Luận văn Chưa phân loại - Việt đất

+ Cộng đồng dân cư sử dụng: 0,2360 ha, chiếm 0,08% diện tích đất đã giao. + UBND xã quản lý 35.3804 ha, chiếm 12,63% diện tích đất đã giao. + Tổ chức khác quản lý 6,33 ha, chiếm 2,26% diện tích đất đã giao. - Công tác đăng ký, thống kê, cấp giấy chứng nhận QSDĐ: công tác đăng ký thóng kê được chú ý làm thường xuyên và ngày càng đi vào nề nếp. Hệ thống sổ sách được ghi chép theo quy định. Việc thống kê biến động đất đai do mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được làm thường xuyên và ch

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Chưa phân loại - Việt đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt chẽ. - Về cấp giấy chứng nhận QSDĐ: Đến nay, việc dồn điền đổi thửa đã hoàn thành và hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Hiện nay đã cấp GCN được cho 1158 hộ gia đình trên tổng số 1300 hộ đang sử dụng đất, và cấp 6GCN cho 4 tổ chức trên tổng số 13 tổ chức sử dụng đất. Riêng năm 2006 đã làm thủ tục cấp giấy CNQSD đất thổ cư cho 20 hộ. - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Do mới đi vào hoạt động nên tiềm năng của thị trường này chưa được phát huy hết, năm 2006 xã đang tiếp tục bán đấu giá quyền sử dụng đất kho lương thực. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Công tác này được chú trọng nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất theo đúng mục đích đảm bảo quyền lợi cho cả nhà quản lý và người sử dụng. Tuy nhiên trong những năm qua công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ còn để một số hộ lấn chiếm, sử dụng trái phép, chính quyền chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm. - Công tác thanh kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại: công tác này được tiến hành thường xuyên và thực hiện tốt. Trong năm 2006 đã giải quyết tốt các vụ tranh chấp đất đai. II. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2006 của xã Theo số liệu thống kê tính đến ngày 01/01/2006 xã Vũ Quý có tổng diện tích tự nhiên là 280,17 ha, chiếm 1,13% diện tích tự nhiên của huyện Kiến Xương. Là một trong những xã có diện tích nhỏ nhất của huyện. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 71,50% (chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp), còn lại là đất nông nghiệp chiếm 28,50% (chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng). Toàn bộ diện tích trên địa bàn xã đã được giao cho các đối tượng quản lý và sử dụng. Diện tích đất được phân theo đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý như sau: Cơ cấu DT theo đối tượng SD Diện tích Cơ cấu Cơ cấu DT đất được giao để QL Diện tích Cơ cấu 1. Hộ gia đình, cá nhân (GDC) 215,07 76,76 2. Tổ chức trong nước (TCC) 23,16 8,26 a) UBND cấp xã (UBS) 17,35 6,19 1. UBND cấp xã (UBQ) 35,38 12,63 b) Tổ chức kinh tế (TKT) 1,48 0,53 c) Tổ chức khác (TKH) 4,33 1,54 2. Tổ chức khác (TKQ) 6,33 2,26 3. Cộng đồng dân cư (CDS) 0,24 0,08 Tổng diện tích được sử dụng 237,47 85,10 Tổng DT được giao để QL 41,71 14,89 Như vậy, tỷ lệ đất được đưa vào sử dụng của xã đạt 100%, được phân theo các mục đích cụ thể sau: 1. Đất nông nghiệp Trên địa bàn xã không có đất lâm nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (187,64 ha, chiếm 93,67% diện tích đất nông nghiệp), còn lại là đất nuôi trồng thuỷ sản (12,68ha, chiếm 6,33% diện tích đất nông nghiệp). a) Đất sản xuất nông nghiệp Với tổng diện tích 187,64ha, chiếm 93,67% diện tích đất nông nghiệp. Toàn bộ diện tích này được dùng vào mục đích trồng cây hàng năm. Trong đó: + Đất chuyển trồng lúa nước có diện tích 177,21 ha. Diện tích này phần lớn được giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài với tổng diện tích 167,74ha: diện tích còn lại được UBND xã sử dụng. + Đất trồng cây hàng năm khác có 10,14ha, chiếm 5,41% diện tích đất nông nghiệp. Chủ yếu là các ao hồ nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, do các hộ gia đình và cá nhân sử dụng 12,14ha; còn lại 0,54 ha do UBND xã và tổ chức khác sử dụng. Bảng 1: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2006 STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 200,32 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 187,64 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 187,35 99,85 1.1.1.1 Đất trồng lúa 177,21 94,59 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 177,21 100,00 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại 1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.1.1.2.1 Đất trồng cỏ 1.1.1.2.2 Đất cỏ tự nhiên có cải tạo 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 10,14 5,41 1.1.1.3.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 10,14 100,00 1.1.1.3.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 0,29 0,15 1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 0,29 100,00 1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 12,68 6,33 1.3.1 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn 12,68 100,00 1.3.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác 2. Đất phi nông nghiệp Với tổng diện tích 79.85 ha, chiếm 28,50% diện tích đất tự nhiên của xã. Bao gồm các loại đất sau: a) Đất ở Tổng diện tích đất ở của xã là 26,43ha, chiếm 33,10% diện tích đất phi nông nghiệp. Bình quân diện tích đất ở toàn xã là 200,53m2/hộ. b) Đất chuyên dùng - Có tổng diện tích 50,63ha, chiếm 63,41% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: có diện tích 1,18 ha, chiếm 2,33% diện tích đất chuyên dùng. Đây là diện tích đất để xây dựng trụ sở của các cơ quan, tổ chức. - Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: có tổng diện tích 1,18ha, chiếm 2,33% diện tích đất chuyên dùng. Qũy đất này chủ yếu được dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nhỏ và sản xuất vật liệu xây dựng. - Đất có mục đích công cộng: với diện tích 48,27ha, chiếm tới 95,34% diện tích đất chuyên dùng. Bao gồm các loại đất sau: + Đất giao thông: có diện tích 13,69ha, chiếm 28,36% diện tích đất có mục đích cong cộng. + Đất thủy lợi: có diện tích 28,35 ha, chiếm 58,37% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất để chuyển dẫn năng lượng truyền thông: có diện tích 0,31 ha, chiếm 0,64% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở văn hoá: có diện tích 0,01 ha, chiếm 2,02% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở y tế: có diện tích 3,1 ha, chiếm 6,42% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở thể dục thể thao: có diện tích 0,88 ha, chiếm 1,82% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất chợ: có diện tích 0,75 ha, chiếm 1,55% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất di tích danh thắng: có diện tích 0,11 ha chiếm 0,23% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất bãi thải, xử lý chất thải: có diện tích 0,07 ha, chiếm 0,15% diện tích đất có mục đích công cộng. c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng Có diện tích 0,86 ha, chiếm 1,08% diện tích đất phi nông nghiệp. d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa Tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn xã có 1,91 ha chiếm 2,39% diện tích đất phi nông nghiệp. Bảng 2: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2006. STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích đất tự nhiên 280,17 100,00 2 Đất phi nông nghiệp PNN 79,85 28,50 2.1 Đất ở OTC 26,43 33,10 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 26,43 100.00 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.2 Đất chuyên dùng CDG 50,63 63,41 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 1,18 2,33 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 0,00 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 1,18 2,33 2.2.3.1. Đất khu công nghiệp SKK 0,00 2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,44 37,29 2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 0,74 62,71 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 48,27 95,34 2.2.4.1 Đất giao thông DGT 13,69 28,36 2.2.4.2 Đất thủy lợi DTL 28,35 58,73 2.2.4.3 Đất để chuyên dẫn năng lượng, truyền thông DNT 0,31 0,64 2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,01 0,02 2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 1 2,07 2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục- đào tạo DGD 3,1 6,42 2.2.4.7 Đất cởơ thể dục - thể thao DTT 0,88 1,82 2.2.4.8 Đất chợ DCH 0,75 1,55 2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 0,11 0,23 2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 0,07 0,15 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,86 1,08 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,91 2,39 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,02 0,03 3. Đất khu dân cư nông thôn Năm 2006 diện tích đất khu dân cư nông thôn có 31.5049 ha, chiếm 11,24% diện tích đất tự nhiên. Toàn bộ diện tích đất khu dân cư nông thôn là đất phi nông nghiệp. Trong đó, đất ở có 26,3544 ha, chiếm 83,65% diện tích đất phi nông nghiệp trong khu dân cư; đất chuyên dùng 4,2909 ha, chiếm 13,62% diện tích đất phi nông nghiệp trong khu dân cư (chủ yếu là đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 1,18 ha; đất có mục đích công cộng 2,67 ha). Còn lại là đất tôn giáo tín ngưỡng có diện tích 0,86 ha, chiếm 2,73% diện tích đất phi nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn. Nhìn chung đất khu dân cư nông thôn được sử dụng tương đối hợp lý mạng lưới giao thông nông thôn khá đồng đều. 4. Đất chưa sử dụng Hiện nay diện tích đất chưa sử dụng không còn, toàn bộ diện tích tự nhiên trên địa bàn xã đã được đưa vào sử dụng. Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương. STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 280,17 100 1 Đất nông nghiệp NNP 200,32 71,50 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 187,64 93,67 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 187,35 99,85 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 177,21 94,59 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 10,14 5,41 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,29 0,15 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 12,68 6,33 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 79,85 28,50 2.1 Đất ở OTC 26,43 33,10 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 26,43 100,00 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 0,00 2.2 Đất chuyên dùng ODG 50,63 63,41 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 1,18 2,33 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 0,00 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1,18 2,33 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 48,27 95,34 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,86 1,08 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,91 2,39 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 0,00 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,02 0,03 3 Đất chưa sử dụng CSD Sơ đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất đai năm 2006 của xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương. III. Biến động sử dụng đất đai Trước năm 2005 việc thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo biểu mẫu thống kê quy định của Tổng cục Địa chính trước đây. Do đó, đến năm 2006 thực hiện theo biểu mẫu mới theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường các chỉ tiêu đất có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên về loại hình sử dụng đất thì không thay đổi. 1. Biến động tổng quỹ đất Nhìn chung việc biến động tổng quỹ đất có sự biến đổi không đáng kể. Giai đoạn 1995 - 2000 biến động không nhiều. Năm 2000 thực hiện chỉ thị 364/CT và đo đạc địa chính, đơn vị hành chính của xã Vũ Quý với tổng diện tích tự nhiên là 280,17 ha. Đến năm 2006 thực hiện theo chỉ thị 28/2004/CT-TTg việc thống kê đất đai của xã được thực hiện theo chỉ tiêu thống kê đất đai mới. So với năm 2000 tổng diện tích đất tự nhiên năm 2006 của xã không có sự biến động. Tuy nhiên có sự biến động giữa các mục đích sử dụng đất. Do toàn bộ quỹ đất đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau và trước áp lực về sự gia tăng dân số cùng với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng nên đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm, đặc biệt là diện tích đất lúa, nơi có vị trí thuận lợi cho việc xây dựng và chi phí cải tạo thấp. 2. Biến động các loại đất 2.1. Đất nông nghiệp a. Biến động đất sản xuất nông nghiệp Trong thời kỳ 1996 - 2006 qua 10 năm diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 4,7096 ha; riêng trong 05 năm 2000 đến 2005 diện tích đất nông nghiệp giả 3,9680 ha. Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm tăng 1,6925 ha và đất trồng cây lâu năm giảm 5,6605 ha. Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm được chuyển sang đất trồng cây hàng năm và đất phi nông nghiệp. Với sự biến động của đất sản xuất nông nghiệp như vậy đến năm 2006 tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 187,64 ha. Bảng 4: Biến động các loại đất sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1996 - 2006 TT Mục đích sử dụng Mã Năm 2006 (ha) Năm 2000 (ha) Tăng (+), giảm (-) (ha) Năm 1996 (ha) Tăng (+), giảm (-) (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4)- (7) (8) = (4)- 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 187,64 193,3916 -5,7516 194,1332 -6,4932 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 187,35 187,7311 -0,3811 188,4015 -1,0515 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 177,21 181,3001 -4,0901 181,7020 -4,492 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 10,14 6,4310 3,709 6,6995 3,4405 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLK 0,29 5,6605 -5,3705 5,7317 -5,4417 Qua bảng trên cho thấy năm 2006 diện tích đất trồng lúa giảm 4,0901 ha, đất trồng cây hàng năm khác tăng 3,709 ha so với năm 2000. Như vậy, sự tăng giảm trong đất sản xuất nông nghiệp cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng đất nói chung cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp. b. Đất nuôi trồng thủy sản Diện tích đất nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2001 - 2006 giảm 0,3335 ha. 2.2. Đất phi nông nghiệp a. Đất ở - Nhìn chung, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội diện tích đất ở tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dân số của xã. Trong giai đoạn 1995 - 2000 diện tích đất ở của xã tăng 1.256 ha. Đến năm 2006 diện tích đất ở tiếp tục tăng thêm 2,609 ha. Tổng diện tích đất ở năm 2006 là 26,43 ha. - Trong những năm tới diện tích đất ở sẽ tiếp tục tăng lên thỏa mãn nhu cầu nhà ở cho người dân trên địa bàn xã. b. Đất chuyên dùng Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế việc xây dựng cơ sở hạ tầng được chú ý. Theo thống kê diện tích đất chuyên dùng của xã Vũ Quý năm 2006 tăng so với năm 2000 tăng 1,6925 ha. Diện tích tăng thêm được dùng vào mục đích công cộng và sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Việc tăng diện tích đất có mục đích công cộng nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu phúc lợi công cộng cho nhân dân. Với xu hướng tăng dần và ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong những năm tới diện tích đất chuyên dùng sẽ tăng lên nhằm đáp ứng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Bảng 5: Biến động đất phi nông nghiệp thời kỳ 1996 - 2006 TT Chỉ tiêu Mã Diện tích 2006 (ha) Diện tích 2000 (ha) Tăng (+), giảm (-) Diện tích 1996 (ha) Tăng (+), giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 280,17 280,17 0 280,17 0 2 Đất phi nông nghiệp PNN 27,85 75,1204 4,7296 74,0585 5,7916 2.1 Đất ở OTC 26,43 23,7454 2,6846 22,4895 3,9406 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 26,43 23,7454 2,6846 22,4894 3,9406 2.1.2 Đát ở tại đô thị ODT 0,00 0 0 2.2 Đất chuyên dùng CDG 50,63 48,5985 2,0315 49,0104 1.6196 2.2.1 Đất TSCQ, công trình sự nghiệp CTS 1,18 1,3725 -0,1925 1,3725 -0,1925 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 0 0 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 1,18 0,7345 0,4455 0,7345 0,4455 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 48,27 46,4914 1,7786 46,9034 1,3666 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,86 0,8621 -0,0021 0,8621 -0,0021 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,91 1,9145 -0,0045 1,6965 0,2135 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,02 0,02 0,02 IV. Nhận xét về tình hình quản lý, sử dụng đất đai Từ thực trạng tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai như đã trình bày ở trên cho thấy: - Nhìn chung các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện đầy đủ.Tuy nhiên, nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong thị trường bất động sản trong những năm gần đây chưa phát huy được hết tiềm năng của thị trường này. - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất và công tác thanh tra, giải quyết các đơn khiếu nại tố cáo được thực hiện tốt. - Công tác đo đạc địa chính được thực hiện tốt và đã có bản đồ địa chính theo tọa độ Nhà nước. Hiện nay xã đã hoàn thành công tác kiểm kê năm 2006 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng sử dụng đất trên địa bàn. - Đến nay 100% diện tích các loại đất nền được đưa vào sử dụng và được giao cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng ổn định theo đúng chính sách. Tuy nhiên cần giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm đất sử dụng trái phép. - Biến động đất đai trong toàn xã chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo hướng tích cực, phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã trong thời kỳ phát triển. - Trong thời gian qua một số loại đất chuyên dùng như đất giao thông, đất sử dụng vào mục đích phúc lợi công cộng…. có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ các loại đất này còn thấp và thiếu quy hoạch nhất là đất xây dựng, chưa tận dụng được không gian xây dựng. Trong những năm tới cần phát triển quỹ đất này theo chiều sâu và mở rộng hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển - kinh tế xã hội cũng như phục vụ sinh hoạt của người dân. V. Đánh giá tiềm năng đất đai 1. Khái quát tiềm năng quỹ đất đai của xã Vũ Quý là một trong những xá có diện tích nhỏ nhất huyện Kiến Xương, mật độ dân số cao, bình quân diện tích đầu người 548,19m2/người. Để phát triển kinh tế - xã hội cần khai thác sử dụng tiềm năng đất đai và các nguồn lực một cách có hiệu quả. Tiềm năng đất đai của xã thể hiện ở khả năng khai thác hiệu quả sử dụng đất có được triệt để hay không. Tiềm năng đất chưa sử dụng là không có. 1.1. Đất đang sử dụng Hiện nay, quỹ đất đai của xã Vũ Quý đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của xã là 280,17 ha, chiếm 100% tổng quỹ đất đai. Trong đó: Đất nông nghiệp: có diện tích 200,32 ha, chiếm 71,50% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp: có diện tích 79,85 ha, chiếm 28,50% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung đất đang sử dụng của xã được sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên việc sử dụng đất hiện chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai, hệ số sử dụng đất và năng suất cây trồng chưa thật cao. Trong đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng lúa khá nhiều với diện tích 177,21 ha. Toàn bộ diện tích này được sử dụng vào mục đích chuyên trồng lúa. Đây là diện tích đất dễ khai thác nên có thể khai thác theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, thực hiện thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất. Đất chuyên dùng và đất ở chưa được khai thác không gian xây dựng nên cần có quy hoạch và đầu tư nâng tầng cho các công trình xây dựng, cứng hóa hệ thống kênh mương tiết kiệm diện tích đất chuyên dùng, đất ở cho các mục đích kinh tế dân sinh. Do toàn bộ quỹ đất đã đưa vào sử dụng nên tiềm năng mở rộng diện tích đất đang sử dụng là không có. Vì vậy, trong quy hoạch sử dụng đất đai của xã cần tập trung bố trí đất đai nhằm khai thác triệt để các tiềm năng trên để đáp ứng nhu cầu về đất đai của các ngành và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 1.2. Đất chưa sử dụng Tiềm năng đất chưa sử dụng là không có. 2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 2.1. Tiềm năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp nhằm mục đích bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tạo ra khu vực chuyên canh sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt thiết yếu của nhân dân. Đồng thời đảm bảo cân bằng hệ sinh thái môi trường. Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp là nâng cao trình độ thâm canh, bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ phù hợp với địa bàn. Trước mắt có thể nâng một phần diện tích đất trồng lúa 2 vụ lên 3 vụ, đưa những giống cây hàng năm có giá trị cao vào sản xuất. 2.2. Tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tiềm năng để phát triển công nghiệp, TTCN trên địa bàn rất lớn. Trong những năm tới trên địa bàn xã sẽ hình thành khu công nghiệp trên 15 ha và khu tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề truyền thống hiện có trên địa bàn. Hiện nay, các chỉ tiêu để xác định mức độ thuận lợi đối với việc phát triển khu công nghiệp, các ngành nghề TTCN như vị trí địa lý, địa hình, nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn lao động và chính sách đầu tư phát triển đều tương đối thuận lợi. Đặc biệt là với một xã có mức sống khá cao so với các xã trong cùng huyện, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, và TTCN thì tiềm năng phát triển là rất lớn. Mục tiêu của tỉnh, huyện và xã là trong những năm tới cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, TTCN với nhịp độ cao; tập trung củng cố và nâng cấp kết cấu hạ tầng phù hợp với quy mô của thị trấn Vũ Quý trong tương lai. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN. Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư, chuyển dần kinh tế thuần nông sang kinh tế Nông - TTCN - dịch vụ. Việc phát triển các ngành nghề là cần thiết tuy nhiên, hiện nay những nơi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế kinh tế thì hầu hết đất đai đã được sử dụng vào các mục đích (nông nghiệp, chuyên dùng, đất ở…) nên việc bố trí mới cũng như mở rộng các khu CN, TTCn cần phải tính toán chặt chẽ việc sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, đặc biệt là đối với việc lấy vào đất nông nghiệp có chất lượng tốt, đồng thời phải tính đến việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái. 2.3. Tiềm năng phát triển thương mại, dịch vụ Trong thời kỳ quy hoạch, cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh và huyện là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đòi hỏi các ngành dịch vụ phát triển nhanh đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển chung. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại đòi hỏi có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng phục vụ. Với thực trạng kinh tế - xã hội hiện nay thì tiềm năng phát triển dịch vụ của xã là rất lớn đặc biệt là khi xã đã được quy hoạch thành thị trấn. Như vậy, tiềm năng đất để phát triển các loại đất theo chiều rộng, là rất hạn chế nhất là việc mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là không có. Vì vậy, trong những năm tới cần chú trọng phát triển theo chiều sâu. Phần III phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2006 - 2015 I. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất 1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 1.1. Mục tiêu tổng quát Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Kiến Xương lần thứ XXIII và đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2006 - 2010. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ 2006 - 2015 là: phát huy tinh thần sáng tạo, tập trung cao độ mọi nguồn lực khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, lao động. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục củng cố và giữ vững ổn định về chính trị, gắn phát triển văn hóa với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo bước phát triển mới. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phát huy thế mạnh là xã cận thị, tiếp tục quy hoạch các vùng đất đai thuận tiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời tranh thủ thời cơ đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước hoàn thiện những công trình thiết yếu trước mắt đồng thời có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái tạo sự ổn định vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Mục tiêu kinh tế Phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đến năm 2015 bình quân đạt trên 12%/năm. Trong đó riêng trong giai đoạn đến năm 2010 phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10%/năm. Bao gồm các mục tiêu cụ thể sau: + Tăng trưởng về nông nghiệp: 5%/năm + Tăng trưởng về TTCN - XDC: 10%/năm + Tăng trưởng về dịch vụ thương mại: 15%/năm + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng: nông - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Với cơ cấu kinh tế:Nông nghiệp: 28%. Tiểu thủ công nghiệp: XDCB: 22% Dịch vụ, thương mại: 50% + Phấn đấu tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/người/năm vào năm 2010 và đạt trên 13 triệu đồng đến năm 2015. Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ của các ngành phải thực hiện là: a/ Nông nghiệp - Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung thâm canh 2 vụ lúa và chú trọng đến công tác thủy lợi. Trước mắt là sửa chữa củng cố hệ thống kênh mương đảm bảo tưới tiêu tốt nhất phấn đấu đến năm 2010 cứng hóa xong 3,2 km kênh mương cấp I. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn liều với các vùng sinh thái đa dạng, đảm bảo an toàn lương thực và chú trọng đến nông sản có thể làm hàng hóa. Tiến hành quy vùng chuyển đổi, lựa chọn giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng gạo ngon, phù hợp với thị trường đưa vào sản xuất. - Nâng cấp cải tạo ao hồ khai thác triệt để diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao. - Tiến hành cơ khí hóa nông thôn, khuyến khích nhân dân sử dụng máy kéo nhỏ, từng bước giải phóng sức lao động. - Đẩy mạnh công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ canh tác kỹ thuật của người dân. b. Tiểu thủ công nghiệp Duy trì và phát triển các ngành nghề hiện có, đồng thời quan tâm đến việc phát triển các nghề mới du nhập tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển TTCN đặc biệt khu Đồng Cửa đã được tỉnh quy hoạch khu TTCN thu hút khoảng 20 - 30% lao động. Tiến hành quy hoạch vùng miền và một số đất trục đường tạo điều kiện thỏa thuận hộ gia đình dồn đổi, cho thuê hoặc bán khoán để xây dựng cơ sở sản xuất. Tạo điều kiện vay vốn để phát triển các ngành nghề. c/ Thương mại - dịch vụ Phát huy hiệu quả kinh doanh, phục vụ của các loại hình dịch vụ, củng cố hệ thống giao thông, liên lạc, chợ trung tâm xã tạo điều kiện lưu thông hàng hóa thuận tiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu về tiêu dùng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Động viên, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ tạo điều kiện cho người dân phát triển thương mại dịch vụ, trao đổi hàng hóa kích thích sản xuất phát triển. Duy trì hoạt động của HTXDV nông nghiệp theo luật đảm bảo nguyên tắc tự nguyện dân chủ, bình đẳng, phục vụ cung ứng vật tư nông nghiệp đầy đủ. 1.2.2. Mục tiêu xã hội - Thực hiện công bằng xã hội, tăng giàu giảm nghèo, nâng cao mức sống, xây dựng nông thôn mới, phấn đấu hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%. - Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội, thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh xuống dưới 1,0%; hạn chế thấp nhất người sinh con thứ ba trở lên. - Phát triển nguồn nhân lực nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, thực hiện xã hội hóa giáo dục. Có biện pháp chính sách nhằm thu hút nhân tài và chất xám. Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng và hoạt động của hội khuyến học xã. Quan tâm kinh phí hỗ trợ giáo dục của các trường, đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Phấn đấu 3 ngành học đến năm 2010 đều đạt chuẩn quốc gia. - Thực hiện tốt các chính sách người có công với cách mạng, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo…., xây dựng một xã hội công bằng văn minh. - Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chủ động việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện tốt phong trào kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu đến năm 2010 y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Triển khai việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Nhà nước. - Tiếp tục phát động phong trào gia đình văn hóa, làng văn hóa, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư tiên tiến. Duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao lành mạnh. - Đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh phong trào tự quản, giữ vững chính trị, an ninh và quốc phòng, thường xuyên xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân vững mạnh. Chủ động giải quyết các tranh chấp, đơn thư từ cơ sở. Chú trọng phương thức hòa giải, tăng cường sự phối hợp với mặt trận và các đoàn thể. 1.2.3. Mục tiêu về môi trường Phát triển kinh tế xã hội luôn phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Cùng với quá trình phát triển các ngành nghề truyền thống thì cần có giải pháp cụ thể tránh để ô nhiễm môi trường xảy ra. Bảo vệ môi trường: có phương thức canh tác hợp lý tránh nhiều tác động xấu đến chất lượng đất bằng cách sản xuất theo phương thức nông nghiệp sạch. Cần khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. 2. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. Dự kiến trong giai đoạn quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm đáng kể do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi công cộng. Do chú trọng phát triển kinh tế theo mô hình trang trại nên trong những năm tới một phần diện tích đất trồng lúa sẽ được chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây hàng năm khác. Ngược lại diện tích đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sẽ tăng lên do nhu cầu mở các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ. Việc đi lại trao đổi hàng hóa cũng gia tăng nên cần mở rộng và mở mới một số tuyến giao thông quan trọng. Như vậy, theo dự báo những năm tới nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ tăng, tuy nhiên cần hạn chế tối đa việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất lúa sang đất phi nông nghiệp. 2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất. Nhìn chung quỹ đất sản xuất nông nghiệp của xã vẫn còn khả năng đáp ứng cho nhu cầu mở rộng quỹ đất phi nông nghiệp. Và đây hầu hết là những diện tích bằng phẳng thuận tiện cho việc san lấp xây dựng và mở rộng các công trình hạ tầng. 3. Các phương án quy hoạch sử dụng đất 3.1. Xây dựng phương án Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và khả năng đáp ứng nhu cầu quỹ đất của địa phương, dự kiến đến năm 2015 các chỉ tiêu sử dụng đất sẽ được xây dựng theo 2 phương án hoạch sau: TT Chỉ tiêu Mã Năm 2006 Phương án 1 Phương án 2 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2010 Năm 2015 1 Đất nông nghiệp NNP 200,32 177,6614 168,7544 179.0954 170.5444 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 187,64 162,5 146,093 165.2836 149.2326 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 187,35 162,21 145,803 165,2836 149.2326 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 177,21 147,222 123,415 165,2336 149,2326 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 10,14 14,988 22,388 14,9864 22.3864 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,29 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV622.doc
Tài liệu liên quan