Mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (Khảo sát từ tháng 01. 2007 đến hết tháng 06. 2008)

Tài liệu Mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (Khảo sát từ tháng 01. 2007 đến hết tháng 06. 2008): ... Ebook Mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (Khảo sát từ tháng 01. 2007 đến hết tháng 06. 2008)

doc109 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (Khảo sát từ tháng 01. 2007 đến hết tháng 06. 2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG MÔ THỨC THÔNG TIN TRÊN CHUYÊN SAN HỒ SƠ SỰ KIỆN (KHẢO SÁT TỪ THÁNG 01. 2007 ĐẾN HẾT THÁNG 06. 2008) LUẬN VĂN THẠC SỸ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG HÀ NỘI – 2008 MỞ ĐẦU Tên đề tài: Mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (Khảo sát từ tháng 01. 2007 đến hết tháng 06. 2008) Tính cấp thiết của đề tài: Từ sau đại hội IX đến nay, tình hình chính trị quốc tế diễn biến rất nhanh chóng và phức tạp. Sau sự kiện 11.9.2001, Mỹ với chiêu bài chống khủng bố đã phát động chiến tranh đến nhiều nước, nhiều khu vực. Nhà cầm quyền Mỹ triển khai chiến lược “đánh phủ đầu” nhằm thực hiện âm mưu bá chủ, thao túng thế giới. Các cuộc xung đột dân tộc, tôn giáo vẫn diễn ra quyết liệt và phức tạp, đặt ra những vấn đề mới hết sức căng thẳng trong đời sống kinh tế và an ninh thế giới. Những sự kiện đó tác động không nhỏ đến các mặt tư tưởng, an ninh và kinh tế nước ta. Quá trình mở rộng hội nhập và hợp tác quốc tế, các trào lưu tư tưởng bên ngoài, nhất là tư sản, xã hội – dân chủ đã và đang xâm nhập bằng nhiều con đường khác nhau vào nước ta. Các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng giao lưu kinh tế, văn hoá, hoạt động của các phần tử cơ hội chính trị và chống đối trong nước để tiến hành chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “tự trị dân tộc”… nhằm mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tình hình đó sẽ làm cho các cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận càng phức tạp và gay gắt, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, sức thuyết phục và tính chủ động của công tác chính trị tư tưởng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Nhiệm vụ to lớn của báo chí cách mạng nói chung và Tạp chí cộng sản nói là phải đi tiên phong trong việc kết hợp chặt chẽ công tác lý luận với tổng kết thực tiễn; chủ động, tích cực đấu tranh phê phán những luận điệu sai trái, phản động nhằm bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối của Đảng và sự nghiệp đổi mới, giữ vững định hướng chính trị, tôn chỉ, mục đích của mình. Bởi vậy, việc xuất bản chuyên san với mục đích đấu tranh trực diện trên mặt trận tư tưởng là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả cơ bản lâu dài và trực tiếp trước mắt. Do những tác động, qua lại với các yếu tố kinh tế -xã hội trong và ngoài nước, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, cả về nội dung thông tin và phương thức thông tin, cả về tiềm lực tích luỹ và khả năng tác động vào xã hội… Hệ thống báo chí phát triển theo khuynh hướng đa phương tiện. Để sản phẩm báo chí đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe của công chúng, các cơ quan báo chí lớn đã thực sự trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện với việc xuất bản đồng thời nhiều sản phẩm báo chí khác nhau: như nhật báo, tuần báo, nguyện san, chuyên san, báo mạng điện tử, bản tin chiều… Đa dạng hoá thông tin đồng thời với chuyên biệt hoá đối tượng Sự phát triển và mở rộng ảnh hưởng xã hội của hệ thống báo chí đã góp phần nâng cao dân trí, thu hút sự quan tâm của họ đến các vấn đề chung của đất nước và quốc tế. Luật báo chí đã tạo ra hành lang pháp lý cho sự mở rộng phạm vi và năng lực của hệ thống báo chí truyền thông quốc gia. Sự mở rộng các quan hệ kinh tế , chính trị, ngoại giao… kéo theo sự mở rộng khai thác , trao đổi thông tin . Đây chính là những cơ sở để mở rộng mạnh mẽ các nguồn tin trong nước và ngoài nước. Điều đó tất yếu dẫn đến sự đa dạng hoá thông tin chuyển tải trên hệ thống báo chí. Hầu như mọi thông tin về các sự kiện chính trị, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… của thế giới hay từng khu vực được cập nhật và phản ánh. Tính đến đầu năm 2007, cả nước có 681 cơ quan báo chí (172 báo, 448 tạp chí, 67 đài truyền hình với số ấn phẩm là 803 loại), hơn 600 đài phát thanh - truyền hình cấp huyện… mạng internet phát triển mạnh mẽ, trở thành công cụ có nhiều ưu thế trong việc tiếp nhận, chuyển tải nhanh một dung lượng thông tin lớn phục vụ tuyên truyền đối nội, đối ngoại… Với tất cả những lý do trên sự ra đời của một chuyên san như Hồ sơ Sự kiện và nghiên cứu về phương thức (mô thức) thông tin của nó là hết sức cần thiết. Tình hình nghiên cứu: Đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến mô thức thông tin của một tờ báo, tạp chí, chuyên san. Chỉ là sự xuất hiện của thuật ngữ mô thức trong hoạt động nghiên cứu báo chí: Trang 94, tác phẩm báo chí tập 1, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn viết : Thuật ngữ mô thức kết cấu dùng để chỉ một kết cấu tác phẩm, lặp đi lặp lại nhiều lần với sự thống nhất giữa nội dung với vị trí, ngôn ngữ, hình thức biểu đạt” Trang 224, Từ lý luận đến thực tiễn báo chí có đoạn : “Về cơ bản, các báo quan tâm đến những sự kiện, vấn đề mới nhất, tác động và liên hệ gắn bó hữu cơ với dư luận xã hội. Tương ứng, các báo có định kỳ mau, khổ lớn, ngôn ngữ sự kiện ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày theo mô thức thực dụng - hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm thu hút sự chú ý của người đọc” (tr244, Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hoá – Thông tin, 1999). Trang 44, Về hệ thống khái niệm của truyền thống đại chúng – PGS.TS đăng trên Tạp chí Báo chí & Tuyên truyền số 4-2006có nói đến : “Khoa học công nghệ không chỉ là bà đỡ của các kênh truyền tải thông điệp và các phương thức truyền thông mà còn làm thay đổi mô thức truyền thông, từ đó góp phần phát triển nguồn nhân lực xã hội và kích thích, thúc đẩy tiến trình phát triển, trước hết là nâng cao dân trí và vị trí xã hội của nhân dân trong việc kiểm soát chống lạm dụng quyền lực” Đây là một đề tài đầu tiên nghiên cứu về mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ sự kiện Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Mục đích Tìm hiểu về phương thức, cách thức thông tin, cách trình bày hiện đại, đẹp mắt, ổn định trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện. Những bài học kinh nghiệm về nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên Chuyên san. Khái quát mô thức thông tin trên Chuyên san bằng cách đưa ra những mô hình nội dung thông tin và mô hình các trang. 3.2 Nhiệm vụ: Tìm hiểu, phân tích phương thức và cách thức thông tin qua các bài viết trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện nhằm đưa ra mô hình thông tin về nội dung và hình thức của chuyên san. Nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mô hình này. Tìm hiểu nội dung, phạm vi thông tin của chuyên san Hồ sơ Sự kiện mà yêu cầu của thực tiễn đặt ra trong thời kỳ mới. Làm rõ khái niệm mô thức thông tin là gì? 3.3 Phạm vi: Khảo sát trong vòng 1 năm (từ số đầu tiên 1.2007 đến 6.2008) 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp khảo sát thực tế… 4.1 Cơ sở lý luận: - Luận văn này được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí. - Dựa trên nghiên cứu về lý luận báo chí hiện đại 4.2 Phương pháp nghiên cứu: - Trong luận văn này tôi vận dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản như: khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch. - Phương pháp khảo sát, thống kê sẽ được, sử dụng trong việc lựa chọn các bài viết, ảnh…đăng tải trên Chuyên san Hồ sơ Sự kiện từ tháng 1.2007 đến 6.2008 - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm rút ra những kết luận khái quát về đặc điểm mô thức thông tin trên Chuyên san. 5. Đóng góp mới của đề tài: Mỗi một cơ quan báo chí đều có những tôn chỉ, mục đích, điều kiện hoạt động riêng của mình. Và vì những yếu tố riêng đó mà mỗi cơ quan báo chí xây dựng cho mình phương thức, cách thức, trình bày thông tin khác nhau. Nhưng phương thức và cách thức này lần đầu tiên sẽ được trình bày dưới những mô hình nội dung và mô hình trang nhằm giúp những phóng viên, biên tập viên thấy rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của mình trong quá trình hoạt động. Đóng góp về mặt lý luận: tìm ra mô thức thông tin phù hợp nhất với nhiệm vụ chính trị, yêu cầu của đất nước và công chúng báo chí trong điều kiện hiện nay. Lần đầu tiên xây dựng được mô thức thông tin cho một chuyên san và chỉ ra rằng mô thức thông tin là một nét riêng của mỗi cơ quan báo chí. Đóng góp về mặt thực tiễn: đưa ra bài học nghiệp vụ nhằm cải tiến chuyên san cả về hình thức nội dung… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: - Góp phần nhìn nhận đánh giá một quan điểm của xu hướng phát triển của báo chí hiện đại trên các bình diện: Thứ nhất: Nghiên cứu mô thức thông tin bằng việc nghiên cứu lựa chọn nội dung thông tin Thứ hai: phương thức và cách thức đưa tin. Thứ 3: Thể loại và thiết kế, trình bày Trên cơ sở đó tiếp tục vận dụng giải quyết những vấn đề đặt ra của đời sống báo chí, nâng cao hiệu quả thông tin của báo chí tuyên truyền và vai trò của Tạp chí Cộng sản trên mặt trận tư tưởng của Đảng và Nhà nước 7. Kết cấu của luận văn: Chương I: Cơ sở và thực tiễn của việc nghiên cứu mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện Chương II: Đặc điểm về nội dung của mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện Chương III: Đặc điểm về hình thức của mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện Kết luận: Nhận xét khái quát về mô thức thông tin của chuyên san Hồ sơ Sự kiện Đánh giá về kết quả nghiên cứu Bài học về nghiệp vụ Chương I: Cơ sở và thực tiễn của việc nghiên cứu mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện 1.1 Những khái niệm: 1.1.1 Chuyên san là gì? Do ảnh hưởng tác động qua lại của các yếu tố kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông trong môi trường toàn cầu hoá mà trong 20 năm qua báo chí Việt Nam đã có những bước tiến đổi mạnh mẽ cả về số lượng và chất, cả về nội dung thông tin và phương pháp hành xử, cả về tiềm lực được tích luỹ và khả năng tác động vào đời sống xã hội. Để sản phẩm báo chí đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe của công chúng, các cơ quan báo chí lớn đã thực sự trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện với việc xuất bản đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau như: nhật báo, tuần báo, nguyệt san, chuyên san, báo mạng điện tử… Đối với đài truyền hình có báo mạng điện tử, có tạp chí… Đối với đài phát thanh cũng có báo mạng điện tử, kênh truyền hình… Rõ ràng, trong sự phát triển của báo chí Việt Nam gắn liền với sự phát triển của các loại hình báo chí khác nhau. Điều này được phản ánh qua các con số thông kê về tình hình phát triển của báo chí hiện nay. Tính đến đầu năm 2007, cả nước có 620 cơ quan báo, tạp chí nhưng có đến ấn phẩm định kỳ. Trên môi trường mạng internet, hiện nay cả nước có 88 báo điện tử và khoảng 2000 bản tin cũng hàng ngàn trang điện tử (website, weblog) có tính chất và cách thức hoạt động gần giống như trang báo hoặc tạp chí điện tử. Đó là một đặc điểm rất mới, là sự tiếp cận đang bắt kịp với sự phát triển của truyền thông đại chúng. Sự phát triển và mở rộng ảnh hưởng xã hội của hệ thống báo chí đã góp phần nâng cao dân trí, thu hút sự quan tâm của họ tới các vấn đề chung của đất nước và quốc tế. Luật báo chí đã tạo hành lang pháp lý cho sự mở rộng phạm vi và năng lực của hệ thống báo chí truyền thông quốc gia. Sự mở rộng các quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao… kéo theo sự mở rộng khai thác, trao đổi thông tin. Đây chính là cơ sở để mở rộng mạng mẽ các nguồn tin trong nước và ngoài nước. Điều đó tất yếu dẫn đến sự đa dạng hoá thông tin chuyển tải trên các hệ thống báo chí. Hầu như mọi thông tin về các sự kiện văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội… của từng khu vực đều được cập nhật phản ánh. Trong khi đó các sản phẩm cụ thể, chiều hướng chung là ngày càng chuyên biệt hoá, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của từng loại đối tượng. Đã thấy xuất hiện hiện tượng cạnh tranh làm cho các sản phẩm báo chí buộc phải tự điều chỉnh để tìm kiếm khai thác công chúng, tạo cơ sở cho sự tồn tại, phát triển. Tạp chí Cộng sản là một cơ quan báo chí đang có những bước phát triển theo phương hướng đó. Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận, chính trị của Trung ương Đảng có trách nhiệm thông tin, giáo dục lý luận, tổng kết thực tiễn, đấu tranh phê phán những luận điệu sai trái, phản động nhằm bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và sự nghiệp đổi mới. Việc xuất bản chuyên san Hồ sơ Sự kiện là cần thiết, có ý nghĩa cơ bản lâu dài và trực tiếp trước mắt nhằm tăng cường năng lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Thực chất, chuyên san Hồ sơ Sự kiện là một tạp chí tương đối độc lập, phù hợp với định hướng thông tin chung của cơ quan báo chí Tạp chí Cộng sản. Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn: “ Tạp chí là những ấn phẩm định kỳ có nội dung chuyên sâu vào một số vấn đề, lĩnh vực đời sống xã hội, khoa học, kỹ thuật. Định kỳ xuất bản của tạp chí có thể là một tuần, nửa tháng, một tháng, hai tháng và cũng có những tạp chí xuất bản theo định kỳ 3, 4, 5, 6 tháng một số. Đối tượng của tạp chí chọn lọc hơn nhiều, do đó cũng nhỏ hẹp hơn so với nhật báo và báo thưa kỳ. Có những tạp chí thông tin về những lĩnh vực nghiên cứu hẹp chỉ xuất bản 500-600 bản trong một kỳ.” [34, tr84]. Theo Từ điển Tiếng Việt “Chuyên san là tạp chí đăng những bài nghiên cứu về một lĩnh vực chuyên môn hẹp” [27]. So sánh và liên kết hai nội dung khái niệm trên có thể thấy, Hồ sơ Sự kiện là một tạp chí mà nội dung của nó là thông tin, phân tích, bình luận, đánh giá, hướng dẫn nhận thức về những vấn đề, sự kiện quan trọng, có ý nghĩ thời sự và đang được xã hội quan tâm. Qua những đặc điểm cơ bản trên chúng ta thấy chuyên san thực chất cũng là tạp chí. Việc một cơ quan báo chí không được phép xuất bản 2 hoặc hơn nữa báo, tạp chí đã làm xuất hiện thêm những ấn phẩm với những tên gọi khác nhau chuyên san, nguyệt san, tập san, nội san, chuyên đề… “Chuyên san là tạp chí đăng những bài nghiên cứu về một lĩnh vực chuyên môn hẹp” [27]. Như vậy ta có thể định nghĩa chuyên san như sau: Là những tờ báo, tạp chí có nội dung chuyên sâu về một vấn đề, đề tài, lĩnh vực. Hoặc có thể bàn sâu về nhiều vấn đề bằng cách đưa các số với những chủ đề khác nhau. Nó có thể xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ. Thường nó là số phụ của các tờ báo, tạp chí. 1.1.2 Đặc điểm thông tin của tạp chí và tác động của nó với công chúng 1.1.2.1 Thông tin là gì? Trong Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như ý chủ biên thông tin là: 1. Truyền đưa tin, báo cho nhau biết. 2. Là tin tức về các sự kiện diễn ra trên thế giới xung quanh. 3. Tin tức được truyền đi cho nhau. Thông tin là phương tiện, điều kiện giao tiếp xã hội, liên kết những con người cá thể thành cộng đồng xã hội Thông tin luôn là nhu cầu tối cần thiết của con người. Con người thông tin cho nhau để hiểu biết lẫn nhau, để cải tạo thế giới. Xã hội càng phát triển, các phương tiện truyền thông càng phát triển, thông tin phong phú, đa dạng, nhiều chiều sẽ càng giúp ích cho hoạt động của con người. Dù trong bất kỳ xã hội nào con người không thể sống thiếu thông tin. Thiếu thông tin xã hội không thể tồn tại và phát triển. Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn: “Thông tin – giao tiếp trước hết là điều kiện để con người tổ chức lao động, tạo nên sự hợp tác cần thiết nhằm đạt được mục đích đã đặt ra trước đó. Bắt đầu từ những tín hiệu đơn giản, người ta thông báo cho nhau mục đích, phương pháp, cách thức hành động, tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc. Trong quá lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, con người tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu, phát hiện ra những tri thức mới mẻ. Đồng thời trong xã hội cũng hình thành nhu cầu thông tin, truyền bá các kinh nghiệm, phương pháp lao động có hiệu quả, thông báo cho đồng loại những tri thức mới về thế giới xung quanh. Chính sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đầu tiên, quan trọng nhất của quá trình hình thành phát triển, tăng cường thông tin – giao tiếp trong xã hội loài người… Tuy nhiên, không phải có nhu cầu thông tin – giao tiếp là có báo chí . Khi nội dung thông tin còn đơn giản, phạm vi giao tiếp của con người còn nhỏ hẹp, rõ ràng báo chí chưa thể xuất hiện. Nhưng khi nhu cầu thông tin giao tiếp phát triển đến một trình độ nhất định, thì vấn đề báo chí mới được đặt ra. Trình độ được xem xét ở các khía cạnh khác nhau từ nội dung thông báo, phạm vi tác động của thông tin và yêu cầu về thời gian chuyển tải của thông tin ấy” [36, tr15-16]. 1.1.2.2 Đặc điểm thông tin của tạp chí: Đối với một tờ nhật báo thông tin chủ yếu đòi hỏi cập nhật, phản ánh kịp thời những sự kiện, hiện tượng theo từng ngày. Vì thế, người viết, người làm nhật báo luôn bị hối thúc bởi thời gian. Những tin tức thời sự đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian rất gấp, kịp lên trang theo giờ nhất định. Ở tạp chí, điều kiện làm việc của nhà báo không khắc nghiệt như ở nhật báo. Người viết ở tạp chí không bị sức ép nặng nề bởi thời hạn nộp bài. Bởi vì trên thực tế thì kỳ hạn ra tạp chí không dồn ép và thông tin của nó cũng không mang tính thời sự, không đòi hỏi đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của công chúng như ở báo “Nội dung của tạp chí là những thông tin chuyên sâu như những công trình khoa học, nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm, những tài liệu phân tích, đánh giá các vấn đề, sự kiện, những bài viết dự báo và chiều hướng vận động, phát triển của các hiện tượng trong xã hội hay tự nhiên…Việc trình bày các tạp chí đơn giản và khuôn khổ tạp chí cũng tương đối nhỏ, thuận lợi cho mục đích đọc nghiên cứu” [34, tr84]. Xuất phát từ đặc điểm của tạp chí là xuất bản thưa kỳ, đối tượng của công chúng của tạp chí cũng được xác định trong phạm vi các địa phương, các tỉnh, thành phố hoặc theo nghề nghiệp sở thích, lứa tuổi cụ thể…Nên nội dung thông tin của tạp chí không cập nhật thời sự và quan tâm nhiều đến thông tin có chiều sâu phục vụ đối tượng chuyên biệt hơn, cụ thể hơn. Là loại hình xuất bản trong mạng lưới sách báo in của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, tạp chí khác với báo in là ít tính cập nhật, chú trọng đến việc trao đổi nghiên cứu, thông tin tuyên truyền nhiều chủ đề thuộc một lĩnh vực, một phạm vi, một ngành hoạt động nào đó của xã hội. Nội dung thông tin trong tạp chí phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà tạp chí cần nghiên cứu, tuyên truyền. Nhưng mỗi bài viết chỉ giải quyết một vài khía cạnh của một chủ đề, độ sâu của công trình nghiên cứu cũng như tính bao quát của các bài viết không đòi hỏi đầy đủ, thấu đáo như một tập sách. Chính vì vậy, nhiều người coi tạp chí là ấn phẩm nằm giữa sách và báo. Thông tin trên tạp chí là những nghiên cứu trao đổi tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thực tiễn đối với một lĩnh vực một ngành chuyên môn nào đó trong xã hội. Mỗi tạp chí phải là cơ quan truyền bá những lý luận nhận thức, trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn thực hành hoặc thông tin những kiến thức mới về một lĩnh vực nào đó. Nội dung thông tin trên tạp chí là truyền bá khoa học, học thuật. Sự truyền bá đó phải thể hiện rõ lập trường chính trị của Đảng Cộng sản và phải hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nội dung thông tin trên tạp chí còn là những thông tin hướng dẫn nghề nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Ngoài ta tạp chí còn thông tin hoạt động chung của lĩnh vực, của ngành mà tạp chí phục vụ thúc đẩy các ý tưởng khoa học bồi bổ kiến thức bằng thông tin khoa học mới. Thông tin của tạp chí không phải thông tin tình hình, sự kiện thời sự hàng ngày mà là thông tin về các thành tựu nghiên cứu khoa học về các chủ trương chính sách mới của ngành. Các chủ đề về thăm viếng gặp gỡ, hội nghị giữa các nhà khoa học trong ngành… “Về đại thể, có thể tiếp cận, xem xét nhu cầu thông tin theo một dải tần rộng từ cái đơn giản đến cái phức tạp, từ những thông tin nhanh, những phán đoán mô tả đến những thông tin sâu sắc, có sức khái quát cao, phản ánh các mối quan hệ mang tính bản chất của sự kiện, hiện tượng. Loại nhu cầu thông tin thứ nhất là lý do tồn tại của đội ngũ những tạp chí khác nhau. Nó đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nhận thức sâu sắc về những biến cố, vấn đề mới đặt ra, về những cơ sở khoa học, thực tiễn và bản chất của các kinh nghiệm được tổng kết, các chủ trương, chính sách, quyết định quản lý nào đó của Đảng và Nhà nước. Đây là loại nhu cầu thông tin của công chúng hẹp, có chọn lọc về trình độ văn hoá, định hướng nhận thức, vị trí xã hội…” [35, tr243]. Trong thời kỳ bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng. Các tạp chí dù chỉ phục vụ một đối tượng xác định nhưng cũng đã làm mới mình về cả nội dung và hình thức. Vẫn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà cơ quan báo chí đặt ra nhưng tạp chí không chỉ dừng lại ở việc đưa tin khoa học thuần tuý. Có rất nhiều tạp chí thông tin những vấn đề thời sự mà toàn xã hội đang quan tâm. Những sự kiện đó được bình luận, đánh giá, nhận xét một cách khách quan trung thực mà vẫn không kém phần hấp dẫn. 1.1.2.3. Công chúng báo chí là gì? Theo Đại từ điển tiếng Việt (NXB Văn hoá – Thông tin 1999) định nghĩa: “Công chúng là đông đảo người xem hoặc chứng kiến việc gì trong quan hệ với người diễn thuyết, tác giả, diễn viên…”. Công chúng là số đông người, cùng quan tâm tiếp nhận thông tin từ một sự việc, sự kiện hay một đối tượng nào đó trong một không gian chung. Ví dụ: công chúng của báo chí, công chúng của điện ảnh… “Công chúng là quần thể cư dân mà cơ quan báo chí hướng vào để tác động (và trực tiếp hay gián tiếp chịu sự tác động của báo chí), nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng với hoạt động báo chí” [25, tr23] Công chúng trong truyền thông vừa là người hưởng thụ thông tin cũng đồng thời là người cung cấp thông tin. Luồng thông tin xuất phát từ công chúng có thể phản ảnh sự việc hiện tượng… Có ý nghĩa hơn cả đó là những thông tin biểu lộ sự đánh giá, nhận định, thái độ của họ trước cuộc sống xung quanh. “Công chúng báo chí nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận và được các sản phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để tác động” [26, tr95]. Công chúng báo chí là những người tiếp nhận các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, đài phát thanh, truyền hình… Họ có thể là toàn xã hội hay một nhóm người trong nhất định trong một thời điểm nào đó, khi họ tiếp nhận thông tin từ các loại hình báo chí. Công chúng báo chí không cố định mà có thể thay đổi. Một người có thể là công chúng của nhiều sản phẩm báo chí hoặc nhiều loại hình báo chí khác nhau. Vậy công chúng của tạp chí là gì? Mỗi tạp chí đều phải trả lời câu hỏi: viết về lĩnh vực nào và viết cho ai đọc? Họ là những nhà khoa học, những nhà lý luận hay những nhà quản lý? Từ đó cần tìm hiểu về trình độ hiểu biết, về khả năng nghề nghiệp về nhu cầu thực tiễn của họ để giúp họ có thêm tri thức, kinh nghiệm và ứng dụng cải tạo hiện thực. Đối tượng độc giả của tạp chí cũng rất khác nhau nhưng không có ranh giới biệt lập bởi họ có các nhu cầu nghiên cứu rất đa dạng cho nên việc xác định đối tượng chỉ là tương đối. Đối tượng cỷa mỗi tạp chí đều có 3 trình độ: chuyên sâu cao và hẹp, kiến thức chuyên môn trung bình, ham thích và bước đầu tiếp cận để học hỏi. Với trình độ chuyên môn khác tạp chí cần có bài vở phù hợp cho từng loại đối tượng. 1.1.2.4. Tác động của thông tin trên tạp chí đối với công chúng: Tạp chí là một loại hình báo chí nên công chúng của tạp chí cũng là công chúng của báo chí. Những đặc điểm để thấy được công chúng của báo chí: Công chúng báo chí là một nhóm xã hội rộng lớn được chia thành các nhóm công chúng khác nhau theo các đặc điểm nhân khẩu, địa bàn cư trú, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn…. Công chúng báo chí có thể chịu ảnh hưởng của các tác động báo chí một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Công chúng báo chí có thể được xác định trong mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan báo chí, thể hiện cụ thể mục đích tác động thông qua các tác phẩm báo chí, hướng tới sự hình thành thông tin tiếp nhận từ phía công chúng. Những thông tin trên tạp chí cũng tác động vào xã hội thông qua cơ chế sau: Chủ thể à thông điệp à ý thức xã hội à hành vi xã hội à hiệu quả xã hội (1) Chủ thể xây dựng thông điệp hàm chứa nội dung thông tin. Những thông tin trong thông điệp bao giờ cũng có tính khuynh hướng. Mục đích, quan điểm của chủ thể thông qua việc lựa chọn số liệu, lựa chọn sự kiện, trình độ nhận thức, phương pháp phân tích đánh giá vấn đề. Thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và qua tạp chí nói riêng tác động vào ý thức xã hội hình hành tri thức, thái độ mới thay đổi nhận thức cũ. Sự thay đổi ý thức xã hội sẽ dẫn đến thay đổi hành vi xã hội và sau đó tạo hiệu quả xã hội. Việc tác động để thay đổi được ý thức xã hội phụ thuộc vào chủ thể vào thông điệp và phụ thuộc vào nhận thức, đặc điểm về tâm lý, thói quen, lứa tuổi, giới tính của nhóm đối tượng mà phương tiện truyền thông đại chúng hướng tới. Xét về sự tiếp nhận thông tìn thì nhóm công chúng tuỳ theo tiền đề nhận tức sẽ có những mức độ tiếp nhận khác nhau. Nhóm tiền đề có mức độ trung bình dễ tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhóm đối tượng có trình độ nhận thức cao hoặc thấp đều khó. Như chúng ta đã biết đặc điểm thông tin trên tạp chí thường là thông tin phân tích, giải thích, giải đáp những vấn đề phức tạp một cách có hệ thống, sâu sắc và có độ chính xác cao. Bản thân đội ngũ những người làm tạp chí thường là các cộng tác viên. Họ là những chuyên gia về một lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội. Vì vậy, đối tượng công chúng của tạp chí là những người có trình độ nhận thức cao nên để thu phục được họ phải bằng logic, bằng chiều sâu của nghệ thuật lập luận thông qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng và số liệu chân thực… “Phạm vi công chúng của tạp chí cũng rất hẹp, chủ yếu tập trung vào những người có trình độ chuyên môn sâu, có trách nhiệm tổ chức thực hiện 1các nhiệm vụ liên quan hoặc có tham vọng tìm hiểu, nghiên cứu về địa hạt đó” [35.tr245] Đánh giá tác động của truyền thông đại chúng nói chung và tác động tới đối tượng công chúng của tạp chí nói riêng bằng hiệu quả xã hội. “Hiệu quả của truyền thông đại chúng chính là việc đạt được mục đích theo thực tế” [34, tr28]. Trong cuốn “Truyền thông đại chúng”, theo PGS. TS Tạ Ngọc Tấn có thể chia hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng bằng các ba mức độ khác nhau: “Mức độ thứ nhất là hiệu quả tiếp nhận. Hiệu quả tiếp nhận là cấp độ thấp nhất đánh giá tác động của truyền thông đại chúng đối với xã hội. Đó là sự đánh giá về số lượng, cách thức tiếp cận và chấp nhận nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng” [34, tr28]. Đối với báo in và tạp chí có thể đánh giá qua số lượng độc giả, đọc trong hoàn cảnh nào, đọc thường xuyên không “Mức độ thứ hai của hiệu quả truyền thông đại chúng là hiệu ứng xã hội. Hiệu ứng xã hội của truyền thông đại chúng là những biểu hiện của xã hội hình thành do sự tác động của thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng” [34, tr29]. Hiệu ứng xã hội của truyền thông đại chúng cũng rất phong phú. Nó bao gồm những phản ứng tâm lý, trạng thái tình cảm như vui, buồn, lo lắng, hồi hộp… đến những xáo trộn của cuộc sống thường ngày. Thay đổi những hành vi ứng xử. Dư luận xã hội là một hình thức phổ biến nhất, dễ nhận thấy nhất của hiệu ứng xã hội. Dư luận xã hội cũng được coi là hiệu quả tức thì của truyền thông đại chúng. Dư luận xã hội dần dần sẽ hình thành hành vi xã hội rộng lớn. Đối với những tạp chí chuyên sâu đặc biệt là những tạp chí lý luận chính trị, những phân tích chuẩn xác, khoa học có thể giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp với cuộc sống. Dẫn dắt định hướng vận động các tiến trình xã hội. “Mức độ thứ ba - mức độ cao nhất của hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng là hiệu quả thực tế. Hiệu quả thực tế của truyền thông đại chúng là những thay đổi, vận động thực tế của đời sống xã hội dưới tác động của truyền thông đại chúng. Hiệu quả thực tế là mục đích hướng tới cao nhất của hoạt động truyền thông đại chúng. Đó chính là những vận động tạo nên biến đổi về số lượng, chất lượng của các tiến trình, các lĩnh vực trong đời sống xã hội” [34, tr31]. Đánh giá tác động của thông tin đối với công chúng trên mỗi loại hình báo chí đã trở thành vấn đề quan trọng. Các loại hình báo chí ngày càng quan tâm tới nhu cầu của nhóm đối tượng riêng, thậm chí nhu cầu của từng người. Sự phân loại kênh thông tin cũng chính là đáp ứng nhu cầu thông tin của từng nhóm công chúng khác nhau. Công chúng giờ đây không chỉ là người được cung cấp thông tin mà còn là người cung cấp thông tin, các ý tưởng cho các nội dung của các số báo, tạp chí hay các chương trình truyền hình, phát thanh tiếp theo. 1.1.3 Mô thức thông tin là gì? 1.1.3.1 Sự xuất hiện của mô thức trong hoạt động nghiên cứu báo chí, truyền thông “Thuật ngữ mô thức kết cấu dùng để chỉ một kết cấu tác phẩm, lặp đi lặp lại nhiều lần với sự thống nhất giữa nội dung với vị trí, ngôn ngữ, hình thức biểu đạt” [33, tr94]. Mô thức thông tin trong lý thuyết truyền thông là sự lặp đi, lặp lại, trở thành phương hướng thống nhất về nội dung hình thức. “Về cơ bản, các báo quan tâm đến những sự kiện, vấn đề mới nhất, tác động và liên hệ gắn bó hữu cơ với dư luận xã hội. Tương ứng, các báo có định kỳ mau, khổ lớn, ngôn ngữ sự kiện ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày theo mô thức thực dụng - hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm thu hút sự chú ý của người đọc” [34, tr244]. “Khoa học công nghệ không chỉ là bà đỡ của các kênh truyền tải thông điệp và các phương thức truyền thông mà còn làm thay đổi mô thức truyền thông, từ đó góp phần phát triển nguồn nhân lực xã hội và kích thích, thúc đẩy tiến trình phát triển, trước hết là nâng cao dân trí và vị trí xã hội của nhân dân trong việc kiểm soát chống lạm dụng quyền lực” [9,tr144]. 1.1.3.2. Xây dựng mô thức thông tin cho hoạt động báo chí xuất phát từ những yếu tố. Tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của giúp người tổ chức thực hiện nội dung tờ báo, tạp chí đúng mục đích. Ngoài sự định hướng chung của Đảng và Nhà nước, mỗi tờ báo, tạp chí có chức năng nhiệm vụ cụ thể. Bám sát vào chức năng nhiệm vụ của tờ báo sẽ làm cho tờ báo có sắc thái riêng. Mỗi tờ báo, tạp chí khi đề cập đến các sự kiện, vấn đề nên có phương thức khai thác, cách thức tổ chức thông tin riêng theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Qua đó thể hiện phương pháp đưa tin nhiều chiều. Phương thức riêng trong việc xử lý thông tin của mỗi cơ quan báo chí cần dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực. Tâm lý tiếp nhận của công chúng. Như chúng ta đã biết độc giả là yếu tố sống còn của mỗi ._.tờ báo và tạp chí. Mỗi nhà báo khi cầm bút viết đều phải đặt câu hỏi: đối tượng của mình là ai, họ cần gì ở bài viết của mình? Trong tư tưởng về sáng tạo tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh, từ “viết cho ai” mới xác định “viết như thế nào”. Người nhấn mạnh việc xác định đối tượng của tờ báo như một nội dung trọng yếu, một tiêu chí sống còn để có bài báo tốt. Trong “Thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng” năm 1949, Người khẳng định: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng, một tờ báo không được đại đa số ham chuộng thì không xứng đáng là tờ báo" [21, tr138]. Mục đích là để người tổ chức tờ báo xác định đối tượng đọc của bài báo, tờ báo là ai để từ viết và tổ chức nội dung cho phù hợp. Sở dĩ người làm báo đi săn tin và viết bài là để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng; nhưng công chúng không tiếp nhận thông tin một cách thụ động, mà trái lại họ luôn có sự lựa chọn và thái độ của họ, hưởng ứng hoặc chê trách, rồi phản hồi trở lại đối với tờ báo, hoặc họ không đọc nữa nếu họ không còn tin cậy vào tờ báo. Mỗi tờ báo, tạp chí đều có những đối tượng độc giả khác nhau nên nhu cầu và khả năng tiếp nhận thông tin cũng khác nhau. Khi xuất bản mỗi tờ báo, tạp chí, các toà soạn báo phải nghiên cứu kỹ lưỡng tâm lý đối tượng độc giả, rồi dự thảo số trang, chuyên mục, chủ đề, thể hiện, cách trình bày… Ngày nay, nhu cầu tiếp nhận của công chúng ngày càng cao và đa dạng. Nhiều cơ quan báo chí đã trọng đến việc nghiên cứu nhu cầu của độc giả. Việc nghiên cứu tâm lý công chúng càng tốt thì việc tổ chức nội dung thông tin của tờ báo, trang báo, tạp chí càng phù hợp với nhu cầu của độc giả. Nhu cầu của công chúng hết sức đa dạng. Tổ chức nội dung tờ báo, tạp chí sẽ xa rời tôn chỉ mục đích, pháp luật. Việc đọc báo, xem các chương trình truyền hình, nghe các chương trình phát thanh đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc tâm lý tiếp nhận thông tin. Với những khán thính giả xem nghe đài và xem truyền hình hoặc tiếp nhận thông tin trên mạng Internet họ sẽ mất chủ động do lệ thuộc vào thời gian phát song và sự xuất hiện của hình ảnh trên màn hình. Độc giả của báo in tiếp nhận thông tin rất chủ động. Bạn đọc có thể lựa chọn tờ báo họ yêu thích, số báo, trang báo khi các thông tin đó được trình bày rõ rang, dễ xem. Yêu cầu thực tế của toà soạn. Sản phẩm báo chí là một loại hàng hoá đặc biệt. Muốn có những sản phẩm báo chí mang lại hiệu quả xã hội cao đòi hỏi phải có những người làm báo năng động. Hoạt động báo chí phải thật sự chuyên nghiệp. Đối với người tổ chức nội dung tờ báo, tạp chí, ngoài việc chú trọng xây dựng nội dung số báo, tạp chí hấp dẫn cần chú trọng đến nguồn nhân lực, điều kiện kinh tế của cơ quan báo chí. Một phương án nội dung, hình thức phức tạp có thể ảnh hưởng đến kinh tế của toà soạn… 1.1.3.3 Nghiên cứu mô thức thông tin trên các bình diện Như chúng ta đã biết sự xuất hiện một sản phẩm báo chí nào cũng đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của công chúng. Điều này quyết định đến nội dung và hình thức cũng như phương pháp chuyển tải thông tin của báo chí. Nó biểu hiện trên tất cả những bình diện từ chất lượng nội dung, tính thời sự kỳ, khuôn khổ, cách trình bày… Thứ nhất: Nghiên cứu mô thức thông tin bằng việc nghiên cứu lựa chọn nội dung thông tin. Trong cuốn sách “Tổ chức nội dung, thiết kế & trình bày báo in” của tác giả Hà Huy Phượng, NXB Lý luận chính trị, đã nêu rõ: “Bạn đọc không biết các nhà báo có bao nhiêu thể loại để thể hiện tác phẩm và dùng bao nhiêu phương pháp sáng tạo tác phẩm báo chí, điều cốt yếu họ cần là khi tiếp nhận thông tin trong tác phẩm đó có gì hấp dẫn hay không hấp dẫn”. Để có những sản phẩm báo chí có chất lượng thì việc lựa chọn cần có những tiêu chí sau đây: - Sự kiện, vấn đề trong tác phẩm mới, lạ mà đọc giả chưa biết đến: Những sự kiện mới xảy ra bao giờ cũng thu hút công chúng. Tờ báo nào càng nhiều thông tin mới lạ càng thu hút được công chúng. - Sự kiện, vấn đề tác động tới nhiều người và có ý nghĩa cho xã hội: Trong xã hội có nhiều sự kiện ảnh hưởng tác động đến nhiều người. Những sự kiện, vấn đề này gắn liền với lợi ích của họ. Ví dụ như gần đây, giá vàng, giá đô la, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng… là những vấn đề mà người dân quan tâm. Nên những phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin phân tích và bình luận khá nhiều… Sự kiện tác động đến tình cảm cá nhân của độc giả: Những bài viết phản ánh chân thực cuộc sống, những mảnh đời éo le, những tai nạn do thiên tai, giao thông… lay động tình cảm của biết bao người Sự kiện, vấn đề phù hợp với chức năng nhiệm vụ đối tượng đọc của toà soạn Sự kiện, vấn đề cần được thông tin đầy đủ, khách quan: Có những sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội, công chúng cần phải được thông tin đầy đủ để nhận thức cho đúng bản chất của sự việc. Như vậy, không đồng nghĩa với việc mổ xẻ rồi dẫn đế thổi phồng làm sai lệch sự thật… Sự kiện liên quan đến nhân vật nổi tiếng ....Có rất nhiều các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội. Nhưng không phải tờ báo nào, tờ tạp chí nào, hay bất kỳ một phương tiện truyền thông đại chúng nào cũng phản ảnh được hết. Lựa chọn thông tin để ưu tiên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác trong đó vấn đề được công chúng quan tâm hay được đặt lên hàng đầu… Ví dụ như tuần báo Time, Newsweek và U.S News trong thời gian từ năm 1960 tới 1970 luôn đăng tải những vấn đề công chúng quan tâm nhất và những vấn đề quan trọng mà Hoa Kỳ đang phải đương đầu. Những nội dung trên 3 tuần báo được phân loại và sắp xếp theo thứ tự quan trọng, căn cứ vào cách thức tường thuật và diện tích. Bảng 1: Thứ tự các vấn đề được đề cập trên các tuần báo từ 1960 đến 1970, và thứ tự “các vấn đề quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đương đầu” (theo sự trả lời của người dân) trong cùng một khoảng thời gian này Các vấn đề Số lượng bài báo Thứ tự quan trọng của các vấn đề trên các tuần báo Thứ tự quan trọng của các vấn đề, theo người dân Chiến tranh Việt Nam 861 1 1 Vấn đề chủng tộc 687 2 2 Sự phản kháng của sinh viên 267 3 4 Lạm phát 234 4 5 Ti vi và các phương tiện truyền thông 218 5 12 Tội ác 208 6 3 Ma tuý 173 7 9 Môi trường 109 8 6 Hút thuốc lá 99 9 12 Nghèo đói 74 10 7 Tình dục 62 11 8 Quyền của nữ giới 47 12 12 Khoa học và xã hội 37 13 12 Dân số 36 14 12 Nguồn: Tr412, Xã hội học báo chí, Trần Hữu Quang, Nhà xuất bản Trẻ, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu á – Thái Bình Dương. Theo tác giả này, kết luận đã chứng minh rằng dư luận công chúng phản ánh lại quan điểm của các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy rõ ràng, việc lựa chọn thông tin để đưa là hoàn toàn có chủ đích. Đó là những nội dung mà xã hội Mỹ và công chúng Mỹ quan tâm. Trên thực tế, có các cơ quan báo chí ưu tiên bằng cách đưa ít, đưa nhiều những thông tin mà họ cho là cần thiết của mỗi một số báo, chương trình… Gần đây, chúng ta thấy xuất hiện những chuyên san đưa theo vấn đề hay chuyên đề. Giúp người đọc hình dung một cách tương đối đầy đủ về một vấn đề hay sự kiện nào đó. Ví dụ như: Chuyên san Người đẹp của báo Tiền phong đưa chuyên đề về Hoa hậu Việt Nam 2006, nhân dịp cuộc thi Hoa hậu Việt Nam do báo tổ chức… Đây là cách lựa chọn sự kiện đang diễn ra và được dư luận rất quan tâm. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin liên tục từ lúc diễn ra đến lúc kết thúc sự kiện. Cách đưa tin theo chuyên đề có thể là đưa trước, trong hoặc sau khi sự việc đã diễn ra cung cấp cho công chúng một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn… Thứ hai: phương thức và cách thức đưa tin. Cách thức: Hình thức diễn ra một hành động Phương thức: cách thức và phương pháp Phương pháp: (1) Cách nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội. (2) Hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hành động nào đó (Nguồn: Từ điển Tiếng việt, Hoàng Phê (chủ biên), NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học) Phương thức và cách thức đưa tin chính là cách khai thác, góc nhìn, hướng tiếp cận thông tin của nhà báo thông qua ngôn ngữ, văn phong. Cách khai thác, góc nhìn, hướng tiếp cận thông tin , tổ chức sử dụng thông tin của nhà báo Cách khai thác thông tin của mỗi một nhà báo, hay mỗi cơ quan báo chí đều khác nhau. Ví dụ như báo Nhân dân nguồn chủ yếu là những thông tin chính thống, từ Thông tấn xã Việt Nam… Với cũng một nguồn tin ấy thì việc khai thác, sử dụng đến đâu, góc nhìn, hướng tiếp cận thế nào phụ thuộc vào tôn chỉ mục đích của toà soạn báo, năng lực của phóng viên và nhiều yếu tố khác nữa. Việc thu thập thông tin và chọn một cái khung để xử lý thông tin, mô tả việc chọn lối tiếp cận. Điều này có thể ví với việc khi ta chụp hình hay quay phim, trước hết là cần chọn cái khung thế nào để chụp hay quay. Có thể mở rộng khung ảnh để cho thấy cả những bối cảnh lịch sử lớn lao, hay thu hẹp ống kính vào một số khuôn mặt nhân vật để làm nổi bật những yếu tố tâm lý cá nhân và những khía cạnh cảm xúc. Hay là chọn một kiểu cấu trúc dàn bài để tổ chức sắp xếp các phần nội dung thông tin đã thu thập được; và chọn những thuật ngữ, những lối nói, hình tượng để làm sao đạt hiệu quả thu hút người đọc hay người nghe. Đối với những vấn đề mới mẻ hay bất ngờ, xa lạ với công chúng thì có thể tìm ra một cái “khuôn” nhận thức tương ứng để giải thích được sự kiện, để làm cho độc giả hiểu được vấn đề. Ví dụ như gần đây, một bộ phận thanh, thiếu niên trong xã hội mải mê với những trò game online, với chát và những trang web đen… đã bỏ bê học hành thậm chí bỏ nhà đi bụi, gây ra các vụ trọng án. Báo chí đã tìm ra một cái khung giải thích: thay vì lên án những thanh thiếu niên này. Nguyên nhân sâu xa là sự quản lý yếu kém của nhà trường, sự lơ là của cha mẹ chúng… sự quản lý các tụ điểm internet không tốt. Những góc nhìn rất mới, mang nhiều nét nhân bản, sâu sắc và trầm tĩnh khi trình bày và phân tích các vấn đề xã hội, khác hẳn với những lối mòn mang nặng những định kiến, lên án, đổ tội mang lại cho công chúng những cái nhìn toàn diện hơn. Hay như là việc tổ chức sử dụng thông tin khoa học, văn bản hành chính. Chức năng chính của các tờ báo vẫn là thông tin sự kiện, nếu lạm dụng việc đăng tải quá nhiều văn bản hành chính trên báo sẽ làm độc giả thấy nhàm chán. Trong thực tế, một số tờ báo tổ chức nội dung không linh hoạt xử lý các thông tin văn bản hành chính, cho đăng tải nội dung có chiếm dung lượng lớn. Cách giải quyết vấn đề ở đây là có thể sử dụng phương thức thể hiênh thông tin văn bản hành chính thông qua các sự kiện vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Phương thức tiếp nữa là lựa chọn những nội dung mà công chúng quan tâm nhất để đăng tải… Có rất nhiều các phương thức đăng tải khác nhau nhằm thu hút độc giả, việc lựa chọn phương thức nào cần đòi hỏi sự linh hoạt của phóng viên, biên tập viên của toà soạn. Cách khai thác, góc nhìn, hướng tiếp cận, của nhà báo thông qua ngôn ngữ, văn phong, thể loại. Ngôn ngữ, văn phong mà nhà báo sử dụng là ngôn ngữ, văn phong báo chí Theo nhà nghiên cứu Đinh Trọng Lạc nêu 3 đặc trưng của phong cách báo chí – công luận đó là: tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn. Ba đặc trưng này được biểu hiện rõ rệt trong những đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách báo chí – công luận thuộc các phương diện như từ vựng, cú pháp, kết cấu [18, tr100-111]. Nhà nghiên cứu Hữu Đạt đưa ra các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách báo chí bao gồm: chức năng thông báo, chức năng hướng dẫn dư luận xã hội, chức năng tổng hợp và tổ chức quần chúng, tính chiến đấu mạnh mẽ, tính thẩm mỹ và giáo dục, tính hướng dẫn và thuyết phục, tính ngắn gọn và biểu cảm, đặc điểm về cách dùng từ ngữ [4, tr224-247]. Theo TS Hoàng Anh đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là có tính sự kiện. Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt cac tính chất cụ thể như: Tính chính xác, tính cụ thể, tính đại chúng, tính ngắn gọn, tính định lượng, tính bình giá, tính biểu cảm, tính khuôn mẫu [1, tr16-26]. Mỗi tờ báo nói chung và các phương tiện truyền thông nói chung có những phương thức và cách thức đưa tin khác nhau. Nhưng dù bằng phương thức hay cách thức nào thì việc phương pháp tư duy của nhà báo lại phải đặt nền tảng chủ yếu trên logic duy lý và phải làm việc với các sự kiện và các vấn đề thời sự, chứ không được phép hư cấu. Báo chí trước hết hướng đến mục tiêu thông tin. Tư duy dựa trên sự kiện và tư duy thời sự là một trong những nét đặt trưng hàng đầu của nhà báo. Truyền thống báo chí trên thế giới đã xác định một quy tắc và thể thức viết lách nhất định mà ngày nay hầu hết các sách đều nguyên tắc chung nghề nghiệp. Đó là quy tắc 5W + 1H (Who? What? When? Where? Why? How? Ai? Cái gì? Lúc nào? ở đâu? Tại sao? Thế nào?). Hay quy tắc hình tháp ngược quy định rằng nội dung cốt lõi của một bản tin phải được đưa lên ngay phần mở đầu, sau đó mới đến những chi tiết, bối cảnh hay diễn giải… Văn phong báo chí luôn ưu tiên các sự kiện, bám sát sự kiện. Trong tác phẩm của mình mỗi nhà báo có thể giải thích, có thể lồng quan điểm nhận định của mình vào nhưng yêu cầu quan trọng nhất là phải phản ánh trung thực sự kiện. Văn phong báo chí phải trong sáng, chuẩn mực, chỉnh xác. Mỗi nhà báo khi viết phải hình dung đối tượng công chúng của mình, và đặt mình vào vị trí của người công chúng, để xem công chúng của mình cần gì và để lường hết nhưng phản ứng của họ, dự đoán cách thức mà công chúng tiếp nhận. Một trong những đặc trưng quan trọng của văn phong báo chí đó là tính chất khách quan. Gaye Tuch đã phân tích một số tờ báo Mỹ và rút ra nhận định tính khách quan thường được người viết báo thể hiện thông qua ba cách thức sau đây: “ Phương cách “hình thức”: đưa ra những sự kiện và những con số; dung những câu trích có đóng ngoặc kép (trích nguyên văn lời người được phỏng vấn); trình bày những quan điểm trái ngược nhau Phương cách mang tính “tổ chức”: ưu tiên đưa những thông tin xuất phát từ những nguồn tin là cơ quan có thẩm quyền (thí dụ đưa con số những người biểu tình theo số liệu của sở cảnh sát; phỏng vấn ông thị trưởng của một thành phố bị thiên tai) đồng thời sắp xếp cấu trúc bài viết hoặc ma két dựng trang thế nào để tách nguyên lời bình, những nhận định ra khỏi phần tường thuật sự kiện Phương cách sử dụng “lý lẽ thông thường” tức là sử dụng những ý kiến, những nhận định mà mọi người đều cho là đúng, là hiển nhiên, tránh đưa vào nội dung bài viết những ý tưởng khác với lối suy nghĩ thông thường của đa số dân chúng” [31, tr309]. Cách sử dụng những cách thức thông tin như vậy là hoàn toàn có chủ ý đối với việc tiếp nhận của công chúng. “…phóng viên sử dụng không hẳn để đảm bảo cho tính khách quan của bản tin, mà thực ra là nhằm tránh né những lời chỉ trích hoặc đối phó với những khiếu kiện có thể xảy ra đối với bản tin. Họ dung những cách thức trên để chứng tỏ rằng, mặc dù không có nhiều thời gian, họ đã cố gắng hết sức và tìm đủ mọi nguồn tin để làm cho bản tin trở nên đáng tin cậy. Lối viết này người viết đã để cho các sự kiện lên tiếng, chứ không áp đặt ý tưởng chủ quan hay quan điểm nào chủ quan của mình” Thu thập thông tin và chọn cái khung để xử lý thông tin là chọn kiểu cấu trúc dàn bài để tổ chức sắp xếp các phần nội dung thông tin thu thập được; và chọn thuật ngữ, những lối nói, hình tượng để thu hút người đọc người nghe. Thứ 3: Thể loại và thiết kế, trình bày Thể loại: Trong cuốn sách “Truyền thông đại chúng và công tác biên tập” tác giả Claudia Mast phân chia nội dung của truyền thông thành 3 nhóm: Hình thức nặng nề nêu sự việc (tường thuật): bản tin (dạng tin bài: thông tin và tường thuật, dạng tin hình ảnh: ảnh, đồ họa), phóng sự, phỏng vấn, cung cấp tài liệu chuyên khảo. Hình thức trình bày quan điểm: xã luận, bình luận, ghi nhanh, chuyên mục, miêu tả chân dung, châm biếm đả kích, ca khúc (chính trị) và các bài lý luận phê bình sách, kịch, âm nhạc, nghệ thuật, phim ảnh và truyền hình. Các hình thức thiên về suy tưởng: truyện đăng tải trên các báo, truyện ngắn, truyện viễn tưởng, phim truyện, kịch truyền hình, truyền thanh, cả khúc, chuyện vui, tranh châm biếm, đả kích. Sự lựa chọn thể loại dựa vào phương tiện đó là phương tiện gì? phạm vi ảnh hưởng rộng hay hẹp? trách nhiệm trước công luận của nhà báo? Hình thức thể hiện thế nào tiếp cận với loại công chúng là hiệu quả?.... Và rất nhiều các yếu tố khác nữa. Đối với nhà báo cần đặt vấn đề chọn lựa hình thức thể hiện trong mối quan hệ giữa đề tài, phương tiện thông tin, ý chí và kỹ năng bản thân và sự mong đợi của độc giả. Chọn thể loại mạnh, bài thế mạnh cho tờ báo. Có rất nhiều thể loại báo chí để thể hiện thành tác phẩm. Không phải toà soạn nào cũng có đội ngũ viết đồng đều các thể loại báo chí. Phải chọn lựa xem trong toà soạn của mình thể loại nào được phóng viên thường xuyên viết. Có rất nhiều các tờ báo, tạp chí để lại dấu ấn trong lòng độc giả bằng những thể loại tác phẩm một cách ổn định vì đó là thế mạnh của họ. Điều này cũng là phương thức tạo nên bản sắc của tờ báo, tạp chí. Thường thì các tờ báo ngày lấy thế mạnh là tin tức. Tạp chí, chuyên san, nguyệt san… thường lấy thể loại bình luận, bài phản ánh làm thế mạnh cho mình. Điều này phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng. ở nước ta hiện nay, khi nhắc đến tờ báo như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động, Tiền Phong, Thanh niên, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh… bạn đọc sẽ ấn tượng các bài xã luận, bình luận, các bài phóng sự đã gây tiếng vang. Thiết kế, trình bày Thiết kế: là thể hiện ý tưởng một nội dung đó bằng hình thức, trong đó việc tổ chức sắp xếp, liên kết các yếu tố nội dung lại thành một tổng thể hữu cơ mà mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thể hiện là yếu tố quyết định đối tượng thiết kế. Trình bày: là sử dụng các công cụ, phương tiện, nguyên lý, nguyên tắc trang trí để sắp đặt các ý tưởng thiết kế về mặt hình thức. Làm makét một trang là sắp xếp bốn loại yếu tố: bài văn, sắp xếp đầu đề, các minh họa và thông báo quảng cáo - bằng cách áp dụng quy tắc mỹ thuật và hướng dẫn biên tập. Cuộc cạnh tranh gay gắt trong và giữa các phương tiện thông tin cùng những khả năng mới về kỹ thuật đã dẫn đến việc giới thiệu của thông tin ngày càng trở nên quan trọng hơn. Việc giới thiệu thông tin còn bao gồm cả công việc xử lý các thông tin, sự kiện, vấn đề trong các hình thức trình bày thể hiện khác nhau kể cả việc vận dụng các thể loại trong mỗi hình thức. Trong một số tài liệu thiết kế, trình bày báo in hiện đại của Mỹ, Pháp, Thụy Điển, các tác giả đều cho rằng trình bày báo là công việc tạo ra các trang báo đẹp, hợp lý và giúp người đọc tiếp nhận nội dung thông tin thuận tiện. Thiết kế trình bày báo không chỉ đơn thuần là trang trí mà còn phải tạo sự hấp dẫn, hướng dẫn độc giả đọc báo. “Trong cuộc đấu tranh chinh phục công chúng hiện nay, sự phóng phú về hình thức thể hiện được khai thác triệt để. Sự kiện và vấn đề được biên tập dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo nên sự sống động và thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của công chúng. Ví dụ như tạp chí tin tức “Tiêu điểm” là một dạng hoạ báo đã đứng vững trong lòng công chúng và trên thị trường quảng cáo. Tờ báo được thiết kế trên cơ sở các đồ họa thông tin, hình ảnh, những hòm thư nhắn tin và các cuộc phỏng vấn ngắn, qua đấy những cái nhìn khái quát về những chủ đề trong báo. Các bài báo thường xuyên được sắp xếp xung quanh các bức ảnh hoặc đồ họa, và được minh họa tối đa bằng hình ảnh. Một yếu tố khác hỗ trợ cho việc ứng dụng hình thức báo ảnh này là việc phát triển rộng rãi công nghệ phần mềm và việc chế tác ảnh kỹ thuật số, công nghệ này tạo điều kiện cho việc xây dựng phác thảo nhanh chóng và đơn giản” [3, tr11]. Tờ báo và tạp chí thiết kế, trình bày đúng, hợp lý và đẹp sẽ thể hiện được mục đích, nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của tờ báo, tạp chí. Khi xây dựng kế hoạch xuất bản có ý đồ rõ ràng về kết cấu nội dung cho từng số báo. Nội dung mỗi trang báo, số báo được sắp đặt theo từng chủ đề cụ thể thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động. Thiết kế, trình bày làm nổi bật ý đồ nội dung thông qua hình thức. Việc tạo ra một định dạng mẫu (maket) mới hoặc cải tạo định dạng của báo phải dựa trên các mục tiêu cụ thể của tờ báo, định hướng nội dung, kế hoạch và năng lực thực hiện của toà soạn. Việc thiếu trao đổi giữa hình thức và nội dung trong quá trình xây dựng dạng định mẫu sẽ dẫn đến việc áp đặt những quy định cứng nhắc vào quy trình xử lý thông tin, không giúp cho việc chuyển tải hiệu quả các ý đồ của toà soạn. Ví dụ: như cách thức trình bày của một tờ tạp chí chính trị - xã hội với các bài bình luận phân tích sâu về các chủ đề phải khác với hình thức của một tờ báo tin nhanh, với ưu tiên dành cho các cấp độ đọc nhanh như tin, ghi nhận, phỏng vấn ngắn…. Hoặc cũng một tờ nhật báo thông thường nhưng với một tờ báo thể thao thì cần phải dành nhiều “đất” cho các ảnh minh họa, ảnh có kích thước lớn, ảnh tràn trang… Cách trình bày ổn định một tờ báo, tạp chí thể hiện ý đồ xuyên suốt của tờ báo: trình tự và cấp độ ưu tiên của mỗi mục phải được quyết định trên cơ sở nội dung; trong mục lớn cần có những tiểu mục hoặc có hình thức thể hiện riêng biệt mà độc giả có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin. Không chỉ có nội dung mà cả hình thức cũng có tính quyết định cho kết quả của các phương tiện truyền thông. Một công việc báo chí được chuẩn bị tốt sẽ phát huy được hiệu quả, khi độc giả, thính giả và khán giả bị sốc trước một cách giới thiệu khó hiểu, lủng củng thậm chí tẻ nhạt. Các tờ báo hiện nay ngày càng chú ý nhiều đến hình thức nếu như không muốn lượng phát hành giảm. Cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện thông tin đại chúng càng gay gắt thì công việc trình bày và thiết kế nội dung ngày càng quan trọng Theo tác giả Claudia Mast trong “Truyền thông đại chúng, công tác biên tập” mặc dù công việc thiết kế báo chí dựa trên những đánh giá chủ quan, nhưng nó cũng tuân theo một số nguyên tắc nhất định: Trật tự qua việc phân bổ rõ ràng các phần của một trang; Đơn giản qua việc chỉ sử dụng những yếu tố trang trí cơ bản; Tương phản qua việc phối hợp giữa cách in máy và các yếu tố khác; Nhất quán qua việc sử dụng các mẫu thiết kế đồng nhất. Nguyên tắc “Hình thức phụ thuộc nội dung” nói chung được các nhà thiết kế báo chí công nhận. Qua đó mới đạt được mục tiêu chuyển tải thông tin theo phương thức bám sát nội dung. “Người thiết kế, trình bày báo, tạp chí là người làm nên một nửa tờ báo (tờ báo hoàn thiện báo gồm hai yếu tố nội dung và hình thức, người thiết kế, trình bày chịu trách nhiệm yếu tố hình thức). Trong một toà soạn, người thiết kế, trình bày báo, tạp chí có vị trí quan trọng như phóng viên viết và các biên tập viên. Họ có quyền can thiệp vào nội dung để thể hiện hình thức, chẳng hạn như biên tập, cắt bài, đặt tít, chọn ảnh, cúp ảnh…” [30, tr137] Có 2 vấn đề mà những người thiết kế, trình bày cần lưu ý đó là tít báo và ảnh minh hoạ. Đó là hai yếu tố của nội dung bài báo nhưng lại mang đậm dấu ấn của trình bày. Đối với thiết kế cách đặt tít. Tít báo là yếu tố bền vững và là đặc điểm để nhận biết tờ báo. Việc thiết kế kiểu chữ, các biểu tượng, hình hiệu có thể đem lại cho tít báo một diện mạo không thể lẫn lộn với các báo khác. Không nói quá nhưng tít báo là yếu tố quan trọng nhất của bài. Đó là yếu tố chính ở mức độ đọc đầu tiên. Nó quyết định số phận của bài báo. Tít báo có chức năng thu hút độc giả chú ý vào trang giấy; cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt; giúp độc giả lựa chọn bài; khiến độc giả muốn đọc; tổ chức trang; sắp xếp thông tin. Vì vậy, để độc giả chú ý đến tít ngoài việc đặt tít hay mà còn cách trình bày tít cho thật bắt mắt (kích cỡ chữ, màu sắc…) Mỗi tờ báo đều có chính sách riêng cho việc sử dụng ảnh và hình minh họa nhưng yếu tố quyết định việc có sử dụng một hình minh họa hay không phụ thuộc vào nội dung thông tin của hình minh họa. Nhưng làm cho hình minh họa truyền tải tối đa nội dung thông tin đến độc giả thì phụ thuộc vào cách bố trí ảnh. Với vị trí và kích thước “ấn tượng”, hình minh họa góp phần làm cho trang báo thoáng đãng hơn, và tạo nên những điểm nghỉ ngơi cho mắt độc giả. Hình minh họa thu hút đầu tiên sự chú ý của độc giả. Một hình minh họa tốt sẽ “giữ” độc giả lại và đưa họ đến với bài báo. Cùng với tít của bài, hình minh họa tạo thành một lối thông tin quan trọng nhất của trang báo. Mỗi liên quan tương hỗ tít và ảnh minh họa phải được trình bày cẩn thận nhằm đạt được hiệu quả cho việc lựa chọn, phân cấp dàn dựng thông tin từ đó sắp xếp, tái tạo trình tự đã xác lập một cách rõ ràng trong trang báo. Như đã nói ở trên việc xây dựng mô thức thông tin cho hoạt động báo chí xuất phát từ tôn chỉ mục đích của toà soạn, từ tâm lý tiếp nhận của công chúng, từ điều kiện thực tế của toà soạn. Mà những yếu tố này đều là những yếu tố riêng của mỗi cơ quan báo chí. ở đây, tác giả thấy xây dựng mô thức thông tin không thể là xây dựng một khái niệm chung cho tất cả các loại hình báo chí. Việc xây dựng mô thức thông tin là cho một tờ báo, một tờ tạp chí, cho một chương trình phát thanh hay truyền hình… Trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên mô thức là mô hình, kiểu Mô hình là : Hình thức diễn đạt hết sức ngắn gọn bằng một ngôn ngữ đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy. Nguồn : (Hoàng Phê (2004); Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học). Bằng những lý giải trên tác giả xin đưa ra một định nghĩa mô thức thông tin. Mô thức thông tin là phương thức, cách thức và mô hình thông tin của một tờ báo, tạp chí hay một chương trình phát thanh, truyền hình. Cụ thể ở đây tác giả nghiên cứu mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện. Nên mô thức thông tin trên chuyên san này là phương thức, cách thức, mô hình thông tin trên chuyên san hay nói cách khác là cách thức, phương thức tổ chức nội dung thông tin trên chuyên san thông qua một cách trình bày ổn định. 1.1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu mô thức thông tin trong hoạt động báo chí Theo cách hiểu của tác giả ở đây, nghiên cứu mô thức thông tin không phải là nghiên cứu những hoạt động phía sau mặt báo như cơ cấu tổ chức toà soạn, phân công chức năng nhiệm vụ… mà là nội dung, hình thức, cách thức, phương thức thông tin… hay nói cách khác là cách tổ chức nội dung thông tin trên mặt báo thông qua một cách thức thiết kế, trình bày có tính ổn định (đối với báo in). Để từ đó đưa ra một mô hình “chuẩn” giúp những nhà báo hình dung một cách đầy đủ hơn về công việc của mình. Có thể ví người xây dựng mô thức thông tin “chuẩn” là một kiến trúc sư mà sản phẩm của họ là bản vẽ một ngôi nhà. Những nhà báo là những người thợ thực hiện việc xây dựng ngôi nhà đó. Tất cả những việc làm đó, không ngoài mục đích thu hút công chúng nhờ nội dung, hình thức của mỗi sản phẩm báo chí. Cùng với sự phát triển của toàn xã hội, báo chí và truyền thông đại chúng ngày càng hoạt động chuyên nghiệp hơn. Việc nghiên cứu mô thức thông tin trong hoạt động báo chí là hết sức cần thiết. Đây là một hoạt động có ý nghĩa cơ bản về lý luận và cũng rất bức thiết đối với hoạt động thực tiễn báo chí đang đặt ra. Đối tượng tác động của của báo chí là gì? Việc mô tả, phân tích, đưa ra những lý luận mới về hoạt động nghiệp vụ báo chí sẽ góp phần nâng cao năng lực và hiệu của hoạt động báo chí truyền thông chuyên nghiệp. Việc đưa ra một khái niệm mô thức thông tin không nằm ngoài mục đích làm tăng tính phong phú, hấp dẫn của báo in cũng như các chương trình phát thanh truyền hình. Với cách trình bày cũ, khô cứng, đơn điệu, một chiều đã đẩy công chúng xa rời báo chí. Những quan điểm lý luận báo chí thời kỳ bao cấp đã không còn phù hợp nữa. Các tác phẩm báo chí được cấu thành từ những phương thức, cách thức nào? Các thông điệp được thiết kế như thế nào? những chất liệu gì? và khai thác từ đâu?. Nhà báo đến với công chúng bằng sự kiện và tại sao sự kiện lại có vai trò quan trọng trong tác phẩm báo chí? Làm thế nào để phát hiện vấn đề có ý nghĩa với cộng đồng và làm thế nào để những vấn đề đến với công chúng thật hấp dẫn? Những sự kiện trong tác phẩm báo chí nói riêng và trong các loại hình báo chí nói chung liên kết với nhau thế nào, theo những phương thức nào?... là những vấn đề của báo chí hiện đại. Trước những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn việc nghiên cứu tìm ra cách thức và phương thức từ đó xây dựng mô hình thông tin hiện đại để thông tin đến với công chúng hiệu quả nhất là trách nhiệm của những người nghiên cứu báo chí, truyền thông. Một nền báo chí hiện đại, phát triển bền vững thì hệ thống lý luận khoa học được nghiên cứu, tổng kết kịp hoạt động thực tiễn. Việc phác thảo ra hệ thống khái niệm mới sẽ giúp những nhà báo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp. 1.2 Sự hình thành và phát triển của chuyên san Hồ sơ Sự kiện 1.2.1 Tôn chỉ, mục đích của chuyên san Hồ sơ Sự kiện Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng, tham gia tích cực vào sự nghiệp trên 3 tư cách: là cơ quan phát ngôn về các vấn đề lý luận, chính trị: là cơ quan tham mưu cho Đảng trong hoạch định các chủ trương, đường lối, là đơn vị nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Trong quá trình cách mạng của Đảng, Tạp chí Cộng sản luôn bám sát các nhiệm vụ cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó, làm tốt chức năng là cơ quan lý luận và chính trị của Đảng, là ngọn cờ tiên phong trong công tác tuyên truyền, giác ngộ cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Tạp chí đã tập trung tuyên truyền kịp thời và có hiệu quả đường lối đúng đắn của Đảng; những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc vận dụng và phát triển sáng tạo trong thực tiễn công cuộc đổi mới. Tích cực tham gia tổng kết thực tiễn, giới thiệu các nhân tố mới, kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến, góp phần bổ sung hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ sự trong sáng và tính đúng đắn, khoa học của Học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng ta. Chú trọng đi sâu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn của cuộc sống đặt ra; những định hướng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Các ấn phẩm của Tạp chí Cộng sản trong đó có Chuyên san Hồ sơ Sự kiện luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính Đảng, tính khoa học và tính nhân văn, góp phần quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hành vi xã ._.phẩm báo chí) Tít là yếu tố bền vững nhất và là đặc điểm nhận biết của một tờ báo. Bên cạnh việc thiết kế kiểu chữ, các biểu tượng, hình hiệu có thể đem lại cho tít báo một diện mạo không thể lẫn lộn với các báo khác. Thông thường để hoàn thành một tác phẩm nói chung bao giờ người làm báo cũng phải có trong tay những tư liệu nhằm đảm bào, thoả mãn các câu hỏi 1. ai (Who)? 2. Việc gì (What)? 3. Thời điểm nào (When)? 4. Địa điểm nào (Where)? 5. Tại sao (Why)? 6. Như thế nào (how)? 7. ý nghĩa của sự kiện (so what)? Các yếu tố này tạo thành một hệ thống phải được tác phẩm đề cập đến một cách rõ ràng, chính xác. Nếu việc thể hiện nội dung là quá trình thể hiện tác phẩm thì việc đặt tên gọi cho các nội dung ấy là quá trình đặt tít. Ta không thể tách rời việc thể hiện nội dung tác phẩm và tít bởi bản chất của việc đặt tít là gọi chọn từng nội dung trong một từ, một ngữ, một câu, một kết cấu ngữ pháp nhất định, phù hợp với chuẩn ngôn ngữ. Yêu cầu đầu tiên cho việc đặt tít là phải đúng. Nghĩa là đầu đề phải tương hợp với tác phẩm. Một tít đúng và chính xác trước hết phải có sự tương hợp với tác phẩm. Tiếp theo, là tít phải phù hợp thể loại. “Tính chất phức tạp bị quy định bởi sự vận động năng động của chính các thể loại tác phẩm báo chí. Sự phát triển của xã hội kéo theo sự phát triển ngày càng phong phú của các nhu cầu thông tin cả về nội dung, hình thức và phương pháp chuyển tài các nội dung đó. Để đáp ứng các nhu cầu thông tin mới, báo chí có thể phá vỡ những khuôn khổ của thể loại đó, hình thành tác phẩm những mối quan hệ mới” [11, tr38] Tít phải đúng chuẩn ngữ pháp – cú pháp. Có thể khẳng định, mọi cơ sở về nhận diện và phân tích cái đúng, cái sai đều phải dựa vào chuẩn ngôn ngữ. Đó là những quy tắc ngôn ngữ mà mọi người trong xã hội đã quy ước và thừa nhận. Tít phải đúng chuẩn từ vựng. Tít phải ngắn gọn, điều này càng phù hợp hơn với báo chí hiện đại. Ngắn gọn và dễ hiểu, loại bỏ đến mức tối đa những “lượng dư” không đúng là nguyên tắc quan trọng của báo chí hiện đại. Theo khảo sát thì chuyên san Hồ sơ Sự kiện thường sử dụng các loại đầu đề sau: Đầu đề zero Chuyên san Hồ sơ Sự kiện có chuyên mục 2 tuần trong 5 phút , đó là chuyên mục sử dụng các tin vắn. Nhưng tin vắn này sử dụng đầu đề zero. Đây là trường hợp không có đầu đề. Chuyên mục này chia làm 2 phần là tin trong nước và quốc tế. Những tin vắn của Việt Nam được trình bày ở trang trước và trước mỗi tin được đánh thứ tự VN01, VNO1… Tin thế giới được trình bày ở trang sau và đánh thứ tự TG01, TGO2… Đây hoàn toàn không phải là đầu đề của tác phẩm. “Đầu đề zero là một nội dung hoàn toàn ẩn mặc để trao cho độc giả cái quyền được tự do giải mã. Thái độ không dùng đầu đề có thể hàm chứa nhiều điều thú vị: hoặc là khiêm nhường cho rằng không có gì để ghi, hoặc quan niệm khó khái quát hết nội dung của văn bản qua một đầu đề, hoặc có khi thể hiện tính bất lực; đồng thời cũng là một thứ quan niệm, chẳng hạn cho rằng không thể đặt đầu đề cho văn bản, kiểu như: “Thi đáo vô đề tựa hoá công” (Tứ thơ không cần đầu đề mà dựa vào nguyên lý nghệ thuật tối cao). Xét về mặt kết cấu và cả mặt tâm lý tiếp nhận, tác phẩm báo chí (dù chỉ là một tin ngắn) là một văn bản có sự liên tục về tuyến tính mà đầu đề là điểm khởi đầu của mọi khởi đầu. Một khi không có đầu đề làm điểm tựa, xuất phát, không có yếu tố định hướng giao tiếp thì phát ngôn mở đầu tác phẩm có một vị hết sức quan trọng” [22, tr36-37] VN 01. Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng CH Séc M.Tô-pô-la-nếch trong chuyến thăm chính thức Việt Nam sáng 21-3 tại Hà Nội, hai bên đầu khẳng định tiếp tục phát triển quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có, đưa quan hệ hợp tác song phương lên một tầm cao mới. Tăng cường hợp tác, khai thác những lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh; khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau và về hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai nước. (2 tuần trong 5 phút, tr52 số 32 ngày 25-3-2008) TG01. Ngày 13-3, toà án thành phố Phnôm Pênh đã kết án vắng mặt Hoàng thân Ra-na-rít 18 tháng tù giam vì tội gian lận bán trụ sở của đảng PUN. Đại sứ Mỹ tại Campuchia cho rằng việc kết án này “trùng với thời điểm cuộc bầu cử xã, phường sắp tới và sẽ loại Hoàng thân Ra-na-rít ra khỏi hoạt động chính trị sau cuộc bầu cử năm 2008” (2 tuần trong 5 phút, số 8/3-2007, tr49) Đầu đề phản ánh toàn bộ tinh thần tác phẩm. Tính ưu việt của đầu đề này là nêu lên được cơ bản, cái cốt lõi nhất để người đọc dễ lựa chọn. Ở kiểu đầu đề này tác giả có thể thể hiện được năng lực khái quát hoá vấn đề của mình. Cách khái quát hoá và tính hàm súc cao, giúp người đọc nhanh chóng nhận diện được vấn đề. Đây là kiểu đầu đề có tần số cao nhất và được ưa chuộng trên báo chí hiện đại. Đặc điểm của loại đầu đề này là nêu bật được nội dung, vấn đề cần thông báo, giúp người đọc có định hướng ban đầu cho sự kiện mình sẽ tiếp nhận. Nhiều khi người đọc chỉ đọc đầu đề cũng có thể nắm bắt được thông tin cơ bản. Đây là dạng đầu đề dễ chiếm được tình cảm của người đọc, gây ấn tượng, thể hiện được tinh thần ở mức độ cao. “Bước tiến quan trọng trong giải quyết khủng hoảng ở Palextin” (Trung Hoà - số 7/10-3-2007) “Khoảng cách giàu nghèo - nỗi ám ảnh thế giới” (Vũ Nhật Cường - số 9/4-2007) “An ninh lương thực: Nỗi lo và giải pháp” (Trúc Thanh - số 34/25-4-2008) “Xuất khẩu Việt Nam đến năm 2010” ( Mạnh Đức - số 17/10-8-2007) Đầu đề phản ánh một phần tinh thần tác phẩm Đây là cách đặt đầu đề theo phương thức nêu một vấn đề hoặc rút ra một chi tiết không phải là chính yếu của tác phẩm. Các chi tiết có thể có thời gian diễn ra sự kiện, nơi diễn ra sự kiện, tên đối tượng… “Cầu Bãi Cháy - một di sản bên bờ di sản” (Ngô Mai Phong - số3/10-1-2007) “Festival Huế 2008 độc đáo và riêng biệt” (số 36/25-5-2008) “Lễ hội hoa anh đào ở Nhật Bản” (Nguyễn Hoàng Yến (tổng hợp) - số 36/25-5-2008) “Tân Tổng thống Pháp Ni-cô-la Xác-cô-di” (Phương Trà - số12/25-5-2007) Đầu đề nâng cao tinh thần tác phẩm Kiểu đầu đề này đòi hỏi đầu đề vừa khái quát được nội dung tác phẩm, vừa có những thủ pháp ngôn ngữ để tạo ra một giá trị biểu cảm nhất định. Giá trị biểu cảm ấy đưa sự hiểu biết sự cảm nhận, suy đoán của người đọc đi xa hơn chính nội dung của tác phẩm. Khám phá bí ẩn của “Giấc mộng lầu hồng” (Hoàng Nhung, số15/10-7-2007) Mỹ ở Irắc : “Gà mắc tóc” (Nguyên Hồ, số 18/25-8-2007) Sapa – “nàng tiên” đang bừng tỉnh (Ngọc Diệp, số 26/25-12-2007) Chính trường Pakixtan “Trình chiếu tam quốc diễn nghĩa”? (Thành Nam, số 25/10-12-2007) Phố cổ Đồng Văn: Đánh thức kho báu bị bỏ quên ( Hoàng Ngân, số 26/25-12-2007) Bảng phân loại theo tiêu chí cách đặt đầu đề trên Hồ sơ Sự kiện từ số 3/10-1-2007 đến số 38/25-6-2008 Cách đặt đầu đề Số lượng Tỷ lệ % Đầu đề phản ánh toàn bộ tinh thần tác phẩm 391 60 Đầu đề phản ánh một tinh thần tác phẩm 196 30 Đầu đề nâng cao tinh thần tác phẩm 65 10 Tổng số đầu đề khảo sát 653 100 Như vậy, nhìn vào bảng thống kê có thể thấy số đầu để phản ánh toàn bộ tinh thần tác phẩm chiếm một số lượng lớn 60%, còn đầu đề để nâng cao tinh thần tác phẩm chiếm một phần nhỏ 10%. Việc lựa chọn đặt đầu đề cho tác phẩm ở chuyên san Hồ sơ Sự kiện dựa nhiều vào tâm lý tiếp nhận của độc giả và chủ đề mà chuyên san lựa chọn trên từng số. Mỗi một đầu đề của bài báo đều nhằm làm rõ chủ đề mà chuyên san lựa chọn. Chính vì vậy, việc đặt đầu đề cho bài báo ở chuyên san phần lớn là bao quát toàn bộ nội dung tinh thần của tác phẩm. Đối tượng phục vụ của chuyên san Hồ sơ Sự kiện là các tầng lớp có dân trí cao thể hiện ở việc lựa chọn các chủ đề mà chuyên san thông tin. Những chủ đề mà chuyên san lựa chọn đều gần gũi và được cả xã hội quan tâm nhưng để hiểu được nó đòi hỏi phải có trình độ nhận thức nhất định. Nên việc đặt đầu đề cho bài báo càng cô động, xúc tích có khả năng khái quát toàn bộ nội dung tác phẩm là sự lựa chọn thông minh của giúp người đọc tiếp cận nhanh hơn với thông tin. Việc đặt những tít hấp dẫn lôi cuốn người độc giả vẫn là mong ước của những người làm báo. Nhưng rõ ràng, sự xuất hiện của những kiểu đầu đề như vậy không cao trong báo chí nói chung và chuyên san Hồ sơ Sự kiện nói riêng. Bởi vì kiểu đầu đề như vậy đòi hỏi sự đầu tư về tư duy và vốn ngôn ngữ, trong khi phóng viên và biên tập viên bị câu thúc bởi định kỳ ra báo, mật độ và số lượng công việc. Những đầu đề kiểu như vậy không chỉ dừng lại ở cung cấp thông tin nữa mà đưa tác phẩm lên một tầm cao mới, thậm chí gây bùng nổ thông tin và tăng hiệu quả truyền thông. Nhưng sức ép về thời gian đối với độc giả trong xã hội hiện đại đòi hỏi những người làm báo phải đơn giản hoá thông tin đưa thông tin đến với người độc giả nhanh nhất và dễ hiểu nhất. Tất cả giải thích tại sao những kiểu đầu đề khái quát toàn bộ nội dung tác phẩm và một phần nội dung tác phẩm lại xuất hiện nhiều đến như vậy. Đó cũng xu thế phát triển của báo chí hiện đại. 3.4.2 Sapo (tít phụ) Sapo bổ xung thông tin cho tít chính. “Sapo “đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó”. Nếu một vài dòng của sapo đã đủ cho một độc giả không có nhiều thời gian, thì mục đích của nó không phải là nói với người đó rằng phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả. Trái lại, nó phải làm cho người đọc và muốn biết thêm chi tiết” [13, tr22] “Tít và đề dẫn (sapo) có thể viết trước, vậy là lúc chuẩn bị bản thảo nó bổ sung cho nhau và không thể tách rời nhau. Nhìn chung, nó cho ta cái chính yếu của tin. Trái với đầu đề cuốn sách hay tạp chí, người ta thông báo sẽ bàn cái gì thì đầu đề của bài báo lại tóm tắt cái sẽ nói đến. Gắn với chức năng đầu tiên này, tít kết hợp nó với một chức năng khác: dẫn dắt. Đó là lôi cuốn sự chú ý của độc giả, kích thích họ đọc bài báo”[29, tr148] Sapo là yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm giữa tít chính và bài báo. Độ dài của sapo phụ thuộc vào độ dài của bài báo. Phóng viên có thể viết sapo trước khi viết bài, điều này giúp họ xác định rõ góc độ xử lý hoặc đặt mình trong cùng một tông với bài viết. Bảng thống kê số lượng bài sử dụng sapo. Khảo sát từ trên Chuyên san Hồ sơ Sự kiện từ số 3/10-1-2007 đến số 38/25-6-2008 STT Số lượng Tỷ lệ % Có sapo 261 40 Không có sapo 392 60 Tổng số 653 100 Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy một số lượng không nhỏ các bài viết sử dụng sapo. Đối với chuyên san Hồ sơ Sự kiện có thể phân chia ra các loại sapo sau: Sapo có tính khơi gợi các sự kiện đã được biết đến. Sapo ở đây đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ giọng điệu của bài báo. Trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện cách đặt sapo này hay được để dưới dạng những câu hỏi. Khêu gợi trí tò mò, khi đặt câu hỏi ở sapo và đưa ra câu trả lời ở nội dung Những sự kiện, vấn đề đã được biết đến nhưng được tiếp cận ở những góc độ khác. Có thể thấy: Trước thềm tổng tuyển cử diễn ra vào đầu năm 2008, chính trường Pa-ki-xtan lại nổi phong ba. Đặc biệt sau khi cựu Thủ tướng N.Sa-rít lưu vong 8 năm ở nước ngoài lại một lần nữa bị trục xuất đã khiến cuộc chiến tranh chính trị nội bộ ở Pa-ki-xtan lên tới đỉnh cao. Bối cảnh này một lần nữa khiến chúng ta liên tưởng tới cục diện trong “Tam quốc diễn nghĩa”, tự hỏi phải chăng chính trường Pa-ki-xtan đang trình chiếu phiên bản “Tam quốc diễn nghĩa” mới (?) Chính trường Pa-ki-xtan “Trình chiếu tam quốc diễn nghĩa”?- Thành Nam, số 25/10-12-2007 Hơn 850 triệu người (trong số hơn 5,6 tỉ) bị thiếu đói và gần 2 triệu người bị suy dinh dưỡng do thiếu đạm, vi-ta-min và khoáng chất. Các tập đoàn đa quốc gia sản xuất hạt giống tuyên bố rằng thực phẩm biến đổi gien có thể giải quyết được vấn đề này. Liệu có thể tin được họ. Sinh vật: biến đổi gien: “Không trên ruộng nhà tôi!!!” số 15/10-7-2007 Cuộc “cách mạng màu sắc” đã đã diễn ra ở một số nước thuộc Cộng hoà các quốc gia độc lập như Gru-di-a, U-crai-na, Cư-rơ-gư-xtan… Hiệu ứng đô-mi-nô của cuộc cách mạng này liệu có khả năng xảy ra tại Nga? “Cách mạng sắc màu ” có xảy ra ở Nga? - TS. Đoàn Văn Khái, số 12/25-5-2007 Khi cánh của thị trường nội địa ngày càng mở rộng và sự hội nhập kinh tế tăng lên theo xu hướng chung, thì các rủi ro pháp lý tất yếu sẽ gia tăng. Chính vì thế, việc tỉnh táo hơn trong các giao dịch thương mại quốc tế là hết sức cần thiết, mà không ai khác ngoài bản thân các doanh nghiệp phải tự ý thức. Vậy, đâu là rủi ro mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải và chúng ta cần làm gì để hạn chế được nó? Đừng để phá sản vì thiếu hiểu biết - Phạm Thị Thanh Hương, số 4/25-1-2007 Sapo mang tính chất giới thiệu: trả lời các câu hỏi ai? ở đâu?, như thế nào? Cách sử dụng sapo như vậy thường sử dụng giới thiệu danh lam thắng cảnh, giới thiệu về nhân vật, giải thích sự việc, hiện tượng, vấn đề nào đó. Có một quần thể phố cổ - chợ cổ tuổi thọ 100 năm khá đẹp và gần như còn giữ nguyên vẹn những nét kiến trúc độc đáo cổ xưa, nhưng lại ít được biết đến, đó là khu phố cổ Đồng Văn, tại huyện lỵ Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Phố cổ Đồng Văn là niềm tự hào của người dân ở đây, không chỉ vì kiến trúc cổ đặc sắc, mà còn vì những nếp sống, sinh hoạt đời thường truyền thống vẫn được giữ nguyên qua nhiều thế hệ của các dân tộc như Kinh, Tày, Mông, Hoa… Phố cổ Đồng Văn: Đánh thức kho báu bị bỏ quên – Hoàng Ngân, số 26/25-12-2007 Ngày 02-04-2007, tại đảo Phú Quốc, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang và Tổng cục Du lịch Việt Nam đã công bố Quyết định 01/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc thời kỳ 2006-2020. Mục tiêu đề ra là phấn đấu đến 2020 Phú Quốc phát triển thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phú Quốc – hòn ngọc kinh tế Việt Nam – Bình Giang, số 20/25-9-2007 Yakuza có nghĩa là 8-9-3. Ya là 8, Ku là 9 và Za là 3, được người Nhật sử dụng trên bảng số thứ tự cũng như trên các quân bài dùng để chơi Oichi-Kabu (một kiểu đánh bạc của Nhật Bản) Yakuza Ma-phi-a đáng gờm tại Nhật Bản- Phương Nhung, số 17/10-8-2007 Uôn-lơ Xoi-in-ca (Wole Soyinka) là nhà văn Ni-giê-ri-a đầu tiên và cũng là người châu Phi da đen đầu tiên đầu tiên đoạt giải Nô-ben văn học năm 1986 với các tác phẩm như: Con đường (The Road), 1965, Lễ cúng cơm (Kongi s Harvest), (1967),… Sự kiện này đã làm 130 triệu người dân Ni-giê-ri-a nói riêng và toàn bộ “lục địa đen’ bừng tỉnh, tự hào. Tuy nhiên, xem xét về tầm ảnh hưởng rộng lớn của tác phẩm thì phải kể đến Chi-nu-ca A se-bơ (Chinua Achebe), người Ni-giê-ri-a đoạt giải Men Búc-cơ (Man Booker) quốc tế lần thứ hai vơi tác phẩm Quê hương tan rã (Things Fall Apart), 1958, đã được Nguyễn Hiến Lê dịch ra tiếng Việt năm 1970 Những người thắp sáng ngọn lửa hồng trên văn đàn “lục địa đen”, Viên Lan, số18/25-8-2007 Sapo tóm tắt thông tin bằng cách đưa thông tin chủ yếu của bài. Cách viết sapo làm rõ nội dung của bài báo. Giúp độc giả hình dung bài báo sẽ nói gì. Đây là sapo được sử dụng nhiều nhất trong chuyên san. Vào những ngày đầu tháng 8-2007, Hoa Kỳ và ấn Độ đã chính thức công bố bản Hiệp định Hợp tác hạt nhân dân sự: Vậy là, sau nhiều vòng đàm phán gay go, đây là lần đầu tiên kể từ hơn 30 năm qua, ấn Độ được quyền mua nhiên liệu cũng như thiết bị nguyên tử của Hoa Kỳ Hiệp định Hợp tác hạt nhân dân sự Hoa Kỳ - ấn Độ: từ trở ngại đến khủng hoảng, Đỗ Hồng Anh, số 19/10-9-2007 Chừng nào một số lượng không nhỏ vũ khí hiện đại tuột khỏi tầm kiểm soát của chính phủ các nước yêu chuộng hoà bình, chừng đó loài người vẫn sống trong tâm trạng bất an. Đặc biệt khi bọn khủng bố có được tiềm lực dồi dào về vũ khí hiện đại và biết kết hợp nó với công nghệ thông tin hiện đại thì vấn đề an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên phạm vi toàn cầu càng trở nên nan giải. Khi vũ khí hiện đại nằm trong tay bọn khủng bố, Nguyễn Trung Hiếu, số 19/10-9-2007 Giới trẻ Nhật Bản buộc phải chọn cho mình một con đường đi riêng, nhưng đây là con đường nào thì họ không hề hay biết. Mặt khác, họ cũng buộc phải chấp nhận sự lựa chọn mang tính chất áp đặt từ phía khách quan của lịch sử: Không ít người hùa theo lối sống thực dụng kiểu Mỹ, nhiều người quay về tìm kiếm những giá trị truyền thống của một nước Nhật phương Đông phong kiến và một số còn lại tìm đến một lối thoát thứ ba: Tự tự và sex. Đây là con đường tự cứu mình của không ít các bạn trẻ Nhật Bản lúc bấy giờ. Theo số liệu thống kê cứ 7 người Nhật Bản thì có một người đọc và ở Trung Quốc có tới 2.800.000 bản được in và phát hành, tính trên phạm vi toàn cầu đã có 4 triệu bản in trên tổng số 16 thứ tiếng khác nhau. Tự tử và sex trong “Rừng Na Uy” lời cảnh tỉnh ngọt ngào, Viên Lan, số 3/10-1-2007 Với số dân hơn một triệu người đang sống tại Mỹ, lá phiếu của người Mỹ gốc Việt không phải là hoàn toàn vô hiệu quả trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Kinh nghiệm qua các cuộc bầu cử Tổng thống ở nước này trước đây cho thấy, sự thắng bại đôi khi chỉ chênh nhau có vài trăm lá phiếu Người Mỹ gốc Việt với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2008, Khánh Minh, số 31/10-3-2008 Có mẫu chung dành cho sapo của bài phỏng vấn bằng cách giới thiệu thật vắn tắt người được phỏng vấn và gợi vấn đề mà người đó đề cập đến. Với quyết tâm cao của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành chương trình Mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, với sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang có nỗ lực vượt bậc trong cuộc chiến chống đói nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chuyên san Hồ sơ Sự kiện đã phỏng vấn ông Giôn Hen-đra, điều phối viên thường trú Liên hiệp quốc tại Việt Nam về vấn đề này Ông Giôn Hen-đra: Nông dân Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao nhất thế giới, số 9/4-2007 Có thể nhận xét các sapo trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện như sau: Tất cả các sapo của bài viết trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện giao động trong khoảng 50 đến 100 chữ. Sapo như vậy là cân đối với bài viết. Sử dụng nhiều sapo trong bài viết sẽ làm độc giả tiếp cận với thông tin dễ dàng hơn. Độc giả không có thời gian chỉ cần đọc tít và sapo cũng hiểu phần nào nội dung mà bài báo. Ngôn ngữ mà sapo trong chuyên san sử dụng dễ hiểu, gần gũi. Câu văn ngắn, xúc tích làm rõ nội dung của bài viết. Thông thường cách viết sapo cũ là: trích dẫn một đoạn nào đó quan trọng trong bài viết nhưng với chuyên san Hồ sơ Sự kiện thì không như vậy. Các sapo hoàn toàn là những thông tin được cô động từ nội dung bài viết hay là một vấn đề, một sự kiện, một con số thống kê làm rõ nội dung của bài viết. “Nhìn gần” chừng vài năm nữa thôi là có thể “sờ” được dự án với số vốn lên đến 2,5 tỷ USD đi vào hoạt động. Đó là nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhưng Dung Quất bây giờ không phải chỉ có lọc dầu, đó chỉ là cú hích cần thiết để kéo theo nó cả một sê-ri nhà máy với số vốn hàng tỷ USD khác. Có thể kể ra đây trong giai đoạn “nhìn gần” này Khu công nghiệp nặng Doosan 260 triệu USD, Tập đoàn thép Tycoons trên 1tỷ USD, Cụm công nghiệp đóng tàu 700 triệu USD. Tất cả các dự án nói trên sẽ đi vào hoạt động trước năm 2010. Dung Quất: Nhìn gần, Trần Đăng, số 10/4-2007 3.4.3 Box Theo thống kê trong tổng số bài viết là 653 bài viết thì có đến 120 bài sử dụng box. Số lượng các box sử dụng mỗi bài tương đối nhiều tập trung chủ yếu ở chuyên mục Hồ sơ. Có thể chia việc sử dụng box trong chuyên san Hồ sơ Sự kiện như sau: Box là các bảng với những con số, số liệu thống kê minh chứng cho bài viết: Các vũ khí hạt nhận chiến lược Liên Xô Mỹ Tên lửa ICBM (loại đặt trên mặt đất) 1.081 1.398 Tên lửa SLBM (loại đặt trên tàu ngầm) 672 922 Máy bay ném bom chiến lược 518 160 Tàu ngầm chiến lược 36 62 Tương quan vũ khí hạt nhân chiến lược Xô Mỹ những năm 70 “Những đối đầu tên lửa - hạt nhân thời kỳ chiến tranh lạnh” – Hà Mỹ Hương, số16/25-7-2007 Thời gian 4 năm và 3,5 tháng 6 năm Số lượng các nước tham chiến Hơn 30 nước Hơn 60 nước Diện tích chiến sự Hơn 4 triệu km2 Hơn 22 triệu km2 Lực lượng vũ trang Hơn 70 triệu 110 triệu Chết và tử thương 13,5 triệu Hơn 50 triệu Thương tật Hơn 20 triệu Hơn 90 triệu Thiệt hại vật chất (tỷ USD) 360 4000 “Chiến tranh hiện đại” – Hải An, số 19/10-9-2007 Dân số toàn cầu tăng thêm 4,4 người/ giây, 261 người/phút, 15.679 người/giờ, 376.303 người/ngày, 2.641.359 người mỗi tuần, 11.445.891 người mỗi tháng và 137.350.692 người mỗi năm; Dân số vào năm 1000: 310 triệu Dân số vào năm 1900: 1,6 tỷ Dân số vào năm 2050: ước tính 9,2 tỷ Tổng số người từng được sinh ra trên Trái đất: 106 tỷ “Dân số - vấn đề toàn cầu”, Phạm Dũng, số 22/25-10-2007 Có những box là những thông tin thêm, có kèm theo cả ảnh minh hoạ trong box. Tốc độ gió duy trì cực đại vượt quá 33 m/s, tại Đại Tây Dương, Đông Thái Bình Dương và biển Ca-ri-bê nó được gọi là Hơ-ri-cần (Hurricane), tại Tây Thái Bình Dương được gọi là Tai-phun (Typhoon), như vậy chỉ là tên gọi khác nhau giữa từng vùng, nhưng thực tế hai tên gọi khác nhau giữa từng vùng, nhưng thực tế hai tên gọi trên đều chỉ chung một hiện tượng cuồng phong Thiên tai từ trong truyền thuyết và lịch sử”, Duy Xuyên, số 21/10-10-2007 Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2007 sẽ tập trung xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong tổng số 4.295 cơ sở gây ô nhiễm được rà soát, thống kê. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn thấp, mới đạt 0,1% trong khi một số nước ASEAN đầu tư cho bảo vệ môi trường 1% GDP. Nước ta có trung bình 3 cán bộ quản lý môi trường/1triệu dân, trong khi đó một số nước ASEAN trung bình 70người/triệu dân Ô nhiễm môi trường tác hại khôn lường, Phạm Dũng, số 24/25-11-2-2007 Tác dụng cả box trong chuyên san Hồ sơ Sự kiện là cung cấp và nhấn mạnh thông tin cho bài viết. Hầu hết các box trong chuyên san đều là những con số, những số liệu thống kê. Các ngôn ngữ ngắn gọn, xúc tích và giao động khoảng 50 chữ đến 100 chữ. Có khá nhiều có box có cả hình ảnh, nhằm cung cấp thêm thông tin và làm cho những con số trong box không khô cứng. Kết luận Nhận xét khái quát về mô thức Như đã khẳng định ở trên, xây dựng mô thức thông tin cho hoạt động báo chí xuất phát từ những yếu tố: tôn chỉ mục đích; tâm lý tiếp nhận của công chúng; yêu cầu thực tế của toà soạn. Tất cả những yếu tố này đều là những yếu tố riêng của mỗi một cơ quan báo chí nên mỗi một tờ báo, tạp chí… đều có mô thức riêng của mình. Mô thức thông tin của chuyên san Hồ sơ Sự kiện được nhận diện trên 2 phương diện: hình thức và nội dung Về nội dung là cách lựa chọn nội dung thông tin, phương thức và cách thức đưa tin. Mà cụ thể là chuyên san đã lựa chọn việc thông tin theo chủ đề của mỗi một số. Những chủ đề này được lựa chọn từ thực tiễn cuộc sống là luôn đáp ứng những tiêu chí sau: danh tiếng; xung đột; gần gũi; cấp thời. Về phương pháp sử dụng thông tin chuyên san có một số đặc điểm sau: Đăng tải các định nghĩa xung quanh chủ đề; đăng tải lịch sử vấn đề hoặc lịch sử các vấn đề có liên quan đến chủ đề đã lựa chọn; thông tin bằng các con số; thông tin bằng hình ảnh. Việc sử dụng thông tin bằng con số và hình ảnh là một nét đặt biệt của chuyên san. Các số liệu trong các box là thông tin thêm, ảnh trong các bài viết không chỉ có tính chất minh hoạ mà mang một nội dung thông tin riêng. Các chuyên mục của chuyên san hỗ trợ thông tin cho nhau làm rõ chủ đề đã lựa chọn của từng số. Các chuyên mục khác được tạo ra làm phong phú, da dạng thông tin. Các chuyên mục có thể khái quát thành mô hình nội dung thông như sau: Mô hình nội dung thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện Hồ sơ Chủ đề khác Chủ đề chính h Cửa sổ nhìn ra TG 2 tuần trong 5 phút Văn hoá_xã hội Văn học_nghệ thuật Kinh tế và hội nhập Bên lề sự kiện Vấn đề và bình luận Theo cách hiểu của tác giả luận văn khi nói đến mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện là nói đến những nội dung thông tin phong phú lấy từ thực tiễn của đời sống xã hội và được thể hiện, trình bày thành ấn phẩm đẹp, hiện đại. Như vậy rõ ràng mô thức thông tin là thể hiện rõ nét ở phần hình thức trình bày chuyên san. Một số nét đặt biệt trong việc tạo dựng mô thức thông tin trên chuyên san thông qua cách trình bày hiện đại: - Chuyên san sử dụng nhiều ảnh cho bài viết, khổ ảnh lớn và ảnh không chỉ có tính chất minh hoạ mà còn là mang một thông tin riêng. Các ảnh được sắp xếp trình bày với ý đồ khác nhau. Ví dụ, khổ ảnh lớn trình bày tràn sang hai trang làm độc giả có cảm giác sự việc chưa kết thúc, vẫn còn đang tiếp diễn (lấy không gian không lấy chi tiết)… Ảnh nhỏ xếp dàn hàng ngay với ý nghĩa là để so sánh. Chuyên san sử dụng nhiều các hộp dữ liệu thông tin (box) với nhiệm vụ hỗ trợ thông tin và thông tin thêm cho bài viết. Theo thống kê tỷ lệ sử dụng sapo cho bài viết là khá lớn chiếm 40% Các mô hình trang của chuyên san là: ảnh đến tít chính đến sapo rồi đến nội dung bài viết. Các bài viết đều sử dụng tít dẫn và ký tự trắng để tạo khoảng, điểm nghỉ cho mắt. Phông chữ của chuyên san cũng đặt biệt. Các tạp chí khác thường sử dụng phông chữ VnTime, còn chuyên san sử dụng phông chữ Joanna2. Đây là một phông chữ mảnh đòi hỏi kỹ thuật in ấn phải hoàn hảo. Khổ chữ nhỏ, cột nhỏ. Đánh giá kết quả nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu mô thức thông tin trên chuyên san tác giả đã chỉ ra mô thức thông tin là những nét riêng của mỗi một tờ báo, tạp chí. Nên việc nghiên cứu mô thức là việc chỉ ra những nét mới, đặc biệt về nội dung và hình thức của chuyên san. Từ đó xây dựng một mô hình về nội dung thông tin và mô hình trang của chuyên san. Những mô hình này ổn định, tạo ra bản sắc riêng của chuyên san nhằm tạo ra một ấn phẩm đẹp, hiện đại thu hút độc giả. Bài học về nghiệp vụ Có nhiều bài viết theo mô hình ảnh, chú thích ảnh, tít chính, sapo, tít xen rồi đến bài. Ví dụ: “Thị trường chứng khoán: sân chơi không phải dễ chơi” trang 37, số 15/10-7-2007. Không nên để tít dẫn ngay sau sapo. Sau sapo nên để lời dẫn rồi mới đến tít xen. Chuyên san còn nhiều bài để như vậy, làm cho phần đầu của bài trông khá “nặng”. Nhiệm vụ của chuyên san Hồ sơ Sự kiện là đấu tranh trực diện trên mặt trận tư tưởng nên việc chỉ đưa mỗi một chủ đề trong một số chưa thể tạo ra được những tác động lớn. Chuyên san nên có những “chiến dịch thông tin” đưa một chủ đề trong nhiều số tạo ra tác động xã hội rộng lớn. Về cơ cấu chuyên mục: Số lượng bài của các phóng viên trong Ban còn ít. Tăng lượng bài của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành; các cán bộ nghiên cứu tổng kết các mô hình tốt của thực tiễn Cần sử dụng các thể loại bài phong phú, đa dạng nhưng tập trung vào chuyên luận, bình luận, điều tra tổng kết, nghiên cứu… Vì ảnh trong chuyên san là thông tin độc lập nên nguồn ảnh phải phong phú hơn. Phải có nhiều ảnh của phóng viên ban ở các chuyên mục Văn hoá học nghệ thuật, Văn hoá xã hội. Mục lục Trang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Anh (2003); Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội. Brian Horton (2003); Ảnh báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội Claudia Mast (2004); Truyền thông đại chúng – Công tác biên tập, Nxb Thông tấn, Hà Nội Hữu Đạt (2000); Phong cách học và phong cách chức năng Tiếng Việt, Nxb Văn hoá – Thông tin Đức Dũng (2002); Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Đức Dũng (2004); 100 câu hỏi về cách viết báo, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Đức Dũng (2001); Các thể ký báo chí, Nxb Văn hoá thông tin Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông và lý thuyết kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận Chính trị PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2006), “Về hệ thống khái niệm của truyền thông đại chúng” Tạp chí Báo chí & Tuyên truyền số 4-2006, tr 44 Eric Fikhtelius (2002); 10 bí quyết kỹ năng nghề báo, Nxb Lao động, Hà Nội. Cao Xuân Hạo (1991); Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, t.1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Hội nhà báo Việt Nam – Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (2007); Ghi nhận từ các khoá đào tạo trong khuôn khổ Dự án Pháp - Việt, Hà Nội Hội nhà báo Việt Nam – Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (2007); Giáo trình thực hành kỹ thuật và thể loại báo in, Hà Nội Hội nhà báo Việt Nam – Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (2007); Giảng viên báo chí, sách hướng dẫn thiết kế và dẫn dắt một khoá học, Hà Nội. Hội nhà báo Việt Nam – Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (2007); Thực hành thiết kế và trình bày báo, Hà Nội Khoa Báo chí – Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, TS Nguyễn Văn Dững, TS Hoàng Anh dịch (1998), Nhà báo bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội Nguyễn Như Kim (dịch), Huấn luyện viên của người viết báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hoà (1997); Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục – Hà Nội Luc Martin – Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội Michael Schudson (2003); Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Hồ Chí Minh (1995); Về vấn đề báo chí, Tài liệu tham khảo, Phân viện báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Trần Thị Thu Nga (2000); Đầu đề tác phẩm báo chí, Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Đỗ Chí Nghĩa (2002); Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Nguyễn Tri Niên (2006); Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thanh niên, Hà Nội Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Báo chí (2000); Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, t.1, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Đài tiếng nói Việt Nam (2002); Báo Phát thanh, NXB Văn hoá thông tin Hoàng Phê (chủ biên), (1992); Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội Trần Thế Phiệt (1995); Tác phẩm báo chí, t.3, Nxb Giáo dục, Hà Nội Philippe Gaillard (2003); Nghề làm báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội Hà Huy Phượng (2006);Tổ chức nội dung & thiết kế, trình bày, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, Thời Báo kinh tế Sài Gòn, Trung tâm kinh tế Châu á – Thái Bình Dương Dương Văn Quảng(1998);“Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ báo chí”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, tr 42-47 Tạ Ngọc Tấn(chủ biên), Nguyễn Tiến Hài (1995); Tác phẩm báo chí, t.1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Tạ Ngọc Tấn(2001); Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Tạ Ngọc Tấn (1999); Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), 1993; Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội The Missour Group, Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ Vaxilepva (2004); Chúng tôi làm tin, Nxb Thông tấn, Hà Nội Nguyễn Như Ý, (1999); Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá – thông tin ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2673.doc
Tài liệu liên quan