Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học Vật Lý ở trường Trung học phổ thông (THPT)

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học Vật Lý ở trường Trung học phổ thông (THPT): ... Ebook Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học Vật Lý ở trường Trung học phổ thông (THPT)

pdf88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học Vật Lý ở trường Trung học phổ thông (THPT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Trần Thị Bích Phượng MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Vật Lý Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TSKH. LÊ VĂN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TSKH. Lê Văn Hoàng đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn với tinh thần tận tình và trách nhiệm rất cao. Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN-Sau Đại học cùng toàn thể thầy cô khoa Vật lý trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh và Ban Giám Hiệu trường THPT chuyên Nguyễn Du tỉnh Daklak, nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VL : VËt lý CNTT : C«ng nghÖ th«ng tin DH : D¹y häc GA§T : Gi¸o ¸n ®iÖn tö GD&§T : Gi¸o dôc vμ ®μo t¹o GV : Gi¸o viªn HS : Häc sinh MVT : M¸y vi tÝnh PPDH : Ph−¬ng ph¸p d¹y häc SGK : S¸ch gi¸o khoa THCS : Trung häc c¬ së TN : Thùc nghiÖm TN VL : ThÝ nghiÖm vËt lý THPT : Trung häc phæ th«ng MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ khi xuất hiện đến nay, Internet là một hệ thống truyền thông đã và đang làm thay đổi cách sống, học tập, làm việc và vui chơi của cư dân trên trái đất. Internet giống như một thư viện khổng lồ cho phép chúng ta tìm thấy thông tin về hầu hết mọi chủ đề. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet để tìm tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập là con đường, biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học mà nhiều quốc gia trên thế giới đều quan tâm thực hiện. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực này như: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước; Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW; Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục; Quyết định số 33/2002/QĐ/TT ngày 8/2/2002 của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển Internet ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Quyết định ghi rõ đến 2005, khoảng 50% số trường PTTH sẽ được kết nối mạng internet; Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu trên, nghành giáo dục chủ trương đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp và phương tiện dạy học tiên tiến, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân. Môn vật lý nghiên cứu sự vận động của vật chất. Một số hiện tượng có thể được quan sát bằng mắt thường nhưng cũng có nhiều hiện tượng vật lý vi mô, vĩ mô thậm chí có những mô hình vật lý trừu tượng không thể mô tả để học sinh hình dung một cách tường minh. Cho nên việc vận dụng ưu điểm của hình ảnh, phim và phần mềm mô phỏng vào các bài giảng vật lý để học sinh dễ hiểu hơn là rất cần thiết . Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, giáo viên có thể tìm thấy nhiều tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy trên kho dữ liệu khổng lồ này. Tuy nhiên thực trạng sử dụng công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng của giáo viên vật lý ở các trường trung học phổ thông hiện nay ra sao? Những khó khăn nào mà giáo viên vật lý phải đối mặt khi sử dụng Internet cho việc dạy học ? Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng Internet? Biện pháp khả dĩ nào có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc sử dụng Internet? Do bởi mong muốn có thể trả lời những câu hỏi trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet trong giảng dạy của giáo viên vật lý ở trường trung học phổ thông. - Tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tiếp xúc với Internet để tìm tư liệu giảng dạy và học tập. - Tìm giải pháp khắc phục khó khăn của giáo viên khi tìm tư liệu trên Internet. Tạo nhịp cầu đưa giáo viên chưa tự tin với khả năng áp dụng CNTT vào dạy học đến với Internet vô tận. - Tìm giải pháp để giáo viên và học sinh có thể liên kết với nhau trong một cộng đồng yêu thích vật lý, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Giáo viên vật lý trường trung học phổ thông - Internet - Công cụ tìm kiếm trên Internet - Ứng dụng Internet trong việc dạy học vật lý ở THPT - Hệ thống các website về vật lý ứng dụng đa phương tiện (multimedia) - Các ý tưởng xây dựng website vật lý cộng đồng có tính tương tác cao với người dùng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. - Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng Internet vào dạy học ở trường phổ thông bằng phỏng vấn trực tiếp, bằng phiếu điều tra bởi hệ thống các câu hỏi trên giấy và trên Internet. - Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên vật lý khi ứng dụng Internet vào dạy học. - Đưa ra các biện pháp khắc phục những khó khăn chủ quan cho giáo viên vật lý dạy ở trường trung học phổ thông. - Nghiên cứu cách tìm kiếm tư liệu dạy học (hình ảnh, phim, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo,…) trên Internet để sử dụng chúng vào bài giảng điện tử. Đúc kết thành tài liệu hướng dẫn giáo viên và học sinh. - Nghiên cứu việc xây dựng một phương thức giao tiếp cho cộng đồng giáo viên và học sinh yêu thích môn vật lý thông qua trực tuyến (online) nhằm hổ trợ cho việc tìm kiếm, chia sẻ tư liệu cũng như kinh nghiệm, giải pháp. - Tìm hiểu và đưa ý tưởng xây dựng một website cộng đồng nhằm hỗ trợ cho việc tìm kiếm tư liệu dễ dàng và hiệu quả. - Đưa ra các kết luận của đề tài. 5. Giả thuyết khoa học - Cộng đồng giáo viên dạy vật lý ở các trường THPT có nhu cầu cao về sử dụng Internet để tìm tư liệu cho dạy học nhưng trong đa số lại chưa biết sử dụng Internet hiệu quả và gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Trở ngại lớn nhất mà giáo viên gặp phải chính là tự bản thân họ: trình độ ngoại ngữ và kiến thức phổ cập tin học còn hạn chế, chưa biết sử dụng công cụ tìm kiếm sao cho hiệu quả, tâm lý ngại sử dụng công nghệ thông tin. - Số lượng các trang web tiếng Việt ứng dụng đa phương tiện về vật lý không nhiều. Thiếu môi trường tương tác cộng đồng dạy học vật lý. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết - Văn kiện của Đảng, các nghị định thông tư chỉ thị của BGD & ĐT về phương pháp đổi mới giáo dục. - Tài liệu giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học và phương pháp dạy học vật lý. - Nghiên cứu các tài liệu viết về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý. - Nghiên cứu tài liệu các phần mềm hỗ trợ thiết kế website để đưa ra ý tưởng xây dựng một trang web vật lý phục vụ cộng đồng giáo viên và học sinh. - Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. 6.2. Phương pháp điều tra - Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh ở các trường THPT để nắm bắt thực trạng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng Internet phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên vật lý ở các trường trung học phổ thông. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Tìm ra nguyên nhân sâu xa của những khó khăn chủ quan dẫn đến việc hạn chế ứng dụng Internet trong việc dạy và học môn vật lý. - Hệ thống hóa các từ khóa và tổ hợp cũng như các quy tắc cơ bản trong việc tìm kiếm tư liệu vật lý qua công cụ tìm kiếm trên Internet (Search Engine). - Đưa ra ý tưởng xây dựng website có tính tương tác hai chiều nhằm phục vụ cộng đồng giáo viên và học sinh yêu vật lý với phương châm cộng đồng phục vụ cộng đồng. 8. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng Internet để tìm tư liệu cho bài giảng điện tử trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông. Chương 3: Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải khi khai thác Internet. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bước sang thế kỉ 21, đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã chuyển gần như hoàn toàn từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nuớc. Thế giới đang xảy ra sự bùng nổ tri thức và khoa học công nghệ. Muốn xây dựng đất nước phồn vinh thịnh vượng ở thế kỉ này tất yếu phải dựa vào thi thức, vào tư duy sáng tạo, vào tài năng sáng chế của con người. Hiện nay, nước ta vẫn chưa thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới. Để có thể vươn lên được, chúng ta không chỉ học hỏi các nước tiên tiến mà còn phải biết áp dụng kinh nghiệm đó một cách sáng tạo và phải biết tìm ra con đường phát triển riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục của nước ta phải kịp thời đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện để có thể đào tạo ra những con người lao động, hoạt động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Mục tiêu giáo dục ở nước ta và trên thế giới ngày nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy được mà còn đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, của dân tộc. Hiện nay, trong xã hội biến đổi như vũ bão này, người lao động phải biết luôn đổi mới kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Lúc này đây, người lao động phải có khả năng tự định hướng và tự học để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội. Mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ ở nước ta được xác định bởi Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc và bởi hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khóa VIII đã xác định rõ mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có những phẩm chất và năng lực sau: - Có lý tưởng độc lập, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ tổ quốc. - Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. - Có ý thức cộng đồng và phát huy tính cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại. Có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật. - Có sức khỏe. Giáo dục không phải chỉ hướng đến những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho người lao động mà còn phải quan tâm đến quyền lợi, nguyện vọng, năng lực, sở trường của cá nhân. Sự phát triển đa dạng của cá nhân sẽ dẫn đến sự phát triển mau lẹ, toàn diện, đa dạng và hài hòa của xã hội. 1.2. Mục tiêu dạy học môn vật lý ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn mới 1.2.1. Về kiến thức - Học sinh phải có những kiến thức phổ thông về các hiện tượng, quá trình vật lý quan trọng thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày, trong tự nhiên và trong kỹ thuật. - Học sinh phải có những kiến thức khoa học chung (khái niệm, định luật, nguyên lý, phương pháp…) được sử dụng nhiều trong các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ và đời sống. - Kiến thức mà học sinh nắm được phải phù hợp với tinh thần của các thuyết vật lý, mang tính cập nhật và ứng dụng. - Hệ thống kiến thức vật lý của học sinh ở THPT(chủ yếu là Vật lý cổ điển và một số thành tựu của các lĩnh vực Vật lý hiện đại: Điện từ học, Vật lý lượng tử, Vật lý chất rắn, Vật lý hạt nhân, vũ trụ…) là nền tảng, là cơ sở để các em có thể tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc vận dụng vào trong đời sống, lao động sản xuất một cách khoa học hiệu quả. 1.2.2. Về kỹ năng Việc tổ chức dạy học vật lý ở trường THPT cần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sau: - Thu thập thông tin, điều tra, tra cứu, khai thác thông tin qua mạng Internet. - Phân tích và xử lý thông tin: lập bảng biểu, vẽ đồ thị, sắp xếp, hệ thống hóa, lưu trữ thông tin, rút ra kết luận. - Truyền đạt thông tin bằng lời nói. - Sử dụng các công cụ đo lường vật lý phổ biến, thiết lập và tiến hành các thí nghiệm. - Biết phát hiện và giải quyết vấn đề. - Đề xuất các dự đoán hoặc giả thuyết về các tính chất, các mối quan hệ vật lý… - Đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán hoặc nêu ra giả thuyết. - Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý cũng như giải quyết một số vấn đề thực tế của cuộc sống. - Biết diễn đạt rõ ràng bằng ngôn ngữ vật lý. - Có khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức. 1.2.3. Về tình cảm, thái độ - Ý thức tự giác, chủ động trong học tập, có lòng ham hiểu biết, tính kế hoạch trong công việc, sự cần cù, chăm chỉ làm việc. - Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, chính xác trong việc thu nhận thông tin, quan sát nhất là trong thực hành thí nghiệm. - Có tinh thần hợp tác trong học tập và trong lao động. - Tôn trọng thành qua lao động của người khác và của chính mình. - Có ý thức sẳn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm cải thiện điều kiện sống và bảo vệ môi trường trong lành. - Có lòng yêu thích bộ môn vật lý và mở rộng ra là yêu thích sự hài hòa của tự nhiên. 1.2.4. Phương pháp nhận thức vật lý Hiện nay, trong trường phổ thông thường áp dụng phương pháp nhận thức vật lý phổ biến sau: phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự, phương pháp mô hình, phương pháp thí nghiệm lý tưởng. Trong khi áp dụng các phương pháp nhận thức vật lý, giáo viên thường phải phối hợp sử dụng với phương pháp suy luận logic như phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…Những phương pháp suy luận logic này được sử dụng trong tất cả các quá trình nhận thức. 1.2.5. Định hướng về phương pháp dạy học - Dạy bằng hành động, thông qua hành động. - Theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề. - Nêu giả thuyết và kiểm chứng bằng thực nghiệm. - Sử dụng phương pháp mô hình và tương tự. - Khắc phục hiểu biết sai hoặc chưa đầy đủ. - Tăng cường dạy học theo nhóm và cá thể hóa. - Đa dạng hóa hoạt động học tập trong và ngoài lớp học. 1.3. Các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông [6] - Nhiệm vụ thứ nhất là cung cấp cho học sinh một hệ thống các kiến thức vật lý cơ bản, khoa học, hiện đại và kỹ năng kỹ xảo tương ứng nhằm làm nền tảng cho các họ có thể tham gia lao động sản xuất và tiếp tục theo học những chuyên nghành khoa học kỹ thuật cao hơn ở bậc đại học, cao đẳng…hoặc tự học, tự bồi dưỡng trong quá trình lao động, sản xuất. - Nhiệm vụ thứ hai là góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy, bồi dưỡng năng lực và khả năng tự học cũng như khả năng hoạt động độc lập của học sinh. - Nhiệm vụ thứ ba là góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng; giáo dục những phẩm chất tốt của người lao động: tính kỷ luật, kiên trì, …và tác phong công nghiệp. - Nhiệm vụ thứ tư là giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Bốn nhiệm vụ trên có mối liên hệ biện chứng với nhau và được thực hiện đồng thời trong hoạt động dạy học vật lý ở nhà trường. Trong đó, nhiệm vụ thứ nhất giữ vai trò chủ đạo. Thông qua việc dạy học vật lý mà tiến hành các nhiệm vụ còn lại. Không phải tách biệt giữa việc rèn luyện tư duy, giáo dục đạo đức…Mà trong khi dạy kiến thức vật lý, người thầy phải biết phối hợp sao cho đồng thời có thể rèn luyện cả tư duy, cả giáo dục đạo đức cho học sinh. 1.4. Giúp học sinh tự học Một trong những nhiệm vụ của việc giảng dạy môn vật lý ở trường phổ thông là phát triển ở học sinh năng lực nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo, rèn luyện thói quen tự học và tự giáo dục. Tự học: Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân do chính bản thân người học thực hiện trên lớp hoặc ngoài lớp, nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng và cải tạo tư duy của chính mình. Nội dung tự học ở trường trung học phổ thông rất phong phú, nó bao gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân hoặc do tập thể học sinh tiến hành. Chẳng hạn: đọc sách, điều chỉnh vở ghi chép, làm bài tập, chuẩn bị thảo luận, làm thí nghiệm… Hoạt động tự học có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau: - Tự học không có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên: người học tự học qua sách vở, tài liệu tham khảo hoặc qua các phương tiện thông tin. Ở đây, người học tự học một cách độc lập hoàn toàn. - Tự học có hướng dẫn từ xa: người học có sách, tài liệu hướng dẫn học tập, hay có sự hướng dẫn thông qua các phương tiện thông tin như băng ghi hình, ghi tiếng, ti vi, mạng Internet… Thông qua sự hướng dẫn từ xa đó, học sinh tự mình tiến hành các hoạt động học tập để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra. - Tự học có sự hướng dẫn của giáo viên: giáo viên hướng dẫn trên lớp và giao nhiệm vụ, học sinh tự học ở nhà, giải quyết các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho. Trong quá trình đào tạo, tự học là một yếu tố có giá trị quyết định kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, nếu không hình thành và phát huy vai trò tự học của người học thì mục tiêu đào tạo sẽ không thực hiện được. Thực tế dạy học cho thấy, phương pháp giảng dạy của giáo viên mới là yếu tố quyết định cách học của học sinh, điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, sử dụng hình thức dạy học nào để hình thành và phát triển năng lực tự học cho mỗi học sinh. Hiện nay, học sinh thường xuyên truy cập Internet nhưng với mục đích chủ yếu là chat, mail, xem phim, nghe nhạc, game… Ít ai trong số đó truy cập để tìm tài liệu phục vụ cho học tập. Như vậy Internet đã phản tác dụng giáo dục. Đã không ít giáo viên cho rằng học sinh hư là do Internet. Có rất nhiều phụ huynh học sinh cho rằng con cái họ hư hỏng, xao nhãng học tập, thậm chí tham gia các băng nhóm trộm cắp cũng là do Internet, vì Internet. Có lẽ rằng các trò chơi trên Internet thực sự hấp dẫn hơn là việc học tại trường. Cũng có thể tại đó, học sinh được tự do làm theo ý thích mà không ai quản lý, ví như nói tục, hút thuốc mà không bị khiển trách. Qua đó, chúng ta cũng thấy được trách nhiệm lớn lao của ngành giáo dục trong việc dạy học sinh sử dụng Internet như thế nào cho hiệu quả. Internet là một công cụ hiện đại, hiệu quả của nó cực lớn, nhưng nếu sử dụng không đúng chỗ thì tác hại của nó cũng cực lớn. Hơn nữa, với công cụ hiện đại như thế, người sử dụng nhất thiết phải có một trình độ nhất định. Nếu không, người sử dụng sẽ tự gây hại cho mình và cho người khác. Thông qua những điểm hấp dẫn về hình ảnh, phim về các đối tượng vật lý, người giáo viên tạo cho học sinh miềm đam mê, thích thú với môn vật lý. Từ đó, các em sẽ chủ động tìm kiếm thêm những kiến thức ngoài bài giảng. 1.5. Phương tiện trong dạy học vật lý Ngày nay, tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học phải dựa trên chất lượng tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Để có thể hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động học tập như vậy trong dạy học vật lý thì phương tiện dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng và lý tưởng nhất là phương tiện dạy học có chức năng sau: - Trình bày trước học sinh đối tượng nghiên cứu (các hiện tượng hay quá trình vật lý) dưới dạng gốc hay dưới dạng các mô hình khác nhau. - Thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu. - Trình bày các thông tin thu thập được từ đối tượng nghiên cứu dưới các dạng khác nhau (biểu bảng, đồ thị,…) - Phân tích các thông tin thu thập được từ đối tượng nghiên cứu theo các mục đích khác nhau của học sinh. - Giúp học sinh kiểm tra các dự đoán (giả thuyết) khoa học đã đề xuất. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão này, nhiều phương tiện dạy học mới ra đời. Cùng với việc ra đời các phương tiện dạy học mới này, trong quá trình sử dụng, do tính đa dạng, do các đặc điểm và chức năng, mục đích sử dụng khác nhau mà phương tiện dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng được phân loại như sau: 1.5.1. Phân loại phương tiện dạy học vật lý - Phương tiện dạy học vật lý truyền thống: sách, báo, tạp chí, tranh ảnh (dưới dạng ấn phẩm) phấn, bảng đen, phim dương bản, phim đèn chiếu, thí nghiệm thật,… - Phương tiện dạy học vật lý số: Projector, đầu DVD, VCD, camera số,… Phương tiện dạy học vật lý PTDH (VL) số PTDH (VL) truyền thống PTDH (VL) số mềm (Dữ liệu số dưới dạng văn bản, hình ảnh, hình vẽ, mô hình, biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, video clips, các phần mềm và phần mềm kèm với thiết bị TN...) PTDH (VL) số cứng (Projector, đầu VCD, DVD, Camera số, Videocamera số,...) Bảng 1.1. Phân loại các PTDH số trong hệ thống các PTDH vật lý [11] Qua thực tế thì việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc dạy học vật lý nhằm thỏa mãn các yêu cầu về phương tiện dạy học có hiệu quả cao hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống. PTDH (VL) số PTDH (VL) số có tính tương tác không có tính tương tác (Phần mềm mô phỏng và các phương tiện hỗ trợ TN VL) (Dữ liệu số dưới dạng văn bản, hình ảnh, hình vẽ, mô hình, biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, video clips...) Phần mềm mô phỏng Phương tiện hỗ trợ TNVL (Crocodile, PhenOpt hay Dao động và sóng cơ học, dòng điện xoay chiều, Quang hình học – mô phỏng và thiết kế...) TN ghép nối với MVT Phần mềm phân tích băng hình (của hãng Phywe, Leybold, Pasco, v.v... hay của khoa VL, ĐHSP Hà Nội, Viện VL Kỹ thuật ĐH Bách khoa) (Videopoint, Cuple, Diva, hay Galieo phiên bản 1,1 tiếng việt, Phân tích Video...) 1.5.2. Vai trò của các phương tiện dạy học hiện đại - Theo quan điểm duy vật biện chứng, Lenin chỉ ra con đường biện chứng của nhận thức là : “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện tượng khách quan”. Như vậy, phương tiện dạy học đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức của loài người và khiến cho con đường tiếp thu tri thức được dễ dàng và nhanh chóng hơn. - Các phương tiện dạy học giúp rút ngắn thời gian học tập và làm cho con đường nhận thức (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng) của học sinh bớt khó khăn. Giáo viên không phải mất nhiều thời gian và công sức để giảng giải một vấn đề phức tạp, thay vào đó họ có thể dùng các phương tiện trực quan như tranh ảnh, sơ đồ, phim, các phần mềm mô phỏng ,nhờ đó học sinh cũng tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. - Phương tiện dạy học nhờ các kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng rất nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội … mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường, làm cho các vấn đề được cụ thể hóa, gần gũi với học sinh. - Phương tiện dạy học cùng với những tác động trực quan có khả năng gây ra những tác động vật chất và trực quan sinh động, gây nên những cảm giác cho học sinh để từ đó đem lại cho HS những tri giác, ý niệm và tư duy trừu tượng (các hiện tượng, khái niệm, định luật…). Những phương tiện dạy học loại này giúp thầy giáo huy động tối đa các giác quan của học sinh cùng tham gia vào nhiệm vụ học tập. - Phương tiện dạy học giúp HS hiểu bài và nhớ bài lâu hơn vì nó cung cấp các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác (SGK, phim giáo khoa). Như thế, nguồn thông tin HS nhận được trở nên đáng tin cậy và nhớ lâu bền hơn. Ngoài ra, việc sử dụng PTDH giúp cho HS hiểu kiến thức sâu sắc hơn để từ đó có thể tự suy nghĩ, vận dụng và nghĩ ra cách mới với các mức độ khác nhau. - Phương tiện dạy học đa dạng sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình và thu hút được sự chú ý của học sinh, gíup làm sinh động nôi dung học tập. Không chỉ có thế, nó còn cần thiết để góp phần phát triển hứng thú, tính tích cực chủ động trong học tập, giúp phát triển năng lực nhận thức, năng lực quan sát ,năng lực(phân tích, tổng hợp, phê phán…) của học sinh. - Phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học mới trong đó ta có thể đặt ra các tình huống bắt buộc và hướng dẫn học sinh từng bước động não, tăng cường hoạt động trí tuệ, suy nghĩ, phán đoán… giúp phát triển trí tuệ sáng tạo của học sinh. 1.5.3. Sử dụng multimedia trong giảng dạy Vật lý Sự bùng nổ của công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo. Multimedia là gì? Multimedia là các thông tin dưới dạng: Hình ảnh, âm thanh, phim, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo... Tại sao cần sử dụng multimedia trong giảng dạy Vật lý? Theo Tô Xuân Giáp - Phương tiện dạy học-NXB GD 1998, hiệu quả tiếp thu kiến thức khi :  Học với các giác quan TYÛ LEÄ KIEÁN THÖÙC NHÔÙ ÑÖÔÏC SAU KHI HOÏC BAÈNG CAÙC GIAÙC QUAN 20% 30% 50% 80% 90% 0% 20% 40% 60% 80% 100% NGHE NHÌN NGHE VAØ NHÌN NOÙI NOÙI VAØ LAØM Biểu đồ 1.1: Kiến thức nhớ được sau khi học bằng các giác quan  Khi sử dụng các phương tiện dạy học 90% 70% 30% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% M UL TI M ED IA Biểu đồ 1.2: Kiến thức tiếp thu được qua các hình thức học tập Như vậy, học sinh tiếp thu kiến thức khi nhìn nhiều hơn nghe và hiệu suất sẽ cao hơn khi kết hợp cả nghe và nhìn. Như ông cha ta có câu: “Trăm nghe không bằng mắt thấy”. Khi chỉ nghe, sự tiếp thu kiến thức phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của mình học sinh, hiệu quả của kinh nghiệm và năng khiếu của người thầy. Nếu không có trí tưởng tượng tốt học sinh sẽ rất khó hình dung các sự vật, hiện tượng mà giáo viên trình bày. Do đó, khi dạy học nhiều đối tượng, giáo viên nên tạo ra hai kênh giao tiếp: hình ảnh và lời nói. Vật lý nghiên cứu sự vận động của vật chất. Mà sự vận động này vô cùng phong phú và đa dạng. Không thể hiện tượng vật lý nào giáo viên cũng có thể mô tả bằng lời mà học sinh có thể hình dung được, mà không thể thí nghiệm vật lý nào cũng có thể thực hiện cho học sinh xem hay thực hành trên lớp do thời lượng tiết học không cho phép, cơ sở vật chất của phòng thí nghiêm chưa đáp ứng được yêu cầu bài học… Nên việc dùng máy tính hỗ trợ hình ảnh, âm thanh, phim và phần mềm mô phỏng các hiện tượng, thí nghiệm vật lý… là giải pháp vô cùng hữu hiệu cho dạy học vật lý. Chương 2: TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG INTERNET ĐỂ TÌM TƯ LIỆU CHO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2.1. Giới thiệu về Internet 2.1.1. Định nghĩa Internet Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Internet, ở đây ta tham khảo 2 định nghĩa cơ bản dưới 2 góc độ khác nhau: Góc độ kỹ thuật: Internet – cũng được biết với tên gọi Net – là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau thông qua các phương tiện viễn thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường điện thoại…Khả năng truyền tải của những phương tiện này rất lớn, có thể chứa nhiều loại thông tin như dữ liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động... Một số mạng máy tính bao gồm nhiều máy tính trung tâm (còn gọi là máy chủ - server) và nhiều máy khác (còn gọi là máy khách hàng hay trạm làm việc – clients) nối vào nó. Các mạng khác, có quy mô lớn hơn, bao gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin với nhau một cách thoải mái. Một khi đã được kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này. Máy chủ Hình 2.1: Mô phỏng sự kết nối giữa máy khách và máy chủ Góc độ thông tin và ứng dụng: Internet là tên của một nhóm tài nguyên thông tin như dữ liệu, hình ảnh, hình ảnh động, phim, âm thanh,…trên khắp thế giới, nó được bổ sung, luân chuyển và sử dụng bởi mọi người trên toàn thế giới. Mạng của các trường đại học và viện nghiên cứu là những thành viên lâu đời nhất của Internet. 2.1.2. Sơ đồ kết nối của Internet Nhánh mạng Sơ đồ 2.1: Mô hình kết nối Internet. khách Yêu cầu Phục vụ - Internet có thể bao gồm các thành phần nối với nhau qua trục xương sống. - Trục xương sống hiện nay bao gồm vô số mạng của các công ty quốc tế, tập đoàn xuyên quốc gia, các học viện, viện nghiên cứu và các trường đại học lớn trên thế giới. - Các máy tính nối kết Internet có thể là hữu tuyến, có thể là vô tuyến. Kết nối hữu tuyến là kết nối bằng các dây cáp, kể cả dây điện thoại, cáp quang. Còn kết nối vô tuyến thông qua sóng vô tuyến, hồng ngoại… 2.1.3. Vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục Công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, được tạo ra đầu tiên nhằm mục đích quân sự và công nghiệp, sau đó mới được ứng dụng vào giáo dục. Ngày nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Có thể nói, công nghệ thông tin và truyền thông trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ trước đã tạo ra những nền tảng cơ bản cho phép con người thay đổ._.i phương thức tổ chức và xử lý thông tin trên phạm vi toàn xã hội, từ tiềm năng trở thành hiện thực, từ vị trí thụ động chuyển thành một sức mạnh chủ động sáng tạo và làm nên sự giàu có của xã hội. Với thông tin đã được số hoá và nối mạng, con người có thể tích hợp thông tin trong những “kho tin” khổng lồ được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng thông qua Internet trong một khoảng thời gian ngắn. Như vậy, với tác động của công nghệ thông tin và truyền thông môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng công nghệ thông tin đi kèm. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “ thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “ lấy giáo viên làm trung tâm ” sang “ lấy học sinh làm trung tâm ” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh… sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn, tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu nên chưa triển khai rộng khắp. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả. Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản của nhà nước mang tính pháp quy để các tỉnh, thành có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập. 2.1.4. Lợi ích của việc sử dụng Internet trong dạy học vật lý Công dụng của Internet trong giảng dạy và học tập ở trung học phổ thông như sau: 1. Giáo viên có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, học sinh, cấp trên và các đối tượng với nhau bằng email, chat. 2. Việc giảng dạy không những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. 3. Việc học của học sinh có thể được cá nhân hóa với sự giúp đỡ của giáo viên bằng cách trao đổi trực tiếp với giáo viên mà không ngại bị đánh giá. 4. Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho học sinh các kỹ năng khác như tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ nói chung. 5. Việc truy cập Internet cũng tạo cho giáo viên và học sinh niềm say mê, hứng thú trong học tập và giảng dạy, giúp cho họ có thêm động cơ học tập. 6. Học sinh có thể chủ động trong việc xây dựng lộ trình học tập của mình và có thể mở rộng hoặc giới hạn mối quan tâm của mình. 7. Internet là công cụ tuyệt vời trong việc giúp học sinh thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập. 8. Giáo viên có thể liên kết nhiều ngành, kiến thức, kỹ năng và thái độ trong một bài giảng có sử dụng Internet. 9. Học sinh viên có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên bên ngoài lớp học, thành phố thậm chí quốc gia để có thể thực hiện việc học tập của mình. Như vậy, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và môn Vật lý nói riêng. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả, cần tận dụng các thế mạnh và ưu điểm nổi bật của công nghệ thông tin và tránh những hiệu ứng ngược của nó . 2.2. Bài giảng điện tử [14] 2.2.1. Khái niệm Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào tập mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học (tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh). Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “ bảng đen phấn trắng ” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp. 2.2.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau: - Xác định mục tiêu bài học - Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức - Xây dựng thư viện tư liệu - Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể - Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước: 2.2.2.1. Xác định mục tiêu bài học Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài. 2.2.2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng. 2.2.2.3. Multimedia hoá kiến thức Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức - Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh... - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ Internet,... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash... - Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. - Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. 2.2.2.4. Xây dựng các thư viện tư liệu Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. 2.2.2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử. Tích hợp Multimedia trong trình diễn: Để soạn một giáo án điện tử, chúng ta có thể sử dụng nhiều phần mềm khác nhau: Microsoft Word, FrontPage, Dreamweave, PowerPoint... bên cạnh đó còn nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế, xử lý hình ảnh: Adobe Photoshop 7.1, Flash 5.0... Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage hay Dreamweaver (phần mềm thiết kế web). Sau đó xây dựng nội dung cho các slide (hoặc các trang). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide/trang có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...  Tích hợp Multimedia trong PowerPoint Phần mềm thường được dùng để thiết kế một trình diễn là PowerPoint. Đây là phần mềm chạy trên Windows cho phép người sử dụng tạo ra các màn trình diễn đa dạng trên màn hình như: máy tính, máy phóng (projector), tivi... PowerPoint có nhiều phiên bản: PowerPoint 2000, PowerPoint 2002, PowerPoint 2003. Phiên bản càng mới càng dễ sử dụng và được tăng cường nhiều hiệu ứng hơn. Ngoài ra, để được những hình ảnh sinh động và đẹp mắt, đôi khi cần thiết phải sử dụng thêm một số phần mềm hổ trợ như: - Adobe Photoshop: Đây là chương trình dùng để xử lý và thiết kế hình ảnh. Trong chương trình này còn có công cụ Adobe Image Ready giúp tạo hình ảnh động (như AniGIF). - Capture Professional: là chương trình cắt hình chuyên nghiệp rất dễ sử dụng với dung lượng nhỏ gọn (1,2MB). Hoặc dùng SnagIt (9,1MB) và có thể dùng rất nhiều phần mềm xử lý hình ảnh khác nữa... Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử - Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều: Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ giáo viên đến học sinh và thông tin phản hồi từ học sinh đến giáo viên. Thông tin phản hồi không chỉ diễn ra sau tiết dạy mà nó có thể diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy. - Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được giáo viên chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc, nói, viết,…Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các phương tiện đó. - Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm thanh,…trên màn hình chiếu. - Tuy nhiên, vì PowerPoint không được thiết kế để giao tiếp với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để thiết lập kênh thông tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án điện tử, phương tiện truyền thống: nói, viết,..thật ra vẫn cần thiết. Các kiểu giáo án điện tử dùng PowerPoint: Quan sát một số giáo án điện tử, có thể tạm chia các giáo án điện tử thành 2 kiểu: Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng PowerPoint và thiết bị projector để thay thế bảng và phấn một cách đơn thuần, nếu theo kiểu này, thì việc giáo viên dùng GAĐT trong việc giảng dạy chỉ đơn thuần là động tác “Click” chuột, và nếu như thế thì chẳng bao lâu bài giảng sẽ trở nên nhàm chán. Kiểu 2: Khai thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint. Giáo án kiểu 2 không chỉ thay thế bảng phấn, mà còn thay thế rất sinh động giáo cụ trực quan, thí nghiệm, tài liệu minh họa,.. vậy ở kiểu này, để “Click” chuột đòi hỏi giáo viên phải rất công phu khi trong quá trình biên soạn. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thật sự có hiệu quả thì người giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, người giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn. Dù bước đầu thực hiện phương pháp giảng dạy bằng “giáo án điện tử” có khó khăn và phức tạp đối với một số giáo viên, nhưng đây cũng thể hiện “ bản lĩnh ” của người giáo viên đổi mới công nghệ dạy học để phù hợp với xu thế ngày nay là tin học hóa toàn cầu.  Tích hợp Multimedia trong web M« h×nh Web Web Server User Sơ đồ 2.2: Mô hình tích hợp multimedia trong web. Chúng ta có thể khai thác multimedia trên web khi máy được kết nối với Internet. Trên Internet, chúng ta có thể: - Xem phim, thảo luận,... trên web - Nghe nhạc trên web: bạn có thể tải nhạc về máy để nghe. - E - CARD (Thiệp điện tử): Hình ảnh, flash,.. - Chơi game trực tuyến trên mạng Internet. - Học trực tuyến trên Internet (elearning). - E-commerce: là kinh doanh trực tuyến (online) chủ yếu là thông qua web. E-commerce còn được gọi là E-Business. Shopping là một ví dụ điển hình nhất của E-commerce. 2.2.2.6. Chạy chương trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế. 2.2.3. Giáo án điện tử có lợi gì cho dạy học vật lý ở trường THPT Giáo án điện tử có thể : - Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “ bảng phấn ” không thể làm được như: sơ đồ, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến làm cho học sinh dễ tiếp cận nguồn tri thức. - Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ bộ môn : phần mềm thí nghiệm vật lý ảo, phần mềm vật lý mô phỏng, phần mềm phân tích video. - Giáo viên có thể trao đổi, tham khảo giáo án điện tử của đồng nghiệp và có thể sửa đổi nội dung cấu trúc phù hợp với phương pháp dạy học riêng của mình. Thế hệ học sinh ngày nay, ngay từ khi chào đời, có vẻ như đã quen với việc tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh (nói theo ngôn ngữ hiện nay là “ thông tin dạng multimedia ”) nhiều hơn các thế hệ trước. Do đó, việc dạy học bằng giáo án điện tử, dù là cho bộ môn khoa học tự nhiên hay xã hội, nếu khai thác đúng thế mạnh của multipedia, chọn bài dạy thích hợp với kiểu dạy học này, sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn nhiều. 2.2.4. Một số trở ngại khi sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy vật lý Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2000–2010 đã nhấn mạnh: Các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy. Tuy nhiên vấn đề này còn gặp không ít trở ngại: - Giáo viên chưa được tập huấn nhiều về thiết kế bài giảng GAĐT nên tự mày mò là chủ yếu. Các phần mềm dạy học do chuyên gia tin học soạn thảo nhưng vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về sư phạm nên phần giảng dạy của giáo viên nặng tính trình diễn. Mặt khác, tất cả sách giáo khoa đang sử dụng chưa tính tới yếu tố sao cho phù hợp với việc áp dụng giáo án điện tử. - Trở ngại lớn nhất trong giảng dạy bằng GAĐT chính là cơ sở vật chất. Hiện nay các trường đều quan tâm cải tiến việc giảng dạy theo phương tiện hiện đại. Tuy nhiên mức độ ứng dụng CNTT hầu hết chỉ mới dừng lại ở các tiết học thao giảng. Trường nào quan tâm lắm cũng chỉ đưa GAĐT đến HS vài ba lần/môn/năm. Ở bậc THPT, nhiều trường không đủ điều kiện để áp dụng GAĐT. - Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên phải biết phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. - Thực tế cho thấy, để có sự đồng bộ về ứng dụng CNTT trong tất cả các trường nói chung và các cấp học, giáo viên nói riêng lại là vấn đề rất khó vì trình độ tin học của giáo viên thực sự chưa cao. Để chuẩn bị cho một bài giảng đạt mức chuẩn, giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng rồi mất đến hai ba ngày thiết kế mới hoàn thành, đó là chưa kể đến việc phải thiết kế hình ảnh cho thích hợp trong bài giảng. Để thực hiện được các bài giảng sinh động, chất lượng, ngoài lượng kiến thức cơ bản mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh, giáo viên cần phải biết thêm các kỹ năng về tin học. Ví dụ: Khi mô tả chuyển động của các vệ tinh quay quanh mặt trời trong bài “Các định luật Keple ”, giáo viên phải dùng Flash để tạo hình ảnh minh họa biểu diễn sự chuyển động đó. Hoặc, giáo viên cần phải có kĩ năng tìm kiếm để có thể tìm được trên Internet phần mềm mô phỏng cho bài học này. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy là điều nên làm. Muốn vậy, phải sớm tháo gỡ rào cản kinh phí song song với việc tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên, dựa trên tiêu chí “đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ” để tạo hiệu ứng tốt nhất cho tiết giảng. 2.3. Thực trạng sử dụng Internet của giáo viên vật lý ở các trường THPT 2.3.1. Nội dung phiếu điều tra: (Xem phụ lục) 2.3.2. Kết quả điều tra Sau khi điều tra trên 140 giáo viên thuộc 21 trường (xem phụ lục), tôi thu được kết quả như sau: A/ ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG INTERNET ĐỂ TÌM TƯ LIỆU DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT 1. Thầy (cô) có nhu cầu sử dụng Internet không?  có nhu cầu và yêu thích; 122 phiếu (87,14%)  có nhu cầu nhưng không thích; 17 phiếu (12,14%)  không có nhu cầu; 0 phiếu (0%) Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có nhu cầu và hứng thú sử dụng Internet . 2. Thầy (cô) thường truy cập Internet nhằm mục đích nào sau đây?(Khoanh tròn các phương án phù hợp)  Giải trí, tin tức (nghe nhac , xem phim, đọc báo, chat với bạn bè, chơi game online...); 97 phiếu (69,28%)  Tìm tài liệu (dạy học, nâng cao kiến thức); 137 phiếu (97,85%)  Vào các diễn đàn để trao đổi thông tin dạy học; 69 phiếu (49,28%)  Vào các diễn đàn để trao đổi thông tin khác; 17 phiếu (12,14%)  Tạo blog hoặc website riêng; 20 phiếu (14,28%)  Chia sẻ, phổ biến thông tin mình có cho mọi người; 31 phiếu (22,14%)  Làm những việc khác :……………………… 12 phiếu (8,57%). Nhận xét: Đa phần giáo viên sử dụng Internet để tìm tư liệu và trao đổi thông tin phục vụ cho công việc nhiều hơn là cho nhu cầu giải trí. 3. Thầy (cô) thường tìm kiếm tài liệu dạy học từ nguồn nào? (Khoanh tròn các phương án phù hợp).  Sách, báo, tạp chí... 114 phiếu (81,42%)  Internet 120 phiếu (85,71%)  Đồng nghiệp 89 phiếu (63,57%)  Thư viện 104 phiếu (74,28%)  Từ các nguồn khác 37 phiếu (26,42%)  Không tìm tư liệu ở đâu cả 0 phiếu (0%) Nhận xét: Đa số giáo viên tìm kiếm tài liệu dạy học từ Internet. 4. Thầy (cô) thường tìm kiếm loại tài liệu nào ? (Khoanh tròn các phương án phù hợp)  Phương pháp giảng dạy, học tập 75 phiếu (53,57 %)  Kiến thức môn học, chuyên ngành 119 phiếu (85 %)  Phim, hình ảnh, thí nghiệm minh họa 102 phiếu (72,85 %)  Bài giảng điện tử 90 phiếu (64,28 %)  Lịch sử vật lý 43 phiếu (30,71 %)  Vật lý vui 53 phiếu (37,85 %)  Chuyện kể danh nhân 27 phiếu (19,28 %)  Đề thi, kiểm tra, bài tập 101 phiếu (72,14 %)  Phần mềm hỗ trợ dạy học 87 phiếu (62,14 %)  Tin tức về vật lý 79 phiếu (56,42 %)  Sách tham khảo 58 phiếu (41,42 %)  Tài liệu khác: ………………… 14 phiếu (10 %) Nhận xét : Giáo viên thường tìm tài liệu nâng cao kiến thức chuyên môn và tìm tài nguyên cho bài giảng điện tử: phim, ảnh, thí nghiệm minh hoạ, phần mềm … 5. Thầy (cô) thường vào Internet bao nhiêu lần trong một tuần?  1-2 lần/ tuần; 38 phiếu (27,14%)  3-5 lần/ tuần ; 34 phiếu (24,28%)  6 lần trở lên/ tuần; 37 phiếu (26,42%)  Không xác định ; 4 phiếu (2,85%) 6. Thầy (cô) thường dùng trung bình bao nhiêu thời gian trong một tuần để truy cập Internet nhằm mục đích tìm tư liệu dạy học vật lý ở trường THPT?  1-5 giờ/ tuần ; 36 phiếu (25,71%)  6-10 giờ/ tuần ; 50 phiếu (35,71%)  Từ 10 giờ trờ lên/ tuần ; 24 phiếu (17,14%)  Không xác định ; 4 phiếu (2,85%) Nhận xét: Giáo viên dùng khá nhiều thời gian cho việc truy cập Internet. B/ ĐIÊU TRA NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN KHI TRUY CẬP INTERNET ĐÊ TÌM TƯ LIỆU CHO DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT 7. Thầy (cô) thường gặp khó khăn chủ quan gì khi sử dụng Internet?  Không biết cách tìm tư liệu trên Internet sao cho hiệu quả ; 27 phiếu (19,28%)  Khả năng ngoại ngữ còn hạn chế; 112 phiếu (80 %)  Khả năng tin học còn hạn chế; 89 phiếu (63,57 %)  Ngại tiêu tốn nhiều thời gian ; 123 phiếu (87,85 %)  Những khó khăn khác:…………………; 18 phiếu (12,85 %) 8. Trở ngại nào khiến thầy(cô) chưa thể tích hợp đa phương tiện vào giảng dạy? (chọn các phương án phù hợp).  Tư liệu chủ yếu sử dụng ngoại ngữ; 37 phiếu (26,42%)  Không biết cách tìm tư liệu trên Internet; 22 phiếu (15,71%)  Trình độ tin học, việc sử dụng các thiết bị chiếu còn hạn chế; 49 phiếu (35%)  Thiếu tư liệu thích hợp cho từng bài; 63 phiếu (45 %)  Thời lượng chương trình học không cho phép; 61 phiếu (43,57%)  Có tích hợp được cũng không hiệu quả; 7 phiếu (5 %)  Cơ sở vật chất chưa cho phép; 55 phiếu (39,28%)  Thời gian đầu tư cho bài giảng khá nhiều; 61 phiếu (43,57%)  Tự thấy không cần thiết 0phiếu (0%) Nhận xét: Tất cả giáo viên đều nhận thấy được vai trò của công nghệ thông tin đối với việc dạy học nhưng họ gặp khá nhiều rào cản. C/ ĐIỀU TRA TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TRUY CẬP INTERNET ĐỂ TÌM TƯ LIỆU DẠY HỌC 9. Thầy (cô) đã biết truy cập Internet chưa? (khoanh tròn 1 phương án trả lời)  Chưa biết 3 phiếu (2,14%)  Biết nhưng chưa thành thục (Biết công dụng và ý nghĩa của Internet đối với đời sống, công tác giảng dạy các môn học nói chung và vật lý nói riêng, nhưng chưa biết cách tìm kiếm tư liệu cho hiệu quả); 73 phiếu (52,14%)  Thông qua các thủ thuật tìm kiếm, đã biết tìm thông tin như ý bằng một trong các công cụ truy tìm sau đây: Google, Yahoo, MSN, Excite, My Search....; 73 phiếu (52,14%) 10. Thầy (cô) thường sử dụng công cụ tìm kiếm nào sau đây?  Google ; 125 phiếu (89.28%)  Yahoo; 13 phiếu (9,28 %)  MSN; 16 phiếu (11,42%)  Các công cụ khác; 5 phiếu (3,6%) 11. Thầy (cô) có sử dụng từ khóa để tìm tư liệu trên Internet không? (Người dùng gõ các từ khóa (keyword)- từ có chứa nội dung chính - vào các công cụ tìm kiếm để nó trả về danh mục các trang Web có chứa thông tin cần tìm).  Có; 89 phiếu (63,57%)  Không; 5 phiếu (3,57%) Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có khả năng truy cập Internet . 12. Thầy (cô) đã biết sử dụng các phép toán trên lên từ khóa chưa? (Để mở rộng các chức năng tìm kiếm, cũng như tạo thêm nhiều tiện dụng cho người dùng, các máy truy tìm cũng đã hỗ trợ thêm nhiều phép toán lên từ khóa: phép "+", phép "-", dấu ngoặc kép " ", OR, AND và NOT, NEAR, dấu ngoặc đơn ().  Có; 43 phiếu (30,71 %)  Không; 85 phiếu (60,9 %) 13. Thầy (cô) có tìm được tất cả các tài liệu mà mình muốn khi sử dụng các công cụ tìm kiếm không?  Có ; 46 phiếu (32,85%)  Không; 82 phiếu (58,57%) Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có khả năng truy cập Internet nhưng họ chưa biết cách tìm kiếm tư liệu sao cho hiệu quả. 14. Thầy (cô) có nhu cầu được giới thiệu địa chỉ các trang web vật lý trong và ngoài nước không?  Có ; 95 phiếu (67,85%)  Không; 32 phiếu (22,85%) 15. Thầy (cô) có nhu cầu được giới thiệu một số công cụ hỗ trợ phiên dịch trên các trang web nước ngoài không? (Lạc việt, Evtran, từ điển online…)  Có; 106 phiếu (75,71%)  Không; 34 phiếu (24,28%) Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có mong muốn được hỗ trợ cho việc truy cập Internet. 16. Thầy (cô) có tài liệu, thông tin để chia sẻ không?  Có; 78 phiếu (55,71%)  Không; 61 phiếu (43,57%) 17. Thầy (cô) có nhu cầu chia sẻ tài liệu, thông tin với người khác không?  Có ; 116 phiếu (82,85%)  Không; 24 phiếu (17,14%) 18. Thầy (cô) thường chia sẻ thông tin, tài liệu ở đâu?  Forum; 27 phiếu (19,28%)  Blog; 15 phiếu (10,71%)  Thư, email; 85 phiếu (60,71%) Ở nơi khác…………………… 6 phiếu (4,28%) Nhận xét: Đa số giáo viên đều có tài nguyên và muốn chia sẻ cho cộng đồng sử dụng Internet. 2._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7268.pdf
Tài liệu liên quan