Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Xây lắp vật tư kỹ thuật Temaco

mở đầu Trong quá trình thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo chủ trương đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm thích ứng và tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu là một phương thức được áp dụng khá phổ biến, từng bước thay thế cho phương thức chỉ định thầu không còn phù hợp với cơ

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Xây lắp vật tư kỹ thuật Temaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế thị trường và thông lệ quốc tế. Hiện nay, đấu thầu đã thực sự trở thành một phương thức cạnh tranh đặc thù và là hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xây dựng. Do vậy, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần phải hết sức coi trọng hoạt động này. Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động đấu thầu nhìn chung mới chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xây dựng còn chưa thực sự thích ứng với phương thức cạnh tranh mới này. Chính vì vậy, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp không tránh khỏi những bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến kết quả không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty Xây lắp vật tư kỹ thuật tematco, em nhận thấy đấu thầu là một vấn đề hết sức bức xúc trong hoạt động thực tiễn của công ty, đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện về mọi mặt trong hoạt động đấu thầu của công ty. Vì vậy, em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Một số BIệN pháp nâng góp phần cao khả năng thắng thầu của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật temaco”. Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các cô chú và anh chị trong công ty cũng như của phòng tổng hợp . Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy,PGS .TS.Lê Thế Tường. Kết cấu luận văn: CHƯƠNG 1 đấu thầu xây dựng và hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực đấu thầu CHƯƠNG 2 THựC TRạNG công tác đấu thầu của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật tematco CHƯƠNG 3 một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của công ty TEMATCO CHƯƠNG 1 đấu thầu xây dựng và hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực đấu thầu I-/ Đầu thầu xây lắp. 1-/ Thực chất của đấu thầu xây lắp. Để triển khai một dự án đầu tư đã được phê duyệt, thẩm định người ta có thể áp dụng một trong ba phương thức sau: tự làm, chỉ định thầu và đấu thầu. Theo phương thức tự làm, chủ đầu tư sẽ tự mình làm hết các công đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây lắp. Chỉ định thầu là hình thức đặc biệt, được áp dụng theo quy định của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng đối với các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước được phép chỉ định thầu. Bên mời thầu chỉ đơn phương thảo hợp đồng với một nhà thầu do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định, nếu không đạt yêu cầu mới thương thảo với nhà thầu khác. Trong trường hợp này công cụ ràng buộc hai bên chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp chính là hợp đồng xây dựng. Phương thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu đứng ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có các cách nhìn nhận khác nhau về đấu thầu trong đầu tư xây dựng cơ bản. * Đứng ở góc độ của chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát, thiết kế, xây lắp,...) đáp ứng được yêu cầu kinh tế, kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình. * Đứng ở góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức nhận đơn hàng mà thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình,để bán lại cho chủ đầu tư với một giá cả nhất định * Đứng ở góc độ quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu theo quy định của nhà nước Từ những góc độ trên có thể thấy thực chất của đấu thầu thể hiện ở các khía cạnh sau đây: * Thứ nhất, đấu thầu là phương thức thực hiên mối quan hệ ganh đua trên hai phương diện: + Đấu tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và các nhà thầu (các đơn vị xây lắp). + Cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng với nhau Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu) bởi vì đấu thầu xây dựng thực ra cũng là hoạt động mua bán và ở đây người mua là chủ đầu tư và người bán là các nhà thầu. Tuy nhiên, hoạt động mua bán này khác với hoạt động mua bán thông thường ở chỗ tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc mua bán diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo giá dự toán (chứ không phải giá thực tế). Theo lý thuyết hành vi thì trong một vụ mua bán thì bao giờ người mua cũng cố gắng để mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất phù hợp với một chất chất lượng nhất định, còn người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể. Do đó, nẩy sinh sự đấu tranh tranh giữa người mua (chủ đầu tư) và người bán (nhà thầu). Mặt khác, do hoạt động mua bán này chỉ diễn ra với một người mua và nhiều người bán nên giữa những người bán phải cạnh tranh với nhau để bán được sản phẩm của mình. Kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình đấu thầu. * Thứ hai, đấu thầu còn là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn các đơn vị thi công xây lắp (các nhà thầu). Phương pháp này đòi hỏi việc so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu phải diễn ra theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về công trình của chủ đầu tư. 2-/ Một số văn bản liên quan đến hoạt động đấu thầu. Trên cơ sở những quy định chung về xây dựng cơ bản mà Chính phủ đã ban hành, Bộ xây dựng, cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản đã ban hành các quy chế đấu thầu. Văn bản đầu tiên về quy chế đấu thầu được ban hành từ khi chuyển sang cơ chế quản lý mới là Thông tư số 03-BXD/VKT (năm 1988) về “Hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ đấu thầu trong xây dựng cơ bản”. Ngày 12-2-1990, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 24-BXD/VKT về “Quy chế đấu thầu xây lắp”. Sau một thời gian thực hiện, ngày 3-3-1994, Bộ xây dựng đã ra Quyết định số 60-BXD/VKT về “Quy chế đấu thầu xây lắp” thay cho Quyết định số 24-BXD/VKT. Ngày 17-6-1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43-CP về “Quy chế đấu thầu”, ngày 25-2-1997 liên Bộ kế hoạch và đầu tư - xây dựng thương mại đã ra Thông tư số 2-TT/LB hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu trên. Tuy nhiên do những yêu cầu mới đặt ra của hoạt động xây dựng cơ bản nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng ngày 1-9-1999 Chính phủ ban hành Nghị định 88-1999/NĐ-CP về “Quy chế đấu thầu”. Gần đây, do đòi hỏi mới từ hoạt động thực tiễn, trong hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng, Chính phủ vừa mới ra Nghị định 12&14 bổ xung Quy chế đấu thầu vào ngày 20-5-2000. Đây là những văn bản pháp quy có giá trị hiện hành 3-/ Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng. 3.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu. Việc lựa chọn nhà thầu có thể được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau đây: - Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện và thời gian dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia dự thầu. Hình thức đấu thầu này được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu. Tuy nhiên hình thức này được áp dụng cho các công trình thông dụng, không có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật, mỹ thuật, cũng như không cần bí mật và tuỳ theo từng dự án cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, toàn quốc hoặc quốc tế. - Đấu thầu hạn chế. Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hình thức đấu thầu này được áp dụng trong một số trường hợp sau: + Chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng tối thiểu phải có 3 nhà thầu có khả năng tham gia. + Các nguồn vốn sử dụng có yêu cầu tiến hành đấu thầu hạn chế. + Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận. 3.2. Phương thức áp dụng. Để thực hiện đấu thầu chủ đầu tư có thể áp dụng các phương thức chủ yếu sau: - Đấu thầu 1 túi hồ sơ (1 phong bì). Khi đấu thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật, tài chính, giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong 1 túi hồ sơ. - Đấu thầu 2 túi hồ sơ (2 phong bì). Khi đấu thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào trong cùng 1 thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá, xếp hạng. Nhà thầu nào đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về tài chính (giá cả) để đánh giá. Phương thức này được áp dụng cho những trường hợp sau: + Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên. + Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp. + Dự án được thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay. Quá trình thực hiện phương thức này cụ thể như sau: ã Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình. ã Giai đoạn thứ hai: bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ xung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu. 4-/ Những nguyên tắc cơ bản của công tác đấu thầu xâylắp. Cũng như bất cứ một phương thức kinh doanh nào, phương thức kinh doanh theo chế độ đấu thầu cũng đòi hỏi phải có những nguyên tắc nhất định cần phải được tuân thủ để đạt hiệu quả cao. Những nguyên tắc này chi phối cả bên đầu tư lẫn bên dự thầu. Đó là các nguyên tắc sau: 4.1. Nguyên tắc công bằng. Nguyên tắc này thể hiện quyền bình đẳng như nhau của các bên tham gia đấu thầu. Bên mời thầu phải đối xử một cách công bằng với mọi nhà thầu. Công bằng là rất quan trọng với các nhà thầu và cũng vì công bằng mà chủ đầu tư mới chọn được đúng nhà thầu thoả mãn một cách tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư. Các nhà thầu phải được bình đẳng về các thông tin cung cấp từ phía chủ đầu tư, được trình bày một cách khách quan các ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi mở thầu. 4.2. Nguyên tắc bí mật. Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư phải giữ bí mật mức giá dự kiến của mình cho công trình đấu thầu, cũng như giữ bí mật các ý kiến trao đổi của các nhà thầu đối với chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp giá dự thầu thấp hơn giá dự kiến hay gây thiệt hại cho một bên dự thầu nào đó do thông tin bị lộ tới một bên khác. 4.3. Nguyên tắc công khai. Trừ những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia, những công trình còn lại đều phải đảm bảo công khai các thông tin cần thiết trong khi gọi thầu và trong giai đoạn mở thầu. Mục đích của nguyên tắc này cũng là nhằm thực hiện nguyên tắc công bằng và thu hút được nhiều hơn các nhà thầu, nâng cao chất lượng của công tác đấu thầu. 4.4. Nguyên tắc có năng lực. Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư cũng như các bên dự thầu phải có năng lực thực tế về kinh tế, kỹ thuật,tài chính để thực hiện những điều cam kết khi đấu thầu. Nguyên tắc này được đặt ra để tránh thiệt hại do việc chủ đầu tư hay bên dự thầu không có đủ năng lực để thực hiện các cam kết của mình, làm mất đi tính hiệu quả của công tác đấu thầu, gây tổn thất cho Nhà nước và các bên tham gia. 4.5. Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý. Các bên tham gia đấu thầu phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về nội dung và trình tự đấu thầu, cũng như những cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu. Nếu không đảm bảo nguyên tắc này, cơ quan đầu tư và cơ quan quản lý đầu tư có quyền kiến nghị huỷ bỏ dự thầu. II-/ Quá trình đấu thầu và hoạt động của doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực đấu thầu. Để tiện cho công việc nghiên cứu tiếp theo, chúng ta có thể quan niệm công tác dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng như sau: Công tác dự thầu là một mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, nó bao gồm những công việc liên quan đến quá trình tìm kiếm và cạnh tranh thông qua hình thức đấu thầu để ký kết các hợp đồng xây lắp công trình. Từ quan niệm đó ta có thể thấy công tác dự thầu là bước khởi đầu cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng và là hoạt động tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp này. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể các vấn đề chủ yếu của việc tổ chức công tác dự thầu trong các doanh nghiệp xây dựng. Theo quy định tại khoản 2, điều 9 của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ thì điều kiện đặt ra đối với một nhà thầu khi tham dự đấu thầu gồm: - Có giấy đăng ký kinh doanh. Đối với nhà thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất. - Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu. - Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu dù là đơn phương hay liên danh dự thầu. Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự thầu với tư cách là một nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu. Việc tổ chức công tác đấu thầu do chủ đầu tư đảm nhiệm. Tuỳ từng điều kiện cụ thể và loại hình đấu thầu trong nước hay quốc tế mà quá trình đấu thầu sẽ được tổ chức theo thể thức 3 giai đoạn gồm 12 bước được hướng dẫn trong “Bộ tài liệu hướng dẫn đấu thầu quốc tế” do Hiệp hội quốc tế và các kỹ sư tư vấn (FIDIC) soạn thảo năm 1953 hiện đang được áp dụng tại Việt Nam. Song song với quá trình đấu thầu do chủ đầu tư tổ chức thì các nhà thầu (các đơn vị xây lắp) cũng phải tiến hành các công việc cần thiết khi tham gia đấu thầu. Mặc dù có sự khác nhau đôi chút trong việc tham gia đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế nhưng nhìn chung có thể phân chia, khái quát các công việc đó thành trình tự dự thầu gồm 5 bước theo sơ đồ sau: (1) Thu thập, tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu (2) Tham gia sơ tuyển (nếu có) (3) Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu (4) Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu (5) Ký kết hợp đồng thi công (nếu trúng thầu) III-/ ý nghĩa của việc nâng cao khả năng thắng thầu của các doanh nghiệp xây dựng. Đấu thầu được thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng rõ nét nhất vẫn là lĩnh vực xây lắp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phương thức đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tỏ ra có vai trò to lớn đối với cả bên chủ đầu tư, nhà thầu và Nhà nước. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét vai trò của việc nâng cao khả năng thắng thầu đối với các doanh nghiệp xây dựng. Bất kỳ doanh nghiệp xây dựng nào khi tham gia vào quá trình đấu thầu với tư cách là một nhà thầu thì mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là phải thắng thầu. Chính mục tiêu quan trọng hàng đầu này sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo trong việc tìm kiếm cơ hội tham gia dự thầu. Họ phải tích cực tìm kiếm các thông tin về các công trình mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây dựng các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, tự tìm cách để tăng uy tín của mình để có thể biết được cơ hội dự thầu và ngoài ra còn có khả năng được thắng thầu. Việc tham gia đấu thầu, trúng thầu và thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng làm cho nhà thầu phải tập trung đồng vốn của mình vào một trọng điểm đầu tư. Việc tập trung vào dự án đầu tư cũng giúp cho nhà thầu nâng cao được năng lực kỹ thuật, công nghệ của mình theo yêu cầu của công trình. Ngay từ quá trình đấu thầu nếu trình độ kỹ thuật, công nghệ của nhà thầu không cao thì khả năng trúng thầu của nhà thầu là thấp. Hơn nữa nếu trình độ kỹ thuật, công nghệ không cao mà trúng thầu thì nhà thầu sẽ có thể bị thua lỗ. Vấn đề đặt ra với các nhà thầu là phải có kế hoạch đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật và công nghệ. Điều đó không chỉ có ý nghĩa trong việc thực hiện đúng tiến độ và chất lượng của công trình như đã ký kết trong hợp đồng đối với công trình đã ký mà còn góp phần vào việc nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp trong thời gian tới. Huy động được mọi năng lực sẵn có và tiềm tàng của các công ty xây dựng trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường kinh doanh xây dựng cơ bản diễn ra khá sôi động và cạnh tranh gay gắt, cùng với yêu cầu đặt ra đối với các dự án đầu tư về mặt kinh tế, kỹ thuật cao đòi hỏi các nhà thầu phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của mình trong quá trình tham dự thầu và thực hiện các công trình đã thắng thầu. Từ đó góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao và hoàn thiện các mặt tổ chức, quản lý, về lao động, vật tư, máy móc, tài chính,... Bên cạnh đó ta còn thấy được rằng: việc thắng thầu của doanh nghiệp sẽ tạo được việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao số sử dụng của máy móc thiết bị, vật tư,.... Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 THựC TRạNG công tác đấu thầu của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật tematco I-/quá trình hình thanh và phát triển công ty tematco 1-/ Khái quát về Công ty Xây lắp vật tư kỹ thuật temaco Tên doanh nghiệp: Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật Tên giao dịch quốc tế: Technology Materials and Construction Company (TEMATCO). Địa chỉ trụ sở chính: 534 Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Tel: 04.6330737 – 04.6330745 – 04.6330741. Fax: 04.6330737. Email: Tematco@hn.vnn.vn.com Ngày thành lập: Ngày 22 tháng 02 năm 1991. Vốn pháp định: 5.386.081.897 đồng. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. - Nhận thầu các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn. - Nhập khẩu các mặt hàng sắt thép, các loại đường ống thép và trang thiết bị nội, ngoại thất để cung cấp cho các công trình xây dựng. - Kinh doanh chế biến các mặt hàng chè, đường, cafê cao su, rượu, bia, nước giải khát, các mặt hàng nông, lâm, hải sản và hàng hoá khác. - Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng chế biến chè phục vụ lắp đặt tại các nhà máy chè. - Tư vấn đầu tư xây lắp phát triển sản xuất kinh doanh chè. - Kinh doanh Bất động sản, di lịch và khách sạn. 2-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty tematco Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật (tên giao dịch là TEMATCO) trực thuộc tổng Công ty chè Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty xây lắt vật tư kỹ thuật được thành lập theo quyết định số 198 NN – TCCB – QĐ ngày 22/02/1991 của Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Số 534 Minh Khai – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội với số vốn pháp định là 5.386.081.987 VND. Công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập các ban quản lý xây dựng của các nhà máy chè trong Liên hiệp chè Việt Nam.Sau một quá trình hình thành và phát triển với sụ nõ lực và cố gắng để có thể thấy được sự năng động của Công ty trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh thông qua việc tham gia nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Những lĩnh vực kinh doanh đó vào những thời điểm nhất định đã đem lại lợi nhuận cho Công ty để Công ty có thể đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho cuộc sống của công nhân viên, Công ty không chỉ kinh doanh về một số linh vực được ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp mà Công ty đã chủ động tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý cũng được củ cố, đồng thời lại tuyển thêm các cán bộ công nhân có trình độ, có nhiệt huyết để làm việc. Chính tất cả các yếu tố đó đã tạo cho Công ty có một vị thế trên thương trường, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng cao. 3-/ Ngành nghề kinh doanh và thị trường hoạt động. Theo “Chứng chỉ hành nghề kinh doanh” số 411 - BXD/CSXD ngày 4/10/1996, công ty xây TEMATCO có năng lực hành nghề xây dựng như sau: * Thực hiện các công việc xây dựng gồm: - Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp công trình. - Thi công các loại móng công trình. - Xây lắp các kết cấu công trình. - Lắp đặt các thiết bị cơ - điện - nước công trình. - Hoàn thiện xây dựng. - Kiểm tra địa chất bằng các phương pháp xuyên tĩnh, nén tĩnh, siêu âm. * Thực hiện xây dựng các công trình gồm: - San đắp nền và xử lý nền móng các loại công trình. - Xây dựng các công trình thuỷ lợi: kênh, mương, đê, đập, hồ chứa nước vừa và nhỏ, ống dẫn, trạm bơm. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp (đường điện hạ thế, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường). * kinh doanh thương mại - Kinh doanh nhà ở, bất động sản, du lịch và khách sạn. - Nhập khẩu các mặt hàng thép, các đường ống thép và trang thiết bị nội, ngoại thất để cung cấp cho các công trình xây dựng. - Kinh doanh chế biến các mặt hàng chè, đường, cafee, cao su, rượu, bia, nước giải khát, các mặt hàng nông lâm hải sản và hàng hoá khác. - Nhập khẩu thiết bị phụ tùng chế biến chè thực hiện cho việc lắp đặt các nhà máy chè. - Tư vấn đầu tư xây dựng Tuy hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh như vậy, nhưng ta có thể xem Công ty hoạt động trên hai mảng kinh doanh - đó là mạng xây lắp và mảng kinh doanh thương mại. Ta hãy xem một số chỉ tiêu tài chính mà Công ty đã đạt được trong hai năm 2002 – 2003. Một số chỉ tiêu kinh tế trong hai năm 2003 – 2003 S T T Các chỉ tiêu chính đơn vị tính 1000 VNĐ 2002 (1) 2003 (2) So sánh 2003/2002 Mức % 1 Giá trị sản lượng 1000 VNĐ 147.000.000 168.198.606 (3)=(2)-(1) 14,42% Xây lắp 1000 VNĐ 120.101.000 113.056.060 (3)=(2)-(1) -5,9 % Kinh doanh thương mại 1000 VNĐ 26.899.000 55.142.546 (3)=(2)-(1) 204,1% 2 Doanh thu 1000 VNĐ 135.451.297 150.554.012 (3)=(2)-(1) 11,15% Xây lắp 1000 VNĐ 108.600.000 95.764.719 (3)=(2)-(1) -11,81% Kinh doanh thương mại 1000 VNĐ 26.851.297 54.789.293 (3)=(2)-(1) 204 % Như vậy, công ty TEMATCO có ngành nghề kinh doanh rộng tạo ra khả năng nhận thầu thi công và thực hiện khá đa dạng về các chủng loại công trình và chủng loại công việc xây dựng. Cùng với điều đó, đối tượng phục vụ của công ty cũng đa dạng tương ứng và thuộc nhiều khu vực khác nhau cho nên trong quá trình tìm kiếm thông tin và tạo lập quan hệ cần nắm bắt được đặc điểm khác biệt và có biện pháp tiếp thị phù hợp với từng đối tượng phục vụ.Tuy vậy nhưng trong lĩnh vực xây dựng thì năm 2003 so với năm 2002 lại giảm cả về giá trị sản lượng(-5,9%) lẫn doanh thu (-11,81%) điều này thể hiện khả năng về thầu và thắg thầu của công ty còn yếu Về mặt thị trường, trong những năm gần đây do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự tăng tích luỹ trong dân nhờ thu nhập được cải thiện đã làm cho thị trường kinh doanh xây dựng ở Việt Nam đang diễn ra rất sôi động, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các đơn vị kinh doanh xây dựng nói chung và công ty TEMATCO nói riêng. Mặt khác, đường lối đổi mới đúng đắn của đảng đã đem lại sự khởi sắc cho hệ thống các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Điều đó làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp xây dựng mạnh trực thuộc các Tổng công ty lớn như: Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty xuất nhập khẩu VINACONEX, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, Tổng công ty xây dựng Sông Đà... ,sự tham gia của các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài đã làm cho tính cạnh tranh trên thị trường xây dựng Việt Nam trở nên ngày càng gay gắt tạo ra nhiều thách thức trong việc cạnh tranh giành cơ hội bao thầu xây lắp của công ty.Do đó thị trường chính của công ty vẫn là trong kinh doanh thương mại,cụ thể là công ty đã có những tăng trưởng đáng kể về mặt này trong năm 2003 so với năm 2002 cả về giá trị sản lượng(204,1%) lẫn doanh thu (204%) và xây lắp xử lý phần thô của các công trình 4-/Cơ cấu tổ chức quản lý. Một trong những nhân tố khá quan trọng có ảnh hưởng lớn đến khả năng trúng thầu của công ty cần phải kể đến đó là cơ cấu tổ chức quản lý. Hịên nay công ty có một bộ máy quản lý tinh giản, gọn nhẹ, đủ năng lực và thuận tiện cho công tác quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TEMATCO có thể được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật tematco Giám đốc công ty Bộ máy điều hành Phó giám đốc xây dựng Phó giám đốc kỹ thuật Phòng chức năng Phòng tài vụ Phòng thi công Phòng tổng hợp Phòng kinh tế kế hoạch kỹ thuật Chi nhánh Kontum Chi nhánh Bắc cạn Chi nhánh Gia lai Theo sơ đồ này, chúng ta có thể thấy được rằng: bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thiết lập theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Nghĩa là, trong công ty, giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất và nắm quyền ra quyết định về tất cả các vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc và tham mưu cho giám đốc gồm 2 phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng nghiên cứu, đề xuất, khi được giám đốc công ty thông qua mới biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau: - Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao nhất, quán xuyến tất cả công việc của công ty.Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về việc thực hiện kế hoạch được giao và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc: có 2 phó giám đốc. + Phó giám đốc kỹ thuật : phụ trách về lĩnh vực thi công cơ giới. + Phó giám đốc xây dựng: giúp giám đốc công ty về lĩnh vực xây dựng. * phòng kinh tế – kế hoạch - kỹ thuật :Đứng đầu phòng kinh tế – kế hoạch – kỹ thuật là trưởng phòng. Phòng có chức năng sau: - Tham mưu giúp việc cho giám đốc xí nghiệp về công tác kỹ thuật thi công, chất lượng, tiến độ an toàn các công trình từ khâu khởi công đến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. - Lập hồ sơ đấu thầu, tham dự thầu xây lắp các công trình. - Lập biện pháp tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động trước khi khởi công xây dựng công trình. - Lập kế hoạch vật tư chi tiết cho từng công trình. Kiểm tra chất lượng vật tư. - Tổ chức nghiệm thu, lập hồ sơ, tài liệu kỹ thuật đầy đủ, kịp thời làm quyết toán công trình đảm bảo mọi yêu cầu về nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản . - lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, báo cáo về Tổng công ty triển khai thực hiện kế hoạch trong nội bộ công ty, nắm bắt và khai thác các thông tin trên thị trường, lập dự toán thầu các công trình, thu hồi vốn và thanh quyết toán công trình, lập định mức, tính lương. * Phòng tài vụ: Đứng đầu là kế toán trưởng. Phòng tài vụ có chức năng sau: - Tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty về quản lý tài chính tài sản và công tác kế toán của Công ty theo đúng quy định của nhà nước, - Lập dự kế hoạch tài chính hàng tháng, năm theo quy định của Công ty. - Lập báo cáo tài chính hàng tháng, năm theo quy định của Công ty. - Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và hạch toán giá thành sản phẩm theo từng công trình, theo đúng các quy định hiện hành. - Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán và báo cáo tài chính hiện hành đối với Công ty. * Phòng tổng hợp Đứng đầu phòng tổng hợp là trưởng phòng. Phòng có chức năng sau: - Tổ chức nhân sự trong Công ty đáp ứng nhu cầu công việc quản lý chặt chẽ nhân sự Công ty, cung cấp nhân sự cho Công ty đảm bảo nguyên tắc quản lý lao động,giải quyết chính sách cho công nhân viên - Chuêyn lo công tác hành chính,van thư cho các công ty. - Tổ chức chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên cho Công ty. nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý, xây dựng các chức năng và nhiệm vụ cho các bộ phận, thực hiện tuyển chọn, đề bạt sử dụng cán bộ, lập kế hoạch về nhu cầu lao động, đào tạo phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. *phòng thi công : chịu trách nhiệm trong việc xây dựng tiến độ thi công các công trình và hạng mục công trình, theo dõi và quản lý hồ sơ dự thầu, tình trạng máy móc thiết bị, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty. - Tổ chức tốt công tác thi công công trình, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế, bảo đảm tiến độ hợp lý, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội tại công trường thi công, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của công tác thi công các công trình 5-/ Cơ cấu tổ chức sản xuất Sản phẩm của công ty mang tính đơn chiếc, mỗi một công trình đòi hỏi phải sản xuất thi công trong những điều kiện khác nhau. Vì vậy việc tổ chức sản xuất của công ty thay đổi theo từng công trình cụ thể về cả cơ cấu và nguồn nhân lực. Tuy nhiên có thể khái quát một sơ đồ tổ chức công trường của công ty một cách khái quát nhất theo sơ đồ sau: Quản lý chung phó giám đốc xây dựng (chỉ huy trưởng công tình) Xưởng bảo dưỡng thiết bị xe máy Bộ phân kế toán tại công trình Xí nghiệp xây lắp 2 Xí nghiệp xây lắp 3 Xí nghiệp xây lắp 5 Xí nghiệp xây lắp 9 Xí nghiệp xây lắp 11 Tổ xây dựng Tổ trắc địa Tổ điện nước Tổ hoàn thiện Như vậy: cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty TEMATCO là tương đối gọn nhẹ và hợp lý. Sự phân công trách nhiệm và quyền hạn là khá rõ. Chính điều này có tác dụng tích cực trong hoạt động quản lý và sản xuất của công ty. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: công ty chưa có một bộ phận nào chuyên trách về mảng đấu thầu, một bộ phận hết sức quan trọng đối với công ty. 6-/Những đặc điểm về năng lực sản xuất kinh doanh của công ty Để có thể tham gia đấu thầu và thắng thầu như trên đã nói co nhiều yêu cầu khác nhau phải đáp ứng ,nhưng ở đây em chỉ nêu một số mặt chủ yếu thể hiện năng lực của công ty trong đấu thầu và thắng thầu 6.1-/ Đặc điểm về lao động. Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các công trình công nghiệp, dân dụng; là nhân tố cơ bản quyết định nhất của lực lượng sản xuất kinh doanh. Kh._.ác với các ngành khác, lao động trong ngành xây dựng mang tính không ổn định, thay đổi theo mùa vụ, phải làm việc ngoài trời và luôn thay đổi nơi làm việc. Vì vậy, trong công tác đấu thầu, lao động là một trong số các nhân tố quyết định doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Bởi lẽ năng lực của nhà thầu được thể hiện một phần ở trình độ lao động. Tính đến ngày 1/2/2003, công ty TEMATCO có 266 cán bộ công nhân viên lao động quản lý 46 người chiếm17,29% và lao động trực tiếp là 220 chiếm 82,71% . Trong đó số cán bộ khoa học nghiệp vụ là 85 người, chiếm 31,95% (với 65 người đã qua đại học chiếm 76,47%) và số người đã qua đào tạo trung cấp, cao đẳng chiếm 23,52%. Số lao động nữ trong toàn công ty là 27 người chiếm 10,15% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lao động nữ chung của toàn ngành (gần 30%). Công ty đã cố gắng không tuyển lao động nữ vào làm những việc nặng nhọc. Lực lượng công nhân sản xuất của công ty là 181 người chiếm 68,05%. Số công nhân có bậc thợ cao từ bậc 4 trở lên chiếm hơn 21,05% trong tổng số công nhân sản xuất. Với cơ cấu lao động như vậy có thể thấy công ty có lực lượng lao động với chất lượng khá và cũng đã có sự chuyên môn hoá khá sâu về ngành nghề (xem biểu) tạo nên một ưu thế cho công ty khi tham gia dự thầu. Tuy nhiên công ty không chỉ dừng tại đó mà luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên để tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho công ty giành thắng lợi khi tham dự thầu. Nhưng nên chăng ở đây đã thiếu đi hẳn một đội ngũ cán bộ rất quan trọng đó là đội ngũ kiến trúc sư, một đội ngũ rất quan trọng trong những công ty xây dựng và những cán bộ pháp chế để chuyên trách trong việc lập hồ sơ dự thầu điều này anh hưởng không nhỏ tới việc thắng thầu của công ty Biểu 2: Bảng tổng hợp lao động theo ngành nghề và bậc thợ (Tính đến ngày 01/04/04) Ngành nghề Tổng số Nữ Ngành nghề Tổng số Nữ Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 A. Cán bộ nghiệp vụ B. Công nhân kỹ thuật & LĐ - Kỹ sư xây dựng 32 - Công nhân lái xe ô tô 7 5 1 1 - Kỹ sư xây dựng thuỷ lợi 3 - Công nhân lái máy ủi 23 3 10 2 7 1 - Kỹ sư địa chất công trình 2 - Công nhân lái máy cạp xích 2 1 1 - Kỹ sư trắc địa 2 - Công nhân lái máy đào 9 2 2 2 3 - Kỹ sư khoan thăm dò 1 - Công nhân lái máy cẩu 4 2 1 1 - Kỹ sư kinh tế xây dựng 2 1 - Công nhân đóng cọc 2 2 - Kỹ sư máy xây dựng 7 1 - Công nhân đo đạc 2 1 1 - Kỹ sư động lực 6 - Công nhân sửa chữa cơ khí 12 3 5 1 5 1 - Kỹ sư điện 1 - Công nhân hàn 11 2 2 7 1 1 - Cử nhân kinh tế 2 1 - Công nhân điện 6 1 2 2 2 - Cử nhân kế toán 7 4 - Công nhân tiện 1 1 - Cao đẳng tin học 1 1 - Công nhân máy xây dựng 5 1 4 - Trung cấp xây dựng 5 1 - Công nhân nề 28 2 14 5 5 4 - Trung cấp kế toán 2 2 - Công nhân mộc 32 5 24 3 - Trung cấp vật tư 1 1 - Công nhân sắt 17 1 10 5 2 - Nhân viên hành chính 4 2 - Công nhân nước 1 1 - Bảo vệ 3 - Công nhân sơn vôi 1 1 - Lái xe con 4 - Công nhân lao động phổ thông 18 4 1 6 7 4 Tổng 85 14 181 13 4 49 72 38 16 2 6.2-/ Đặc điểm về máy móc thiết bị và cơ sở vật chất. Trong hồ sơ dự thầu các nhà thầu giới thiệu năng lực về thiết bị và xe máy thi công, nó chứng minh cho bên mời thầu về khả năng huy động nguồn lực về xe máy thi công bảo đảm thi công công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến thắng thầu khi tham gia dự thầu. Nguồn lực máy móc thiết bị và xe máy thi công của doanh nghiệp thể hiện thông qua tổng giá trị máy móc thiết bị và xe máy thi công hiện có của doanh nghiệp về số lượng, chủng loại máy móc thiết bị đó. Hơn nữa, năng lực về máy móc thiết bị của doanh nghiệp còn được thể hiện ở trình độ hiện đại của chúng, tức là máy móc thiết bị của doanh nghiệp sử dụng có hiện đại so với trình độ công nghệ hiện tại trong ngành xây dựng hay không. Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua các thông số kỹ thuật về đặc tính sử dụng, công suất và phương pháp sản xuất của công nghệ, số năm sử dụng, quốc gia sản xuất, và giá trị còn lại của máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, mức độ hợp lý hay đồng bộ của máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp cũng phản ánh năng lực bố trí máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Đó chính là tính đồng bộ trong sử dụng máy móc thiết bị với điều kiện đặc thù về địa lý, khí hậu, địa chất, tính chất công trình,là sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng cho công nghệ đó sản xuất ra. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố này ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của mình, công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư hợp lý cho máy móc thiết bị. Hiện công ty có một số máy móc thiết bị thi công giá trị còn lại là 80-90% nhưng nhìn chung máy thiết bị của công ty phần lớn là những máy thi công thiết bị đã cũ và lạc hậu và chiếm phần lớn,giá trị còn lại chỉ 30-50% trong quá trình thi công các công trình ,công ty thường sử dụng số thiết bị xe máy sẵn có đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách độc lập. Nhưng vì phần lớn thiết bị của công ty đã dược khấu hao trên 60-70% giá trị và lạc hậu nên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả hoạt động cũng như khả năng thắng thầu của công ty Bảng 3: Năng lực về thiết bị xe máy thi công của công ty tematco STT Tên và ký hiệu máy móc thiết bị Số lượng Năm đưa vào sử dụng Nước sản xuất Công suất hoặc đặc trưng kỹ thuật Tự động hay bán tự động Giá trị còn lại (%) Đơn vị tính Công suất 1 Máy khoan cọc nhồi KH125 1 95 Nhật Chiều sâu khoan (m) 1,7,65 2 50 2 Máy đóng cọc búa rung BII1 3 82,84,87 LX Công suất ĐC búa Kw 60 2 30-50 3 Máy đóng cọc búa rung BII-2M 2 86-92 LX Công suất ĐC búa Kw 40 2 30-60 4 Máy đóng cọc bản nhựa 1 87 LX Chiều sâu cọc đóng (m) 12 2 30 5 Máy búa rung BBIIC20/11 1 86 LX Công suất ĐC búa Kw 40 2 20 6 Đầu búa rung DZ-90 1 99 TQ Công suất động cơ Kw 90 2 90 7 Đầu búa rung 60Kw 2 99 Nhật Công suất động cơ Kw 60 2 90 8 Đầu búa Diezen 1,8T 2 92 TQ Trọng lượng va đập kg 1800 2 50 9 Máy đóng cọc ALIMAX 1 83 Thuỵ Điển Chiều sâu cọc đóng m 10 2 20 10 Máy ép cọc bê tông 60T và 100T 4 92 Việt Nam Lực ép đầu cọc 100 2 40 11 Máy xúc VOLVO641 1 81 Thuỵ Điển Công suất động cơ Kw 59 2 30 12 Máy ủi DF75 1 88 LX Công suất mã lực 75 2 40 13 Máy ủi T100 và T130 2 93 LX Công suất mã lực 100 2 40 14 Cần trục DEX-251 1 95 LX Trọng tải tấn 25 2 50 15 Cần trục KC – 4561 1 93 LX Trọng tải tấn 16 2 40 16 Cần trục KC – 3562 1 92 LX Trọng tải tấn 10 2 50 17 Cần trục ADK – 125 1 90 Đức Trọng tải tấn 12,5 2 50 18 Cần trục xích COBELCO 1 99 Nhật Trọng tải tấn 50 2 80 19 Ô tô KAMAZ 1 93 LX Trọng tải tấn 14 2 40 20 Ô tô IFA V50 2 91 Đức Trọng tải tấn 5 2 30 21 Ô tô du lịch 4 99-97 Nhật Số chỗ ngồi 4 2 22 Máy nén khí DK - 9M 1 92 LX áp suất nén khí kg/cm2 10 2 23 Máy siêu âm 1 97 Hà Lan 2 60 24 Máy phát điện 220KVA-62,5-200 4 99 LX Công suất KWA 62,5-200 2 90 25 Dàn đóng cọc 3,5T 2 96 LX Chiều sâu cọc đáy m 12 2 70 26 Máy khoan đứng 1 95 LX Công suất Kw 7 2 50 27 Bộ đầm nén tĩnh 1.000T 1 96 Việt Nam Lực nẽn tĩnh T 1000 2 40 28 Kích thuỷ lực 500T 5 94-96 TQ Lực ép đầu cọc T 500 2 35-50 29 Kích thuỷ lực 800T 2 95 TQ Lực ép đầu cọc T 800 2 50 30 Trạm bơm kích thuỷ lực 4 95 TQ Công suất Kw 7 2 40 31 Máy cắn uốn liên hợp 1 96 TQ Công suất Kw 5 2 60 32 Đối trọng bê tông 630 quả 1 95 Việt Nam Trọng lượng 1 quả 2,5 2 50 33 Máy trộn bê tông 250-505 lít 4 96 Việt Nam Dung tích thùng trộn 250-550 2 60 34 Máy thuỷ chuẩn 3 97 Thuỵ Sĩ Cấp chính xác 2,5 2 70 35 Máy cắt sắt liên hợp 1 96 TQ Công suất Kw 2 2 70 36 Máy kinh vĩ 375 N55480 1 96 LX Cấp chính xác theo độ 00’20” 2 60 37 Bộ dàn ép tĩnh 1 94 VN Mức chịu tải T 1 2 50 38 Máy đầm dùi A300 2 96 LX 2 40 39 Máy bơm nước HONDA 2 95 Nhật Công suất Kw 15 2 40 7-/ Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định được sử dụng chủ yếu để mua sắm máy móc thiết bị. Còn với vốn lưu động, do giá trị sản phẩm xây dựng lớn, chu kỳ sản xuất xây dựng dài, phần xây dựng dở dang có giá trị lớn nên tỷ trọng của vốn lưu động trong vốn sản xuất là cao, đồng thời hiệu quả sử dụng của nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động chung của toàn công ty. Khi đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, chủ đầu tư rất quan tâm đến tình hình tài chính nói chung và đặc biệt quan tâm đến tình hình sử dụng và khả năng huy động vốn lưu động để thi công công trình. Chúng ta có thể xem xét khái quát đặc điểm về vốn và sử dụng vốn của công ty qua bảng sau: Bảng 4: Bảng cân đối Tài sản - nguồn vốn của công ty qua một số năm gần đây Tên tài sản Năm 2000 % 2001 % 2002 % 2003 % A.TổngsốTS có 27.423.621.362 100 31.512.392.273 100 37.109.678.903 100 39.787.189.925 100 I. TSLĐ 16.384.195.122 59,7 22.622.865.804 71,8 29.392.851.176 79,2 31.782.172.918 79,9 II. TSCĐ 11.039.426.240 40,3 8.889.526.969 28,2 7.717.327.727 20,8 7.605.017.007 20.1 B.TổngsốTS nợ 27.423.621.362 100 31.512.392.273 100 37.109.678.903 100 39.787.189.925 100 I. Nợ phải trả 20.609.234.880 75.2 22.049.931.996 70 27.776.581.837 74.8 29.187.176.582 73.4 II. N.vốn chủ sở hữu 6.814.186.982 24.8 9.462.460.283 30 9.333.097.066 25.2 10.600.013.343 26.6 1. N.vngân sách 6.572.069.259 100 9.317.027.589 100 9.317.027.889 100 9.782.782.197 100 1.1. quỹ 5.597.717.948 85.2 6.042.676.278 64.9 6.042.676.278 64.9 6.078.972.107 62.1 1.2. N.vốn khác 974.351.311 14.8 3.274.351.311 35.1 3.274.351.311 35.1 3.703.810.090 37.9 Qua bảng trên cho thấy, trong những năm vừa qua cho thấy quy mô tài chính của công ty là không lớn, tăng lên trong các năm.Tuy nhiên tỷ lệ tăng còn thấp (2003 so với 2002 tăng 7,2%). Vốn đầu tư vào tài sản lưu động là cao trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty điều nàu cho thấy khả năng tận dụng vốn của công ty là không hợp lý (2001: 71,8%; 2002: 79,2%; 2003: 79,9%).Vốn cố địmh nhỏ thể hiện năng lực TSCĐ của côngty yếu Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả của công ty là quá cao(2001: 70%; 2002: 74,8%; 2003: 73,4%),trong khi vốn chủ sở hữu lại chiếm tỉ lệ nhỏ(2001: 30,%; 2002: 25,2%;2003: 26,6%), tương ứng tỷ lệ vốn nợ/vốn chủ sở hữu cũng lớn (lớn hơn 1). Chính vì vậy, công ty rất rễ gặp rủi ro khi có sự biến động về tài chính,và quan trọng hơn cả là năng lực tự chủ về tài chính của công ty là yếu và luôn trong trạng thái trả nợ (bị động) . Qua đây có thể khẳng định, tình hình tài chính của công ty là không khả quan. Đây là một bất lợi của công ty trong công tác tham dự thầu. II-/ Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của công ty TEMATCO trong thời gian vừa qua. 1-/ Kết quả của công tác đấu thầu trong một số năm vừa qua. Là một doanh nghiệp Nhà nước tuy nhiên công ty tematco mới chỉ thực sự chuyển sang hạch toán kinh tế độc lập kể từ năm 1993. Hơn nữa, công ty mới sát nhập thêm 1 số đội xây dựng của công ty xây dựng 18 kể từ năm 1995. Trong suốt những năm trước đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yêú là thi công cơ giới. Các công trình và hạng mục công trình mà công ty thi công phần lớn là do được chỉ định thi công từ phía các chủ đầu tư. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng,công tác đấu thầu của công ty là quá yếu nếu không nói là kém. Chỉ từ đầu năm 1996, công ty mới từng bước tham gia vào quá trình cạnh tranh trực tiếp trên thị trường, khi mà chỉ bằng cách tham gia đấu thầu thì công mới có khả năng ký kết được hợp đồng xây dựng và thi công cơ giới. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn khách quan từ cả hai phía: môi trường kinh doanh và công ty. Bởi vì phương thức đấu thầu chỉ được áp dụng một cách chuẩn mực tại Việt Nam kể từ khi “Quy chế đấu thầu” được ban hành kèm theo Nghị định 43/CP của Chính phủ vào ngày 16/7/1996. Đồng thời chỉ từ thời điểm đó công ty mới có năng lực tham gia đấu thầu các công trình xây dựng. Như vậy, nếu xét về mặt thời gian thì công tác đấu thầu mới được thực hiện tại công ty trong vòng hơn 3 năm gần đây. Cụ thể công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu khoảng 19 công trình và hạng mục công trình, với tổng giá trị nhận thầu thực hiện là 15.195.620.000 VND. Nhìn chung, các công trình mà công ty thắng thầu nằm ở địa bàn của miền Bắc, giá trị công trình không lớn, thời gian thực hiện không kéo dài. Hơn nữa số lượng các công trình xây dựng còn chiếm tỷ lệ nhỏ mà phần lớn là tham gia thi công cơ giới của các công trình và hạng mục công trình hay chủ yếu là những phần thô. Chúng ta có thể thấy rõ hơn về vấn đề này qua phần “Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của công ty TEMATCO” ở phần sau: 2-/ Quá trình thực hiện hợp đồng đấu thầu của công ty TEMATCO Công tác đấu thầu của công ty cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào trong ngành đều chịu ảnh hưởng không nhỏ của quá trình thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực hiện đối với hoạt động đấu thầu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của toàn công ty nên ngoài việc coi trọng cải tiến cách thức tổ chức quản lý, ban lãnh đạo của công ty đã lựa chọn ra những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm để giao nắm các trọng trách chủ yếu trong hoạt động đấu thầu. Về mặt trình tự, có thể phân chia quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu của công ty thành các bước như đã khái quát trong phần 1 cụ thể là: - Thu thập, tìm kiếm các thông tin về công trình cần đấu thầu. - Tham gia sơ tuyển (nếu có). - Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu. - Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu. - Ký kết hợp đồng thi công (nếu trúng thầu). *. Tham gia sơ tuyển (nếu có). Khi đã có quyết định về việc tham gia đấu thầu, công ty sẽ cử người để thực hiện theo dõi suốt quá trình đấu thầu và tiếp xúc với chủ đầu tư (thường là người của phòng kinh tế kế hoạch). Ngoài việc tìm hiểu các thông tin như thời gian bán hồ sơ mời thầu, các yêu cầu về sơ tuyển, việc tổ chức hội nghị tiền đấu thầu,... Công ty đồng thời kết hợp với việc Marketing, gây uy tín ban đầu với chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham gia dự thầu sau này của công ty. Nếu như chủ đầu tư yêu cầu sơ tuyển nhà thầu thì công ty thường chuẩn bị luôn hồ sơ dự thầu để nếu như chủ đầu tư yêu cầu thì công ty có thể đáp ứng ngay. Cạnh đó, công ty còn chuẩn bị những tài liệu cần thiết để giới thiệu năng lực và uy tín của mình một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Có một thực tế trong bước công việc này là: do thời gian chuẩn bị cho bước sơ tuyển (từ khi có quyết định tham gia đấu thầu đến thời điểm sơ tuyển) thường là ngắn. Do vậy những thông tin về các đối thủ khác và thị trường thường chưa được nghiên cứu và xem xét chi tiết. Vì thế việc lập hồ sơ dự thầu ảnh hưởng không nhỏ đến tính cạnh tranh khi đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, thi công và giá cả. Đây còn là một khó khăn của công ty hiện nay. Biểu 6: Các công trình đã trúng thầu của công ty tematco TT Tên công trình Địa điểm Chủ đầu tư Giá trị hợp đồng Thời gian thi công Thành phần công việc Pháp nhân đấu thầu 1 Câu lạc bộ Hà Nội Hà Nội Liên doanh CLB Hà Nội 385.000.000 1996 Xây lắp toàn bộ phần san nền, cọc, sàn đài và phần thân tổ hợp tổng diện tích 3.000m2 TCT 2 Khu chế xuất Nội Bài Hà Nội Tập đoàn RENONG 569.800.000 1996 Làm toàn bộ phần san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 50ha CTT 3 Nhà thi đấu TDTT Hải Dương Hải Dương Sở TDTT Hải Dương 200.200.000 95-96 Xây dựng toàn bộ nhà thi đấu và các công trình phục vụ TDTT 2.000m2 CT 4 Nhà máy lắp ráp ô tô Ford Hải Dương Công ty Ford Việt Nam Ltd 1.069.040.000 96-97 Thi công toàn bộ phần san nền và thử cọc TCT 5 Nhà máy bia TIGER Hà Tây Công ty Bia Việt Nam 817.880.000 96-97 Thi công phần móng và xây dựng phần thân TCT 6 Lãnh sứ quán Mỹ tại VN TP. HCM Công ty LD Việt - Mỹ 400.400.000 98-99 Bê tông khối lớn phần thô TCT 7 Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Phả Lại TCT Điện lực Việt Nam 462.000.000 99 Nhà điều hành kênh tháo nước, kho than TCT 8 Hội sở ngân hàng Công thương Hà Nội NHCT Việt Nam 210.000.000 98-99 Móng và tầng hầm CT 9 NM CB thực phẩm Nghĩa Mỹ Hải Dương BQL dự án NMCB thực phẩm Nghĩa Mỹ 460.000.000 98-99 - Thí nghiệm cọc - Xây dựng một số hạng mục CT 10 Khu CN Thăng Long Hà Nội BQL dự án KCN Thăng Long 476.000.000 98 Xây dựng cầu cố định CT 11 Nhà trụ sở văn phòng Hanvico Hải Phòng Hanvico 322.000.000 97-98 Xây dựng nhà trụ sở VP CT 12 Trường Đại học dân lập đông đô Hà Nội Đại học Đông Đô 1.500.000.000 97 Cải tạo sửa chữa CT 13 Trụ sở uỷ ban nhân dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) Diễn Châu UBND huyện Diễn Châu 2.470.000.000 97 Xây dựng toàn bộ TCT 14 Trường THCS Đống Đa Hà Nội Sở GD Hà Nội 1.190.000.000 99 Xây dựng toàn bộ CT 15 Nhà máy đường Nghệ An Nghệ An BQL dự án NM đường Nghệ An 1.902.144.000 99 Xây dựng CT 16 Nhà C2-C9 ĐHBK Hà Nội ĐHBK 679.448.000 99 Cải tạo CT 17 Trụ sở cục thống kê Bắc Ninh Bắc Ninh Cục thống kê BN 2.200.000.000 99 Xây dựng CT 18 Trường tiểu học Tĩnh Gia Thanh Hoá Thanh Hoá C.ty xd QT 2.143.988.000 99 Xâydựng CT 19 Nhà khách 25B Thanh Hoá Thanh Hoá UBND thi xã Thanh Hoá 1.170.000.000 Xây dựng Tổng số 15.195.620.000 3-/ Chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu. Trong qua trình tham gia đấu thầu xây lắp của công ty thì bước công việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu là bước chủ yếu và phức tạp nhất. Trước khi lập hồ sơ dự thầu thì công ty tiến hành chuẩn bị. Công việc này cũng được công ty thực hiện một cách khá chu đáo với các phần việc như: làm rõ các nội dung yêu cầu trong hồ sơ dự thầu, khảo sát và thăm quan hiện trường (nếu xét thấy thực sự cần thiết). Phân công công việc cho các phòng ban, bộ phận trong việc lập hồ sơ dự thầu (thường là do phòng kinh tế - kế hoạch –kỹ thuật thực hiện). Chúng ta có thể thấy rõ nội dung của bước này theo từng nhóm công việc cụ thể sau: * Việc chuẩn bị các tài liệu thông tin chung: Các tài liệu thông tin chung như hồ sơ tư cách pháp nhân, giới thiệu về công ty, số liệu về máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính, công nghệ sử dụng trong thi công, kinh nghiệm thi công và thành tích về chất lượng,... được phòng kinh tế –kế hoạch –kỹ thuật chuẩn bị trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của từng công trình. * Việc lập giá dự thầu: Công việc này sẽ do các cán bộ phòng kinh tế - kế hoạch-kỹ thuật của công ty đảm nhiệm, cụ thể là: - Trên cơ sở bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, phòng kinh tế - kế hoạch –kỹ thuật tiến hành xác định số lượng các loại công tác xây lắp (n) và khối lượng tương ứng của từng loại công tác xây lắp (Q1) cần thiết cho thi công công trình. Trong đơn giá này bao gồm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí trực tiếp (Tj): bao gồm 3 loại chi phí: + Chi phí vật liệu (chính và phụ) (VLj): VLj = Qj x DVL + Chi phí nhân công trực tiếp (Ncj): Ncj = Qj x DNcj + Chi phí máy thi công (Mj) Mj = Qj x Dm x K Trong đó: - VLj , Ncj , Dmj là chi phí nguyên vật liệu, nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản của công tác xây lắp thứ j. K : là hệ số công xuất của máy thi công. Lãi dự kiến của công ty Lj chi phí chung (Cj) Lj = Tj + Cj + R Trong đó: - R tỷ lệ % lãi dự kiến tính theo giá xây lắp. - Thuế VAT (Thj) Thj = VATđầu ra - VATđầu vào Vậy: Giá dự thầu = Tj + Cj + Lj + Thj Khi tham gia dự thầu, để đảm bảo tính cạnh tranh của mình thì giá dự thầu phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư. Thông thường giá xét thầu được chủ đầu tư đưa ra căn cứ vào giá dự toán xây lắp công trình mà chủ đầu tư tính toán dựa trên khối lượng công tác xây lắp và định mức sử dụng cũng như đơn giá do Nhà nước quy định. Chính vì vậy, trong quá trình tính giá dự thầu, công ty cũng phải căn cứ vào định mức do Nhà nước quy định như sau: - Mức chi phí NVL, nhân công và máy thi công được tính căn cứ vào định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành theo Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD-25/11/98 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. - Đơn giá vật liệu lấy theo đơn giá định mức do UBND tỉnh (thành phố) ban hành (nếu có) hoặc theo thông báo giá của Liên sở Tài chính - xây dựng của địa phương nơi đặt công trình tại thời điểm tính giá và cân đối với khả năng tự cung ứng nguồn vật liệu của công ty có thể cung cấp được để đưa ra giá cạnh tranh nhất. - Đơn giá nhân công lấy theo bảng lương quy định của Nhà nước có điều chỉnh hệ số (nếu có). - Đơn giá ca máy thi công lấy theo bảng giá ca máy do Bộ xây dựng ban hành. - Chi phí chung: căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình và trình độ quản lý của công ty. - Thuế suất được áp dụng tuỳ thuộc vào quy định chung của Nhà nước và mức lãi dự kiến của doanh nghiệp,... Hiện nay tỷ lệ thuế VAT được áp dụng là 5%. Trên cơ sở những căn cứ được nêu ở trên, các cán bộ của phòng kinh tế - kế hoạch –kỹ thuật sẽ lập đơn giá cho từng công tác cụ thể sau đó sẽ tổng hợp đơn giá dự thầu của công trình. Dưới đây là một ví dụ của việc tính giá công trình dự thầu của công ty để giúp chúng ta hiểu rõ hơn công việc này của công ty. Công trình: mở rộng trạm biến áp 110 Kv Yên Phu - Hà Nội - phần nhà điều khiển phân phối. Gói thầu: HN-4A.1A. Bảng tổng hợp giá dự thầu Tên nhà thầu : Công ty TEMATCO Tên dự án : Phần nhà điều khiển phân phối Trạm biến áp 110 Kv Yên Phụ - Hà Nội Lô thầu : HN-A4.1A Khoản mục chi phí Ký hiệu Hiển giá dự thầu Ghi chú Thiết bị bên mời thầu cấp M1 Không Thiết bị bên nhà thầu cấp M2 164.694.924 Vật tư bên mời thầu cấp A1 Không Vật tư bên nhà thầu cấp A2 531.481.181 Chi phí nhân công B 58.949.526 Chi phí máy thi công C 29.188.847 Chi phí vận chuyển V 0 Chi phí chung (25%B) D 14.737.381 Thu nhập chịu thuế tính trước 3%(A1+A2+B+D+C+V) TL 19.030.708 Cộng giá trị xây lắp trước thuế (A1+A2+B+D+C+V+TL) Z 653.387.643 Giá trị dự thầu trước thuế (M2+Z-A1) Q 818.082.567 Thuế GTGT đầu ra 10%(M2+Z) VAT 81.808.257 Tổng giá trị dự thầu (Q+VAT) G 899.890.824 Xác nhận tổng giá trị dự thầu là: 899.890.824 đồng VN Làm tròn số: 899.890.000 đồng VN Biểu tính giá dự thầu Đơn vị: đồng TT Mã hiệu Tên công việc Đ.vị tính Hiện tượng thiết kế Đơn giá bỏ thầu Giá bỏ thầu Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 A. Móng, nền, hề 1 BA.1322 Đào đất cấp 3 móng nhà, sâu <2m, m3 344,6 15.078,81 5.196.159 Rộng <3m, bằng thủ công 0,00 0 2 Gia công thép cho bê tông đài cọc 0,00 0 IA.1110 F<=10 kg 50 4.805,86 240.293 IA.1120 F<=18 kg 962 4.844,88 4.660.772 IA.1130 F>18 kg 1.477 4.769,90 7.045.142 3 HG.2315 Đúc sẵn cọc BTCT M300, đá 1x2 m3 55 576.930,40 31.731.172 4 Gia công thép cho cọc BT 0,00 0 IB.2210 F<=10 kg 2.569 4.859,68 12.484.523 IB.2221 F<=18 kg 11.358 4.836,94 54.938.021 IB.2231 F>18 kg 144 4.770,47 686.948 NB.3110 Thép hàn điện: 200X8 kg 3.717 4.630,83 17.212.801 NB.3110 Thép ống Dy60 kg 72 4.984,79 358.905 5 NB.3110 Lắp đặt thép hàn điện kg 3.717 737,17 2.740.048 6 CF.1223 ép cọc BTCT đất cấp 2 m3 900 21.562,80 19.406.523 Đoạn cọc 25x25, L=10m 0,00 0 7 CC.9120 Nối cọc bằng phương pháp hàn Cọc BTCT 25x25 mối 90 26.908,75 2.421.788 8 Vận chuyển cọc từ bãi đúc sẵn đến công trường bằng cơ giới tấn 141 5.665,00 198.765 9 AG.1231 Đập BTCT đầu cọc đài 0,4m bằng thủ công m3 2,3 85.957,88 197.703 10 HB.1243 Đổ bê tông đài cọc M200, đá 3x4 m3 30 490.384,49 14.711.535 11 HB.1213 Đổ BT giằng móng, dầm móng M200, đá 1x2 m3 13,8 481.664,36 6.646.968 12 Gia công thép cho giằng, dầm móng 0,00 0 IA.1110 F<=10 kg 324 4.805,86 1.557.098 IA.1120 F<=18 kg 524 4.844,87 2.538.712 IA.1130 F>18 kg 1.657 4.769,90 7.903.724 13 HA.1111 Lót móng nhà bằng BT M100 rộng <250cm, đá 4x6 m3 8,8 274.913,67 2.419.240 14 GD.1113 Xây cổ móng gạch M75, vữa XM M50 m3 31,8 359.248,81 11.424.112 15 HA.3313 Đổ tại chỗ lanh tô đặt ống nhựa luồn cáp bằng BT M200 đá 1x2 m3 0,67 522.486,92 350.066 16 PA.1213 Trát tường cổ móng vữa XM M50 dày 1,5cm m2 113,4 7.107,31 805.969 17 RA.1115 Quét tường cổ móng bằng 2 nước xi măng m2 38,64 1.957,43 75.519 18 BA.1312 Đào đất mương cáp sâu, rộng >1m m3 114,9 14.050,62 1.614.416 19 HA.5212 Đổ đáy mương cáp bằng bê tông M150, đá 1x2 m3 7,8 406.738,50 3.172.560 20 Xây thành mương cấp gạch M75 VXM M50 m3 GD.2313 Dày >33cm m3 9,9 360.912,62 3.573.035 GD.2223 Dày <33cm m3 4 380.407,30 1.521.629 21 PA.1213 Trát thành mương cấp vữa XM M50 dày 1,5cm m2 96,5 7.107,31 685.855 22 R.1115 Láng đáy mương cấp VXM M75 dày 2,5cm m2 44,3 9.298,81 411.937 23 HG.4113 Đúc sẵn tấm đan bằng BTCT 2,84 479.816,15 1.362.678 24 Gia công thép cho tấm đan đúc sẵn IB.2411 F<10 kg 582 4.994,08 2.906.556 NB.3110 L50x5 kg 1.168 4.877,15 5.696.510 25 LA.5120 Lắp đặt tấm đan đúc sẵn bằng TC tấm 125 6.522,11 815.264 26 Gia công giá đỡ đỡ tấm đan, giá đỡ tủ điện giá đỡ cáp = thép hàn điện NA.2110 L65x5 kg 498 6.079,18 3.027.432 NA.2110 U=10 kg 1.323 6.079,18 8.042.756 IA.2511 Phi 8 A1 kg 36 4.869,13 175.289 NB.3110 100x7 kg 29 4.877,15 141.437 NA.2110 L45x5 kg 73 6.079,18 443.780 NB.3110 45x5 kg 25 4.877,15 121.929 Bulong M10x50 kg 48 9.630,50 462.264 NB.3110 40x5 kg 122 4.877,15 595.012 NA.2110 L40x5 kg 176 6.079,18 1.069.936 27 NB.1710 Lắp đặt thép giá đỡ kg 2.281 1.373,30 3.132.501 28 UC.2240 Sơn thép giá đỡ = 3 nước sơn chống rỉ m2 91,3 6.619,17 604.330 29 BB.1411 Đắp nền nhà bằng đất pha cát m3 37,7 31.603,62 1.191.456 30 Lắp đặt ống PVC phi 200 m 23 44.611,88 1.026.073 31 Lót giấy dầu nền phòng phân phối và phòng MPA tự dùng m2 57,3 4.673,63 267.799 32 HA.1232 Đổ bê tông nền M150, đá 2x4 m3 12,6 398.426,53 5.020.174 33 Đổ bê tông xỉ nền phòng làm việc và phòng acquy axit dày 20cm m3 10,84 102.651,22 1.112.739 34 SA.4210 Lát gạch granit 300x300x5 Thạch Bàn, lót vữa XM M50 dày 2,5cm nề pòng acquy axit m2 34,4 94.719,93 3.258.366 35 SA.4210 Lát gạch men chống axit 200x200 lót vữa xi măng M50 dày 1,5 nền phòng acquy axit m2 16,9 116.476,65 1.968.455 36 GD.3123 Xây bậc tam cấp gạch M75 VXM M50, dày >33cm m2 5,7 406.060,40 2.314.544 37 HA.1122 Đổ bê tông hè, đá 4x6, M150 m3 4,6 369.572,99 1.700.036 38 SA.4410 Lát nền phòng nhà vệ sinh gạch chống trơn TQ 200x200x5, lót VXM M50 dày 2,5cm m2 6,34 71.399,11 452.670 39 RC.1110 Láng granito màu kem nhạt nền phòng phân phối m2 57 45.987,05 2.621.262 * Nhận xét: Công việc tính giá dự thầu của công ty nhìn chung là hợp lý, phù hợp với đặc trưng của ngành xây dựng và các quy định của Nhà nước, đáp ứng cơ bản các yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư trong công việc tính giá dự thầu. Tuy nhiên, trong quá trình tính giá công ty còn mắc phải một số hạn chế sau: - Việc lập giá chỉ do cán bộ của phòng kinh tế - kế hoạch-kỹ thuật tính toán trên cơ sở bản vẽ kỹ thuật, thi công yêu cầu của chủ đầu tư mà chưa thực sự kết hợp với các cán bộ giỏi về chuyên môn kỹ thuật có kiến thức về kinh tế tài chính. Nhìn chung, cán bộ lập giá dự thầu của công ty còn hạn chế về trình độ ,năng lực. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ trong việc tham gia dự thầu quốc tế trong tương lai của công ty. - Khi thực hiện giảm giá để cạnh tranh, công ty thường giảm tỷ lệ phân bổ chi phí chung cho công trình hoặc giảm tỷ lệ lãi dự kiến. Công ty chưa có nhiều phương án giá dự thầu được tính toán và chưa kết hợp với các đánh giá về môi trường bên ngoài như: các đối thủ cạnh tranh, các biến động về giá cả, các yếu tố đầu vào. Vì vậy, nhiều khi công ty thắng thầu công trình với giá bỏ thầu quá thấp gây ra lỗ. *Tuy công ty đã có những công thức tính rất cụ thể cho từng đối tượng.Nhưng công ty chưa tính đúng chi phí sản xuất trực tiếp,có chi phí chung và theo cách hiểu thông thường là chi phí quản lý doanh nghiệp trên chi phí sản xuất công ty mới tính,chưa có chi phí sản xuất chung,tính gộp chi phí sản xuất chung vào chi phí chung là chưa đúng vì như vậy là chưa tính được chi phí sản xuất trực tiếp để tính được gía công trình sản xuất,có chi phí sản xuất chung cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí máy thi công mới có chi phí sản xuất cho một công trình.Nhưng cách tính của công ty chưa phản ánh được chi phí sản xuất của công trình để tính giá công trình sản xuất. * Về việc lập biện pháp thi công: Trên cơ sở các thông tin từ việc khảo sát thị trường và các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu, các cán bộ của phòng kinh tế-kế hoạch-kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra lại thiết kế kỹ thuật mà bên mời thầu cung cấp, phát hiện kịp thời những bất hợp lý và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh, góp phần nâng cao uy tín của công ty đối với chủ đầu tư. Tuy quá trình lập biện pháp thi công, các cán bộ của phòng kinh tế-kế hoạch-kỹ thuật luôn cố gắng đưa ra giải pháp bố trí thi công hợp lý và có tính khả thi cao.Nhưng công ty cũng chưa có khả năng thiết kế lại bản vẽ thiết kế kỹ thuật với yêu cầu về kỹ thuật - mỹ thuật hợp lý hơn hoặc mang tính độc đáo để làm phương tiện cạnh tranh khi tham gia dự thầu. 4-/ Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu. Sau khi toàn bộ các tài liệu có liên quan đến hồ sơ dự thầu được hoàn tất, phòng kinh tế –kế hoạch - kỹ thuật chịu trách nhiệm hoàn thành và đóng gói hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu được nộp gồm 3 bản trong đó: 1 bản gốc và 2 bản sao. Yêu cầu đặt ra đối với hồ sơ dự thầu là không bị tẩy xoá, phải có tên, địa chỉ của chủ đầu tư, nhà thầu, địa điểm nộp hồ sơ dự thầu,... Để đáp ứng một cách tốt nhất đối với hồ sơ dự thầu, công ty yêu cầu việc lập hồ sơ dự thầu phải được hoàn thành muộn nhất là 4 ngày so với ngày nộp hồ sơ dự thầu. Bởi lẽ nếu như cần phải điều chỉnh thì công ty vẫn kịp thời gian đảm bảo đúng tiến độ. Bên mời thầu sẽ công khai để xem xét tính hợp pháp của hồ sơ dự thầu và công bố 2 chỉ tiêu chính là giá cả và tiến độ thi công. Trong thời gian chờ đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu bên._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29188.doc