hoa Kì. 99. Thụy Khuê (1998), Sóng từ trường I, II, Văn nghệ, California, Hoa Kì. 100. Thụy Khuê (2018), Phê bình văn học thế kỷ XX, Nxb Hội nhà văn, H. 101. Nguyễn Hoành Khung (1984), Mục từ Hàn Mặc Tử trong Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, H. 102. M. B. Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, H. 141 103. M. B. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, (nhiều người dịch) Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 104. Thái Văn Kiểm (1967), “Một thi hào Việt Nam: Hàn Mặc Tử”, in lại trong Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm, Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, H, 2002, tr.291 - 306. 105. Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới - những bước thăng trầm, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 106. Robert Lado (Hoàng Văn Vân dịch, 2003), Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 107. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, H. 108. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 109. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 110. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, H. 111. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học xã hội, H. 112. Yến Lan (1997), “Đạo và đời trong thơ Hàn Mặc Tử”, in trong sách Hàn Mặc Tử - Hương thơm và Mật đắng, Nxb Hội nhà văn, H. 113. Mã Giang Lân (2000), Thơ Hàn Mặc Tử và những lời bình, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 114. Mã Giang Lân (2001), Thơ Hàn Mặc Tử, Nxb Văn hóa thông tin, H. 115. Mã Giang Lân (2011), Những cấu trúc thơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 116. Nguyễn Thế Lịch (1989), “Từ ngữ có sắc thái văn chương”, Ngôn ngữ, số phụ san, tr.38 - 55. 117. Nguyễn Thế Lịch (1991), “Từ so sánh đến ẩn dụ”, Ngôn ngữ, số 3, tr.19 - 31. 118. Nguyễn Thế Lịch (1998), “Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật”, Ngôn ngữ, số 4, tr.22 - 33. 119. Nguyễn Thế Lịch (2004), “Yếu tố chuẩn trong cấu trúc so sánh nghệ thuật”, Nghiên cứu văn học, số 4, tr.29 - 48. 120. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 142 121. Lê Thị Hồng Liên (2013), Phong cách ngôn ngữ của Ma Văn Kháng (trên cứ liệu tiểu thuyết và truyện), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM. 122. Chí Linh (2004), Năm cô gái với cuộc đời thơ Hàn Mặc Tử, Truyện kí, Nxb Văn nghệ TP. HCM. 123. Nguyễn Tấn Long (1969), “Hàn Mặc Tử”, in trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển hạ), Sống Mới xuất bản, Sài Gòn. 124. Thi Long (2000), Hàn Mặc Tử một đời thơ, Nxb Đà Nẵng. 125. Đặng Lưu (2009), “Vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả”, sách Một số vấn đề văn học và ngôn ngữ trong nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.273 - 281. 126. Đặng Lưu (2009), “Tu từ cú pháp trong câu văn Nguyễn Tuân”, Ngôn ngữ, số 12, tr.16 - 24. 127. Đặng Lưu (2010), Phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân, Đề tài NCKH cấp Bộ, Trường Đại học Vinh. 128. Đặng Lưu (2016), “Định ngữ nghệ thuật hay hình ảnh thế giới trong mắt người thơ tình lơi lả”, Xuân Diệu - tác gia và di sản văn học, Nxb Đại học Vinh, tr.267 - 276. 129. Lyons J. (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp, Nxb Giáo dục, H. 130. Trần Thanh Mại (1941), Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), Nxb Tân Việt. 131. Trần Thanh Mại (1970), Hàn Mặc Tử - Thân thế và thi văn, (tái bản lần thứ 5), Sài Gòn. 132. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, H. 133. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), “Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới thi ca qua kinh nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học, số 11, tr.23 - 26. 134. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, H. 135. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách, Nxb Văn học, H. 136. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn - 2007), Hàn Mặc Tử tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, H. 137. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn) (2002), Hàn Mặc Tử tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, H. 143 138. Trọng Miên (1939), “Một thiên tài xuất hiện trong làng thơ”, Văn học Sài Gòn, số đặc biệt Trăng và Thượng đế, 12/1974. 139. Trọng Miên (1940), “Thơ Hàn Mặc Tử”, Người mới, số 23, tháng 11/1940, in lại trong Hàn Mặc Tử tác phẩm phê bình và tưởng niệm, Phan Cự Đệ biên soạn, tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, H, tr.329 - 330. 140. O.L. Mukarovsky, Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ thi ca, Tài liệu đánh máy, Thư viện Trường Đại học Vinh. 141. Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ, tìm hiểu và thưởng thức, Nxb Tác phẩm mới, H. 142. Hà Quang Năng (1981), “Một số suy nghĩ về hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, T.2, tr. 48-56. 143. Hà Quang Năng (2010), Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, H. 144. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ, TP. HCM. 145. Phan Ngọc (1995), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, H. 146. Phan Ngọc (1995), “Nguyễn Tuân và quá trình chuyển biến của một phong cách”, in trong Thử giải thích văn hóa văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Thanh niên, H. 147. Lữ Huy Nguyên (sưu tầm, tuyển chọn - 1993), Hàn Mặc Tử thơ và đời, Nxb Văn học, H. 148. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (1968), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Khoa học xã hội, H. 149. Vương Trí Nhàn (1996), Hàn Mặc Tử hôm qua và hôm nay, Nxb Hội nhà văn, H. 150. Vương Trí Nhàn (1993), “Vẻ đẹp kỳ dị”, in trong sách Những kiếp hoa dại, Nxb Hội nhà văn, H. 151. Phùng Quý Nhâm (1990), “Đặc trưng của hồn thơ Hàn Mặc Tử”, Kiến thức ngày nay, số 47. 152. Nhiều tác giả (2006), Hàn Mặc Tử - thơ và văn, Nxb Hội Nhà văn, H. 153. Mai Thị Nhung (2006), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Nxb Giáo dục, H. 154. Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn (1986), Ngôn ngữ học: khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm, tập 1, 2, Nxb Khoa học xã hội, H. 144 155. Phạm Thị Ninh (2014), Phong cách ngôn ngữ hành chính, LATS Ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ, H. 156. Octavio Paz (1993), “Ngôn ngữ và trừu tượng”, Văn nghệ, số 21, 22. 157. Vũ Ngọc Phan (1942), “Hàn Mặc Tử”, in trong Nhà văn hiện đại (tập hai, tái bản, 1998), Nxb Văn học, H. 158. Nguyễn Văn Pháp (2013), Ngôn ngữ trường thơ Loạn Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. 159. Hoàng Phê (1975), “Phân tích ngữ nghĩa”, Ngôn ngữ (2), tr.17. 160. Hoàng Phê (1980), “Chuẩn hóa tiếng Việt về mặt từ vựng”, Ngôn ngữ (1), tr.27-40. 161. Hoàng Phê (2003), Lôgíc - Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 162. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt: Câu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 163. Thế Phong (2004), Hàn Mặc Tử nhà thơ siêu thoát, Nxb Đồng Nai. 164. Ngô Văn Phú tuyển chọn (1996), “Hàn Mặc Tử, một hồn thơ dị biệt”, in trong sách Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm, Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, H, tr.566 - 568. 165. Đào Trường Phúc (1971), “Hàn Mặc Tử: trăng và thơ”, Bán nguyệt san Văn, Sài Gòn, 4/1971, in lại trong Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm, Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng sưu tầm và tuyển chọn, Nxb Giáo dục, H, tr.507 - 523. 166. Huỳnh Như Phương (2007), Trường phái hình thức Nga, Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM. 167. Nguyễn Thị Thu Phương (2012), Phong cách ngôn ngữ thơ từ Tô Đông Pha, Luận án tiến sĩ, LA 04.0499.1; 04.0499.2 168. Nguyễn Quân (2002), “Tôi vẫn còn đây”, in trong sách Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm, Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, H, tr.569 - 572. 169. Nguyễn Hưng Quốc (1996), Thơ v.v và v.v Văn nghệ California, Hoa Kì. 170. Trương Vũ Quỳnh (1997), Thế giới tôn giáo trong ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 171. F.de Saussure (1978), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Cao Xuân Hạo dịch (tái bản 2017), Nxb Khoa học xã hội, H. 172. Nguyễn Khắc Sính (2006), Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại văn học, Nxb Văn học, H. 145 173. Chu Văn Sơn (2000), “Thơ điên Hàn Mặc Tử - thi học của cái tột cùng”, Tạp chí Văn học, số 11/2000, tr. 39 - 47. 174. Chu Văn Sơn (2001), Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H. 175. Chu Văn Sơn (2007), Ba đỉnh cao Thơ mới (Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử), Nxb Giáo dục, H. 176. Chu Văn Sơn (biên soạn, 2004), Hàn Mặc Tử một hành trình sáng tạo, Nxb Trẻ, TP. HCM. 177. Chu Văn Sơn (2007), Thơ, điệu hồn và cấu trúc, Nxb Giáo dục, H. 178. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục, H. 179. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, H. 180. Trần Đình Sử (2001), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 181. Quách Tấn (1961), “Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử”, in trong Hàn Mặc Tử - Hương thơm và Mật đắng, Nxb Hội nhà văn, H, 1997. 182. Quách Tấn (1967), “Đôi nét về thơ Hàn Mặc Tử”, Sài Gòn, 7/1/1967. 183. Võ Long Tê (1972), “Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hàn Mặc Tử” (bằng tiếng Pháp, năm 1990, tác giả dịch và gửi cho Phan Cự Đệ, in trong Hàn Mặc Tử tác phẩm phê bình và tưởng niệm, Nxb Giáo dục, H, 1997, tr.418 - 437). 184. Hoài Thanh, Hoài Chân (2015), “Hàn Mặc Tử”, in trong Thi nhân Việt Nam 1932 - 1941 (tái bản), Nxb Văn học, H. 185. Đào Thản (1986), “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thơ Nôm”, Ngôn ngữ, số 1, tr.50 - 55. 186. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, In lần thứ hai, có sửa chữa, bổ sung, Nxb Khoa học xã hội, H. 187. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, H. 188. Nguyễn Bá Thành (1999), Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Nxb Giáo dục, H. 189. Nguyễn Thị Thương Thảo (2011), Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ Sơn Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM. 190. Nguyễn Tất Thắng (2007), Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Nxb Giáo dục, H. 146 191. Nguyễn Tất Thắng (2008), “Thị giác trong ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, số 9, tr.1 - 7. 192. Nguyễn Toàn Thắng (2001), “Hàn Mặc Tử trong phê bình trước 1945” Tạp chí Văn học, số 4. 193. Nguyễn Toàn Thắng (2001), “Hàn Mặc Tử và cuộc “nổi loạn” của ngôn từ thơ”, tạp chí Giáo dục, số 11. 194. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận từ lý thuyết đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H. 195. Lý Toàn Thắng (2001), “Bản sắc văn hoá: Thử nhìn từ góc độ tâm lý - ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, số 15, tr.1-6. 196. Lý Toàn Thắng (1999), “Giới thiệu giả thuyết "Tính tương đối ngôn ngữ" của Sapir - Whorf”, Ngôn ngữ, số 4, tr.23-31. 197. Nguyễn Thành Thi (2006), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Nxb Khoa học xã hội, H. 198. Lê Quang Thiêm (1988), Về vai trò của những nhân tố ngữ pháp trong sự phân định các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, H. 199. Lê Quang Thiêm (2003), Lịch sử từ vựng tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H. 200. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, H. 201. Lê Quang Thiêm (2014), Sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ 1945 đến 2005, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 202. Bích Thu (2000), “Hàn Mặc Tử - một hiện tượng độc đáo của thi ca Việt Nam thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học, số 1/2000. 203. Trần Hữu Thục (2017), Ẩn dụ, cuộc phiêu lưu của chữ, Văn Việt. 204. Bùi Thị Minh Thùy (2007), Đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM. 205. Đỗ Lai Thuý (1995), “Dấu vân tay hằn lên từng con chữ - Về phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương”, Ngôn ngữ, số 3, tr.57 - 62. 206. Đỗ Lai Thuý (2000), “Hàn Mặc Tử - một tư duy thơ độc đáo”, in trong Mắt thơ, Nxb Lao động, H. 207. Đỗ Lai Thúy (2005), “Phong cách như là sự chuyển đổi hệ hình nghiên cứu”, Văn hóa nghệ thuật, số 6, tr.7 - 15. 147 208. Đỗ Lai Thuý (2005), “Phong cách học và phê bình văn học”, Văn học nước ngoài, số 1 (55), tr.124 - 134. 209. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 210. Cao Xuân Thử (2000), “Cõi mộng - cõi ảo trong quan niệm của Hàn Mặc Tử về thi ca”, in trong sách Phân tích - bình giảng văn học chọn lọc, Nxb Văn học, H. 211. Cao Xuân Thử (2000), “Hàn Mặc Tử một lối thơ riêng”, in trong sách Phân tích - bình giảng văn học chọn lọc, Nxb Văn học, H. 212. Đào Trọng Thức (1994), “Một số dấu hiệu ảnh hưởng thơ Pháp trong thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, H. 213. Đặng Tiến (1974), “Đức tin trong hồn thơ Hàn Mặc Tử”, in trong Vũ trụ thơ, Giao điểm xuất bản, Sài Gòn. 214. Đặng Tiến (2009), Thơ, thi pháp & chân dung, Nxb Phụ nữ, H. 215. Nguyễn Bá Tín (1991), Hàn Mặc Tử anh tôi, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 216. Phạm Văn Tình (2004), Tiếng Việt từ chữ đến nghĩa, Nxb Từ điển bách khoa, H. 217. Bùi Đức Tịnh (1999), Ngôn ngữ học và văn học, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 218. Phan Cao Toại (2003), Quy Hòa với Hàn Mặc Tử: Tập thơ truyện, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 219. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp, Nxb Giáo dục, H. 220. Bùi Minh Toán (2015), Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Đại học Sư phạm H. 221. Nguyễn Đức Tồn (2007), “Bản chất của ẩn dụ”, Ngôn ngữ, số 10 + 11), tr.1 - 9. 222. Nguyễn Đức Tồn (2008), “Bản chất của hoán dụ trong mối quan hệ với ẩn dụ”, Ngôn ngữ, số 3, tr.1 - 6. 223. Trần Thị Huyền Trang (1997), Hàn Mặc Tử - Hương thơm và Mật đắng, Nxb Hội nhà văn, H. 224. Nguyễn Văn Trung (2006), Ca tụng thân xác, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 225. Xuân Tùng (2001), Thơ và văn xuôi Hàn Mặc Tử, Nxb Văn hóa Thông tin, H. 226. Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Võ Bình, Nguyễn Thái Hoà (1982), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 227. Cù Đình Tú (1982), Khảo sát từ vựng tiếng Việt theo bình diện phong cách ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội, H. 148 228. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 229. Nguyễn Quốc Túy (1994), Thơ mới - bình minh của thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, H. 230. Phạm Xuân Tuyển (1997), Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử, Nxb Văn học, H. 231. Chế Lan Viên (1987), “Hàn Mặc Tử anh là ai?”, in trong Thơ Hàn Mặc Tử, Sở Văn hóa - Thông tin Nghĩa Bình xuất bản. 232. Chế Lan Viên (2002), Hàn Mặc Tử tác giả, tác phẩm, Nxb Đồng Nai. 233. Viện chính trị học Liên Xô (1986), Từ điển Triết học, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 234. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, H. 235. Viện Văn học (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 236. Hoài Việt (biên soạn - 1992), Nguyễn Bính thi sĩ của yêu thương, Nxb Hội nhà văn, H. 237. Vũ Thanh Việt (2000), Thơ tình Nguyễn Bính, Nxb Văn hoá Thông tin, H. 238. V.V. Vinôgratđôp, Phong cách học. Lý thuyết về lời nói có tính chất thơ. Thi học, Tài liệu đánh máy. Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. 239. R. Wellek - A. Warren (2009), Lý luận văn học, Nguyễn Mạnh Cường dịch, Nxb Văn học, H. 240. Nguyễn Như Ý (chủ biên - 1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H. II. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 241. Abrams, M.H (1993), A glossary of literary terms (sixth edition), Harcourt Brace Jovanovich College Publishers, The United States of America. 242. Boliger, P (1968), Aspects of language, N. Y. Harcourt, Brace and World. 243. Brown G - Yule G. (1989), Discourse Analysis, Cambridge University Press. 244. Difloth R. I (1994), big, a: small. In: I. Hinton, J. Nicols & J.J. Ohala (eds). “Sound Symbolism”. Cambridge Unniversity Press. 245. Jonathan Culler (2001), The Pursuit of Signs, Cornell University Press, USA, tr.191. 246. Umberto Eco (1984), Semiotics & the Philosophy of Language, Indiana University Press. 149 247. Cicero (1970), On oratory and Orators, J. S.Watson dịch, Southern Illinois University Press. 248. Mark Johnson (1981), Philosophical Perspectives on Metaphor, University of Minnesota. 249. John Locke (1978), An Essay Concerning Human Understanding, dẫn lại theo Paul de Man, The Epistemology of Methaphor, Critical Inquiry, Volum 5, Number 1. 250. Benjamin Westley (1995), Kant, Davidson And The Value Of Metaphor. 251. Monroe Beardsley (1985), The Metaphor Twist, trong Mark Johnson. 252. Boliger, P (1968), Aspects of language, N. Y. Harcourt, Brace and World. 253. Donald N. McCloskey (1995), Metaphors economists live by, Social Research, Summer. 254. Robert R. Hoffman (1980), Metaphor in Science, University of Minnesota. 255. Hatman R.R.K and Stork (1985), Dictianary of Langgue and linguistics, London. 150 NGUỒN NGỮ LIỆU I. Thơ Hàn Mặc Tử, gồm các tập: Gái quê, Chơi giữa mùa trăng, Đau thương (Thơ điên), Xuân như ý in trong tập Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm, Lại Nguyên Ân tập hợp và biên tập (1998), Nxb Hội Nhà văn, H. tr.133 - 204. II. Thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên tuyển chọn và giới thiệu (1992), Nxb Văn học, H. III. Hàn Mặc Tử thơ và đời, Lữ Huy Nguyên sưu tầm và tuyển chọn (1993), Nxb Văn học, H. IV. Hàn Mặc Tử, tác phẩm, phê bình và tưởng niệm, Phan Cự Đệ biên soạn (1998), Nxb Giáo dục, H. V. Thơ Hàn Mặc Tử, Mạnh Linh (sưu tầm, tuyển chọn) (2014), Nxb Văn học, H. VI. Thơ Hàn Mặc Tử, Phạm Du Yên tập hợp và giới thiệu (2005), Nxb Đồng Nai. VII. Tuyển tập Hàn Mặc Tử (1987), Nxb Văn học, H. VIII. Hàn Mặc Tử, tác phẩm chọn lọc, Nguyễn Đăng Điệp giới thiệu và tuyển chọn với sự cộng tác của Lê Hương Thủy (2009), NXB Giáo dục Việt Nam, H. IX. Thơ Hàn Mặc Tử, Hà Minh Đức (1994), Nxb Giáo dục, H. X. Hàn Mặc Tử - thơ và văn, Hội Nhà văn (2006), Nxb Hội Nhà văn, H. XI. Thơ Hàn Mặc Tử, Vân Long tuyển chọn (2006), Nxb Văn hóa Thông tin, H. XII. Hàn Mặc Tử thơ và kịch, Hà Đình Cẩn, Ngô Thế Ngọc (2006), Nxb Sân khấu, H. XIII. Thơ Hàn Mặc Tử - Gái quê, Công ty Văn hóa Phương Nam (2012), Nxb Hội Nhà văn, H. XIV. Hàn Mặc Tử - một đời thơ, Thi Long (2000), Nxb Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phong_cach_ngon_ngu_tho_han_mac_tu.pdf
  • pdf2a. Tom tat LA Duc _tieng Viet.pdf
  • pdf2b. Tom tat LA Duc _ban tieng Anh.pdf
  • pdf3a. Trich yeu LA (tieng Viet).pdf
  • pdf3b. Trich yeu LA (tieng Anh).pdf
  • pdf4a. Thong tin moi cua LA (tieng Viet).pdf
  • docx4b. Thong tin moi cua LA (tieng Viet).docx
  • pdf4c. Thong tin moi cua LA (tieng Anh).pdf
Tài liệu liên quan