Luận án Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long

af ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 LÊ THÚY AN VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC TRÀ VINH, NĂM 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH LÊ THÚY AN VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngành: VĂN HÓA HỌC Mã ngành: 9229094 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.T

pdf210 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. PHAN AN 2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯƠNG TRÀ VINH, NĂM 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ này là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phan An và PGS.TS. Nguyễn Xuân Hương. Nếu có gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trà Vinh, ngày tháng năm 2020 Tác giả Lê Thuý An ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan An và PGS.TS. Nguyễn Xuân Hương. Thầy và cô đã tận tình hướng dẫn tôi từ lúc mới hình thành ý tưởng đề tài cho đến quá trình sưu tập tài liệu và thực hiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô ở Trường Đại học Trà Vinh truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường; chân thành cảm ơn những cán bộ địa phương hỗ trợ tôi trong quá trình kết nối với cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh để phỏng vấn; chân thành cảm ơn những vị Sư, Achar, những hộ dân đã cung cấp tư liệu trong suốt quá trình tôi phỏng vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những người đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. viii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ....................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3 3.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 3 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ......................................................................... 3 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................... 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 5 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN .................................................................................... 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................................................... 7 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 7 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận ........................................................ 7 1.1.1.1. Công trình của tác giả nước ngoài ........................................................... 7 1.1.1.2. Công trình của các tác giả trong nước ..................................................... 8 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn ................................................... 11 1.1.2.1. Công trình của các tác giả nước ngoài ................................................... 11 1.1.2.2. Công trình của các tác giả trong nước ................................................... 15 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 26 1.2.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 26 iv 1.2.1.1. Văn hoá (culture) .................................................................................... 26 1.2.1.2. Văn hóa ứng xử (behaviour) .................................................................. 28 1.2.1.3. Môi trường tự nhiên (environment) ....................................................... 29 1.2.1.4. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên ............................................... 31 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................ 33 1.2.2.1. Thuyết sinh thái văn hoá (cultural ecology) .......................................... 33 1.2.2.2. Thuyết chức năng (functionalism) ......................................................... 37 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 39 1.3.1. Môi trường cư trú và phân bố dân cư của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................................................. 39 1.3.1.1. Môi trường cư trú của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ....... 39 1.3.1.2. Phân bố dân cư của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ........... 40 1.3.2. Văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................................................... 42 1.3.2.1. Văn hoá vật thể ....................................................................................... 42 1.3.2.2. Văn hoá phi vật thể ................................................................................ 46 CHƯƠNG 2 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐẤT VÀ NƯỚC CỦA NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................ 53 2.1. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI ĐẤT ................................................................. 53 2.1.1. Quan niệm về đất (ដី = đây) và phân loại đất ........................................... 53 2.1.1.1. Quan niệm về đất ................................................................................... 53 2.1.1.2. Phân loại đất ........................................................................................... 54 2.1.2. Đất ở (ដនីៅ = đây nâu) ............................................................................ 56 2.1.3. Đất sản xuất (ដីផលិត = đây phol lít) ....................................................... 58 2.1.3.1. Đất canh tác (ដីបង្កបនង្ក ើនផល = đây bòng co bòng cơn phol) ............ 58 2.1.3.2. Đất trong nghề thủ công (ដកី្ន ុង្សិលបៈហតថក្ម្ម = đây k-nông sil-lặk-pắc hách-tặc-căm) ...................................................................................................... 60 v 2.1.4. Đất thể hiện qua tín ngưỡng, phong tục (ដកី្ន ុង្ជននឿ,ទំននៀម្ទម្លា ប់ =đây k-nông chùm nưa, tùm niêm tùm lóp) ................................................................. 61 2.2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI NƯỚC .............................................................. 63 2.2.1. Quan niệm về nước (ទកឹ្=tứk) .................................................................. 64 2.2.1.1. Nước là nguồn gốc của sự sống ............................................................. 64 2.2.1.2. Nước có ý nghĩa trong sạch, có chức năng thanh tẩy ............................ 66 2.2.2. Nước sinh hoạt (ទឹក្ន្បើ្ាស់ = tứk p-rơ p-rá) ........................................ 67 2.2.3. Nước trong sản xuất (ទកឹ្ក្ន ុង្ផលតិក្ម្ម = tứk k-nông phol-lít-tặt căm) 69 2.2.3.1. Ứng xử với thiếu nước ........................................................................... 69 2.2.3.2. Ứng xử với dư nước ............................................................................... 71 2.2.3.3. Ứng xử với nước phèn, nước mặn ......................................................... 72 2.2.4. Ứng xử với nước thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục, lễ hội (ទឹក្ក្ន ុង្ជំននឿ, ទំននៀម្ទម្លា ប់,បុណ្យទាន = tứk k-nông chùm nưa, tùm niêm tùm lóp, bonh tean) ..................................................................................................... 74 2.2.4.1. Yếu tố thanh tẩy ..................................................................................... 74 2.2.4.2. Lễ nghi cầu nước, đưa nước ................................................................... 80 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 83 CHƯƠNG 3 VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI THỜI TIẾT, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT CỦA NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .............. 86 3.1. VĂN HOÁ ỨNG XỬ THỜI TIẾT (ធាតុអាកាស = thiêch à cás) .............. 86 3.1.1. Đặc điểm thời tiết vùng đồng bằng sông Cửu Long ................................. 86 3.1.2. Ứng xử với thời tiết mùa khô .................................................................... 88 3.1.3. Ứng xử với thời tiết mùa mưa ................................................................... 91 3.2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT .............................. 92 3.2.1. Đặc điểm động vật, thực vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ............. 92 3.2.2. Văn hoá khai thác và tận dụng động vật, thực vật .................................... 94 3.2.2.1. Khai thác và tận dụng động vật .............................................................. 94 3.2.2.2. Khai thác và tận dụng thực vật ............................................................... 99 vi 3.2.3. Động vật, thực vật trong đời sống tâm linh ............................................ 109 3.2.3.1. Tín ngưỡng liên quan đến động vật ..................................................... 109 3.2.3.2. Tín ngưỡng liên quan đến thực vật ...................................................... 112 CHƯƠNG 4 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VÀ NHỮNG BÀN LUẬN ...................................................................... 117 4.1. MỘT SỐ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY ........................................................................................................ 117 4.1.1. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với đất ................................................... 117 4.1.1.1. Biến đổi trong ứng xử với đất trong văn hoá vật thể ........................... 117 4.1.1.1. Biến đổi trong ứng xử với đất trong văn hoá phi vật thể ..................... 118 4.1.2. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với nước ................................................ 119 4.1.3. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với cây trồng, vật nuôi .......................... 122 4.1.3.1. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với cây trồng ...................................... 122 4.3.1.2. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với vật nuôi ........................................ 124 4.1.4. Biến đổi trong ứng xử với thời tiết ......................................................... 126 4.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC SINH KẾ ĐỂ THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY ......................................................... 127 4.3.1. Chuyển đổi trong kĩ thuật nuôi trồng ...................................................... 127 4.3.2. Chuyển đổi phương thức sinh kế ............................................................ 130 4.3. MỘT VÀI VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................... 134 4.3.1. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tự nhiên trong cộng đồng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................ 134 4.3.1.1. Phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu ................................................ 134 4.3.1.2. Phổ biến kiến thức pháp luật về môi trường tự nhiên .......................... 138 4.3.2. Phát huy hơn nữa vai trò của chức sắc và những trí thức có uy tín trong cộng đồng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ............................................... 140 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 146 vii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 149 Văn bản pháp luật .............................................................................................. 149 Tài liệu tiếng Việt (sách, tạp chí, kỉ yếu) .......................................................... 149 Tài liệu tiếng nước ngoài .................................................................................. 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................. 1 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 2 PHỤ LỤC 1: NHẬT KÍ ĐIỀN DÃ .................................................................... 2 Điền dã tại Trà Vinh .............................................................................................. 3 Điền dã tại An Giang ............................................................................................. 6 Điền dã tại Sóc Trăng .......................................................................................... 12 PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ ............................................................... 17 PHỤ LỤC 3: CÁC TRUYỆN DÂN GIAN KHMER ..................................... 26 Sự tích sấm sét ..................................................................................................... 26 Sự tích Mưa, Gió, Mặt Trời và Mặt Trăng ......................................................... 27 Cá thác lác đi xin lúa ........................................................................................... 28 Niếc tà Phnum và Niếc tà Tức ............................................................................ 30 Sự tích Ao Bà Om ............................................................................................... 31 Sự tích giếng chị và giếng anh ............................................................................ 33 Truyền thuyết phum Thil - Thôl ......................................................................... 35 Lễ vào năm mới ................................................................................................... 35 Sự tích thả đèn gió và đua ghe ngo ngày lễ Ok - Om - Bok ............................... 37 Sự tích đua ghe ngo ............................................................................................. 38 Sự tích tượng rồng trước cổng chùa .................................................................... 38 Sự tích hình chim Grut ở chùa ............................................................................ 38 Sự tích hình voi ở chùa........................................................................................ 39 Sự tích bông cau trong ngày cưới ....................................................................... 40 Ba bông hoa cau trong ngày cưới........................................................................ 41 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KHKT Khoa học kỹ thuật MTTN Môi trường tự nhiên TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh tr. Trang ix DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Thay đổi trong ứng xử với nước trong truyền thống và hiện nay ................ 73 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất cực nam của Việt Nam còn được gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hay miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, ĐBSCL thuộc địa bàn của 13 tỉnh, thành là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Với vị trí như một bán đảo, ba mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (đường bờ biển dài 700 km), phía Bắc giáp Đông Nam Bộ, phía Tây có đường biên giới giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và phía Đông Nam là biển Đông, vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và được bồi dần qua từng kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Địa hình của ĐBSCL nhìn chung tương đối bằng phẳng tuy vài nơi có những cồn cát cao ven biển, vùng trũng và đầm lầy. Độ cao trung bình của vùng là từ 1 mét đến 2 mét (trừ những nơi có cồn cát ven biển độ cao có khi lên đến 5 mét) so mới mực nước biển. Những sóng đất cao ven sông hàng năm được bồi đắp thêm lượng phù sa do nước lũ mang lại. Những giồng cát cao hay những vùng sóng đất hơi cao so với địa hình bằng phẳng khác là nơi ưu tiên cư trú của các cư dân đến ở. Khí hậu ở ĐBSCL có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô được luân phiên nhau hết mùa mưa đến mùa khô. Mùa mưa và mùa khô ở ĐBSCL tương đối rõ rệt nhưng đôi khi lại phân bố không đều, năm nắng hạn, năm lại mưa nhiều. Từ sự đa dạng và phức tạp này của môi trường tự nhiên (MTTN) cho nên các cư dân nơi đây phải chọn lựa cách ứng xử cho phù hợp trong quá trình cư trú và phát triển của mình. Mỗi cách ứng xử của một tộc người phản ánh nét văn hoá đặc trưng của tộc người đó. Người Khmer ở ĐBSCL là một tộc người có dân số đứng thứ hai sau người Việt. Trong quá trình định cư và sinh sống nơi đây, người Khmer đã có quá trình thích nghi, ứng phó với MTTN và tạo nên các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của mình. Trong lịch sử cư trú, lao động, sản xuất, người Khmer đã lựa chọn cho mình cách thích nghi với tự nhiên và hình thành hệ thống kinh nghiệm dân gian trong thích ứng và điều tiết MTTN. Cách thích nghi với MTTN của người Khmer ở ĐBSCL trong truyền thống đa phần dựa vào sự xem xét MTTN theo kinh nghiệm dân gian của cha ông truyền lại; tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, MTTN ở ĐBSCL đang có những 2 biến đổi nhất định, đó là những thay đổi do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây nên những hiện tượng như nước nhiễm mặn, nhiễm phèn ngày một nặng hơn, thời gian diễn ra kéo dài hơn, sự nóng lên của khí hậu, hiện tượng nước biển dâng, sạt lở.v.v. Một vấn đề mang tính cấp bách hiện nay là ĐBSCL hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn bởi vì nơi đây là một trong những nơi bị ảnh hưởng của BĐKH nghiêm trọng nhất trên thế giới. Theo Uỷ ban liên chính phủ về BĐKH, qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dân đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kì nguy cấp do BĐKH là vùng hạ lưu sông Mekong (ĐBSCL ở Việt Nam), sông Ganges – Brahmaputra (Banladesh) và sông Nile (Ai Cập). Tại Việt Nam, 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1 mét, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2011). Những hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực, kinh tế và chất lượng sống của con người. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của cư dân ĐBSCL nói chung và của người Khmer ở ĐBSCL nói riêng. Từ những biến động của MTTN, người Khmer nói riêng và các cư dân ở ĐBSCL nói chung đã và đang có những động thái thay đổi phương thức sinh kế, chuyển đổi vật nuôi cây trồng, nhằm thích nghi với BĐKH. Người Khmer đã ứng xử với MTTN như thế nào trong truyền thống và có những biến đổi gì trong quá trình thích ứng với BĐKH? Văn hoá ứng xử với MTTN trong truyền thống, những kinh nghiệm dân gian có còn giá trị trong bối cảnh BĐKH hiện nay hay không? Việc nghiên cứu văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer không chỉ giúp nhận diện những giá trị văn hoá ứng xử trong truyền thống, thấy được giá trị trong bản sắc văn hoá Khmer trong lao động và sản xuất, trong quá trình tận dụng, khai thác và ứng phó với MTTN mà còn giúp chỉ ra những dự báo trong tương lai về những biến đổi trong khai thác MTTN của người Khmer đang và sẽ diễn ra. Vì các lí do đó chúng tôi chọn đề tài: “Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” để làm đề tài cho luận án. 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của luận án: nghiên cứu văn hóa ứng xử với các yếu tố tự nhiên như đất, nước, thời tiết, động vật, thực vật trong văn hóa vật thể và văn hoá phi vật thể của người Khmer; từ đó, phân tích những giá trị trong truyền thống và biến đổi trong cách ứng xử với tự nhiên của người Khmer trước những thách thức về biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống những giá trị về văn hoá hoá ứng xử với MTTN (đất, nước, thời tiết, động vật, thực vật) trong văn hóa vật thể và phi vật thể của người Khmer ở ĐBSCL; Phân tích, đánh giá và đề xuất một số khuyến nghị mang tính dự báo về những biến đổi trong ứng xử với MTTN của người Khmer trước những thách thức của BĐKH; kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm một nghiên cứu về văn hóa của người Khmer ở ĐBSCL về phương diện văn hóa ứng xử với MTTN. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer ĐBSCL cụ thể là văn hoá ứng xử với đất; văn hoá ứng xử với nước; văn hoá ứng xử với thời tiết; văn hoá ứng xử với động vật, thực vật. 3.2. Đối tượng khảo sát Luận án tập trung vào đối tượng khảo sát chính là người Khmer có nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang. Cụ thể hơn, ở mỗi tỉnh chúng tôi chọn địa điểm nghiên cứu tập trung như tại An Giang nghiên cứu tại ấp Phnôm- Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn); tại Sóc Trăng nghiên cứu tại khóm Cà Lăng A Biển (phường 2, thị xã Vĩnh Châu) và tại Trà Vinh nghiên cứu tại ấp Bà Tây B (xã Tập Sơn, huyện Trà Cú). 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Không gian nghiên cứu: người Khmer cư trú phân bố khắp vùng ĐBSCL; tuy nhiên, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là không gian văn hoá ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang làm địa bàn nghiên cứu chính vì các lý do sau đây: Thứ nhất: Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang là ba khu vực có điều kiện địa hình tự nhiên vừa có nét chung vừa có nét riêng thể hiện được điều kiện tự nhiên sinh sống 4 ở vùng cao và vùng ven biển của người Khmer (An Giang có hai loại địa hình là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi; Sóc Trăng và Trà Vinh có địa hình đồng bằng ven biển); Thứ 2: Kinh tế nông nghiệp của người Khmer tại ba tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang đều có liên quan mật thiết đến dòng chảy của sông Mekong đổ về (An Giang là đầu nguồn dòng chảy sông Cửu Long, Sóc Trăng và Trà Vinh là hạ nguồn dòng chảy đổ ra sông Hậu và sông Tiền). Thời gian nghiên cứu: từ sau năm 1975 khi bắt đầu có nhiều tư liệu, tài liệu nghiên cứu tập trung về tộc người Khmer. Chủ thể nghiên cứu: tộc người Khmer ở ĐBSCL Việt Nam. 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Thông qua cách ứng xử với MTTN trong văn hóa vật thể và phi vật thể của người Khmer ĐBSCL, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất chúng tôi đặt ra là: “Tộc người Khmer đã ứng xử với MTTN (đất, nước, thời tiết, động thực vật) như thế nào?” Trong quá trình thích nghi và đối phó với MTTN, người Khmer đã làm gì để tận dụng những giá trị có lợi và đối phó với những điều bất lợi để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, nhà cửa, đi lại của mình? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai chúng tôi đề ra là: “Trong bối cảnh biến đổi của MTTN hiện nay, người Khmer đã có sự biến đổi như thế nào trong văn hoá ứng xử với MTTN để đảm bảo sự thích nghi và phát triển bền vững?”. Từ hai câu hỏi nghiên cứu được nêu, chúng tôi đề ra hai giả thuyết nghiên cứu là: Thứ nhất, chúng tôi cho rằng, MTTN là yếu tố có giá trị rất quan trọng trong văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Trong quá trình lịch sử của mình, người Khmer đã có những kinh nghiệm dân gian trong sự thích nghi với môi trường. Giả thuyết nghiên cứu thứ hai đề ra là: trước những biến động của môi trường, người Khmer đã có những thay đổi nhất định so với hệ thống tri thức trong truyền thống. Sự biến đổi này là sự thích nghi có chọn lọc, nghĩa là thích nghi những điều có lợi, giữ lại những tri thức vẫn còn nguyên giá trị nhưng đồng thời cũng sẽ loại bỏ những giá trị lỗi thời không còn phù hợp nữa. Sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt dần tài nguyên, cùng với chính sách, chủ trương của nhà nước đã góp phần làm thay đổi cách ứng xử với MTTN của người Khmer. 5 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MTTN là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khác nhau: sinh thái học, địa lý học, xã hội học... Trong những chuyên ngành nghiên cứu về con người như văn hoá học, nhân học, tâm lý học hay văn học thì MTTN được nghiên cứu dưới góc độ về mối quan hệ tương tác giữa con người và MTTN; trong đó, hướng nghiên cứu chú trọng nhiều nhất là ứng xử giữa con người với MTTN. Để thực hiện luận án này, chúng tôi chọn cách tiếp cận và các phương pháp sau: Ở cách tiếp cận, chúng tôi chọn cách tiếp cận liên ngành. Với đối tượng nghiên cứu là văn hoá ứng xử với MTTN, chúng tôi vận dụng hướng tiếp cận liên ngành với các khoa học giáp ranh thuộc khoa học xã hội và nhân văn như: nhân học, xã hội học, văn học...Cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc giúp chúng tôi tiếp cận văn hóa ứng xử với tự nhiên của người Khmer theo một hệ thống: văn hóa nhận thức – văn hóa ứng xử. Cách tiếp cận văn hóa - sinh thái giúp chúng tôi nhận diện sự thích nghi trong văn hóa của người Khmer gắn với điều kiện môi trường ở ĐBSCL. Các phương pháp chính được sử dụng cho luận án chúng tôi chọn hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp quan sát tham dự. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc ở cấp cộng đồng giúp phản ánh tâm thức đối phó và thích nghi với MTTN trong văn hoá vật thể của đồng bào Khmer. Phương pháp này giúp cho chúng tôi có được tư liệu khi tham dự vào các hoạt động sinh hoạt trong đời sống văn hóa vật thể và phi vật thể trong ứng xử với tự nhiên của người Khmer giúp nhận diện và phân tích được các giá trị, sự thích ứng và đối phó với những biến đổi trong MTTN hiện nay. Khi nghiên cứu về văn hoá ứng xử với MTTN và những biến đổi trong ứng xử với MTTN trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi lại khó có thể sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, với những bảng hỏi vì những vấn đề thuộc về kinh nghiệm dân gian tộc người khó có thể định lượng chính xác. Ngay cả phương pháp phỏng vấn sâu theo cấu trúc cũng khó được sử dụng do ứng xử với MTTN trong quá khứ đến hiện tại là một quá trình lâu dài, phức tạp mà bản thân chủ thể văn hoá cần phải có thời gian và những gợi mở nhất định để có thể cho chúng ta những thông tin cần thiết, phục vụ công việc nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn phi cấu trúc được chọn nhằm có thể thu thập được nhiều thông tin nhất có thể cho công tác nghiên cứu. Hai phương pháp này dành cho đối tượng sự thuận lợi nhất, không bị bó buộc về thời gian hay khuôn mẫu thông tin, để cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người nghiên cứu. 6 Phương pháp quan sát tham dự được tiến hành triển khai ở các điểm nghiên cứu: ấp Phnôm - Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang); ấp Bà Tây B (xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh); ấp Cà Lăng A Biển (phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Mỗi địa điểm chúng tôi chọn đối tượng phỏng vấn là người nông dân Khmer có nghề trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thuỷ sản, nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc những người Khmer có nghề theo thời vụ như đánh bắt gần bờ, làm đường thốt nốt v.v. Bên cạnh hai phương pháp chính chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh lịch đại nhằm phân tích, so sánh đối chiếu văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer từ trong truyền thống cho đến hiện nay. Các phương pháp này nhằm mục đích tìm ra những đặc trưng trong ứng xử của người Khmer, những ứng xử mang tính truyền thống dân tộc và những ứng xử được hình thành trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá với các tộc người cùng sinh sống. Ngoài cách tiếp cận và phương pháp nêu trên, để chứng minh cho những luận điểm được nêu ra trong luận án chúng tôi còn sử dụng tư liệu từ ngành văn học như: văn học dân gian Khmer, chuyên khảo, biên khảo để bổ trợ cho các phương pháp nghiên cứu. 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (45 trang). Chương 2. Văn hoá ứng xử với đất và nước của người Khmer ĐBSCL (32 trang). Chương 3. Văn hoá ứng xử với thời tiết, động thực vật của người Khmer ĐBSCL (28 trang). Chương 4. Văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer ĐBSCL – một số biến đổi và những bàn luận (27 trang). 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Từ trước đến nay, MTTN của một tộc người là đối tượng tiếp cận nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như dân tộc học, nhân học, văn hóa học, tâm lý học, văn học,... và trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, việc nghiên cứu về ứng xử với tự nhiên càng trở nên cấp thiết hơn nữa. Dưới góc tiếp cận liên ngành, ngoài việc tiếp cận các tài liệu được nghiên cứu của ngành văn hóa học chúng tôi còn tiếp cận tài liệu của các ngành nhân học, văn học để có cách nhìn tổng quát và hệ thống về vấn đề nghiên cứu. Với khối lượng công trình đã được tiếp cận khá lớn, chúng tôi nhóm lại thành hai nhóm là những công trình nghiên cứu lý luận và những công trình nghiên cứu thực tiễn. 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận 1.1.1.1. Công trình của tác giả nước ngoài Để phục vụ nhu cầu nghiên cứu về văn hoá ở Việt Nam, các Trung tâm, Viện nghiên cứu văn hoá đã tổ chức dịch các công trình của các tác giả nước ngoài ... Khmer đó là Người Việt gốc Miên. Đây là công trình sưu tầm và giới thiệu về nguồn gốc, cách thức sinh hoạt, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer ở Nam bộ. Trong công trình này, tác giả Lê Hương đã giới thiệu bức tranh tương đối hoàn chỉnh về người Khmer truyền thống ở Nam Bộ. Thông qua các nghi thức trong đời sống sinh hoạt vật vất và đời sống sinh hoạt tinh thần đã thấy được văn hóa ứng xử với tự nhiên trong quá trình sinh sống hòa nhập của người Khmer với điều kiện môi sinh ở Nam Bộ (Lê Hương , 1969). Sau năm 1975, việc nghiên cứu các dân tộc ít người ở phía Nam, trong đó có người Khmer ở ĐBSCL được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một số vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa tộc người của người Khmer đã được nghiên cứu một cách khoa học; tuy nhiên, những công trình nghiên cứu vẫn còn trong giai đoạn mới hình thành. Trong đó, phải kể đến công trình Người Khmer Cửu Long (1987) là công trình hợp tác giữa Viện văn hóa và Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cửu Long, một công trình biên khảo về người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh hiện nay. Chương 1 của công trình khái quát về điều kiện môi sinh, dân cư, đặc điểm sinh hoạt văn hóa vật thể: kinh tế nông nghiệp, dụng cụ cày bừa, tổ chức nhà ở thể hiện được cách ứng xử của người Khmer với đất đai, khí hậu. Chúng tôi kế thừa và đây là nguồn tài liệu giúp chúng tôi đối sánh 20 với những thay đổi trong văn hóa ứng xử với tự nhiên của người Khmer trong giai đoạn hiện nay (Huỳnh Ngọc Trảng , 1987). Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ (1988) là tập hợp những bài báo cáo, tham luận về người Khmer ở Nam Bộ trên các phương diện: dân số, địa bàn cư trú, tổ chức xã hội, sản xuất nông nghiệp. Các bài viết “Khái quát về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Thạch Voi, “Văn hóa Khmer trong quá trình giao lưu và phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Đinh Văn Liên đã khái quát tương đối đầy đủ về điều kiện môi sinh và quá trình thích nghi của người Khmer truyền thống với sinh thái của vùng ĐBSCL (Viện Văn Hóa , 1988). Từ sau năm 1990 trở đi nhiều thành tố văn hóa Khmer được nhiều nhóm tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Đây là giai đoạn vùng đất ĐBSCL bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nhà khoa học đã có những nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và vị trí của dân tộc Khmer trong sự phát triển của vùng. Mặt khác, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc Khmer đã đặt ra những vấn đề cần quan tâm, cần có những cơ sở khoa học; thêm nữa là những quan hệ tộc người, lịch sử vùng ĐBSCL, cũng cần có một hiểu biết, một cơ sở nhận thức khoa học liên quan đến người Khmer, một trong những chủ nhân tham dự công cuộc khai phá vùng đất này. Đó là tất cả những lý do khiến giai đoạn này có rất nhiều công trình nghiên cứu về các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer ở ĐBSCL. Trước những yêu cầu thực tiễn đó, việc nghiên cứu về người Khmer đòi hỏi phải đi vào chiều sâu, kết hợp giữa lý luận, nhận thức khoa học với thực trạng vùng dân tộc Khmer. Vấn đề nghiên cứu người Khmer được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn, gắn với yêu cầu phát triển với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong tình hình đó, nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức khoa học của các viện, các trường đại học, của một số cơ quan trung ương, địa phương đã tham gia nghiên cứu, khảo sát thực tế vùng nông Khmer ở ĐBSCL. Các vấn đề được các học giả quan tâm nghiên cứu xoay quanh vấn đề đói nghèo, giáo dục, bảo tồn và phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể trong đồng bào Khmer Nam Bộ. Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long (1990) của Viện Khoa học xã hội TP. HCM là công trình nghiên cứu khá dày dặn, phong phú của nhiều học giả: Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường cùng khá nhiều cộng tác viên về văn hóa của các cư dân ở vùng ĐBSCL. Trong đó, chương IV là chương viết về môi sinh và đời sống của dân tộc ít người (chủ yếu là người Khmer), cách ứng phó với điều kiện tự 21 nhiên của người Khmer ở các địa hình cư trú khác nhau (Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường , 1990). Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long (1991) do Mạc Đường chủ biên là công trình tập hợp bài nghiên cứu: “Đặc điểm môi sinh và dân số ở vùng người Khơme đồng bằng sông Cửu Long” – Đinh Văn Liên, “Một số vấn đề kinh tế - xã hội của vùng nông Khơme đồng bằng sông Cửu Long” – Phan An, “Một số đặc điểm văn hóa vật chất của người Khơme và người Chăm ở ĐBSCL” – Phan Thị Yến Tuyết là các bài nghiên cứu sâu về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh sống của người Khmer ở ĐBSCL (Mạc Đường , 1991). Công trình Văn hoá người Khmer đồng bằng sông Cửu Long (1993) là công trình với sự tham gia của nhiều tác giả như: Trường Lưu, Thạch Voi, Đặng Vũ Thị Thảo, Huỳnh Ngọc Trảng, Hoàng Túc, Lê Văn. Công trình đã giới thiệu khá đầy đủ về văn hóa truyền thống của người Khmer ĐBSCL; trong đó, có các bài viết liên quan đến lễ hội, phong tục tập quán của người Khmer là nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi tham khảo (Viện Văn Hóa , 1988). Chúng tôi còn được tiếp cận công trình Nhà ở - trang phục - ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (1993) của tác giả Phan Thị Yến Tuyết. Đây là công trình viết về văn hóa vật chất của các tộc người ở ĐBSCL và vấn đề ăn, mặc, ở được tác giả cho là ba phương diện quan trọng nhất đảm bảo đời sống con người. Mặc dù là văn hóa vật chất nhưng các giá trị tinh thần vẫn được thể hiện tạo nên đặc trưng văn hóa tộc người (trong đó có người Khmer ĐBSCL) (Phan Thị Yến Tuyết, 1993). Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (1998) của tác giả Nguyễn Khắc Cảnh là công trình khá công phu, hệ thống về phum sóc của người Khmer. Phum, sóc là đơn vị tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Tác giả trình bày việc nghiên cứu phum, sóc Khmer dưới nhiều góc độ khác nhau, đó là một đơn vị cư trú truyền thống của người Khmer, về cấu trúc và chức năng, về những biến động trong lịch sử. Theo đó, phum là một tập hợp người Khmer dựa trên mối quan hệ huyết thống là chính, còn sóc là một tập hợp người dựa trên cùng cư trú trên một địa vực nhất định. Xã hội truyền thống phum sóc của người Khmer đã và đang lùi vào quá khứ, nhường chỗ cho một cơ chế quản lý hành chính hiện tại. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định, một số yếu tố của xã hội truyền thống phum sóc vẫn còn chi phối đời sống của người nông dân Khmer ở ĐBSCL như tính cộng đồng, tính tự quản v.v Trong tác phẩm này, tác giả dành chương một để viết về địa lí môi sinh, đặc điểm phân bố dân 22 cư và cư trú của người Khmer. Nội dung này là nguồn tham khảo giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về cách ứng xử với tự nhiên trong vấn về cư trú của người Khmer ở ĐBSCL (Nguyễn Khắc Cảnh , 1998). Trần Văn Bổn với công trình Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng sông Cửu Long (1999) là công trình sơ khảo về phong tục, tín ngưỡng của người Khmer. Tác giả Trần Văn Bổn tập trung khảo tả một mảng đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú, đa dạng trong đó có một hệ thống lễ nghi, lễ hội. Mỗi người Khmer từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi đã trải qua nhiều nghi lễ đánh dấu sự chuyển tiếp và trưởng thành đó là các lễ thức sinh đẻ, kiêng cữ của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, lễ đánh dấu sự trưởng thành của con trai bằng cách vào tu ở chùa khoảng 12 – 13 tuổi (ở con trai) và lễ vào bóng mát (ở con gái); tiếp theo là lễ cưới, và cuối cùng là lễ tang. Trong một năm, người Khmer có nhiều lễ hội, như lễ mừng năm mới (Chôl - Chnăm - Thmây), lễ giỗ tổ tiên (Đôlta), lễ cúng trăng (hay còn gọi là lễ đút cốm dẹp) Ok - Om - Bok và một số nghi lễ Phật giáo như lễ Phật đản, lễ nhập hạ Tác giả Trần Văn Bổn đã tập trung miêu tả các nghi lễ, phong tục của người Khmer và đã có bước giải thích các sự tích, nguồn gốc các lễ nghi dưới góc tiếp cận văn hóa chức năng. Đây là công trình giúp chúng tôi có nhận thức sâu hơn về văn hóa Khmer truyền thống. Thông qua tài liệu này, chúng tôi có thể lý giải tâm thức ứng xử với MTTN của người Khmer qua các phong tục và lễ hội (Trần Văn Bổn , 1999). Tác giả Nguyễn Khắc Cảnh có bài viết Chùa Khmer Nam Bộ - Công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo đã trình bày kết quả nghiên cứu văn hoá truyền thống người Khmer từ góc nhìn về ngôi chùa. Thông qua những điểm nhìn về nhân sinh quan của người Khmer với tôn giáo được thể hiện qua kiến trúc ngôi chùa, tác giả đã cho thấy những sự gần gũi, hoà nhập với thiên nhiên trong việc tác tạo khuôn viên nhà chùa của người Khmer. Sự hoà nhập với thiên nhiên được phản ánh qua việc xây dựng nhà chùa như những hàng rào tre, cây sao, dầu, thốt nốt được người Khmer trồng xung quanh chùa như tạo nên một khu rừng nhỏ (Nguyễn Khắc Cảnh, 2008). Quyển Dân tộc Khmer Nam Bộ (2009) của tác giả Phan An là một công trình góp thêm nghiên cứu về người Khmer trên phương diện lịch sử và bản sắc văn hóa tộc người. Quyển sách giới thiệu về điều kiện địa lý, dân cư, đặc trưng cư trú, sinh hoạt kinh tế, văn hóa xã hội của người Khmer Nam Bộ (Phan An, 2009). Chính sách đất đai & văn hóa tộc người – nghiên cứu trường hợp tại Sóc Trăng (2011) là kết quả nghiên cứu của hai tác giả Mai Thanh Sơn, Võ Mai Phương thuộc dự 23 án nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường. Đây là công trình nghiên cứu về chính sách đất đai của các dân tộc tại địa bàn Sóc Trăng trong đó có phân tích khá sâu về việc phân chia, sở hữu và ứng xử với đất đai của người Khmer. (Mai Thanh Sơn, Võ Mai Phương , 2011). Huỳnh Thanh Quang cũng là một tác giả có nghiên cứu văn hoá Khmer qua công trình Giá trị văn hoá Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (2011). Với hướng tiếp cận giá trị, công trình của Huỳnh Thanh Quang đã có những phân tích khá sâu sắc về văn hoá Khmer với sự nhận diện các giá trị trong văn hoá Khmer, nhận diện những thực trạng, những vấn đề đặt ra trong việc phát huy các giá trị trong văn hoá Khmer đồng thời nêu lên những phương hướng, giải pháp để tiếp tục phát huy các giá trị văn hoá trong giai đoạn hiện nay. Cũng trong năm 2011, công trình nghiên cứu về người Khmer là Văn hoá Khmer Nam Bộ: nét đẹp trong bản sắc văn hoá Việt Nam các tác giả Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên) là công trình khá hoàn chỉnh về văn hóa đặc trưng của người Khmer. Tuy nhiên, công trình mang tính khái quát và chưa tập trung nghiên cứu sâu về văn hóa ứng xử của người Khmer. Hai công trình này nghiên cứu văn hoá Khmer dưới góc tiếp cận giá trị học góp thêm những nghiên cứu về đặc trưng, giá trị bản sắc văn hoá Khmer xưa và nay (Huỳnh Thanh Quang , 2011), (Phạm Thị Phương Hạnh, 2011). Công trình Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian Trà Vinh (2012) của hai tác giả Trần Dũng và Đặng Tấn Đức là công trình nằm trong chuỗi nghiên cứu của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhằm sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam. Công trình chủ yếu khảo sát tín ngưỡng và lễ hội dân gian của các tộc người Việt, Hoa, Khmer ở Trà Vinh. Đề tài chúng tôi nghiên cứu về ứng xử với MTTN của người Khmer ở ĐBSCL nên tài liệu này cung cấp cho chúng tôi một kênh thông tin về ứng xử với tự nhiên được thể hiện trong văn hóa tinh thần của tộc người Khmer ở Trà Vinh (Trần Dũng, Đặng Tấn Đức , 2012). Là người có nhiều quan tâm đến vấn đề giáo dục trong đồng bào Khmer ĐBSCL, tác giả Trần Thanh Pôn trong bài viết “Truyền thống giáo dục Phật giáo Nam Tông Khmer với môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc” (2014) có những bàn luận về vai trò của nhà chùa trong giáo dục ý thức giữ gìn môi trường sinh thái. Bên cạnh sự cần thiết của việc đào tạo ngôn ngữ, chữ viết, đạo lý làm người thì giáo dục việc giữ gìn môi trường sinh thái trong cộng đồng Khmer là hết sức cần thiết 24 nhằm giữ gìn và phát huy giá trị trong bản sắc văn hóa Khmer. Đóng góp của bài viết thể hiện ở khía cạnh tác giả có những đề xuất cần phải có dự án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái trong đồng bào Khmer để có môi trường phát triển bền vững trong cộng đồng Khmer nói riêng và cộng đồng các dân tộc trên cả nước nói chung (Trần Thanh Pôn, 2014). Quyển Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ (2015) của hai tác giả Tiền Văn Triệu và Lâm Quang Vinh đã góp phần nghiên cứu về các lễ hội truyền thống của người Khmer ở ĐBSCL. Công trình đã có những miêu tả về không gian, thời gian cùng với những diễn biến chính của lễ hội của người Khmer. Cùng với sự kế thừa các công trình đi trước viết về lễ hội truyền thống của người Khmer, quyển sách còn cung cấp những kết quả điều tra điền dã tại địa bàn Sóc Trăng và Trà Vinh góp phần làm phong phú thêm những nghiên cứu về người Khmer ở ĐBSCL. Công trình còn có những nghiên cứu mang tính mới khi có những nghiên cứu một cách hệ thống về lễ hội Phước Biển, lễ hội Đạp cồng – Thác Cuôn (Sóc Trăng), lễ hội đua bò (An Giang), (Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh , 2015). Đề tài về văn hoá người Khmer còn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thực hiện đề tài các cấp. Tác giả Ngô Thị Phương Lan với đề tài mang tên “Sinh kế của người Khmer ở ĐBSCL trong bối cảnh phát triển hiện nay” được thực hiện cấp Đại học Quốc gia TP. HCM với mã số đề tài C2016-18B-06. Đến năm 2019, tác giả Ngô Thị Phương Lan (chủ biên) công bố công trình Sinh kế và biến đổi văn hoá của người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trình bày về các yếu tố tác động đến sinh kế; các động thái sinh kế; sinh kế và các biến đổi sinh kế của người Khmer. Trong công trình này, tác giả cùng với các đồng tác giả có trình này đến các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của người Khmer trong đó có những thách thức đến từ MTTN đã ảnh hưởng rất lớn đến việc biến đổi sinh kế của người Khmer (Ngô Thị Phương Lan , 2019). Liên quan trực tiếp đến đề tài, tính đến thời điểm hiện nay, chúng tôi khảo sát được một số nghiên cứu dưới dạng bài báo được công bố trên tạp chí của các tác giả: Phan Thị Yến Tuyết, Hứa Sa Ni và Phan Anh Tú. Kết quả nghiên cứu của các tác giả này cho rằng trong quan niệm của người Khmer, nước không chỉ là yếu tố thiết yếu để sinh hoạt thường nhật như: ăn, uống, làm ruộng, trồng hoa màu, ... mà còn trở thành 25 một biểu tượng mang tính linh thiêng trong sinh hoạt văn hóa tinh thần: tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, lễ hội (Phan Thị Yến Tuyết, 2006), (Hứa Sa Ni , 2015), (Phan Anh Tú , 2017). Nghiên cứu về ứng xử với MTTN của người Khmer, chúng tôi còn vận dụng hướng tiếp cận liên ngành cụ thể là sử dụng nguồn tư liệu văn học dân gian Khmer để làm rõ hơn tri thức bản địa của người Khmer trong ứng xử với tự nhiên. Nhóm công trình này là sự tổng hợp, khảo sát từ các thể loại văn học dân gian của nhiều tác giả khác nhau: Huỳnh Ngọc Trảng với Truyện dân gian Khmer Nam Bộ xuất bản năm 1987 là một công trình gồm các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười... Thông qua những câu chuyện kể này chúng tôi có thể khai thác được yếu tố văn hóa ứng xử mới MTTN của người Khmer. Bên cạnh đó, chúng tôi còn khảo sát các công trình văn học dân gian Khmer của tác giả sưu tầm như: tác giả Tiền Văn Triệu đã có công trình sưu tầm về thần thoại, truyền thuyết và sự tích của người Khmer được in trong Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng (2011). Tư liệu văn học dân gian Khmer giúp chúng tôi nhận diện tâm thức của người Khmer trong ứng xử với tự nhiên khi nói về nguồn gốc tộc người Khmer hay những ứng xử với đất, nước, núi, ao, hồ trong quá trình lao động sản xuất đã tác động vào tự nhiên và đã có sự cư xử hài hòa với tự nhiên (Huỳnh Ngọc Trảng , 1987), (Tiền Văn Triệu , 2011). Tất cả các nghiên cứu của các tác giả trong nước về của người Khmer ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng giúp chúng tôi tham khảo và nhận diện một bức tranh tổng thể về tộc người Khmer, không gian cư trú của tộc người Khmer, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer ở ĐBSCL. Các công trình không nghiên cứu cụ thể về văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer còn khá ít ỏi và nếu có phần nhiều tập trung vào những mô tả, phân tích về văn hoá ứng xử với những thành tố của MTTN như ứng xử với đất, ứng xử với nước; đặc biệt nhất là những công trình nghiên cứu văn hoá ứng xử với nước của người Khmer ĐBSCL thong qua những lễ hội liên quan đến nước như Ok - Om - Bok của các tác giả Phan Thị Yến Tuyết, Hứa Sa Ni là những thông tin hữu ích giúp chúng tôi tham khảo để nghiên cứu cho luận án. Mặc dù có một số lượng lớn các nghiên cứu về người Khmer ở ĐBSCL, văn hoá ứng xử với tự nhiên của người Khmer nhưng tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer ĐBSCL. Kết quả 26 nghiên cứu của luận án này hi vọng sẽ góp thêm một nghiên cứu tập về MTTN của người Khmer ở ĐBSCL trên sở sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.1.1. Văn hoá (culture) Văn hoá là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Có thể nói, tuỳ vào quan điểm tiếp cận, tuỳ vào chuyên ngành tiếp cận mà mỗi định nghĩa về văn hoá sẽ có những nội hàm khác nhau. Văn hoá thực sự được nghiên cứu từ rất sớm tuy nhiên đến năm 1871 khái niệm văn hoá mới được nêu lên bởi nhà nhân học Edward B. Tylor trong công trình Văn hoá nguyên thuỷ: “Văn hoá hay văn minh, hiểu theo ý nghĩa dân tộc bao quát của nó, là một tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ năng lực và tập quán nào được lĩnh hội bởi con người với tư cách thành viên của xã hội” (Edward B. Tylor , 2000), tr. 13. Theo định nghĩa này, Tylor chưa phân biệt sự khác nhau giữa văn hoá và văn minh và đồng nhất văn hoá với văn minh trong khi cách hiểu hiện nay về văn hoá lại có sự phân biệt khác nhau rõ rệt văn hoá và văn minh. Văn hoá là tất cả những hoạt động của con người, nằm ngoài và khác với tự nhiên. Ở Việt Nam, học giả Đào Duy Anh cho rằng: “hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt (Đào Duy Anh , 2003). Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm, 2006), tr. 25. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá nhưng có thể tạm quy về hai loại Văn hóa hiện theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau. Ví dụ, xét từ khía cạnh tự nhiên thì văn hóa là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa”. Văn hoá chính là sản phẩm của con người. Con người thoát khỏi tự nhiên khi nào thì từ đó có sự xuất hiện của văn hoá (Nguyễn Từ Chi , 2003), tr. 55. 27 Từ các định nghĩa khác có thể thấy có 3 cách hiểu nhau về văn hoá: Thứ nhất: văn hoá được hiểu là những phong tục, nếp sống và kiểu định nghĩa này đại diện là của E. B. Tylor. Thứ hai: văn hoá được hiểu là sự ứng xử trong đó có sự khác nhau giữa văn hoá ứng xử với xã hội và văn hoá ứng xử với tự nhiên. Dạng định nghĩa này chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa con người và tự nhiên, con người là một cá thể không tách bạch với tự nhiên mà nương tựa vào tự nhiên, từ tự nhiên, thoát khỏi tự nhiên và tạo ra các giá trị văn hoá. Đại diện cho dạng định nghĩa này là các định nghĩa của các tác giả Trần Ngọc Thêm và Nguyễn Từ Chi. Thứ ba: văn hoá là những sinh hoạt bao gồm các tập tục, phong tục, tín ngưỡng và các thói quen của con người. Đây là cách hiểu tiêu biểu mà Đào Duy Anh đã sử dụng. Mỗi định nghĩa, mỗi cách tiếp cận đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Các cách tiếp cận không mâu thuẫn nhau mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tuỳ vào đối tượng nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu mà có thể dựa và cách tiếp cận nào cho phù hợp. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận văn hoá là sự ứng xử (behaviour). Văn hoá là một chỉnh thể. Văn hoá không thể tồn tại biệt lập nếu không có các yếu tố tạo thành như con người và môi trường tác động. Theo cách tiếp cận này, Trần Ngọc Thêm chia văn hoá thành 4 thành tố: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức, văn hoá ứng xử với MTTN, văn hoá ứng xử với môi trường xã hội. Đây là cách tiếp cận hợp lý và phù hợp với đề tài. Xét về định nghĩa văn hoá, Nguyễn Từ Chi cho rằng văn hóa là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa”; hay Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Trong hai định nghĩa này đều nhắc đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Con người sống và tồn tại qua quá trình tác động vào tự nhiên, biến đổi tự nhiên để tạo ra các giá trị phục vụ con người. Các giá trị đó chính là văn hoá. Con người sống cần các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở và đi lại, con người tác động vào tự nhiên 28 (thực vật, động vật, nước, đất) để tạo ra thức ăn, làm nhà để ở, tạo ra trang phục để che thân và để ứng phó với thời tiết, khí hậu. 1.2.1.2. Văn hóa ứng xử (behaviour) Từ ứng xử trong tiếng Anh là Behaviour (từ điển Anh – Anh), Behavior (từ điển Anh – Mỹ): là cách ai đó đối xử với con người, động vật, thực vật và các hoạt động khác trong những trường hợp nhất định. Ứng xử (behaviour) còn được một số học giả ở Việt Nam cho là “hành vi”. Nếu đối với động vật, các nhà sinh học Việt Nam có lúc dịch là “hành vi”, khi khác cho là “tập tính”. Ứng xử (behaviour) còn được nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học. Tâm lý học ứng xử buổi đầu được đại diện bởi thuyết ứng xử (Behaviourism) đầu thế kỉ XX. J.B. Watson cho là chỉ nên quan sát mối kích động bên ngoài đã gây ra phản ứng (ứng xử bằng hành động nào đó) tác động qua lại giữa chủ thể và MTTN, môi trường xã hội. Watson và các nhà hành vi chủ nghĩa đã bỏ qua những suy diễn về nội tâm mà hầu như chỉ xét đến hành vi máy móc (P. Wesley Schultz , 2002). Quan niệm giản đơn hơn của trường phái thuyết ứng xử Mỹ sau này được điều chỉnh trong khuynh hướng tâm lí ứng xử của B.F. Skinner đã vận dụng thêm những khái niệm ngôn ngữ, tư duy, ý thức một cách khách quan. Theo ông, những kích động bên ngoài không tạo ra phản ứng (ứng xử) một cách máy móc mà chỉ có tác dụng chuyển lực những tiềm năng. Thuyết tâm lí ứng xử được vận dụng để nghiên cứu ứng xử tự nhiên và xã hội của con người (P. Wesley Schultz , 2002). Trong xã hội học, ứng xử dùng để chỉ cách hành động (và nói) như thế nào đó của một vai trò xã hội này đối diện với một vai trò khác. Và đó là những hành động hoặc gọi là phản ứng theo một cách tương đối. Ứng xử không chỉ giới hạn các vai trò xã hội với nhau còn ứng xử với mình, ứng xử với đồ vật, với tự nhiên (Barker, 2011). Bên cạnh những nghiên cứu về ứng xử như là những hành vi, tác động còn có những nghiên cứu về ứng xử như là lối sống, trong một chừng mực nhất định, là cách ứng xử của những người cụ thể của môi trường sống. Môi trường là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, của các nhóm xã hội và cộng đồng dân cư (Phạm Đức Dương , 2013). Một quan điểm khác cũng xem ứng xử như một hệ giá trị, như là phép đo chuẩn mực trong quá trình tương tác giữa con người với con người và giữa con người với ĐBSCL. Như Hồ Sĩ Vịnh cho rằng “Văn hoá ứng xử là một bộ phận của văn hoá đạo 29 đức và nhân cách con người. Đó là những hành vi, lời nói, phương thức tiến hành một cách văn minh, lịch sự, đẹp, thích hợp trong việc giao tiếp với gia đình, cộng đồng xã hội, đối với môi trường sinh thái và MTTN (Hồ Sĩ Vịnh, 2006), tr. 67. Với phương pháp hệ thống cấu trúc – loại hình, Trần Ngọc Thêm cho rằng các giá trị văn hoá gồm có 3 loại: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức và văn hoá ứng xử. Văn hoá ứng xử xét về đối tượng ứng xử có thể chia thành văn hoá ứng xử với MTTN và văn hoá ứng xử với môi trường xã hội. Cụ thể là “Cộng đồng người (chủ thể văn hoá) hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường – MTTN (thiên nhiên, khí hậu,...) và môi trường xã hội (các dân tộc, quốc gia láng giềng)”. Con người không thể nào sống ngoài MTTN và môi trường xã hội. Sự tác động vào MTTN là một sự thích nghi. Sự thích nghi này nếu tương hợp sẽ tận dụng để tạo ra các giá trị trong ăn, mặc, ở và đi lại; nếu không tương hợp sẽ ứng phó như ứng phó với thời tiết, với khoảng cách và với những điều kiện không có lợi cho con người hay cụ thể hơn là ứng phó với những yếu tố phi giá trị của con người (Trần Ngọc Thêm, 2006), tr 26. Như vậy, ứng xử (behaviour) từng là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khác nhau như tâm lý học, sinh học, xã hội học v.v. và trong chuyên ngành văn hoá học, ứng xử được nghiên cứu như một “hành vi” tạo nên một thói quen trong tâm tính một tộc người. “Hành vi” này cần trải qua một thời gian nhất định, được cộng đồng tộc người công nhận và trở thành đặc trưng văn hoá của tộc người đó. Văn hoá ứng xử là hệ thống các quan hệ tương tác, các phản ứng được thực hiện bởi con người để thích nghi với môi trường (tự nhiên và cộng đồng). Qua sự tương tác, tác động để thích nghi hay để ứng phó sẽ tạo ra các giá trị văn hoá. Kế thừa nghiên cứu về văn hoá ứng xử của các tác giả đi trước, khái niệm văn hoá ứng xử với MTTN được sử dụng để nghiên cứu cho luận án này theo chúng tôi là: Văn hoá ứng xử với MTTN là sự thích nghi và sự ứng phó với MTTN để tạo ra các giá trị văn hoá. 1.2.1.3. Môi trường tự nhiên (environment) Môi trường - environment (từ điển Anh - Anh) có nghĩa là những điều kiện ảnh hưởng đến cách cư xử, sự phát triển của ai đó hoặc cái gì đó, những điều kiện vật lý mà ai đó hoặc cái gì đó tồn tại bên trong nó. Một thế giới tự nhiên mà ở đó con người, động vật và thực vật sinh sống. Tự nhiên - nature (từ điển Anh - Anh) có nghĩa là tất cả thực vật, động vật, thực thể tồn tại ở toàn cầu và không được tạo nên bởi con người. Tự nhiên có một phạm vi 30 bao quát rộng lớn: vũ trụ, thiên hà, thế giới vật lý, thế giới sinh học. Đó là đá, đất, nước, không khí, quặng, các chất trong hành tinh, ngoài hành tinh, trên mặt đất, dưới lòng đất, biển, ao, hồ... và tất cả các sinh vật kể cả con người. Song hành cùng mối quan hệ xã hội, với chính mình và với quá khứ (hay lịch sử, hoặc còn gọi là chiều tâm linh), mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là một nội dung rất quan trọng của đời sống văn hóa. Con người tồn tại và phát triển trong, cùng và với MTTN. Con người tồn tại trong tự nhiên, cùng phát triển với MTTN, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng là một mặt cơ bản của đời sống văn hóa. Vật chất trong con người do MTTN cung cấp, không khí con người hít thở, nước con người uống đều lấy từ MTTN, thức ăn của con người cũng vậy. Tự nhiên đang thay đổi chậm chạp và điều đó có liên quan đến con người trong mọi lĩnh vực hoạt động. Vấn đề cơ bản là xác định vị trí con người trong tự nhiên và mối quan hệ của con người với tự nhiên. Con người cũng có phần tự nhiên (bản năng, bẩm sinh...) và con người bao giờ cũng phải sống với tự nhiên. Như vậy, tự nhiên là cái đương nhiên tồn tại, không phải do ý muốn, hiểu biết và sáng tạo của con người. Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm những thực thể - hiện tượng tự nhiên mà cơ thể, quần thể, loài (quần xã) có quan hệ trực tiếp, trước hết bàng các mối quan hệ thích nghi, rồi sau đó mới là biến đổi. MTTN là một bộ phận trong môi trường lớn, là tổng thể các nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta như bầu khí quyển, nước, thực vật, động vật, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, bức xạ mặt trời... Vậy, MTTN là gì? Theo quan niệm sinh học: MTTN được coi là tất cả những gì bao quanh các sinh thể, gồm các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự tồn tại, phát triển và sinh sản của sinh vật (môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường bức xạ, ánh sáng, nhiệt độ và môi trường sinh vật). Mọi sinh vật luôn có xu hướng thích nghi và biến đổi. Tóm lại, MTTN là nơi các quá trình sống phải thích nghi và bảo tồn. Trong MTTN có sự vận động của các quy luật vật lý giữa đất, nước, không khí và sự tương tác giữa các vật thể vật lý, các sinh thể. Sự thích nghi là một loại hình ứng xử và để tồn tại, mọi sinh vật đều dựa vào tự nhiên, có quan hệ với môi trường sống chung quanh. 31 1.2.1.4. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên Văn hoá ứng xử với MTTN đã được quan tâm trong những nghiên cứu về văn hoá. Như Nguyễn Xuân Kính (2003) từng cho rằng: Con người tồn tại trong môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường sinh thái nhân văn và môi trường xã hội. Trong đó, môi trường sinh thái tự nhiên là không khí, ánh sáng, mặt trời, gió, mưa, nóng, lạnh, núi, rừng (tự nhiên),... là chưa có sự tác động, chưa có dấu ấn bàn tay và trí não của con người; Môi trường sinh thái nhân văn là môi trường sinh thái đã có sự tác động của con người: nhà ở, công viên, ao hồ, sông đào, rừng do con người trồng, đê do con người đắp..; Môi trường xã hội là mối quan hệ và liên hệ giữa các cá thể người, là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người. Con người sống trong môi trường, tác động vào môi trường và có thể làm biến đổi môi trường (Nguyễn Xuân Kính, 2003) tr. 9. Với cách tiếp cận lịch sử - văn hóa, địa - văn hóa, Trần Quốc Vượng đã có những nghiên cứu về vấn đề môi trường qua các vùng miền ở Việt Nam. Tác giả đã có ...h bất ngờ, cả bầy lúa hốt hoảng bay vội vào núi, trốn vào trong một khe đá hẹp, không dám về nhà ai nữa. Năm ấy, cả vùng, mọi nhà đều không có thóc ăn. Người và súc vật đều đói khổ, điêu đứng. Cá thác lác ở dưới sông thấy người đói khổ phải đi hái rau, đào củ năn, củ chuối để ăn trừ bữa sống qua ngày, lấy làm cảm động. Cá thác lác chúa bèn rủ cả cháu con, chắt, chít của mình, kéo nhau thành đàn lách sâu vào khe núi để tìm gặp thần lúa, yêu cầu thần lúa trở về để mọi người, mọi nhà được no ấm. Đường đi vô cùng vất vả, đàn cá thác lác phải vượt qua những thác ghềnh hiểm trở, những khe đá khúc khuỷu, 29 những chỗ nước cạn quanh co. Cuối cùng đàn cá thác lác vẫn đến được nơi thần lúa ẩn nấp. Mặc dù cá thác lác đã đem hết lời nài nỉ thần lúa vẫn chưa hết sợ, không dám trở về với con người. Nhưng cá thác lác vẫn nài nỉ, khuyên lơn mãi làm cho thần lúa vẫn phải xiêu lòng, thuận trở về, với điều kiện là ở ngoài đồng ruộng chứ không dám vào nhà. Từ đó, con người phải làm lụng chăm sóc cây lúa vất vả. Khi lua chín phải lo gặt hái, gồng gánh chuyên chở về nhà. Cá thác lác vì thương loài người, trong chuyến đi tìm thần lúa ấy đã phải len lỏi qua các khe hẹp, bị đá chẹt, nên thân hình cá mới dẹp lép và mang những vết trầy sướt như ta thường thấy trên thân cá ngày nay. Truyền thuyết này ngày nay vẫn còn lưu hành phổ biến trong đồng bào Khơme Nam Bộ. Để nhớ ơn loài vật đã tận tình với con người, hàng năm trên mâm cơm cúng thần lúa, đồng bào thường nước một xâu cá thác lác để bên cạnh những bát gạo mới đầu mùa. Theo lời kể của cụ Thạch Vinh (ở Giồng Tranh, Cửu Long) Khảo dị 1 Ngày xưa, lúa không có vỏ lại to bằng quả dừa. Người ta cứ hái lúa về ăn mà không cần nấu nướng gì cả. Nhưng về sau, vì loài người càng ngày càng lười biếng và tham lam nên lúa có vỏ và người ta muốn ăn phải giã lúa cho tróc vỏ đem nấu chín mới dùng được. Vào thời đó, có một người đàn bà xấu tính và nóng nảy. Một hôm bà giã lúa, lúa văng vỏ làm lấm bẩn người, khiến bà buộc miệng chửi lúa. Hồn lúa giận loài người chửi mình, trốn biệt vào một khe đá ngoài một hòn đảo xa. Từ đó, nạn đói kéo dài, loài người và muôn vật không có lúa ăn, khốn khổ vô cùng. Cá thác lác thấy cảnh đói bèn len lỏi ra đảo, len vào tận khe đá xin thần lúa trở về. Khảo dị 2 Xưa kia, lúa “sờ-râu phôc-sa-ly” mọc đầy đồng. Khi lúa chín đến đêm tự bay về nhà rơi vào bồ không phải gặt hái gì cả. Một hôm nọ, có đôi trai gái đang trò chuyện bên cạnh bồ lúa xào xạc bay về rơi vào bồ ào ào như mưa đổ làm cô gái không nghe được người yêu mình nói gì. Tức giận, cô gái lấy một khúc củi gõ mạnh vào bồ lúa khiến hồn lúa sợ hãi bay thoát, trốn biệt vào khe đá rất hẹp không ai có thể len vào được. 30 Từ đó, dân chúng đói khổ vô cùng. Họ tụ họp nhau lại nhà cá “kom-phơ-lang” có thân hình dẹp và nhờ cá len vào khe đá cầu xin hồn lúa trở về. Khảo dị 3 Ngày xưa, đến mùa lúa chín, mỗi nhà phải quét dọn sân trước cho sạch sẽ để đón lúa về. Vào thuở ấy, hạt lúa to và dài bằng chiếc thuyền độc mộc, tự nó lăn như một thân cây ngoài ruộng về nhà. Đến bữa ăn, người ta chỉ cần lấy dao xắn bớt một miếng để dùng từng bữa một. Một ngày kia, lúc lăn đến nhà một kẻ lười biếng để sân dơ bẩn, không quét dọn gì cả. Lúa giận người không quí trọng mình, vỡ ra từng mảnh nhỏ thành hạt lúa nhỏ như ngày nay. Niếc tà Phnum và Niếc tà Tức Thưở ấy, nhà vua có một nàng công chúa, tuổi vừa đôi mươi, xinh đẹp vô cùng. Tiếng đồn về công chúa lan truyền đi khắp nơi, từ biển xa đến núi cao. Một hôm, Niếc-tà Phnum nghe tiếng công chúa xinh đẹp, bèn mang lễ vật đến xin vua cha cưới công chúa làm vợ. Nhà vua thấy Niếc-tà Phnum mặt mũi khôi ngô, ăn nói đĩnh đạc, hoạt bát, nên thuận gả công chúa cho chàng. Trong lúc lễ cưới linh đình giữa Niếc-tà Phnum và công chúa đang diễn ra ở cung vua thì có tin Niếc-tà Tức ở tận biển Đông, vì nghe đồn công chúa xinh đẹp, nên cũng mang lễ vật đến hỏi chàng. Vì đến chậm, Niếc-tà Tức đành phải mang lễ vật trở về. Tức giận vì có kẻ đã nhanh chân trước mình chỉ một bước mà được người đẹp, Niếc-tà Tức bèn làm phép dâng nước lên cao, dấy lên những đợt sóng thần cuồn cuộn ập vào tới tấp nhằm uy hiếp kinh thành để cướp lại cho bằng được công chúa. Nhưng Niếc-tà Phnum cũng chẳng phải vừa. Chàng trổ hết mọi khả năng để bảo vệ hạnh phúc vừa đạt được, và cũng để tỏ cho vua cha thấy được tài nghệ của mình. Niếc-tà Phnum đã dùng phép thuật xây một bức tường đá vững chắc quanh cung thành của vua cha, để chống lại những đợt sóng thần ồ ạt và dồn dập của Niếc-tà Tức. Hễ nước bên ngoài dâng càng cao, thì thành càng được tăng thêm một mức, hễ sóng thần càng lớn, thì thành càng được bồi trúc vững chắc hơn. Cuộc đọ sức của đôi bên diễn ra khá ác liệt và dai dẳng nhiều ngày làm cho ruộng, vườn, đất đai ngập nước lênh láng. Cuối cùng, Niếc-tà Tức thấy không thể thắng được đối phương đành phải rút nước, đưa sóng về biển. Tuy vậy, nỗi tức giận vì không lấy được công chúa vẫn không thể nào nguôi ngoai trong lòng Niếc-tà 31 Tức. Cho nên, hằng năm Niếc-tà Tức vẫn dâng nước lên đánh Niếc-tà Phờ-num một lần. Khi hai bên đánh nhau như thế thường gây ra lụt lội làm thiệt hại hoa màu, cây trái của nhân dân vô kể. Ghi theo lời ông Sơn Quơn (Giồng Tranh) Sự tích Ao Bà Om Ngày xưa, ở vùng Trà Vinh, hàng năm cứ đến mùa khô, nước ngọt rất khan hiếm. Ruộng rẫy khô cằn, nứt nẻ, cây cỏ xơ xác, tiêu điều. Do vậy, đời sống nhân dân trong vùng rất cơ cực. Cũng vào thuở ấy, trong nhân dân có chuyện tranh chấp kéo dài đã nhiều năm mà vẫn chưa giải quyết được. Đó là chuyện hai bên nam nữ không bên nào chịu đứng ra đi cưới bên nào. Phía bên con trai thì đòi các cô gái phải đứng ra cưới họ về làm chồng. Ngược lại phía bên các cô thì buộc các chàng trai phải đi hỏi họ về làm vợ. Đương nhiên là kẻ đứng ra cưới người khác giới phải gánh vác mọi tổn phí về lễ lạc. Trong lúc nhân dân trong vùng bàn chuyện đào ao để lấy nước ngọt giữa mùa khô hạn, có người bàn nên nhân cơ hội này tổ chức cuộc thi giữa hai bên nam nữ, và phía bên nào thua cuộc lần này sẽ chịu trách nhiệm đứng ra lo liệu việc cưới xin. Ý kiến đó được nhiều người ưng thuận bởi vì nó vừa giải quyết được việc cứu hạn, mọi người sẽ có nước dùng, vừa kết hợp giải quyết được sự tranh chấp kéo dài, chưa có lối thoát. Thế là sau khi bàn bạc, họ giao hẹn với nhau: Trong một đêm, mỗi bên nam và nữ đào riêng một cái ao, bên nào đào sâu hơn, nước nhiều hơn sẽ thắng cuộc. Đêm hôm ấy, khi mặt trời vừa tắt, hai bên nam nữ trong vùng tập hợp nhau lại, rồi chia làm hai nhóm: nhóm nữa đào một ao vuông ở phía Đông, nhóm nam đào ao tròn ở phía Tây. Cả hai bên đều ra sức làm việc cật lực, người đào, người gánh, làm chẳng ngơi tay. Đến nửa đêm, bà Om, người điều khiển công việc bên phía nữ nảy ra một kế để đánh lừa bên nam. Bà cho người đốn một cây tre thật dài dùng làm sào, đem dựng trên một gò đất cao về hướng Đông. Trên ngọn sào có treo một chiếc lồng đèn, bên trong thắp một ngọn đèn dầu leo lắt. Về phía nam, ao của họ lúc này đào được khá sâu và cũng đã có nước, mọi người đều thấm mệt. Lại thêm tâm lý chủ quan cố hữu của những anh đàn ông về sức mạnh của mình, họ nghĩ rằng bên phía nữ khó mà đuổi theo kịp được họ. Vừa lúc họ 32 thấy ngọn đèn xuất hiện ở hướng Đông mà tưởng nhầm là sao mai đã mọc, cho là trời sắp sáng rồi bèn rủ nhau về nhà nghỉ. Trong khi đó, bên phía nữ mọi người vẫn cặm cụi cố sức đào cho đến sáng bạch mới về. Quả nhiên sự kiên trì cộng với mưu trí của họ, họ đã làm cho đối phương thua cuộc. Sáng hôm ấy, mọi người ra xem thì rõ ràng ao của bên phe nữ vừa to, vừa sâu hơn ao phe nam. Thế là phe nam chịu thua cuộc. Từ đó, họ phải chịu thực hiện lời cam kết: đi cưới phụ nữ về làm vợ. Dân chúng trong vùng có được ao chứa nước ngọt dùng quanh năm. Để ghi công người phụ nữ mưu trí và giỏi giang đã góp phần giành được thắng lợi này, người ta gọi ao nước ngọt ấy là ao Bà Om. Tên gọi ấy còn truyền mãi đến ngày nay. Theo lời kể của ông Sáu Thanh Khảo dị 1: Có người cho rằng, trước kia quanh bờ ao này có mọc nhiều rau mò om (một thứ rau thơm) nên thoạt đầu người ta gọi là ao Mò-om, rồi dần dần gọi trại ra thành ao Bà Om. Khảo dị 2: Lại có người cho rằng trước kia ở đây có đền thờ thần Pờ-rặc In (Thần In-đra - Ấn Độ) tức là Đế Thiên mà dấu vết của đền thờ này là ngôi chùa bên cạnh ao, có tên là chùa “Ông”. Do vậy dân chúng gọi là cái ao gần chùa này là ao Pờ-rặc In (hay gọi trại ra là “ông”, và về sau gọi là Bà Om). Khảo dị 3: Truyện khác kể rằng: Ngày xưa, hoàng tử Pa-tu-nà-vông cùng em gái xuống ở vùng này. Hoàng tử ở tại Pơ-ra-sát, tức là sóc Thác, cách ao Bà Om chừng hai cây số và công chúa ở tại chùa Ông, bên cạnh ao Bà Om bây giờ. Vì không tìm được người vừa ý làm vợ, nên hoàng tử định kết hôn với em gái. Hoàng tử đến gặp em gái tỏ bày ý định nhưng bị em gái cự tuyệt. Sau đó, công chúa sai quân hầu đào hào đắp luỹ quanh dinh để ngăn không cho người anh loạn luân của mình đến nữa. Công chúa cũng sai đào một cái ao lớn để tắm cạnh đó, và cắt bốn tỳ nữ là bà On, bà Inh, bà Sun, bà Son canh gác. Do việc bà On là người đứng đầu chỉ 33 huy đám tỳ nữ ấy nên dân chúng quanh vùng gọi cái ao ấy là ao bà On, rồi dần dần về sau gọi trại thành Ao Bà Om. Khảo dị 4: Truyện kể rằng thuở nọ vùng Trà Vinh thuộc quyền cai trị của một nhân vật tên là Pa-tu-ma-vông. Pa-tu-ma-vông rất bạo ngược. Hắn ra lệnh buộc dân chúng trong vùng ai có gái đẹp phải đem dâng cho hắn, nếu không sẽ bị hắn xử phạt rất nặng nề. Ngoài ra, hắn còn làm đảo lộn phong tục tập quán lâu đời ở đây: bắt con gái cưới con trai về làm chồng. Nhiều người bất bình, nhất là nữ giới. Họ cử người đến yêu cầu Pa- tu-ma-vông bãi bỏ tục con gái phải đi cưới chồng. Pa-tu-ma-vông đã tổ chức ra việc hai bên nam nữ đào ao thi, bên nào thua phải đứng ra cưới người bên phe thắng. Bên phía nữ sợ mình yếu, sức thua đàn ông, nên mới lập đánh lừa, bửa đêm thả một chiếc đèn lồng lơ lửng trên không về hướng Đông. Phe nam nhìn thấy tưởng là sao mai mọc bèn nghỉ, ra về. Nhờ vậy đến sáng hôm sau ao của phụ nữ đào được sâu hơn. Nam giới bị thua cuộc phải đứng ra cưới nữ giới về làm vợ. Sự tích giếng chị và giếng anh Thưở ấy, cuộc tranh chấp giữa một bên là những chàng trai, một bên là những cô gái kéo dài trong nhiều năm liền vẫn không sao giải quyết được. Bên nam đòi bên nữ phải đi cưới họ về làm chồng, ngược lại bên nữ buộc bên nam phải đứng ra đi cưới họ về làm vợ. Cuối cùng cả hai bên cùng thoả thuận tổ chức một cuộc thi đào giếng: trong một đêm mỗi bên đào một cái, bên nào hoàn thành sớm, giếng sâu, nước nhiều thì được cuộc, Bên thua cuộc phải đứng ra cuới bên thắng cuộc. Đêm hôm ấy, họ cùng nhau tổ chức cuộc thi. Cả hai bên đều làm việc rất hăng say. Đến nửa đêm, bên nữ vì làm việc cật lực, mồ hôi nhễ nhại, nên họ cởi cả áo cho đỡ vướng. Trong lúc đó bên phía những chàng trai cho người lén bò qua dò xét tình hình. Bắt gặp cảnh tượng bất ngờ như vậy, người được phái đi thám thính chỉ biết ngây ra mà nhìn, quên phứt việc trở về báo cáo cho cánh đàn ông. Chờ đợi mãi không thấy tăm hơi, họ bèn cử toán khác đi xem xét tình hình. Cũng không hơn gì toán đi trước, toán này cũng bị “sức hút” của những cơ thể đầy sức sống của các cô gái đang làm việc dưới ánh trăng làm cho họ mụ mẫm quên mất nhiệm vụ được giao. Toán thứ ba rồi toán thứ tư được phóng đi từ bên phe đàn ông cũng rơi vào tình trạng tương tự. 34 Khi tiếng gà sóc gáy rộ, họ mới sực tỉnh khỏi cơn mê. Họ quay về chỗ giếng đang đào dở, thì chân trời từ phía Đông cũng đã rạng hồng báo hiệu cuộc thi kết thúc. Sáng hôm ấy, kết quả cuộc thi đã được công bố với một tỷ lệ chênh lệch khá bất ngờ. Giếng của cánh đàn ông thi nông choèn, còn giếng của cánh nữ thì vừa sâu lại vừa rộng. Những chàng trai đành nhận phần thua. Và cũng từ ấy bên nam phải đứng ra đi cưới bên nữ. Ngày nay ở Vũng Thơm vẫn còn hai chỗ đất trũng, vết tích của hai cái giếng. Giếng phía Đông được gọi là Sờ-rạc Sờ-rây (tức là giếng chị) và giếng phía Tây được gọi là Sờ-rạc Bong (tức là giếng anh). Theo lời kể của ông Phái Kim Suôl (thị xã Sóc Trăng) Khảo dị 1 Ngày xưa ở Vũng Thơm không có nước ngọt, dân chúng nghèo nàn, cơ cực vì đất không sinh sôi nẩy nở được gì. Dân chúng ngày đêm van vái cầu xin Phật trời cứu giúp cho một mạch nước trong lành. Lời cầu khẩn đến tai Ngọc Hoàng. Ngài đang nghĩ cách giúp đỡ thì tiên ông và tiên bà có chuyện hiềm khích nhau. Tiên ông cho rằng tiên bà giặt lụa làm ô uế nước suối. Tiên bà bảo tiên ông lùa trâu xuống suối làm bẩn nước giặt lụa. Ngọc Hoàng nghe chuyện truyền cho tiên ông và tiên bà nội trong đêm rằm phải đào mỗi người một giếng nước ngọt ở Vũng Thơm. Bên nào đào giếng sâu và có nhiều nước ngọt thì thắng kiện. Vầng trăng vừa ló dạng thì hai toán tiên ông và tiên bà cỡi mây hạ phàm chọn địa điểm khởi công. Phe tiên bà gắng sức đào, toát mồ hồ nên cởi xiêm y cho đỡ nóng nực và đỡ vướng víu. Đến khuya phe tiên ông sai người sang chỗ các tiên bà dọ thám. Gặp cảnh đẹp quyến rũ, ông tiên đi dọ thám trố mắt nhìn quên cả việc trở về. Các vị tiên ông chờ mãi không thấy bạn trở về e có điều bất trắc vội phái một ông tiên khác đi tìm. Lần lượt hết ông tiên này đến ông tiên khác đi tìm bạn cũng bị các bà tiên xinh đẹp quyến rũ quên cả việc trở về. Do vậy, phe tiên ông chẳng đào được bao nhiêu. Đến khi gà eo óc gáy vang trong sóc, các vị tiên vội vã trở về trời. Sự hơn thua đã rõ ràng: giếng tiên ông lớn nhưng cạn, giếng tiên bà tuy nhỏ nhưng sâu hơn. Khảo dị 2: 35 Việc hai phe nam nữ thi đào giếng ở Vũng Thơm nguyên do cũng giống như sự tích giếng Chị và giếng Anh trên. Phe nữ do Chun-tiêu Tân (bà Tân) cầm đầu. Bà bày kế cho phe nữ làm bánh quy và rượu mời phe đàn ông ăn nhậu say sưa nên họ chẳng làm được bao nhiêu. Đến khuya, bà Tân cho người treo một ngọn đèn vào một cây sào dài, rồi dựng lên khiến cho phe đàn ông tưởng lầm là sao mai đã mọc liền bỏ về nhà nghỉ Do vậy, phe nữ thắng cuộc, và từ đó đàn ông phải đi cưới đàn bà về làm vợ. Truyền thuyết phum Thil - Thôl Ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất nọ cây cối mọc um tùm, chưa có người sinh sống chỉ có chim chốc và các loài thú khác. Trong đó có một loài cây tên là Chơ - Thil (cây dầu) rất to và cao. Nhìn từ rất xa ta đã thấy ngọn của nó. Qua một thời gian, có người đến đây khai hoang và làm nhà ở. Người đến càng ngày càng đông, thành một phum xung quanh cây dầu đó. Để tiện gọi tên nên người ta muốn đặt cái tên cho nơi mình ở. Tìm mãi không có tên nào thích hợp, họ lại thấy trong phum của mình có một cây dầu rất to, không biết đã mọc tự bao giờ, người dân lại rất yêu thích cây dầu ấy nên họ quyết định đặt tên phum là phum Thil-thol. Thil còn gọi là Đờn-chơ-thil nghĩa là cây dầu, còn thol là cao nhất và chỉ riêng một mình nó. Ngày nay cây dầu ấy không còn nữa nhưng cái tên Thil-thol vẫn được gọi để chỉ một phum nhỏ gần thị trấn Châu Thành. (Người kể: Kim Sương, 1934, ấp Hương Phụ A, Đa Lộc, Châu Thành, Trà Vinh) Lễ vào năm mới Khi xưa có một người cậu bé tên là Thommbal, anh ta có tài thuyết pháp rất hay. Tài thuyết pháp của anh đến tai một chư thiên, chư thiên này bèn xuống trần gian nghe Thommbal thuyết pháp. Khi về thiên đình, chư thiên này khoe với các chư thiên khác về tài của Thommbal. Các chư thiên lần lượt rủ nhau đi nghe Thommbal thuyết pháp. Dần dần, các chư thiên đều xuống trần nghe Thommbal thuyết pháp. Các buổi thuyết pháp của Chúa Thiên Maha Brum ở thiên đình vắng hẳn và không còn chư thiên nào nghe cả. Ông thấy lạ, bèn mở kính thần ra xem các chư thiên đã đi đâu. Khi kính thần mở ra, ông thấy các chư thiên đang ở trần gian nghe Thommbal thuyết pháp. Ông tức giận và quyết định xuống trần so tài với Thommbal, xem Thommbal có tài gì đặc biệt mà có thể thu hút chư thiên xuống trần nghe thuyết pháp. Ông hóa thành một người bình thường đi xuống trần tìm Thommbal so tài. Khi gặp Thommbal ông ra điều 36 kiện là nếu Thommbal thắng ông thì ông sẽ tự cắt đầu mình, còn nếu Thommbal thua ông thì phải nộp mạng cho ông. Hai người quyết tâm thi đấu với nhau. Maha Brum đặt câu hỏi là: - Buổi sáng, duyên con người ta nằm ở chỗ nào? - Buổi trưa, duyên con người ta nằm ở chỗ nào? - Buổi tối, duyên con người ta nằm ở chỗ nào? Thommbal không biết phải trả lời như thế nào. Ông thất vọng vì suy nghĩ không ra. Ông liền nói với Maha Brum: “Cho ta về nghiên cứu trong bảy ngày ta sẽ trả lời cho ông. Nếu ta không trả lời được, ta tình nguyện giao mạng này cho ông”. Maha Brum đồng ý. Thommbal đi khắp nơi tìm các thầy, các sư tổ của mình để tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó nhưng không một ai có thể trả lời được. Đến ngày thứ sáu, Thommbal đi mãi, đi mãi vào một khu rừng nọ. Vì đã qua sáu ngày suy nghĩ mệt mỏi, ông ngồi nghĩ tại một gốc cây thốt nốt. Trên cây thốt nốt này có một cặp chim đại bàng, cặp chim này cũng là cặp chim có lòng thiêng, đã thọ giới nên không ăn thịt sống, chỉ ăn thịt chết. Trên cây, chim mái hỏi chim trống: “Thưa chàng, ngày mai mình có gì ăn?” Chim trống trả lời: “Ngày mai mình sẽ có thịt Thommbal ăn”. Chim mái tiếp: “Vì sao ngày mai mình có thịt Thommbal ăn? Chim trống đáp: “Ngày mai Thommbal vì không trả lời được câu hỏi của Maha Brum nên bị Maha Brum giết chết”. Chim mái tò mò nên hỏi tiếp: “Câu hỏi đó là như thế nào mà cả Thommbal cũng không trả lời được? Chim trống đáp: Câu hỏi đó là: Buổi sáng, duyên con người ta nằm ở chỗ nào? Buổi trưa, duyên con người ta nằm ở chỗ nào? Buổi tối, duyên con người ta nằm ở chỗ nào? Câu trả lời đó trên đời chỉ có ông Maha Brum, con gái ông ta và anh biết thôi. Anh biết được là vì một hôm nọ anh bay ngang qua phòng của con gái Maha Brum, vô tình nghe được Maha Brum nói với con ông ta là: Buổi sáng duyên con người ở trên mặt, vì vậy, buổi sáng con người phải rửa mặt để khuôn mặt được sáng sủa thoải mái. Buổi trưa, duyên con người ta ở thân nên người ta thường tắm mát vào buổi trưa. Buổi tối, duyên con người ta ở hai bàn chân nên người ta phải rửa chân trước khi đi ngủ”. Thommbal vốn là một người đắt đạo, có thể nghe được tiếng con thú, do đó ông nghe được câu trả lời, mừng quá, ông liền trở về nhà. Sáng hôm sau, ông vào hội đình 37 tìm Maha Brum để trả lời. Thommbal trả lời giống như những gì nghe được từ con chim trống. Maha Brum nghe xong, tự nhận mình đã thua. Ông gọi bảy người con của mình xuống trần và căn dặn: “Cha đã thua trí Thommbal nên phải cắt đầu mình. Khi cha cắt đầu, các con nhớ lấy mâm vàng bưng đầu và máu của cha đặt vào đỉnh núi Sồme. Và nhớ là không để đầu hay máu của cha rơi xuống đất vì như thế mặt đất sẽ khô cằn, nếu rơi xuống biển thì biển sẽ cạn khô. Hằng năm các con phải thay phiên nhau xuống cai trị trần gian.” Căn dặn các con xong Maha Brum tự cắt đầu mình. Các con hứng lấy đầu và máu của cha vào mâm vàng và đặt vào đỉnh núi Sồme. Hằng năm, cứ đến ngày 13,14, 15 tháng 4 dương lịch (ngày mà Maha Brum tự cắt đầu), các con của Maha Brum xuống trần vào núi Sồme bưng đầu cha để diễu hành quanh núi ba vòng. Khi diễu hành xong, các cô lại mang đầu cha vào đỉnh Sồme để thờ. Khi đó, vua năm cũ sẽ trở về thiên đình, vua năm mới xuống trần cai trị nhân gian. Nếu ngày đầu năm là chủ nhật thì người con thứ nhất sẽ xuống trần làm vua nhân gian, nếu ngày đầu tiên của năm mới là thứ năm thì người con gái thứ năm sẽ xuống trần cai trị trần gian. Do tính cách của những người con Maha Brum đều khác nhau, có người ăn đậu, có người uống máu, có người thì tay lúc nào cũng cầm hung khí, có người cầm đèn còi nên ông Hôra sẽ dựa vào tính cách của mỗi người mà đoán định năm nay có tốt không, làm ăn, sức khỏe có tốt không hay sẽ có bệnh dịch, loạn lạc xảy ra. Từ tích truyện này, người Khmer tổ chức lễ đón năm mới vào ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Vào ngày đầu năm, người ta diễu hành quanh chánh điện ba vòng và làm lễ rước Đại Nông Lịch (Maha Song Kran). (Người kể: Thạch Doan, 1980, ấp Kênh Xáng, huyện Châu Thành, Trà Vinh) Sự tích thả đèn gió và đua ghe ngo ngày lễ Ok - Om - Bok Khi Đức Phật đắc đạo, nhập cõi Niết Bàn thì hai cái nanh (răng) trên của Ngài được cất giữ trong ngọn tháp ở Cõi Đạo Xuất. Do đó, vào ngày lễ Ok-om-bok, người Khơme thường tổ chức thả lồng đèn gió để dâng phước báu của mình đến Đức Phật. Hai răng dưới của Ngài được cất giữ ở Long cung nên người ta cũng tổ chức lễ đua ghe ngo để tưởng nhớ đến hai cái răng dưới của Đức Phật và cũng dâng phước báu của mình đến Ngài. (Người kể: Kim Vuông, 1939, số 361, Lê Lợi, khóm 4, phường 1, Trà Vinh) 38 Sự tích đua ghe ngo Thời xưa, việc đi lại rất khó khăn, chủ yếu là dùng ghe xuồng. Vào một ngày nọ, khi các vị sư đi bát (khất thực) về thì nước dâng cao, không thể đi bộ được nữa. Giờ độ cơm đã đến mà chùa còn xa nên ai cũng lo lắng. Người dân quanh đó mới lấy ghe của mình ra thi nhau chở các vị sư về chùa. Ai chở được nhiều sư thì phước càng lớn, do đó ai cũng cố gắng hết sức đưa các sư về chùa kịp giờ độ cơm. Từ câu chuyện trên, hằng năm người dân Khmer tổ chức thi chèo ghe trên sông. Dần dần trở thành lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khmer. (Người kể: Kim Vuông, 1939, số 361, Lê Lợi, khóm 4, phường 1, Trà Vinh) Sự tích tượng rồng trước cổng chùa Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, vào ngày kia khi Đức Phật đang ngồi thiền định thì trời mưa. Khi ấy có một con Rồng chúa bay ngang qua thấy Đức Phật bị mưa ướt thì liền cuộn tròn mình lại thành một cái bệ cho Đức Phật ngồi khỏi lấm đất, còn phần đầu của mình hóa thành bảy cái đầu làm thành cái vòm che mưa cho Đức Phật. Do đó, người Khmer thường khắc hình rồng bảy đầu ở cổng chùa để tưởng nhớ công ơn của Rồng chúa đã che mưa cho Đức Phật. (Người kể: Đại đức Pháp Tấn, trụ trì chùa Giồng Lớn, ấp Cây Gia, xã Đại An, huyện Trà Cú) Sự tích hình chim Grut ở chùa Ở một vương quốc của vua Prùm-mà-thọt có một người con gái xinh đẹp tên là Ca-ky, nàng sống bằng nghề ca hát. Nàng Ca-ky rất thích quyến rũ đàn ông, nàng yêu tất cả đàn ông trong nước. Do say đắm sắc đẹp của nàng, vua Prùm-mà-thọt cưới nàng làm vợ. Dù đã là vợ vua nhưng nàng vẫn có nhiều người tình, do đó là bản tính của nàng. Trong nước Prùm-mà-thọt có một con chim đại bàng rất lớn, có phép thuật cao, tên là Grut, chim cũng đem lòng say đắm sắc đẹp của nàng nên trong một buổi tiệc, khi nàng Ca-ky đang múa hát thì chim Grut tạo ra một cơn gió lớn thổi vào hoàng cung và cướp đi nàng Ca-ky bay đi. Sau khi cướp nàng nàng Ca-ky, chim thả nàng vào một hang động và sống cùng nàng ở đấy. Do bản tính đa tình nên sau đó nàng cũng yêu chim Grut, sống vui vẻ cùng chim Grut nơi hang động. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn nàng đã thấy buồn vì không được đi đâu cũng không được gặp ai. 39 Vua Prùm-mà-thọt sau khi bị mất nàng Ca-ky liền gọi Hôra vào bói và biết được nơi chim Grut cất giấu nàng Ca-ky. Vua liền dẫn một đoàn quân đi tìm nơi ở của chim Grut. Hai bên giao đấu với nhau không phân thắng bại. Đấu mãi đến khi cả hai đều mệt thì họ nghĩ nàng Ca-ky là người không chung tình, chính nàng mới đáng chết, khi đó nhà vua liền chém chết nàng. Chim Grut sau đó cũng đi tu để tạ tội với vua. Chim Grut chính là một tiền kiếp của Đức Phật. Ngày nay, xung quanh chánh điện, người ta thường khắc tượng chim Grut để tưởng nhớ đến một tiền kiếp của Đức Phật. (Người kể: Thạch Ngọc Sang, 1988, khóm 6, phường 9, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) Sự tích hình voi ở chùa Khi Đức Phật đã đắc đạo, ngày càng thu hút được nhiều tín đồ thì cũng là lúc Đức Phật bị nhiều người ganh ghét, tìm cách hãm hại Đức Phật, trong đó có ông Thìa- và-thọt. Thìa-và-thọt xuất thân trong dòng dõi vua chúa, là một người bà con của Đức Phật, ông tu học nơi Đức Phật nhưng ông chỉ đắc đạo ở mức phàm tăng, còn các chư tăng khác đắc đạo A-ra-hăng, do đó ông hết sức hận Đức Phật. Thìa-và-thọt mới kéo băng nhóm và lập một giáo phái mới cho riêng mình, tìm cách giết Đức Phật để làm bá chủ. Vào thời ấy, Phật giáo được vua Phùm-phì-sa tài trợ mọi thứ. Vua là một người nhân từ nhưng ông có một người con rất độc ác tên là A- chịa-rạt-sa-tốt. Thìa-và-thọt liên kết với A-chịa-rạt-sa-tốt để lập mưu làm bá chủ. Ông nói với hoàng tử: “Ngài về tìm cách giết cha của ngài để lên làm vua và làm cho Đức Phật phải thiếu thốn và đói chết. Còn tôi sẽ tìm cách giết Đức Phật để lên làm Phật” Hoàng tử A-chịa-rạt-sa-tốt liền tìm cách bắt vua cha bỏ vào lồng, không cho ăn uống gì cả. Ông hành hạ vua cha đến chết và lên ngôi vua. Thìa-và-thọt sau đó cũng tìm được cách hại Đức Phật. Một ngày nọ, ông biết Đức Phật sẽ đi ngang núi, ông liền trèo lên đỉnh núi chờ khi Đức Phật đi ngang thì xô tảng đá từ trên đỉnh núi xuống nhằm đè chết Đức Phật. Đức Phật khi ấy đã biết rõ là Thìa-và-thọt chuẩn bị đá đè mình nhưng ngài vẫn tự nhiên đi qua núi. Ngài nghĩ: “Nếu ta không để Thìa-và-thọt ném đá trúng thì ông ấy sẽ nổ tung thành bảy miếng. Ta phải chịu bị thương một chút để Thìa-và-thọt hài lòng”. Và Ngài đã để tảng đá trúng vào chân mình và chảy máu. Khi mắc tội này thì Thìa-và-thọt đã phải xuống địa ngục rồi nhưng cái nghiệp ấy chưa đến. 40 Ném đá giết Phật không được, Thìa-và-thọt tìm cách khác để giết Phật. Ông nghĩ ra cách thả con voi Ki-ri-mia-ca-rặc, con voi chuyên đi đánh giặc, ra để nó giẫm chết Đức Phật. Ông ta chờ khi Đức Phật đi bát ngang qua chuồng voi mới sai người giữ voi thả voi ra để voi đạp chết Đức Phật. Khi Đức Phật đi bát cùng các A-ra-hăng ngang qua chuồng voi, thấy voi dữ xuất hiện các A-ra-hăng nói với Đức Phật: “Ngài hãy tránh đi, con voi này dữ lắm”. Phật trả lời: “Ta không né tránh đâu, ta sẽ không bao giờ sát sinh”. Nói xong, ngài cứ đi tiếp tục. Đức Phật vừa đi thì con voi cũng đã đến trước mặt Ngài. Nhưng con voi ấy cảm động trước tấm lòng từ bi của Đức Phật nên khi đến trước mặt Đức Phật, nó liền quỳ xuống lạy Đức Phật. Voi lạy xong, Đức Phật liền dẫn voi vào chuồng. Thìa-và-thọt và A-chịa-rạt-sa-tốt sa đó đều bị đày xuống địa ngục. Người Khmer thường vẽ những bức họa thể hiện nội dung câu truyện này trên tường quanh chánh điện hoặc khắc hình voi quanh lối đi vào chánh điện như muốn nói rằng cái thiện và lòng từ bi có thể cảm hóa mọi thứ. (Người kể: Thạch Sâm Nang, 1991, khóm 6, phường 9, thành phố Trà Vinh) Sự tích bông cau trong ngày cưới Ngày xưa có một chằn tên Pnọt-yard, chằn đem lòng yêu cô A-ren-mo-tây, con gái bà Phum-ma-la. Chằn đến gặp bà Phum-ma-la xin hỏi cưới A-ren-mo-tây, bà dù rất sợ và không thích chằn nhưng cũng không dám từ chối chằn. Bà nảy ra một mưu kế để từ chối chằn. Bà kêu chằn lại và dặn: “Con hãy đi tìm những loại bông nở còn trong buồng về làm lễ cưới”. Pnọt-yard nghe lời bà ra đi tìm bông nở trong buồng, nhưng chằn đi mãi vẫn không tìm được những cái bông như bà Phum-ma-la yêu cầu. Buồn bã, Pnọt-yard trở về. Trên đường về, chằn ngồi nghỉ dưới gốc một cây cau, vô tình ông ngước nhìn lên cây và thấy những bông cau nở, đặc biệt là những bông cau này dù nở nhưng vẫn còn được bao bọc trong cái buồng cau. Chằn mừng lắm, liền hái buồng cau đó về cho bà Phum-ma-la. Bà Phum-ma-la đành phải tổ chức lễ cưới cho nàng A-ren-mo-tây cùng chằn Pnọt-yard. Từ tích truyện này, người Khmer luôn dùng bông cau để làm lễ cưới. Với người Khơme, bông cau tượng trưng cho sự trong trắng, xinh đẹp của người con gái. (Người kể: Kim Vuông, 1939, số 361, Lê Lợi, khóm 4, phường 1, Trà Vinh) 41 Ba bông hoa cau trong ngày cưới Ngày xưa, có bốn chàng trai cùng đi tìm thầy học nghề: một người học bói, một người học bắn cung, một ngưởi lặn và một người học nghề thuốc. Khi đã học thành tài, bốn người từ giã thầy lên đường về quê. Khi đi ngang qua một con sông, cả bốn người đang ngồi nghỉ chờ ghe chở qua sông thì người bói nói: “Chút nữa sẽ có một con đại bàng tha một công chúa bay ngang qua đây và nó sẽ thả công chúa xuống con sông này”. Người này vừa nói dứt lời thì chim đại bàng đã bay tới. Người bắn cung liền giơ cung lên bắn trúng vào cánh chim đại bàng. Chim đại bàng bị bắn trúng liền thả công chúa xuống dòng sông. Người thợ lặn liền bơi ra sông ôm công chúa vào. Người thầy thuốc mới bốc thuốc cứu công chúa. Sau khi công chúa tỉnh dậy, cả bốn người đề đòi cưới công chúa làm vợ. Người bói nói: “Nếu tôi không bói ra công chúa bị đại bàng tha ngang đây thì làm sao các ngươi cứu được công chúa. Ta mới xứng đáng làm chồng công chúa”. Người bắn cung nói: “Nhờ ta bắn trúng đại bàng, nó mới thả công chúa. Ta mới xứng đáng làm chồng công chúa” Người thợ lặn cũng nói: “Nếu ta không bơi ra sông mang công chúa vào thì công chúa đã chết rồi. Ta mới xứng đáng làm chồng công chúa” Người thầy thuốc nói: “Nếu ta không bốc thuốc, chăm sóc cho công chúa thì công chúa cũng không thể tỉnh lại” Cả bốn người đều đưa ra lí do và nói mình mới là chồng công chúa, không ai nhịn ai. Khi ấy Đức Bồ Tát đi ngang qua nhìn thấy họ tranh cãi nhau mới hỏi họ. Họ trình bày cho Bồ Tát nghe câu chuyện của họ. Nghe xong Bồ Tát nói: “Người đã mang công chúa từ dưới sông lên được làm chồng công chúa vì người này đã chạm vào người công chúa. Người bói là cha công chúa vì người này đoán biết và lo tương lai của con mình Người cứu là mẹ công chúa vì có công chăm sóc, người bắn cung là anh”. Cả bốn người nghe Bồ Tát nói xong đều vui vẻ đồng ý với ý kiến của Bồ Tát. Công chúa thành vợ anh thợ lặn. Trong ngày cưới của họ, họ tết ba bó bông cau để tạ ơn ba vị này. Bó thứ nhất có 21 đôi trầu và 21 trái cau tượng trưng cho ân của cha đối với con. Bó thứ hai có 12 đôi trầu và 12 trái cau tượng trưng cho công ơn của mẹ. Bó thứ ba có 6 đôi trầu và 6 trái cau tượng trưng cho ân của người anh. 42 Từ câu chuyện này, người Khmer thường làm ba bó bông cau trong ngày cưới để tạ ơn cha, mẹ, anh chị trong gia đình đã có ơn lo lắng, chăm sóc cho cô dâu. Tục lệ này đến nay vẫn còn được lưu giữ. (Người kể: Kim Vuông, 1939, số 361, Lê Lợi, khóm 4, phường 1, Trà Vinh)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_hoa_ung_xu_voi_moi_truong_tu_nhien_cua_nguoi_khm.pdf
  • pdfNHUNG DIEM MOI VE MAT HOC THUAT - TIENG VIET.pdf
  • pdfNHUNG DONG GOP MOI VE HOC THUAT - TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN - TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN_TIENG VIET.pdf
Tài liệu liên quan