Luận án Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Vương Trọng Đức THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG TRONG THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Vương Trọng Đức THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG TRONG THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚN

pdf269 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G DẪN KHOA HỌC: PGS. Lê Anh Vân Hà Nội - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tư liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận án Vương Trọng Đức ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................... III DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ IV MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG TRONG THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE ............................................................................................................. 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................ 12 1.2. Cơ sở lý luận về thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí ........................... 27 1.3. Khái quát về thiết kế tạp chí Heritage ................................................................ 40 CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE .................... 44 2.1. Nghệ thuật thiết kế bìa tạp chí Heritage ............................................................. 44 2.2. Nghệ thuật thiết kế dàn trang tạp chí Heritage ................................................... 53 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE TỪ CÁCH TIẾP CẬN LÝ THUYẾT THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG ........................................................... 80 3.1. Nhận thức Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage .................... 80 3.2. Phương pháp thể hiện Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage .. 99 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN VỀ THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG VÀ THIẾT KẾ TẠP CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................. 113 4.1. Thẩm mỹ truyền thông trên con đường phát triển của nghệ thuật đương đại .. 113 4.2. Xu hướng thiết kế tạp chí trong thời đại công nghệ truyền thông kỹ thuật số . 119 4.3. Bài học kinh nghiệm thẩm mỹ truyền thông trong sáng tạo của các nhà thiết kế ở Việt Nam .............................................................................................................. 128 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149 PHỤ LỤC ............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. iii DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2D Không gian 2 chiều 3D Không gian 3 chiều GS Giáo sư H Hình NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sư PL Phụ lục TC Tạp chí TCH Tạp chí Heritage TMTT Thẩm mỹ truyền thông TKDT Thiết kế dàn trang TS Tiến sĩ Tr Trang iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Sơ đồ phân tích cấu trúc của trang bìa tạp chí Heritage. 46 Bảng 2: Cấu trúc dàn trang nội dung ấn phẩm tạp chí Heritage.. 54 Bảng 3: Danh mục cấu trúc nội dung tạp chí Heritage 55 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21 tháng 6, những năm gần đây Hội báo chí Việt Nam thường tổ chức cuộc triển lãm “Báo chí Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển” tại thư viện Hà Nội. Triển lãm đã trưng bày những thành tựu của báo chí qua các thời kỳ, đặc biệt có hàng trăm ấn bản báo chí nguyên gốc từ thời kỳ đầu như An Nam tạp chí, Công luận, Phong hóa, Giai phẩm trong đó có Gia định báo của Trương Vĩnh Ký ra ngày 15 tháng 4 năm 1865 được coi là báo quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam. Những ấn phẩm báo chí vô giá đã tái hiện cả một khung cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ thứ 20 đã thực sự gây xúc động lớn cho công chúng, đặc biệt những người làm báo và các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Những trang bìa hay trang nhất của các báo thời đó thường được những danh họa trụ cột của mỹ thuật Việt Nam như Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân và một số họa sĩ thành danh khác trực tiếp minh họa. Hình ảnh của những cô gái Hà thành, người nông dân, binh sĩ, trí thức hay những nhân vật hài hước được khắc họa khá chân thực và giàu cảm xúc cùng với tiêu đề, tít chữ quốc ngữ. Khi so sánh với báo chí phương tây cùng thời, báo chí Việt Nam ban đầu được thiết kế dàn trang (TKDT) khá tùy hứng, đôi khi tự nhiên hồn hậu theo cảm hứng nghệ thuật của các họa sĩ của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Đặc điểm khác biệt rõ nét là trang bìa báo chí Việt Nam ngày ấy có xu hướng trình bày minh họa mang tính nghệ thuật nhiều hơn thay vì diễn đạt cấu trúc thông tin và truyền thông như báo chí châu Âu. Điều này chắc hẳn có những nguyên do xuất phát từ bối cảnh chính trị xã hội cũng như đặc tính văn hóa của dân tộc ta. Báo chí Việt Nam ngày nay cùng với báo chí thế giới đã có những bước chuyển mạnh mẽ bắt kịp thời đại trong đó ấn phẩm tạp chí là một mũi nhọn đi đầu về mặt thẩm mỹ TKDT. Cho đến nay các quy chuẩn hình thức TKDT tạp chí đã hoàn toàn hòa nhập với thế giới đạt tới quy chuẩn chung, xứng đáng một loại hình truyền thông giữ vai trò quan trọng trong xã hội. 2 Trong thời đại bùng nổ của thông tin và truyền thông, các xuất bản phẩm in ấn như báo, tạp chí đang phát huy sức mạnh to lớn của mình. Tuy nhiên trong sự phát triển ào ạt quá nóng thì các xuất bản phẩm đó cũng để lại không ít những vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm. Đặc biệt khâu đầu tiên trong quá trình in ấn là TKDT ấn phẩm giữ vai trò vô cùng quan trọng nhưng lại chưa thực sự đi đúng hướng. Trong khi các cơ sở đào tạo về thiết kế đồ họa thường chủ yếu dạy về thiết kế logo, áp phích, bao bì... tuy nhiên lại rất sơ sài về thiết kế ấn phẩm xuất bản. Hệ quả của nó là lĩnh vực TKDT báo chí chủ yếu dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm, học truyền khẩu, truyền tay đã trở nên méo mó và không dễ kiểm soát. Báo chí đang ở trong tình trạng lộ xộn và dễ dãi. So sánh một tờ báo Âu Mỹ và một tờ báo Việt Nam, ai cũng nhận thấy báo “Tây” sáng sủa, mạch lạc, dễ nhìn và “đẹp” hơn của ta. Phải chăng do chữ Việt quá nhiều dấu, câu trả lời là không phải, vấn đề nằm ở chỗ quan niệm thẩm mỹ trong thiết kế và trình bày. Tiêu chí dễ đọc, đưa thông tin nhanh mạnh dựa trên cơ sở chu trình đọc phải luôn đặt lên hàng đầu. Báo chí của ta bối rối về cách sử dụng đồ hình, biểu đồ có thể thay thế cho thông tin chữ dài lê thê. Phông chữ co kéo tùy tiện biến dạng mất đi sự cân đối của chữ, cỡ chữ lúc to lúc nhỏ không quy định chuẩn. Có một số tạp chí (TC) Việt Nam trình bày như vẽ tranh hoặc được trang trí lòe loẹt khiến chuyên gia nước ngoài tưởng nhầm là sách thiếu nhi. Thiết kế báo chí trực quan có hiệu quả là phải đảm bảo được mục đích chuyển tải thông tin đến với người đọc, thu hút được sự quan tâm của họ. Tờ báo thành công trong thiết kế cũng như trong quảng bá thương hiệu là tờ báo có cơ sở vững chắc về thông tin thị giác định đưa ra cho độc giả là gì, xác định chính xác độc giả của mình, phân định nguyên tắc trang trí đối ngược với truyền thông. Nghiên cứu phân cấp thông tin, tạo tầng, lớp thông tin, nắm vững chu trình đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ hình ảnh – chú thích ảnh – tiêu đề - mở đầu – nội dung. Ảnh báo chí được thiết kế sử dụng như tài nguyên thông tin và sự kể truyện bằng hiệu ứng thị giác đem lại hiệu quả nhanh hơn rất nhiều so với phần nội dung chữ. Thiết kế đồ hình, đồ họa (infography) là một ngôn ngữ nghệ thuật để nhấn 3 mạnh thông tin và chuyển tải thông tin một cách rõ ràng nhất tới độc giả. Nói cách khác có thể thay thế rất nhiều chữ bằng những đồ thị, biểu đồ, đồ hình ngắn gọn dễ hiểu. Trong một bài báo, tiêu đề và phần mở dầu đóng vai trò thành bại, nếu độc giả không muốn đọc tiêu đề và phần mở đầu thì họ sẽ không đọc bài báo đó. Màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả truyền đạt thông tin của bài báo tới độc giả. Trình bày dàn trang là hướng dẫn độc giả xác định được những thông tin quan trọng trong một trang báo, một bài báo, và một tờ báo. Thiết kế và dàn trang ấn phẩm báo chí thực sự là điểm nóng vô cùng hấp dẫn trong bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần được giải quyết kịp thời thấu đáo. Ở Việt Nam đã có một số tài liệu hướng dẫn về thiết kế dàn trang của Hội Nhà báo Việt Nam kết hợp với Trường báo chí Lille của Pháp, Cục Báo chí Bộ Thông tin – Truyền thông và Viện báo chí Fojo của Thụy điển. Tuy nhiên tài liệu mới dùng chủ yếu ở góc độ kỹ thuật mà chưa đề cập đến cái đẹp thẩm mỹ của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong TKDT báo chí. Việc nghiên cứu sự chuyển biến thẩm mỹ trong TKDT ấn phẩm TC là một yêu cầu cấp thiết hiện nay ở Việt Nam, khi bàn về lĩnh vực này chủ yếu các vấn đề đưa ra đều mang tính thực hành kỹ năng. Các tài liệu nghiên cứu lý thuyết không nhiều và cũng chưa bắt kịp được với sự phát triển đa dạng của nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC đương đại. Thiết kế dàn trang ấn phẩm TC là một công việc mỹ thuật nằm trong lĩnh vực thông tin truyền thông. Một thể loại thiết kế vận hành với rất nhiều sự trợ giúp của công nghệ như máy tính, chế bản, in ấn, liên quan trực tiếp đến văn hóa đọc và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong công nghiệp văn hóa, chắc chắn không thể nằm ngoài xu thế chuyển biến chung của nghệ thuật thị giác. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Dưới sự tác động của nhận thức mới trong thời đại khoa học công nghệ, TKDT ấn phẩm TC có sự chuyển biến mạnh mẽ về thẩm mỹ. Cùng với nghệ thuật đương đại, nghệ thuật TKDT ngày nay bộc lộ quan điểm thẩm mỹ mới, thẩm mỹ 4 truyền thông (TMTT). Tìm hiểu vấn đề này cần xác định các quan điểm của TMTT nhằm chỉ rõ những yếu tố thẩm mỹ trong TKDT ấn phẩm tạp chí (TC) mà ở đây sẽ xét cụ thể trường hợp tạp chí Heritage (TCH) của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Khi dòng TC thương mại giải trí mới bùng nổ ở Việt Nam, TCH do lợi thế về nguồn lực đã thực sự tạo được một vị thế tuyệt đối về cả nội dung lẫn hình thức thống trị thị trường quảng cáo Việt Nam. Nhưng cho đến nay cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về TC này, đặc biệt trong lĩnh vực thẩm mỹ TKDT. Bên cạnh đó lý thuyết TMTT, một lý thuyết ra đời trong bối cảnh nghệ thuật đương đại cũng chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam khai thác triệt để, nhất là trong lĩnh vực TKDT ấn phẩm TC Việt Nam. Bằng cách vận dụng các luận điểm của lý thuyết TMTT, có thể chỉ ra được những thành công và xu hướng của nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH, một TC có đầy đủ các yếu tố thành công với sự đóng góp của đông đảo các văn nhân, nghệ sĩ, doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Qua đó xác định được tính lan toả và bài học kinh nghiệm của TMTT trong thiết kế đồ hoạ. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định khái niệm và cơ sở lý luận của lý thuyết thẩm mỹ truyền thông, vận dụng các luận điểm cơ bản của TMTT nhằm chỉ ra những vấn đề thẩm mỹ được vận dụng trong TKDT tạp chí Heritage. Nghiên cứu nghệ thuật TKDT tạp chí Heritage có hai phần quan trọng, thiết kế trang bìa và TKDT nội dung TC. Trang bìa có vai trò quan trọng đặc biệt và có đặc điểm thiết kế riêng, khác biệt với hệ thống các trang nội dung. Các hạng mục nghiên cứu đi sâu vào cấu trúc, tiêu chí, dạng thức và phương pháp thiết kế nhằm là nổi bật giá trị nghệ thuật TKDT mang đến cho TCH. Trong khuôn khổ luận án này, đề tài nghiên cứu không có ý định trình bày chi tiết các quy trình xây dựng và thiết kế kỹ thuật ấn phẩm tạp chí mà chủ yếu tìm ra những yếu tố thể hiện cái đẹp, sự hiệu quả, tính cập nhật và sự phù hợp thời đại công nghệ theo quan điểm thẩm mỹ truyền thông. Trên cơ sở đó xác lập những nguyên tắc và định hướng cho ngành thiết kế đồ hoạ, tòa soạn báo, các cơ quan nhà xuất bản, cơ sở đào tạo, cũng như các cá nhân thiết kế sáng tạo. 5 Nghiên cứu nhằm mở ra hướng tiếp cận và phát triển thẩm mỹ mới cho nghành TKDT ấn phẩm TC và tạo ra một văn hóa mới trong chuyển biến nhận thức và phương pháp thể hiện trong ấn phẩm tạp chí. Xây dựng hệ thống giáo trình học liệu dành cho các cơ sở đào tạo ngành thiết kế trình bày sách báo tạp chí. Hiện nay các tài liệu giảng dạy còn sơ sài và chắp vá, giảng dạy không gắn liền với thị trường hoặc lại bị những yếu tố ngoại lai làm lệch lạc và không đúng về tiêu chí. Nghiên cứu này sẽ giúp định hướng lại các yêu cầu và quy trình của đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ hoạ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC, một thể loại báo chí đặc biệt chú trọng hình thức trình bày trước yêu cầu của thị trường. Thông qua đó tìm ra những yếu tố thẩm mỹ mới phù hợp với xu thế thẩm mỹ truyền thông của nghệ thuật đương đại của Việt Nam cũng như trên thế giới. Thẩm mỹ truyền thông là một lý thuyết thẩm mỹ mới của nghệ thuật thị giác đương đại. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, TMTT vừa là lý thuyết nghiên cứu đồng thời vừa là đối tượng nghiên cứu do tính cập nhật thời đại và hoàn toàn mới ở Việt Nam. Tạp chí Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong giai đoạn hiện nay tạp chí Heritage (TCH) của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam là một trong những TC thành công nhất có đầy đủ thế mạnh được đầu tư nghiêm túc xứng đáng là đại diện tiêu biểu nhất cho các dòng TC ở Việt Nam. Được đóng góp bởi nhiều công ty thiết kế nổi tiếng nước ngoài cũng như trong nước, thiết kế trình bày TCH thực sự là một trong những hình mẫu mang tính tiêu chuẩn đối với nghề TKDT cũng như các nhà thiết kế đồ hoạ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận án đề cập đến nghiên cứu tính thẩm mỹ truyền thông của nghệ thuật TKDT các số TC Heritage đã xuất bản, các trang bìa, các trang nội dung cũng như các chuyên mục. Bên cạnh đó những số TC mang tính chuyên đề về 6 những ngày lễ lớn trong năm như số Tết Nguyên đán, Tết dương lịch Bởi đây là TC phục vụ chủ yếu cho khách hàng của hãng hàng không Vietnam Airlines, nên việc dàn trang, trình bày được quan tâm song hành cùng nội dung của từng bài viết cũng như hình ảnh mang tính quảng bá truyền thông thẩm mỹ. Thực tế thì TCH cho đến nay đã có thêm nhiều biến thể như Heritage Fashion, Heritage Japan, Heritage Korea tuy nhiên trong khuôn khổ luận án này chỉ tập trung nghiên cứu tạp chí Heritage chính mà thôi. Về thời gian: Thời điểm ra đời TCH số đầu tiên năm 1993 tới những số báo tiếp theo cho đến ngày nay trải qua các thời kỳ do các công ty thiết kế khác nhau đảm nhiệm được xác định là khoảng thời gian nghiên cứu đề cập. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Về phương diện lý luận Luận án đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của thiết kế dàn trang TCH theo quan điểm của thẩm mỹ truyền thông. Thẩm mỹ mới của nghệ thuật hậu hiện đại trong bối cảnh đương đại, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ và truyền thông kỹ thuật số. Một quan điểm thẩm mỹ mới sẽ hoá giải các bất cập tồn tại trong nội hàm phát triển của nghệ thuật đương đại nói chung và nghệ thuật thiết kế đồ hoạ nói riêng. Chỉ ra tính logic, cập nhật và những biểu hiện TMTT khi nội dung thông qua hình thức thiết kế và trình bày TCH luôn hướng đến sự truyền tải thông điệp và văn hoá thẩm mỹ. Đúng như quy luật vận động của phép biện chứng, nội dung quy định và dẫn dắt định hướng hình thức và ngược lại hình thức tác động đóng góp trở lại nội dung đồng thời trở thành một phần của nội dung trong TKDT ấn phẩm TC. Tính thẩm mỹ của nghệ thuật TKDT báo chí nói chung, TCH nói riêng phải dựa trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa nội dung thông tấn và hình thức thiết kế. Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC không nằm ngoài xu thế phát triển chung của nghệ thuật hậu hiện đại luôn mang tinh thần TMTT. 4.2. Trong công tác đào tạo Nghiên cứu thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế TCH ở Việt Nam trước hết 7 bổ sung một quan điểm thẩm mỹ mới cho hệ thống lý thuyết trong chương trình đào tạo của các trường đại học cao đẳng chuyên sâu trong lĩnh vực mỹ thuật. Lý thuyết mới này nhằm giải quyết các khủng hoảng về nhận thức thẩm mỹ tạo hình trong bối cảnh đương đại, giúp cho việc nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy có cơ sở học thuật đào tạo về nghệ thuật hậu hiện đại đang diễn ra. Việc nghiên cứu về thẩm mỹ mới không chỉ bó hẹp ở ngành thiết kế đồ hoạ mà còn phát triển lan rộng ra cách ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác. Đề tài cũng đóng góp cho đào tạo ngành thiết kế đồ hoạ nói chung và chuyên ngành thiết kế dàn trang xuất bản phẩm nói riêng cơ sở khoa học trong công tác giảng dạy môn học TKDT, một môn học chưa thực sự phát triển đúng với yêu cầu thực sự của thị trường. Thực tế môn học này mới chỉ đưa vào chương trình giảng dạy thiết kế đồ hoạ khá sơ sài và đặt vấn đề thuần tuý kỹ thuật mà thôi. Nghiên cứu này sẽ khẳng định rõ hơn mục tiêu đào tạo của chuyên ngành TKDT xuất bản phẩm, giúp sinh viên xác định được mục đích học tập và nghiên cứu môn học. 4.3. Hướng tiếp cận thẩm mỹ trong thiết kế đồ hoạ Ngành thiết kế đồ hoạ cho tới nay chủ yếu dựa vào cảm quan thẩm mỹ thị giác nói chung và các nguyên tắc truyền thông theo yêu cầu của thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu này, thiết kế đồ hoạ có thể có những giải pháp rõ nét hơn nhằm giải quyết nhiệm vụ thiết kế xuất bản phẩm và sản phẩm ấn loát. Hình thức của một sản phẩm hoàn thiện không chỉ phụ thuộc vào người thiết kế mà chịu sự ảnh hưởng của những vấn đề liên quan như nội dung thông điệp, chất liệu sử dụng, chất lượng và kỹ thuật xử lý trong sản xuất và đặc biệt là quan điểm thẩm mỹ trong bối cảnh đương đại. Thiết kế dàn trang TCH không chỉ mang ý nghĩa TMTT mà qua đó thúc đẩy các nghệ sĩ trở thành nhà xúc tiến thực hành xã hội thông qua môi trường truyền thông. Bởi vì mỗi trang tạp chí đều được thể hiện bằng những ý tưởng táo bạo tác động vào kênh thông tin xã hội. Nghệ thuật TKDT của TCH tinh tế, sang trọng đã trở thành cầu nối giao lưu với văn hóa toàn cầu. 8 4.4. Đối với ngành in ấn và xuất bản Đề tài nghiên cứu sẽ giải quyết được về căn bản mối quan hệ sản xuất giữa các bộ phận trong chu trình biên tập, thiết kế và in ấn. Đặt ra các tiêu chí rõ ràng cho các bộ phận thiết kế và trình bày trong tòa soạn, nhà xuất bản, cơ sở truyền thông quảng cáo. Định hướng cho chiến lược phát triển của các ấn phẩm như truyện tranh, sách ảnh, sách báo giải trí. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin, sưu tầm và phân tích tài liệu Thống kê, phân loại, hệ thống hóa các dữ liệu để đánh giá thông tin và đưa ra nhận xét. Nguồn tài liệu sẽ được tra cứu thu thập tại các thư viện, các công ty thiết kế, toà soạn TCH và các cá nhân trực tiếp tham gia TKDT cũng như các cán bộ phụ trách trực tiếp và tham gia xây dựng TCH. 5.2. Phương pháp quy nạp và diễn giải Thông qua hệ thống các mẫu dàn trang TCH rút ra những luận điểm nghiên cứu đồng thời giải mã các ý tưởng thủ pháp của người thiết kế. So sánh giữa các số xuất bản của TCH qua các thời kỳ. Đối chiếu những thành công của thiết kế TC Heritage với các luận điểm của TMTT để tìm ra quan điểm thẩm mỹ mới. 5.3. Phương pháp điều tra xã hội học, phiếu hỏi, phỏng vấn sâu Gặp trực tiếp những người có liên quan đến đề tài để tìm hiểu thông tin, thu thập các số liệu cần thiết. Đây là điểm mạnh của luận án với các phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia đầu ngành, và đặc biệt với những đối tượng là độc giả ở các phạm vi khác nhau. Do tài liệu ở trong nước chưa thực sự đầy đủ một cách có hệ thống nên việc xác lập điều tra theo hướng phỏng vấn là rất cần thiết. Có rất nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này, nhưng chủ yếu trưởng thành từ kinh nghiệm và tự học hỏi hoặc có một số nhãn quan sắc sảo mang tính cá nhân. 5.4. Phương pháp tiếp cận cấu trúc quan niệm và cấu trúc phân giải Chủ nghĩa cấu trúc coi trọng tổng thể hơn cá thể. Sự vật chỉ có ý nghĩa khi được xem xét trong một cấu trúc của tổng thể. Platon cũng đã từng nói: "Thực thể là 9 do mối liên hệ làm nên". Cấu trúc của một sự vật là một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn, bao gồm cả nội dung lẫn hình thức, và nó có một ý nghĩa chính xác của nó, độc lập với bất cứ yếu tố bên ngoài nào. Theo quan điểm của cấu trúc phân giải thì cấu trúc của nội dung và hình thức trong thiết kế trình bày sách báo sẽ có nhiều tầng nhiều lớp ý nghĩa, nó luôn mở rộng. Với cách nhìn này thì các ấn phẩm xuất bản truyền thông sẽ còn phát triển đa dạng và phong phú hơn, đạt đến những bước phát triển cao hơn. 6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Kể từ khi ra đời ấn phẩm báo chí đầu tiên trên thế giới “Relation aller Furnemmen und Gedenckwurdigen Historien” (tạm dịch: Mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử nổi bật) năm 1605 tại Strassburg, Cộng hòa Pháp, trải qua các cuộc cách mạng kinh tế xã hội như cách mạng công nghiệp, cách mạng truyền thông, TKDT ấn phẩm TC cho tới nay vẫn luôn là một nghề thú vị và khá chọn lọc. Người đảm nhiệm công việc này giữ một vai trò quan trọng thậm chí góp phần quyết định vào sự thành công của TC cùng với ban biên tập, đặc biệt là những TC giải trí, thời trang, xã hội, phong cách, và hiển nhiên mang tính thị trường rõ nét. Nghệ thuật TKDT tạp chí Heritage, một trong những TC hàng đầu tại Việt Nam đã có những thành công gì về thẩm mỹ? Nghệ thuật hậu hiện đại ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước gây ra khủng hoảng về nhận thức thẩm mỹ, năm 1983 thẩm mỹ truyền thông ra đời đã cơ bản giải quyết được vấn đề này. Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH, thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác đã có những biểu hiện gì mang tinh thần của TMTT? Thẩm mỹ truyền thông đã phát triển thế nào trong nghệ thuật đương đại Việt Nam trong mối liên hệ với nghệ thuật hậu hiện đại thế giới. Xu hướng phát triển của thiết kế TC đang phát triển theo hình thức nào và nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH với các biểu hiện của TMTT đã mang đến những bài học kinh nghiệm gì cho các nhà thiết kế TC ở Việt Nam? 10 6.2 Giả thuyết nghiên cứu Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH luôn mang trong mình bản sắc của văn hoá Việt Nam, đồng thời cập nhật những phong cách nghệ thuật hậu hiện đại phù hợp với hơi thở của cuộc sống. Khi nghệ thuật đương đại với sự cộng hưởng của công nghệ truyền thông kỹ thuật số mang đến quan điểm thẩm mỹ mới, nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC không thể nằm ngoài xu thế chung mà phải chuyển mình để bắt kịp thẩm mỹ của nghệ thuật đương đại. Từ thiết kế trang bìa cho đến TKDT nội dung TCH luôn có những quy chuẩn chặt chẽ về mặt dạng thức, kết cấu, tiêu chí rõ ràng cùng những phương pháp thể hiện phong phú. Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC bên cạnh sự phát triển nhanh chóng cùng công nghệ số có sự chuyển biến về nhận thức TMTT, các ý tưởng thiết kế đều mang đến những luận điểm rõ ràng về quan niệm chứ không dừng ở mức độ làm đẹp. Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC có sự chuyển biến về phương pháp thể hiện TMTT, những phương pháp này hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học của công nghệ truyền thông cùng hướng đi mới của nghệ thuật đương đại. Thẩm mỹ truyền thông ra đời trong bối cảnh khủng hoảng nhận thức thẩm mỹ của nghệ thuật hậu hiện đại tại châu Âu và Bắc Mỹ. Các quan điểm của TMTT đã lan toả khắp thế giới và phát triển tại Việt Nam thông qua các nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại, đặc biệt là nghệ thuật thị giác đã có nhiều đóng góp cho đời nghệ thuật. Có nhiều xu hướng phát triển nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC, điểm nổi bật đó là xu thế xuất bản điện tử tích hợp đa phương tiện. Các biểu hiện của TMTT trong TKDT ấn phẩm TCH để lại nhiều bài học kinh nghiệm thực hành và sáng tạo cho các nhà thiết kế đồ hoạ nói chung và TKDT ấn phẩm TC nói riêng. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu (11 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (09 trang) và Phụ lục (105 trang), nội dung luận án được kết cấu bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan tình hình nghiên cứu về thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage (32 trang). Chương 2: Nghệ thuật thiết kế tạp chí Heritage (36 trang). 11 Chương 3: Thiết kế tạp chí Heritage từ cách tiếp cận lý thuyết thẩm mỹ truyền thông (33 trang). Chương 4: Bàn luận về thẩm mỹ truyền thông và thiết kế tạp chí ở Việt Nam hiện nay (31 trang). 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG TRONG THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các tài liệu nghiên cứu về thiết kế đồ họa ấn phẩm Năm 2003, Jan V. White trong cuốn Editing by Design (Biên tập bằng thiết kế) [106], cung cấp hệ thống kiến thức cho việc thực hành dàn trang xuất bản phẩm với những hướng dẫn và minh họa chi tiết. Các kiến thức được trình bày rất cụ thể, chi tiết và bao gồm tổng thể căn bản như cách người xem lật giở ấn phẩm, tạo hệ thống lưới, bố cục chữ và hình ảnh, căn lề. Cuốn sách cũng đưa ra một số nhận định về việc lựa chọn kiểu chữ và tính năng của chúng trong thiết kế dàn trang. Nó rất hữu ích cho những người thực hành thiết kế với kiến thức cơ bản, rõ ràng. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ cung cấp kiến thức để thực hành trình bày báo, tạp chí là chính mà không đề cập đến dàn trang sách. Tác giả cũng không đưa ra kiến thức trong việc thiết kế sách, báo, tạp chí. Năm 2004, cuốn Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang - Design & Layout (tập 1) của Roger C. Parker’s [48] đem đến cho người đọc những kiến thức cơ bản trong việc thiết kế và dàn trang. Nội dung cuốn sách được xây dựng một cách trình tự các bước thực hiện từ việc lên phác thảo trang, lựa chọn kiểu chữ và những vấn đề xử lý chữ, các vấn đề trong việc dàn trang và xử lý văn bản đến sử dụng các ký tự biểu tượng và hình ảnh. - Trong việc lên phác thảo trang: cuốn sách gợi ý cách phác thảo sơ bộ như liệt kê nội dung, sắp xếp lại chúng theo một trình tự, xác định đối tượng độc giả, kích cỡ của ấn phẩm. Kế đến, người thiết kế phác họa trên giấy mà không dùng đến máy tính. Sau đó, dựa trên bản phác thảo đó, người thiết kế thể hiện chúng trên máy tính. - Trong việc lựa chọn kiểu chữ và những vấn đề xử lý chữ: nội dung cung cấp kiến thức rất chi tiết trong việc chọn kiểu chữ cho các vị trí của nội dung cần 13 thiết kế, dàn trang như tiêu đề, phụ đề, trích dẫn, nội dung và một số định hướng trong việc tạo và xử lý khoảng trắng của tiêu đề, ngắt dòng, canh lề Ngoài ra, kiến thức cũng nêu lên một số hiệu ứng đồ họa như sử dụng màu để tạo hiệu quả thị giác và xử lý kỹ thuật. Nội dung của sách không đưa ra những vấn đề nghiên cứu mà những kiến thức trong cuốn sách chỉ dẫn và đưa ra những kinh nghiệm cụ thể trong việc thực hành dàn trang, thiết kế ấn phẩm. Năm 2004, cuốn Ý tưởng, bố cục và thể hiện - Design & Layout (tập 2) của Alan Swann [2] cung cấp cho người đọc kiến thức và nội dung trong việc lên ý tưởng, bố cục và thể hiện ấn phẩm. Nếu cuốn Design & Layout, tập 1 trình bày những kiến thức cơ bản nhất và những lời khuyên trong thiết kế, dàn trang thì cuốn này đem đến cho người thực hành những kỹ năng cụ thể hơn. Với những ví dụ cụ thể, tác giả chỉ ra một số cách thức bố cục, dàn trang, cách xử lý tình huống khác nhau. Nó cho người xem thấy một vài phương án để gợi ý cho người thực hành như lựa chọn tỷ lệ cho hình, sử dụng các hình trong thiết kế, thay đổi kích cỡ và tạo khoảng cách cho tiêu đề, các gợi ý sắp xếp tiêu đề, tô màu, kết hợp hình minh họa và văn bản Tuy nhiên, cũng như cuốn Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang - Design & Layout, tập 1, cuốn sách này chỉ đưa đến kiến thức cho người thực hành thiết kế, dàn trang mà không có nghiên cứu về đặc điểm đồ họa của ấn phẩm, những đặc trưng riêng của từng thể loại hay biểu hiện trong thẩm mỹ thị giác của chúng như thế nào. Năm 2005, Krintin Culler trong cuốn Layout Workbook (Sách thực hành dàn trang) [87] đề cập đến các khía cạnh trong thiết kế là những kiến thức giúp cho người muốn thực hành việc dàn trang có được từng bước thực hiện công việc của mình. Nội dung kiến thức định hướng cho người thiết kế từ việc nghiên cứu thông tin, thảo luận ý tưởng, xây dựng ý tưởng chủ đạo và thực hành dàn trang. Trong tổ chức cấu trúc dàn trang, hệ thống lưới có nhiều kích cỡ khác nhau và hình dạng từ cơ bản đến phức tạp. Chúng tùy thuộc vào lượng thông tin mà người thiết kế cần trình bày. Dựa theo hệ thống lưới, nhà thiết kế xây dựng cấu trúc, 14 xác định tỷ lệ của nội dung và các đối tượng. Trong lịch sử, hệ thống lưới đã được Pythagoras, Michelangelo, Leonardo da Vinci hay Le Corbusier sử dụng để thiết lập cấu trúc và tỷ lệ, trong đó có tỷ lệ vàng. Thông qua hệ thống này, các nhà thiết kế có thể tạo nên sự đa dạng trong việc bố cục các yếu tố thị giác. Tuy nhiên, hệ thống lưới không bắt buộc phải được tuân thủ trong thiết kế. Nhà thiết kế có thể sử dụng lưới, và căn cứ theo hệ thống đó thể bố cục nhưng cũng có thể phá vỡ quy luật ấy. Điều đó phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thiết kế để tạo nên một ấn phẩm thuyết phục hay không. Năm 2005, cuốn Publication Design Workbook (Thực hành thiết kế xuất bản phẩm) của Timothy Samara [102] đem đến cho người đọc một khối kiến thức tổng thể cho việc thiết kế xuất bản phẩm bao gồm các ấn phẩm như tạp chí, báo, catalogs, báo cáo thường niên, bản tin, văn chương. Tác giả cho rằng, không giống với các ấn phẩm ở dạng đơn như áp phích quảng cáo, thậm chí là những ấn phẩm có số lượng trang ít, xuất bản phẩm có số lượng trang lớn, nội dung có chứa đựng văn bả...t, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà nẵng (2003), Tạp chí là xuất bản phẩm định kỳ, có tính chất chuyên ngành, đăng nhiều bài do nhiều người viết, đóng thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo. Theo Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. Tạp chí là chủng loại ấn phẩm báo chí xuất bản định kì, với các kì hạn hằng tuần, nửa tháng, một tháng, một quý, nửa năm, v.v. Tạp chí khác với báo hằng ngày. Về nội dung, tạp chí thường chứa đựng những thông tin mang tính tổng quát hay chuyên đề về tình hình thời sự, các vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc xã hội đang được nhiều người quan tâm. Về hình thức, tạp chí được đóng thành tập với các cỡ khác nhau, khổ thường nhỏ hơn khổ báo hằng ngày, có bìa. Theo từ điển Anh-Anh-Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (2017). Magazine có nghĩa là tạp chí. Từ điển giải nghĩa thêm, đó là một quyển sách mỏng, khổ rộng, có bìa mà chúng ta có thể mua hàng tuần hoặc hàng tháng; chứa đựng các bài báo, hình ảnh, v.v.; thường dựa trên một chủ đề cụ thể. Qua tham khảo các tài liệu trên, có thể rút ra khái niệm báo chí (journal) là xuất bản phẩm định kỳ, nội dung chứa đựng thông tin mang tính thời sự được phát hành rộng rãi trong xã hội, gồm có hai thể loại chính là báo (hay nhật báo – newspaper) và tạp chí (magazine). Trong khi báo (nhật báo) thường được in giấy khổ to và truyền đạt nhiều về tin tức hàng ngày, tạp chí (magazine) lại được in giấy khổ nhỏ hơn được phát hành định kỳ theo tuần, tháng, quý và cung cấp những nội dung chuyên sâu hơn. 1.2.2. Khái niệm về Thiết kế, Thiết kế đồ họa, Thiết kế dàn trang 1.2.2.1. Khái niệm thiết kế Theo Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin. Thiết kế là làm đồ án đồ hoạ, xây 29 dựng một bản vẽ với tất cả những tính toán cần thiết để theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất sản phẩm. Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. Thiết kế là lập hồ sơ kĩ thuật để xây dựng (hay cải biến) một công trình hay mô hình (quy trình) sản xuất hoặc chế tạo một phương tiện, thiết bị (nào đó). Hồ sơ bao gồm các bản vẽ tổng thể và chi tiết, kèm theo bảng thống kê vật liệu sử dụng, các bản thuyết minh phần tính toán và những chỉ dẫn cần thiết. Trong khi thiết kế, người thiết kế phải xử lí các tư liệu kinh tế - kĩ thuật, tính toán, vẽ viết, làm mẫu mã cũng như dự tính chi phí thực hiện, ảnh hưởng và lợi ích kinh tế - kĩ thuật do ý đồ đó mang lại sau khi thực hiện. Từ điển Mỹ thuật phổ thông cho biết về thuật ngữ này như sau: Thiết kế: (A: design. P: design) Sáng tạo ra mẫu đồ vật theo ý tưởng của các nhà mĩ học bằng bản vẽ, phác thảo, phác họa, mô hình nhằm đạt tới mức hoàn thiện để có thể áp dụng vào sản xuất. Thiết kế được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: thiết kế các công trình kiến trúc, thiết kế các mô hình máy móc, đồ vật, sản phẩm tiêu dung công nghiệp, thời trang v.v Thiết kế tiếng Anh là đi - dai (design) nhưng từ này đã được quốc tế hóa, bởi vậy ở Việt Nam đôi khi người ta cũng nói: “đi - dai” bìa sách”, “đi - dai mốt”. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt có ghi về thiết kế như sau: Thiết kế: Lập tài liệu kỹ thuật toàn bộ, gồm có bản tính toán, bản vẽ, v.v. Để có thể theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất, thiết bị, sản phẩm v.v. Thiết kế một công trình. Thiết kế kiểu máy mới. Thiết kế kĩ thuật. Bản vẽ thiết kế. Thiết kế và thi công [32]. Qua các tài liệu trên có thể rút ra khái niệm thiết kế là quy trình xây dựng đồ án đồ hoạ để sản xuất chế tạo sản phẩm ứng dụng phục vụ đời sống xã hội. Bản thân thiết kế đã là một thuật ngữ phức tạp, trong môi trường nghệ thuật thì thường gọi là “design”. Theo cố PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dũng thì dịch thuật ngữ “design” sang tiếng Việt là thiết kế sẽ là không thỏa mãn và ông đã đề nghị sử dụng nguyên thuật ngữ đã được quốc tế hóa là “design” [12]. 30 1.2.2.2. Khái niệm thiết kế đồ hoạ Thiết kế đồ họa (Graphic design), bản thân thuật ngữ thiết kế đồ họa cũng mới ra đời do nhà thiết kế người Mỹ William Addison Dwinggins dùng đầu tiên năm 1922 và chỉ trở nên thông dụng sau chiến tranh thế giới thứ 2 và cho đến nay thì rất phổ biến. Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam: Đồ hoạ ấn loát, một bộ môn của đồ hoạ ứng dụng, đi chuyên sâu vào hình thức của ấn phẩm: sách báo, áp phích, nhãn hàng, bao bì, tài liệu quảng cáo, tem bưu chính, tiền giấy, bằng khen, đồ bản, vv. Ngoài tay nghề, kiến thức và óc thẩm mĩ cao, nhà đồ hoạ ấn loát phải hiểu biết tường tận về các chủng loại chữ, giấy, mực, các kĩ thuật chế bản và in ấn hiện đại, thành thạo trong nghệ thuật sử dụng ảnh chụp dưới nhiều dạng khác nhau. Theo từ điển Anh-Anh-Việt, Nxb Văn hóa thông tin: Graphic: nghệ thuật miêu tả, đặc biệt là biết và vẽ; nghệ thuật tạo hình. Từ điển giải nghĩa thêm, liên quan đến thị giác hoặc nghệ thuật mô tả; nghệ thuật thị giác và nghệ thuật kỹ thuật tham gia vào thiết kế hoặc sử dụng chữ cái và hình ảnh. Từ đó có thể rút ra khái niệm: thiết kế đồ họa là cách tổ chức có ý thức của văn bản (chữ) và/hoặc hình ảnh để truyền đạt (một) thông điệp cụ thể. Thuật ngữ thiết kế đồ họa (graphic design) đề cập đến cả quá trình thiết kế mà theo đó các quá trình giao tiếp được tạo ra, cũng như các sản phẩm của quá trình thiết kế này. Nó được sử dụng để thông báo, quảng cáo, hoặc trang trí và thường được thể hiện bằng sự kết hợp của các chức năng kể trên. Henry van de Velde, nhà thiết kế, kiến trúc sư người Bỉ cho rằng “Làm đẹp là kết quả của hệ thống và sự minh bạch, chứ hoàn toàn không phải là một ảo ảnh quang học” [96]. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với ngành thiết kế đồ họa, đặc biệt là với tư tưởng của Bauhaus. Thiết kế đồ họa bản thân là một ngành mỹ thuật ứng dụng, phục vụ dây chuyền sản xuất dịch vụ và lẽ đương nhiên nó phải nằm trong chuỗi cung ứng của xã hội. Vậy những xúc cảm mà người ta hay nói đến 31 trong nghệ thuật, tất nhiên là nghệ thuật thiết kế, nằm ở đâu trong chuỗi cung ứng đó. Theo Nico Henry Frijda, nhà tâm lý học Hà Lan, giáo sư trường Đại học Amsterdam trong tác phẩm “The Emotions” (1986) của mình cho rằng cảm xúc ảnh hưởng đến hành động và đó là những gì sẽ xảy ra khi chúng ta phản ứng với một kích thích thẩm mỹ ví dụ như một hành động để mua một sản phẩm. Tuy nhiên cảm giác này là rất cá nhân để có thể được giải thích rằng những kinh nghiệm cá nhân và ảnh hưởng của nền văn hóa có tác động đến các phản ứng thẩm mỹ. Do đó cần xác định những đặc điểm của tính thẩm mỹ và các sản phẩm có liên quan đến nhiệm vụ thiết kế thẩm mỹ [96]. 1.2.2.3. Khái niệm thiết kế dàn trang Thiết kế dàn trang (Page layout, Mise en page, Maquette) còn có thể được gọi bằng các tên như thiết kế đồ hoạ ấn loát, đồ hoạ sách, thiết kế báo chí vì vậy trong một số từ điển đã có những khái niệm như sau: Theo từ điển Anh -Anh - Việt, Nxb Văn hóa Thông tin: Layout có nghĩa là cách bố trí, cách trình bày. Trong từ điển Anh - Việt, Nxb Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2013 cũng đưa ra khái niệm Layout có nghĩa là cách bố trí, trình bày. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội (2002). Ma-ket (Maquette), mẫu dự kiến về hình thức trình bày một cuốn sách, một tờ báo, một ấn phẩm nói chung để nhà in căn cứ vào đó mà thực hiện công việc làm ra sản phẩm. Maket báo, Bản phác thảo cách sắp đặt, trình bày bài, tin, ảnh trên các trang báo; có định rõ vị trí, số cột (để chỉ bề ngang), chiều cao; có ghi kiểu chữ dành cho bài, tin và cho các tiêu đề chính và phụ; nếu bài, tin dài không đăng trọn trong trang thì ghi rõ phần tiếp xem ở trang nào. Nhà in dựa theo đó để lên trang. Nay làm ma-ket trên máy vi tính. Theo Viện Từ Điển học và Bách khoa thư Việt Nam: Đồ hoạ sách, bộ môn nghệ thuật tạo ra hình thức đẹp cho những cuốn sách in (hoặc chép tay). Ngoài việc trình bày bìa, vẽ phụ bản và minh hoạ, môn đồ 32 hoạ sách quan tâm xử lí trước hết đến kích thước, khuôn khổ sách, chủng loại giấy và bìa, lựa chọn kiểu dáng chữ, mực in, cách dàn trang chữ hay tranh ảnh, kĩ thuật khâu, ghim, đóng gáy sách, vv. Cao hơn nữa, đồ hoạ sách chăm lo cả hình thức áo bìa, hộp đựng sách, vv. Nhà đồ hoạ sách phải hiểu sâu mọi chủng loại giấy bìa và mực, thành thạo trong xử lí các dạng chữ in và biết khai thác mọi kĩ thuật ấn loát từ thủ công đến hiện đại [31, tr.824]. Từ đó rút ra khái niệm: thiết kế dàn trang ấn phẩm xuất bản (Page layout, Mise en page) là một thuật ngữ ghép do ngôn ngữ du nhập chưa tìm ra được một từ thay thế. Đây là một thể loại nằm trong ngành thiết kế đồ họa (Graphic design). Thiết kế và trình bày sách là công việc của người họa sĩ thiết kế nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn và làm đẹp hơn nội dung của tác phẩm văn học. Cũng công việc tương tự như vậy đối với báo chí nhằm làm rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn nội dung thông tin truyền thông. Việc sử dụng thuật ngữ kép thiết kế dàn trang mới chỉ ra được đúng bản chất của công việc, đó là việc xây dựng những ma-két sách báo trước khi mang đi in ấn xuất bản. Cần phải nói rõ rằng TKDT ấn phẩm là một chuyên ngành nằm trong ngành thiết kế đồ họa, có những liên hệ đến một số lĩnh vực nghệ thuật và nghề nghiệp mà tập trung vào truyền thông, hình ảnh và trình bày. TKDT sử dụng nhiều phương pháp để tạo ra và kết hợp các biểu tượng, hình ảnh và chữ để tạo ra một sự trình bày thị giác cho những ý tưởng và thông điệp. Nhà thiết kế đồ họa có thể sử dụng nghệ thuật chữ, kỹ thuật dàn trang, và những hiệu quả của nghệ thuật thị giác nhằm tạo ra những ấn phẩm hoàn hảo. TKDT thường đề cập đến hai quá trình thiết kế để tạo ra các giao tiếp thông tin và các sản phẩm thiết kế để phát hành. Không giống với các thể loại thiết kế đồ họa khác như quảng cáo, bao bì sản phẩm, thiết kế website, gói sản phẩm của TKDT luôn là một ấn phẩm cụ thể. Các văn bản hình ảnh được trình bày với sự hỗ trợ của các yếu tố thiết kế cơ bản như đường nét, mảng miếng và màu sắc. Đặc điểm kỹ năng quan trọng là sự phối hợp các dữ liệu, yếu tố có sẵn trong yêu cầu hoặc các thành tố khác nhau. 33 1.2.3. Khái quát về Thẩm mỹ truyền thông 1.2.3.1. Khái niệm về Thẩm mỹ, Truyền thông và Thẩm mỹ truyền thông Khái niệm Thẩm mỹ (Aesthetic) Theo Đại từ điển tiếng Việt [78] cho thấy Thẩm mỹ là khả năng cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp. Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê có ghi về thẩm mỹ: Thẩm mỹ - Cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp. Khiếu thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ. Chức năng thẩm mỹ của văn học. Theo từ điển Anh - Anh - Việt, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội (2017): Aesthetic có nghĩa là thẩm mỹ, có liên quan đến cái đẹp hoặc nghệ thuật. Aesthetic có nghĩa là mỹ học, thẩm mỹ. Aesthetic là cảm nhận về cái đẹp. Theo từ điển Anh - Việt, Nxb Văn hóa Thông tin: Aesthetic có nghĩa là thuộc về thẩm mỹ, có khiếu thẩm mỹ hay có óc thẩm mỹ. Theo từ điển Hán - Việt, Nxb Văn hóa thời đại (2015): Thẩm mỹ có nghĩa là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Theo từ điển Hán - Việt, Đào Duy Anh, Nxb Văn hóa thông tin (2013): Thẩm mỹ, xét biết cái đẹp cái xấu. Thuật ngữ “aesthetic” trong tiếng Anh đồng thời cũng dịch là mỹ học. Mỹ học, được phát kiến bởi triết gia người Đức Alexander Baumgarten (1750-1758), cung cấp lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật, trong thiên nhiên và trong xã hội [28]. Nghệ thuật là lĩnh vực tập trung cao nhất mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực. Nói đến nghệ thuật, ta hay nói đến thẩm mỹ hay sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp. Là một hình thái ý thức đặc thù của con người, nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tư tưởng, khát vọng về cuộc sống. Chính vì vậy nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau như giáo dục, nhận thức, giải trí, và đặc biệt là thẩm mỹ. Trong quá trình định nghĩa, nghiên cứu và sử dụng, “mỹ học” được ví như một cây có nhiều nhánh và luôn luôn phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh văn hóa xã hội tương ứng, bởi vì nó luôn tồn tại trong thiên nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Đây chính là luận cứ quan trọng, là cơ sở để phát triển những nghiên cứu tiếp theo về chuyển biến thẩm mỹ trong từng thể loại nghệ thuật đặc thù khác nhau, mà cụ thể ở đây là nghệ thuật TKDT ấn phẩm. 34 Trong khuôn khổ luận án này, thuật ngữ “aesthetic” được sử dụng theo nghĩa “thẩm mỹ” do thuật ngữ ghép “communication aesthetics” có phạm vi hẹp và bản thân nó nằm trong lĩnh vực mỹ học, một phạm trù rộng lớn hơn chứa đựng thẩm mỹ. Từ đó có thể rút ra khái niệm thẩm mỹ (aesthetic) là khả năng cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp. Khái niệm Truyền thông (Communication) Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam gỉải thích khái niệm truyền thông như sau. Truyền thông (báo chí), quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau. Hoạt động trao đổi thông điệp có tính phổ biến giữa nguồn phát với công chúng xã hội rộng rãi được gọi là truyền thông đại chúng. Truyền thông (tin), x. Liên lạc. Truyền thông Báo (A. message passing), việc gửi một số thông tin từ đối tượng này sang đối tượng khác. Trong lập trình hướng đối tượng, các đối tượng liên hệ với nhau qua cơ chế truyền thông báo, chỉ rõ đối tượng nhận thông báo, hành động mà đối tượng nhận phải thực hiện và các tham biến cho việc thực hiện hành động đó. Theo từ điển số hoá Việt cho biết. Truyền thông, thông tin và tuyên truyền nói chung, (kĩ thuật) truyền dữ liệu theo những quy tắc và cách thức nhất định. Từ đó có thể rút ra khái niệm truyền thông được hiểu theo hai góc độ chính, đó là sự tương tác trao đổi thông điệp giữa con người với con người và sự truyền gửi một số thông tin liên lạc trông cộng đồng và xã hội. Khái niệm thẩm mỹ truyền thông (Communication aesthetics) Theo cuốn Phenomenology of New Tech Arts (Hiện tượng học về nghệ thuật công nghệ mới) của Mario Costa năm 2005 và For an aesthetics of communication (Dành cho thẩm mỹ truyền thông), được xuất bản đầu tiên bằng tiếng Pháp năm 1983 của Fred Forest có thể rút ra: Thẩm mỹ truyền thông là một lý thuyết thẩm mỹ đề cập đến thực hành nghệ 35 thuật hoạt động thông qua sự phát triển mang tính cách mạng và các mô thức của công nghệ truyền thông cuối thế kỷ thứ 20. Nhận thức những vấn đề đang bùng nổ thông qua các thể loại tạo nên một bức tranh toàn cảnh, hay còn được gọi như là một cách tiếp cận nghệ thuật, và tập trung nghiên cứu những chuyển biến trong cuộc chạy đua xã hội công nghệ [113]. Thẩm mỹ truyền thông nằm trong hệ thống lý thuyết nghiên cứu nghệ thuật thị giác, thuộc trường phái nghệ thuật hậu hiện đại. 1.2.3.2. Sự ra đời và phát triển của lý thuyết Thẩm mỹ truyền thông Thẩm mỹ truyền thông được phát kiến vào tháng 10 năm 1983 tại Mercato San Severino nước Ý bởi Mario Costa (Giáo sư mỹ học Đại học tổng hợp Salerno, Cộng hòa Ý) và Fred Forest (Nghệ sỹ thực hành nghệ thuật đa phương tiện, Giáo sư nhiều trường đại học Pháp). Trong sự kiện lấy tên là Artmedia, dành cho Video Art do Mario Costa tổ chức dưới sự bảo trợ của đài Truyền hình Quốc gia Ý (RAI), Fred Forest đã được mời đến để thực hiện các tác phẩm trình diễn và sắp đặt. Sau các cuộc tiếp xúc, hai người đã phát hiện mối quan tâm chung và sự đồng cảm trong tiến trình gia tăng vị thế của nghệ thuật đương đại trong xã hội cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin liên lạc. Mario Costa và Fred Forest đã dự thảo và ký một bản tuyên ngôn với sự làm chứng của nghệ sĩ người Argentina Horacio Zabala. Ngay sau đó họ lập một danh sách các nghệ sĩ thực hành trong trào lưu nghệ thuật mới mà họ vừa định danh lý thuyết thẩm mỹ, tất cả đã nhất trí liên kết với nhau tạo nên một nhóm quốc tế không chính thức. Đồng thuận về TMTT, Derrick de Kerckhove, giám đốc chương trình Marshall McLuhan trong Văn hóa và Công nghệ tại Đại học tổng hợp Toronto, đã thảo luận trực tiếp với Fred Forest và Mario Costa để thành lập một nhóm nghệ sĩ Canada mang tên "nghệ thuật chiến lược" (Strategic Arts) để hưởng ứng đối với các quan điểm và mục tiêu mới. Trong nhóm này có Norman White, một nghệ sỹ tiên phong trong nghệ thuật công nghệ điện tử và người máy cũng tham gia. Cùng với phát hiện của Mario Costa và Fred Forest, xuất hiện một trào lưu quốc tế về TMTT diễn ra trong các bối cảnh khác nhau tại Paris như “Điện tử Frank Popper” tháng 12 năm 1983, “Trao đổi và nhận định Blaise Gautier” tại Trung tâm 36 Pompidou tháng 5 năm 1984, Hội thảo về truyết học của nghệ thuật do Olivier Revault D'Allonnes chủ trì tại đại học Sorbonne. Từ năm 1985 cho đến nay, hội nghị quốc tế về Mỹ học Truyền thông và Đa phương tiện mang tên Artmedia được xác lập chính thức và điều hành tại Đại học Salerno. Thẩm mỹ truyền thông vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng, nhưng vì lý do địa lý mà hiện nay chia làm ba trung tâm của thế giới có chung quan điểm, nguyên tắc và hành động. Mario Costa giữ vững và đẩy mạnh hoạt động tại đại học Salerno, Naples, nước Ý. Trong khi Fred Forest hoạt động tại Pháp, giáo sư giảng dạy quan điểm thẩm mỹ mới đồng thời thực hành nghệ thuật đương đại tại đại học Nice Sophia Antipolis, đại học nghệ thuật quốc gia Cergy và đại học Sorbonne Paris 1. Còn Derrick de Kerckhove nắm giữ các mối liên hệ tại bắc Mỹ, giám đốc chương trình Marshall McLuhan tại đại học Toronto, Canada [99]. 1.2.3.3. Cơ sở lý luận của Thẩm mỹ truyền thông Trong bài viết For an aesthetics of communication (Dành cho thẩm mỹ truyền thông), được xuất bản đầu tiên bằng tiếng Pháp năm 1983 Fred Forest đã trình bày những quan điểm cơ bản cho thấy căn nguyên và tính tất yếu của thẩm mỹ truyền thông. Công nghệ và truyền thông đã tái cấu trúc xã hội, cung cấp công cụ sáng tạo mới cho các nghệ sĩ thực hành Điện, điện tử và công nghệ máy tính hiện nay đã đưa chúng ta tiến vững chắc vào xã hội truyền thông. Công nghệ này là trung tâm của sự thay đổi đã tái cấu trúc xã hội con người trong hơn một thế kỷ, sự chuyển đổi không chỉ trong môi trường cụ thể mà còn trong cả hệ thống tư duy của chúng ta. Điện, điện tử và máy tính ngày nay cung cấp cho các nghệ sĩ các công cụ mới của sự sáng tạo. Ngày càng nhiều, mọi thứ xung quanh chúng ta đang được chuyển đổi theo hướng này, cùng với sự điều chỉnh gia tăng không ngừng trước một thực tế luôn thay đổi, không còn nghi ngờ nữa đây chính là điều quan trọng nhất hiện nay. Vì lý do này, chúng ta nhất thiết phải xem xét lại nhận thức của chúng ta để nắm bắt thế giới mà chúng ta đang sống [113]. 37 Nghệ thuật đương đại được công chúng hoá, kêu gọi sự tương tác giữa tác giả, tác phẩm và người thưởng thức Về cơ bản, Thẩm mỹ truyền thông cho rằng một sự song hành của công nghệ truyền thông và tiến trình phát triển nghệ thuật sẽ công chúng hóa và do vậy làm rõ các ý nghĩa của các sản phẩm nghệ thuật đương đại, thay thế mục đích của nghệ thuật là tạo ra những sản phẩm nghệ thuật cụ thể bằng sự tương tác xã hội: "các nghệ sĩ ngày nay can thiệp trực tiếp trên thực tế, điều đó cho thấy việc đưa ra các hành động mang tính biểu tượng và thẩm mỹ của nghệ sĩ mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau từ những cái mà nghệ sĩ đã thể hiện cho đến nay." Nhưng TMTT đẩy điều này đi xa hơn, bằng cách kêu gọi sự tham dự tương tác trên thực tế, nó sáng tạo cùng với khán giả tạo nên góc nhìn hai chiều [89]. Nghệ thuật đương đại không đề cao vai trò cá nhân nghệ sĩ mà chú trọng vào quá trình sáng tạo Cuộc chơi này là tạo ra một hình thức của một nghệ thuật đầy hào hứng vì nó làm mờ đi vấn đề định danh và hạn chế của những hình thức trước đây. Các mảng ghép của thẩm mỹ học truyền thông được nhìn nhận cởi mở bởi những người sáng lập, giờ đây các nghệ sĩ sẽ trở thành một "thực hành xã hội", trở thành một người trình diễn mang tính xã hội. Việc giảm vai trò cá nhân và kêu gọi sức mạnh, và sự cộng hưởng như là một mô thức của cuộc chơi nghệ thuật. Các nghệ sĩ có trách nhiệm coi sức mạnh này như của chính mình, và phải đương đầu với thế giới xung quanh cùng với nó. Công nghệ và truyền thông tự nó đã hàm chứa tính sáng tạo và phi sáng tạo Việc xác định vị trí chính trị-xã hội còn đi xa hơn nữa. Khi các nghệ sĩ kêu gọi sự nhìn nhận đối với bản chất sáng tạo cũng như phi sáng tạo của công nghệ, và đặc biệt là công nghệ thông tin. Những phân tích về các khía cạnh hình thức và chức năng của truyền thông mà TMTT đề cập: "Phải thừa nhận từ nay trở đi rằng lịch sử và sự khởi đầu của sự hình dung trí tưởng tượng là hiển nhiên trong công nghệ vượt lên trên những cái mà nhận thức của chúng ta hay phụ thuộc, và do đó ngày nay in đậm trong công nghệ truyền thông" [89]. 38 Công nghệ và truyền thông thay đổi cách tiếp cận về không gian và thời gian Thẩm mỹ truyền thông thúc đẩy những hàm ý tâm sinh lý của những sáng tạo công nghệ đi lên, xây dựng sự biến đổi đồng thời của chúng trong quan niệm của chúng ta về không gian và thời gian. Cũng như phương tiện giao thông đã thay đổi cách tiếp cận và trải nghiệm về nhà ở và khái niệm địa phương của chúng ta, TMTT chỉ ra những sáng tạo công nghệ thông tin sẽ thay đổi cách tiếp cận của chúng ta về sự tương tác của con người. "Sự kết nối các máy tính với nhau và với các thiết bị khác là bước tiên phong của việc mở ra các mạng lưới viễn thông và loại bỏ những hạn chế nhất định về khoảng cách". Và tất nhiên nó giúp các nghệ sĩ nhận biết và khai thác những điều này để thực hành sáng tạo cùng với những phát triển của truyền thông: "Chúng ta cần lưu ý rằng tất cả những chuyển đổi mang lại bởi hệ thống phương tiện truyền thông đã tổ chức lại toàn bộ hệ thống của biểu hiện thẩm mỹ mà ta không biết" [89]. Mối liên hệ giữa công nghệ và nghệ thuật tạo ra xu hướng thực tế ảo Cuối cùng, Thẩm mỹ truyền thông làm việc với một khía cạnh hóc búa khác của sự cải tiến công nghệ, nhận thức và cảm thụ trở nên khó đoán bắt từ sự trỗi dậy của những vấn đề thực tế ảo. Rất có thể, sẽ khuyến khích sự lệch lạc trong cảm nhận xã hội, TMTT tìm cách đóng khung những vấn đề đang nổi lên chứ không phải né tránh chúng. Một lần nữa, TMTT tìm cách nhận định các mối liên hệ xã hội và sự ảnh hưởng bởi sự kết hợp giữa cách mạng truyền thông và đổi mới nghệ thuật trên cả cấp độ nguyên tắc và chức năng. Thực hành nghệ thuật đương đại với tuyên ngôn thẩm mỹ mới Mục tiêu của các nghệ sĩ truyền thông chắc chắn không phải để đưa ra những ý nghĩa mức độ sơ khai, nhưng trên hết là làm cho chúng ta nhận thức được như thế nào, cuối cùng việc thực hành tổng quát truyền thông tác động tới hệ thống giác quan của chúng ta. Cuộc cách mạng này nhằm xác định các vấn đề cho một "nhận thức mới" với những lý giải cao nhất, và sau cùng với cách cảm nhận mới sẽ mở ra lối đi cho một thẩm mỹ mới [89]. 39 1.2.3.4. Một số thẩm mỹ liên quan đến nghệ thuật thị giác và sự phù hợp của lý thuyết Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Bàn về thẩm mỹ trong nghệ thuật thiết kế dàn trang cũng có một số cơ sở lý thuyết liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới lĩnh vực này. Ví dụ như Thẩm mỹ thông tin (Information aesthetics) do Lev Manovich, giáo sư (GS) khoa học máy tính tại Đại học Thành phố New York đưa ra năm 2004; Thẩm mỹ thị giác (Visual aesthetics) của Noam Tractinsky, giáo sư Đại học Ben-Gurion, Israel đưa ra năm 2008; Thẩm mỹ tương tác (Interaction aesthetics) do GS. Caroline Hummels và GS. Kees Overbeeke, Đại học công nghệ Eindhoven, Hà lan đưa ra năm 2010. Trong khi hai lý thuyết trên đều chủ yếu nghiên cứu mối liên hệ tương tác giữa con người và máy tính thì lý thuyết Thẩm mỹ tương tác trực tiếp nghiên cứu thẩm mỹ trong ngành thiết kế mỹ thuật. GS. Caroline Hummels và GS. Kees Overbeeke đã cố gắng chứng minh thiết kế không phải là một công nghệ làm đẹp, vẻ đẹp không phải là mục đích duy nhất, thiết kế đã tham gia vào một phong trào giải phóng, hướng tới sự phát triển văn hóa của thời gian. Tuy nhiên các lý thuyết này còn khá sơ khai và chưa thực sự có một sự lan tỏa rộng khắp trên thế giới. Trong khi đó lý thuyết Thẩm mỹ truyền thông có đầy đủ cơ sở lý luận, nghiên cứu sâu và rộng khắp trên thế giới tạo được một trào lưu dành cho các nghệ sỹ, nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác ngày nay. Nghệ thuật thiết kế dàn trang (TKDT) có mặt từ rất sớm, gắn liền với những cuốn sách đầu tiên và sau này là báo chí và các ấn phẩm khác. Tuy vậy vị trí của ngành nghề này không phải lúc nào cũng được coi trọng đúng với vai trò của nó. Trong các nhà xuất bản, các tòa soạn báo, TKDT luôn được coi là khâu phục vụ nội dung thông tin văn học và thường không được đề cao. Chỉ đến khi kinh tế thị trường phát triển và đòi hỏi ngày càng cao, TKDT mới phát huy được thế mạnh của mình và tỏ rõ ưu thế riêng biệt của mình. Trong mỹ thuật ứng dụng thì TKDT luôn là một phần quan trọng và phát triển hàng ngày hàng giờ cùng với nhịp sống xã hội cũng như những bước phát triển của trào lưu nghệ thuật đương đại. Đó là lý do TKDT không thể đứng ngoài sự đi lên của quá trình phát triển tư duy thẩm mỹ, mà ngày 40 nay TMTT là cơ sở nhận thức phù hợp nhất với nghệ thuật đương đại. Các nghiên cứu Thẩm mỹ truyền thông đầu tiên được chia làm ba trung tâm Naples ở Ý, Paris ở Pháp, Toronto ở Canada. Từ đây TMTT tỏa đi khắp châu Âu, bắc Mỹ, khu vực Địa Trung Hải và mới nhất là châu Á. Tại Trung Quốc đã ra đời bốn cuốn sách bàn riêng về TMTT. Tác giả Zhang Han với cuốn Thẩm mỹ truyền thông hiện đại (Modern communication aesthetics) – Nxb China Publishing House, tác giả Yu Xiong Hua với cuốn Thẩm mỹ truyền thông (Communication aesthetics) - Nxb Central South University Press, tác giả Ceng Yao Nong với cuốn sách trùng tên Thẩm mỹ truyền thông hiện đại (Modern communication aesthetics) – Nxb Tsinghua University Press Publishing, tác giả Yao Heming với cuốn Dẫn luận về thẩm mỹ truyền thông (Introduction to communication aesthetics) – Nxb Học viện truyền thông Bắc Kinh, các cuốn sách đã đề cao TMTT như một lý thuyết hiện đại nhất nhằm đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ tương thích các thực hành nghệ thuật đương đại phát triển không ngừng. Ở Việt Nam thì chưa thực sự có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Điều này là chưa thích đáng khi nghệ thuật thị giác nói chung và mỹ thuật ứng dụng nói riêng của Việt Nam đang cố gắng bắt kịp với xu thế của thời đại. Việc thiếu một cơ sở lý thuyết ảnh hưởng khá nhiều đến thành công và hướng đi của nghệ thuật TKDT nhiều tiềm năng. 1.3. Khái quát về thiết kế tạp chí Heritage Các ấn phẩm tạp chí thương mại giải trí của thời đại chúng ta như được thiết kế dàn trang để đáp ứng các áp lực của thị trường chứ không phải đáp ứng các yêu cầu của văn hóa hay nghệ thuật, điều này dường như không còn phù hợp với nhận thức sâu sắc cần có của con người và thời đại. Quy trình thiết kế dàn trang (TKDT) cũng phải dựa trên các hệ thống liên quan như xuất bản, quảng cáo, in ấn, phát hành vô hình chung lại đưa thẩm mỹ trở lại với quá khứ, hầu như không tạo nên được một ngôn ngữ cụ thể cho thời đại mà chúng ta đang sống. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng trong chừng mực áp lực của kinh tế thị trường đã tạo ra khả năng những vấn đề ngoại lai quyết định sản phẩm và xa lạ với những mối quan tâm về nghệ thuật. Hiện tượng này rất may không xảy ra đối với tạp chí Heritage (TCH) do 41 ban biên tập đã đầu tư rất mạnh mẽ vào khâu TKDT để phù hợp với nội dung văn hóa chuyển tải nhằm đáp ứng với vị thế của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam. Tạp chí Heritage (TCH) ra đời tháng 6 năm 1993 với mục tiêu là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của hệ thống dịch vụ trên máy bay của Vietnam Airlines. Ấn phẩm TC trên máy bay sẽ là một nhịp cầu văn hóa chuyển tải đến bạn đọc về một Việt Nam đổi mới, thân thiện, mến khách, và giàu giá trị văn hóa, di sản và truyền thống. Tạp chí cũng là cầu nối để các nhà đầu tư, khách du lịch đến với Việt Nam. Với sự đầu tư công phu và đúng hướng, Heritage thực sự đã vượt ra khỏi tầm vóc của một cuốn TC trên máy bay thông thường để trở thành một ấn bản đại diện cho Việt Nam, một cánh cửa văn hóa nối Việt Nam với thế giới. “Tạp chí Heritage có ưu thế tuyệt đối về kênh phát hành mà không ấn phẩm nào có được”, ông Lương Thế Phúc, tổng biên tập thứ ba (2004-2008) của tạp chí cho biết. Heritage là TC duy nhất được xếp trên từng ghế ngồi tất cả các máy bay của Vietnam Airlines với 94 chặng bay quốc tế và nội địa. Hàng tháng thống kê có khoảng 1,6 triệu lượt độc giả, trong đó đa phần thuộc nhóm thu nhập cao. Tỷ lệ độc giả nam là 67% và nữ là 33 %, trong đó có 72% độc giả trên 35 tuổi. Tính riêng năm 2013, số báo phát hành là 1 triệu 400 ngàn cuốn và doanh thu quảng cáo đạt 100 tỷ đồng. Năm 2016 có hơn 19 triệu lượt độc giả cao cấp, chuyển tải 1400 trang quảng cáo cho 500 thương hiệu. Đây là nét đặc sắc và những số liệu chứng minh sự lựa chọn xứng đáng dành cho TCH để có thể đại diện cho các TC ở Việt Nam. Những bước đầu phát triển của TCH cũng rất đặc biệt và có ảnh hưởng rõ nét về sau. Ông Lương Hoài Nam, tổng biên tập thứ hai (1997-2004) cho biết “Số TC Heritage đầu tiên ra đời, mọi thứ đều không đơn giản vì lĩnh vực xuất bản khi đó ở Việt Nam chưa phát triển, chúng tôi đã quyết định hợp tác với một đối tác nước ngoài”. Với sự hỗ trợ về chuyên môn của công ty Region Air Media (Singapore), số TCH đầu tiên xuất bản tháng 6 năm 1993 (Số đầu tiên có tên là Open Skies, bắt đầu từ số thứ hai mới có tên là Heritage). Toàn bộ công việc chuẩn bị nội dung, thiết kế, chế bản được thực hiện ở Singapore. Ngay khi ra đời, Heritage được đánh giá là ấn phẩm cao cấp nhất Việt Nam vào thời điểm đó. Cùng với sự phát triển của thị 42 trường xuất bản trong nước, các công đoạn xuất bản tạp chí dần dần được chuyển về làm ở Việt Nam. Thông điệp của Heritage là “Đem Việt Nam đến với thế giới, đem thế giới đến với Việt Nam”. Tổng biên tập thứ ba Lương Thế Phúc nhận định, “Heritage vẫn luôn là một ấn phẩm sang... nghiệp, tr.35 - 36, Hà Nội. 58. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh. 59. Trương Thị Thu Thủy (2011), Nghệ thuật thiết kế tạp chí thương mại - giải trí, Luận văn thạc sĩ mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Hà Nội. 60. Phạm Ngọc Tới (2012), Những yêu cầu mỹ thuật sách giáo dục, Đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Đặng Đức Tuệ (2007), Ma-két và Trình bày báo, Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội. 62. Phan Cẩm Thượng (2011), Văn minh vật chất của người Việt, Nxb Tri thức, Hà nội. 63. Nguyễn Trân (1995), Nghệ thuật đồ họa, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội. 64. Thiết kế logo, nhãn hiệu, bảng hiệu theo tập quán Việt Nam và phương Đông (1998), (Tố Nguyên dịch), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 65. Thiết kế logo nhãn hiệu, bảng hiệu theo tập quán Việt Nam và phương Đông (1998), Tố Nguyên dịch, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 66. Phan Cẩm Thượng, Cung Khắc Lược, Lê Quốc Việt (1999), Đồ họa cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 67. Phan Cẩm Thượng (2011), Văn minh vật chất của người Việt, Nxb Tri thức, Hà Nội. 68. Phan Cẩm Thượng (2017), Tập tục đời người văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19 - 20, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 154 69. Viện Mỹ thuật (2007), Nghiên cứu mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 70. Viện Mỹ thuật (2008), Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, ĐH Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 71. Lê Huy Văn (2001), Những vấn đề về design hiện đại, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 72. Lê Huy Văn - Trần Văn Bình (2003), Lịch sử Design, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 73. Lê Huy Văn (2003), Cơ sở phương pháp luận design, Nxb XD, Hà Nội. 74. Lê Huy Văn (2012), “Nguyên lý thị giác - Những chủ định trong đào tạo thiết kế đồ họa và design”, In trong Nội san Mỹ thuật công nghiệp, tr.46 - 47, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Hà Nội. 75. Lê Quốc Việt, Cung Khắc Lược (1998), “Nghề in và đồ họa sách thời Nguyễn”, Thông báo Hán nôm học, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. 76. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh (2011), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tái bản, Nxb GD Việt Nam, Hà Nội. 77. Trần Nhật Vy (2015), Báo quấc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19, Nxb Trẻ. 78. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài 79. Ambrose, Gavin & Harris, Paul (2003), The Fundamentals of Creative Design (Cơ sở thiết kế sáng tạo), AVA Publishing. 80. Armstrong, Helen (2009), Graphic Design Theory (Lý thuyết thiết kế đồ họa), Princeton Architectural Press. 81. Baer, Kim (2008), Information Design Workbook (Thực hành thiết kế thông tin), Rockport Publisher. 82. Bringhurst, Robert (2005), The Elements of typographic Style, Version 3.1 (Các yếu tố trong phong cách đồ họa chữ), Hartley & Marks Publishers, Vancouver. 83. Campell, Paul N. (2009), “Communication Aesthetics” “Thẩm mỹ truyền thông”, Today’s Speech Vol. 19, is. 3, 1971 Page 7-18 (Published online: 155 21 May 2009). 84. Coates, Kathryn & Ellison, Andy (2014), An Introduction to Information Design (Giới thiệu thiết kế thông tin), Laurence King Publishing. 85. Costa, Mario (2005). Phenomenology of New Tech Arts (Hiện tượng học về nghệ thuật công nghệ mới), University of Salerno, Artmedia. 86. Costa, Mario (2010), Contemporary art and aesthetics of the flow (Nghệ thuật đương đại và thẩm mỹ thông lượng), Edizioni Mercurio, Vercelli, Euro 15. 87. Culler, Krintin (2005), Layout Workbook (Sách thực hành dàn trang), Rockport Publishers. 88. Duc, Bernard (2001), L’art de la composition et du cadrage – Peinture, photographie, bandes dessinees, publicite (Nghệ thuật bố cục và khuôn hình – Dành cho Hội họa, Nhiếp ảnh, Tranh truyện, quảng cáo), Editions Fleurus, Paris. 89. Forest, Fred (1996), “Against official contemporary art, for an art of the present” (Nghệ thuật hiện tại chống lại nghệ thuật đương đại mang tính chính thống), Tạp chí Leonardo, Số 29, quyển 2, Tháng 4/1996, trang 167-169. 90. Graver, Amy & Jura, Ben (2012), Grids and Page Layouts (Dàn trang và ô lưới), Rockport. 91. Helgeson, Susanne (2007), New design in Sweden (Thiết kế mới ở Thụy Điển), Swedish Institute, Helsingborg. 92. Heskett, John (2002), Design: A Very Short Introduction (Giới thiệu cốt lõi về thiết kế), Oxford University Press, Oxford. 93. Hummels, C., & Overbeeke, K. (2010). Special issue editorial: Aesthetics of interaction (Số đặc biệt: Thẩm mỹ tương tác), International Journal of Design, 4(2), 1-2. 94. King, Stacey (2001), Magazine Design that works (Thực hành thiết kế tạp chí), Rockport Publishers, New York. 156 95. Landa, Robin (2001), “Graphic Design Solutions” “Đến Giải pháp thiết kế đồ họa”, Cengage Learning Publishers, Albany, New York. 96. Meggs, Philip B. & Purvis, Alston W. (2012), A History of Graphic Design, 5th Edition (Lịch sử thiết kế đồ họa), John Alley & Sons, Inc., DC. 97. Parker, Mike & Spiekermann, Erik (2011), Typography 32 (Nghệ thuật chữ 32), Harper Collins Publishers, New York. 98. Picado, Benjamin (2015), “From objects of Communication towards reasonableness of sensibility: aesthetic experience and epistemology of Communication” (Từ các đối tượng truyền thông hướng tới tính hợp lý: kinh nghiệm và nhận thức luận thẩm mỹ của truyền thông), Intercom - RBCC, số 38, bản 1, tr. 151-168, tháng 6/tháng 7. 2015. São Paulo. 99. Rand, Paul (1993), Design, Form, and Chaos (Thiết kế, hình khối, và những điều liên quan), Yale University Press, New Haven. 100. Rapti, Youli & Theologou, Kostas, Về sự thúc giục để xác định lại nghệ thuật như là một kinh nghiệm mới trong văn hoá hiện đại, youlirapti@yahoo.com & ktheolog@central.ntua.gr, Đại học Kỹ thuật Quốc gia A-then. 101. Samara, Timothy (2002), Making and Breaking the Grids – A Graphic Design Layout Workshop (Ứng dụng ô lưới – Thực hành thiết kế đồ hoạ dàn trang), Rockport Publishers Inc, Gloucester. 102. Samara, Timothy (2005), Publication Design Workbook (Thực hành thiết kế xuất bản phẩm), Rockport Publishers. 103. Samara, Timothy (2007), Design Elements – A Graphic Style Manual (Các yếu tố trong thiết kế - Hướng dẫn phong cách thiết kế), Rockport Publishers, New York. 104. Shelley, James, (2015), The Concept of the Aesthetic (Quan niệm thẩm mỹ), The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Winter Edition), Edward N. Zalta (ed.). 105. White, Alexander W. (2011), The Element of Graphic Design (Các yếu tố trong thiết kế đồ họa), Allworth Press. 157 106. White, Jan V. (2003), Editing by Design (Biên tập bằng thiết kế), Allworth Press. 107. Wir Design GmnH (2000), Corporate Communications (Truyền thông nhận diện thương hiệu), Braunschweig. 108. Ceng Yaonong (2008), 现代传播美学 (Thẩm mỹ truyền thông hiện đại), Tsinghua University Press Publishinghouse. 109. Yao Heming (2001), 传播美学导论 (Dẫn luận về Mỹ học truyền thông), Bắc Kinh Quảng bá học viện xuất bản xã. Tài liệu trang web 110. Vietnam Ad (2016), “Mười bí quyết cho thiết kế tạp chí”, vietnamad.com.vn, 18/01/2017. 111. Bùi Khiêm (2015), “Báo Tạp chí - Sự giống nhau và khác biệt”, Đài phát thanh và truyền hình Bắc Ninh, bacninhtv.vn, 20/06/2015. 112. Angle, Dan (2016), “The Ultimate Guide to Cover Design” (Hướng dẫn thực hành thiết kế bìa), Century One, Century One Publishing, UK. centuryonepublishing.uk, 24/09/2015. 113. Forest, Fred (1983), “For an aesthetics of communication” (Dành cho thẩm mỹ truyền thông), hypermonde.net, 13/09/2016. 114. Quinn, Tony (2016), “The secrets of magazine cover design” (Bí mật thiết kế bìa tạp chí), Magnificent Magforum-University of Westminster Journalism website, 22/06/2016. 115. Sandu, Bogdan (2016), “Tips and Inspiration on How to Design a Magazine Cover” (Cảm hứng và lời khuyên thiết kế bìa tạp chí), DesignYourWay.net, 13/8/2016. 116. Vasile, Christian (2016), “Useful Tips for Designing Memorable Magazine Layouts” (Lời khuyên dành cho thiết kế dàn trang tạp chí), 1stwebdesigner.com, 17/05/2016. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG TRONG THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2018 159 MỤC LỤC Phụ lục 1: Hình ảnh Tạp chí Heritage.160 Phụ lục 2: Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi256 160 PHỤ LỤC 1 HÌNH ẢNH TẠP CHÍ HERITAGE 1.1. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 1993 1.1.1. SỐ THÁNG 5-6 NĂM 1993 H.1. Trang bìa số tháng 5-6, 1993. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 161 H.2. Giới thiệu ra mắt tạp chí, tr.1, số tháng 5-6 năm 1993. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.3. Bài “Futuristic Ho Chi Minh - Thành phố tương lai”, tr.4-5, số tháng 5- 6 năm 1993. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 162 1.1.2. SỐ THÁNG 7-8 NĂM 1993 H.4. Trang bìa số tháng 7-8, 1993. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.5. Bài “The story of Vietnam Airline - Lịch sử phát triển của hàng không Việt Nam”, tr.6-7, số tháng 7-8 năm1993. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 163 1.1.3. SỐ THÁNG 11-12 NĂM 1993 H.6. Trang bìa số tháng 11-12, 1993. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.2. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 1995 1.2.1. SỐ THÁNG 1-2 NĂM 1995 H.7. Trang bìa số tháng 1-2, 1995. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 164 1.2.2. SỐ THÁNG 5-6 NĂM 1995 H.8. Trang bìa số tháng 5-6, 1995. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.9. Bài “All Aboard The Reuni cation Express”, tr.24-25, số tháng 5-6 năm 1995. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 165 1.2.3. SỐ THÁNG 7-8 NĂM 1995 H.10. Trang bìa số tháng 7-8, 1995. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.11. Bài “Northwest Passage”, số tháng 7-8 năm 1995. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 166 1.2.4. SỐ THÁNG 11-12 NĂM 1995 H.12. Trang bìa số tháng 11-12, 1995. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.13. Bài “Tides of change”, số tháng 11-12 năm 1995. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 167 1.3. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 1999 1.3.1. SỐ THÁNG 1-2 NĂM 1999 H.14. Trang bìa số tháng 1-2, 1999. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.15. Bài “Bánh lá”, tr.18-19, số tháng 1-2 năm 1999. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 168 H.16. Bài “The Fairy Tale”, tr.34-37, số tháng 1-2 năm 1999. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.34-35. Tr.36-37 169 1.3.2. SỐ THÁNG 9-10 NĂM 1999 H.17. Trang bìa số tháng 9-10, 1999. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.18. Bài “Mỹ thuật Việt Nam cuối thế kỷ”, số tháng 9-10 năm 1999. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 170 1.4. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2000 1.4.1. SỐ THÁNG 1-2 NĂM 2000 H.19. Trang bìa số tháng 1-2, 2000. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.20. Bài “Đàn bầu”, tr.16-17, số tháng 1-2 năm 2000. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 171 1.4.2. SỐ THÁNG 9-10 NĂM 2000 H.21. Trang bìa số tháng 9-10, 2000. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.5. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2001 1.5.1. SỐ THÁNG 1-2 NĂM 2001 H.22. Trang bìa số tháng 1-2, 2001. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 172 H.23. Bài “Dancing Dragons”, tr.16-17, số tháng 1-2 năm 2001. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.5.2. SỐ THÁNG 3-4 NĂM 2001 H.24. Trang bìa số tháng 3-4, 2001. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 173 H.25. Bài “What’s that tune?”, tr.8-9, số tháng 3-4 năm 2001. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.5.3. SỐ THÁNG 7-8 NĂM 2001 H.26. Trang bìa số tháng 7-8, 2001. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 174 1.6. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2002 1.6.1. SỐ THÁNG 1-2 NĂM 2002 H.27. Trang bìa số tháng 1-2, 2002. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.28. Bài “Tet traditions”, tr.39, số tháng 1-2 năm 2002. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 175 1.6.2. SỐ THÁNG 9-10 NĂM 2002 H.29. Trang bìa số tháng 9-10, 2002. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.6.3. SỐ THÁNG 11-12 NĂM 2002 H.30. Trang bìa số tháng 11-12, 2002. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 176 H.31. Bài “Moving markets”, tr.14-15, số tháng 11-12 năm 2002. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.7. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2003 SỐ THÁNG 3-4 NĂM 2003 H.32. Bài “Nhạc cung đình”, tr.26-27, số tháng 3-4 năm 2003. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 177 H.33. Bài “Nghệ thuật từ cái nhìn”, tr.70-71, số tháng 3-4 năm 2003. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.8. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2005 SỐ THÁNG 5-6 NĂM 2005 H.34. Trang bìa số tháng 5-6, năm 2005. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 178 H.35. Bài “The sacred gem”, tr.46-47, số tháng 3-4 năm 2005. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.9. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2006 1.9.1. SỐ THÁNG 7-8 NĂM 2006 H.36. Trang bìa số tháng 7-8, năm 2006. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 179 1.9.2. SỐ THÁNG 11-12 NĂM 2006 H.37. Trang bìa số tháng 11-12, năm 2006. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.38. Bài “The current of Contemporary Art”, số tháng 11-12 năm 2006. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 180 1.10. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2007 1.10.1. SỐ THÁNG 1-2 NĂM 2007 H.39. Bài “Medical museum”, tr.90-91, số tháng 1-2 năm 2007. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.10.2. SỐ THÁNG 3-4 NĂM 2007 H.40. Trang bìa số tháng 3-4, năm 2007. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 181 H.41. Bài “Sự tích đèo Phật Tử”, số tháng 3-4 năm 2007. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.42. Bài “Brilliant Fungus”, tr.50-51, số tháng 3-4 năm 2007. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 182 1.11. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2009 SỐ THÁNG 9-10 NĂM 2009 H.43. Trang bìa số tháng 9-10, năm 2009. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.44. Bài “Chào ngài Henri Oger”, tr.28-29, số tháng 9-10 năm 2009. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 183 H.45. Bài “Làng Việt Cổ bên sông”, tr.61, số tháng 9-10 năm 2009. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.12. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2010 1.12.1. SỐ THÁNG 1-2 NĂM 2010 H.46. Trang bìa số tháng 1-2, năm 2010. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 184 H.47. Bài “Chuyện về một bộ sưu tập gốm”, tr.62-65, số tháng 1-2 năm 2010. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.62-63 Tr.64-65 185 H.48. Bài “Tranh Dân gian Hàng Trống”, tr.90-91, số tháng 1-2 năm 2010. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.12.2. SỐ THÁNG 5-6 NĂM 2010 H.49. Bài “Nhà xưa phố cũ”, tr.20-21, số tháng 5-6 năm 2010. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 186 H.50. Bài “Những khoảnh khắc Hồ Gươm”, tr.76-77, số tháng 5-6 năm 2010. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.12.3. SỐ THÁNG 7-8 NĂM 2010 H.51. Trang bìa số tháng 7-8, năm 2010. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 187 1.13. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2011 1.13.1. SỐ THÁNG 11 H.52. Trang bìa số tháng 11, năm 2011. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.53. Bài “Đứt đoạn kết và kết nối”, tr.70-71, số tháng 11 năm 2011. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 188 1.13.1. SỐ THÁNG 12 NĂM 2011 H.54. Trang bìa số tháng 12, năm 2011. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.55. Bài “Bow to the Buddha”, tr.86-87, số tháng 12 năm 2011. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 189 1.14. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2012 1.14.1. SỐ THÁNG 3 NĂM 2012 H.56. Bài “Khoảnh khắc bị lãng quên”, tr.50-53, số tháng 3 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.50-51 Tr.52-53 190 H.57. Bài “Nơi khởi nguồn cho dòng Siemriep”, tr.59, số tháng 3 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.58. Bài “Silky Blossoms”, tr.94-95, số tháng 3 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 191 1.14.2. SỐ THÁNG 5 NĂM 2012 H.59. Trang bìa số tháng 5, năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.60. Bài “Câu chuyện của nước”, tr.48-53, số tháng 5 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.48-49. 192 Tr.50-51. Tr.52-53. 193 H.61. Bài “5 điểm lặn ngắm cảnh đẹp trên thế giới”, tr.58, số tháng 5 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.62. Bài “Ối giời ơi và tình yêu với Hà Nội”, tr.98-103, số tháng 5 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.98-99. 194 Tr.102-103. H.63. Bài “Jo Ha Kyu”, tr.108, số tháng 5 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 195 1.14.3. SỐ THÁNG 6 NĂM 2012 H.64. Bài “Yoga cười - Laughter Yoga”, tr.114-118, số tháng 6 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.114. Tr.118. 1.14.4. SỐ THÁNG 7 NĂM 2012 H.65. Bài “Over the waves”, tr.22-23, số tháng 7 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 196 H.66. Bài “Những cây cầu nổi tiếng thế giới - Iconic Bridges”, tr.76-81, số tháng 7 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.76-77. Tr.80-81. 197 1.14.5. SỐ THÁNG 8 NĂM 2012 H.67. Bìa số tháng 8 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.68. Bài “Lá biếc hồn sen”, tr.26-31, số tháng 8 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.26-27. 198 Tr.30-31. H.69. Bài “Mạnh thường quân của nghệ sĩ Việt Nam”, tr.44-45, số tháng 8 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 199 H.70. Bài “Đạo diễn David Worth với khóa học làm phim 3 ngày”, tr.52-57, số tháng 8 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.52-53. H.71. Bài “Không ngủ ở Shinsaibashi - Sleepless in Shinsaibashi”, tr.84-89, số tháng 8 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.84-85. 200 Tr.88-89. H.72. Bài “Japanese drummers”, tr.93, số tháng 8 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 201 H.73. Bài “The cow racing festival”, tr.112-113, số tháng 8 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.74. Bài “The cow racing festival”, tr.112-113, số tháng 8 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.112. Tr.113 202 H.75. Bài “Bờ ao có con chuồn chuồn - Bamboo Dragonflies”, tr.124-127, số tháng 8 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.124-125. Tr.126-127. 203 1.14.6. SỐ THÁNG 9 NĂM 2012 H.76. Bài “Bàn ủi thời Nguyễn”, tr.26-27, số tháng 9 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.77. Bài “Như giấc mơ ùa về từ ký ức”, tr.46, số tháng 9 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 204 1.14.7. SỐ THÁNG 10 NĂM 2012 H.78. Bài “Royal Splendor”, tr.76, số tháng 10 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.14.8. SỐ THÁNG 12 NĂM 2012 H.79. Bài “All aboard”, tr.56-61, số tháng 12 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.56-57. 205 Tr.58-59. Tr.60-61. 206 H.80. Bài “Simple and Peaceful”, tr.72-73, số tháng 12 năm 2012. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.15. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2013 1.15.1. SỐ THÁNG 1 NĂM 2013 H.81. Trang bìa số tháng 1 năm 2013. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 207 H.82. Bài “Cabbage - The United States”, tr.102-103, số tháng 1 năm 2013. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.15.2. SỐ THÁNG 2 NĂM 2013 H.83. Bài “Năm rắn tìm hình tượng rắn từ nguồn nghệ thuật Việt cổ”, tr.12- 13, số tháng 2 năm 2013. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 208 H.84. Bài “Chuyện một người mê cổ vật”, tr.20-25, số tháng 2 năm 2013. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.20-21. Tr.24-25. 209 H.85. Bài “Tet in Vietnam”, tr.32-33, số tháng 2 năm 2013. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.86. Bài “Vẽ con giáp chơi Tết”, tr.52-53, số tháng 2 năm 2013. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 210 1.15.3. SỐ THÁNG 3 NĂM 2013 H.87. Bài “Cây đời - Growing Beauty”, tr.34-41, số tháng 3 năm 2013. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.34-35. Tr.36-37. 211 Tr.38-39. Tr.40-41. 212 1.15.4. SỐ THÁNG 11 NĂM 2013 H.88. Bài “The Red Napoleon”, tr.18-19, số tháng 11 năm 2013. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.89. Bài “Naples - Thiên đường bên Địa trung hải”, tr.50-51, số tháng 11 năm 2013. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 213 1.16. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2014 1.16.1. SỐ THÁNG 2 NĂM 2014 H.90. Trang bìa số tháng 2 năm 2014. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.91. Bài “Dập dềnh sông nước”, tr.40-41, số tháng 2 năm 2014. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 214 1.16.2. SỐ THÁNG 4 NĂM 2014 H.92. Trang bìa số tháng 4 năm 2014. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.93. Bài “Hanoi then and now”, tr.91, số tháng 4 năm 2014. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 215 1.16.2. SỐ THÁNG 5 NĂM 2014 H.94. Bài “Hương hoa vĩnh hằng - Scents of Eternity”, tr.38-43, số tháng 5 năm 2014. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.38-39. Tr.40-41. 216 Tr.42-43. 1.16.3. SỐ THÁNG 7 NĂM 2014 H.95. Bài “Du ngoạn giữa trời xanh - Race the Clouds”, tr.58-67, số tháng 7 năm 2014. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.58-59. 217 Tr.60-61. Tr.62-63. 218 Tr.64-65. Tr.66-67. 219 H.96. Bài “Chuyện người làm dép cao su - Cherished Footsteps”, tr.98-101, số tháng 7 năm 2014. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.98-99. Tr.100-101. 220 1.17. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2015 1.17.1. SỐ BẢN THỬ NĂM 2015 H.97. Bài “Dấu thiêng ngàn năm - The Imperial Citadel of Thang Long”, năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. 221 H.98. Bài “Cõi mơ nơi trần thế - Heaven on Earth”, năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. 222 H.99. Bài “Cây đời - Growing Beauty”, năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. 223 224 1.17.2. SỐ THÁNG 7 NĂM 2015 H.100. Bài “Nhật ký 48 giờ - Scotland All Aboard”, tr.96-101, số tháng 7 năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.96-97. Tr.100-101. 225 1.17.3. SỐ THÁNG 8 NĂM 2015 H.101. Trang bìa số tháng 8 năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. H.102. Bài “Công nghệ luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn - Bronze Age”, tr.16-23, số tháng 8 năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.16-17. 226 Tr.18-19. Tr.20-21.. 227 Tr.22-23. H.103. Bài “Dấu ấn sông Hàn - Crossing the Han River”, tr.76-81, số tháng 8 năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.76-77. 228 Tr.80-81. H.104. Bài “Kỳ lạ những bộ tộc không mặc quần áo - Tribal people around the world”, tr.108-115, số tháng 8 năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.108-109. 229 Tr.110-111. Tr.112-113. 230 Tr.114-115. H.105. Bài “Chúng tôi yêu cái đẹp miền sơn cước - Mountain views”, tr.120- 126, số tháng 8 năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. 231 1.17.4. SỐ THÁNG 9 NĂM 2015 H.106. Bài “Hương sắc bốn mùa - Four Seasons of Colour”, tr.74-79, số tháng 9 năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.74-75. Tr.78-79. 232 1.17.5. SỐ THÁNG 10 NĂM 2015 H.107. Trang bìa số tháng 10 năm 2015. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.108. Bài “Ngàn năm bia đá”, tr.20-21, số tháng 10 năm 2015. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 233 H.109. Bài “Huế nhìn từ trên cao - Hue from on high”, tr.60-65, số tháng 10 năm 2015. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.60-61. Tr.64-65. 234 H.110. Bài “Những thác nước nổi tiếng xứ ngàn thông”, tr.96-97, số tháng 10 năm 2015. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. 1.17.6. SỐ THÁNG 11 NĂM 2015 H.111. Bài “Look on the bright side”, tr.112-113, số tháng 11 năm 2015. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 235 1.18. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2016 1.18.1. SỐ THÁNG 2 NĂM 2016 H.112. Trang bìa số tháng 2 năm 2016. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.18.2. SỐ THÁNG 9 NĂM 2016 H.113. Trang bìa số tháng 9 năm 2016. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 236 H.114. Bài “Tươi xanh màu lá gốm men lục Việt Nam - Evergreen”, tr.56- 61, số tháng 9 năm 2016. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. Tr.56-57. Tr.58-59. 237 1.18.3. SỐ THÁNG 10 NĂM 2016 H.115. Bài “Gương mặt của một trung thần”, tr.48-49, số tháng 10 năm 2016. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.116. Bài “Hành trình của trái tim tự do”, tr.70-71, số tháng 10 năm 2016. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 238 H.117. Bài “Little treasures”, tr.128-129, số tháng 10 năm 2016. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.18.4. SỐ THÁNG 11 NĂM 2016 H.118. Trang bìa số tháng 11 năm 2016. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 239 1.19. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2017 1.19.1. SỐ THÁNG 1 NĂM 2017 H.119. Trang bìa số tháng 1 năm 2017. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.120. Bài “A royal welcome for spring”, tr.30-31, số tháng 1 năm 2017. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 240 1.19.2. SỐ THÁNG 6 NĂM 2017 H.121. Trang bìa số tháng 6 năm 2017. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.122. Bài “Chạm vào lịch sử”, tr.16-17, số tháng 6 năm 2017. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 241 1.19.3. SỐ THÁNG 10 NĂM 2017 H.122. Trang bìa số tháng 10 năm 2017. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. H.123. Bài “Fragments of history”, tr.18-19, số tháng 10 năm 2017. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 242 H.124. Bài “Autumn bliss”, tr.76-77, số tháng 10 năm 2017. Nguồn ảnh: Tòa soạn Tạp chí Heritage. 1.20. TẠP CHÍ HERITAGE NĂM 2018 1.20.1. SỐ THÁNG 2 NĂM 2018 H.125. Bài “Qua tranh dân gian tìm về Tết xưa - Portraits of a Culture”, tr.22-27, số tháng 2 năm 2018. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.22-23. 243 Tr.24-25. Tr.26-27. 244 H.126. Bài “Đây mùa xuân tới - Spring Colors”, tr.48-55, số tháng 2 năm 2018. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.48-49. Tr.50-51. 245 Tr.52-53. Tr.54-55. 246 H.127. Bài “Lặng nhìn thời gian trôi - Silent guardians”, tr.60-65, số tháng 2 năm 2018. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.60-61. Tr.64-65. 247 H.128. Bài “Tết nhảy cua người Dao - Dance, dance, dance”, tr.86-91, số tháng 2 năm 2018. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.86-87. Tr.90-91. 248 H.129. Bài “Leo núi trong thành phố - Hongkong up and down”, tr.110-116, số tháng 2 năm 2018. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.110-111. Tr.112-113. 249 H.130. Bài “Tản mạn chuyện Tết xưa - New year’s nostalgia”, tr.120-125, số tháng 2 năm 2018. Nguồn ảnh: Công ty cổ phần Tín hiệu mới Esign. Tr.120-121. Tr.124-125. 250 1.20.2. SỐ THÁNG 3 NĂM 2018 H.131. Bài “Bảo vật quốc gia Thăng Long - Historic Treasures”, tr.12-17, số tháng 3 năm 2018. Nguồn ảnh: Toàn soạn Tạp chí Heritage. Tr.12-13. Tr.16-17. 251 H.132. Bài “Người nữ nhi theo dấu đại bàng - The eagle huntress of Mongolia”, tr.122-130, số tháng 3 năm 2018. Nguồn ảnh: Toàn soạn Tạp chí Heritage. Tr.122-123. Tr.124-125. 252 Tr.126-127. Tr.130. 253 1.20.3. SỐ THÁNG 4 NĂM 2018 H.133. Trang bìa số tháng 4 năm 2018. Nguồn ảnh: Toàn soạn Tạp chí Heritage. H.134. Bài “Chuyện nhát Xoan Phú Thọ - Soul music”, tr.12-17, số tháng 4 năm 2018. Nguồn ảnh: Toàn soạn Tạp chí Heritage. Tr.12-13. 254 Tr.16-17. H.135. Bài “Tiêu diệt mãng xà - Slaying the python”, tr.36-41, số tháng 4 năm 2018. Nguồn ảnh: Toàn soạn Tạp chí Heritage. Tr.36. Tr.37. 255 Tr.38. Tr.39. 256 PHỤ LỤC 2 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT BẰNG BẢNG HỎI Điều tra bảng hỏi được thực hiện từ ngày 6/5/2018 đến ngày 8/7/2018. - Số phiếu điều tra: 300 - Giới tính: - Nam: 37.3% - Nữ: 62.7% - Độ tuổi: - Dưới 18: 0.7% - Từ 18 đến 25: 1.3% - Từ 25 đến 36: 19.7% - Từ 36 đến 45: 42.7% - Trên 45: 35.7% 257 - Nghề nghiệp: 1. Báo chí 8% 10. Nghệ thuật 8.3% 2. Kinh doanh 16.7% 12. Nhân viên văn phòng 11.7% 3. Cơ khí 0% 13. Nội trợ 3% 4. Du lịch, giải trí 2% 14. Tin học, lập trình viên 1% 5. Giáo dục 10% 15. Truyền thông 4.3% 6. Học sinh, sinh viên 1% 16. Văn hóa 0.7% 7. Kinh tế, tài chính, ngân hàng 13.7% 17. Xây dựng, kiến trúc 6.3% 8. Luật sư 1.7% 18. Y tế, bác sỹ 3.3% 9. Môi trường, sinh học 2.3% 19. Khác 6% 258 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA: 1. Anh (Chị) đánh giá thế nào về Tạp chí Heritage? - Tinh tế, sang trọng 23% - Đẹp 62.3% - Bình thường 14.7% - Xấu 0% 2. Điều gì lôi cuốn bạn đầu tiên khi đọc tạp chí Heritage? - Hình ảnh đẹp 53.7% - Tạp chí được thiết kế đẹp 31.7% - Nội dung bài viết tốt 18.7% - Tất cả các lựa chọn trên 29% 259 3. Anh (chị) nhận thấy thông điệp chủ đạo của tạp chí Heritage là gì? - Di sản 15% - Văn hóa 28% - Du lịch 34.7% - Tất cả các thông điệp trên 59% 4. Việc trình bày nội dung trên tạp chí Heritage có dễ đọc hay không? - Có 92.3% - Không 7.7% 260 5. Tạp chí Heritage có sự đột phá về ý tưởng trong thiết kế không? - Có 44% - Không 56% 6. Tạp chí Heritage có phong cách riêng không? - Có 78.7% - Không 21.3% 7. Tạp chí Heritage có thể hiện bản sắc dân tộc không? - Có 75% - Không 25% 261 8. Tạp chí Heritage có bị ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường không? - Có 71.6% - Không 28.4% 9. Về hình thức, tạp chí Heritage có bắt kịp xu thế thời đại không? - Có 84.3% - Không 15.7% 10. Anh (Chị) đánh giá mối quan hệ giữa nội dung và hình thức được thể hiện trong tạp chí Heritage như thế nào? - Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau 91.3% - Không liên hệ với nhau 8.7% 11. Anh (Chị) đánh giá sự kết hợp giữa nghệ thuật và truyền thông trong tạp chí 262 Heritage như thế nào? - Nghệ thuật góp phần tạo nên sức mạnh truyền thông 59% - Nghệ thuật có đóng góp nhưng không nhiều 40% - Không có hiệu quả gì 1% 12. Hình thức thiết kế của tạp chí Heritage có thể hiện được vị thế là một trong những tạp chí hàng đầu Việt Nam không? - Có 37% - Có một phần 55.3% - Không có 7.7% 13. Thiết kế mỹ thuật của tạp chí Heritage có trở thành một biểu tượng thành công trong mặt bằng chung các tạp chí không? - Có 44% - Có một phần 49.3% - Không có 6.7% 14. Hình thức mỹ thuật của tạp chí Heritage có góp phần vào việc hoàn thành sứ mệnh của tạp chí Heritage trong các hoạt động chung của Hãng hàng không Quốc 263 gia Việt Nam không? - Có 50% - Có một phần 48% - Không có 2%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tham_my_truyen_thong_trong_thiet_ke_tap_chi_heritage.pdf
  • pdfThong tin tom tat ket luan moi TA (VTD).pdf
  • pdfThong tin tom tat ve nhung ket luan moi.pdf
  • pdfTom tat Luan an.pdf
  • pdfTrich yeu luan an bang tieng Anh (VTD) (1) (1).pdf
  • pdfTRICH YEU LUAN AN tieng viet (3).pdf
Tài liệu liên quan