BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----- c ê d -----
TRỊNH VĂN ĐÍCH
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp
Mã số : 9 14 01 11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN NGHĨA
HÀ NỘI – 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết
quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
179 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở Trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c số liệu và tài liệu trích dẫn
trong công trình này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không
trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi xin
chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Trịnh Văn Đích
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện,
các Thầy, Cô ở khoa Sư phạm kĩ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
các nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình.
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Đặng Văn Nghĩa
đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành bản luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô làm công tác quản lí giáo
dục, các Thầy, Cô đang giảng dạy môn Công nghệ - phần công nghiệp ở
trường trung học phổ thông đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tác giả
hoàn thiện luận án của mình.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô ở
trường THPT Chí Linh – tỉnh Hải Dương và THPT Nguyễn Hữu Thọ - Tp.
Hồ Chí Minh đã quan tâm, tạo điều kiện và hợp tác cùng tác giả tiến hành
thực nghiệm sư phạm trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình.
Xin cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm giúp
đỡ, động viên tác giả!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Trịnh Văn Đích
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................... 3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ........................................................................ 3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 4
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ............................ 6
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ...... 6
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về trò chơi ..................................................... 6
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về trò chơi trong dạy học .............................. 8
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................ 14
1.2.1. Trò chơi ........................................................................................... 14
1.2.2. Trò chơi dạy học .............................................................................. 16
1.2.3. Trò chơi kĩ thuật .............................................................................. 18
1.3. LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI DẠY HỌC .................................................... 21
1.3.1. Chơi và hoạt động chơi ................................................................... 21
iv
1.3.2. Phân loại trò chơi ............................................................................ 22
1.3.3. Chức năng dạy học của trò chơi ...................................................... 28
1.3.4. Một số vấn đề cơ bản về lí thuyết trò chơi ...................................... 29
1.4. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY
HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......................... 33
1.4.1. Phân loại trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ .............. 33
1.4.2. Đặc điểm và tiêu chí của trò chơi kĩ thuật trong dạy học ................ 35
1.4.4. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ............... 42
1.5. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......... 46
1.5.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát ................................ 46
1.5.2. Kết quả khảo sát .............................................................................. 48
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 55
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ.................................................. 56
2.1. MÔN CÔNG NGHỆ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ................................................................................................. 56
2.1.1. Mục tiêu của môn Công nghệ ......................................................... 56
2.1.2. Nội dung chính của môn Công nghệ ............................................... 59
2.1.3. Đặc điểm của môn Công nghệ ........................................................ 60
2.2. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT DÙNG TRONG DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ ....................................................................................... 66
2.2.1. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động khởi động .......... 66
2.2.2. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động hình thành kiến
thức mới .................................................................................................... 72
2.2.3. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động thực hành, hệ
thống hóa, củng cố ôn tập .......................................................................... 78
v
2.2.4. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động vận dụng kiến thức .. 87
2.3. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN
CÔNG NGHỆ ................................................................................................. 90
2.3.1. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động khởi động ..................... 90
2.3.2. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động hình thành kiến thức ..... 93
2.3.3. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động thực hành, hệ thống
hóa, củng cố ôn tập .................................................................................... 97
2.3.4. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động vận dụng kiến thức ..... 100
2.3.5. Giáo án minh họa .......................................................................... 104
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 118
Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................... 119
3.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM ... 119
3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm .................................................................. 119
3.1.2. Đối tượng kiểm nghiệm ................................................................ 119
3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm ............................................................ 120
3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA ................. 120
3.2.1. Nội dung và tiến trình thực hiện .................................................... 120
3.2.2. Kết quả kiểm nghiệm .................................................................... 122
3.3. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 126
3.3.1. Nội dung và tiến trình thực nghiệm .............................................. 126
3.3.2. Kết quả thực nghiệm ..................................................................... 128
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................. 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 142
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ĐC Đối chứng
ĐCĐT Động cơ đốt trong
GV Giáo viên
HS Học sinh
MBA Máy biến áp
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
TCKT Trò chơi kĩ thuật
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát về sử dụng trò chơi trong dạy môn Công nghệ ... 48
Bảng 2.1. Kết quả giả định của các nhóm. ...................................................... 68
Bảng 2.2. Danh mục thuật ngữ giả định của các nhóm. ............................... 100
Bảng 3.1. Thông tin về lớp thực nghiệm và đối chứng ................................. 120
Bảng 3.2. Đánh giá quy trình xây dựng, sử dụng và chất lượng TCKT ....... 123
Bảng 3.3. Ý kiến về những TCKT đã được sử dụng trong quá trình dạy học ... 125
Bảng 3.4. Mẫu bảng thống kê kết quả kiểm tra ............................................ 131
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra của hai lớp đối chứng và thực nghiệm .............. 132
Bảng 3.6. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp đối chứng ............................ 132
Bảng 3.7. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm ........................ 133
Bảng 3.8. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm qua kiểm tra ...... 133
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học. .............. 42
Hình 1.2. Quy trình sử dụng trò chơi kĩ thuật trong giờ học trên lớp. ............ 45
Hình 1.3. Các biểu đồ thể hiện đối tượng khảo sát ......................................... 47
Hình 2.1. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phân phối khí ............... 70
Hình 2.2. Các thẻ hình dùng trong TCKT số 5 ............................................... 71
Hình 2.3. Ví dụ về kết quả trò chơi vẽ kĩ thuật: tìm hình chiếu cạnh. ............ 75
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống bôi trơn ................................................................... 76
Hình 2.5. Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 6 ................................................ 77
Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito ...................... 80
Hình 2.7. Sơ đồ lắp ráp mạch tạo xung đa hài dùng tranzito .......................... 81
Hình 2.8. Hộp linh kiện điện tử ...................................................................... 81
Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước ................................................ 83
Hình 2.10. Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 7 .............................................. 84
Hình 2.11. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen .................................... 85
Hình 2.12. Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 8 .............................................. 86
Hình 2.13. Hình minh họa dùng trong khâu công bố trò chơi. ....................... 95
Hình 2.14. Hình dùng cho đề bài: tìm hình chiếu cạnh. ................................. 95
Hình 2.15. Ô chữ từ khóa: CHỈNH LƯU ..................................................... 103
Hình 2.16. Sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito .................. 114
Hình 3.1. Đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi ......................................... 135
Hình 3.2. Đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi trở xuống ........................ 135
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (X) sau thực nghiệm sư phạm .. 136
1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của
Đảng và Nhà nước
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ
XII, về nhiệm vụ “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển
nguồn nhân lực”, Đảng ta đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng
bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục
theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và
ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các
bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của
mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm
trung thực, khách quan” [16; tr.29].
Một trong những biện pháp nhằm thực hiện phát triển phẩm chất, năng
lực của người học là chú trọng tới việc tích cực hóa người học, tạo ra những
cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi cho người học phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo. Đồng thời, để người học phát triển toàn diện, phát triển
năng lực nhận thức và năng lực hành động, việc tạo ra những hình thức tổ
chức dạy học phong phú, hấp dẫn cũng là một hoạt động giáo dục được nhà
trường và các thầy cô giáo quan tâm.
Chơi là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống, hầu như tất
cả mọi người đều ít nhiều hứng thú với các trò chơi. Trong dạy học ở phổ
thông, nếu dựa trên một số nội dung dạy học để xây dựng thành các trò chơi
sẽ tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập. Thông qua việc tham gia các
2
trò chơi, học sinh được cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự
giác và tích cực. Như vậy, học thông qua “chơi” sẽ tạo được hứng thú cho học
sinh, tạo được tâm lí “được” học nên chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy
học sẽ được nâng cao. Dạy học thông qua trò chơi còn có ích lợi trong việc
triển khai thực hiện dạy học theo nhóm, đặc biệt đối với các trò chơi đòi hỏi
phải có sự hợp tác trong nhóm nhỏ.
Ngày 2 tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT về quy chế Cuộc thi khoa học kĩ thuật
dành cho học sinh trung học (tiếng Anh là: Vietnam Science and Engineering
Fair - ViSEF). Xét dưới một góc độ nào đó, cuộc thi khoa học kĩ thuật là một
sân chơi dành cho học sinh, tạo cho học sinh sự ham thích nghiên cứu, sáng
tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật và vận dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Rõ ràng, cuộc thi cũng góp phần thúc đẩy
đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phát triển năng lực học
sinh và nâng cao chất lượng dạy học [6].
1.2. Xuất phát từ thực tế dạy học môn học
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, môn Công nghệ
được chia ra 2 phần theo lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Đề tài này chỉ
đề cập tới quá trình dạy học môn Công nghệ 11, 12 (thuộc phần công nghiệp),
nhưng để thuận tiện trong trình bày, sau đây gọi tắt là môn Công nghệ. Trong
chương trình giáo dục phổ thông, môn Công nghệ là môn học có kiến thức về
khoa học kĩ thuật, công nghệ rất thiết thực và bổ ích cho con người trong sản
xuất và đời sống; là môn học tạo cơ sở cho việc xây dựng các dự án tham gia
cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học. Tuy nhiên, do không
thuộc nhóm môn thi tốt nghiệp cuối cấp và thi tuyển sinh nên học sinh ít có
hứng thú học tập môn học này. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới
chất lượng dạy học môn học không cao.
3
Lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy nếu trong quá trình dạy học, giáo
viên biết sử dụng trò chơi một cách phù hợp thì sẽ tạo hứng thú học tập cho
học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, việc sử dụng trò
chơi trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông còn rất hạn
chế bởi trò chơi về lĩnh vực kĩ thuật – được gọi là trò chơi kĩ thuật - chưa
nhiều, giáo viên Công nghệ vẫn còn lúng túng trong xây dựng và sử dụng
chúng trong dạy học môn học. Đó chính là lí do mà tác giả chọn đề tài luận án
của mình là: “Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công
nghệ ở trường trung học phổ thông”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong quá trình dạy
học môn Công nghệ nhằm tạo hứng thú, tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn
đề, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học ở trường trung học
phổ thông.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy và học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Lí luận về trò chơi kĩ thuật, về xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật
trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ
thuật trong dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở trường trung học phổ thông.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng và sử dụng được trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn
Công nghệ ở trường trung học phổ thông một cách khoa học, hợp lí thì sẽ tạo
4
được hứng thú học tập, tích cực hóa hoạt động học tập, góp phần phát triển
năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, qua đó nâng cao
chất lượng dạy học môn học.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu lí thuyết về trò chơi, trò chơi giáo dục, trò chơi dạy
học, trò chơi kĩ thuật.
5.2. Khảo sát thực trạng việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy
học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông.
5.3. Xây dựng trò chơi kĩ thuật và phương pháp sử dụng chúng trong
dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông.
5.4. Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các trò chơi kĩ
thuật đã xây dựng và phương pháp sử dụng chúng trong dạy học Công nghệ.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí
luận như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, các tài liệu có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quá trình thực hiện đề tài cũng đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu thực tiễn như: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu
hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm, phương pháp tổng
kết kinh nghiệm giáo dục, để xây dựng cơ sở thực tiễn và kiểm nghiệm
biện pháp đã đề xuất của đề tài.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí kết quả thu thập
được trong khảo sát và kiểm nghiệm, đánh giá.
5
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
7.1. Xây dựng được hệ thống lí luận về trò chơi kĩ thuật. Trên cơ sở
phân tích các khái niệm công cụ như trò chơi, trò chơi dạy học, kĩ thuật, tập
trung xây dựng khái niệm, đặc điểm, chức năng của trò chơi kĩ thuật; quy
trình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học.
7.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trung học
phổ thông dưới góc độ xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật.
7.3. Đề xuất được qui trình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong
dạy học môn Công nghệ ở trung học phổ thông.
7.4. Với những quy trình đã đề xuất, đề tài đã xây dựng được một số trò
chơi kĩ thuật và hướng dẫn cách sử dụng chúng trong quá trình dạy học môn
Công nghệ 11, 12 ở trung học phổ thông theo tiến trình dạy học gồm xây
dựng và sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động; hoạt động hình thành
kiến thức; hoạt động thực hành, củng cố và mở rộng kiến thức; hoạt động vận
dụng kiến thức.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận về
trò chơi kĩ thuật, đề xuất được một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, cấu trúc của luận án
bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng trò
chơi trong dạy học.
Chương 2. Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn
Công nghệ.
Chương 3. Kiểm nghiệm và đánh giá.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về trò chơi
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về trò chơi ở nước ngoài
Trong đời sống con người, ngoài các hoạt động lao động, học tập,
còn có hoạt động vui chơi, giải trí. Mỗi hoạt động vui chơi, giải trí được tổ
chức nhằm một mục đích nhất định, có nội dung nhất định và tuân theo những
quy định nào đó. Mỗi hoạt động đó được gọi là một trò chơi. Cùng với sự
phát triển của kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, trò chơi nói chung
cũng được phát triển không ngừng.
Từ thời xa xưa, các nhà giáo dục đã nhận thấy trò chơi là một phần
trong đời sống con người và cần lựa chọn những trò chơi phù hợp để đưa vào
hoạt động giáo dục trong lớp học, trong nhà trường. Trò chơi trong lớp học,
trường học (gọi chung là trường học) có những đặc điểm, yêu cầu riêng của
nó và thường với mục đích là để giải trí, tăng hứng thú học tập và phục vụ
cho việc học tập của người học. Với vai trò to lớn của trò chơi, nhiều nhà giáo
dục, nhà tâm lí học và ngay cả các nhà triết học đã nghiên cứu việc xây dựng
và sử dụng trò chơi trong trường học.
Khi nghiên cứu về giáo dục, nhà triết học lớn thời cổ đại là Platon đã
cho rằng, trẻ từ 3 - 4 tuổi được giáo dục tại gia đình, trẻ chơi những trò chơi
cùng nhau dưới sự hướng dẫn của phụ nữ. Ông đã đưa ra lời khuyên rằng
đừng ép buộc, cưỡng bức dạy trẻ nhỏ những kiến thức khoa học mà chính
thông qua trò chơi sẽ dễ nhận thấy trẻ em muốn cái gì.
7
Nhà triết học người Đức là V.Vunt đã nghiên cứu về bản chất xã hội
của trò chơi và cho rằng: “Trò chơi, đó là lao động của trẻ nhỏ, không có một
trò chơi nào là không có trong mình một nguyên mẫu, một dạng lao động
nghiêm túc” [2].
G.V. Plekhanov thì lại cho rằng trò chơi xuất hiện trước lao động và
trên cơ sở của lao động. Ông cho rằng trò chơi là một phản ánh, thông qua trò
chơi, trẻ có thể lĩnh hội những kĩ năng lao động, thói quen và các nguyên tắc
ứng xử của người lớn trong xã hội. Từ đó ông đi đến kết luận: “Trò chơi
mang bản chất xã hội, nó xuất hiện để đáp ứng với xã hội mà trẻ đang sống và
nhu cầu được trở thành thành viên tích cực của xã hội đó” [2].
Trong xã hội hiện đại, các nghiên cứu về trò chơi được nghiên cứu và
vận dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, dành cho những người làm
chính trị, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ. Trong tác phẩm của
mình, Fiona Carmichael đã trình bày tổng quan những vấn đề về lí thuyết trò
chơi như “Hộp công cụ lí thuyết trò chơi”, các chiến lược như “Bước đi cùng
nhau”, “Thế lưỡng nan của người tù” nhằm giúp người đọc có thể vận dụng
trong công việc của mình. Trong những nghiên cứu của mình, Fiona
Carmichael cũng đã trình bày cách phân loại trò chơi theo cách thức tiến hành
và một số trò chơi điển hình [19].
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về trò chơi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trò chơi cũng xuất hiện từ rất sớm. Có thể thấy trò chơi
xuất hiện trong dân gian, trong các truyện cổ để lại như “trò chơi đánh đu”,
“thi pháo đất”, “thi bắt vịt” Trong các làng, xã, khu dân cư, cũng như trong
các trường học, ban đầu, trò chơi được sử dụng chủ yếu là trò chơi dân gian
và thường do học trò tự phát, tự tổ chức. Trước giờ học hoặc trong giờ nghỉ
giữa hai tiết học, học sinh (HS) thường chơi các trò như: “đánh khăng”, “đánh
đáo”, “đuổi mắt bắt dê”, “đánh gụ”, “nhảy dây”, “chọi gà” (bằng cỏ gà),
8
“cướp cờ”, “chơi ô ăn quan” v.v Mục đích của trò chơi kiểu này chủ yếu
nhằm giải trí đầu óc sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi và phần thưởng
cho người thắng cuộc thường không có hoặc nếu có thì giá trị vật chất cũng
không đáng kể. Nội dung của các trò chơi này cũng đơn giản và thể lệ cuộc
chơi cũng chỉ một vài quy định đơn giản, dễ nhớ. Những trò chơi kiểu này có
ưu điểm nổi bật là người chơi được huy động cả trí tuệ và sức lực nên người
chơi vừa thoải mái đầu óc, rèn luyện trí tuệ vừa được rèn luyện thể lực.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về trò chơi trong dạy học
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về trò chơi dạy học ở nước ngoài
Bên cạnh kho tàng trò chơi trong dân gian còn có một số hệ thống trò
chơi sử dụng trong quá trình dạy học do các nhà giáo dục xây dựng được gọi
là trò chơi dạy học. Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trò chơi dạy học làm
phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếng
người Tiệp Khắc I.A.Komenxki (1592-1670). Ông coi trò chơi là hình thức
hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ. Trò chơi
dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ
em được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết. Với quan điểm
trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triển toàn diện
cho trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học
cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi.
Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy
học được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người
Đức Ph.Phroebel (1782-1852). Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý
tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi
phản ánh cơ sở lí luận sư phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò
chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi
nơi, nhận thức được những quy luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân
9
mình. Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi
chơi. Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của
trẻ, ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất,
làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ.
I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu
trên lớp học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến
hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với
đặc điểm của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Ông đã đưa
ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển
kĩ năng khái quát tên gọi của cá thể, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điền những từ
còn thiếu... Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui và
phát triển năng lực trí tuệ của chúng [21].
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học giáo dục Nga
như: P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki... đã đánh giá cao
vai trò giáo dục, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ
mẫu giáo. E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em
Nga” đã chỉ ra nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò
chơi dân gian Nga.
Vào những năm 30 - 60 của thế kỷ XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạy
học trên lớp học được phản ánh trong các công trình của R.I.Giucovxkaia,
VR.Bexpalova, E.I.Udalsova,... R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy
học bằng trò chơi. Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học”
dưới hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập như là hình thức dạy học,
giúp người học lĩnh hội những tri thức mới từ những ý tưởng đó. Bà cũng đã
soạn thảo ra một số “tiết học – trò chơi” và đưa ra một số yêu cầu khi xây
dựng chúng [21, tr.30].
10
Bên cạnh đó, tính tích cực cũng được các nhà khoa học như
B.P.Exipov, A.M.Machiuskin (Liênxô); OKon (Ba lan), Skinner, Bruner
(Mỹ), Xavier, Roegiers (Pháp),... nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của người học
trong mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, ý chí (A.I.Serbacov,
I.F.Kharlamov, R.A.Nhidamov, V.Okon...) hướng nghiên cứu này đã bổ trợ
rất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm những con đường và điều
kiện cần thiết nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học [32].
Thứ hai, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận thức
của người lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý tới vai trò chủ động và chủ
thể trong quá trình nhận thức (B.P.Êxipop, LP.Anstova, Xavier Roegiers, JM.
Denomme, Madedine Roy...) các tác giả này coi tính tích cực nhận thức là
thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy
động các chức năng tâm lí ở mức độ cao nhằm giải quyết những vấn đề nhận
thức. Trong nghiên cứu của mình: Sư phạm tương tác một tiếp cận khoa học
thần kinh về học và dạy, Roy M, Denomme J.M đã khẳng định cấu trúc não
người liên quan đến hứng thú học tập của học sinh. Khi có hứng thú học tập,
việc học của học sinh trở nên dễ dàng và thú vị hơn dẫn đến đạt kết quả tốt
hơn trong học tập [50].
Người có công lớn đặt nền móng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu trò
chơi trong trường học là nhà tâm lí học Xô Viết L.X.Vưgôtxki. Ông đã
nghiên cứu và đưa ra một số luận điểm sau [56]:
- Khẳng định bản chất xã hội và tính hiện thực của trò chơi trẻ em.
- Khẳng định vai trò trung tâm của trò chơi trẻ em đối với sự phát
triển tâm lí của trẻ. Trò chơi chính là động lực phát triển và tạo ra “vùng
phát triển gần”.
11
- Trò chơi trẻ em không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có
ý thức và không có ý thức từ phía người lớn xung quanh.
- Sự cần thiết phải vận dụng phương pháp phân tích vào nghiên cứu các
chức năng tâm lí, trong đó có việc nghiên cứu trò chơi.
- Không nên dừng lại ở nghiên cứu quan sát mà cần thiết phải tổ chức
các nghiên cứu thực nghiệm về trò chơi.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, với sự hiện đại, đa
dạng của phương tiện dạy học, trò chơi tro...i dạy
học theo nguyên tắc ngành. Điều đó còn có nghĩa nếu cơ cấu ngành thay đổi
theo lứa tuổi HS, thì hệ thống trò chơi phải thay đổi [42; tr.411 - 415].
c) Phân loại trò chơi theo cách thức tiến hành:
* Trò chơi đồng thời
Trò chơi đồng thời là những loại trò chơi trong đó những người tham
gia chơi thực hiện hoạt động chơi cùng lúc, hoạt động chơi của người chơi
này có thể không bị người chơi khác nhìn thấy. Trong loại trò chơi này người
chơi phân tích ý đồ chơi của những người khác để vạch ra các bước đi của
mình. Theo Fiona Carmichael, các ví dụ cụ thể về trò chơi này gồm trò chơi
trốn tìm, trò chơi giữa những ông chủ quán rượu và trò chơi đá phạt đền. Trò
chơi trốn tìm là trò chơi với những bước đi được che giấu, hai trò chơi sau là
những trò chơi với những bước đi đồng thời [19].
* Trò chơi tuần tự
Trong trò chơi tuần tự, những người chơi thực hiện các bước đi theo
một trật tự xác định. Người chơi đầu tiên sẽ đi bước trước và những người
còn lại thấy bước đi của người đó và đi đáp trả lại. Có thể thấy rằng ví dụ rõ
nét nhất về trò chơi này là trò chơi cờ hoặc người bán nhà và người mua nhà
đưa ra một loạt mặc cả.
28
* Trò chơi hợp tác
Trò chơi hợp tác là trò chơi mà tất cả những người chơi hoặc nhóm
người chơi trong một đội được phép hoặc phải giao tiếp, thỏa thuận và hợp
tác với nhau. Ví dụ trò chơi bóng đá, bóng chuyền là loại trò chơi hợp tác.
* Trò chơi không hợp tác
Trò chơi không hợp tác là trò chơi mà những người chơi hoạt động độc
lập, ganh đua, thậm chí đối kháng với nhau. Ví dụ trò chơi bóng bàn, cầu lông
loại đánh đơn.
* Trò chơi N người chơi.
Những trò chơi nào có 2 người chơi được gọi là trò chơi 2 người, ví dụ
chơi cờ đối kháng 2 người. Những trò chơi có nhiều hơn 2 người chơi được
gọi là trò chơi N người chơi. Theo Fiona Carmichael, số lượng người chơi
càng lớn thì trò chơi có khả năng càng phức tạp [19].
1.3.3. Chức năng dạy học của trò chơi
Khi nghiên cứu về trò chơi trong giáo dục, tác giả Macie Hall, nhà xây
dựng phần mềm dạy học cao cấp – Trung tâm Tài liệu giáo dục, đã viết trong
bài báo của mình: “Giáo dục thông qua trò chơi được định nghĩa là việc áp
dụng các yếu tố điển hình của trò chơi (luật chơi, ghi điểm, tính cạnh tranh)
vào các lĩnh vực hoạt động khác, đặc biệt nhằm thu hút người sử dụng trong
việc giải quyết vấn đề . Nó đã được sử dụng trong tiếp thị và cũng có ứng
dụng trong giáo dục. Ngoài việc thúc đẩy lợi ích học tập cụ thể, trò chơi là
một hình thức học tập tích cực”. Tác giả cũng dẫn lời của Huang, Wendy
Hsin-Yuan và Dilip Soman - tác giả bài “Giáo dục thông qua trò chơi” là:
“Trong thời đại kĩ thuật số ngày nay, giáo dục thông qua trò chơi đã trở thành
một chiến thuật phổ biến nhằm khuyến khích hành vi cụ thể và tăng cường
động lực cũng như sự tham gia. Mặc dù phương pháp này thường được tìm
thấy trong các chiến lược tiếp thị, nó hiện đang được thực hiện trong nhiều
29
chương trình giáo dục, giúp các nhà giáo dục tìm ra sự cân bằng giữa việc đạt
được các mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của học sinh” [69].
Có thể thấy rằng trò chơi trong dạy học có những chức năng cơ bản
như sau:
- Góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của
học sinh: Có thể thấy rằng kết quả học tập phụ thuộc nhiều vào tính tự giác,
mong muốn khám phá tri thức và thể hiện khả năng của bản thân với gia đình,
cộng đồng và xã hội. Nếu như kiến thức, kĩ năng của học sinh nhận được
thông qua bối cảnh nhẹ nhàng, hấp dẫn của quá trình học tập xen lẫn tính chất
hấp dẫn của trò chơi sẽ dẫn đến quá trình nhận thức, học tập của học sinh trở
nên vui vẻ, nhẹ nhàng dẫn đến hoạt động nhận thức, hoạt động học tập trở nên
hấp dẫn, lôi cuốn, học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức cũng như
rèn luyện kĩ năng.
- Khuyến khích và rèn luyện khả năng hoạt động xã hội, giao tiếp cho
học sinh lứa tuổi phổ thông: Trong các hoạt động của trò chơi, giao tiếp và
thuyết trình, phối hợp với các cá nhân trong nhóm là không thể thiếu. Học
sinh đại diện cho cá nhân hay nhóm chơi cần đề xuất đáp án của trò chơi, bàn
bạc và thống nhất phương án trả lời trong khoảng thời gian xác định (thường
là rất ngắn). Những hoạt động này sẽ giúp học sinh rèn luyện và phát triển
khả năng giao tiếp với nhau, ngoài ra với những đáp án liên quan đến vận
dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cũng sẽ giúp học sinh rèn luyện
khả năng thuyết trình, tư vấn, thuyết phục trong các hoạt động xã hội. Có thể
thấy rõ qua các cuộc thi khoa học và kĩ thuật Visef, thông qua thuyết trình,
báo cáo kết quả khả năng thuyết trình vào giao tiếp của học sinh đã được phát
triển rõ rệt. Cụ thể hơn, có thể thấy:
+ Cải thiện khả năng giao tiếp: Loại trò chơi này được xây dựng và sử
dụng để người chơi thấy được cái họ cần cải thiện trong khả năng giao tiếp.
Khi một chương trình về kĩ năng giao tiếp người chơi cần phải đảm bảo tất cả
30
những gì mình đưa ra là đúng và những bản nhận xét là một phần quan trọng
của trò chơi. Lời nhận xét phải cụ thể và hướng tới những cách cư xử của
từng cá nhân khi giải quyết vấn đề.
+ Phát triển kĩ năng thuyết trình: Bao gồm những trò chơi có mục đích
giúp người chơi phát triển khả năng nói trước đám đông hay kĩ năng thuyết
trình. Trong khi sử dụng các trò chơi để tăng cường kĩ năng thuyết trình,
người chơi cần chớp thời cơ bằng việc thể hiện cá tính của mỗi cá nhân trong
nhóm bất cứ khi nào có thể. Điều quan trọng là người thuyết trình phải đảm
bảo những cá nhân đó được để ý và được báo cáo lại bởi các thành viên khác
còn lại trong nhóm. Bằng cách quan sát đơn giản các thành viên trong đội sẽ
nhận ra những điều mà họ cần. Người chơi càng nhìn thấy nhiều phong cách
thuyết trình càng tốt.
- Xây dựng mối quan hệ tập thể: Đó là những trò chơi được sử dụng để
cải thiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Các
thành viên sẽ hợp lại thành nhóm và làm việc theo nhóm.
- Rèn luyện trí nhớ: Các hoạt động đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian
ngắn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác. Trí nhớ
được xác định bằng các trò đố, trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để
giải đáp những câu hỏi đánh đố. Bởi vì trò chơi đố có thể được xây dựng cho
tất cả những lĩnh vực học tập trong nhà trường, nên có thể sử dụng chúng như
những biện pháp để giúp người chơi nhớ lại tri thức đã học trước đây và bằng
cách đó nâng cao hiệu suất trí nhớ của họ.
- Rèn luyện tính sáng tạo: Hiểu theo nghĩa phát kiến ra một biến thể
mới của hoạt động. Rõ ràng là các kiểu trò chơi khác biệt nhau ở mức độ độc
đáo mà nó khuyến khích hoặc hạn chế. Những phương án khác của trò chơi
thích hợp nhất cho việc kích thích tính sáng tạo là giải trí bằng đồ hoạ, vẽ
tranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trò đùa, câu đố, mô tả những phát kiến
tưởng tượng,...
31
- Học kĩ năng phán đoán: Chỉ một loại năng lực lường trước những dữ
liệu của các hành động có thể xảy ra trong tương lai ở trong một tình huống,
và đánh giá những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy ra điều gì đó.
- Học kĩ năng “đánh lạc hướng”: Chỉ một loại năng lực đánh lạc hướng
người khác bằng cách tỏ ra dự định một hành động này nhưng thực tế lại thực
hiện một hành động khác. Năng lực này là sự mở rộng của năng lực dự đoán
các sự kiện, nó đòi hỏi phải ước định được mình có thể dùng những cử chỉ
biểu đạt nào để đánh bại được các đối thủ, khiến cho họ phán đoán những sai
lầm về những hoạt động sau đó của mình.
- Học và rèn luyện hành vi tôn trọng luật lệ: Có nghĩa là cá nhân hiểu
các luật lệ, quy tắc chi phối hoạt động, tuân theo luật, tôn trọng những thoả
thuận đã nhất trí với nhau để tránh vi phạm luật và làm theo những gì đã nhất
trí. Mọi trò chơi có thể kích thích những tiến bộ hướng tới những mục tiêu
này nhất là trò chơi dạy học.
- Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại: Có nghĩa là
cá nhân tán thành những phản ứng được chấp nhận về mặt xã hội trước sự
thắng và bại. Bất cứ hoạt động nào hễ có mục đích vươn tới hoặc có đối thủ
để chiến thắng, đều tạo ra những cơ hội tốt để bồi dưỡng thái độ này.
- Cải thiện kĩ năng tự quản: Thông qua các trò chơi cho phép người
tham gia biết được họ có thể cải thiện kĩ thuật tự đánh giá bản thân ở chỗ nào.
Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến việc cải thiện khả năng tổ chức của người
tham gia [42].
- Tạo hướng thú học tập: Hứng thú học tập của HS là một trong những
điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học tập, giúp HS yêu thích học
tập dẫn đến đạt kết quả học tập tốt. Hứng thú học tập liên quan đến cơ sở sinh
lý học của con người. Hệ thần kinh trung ương của con người gồm hai phần
lớn: hệ thần kinh ngoại biên và hệ thần kinh trung ương, trong đó hệ thần kinh
32
trung ương được cấu tạo thành ba tầng xếp chồng nhau tượng trưng cho ba
thời kỳ phát triển, đó là: tầng bò sát, tầng thứ hai là hệ limbic, tầng não người.
Hệ limbic chỉ đạo thích hay không thích dẫn đến dấn tới hay chối bỏ [52]. Trò
chơi dạy học với tính chất của trò chơi nói chung luôn tạo hứng thú cho HS.
Đặc điểm của trò chơi là hấp dẫn, tiết tấu và thời gian ngắn, có nhiều học sinh
tham gia cũng như quan sát và theo dõi luôn tác động vào hệ limbic trong hệ
thần kinh trung ương của con người. Giờ học của lớp học sinh trở nên hấp
dẫn, học sinh hứng thú tham gia kết quả là tăng khả năng học tập, tiếp thu
kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Với môn Công nghệ, người GV cần thiết kế
nội dung, cách thức tiến hành, thời gian và thời điểm tiến hành trò chơi sao
cho quá trình học tập của HS trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn nhằm đạt hiệu quả
cao nhất. Giáo viên cần thiết kế trò chơi sao cho cả những nội dung kĩ thuật
“có vẻ khô cứng, thiếu hấp dẫn” cũng trở thành nhẹ nhàng lôi cuốn học sinh.
- Góp phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề
của HS. Theo những nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng
lực cho HS có thể thấy rằng qua giải mỗi câu đố, thực hiện các thao tác, kĩ
năng trong khi tiến hành trò chơi, HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức, rèn luyện kĩ
năng, không quên những lỗi thao tác để sửa và ghi nhớ nhanh những điều đã
thực hiện. Nhờ vậy, cùng với tiến trình học tập, trò chơi đã góp phần phát
triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề của HS.
1.3.4. Một số vấn đề cơ bản về lí thuyết trò chơi
Lí thuyết trò chơi đã được nghiên cứu nhiều ở nước ngoài nhưng chủ
yếu được dành cho các nhà nghiên cứu về xã hội học, kinh tế học, dạy cho
sinh viên đại học các trường thuộc khoa học xã hội như: kinh tế, quản trị kinh
doanh, quan hệ quốc tế, với các công cụ là toán học xác suất thống kê.
Theo Fiona Carmichael: “Lí thuyết trò chơi là một kĩ thuật được dùng để phân
tích các tình huống dành cho hai hoặc nhiều cá nhân (hoặc định chế) mà kết
33
cục của một hành động được một trong số họ thực hiện không chỉ phụ thuộc
vào hành động cụ thể của chính cá nhân đó mà còn phụ thuộc vào hành động
của (những) cá nhân còn lại trong trò chơi. Trong những trường hợp này, các
kế hoạch hoặc chiến lược của những cá nhân liên quan sẽ phụ thuộc vào các
dự kiến về những gì mà người khác đang làm. Do đó, những cá nhân trong
những tình huống này không ra quyết định một cách biệt lập, mà việc ra quyết
định của họ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Điều này được gọi là sự tương
thuộc chiến lược và những tình huống như thế thường được gọi là trò chơi
chiến lược, hoặc đơn giản là trò chơi, và những người tham gia trong các trò
chơi như thế được gọi là những người chơi” [19, tr.27].
Có thể thấy rằng, mặc dù lí thuyết trò chơi được nghiên cứu và phát
triển nhằm giải quyết những vấn đề trong xã hội, kinh tế, quản trị kinh
doanh nhưng những quy luật và cấu trúc của trò chơi đó cũng là cơ sở để
nghiên cứu xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học.
Trên cơ sở những nghiên cứu về trò chơi và lí thuyết trò chơi, có thể
thấy rằng, vận dụng lí thuyết trò chơi trong dạy học có ý nghĩa quan trọng
trong việc xây dựng nội dung, cách thức tiến hành trò chơi nhằm đảm bảo phù
hợp với mục tiêu dạy học. Qua khái niệm của Fiona Carmichael, có thể thấy
rằng trong dạy học, trò chơi nói chung hay TCKT nói riêng cũng có bản chất
nêu trên và cũng phù hợp với quá trình dạy học. Khi tham gia trò chơi trong
dạy học, HS không chỉ sử dụng tư duy và phân tích của cá nhân mình mà còn
phụ thuộc vào hành vi của các HS khác. Khi xây dựng và tổ chức trò chơi,
GV cần lưu ý đến những điều này nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
1.4. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY
HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.4.1. Phân loại trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ
TCKT dùng trong dạy học môn Công nghệ ở THPT có thể được phân
loại theo những dấu hiệu đặc trưng khác nhau. Theo đó, có một số loại sau:
34
a) Phân loại theo nội dung môn học:
Như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu, môn Công nghệ - phần
công nghiệp trong chương trình THPT được dạy ở lớp 11, 12 và được gọi là
Công nghệ 11, Công nghệ 12. Nội dung chính của môn Công nghệ 11, 12 bao
gồm 5 lĩnh vực chính: vẽ kĩ thuật, cơ khí, động cơ đốt trong, kĩ thuật điện và
kĩ thuật điện tử. Như vậy, theo nội dung môn học, có thể chia TCKT dùng
trong dạy học Công nghệ ra 5 loại [33; 34]:
- TCKT về vẽ kĩ thuật.
- TCKT về cơ khí.
- TCKT về động cơ đốt trong.
- TCKT về kĩ thuật điện.
- TCKT về kĩ thuật điện tử.
b) Phân loại theo các hoạt động dạy học:
Quá trình dạy học trên lớp có thể chia ra những hoạt động chủ yếu sau:
hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động củng cố và
hoạt động vận dụng. Theo đó, có thể chia TCKT dùng trong dạy học Công
nghệ ra 4 loại:
- TCKT sử dụng trong hoạt động khởi động.
- TCKT sử dung trong hoạt động hình thành kiến thức mới.
- TCKT sử dụng trong hoạt động củng cố kiến thức.
- TCKT sử dụng trong hoạt động thực hành, luyện tập, hệ thống hóa,
củng cố hoặc vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn.
Mỗi hoạt động này đều yêu cầu các hoạt động sư phạm tương ứng và
được phân chia thời gian thích hợp. Khi xây dựng trò chơi theo cách này, GV
cần chú ý đến nội dung và thời gian tiến hành trò chơi để xây dựng trò chơi
cho phù hợp.
35
c) Phân loại theo cách thức tiến hành trò chơi:
Như đã trình bày trong tiểu mục 1.3.2, theo cách thức tiến hành chơi,
có thể chia ra loại trò chơi cá nhân (một người chơi) và trò chơi tập thể (N
người chơi). Thông thường, trò chơi dạy học nói chung hay TCKT trong dạy
học Công nghệ nói riêng thuộc loại trò chơi tập thể. Khi đó, theo cách thức
tiến hành có thể tổ chức chơi đồng thời (tất cả mọi HS cùng tham gia một
lúc), chơi tuần tự (từng HS hoặc nhóm HS lần lượt tham gia), chơi hợp tác
(một nhóm HS cùng tham gia thực hiện để có một kết quả chung), chơi không
hợp tác (HS hoặc nhóm HS có sự cạnh tranh, ganh đua, thậm chí cản trở đối
phương). Theo đó, có thể chia ra:
- TCKT đồng thời.
- TCKT tuần tự.
- TCKT hợp tác.
- TCKT không hợp tác hoặc đối kháng [19].
Trong dạy học Công nghệ, để thuận tiện cho việc sử dụng trò chơi
trong dạy học, thường sử dụng cách phân loại theo các hoạt động dạy học.
1.4.2. Đặc điểm và tiêu chí của trò chơi kĩ thuật trong dạy học
1.4.2.1. Đặc điểm của trò chơi kĩ thuật trong dạy học
TCKT trong dạy học có những đặc điểm sau:
a) Mang đầy đủ tính chất của trò chơi:
Có thể thấy rằng TCKT trong dạy học như tên gọi của nó mang đầy đủ
tính chất của trò chơi, nghĩa là loại hoạt động có qui luật xác định, không chỉ
mang tính chất giải trí mà còn rèn luyện trí tuệ, thể chất, phẩm chất cho HS.
Đặc trưng của loại hoạt động này là có nhiều hình thức phong phú, tạo không
khí sôi nổi, hấp dẫn rất phù hợp với tiến trình tổ chức dạy học theo định
hướng dạy học phát huy tính tích cực của HS.
36
b) Nội dung, cách thức tiến hành gắn với mục tiêu, nội dung dạy học:
TCKT trong dạy học nói riêng hay trò chơi trong dạy học nói chung
được xác định là một nội dung trong quá trình tổ chức dạy học, được người
GV xây dựng nhằm mục đích không chỉ tích cực hóa hoạt động học tập của
HS mà còn là một nội dung dạy học. Chẳng hạn, với nội dung dạy học về vẽ
kĩ thuật và mục tiêu dạy học là HS phải đọc được bản vẽ kĩ thuật đơn giản thì
nội dung trò chơi phải đề cập về việc đọc bản vẽ và sau khi chơi, HS sẽ có kĩ
năng đọc được bản vẽ trong nội dung dạy học. Hoặc với môn Công nghệ lớp
12 có nội dung kiến thức và các kĩ năng về điện, điện tử thì trò chơi cũng phải
là các trò chơi về những nội dung này và phù hợp với phân phối chương trình
cũng như tiến trình dạy học môn học. Người GV không thể hoặc không nên
lấy những trò chơi đượ c xây dựng cho phần kĩ thuật điện (vốn học sau kĩ
thuật điện tử) để sử dụng trong quá trình dạy nội dung kĩ thuật điện tử.
c) Thời gian, thời điểm tiến hành được xác định phù hợp với quá trình
dạy học:
Quá trình dạy học được thể hiện qua giáo án của GV. Người GV cần
phải xác định một cách cụ thể, trước hết là thời điểm tiến hành trò chơi. Việc
xác định thời điểm tùy thuộc vào nội dung và mục đích tiến hành trò chơi như
trò chơi ôn tập bài cũ hoặc trò chơi khởi động, trò chơi chiếm lĩnh tri thức hạy
trò chơi củng cố kiến thức, Trên cơ sở đó GV xác định thời gian tiến hành trò
chơi trên tổng thể thời gian dạy học.
d) Trò chơi phải có nội dung kĩ thuật phù hợp với người chơi:
Trong bối cảnh khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ như
hiện nay, HS không chỉ có kiến thức, kĩ năng về môn học mà còn có những
kiến thức, kĩ năng có được từ thực tiễn cuộc sống. Do vậy, có thể có những
TCKT không hoàn toàn gắn với nội dung dạy học nhưng phù hợp với hiểu
37
biết và kĩ năng thực tiễn của HS. Khai thác hiểu biết thực tiễn của HS trong
TCKT là một giải pháp vừa nâng cao hứng thú học tập vừa tạo động lực cho
HS tích cực khám phá thực tiễn.
e) Người chơi phải có kiến thức, kĩ năng nhất định về kĩ thuật:
Trong dạy học môn Công nghệ ở THPT nói riêng hay dạy học các môn
kĩ thuật nói chung có rất nhiều khái niệm, công thức tính toán, thiết bị, máy
móc, qui trình và quá trình kĩ thuật. TCKT là một phần của quá trình dạy học
vì vậy có nội dung phản ánh những kiến thức này; đây cũng là yêu cầu với
mục tiêu dạy học môn học. Vì vậy những TCKT sử dụng trong dạy học môn
học không thể được tiến hành với đối tượng học tập khác cũng như không thể
tiến hành với HS ở bất kì trình độ nào vì không có kết quả có ý nghĩa. Điều
này cũng thể hiện những tính chất khác biệt của trò chơi dạy học với các trò
chơi nói chung nhằm mục đích vui chơi, giải trí đơn thuần.
1.4.2.2. Một số tiêu chí cơ bản của trò chơi kĩ thuật trong dạy học
TCKT sử dụng trong dạy học phải đảm bảo được các tiêu chí sau:
- Tạo được hứng thú cho HS trong quá trình tham gia trò chơi.
- Trò chơi phải phản ánh nội dung dạy học, gắn kết chặt chẽ với tiến
trình dạy học.
- Thời gian tiến hành trò chơi hợp lí, phù hợp, không gây ảnh hưởng tới
thời gian dành cho những nội dung chính của giờ/tiết dạy.
- Phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lí HS.
- An toàn cho người và thiết bị dạy học trong quá trình sử dụng.
- Góp phần rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy kĩ thuật, rèn luyện kĩ
năng kĩ thuật.
- Khai thác tối đa các phương tiện, thiết bị kĩ thuật với liều lượng sử
dụng sao cho có hiệu quả cao nhất.
38
1.4.3. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học
1.4.3.1. Cơ sở của việc xây dựng trò chơi kĩ thuật
Xây dựng TCKT phục vụ cho việc dạy học phải dựa vào các cơ sở sau:
a) Căn cứ vào mục tiêu và nội dung dạy học:
Vì trò chơi dùng trong dạy học nên khi xây dựng trò chơi cần căn cứ
vào mục tiêu và nội dung dạy học. Từ đó xây dựng trò chơi nhằm hình thành
kiến thức, củng cố kiến thức, phát triển tư duy hay kĩ năng vận dụng kiến thức
để giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó. Thông thường, trong một tiết lên
lớp không thể tổ chức quá nhiều trò chơi, GV cần xây dựng và lựa chọn sao
cho phù hợp với mục tiêu, nội dung chính của bài học.
b) Căn cứ vào cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Khi tổ chức hoạt động chơi, đặc biệt là với TCKT, thường cần phải có
phương tiện, công cụ hỗ trợ. Vì vậy, khi xây dựng TCKT cần phải căn cứ vào
cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ. Đối với loại trò chơi vận dụng kiến thức để
giải quyết vấn đề thực tiễn càng cần quan tâm tới yếu tố này.
c) Căn cứ vào trình độ và năng lực nhận thức của học sinh:
Trong dạy học, tính vừa sức luôn luôn được chú ý. Vì thế, khi xây dựng
TCKT cần phải căn cứ vào trình độ và năng lực nhận thức của HS. Nhờ đó
mà trò chơi đảm bảo tính hấp dẫn và phát huy được vai trò dạy học. Trò chơi
quá dễ hoặc quá khó sẽ không thu hút được HS.
Ngoài 3 yếu tố chủ yếu trên, khi xây dựng TCKT cũng cần phải quan
tâm tới yếu tố thời lượng để tổ chức hoạt động chơi phù hợp và hiệu quả.
1.4.3.2. Các nguyên tắc xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học
Khi xây dựng TCKT dùng trong dạy học, cần tuân thủ các nguyên tắc
sau đây:
* Nguyên tắc 1: Trò chơi phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dạy học.
Mục đích của trò chơi là tạo hứng thú, phát huy tính tích cực học tập,
sáng tạo của HS và nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, trò chơi phải đòi hỏi
39
HS huy động tối đa các giác quan, các thao tác trí tuệ, kĩ năng thực hành,...
trong hoạt động chơi. Qua đó, HS có thể lĩnh hội kiến thức, củng cố kiến thức
của bài học, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng
giải quyết vấn đề.
* Nguyên tắc 2: Nội dung trò chơi phải gắn với nội dung dạy học và
mang tính thi đua.
Vì trò chơi dùng trong dạy học nên nội dung của trò chơi phải luôn gắn
với nội dung dạy học. Nguyên tắc này vừa đảm bảo tính vừa sức vừa đảm bảo
tính thiết thực của trò chơi. Ngoài ra, trò chơi còn phải là một hoạt động tích
cực hóa hoạt động học tập của HS, tạo cơ hội cho các em hứng thú, tự nguyện
tham gia vào trò chơi, tích cực vận dụng vốn hiểu biết và năng lực trí tuệ của
mình để giải quyết nhiệm vụ học tập. Để tạo hứng thú, trò chơi bao giờ cũng
phải mang tính chất thi đua, thậm chí còn có thể nói là “ganh đua” nữa.
* Nguyên tắc 3: Không ảnh hưởng tới thời lượng dạy học của lớp và
các lớp học khác trong nhà trường.
Nguyên tắc này giúp cho GV xây dựng, lựa chọn trò chơi có lượng thời
gian chơi phù hợp và hoạt động chơi không ồn ào quá mức gây ảnh hưởng tới
các lớp học xung quanh.
* Nguyên tắc 4: Trò chơi phải đảm bảo tính giáo dục.
Trò chơi dùng trong dạy học phải đảm bảo thực hiện được các nhiệm
vụ dạy học là trí dục, phát triển và giáo dục. Ngoài truyền đạt kiến thức, phát
triển kĩ năng, các trò chơi còn phải chú trọng tới nhiệm vụ giáo dục đạo đức,
thẩm mĩ cho HS. Trò chơi phải góp phần xây dựng khối đoàn kết tập thể cho
HS; phải kích thích được tính tích cực phấn đấu của mỗi HS vì thành tích bản
thân và vì thành tích đồng đội. Qua đó, trò chơi góp phần vun đắp cho HS ý
thức đoàn kết, thân ái, tình bạn bè.
40
1.4.3.3. Quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học
TCKT dùng trong dạy học không phải là một trò chơi mới hoàn toàn
nhưng cũng chưa được quan tâm nghiên cứu về xây dựng và sử dụng một
cách đầy đủ, có quy trình khoa học. Vì thế, người GV cần nghiên cứu, tìm
hiểu để biết được cách thức xây dựng và sử dụng TCKT. Dựa theo lí thuyết
về trò chơi, đặc điểm của trò chơi nói chung và TCKT nói riêng, có thể rút ra
quy trình xây dựng TCKT dùng trong dạy học bao gồm 3 bước chủ yếu sau:
* Bước 1: Xác định mục đích, nội dung và thời lượng của trò chơi.
- Xác định mục đích dạy học của trò chơi.
Đây là một khâu rất quan trọng, nó có tính chất quyết định tới sự thành
bại của trò chơi trong dạy học. Trò chơi dạy học phải được xây dựng, lựa
chọn sao cho góp phần đạt được mục tiêu dạy học. Như trên đã trình bày,
người xây dựng, lựa chọn TCKT phải xác định rõ mục đích trò chơi nhằm
hình thành kiến thức, củng cố kiến thức, phát triển tư duy hay kĩ năng vận
dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó. Càng xác định được
mục đích cụ thể thì trò chơi càng dễ thực hiện được mục đích dạy học.
- Xây dựng nội dung của trò chơi.
Nội dung trò chơi phải gắn với nội dung dạy học. GV cần phân tích nội
dung của bài dạy cụ thể nhằm xác định tỉ lệ kiến thức tương ứng với thời gian
tiến hành dạy học trên cơ sở giáo án thường soạn. Người GV cần xác định nội
dung kiến thức và kĩ năng của bài dạy, tính toán những phương án dạy học cụ
thể và những điểm chốt kiến thức trong dạy học. Trên cơ sở đó xác định trò
chơi và những yếu tố cần thiết sao cho trò chơi và các nội dung dạy học được
gắn kết thành một thể thống nhất, tạo hứng thú cho HS.
Khi xây dựng nội dung trò chơi, GV cần đặt tên trò chơi. Để trò chơi
hấp dẫn, thu hút sự chú ý của HS, để quá trình tổ chức hoạt động chơi được
thiết thực, khả thi và có hiệu quả, việc đặt tên trò chơi cũng khá quan trọng.
Tên trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn và phải thể hiện được nội dung trò
41
chơi. Tính mục đích, khả thi của trò chơi một phần được thể hiện thông qua
bước này.
- Xác định thời lượng của hoạt động chơi.
Trong tiến trình dạy học, việc phân phối thời gian dành cho các nội dung
cụ thể là rất cần thiết. Khi sử dụng trò chơi trong dạy học, GV xác định thời
gian, thời điểm tiến hành trò chơi sao cho phù hợp để đạt hiệu quả dạy học cao
nhất. Để tăng tính hấp dẫn, rèn luyện kĩ năng cho HS, thời gian tiến hành trò
chơi thường ngắn, tiết tấu nhanh và sôi nổi.
* Bước 2: Xây dựng thể lệ, quy định của trò chơi.
GV phải xây dựng được thể lệ, quy định của trò chơi, nghiên cứu kĩ
cách thức chơi và cách tổ chức trò chơi, xác định tiến trình của trò chơi, hình
thức tổ chức và những điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện trò chơi.
Có thể coi đây cũng là bước phác thảo “đề trò”, “luật trò” và “thưởng phạt”
trong cấu trúc của trò chơi. Điều đặc biệt là thể lệ, quy định của trò chơi phải
phù hợp với hình thức, nội dung, điều kiện và thời lượng dạy học. Trò chơi
dạy học được thực hiện trên lớp có những điều kiện ràng buộc khác so với trò
chơi vui ở ngoài lớp học.
Sau khi đã phân tích nội dung dạy học, xây dựng trò chơi, GV tiến
hành xác định cách thức và thời điểm tổ chức trò chơi. Cách thức tổ chức dựa
vào mục đích và nội dung của trò chơi, số HS trong lớp và điều kiện về thiết
bị, môi trường học tập. Thời điểm tiến hành trò chơi phụ thuộc mục đích sử
dụng trò chơi phục vụ cho hoạt động nào trong giờ học. Thường có các hoạt
động khởi động (còn gọi là vào bài mới, mở bài), hoạt động hình thành kiến
thức mới, hoạt động củng cố, ôn tập kiến thức hoặc vận dụng kiến thức.
* Bước 3: Hoàn thiện và soạn thảo nội dung trò chơi
Sau khi phác thảo trò chơi, GV có thể trao đổi xin ý kiến bộ môn, đồng
nghiệp về tên gọi, nội dung, cách thức, thời điểm sử dụng trò chơi để tham
khảo về độ hấp dẫn, tính khoa học, khả thi, hiệu quả của trò chơi.
42
Sau khi hoàn thành các công việc trên, GV hoặc người xây dựng, lựa
chọn trò chơi sẽ tiến hành hoàn thiện toàn bộ nội dung trò chơi. Nội dung trò
chơi là một văn bản bao gồm: tên trò chơi, hướng dẫn luật chơi, quy định
thưởng phạt khi chơi và những kết quả nhận được sau khi chơi về khía cạnh
học tập.
Bước 1: Xác định mục đích, nội dung
và thời lượng của trò chơi
1. Xác định mục đích dạy học của trò chơi.
2. Xây dựng nội dung của hoạt động chơi.
3. Xác định thời lượng của hoạt động chơi.
Bước 2: Xây dự ng thể lệ, quy định
của trò chơi
1. Xây dựng “đề trò”, “luật trò” và
“thưởng phạt” của trò chơi trong dạy học.
2. Xác định cách thức tiến hành.
Bước 3: Hoàn thiện và soạn thảo nội
dung trò chơi
1. Tham khảo ý ki ến chuyên gia, đồng
nghiệp về trò chơi trong dạy học.
2. Hoàn thiện nội dung trò chơi.
Hình 1.1. Quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học.
Có thể tóm tắt quy trình xây dựng TCKT dùng trong dạy học qua sơ đồ
trên hình 1.1.
1.4.4. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ
1.4.4.1. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong giờ học trên lớp
Để việc sử dụng TCKT đạt mục đích, hiệu quả như mong muốn, người
GV phải chú ý làm tốt tất cả các khâu từ xây dựng hoặc lựa chọn và chỉnh sửa
43
trò chơi đến cách thức sử dụng chúng trong quá trình dạy học. Việc lạm dụng
trò chơi đôi khi gây phản tác dụng của trò chơi, khiến HS mất tập trung vào
nội dung chính cần học tập, rèn luyện. Vì vậy, bước chuẩn bị trò chơi trong
dạy học cần được thực hiện cẩn thận, có cân nhắc, trù liệu sao cho đảm bảo
tính hấp dẫn, khả thi và hiệu quả.
TCKT rất đa dạng, thời điểm sử dụng cũng không chịu sự ràng buộc
chặt chẽ nên mỗi trò chơi có thể sử dụng theo những cách khác nhau. Tuy
vậy, một cách khái quát, việc sử dụng TCKT trong dạy học vẫn thường được
tiến hành gồm 3 bước như sau:
* Bước 1: Chuẩn bị
- Lựa chọn hoặc xây dựng trò chơi. Khi chuẩn bị bài lên lớp, căn cứ
vào nội dung bài dạy và những trò chơi đã có sẵn thuộc nội dung của bài, GV
lựa chọn trò chơi phù hợp để có thể sử dụng khi dạy học. Trong trường hợp
không có sẵn trò chơi, GV có thể căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài để
xây dựng trò chơi phù hợp. Cách xây dựng, xây dựng TCKT dựa theo quy
trình như đã trình bày trong tiểu mục 1.4.3.
- Phân tích trò chơi. Đây là công việc xem xét, dự kiến trò chơi này
nhằm mục đích gì, có thể sử dụng vào lúc nào, điều kiện để tổ chức chơi trên
lớp đã đảm bảo chưa; khi chơi có cần hỗ trợ gì không, Đặc biệt, sự phân
tích còn nhằm xem trò chơi này hỗ trợ, phục vụ cho việc học tập của HS như
thế nào. Khi phân tích trò chơi cần chú ý tới những đặc điểm về kĩ thuật và
công nghệ của trò chơi như: các khái niệm và thuật ngữ kĩ thuật, các kết cấu
về cơ khí, các sơ đồ mạch điện và điện tử, các quá trình kĩ thuật, các thao tác
kĩ thuật,...
- Soạn bài. Khi soạn bài, GV cần dự kiến thời điểm đưa ra trò chơi, dự
kiến HS có thể sẽ gặp những khó khăn gì t...hơi nào trong một số loại trò chơi sau đây (đánh dấu
X vào 1 ô phù hợp):
A. Đoán ô chữ để tìm thuật ngữ c
B. Đuổi hình bắt chữ c
C. Khéo tay, nhanh mắt c
D. Lắp ráp mô hình c
6. Theo Thầy/Cô, sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ là (đánh
dấu X vào 1 ô phù hợp):
A. Không cần thiết c
B. Bình thường c
C. Cần thiết c
D. Rất cần thiết c
7. Theo Thầy/Cô, sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ là (đánh
dấu X vào 1 ô phù hợp):
A. Có tác dụng giúp học sinh học tập tốt c
B. Có tác dụng nhưng không đáng kể c
C. Bình thường c
D. Không có tác dụng c
8. Theo Thầy/Cô, sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ có tác
dụng gì (đánh số thứ tự theo tác dụng vào ô tương ứng):
A. Giúp học sinh hiểu bài tốt hơn c
B. Giúp học sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề c
C. Tạo hứng thú học tập cho học sinh c
D. Thu hút được sự chú ý của học sinh c
3PL
9. Theo Thầy/Cô, nếu sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ thì
tốt nhất là nên sử dụng vào thời điểm (đánh dấu X vào 1 ô phù hợp):
A. Cuối tiết học, sau khi đã dạy xong bài c
B. Đầu tiết học, khi mở bài c
C. Khi dạy học nội dung liên quan đến trò chơi c
D. Khi thực hiện bước củng cố kiến thức của bài c
10. Nếu đã từng sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ, Thầy/Cô
có thể cho biết cảm nhận về thái độ của học sinh (đánh dấu X vào 1 ô phù hợp):
A. Thờ ơ, né tránh c
B. Khiên cưỡng, không hào hứng lắm c
C. Tham gia bình thường c
D. Rất hào hứng, say sưa, sôi nổi c
11. Nếu đã từng sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ, Thầy/Cô
có thể cho biết học sinh thường thích nhất đối với loại trò chơi nào sau đây (đánh
dấu X vào 1 ô phù hợp):
A. Loại trò chơi đòi hỏi kiến thức đã học c
B. Loại trò chơi đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn c
C. Loại trò chơi đòi hỏi tư duy sáng tạo c
D. Loại trò chơi vận động cơ thể c
12. Theo Thầy/Cô, khi xây dựng trò chơi kĩ thuật để sử dụng trong dạy học Công
nghệ, cần căn cứ vào cơ sở nào sau đây (đánh số thứ tự theo tầm quan trọng vào ô
tương ứng):
A. Căn cứ vào điều kiện thời gian và phương tiện c
B. Căn cứ vào mức độ hấp dẫn của trò chơi c
C. Căn cứ vào nội dung dạy học c
D. Căn cứ vào số lượng học sinh của lớp c
13. Ngoài thời gian dạy học trên lớp, theo Thầy/Cô nên tổ chức trò chơi kĩ thuật
theo loại nào sau đây (đánh số thứ tự theo tầm quan trọng vào ô tương ứng):
A. Tổ chức thi đề xuất giải pháp kĩ thuật về chủ đề cụ thể c
B. Tổ chức thi lắp ráp mô hình kĩ thuật c
C. Tổ chức thi sưu tầm thông tin về sản phẩm kĩ thuật c
D. Tổ chức thi thiết kế sản phẩm kĩ thuật đơn giản c
4PL
14. Nếu đã từng sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ, Thầy/Cô
thường thưởng cho học sinh thắng cuộc theo các nào sau đây (đánh dấu X vào 1 ô
phù hợp):
A. Chỉ khen, không có quà thưởng c
B. Thưởng bánh, kẹo c
C. Thưởng điểm vào điểm kiểm tra miệng c
D. Thưởng dụng cụ học tập (bút chì, thước kẻ) c
15. Thầy/Cô có những đề xuất gì để sử dụng hiệu quả trò chơi kĩ thuật trong dạy
học môn Công nghệ (đánh số thứ tự theo tầm quan trọng vào ô tương ứng):
A. Giáo viên cần có quyển hướng dẫn tổ chức trò chơi c
B. Nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa c
C. Sự ủng hộ và tạo điều kiện của nhà trường c
D. Tổ bộ môn có những chỉ đạo cụ thể, thiết thực c
16. Thầy/Cô vui lòng cho biết thêm những ý kiến khác để nâng cao hiệu quả sử
dụng trò chơi kĩ thuật trong quá trình dạy học môn Công nghệ:
Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân
1. Họ và Tên (Thầy/Cô có thể không cần ghi):................................................
2. Giới tính: - Nam: c - Nữ: c - Năm sinh: 19.........
3. Trình độ: - Cử nhân: c - Thạc sĩ: c - Khác: c
4. Hiện đang công tác tại: Trường THPT: c Phòng/Sở GD&ĐT: c
Tỉnh, Thành:....................................................
5. Số năm giảng dạy môn Công nghệ:
- Dưới 5 năm: c - Từ 5 đến 10 năm: c - Trên 10 năm: c
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý Thầy/Cô !
5PL
PHỤ LỤC 2
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG
Kính gửi:
Theo các nhà tâm lí học, giáo dục học thì trong giáo dục phổ thông, việc sử
dụng trò chơi trong dạy học là một biện pháp nâng cao hứng thú học tập, qua đó
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn học.
Nghiên cứu về xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học cho thấy đối với
môn Công nghệ phổ thông, trò chơi thuộc lĩnh vực kĩ thuật, được gọi là “trò chơi kĩ
thuật”, không chỉ tạo hứng thú học tập mà còn đóng vai trò dạy học nhất định.
Tham gia chơi, học sinh không chỉ được tăng hứng thú học tập mà còn được lĩnh
hội, củng cố, mở rộng kiến thức và phát triển tư duy kĩ thuật. Tuy có tác dụng như
vậy nhưng cho đến nay, trò chơi kĩ thuật vẫn chưa được chú trọng xây dựng và sử
dụng trong dạy học môn Công nghệ ở trường phổ thông. Điều đó đặt ra nhu cầu là
cần nghiên cứu để xây dựng, lựa chọn trò chơi kĩ thuật đảm bảo phù hợp với mục
tiêu, nội dung kiến thức và điều kiện dạy học môn Công nghệ ở trường phổ thông.
Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu và tiến hành xây dựng các trò chơi kĩ
thuật cũng như cách sử dụng chúng trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung
học phổ thông (THPT). Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến nhận xét, góp ý
của các Thầy/Cô. Xin Thầy/Cô vui lòng dành thời gian đọc tư liệu gửi kèm theo và
trả lời các câu hỏi dưới đây. Ý kiến của các Thầy/Cô rất bổ ích đối với chúng tôi và
không ảnh hưởng tới các Thầy/Cô.
Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các Thầy/Cô !
6PL
NỘI DUNG
1. Về quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật: Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến
theo những nội dung ghi trong phiếu này bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng
với mức đánh giá và có thể đưa ra những ý kiến khác.
Nội dung đánh giá Mức đánh giá
Tốt Khá TB Kém
1. Đánh giá chung về quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật
2. Đánh giá chung về quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật
3. Đánh giá tính logic của các bước trong quy trình
4. Đánh giá tính dễ ứng dụng của quy trình
5. Đánh giá khả năng ứng dụng quy trình để xây dựng trò
chơi trong dạy học các môn khác
Ý kiến khác về quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
2. Về quy trình sử dụng trò chơi kĩ thuật: Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về
những nội dung ghi trong phiếu này bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với
mức đánh giá và có thể đưa ra những ý kiến khác.
Nội dung đánh giá Mức đánh giá
Tốt Khá TB Kém
1. Đánh giá chung về quy trình sử dụng trò chơi
2. Đánh giá tính logic của các bước trong quy trình
3. Đánh giá tính dễ ứng dụng của quy trình
4. Đánh giá khả năng ứng dụng quy trình để sử dụng trò
chơi trong dạy học các môn học khác
Ý kiến khác về quy trình sử dụng trò chơi kĩ thuật:
...........................................................................................................................
7PL
3. Về chất lượng các trò chơi kĩ thuật đã xây dựng: Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý
kiến về 8 trò chơi kĩ thuật bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với mức đánh
giá và có thể đưa ra những ý kiến khác.
Nội dung đánh giá Mức đánh giá
Tốt Khá TB Kém
1. Sự đảm bảo độ chính xác về khoa học, kĩ thuật
2. Sự chính xác, dễ hiểu trong diễn đạt
3. Tính khả thi của trò chơi trong dạy học
4. Tính hấp dẫn của các trò chơi
5. Tác dụng của trò chơi trong việc nâng cao chất lượng
dạy học
Ý kiến khác về chất lượng các trò chơi kĩ thuật đã xây dựng:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
4. Xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về 8 trò chơi kĩ thuật kể trên bằng
cách ghi cụ thể số thứ tự của trò chơi vào ô tương ứng và có thể đưa ra những ý kiến
khác.
Nội dung đánh giá Số thứ tự của trò chơi
1. Những trò chơi có thể sử dụng được
2. Những trò chơi nên chỉnh sửa về diễn đạt
3. Những trò chơi chưa đạt yêu cầu, phải chỉnh sửa
Ý kiến khác:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
8PL
5. Về chất lượng và vai trò của trò chơi kĩ thuật: Xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết
ý kiến về những nội dung ghi trong phiếu này bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương
ứng với mức đánh giá và có thể đưa ra những ý kiến khác.
Mức đánh giá
Nội dung đánh giá
Tốt Khá TB Kém
1. Sự phù hợp của trò chơi kĩ thuật đã được xây dựng đối
với nội dung dạy học môn Công nghệ THPT
2. Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ phát triển TDKT cho
người học
3. Sử dụng trò chơi sẽ hầu như không ảnh hưởng tới tiến
trình dạy học môn học
4. Nhờ trò chơi mà học sinh được mở rộng kiến thức và
nâng cao năng lực giải quyết vấn đề
5. Các trò chơi đảm bảo tính khả thi, tính vừa sức
6. Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ tạo được hứng thú
học tập cho học sinh
7. Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ phát huy tính tích
cực của học sinh
Ý kiến khác:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
6. Chúng tôi chia trò chơi kĩ thuật ra 4 loại. Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết trong
quá trình dạy học, nếu đã từng sử dụng trò chơi kĩ thuật thì đã sử dụng những loại
trò chơi nào dưới đây (đánh dấu tích vào các ô phù hợp) và có thể đưa ra những ý
kiến khác:
a) Trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động mở bài/khởi động/xuất phát/dẫn nhập c
b) Trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học c
c) Trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động dạy học thực hành, hệ thống hóa kiến c
thức, củng cố ôn tập
d) Trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề c
thực tiễn
Ý kiến khác:
...........................................................................................................................
9PL
Thông tin cá nhân
Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
1. Họ và Tên (Có thể không cần ghi):........................................................
2. Năm sinh:..............; Dân tộc:.................; Giới tính: Nam: c ; Nữ: c
3. Trình độ học vấn: Cử nhân: c ; Thạc sĩ: c ; Tiến sĩ: c
4. Chức danh: GV/CV hạng III: c ; GV/CV hạng II: c ; GV/CV I: c
5. Công việc đảm nhiệm: Quản lí: c; Giảng dạy: c; QL và GD: c
6. Cơ quan công tác: Trường THPT: c; Phòng GD quận, huyện: c
Phòng, Ban thuộc Sở GD&ĐT: c
Thâm niên (năm): .........
Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác của các Thầy/Cô
10PL
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH CHUYÊN GIA
(Giáo viên cốt cán môn Công nghệ)
Tham gia khảo sát về sử dụng trò chơi trong dạy học Công nghệ
TT Họ tên Đơn vị công tác Sở GDĐT
1 Nguyễn Văn Sơn THPT Nguyễn Đức Cảnh
2 Bùi Đức Thành THPT An Lão
3 Lương Trọng Tuệ THPT Nhữ Văn Lan HẢI
4 Trần Văn Hào THPT Đồ Sơn PHÒNG
5 Đoàn Hồng Tuấn THPT Thái Phiên
6 Nguyễn Thị Loan THPT Hải An
7 Ngô Văn Tới THPT Trực Ninh B
8 Nguyễn Thanh Huyền THPT A Hải Hậu
9 Đặng Hồng Quyên THPT Trần Hưng Đạo
10 Đinh Hà Hải THPT Xuân Trường C
NAM ĐỊNH
11 Đặng Thị Xuân THPT Giao Thủy C
12 Phạm Văn Huyện THPT Nghĩa Hưng A
13 Nguyễn Thị Vân Anh THPT Tống Văn Trân
14 Trần Thị Tuyết Nhung THPT Chuyên Lê Hồng Phong
15 Nguyễn Đức Ánh THPT Thuận Thành 1
16 Nguyễn Văn Duẩn THPT Thuận Thành 3 BẮC NINH
17 Trần Thị Thủy Chung THPT Lý Thường Kiệt
18 Bùi Xuân Đích THPT Phù Cừ
19 Nguyễn Ngọc Anh THPT Trần Quang Khải
20 Hà Thị Thương THPT Triệu Quang Phục HƯNG
21 Nguyễn Thế Anh THPT Khoái Châu YÊN
22 Nguyễn Xuân Vịnh THPT Phạm Ngũ Lão
23 Lê Thị Hồng Thủy THPT Kim Động
24 Tạ Văn Hữu THPT Chuyên Chu Văn An
25 Lại Thị Hương THPT Chi Lăng
26 Lê Mạnh Hùng THPT Lộc Bình
LẠNG SƠN
27 Vi Thị Thu Thỏa THPT Tràng Định
28 Hoàng Thị Thủy THPT Đồng Bành
29 Bùi Văn Nhượng THPT Tân Thành
11PL
30 Nguyễn Hoài Nam THPT Lương Sơn
HOÀ BÌNH
31 Nguyễn Thị Thanh Vân THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ
32 Nguyễn Thị Tuyến THPT Võ Thị Sáu
33 Trần Thanh Thọ THPT Yên Lạc 2
34 Đỗ Huy Liên THPT Liễn Sơn VĨNH
PHÚC
35 Nguyễn Thị Thu THPT Nguyễn Duy Thì
36 Phan Duy Kiên THPT Lê Xoay
37 Dương Đức Bằng THPT chuyên Hạ Long
38 Vũ Trọng Quang THPT Quảng Hà
39 Dương Tiến Giáp THPT Minh Hà QUẢNG
40 Đỗ Thị Thu Hiền THPT Hòn Gai NINH
41 Ngô Thị Hồng Hạnh THPT Bạch Đằng
42 Trần Thị Liên THPT Bình Liêu
43 Bùi Thị Thu Hà THPT Phong châu
44 Bùi Thị Thư THPT Xuân Áng PHÚ THỌ
45 Lê Thị Tâm DTNT tỉnh
46 Triệu Anh Tuấn THPT Ngô Quyền
47 Lương Văn Huy THPT Phú Bình THÁI
48 Phạm Thị Thu THPT Chuyên TN NGUYÊN
49 Nguyễn Quỳnh Trang THPT Đồng Hỷ
50 Hà Minh Ngọc THPT Yên Thế
51 Nguyễn Duy Sản THPT Nhã Nam BĂC
52 Thân Thị Uyên THPT Lạng Giang số 3 GIANG
53 Nguyễn Tài Giang THPT Lục Nam
54 Phạm Đình Thông THPT Lý Nhân
55 Nguyễn Tam Khôi THPT B Bình Lục
HÀ NAM
56 Lại Ngọc Tiến THPT A Thanh Liêm
57 Nguyễn Thị Thơ THPT B Kim Bảng
58 Vũ Xuân Bắc THPT Quỳnh Côi
59 Nguyễn Thanh Bình THPT Tây Tiền Hải
THÁI BÌNH
60 Nguyễn Ngọc Vính THPT Bắc Duyên Hà
61 Đinh Công Vụ THPT Nguyễn Du
62 Đào Xuân Tuấn THPT Hà Đông
63 Nguyễn Thị Ngà THPT chuyên Nguyễn Trãi HẢI
64 Nguyễn Thị Thoan THPT Nam Sách DƯƠNG
65 Phạm Văn Tiệp THPT Chí Linh
12PL
66 Phạm Anh Tuấn THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
67 Nguyễn Đức Hòa THPT Trần Quốc Toản
68 Nguyễn Hải hà THPT Quang Trung
69 Huỳnh Thị Mỹ Hằng THPT Nguyễn Trãi
ĐĂK LĂK
70 Phạm Văn Tiến THPT Hai Bà Trưng
71 Đinh Thị Thu Thúy THPT DTNT N'Trang Lơng
72 Đặng Thị Kim Anh THPT Nguyễn Công Trứ
73 Nguyễn Thị Hoa THPT Y Jut
74 Phạm Minh Châu THPT chuyên Bảo Lộc
75 Lê Thị Hảo THPT Lê Hồng Phong
76 Hồ Thị Tuyết THPT DTNT Tỉnh
77 Nguyễn Phương Thảo THCS - THPT Chi Lăng LÂM
78 Phan Thị Ngọc Giàu THPT chuyên Thăng Long ĐỒNG
79 Vũ Thị Hiên THPT Bảo Lộc
80 Thiều Văn Dũng THPT Phan Đình Phùng
81 Nguyễn Văn Nghĩa THPT Quang Trung
82 Nguyễn Trị THPT Nguyễn Huệ
83 Nguyễn Văn Liên THPT Lê Hồng Phong
84 Nguyễn Phong THPT Trần Hưng Đạo
85 Nguyễn Văn Nam THPT Nguyễn Thị Minh Khai KHÁNH
86 Võ Thị Trinh THPT Nguyễn Văn Trỗi HÒA
87 Nguyễn Ngọc Điệp THPT Lý Tự Trọng
88 Trần Văn Tân THPT Hoàng Văn Thụ
89 Đặng Thế Định THPT Huỳnh Thúc Kháng
90 Lê Ngọc Lạc THPT Võ Văn Kiệt
91 Mai Văn Bình THPT Mạc Đĩnh Chi
92 Phan Kiều Ngự THPT Quang Trung
93 Lỡ Phụng Tiên THPT Nguyễn Văn Cừ
GIA LAI
94 Hoàng Văn Linh THPT Nguyễn Tất Thành
95 Lê Đình Mạnh THPT Lê Lợi
96 Ngô Thanh Dũng THPT Nguyễn Huệ
97 Nguyễn Hữu Thắng THPT Lê Hồng Phong
98 Nguyễn Chí Danh THPT Quang Trung
BÌNH
99 Mai Ngọc Huyền THPT Lý Tự Trọng
ĐỊNH
100 Nguyễn Kim Thông THPT Nguyễn Trung Trực
13PL
101 Lê Đình Tâm THPT An Lão
102 Lê Đức Phong THPT Hùng Vương
103 Hoàng Thương Huyền PTDTNT Vân Canh
104 Nguyễn Thị Thanh Hương Quốc học Quy Nhơn
105 Nguyễn Lê Anh THPTC Lê Quý Đôn
106 Nguyễn Hoàng Long THPT Phan Chu Trinh
107 Lương Tấn Thịnh THPT Trần Bình Trọng
108 Ngô Thị Hoa THCS Và THPT Nguyễn Khuyến PHÚ YÊN
109 Ngô Vũ Hoài THPT Nguyễn Viết Xuân
110 Nguyễn Thị Liên THPT Phan Bội Châu
111 Huỳnh văn Toàn THPT Trần Phú
14PL
PHỤ LỤC 4
DANH SÁCH CHUYÊN GIA
(Giáo viên cốt cán môn Công nghệ)
Tham gia đánh giá việc Xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học Công nghệ
TT Họ tên Đơn vị công tác Sở GDĐT
1 Trần Văn Hanh THPT Gia Viễn C
2 Phạm Thanh Sơn THPT Nho Quan A Ninh Bình
3 Phạm Thị Thu Hường THPT Hoa Lư A
4 Nguyễn Văn Thịnh THPT A Duy Tiên
5 Nguyễn Tam Khôi THPT B Bình Lục Hà Nam
6 Lại Ngọc Tiến THPT A Thanh Liêm
7 Ngô Văn Tới THPT Trực Ninh B
8 Nguyễn Thanh Huyền THPT A Hải Hậu Nam Định
9 Đặng Thị Xuân THPT Giao Thủy C
10 Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ
11 Đinh Sỹ Hùng THPT Hậu Lộc 2 Thanh Hóa
12 Trần Ngọc Hải THPT Tô Hiến Thành
13 Hồ Viết Đức THPT Huỳnh Thúc Kháng
14 Đào Thị Thanh THPT Bắc Yên Thành Nghệ An
15 Hoàng Ngọc Cường THPT Anh Sơn 1
16 Nguyễn Hữu Danh THPT Nguyễn Trung Thiên
17 Nguyễn Doãn Hoàng THPT Nguyễn Đổng Chi Hà Tĩnh
18 Phạm Thị Hiền THPT Phan Đình Phùng
19 Bùi Ngọc Lân THPT Đồng Hới
20 Lê Thị Thu Hoài THPT Ngô Quyền Quảng Bình
21 Đậu Minh Bình THPT Lê Quý Đôn
22 Lê Lợi THPT Thị xã Quảng Trị
23 Bùi Hải Đăng THPT Đông Hà Quảng Trị
24 Nguyễn Thanh Quang THPT Chế Lan Viên
25 Nguyễn Thị Hoa THPT BÙI THỊ XUÂN
Thừa
26 Võ Thị Phương Trang THPT Cao Thắng
Thiên- Huế
27 Nguyễn Thị Anh Thư THPT Nguyễn Huệ
28 Trần Thị Thanh Hương THPT Hoàng Hoa Thám
29 Đinh Công Viên THPT Trần Phú Đà Nẵng
30 Trần Xuân Thiên Thanh THPT Phan Châu Trinh
31 Đoàn Công Đường THPT Sào Nam
32 Nguyễn Hữu Đạo THPT Nguyễn Khuyến Quảng Nam
33 Phan Công Thành THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
15PL
34 Võ Hoàng Hải THPT Trần Quốc Tuấn
35 Phạm Thị Minh Tâm THPT Số 1 Tư Nghĩa Quảng Ngãi
36 Lê Thị Thu Thủy THPT Sơn Mỹ
37 Nguyễn Chí Danh THPT Quang Trung
38 Nguyễn Lê Anh THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định
39 Huỳnh Văn Sang THPT Nguyễn Trân
40 Nguyễn Hoàng Long THPT Phan Chu Trinh
41 Nguyễn Thị Thanh Tuyền THPT Trần Quốc Tuấn Phú Yên
42 Bùi Thanh Tùng THPT Võ Thị Sáu
43 Nguyễn Viết Bình THPT Nguyễn Trãi
44 Hồ Nữ Kiều Nhi THPT Hoàng Văn Thụ Khánh Hòa
45 Nguyễn Trị THPT Nguyễn Huệ
46 Trần Thanh Long THPT An Phước
47 Trần Thị Minh Hiếu THPT DTNT Ninh Thuận Ninh Thuận
48 Nguyễn Lâm Dương Linh THPT Nguyễn Trãi
49 Dương Thị Ánh Tuyết THPT Pleiku
50 Hồ Hoàng Thảo THPT Trần Cao Vân Gia Lai
51 Phan Kiều Ngự THPT Quang Trung
52 Đặng Thị Minh Trí THPT Duy Tân
53 Phan Thị Bích Thao THPT Trường Chinh Kon Tum
54 Đoàn Tuấn Anh THPT Lê Lợi
55 Phạm Anh Tuấn THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
56 Nguyễn Hải Hà THPT Quang trung Đăk Lăk
57 Đỗ Thị Minh Hải PTDTNT Tây Nguyên
58 Lê Văn Sỹ THPT Trường Chinh
59 Nguyễn Giang Nam THPT Gia Nghĩa Đăk Nông
60 Nguyễn Minh Đức THPT Phạm Văn Đồng
61 Vi Thái Lâm THPT Vị Xuyên
62 Cao Văn Bốn THPT Lê Hồng Xuyên Hà Giang
63 Quách Văn Chung THPT Chuyên Hà Giang
64 Nguyễn Trung Kiên THPT Thái Hòa
Tuyên
65 Phan Văn Khải THPT Sơn Dương
Quang
66 Nguyễn Văn Khương THPT Hà Lang
67 Nguyễn Văn Oanh THPT Hà Quảng
68 Nông Thị Biển THPT Cách Linh Cao Bằng
69 Lê Tuấn Vương THPT Phục Hòa
70 Lê Thị Bích Thảo THPT Chợ Mới
71 Lý Hoàng Hiệp THPT Chợ Đồn Bắc Kạn
72 Hoàng Ngọc Huy THPT Na Rì
16PL
73 Triệu Anh Tuấn THPT Ngô Quyền
Thái
74 Nguyễn Quỳnh Trang THPT Đồng Hỷ
Nguyên
75 Nguyễn Thị Thúy THPT Định Hóa
76 Phạm Thu Hằng THPT Mộc Lỵ, Mộc Châu
77 Lê Văn Viên THPT Gia Phù, Sơn la Sơn La
78 Đoàn Văn Thắng THPT Chuyên Sơn la
79 Nguyễn Xuân Trường THPT số 1 Mường Khương
80 Nguyễn Đại Dương THPT số 2 Bảo Thắng Lào Cai
81 Hoàng Trung Kiên THPT số 1 Bảo Yên
82 Nguyễn Hữu Khánh THPT thành phố Lai Châu
83 Vi Thị Thạo PTDT nội trú Lai Châu Lai Châu
84 Trịnh Thị Tố Tâm THPT Quyết Thắng - Lai Châu
85 Vũ Thị Huệ THPT Lạng Giang 1
86 Thân Thị Uyên THPT Lạng Giang 3 Bắc Giang
87 Nguyễn Tài Giang THPT Lục Nam
88 Nguyễn Minh Hạnh THPT chuyên Lê Quý Đôn
89 Lê Huy Bình THPT Mường Ẳng Điện Biên
90 Nguyễn Thị Quy THPT Phan Đình Giót
91 Lưu Thị Hoa THPT Nguyễn Huệ
92 Vương Dũng Hà THPT DTNT Yên Bái Yên Bái
93 Nguyễn Trang Nhung THPT Nguyễn Huệ
94 Phạm Thị Thủy THPT Cao Lộc
95 Tạ Văn Hữu THPT Chu Văn An Lạng Sơn
96 Vi Đức Khánh THPT Việt Bắc
97 Nguyễn Thị Tuyết Minh THPT Hoàng Quốc Việt
98 Vũ Trọng Quang THPT Quảng Hà Quảng Ninh
99 Dương Đức Bằng THPT Chuyên Hạ Long
100 Nguyễn Thị Thanh Vân THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
101 Phùng Đình Thắng THPT chuyên Hoàng Văn Thụ Hòa Bình
102 Đinh Mạnh THPT Sào Báy
103 Lê Công Cương THPT Đội Cấn
104 Nguyễn Thị Tuyến THPT Võ Thị Sáu Vĩnh Phúc
105 Lê Văn Thắng THPT Bình Sơn
106 Nguyễn Thị Dậu THPT Trung nghĩa
107 Đàm Anh Dũng THPT Tam Nông Phú Thọ
108 Hà Anh Đức THPT Thanh Sơn
109 Vũ Thị Ngà THPT Lý Thái Tổ
110 Nghiêm Hồng Nhật THPT Yên Phong Số 1 Bắc Ninh
111 Vũ Văn Thủy THPT Lương Tài
17PL
112 Nguyễn Thị Xiêm THPT Mỹ Hào
113 Nguyễn Thế Anh THPT Khoái Châu Hưng Yên
114 Vũ Huy Hoàng THPT Hoàng Hoa Thám
115 Nguyễn Bá Thiệp THPT Tứ Kỳ
116 Đào Xuân Tuấn THPT Hà Đông Hải Dương
117 Nguyễn Thị Ngà THPT Chuyên Nguyễn Trãi
118 Tử Trung THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai
119 Nguyễn Hồng Long THPT Vân Tảo - Hà Nội Hà Nội
120 Nguyễn Thị Thu Hà THPT Thăng Long
121 Hồ Thành Công Sở GDĐT Trà Vinh
122 Trần Thị Thúy An THPT Phạm Thái Bường Trà Vinh
123 Ôn Thanh Bình THPT Cầu Kè
124 Nguyễn Thị Mỹ Hằng THPT Vĩnh Xuân
125 Nguyễn Thanh Sang THPT Le Thanh Mừng Vĩnh Long
126 Huỳnh Phúc Linh THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
127 Nguyễn Thảo Nguyên THPT Ngô Văn Cấn
128 Bùi Quốc Phong THPT Phan Thanh Giản Bến Tre
129 Phạm Quốc Tuấn THPT chuyên Bến Tre
130 Nguyễn Thị Xuân Lan THPT Nguyễn Văn Thìn
132 Bùi Văn Phi THPT Thiên Hộ Dương Tiền Giang
132 Cao Văn Trung THPT Thủ Khoa Huân
133 Nguyễn Thị Kim Hồng THPT Nguyễn Trung Trực
134 Võ Thanh Hòa THPT Bình Mỹ An Giang
135 Nguyễn Sơn Nam THTP chuyên Thoại Ngọc Hầu
18PL
PHỤ LỤC 5
(Dành cho kiểm tra học kì 2, môn Công nghệ 11)
TRƯỜNG THPT: ..................................
LỚP: .................................. KIỂM TRA 1 TIẾT
ĐỀ KIỂM TRA
1. Trình bày các lĩnh vực trong sản xuất và đời sống mà động cơ đốt trong được
dùng phổ biến nhất [2 điểm].
2. Giải thích vì sao tàu thủy và máy bay lại không sử dụng động cơ điện làm
nguồn động lực? [2 điểm]
3. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án chọn. Mỗi câu chỉ chọn một
phương án [mỗi câu 0,2 điểm].
3.1. Nhóm thiết bị nào dưới đây chỉ dùng động cơ đốt trong làm nguồn động lực:
A - Ô tô, máy kéo, máy ủi, máy xúc, máy bơm
B - Máy ủi, máy xúc, máy phát điện, xe máy
C - Tàu thủy, ca nô, xuồng máy, máy bay, xe tăng
D - Tàu hỏa, tàu thủy, ca nô, xuồng máy, máy bay
3.2. Theo nguyên tắc chung của việc ứng dụng động cơ đốt trong là so với máy
công tác thì:
A - Động cơ đốt trong chỉ cần phải có số vòng quay lớn hơn.
B - Động cơ đốt trong chỉ cần phải có công suất lớn hơn.
C -Động cơ đốt trong phải có số vòng quay và công suất bằng máy công tác.
D - Động cơ đốt trong phải có số vòng quay và công suất lớn hơn máy công
tác.
3.3. Giữa động cơ và máy công tác phải có hệ thống truyền lực là vì:
A - Để truyền mômen từ động cơ đến máy công tác.
B - Để có thể tạo cho máy công tác có số vòng quay thích hợp.
C - Để có thể tạo cho máy công tác có mômen quay thích hợp.
D - Cả ba câu trên.
19PL
3.4. Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho ô tô là:
A - Có tốc độ quay cao, kích thước nhỏ, làm mát bằng không khí.
B - Có tốc độ quay cao, trọng lượng nhỏ, làm mát bằng không khí.
C - Có tốc độ quay cao, kích thước và trọng lượng nhỏ, làm mát bằng không khí.
D - Có tốc độ quay cao, kích thước và trọng lượng nhỏ, làm mát bằng nước.
3.5. Trên ô tô, động cơ đốt trong thường được bố trí ở:
A - Đầu xe hoặc đuôi xe
B - Trước xe hoặc sau xe
C - Trước xe hoặc giữa xe
D - Sau xe hoặc giữa xe
3.6. Trên ô tô loại một cầu, thông thường người ta bố trí:
A - Động cơ ở đầu xe, cầu sau chủ động.
B - Động cơ ở đầu xe, cầu trước chủ động.
C- Động cơ ở đuôi xe, cầu sau chủ động.
D - Động cơ ở đuôi xe, cầu trước chủ động.
3.7. Hệ thống truyền lực trên ô tô có nhiệm vụ:
A - Thay đổi tốc độ quay của động cơ phù hợp với tốc độ xe.
B - Thay đổi tốc độ của xe phù hợp với tốc độ của động cơ.
C - Truyền và biến đổi mô men quay của động cơ tới các bánh xe
D - Truyền và biến đổi mômen từ động cơ tới bánh xe chủ động.
3.8. Li hợp trên ô tô có nhiệm vụ:
A - Cắt và nối mô men quay từ động cơ tới hộp số
B - Truyền mô men quay từ động cơ đến hộp số
C - Bảo vệ cho hệ thống truyền lực khi bị quá tải
D - Cả ba câu trên
3.9. Hộp số ô tô có nhiệm vụ:
A - Thay đổi mô men quay của bánh xe chủ động.
B - Thay đổi số vòng quay và chiều quay của bánh xe chủ động.
C - Ngắt mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động trong thời gian tùy ý.
D - Cả ba câu trên.
20PL
3.10. Định luật Niu-tơn do Niu-tơn phát minh ra, còn khớp Cacđăng do Jome
Cardan phát minh ra.
A - Đúng. B - Sai.
3.11. Truyền lực chính trên ô tô có nhiệm vụ:
A - Thay đổi chiều và trị số mô men.
B - Thay đổi phương và trị số mô men.
C - Thay đổi tốc độ và trị số mô men.
D -Thay đổi trị số truyền mô men.
3.12. Bộ vi sai trên ô tô có nhiệm vụ:
A - Hạn chế được sự mài mòn cho các bánh xe.
B - Đảm bảo cho xe quay vòng được.
C -Cho phép hai bánh dẫn hướng quay với vận tốc khác nhau.
D -Cho phép hai bánh chủ động quay với vận tốc khác nhau.
3.13. Động cơ xe máy thường được làm mát bằng không khí là vì:
A - Khi xe chạy sẽ có nhiều gió làm mát.
B - Động cơ có công suất nhỏ nên nhiệt độ không cao lắm.
C - Để cấu tạo của động cơ đơn giản.
D - Trên xe máy khó bố trí két làm mát.
3.14. Điểm giống nhau chủ yếu của hộp số xe máy với hộp số ô tô là:
A - Có các trục chủ động, trục bị động, trục trung gian và trục số lùi.
B - Có thể điều khiển sang số bằng tay hoặc điều khiển tự động.
C - Có các bánh răng chủ động, bị động, trung gian và bánh răng số lùi.
D - Có thể điều khiển số ở trạng thái số “mo”, số tiến hoặc số lùi.
3.15. Hệ thống truyền lực trên xe máy thường dùng xích là vì:
A - Cấu tạo của xe đơn giản và gọn nhẹ hơn.
B - Trục hộp số và trục bánh xe song song với nhau.
C - Dùng xích đỡ gây tiếng ồn hơn.
D - Do hình dáng xe máy khá giống xe đạp.
4. Em hãy kể tên những loại xe máy mà em biết (có thể viết bằng tiếng Anh hoặc
phiên âm tiếng Việt) [kể được 1 xe được tính 0,2 điểm].
21PL
PHỤ LỤC 6
(Dành cho kiểm tra học kì 2, môn Công nghệ 12)
TRƯỜNG THPT: ..................................
LỚP: .................................. KIỂM TRA 1 TIẾT
1. So sánh nhiệm vụ, cấu tạo của máy biến áp ba pha và động cơ không đồng bộ
ba pha [2 điểm].
2. Hãy giải thích vì sao với lưới điện phân phối 3 pha 4 dây, cuộn thứ cấp của máy
biến áp bắt buộc phải đấu theo sơ đồ hình sao và có thêm dây trung hòa? [2 điểm].
3. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án chọn. Mỗi câu chỉ chọn một
phương án [mỗi câu 0,2 điểm].
3.1. Máy điện xoay chiều 3 pha làm việc dựa trên nguyên lý:
A. Cảm ứng điện từ. B. Biến thiên tần số.
C. Tạo góc lệch pha. D. Từ trường quay.
3.2. Máy nào sau đây thuộc loại máy điện tĩnh?
A. Máy biến áp. B. Máy bơm nước.
C. Động cơ điện. D. Quạt điện
3.3. Máy điện nào sau đây thuộc loại máy điện quay?
A. Máy biến áp. B. Máy phát điện.
C. Máy biến tần. D. Máy nổ.
3.4. Máy biến áp 3 pha là máy điện tĩnh dùng để biến đổi:
A. Tần số. B. Điện áp.
C. Dòng điện. D. Công suất.
3.5. Máy biến áp xoay chiều ba pha được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nào?
A. Trong truyền tải và phân phối điện năng.
B. Trong mạng điện sinh hoạt.
C. Trong thiết bị điện tử.
D. Trong mạch điện tử điều khiển.
22PL
3.6. Mạch từ máy biến áp được ghép từ nhiều lá thép kỹ thuật điện mỏng nhằm mục đích:
A. Để dễ dàng khi lắp máy.
B. Giảm khối lượng cho máy.
C. Giảm tổn hao năng lượng (giảm dòng điện Fuco) cho máy.
D. Để tăng hoặc giảm áp dễ dàng.
3.7. Máy biến áp khi làm việc bình thường nhưng có tiếng kêu ồn là do:
A. Đứt cuộn dây quấn sơ cấp và thứ cấp. B. Chập điện.
C. Các lá thép ép không chặt. D. Rò rỉ điện.
3.8. Công thức nào sau đây tính hệ số máy biến áp dây của cách nối Y/∆.
Kp
A. Kd = B. Kd = Kp.
3
C. Kd = 3 Kp. D. Kd = 3*Kp
3.9. Tính hệ số máy biến áp 3 pha khi nối dây ∆/Yo.
Kp
A. Kd = B. Kd = Kp.
3
C. Kd = 3 Kp. D. Kd = 3*Kp
3.10. Phát biểu nào sau đây là đúng với khái niệm về động cơ điện KĐB 3 pha.
A. Là động cơ có tốc độ quay của roto (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường (n1).
B. Là động cơ có tốc độ quay của roto (n) lớn hơn tốc độ quay của từ trường (n1).
C. Là động cơ có tốc độ quay của roto (n) bằng tốc độ quay của từ trường (n1).
D. Là động cơ làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
3.11. Động cơ điện không đồng bộ ba pha chạy kêu, rung, lắc là do:
A. Đứt dây điện.
B. Mòn bi, mòn bạc đạn hoặc mòn trục.
C. Cháy cuộn dây, hỏng cách điện.
D. Hỏng tụ điện hoặc chạm vỏ.
23PL
3.12. So sánh tốc độ giữa động cơ điện không đồng bộ ba pha pha có 3 cặp cực và 6
cặp cực với tần số 50Hz.
A. 3 cặp cực có tốc độ quay chậm hơn 6 cặp cực.
B. 3 cặp cực có tốc độ quay nhanh hơn 6 cặp cực.
C. 3 cặp cực có tốc độ quay bằng hơn 6 cặp cực.
D. 3 cặp cực có tốc độ quay gấp 4 lần 6 cặp cực.
3.13. Một động cơ xoay chiều 3 pha có 3 cặp cực từ làm việc với tần số f=50Hz.
Tốc độ quay của từ trường là:
A. 500 vòng/phút. B. 1000 vòng/phút.
C. 1500 vòng/phút. D. 2000 vòng/phút.
3.14. Động cơ có kí hiệu:Y/Δ- 380/220 mà lưới điện có điện áp dây là 380V thì dây
quấn của động cơ phải đấu
A. Tam giác. B. Hình sao.
C. Sao/Tam giác. D. Tam giác/Sao.
3.15. Trong các loại máy điện sau đây, loại nào thường chỉ thuộc loại máy điện một pha ?
A. Máy biến áp ở trạm biến áp. B. Máy bơm nước trong gia đình.
C. Máy biến áp trong gia đình. D. Quạt trần
4. Giải thích ý nghĩa các kí hiệu trên nhãn động cơ không đồng bộ ba pha sau
đây [giải thích được 1 kí hiệu được tính 0,3 điểm]:
DK – 42 – 4
kW 2,8 V 220/380 Hz 50
D/Y A 10,5/6,1 h% 0,84
Vg/ph1420 Cos j 0,9 Kg 10