Mô hình hóa hệ thống máy phát SRG - Điêzen

LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 13 MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG MÁY PHÁT SRG - ĐIÊZEN MODELING OF THE SYSTEM SWITCHED RELUCTANCE GENERATOR - DIESEL Phạm Công Tảo1,2, Nguyễn Phương Tỵ1,2, Phạm Thị Hoan1 Email: tao.phamcong@gmail.com 1Trường Đại học Sao Đỏ 2Trường Đại học Bách khoa miền Nam Liên bang Nga Ngày nhận bài: 07/11/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 17/12/2017 Ngày chấp nhận đăng: 28/12/2017 Tóm

pdf7 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mô hình hóa hệ thống máy phát SRG - Điêzen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tắt Bài báo đưa ra phương pháp mô hình hóa máy phát điện từ kháng được thực hiện trong các chương trình Excel, Elcut và Matlab - Simulink. Chương trình Elcut sử dụng để tính toán điện từ trường trong máy phát từ kháng bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Sau khi thực hiện tính toán từ trường là sử dụng một công cụ trực quan LabelMover trong Ecut, kết quả tính toán trong chương trình Elcut là sự phụ thuộc của mômen và từ thông của máy phát vào góc quay của rotor và dòng điện trong dây quấn stator. Tiếp theo là việc tính toán, lựa chọn và xây dựng đặc tính cơ của động cơ điêzen, sau đó mô phỏng tổ hợp động cơ - máy phát từ kháng trong môi trường Matlab - Simulink. Dòng điện đầu ra của máy phát điện được nạp cho ăcquy của tàu biển. Các kết quả nhận được từ mô phỏng trên Matlab/ Simulink và thư viện SimPowerSystems là các thông số đóng - cắt cho máy phát điện từ kháng. Từ khóa: Máy phát điện từ kháng; mô hình toán học của máy phát điện từ kháng; động cơ điêzen. Abstract The paper presents method modeling of the Switched Reluctance Generator (SRG), implemented in program Excel, complex software Elcut and Matlab - Simulink. Program Elcut used to calculate the electromagnetic field in SRG by finite element method. After performing the successive calculations of the magnetic field using a visual tool LabelMover, the result of calculation in the program Elcut is dependence of the torque and the magnetic flux of the generator from rotation angle of the rotor relative to the stator and current of the stator winding. The next task is the calculation and selection, build the mechanical properties of the diesel engine, then modeling the complex motor - switched reluctance generator in Matlab - Simulink. The output current of the generatorcurrent to charge ship’s batteries. The modeling results obtained from Matlab/Simulink and SimPowerSystems library are the switching parameters for switched reluctance generator. Keywords: Switched Reluctance Generator (SRG); mathematical model SRG; diesel engine. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Máy điện từ trở thay đổi là máy điện được biết đến từ những năm 90 của thế kỷ 19 nhưng nó không phát triển và không được áp dụng vì có những nhược điểm như độ nhấp nhô của mômen, gây ra tiếng ồn khi công tác, khó thực hiện việc điều khiển. Tuy nhiên, những năm gần dây do sự phát triển của công nghệ bán dẫn và vi điều khiển, người ta bắt đầu quan tâm tới việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Máy phát điện từ kháng có một chuỗi các ưu điểm sau: cấu tạo đơn giản (trong rotor không có dây quấn, không có tiếp xúc điện giữa chổi than và cổ góp), hiệu suất cao, quán tính của rotor bé nên kết cấu bền vững phù hợp cả với những máy có tốc độ quay cao, mômen khởi động lớn và chịu quá tải ngắn hạn tốt, làm việc tin cậy. Khả năng tối ưu chế độ làm việc theo sự thay đổi tốc độ và tải, sự thực hiện hệ thống điều khiển tương đối đơn giản [1]. Việc cần có một nguồn dòng xoay chiều điện áp cao, công suất lớn để nạp điện cho các tổ ăcquy trên các loại tàu thủy hay các thiết bị di động rất cần thiết. Việc nghiên cứu một tổ hợp máy phát điêzen làm nguồn nạp cho các tổ ăcquy di động trên tàu đã được đề cập [2], tuy nhiên tổ hợp nạp ăcquy trên biển có điện áp cao, công suất lớn tổ hợp máy phát xoay chiều - điêzen không phù hợp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về máy phát từ kháng như nghiên cứu về tính chất của hệ máy phát SRG - tuabin gió [3], hoặc chỉ dừng lại ở 14 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 phân tích đặc tính động học của máy phát điện từ kháng [4], máy phát điện từ kháng ứng dụng trong năng lượng gió [5]. Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tính chất của tổ hợp máy phát từ kháng - động cơ điêzen làm nguồn di động nạp điện cho các bộ ăcquy trên các tàu thủy của đội tàu hàng hay các tàu của quân chủng hải quân. Xuất phát từ điều đó, bài báo này thực hiện nghiên cứu tổ hợp máy phát từ kháng - động cơ điêzen làm nguồn nạp di động cho các tổ ăcquy của các loại tàu thủy và những đối tượng dùng ăcquy di động. Nội dung cơ bản của bài báo là xây dựng mô hình toán hệ thống và kiểm nghiệm bằng thực hiện mô phỏng trên Matlab. 2. MÁY PHÁT TỪ KHÁNG 2.1. Cấu tạo của máy phát từ kháng Khác với máy đồng bộ thông thường, cả rotor và stator của máy phát từ kháng đều có cực lồi như hình 1. a) b) Hình 1. Cấu tạo của máy phát điện từ kháng Cực lồi cấu tạo thế này rất có lợi trong việc chuyển đổi năng lượng điện từ. Trên mỗi cực của stator đều có một cuộn dây, các cuộn dây trên các cực đối nhau được nối tiếp với nhau. Tám cuộn dây trong hình được nhóm lại với nhau thành 4 góc pha khi có một sự chuyển đổi cấp điện độc lập cho 4 pha. Rotor gồm nhiều lớp ép lại với nhau mà không có cuộn dây hoặc nam châm, vì vậy mà giá thành sản xuất rẻ hơn. Máy có cấu tạo như trên hình 1, stator có 6 cực và rotor 4 cực. Đây là cấu tạo được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vẫn có máy có cấu tạo với số cực stator và rotor khác. 2.2. Nguyên lý hoạt động Trước hết ta xem xét hai khái niệm quan trọng của máy phát từ kháng. 1. Vị trí đồng trục (Aligned position) 2. Vị trí lệch trục (Unaligned position) Như chỉ ra ở hình 1, ta thấy khi hai cực lồi của stator và rotor nằm ở vị trí mà trục của chúng trùng nhau người ta gọi là vị trí đồng trục, đó là vị trí từ trở giữa cực từ stator và răng của rotor là nhỏ nhất, còn khi hai cực của stator và rotor lệch nhau hoàn toàn và không có phần thiết diện nào chồng lên nhau, đó là vị trí lệch trục, vị trí này là vị trí từ trở giữa cực stator và rotor là lớn nhất. Để xét hoạt động của loại máy này ta lấy ví dụ loại động cơ có số cực giữa stator và rotor là 6/4 (hình 1). Giả sử các cực r1 và r1’ của rotor và các cực c, c’ của stator đang ở vị trí đồng trục hình 1a. Bây giờ đưa dòng điện kích thích vào cuộn dây pha A, dòng điện này sinh ra từ thông móc vòng qua các cực a-a’ stator và các cực r2, r2’ của rotor một cách tương ứng. Do rotor luôn có xu hướng quay về phía có độ từ cảm lớn nhất tức là từ trở nhỏ nhất nên rotor lúc này sẽ quay hướng đến vị trí đồng trục a-a’ và r2-r2’. Khi chúng đã ở vị trí này thì dòng điện kích thích pha A bị ngắt và vị trí các cực như ở hình 1b. Bây giờ đưa dòng kích từ vào cuộn dây pha B, dòng này lại sinh ra từ thông móc vòng qua các cực b-b’ và r1-r1’ một cách tương ứng, rotor lại được kéo quay theo chiều kim đồng hồ đưa r1-r’1 hướng về vị trí cân bằng với b-b’. Tiếp tục cấp dòng điện cho cuộn dây pha C thì r2-r2’ lại quay theo chiều kim đồng hồ hướng về c-c’. Cứ như vậy, bằng cách cấp điện lần lượt cho các cuộn dây theo thứ tự A, B, C động cơ sẽ liên tục quay theo chiều kim đồng hồ. 2.3. Nguyên lý điều khiển Do chiều quay của máy phát phụ thuộc vào thứ tự phát xung, do đó chế độ làm việc của máy phát sẽ được quyết định bởi dấu của mômen. Giả sử động cơ là tuyến tính, lúc đó có phương trình của mômen: (1) Từ phương trình này ta thấy dấu của mômen phụ thuộc vào đại lượng . Căn cứ vào đặc tính biến thiên từ cảm theo góc quay ta phải đưa xung điều khiển vào vùng từ cảm tăng thì mômen sẽ mang dấu dương. Giá trị trung bình của mômen có thể thay đổi bằng cách thay đổi độ lớn dòng điện chạy trong cuộn dây stator hoặc thay đổi góc dẫn θ. θd dLiM e 2 2 1 = L θd dLL LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 15 Thông thường để đơn giản người ta thực hiện thay đổi dòng điện mà không thay đổi góc dẫn. Điều này yêu cầu bộ điều khiển phải bám theo tín hiệu đặt một cách nhanh chóng tránh rơi vào vùng mômen âm. Điều khiển vòng kín là cần thiết để tối ưu hóa góc chuyển mạch của điện áp đặt vào cuộn dây. Các pha stator được chuyển đổi bằng tín hiệu tạo ra từ một trục định vị vị trí rotor như các thiết bị có sử dụng cảm biến Hall hoặc cảm biến quang. Trên hình 2 là sơ đồ điều khiển của máy phát SRG. D1 Hình 2. Sơ đồ điều khiển của máy phát SRG Trên sơ đồ: Ue: điện áp nguồn nuôi trong thời gian khởi động; USRG, ISRG: điện áp và dòng điện của SRG; ISRGA, ISRG B, ISRG C: dòng điện trên các pha A, B, C của máy phát SRG; RT: tải điện; UKT, IKT: điện áp và dòng điện kích từ; IKTA, IKTB, IKT C: dòng điện kích từ trên các pha A, B, C; C1, C2, C3: các tụ điện; VT1÷VT6: các khóa thysistor; L: điện cảm; D1, D2: điôt; ITV: dòng điện trở về; UR: điện áp đầu ra của máy phát [4]. Các cuộn dây 3 pha, pha A, pha B và pha C của máy phát SRG được kết nối với mạch nửa cầu không đối xứng sử dụng các van bán dẫn thyristor và điôt. Nguồn 1 chiều Ue được lấy từ pin hoặc ăcquy là nguồn kích từ trong quá trình khởi động ban đầu. Khi cấp nguồn điện kích từ Ue cho cuộn dây các pha A, B, C, xuất hiện dòng điện kích từ Ikt, dòng điện này chia ra và chạy vào các pha A, B, C lần lượt là IKT A, IKT B, IKT C. Giả sử trên pha A: Giai đoạn 1 nếu cả hai khóa VT1 và VT2 đều mở thì dòng điện IKT A đi qua khóa VT1 qua cuộn dây và qua VT2 và trở về âm nguồn, lúc đó cuộn dây pha A được kích thích, điện áp pha A là UA> 0. Giai đoạn 2, nếu khóa VT1 ngắt và khóa VT2 mở thì dòng sẽ đi qua điôt (điôt nối song song phía bên trái VT2) đi qua cuộn dây và qua VT2, khi đó UA= 0 và năng lượng được tích lũy trong mạch từ. Giai đoạn 3, cả hai khóa VT1, VT2 đều khóa lại thì dòng đi qua 2 điôt trên pha A, dòng điện đi từ phía âm nguồn đến dương nguồn, khi đó UA< 0, đây chính là giai đoạn máy phát phát năng lượng. Sử dụng điôt D để dẫn nguồn nuôi vào các pha và ngăn dòng điện chạy ngược từ tải về nguồn Ue. Khi máy phát phát điện thì dòng điện từ các pha, một phần qua điôt D1 trở về để kích thích cuộn dây stator, phần còn lại qua mạch lọc (gồm 2 tụ C2, C3 và cuộn dây điện cảm L) trước khi phát điện cho tải RT. Điôt D1 cũng có tác dụng để tránh dòng điện chạy từ nguồn Ue đến tải điện. 3. MÔ HÌNH TOÁN CỦA TỔ HỢP MPTK - ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN 3.1. Mô hình toán của máy phát SRG Tính chất động học của hệ thống MPTK - động cơ điêzen gồm các phương trình sau: ở đây: k: thứ tự các pha, k = 1 ÷ m; yk: thông lượng mạch từ thứ k qua cuộn dây; uк: điện áp trong cuộn dây thứ k; ik: dòng điện thứ k trong cuộn dây; rk: điện trở tác dụng thứ k trong cuộn dây; w: tần số góc quay của rotor; J: mômen quán tính tổng của rotor và tải; Z2: số răng rotor; М, Мс: mômen điện từ của máy phát và mômen cản của tải; e; sức điện động; α: góc quay, đây là đặc tính vị trí tương đối của rotor so với stator [6]. Trong các phương trình trên, phương trình (2a) là phương trình cân bằng sức điện động máy phát, (2b) là phương trình cân bằng truyền động, (2c) là phương trình xác định tốc độ góc quay của máy phát. M: mômen của động cơ điêzen; Mc: mômen của máy phát là mômen cản được xác định bằng (3) hay cụ thể hơn là hàm của dòng điện và từ thông như sau: ϕ ϕ ϕ d idL iimM ),( 2 1),( 2= L (3) 3.2. Mô hình toán của động cơ điêzen Theo S.R Laydecman [7]: đặc tính cơ động cơ điêzen dựa vào phương trình: (M - Mc ), 16 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 ; 1,047.n .10=M e 4 e eN1 4 (4) e maxN =N [ . ( ) ( ) ]e e e N N N n n na b c n n n + -2 3e – (5) ở đây: Ne, Me, ne: công suất động cơ, mômen quay, tốc độ quay của động cơ tương ứng với các điểm bất kỳ trên đặc tính; a, b, c: hệ số kinh nghiệm; Nmax, nN: công suất lớn nhất của động cơ và tốc độ động cơ ứng với công suất lớn nhất. 3.3. Mô hình toán học của mạch điều khiển Dựa trên nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển, ta có các phương trình toán học mô tả bộ điều khiển như sau: a. (6) b. Dòng điện kích từ: ikt = ikt A+ ikt B+ ikt C (7) c. Dòng điện máy phát: iSRG= iSRG A+ iSRG B + iSRG C (8) d. Dòng điện trở về: (9) 3.4. Mô hình toán học của tải Tải là ăcquy, sự phụ thuộc điện áp đầu cực của ăcquy khi nạp vào dòng điện và thời gian được biểu diễn bởi phương trình sau: (10) trong đó: U: điện áp hiện tại của ăcquy (V); E: suất điện động không đổi (V); k: điện trở phân cực (Ω); Q: dung lượng lớn nhất của ăcquy (Ah): i.t: dung lượng nạp tại thời điểm hiện tại (Ah); R: điện trở trong của ăcquy (Ω); i: dòng điện (A); C1: điện dung của tụ C1; C2 0: hệ số tương ứng với dung lượng tụ C2 lúc ban đầu, b=r.I [8]. 4. TÍNH TOÁN TỪ TRƯỜNG VÀ ĐẶC TÍNH CỦA MÁY PHÁT Sử dụng phần mềm Elcut và phương pháp phần tử hữu hạn (Finite Element Method Magnetics -FEMM) cho phép tính toán sự phân bố từ trường trong lõi thép. Trình tự tính toán từ trường trong chương trình Elcut đưa ra trong tài liệu [9, 10]. Kết quả tính toán hệ thống mạch từ của SRG1320 được đưa ra trên hình 3 và 4. Hình 3. Họ đặc tính M = f(l,α) Hình 4. Họ đặc tính I = f(Ψ,α) 5. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MÁY PHÁT SRG – ĐIÊZEN Trên cơ sở của mô hình toán hệ thống máy phát từ kháng - động cơ điêzen để kiểm nghiệm sự đúng đắn của mô hình, chúng tôi thực hiện mô phỏng trên Matlab hệ thống máy phát từ kháng - động cơ điêzen. Hệ thống gồm: máy phát SRG-1320, động cơ điêzen và những bộ phận phụ khác, các thông số của chúng như bảng 1, bảng 2. Bảng 1. Các thông số của máy phát SRG-1320 TT Các thông số của SRG Giá trị 1 Công suất, kW 1320 2 Tần số quay, vòng/phút 1500 3 Điện áp nguồn nuôi, V 850 4 Hiệu suất, % 94,79 5 Đường kính ngoài của stator, mm 990 LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 17 TT Các thông số của SRG Giá trị 6 Đường kính trong của stator, mm 675 7 Đường kính ngoài của rotor, mm 672 8 Chiều dài khối của stator, mm 530 9 Khe hở không khí, mm 1,5 10 Số pha 6 11 Số răng stator/rotor 18/12 12 Chiều rộng của răng stator, mm 60,43 13 Đường kính trong của rotor, mm 460 14 Số mạch nhánh song song 3 15 Số cuộn dây của pha 14 Bảng 2. Các thông số cơ bản của động cơ điêzen Các thông số định mức Giá trị Công suất 1650 кVA / 1320 кW Điện áp đầu ra, V 380-415 Tần số dòng điện, Hz 50 Mẫu động cơ Perkins 4012TAG2A Mẫu máy phát LeroySomer LL8124P Tần số quay của động cơ, vòng/phút 1500 Công suất cực đại, kW 1422 Sơ đồ hệ thống mô phỏng trên Matlab được trình bày trên các hình 5, 6, 7. Mô hình hóa tổ hợp thực hiện trong môi trường Matlab/Simulink [11, 12]. Mô hình động cơ điêzen - máy phát từ kháng được đưa ra trên hình 5. Mô hình này được xây dựng từ các hệ thống nhỏ sau: hệ thống nhỏ động cơ điêzen - máy phát từ kháng 1320 kW trên hình 6 và hình 7. Hình 5. Mô hình động cơ điêzen - máy phát từ kháng 1320 kW trên Matlab Trong mô hình của động cơ điêzen - máy phát từ kháng bao gồm các hệ thống con sau đây: hệ thống con converter bao gồm 3 khối pha BR_CONV1, BR_CONV2, BR_CONV3 trên hình 6a, một BR_CONV đưa ra trên sơ đồ hình 6b, tín hiệu đầu vào điều khiển thời gian khóa phía trên, tín hiệu khối From điều khiển thời gian khóa phía dưới. a) b) Hình 6. Hệ thống con converter (a) và khối pha của nó (b) trên Matlab Trên hình 7 sử dụng các khối sau đây: điện trở tác dụng của cuộn dây stator Rs, khối tính tổng dòng điện, mômen S, 2 khối Look-UpTable (2D) và 1 khối Look-UpTable một chiều. Trong khối Look- UpTable (2D) sử dụng phương pháp nội suy [12]. Trong chương trình Elcut kết quả cho ra các giá trị mômen quay và từ thông, từ các số liệu này thành lập được mối quan hệ từ thông phụ thuộc vào dòng điện pha và góc quay rotor tương đối so với stator Ψ=f(I,α), nhưng trong thư viện Simulink khối ITBL là bảng Look-UpTable (2D) lại là sự phụ thuộc dòng điện pha vào từ thông mạch từ và góc (angle) quay tương đối của rotor so với stator I=f(Ψ,α), vì vậy cần sử dụng phương pháp nội suy. Góc quay nhận được từ khối Pos_sensor từ chương trình ElcutLabelMover, đồ thị I=f(Ψ,α) đưa ra trên hình 4. Hình 7. Hệ thống con của SRG -1320 trên Matlab Khối TTBL là sự phụ thuộc mômen quay vào góc quay của rotor tương đối so với stator và dòng điện pha, dạng đồ thị đưa ra trên hình 3. Khối con Mechanic phản ánh liên kết cơ học trong máy phát. Khối Pos_sensor để xác định góc quay của rotor theo sự so sánh với chu kỳ lặp lại với vị trí của rotor là 30o. Sử dụng điều khiển máy phát SRG bằng phương pháp điều khiển dòng kích từ 18 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 để điều chỉnh dòng điện phát ra phù hợp với đặc tính của tải. Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều khiển một xung cho máy phát SRG, điểm khác biệt chính của điều khiển này là cuộn dây stator của máy phát SRG được nhận xung đơn trong chế độ làm việc bình thường, phương pháp này tối ưu hóa được giá trị mômen của máy phát làm việc ở chế độ bình thường. Phương pháp điều khiển một xung cũng nằm trong phương pháp điều chế xung PWM (Pulse Width Modulation) nhưng đây là một phương pháp mới [13], bằng cách thay đổi góc đóng - cắt các van bán dẫn trên hình 2 sẽ thay đổi được dòng điện kích từ cấp vào dây quấn stator. Kết quả mô phỏng đưa ra trên hình 8. a) b) Hình 8. Dạng sóng đầu ra của mô hình động cơ điêzen - máy phát từ kháng Trên hình 8 là các kết quả mô phỏng lần lượt là: điện áp, dòng điện pha, mômen của máy phát trên hình 8a; tốc độ quay, dòng điện tổng các pha, công suất của máy phát trên hình 8b. Trên biểu đồ chỉ ra rằng: ứng với góc đóng 25o cơ (300o điện), độ rộng xung 108o điện, tốc độ của máy phát n = 1500 vòng/phút, dòng điện pha lớn nhất IΦ= 745 A, dòng điện tổng đạt giá trị trung bình 1175 A. Dòng điện này đáp ứng mức nạp điện cho bộ ăcquy ở mức dòng điện nạp trung bình. Để điều chỉnh dòng điện đầu ra của máy phát ta thay đổi chiều dài xung điện áp từ 72÷138o (giữ nguyên góc đóng ở vị trí 300o và thay đổi góc cắt van bán dẫn), tần số quay của rotor thay đổi trong phạm vi 1000÷1500 vòng/phút, giữ nguyên điện áp đầu vào. 6. KẾT LUẬN Bài báo đã đề xuất phương pháp mô hình hóa tổ hợp động cơ điêzen - máy phát điện từ kháng với công suất 1320 kW dùng để nạp cho bộ phóng nạp di động. Mô hình toán đã được kiểm nghiệm bằng mô phỏng trên Matlab, kết quả mô phỏng rất khả quan. Bằng điều khiển thích hợp góc cắt và điều chỉnh xung ta nhận được dòng điện phù hợp với yêu cầu của bộ nguồn nạp điện cho ăcquy trên tàu biển nói riêng và trong các thiết bị công nghiệp nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. V.N. Galushko, T.V. Alferova, S.I. Bakhur, A.A. Alferov (2014). Modeling of switched reluctance motors. The Journal of Russian: Electrical engineering and power engineering, pp. 45-55. [2]. Temirev A.P, Tsvetkov A.A, Kiselev V.I, Temirev A.A, Pham Cong Tao (2016). Mobile charging- discharge complex for ship battery batteries. Patent No 2595267 of Russian. [3]. F. Messai, M. Makhlouf, H. Benalla and A. Messai (2014). Double salient switched reluctance generator for wind energy application. The Journal of Russian: Revue des Energies Renouvelables, Vol. 17, No.1, pp. 71-82. [4]. N.B. Kavitha, and B. Vinu Priya (2014). Analysis of Dynamic Characteristics of Switched Reluctance Generator. International conference on Advances in engineering and technology, Singapore, pp. 576-580. [5]. Cardenas, R., W. F. Ray, and G. M. Asher (1995). Switched reluctance generators for wind energy applications. Power Electronics Specialists Conference, PESC’95, pp. 559-564. [6]. Temiriov A.P (2011). Mathematical modeling, design and experimental determination of the LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 19 parameters of Switched Reluctance electric drives. Novocherkassk, pp. 794. [7]. Kovylov. Yu.L ( 2013). Theory of work processes and modeling of DVS. Processes, Samarai Sgau building, pp. 418. [8]. Sinchenko S.V, Shirinsky S.V (2013). Construction of mathematical models of discharge characteristics of electrochemical accumulators of various types by means of replacement circuits. Journal of Russian: Aviation and space technology and technology, No. 7, pp. 133-138. [9]. Dubitsky S.D (2004). Elcut 5.1- platform for development of field analysis applications. The Journal of Russian: Development environment, No.1, pp. 20-26. [10]. ELCUT (2003). Simulation of two-dimensional fields by the finite element method. Version 5.1.Management of the user. St. Petersburg: Production cooperative TOP, pp. 249. [11]. Nguyễn Phùng Quang. Động cơ từ kháng và triển vọng trong các hệ thống Machatronics . http:// www.ebookbkmt.com/2017/03/bckh-ong-co-tu- khang-va-trien-vong-ung.html [12]. Chernykh I.V (2008). Modeling of electrical devices in Matlab, SimPower Systems and Simulink. Press, St. Petersburg: Peter, 288 pp. [13]. Pham Cong Tao, Nguyen Quang Khoa, Pham Van Bien (2016). A method of mathematical and experimental determination of energy parameters of the high power switched reluctance motor with two-package construction. Journal Successes of modern science, No. 9, Volume 4, pp. 149-155.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_hoa_he_thong_may_phat_srg_diezen.pdf
Tài liệu liên quan