Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các Doanh nghiệp Việt Nam

Tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các Doanh nghiệp Việt Nam: ... Ebook Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các Doanh nghiệp Việt Nam

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các Doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A phÇn më ®Çu Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, nước ta đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Từ đó đưa Việt Nam đến vị thế cao hơn trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Trên con đường hội nhập vào xu thế phát triển của kinh tế quốc tế, ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức được phê duyệt và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây không đây không chỉ là cơ hội mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư mà còn là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong điều kiện đó, bài toán đặt ra lúc này là giải quyết các vần đề còn tồn tại trong doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở hoạt động đầu tư với vai trò là nền tảng quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, và với mong muốn đóng góp, làm hoàn thiện hơn hệ thống tư duy lý luận về hoạt động đầu tư phát triển trong nền kinh tế nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng trong thời đại mới, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “MèI QUAN HÖ GI÷A §ÇU T¦ VµO TµI S¶N H÷U H×NH Vµ TµI S¶N V¤ H×NH TRONG C¸C DOANH NGHIÖP VIÖT NAM” Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lí luận chung về đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng đầu tư vào TSHH và TSVH trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Phần III: Các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình cho doanh nghiệp Việt Nam. Em xin cảm ơn Ths. Trần Thị Mai Hoa đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài nµy. Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp, em mong được sự đánh giá và cho ý kiến của c« nhằm hoàn thiện đề ¸n m«n häc. B. néi dung ®Ò tµi PhÇn i: lý luËn chung vÒ ®Çu t­ vµo tµi s¶n h÷u h×nh (tshh) vµ tµi s¶n v« h×nh (tsvh) trong doanh nghiÖp I. Tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp 1. Tài sản trong doanh nghiệp a, Khái niệm Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích ra tăng giá trị của chủ sở hữu. Trong khi thực hiện các họat động mua bán trao đổi trên thị trường hay khi tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp đều phải sử dụng các yếu tố như tiền bạc, nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu và nguồn nhân lực.. các yếu tố này là tài sản của doanh nghiệp. Có thể hiểu tài sản doanh nghiệp là tên gọi chung của các yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm kiếm lời. Tài sản doanh nghiệp là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho những lợi ích mà doanh nghiệp thu được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, tài sản là tất cả những thứ hữu hình hoặc vô hình gắn với lợi ích trong tương lai của đơn vị thoả mãn các điều kiện sau: -Thuộc sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp. -Có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp. -Có giá phí xác định. b, Phân loại Có nhiều cách để phân loại tài sản trong doanh nghiệp, trong đó tiêu thức phổ biến nhất là dựa trên giá trị và tính chất luân chuyển của tài sản, ta chia tài sản của doanh nghiệp thành 2 loại: tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản lưu động( tài sản ngắn hạn): là tài sản có thể thay đổi hoặc hao phí trong chu kì kinh doanh. Những tài sản này có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi ngắn. Tài sản lưu động bao gồm: tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. Tài sản cố định (tài sản dài hạn): là tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên, có đơn giá từ mức tiêu chuẩn qui định trở lên và trong quá trình sử dụng nó bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất vốn có của nó. Phần giá trị hao mòn dùng trong hoạt động kinh doanh được chuyển dịch vào trong giá trị sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện dưới hình thức khấu hao. Theo qui định hiện hành nếu thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Nguyên giá phải xác định một cách đáng tin cậy. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Có giá trị từ 10.000.000 trở lên. Tài sản cố định trong doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có đủ tiêu chuẩn của tài sản về hình thái về giá trị và thời gian sử dụng theo qui định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành như nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn…Tài sản hữu hình có thể do doanh nghiệp tự mua, xây dựng hoặc đi thuê. Tài sản vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả chi phí nhằm có được các lợi ích hoặc các nguồn có tính chất kinh tế, mà giá trị của chúng xuất phát từ những đặc quyền hoặc quyền của doanh nghiệp như quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, giấy phép nhượng quyền và chi phí triển khai… Tài sản cố định vô hình cũng có thể do doanh nghiệp đầu tư hoặc thuê dài hạn. Khi nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, biểu hiện ở việc xuất hiện các phương thức kinh doanh mới cũng như xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thì các hình thái tồn tại của tài sản trong doanh nghiệp càng trở nên đa dạng, phức tạp. Vì thế, việc đầu tư và quản lý các loại tài sản trở thành vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. 2. Tài sản hữu hình trong doanh nghiệp a, Đặc điểm Tài sản hữu hình là những tài sản thỏa mãn các đặc điểm sau: - Có hình thái vật chất cụ thể, có thể cân đong, đo, đếm. - Có giá trị tối thiểu nhất định. Mức giá trị này thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Ở Việt Nam, tài sản phải có giá trị trên 10.000.000đ mới đủ tiêu chuẩn xếp vào tài sản cố định. - Được sử dụng như là công cụ chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình có 2 hình thức hao mòn: Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng như bị cọ sát, bị ăn mòn (do sự tác động của thiên nhiên hoặc mức độ sử dụng). Kết quả của hao mòn vật lý là tài sản bị mất dần giá trị và giá trị sử dụng, cần phải thay thế bằng một tài sản khác. Hao mòn vô hình hay hao mòn kinh tế xảy ra khi tài sản vẫn còn giá trị sử dụng nhưng giá trị thì bị giảm dần do những tiến bộ về khoa học kĩ thuật làm cho tài sản trở nên tương đối lỗi thời. - Tài sản hữu hình được khấu hao thường xuyên vào giá trị sản phẩm của doanh nghiệp thông qua quü khấu hao. - Thời gian sử dụng của một tài sản hữu hình là có thể ước tính được, đây là cơ sở khoa học để tính khấu hao. b, Phân loại - Nhà cửa, vật kiến trúc: Là tài sản cố định của doanh nghiệp hình thành sau quá trình thi công xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho, hàng rào, bể tháp nước, sân bãi; các công trình cơ sở hạ tầng, như đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu cảng, cầu tầu… -Máy móc, thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, máy móc đơn lẻ… -Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải… -Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ dùng cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy vi tính, máy photocopy. -Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: như vườn chè, vườn cà phê, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, tham cây xanh…; súc vật làm việc như voi, ngựa, trâu và súc vật nuôi để lấy sản phẩm như dê, cừu… -Tài sản cố định khác: gồm những loại tài sản chưa được phản ánh vào các loại trên như sách chuyên môn kỹ thuật, tranh ảnh nghệ thuật. c, Vai trò Tài sản cố định hữu hình chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp, là công cụ tác động trực tiếp vào đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. Vì vậy, đầu tư vào tài sản cố định là nội dung rất quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp.Với vai trò quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung đòi hỏi phải có một cơ cấu đầu tư hợp lý cũng như đặt ra yêu cầu phải quản lý tốt các tài sản loại này. Dưới góc độ xã hội, sự phát triển của tài sản hữu hình qui định trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. C.Mac đã viết “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào”. Tài sản cố định hữu hình dưới hình thái máy móc thiết bị là những tư liệu sản xuất quan trọng nhất và có tính chất quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Tài sản hữu hình xét trên góc độ là kết cấu hạ tầng của sản xuất gồm đường xá, cầu cảng, sân bay, phương tiện chuyên chở, phương tiện liên lạc… là điều kiện cần thiết đối với quá trình sản xuất. Trong đó việc xây dựng kết cấu hạ tầng cần phải đi trước một bước, làm nền tảng để tiến hành đầu tư sản xuất trực tiếp cũng như tạo đièu kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá. Đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, việc đầu tư vào tài sản hữu hình quyết định tới chất lượng và số lượng sản phẩm tạo ra. Theo đó, tài sản hữu hình là nền tảng tạo nên những giá trị vô hình cho doanh nghiệp như nhãn hiệu, thương hiệu, uy tín… Trong thực tế, một phần lớn các tài sản vô hình đều hàm chứa các yếu tố hữu hình và do những yếu tố hữu hình quyết định. Với những vai trò trên, có thể khẳng định tài sản hữu hình là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển và là chìa khoá sự thành công của mỗi doanh nghiệp. 3. Tµi s¶n v« h×nh trong doanh nghiÖp a, Đặc điểm Là những tài sản đặc biệt không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể. Đây là những tài sản mà doanh nghiệp sử dụng lâu dài, thường biểu hiện ở quyền được pháp luật qui định và quyền ưu tiên của doanh nghiệp, hoặc là những khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cao hơn mức bình thường. Tài sản vô hình có những đặc điểm sau đây - Không có hình thái vật chất rõ ràng. Tài sản vô hình có loại thể hiện bằng những hình thái vật chất cụ thể như quyền phát hành, quuyền sử dụng đất, bằng phát minh…cũng có loại hoàn toàn vô hình như uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, lòng trung thành của khác hàng, các mối quan hệ mà doanh nghiệp tạo dựng được,năng lực của nhà lãnh đạo. - Việc xác định giá trị của tài sản vô hình là rất phức tạp. Có loại tài sản vô hình được định giá và có thể đem ra mua như bán bản quyền, phát minh sáng chế, công thức pha chế… Giá trị của những tài sản này được đo bằng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản đó. Pháp luật thừa nhận quyền sở hữu của doanh nghiệp với các tài sản vô hình trên thông qua các giấy chứng nhận sở hữu, bằng sáng chế. Bên cạnh đó, có những tài sản hữu hình rất khó xác định được giá trị cũng như không thể đem ra mua bán trên thị trường như uy tín của công ty, các mối quan hệ làm ăn… bởi nó được tạo ra gắn liền với doanh nghiệp, do sự cố gắng của tập thể công nhân và người lãnh đạo. - Hiệu quả kinh tế mà tài sản vô hình đem lại cho doanh nghiệp trong tương lai có tính chất không xác định rất lớn. Ví dụ với tài sản thương hiệu của doanh nghiệp, tài sản này có thể có giá trị tăng dần và tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, hoặc có thể nhanh chóng mất đi giá trị. Việc xác định chính xác giá trị tài sản vô hình trong tương lai là rất khó và nó không những phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp mà còn chịu ảnh hưởng của những biến động trên thị trường và các nhân tố khách quan khác. - Với tài sản vô hình, chỉ có một hình thức hao mòn là hao mòn vô hình. Nguyên nhân là sự phát triển của khoa học kĩ thuật dẫn tới những phát minh mới, sản phảm mới ưu việt hơn, sự cạnh tranh trên thương trường dẫn tới việc ra đời những thương hiệu mạnh khác, làm giảm gía trị của tài sản vô hình trong doanh nghiệp. - Tài sản vô hình có tính mới: có thể là một sáng chế, một kĩ thuật, công thức hay một loại sản phẩm mới. Đây là nét đặc trưng của những sản phẩm trí tuệ, là kết tinh sự sang tạo của con người. Vì vậy, để sở hữu một tài sản vô hình, các doanh nghiệp phải tốn một chi phí rất lớn cho công tác nghiên cứu triển khai. b, Phân loại - Quyền sử dụng đất: bao gồm toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra liên quan trực tiếp đến đất sử dụng. Bao gồm: tiền chi ra để có được quyền sử dụng đất hợp pháp, chi phí đền bù cho giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ… hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. - Quyền phát hành: là các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành. - Bản quyền, bằng sáng chế: là các chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp đã chi ra để có được các bản quyền tác giả, bằng sáng chế. - Nhãn hiệu hàng hoá: là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá. - Phần mềm máy vi tính: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được phần mềm máy vi tính. - Giấy phép và giấy nhượng quyền: là các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được giấy phép, giấy nhượng quyền thực hiên công việc đó: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất sản phẩm mới. - Tài sản cố định vô hình khác: bao gồm những tài sản vô hình khác chưa được phản ánh vào các tài sản trên như: quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, quyền sử dụng hợp đồng; công thức, cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và mẫu vật; tài sản cố định vô hình đang triển khai. c, Vai trò Tài sản vô hình ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Sở hữu một tài sản vô hình là một biến cố của sự phát triển vì nó nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và gia tăng giá trị các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, xu hướng hội nhập nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ thì tài sản vô hình là vũ khí quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị phần, mở rộng sản xuất và cạnh tranh tốt với các đối thủ, đặc biệt là với các đối thủ lớn từ nước ngoài. II. Đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp a, Khái niệm Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Hoạt động đầu tư trong nền kinh tế có thể chia thành đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển. Trong đó, đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất( nhà xưởng, thiết bị,…) và tài sản trí tụê( tri thức, kĩ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển trong doanh nghiêp là một bộ phận của đầu tư phát triển, mà mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là nhằm tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực. b, Vai trò Đối với doanh nghiệp, đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư phát triển gồm việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu cho sự ra đời của doanh nghiệp như xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc…tiến hành sửa chữa thay thế các tài sản bị hư hỏng, cải tiến thay thế các máy móc lạc hậu. Đầu tư tốt tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực từ đó hạ giá thành sản phẩm, gia tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. c, Nội dung Hoạt động của đầu tư bao gồm nhiều nội dung, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận. Theo khái niệm, nội dung của đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư vào tài sản vật chất (tài sản thực) và đầu tư vào những tài sản vô hình. Đầu tư vào những tài sản vật chất gồm: + Đầu tư vào tài sản cố định( đầu tư xây dựng cơ bản) + Đầu tư vào hàng tồn trữ Đầu tư vào tài sản vô hình gồm: + Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. + Đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học kĩ thuật. + Đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo… Đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp và tác động của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp Đầu tư vào tài sản cố định Đầu tư vào tài sản cố định là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Bao gồm hoạt động chính là xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị. Hoạt động này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỉ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp. Có thể chia thành các hoạt động như sau: * Đầu tư vào nhà cửa Gồm xây dựng nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc và nghỉ ngơi. Đây được coi là một hạng mục công trình lớn trong khi tiến hành các dự án đầu tư. Việc xây dựng lắp đặt nhà cửa trong một dự án được thực hiện sớm nhất, nó được coi là nhân tố đi đầu trong quá trình thực hiện dự án vì chỉ khi thực hiện xong các hạng mục công trình xây dựng thì các hoạt động khác mới có thể thực hiện được và hoạt động sản xuất mới có thể tiến hành. Nhà cửa là nơi chứa đựng các nhân tố sản xuất, vì vậy trong quá trình lập dự án việc thiết kế, lập tổng dự toán phải được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ về địa hình, vị trí, qui mô cũng như cách sắp xếp bố trí các hạng mục sao cho hợp lý. Việc thi công xây dưng công trình nhà của thường chiếm một nguồn vốn lớn trong tổng số vốn đầu tư. Mặt khác, thời gian thi công kéo dài, trong thời gian đó vốn bị ứ đọng không sinh lợi cho doanh nghiệp, do đó quá trình thi công cần được giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong thi công, chất lượng công trình, tránh thất thoát vốn, đặc biệt là đảm bảo đúng tiến độ thi công. * Đầu tư vào máy móc thiết bị Có thể nói đầu tư vào máy móc thiết bị là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Máy móc thiết bị trong doanh nghiệp có thể do doanh nghiệp tự nghiên cứu chế tạo hoặc do mua sắm từ bên ngoài. Với trình độ của Việt Nam hiện nay thì việc trang bị máy móc thiết bị hay cả một công nghệ thường được thực hiện thông qua hoạt động mua sắm. Do vai trò hết sức quan trọng của máy móc thiết bị- là công cụ lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm do đó mua sắm máy móc có thể quyết định tới công suất của nhà máy, chất lượng của sản phẩm cũng như chủng loại mẫu mã của mặt hàng. Số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để có được máy móc cũng chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của dự án, vì vậy cần phải lựa chọn kĩ càng trước khi ra quyết định mua sắm máy móc sao cho không những phù hợp với khả năng tài chính kĩ thuật (công nhân có thể vận hành máy hết công suất và có khả năng sửa chữa khi có sự cố xảy ra) của doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo tài sản này hoạt động tốt trong điều kiện khí hậu cũng như sản phẩm của nó được thị trường chấp nhận. Việc mua sắm máy móc không chỉ liên quan tới những vấn đề về phần cứng mà còn phải đảm bảo phần mềm như đội ngũ công nhân có kinh nghiệm, kĩ năng, cán bộ quản lý có trình độ, thông tin về công nghệ sử dụng… Vì vậy vấn đề lựa chọn công nghệ không hề đơn giản, cần phải có nhưng người am hiểu kĩ thuật tư vấn và ra quyết định. * Đầu tư vào phương tiện vận tải Bộ phận này thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp, do doanh nghiệp có thể thuê bên ngoài. Trong quá trình thi công xây dựng công trình, doanh nghiệp thường thuê loại hình tài sản này vì công việc này không diễn ra liên tục, cần tới những phương tiện chuyên dụng đắt tiền, nếu thực hiện mua sắm sẽ gây lãng phí. Đối với nhu cầu chuyên chở nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ hàng hóa và các phương tiện chuyên chở phục vụ cán bộ quản lý và người lao động thì các doanh nghiệp thường mua sắm. Tuy nhiên cần phải cân nhắc mức mua hợp lý loại hình tài sản này dể tránh gây lãng phí. * Đầu tư vào phương tiện truyền dẫn Gồm đầu tư vào hệ thống điện nước, khí đốt, băng tải, hệ thống thông tin liên lạc. Nhìn chung thì trước khi thực hiện dự án, quá trình lập dự án đã ngiên cứu kĩ về cơ sở hạ tầng ở địa phương thực hiện. Vì vậy chi phí đầu tư vào phương tiện truyền dẫn thường là không lớn. Tuy nhiên cần chú ý rằng những yếu tố này đảm bảo cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và ổn định,việc lắp đặt các hệ thống này phải đi trước quá trình sản xuất. Hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời sự thay đổi của thị trường. Nhất là trong thời đại ngày nay, thông tin có ý nghĩa quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống trên để dự án đạt hiệu quả cao nhất. Đầu tư vào hàng dự trữ trong doanh nghiệp Gồm toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm được hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà tỉ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ là rất khác nhau, việc xác định qui mô hàng tồn trữ tối ưu là rất cần thiết. Đối với doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu được ví như cơm gạo của quá trình sản xuất, nó quyết định giá thành, tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất. Trong khi đó, tỉ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ của doanh nghiệp thương mại là khá lớn. Cơ cấu đầu tư hợp lý vào hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tránh được lãng phí nguồn lực do tăng chi phí bảo quản và ứ đọng vốn khi đầu tư quá mức hay tổn thất do quá trình sản xuất bị đình trệ. 3. Đầu tư vào tài sản vô hình trong doanh nghiệp và tác động của nó đối với hoạt động trong doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì càng có nhiều loại tài sản vô hình khác xuất hiện và chiếm tỉ trọng không nhỏ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Có thể chia hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình thành các loại sau Chi phí thành lập doanh nghiệp Là tài sản doanh nghiệp đầu tư ngay trong giai đoạn đầu, chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phếp thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, chi cho các chứng từ, các khoản thuê chuyên gia, tư vấn. Các khoản chi phí này cần được hạch toán đầy đủ là cơ sỏ để tính khấu hao vào giá trị sản phẩm. Đầu tư nâng cao nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và đối với doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố đảm bảo thắng lợi trong kinh doanh. Vì con người là nhân tố chủ động sáng tạo, có vai trò quyết định trong mọi quá trình sản xuất, do vậy đầu tư nâng cao nguồn nhân lực là rất cần thiết. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Nội dung hoạt động này gồm đầu tư cho hoạt động tuyển dụng và đào tạo (chính qui, không chính qui, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ…); đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe, y tế; đầu tư cải thiện môi trường,điều kiện làm việc của người lao động, trả lương đúng và đủ cho công nhân… Mục đích của hoạt động đầu tư là nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề, có sức khỏe tốt, kinh nghiệm làm việc và có khả năng tiếp thu những công nghệ mới, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học có trình độ cao và những nhà quản lý giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Với nguồn nhân lực như trên, doanh nghiệp có thể phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, tận dụng mọi nguồn lực bên trong tổ chức và thích ứng nhanh với những thay đổi từ bên ngoài. Đây cũng là yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp. Đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học kĩ thuật và công nghệ Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc, thiết bị..), phần mềm (các văn bản, tài liệu, các bí quyết…), yếu tố con người (các kĩ năng quản lý, kinh nghiệm), yếu tố tổ chức (các thể chế, phương pháp tổ chức…) Muốn có công nghệ, cần phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành. Hoạt động đầu tư vào khoa học công nghệ trong doanh nghiệp gồm đầu tư nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và đầu tư mua sắm công nghệ mới từ nước ngoài. Hoạt động này đòi hỏi một nguồn vốn lớn và độ rủi ro cao, vì vậy với khả năng hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam thì tỉ trọng đầu tư cho hoạt động này là khá nhỏ. Tuy nhiên ý nghĩa của việc thực hiện hoạt động này là vô cùng to lớn, là điều kiện để doanh nghiệp đổi mới và động lực cho nền kinh tế phát triển cao hơn. Trong sản xuất kinh doanh, các bí quyết và phát minh về công nghệ luôn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, gia tăng lợi nhuận cho đơn vị. Do đó các doanh nghiệp cần đầu tư vào những công nghệ phù hợp với những điều kiện sản xuất của doanh nghiệp, nhanh chóng nắm bắt thông tin về thị trường công nghệ và tiếp cận với những thông tin về các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tiến sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động nghiên cứu triển khai thường diễn ra trong phạm vi doanh nghiệp nhưng có tác động mở rộng tới toàn bộ nền kinh tế, làm gia tăng năng lực sản xuất của quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển tới trình độ cao hơn thì doanh nghiệp lại có nhiều khả năng hơn trong việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học vào trong sản xuất. Đầu tư xây dựng thương hiệu và quảng cáo( đầu tư cho hoạt động marketting) Danh sách 10 thương hiệu lớn nhất thế giới trong năm 2006: Xếp hạng năm 2006 Tên thương hiệu Quốc gia Giá trị năm 2006 (tỷ USD) Giá trị năm 2005 (tỷ USD)  1 Coca - Cola Mỹ  67,000  67,525  2 Microsoft Mỹ  56,926  59,941  3 IBM Mỹ  56,201  53,376  4 GE Mỹ  48,907  46,996  5 Intel Mỹ  32,319  35,588  6 Nokia Phần Lan  30,131  26,452  7 Toyota Nhật  27,941  24,837  8 Disney Mỹ  27,848  26,441  9 McDonald’s Mỹ  27,501  26,014  10 Mercedes – Benz Đức  21,795  20,006 Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động bán hàng. Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm đầu tư cho họat động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu… Để xây dựng một thương hiệu mạnh cho công ty thì trước hết cần phải đầu tư vào nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ, hoặc sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp và để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh…Nhãn hiệu là cho biết xuất xứ của hàng hóa và phân biệt hàng hóa đó với sản phẩm của doanh nghiệp khác, được xem là một tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khách hàng yên tâm hơn và chọn mua những sản phẩm mà họ đã có thông tin từ trước. Sản phẩm có khả năng cạnh tranh có nhãn hiệu được nhiều người lựa chọn, có uy tín và ấn tượng tốt đối với đa số khách hàng. Vì tầm quan trọng của nhãn hiệu trong việc tiêu thụ sản phẩm nên các doanh nghiệp cũng cần có chiến lược xây dựng nhãn hiệu của mình. Việc tạo lập và duy trì một nhãn hiệu thương mại không đơn giản, kể cả khi đã có một nhãn hiệu thành công thì chủ doanh nghiệp cũng cần đầu tư liên tục nhằm duy trì nhãn hiệu của mình. Nội dung của hoạt động đầu tư này gồm: đầu tư nghiên cứu thị trường (về nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển của sản phẩm…); xây dựng chiến lược kinh doanh; thử nghiệm nhãn hiệu trên thị trường; hoạt động marketing và đánh giá kết quả. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chi phí để giữ vững vị trí thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên khi sở hữu một nhãn hiệu tốt thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là cao hơn và lợi nhuận nhiều hơn. Đây cũng là điều kiện cần để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Thương hiệu là một kí hiệu liên tưởng, tên hay nhãn hiệu hàng hóa độc nhất vô nhị, có thể nhận biết được, được dùng để phân biệt với các sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh. Thương hiệu là uy tín , là sự hiểu biết cũng như lòng trung thành của khách hàng. Một thương hiệu mạnh là kết quả của đầu tư hợp lý vào công nghệ sản xuất, kiểu dáng sản phẩm, nhãn hàng, marketing… Quá trình xây dựng thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn một chi phí lớn và thực hiện trong thời gian dài. Cùng với xu hương toàn cầu hóa, giá trị của thương hiệu ngày càng được coi trọng, đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy việc đầu tư cũng như quản lý loại tài sản này ngày càng được chú ý tới. Khi doanh nghiệp tạo cho mình thương hiệu mạnh, giá trị thị trường của công ty cũng tăng lên. Cách phân loại trên nhằm xác định tỉ trọng và vai trò của từng bộ phận trong tổng vốn đầu tư của đơn vị. Từ đó doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp với nguồn vốn cũng như đặc điểm riêng của từng mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. III. Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình trong doanh nghiệp Hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Nếu doanh nghiệp xác định đúng vai trò của 2 loại tài sản này, từ đó có cơ cấu đầu tư hợp lý thì 2 bộ phận tài sản trên sẽ hỗ trợ, thúc đẩy nhau nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu đầu tư không đúng mức, cơ cấu đầu tư bất hợp lý sẽ gây lãng phí các nguồn lực, hiệu quả kinh doanh thấp. Vấn đề đặt ra là tầm quan trọng của 2 loại tài sản này đối với từng doanh nghiệp, từng ngành nghề lại khác nhau, và để có một cơ cấu đầu tư hợp lý chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Có nhiều doanh nghiệp mà tài sản vô hình đóng vai trò rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh như: các doanh nghiệp sản xuất ô tô, đồ cao cấp, dịch vụ tài chính... 1. Đầu tư vào tài sản hữu hình tác động tới đầu tư vào tài sản vô hình trong doanh nghiệp Đầu tư vào tài sản hữu hình là điều kiện tiên quyết và cơ bản làm tăng tiềm lực về sản vô hình. Khi doanh nghiệp đã bỏ vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình._. như: nhà xưởng, văn phòng làm việc, phòng thí nghiệm, mua sắm trang bị các loại máy móc thiết bị phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn ... điều này sẽ là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Việc doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào tài sản hữu hình sẽ làm tăng khả năng tạo nguồn cho doanh nghiệp đổi mới, tránh sự tụt hậu về công nghệ sản xuất, dần dần đuổi kịp các n­íc ph¸t triÓn trªn thÕ giíi. Đầu tư vào tài sản hữu hình là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề để thực hiện đầu tư vào tài sản vô hình. Một doanh nghiệp chỉ thực sự hoạt động được khi nó có một cơ sở vật chất nhất định gồm nhà xưởng, văn phòng, phòng thí nghiệm, kho bãi… các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hệ thống thông tin. Sau khi sản xuất sản phấm và tiếp đó là khâu tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có động lực và cơ sở vật chất để đầu tư vào các tài sản hữu hình khác. Vì quá trình hoạt động của doanh nghiệp đặt ra yêu cầu khách quan phải có hoạt động xây dựng thương hiệu, marketing,các hoạt động nghiên cứu triển khai công nghệ mới, nghiên cứu sáng tạo kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và đào tạo nguồn nhân lực. Tài sản hữu hình là cơ sở để tiến hành các hoạt động trên, đồng thời tạo ra yêu cầu để doanh nghiệp đầu tư vào tài sản vô hình. Đầu tư vào tài sản hữu hình có hiệu quả sẽ ổn định được sản lượng, chất lượng sản phẩm và các dịch vụ khách hàng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường. Tuy nhiên việc đầu tư vào tài sản hữu hình khi cơ cấu đầu tư được thực hiện hợp lý, đúng chỗ, phù hợp cả về qui mô và chất lượng. Việc đầu tư tràn lan, không có kế hoạch vào tài sản vô hình chỉ làm gia tăng khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, làm giảm nguồn vốn đầu tư vào tài sản vô hình và các tài sản khác đem lại lợi ích cao hơn. 2 Đầu tư vào tài sản vô hình tác động tới đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình trong doanh nghiệp là mối quan hệ 2 chiều, đầu tư tốt vào tài sản vô hình cũng có tác động tích cực tới hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình. Khi khởi sự kinh doanh, hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình gồm mua các loại giấy phép kinh doanh, quyền sử dụng đất, chi phí để có được các loại giấy phép khác… hoạt động này được thực hiện cùng với quá trình đầu tư vào tài sản vô hình, là điều kiện cần để doanh nghiệp hoạt động. Khi hoạt động đầu tư vào các tài sản vô hình khác đạt kết quả, doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và sản phẩm tiêu thụ tốt thì doanh nghiệp lại có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, xây lắp thêm nhà xưởng, mua sắm đổi mới máy móc thiết bị. Một sự đầu tư hợp lý vào tài sản vô hình làm tăng giá trị thương hiệu, trực tiếp gia tăng doanh thu nhờ nhượng bán bản quyền thương hiệu và tăng doanh sổ cũng như giá bán. Một sự đầu tư không hợp lý vào tài sản vô hình sẽ dẫn tới lãng phí các nguồn lực, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình. Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình được phối hợp một cách nhịp nhàng đồng bộ thì điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm cao cấp trên thị trường, thì phải tập trung vào mua sắm máy móc thiết bị phù hợp đồng thời phải tìm hiểu bí quyết công nghệ, đào tạo cán bộ khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này, phải xác định được khách hàng mục tiêu trên thị trường, tức là phải đầu tư vào nguồn nhân lực để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cần có các chiến lược Marketing như: đóng gói bao bì, quảng cáo, khuyến mại, và xúc tiến bán cho phù hợp với nhãn hiệu đang được định vị, tức là chúng ta phải đầu tư đồng bộ vào cả tài sản cố định hữu hình và tài sản vô hình một cách hợp lý. Nếu không thực hiện được đồng bộ những công việc nói trên, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn, nhãn hiệu bia Laser được định vị là một sản phẩm cao cấp, được khách hàng chấp nhận là một sản phẩm có chất lượng cao vì công ty đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động quảng cáo, công nghệ, kĩ thuật sản xuất… nhưng do sự đầu tư hợp lý đồng bộ vào kênh phân phối nên nhãn hiệu này đã thất bại trong quá trình xâm nhập thị trường. Mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như: nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu… mà không chú ý một cách đúng mức đến tài sản hữu hình thì cũng khó có thể thành công trong việc sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể thu được lợi nhuận cao nếu không có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại với quy mô sản xuất và chi phí hợp lý. Chẳng hạn như hãng café Trung Nguyên, một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng trong những năm gần đây, do Trung Nguyên quá chú trọng vào việc mở rộng thương hiệu thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu mà không chú ý đến việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng thương hiệu một cách tràn lan không đi kèm với việc đầu tư vào tài sản hữu hình, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất đã đặt ra nhiều khó khăn đối với Trung Nguyên trong thời gian sắp tới. Sự đầu tư đồng bộ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình là điều tối quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định sức sản xuất, tiêu thụ và trưởng thành của doanh nghiệp. Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể, tuỳ vào cách thức định vị sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác định chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình Nói tóm lại, đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình có mối quan hệ qua lại với nhau. Cơ cấu đầu tư hợp lý, hoạt động đầu tư được tiến hành đồng bộ nhịp nhàng thì sẽ đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy từng doanh nghiệp với những mặt hàng cụ thể mà có cơ cấu hợp lý. Cơ cấu này phụ thuộc vào tính chất sản phẩm và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Đối với các mặt hàng cao cấp, thì song song với việc đầu tư vào tài sản hữu hình nhằm tạo được sản phẩm có chất lượng cao, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đầu tư vào tài sản vô hình. Có thể nói đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại và khẳng định mình trên thương trường. Ngược lại, với những doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thông thường (như hàng tiêu dùng), giá trị thương hiệu là rất nhỏ trong tổng tài sản thì việc đầu tư quá nhiều vào tài sản vô hình sẽ gây lãng phí rất lớn. Hướng đi đúng của những doanh nghiệp loại này là tập trung đầu tư vào tài sản hữu hình, mở rộng quy mô nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh tự nhiên. Việc lựa chọn cơ cấu đầu tư còn phải chú ý tới thị yếu và văn hóa mua hàng của từng nhóm khách hàng và từng địa phương cụ thể. Những khách hàng có thu nhập thấp thường quan tâm tới giá cả và chất lượng sản phẩm, trong khi những khách hàng có thu nhập cao hơn quan tâm nhiều hơn tới thương hiệu của sản phẩm mà họ sử dụng. PhÇn II: thùc tr¹ng ®Çu t­ vµo tµi s¶n h÷u h×nh vµ tµi s¶n v« h×nh trong doanh nghiÖp viÖt nam hiÖn nay Thực trạng đầu tư vào tài sản hữu hình của doanh nghiệp 1.§Çu t­ x©y dùng c¬ b¶n Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2004 và 2005 phân theo khoản mục đầu tư 1999 2004 2005 Trị giá Cơ cấu Trị giá Cơ cấu Trị giá Cơ cấu Tổng số 131,2 100 290,9 100 343,1 100 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 112,3 85,59 246,4 84,7 295,3 86,0 Nếu phân theo loại hình kinh tế ,đầu tư của khối doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp ngoài nhà nước,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) chiếm 50,5% - 53,1% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tÕ 1.1Đầu tư vào cơ sở hạ tầng( nhà xưởng, các văn phòng làm việc và nghỉ ngơi…) Nhu cầu năng lượng , giao thông, thông tin liên lạc… của dự án phải được xem xét, nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và chi phí sản xuất do có hay không có sẵn các cơ sở hạ tầng này. Năng lượng có nhiều loại có thể sử dụng như điện, các nguồn từ dầu hoả, các nguồn từ thực vật… phải xem xét nhu cầu sử dụng, nguồn cung cấp, đặc tính chất lượng, tính kinh tế khi sử dụng, chính sách nhà nước đối với các loại năng lượng phải nhập, vấn đề ô nhiễm môi trường… của mỗi loại được sử dụng để ước tính chi phí. Năng lượng được sử dụng cho các nhà máy cần phải thoả mãn các yêu cầu đó là: nguồn năng lượng ổn định, thoả mãn yêu cầu của sản xuất, có nguồn dồi dào trong nước, ít gây ô nhiễm môi trường và có tính kinh tế cao. Nước là dạng năng lượng đặc biệt và rất cần cho một số ngành sản xuất dịch vụ. Đối với các nhà máy sản xuất việc xây dựng gần các khu nguyên liệu thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu chi phí vận chuyển. Một số các công trình như công trình thủy điện, các nhà máy khoan dầu hay việc khai thác than thì chọn việc xây dựng nhà xưởng ở gần khu nhiên liệu là yếu tố “sống còn”. Công ty Sông Đà đã thành công trong việc xây dựng các công trình nhà máy thuỷ điện gần nguồn nhiên liệu, tận dụng tốt nguồn nước. Nhà máy thuỷ diện Hoà Bình với công suất 1.920 MW, công trình nhà máy thuỷ điện Thác Bà với công suất 110 MW. Trải qua hơn 40 năm xây dựng, tổng công ty sông Đà đã trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam. Chính phủ vẫn đang tập trung cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, và khẳng định đó là một vấn đề nóng bỏng hiện nay. Trong điều kiện đường xá chưa phát triển thì vấn đề vấn chuyển hàng hóa đi tiêu thụ thực sự gặp nhiều khó khăn. Nhiều đại biểu trong một diễn đàn đã phát biểu “... điện năng không đủ đáp ứng nhu cầu trong công nghiệp, chất lượng đường xá không đồng đều tại các nơi khác nhau của Việt Nam hay tình trạng ngập lụt trên nhiều tuyến đường ảnh hưởng lớn tới việc vận chuyển hàng hóa...”. Vì thế đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ doanh nghiệp cũng là mối quan tâm đặc biệt của chính phủ. Trưởng đại diện tập đoàn Nike tại Việt Nam cho biết Nike đã có sự tăng trưởng rất tốt tại Việt Nam kể từ năm 1995,các sản phẩm chế tạo của Nike cũng tăng từ 30%, các sản phẩm chế biến cũng tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, ông John Isbell, giám đốc phụ trách hậu cần của Nike cho rằng mặc dù có kết quả tốt nhưng Nike cũng đang gặp một số khó khăn, đặc biệt về cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, đường, cảng biển... nhưng tiến độ quá chậm, trong khi các yếu tố hạ tầng này là rất cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Hiện tại, sự tắc nghẽn tại các con đường ở TP HCM, đặc biệt vào các giờ cao điểm là một bức xúc. Ngay cầu Đồng Nai, một cây cầu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng đang gây ra những lo lắng.. vì không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Sự tắc nghẽn về các yếu tố hạ tầng trên đang gây nhiều cản trở cho các hãng vận tải quốc tế và phần nào đó ngăn cản sự phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu xây dựng nhà máy ở xa thị trường tiêu thụ thì chi phí vận chuyển hàng hóa là khá tốn kém. Việc xây dựng nhà máy phải phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở nơi đó, cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên khu vực đó. Không thể xây một nhà máy hóa chất ở gần nơi dân cư cũng như không thể xây nhà máy biến chế biến quặng vì nó sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân quanh vùng. Một số dự án đã bị đình trệ đắp chiếu vì không giải quyết đựơc vấn đề và đã bị người dân khiếu nại. Một vị trí tốt gần nguồn nguyên liệu, có giao thông thuận tiện cho việc trao đổi mua bán, và không gây ô nhiễm cho môi trương xung quanh luôn là vấn đề được đặt ra khi thành lập một doanh nghiệp. 1. 2. Đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị Hiện nay các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc đầu tư cho máy móc và công nghệ hơn để tạo ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong 5 năm qua tổng vốn đầu tư chiều sâu của các DNNN ước thực hiện 3992 tỉ đồng, vượt 9% so với mục tiêu đề ra, trong đó đầu tư cho máy móc thiết bị 2721 tỉ đồng (chiếm 68%) và phần xây lắp 1271 tỉ đồng, gồm máy móc thiết bị 1598 tỉ đồng và xây lắp 911 tỉ đồng. Nhìn chung nếu so sánh các DNNN trung ương thì DNNN địa phương có trình độ máy móc, thiết bị chỉ dừng lại ở mức trung bình và lạc hậu, do vây việc mạnh dạn đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đổi mới công nghệ, làm ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao là vấn đề mang tính “sống còn”. Nhiều doanh nghiệp địa phương đã đề ra chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ cho chiến lược phát triển 5 năm, do vậy khi chuyển sang công ty cổ phần vẫn tiếp tục triển khai thực hiện. Điển hình như: công ty cổ phần bao bì Biên Hòa trong 5 năm đầu tư hơn 74 tỉ đồng để đưa công suất từ 15 tấn sp/năm tăng lên 40 tấn/năm, trong đó xây dựng một phân xưởng sản xuất với thiết bị máy móc được đầu tư mới. Công ty Donafoods đầu tư gần 80 tỉ đồng mở rộng qui mô chế biến sản phẩm xuất khẩu từ 2000 tấn lên đến 5000 tấn/ năm. Công ty thuốc lá Đồng Nai cũng đã đầu tư khoảng 175 tỉ đồng để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng, năm 2005 doanh thu 1000 tỉ, tăng gấp 3 so với năm 2000. Và một số công ty khác như như công ty cổ phần thực phẩm chế biến Lodoco, công ty Tín Nghĩa...cũng đã thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, tuy số vốn không lớn nhưng đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó do thiếu vốn nên nhiều doanh nghiệp vẫn còn hạn chế trong việc thực hiện dự án đầu tư mới và cũng có các doanh nghiệp thực hiện vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp như: Nhà máy gạch granite Long Thành có vốn đầu tư trên 10 tỉ song việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Công ty gạch ngói Đồng Nai đầu tư 1136 tỉ đồng nhưng đầu ra và sản phẩm cạnh tranh còn hạn chế. Một trong những chương trình đầu tư lớn mà không mang lại hiệu quả nhất phải kể đến là chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường. Theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng, tính đến năm 2002, cả nước xây dựng 44 nhà máy đường, tổng vốn đẩu tư, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy lên tới 10050 tỉ đồng, trong đó 6677 tỉ đồng thiết bị và hơn 3372 tỉ đồng xây lắp. Tính đến nay tình hình các nhà máy đường trên toàn quốc là hết sức bi thảm. Nguyên nhân một phần cũng do các doanh nghiệp đó nhập sai công nghệ. Việc nhập thiết bị của Trung Quốc với giá rẻ nhưng công nghệ thì đã lạc hậu, lỗi thời. Nhiều nhà máy đã nhập thiết bị của Úc,giá đắt gấp đôi nhưng sau nhiều năm vẫn không thể hoạt động hết công suất như thiết kế. Công nghệ phù hợp mang tính sống còn cho một doanh nghiệp vì thế cần nghiên cứu kĩ trước khi ra quyết định đầu tư. Một công nghệ phù hợp không chỉ sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao mà việc hoạt động của nó không gây ra ô nhiễm cho môi trường. Việc đầu tư vào công nghệ với các ngành chiến lược để phat triển đất nước luôn được đặt lên hàng đầu. 1.3. Đầu tư vào phương tiện vận chuyển hàng hóa, đầu tư của hàng và các đại lí bán lẻ. Đối với các doanh nghiệp vận chuyển thì khi nhà máy đi vào hoạt động đồng nghĩa với việc đưa các phường tiện vào hoạt động. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, việc không có phương tiện vận chuyển đồng nghĩa với việc không thể mang hàng hóa đến tay người tiêu dùng đúng lúc. Việc đầu tư vốn vào phương tiện vận chuyển là rất cần thiết, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cạnh tranh, và xây dựng được uy phương tiện vận chuyển rất hữu dụng đối với những doanh nghiệp chưa có đủ vốn để đầu tư riêng phương tiện cho mình. Rất nhiều doanh nghiệp đã thành công trong lĩnh vực vận chuyển và kho bãi. Như công ty vận tải Hải Khánh ngay từ những ngày đầu hoạt động công ty đã cố gắng đầu tư một đội xe mạnh, với nhiều chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng được nhiều những yêu cầu khác nhau của từng chủ hàng. Với tinh thần đó, hiện nay công ty có một đội xe khá hoàn chỉnh, bao gồm xe tải nhẹ đến xe chở container, xe mooc, xe kéo chuyên dụng để phục vụ khách hàng. Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vận tải đa phương thức và tiếp vận, vận chuyển và kho bãi... với việc không ngừng đổi mới, mua sắm thêm nhiều chủng loại xe,công ty còn mở rộng thêm nhiều vùng vận chuyển, luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. 1.4. Đánh giá hiệu quả và nguyên nhân Ngày càng có nhiều thêm các doanh nghiệp và việc thành công của họ chứng tỏ họ đã biết đầu tư đúng hướng, tạo lập được một nền tảng vững chắc và tạo đựợc sự tin cậy từ phía người tiêu dùng.NÕu xÐt theo lo¹i h×nh doanh nghiÖp chóng ta cã thÓ thÊy r»ng: -Vốn đầu tư XDCB của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 37,7% - 38% vốn đầu tư XDCB của toàn xã hội.Với vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước phần vốn của khối doanh nghiệp và tổ chức khác chiếm khoảng 41,8% - 44,1%.Trong khối doanh nghiệp và tổ chức khác ngoài nhà nước ,vốn đầu tư của doanh nghiệp tập thể chiếm 3,2%, doanh nghiệp tư nhân 19,6%, công ty TNHH chiếm 38,8% , công ty cổ phần 34,6%... ( Kết quả điều tra vốn đầu tư năm 2005,NXB Thống kê HN -2007) Khối lượng và giá trị hệ thống tài sản cố định liên tục được đầu tư tăng cao trong những năm qua,trong đó có tỷ trọng lớn là do các doanh nghiệp tư nhân đóng góp: 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP (tỷ đồng) Tổng tích lũy tài sản 62.131 130.771 150.033 177.983 217.434 253.686 298.543 347.900 Tài sản cố định 58.187 122.101 140.301 166.828 204.608 237.868 275.481 319.020 (nguồn:Kinh tế 2007 – 2008 Việt Nam và Thế giới) Cơ cấu(%) 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng tích lũy tài sản 27,1 29,6 31,2 33,2 35,4 35,5 35,6 35,7 Tài sản cố định 25,4 27,6 29,2 31,1 33,4 33,3 32,9 32,8 (nguồn:Kinh tế 2007 – 2008 Việt Nam và Thế giới) -Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 47,1% - 48,1% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của toàn xã hội.Trong vốn đầu tư XDCB của khu vực kinh tế nhà nước,vốn của doanh nghiệp nhà nước chiếm 41,9% - 46,4% tổng nguồn vốn. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp: Nghìn tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 476,5 552,3 645,5 744,5 953,3 Doanh nghiệp nhà nước 263,1 309,1 332,1 360,0 487,2 Trung ương 213,7 250,0 268,5 282,6 403,3 Địa phương 49,4 59,1 63,6 77,4 83,9 Cơ cấu giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp: % 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100 100 100 100 100 Doanh nghiệp nhà nước 55,2 56,0 51,5 48,4 51,1 Trung ương 44,8 45,3 41,6 38,0 42,3 Địa phương 10,4 10,7 9,9 10,4 8,8 (nguồn : Niên giám thống kê tóm tắt 2006) Về trình độ công nghệ, nếu xét dưới góc độ trang bị tài sản cố định thì số doanh nghiệp có tài sản cố định dưới 5 tỷ đồng chiếm 86%. Tài sản cố định của doanh nghiệp như trên là thấp nhưng nếu nếu xét trên tiêu chí tài sản cố định trên mỗi lao động lại càng thấp hơn, bình quân 1 lao động chỉ đạt 153 triệu đồng. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước khả dĩ nhất là 239 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 221 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đứng thấp nhất 66 triệu đồng/lao động. + Những hạn chế tồn tại: Tài sản cố định của doanh nghiệp thường không chứng minh được nguồn gốc chủ sở hữu. Có những tài sản được mua từ trước khi hình thành doanh nghiệp, mang tên chủ sở hữu cá nhân của chủ doanh nghiệp, sau đó được đưa vào sử dụng cho doanh nghiệp và ghi vào sổ sách kế toán là tài sản của doanh nghiệp. Những tài sản này về mặt pháp lý sẽ không thuộc sở hữu của doanh nghiệp và càng có giá trị lớn nếu như tài sản đó là đất đai, nhà cửa hay quyền sử dụng đất. Việc đánh giá lại tài sản cố định cũng được thực hiện một cách không chính thức, cơ sở đánh giá lại không tin cậy và không được các chuẩn mực kế toán của Việt Nam công nhận. Ngoài ra, có nhiều trường hợp tài sản cố định được dùng làm tài sản thế chấp cho ngân hàng mà không được khai báo với nhà đầu tư. Công ty TNHH Acecook Việt Nam được thành lập ngày 15/12/1993 có vốn đầu tư 4 triệu USD, sau hơn 10 năm thành lập đến nay công ty Acecook Việt Nam đã phát triển và xây dựng được 5 nhà máy sản xuất mì ăn liền trên toàn quốc. Tổng quan về chuỗi sản phẩm: sản phẩm đầu tiên của công ty là Mì và phở cao cấp gồm phở bò phở gà và mì gà được tung ra thị trường phía Nam đã để dấu ấn tin tưởng mang tính đột phá trong lĩnh vực ẩm thực. Lần đầu tiên phở truyền thống được sản xuất công nghiệp. Luôn phấn đấu ngày càng thoả mãn nhu cầu của mọi tầng lớp tiêu dùng, không ngừng nghiên cứu và phát triển ẩm thực, công ty liên tục cho ra thị trương những sản phẩm mang tính đột phá cao như: Hoành Thánh, Lẩu Thái, Kim Chi…Các dòng sản phẩm trên được người tiêu dùng và các nhà chuyên môn đánh giá cao. Tiếp sau đó sản phẩm Hảo Hảo ra đời vào năm 2000, đây là một dấu mốc quan trọng trong chuỗi phát triển của công ty, sau đó là hàng lọat các sản phẩm như mì Đệ Nhất, miến Phú Hương…Tính đến đầu năm 2004, Acecook Việt Nam đã nghiên cứu đưa ra thị trường hơn 50 chủng loại sản phẩm với đầy đủ hương vị, cấp giá và dành cho mọi đối tượng người tiêu dùng. Acecook Việt Nam được đánh giá là nhà tiên phong trong lĩnh vực sản phẩm mới. Công ty TNHH Acecook Việt Nam thực hiện chính sách quản lí nhất quán, triệt để nhằm ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi truờng và an toàn thực phẩm. Để đạt được chính sách trên công ty đã cam kết: • Đầu tư thiết bị công nghệ thích hợp và hạng mục công trình cần thiết để nâmg cao chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. • Thực hiện đầy đủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến chất lượng, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. • Đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc kiểm soát chặt chẽ toàn bộ qui trình sản xuất cung ứng. • Quan tâm và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về chất lượng và an toàn thực phẩm. • Đào tạo thường xuyên, liên tục về chuyên môn và nghiệp vụ cho nhân viên công ty để đủ khả năng thực hiện công việc. • Cải tiến thường xuyên hệ thống quản lí của công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động. Phương châm của công ty là “Học hỏi, cải tiến và phát triển liên tục” để trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh những doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào TSHH làm tăng doanh thu,tăng lợi nhuận, thì còn có nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa hay vẫn đang duy trì nhưng trong tình trạng thua lỗ khó trả hết nợ. Việc đánh giá sai qui mô,vị trí cũng như chất luợng sản phẩm là một yếu tố chủ quan quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. 2. Thực trạng đầu tư bổ sung hàng tồn trữ Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với bài toán nan giải: giải quyết lượng hàng hóa, tài sản tồn kho, chậm luân chuyển. Hàng tồn kho có thể là hàng dự trữ, hàng thừa từ việc xuất khẩu, hàng bán trái mùa, hàng bán bị trả lại… Mặc dù, doanh nghiệp đã cố gắng làm tốt ở khâu cung ứng, Marketting nhưng do vốn tồn đọng, chi phí, mất mát nên trở thành mối quan ngại lớn. GDP: tỷ đồng Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng tích lũy TS 177.983 217.434 253.686 298.543 347.900 Thay đổi tồn kho 11.155 12.826 15.818 22.702 28.880 Cơ cấu (%) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng tích lũy TS 33,2 35,4 35,5 35,6 35,7 Thay đổi tồn kho 2,1 2,1 2,2 2,7 3,0 Các khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản của doanh nghiệp con số này cho thấy việc để một số lượng lớn tồn kho là điều thực sự khiến cho các doanh nghiệp lo lắng, đặc biệt trong vấn đề xoay vòng nguốn vốn mở rộng đầu tư của doanh nghiệp. Có một lượng tồn trữ các doanh nghiệp còn phải cân nhắc về chi phí trông coi bảo quản lượng tồn kho đó, bên cạch đó là vấn đề khấu hao mất mát với những tài sản của công ty đang tồn trữ, ứ đọng, việc áp dụng chế độ kế toán để tính toán khấu hao của lượng tồn kho sẽ xảy ra sai số, khó bảo quản. Các hình thức mà doanh nghiệp hay sử dụng với hàng tồn kho là hình thức bán thanh lý tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn so với kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do thông tin bán hàng hạn hẹp, số lượng người mua ít ỏi, tính cạnh trang thấp dẫn tới giá trị hàng bán không cao, hiệu quả thu hồi vốn thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải những khủng hoảng về sản xuất và bán hàng. Khi chiến lược doanh nghiệp bị động, việc sản xuất không bắt kịp với nhu cầu bán hàng hoặc ngược lại khi bán hàng không tiêu thụ kịp với tiến độ sản xuất dẫn đến thiếu hàng, hết hàng hoặc tồn kho vượt quá mức an toàn... Tình trạng này sẽ đẩy doanh nghiệp đến nhiều tình thế khó khăn, nan giải. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp chủ quan không quan tâm đến thông tin nghiên cứu thị trường khi họ đang kinh doanh phát đạt củng là một khủng hoảng âm thầm chờ ngày doanh nghiệp phải đối mặt. Nhìn chung, trước khi đầu tư vốn vào TSHH có ba vấn đề chính mà doanh nghiệp cần phải giải quyết. Trước hết đó là vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng như việc xây dựng nhà xưởng, máy móc, khả năng cung cấp điện nước của khu vực cũng như đường xá giao thông ở khu vực đó, bên cạnh đó cần quan tâm đến đời sống văn hóa, tập quán để có thể không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân sốnh lân cận. Khi đã có mặt bằng tốt, thì cần phải mua sắm máy móc thiết bị cho phù hợp. Việc mua mới hay nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn mà Bộ khoa học và công nghệ đặt ra sao cho phù hợp nhất. Đổi mới và mua sắm công nghệ ngoài việc tạo ra những sản phẩm tốt thì cũng cần tạo ra những sản phẩm mới mang tính cạnh tranh cao trên thị trường. Nhà nước ta luôn khuyến khích đối với các công nghệ không gây hại cho môi trường, có thể mang lại lợi ích cho xã hội, vì mục tiêu phát triển đất nước. Không nên vì ham rẻ mà nhập những công nghệ, máy móc lạc hậu, cũng như quá hiện đại, phải phù hợp với trình độ kiến thức cũng như nhu cầu của từng sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn phát triển tốt cũng cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước đầu tư, bỏ vốn cải thiện giao thông, đường xá giúp cho việc vận chuyến hàng hoá, nguyên liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhưng tuy vậy, với việc đánh thuế cao các mặt hàng ô tô nhập khẩu cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc tự đầu tư lấy phương tiện vận tải mà thay vào đó là phải đi thuê với giá đắt hơn… II. Thực trạng đầu tư cho tài sản vô hình của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, tài sản vô hình của doanh nghiệp có hình thái biểu hiện ngày càng đa dạng, nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chủng loại của tài sản vô hình càng phong phú. Theo số liệu của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (IFAC), năm 1998 khoảng 50-90% giá trị do một công ty tạo ra là nhờ vào việc quản trị các tài sản vô hình. Như vậy các tài sản hữu hình chỉ tạo được từ 10-50% giá trị. Sự chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng lên khi nền kinh tế tri thức ngày càng trở thành một thực thể khách quan. Năm 1996, toàn bộ giá trị tài sản của tập  đoàn Microsoft là 86 tỷ USD nhưng toàn bộ những tài sản hữu hình bao gồm bất động sản,máy móc thiết bị…chỉ chiếm 1 tỷ USD. Phần khổng lồ 85 tỷ USD còn lại là giá trị những tài sản vô hình không thấy được. Theo số liệu của Chính phủ Hà Lan, năm 1992, các tài sản vô hình chiếm đến 35% tổng vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của tư nhân. Ở Thụy Điển tỷ lệ đó là 20%. Cũng trong năm 1992, tại Mỹ vốn đầu tư cho các tài sản vô hình đã vượt vốn đầu tư cho các tài sản hữu hình. Một cuộc khảo sát được tiến hành năm 2003 lấy mẫu từ 284 doanh nghiệp của Nhật Bản đã cho thấy các tài sản trí tuệ chiếm tới 45,2% giá trị của doanh nghiệp. Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được vai trò của tài sản vô hình.Khi định giá doanh nghiệp,các công ty Việt Nam thường chú ý đến phần tài sản hữu hình như đất đai nhà xưởng thiết bị… mà chưa chú ý đến những tài sản vô hình như uy tín tên tuổi của công ty, thương hiệu, các quyền sở hữu trí tuệ, địa thế thuận lợi…Thậm chí các công ty Việt Nam chưa hề để ý tới các vấn đề này và cho đó là chuyện không cần lưu ý. Song trên thực tế, giá trị tài sản vô hình của các doanh nghiệp trong nhiều trường hợp rất lớn, thậm chí lớn hơn cả giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Mặt khác môi trường pháp lí để bảo hộ tài sản vô hình đang còn nhiều bất cập, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp đã mất những tài sản khổng lồ. 1. Đầu tư phát triển nguồn lực */ Về đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực. Hiện nay, hoạt động đào tạo này đang theo hướng cầu của thị trường lao động. Với việc hoàn thiện Luật doanh nghiệp, mỗi năm có hàng chục ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập với nhiều loại hình sở hữu và hình thức hoạt động. Theo Tổng cục thống kê, đến nay đã có trên 240.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số lao động làm việc đạt gần 12triệu người. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, dẫn tới nhu cầc về lao động qua đào tạo nghề cũng như của các ngành kinh tế là rất lớn. Nhận thức được vai trò của việc đầu tư cho hoạt động này, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp, công tác dạy nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển. Có thể nêu một số kết quả đạt được: - Hệ thống dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới, chuyển từ hệ thống dạy nghề hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, coi trọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu. - Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về loại hình sở hữu và đào tạo. Đến nay trong cả nước có 2052 cơ sở dạy nghề. Số lượng dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. (Hiện có 789 cơ sở dạy nghề ngoài công lập). - Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên. Quy mô đào tạo nghề tăng nhanh, năm 2007 ước tính tuyển sinh được 1.436.500 người, trong đó trung cấp nghề là 151.000 và cao đẳng nghề là 29.500 người. - Cơ cấu ngành nghề được đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp. Các cơ sở dạy nghề đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu. - Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có từng bước chuyển tích cực. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ._.uất ống nhựa uPVC, quy mô của hệ thống nhà ngày càng được moet rộng (gần 60.000m2 ), hệ thống trang thiết bị được xây dựng và lắp đặt theo công nghệ tiên tiến nhất của Đức, Ý, Áo, Cannada. Năm 2007, sản lượng của Công ty đạt 29.000 tấn, tăng 20% và doanh thu đạt 680 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2006 và lợi nhuận đạt 100 tỷ đồng, tăng 100% so với kế hoạch năm. Với sức sản xuất ấy, Nhựa Bình Minh không chỉ phục vụ thị trường cả nước (với hệ thống trên 100 đại lý phân phối) mà còn xuất khẩu sang các nước như: Lào, Campuchia, Singapore, Đan Mạch, Pháp, Bỉ. Nhờ đó mới đây, Công ty đã khánh thành Nhà máy Nhựa Bình Minh miền Bắc tại Hưng Yên (tháng 12/2007), với quy mô giai đoạn I khoảng 26.000 m2 nhà xưởng, lắp đặt hoàn chỉnh các dây chuyền máy móc thiết bị từ EU với sản lượng khoảng 15.000 tấn/năm. Hay như hiện nay ở Việt Nam một số doanh nghiệp lớn xây dựng được thương hiệu mạnh thì tiến hành nhượng bán thương hiệu nhằm thu lại lợi ích. Chúng ta lấy ví dụ như Cà phê Trung Nguyên. Ra đời vào giữa năm 1996 và chỉ sau 10 năm từ một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước, và là một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. Nhờ có nhượng quyền thương hiệu Cà phê Trung nguyên đã không cần bỏ vốn ra mở quán mà chỉ cho mượn thương hiệu, các chủ quán lấy hàng và công thức pha chế của Trung Nguyên để kinh doanh từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên một sự đầu tư không hợp lý vào tài sản vô hình sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình. 3.Tác động của sự phối hợp giữa hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Từ lý luận cũng như thực tiễn các doanh nghiệp hiện nay, nếu hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình được phối hợp một cách nhịp nhàng đồng bộ thì điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư ở doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới, tiềm lực và điều kiện hiện tại của doanh nghiệp, các điều kiện pháp lý và môi trường kinh doanh... Trước hết phải tiến hành đầu tư dựa trên tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp, hiện nay ở nước ta hầu như các doanh nghiệp đều có hướng đầu tư đúng đắn phù hợp với tình hình tiềm lực và điều kiện của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì việc đầu tư theo chiều rộng tức là tăng đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất là việc làm cần thiết. Còn đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình cạnh tranh cần phải đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là việc làm cần thiết bởi 1 sản phẩm không có tính cạnh tranh thì không thể có chỗ đứng trên thị trường. Do đó việc đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình cần được điều tiết phù hợp trong các giai đoạn khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam khi sản xuất sản phẩm cần phải nghiên cứu mô hình kinh doanh phù hợp với sản phẩm, nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến để từ đó có hướng đầu tư hợp lý vào tài sản. Nếu đó là đối tượng khách hàng cao cấp cần phải có chính sách chiến lược hợp lý để xây dựng một thương hiệu mạnh có chất lượng cao. Do đó phải đòi hỏi tập trung đầu tư nhiều vào thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất và những bí quyết công nghệ cao để có sản phẩm chất lượng cao với nhiều nét riêng biệt thu hút khách hàng. Còn nếu sản phẩm sản xuất là những hàng hóa thiết yếu cần nâng cao chất lượng nhưng phải chú trọng đến giá thành để đảm bảo sự thành công. Tuy nhiên phải lựa mô hình kinh doanh phù hợp với sản phẩm và tiến hành đồng bộ các khâu sản xuất - phân phối chính là đầu tư hợp lý vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình để có thể xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt tránh sự đầu tư dàn trải không phù hợp mong muốn đáp ứng mọi đối tượng khách hàng sẽ dẫn đến thất bại. Chúng tôi xin được lấy ví dụ về 2 Hệ thống phân phối Điện thoại di động ở nước ta để phân tích. Một sự kiện khá x«n xao dư luận trong thời gian qua là sự biến mất của chuỗi cửa hàng bán lẻ Điện thoại di động (ĐTDĐ) Nettra. Ra đời vào tháng 3 năm 2006 với số vốn 50 tỉ đồng, chỉ một năm sau, với bước chuyển đổi lên công ty cổ phần, tổng vốn điều lệ tăng lên 1.200 tỉ, Nettra chính thức gia nhập vào danh sách các công ty Việt Nam có vốn đầu tư lớn. Điều này đáng lẽ sẽ báo hiệu những thành công khởi sắc tuy nhiên thất bại không thể tránh khỏi do kênh phân phối không phù hợp dẫn đến lãng phí trong đầu tư. Kênh phân phối của thị trường bán lẻ ĐTDĐ được chia thành hai nhánh chính: siêu thị bán lẻ, showroom; cửa hàng bán lẻ. Như vậy, tương ứng với từng nhu cầu của khách hàng khi đến cửa hàng điện thoại (mua điện thoại; mua phụ kiện và đồ chơi kèm theo; dịch vụ tiện ích: cài phần mềm, tải nhạc, tải hình, sửa chữa ĐTDĐ…), nhu cầu nào nhiều hơn sẽ quyết định hành vi mua hàng của họ. Từ đây, việc xác định định vị nhãn (ở đây là định vị cho hệ thống cửa hàng) là việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành – bại của doanh nghiệp. Trở lại với Nettra, hệ thống nhận diện của Nettra với 2 màu chủ đạo của hệ thống của hàng là cam rực rỡ và xanh trẻ trung đã tự định vị đối tượng khách hàng chính là giới trẻ năng động. Theo thống kê, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất ở độ tuổi 22-55, chiếm tới 70,29% dân số Việt Nam. Ngược với định vị tự bản thân hệ thống nhận diện, Nettra hướng đến mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động có đối tượng khách hàng đa dạng với đủ mọi thành phần, lứa tuổi với các cửa hàng trung tâm, gần cao ốc văn phòng lớn thì khách hàng chủ yếu là doanh nhân, những người có thu nhập cao; những cửa hàng gần các trường đại học, khu dân cư, nhà máy, chợ... thì khách hàng là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức, người lao động.Trong khi đó, ĐTDĐ và những nhu cầu xoay quanh không thể là nhu cầu thường xuyên nên việc mở chuỗi cửa hàng bán lẻ như Nettra là không cần thiết. Từ định vị của hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng đa dạng, do đó, các hoạt động marketing và truyền thông của Nettra trải rộng với đầy đủ các hoạt động (TVCs, Promotion, Activation, Outdoor, E-Marketing, PR, Event…): chương trình khuyến mãi “Cơn sốt Cam”, “Tháng quà tặng LG Mobile tại Nettra”, tài trợ chính “Đêm nhạc hip-hop sôi động nhất của ca sỹ lừng danh Akala” đến từ Anh quốc; TVCs với thông điệp “Nettra – Tới là kết”... “Đánh” tổng lực trên mọi “mặt trận”, mức độ nhận biết thương hiệu Nettra khá tốt nhưng lượng khách hàng của từng cửa hàng thường ít hơn nhân viên. Điều này được lí giải, Nettra sử dụng hầu hết các kênh truyền thông nhưng đây chỉ là bước đầu của việc xây dựng thương hiệu, không thể đốt cháy giai đoạn khi doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường. Quá trình mua hàng sẽ diễn ra khi sản phẩm, dịch vụ và tiện ích vượt trội thật sự có chất lượng, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Dự định bán 2/3 hệ thống cửa hàng cho Viettel vào cuối tháng 6 năm 2007, tuy nhiên thỏa thuận bất thành, Nettra chính thức chia tay với thị trường bán lẻ ĐTDĐ, trở thành tấm gương về mô hình chuỗi bán lẻ POS (Point of Service – Điểm dịch vụ) giúp các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt, có cơ hội nhìn lại để tiến xa hơn. Bên cạnh đó cũng trong lĩnh vực bán lẻ ĐTDĐ, xuất phát điểm của Thế giới di động không thuận lợi với chuỗi ba cửa hàng nhỏ bán lẻ ĐTDĐ đầu tiên với diện tích mỗi cửa hàng khoảng 40m2 đã phải đóng cửa sau ba tháng hoạt động do không chiếm được niềm tin của khách hàng. Bước chuyển mình của Thế giới di động chính là kịp thời nhận ra nhu cầu thị trường (khách hàng chi xài nhiều hơn cho nhu cầu cá nhân) và chuyển đổi mô hình hợp lý, đa dạng sản phẩm (ĐTDĐ) dần dần tiến đến đa dạng hóa dòng sản phẩm (các thiết bị số: ĐTDĐ, laptop, máy nghe nhạc MP3, MP4…), xác lập vị thế đứng cho mình trên thị trường phân phối và bán lẻ các thiết bị di động, ngày càng mở rộng quy mô với 8 siêu thị ĐTDĐ, 2 siêu thị laptop và 1 trung tâm sửa chữa bảo hành tại TP. Hồ Chí Minh. Sau hai năm hoạt động, Thế giới di động là hệ thống siêu thị ĐTDĐ có số lượng bán lẻ lớn tại Việt Nam, bán ra hơn 20.000 máy ĐTDĐ mỗi tháng, chiếm 20% thị phần hàng chính hãng tại TP.HCM. Theo đánh giá của Alexa, trang web www.thegioididong.com là website hàng đầu về thương mại điện tử, có thứ hạng 12 tại VN với khoảng 500.000 lượt truy cập mỗi ngày Sự kết hợp giữa mô hình bán lẻ truyền thống và trực tuyến đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho TGDĐ. Đặc biệt sự đồng bộ từ chất lượng, nhân sự, quy trình làm việc, công nghệ thông tin, hệ thống nhận diện, dịch vụ hậu mãi và các lợi ích gia tăng sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh ngày nay. Sự đầu tư đồng bộ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình là điều tối quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định sức sản xuất, tiêu thụ và trưởng thành của doanh nghiệp. Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể, tuỳ vào cách thức định vị sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác định chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình. PhÇn iii: gi¶I ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t­ vµo tµi s¶n h÷u h×nh vµ tµi s¶n v« h×nh Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp mới cổ phần hóa đều ít quan tâm đến thị trường, sản xuất dựa trên khả năng tự có, chỉ chú trọng đầu tư vào tài sản hữu hình mà quên đi tài sản vô hình - 1 tài sản rất lớn trong kinh doanh hiện nay. Mặt khác,ngay cả vấn đề đầu tư vào tài sản hữu hình cũng chưa thỏa đáng. Vì vậy, trong quá trình đầu tư vào hoạt động phát triển sản xuất &kinh doanh,các doanh nghiệp nên xem xét cơ cấu đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình và tài sản vô hình 1 cách phù hợp nhất,đồng thời cần thay đổi nhận thức trong thời kỳ cũ để tồn tại trong thị trường cạnh tranh và tiến tới hội nhập nền kinh tế thế giới. I. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải: Cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải là những vấn đề đầu tiên được đặt ra khi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất. Một cơ sở hạ tầng hiện đại,phương tiện vận tải phù hợp sẽ làm giảm chi phí đầu tư mới,do đó doanh nghiệp sẽ vận hành và khai thác hoạt động kinh doanh của mình 1 cách tốt nhất. -Xét trên góc độ vĩ mô,Nhà Nước cần có giải pháp: + Nhà Nước cần có quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng rõ ràng để doanh nghiệp có thể định hướng chắc chắn trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. + Nhà Nước cần có quy hoạch giải phóng mặt bằng cụ thể vì mặt bằng cho phát triển sản xuất là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển ban đầu của 1 doanh nghiệp,chậm giải phóng mặt bằng và đền bù không thỏa đáng dẫn đến kiện tụng kéo dài doanh nghiệp không thể sản xuất và có thể dẫn đến phá sản. + Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,điện nước phục vụ sản xuất.. phù hợp. + Hỗ trợ ngành sản xuất phương tiện vận tải trong nước hoặc giảm thuế các loại phương tiện này nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí + Đơn giản gọn nhẹ các thủ tục hành chính. Cần có những quy định rõ ràng về độ an toàn trong thi công cũng như đảm bảo cảnh quan và môi trường xung quanh,không được gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. -Xét trên góc độ vi mô doanh nghiệp cần có những giải pháp: + Doanh nghiệp phải huy động tối ưu các nguồn vốn như vay tín dụng hoặc các nguồn thu tài chính khác. + Doanh nghiệp phải xác định rõ trong quy hoạch và xây dựng nhà xưởng :gần nguồn nguyên liệu, giao thông thuận tiện, gần nơi tiêu thụ… + Phải lập kế hoạch theo dõi và khấu hao tài sản hàng năm để tạo nguồn đầu tư mới. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị là công cụ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường ,đồng thời thay đổi bản chất của cạnh tranh. Đây không chỉ là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm mà nhà nước cũng cần tham gia, giúp đỡ doanh nghiệp. Tầm vĩ mô: + Nhà nước cần có những hoạt động rõ ràng trong việc cung cấp thông tin,đề ra cơ chế chính sách về thị trường giá cả máy móc thiết bị, công nghệ kĩ thuật. + Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào máy móc thiết bị thông qua cơ chế ưu đãi tín dụng…đồng thời giảm thiểu các thủ tục hành chính + Tạo lập hành lang pháp lý cụ thể,có những quy định về việc nhập khẩu máy móc thiết bị,thành lập ban quản lý và có chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định,kiểm tra về mặt chất lượng,quản lý về giá đề phòng thất thoát nguồn đầu tư(đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà Nước ) hoặc nhập khẩu những công nghệ,máy móc lạc hậu không phù hợp với khí hậu,điều kiện môi trường Việt Nam. Tầm vi mô : Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là doanh nghiệp phải huy động được nguồn vốn cho đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh tránh gây lãng phí,cụ thể: + Doanh nghiệp phải xác định máy móc thiết bị nhập về có phù hợp với kiến thức ,trình độ Việt Nam hay không +Xác định máy móc thiết bị này có đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng có cho phép sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đặc biệt cho thị trường xuất khẩu hay xuất khẩu máy móc thiết bị có đảm bảo được các vấn đề về môi trường hay có tuân thủ những tiêu chuẩn do bộ khoa học công nghệ đặt ra II. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản vô hình: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã có sự thay đổi nhận thức về vai trò của tài sản vô hình nhưng vấn đề về thương hiệu vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng; có nhiều thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm trong nhiều năm tuy nhiên những thương hiệu này vẫn chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước .Vấn đề đặt ra là làm sao cho những thương hiệu này được biết đến trên thị trường quốc tế, đó là vấn đề mở rộng thương hiệu,vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập. - Từ thực trạng đầu tư vào thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam những năm qua cho thấy Nhà Nước cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư + Nhà Nước cần có chiến lược,biện pháp cụ thể để giúp doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của thương hiệu + Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo,huấn luyện,cung cấp thông tin,tư vấn cho doanh nghiệp về xay dựng và bảo hộ,quảng bá thương hiệu + Hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tại thị trường trong nước cũng như nước ngoài đặc biệt đối với những thương hiệu lớn,đã có vị trí vững chắc trong thị trường nội địa + Hoàn thiện hệ thống quy định về vấn đè sở hữu công nghệ và thương hiệu,xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm,ăn cắp thương hiệu - Trong thời kỳ hội nhập,doanh nghiệp cần xem thương hiệu là vấn đề hàng đầu ,là tài sản quý giá cần được bảo vệ và phát triển .Thương hiệu là uy tín,là sự biết đến rộng rãi ở trong nước và quốc tế .Khi doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình và đăng ký bảo hộ thương hiệu thì doanh nghiệp có thể khai thác đặc quyền của nó tạo ra ưu thế kinh doanh,bảo vệ uy tín doanh nghiệp,tạo điều kiện để thực hiện hiệu quả việc quảng cáo hướng dẫn tiêu dùng về hàng hóa từ đó thúc đẩy sự phát triển doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần : +Nhận thức đúng đắn về vai trò của thương hiệu ngay trong chiến lược kinh doanh tổng thể ,cụ thể: Doanh nghiệp cần xác định chi phí đầu tư cho nghiên cứu thị trường,tìm hiểu xu hướng phát triển của của ngành,nu cầu hành vi của khách hàng (và thị hiếu) đồng thời xem xét vị trí và nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh Cần phát triển các nhãn hiệu đã có, phân tích điểm mạnh,yếu của đối thủ cạnh tranh trong từng lĩnh vực Cần xác định mục tiêu của thương hiệu,nhãn hiệu đồng thời xác định được phương thức để đạt được mục tiêu ngay từ giai đoạn xây dựng và sao đó là giai đoạn quản lý để duy trì và phát triển Cần đầu tư vốn để thử nghiệm nhãn hiệu trên thị trường như : quảng cáo, tuyên truyền ,khuyến mãi ,marketing trực tiếp ,bán hàng cá nhân. + Tích cực tham gia các hoạt động quảng bá như hội chợ thương mại để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng ,không ngừng mở rộng các hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ, đội ngũ nhân viên marketing, tiếp thị Đào tạo đội ngũ chuyên gia về xây dựng thương hiệu giỏi về kinh doanh,có sự hiểu biết về sản phẩm ,kiến thức về sở hữu công nghiệp,có óc thẩm mỹ trong thiết kế nhãn hiệu hàng hóa.. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm về thương hiệu ở thị trường trong và ngoài nước. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào khoa học công nghệ: Thời gian qua công nghệ cũng như việc tư vấn ,quản lý công nghệ đã thúc đẩy đầu tư nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất .Song để hoạt động tư vấn công nghiệp và quản lý chất lượng thì phải có quy chế ràng buộc cụ thể .Vì vậy về mặt vĩ mô ,Nhà nước cần có những giải pháp: + Khuyến khích việc hình thành các công ty đầu tư triển vọng để hỗ trợ cho các nhà khoa học nhanh chóng triển khai triển khai kết quả nghiên cứu,tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường. + Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho ,chặt chẽ để thị trường khoa học công nghệ vận hành 1 cách trôi chảy. + Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển khoa học công nghệ,tạo điều kiện cho những nhà khoa học được học tập,nghiên cứu tại các nước tiên tiến,đồng thời cần có những chính sách ưu đãi động viên đội ngũ nghiên cứu khoa học công nghệ, tránh hiện tượng chảy máu chất xám. Trong sản xuất kinh doanh, bí quyết công nghệ luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu vì vậy doanh nghiệp cần phải đầu tư vào công nghệ để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải xác định “cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận” là động cơ tiến hành đổi mới công nghệ chứ không phải đổi mới dưới sức ép của thị trường. Muốn vậy,xét trên góc độ vi mô,doanh nghiệp cần có những giải pháp: + Xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ và định hướng vào phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,nhận thức rõ về thách thức hội nhập trong thời đại mới. + Đầu tư 1 lượng vốn tương đối lớn để tiếp cận,cập nhật những thông tin về thị trường công nghệ. Bên cạnh đó tiếp cận những dịch vụ tư vấn có tổ chức, hỗ trợ trong việc xây dựng công nghệ thích hợp và hiệu quả giúp cải tiến sản xuất và nâng cao cạnh tranh + Học hỏi kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài đồng thời phải cải tiến để phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào vấn đề sở hữu trí tuệ Về mặt vĩ mô: Nhà Nước cần tuyên truyền giáo dục cho mọi đối tượng, nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật trong sở hữu trí tuệ. Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu sáng tạo,xây dựng cơ chế chuyển giao kết quả sáng tạo,tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu chuyên tâm sáng tạo và khẳng định được vị trí,địa vị xã hội của họ trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa hiện nay. Tăng cường các hoạt động tư vấn sở hữu trí tuệ,đẩy mạnh các hoạt động và phát huy vai trò của cục sở hữu trí tuệ. Tăng cường hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp như hội công thương,liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật…giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin cập nhật để xác định chiến lược phát triển của mình với chi phí thấp nhất. Đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt hàng thật và hàng giả, kém chất lượng… Đổi mới cơ chế quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học,tăng vốn ngân sách phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, gắn liền nghiên cứu với sản xuất. Tổ chức các giải thưởng ,các cuộc thi về trí tuệ (như cuộc thi trí tuệ Việt Nam), đây là giải pháp có tính khả thi cao đã mang lại nhiều kết quả tốt. Về mặt vi mô: Để nâng cao uy thế về quyền sở hữu trí tuệ các doanh nghiệp cần: + Đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp ngăn ngừa mọi hành vi chiếm đoạt đánh cắp + Có chiến lược đầu tư cơ bản cho sở hữu trí tuệ và quản lý có hệ thống đối với quyền sở hữu trí tuệ + Thường xuyên nghiên cứu ,nắm bắt sự thay đổi của thị trường ,nắm vững được diễn biến và tình trạng pháp lý về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực để duy trì trên thị trường. 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực Hội nghị trung ương Đảng đã nhận định: con người là nhân tố quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước .Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay đầu tư nâng cao hiệu quả,chất lượng nguồn nhân lực là rất ít trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh như hiện nay,các doanh nghiệp Việt Nam để tồn tại và phát triển ,theo kịp thời đại thì chỉ có đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì doanh nghiệp mới có đà để phát triển đi lên. Doanh nghiệp không chỉ hướng dẫn lao động thực hành ,học nghề mà cần đầu tư bài bản cho người lao động, truyền đạt 1 hệ thống kiến thức đồng bộ Ngay trong chế độ tuyển dụng lao động cũng cần đặt ra những điều kiện cần thiết về trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc.Tiếp tục trong quá trình vông tác,doanh nghiệp phải đào tạo tiếp để người lao động thích ứng được với công việc. Doanh nghiệp cũng nên đầu tư cho người lao động đi học các công nghệ mới, sang nước ngoài học những kĩ năng kinh doanh…Đồng thời phải có chế độ ưu đãi, tạo điều kiện làm việc cho những lao động có trình độ, tay nghề cao Không chỉ nâng cao năng lực cho người lao động mà doanh nghiệp cũng cần nâng cao trình độ của ban lãnh đạo vì trình độ của ban lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ ,nhập khẩu những công nghệ tiên tiến. 5. Đầu tư nâng cao văn hóa doanh nghiệp : Trong bối cảnh hội nhập sôi động như hiện nay,muốn tồn tại và phát triển bền vững thì chúng ta phải có khả năg thích ứng ,tự hoàn thiện để hợp tác ,hội nhập sâu rộng với thế giới. Muốn vậy hơn bao giờ hết mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung cần có ý thức tạo cho mình 1 nét đẹp văn hóa trong kinh doanh. Bởi văn hóa kinh doanh là nền tảng tinh thần là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,của xã hội,của quốc gia. Giá trị văn hóa thể hiện trong chính hình thức mẫu mã,chất lượng sản phẩm ,trong cách giao tiếp ứng xử của người bán .Vì vậy doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng ,mẫu mã hàng hóa,đặc biệt đội ngũ nhân viên bán hàng ,tiếp thị giao tiếp ,ứng xử tốt ,thực hiện theo đúng tiêu chí “ khách hàng là thượng đế”. Mặt khác ngoài hoạt động kinh doanh sản xuất của mình ,doanh nghiệp cũng nên tham gia vào các hoạt động từ thiện của xã hội tạo nên 1 hình ảnh đẹp về doanh nghiệp.Có thể nói sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều gắn chặt với việc có hay không văn hóa doanh nghiệp. Đánh giá: Đầu tư trong doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp đồng thời có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Do đó Nhà Nước và các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ để doanh nghiệp có thẻ xây dựng được cơ cấu đầu tư phù hợp,thoát khỏi lối mòn suy nghĩ cũ của thời kì bao cấp. Xét trên góc độ vĩ mô : Nhà Nước cần có dự án hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mới thiết bị công nghệ,cải tiến quản lý,tăng năng suất lao động,giảm giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế .Đồng thời cũng cần đầu tư cho các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên ưu tú ra nước ngoài học tập nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức tiên tiến về khoa học,công nghệ và có chính sách thu hút, ưu đãi họ trở về làm việc.Mặt khác, các bộ khoa học-công nghệ,thương mại,giáo dục…phải thúc đẩy thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại,gắn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, gắn thị trường Việt Nam với thị trường thế giới. Một vấn đề cũng rất quan trọng đó là Nhà Nước cần phát triển hệ thống hành lang pháp lý để đảm bảo quyền lợi của mọi thành viên trong nền kinh tế dặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ. Xét trên góc độ vi mô Doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu và thị hiếu của người lao động, xác định sản phẩm của mình đang sản xuất phục vụ thị trường nào,khách hàng nào, các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này như thế nào. Từ đó xác định các biện pháp và chiến lược xúc tiến hàng hóa cho phù hợp cũng như lựa cọn công nghệ máy móc thiết bị phù hợp ,đảm bảo tính đồng bộ trong cơ cấu đầu tư. Doanh nghiệp cũng cần phối hợp với Nhà Nước trong quá trình hoạt động,phát triển thị trường công nghệ, gắn nghiên cứu và ứng dụng. Đồng thời chủ động trong hoạt dộng nghiên cứu,phát triển, hợp tác, chuyển giao công nghệ, thực hiện mô hình liên kết đào tạo với nước ngoài. Tóm lại, trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, giá trị tài sản vô hình cao hơn nhiều giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thay đổi tư duy kịp thời để có cơ cấu đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình 1 cách hợp lý nhất. c. kÕt luËn Hơn 20 năm trôi qua,Việt Nam đã tiến hành sự nghiệp đổi mới theo đường lối của Đảng và Nhà Nước. Những thành tựu đạt được trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Đóng góp vào sự tăng trưởng ngoạn mục đó, hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế có vai trò quan trọng nhất .Nếu như trong cơ chế quan liêu bao cấp trước,chúng ta chỉ biết tới giá trị hàng hóa và hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp thì hiện nay ,hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình cũng như mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình đang cùng tồn tại trong 1 thời đại mới. Nếu không nhận thức được đầy đủ về mối quan hệ này,các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn ,bỡ ngỡ trong việc hội nhập kinh tế thế giới .Trong 1 thế giới đang thay đổi tưng giờ,Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế biến đổi ấy,thách thức đặt ra đối với chúng ta có thể rất lớn song với nhận thức đầy đủ, tiềm năng trí tuệ,phẩm chất cần cù trong lao động và học tập của con người Việt Nam, chúng ta đang có những cơ hội chưa từng thấy để tiến tới hội nhập cùng thế giới. Tài liệu tham kh¶o: Giáo trình Kinh tế đầu tư Giáo trình Kinh tế phát triển Giáo trình Hạch toán kế toán Giáo trình Lập và thẩm định dự án đầu tư Nguồn: WTO- Thách thức và hội nhập Tạp chí kinh tế và phát triển (số 4/2007: phát triển KHCN doanh nghiệp- biên pháp tích cực để phát triển lực lượng sản xuất- TS. Nguyễn Văn Bảo) Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp (Giá trị tài sản vô hình trong cổ phần hóa để tránh thất thoát vốn cho Nhà nước- Tgiả Đoàn Tất Thắng) Quan hệ thương hiệu và nhãn hiệu- Đào Minh Đức, trưởng phòng sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh Phương pháp định giá công nghệ- Ts. Lục Dư Khương, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ Website: Môc lôc A.PHÇN Më §ÇU B.PHÇN NéI DUNG PhÇn I:Lý luËn chung vÒ TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp 2 I.TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp 2 1. Tµi s¶n trong doanh nghiÖp 2 2.Tµi s¶n h÷u h×nh 3 3.Tµi s¶n v« h×nh 5 II.§Çu t­ vµo TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp 7 1.Ho¹t ®éng ®Çu t­ trong doanh nghiÖp 7 2.§Çu t­ vµo TSHH trong doanh nghiÖp vµ t¸c ®éng cña nã ®èi víi ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp 8 3.§Çu t­ vµo TSVH trong doanh nghiÖp vµ t¸c ®éng cña nã ®èi víi ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp 9 III. Mèi quan hÖ gi÷a ®Çu t­ vµo TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp 12 1.§Çu t­ vµo TSHH t¸c ®éng tíi ®Çu t­ vµo TSVH trong doanh nghiÖp 12 2.§Çu t­ vµo TSVH t¸c ®éng tíi ®Çu t­ vµo TSHH trong doanh nghiÖp 13 3.T¸c ®éng cña ho¹t ®éng ®Çu t­ vµo TSHH vµ TSVH tíi ho¹t ®éng kinh doanh cña doanh nghiÖp 14 PhÇn II: Thùc tr¹ng ®Çu t­ vµo TSHH vµ TSVH trong c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam hiÖn nay 16 I.Thùc tr¹ng ®Çu t­ vµo TSHH cña doanh nghiÖp 16 1.§Çu t­ vµo tµi s¶n cè ®Þnh 16 1.1 §Çu t­ vµo c¬ së h¹ tÇng 16 1.2.§Çu t­ c«ng nghÖ,m¸y mãc thiÕt bÞ 17 1.3.§Çu t­ vµo ph­¬ng tiÖn vËn chuyÓn hµng ho¸ 18 1.4.§¸nh gi¸ hiÖu qu¶,nguyªn nh©n 19 2.§Çu t­ vµo hµng tån tr÷ 22 II. Thùc tr¹ng ®Çu t­ vµo TSVH cña doanh nghiÖp 24 1.§Çu t­ ph¸t triÓn nguån nh©n lùc 24 2.§Çu t­ nghiªn cøu vµ triÓn khai c¸c ho¹t ®éng c«ng nghÖ 27 3.§Çu t­ vµo th­¬ng hiÖu 31 III.Mèi quan hÖ gi÷a ®Çu t­ vµo TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp ViÖt Nam 36 1.T¸c ®éng cña ho¹t ®éng ®Çu t­ vµo TSHH ®èi víi ho¹t ®éng ®Çu t­ vµo TSVH 36 2.T¸c ®éng cña ho¹t ®éng ®Çu t­ vµo TSVH ®èi víi ho¹t ®éng dÇu t­ vµo TSHH 38 3.T¸c ®éng cña sù phèi hîp gi÷a ho¹t ®éng ®Çu t­ vµo TSHH vµ TSVH ®èi víi sù ph¸t triÓn cña doanh nghiÖp 39 PhÇn III: Gi¶i ph¸p n©ng cac hiÖu qu¶ ®Çu t­ vµo TSHH vµ TSVH 42 I.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t­ vµo TSHH 42 1.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t­ vµo c¬ së h¹ tÇng vµ ph­¬ng tiÖn vËn t¶I 42 2.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t­ vµo m¸y mãc thiÕt bÞ 43 II.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t­ vµo TSVH 43 1.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t­ vµo th­¬ng hiÖu 43 2.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t­ vµo khoa häc c«ng nghÖ 43 3.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t­ vµo vÊn ®Ò së h÷u trÝ tuÖ 45 4.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t­ ph¸t triÓn nguån nh©n lùc 46 C, KÕT LUËN ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24925.doc
Tài liệu liên quan