Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong nền Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

A/LỜI NÓI ĐẦU Phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường đang trở thành những vấn đề mang tính toàn cầu. Ngay trong lời nói đầu của hiệp định WTO cũng đã nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa 2 vấn đề này. Đối với nước ta trong bối cảnh mới trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1/2007 vừa qua, Đảng và Nhà nước vẫn khẳng định: Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lí của Nhà nước. Trước yêu cầu của việc phát triển kinh tế tránh nguy cơ tụt hậ

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong nền Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta đặt ra vấn đề gắn chặt phát triển kinh tế với viêcbảo vệ môi trường sinh thái. Để có được cái nhìn tổng quát hơn về hai vấn đề trên, chúng ta hãy cùng nghiên cứu đề tài:”Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”. MỤC LỤC Trang A/Lời nói đầu……………………………………………………………..1 Mục lục……………………………………………………………...........2 B/Nội dung……………………………………………………………….3 1.Các khái niệm cơ bản…….……………………………………..........3 1.1.Phát triển kinh tế…….…………………………………………...3 1.2.Môi trường sinh thái.…………………………………………….3 1.3.Kinh tế thị trường….…………………………………………….3 2.Mối quan hệ biện chứng….…………………………………………..3 2.1.Tính tất yếu của việc kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường .………………………4 2.2.Thống nhất và đấu tranhcủa hai mặt phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ..……………………….5 2.2.1.Thống nhất……..………………………………………….5 2.2.2. Đấu tranh .………………………………………………..6 2.3.Các quan điểm và lí thuyết khác nhau về phát triển và môi trường .………………………………6 2.3.1.Bảo vệ môi trường cần được nhìn dưới góc độ phát triển bền vững.………………………….6 2.3.2.Càng phát triển càng lo môi trường ..……………………..7 2.3.3.Tái sản xuất môi trường sinh thái ..……………………….8 3.Thực trạng việc kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ..……….8 4.Giải pháp kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiên nay trong nền kinh tế thị trường……………11 4.1.Về mặt chính sách ……………………………………………...11 4.2.Về mặt khoa học công nghệ …………………………………...12 4.3.Phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững ..…………………13 4.4.Các chính sách thuộc lĩnh vực khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cùng các chính sách về khoa học công nghệ…………………………………………………..13 C/Kết luận……………………………………………………………….14 D/Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………15 B/ NỘI DUNG 1.Các khái niệm cơ bản: Để có thể phân tích một cách chính xác mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chúng ta cần nắm được một số khái niêm cơ bản sau: 1.1. Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế la sự tăng kên về số lượng, chất lượng, tốc độ, quy mô sản lượng của nền kinh tế trong môt thời kì nhất định. 1.2.Môi trường sinh thái: Theo điều 1-luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: Môi trường sinh thái bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.3.Kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí cua Nhà nước. 2.Mối quan hệ biện chứng: Môi trường và phát triển kinh tế có quan hệ vơí nhau như thế nào? Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người thông qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài ngưòi trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vựa giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo. Tác động của hoạt động kinh tế đến môi trường thể hiện ởe khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên cũng đồng thời tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tường của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau sẽ có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ: Ô nhiễm do dư thừa:20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện đang sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người Ô nhiễm do nghèo đói:những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp…). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% người dân còn lạichỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của loài người 2.1.Tính tất yếu của việc kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái do những điều kiện sau quyết định: 2.1.1.Do yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục bộ và tổng thể trong quá trình phát triển kinh tế: Giữa kinh tế và môi trường có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với nhau. Mặc dù tình trạng liên quan đến ô nhiễm từ các nguồn công nghiệp và ô nhiễm không khí ở một số nước chưa phải ở mức cao. Song hiện nay, những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, xói mòn, thoái hoá đất, huỷ hoại môi trường sinh thái ở một số tiểu vùng, sự mất dần các nguồn gen… đang là những vấn đề cấp bách có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển lâu bền của thế giớ. Cải cách kinh tế làm cho các hoạt động khai thác tài nguyên va môi trường trở nên mãnh liệt hơn. Cải cách kinh tế, nếu không có hệ thống thể chế thích hợp thì nạn ô nhiễm môi trường do công nghiệp, trước hết là o các trung tâm công nghiệp và khai khoáng, ở các đô thị , ở các vùng thu hút đầu tư nước ngoài sẽ trở thành hiện thực. 2.1.2.Thưc hiện chiến lược con người và phát huy yếu tố con người trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường : Chiến lược con người: Con người là chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, là người ban hành các luật lệ, chính sách và cũng là người thực hiện các luật lệ, chính sách đó, thúc đẩy các hoạt động tăng trưởng, giữ gìn cảnh quan, môi trường sinh thái. Vì vậy, con người vừa la mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển Như vậy, thực thi chiến lược con gnười là nhằm phát triển con người một cách toàn diện cả về tri thức, trí lực, sức khoẻ, tâm hồn trên nền một xã hội công bằng, dân chủ và giàu tính nhân văn.là yếu tố cấu thành của hệ môi trường sinh thái, vừa là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường sinh thái và việc thực thi chiến lược con người có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong mối quan hệ đó, con người một mặt được sinh tồn trên các điều kiên của môi trường. Mặt khác, do việc sử dụng, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt đông sản xuất phát triển kinh tế,con người đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái, làm suy giảm can kiệt tài nguyên . Do đó, để duy trì và phát triển sự sống của mình, con người không thể không đề ra các biện pháp giải quyết hài hoà giữa việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái. 2.1.3.Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư kiên doanh, liên kết kinh tế thương mại-mỗi quốc gia cần có một nền kinh tế phát triển lành mạnh trên một môi trường lành mạnh: Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nếu hàng hoá của chúng ta được sản xuất từ nơi ô nhiễm môi trường thì các nước sẽ không nhập khẩu, sẽ thận trọng hơn với việc mua sản phẩm đó hoặc sẽ thắt chặt hơn việc kiểm soát chất lượng. Đó là môt trở ngại lớn đối với hạot động xuất nhập khẩu của chúng ta. Nó sẽ làm tiêu tốn nhiều tiền của và thời gian. Chi phí cơ hội là quá lớn. 2.2.Thống nhất và đấu tranh của hai mặt phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái: Có thể coi phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái là hai mặt đối lập của cùng một quá trình diễn ra đồng thời. Đó là quá trình phát triển của xã hội. Chúng đan xen với nhau. Vì vậy, dĩ nhiên là chúng tuân theo quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. 2.2.1.Thống nhất: Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và việc bảo vệ môi trường sinh thái là sự kết hợp giữa hai xu hướng đối lập nhau về mặt hoat động nhưng thống nhất nhau về mục đích trong quá trình phát triển của một chủ thể tự nhiên-xã hội. Mục đích tối cao của quá trình kết hợp hai mục tiêu này la vì sự thống nhất của con người với tư cách là một thực thể sinh học-xã hội và vì sự tồn tại và phát triển của xã hội với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên. Chỉ có trên cơ sở nhận thức sâu săc ở tầm vĩ mô như vậy mới có thể coi việc kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái là thiết thực và cấp bách. 2.2.2.Mâu thuẫn: Trên thực tế, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái trên bình diện hoạt động là đối lập nhau. Để tăng trưởng kinh tế không thể không khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên va phát triển dông nghiệp, mà các chất thải của sản xuất công nghiệp thường độc hại. Với trình độ thấp và trung bình không thể xử lí triệt để. Do vậy chắc chắn sẽ dẫn đến sự can kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Như vậy theo quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của phép duy vật biện chứng thì đấu tranh của hai mặt đối lập nêu trên sẽ có xu hướng đi đến phá vỡ sự thống nhất của chúng. Làm cho sự vật tồn tại nhưng trong sự vật không ngừng biến đổi. Có nghĩa là: kinh tế tăng trưởng nhanh trên cơ sở công nghiệp hoá tạo điều kiện thuận lợi và phương tiện tối ưu đẻ thưcj hiên việc bảo vệ môi trưòng sinh thái. Bản thân mỗi mặt đối lập đó sẽ đạt được những tiến bộ nhất định. 2.3.Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lí thuyết khác nhau về phát triển: 2.3.1.Bảo vệ môi trường cần được nhìn dưới góc độ phát triển bền vững: Trong phiên chất vấn ngày 31/3/2007 kì họp thứ 11 Quốc hội khoá XI nước CHXHCN Việt Nam, đa số các đại biểu đêu thống nhất: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh không thể buộc phải chấp nhận hay phải trả giá bằng môi trường. Môi trường của Việt Nam đang bị đe dọa. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có tăng trưởng kinh tế nhanh và tôc độ công nghiệp hoá đi kèm với nó, sự mở rộng của mạng lưới giao thông, tiêu thụ năng lượng và khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là: không được phép vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà huỷ hoại, tàn phá môi trường. Không thể vì lợi ích trươc mắt mà để lại hậu quả và gánh nặng cho những thế hệ mai sau. Mặt trái của tăng trưởng kinh tế nhanh lá khai thác quá mức, chất thải công nghiệp và các bãi thải công nghiệp. Môi trường sinh thái là bao hàm các yếu tố về tiềm năng phát triển kinh tế. Tất cả mọi hoạt đông kinh tế đều phụ tuộc vào nó. Trong mối quan hệ tay ba giữa tự do hoá thương mại, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thì chúng vừa la định chế, vừa có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau. Tự do hoá thương mại thúc đẩy phát triển và chính sự phát triển kinh tế tạo điều kiện thực thi các giải pháp bảo vệ môi trường. Ngược lại, để bảo vệ môi trường sinh thái buộc phải thực thi chiến lược phát triển kinh tế bền vững và chỉ có như vậy, khi thực hiện tự do hoá thương mại mới bảo đảm được hiệu quả kinh tế, nâng cao sức sản xuất hàng hoá. Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới huỷ hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lí môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường,… Tương lai của đất nước, dân tộc có một phần phụ thuộc vào môi trường. Một điều kiên cần cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững chính là làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt thì sự phát triển đó phỏng có ích gì! 2.3.2.Càng phát triển càng lo môi trường: Ông Nguyễn Ngọc Sinh-chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường-cảnh báo:” Nếu không giải quyết được vấn đề môi trường thì cũng không thể giải quyết vấn phát triên trong hội nhập” Đánh giá về thực trang có một số nhà quản lí có quan điểm thả lỏng cho phát triển kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường tính sau, ông cho rằng quan điểm đó là lạc lõng vào thời điểm hiện nay. Đôi khi người ta quá coi trọng vấn đề phát triển kinh tế. Người ta lập luận rằng nếu không phát triển kinh tế thì làm sao bảo vệ môi trường được! Có thể ở đâu đó người ta thiên về vấn đề phát triển kinh tế hoặc có một số nơi lại thiên về vấn đề bảo vệ môi trường. Ở góc độ tổng thể thì phải cố gắng hài hoà hai vấn đề đó. Một thực trạng khá phổ biến ở nước ta là trước khi xây dựng một công trình lớn hay một nhà máy sản xuất, bao giờ chúng ta cũng tiến hánh đánh giá tác động tới môi trường, nhưng vì sao sau đó công trình đó, nhà máy đó vẫn gây ra ô nhiễm? Theo ông, vấn đề là chủ đầu tư có áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường không, có quan niêm sau khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập đầy đủ các giải pháp boả vệ môi trưòng mà báo cáo đã nêu lên không, chủ đầu tư có giáo dục cán bộ công nhân viên tuân thủ qui định về bảo vệ môi trường…Vấn đề thứ hai liên quan đến cơ quan quản lí nhà nước ở TW và địa phương: có buộc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các qui định hậu đánh giá tác động môi trường hay không, có thường xuyên giám sát không, có tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hịên hay không…Thứ ba là sự giám sát của cộng đồng, cộng đồng có quyền đòi hỏi nhà máy, xí nghiệp thực hiện bảo vệ môi trường. 2.3.3.Tái sản xuất môi trường sinh thái: Sản xuất và tái sản xuất bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường sinh thái nhất định. Do vậy, môi trường sinh thái trở thành nhân tố quan trọng không chỉ đối với quá trình tái sản xuất, mà còn đối với điều kiện sống của con người. Bởi vì, trong quá trình khai thác tự nhiên để tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất sức lao động, con người làm cạn kiệt nguồn lực tự nhiên, vi phạm những qui luật tự nhiên, phá huỷ sự cân bằng sinh thái. Vì vậy, việc bảo vệ và tái sản xuất môi trường sinh thái( khôi phục và tăng thêm độ màu mỡ của đất, làm sạch nguồn nước và không khí…) để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, của cả loài người trở thành nội dung tất yếu của tái sản xuất, phải được đặt ra trong chính sách đầu tư và trong luật pháp của các nước. 3.Thực trạng việc thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay: Ở VN hiện nay Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với khoảng 100 KCX-KCN tập trung, tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây nên. Hiện nay, khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản. Nhiều cuộc hội thảo “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam” tầm cỡ quốc gia vào năm 2003, đã đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường và đô thị công nghiệp Việt Nam là đáng lo ngại. Nhưng đến nay, không những không được cải thiện mà còn trầm trọng hơn. Năm 1990, Việt Nam mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng tới 694 đô thị các loại, trong đó có 4 thành phố trực thuộc trương ương, 20 thành phố trực thuộc tỉnh, 62 thị xã và 563 thị trấn. Dân số đô thị Việt Nam năm 1990 là khoảng 13 triệu người (chiếm tỷ lệ 20%), năm 1995 tỷ lệ dân số đô thị chiếm 20,75%, năm 2000 chiếm 25%, dự báo đến năm 2010 tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam chiếm 33%, năm 2020 chiếm 45%. Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng tỷ lệ dân số đô thị gây áp lực rất lớn đến môi trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển mạnh ngành công nghiệp, một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế, nhưng mặt khác, lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng Tại Tp. HCM, các khu công nghiệp đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm gia tăng. Theo Ban quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất (KCN&KCX) Tp HCM, hiện nay việc thiếu quỹ đất để triển khai dự án và nạn ô nhiễm môi trường là hai khó khăn chính trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong 11 KCN được coi là thành công nhất của Thành phố với khoảng 5000 doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có 4 KCN là có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Trong khi đó, mỗi ngày, tại các KCN, có khoảng 30.900 m3 nước được thải ra, mà lượng nước thải đã qua xử lý chỉ chiếm 38,8%, đó là chưa kể đến các chất thải rắn, chất thải công nghiệp chưa được xử lý. Ngoài ra, gần như tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Thành phố (khoảng 30.000) chưa có hệ thống xử lý nước thải. Trên cả nước, các KCN “3 không” (không hệ thống xử lý nước thải, không hệ thống xử lý chất thải rắn, không hệ thống xử lý khói độc) đang trở thành ổ phát tán ô nhiễm. Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn (trong sinh hoạt, bệnh viện). Năm 2003, người ta đã đo đạc và đưa ra kết quả sau: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như là chất rắn lơ lửng, lượng nitơrit, nitơrat... gấp từ 2-5 lần, thậm chí tới 10-20 lần tiêu chuẩn cho phép. Đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số E Côli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và chất độ hại như chì, thuỷ ngân, asen, clo, phenol...Hiện nay, những con số này chắc chắn còn cao hơn nhiều (Chúng ta chưa thống kê, đo được khối lượng chất thải độc hại, kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, crôm...). Các nơi bị ô nhiễm nặng nhất là khu dân cư gần Nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy Vicasa Biên Hoà, KCN Tân Bình, Nhà máy tuyển than Hòn Gai... Một số khu dân cư gần các KCN có nồng độ khí sulffure vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (khu dân cư gần Nhà máy Xi măng Hải Phòng nồng độ khí sulfure trung bình ngày là 0,407 mg/m3, gấp 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép. Cụm công nghiệp Tân Bình có nồng độ sulfure trung bình là 0,338 mg/m3 (gấp 1,1 lần tiêu chuẩn cho phép). Tính trung bình, lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) từ 0,6 – 0,8 kg/người/ngày, chất thải rắn trong bệnh viện (cơ sở y tế) được thải ra ước tính từ 50-70 tấn/ngày. Chất thải rắn này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị... Hiện nay, khả năng thu gom chất thải rắn còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra. Tại nhiều thị xã, tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình chỉ đạt 20-40%. Biện pháp thu gom chất thải rắn chủ yếu là chôn lấp, nhưng chưa có bãi chôn lấp nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường. Sự cố làm tràn dầu ảnh hưởng đến du lịch biển, nuôi hải sản; nhiều người trong một ngôi làng cạnh một nhà máy bị tử vong vì ung thư; cá nuôi bè bị chết do nước sông bị ô nhiễm; người bị bệnh đường hô hấp ngày càng tăng do bụi( bụi đường, bụi than…)...Ô nhiễm môi trường đã tác động trực tiếp đến nhiều người. Để phục hồi nâng cao năng lực công nghiệp, ta đã nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị không ít loại cũ, lạc hậu gây ô nhiễm bằng nhiều khí thải độc hại. Để tăng kim ngạch hàng xuất khẩu, ta đã cho phép xuất khẩu ồ ạt các sản phẩm, kể cả gỗ tròn, gốc cây… dẫn đến tình trạng phá rừng tràn lan. Để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo, ta đã cho nhập quá nhiều phân hoá học và hoá chất phục vụ nông nghiệp gây ảnh hưởng không ít tới môi trường sinh thái. Tình trạng buôn lậu hàng giả, kém chất lượng làm cho hàng hoá nằm ngoài vòng kiểm soát của Nhà nước cũng có tác động mạnh tới môi trường sinh thái. Công xưởng, nhà máy điện, phương tiện giao thông và nhiên liệu bị đốt cháy là những nguồn gây ô nhiễm chính tại các khu vực thành thị và các trung tâm hoạt động công nghiệp. Bụi thường ở mức cao hơn so với tiêu chuẩn quốc gia cho phép Nguồn lợi ven biển của Việt Nam đảm bảo sinh kế cho một số lượng dân cư đáng kể của cả nước. Tuy nhiên, sự phối hợp còn hạn chế giữa các bên liên quan khác nhau trong công tác quản lí các nguồn lợi, nhất là hoạt động đánh bắt cá ven bờ. Sự suy giảm nguồn lợi này làm cho dân cư phải dựa vào hạot động nuôi trồng thuỷ sản nhiều hơn, vừa để nhu cầu trong nước vừa để xuất khẩu. Sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản là một thành công lớn về kinh tế, song hoạt động này thường phải trả giá đắt bằng môi trường xung quanh.Vì để khuyến khích xuất khẩu hải sản, người ta đã sử dụng tất cả các phương pháp đánh bắt, mở rộng diện tích nuôi trồng làm mất cân bằng hệ sinh thái ven biển và biển. Ngành có khả năng phải chịu trách nhiệm môi trường lớn nhất ngành than. Một đánh giá mới đây: hoạt động của bốn doanh nghiệp nhà nước thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cho thấy những tiêu chuẩn kém trong các lĩnh vực như thải nước mỏ, thải bụi và các bãi rác ở các mỏ lộ thiên. Nhiều vấn đề như vậy là do những yếu kém trong việc lồng ghép vấn đề môi trường vào quy trình lập kế hoạch và chuẩn bị các dự án đầu tư. Việc thiếu các số liệu toàn diện về môi trường làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ hiện nay đang nỗ lực cải thiện các chỉ số giám sát, nhưng có lẽ phải mất một thời gian. Nói chung, cần phải xem xét việc kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường không chỉ dưới góc độ một ngành, một lĩnh vực mà cần phải nhìn nó dưới góc độ phát triển bền vững. Tức là, làm sao đạt được sự tiến bộ và phát triển ở cả hai vấn đề này. 4.Giải pháp kết hợp giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta trong nền kinh tế thị trường hiện nay: 4.1.Về mặt chính sách: Đảng ta đã xác định, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ môi trường. Chính phủ cũng có cam két rất rõ rệt về bảo vệ môi trường, coi đây là một trong những mục tiêu chính của chính phủ, bên cạnh các mục tiêu kinh tế xã hội như trước đây. Khuôn khổ pháp lí về bảo vệ môi trường cũng được cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế điều này cũng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực trên nhiều mặt: lồng ghép những vấn đề môi trường vào quy trính lập kế hoạch, nhất là thông qua những đánh giá môi trường chiến lược ở cấp ngành; xây dựng những công cụ kinh tế và hành chính để kiểm soát ô nhiễm, ví dụ như biện pháp thu phí nước thải mới được áp dụng gần đây hoặc các chế tài xử phạt các trường hợp không tuân thủ...; cố gắng hạn chế về đa dạng sinh học bằng cách mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên. Nhưng để những nỗ lực này được thành công, rõ ràng cần có nhiều cải cách chính sách hơn nữa. Công tác chuẩn bị đánh giá môi trường chiến lược cần được đẩy mạnh để gây tác động mạnh đến qui hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển ngành, như việc áp dụng phí ô nhiễm không chỉ dừng lại ở mức phí nước thải mà cần được mở rộng hơn và cần tăng cường cơ chế thực thi các biên pháp này. Trên bình diện chung nhất, các chính sách được bắt đầu từ sự thay đổi quan niệm về sự phát triển. Sự phát triển xã hội là sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế là tăng trưởng kinh tế nhanh và mục tiêu văn hoá xã hội là thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội và mục tiêu sinh thái là bảo vệ và không ngừng tăng cường chất lượng môi trường sống. Trong rất nhiều chính sách của CNH-HĐH ở nước ta hiện nay, chúng ta thấy nổi trội lên một số chính sách quan trọng có liên quan trực tiếp đến việc kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái như: chính sách công nghệ quốc gia, đặ biệt là chính sách chuyển giao công nghệ; chính sách khai thác sử dụng và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn tiềm năng trí tuệ; chính sách khai thác và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái; chương trình thế kỉ 21- sự kết hợp môi trường vào việc đưa ra những quyết định đầu tư ở Việt Nam. “ Chính sách công nghệ quốc gia”, việc đổi mới công nghệ được thực hiên bằng hai con đường: là chuyển giao công nghệ và tự tạo ra công nghệ mới. Việc chuyển giao công nghệ tức là trực tiếp tiếp thu công nghệ hiên đại-công nghệ có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch, là phương thức hữu hiệu nhất để kết hợp mục tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng vấn đề đặt ra là phải tiến hành chuyển giao công nghệ như thế nào để đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, đòi hỏi chúng ta phải có những đối sách thích hợp và không thể chỉ dựa vào nước ngoài mà chủ yếu phải biết khai thác sử dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực vốn có trong nước… 4.2.Về mặt khoa học công nghệ: Trong điều kiện nước ta hiện nay, cần phải khai thác và phát huy năng lực nội sinh về khoa học công nghệ. Tức là lựa chọn , làm chủ, thích nghi với công nghệ nhập, tiếp theo là biết cải tiến, biến công nghệ nhập trở thành của mình, tiến đến tự tạo ra công nghệ nhằm trao đổi bình đẳng với thế giới, tận dụng tối đa những thành tưu khoa học công nghệ của thế giới. Nhờ năng lực nội sinh về khoa học công nghệ, chúng ta có đủ khả năng nhập các thiết bị nước ngoài tiên tiến hơn công nghệ có trong nước và kiên quyết không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Như vâyh chính sách về khoa học công nghệ quốc gia hiện nay là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc kết hợp các mục tiêu kinh tế và sinh thái. 4.3.Phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững: Nghị quyết hội nghị lần VII ban chấp hành TW Đảng đã ghi rõ:” lấy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, được hiểu trên cả hai bình diện: con người là động lực của sự phát triển và con người là mục đích của sự phát triển”. Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo khai thác và sử dụng tốt nguồn tiềm năng sức lao động, đặc biệt là lao động chất xám làm động lực mạnh mẽ cho quá trình CNH-HĐH; mặt khác phải lấy việc không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống việc đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về vật chất và tinh thần của người lao động là mục tiêu cao nhất của quá trình đó. Mục tiêu phát triển con người chính là nền tảng chính là nền tảng kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái trong quá trình phát triển của đất nước. Chúng ta chỉ có thể kết hợp được mục tiên kinh tế và mục tiêu sinh thái khi thực sự lấy chất lượng nguồn nhân lực làm động lực và mục đích của sự phát triển. 4.4.Các chính sách thuộc lĩnh vực khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cùng chính sách kinh tế xã hội và khoa học công nghệ: Chúng thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, điều chỉnh sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Điều này thể hiện trong “luật bảo vệ môi trường” do quốc hội thông qua tháng 12/1993, được cụ thể hoá trong các luật bảo vệ rừng, luật về khai thác các loại tài nguyên khoáng sản...Trong luật bảo vệ môi trường đã ghi rõ “ môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội của một đất nước, dân tộc, nhân loại”. Luật bảo vệ môi trường sẽ tạo hành lang pháp lí cho hoạt động của con người trong lĩnh vực quan hệ tác đông qua lại con người và xã hội với tự nhiên. Có nghĩa là, việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho hoạt động kinh tế nói chung sẽ nằm trong khuôn khổ cho phép dưới sự giám sát của Nhà nước. Tất nhiên việc khai thác sẽ không vượt qua giới hạn độ mà tại đó nếu nó xảy ra sẽ huỷ hoại môi trường và làm mất cân bằng sinh thái. Vậy để luật môi trường có thể thực thi một cách phổ biến và tự giác trong hoạt động của đời sống xã hội và trở thành công cụ đắc lực cho việc kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, trước tiên cần nâng cao nhận thức cho mọi người dân về môi trường sinh thái, về mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, dần đưa ý thức sinh thái và tư duy sinh thái vào hoạt động của con người và xã hội C/KẾT LUẬN: Sau khi cùng nhau nghiên cứu một cách khái quát nhất về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay,chúng ta có lẽ đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của việc kết hợp hai vấn đề này. Thách thức với Việt Nam hiện nay là làm sao hài hoà được giữa lợi ích phát triển kinh tế với việc phải đầu tư giải quyết các vấn đề môi trường. Một trong những tiêu chí hội nhập quốc tế là phải giải quyết tốt vấn đề môi trường. Chúng ta xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì họ sẽ xem môi trường đất, nước, môi trường sinh học nơi chúng ta sản xuất sản phẩm thế nào, quy trình sản xuất có thân thiện với môi trường hay không. Vì thế, muốn hay không muốn, chúng ta cũng buộc phải thoả mãn các điều kiện về môi trường. Nếu không giải quyết được vấn đề môi trường thì cũng không thể giải quyết được vấn đề phát triển trong hội nhập. Tuy mới chỉ là một sinh viên năm nhất trường kinh tế, hiểu biết còn nông cạn, đôi khi còn hiểu sai lệch vấn đề, nhưng em sẽ cố gắng bổ túc thêm kiến thức để góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, hướng tới mục tiêu chung là để nước ta sớm hoàn thành nhiệm vụ đi lên chủ nghĩa xã hội. D/DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình triết học Mac-Lenin Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Mục III: Quy luật thống nhất và đấu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0427.doc
Tài liệu liên quan