Luận án Quan hệ đồng minh Hoa kỳ - Hàn quốc từ năm 2008 đến nay: Luận giải dưới góc độ chủ nghĩa tân hiện thực

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ BÙI NGUYÊN BẢO QUAN HỆ ĐỒNG MINH HOA KỲ - HÀN QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY: LUẬN GIẢI DƢỚI GÓC ĐỘ CHỦ NGHĨA TÂN HIỆN THỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ BÙI NGUYÊN BẢO QUAN HỆ ĐỒNG MINH HOA KỲ - HÀN QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY: LUẬN GIẢI DƢỚI GÓC ĐỘ CHỦ NGHĨA TÂN

pdf184 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quan hệ đồng minh Hoa kỳ - Hàn quốc từ năm 2008 đến nay: Luận giải dưới góc độ chủ nghĩa tân hiện thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆN THỰC Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 9310206 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hƣơng Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 2008 đến nay: Luận giải dưới góc độ Chủ nghĩa Tân Hiện thực” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Luận án LỜI CẢM ƠN Tôi sớm đối diện với ngã rẽ từ một người yêu công việc báo chí sang say mê lĩnh vực quan hệ quốc tế khi còn học cấp hai ở nơi cách xa Hà Nội hơn ngàn cây số. Lựa chọn học sau đại học tại Học viện Ngoại giao cũng đã được lên kế hoạch từ đó. Vì thế, thật khó tin khi viết những dòng cuối cùng trong luận án này là tròn 15 năm từ khi tôi có những nhận thức đầu tiên về ngành quan hệ quốc tế và Học viện Quan hệ quốc tế - Học viện Ngoại giao. Do đó, trước hết, tôi muốn dành sự tri ân cho tất cả những ai đã và đang chung thủy cho sự phát triển của ngành quan hệ quốc tế, nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Việt Nam để tôi có cơ hội được yêu, học, hiểu và theo đuổi một lĩnh vực giàu ý nghĩa. Tôi muốn thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương - người hướng dẫn, người thầy, người truyền cảm hứng. Ba năm qua, sự nghiêm khắc, tận tình của cô đã giúp tôi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, giúp tôi trưởng thành, mỗi phiên bản của tôi và luận án qua từng ngày đều tốt hơn về chất. Cùng với đó, xin cảm ơn quí thầy cô giảng dạy các chuyên đề, quí thầy cô đã qua các hội đồng. Xin cảm ơn các cán bộ Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Đào tạo và tất cả thầy cô ở trường Ngoại giao đã yêu mến tôi. Trong đó, xin tri ân TS. Đỗ Thị Thanh Bình, Th.S Hà Thị Huyền Trang - những người trực tiếp đồng hành, giúp đỡ. Xin cảm ơn thầy cô qua các bậc học, đồng nghiệp, bạn bè trong và ngoài nước, các bạn sinh viênđã ủng hộ lý tưởng của tôi, chia sẻ tài liệu, tin tưởng và sẵn sàng gánh vác cùng tôi những vất vả. Cuối cùng và rất thiêng liêng, xin khắc ghi công ơn của ba mẹ, em trai luôn bên cạnh ủng hộ tôi. Khóa học và quá trình nghiên cứu đã cho tôi một nền tảng vững vàng về chuyên môn, nhưng quan trọng hơn là đạo lý mà tôi cảm nhận được và xem đó là nguồn động viên để chinh phục những giấc mơ tiếp theo. Bùi Nguyên Bảo Bùi Nguyên Bảo MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LUẬN GIẢI QUAN HỆ ĐỒNG MINH HOA KỲ - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2008-2019 DƢỚI GÓC ĐỘ TÂN HIỆN THỰC ............................................................................ 18 1.1. Cơ sở lý luận và khuôn khổ phân tích .............................................. 18 1.1.1. Lý luận của Chủ nghĩa Tân Hiện thực về quan hệ đồng minh ... 18 1.1.1.1. Khái niệm, phân loại quan hệ đồng minh ................................ 18 1.1.1.2. Sự bền vững và tan rã của quan hệ đồng minh ........................ 20 1.1.2. Khuôn khổ phân tích của Chủ nghĩa Tân Hiện thực................... 25 1.1.2.1. Môi trường quốc tế và đơn vị quốc gia .................................... 25 1.1.2.2. Cách tiếp cận hệ thống và cấu trúc phân bố quyền lực của hệ thống ...................................................................................................... 26 1.1.3. Khung phân tích quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc dưới góc độ Tân Hiện thực ............................................................................... 31 1.1.3.1. Cấp độ hệ thống ....................................................................... 32 1.1.3.2. Cấp độ dưới hệ thống ............................................................... 32 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 34 1.2.1. Khái quát về quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc ................ 34 1.2.1.1. Nền tảng lịch sử, pháp lý .......................................................... 34 1.2.1.2. Nền tảng lợi ích ........................................................................ 36 1.2.2. Tình hình khu vực Đông Bắc Á ..................................................... 38 1.2.2.1. Phân bố lại quyền lực giữa các nước lớn ................................ 39 1.2.2.2. Chủ nghĩa khu vực Đông Bắc Á ............................................... 44 1.2.2.3. Tình hình Bán đảo Triều Tiên .................................................. 45 1.2.2.4. Các yếu tố khác ........................................................................ 46 1.2.3. Tình hình nội bộ của Hoa Kỳ và Hàn Quốc ................................. 49 1.2.3.1. Tình hình Hoa Kỳ ..................................................................... 49 1.2.3.2. Tình hình Hàn Quốc ................................................................. 50 1.2.4. Vai trò của các nhà lãnh đạo ......................................................... 52 1.2.4.1. Các lãnh đạo Hoa Kỳ ............................................................... 52 1.2.4.2. Các lãnh đạo Hàn Quốc ........................................................... 52 TIỂU KẾT ........................................................................................................... 53 CHƢƠNG 2: LUẬN GIẢI QUAN HỆ ĐỒNG MINH HOA KỲ - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2008-2019 DƢỚI GÓC ĐỘ TÂN HIỆN THỰC .......... 55 2.1. Giai đoạn 2008-2016 ........................................................................... 55 2.1.1. Quan hệ chính trị - an ninh ........................................................... 55 2.1.1.1. Nâng tầm quan hệ đồng minh .................................................. 55 2.1.1.2. Tăng cường hợp tác quân sự - an ninh .................................... 58 2.1.1.3. Đồng thuận tiếp cận cứng rắn với Triều Tiên .......................... 60 2.1.2. Gia tăng tỷ trọng lợi ích kinh tế trong quan hệ ............................ 61 2.1.3. Một số luận giải .............................................................................. 63 2.1.3.1. Cấp độ hệ thống ....................................................................... 63 2.1.3.2. Cấp độ dưới hệ thống ............................................................... 68 2.2. Giai đoạn 2017-2019 ........................................................................... 73 2.2.1. Quan hệ chính trị - an ninh ........................................................... 73 2.2.1.1. Không đột phá về chính trị - ngoại giao .................................. 73 2.2.1.2. Mâu thuẫn và đồng thuận trong cách tiếp cận với Triều Tiên . 75 2.2.1.3. Bất đồng và nhượng bộ trong hợp tác quân sự - an ninh ........ 76 2.2.2. Bất đồng và nhượng bộ trong quan hệ kinh tế ............................. 79 2.2.3. Một số luận giải .............................................................................. 85 2.2.3.1. Cấp độ hệ thống ....................................................................... 85 2.2.3.2. Cấp độ dưới hệ thống ............................................................... 95 2.3. Đánh giá chung .................................................................................. 101 TIỂU KẾT ......................................................................................................... 106 CHƢƠNG 3: CHIỀU HƢỚNG CỦA QUAN HỆ ĐỒNG MINH HOA KỲ - HÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2030 DƢỚI GÓC ĐỘ TÂN HIỆN THỰC VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............................................. 108 3.1. Dự báo quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc đến năm 2030 .. 108 3.1.1. Cơ sở dự báo dưới góc độ Tân Hiện thực ...................................... 108 3.1.1.1. Cấp độ hệ thống ..................................................................... 108 3.1.1.2. Cấp độ dưới hệ thống ............................................................. 109 Về phía Hàn Quốc .............................................................................. 110 3.1.2. Các kịch bản của quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc đến năm 2030 ................................................................................................. 113 3.1.2.1. Kịch bản 1: Vận động theo chiều hướng tốt hơn ................... 114 3.1.2.2. Kịch bản 2: Vận động theo chiều hướng xấu hơn .................. 115 3.1.2.3. Kịch bản 3: Vận động theo hướng duy trì như hiện tại ......... 117 3.1.2.4. Đánh giá các kịch bản ............................................................ 119 3.1.3. Chiều hướng của quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc đến năm 2030 ................................................................................................. 121 3.2. Nhận xét lý thuyết và hàm ý chính sách đối với Việt Nam ........... 130 3.2.1. Nhận xét khi vận dụng Chủ nghĩa Tân Hiện thực ..................... 130 3.2.1.1. Ưu điểm .................................................................................. 130 3.2.1.2. Hạn chế ................................................................................... 132 3.2.2. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam ............................................ 135 TIỂU KẾT ......................................................................................................... 143 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 152 PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 171 PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 174 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT TẮT Asian Infrastructure Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng AIIB Investment Bank châu Á (AIIB) Asia - Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – APEC Cooperation Thái Bình Dương The Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia ASEAN Asian Nations Đông Nam Á CA-TBD Asia-Pacific Châu Á - Thái Bình Dương The Central Treaty CENTO Tổ chức Hiệp ước Trung ương Organization CNHT Realism Chủ nghĩa Hiện thực CFC Combined Forces Command Bộ Chỉ huy lực lượng kết hợp CSĐN Foreign Policy Chính sách đối ngoại EAS East-Asia Summit Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreement of the Khu vực Thương mại Tự do Châu FTAAP Asia Pacific Á – Thái Bình Dương HTQT International System Hệ thống quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế KORUS Korea – US. Free Trade Hiệp định thương mại tự do FTA Agreement Hàn Quốc – Hoa Kỳ North Atlantic Treaty Tổ chức Hiẹ p ước NATO Organization Bắc Đại Tây Dương QHQT International Relations Quan hệ quốc tế The Southeast Asia Treaty Tổ chức Hiệp ước SEATO Organization Đông Nam Á SMA Special Measure Agreement Th a thuạ n lie n quân đạ c biẹ t Terminal High Altitude Area THAAD Hẹ thống phòng thủ giai đoạn cuối Defense THT Neo-realism Tân Hiện thực USD US Dollar Đô la Mỹ Lực lượng quân đội Hoa Kỳ đồn USFK United States Forces Korea trú tại Hàn Quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 1.1: So sánh của tác giả Luận án về quan điểm về đơn vị (quốc gia) và HTQT giữa CNHT Cổ điển và các biến thể của Chủ nghĩa THT ........................ 31 Bảng 2.1: Thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ với Hàn Quốc giai đoạn 2008-2016 .................................................................................................... 62 Bảng 2.2: Thống kê lực lượng đồn trú quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc .............. 78 Bảng 2.3: Quan điểm của người Hàn Quốc về quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc .............................................................................................................. 97 Hình: Hình 1.1: Lối tiếp cận giản lược (Kenneth Waltz) ............................................... 27 Hình 1.2: Cách tiếp cận hệ thống (Kenneth Waltz) ............................................. 27 Hình 1.3: Phương pháp tiếp cận hệ thống trong chính trị quốc tế (Kenneth Waltz) 28 Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Số lượng quân đội Hoa Kỳ đồn trú ở các nước đồng minh tại Châu Á – Thái Bình Dương ........................................................................................... 78 Biểu đồ 2.2: Giá trị FDI giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc giai đoạn 2008-2018 ......... 80 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc có vai trò rất quan trọng tại Đông Bắc Á nói riêng và Châu Á - Thái Bình Dương (CTA-TBD) nói chung. Tìm hiểu về quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc để thấy rõ quan điểm, chính sách của Hoa Kỳ đối với đồng minh, với khu vực cũng như thấy được đường lối, chính sách của Hàn Quốc - một nước tầm trung với đồng minh là nước lớn là cần thiết. Từ đó, đánh giá mô hình quan hệ nước lớn - nước tầm trung, nước lớn - nước nh và những kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế (QHQT) là nhu cầu cấp thiết đối với các nhà lãnh đạo, hoạch định - thực thi chính sách và giới học giả. Trên thực tế, đã có không ít công trình khoa học về quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc với những khía cạnh, thời điểm khác nhau nhưng cần bổ sung thêm các nghiên cứu cập nhật đối với giai đoạn 2008-2019 với phương pháp mới. Những năm 2008-2016, quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, được xem là thời kỳ tốt đẹp nhất qua nhiều thập niên - xuất phát từ việc Hoa Kỳ đề cao vai trò của Hàn Quốc trong chính sách tái cân bằng sau thời gian sa lầy ở Trung Đông. Từ năm 2017, quan hệ giữa hai nước gặp biến động xuất phát từ việc Hoa Kỳ yêu cầu Hàn Quốc chia sẻ trách nhiệm, nhất là về chi phí quân sự. Bên cạnh đó, dù là đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ nhưng Hàn Quốc mong muốn có quyền tự chủ cao hơn, đặc biệt là cách tiếp cận riêng trong chính sách liên Triều và lưu tâm đến các hướng ưu tiên mới trong đối ngoại. Sự vận động đó khó có thể được giải thích đầy đủ nếu chỉ nhìn từ sự thay đổi các nhân tố nội bộ mà không đánh giá áp lực từ hệ thống quốc tế (HTQT) trong bối cảnh sức mạnh của Hoa Kỳ bị suy giảm, Trung Quốc trỗi dậy, các nước có liên quan đều điều chỉnh CSĐN để bảo vệ lợi ích của mình. Do đó, có thể vận dụng Chủ nghĩa Tân Hiện thực (THT) như một công cụ để luận giải quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc giai đoạn 2008-2019 bởi đây là một lý thuyết được thừa nhận rộng rãi, có sức ảnh hưởng lớn, phổ biến trong nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Hoa Kỳ. Chủ nghĩa THT chú trọng vào tác động của cấu trúc phân 2 bố quyền lực khu vực do các cường quốc nắm giữ đến QHQT và chính sách đối ngoại (CSĐN) của quốc gia. Giả định được đặt ra là bên cạnh việc đề cao lợi ích quốc gia, trong môi trường quốc tế vô chính phủ và cạnh tranh cao độ, sự phát triển hay biến động của quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc xuất phát từ tác động của chuyển dịch trong phân bố quyền lực ở Đông Bắc Á, nổi bật là cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hàn Quốc trở thành đối tượng được Trung Quốc tăng cường thu hút để thu hẹp sức mạnh hệ thống đồng minh của Hoa Kỳ. Ngoài ra, các nước lớn như Nhật Bản, Nga cũng có những điều chỉnh chính sách để đảm bảo lợi ích, các cơ chế đa phương đang dần hình thành trong khi các vấn đề nóng như tranh chấp lãnh hải, mâu thuẫn lịch sử, khủng hoảng an ninh trên Bán đảo Triều Tiên vẫn diễn biến phức tạp.Việc sử dụng luận điểm của Chủ nghĩa THT để luận giải quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc sẽ góp phần làm rõ bản chất mối quan hệ này. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ, Hàn Quốc đều là những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Các nước khác tại Đông Bắc Á như Nga, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Triều Tiên) cũng đều có quan hệ mật thiết với Việt Nam. Vì vậy, tăng cường nghiên cứu để hiểu về CSĐN của các quốc gia này là cần thiết. Hơn nữa, vận dụng Chủ nghĩa THT vốn đề cao lợi ích quốc gia, chú trọng vào cấu trúc phân bố quyền lực của HTQT sẽ góp phần kiểm định nguyên tắc “lợi ích quốc gia - dân tộc” trong đường lối đối ngoại của Việt Nam và nêu thêm đánh giá về cạnh tranh chiến lược nước lớn, nhất là Hoa Kỳ - Trung Quốc vốn đang tác động đến an ninh, phát triển, vị thế của Việt Nam. Thông qua việc đánh giá thực tiễn từ một lý thuyết sẽ làm rõ hơn các nền tảng cho hoạch định CSĐN của Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm cả kinh nghiệm khi việc thiết lập những quan hệ đặc biệt khi cần thiết, nhất là về quốc phòng - an ninh, để bảo vệ quốc gia. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tác giả thực hiện luận án Tiến sĩ với đề tài: “Quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 2008 đến nay: Luận giải dưới góc độ Chủ nghĩa Tân Hiện thực”. 3 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 2.1. Công trình nghiên cứu về Chủ nghĩa Tân Hiện thực Chủ nghĩa THT là một biến thể của CNHT trong QHQT - lý thuyết này xuất hiện từ thời cổ đại khi những quan điểm, lý luận mang màu sắc Hiện thực được đề cập trong tác phẩm của những học giả lớn như Thuycydides, Nicollo Machiavelli, Thomas Hobbes... Năm 1948, Hans Joachim Morgenthau đã đánh dấu khái niệm “Chủ nghĩa Hiện thực” chính thức được xác lập như một lý thuyết QHQT trong cuốn Politics Among Nations: The Struggle for Power and Peace, mô tả QHQT như một cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các nhà nước tư lợi và bi quan về triển vọng hòa bình, nhấn mạnh vai trò của yếu tố quyền lực trong chính sách và cách hành xử giữa các quốc gia [31, tr.3-5]1. CNHT phát triển mạnh cực thịnh trong Thế chiến II và giai đoạn đối đầu Đông - Tây trong chiến tranh Lạnh. Đến những năm 1970, CNHT Cổ điển bị phê phán mạnh mẽ trước những thay đổi về thực tiễn và sự xuất hiện của các lý thuyết khác. Các học giả Hiện thực đã bổ sung, phát triển các luận điểm của CNHT, từ đó dẫn đến sự ra đời của Chủ nghĩa THT. Về luận điểm của Chủ nghĩa THT: Trong cuốn sách Man, the State and War (Columbia University Press, 1959), Kenneth Neal Waltz (Kenneth Waltz, Waltz) giới thiệu thuật ngữ “cấp độ phân tích” trong nghiên cứu QHQT – một sự kết nối đầu tiên giữa CNHT Cổ điển và Chủ nghĩa THT. Sau đó, với tác phẩm Theory of International Politics (1979), Kenneth Waltz được coi là người đã sáng lập Chủ nghĩa THT khi nhấn mạnh phân tích QHQT và CSĐN theo cấp độ “từ trên xuống” trong khi các nhà Hiện thực cũ tiếp cận “từ dưới (đơn vị) lên”. Chủ nghĩa THT b qua bản chất con người và tập trung vào các ảnh hưởng của HTQT để lý giải hành vi quốc gia [157, tr.194-210]. Theo đó, HTQT mang tính vô chính phủ, lợi ích cơ bản của các quốc gia tương đối giống nhau và biến số có 1 Có thể đọc thêm quan điểm của Hiện thực Cổ điển trong cuốn International Relations Theory (tái bản lần 5, 2011, Nxb.Longman) của Paul R. Viotti và Mark V. Kaupi. Các tác giả đánh giá con người là con người của quyền lực, nơi nào có các nhóm liên kết giữa các cá nhân thì nơi đó xuất hiện các cuộc chiến giành quyền lực. Vì vậy, các quốc gia theo đuổi quyền lực và chiến tranh xảy ra bắt nguồn từ bản chất ích kỷ của con người, đặc biệt là cá nhân các nhà lãnh đạo. 4 thể làm thay đổi QHQT chính là sự phân bố quyền lực giữa các quốc gia, hay nói cách khác HTQT có nhiều yếu tố khác nhau nhưng “cấu trúc phân bố quyền lực là quan trọng nhất” [95, tr.13]. Tại Việt Nam, những nội dung sâu hơn về Chủ nghĩa THT được Hoàng Khắc Nam thể hiện trong chương 2, cuốn Lý thuyết quan hệ quốc tế (NXB. Thế giới, 2017) và cuốn Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử (NXB. Chính trị quốc gia, 2014). Theo tác giả, ý tưởng “hệ thống” không phải của Chủ nghĩa THT nhưng chính lý thuyết này là người đầu tiên đưa ý tưởng đó vào phân tích QHQT với những cơ sở và luận điểm riêng của mình và từ đó đóng góp nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu này [37, tr.297-329]. Trong bài “Chủ nghĩa Hiện thực về quan hệ quốc tế - từ truyền thống đến hiện đại và một số nhận xét”, Nguyễn Hoàng Giáp kết luận trên cơ sở luận điểm quyền lực, đa số những người theo Chủ nghĩa THT đều cho rằng những biến đổi lớn (hòa bình, ổn định và chiến tranh...) của chính trị quốc tế thường được đồng nhất với bước thăng trầm của các cường quốc. Lập luận này thể hiện trong các công trình nghiên cứu: George Modelski với The Long Cycle of Global Politic and Nation State (Comparative Studies in Society and History 1978), William R. Thomson và G.Modelski với Leading Sectors and World Fours (Colum University of South Corolina Press, 1995) và Paul Kennedy với The Rite and Fall of the Great Powers (N.Y, Random House, 1987) Ngoài ra, kỷ yếu Hội thảo “Cơ sở lý luận về cấu trúc trong quan hệ quốc tế và sự vận dụng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương” do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trung tâm Nghiên cứu quốc tế Tp. Hồ Chí Minh (SCIS) tổ chức ngày 15/7/2018 cũng giới thiệu nhiều bài viết có giá trị về cách tiếp cận hệ thống và lý luận quyền lực cấu trúc. Những biến thể chính trong Chủ nghĩa THT là Hiện thực Tấn Công (Defensive Realism), Hiện thực Phòng thủ (Offensive Realism), Hiện thực Tân Cổ điển (Neoclasical Realism). Kenneth Waltz là đại biểu dẫn đầu của Chủ 5 nghĩa THT và đồng thời thuộc nhóm Hiện thực Phòng thủ nếu xét về các luận điểm. Các nhánh này đều có chung nhận thức là HTQT được cấu thành bởi những quốc gia có lý trí với động cơ tìm kiếm an ninh. Tuy nhiên, phái Hiện thực Phòng thủ với các đại biểu như Waltz, Jack Snyder, Stepen Van Everra, Chales Glaser cho rằng các quốc gia sẽ đề cao sự lý trí, tính toán chấp nhận duy trì nguyên trạng hơn là bành trướng, phòng ngừa nhiều hơn là chủ động tấn công, sẽ bảo vệ mình bằng sức mạnh có tính răn đe [95, tr.17]. Trong khi đó, phái Hiện thực Tấn công với đại biểu dẫn đầu là John Mearsheimer cho rằng tình trạng vô chính phủ mang tính chất hỗn mang vẫn tiếp tục, là tiền đề sinh ra cạnh tranh, xung đột. Những lập luận của John Mearsheimer có trong cuốn Tragedy of Great Power Politics (2001), bài báo “The False Promise of International Institutions” (1994) trên International Security,“A Realist Reply” (1995) đăng trên International Security. Ông nhận định: “Cách tốt nhất để bảo đảm sự an ninh là giành quyền lãnh đạo bây giờ, để loại b những thử thách có thể xảy ra bởi một cường quốc khác” [133, tr.5-49], [135, tr.82-83]. Dung hòa các quan điểm nói trên, bài viết “Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy” (1998) của Gideon Rose trên World Politics là một công trình nổi bật về CNHT Tân Cổ điển (Neoclassical Realism) - xuất hiện chủ yếu sau chiến tranh Lạnh. Tác giả đã giới thiệu lịch sử, những nghie n cứu chính, luận điểm của CNHT Tân cổ điển. Đồng thời làm rõ sự phê phán, kế thừa quan điểm cũng như khác biệt của CNHT Tân cổ điển với quan điểm của Waltz [98, tr.144-172]. Về lý luận của Chủ nghĩa THT về quan hệ đồng minh trong QHQT, cũng trong Theory of International Politics, Kenneth Waltz sử dụng thuyết cân bằng quyền lực để luận giải sự ra đời, điều kiện phát triển và tan rã của các quan hệ đồng minh. Còn trong The Origins of Alliances (1987, Cornell University Press, New York), Stephen Walt đưa những lý giải về việc các quan hệ đồng minh được hình thành, vận hành như thế nào dưới góc độ của một số lý thuyết QHQT. Ngoài việc cho rằng mục đích quan trọng nhất của quan hệ đồng minh là 6 nhu cầu an ninh, Walt nhận định các nước tham gia khối đồng minh không chỉ là để cân bằng quyền lực mà là để cân bằng các mối đe dọa [161]. Ngoài ra, trong bài báo “Why alliances endure or collapse?” (1997) đăng trên Survival: Global Politics and Strategy, Walt đưa ra lý giải về nguyên nhân bền vững và sụp đổ của các quan hệ đồng minh [162]. Về tiêu chí đánh giá sức mạnh cường quốc, nước tầm trung, nước nhỏ và quan hệ giữa các nhóm nước này: Trong Theory of International Politics, Waltz đề cao yếu tố vật chất (quân sự, kinh tế, tài nguyên..) trong sức mạnh tổng thể quốc gia và xem đây là tiêu chí đánh giá thế lực của một nước [157, tr.171- 189]. Đến năm 1990, Joseph Nye đưa khái niệm “sức mạnh mềm” (yếu tố/sức hấp dẫn phi vật chất) đã giảm bớt sự nhấn mạnh quá mức vào vai trò của “sức mạnh cứng” và bổ sung cho “sức mạnh cứng” trong sức mạnh tổng thể quốc gia. Sau này, Joseph Nye tiếp tục bổ sung quan điểm về “sức mạnh thông minh”. Trong cuốn Quan hệ Mỹ - Trung: hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực (2011) của Nguyễn Thái Yên Hương (chủ biên), các tác giả đánh giá “sức mạnh thông minh” là cách tiếp cận mới về quyền lực trong QHQT khi nhấn mạnh việc kết hợp một cách thông thạo cả sức mạnh cứng và mềm, có thể đánh giá qua cách sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ dưới thời Obama [23]. Trong bài “Bàn về cách tiếp cận của lý luận phương Tây về Trật tự thế giới” của Vũ Lê Thái Hoàng trên Nghiên cứu quốc tế (2011), tác giả cho rằng nước lớn hay nước nh đều có thể phát huy sức mạnh thông minh này để đạt được mục tiêu của mình [18]. Trong bài “Sống chung với nước láng giềng lớn hơn: thực tiễn và chính sách” trên Nghiên cứu Quốc tế (2010), Nguyễn Vũ Tùng đánh giá việc áp dụng chính sách “phù thịnh” (ở các mức độ khác nhau) là một sự lựa chọn chính sách phổ biến. Tuy nhiên, phù thịnh không có nghĩa là nước nh coi nhẹ các nguyên tắc chủ yếu mà vẫn phải giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong quan hệ với nước lớn, điển hình như trong trường hợp với Hàn Quốc là nhu cầu gia tăng quyền kiểm soát việc hoạch định chính sách chung, ra quyết định cùng với Hoa Kỳ [68, tr.169-183]. 7 Về khả năng vận dụng Chủ nghĩa THT vào nghiên cứu: Trong bài: “International Relations: One World, Many Theories” trên Foreign Policy (1998), Stephen Walt cho rằng sự tự điều chỉnh của CNHT diễn ra mạnh mẽ trong từng bối cảnh lịch sử giống như CSĐN của các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ [160, tr.29-32+34-46]. Do đó, một khi đã có sự bổ sung về phương pháp luận, thuyết THT hoàn toàn đủ tính cập nhật để phân tích QHQT. Trong bài “Is Neorealism a Deterministic Theory of International Relations?” của Lucas G. Freire đăng trên International Studies (Jawaharlal Nehru University, 2019), tác giả đã phản biện lại những ý kiến phê bình và đi đến kết luận rằng Chủ nghĩa THT không phải là một lý thuyết cố định mà là một lý thuyết mở cho các nhà nghiên cứu [101]. Trong bài “Power Transition, the Two-Good Theory, and Neorealism: A Comparison with Comments on Recent U.S. Foreign Policy” đăng trên International Interactions (2007), Glenn Palmer & T. Clifton Morgan cho rằng thuyết THT lý giải khá rõ CSĐN Hoa Kỳ dù ở giai đoạn nào, tuy nhiên để lý giải về cách tiếp cận đơn phương, áp đặt của Hoa Kỳ cần bổ sung thêm một số góc nhìn khác [156, tr.329-346]. Trong bài “Waltz and the world: Neorealism as international political theory?” đăng trên International Politics (2013), Adam R.C. Humphreys đánh giá sự phục hồi gần đây của trường phái Hiện thực phong phú hơn về mặt thực nghiệm và đạo đức liên quan đến một sự tương phản rõ ràng với những khát vọng giải thích khoa học hơn [107, tr.863-879]. Ngược lại, trong bài “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia” đăng trong cuốn International Relations of Asia (2008), Amitav Acharya đánh giá phái Hiện thực và Chủ nghĩa THT không còn phù hợp với thực tiễn châu Á, nhất là thuyết cân bằng quyền lực của Waltz khi trật tự hai cực sụp đổ [71, tr.57-82]. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, tác giả luận án lại cho rằng nhận định Amitav Acharya bắt đầu bị thực tiễn phủ nhận. “Khoảng trống quyền lực” của Liên Xô để lại đang có dấu hiệu được che lấp, thế lưỡng cực có thể sẽ trở lại như quan điểm của Waltz. Điều này phần nào thể hiện trong cuốn International Relations Theory and the Asia-Pacific (2003) của G. John Ikenberry and Michael Mastanduno khi các tác giả phân tích khá sâu sắc về sự 8 tương tác giữa siêu cường đang suy giảm là Hoa Kỳ và cường quốc đang lên là Trung Quốc, qua đó đưa ra một số kịch bản về trật tự khu vực trong tương lai mà vai trò của hai cực ngày càng rõ ràng [108]. Cuốn Chính sách đối ngoại Mỹ: Tiếp cận từ thuyết Hiện thực mới và trường hợp đối với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay (NXB. Chính trị quốc gia, 2020) của Lê Đình Tĩnh tại Học viện Ngoại giao kết luận các chính quyền Hoa Kỳ luôn lấy lợi ích quốc gia làm nền tảng hoạch định chính sách, áp dụng cho cả đồng minh và đối thủ [57]. Chính sách của Hoa Kỳ với các đồng minh truyền thống như Hàn Quốc hoàn toàn có thể được điều chỉnh khi lợi ích quốc gia được Hoa Kỳ xác định theo từng giai đoạn. Lê Đình Tĩnh cũng đưa ra đánh giá về sự khả thi và hạn chế, điểm mờ khi áp dụng Chủ nghĩa THT để phân tích CSĐN Hoa Kỳ. 2.2. Nghiên cứu về quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc Về diễn trình quan hệ: Cuốn The U.S.- ROK Alliance in the 21st Century (nhiều tác giả) với 11 chương do Viện Nghiên cứu thống nhất Hàn Quốc phát hành năm 2009 tổng kết các thành tựu, tồn tại trong quan hệ đồng minh song phương, tập trung vào giai đoạn 2008-2016. Nhận định Đông Bắc Á là khu vực mà lợi ích của một số cường quốc luôn thay đổi liên tục giữa cạnh tranh và hợp tác, nhóm tác giả trình bày một cách chi tiết bối cảnh lịch sử và quốc tế cũng như tình hình và nội lực của hai chủ thể, từ đó làm rõ tầm nh...u. Ví dụ, nhiều người cho rằng Thế chiến I bị gây ra bởi tương tác giữa hai khối cân bằng và đối lập nhau. Thế nhưng có quan điểm khác lại cho rằng Thế chiến II có nguyên nhân là do sự thất bại của một số nước trong việc cân bằng cán cân sức mạnh bằng cách kết hợp với nhau chống lại một khối khác đang hình thành [157, tr. 60-78]. Theo Waltz, quan hệ đồng minh là một kết quả của quá trình tương tác giữa các quốc gia dẫn đến thay đổi ở cấp độ đơn vị (quốc gia) trong HTQT. Vì thế, những thay đổi của các cường quốc (nắm trong tay quyền lực chủ chốt) cũng 23 ảnh hưởng cách các quốc gia tự cứu, bao gồm các nước tầm trung và nước nh . Những thay đổi lớn diễn ra khi số lượng các siêu cường giảm xuống còn hai hoặc một. Nếu có nhiều hơn hai siêu cường, các quốc gia sẽ dựa vào chính nguồn lực bên trong và quan hệ đồng minh giữa chúng và các quốc gia khác. Sự cạnh tranh trong hệ thống đa cực phức tạp hơn trong hệ thống hai cực vì khi số lượng các quốc gia tăng lên thì sự không chắc chắn về so sánh lực lượng giữa các quốc gia cũng tăng theo, và bởi vì sẽ rất khó để ước lượng mức độ gắn kết và sức mạnh của các khối đồng minh. Sự đóng góp của các quốc gia này đối với an ninh của quốc gia khác đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì các nước này đều có kích cỡ tương tự. Vì các đồng minh chính phụ thuộc lẫn nhau về mặt quân sự, sự rút lui của một nước sẽ làm cho các đối tác còn lại trở nên yếu đi hẳn so với khối đồng minh đối thủ. Bên cạnh đó, một số học giả cho rằng việc thiết lập quan hệ đồng minh cũng là một cách để các cường quốc để quản lý, hạn chế và kiểm soát chính đối tác. Rõ ràng chức năng này phụ thuộc vào sự tồn tại của một số mục đích cân bằng bên ngoài. Tuy quan điểm này có thể không giải thích rõ về sự hình thành nhưng có thể làm sáng t thêm về nguyên nhân tan rã của các quan hệ đồng minh. Trong trường hợp này, nếu quốc gia đồng minh trở nên quá mạnh để kiểm soát được thì mô hình ấy sẽ không tồn tại được lâu3. Từ góc độ “cân bằng các mối đe dọa” (balance of threats) Trong lý thuyết “Sự cân bằng của các mối đe dọa”, Stephen Walt lập luận rằng chính sách cân bằng thật ra bắt nguồn từ một nguyên nhân khác, đó là sự sợ hãi. Các nước yếu hơn gặp khó khăn nhiều hơn để thiết lập các tổ chức phục vụ mục đích của mình theo cách của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh. Các quốc gia có xu hướng cân bằng lại những nước mà họ cảm thấy gây nên mối đe dọa với mình, hơn là cân bằng lại một nước sở hữu sức mạnh vượt trội hơn [162]. Theo Walt, đôi khi giữa các nước đồng minh với nhau dường như không 3 Nội dung này có thể giải thích việc Hoa Kỳ kiểm soát chính sách, bước đi và cả sự lớn mạnh của Hàn Quốc, nhất là những hành động có thể gây phương hại đến lợi ích của Hoa Kỳ. 24 cân bằng về sức mạnh. Ví dụ, trong phần lớn thời chiến tranh Lạnh, các khối đồng minh tập trung vào Hoa Kỳ mạnh hơn, được đo bằng một số chỉ số về khả năng, so với các đồng minh xoay quanh Liên Xô. Walt đã giải quyết những bất thường rõ ràng như vậy bằng cách lập luận rằng các quốc gia hình thành các quan hệ đồng minh để đối phó với các mối đe dọa chung, không chỉ là sức mạnh. Mặc dù sức mạnh tổng hợp là một thành phần quan trọng của mối đe dọa, nhưng nó không phải là duy nhất. Làm thế nào đe dọa một nhà nước cụ thể dường như cũng là một chức năng của sự gần gũi về địa lý, khả năng tấn công và sự hung hăng. Do đó, Liên Xô, nhờ sự gần gũi tương đối, lực lượng quân sự khổng lồ và hệ tư tưởng, dường như đặt ra mối đe dọa lớn hơn đối với các nước láng giềng mạnh nhưng kém mạnh mẽ hơn, như Pháp, Tây Đức, Nhật Bản và Anh, đã chọn trở thành đồng minh với Hoa Kỳ [162]. Lý thuyết cân bằng mối đe dọa làm sáng t câu h i về độ bền vững và sự sụp đổ của quan hệ đồng minh nằm ở sự tồn tại hay thay đổi nhận thức về mối đe dọa, thể hiện trên các phương diện: (i) Sự suy giảm về mức độ của mối đe dọa do kẻ thù gây ra sẽ khiến cho mối quan hệ này suy yếu hoặc tan rã như Glenn Snyder đã viết rằng “quan hệ đồng minh không có ý nghĩa gì nếu không có lời đe doạ từ bên ngoài mà vốn ban đầu quan hệ đồng minh được hình thành để đối phó”. Kiểu thay đổi này có thể do nhiều lý do khác nha như: sự thay đổi trong cân bằng lực lượng (khi các quốc gia là mối đe dọa trở nên suy yếu); sự mạnh lên đáng kể của một quốc gia thành viên trong khối đồng minh (khi quốc gia trở thành cường quốc sẽ giảm nhu cầu được hỗ trợ và có thể trở thành mối đe dọa mới của chính đồng minh cũ); (ii) Quan hệ đồng minh có thể xấu đi nếu như các thành viên nhận định lại về mục tiêu của các quốc gia khác. Cụ thể nếu như các thành viên trong quan hệ đồng minh được thuyết phục rằng kẻ thù của họ không hung hăng như họ từng e sợ, hoặc nếu một nước thành viên trở nên hiếu chiến sẽ khiến các đồng minh e ngại bị kéo vào chiến sự; (iii) Ngay cả khi mối đe dọa vẫn còn hiện diện, một quan hệ đồng minh vẫn có thể bị tan rã nếu các thành viên tìm cách bảo vệ mình bằng phương thức khác (do năng lực tăng nhanh, thay đổi 25 trong công nghệ quân sự... nhanh hơn kẻ thù) [162]. Đó cũng là cách lý giải tại sao những quan hệ đồng minh có thiên hướng tấn công nhìn chung lại mong manh hơn những quan hệ đồng minh nghiêng về phòng thủ. Khi đối thủ đã bị đánh bại, động cơ không còn thì tranh cãi về việc phân chia quyền lực ảnh hưởng có thể nổ ra trong nội bộ khối đồng minh thiên về tấn công4. [10] Ngoài ra, Chủ nghĩa THT còn đề cập đến các lý do như mức độ khả tín giảm sút (xuất hiện nghi ngại khả năng hoàn thành mục tiêu chung, tính hiệu quả của quan hệ đồng minh), tác động từ chính trị trong nước (xu hướng dân số và xã hội, cạnh tranh chính trị nội bộ, chia rẽ quan điểm/ý thức hệ, thay đổi chế độ..) để nói về sự tan rã. Sự bền vững của các quan hệ đồng minh ngoài việc duy trì lý do ban đầu hình thức (cân bằng quyền lực, cân bằng mối đe dọa), các học giả của Chủ nghĩa THT còn lưu tâm đến tác động từ sự lãnh đạo bá quyền, tính thể chế và ổn định hay nhu cầu cộng đồng an ninh chung [161] [162]. 1.1.2. Khuôn khổ phân tích của Chủ nghĩa Tân Hiện thực 1.1.2.1. Môi trường quốc tế và đơn vị quốc gia Chủ nghĩa THT vẫn bảo lưu một số quan điểm cơ bản của CNHT Cổ điển và không đề xuất nhiều luận điểm về hành vi của quốc gia trong hệ thống mặc dù thừa nhận vai trò trung tâm của quốc gia. Tuy vậy, những giả định về hành vi quốc gia của những đại biểu THT như Kenneth Waltz (Phòng thủ) hay John Mearsheimer (Tấn công) lại có sức ảnh hưởng không kém những nhận định của họ về hệ thống [55]. Tựu trung lại: Một là, môi trường quốc tế tồn tại trong tình trạng vô chính phủ5, không có một quyền lực đứng trên các quốc gia; Hai là, chủ thể đóng vai trò trung tâm trong HTQT là “quốc gia – dân tộc” có chủ quyền trong khi các chủ thể khác như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, 4 Do đó, quan hệ đồng minh Phổ – Ý năm 1866 chỉ kéo dài một vài tuần, còn các nước tham gia Khối Balkan năm 1912 gồm Bulgaria, Serbia và Hy Lạp bất ngờ tấn công lẫn nhau chỉ vài ngày sau chiến thắng Thổ Nhĩ Kỳ tháng 5/1913. 5 Trong phạm vi một quốc gia, nhà nước – với quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp -giữ nhiệm vụ ban hành luật pháp, chế tài người vi phạm nhằm đảm bảo an ninh, trật tự của xã hội. Tuy nhiên trong hệ thống quốc tế, một thiết chế đảm bảo các chức năng như nhà nước của các quốc gia không tồn tại. An ninh và sự sống còn của mỗi quốc gia do họ tự bảo đảm, tùy thuộc vào sức mạnh nội tại hay các liên minh quân sự với đồng minh. Tình trạng thiếu vắng một siêu chính phủ đứng trên các quốc gia trong quan hệ quốc tế được gọi là tình trạng vô chính phủ. 26 các công ty đa quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò đáng kể; Ba là, mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống thông qua việc cố gắng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt. Điều này dẫn tới việc cạnh tranh là đặc điểm cố hữu của chính trị quốc tế. Các quốc gia luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau nhằm theo đuổi lợi ích quốc gia dưới dạng quyền lực, khiến cho các quốc gia không thể duy trì việc hợp tác một cách lâu dài. Cũng từ đó, Chủ nghĩa THT đánh giá các yếu tố vật chất (quân sự, kinh tế, dân số) có ý nghĩa quyết định trong việc đánh giá thế lực của một nước và quyết định thứ bậc/đẳng cấp giữa các chủ thể hơn là so với các yếu tố phi vật chất như ý tưởng, thể chế, sức mạnh mềm; Bốn là, trong một hệ thống mang tính cạnh tranh cao, các quốc gia sẽ theo đuổi chiến lược tự lực cánh sinh, lấy lợi ích quốc gia và nâng cao vị thế làm động lực cơ bản khi hoạch định chính sách. Các quốc gia ưu tiên các mục tiêu an ninh hơn so với kinh tế, có xu hướng coi trọng các mục tiêu ngắn hạn hơn so với dài hạn, nhất là để bảo đảm an ninh trước khả năng tấn công bằng vũ lực của đối thủ. Các quốc gia yếu hơn luôn tìm cách “cân bằng” lại thay vì “phù thịnh” các địch thủ hùng mạnh hơn trong hệ thống nhằm giảm thiểu sự chênh lệch về quyền lực, đồng nghĩa với giảm thiểu các đe dọa về an ninh. 1.1.2.2. Cách tiếp cận hệ thống và cấu trúc phân bố quyền lực của hệ thống Cách tiếp cận hệ thống Waltz không phủ nhận những tác động của các yếu tố bên dưới hệ thống như cấp độ cá nhân và các thuộc tính của đơn vị (chủ thể quốc gia) đến CSĐN và QHQT. Tuy nhiên, ông cho rằng đó là “cách tiếp cận giản lược” (reductionnist approach) và vì thế chưa lý giải hết nguyên nhân hành vi của quốc gia. Waltz cho rằng ít người có thể thoát kh i định kiến rằng các sự kiện quốc tế được xác định, hơn là chỉ bị tác động bởi đặc tính của quốc gia. Do đó, không thể suy luận được đặc điểm của chính trị quốc tế chỉ từ đặc trưng của các quốc gia, ta cũng không thể nắm rõ chính trị quốc tế bằng cách cộng gộp CSĐN và hành vi đối ngoại của các nước. Từ nhận thức đó, Waltz đề xuất bổ sung cách 27 tiếp cận “từ trên xuống” (downward), tức là tập trung vào các ảnh hưởng của HTQT đến QHQT cũng như khi phân tích nguyên nhân các quốc gia theo đuổi quyền lực - đó chính là cấp độ hệ thống (systemist approach) [157, tr.60-78]. Waltz cho rằng phần lớn các học giả đều mô tả chính trị quốc tế như hình 1.1. Hình 1.1: Lối tiếp cận giản lƣợc (Kenneth Waltz) [Nguồn: 21, tr.63] Trong khi đó, Trong khi đó, Waltz cho rằng chính trị quốc tế cần phải tiếp cận như trong hình 2 do tác động rõ ràng của hệ thống. . Hình 1.2: Cách tiếp cận hệ thống (Kenneth Waltz) [Nguồn: 21, tr.63] Trong hình 1.1, N1, N2, 3 là các quốc gia tạo ra các tác động từ cấu trúc nội tại của chúng. X1, X2, 3 là các hành vi bên ngoài của quốc gia và sự tương tác giữa chúng. Không có bất cứ một nhân tố hay động lực hệ thống nào được mô tả trong hình. Còn trong hình 1.2, hình tròn là đại diện cấu trúc hệ thống quốc tế. Như các mũi tên cho thấy, cấu trúc tác động lên cả tương tác giữa các quốc gia và đặc điểm của chúng. 28 Theo đó, HTQT đóng vai trò như môi trường bên ngoài của QHQT, có thể tác động dẫn đến thuận lợi hay gây khó khăn trong việc thực thi quan hệ và CSĐN. Theo Waltz, một hệ thống cần được nhận biết trên hai tầng nấc. Ở tầng thứ nhất, hệ thống được xác định bởi một tập hợp các đơn vị (quốc gia) tương tác đơn thuần với nhau. Ở tầng tiếp theo, hệ thống được tạo bởi cấu trúc và chính cấu trúc là bộ phận ở cấp độ hệ thống giúp nối kết các đơn vị để hình thành nên hệ thống. Nghĩa là, tập hợp các đơn vị có tương tác với nhau và phải có cấu trúc thì mới là hệ thống [157, tr.79-101]. Từ đó, Waltz cho rằng cách tiếp cận hệ thống có thể tóm lược bằng mối quan hệ qua lại giữa cấu trúc HTQT và các đơn vị có tương tác với nhau trong HTQT6, như trong hình 3.1: Hình 1.3: Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống trong chính trị quốc tế (Kenneth Waltz) [Nguồn: 157, tr.40] Cấu trúc phân bố quyền lực của hệ thống Cấu trúc này được xác định bằng sự sắp xếp các bộ phận trong hệ thống gồm ba điểm: (i) Nguyên tắc sắp xếp để hệ thống vận hành, trật tự là gì? Hệ thống sẽ biến đổi nếu nguyên tắc trật tự này được thay thế bởi nguyên tắc trật tự khác; 6 Đọc thêm trong Hoàng Khắc Nam (2018), “Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực mới: từ xã hội học tới Kenneth Waltz”, Kỷ yếu Hội thảo Cơ sở lý luận về cấu trúc trong quan hệ quốc tế và sự vận dụng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tr. 1-12. 29 (ii) Sự thay đổi chức năng của đơn vị khác nhau trong hệ thống. Hệ thống sẽ thay đổi nếu các đơn vị mang chức năng khác nhau; (iii) Sự phân bố quyền lực, tương quan so sánh lực lượng giữa các đơn vị (quốc gia) cấu thành nên hệ thống. Thay đổi trong sự phân bố này sẽ là sự thay đổi hệ thống. Ở điểm thứ nhất, chủ nghĩa THT kế thừa quan điểm chung của phái Hiện thực cho rằng HTQT không được tổ chức theo trật tự thứ bậc như hệ thống chính trị nội bộ quốc gia mà vận hành theo nguyên tắc vô chính phủ. Ở điểm thứ hai, quốc gia (đơn vị của hệ thống) có lợi ích cơ bản tương đối giống nhau và xuyên suốt khi đều tập trung vào an ninh và quyền lực. Vì thế, chức năng cơ bản của quốc gia cũng không thay đổi. Khi nguyên tắc vô chính phủ không thay đổi, khi lợi ích cơ bản của các quốc gia tương đối giống nhau và không thay đổi, biến số có thể làm thay đổi hành vi quốc gia và QHQT chính là “sự phân bố quyền lực giữa các quốc gia trong hệ thống”. Vì thế, sự phân bố quyền lực chính là cấu trúc của hệ thống và cấu trúc này thực chất là “cấu trúc quyền lực” [95, tr.13]. Do đó, các quốc gia tìm cách nâng cao quyền lực, vì càng có nhiều quyền lực thì vị trí của nước đó trong hệ thống càng cao và an ninh của quốc gia đó càng được đảm bảo. Do nhấn mạnh tác động của bản chất của HTQT đối với chính sách theo đuổi quyền lực của các quốc gia nên có quan điểm gọi Chủ nghĩa THT là Chủ nghĩa Hiện thực Cấu trúc (Structural Realism)7. Cấu trúc phân bố quyền lực được thể hiện bằng các cực và sự phân tầng giữa các phần tử phản ánh mức độ chênh nhau về quyền lực. Mức độ chênh lệch quyền lực càng lớn, sự phân tầng càng cao và ngược lại. Sự phân bố quyền lực nằm trong tay các cường quốc (tương qua so sánh lực lượng) và sự thay đổi của HTQT cũng phụ thuộc vào sự thay đổi tương quan quyền lực giữa chúng [38, tr.37]. Do đó, các cường quốc thường nắm được quyền lực lớn và có khả năng chi 7 Cũng có quan điểm cho rằng giữa “Tân Hiện thực” và “Hiện thức Cấu trúc” có những sự khác nhau nhất định xét về mặt thuật ngữ , đặc biệt là khác nhau trong quan niệm về quyền lực. Bản thân Kenneth Waltz cũng gọi “Tân Hiện thực” là “Hiện thực Cấu trúc” và trong khuôn khổ này, Luận án cũng tiếp cận tương tự. 30 phối cấu trúc nên sự đấu tranh giữa chúng cũng dễ xảy ra để thay đổi cấu trúc theo hướng có lợi cho mình. Trường phái Hiện thực nêu ra bốn dạng cấu trúc quyền lực: Hệ thống đơn cực (Unipolar system), Hệ thống hai cực (Bipolar system); Hệ thống ba cực (Tripolar system), Hệ thống đa cực (Multipolar system)8. Waltz cho rằng chính trị quốc tế nên là một hệ thống có ít cường quốc, cụ thể hơn là chỉ cần hai cường quốc và lưỡng cực ổn định hơn thế đa cực, nhưng một số nhà THT khác lại ủng hộ hệ thống một cực hoặc đa cực [157, tr.161-103]. Cấu trúc quyền lực của HTQT có tác động quyết định đến hành vi của các quốc gia nhưng ngược lại các nước lớn (cùng các nước nh ) là những chủ thể xây dựng nên cấu trúc, và đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa hệ thống và đơn vị trong thuyết này. Như vậy, trái ngược với CNHT Cổ điển khi tập trung soi vào bản chất con người, coi QHQT đơn thuần là sự tương tác qua lại giữa các quốc gia bởi lợi ích và quyền lực, Chủ nghĩa THT nhấn mạnh cấu trúc của hệ thống như một thế lực chủ yếu chi phối QHQT9. Theo Waltz, việc xem chính trị quốc tế như một “hệ thống” với cấu trúc có thể mô tả và lý giải bằng ngôn ngữ khoa học chính là sự “thoát ly” căn bản của lý thuyết mới so với quan điểm truyền thống [38]. Theo Waltz, nhiều nhà khoa học khác cũng đã xây dựng khái niệm HTQT với tư cách sản phẩm của các đơn vị tương tác nhưng không thể chỉ ra được nhân tố tầm hệ thống nào tác động lên đơn vị hoặc b qua câu h i về cách thức môi trường tác động lên đơn vị. Bảng 1.1. dưới đây sẽ làm rõ thêm những khác nhau về quan điểm của CNHT Cổ điển với Chủ nghĩa THT và giữa các biến thể trong nội bộ Chủ nghĩa THT. 8 Cần nhấn mạnh rằng đây là cách phân chia của Trường phái Hiện thực. Trên thực tế, các quan điểm khác có những cách phân chia khác về cấu trúc quyền lực của HTQT. 9 Giống như trong kinh tế thị trường, thị trường không chỉ là nơi diễn ra hành vi giữa các chủ thể của hoạt động kinh tế mà thị trường tự điều tiết, can thiệp quan hệ giữa các chủ thể kinh tế và kết quả sản xuất. Hoặc thuyết THT cho rằng chiến tranh giữa các quốc gia xảy ra bắt nguồn từ cuộc chạy đua nhằm nâng cao quyền lực tương đối của mỗi quốc gia so với các quốc gia khác trong hệ thống chứ không phải do những khiếm khuyết trong bản chất con người. 31 Bảng 1.1: So sánh của tác giả Luận án về quan điểm về đơn vị (quốc gia) và HTQT giữa CNHT Cổ điển và các biến thể của Chủ nghĩa THT Quan điểm Quan điểm về về đơn vị hệ thống Diễn giải cơ bản (quốc gia) quốc tế Các yếu tố nọ i địa, quyền CNHT lực, lợi ích của chủ thể, ý Cổ Rất quan Không coi trọng chí của các nhân tố sẽ tác điển trọng động đến hoạch định chính sách Coi trọng từ Cấu trúc phân bố quyền CNHT góc độ đơn vị lực sẽ tác động đến CSĐN Tân Hiện thực đó dựa vào lợi Đặc biệt coi và QHQT của chủ thể. Hiện Phòng thủ ích để hành trọng Những nhân tố bên trong thực động quốc gia có tác động nhưng không đáng kể. Hiện thực Không coi Rất quan trọng, Những đọ ng lực từ hẹ Tấn Công trọng vo chính phủ là thống sẽ tác động đến hỗn mang CSĐN và QHQT Những đọ ng lực từ hẹ Hiện thực Quan trọng; thống (biến số đọ c lạ p) và Tân Cổ Coi trọng Tình trạng vo những nha n tố be n trong điển chính phủ là mo (biến số can thiẹ p) sẽ tác hồ động đến CSĐN và QHQT 1.1.3. Khung phân tích quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc dưới góc độ Tân Hiện thực Luận án sử dụng các cấp độ phân tích QHQT theo lý luận của Chủ nghĩa THT để hình thành khung phân tích quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc, chú 32 trọng cấp độ hệ thống mà Chủ nghĩa THT xem là nhân tố chủ yếu chi phối QHQT. Việc phân tích ở cấp độ dưới hệ thống (đơn vị quốc gia và cá nhân) là để làm rõ những điểm mờ mà cấp độ hệ thống chưa luận giải được. 1.1.3.1. Cấp độ hệ thống Chủ nghĩa THT nhấn mạnh cấp độ phân tích hệ thống khi luận giải nguyên nhân các quốc gia tìm cách theo đuổi quyền lực. Khi sức ép bên ngoài hệ thống đủ lớn, thì dù quốc gia theo chế độ chính trị gì và do ai lãnh đạo, quốc gia sẽ đều có ứng xử như nhau. Những áp lực này chính là các yếu tố trong hệ thống quốc tế như mạng lưới đồng minh, mô hình thương mại, toàn cầu hóa nhưng theo Kenneth Waltz, trong hệ thống vô chính phủ, cấu trúc sự phân bố quyền lực giữa các đơn vị (quốc gia) trong hệ thống chính là yếu tố then chốt đối với quyền lực, an ninh, phát triển, ảnh hưởng của mỗi nước. Vì thế các quốc gia tìm cách nâng cao quyền lực, vì càng có nhiều quyền lực thì vị trí của mỗi nước trong hệ thống càng cao và an ninh càng được đảm bảo. Trong hệ thống vô chính phủ đó, chiến lược tối ưu của các quốc gia là chiếm hữu vị trí có lợi nhất. Theo đó, giả thuyết đặt ra là quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc chịu sự tác động từ các áp lực của HTQT và yếu tố chủ đạo là cấu trúc phân bố quyền lực tại Đông Bắc Á. Cấu trúc này do các nước lớn có lãnh thổ hoặc lợi ích tại đây nắm giữa là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tầng tiếp theo là Hàn Quốc, Triều Tiên Tùy vào sự phân bố quyền lực mà quốc gia sẽ chọn đối sách phù hợp để nâng cao vị thế của mình trong cấu trúc. Bên cạnh đó, cấu trúc này còn có các điểm nóng, mâu thuẫn dân tộc - lịch sử, cơ chế đa phương mới hình thành Nhìn vào thực tiễn QHQT tại Đông Bắc Á giai đoạn 2008-2019, sự trỗi dậy của Trung Quốc kéo theo cạnh tranh chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc chính là biến số hàng đầu trong cấu trúc tác động đến quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc. 1.1.3.2. Cấp độ dưới hệ thống Cấp độ dưới hệ thống của Chủ nghĩa THT phân tích quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc giai đoạn 2008-2019 bằng các lý giải từ hai cấp độ trong phạm vi quốc gia là cấp độ quốc gia và cấp độ cá nhân. 33 Cấp độ quốc gia nhấn mạnh các nhà nước và các quy trình chính trị nội bộ của họ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình QHQT, tập trung vào các yếu tố ít mang tính khái quát như cách tiếp cận vĩ mô phân tích HTQT, và cũng ít chi tiết hơn cách tiếp cận vi mô dựa vào các phân tích ở cấp độ cá nhân. Cấp độ này nhấn mạnh vai trò của sự tương tác giữa các chủ thể chính trị trong nước như các cơ quan hành pháp, lập pháp, các nhóm lợi ích đối với CSĐN của một quốc gia. Những tương tác đó nhằm hướng tới cách tiếp cận chính sách đề cao lợi ích quốc gia, th a mãn nhu cầu nội bộ. Theo đó, cấp độ quốc gia nhấn mạnh vai trò của sức ép trong nước lên sự hình thành hành vi của mỗi nước của các yếu tố bên trong đơn vị quốc gia đến hành vi của Hoa Kỳ, Hàn Quốc và quan hệ đồng minh. Cụ thể đó là sự tương tác giữa các nhóm đảng phái, các nhóm lợi ích kinh tế, các quan điểm của công luận Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Cấp độ cá nhân tập trung vào vai trò của các nhà lãnh đạo. Cách tiếp cận này xác định các đặc điểm của quy trình ra quyết định chính sách của con người, vốn hết sức phức tạp và bao gồm các công đoạn như thu thập thông tin, xử lý thông tin, thiết lập các mục tiêu chính sách, xem xét các lựa chọn và cuối cùng là đưa ra lựa chọn chính sách. Trong đó các phân tích về bản chất con người như tìm hiểu cách thức mà các bản chất của con người, như lòng tham, tính tự tôn, ích kỷ tác động tới các quyết định mà con người đưa ra như thế nào. Hành vi tổ chức xem xét cách thức con người tương tác với nhau như thế nào trong bối cảnh một tổ chức, ví dụ như một nhóm các nhà hoạch định chính sách, và tác động của sự tương tác đó đối với các chính sách. Trong khi đó các đặc điểm cá nhân tìm hiểu cách thức mà những đặc điểm riêng biệt của từng nhà hoạch định chính sách, như sở thích, tôn giáo, sắc tộc, xu hướng tư tưởng tác động tới các chính sách mà người đó đưa ra. Theo đó, giả định được cấp độ cá nhân nêu ra là sự phát triển, biến động trong quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc xuất phát từ quan điểm chính trị truyền thống, tính cách cá nhân của những người hoạch định chính sách - đứng đầu và có vai trò chủ yếu là Tổng thống. Sự lý giải ở cấp 34 độ này phản ánh thông qua thay đổi trong ưu tiên chính sách mỗi khi Hoa Kỳ, Hàn Quốc thay đổi Tổng thống. Mỗi yếu tố trên lại có giá trị khác nhau nhất định trong từng cấp độ phân tích - từ cấp độ cá nhân cho tới cấp độ chính trị nội bộ, cuối cùng là cấp độ hệ thống. Cả ba yếu tố - chủ thể, bối cảnh trong nước và các điều kiện mang tính hệ thống - đều góp phần đưa đến câu trả lời gần như hoàn chỉnh. Nhưng trong một số trường hợp nhất định sẽ có yếu tố này hay yếu tố kia nổi bật hơn. Một nhóm các yếu tố cụ thể có thể đưa đến kết luận về những nguyên nhân thúc đẩy hay kéo lùi quan hệ đồng minh Hoa Kỳ và Hàn Quốc, hoàn toàn khác biệt với kết luận dựa trên những nhóm nguyên nhân khác - và do đó đưa đến những dự đoán khác nhau về chính sách của mỗi nước kéo theo về chiều hướng vận động của quan hệ đồng minh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát về quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc 1.2.1.1. Nền tảng lịch sử, pháp lý Về lịch sử, sau hội nghị Yalta 1945, phe Đồng Minh phân chia kiểm soát Bán đảo Triều Tiên với đại diện của khối tư bản chủ nghĩa (Hoa Kỳ) và khối xã hội chủ nghĩa (Liên Xô). Trong giai đoạn đầu của chiến tranh Lạnh, từ ảnh hưởng của hai cực đến phong trào độc lập dân tộc và sự can dự từ bên ngoài, lần lượt hai nhà nước ra đời trên Bán đảo: Đại Hàn Dân Quốc vào tháng 8/1948 và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào tháng 9/1948 với hai ý thức hệ đối đầu. Ngày 25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Liên Xô và Trung Quốc yểm trợ cho Triều Tiên còn Hàn Quốc có Hoa Kỳ đứng sau. Năm 1953, tại hội nghị Geneva, các bên đồng ý đình chiến, lấy vĩ tuyến 38 chia đôi Bán đảo nhưng không một hiệp định hòa bình nào được ký nên xét về mặt kỹ thuật, tình trạng chiến tranh vẫn diễn ra đến tận ngày nay. Trong bối cảnh đó, ngày 1/10/1953, Hoa Kỳ và Hàn Quốc ký Hiệp ước phòng thủ song phương, đặt nền tảng pháp lý cho sự hình thành hệ thống liên kết phòng thủ giữa hai nước. Theo đó, các bên sẽ 35 tham khảo ý kiến của nhau và hỗ trợ quân sự bất cứ khi nào họ thấy có nguy cơ đe dọa tới an ninh của họ. Bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào vào khu vực kiểm soát của hai bên, có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và khu vực, hai bên cam kết sẽ cùng hành động để đáp trả lại những mối nguy hiểm đó. Từ đây, suốt gần bảy thập niên qua, quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc được củng cố, phát triển và ngày càng toàn diện. Quân đội Hoa Kỳ được đồn trú tại Hàn Quốc với cam kết mạnh mẽ về sự tham khảo ý kiến, bảo hộ và cùng hành động trong trường hợp Hàn Quốc bị tấn công vũ trang hoặc bất cứ động thái nào có thể gây nguy hiểm cho an ninh của cả hai nước lẫn và khu vực. Về pháp lý, đây là quan hệ đồng minh song phương khởi đầu với hiệp ước về quốc phòng, có tính ràng buộc pháp lý cao. Bên cạnh Hiệp ước 1953, hai nước cũng đã ký Hiệp định về địa vị quân Hoa Kỳ đóng tại Hàn Quốc ngày 9/7/1966, và những văn kiện quan trọng như “Hội nghị hiệp thương an ninh Hoa Kỳ - Hàn Quốc (SCM)”, “Bộ chỉ huy quân sự liên hợp Hoa Kỳ - Hàn Quốc (CFC)” và “Hiệp định chi viện thời chiến”... Do đó, quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc được đánh giá là mẫu mực vì có nhiều căn cứ pháp luật nhất, cơ chế kiện toàn nhất và hệ thống chỉ huy tác chiến hoàn chỉnh nhất trong số các đồng minh quân sự song phương của Hoa Kỳ tại CA-TBD sau Thế chiến II. Việc không thực hiện đúng các cam kết đã được nêu ra trong hiệp ước không những vi phạm hiệp ước mà còn có thể gây tổn thất nặng nề về mặt uy tín. Với Hoa Kỳ, tất cả các hiệp định quốc tế phải được Thượng viện phê chuẩn trước khi có hiệu lực, có nghĩa là cam kết của Hoa Kỳ trong quan hệ với đồng minh được đảm bảo có sự ủng hộ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa - một trong những nhân tố hàng đầu chi phối CSĐN Hoa Kỳ. Theo Ngô Di Lân, tất cả những yếu tố này giúp giảm thiểu khả năng Hoa Kỳ phản bội một đồng minh chính thức [31]10. Như 10 Khác với quan hệ đồng minh không chính thức thường dựa vào những sự hiểu biết ngầm giữa hai bên hoặc các thoả thuận trong biên bản ghi nhớ. Các Tổng thống Hoa Kỳ có thể sử dụng các bài diễn văn cùng các hợp đồng chuyển nhượng hay bán vũ khí để thể hiện cam kết của mình đối với an ninh của các đồng minh không chính thức như Israel. 36 vậy, Hàn Quốc thuộc nhóm đồng minh chính thức với mức độ cam kết an ninh cao từ Hoa Kỳ và ngược lại. 1.2.1.2. Nền tảng lợi ích Theo luận điểm của Chủ nghĩa THT, các khối đồng minh quân sự chính là biểu hiện rõ ràng nhất của cân bằng quyền lực. Theo cách lý giải đó, sau Thế chiến II, mặc dù là nước có ưu thế nhất, dai sức nhất trong phe thắng cuộc nhưng Hoa Kỳ cũng sớm nhận thức những nguy cơ từ các địa bàn có khả năng đe dọa đến an ninh, lợi ích của Hoa Kỳ. Việc nước này thiết lập hàng loạt đồng minh quân sự tại CA-TBD với Nhật Bản (1951), Australia (1951), Thái Lan (1950), Philippines (1951), Hàn Quốc (1953), Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan (1954) nhằm phục vụ hai mục tiêu hình thành một sự liên kết nhằm cân bằng lại với quyền lực của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đồng minh của Liên Xô trong bối cảnh Chủ nghĩa Cộng sản thắng thế ở CA-TBD. Riêng với phạm vi tiểu khu vực, việc thiết lập quan hệ đồng minh đưa Hàn Quốc vào hệ thống an ninh của Hoa Kỳ, trở thành trọng điểm chiến lược tại Đông Bắc Á trong đối đầu Hoa Kỳ - Liên Xô, từ đó xây dựng thế chiến lược cơ bản tại Bán đảo Triều Tiên trong suốt trật tự hai cực. Hàn Quốc còn đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ trong việc cân bằng từ xa, kiềm chế hoạt động của hải quân Liên Xô, kiểm soát các tuyến đường biển và liên lạc ở Đông Bắc Á do nước này nằm ở vị trí án ngữ ở Biển Hoàng Hải, Biển Đông Trung Hoa và eo biển Triều Tiên. Ở chiều ngược lại, việc ký hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ ở thời điểm 1953 chính là sự lựa chọn chính sách phù thịnh tuyệt đối theo cách lý giải của Chủ nghĩa THT khi năng lực quân sự và kinh tế đều không đảm bảo cho an ninh của một nước nh như Hàn Quốc. Dưới góc độ cân bằng mối đe dọa của Chủ nghĩa THT, Hoa Kỳ và Hàn Quốc thiết lập quan hệ đồng minh để đối phó với một sự đe dọa chung là nguy cơ tấn công quân sự từ Triều Tiên với sự hậu thuẫn của Liên Xô và Trung Quốc. Sự đe dọa này là cơ sở thực tiễn ban đầu tạo nên chức năng trung tâm của mô hình 37 đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc. Khi mối đe dọa ấy không hề giảm đi thì sự liên kết của hai đồng minh vẫn chặt chẽ như cách giải thích của các học giả THT. Với Hoa Kỳ, nước này sở hữu hệ thống đồng minh trải dài trên thế giới của Hoa Kỳ dưới hai dạng: đa phương (NATO, CENTO..) và song phương (Hoa Kỳ - Nhật Bản, Hoa Kỳ - Australia). Ở các khu vực Hoa Kỳ thiết lập các đồng minh đa phương, mối đe dọa chủ yếu đến từ một nơi duy nhất là Liên Xô. Khi các đồng minh cùng chia sẻ cùng đối mặt với một mối đe dọa, việc phối hợp ngang sẽ trở nên đặc biệt trọng yếu để đảm bảo không có mắt xích nào trong khối dễ bị thao túng. Hình thái đa phương là phù hợp nhất đối với mục tiêu phối hợp ngang giữa các đồng minh có chia sẻ cùng một mối đe dọa bởi khi đó hiệu suất phối hợp sẽ cao hơn. Ngược lại, khi mỗi đồng minh đối mặt với một mối đe dọa riêng, ưu tiên cao nhất không phải là phối hợp ngang mà là đưa ra được giải pháp nhanh gọn và hiệu quả nhất trong mọi tình huống. Khối đồng minh đa phương có nhiều thành viên nên sẽ có nhiều điểm phủ quyết (veto point), hệ quả là quá trình ra quyết sách sẽ dễ bế tắc và thiếu hiệu quả hơ...Thông tấn xã Viẹ t Nam (2012), “Sự thay đổi địa chính trị châu Á - Thái Bình Dương và ảnh hưởng đối với Trung Quốc”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Số: 290/TTX- ĐN), tr.1- 9. 50. Thông tấn xã Viẹ t Nam (2013), “Mạng lu ới hóa và triển vọng của hẹ thống lie n minh Mỹ - cha u Á - Thái Bình Du o ng”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, 2/6/2013. 51. Tho ng tấn xã Viẹ t Nam (2014), Kết thúc tập trận chung “Đại bàng non” Hàn Quốc – Mỹ, truy cập ngày 1/12/2018. 52. Paul R.Viotti & Mark V. Kaupi (2001), Lý luận quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế biên dịch, Hà Nội. 53. Trần Thị Tâm (2014), “Chính sách của Mỹ với vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên trong và sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh”, Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Khoa học Huế, 1(2). 157 54. Lê Đình Tĩnh (2011), “Chính sách đối ngoại Mỹ kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc: Hướng tiếp cận và một số vấn đề lý thuyết”, Nghiên cứu Quốc tế, 4 (87). 55. Lê Đình Tĩnh (2011), “Hợp tác Mỹ - Hạ nguồn Mê Công: Vượt trên cân bằng quyền lực truyền thống?”, Trang Nghiên cứu Biển Đông, cong-vt-tren-can-bng-quyn-lc-truyn-thng, truy cập ngày 1/8/2019. 56. Lê Đình Tĩnh (2012), “Thử tiếp cận hệ thống đối với chính sách đối ngoại Mỹ dưới chính quyền Obama”, Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (90). 57. Lê Đình Tĩnh (2013), Chính sách đối ngoại Mỹ: Tiếp cận từ thuyết Hiện thực Mới và trường hợp đối với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay, NXB. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 58. Nguyễn Hoàng Như Thanh (2016), “Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia”, Trang Nghiên cứu quốc tế. gia/#more-16205, truy cập ngày 15/6/2019. 59. Đặng Xua n Thanh (2012), “Bình cũ ru ợu mới hay mọ t số biểu hiẹ n gần đa y của chủ nghĩa da n tọ c tại Đo ng Bắc Á”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, 9 (139), tr. 3-11. 60. Nguyễn Viết Thảo (2017), “Quan hệ nước nh - nước lớn trong thế giới hiện nay”, Lý luận chính trị, 11. 61. Nguyễn Thị Thắm (2018), “Chính sách ngoại giao đa phương và tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên dưới chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, 9 (211), tr. 10-12 62. Lê Khu o ng Thùy (2011), “Sự điều chỉnh chính sách Đông Nam Á của chính quyền B.Obama”, Cha u Mỹ ngày nay, 1. 63. Phan Thị Anh Thư (2018), “65 năm liên minh Mỹ - Hàn và hệ quả đối với Hàn Quốc”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, 8 (210). 158 64. Lộc Thị Thủy (2014), “Chính sách Đông Bắc Á của Mỹ trong chiến lu ợc hu ớng đến Cha u Á - Thái Bình Du o ng”, Cha u Mỹ ngày nay, 1 (190). 65. Phan Thị Anh Thư (2016), Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 – 2010), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Huế. 66. Hà Anh Tuấn, Nguyễn Thu Hương (2018), “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Moon Jae-in”, Nghiên cứu Quốc tế, 4 (111), tr. 113-141. 67. Tạ Minh Tuấn (2012), “Cấu trúc an ninh khu vực cha u Á - Thái Bình Du o ng và vai trò của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh”, Cha u Mỹ ngày nay, 7. 68. Nguyễn Vũ Tùng (2010), “Sống chung với nước láng giềng lớn hơn: thực tiễn và chính sách”, Nghiên cứu Quốc tế, 2 (81), tr. 169-183. 69. Nguyễn Tru ờng (2013), Quan hệ quốc tế trong kỷ nguyên Á châu - Thái Bình Dương, NXB. Tri thức, Hà Nọ i. 70. Nguyễn Quốc Va n (2011), “Đảng phái chính trị và Quốc họ i Hoa Kỳ” trong Nguyễn Thái Ye n Hu o ng và Tạ Minh Tuấn (đồng chủ bie n) (2011), Các vấn đề nghie n cứu về Hoa Kỳ, NXB. Giáo dục Viẹ t Nam, Hà Nọ i, tr. 287-295. Tiếng Anh 71. Acharya, Amitav. (2008), “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia, Maryland: Rowman & Littlefield Publishers, pp. 57-82, ves%20on%20International%20Relations%20in%20Asia.pdf, truy cập ngày 1/5/2018. 72. Michael Auslin (2017), “Is It Time to Reassess the U.S.-South Korea Alliance?”, The Atlantic, https://www.theatlantic.com/international/archive/2017/06/south-korea- alliance-north-korea-kim-moon-trump/532113/, truy cập ngày 1/4/2019. 159 73. Arshid Iqbal Dar, Irfan Ul Haq, Tanveer Ahmad Khan (2017), “Alliances in international politics: A comparative study of Kenneth Waltz‟s and Stephen Walt‟s theories of Alliances”, Kaav international journal of arts, humanities & social sciences, 4(3), pp.44-51. 74. Richard Armitage, Victor D.Cha (2019), “The 66-year alliance between the U.S. and South Korea is in deep trouble”, The Washington post, https://www.washingtonpost.com/opinions/the-66-year-alliance-between- the-us-and-south-korea-is-in-deep-trouble/2019/11/22/63f593fc-0d63-11ea- bd9d-c628fd48b3a0_story.html, truy cập ngày 1/1/2020. 75. Doug Bandow (1992), The U.S.- South Korean Alliance: Time for a Change, Transaction Publisher, Washington D.C. 76. Christian Brose (2009), “The making of George W.Obama”, Foreign Policy, Vol.53. 77. Michael Beckley, Unrivaled (2018), Why America Will Remain the World’s Sole Superpower?, Cornell University Press, New York. 78. Hal Brands và Peter Feaver (2017), “What Are America‟s Alliances Good For?”, Parameters 47, No.2, pp. 26. 79. Markus Bells and Milani Marco (2017), “South Korea's next president faces a belligerent north and a confused US”, The Conversation, north-and-a-confused-us-77126, truy cập ngày 12/12/2018. 80. C.Fred Bergsten, Il Sakong (1996), “Korea- United States Cooperation in the New World Order”, Peterson Institute for international economics, Washington D.C. 81. Donal W. Boose (2003), Recalibrating the U.S.- Republic of Korea alliance, Diane Publishing, New York. 82. George Bush (1991), “Address Before a Joint Session of the Congress on the State of the Union”, The American Presidency Project. truy cập ngày 28/8/2019. 160 83. Arona Butcher (1999), “The Year in Trade (1997): Operation of the Trade Agreements Program”, 49th Report, Diane Publishing, pp.124-125. 84. Ted Galen Carpenter, Doug Bandow (2004), The Korean Conundrum: America's Troubled Relations with North and South Korea, Macmillan Publisher, New York. 85. Victor D.Cha (2002), “Forward Presence, Anti- Americanism, and the US- ROK Alliance‟s Future”, Korea Observer. 86. Victor D.Cha (2003), “The Coming Change in the US- Korea Alliance”, National Interest. https://nationalinterest.org/article/the-coming-change-in-the-us-korea- alliance-2306, truy cập ngày 4/6/2019. 87. Victor D. Cha (2010) “Powerplay: Origins of the U.S. Alliance System in Asia,” International Security, 34(3), pp.158-196. 88. Victor D.Cha (2012), The Impossible State: North Korea, Past and Future, Ecco/HarperCollins, New York. 89. Choe Sang-hun (2017), “South Korea‟s New President, Moon Jae-in, Promises New Approach to North”, The New York Times, 10/52017. https://www.nytimes.com/2017/05/10/world/asia/moon-jae-in-president- south-korea.html, truy cập ngày 5/8/2019. 90. William H.Cooper (2013), “Japan-US Relations, Issues for Congress”, CRS Report for Congress, Congressional Research Service, 2/8/2013. crs/row/R41481.pdf. 91. Wiliam H.Cooper (2014), “US-South Korea Relations”, CRS Report for Congress, Congressional Research Service, 12/4/2014. 92. Hillary R. Clinton (2011), “America's Pacific Century", Foreign Policy, https://foreignpolicy.com/2011/10/11/americas-pacific-century/, truy cập ngày 21/8/2018. 161 93. Richard T.Detrio (1989), Strategic Partners: South Korea and the United States, National Defense University Press, Washington D.C. 94. Michael C. Desch (1996), "Why Realists Disagree about the Third World," Security Studies 5, pp. 365. 95. Colin Elamn, Realism, Martin Griffths (editor) (2007), International Relations Theory for Twenty-First Century, Routhled, New York, pp.13-17. 96. Abraham M. Denmark, Richard Fontaine (2009), The U.S.- ROK Alliance in the 21st Century, Korea Institute for National Unification, Seoul. 97. Rosemary Foot (2017), “Power transitions and great power management: three decades of China–Japan–US relations”, The Pacific Review, 30(60), pp. 829-842. 98. Gideon Rose (1998), “Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy”, World Politics, 51(1), pp. 144-172. 99. Evans Revere (2016), “The U.S.-ROK Alliance: Projecting U.S. Power and Preserving Stability in Northeast Asia” in Asian alliances working paper series, The Brookings Institution, Washington DC. 100. Alexander N. Fedorovsky (1999), “Russian policy and interests in the Korean Peninsula”, Russia and Asia: The Emerging Security Agenda, Oxford University Press, Oxford, pp. 394 - 402. 101. Lucas G. Freire (2019), “Is Neorealism a Deterministic Theory of International Relations?”, International Sudies, Jawaharlal Nehru University, New Delhi. 102. Jason W. Forrester (2007), Congressional Attitudes on the Future of the U.S.- South Korea Relationship, CSIS, Washington D.C. 103. Benjamin Frankel (1995), “The Reading List: Debating Realism”, Security Studies 5 (Autumn 1995), pp. 185-187. 104. Gerry J.Gilmore (2009), “Obama Praises US-South Korea Alliance at London Summit”, Department of Defense, 2/4/2009. news/ newsarticle.aspx?id=53745, truy cập ngày 12/8/2018. 162 105. Kai He (2008), “Institutional Balancing and International Relations Theory: Economic Interdependence and Balance of Power Strategies in Southeast Asia”, European Journal of International Relations, (14)3, pp. 489–518. 106. Jordan Heiber (2007), “U.S- Korea Economic Relations: A Washington Perspective”, Korea’s Economy, pp. 51- 55. 107. Adam R.C. Humphreys (2013), “Waltz and the world: Neorealism as international political theory?”, International Politics, Macmillan Publishers Ltd, 50(6), pp. 863–879. 108. G. John Ikenberry and Michael Mastanduno (2003), International Relations Theory and the Asia-Pacific, Colombia University Press, New York. 109. George Modelski (1978), "The Long Cycle of Global Politic and Nation State”, Comparative Studies in Society and History 20, Seattle, USA. https://www.eolss.net/Sample-Chapters/C14/E1-35-01-08.pdf 110. Roh Moo-huyn, Sohn Jie- Ae (10/12/2007), “Interview with South Korean President Roh Moo- hyun”, CNN. asiapcf/12/08/talkasia.roh/, truy cập ngày 4/6/2019. 111. Joo Seung-ho, Kwak Tae-hwan (2013), North Korea's Second Nuclear Crisis and Northeast Asian Security, Ashgate Publishing, London. 112. Nicholas Johnston (2010), “US will never waves on South Korean Defense, Obama says in Troop visit”, Bloomberg. news/ 2010-11-11/u-s-will-never-waves-on- south-korean-defense-obama-sáy-in- troop-visit,html, truy cập ngày 4/6/2019. 113. Alisher Khamidov (2009), “Lee Muyng- bak Revolution: Explaining Continuity and Change in South Korea‟s Foreign Policy”, SAIS U.S. - Korea Yearbook 2008, Johns Hopkins University. 114. Young Whan Kihl (1997), “Unification Policies and Strategy if North and South Korea”, International Journal of Korean Studies, 1(1), pp. 231- 244. 163 115. Bae Jung-ho, Abraham Denmark (2008), The U.S.- ROK Alliance in the 21st Century, Korean Institute for National Unification, Seoul. 116. Kaufman (1994), "A Two-Level Interaction: Structure, Stable Liberal De mocracy, and U.S. Grand Strategy”, Security Studies, Vol.3. 117. Kang Young-soo, Seung-bum, Lee Sung-hoon, Yoon Hyun-jun (2016), “How Will a Trump Presidency Affect Koreas Trade?”, The Chosun Ilbo, english.chosun.com/site/data/html_dir/2016/11/10/2016111001484.html, truy cập ngày 4/6/2018. 118. Kim Hak-joon (1992), “The Influence of the American Constitution on South Korean Constitutional Development since 1948”, Asian Perspective, Vol.16. 119. Kim Choong-nam (2006), “Inter- Korean Relations and the Future of the U.S.- ROK Alliance”, International Journal of Korean Studies, 10(2), pp. 75-106 120. Regina Kim (2010), “Searchers and Planners: South Korea‟s Two Approaches to nation Branding”, US - Korea 2010 Year Book, US - Korea Institute at SAIS. 121. Regina Kim (2011), “South Korean Cutural Diplomacy and Efforts to Promote the ROK’s Brand Image in the United States and around the World”, Stanford Journal of East Asian Affairs, 11(1), pp. 125- 126. 122. Henry Kissinger (1964), A World Restored, Grosset and Dunlap, New York. 123. Alisher Khamidov (2009), “Lee Muyng-bak Revolution: Explaining Continuity and Change in South Korea‟s Foreign Policy”, SAIS U.S. - Korea Yearbook 2008, Johns Hopkins University, pp. 135. 124. Paul Kennedy (1987), The Rite and Fall of the Great Powers, Random House, New York. 125. Nien-chung Chang Liao (2018), “The sources of China's assertiveness: the system, domestic politics or leadership preferences?”, International Affairs, 92(4), pp. 817-833. 164 126. Mark Landler (2011), “S.Korean State Visit Highlights Bond Between 2 Leaders”, The New York Times, https://www.nytimes.com/2011/10/13/world/asia/south-korean-state-visit- highlights-bond-between-obama-and-lee-myung-bak.html, truy cập ngày 4/6/2018. 127. Morten Soendergaard Larsen (2019), “Tired of U.S. Dependence, South Korea Seeks to Build and Sell Its Own Weapons”, Foreign Policy, https://foreignpolicy.com/2019/11/01/south-korea-weapons-production- united-states/. truy cập ngày 1/1/2010. 128. Benjamin Lee (2016), “THAAD and the Sino-South Korean Strategic Dilemma”, The Diplomat, https://thediplomat.com/2016/10/thaad-and-the- sino-south-korean-strategic-dilemma/, truy cập ngày 1/1/2020. 129. Michelle Lee (2017), “North Korea's latest nuclear test was so powerful it reshaped the mountain above it.”, The Washington Post, https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2017/09/14/orth- koreas-latest-nuclear-test-was-so-powerful-it-reshaped-the-mountain- above-it/?utm_term=.0f28b892bef6, truy cập ngày 4/6/2018. 130. Lee Ji-yeun (2017), “Korea's High-Tech Economy Threatened by Chinese Catch-up”, Bloomberg, https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-04-05/korea-s-high-tech- economy-threatened-by-chinese-catch-up, truy cập ngày 1/1/2020. 131. Lee Jong-wha (2017), “The China-South Korea trade war must end”, The Japan Times, https://www.japantimes.co.jp/opinion/2017/03/26/commentary/world- commentary/china-south-korea-trade-war-must-end/#.Wd31yxOCyT8, truy cập ngày 02/01/2020. 132. Paul K. McDonald (2018), “America First? Explaining Continuity and Change in Trump‟s Foreign Policy”, Political Science Quarterly, No.3(133), pp.414. 165 133. John Mearsheirmer (1994), “The False Promise of International Institutions”, International Security, 19(3), pp. 5-49. 134. John Mearsheirmer (1994), Tragedy of Great Power Politics (2001), Norton, New York. 135. John Mearsheirmer (1995), “A Realist Reply”, International Security, (20)1. pp. 82–93. 136. John J. Mearsheimer và Stephen M. Walt (2016), “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs 95, số 4, pp. 70-83. 137. Mark E.Manyin, Emma Chanleet- Avery, Mary Beth Nikitin, Mi Ae Taylor (2010), U.S.- South Korea Relations, Congressional Research Service, Washington DC. 138. Mark E. Manyin, Emma Chanlett- Avery, Mary Beth Nikitin (2011), U.S.- South Korea Relations, Congressional Research Service, Washington DC. 139. Mark E.Manyin, Emma Chanlett- Avery, Mary Beth Nikitin (2012), U.S. - South Korea Relations, Congressional Research Service, Washington DC. 140. Mark E. Manyin, Mary Beth D. Nikitin, Emma Chanlett- Avery, William H. Cooper, Ian E. Rinehart (2014), U.S.- South Korea Relations, Congressional Research Service, pp. 1-3. 141. Ministry of Unification (2010), White Paper on Korean Unification 2010, Ministry of Unification, Seoul. 142. Office of the Press Secretary (16/6/2009), Joint vision for the Alliance of the Republic of Korea and the United States of America, The White House, https://www.whitehouse.gov/the- press- office/joint- vision- alliance- united- states- america- and- republic- korea>., truy cập ngày 4/6/2018. 143. Office of the Federal Register (U.S.) (2011), “Joint Statement by the United States of America and the Republic of Korea on the Alliance between the United States of America and the Republic of Korea”, Public Papers of the Presidents of the United States: Barack Obama, 2009, book 1, Government Printing Office. 166 144. Robert Endicott Osgood (1968), Alliances and American Foreign Policy, The Johns Hopkins Press, pp.17. 145. Jennifer Schuch Page, Jordan Heiber (2009), “U.S.- Korea Economic Relations: A Washington Perspective”, Korea’s Economy, V.25, pp. 64-66. 146. Gon Park (2013), A Challenge for the ROK- U.S. Alliance: Defense Cost- Sharing, The East Asia Institute, Seoul. 147. John Power (18/03/2013), “Should SOFA be revised?”, Korean Herald. > , truy cập ngày 4/6/2018. 148. James M. Minnich (2011), The Year 2012: South Korea's Resumption of Wartime Operational Control, Military Review, 91(3), pp. 2-7. 149. Ankit Phanda (2017), “China and South Korea: Examining the Resolution of the THAAD Impasse”, The Diplomat, https://thediplomat.com/2017/11/china-and-south-korea-examining-the- resolution-of-the-thaad-impasse/, truy cập ngày 5/6/2018. 150. Pollmann, Mina (2017), “What Next for Japan-South Korea Relations?” The Diplomat, https://thediplomat.com/2017/05/what-next-for-japan-south-korea- relations/, truy cập ngày 7/6/2018. 151. Jongryn Mo (2010), Grassroots Influences on the U.S.- ROK Alliance: The Role of Civil Society, Center for U.S.- Korea Policy, Washington DC. 152. Katherine Moon (2013), Protesting American: Democracy and the U.S - South Korea Alliance Global, Area, and International Archive, California. 153. Katherine Moon (2004), “South Korea - US relations”, Asian Perspective, 28(4), pp. 41-42. 154. Park Eun-young (2009), “The rule of law in the Republic of Korea”, Conference on Benchmarking development of the rule of law in Asia:1999 - 2009, Taipei. 167 155. Anthony V.Rinna (2019), Decrypting the Russia–South Korea relationship, East Asia Forum, https://www.eastasiaforum.org/2019/06/13/decrypting- the-russia-south-korea-relationship/, truy cập ngày 1/1/2020. 156. Glenn Palmer & T. Clifton Morgan (2007), “Power Transition, the Two- Good Theory, and Neorealism: A Comparison with Comments on Recent U.S. Foreign Policy” International Interactions, Vol.33, pp. 329–346. 157. Kenneth Neal Waltz (1979), Theory of International Politics, Random House, New York. 158. Kenneth Neal Waltz (2000), “Structural Realism after the Cold War”, International Security, 25(1), pp. 5-41. 159. Wendt, Alexander (1992), “Anarchy is what States Make of it: The Social Construction of Power Politics”, International Organization, 46(2), pp.391-425. 160. Stephen M. Walt (1998), “International Relations: One World, Many Theories”, Foreign Policy, 110, pp. 29-32+34-46. 161. Stephen M. Walt (1990), The Origins of Alliances, Ithaca, Cornell University Press, New York. 162. Stephen M. Walt. (1997), “Why alliances endure or collapse?”, Survival: Global Politics and Strategy, 39(1), pp. 156-179. 163. See Alexander Wendt (1992), “Anarchy Is What States Make of It”, International Organization, Vol.46. 164. Motoko Rich and Edward Wong (2019), “Under U.S. Pressure, South Korea Stays in Intelligence Pact With Japan”, The New York Times, https://www.nytimes.com/2019/11/22/world/asia/japan-south-korea- intelligence.html, truy cập ngày 1/1/2020. 165. David E. Sanger and Choe Sang-hun, (2017), “North Korean Nuclear Test Draws U.S. Warning of „Massive Military Response‟”, The New York Times,https://www.nytimes.com/2017/09/03/world/asia/north-korea- tremor-possible-6th-nuclear-test.html, truy cập ngày 4/6/2018. 168 166. David I. Steinberg (2005), Korean Attitudes toward the United States: Changing Dynamics, M.E.Sharpe, London, pp. 139-144. 167. Andrea Matles Savada, William Shaw (1992), South Korea: A country study, 4th edition, US. Government Printing office, Washington DC, pp. 257. 168. Randall L. Schweller (1996), “Neorealism's Status Quo Bias: What Security Dilemma?”, Security Studies 5, pp. 114-15. 169. Scott Snyder (2014), American Attitudes toward Korea: Growing Support for a Solid Relationship, The Chicago Council on Global Affairs, Chicago. 170. Glenn H. Snyder (2017), Alliance Politics, Cornell University Press, pp. 4. 171. Shin Gi-wook (2010, One Alliance, Two Lenses: U. S.-Korea Relations in a New Era, Stanford University Press, California. 172. Douglas T. Stuart, William T. Tow (2013), “A US Strategy for the Asia- Pacific”, Issue 299 of Adelphi papers, Routledge, New York. 173. Robert Sutter (1997), “Chinese and U.S. Relations with South Korea: Compatibilities and Conflicts”, International Journal of Korean Studies, Vol.1, No.1, International Council on Korean Studies, pp. 186+173-191. 174. Victor Teo, Lee Guen (2014), The Koreas between China and Japan, Cambridge Scholars Publishing, Cambridge. 175. The Asan Institute for Policy Studies (2014), “South Korean Attitudes on the Korea - US Alliance and Northeast Asia”, ASAN Report, Seoul, pp. 22. 176. The White House (2010), Remark by President Obama and Prime Minister Kan of Japan after Bilateral Meeting. prime-minister-kan-japan-after- bilateral-meeting, truy cập ngày 30/4/2018. 177. William R. Thomson, G. Modelski (1995), Leading Sectors and World Fours Powers: The coevolution of global politics and economics, University of South Corolina Presss, South Carolina. 169 178. Woo Jung-yeop (2017), “Trump, Moon, and the US-South Korea Alliance”, The Diplomat, https://thediplomat.com/2017/06/trump-moon- and-the-us-south-korea-alliance/, truy cập ngày 10/8/2019. 179. U.S. International Business Publications (2005), Korea, South Diplomatic Handbook, International Business Publications, Washington DC. 180. Yoo Hyon-joo (2012), “The Korea-US Alliance as a Source of Creeping Tension: A Korean Perspective”, Asian Perspective, Vol.36, pp. 331–351. 181. Yoo Hyon-joo (2012), “Domestic hurdles for system-driven behavior: Neoclassical realism and missile defense policies in Japan and South Korea”, 12(2), International Relations of the Asia-Pacific, pp. 317-348 182. Yoo Hyon-joo (2014), “The China factor in the US–South Korea alliance: the perceived usefulness of China in the Korean Peninsula”, Australian Journal of International Affai, 68(1), pp. 85-104. 183. Jingdong Yuan (2016), “The China Factor in South Korea's Foreign Relations”, East Asian Policy, 8(1), pp. 157-169. 184. Jingdong Yuan (2016), “Averting a US-China Showdown in the AsiaPacific”, International Affairs, 92(4), pp. 977-986 185. Jingdong Yuan (2018), “North Korea in 2018: Nuclear Charm Offensives”, East Asian Policy, 11(1), 121-132. 186. Jingdong Yuan (2019), “China's Core Interest and Critical Role in North Korea's Denuclearization”, East Asian Policy, 11(3), pp. 25- 38. 187. Ken Young (2013), “Revisiting NSC 68”, Journal of Cold War Studies, 15(1), pp. 3-33. TRANG WEB 188. Văn phòng Tổng thống Hoa Kỳ: https://www.whitehouse.gov/ 189. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ https://www.state.gov/u-s-relations-with-the-republic-of-korea/ 190. Bộ Thương mại Hoa Kỳ: https://www.commerce.gov/ 170 191. Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ: https://ustr.gov/ https://ustr.gov/trade-agreements/free-trade-agreements/korus-fta, truy cập ngày 31/3/2020 192. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ https://www.defense.gov/ https://www.vetfriends.com/resources/us_deployments_overseas.cfm, truy cập ngày 31/3/2020 193. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc: 194. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc: 195. Bộ Thống nhất Hàn Quốc: https://www.unikorea.go.kr/eng_unikorea/ 171 PHỤ LỤC 1 Phụ lục 1: Joint Statement by the United States of America and the Republic of Korea on the Alliance Between the United States of America and the Republic of Korea (Tuye n bố chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc về quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc ngày 16 tháng 6 na m 2009)40 The United States of America and the Republic of Korea are building an Alliance to ensure a peaceful, secure and prosperous future for the Korean Peninsula, the Asia- Pacific region, and the world. Our open societies, our commitment to free democracy and a market economy, and our sustained partnership provide a foundation for the enduring friendship, shared values, and mutual respect that tightly bind the American and Korean peoples. The bonds that underpin our Alliance and our partnership are strengthened and enriched by the close relationships among our citizens. We pledge to continue programs and efforts to build even closer ties between our societies, including cooperation among business, civic, cultural, academic, and other institutions. The United States- Republic of Korea Mutual Defense Treaty remains the cornerstone of the U.S.- ROK security relationship, which has guaranteed peace and stability on the Korean Peninsula and in Northeast Asia for over fifty years. Over that time, our security Alliance has strengthened and our partnership has widened to encompass political, economic, social and cultural cooperation. Together, on this solid foundation, we will build a comprehensive strategic alliance of bilateral, regional and global scope, based on common values and mutual trust. Together, we will work shoulder- to- shoulder to tackle challenges facing both our nations on behalf of the next generation. 40 Office of the Federal Register (U.S.) (2011), “Joint Statement by the United States of America and the Republic of Korea on the Alliance between the United States of America and the Republic of Korea”, Public Papers of the Presidents of the United States: Barack Obama, 2009, book 1, Government Printing Office. 172 The Alliance is adapting to changes in the 21st Century security environment. We will maintain a robust defense posture, backed by allied capabilities which support both nations' security interests. The continuing commitment of extended deterrence, including the U.S. nuclear umbrella, reinforces this assurance. In advancing the bilateral plan for restructuring the Alliance, the Republic of Korea will take the lead role in the combined defense of Korea, supported by an enduring and capable U.S. military force presence on the Korean Peninsula, in the region, and beyond. We will continue to deepen our strong bilateral economic, trade and investment relations. We recognize that the Korea- U.S. (KORUS) Free Trade Agreement could further strengthen these ties and we are committed to working together to chart a way forward. We aim to make low- carbon green growth into a new engine for sustainable economic prosperity and will closely cooperate in this regard. We will strengthen civil space cooperation, and work closely together on clean energy research and the peaceful uses of nuclear energy. Through our Alliance we aim to build a better future for all people on the Korean Peninsula, establishing a durable peace on the Peninsula and leading to peaceful reunification on the principles of free democracy and a market economy. We will work together to achieve the complete and verifiable elimination of North Korea's nuclear weapons and existing nuclear programs, as well as ballistic missile programs, and to promote respect for the fundamental human rights of the North Korean people. In the Asia- Pacific region we will work jointly with regional institutions and partners to foster prosperity, keep the peace, and improve the daily lives of the people of the region. We believe that open societies and open economies create prosperity and support human dignity, and our nations and civic organizations will promote human rights, democracy, free markets, and trade and investment liberalization in the region. To enhance security in the Asia- Pacific, 173 our governments will advocate for, and take part in, effective cooperative regional efforts to promote mutual understanding, confidence and transparency regarding security issues among the nations of the region. Our governments and our citizens will work closely to address the global challenges of terrorism, proliferation of weapons of mass destruction, piracy, organized crime and narcotics, climate change, poverty, infringement on human rights, energy security, and epidemic disease. The Alliance will enhance coordination on peacekeeping, post- conflict stabilization and development assistance, as is being undertaken in Iraq and Afghanistan. We will also strengthen coordination in multilateral mechanisms aimed at global economic recovery such as the G20. The United States of America and the Republic of Korea will work to achieve our common Alliance goals through strategic cooperation at every level. Proven bilateral mechanisms such as the Security Consultative Meeting and the Strategic Consultations for Allied Partnership will remain central to realizing this shared vision for the Alliance. 174 PHỤ LỤC 2 KHẢO SÁT CÁC QUỐC GIA ĐƢỢC YÊU THÍCH VÀ ÍT ĐƢỢC YÊU THÍCH NHẤT Ở HÀN QUỐC (2002, 2012)41 STT Các quốc gia đƣợc Các quốc gia ít đƣợc yêu thích nhất yêu thích nhất Quốc gia 2002 2012 Quốc gia 2002 2012 1 Hoa Kỳ 16,5% 21,5% Nhật Bản 33,4% 44,1% 2 Australia 12,5% 19% Trung Quốc 4,6% 9,1% 3 Thụy Sỹ 8,8% 8% Triều Tiên 17,3% 19,1% 4 Canada 6,6% 7,4% Hoa Kỳ 18% 4,8% 5 Anh 3% 5,1% Iraq 0,7% 0,7% 41 Nguồn: https://japantoday.com/category/national/s-korea-hates-japan-more-than-n-korea-gallup-poll- reveals

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_he_dong_minh_hoa_ky_han_quoc_tu_nam_2008_den_na.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án_NCS Bui Nguyen Bao.pdf
  • docTrang thông tin luận án_NCS Bui Nguyen Bao.doc
Tài liệu liên quan