Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty Kim khí Hà Nội

lời nói đầu Hơn 10 năm đã qua đi, đó là khoảng thời gian đất nước ta được hồi sinh, nhưng cũng là khoảng thời gian khó khăn và thử thách đối với các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng vốn đã quen với cơ chế quản lý bảo hộ của Nhà nước, nay phải chịu sự sàng lọc khắc nghiệt của cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển. Sự đổi mới này đã tạo ra một bước cho sự phát triển kinh tế Việt nam. Để đứng vững trong cơ chế mới, chúng ta không thể làm gì khác là phải giám t

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty Kim khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp nhận cái đúng, cái mới và xoá bỏ những tư tưởng trì trệ, bảo thủ, từ đó hình thành lên đồng bộ các yếu tố thị trường, tạo điều kiện cho thị trường phát triển hữu hiệu. Cơ chế thị trường nếu biết vận hành nó sẽ phát huy được những mặt tích cực mà chúng ta khong thể phủ nhận được. Nhưng nó cũng đặt ra một yêu cầu: cơ chế quản lý kinh tế Nhà nước phải thực sự đổi mới. Chuyển sang nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với Nhà nước đã chuyển giao cho các Doanh nghiệp Nhà nước quyền lợi to lớn và gắn liền với nó là những trách nhiệm nặng nề khi sự hỗ trợ của còn lại của Nhà nước là không đáng kể. Chính vì vậy, để thích nghi được trong cơ chế thị trường, mỗi Doanh nghiệp phải tìm ra đáp án của 3 vấn đề kinh tế lớn, đó là: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? phù hợp với năng lực và nghành nghề của mình. Điều quan trọng là Doanh nghiệp phải làm như thế nào để đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu thị trường. Đó là vấn đề sống còn của mỗi Doanh nghiệp, đó cũng chính là lý do tại sao mỗi Doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Vì vậy có thể nói, công tác lập kế hoạch là một công cụ chủ yếu, hữu hiệu để Doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển cho mình. Trong những năm gần đây, công tác công tác lập kế hoạch đã có sự đổi mới. Tuy nhiên sự đổi mới đó đặc biệt là về công tác lập kế hoạch Doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần được bàn bạc và tiếp tục được hoàn thiện trên nhiều phương diện từ nhận thức của người làm kế hoạch đến nội dung phương pháp làm kế hoạch. Trong thời gian thực tập tại Công ty Kim khí Hà Nội tôi đã tìm hiểu về công tác công tác lập kế hoạch và đi sâu nghiên cứu công tác lập kế hoạch và thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch ở Công ty kim khí Hà Nội.” Nội dung của đề tài bao gồm những phần sau: Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp. Phần thứ hai: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ở công ty Kim khí Hà Nội. Phần thứ ba: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Kim khí Hà Nội. Trong quá trình thực tập ở công ty và hoàn thành đề tài của mình, tôi xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn Th.s Hồ Thị Bích Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này và các thầy cô giáo trong khoa đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu tạo điều kiện cho tôi đi sâu tìm hiểu tốt đề tài này. Tôi cũng xin cám ơn các bác, các cô chú nhân viên ở phòng Kế hoạch – Kinh doanh thuộc Công ty Kim khí Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập. Do thời gian cũng như sự nhận thức còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Do vậy tôi mong được sự góp ý của Công ty Kim khí Hà Nội và các thầy cô giáo trong Khoa khoa học quản lý. Phần thứ nhất Những vấn đề lý luận cơ bản của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp Sự cần thiết khách quan của công tác kế hoạch trong cơ chế thị trường. Quan niệm về kế hoạch Khi các Doanh nghiệp tiến hành thực hiện sản xuất kinh doanh việc đầu tiên của họ là lập kế hoạch cho việc thực hiện đó. kế hoạch sản xuất kinh doanh là một công cụ quản lý của các Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho các Doanh nghiệp và các tổ chiức đó. Cũng như mọi phạm trù quản lý khác, đối với công tác công tác lập kế hoạch cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mỗi cách tiếp cận đều xem xét kế hoạch theo một góc độ riêng và đều cố gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù quản lý này. Cách tiếp cận theo quá trình cho rằng: kế hoạch sản xuất kinh doanh là một quá trình có tính chất liên tục từ khi chuẩn bị xây dựng kế hoạch cho đến khi thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch để đưa Doanh nghiệp phát triển theo các mục tiêu đã xác định. Theo Steiner thì “ công tác lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu và việc quyết định chến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu. Nó cho phép thiết lập các quyết định khả thi và nó bao gồm chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa”. Trong cách tiếp cận này, khái niệm hiện tượng tương lai, tính liên tục của quá trình, sự gắn bó của hàng loạt hành động và quyết định để đạt được mong muốn đều đã được thể hiện. Công tác lập kế hoạch chến lược là một trạng thái ý tưởng, đó là sự suy nghĩ về sự tiến triển của Doanh nghiệp, về những gì mong muốn và cách thức để thực hiện chúng. ngày nay công tác lập kế hoạch Doanh nghiệp được xem là một quá trình xác định mục tiêu, các phương án huy động nguồn lực(bên trong và bên ngoài) nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã xác định. công tác lập kế hoạch chú ý đến tính phức tạp của các vấn đề: số lượng các bộ phận kế hoạch, tính chất đặc điểm, chức năng, thời hạn, đối tượng khác nhau cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Công tác lập kế hoạch của các Doanh nghiệp nhằm mục tiêu sử dụng một cáchi hợp lý nhất toàn bộ giá trị tài sản Nhà nước giao cho tập thể lao động trong xí nghiệp trực tiếp quản lý để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội, tạo nhiều sản phẩm và sản xuất hàng hoá, dịch vụ cần thiết cho xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia và cải thiện từng bước đời sống công nhân viên chức.công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm xác định số lượng từng loại sản phẩm, giá cả, chất lượng sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và hiệu quả ngày càng cao. Cách tiếp cận theo nội dung và vai trò: Theo HENRYPAYH, kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bản của chu trình quản lý cấp công ty. xét về mặt bản chất hoạt động này là nhằm xem xét mục tiêu các phương án kinh doanh, bước đi trình tự và cách tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo RONNEY: hoạt động công tác lập kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra con đường để huy động và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh. Trong thời kỳ bao cấp, ở Việt nam quan niệm: công tác lập kế hoạch là tổng thể các hoạt động nhằm xác định các mục tiêu, các nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh, về tổ chức đời sống và tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu đó, trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan, các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Các khái niệm trước đây cho thấy công tác lập kế hoạch được đề cập chủ yếu thông qua các nội dung của nó mà chưa làm nổi bật đặc tính về thời gian, mức độ những nét đặc trưng của công tác lập kế hoạch. Có quan niệm lại cho rằng: kế hoạch là tập hợp các mục tiêu và các phương thức để thực hiện mục tiêu. Việc lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì? làm như thế nào? và làm bằng công cụ gì? khi nào làm? và ai làm? Mặt dù ít tiên đoán được chính xác trong tương lai và những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát có thể phá vở cả những kế hoạch tốt nhất đã có, nhưng không có kế hoạch thì các sự kiện xẩy ra một cáchi ngẫu nhiên và ta sẽ mất đi khả năng hành động một cách chủ động. 2.Đặc điểm của thị trường và công tác xây dựng kế hoạch Cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước mà nước ta đang hướng tới xây dựng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải được giải quyết. Riêng trong lĩnh vực công tác lập kế hoạch, trong những năm chuyển đổi cơ chế vừa qua đã tồn tại những ý kiến rất khác nhau, thậm trí trái ngược nhau về vai trò và sự tồn tại khách quan của công tác này. Những cuộc tranh luận, trao đổi theo các hướng khác nhau đã tương đối thống nhất với nhau. Bài học thực tế, bài học và kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, cùng với các kết quả ngghiên cứu bước đầu ở nước ta cho phép khẳng định sự tồn tại của công tác công tác lập kế hoạch trong cơ chế quản lý mới, cơ chế quản lý thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một tất yếu khi quan. Trong điều kiện này, công tác lập kế hoạch cần được tăng cường và đổi mới, bởi lẽ: Về mặt lý luận Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường và ưu nhược điểm của nó Sự vận động của thị trường dựa trên 3 quy luật sau : Quy luật giá trị : Tức trao đổi hàng hoá được tiến hành phù hợp với hoa phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra nó. Quy luật giá trị được biểu hiện trên thị trường thông qua quy luật giá cả biến động xoay quanh giá trị . Quy luật cung, cầu : Tức sự thay đổi thường xuyên giữa nhu cầu với hàng hoá được cung cấp đã tạo ra một điểm cân bằng mới.Tại đó cung cầu và giá cả được xác định đối với một loạt hàng hoá, khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng và ngược lại cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm. Quy luật cạnh tranh: tức là chủ thể kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường phải chấp nhận sự xuất hiện của các chủ thể kinh tế khác cùng bán hoặc cùng mua một loại hàng hoá hoặc những mặt hàng tương tự. ở đó có sự tranh dành về địa bàn hoạt động và khách hàng mua hoặc bán để trao đổi hàng hoá được nhiều nhất nhằm thu lợi nhuận cao. Ưu điểm của nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường có tính năng động và thích nghi rất cao trước các biến động của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị. ở đó tính cạnh tranh cao đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới cung cách quản lý. Cơ chế thị trường mở ra một môi trường thông thoáng, thuận lợi cho mọi người lao động và các tổ chức kinh tế phát huy tính tự chủ tự làm, tự chịu trước trách nhiệm trước các việc làm của mình đồng thời được đánh giá khên thưởng kỷ luật đúng với thực lực. Các quan hệ kinh tế được mở rộng không chỉ giữa các tổ chức kinh tế trong nước với nhau và giữa nước ta với các nước trên thế giới, tạo điều kiện giúp đỡ nhau về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển. Có thể nói rằng, kinh tế thi trường vừa là động lực vừa là phương tiện của sự phát triển. - Nhược điểm của nền kinh tế thị trường Mặc dù mang trong mình những ưu điểm nổi bật. Nhưng kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật của nó. Đó là sự tự phát trong sản xuất kinh doanh, từ đó gây ra sự mất cân đối kinh tế nghành, kinh tế vùng, làm lãng phí nguồn lực, khủng hoảng thừa thiếu về hàng hoá, phân hoá giàu nghèo. Không những thế, nó còn gây ra những hậu quả về mặt xã hội như làm xói mòn phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của đân tộc. Bởi tính thực dụng và mục đích kinh doanh là lợi nhuận đã được đề cao quá mức ở một số cá nhân hoặc tổ chức kinh tế… Do vậy, để có được sự phát triển lành mạnh thì cần phải có sự can thiệp của nhà nước bằng các công cụ chính sách hữu hiệu không chỉ riêng quốc gia nào. Đặc điểm của công tác lập kế hoạch Công tác lập kế hoạch là hoạt động chủ quan có ý thức, có tổ chức của con người nhằm xác định các mục tiêu, phương án, buớc đi, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó kế hoạch là yêu cầu của bản thân quá trình lao động của con người và gắn bó với quá trình đó. Nhân tố quan hệ sản xuất chỉ có tác động chủ yếu vào quá trình hình thành mục tiêu và phương thức thực hiện chúng chứ không thể loại trừ quá trình này . Thực chất của công tác lập kế hoạch là quá trình định hướng và điều khiển định hướng đối với sự phát triển của sản xuất theo quy luật tái sản xuất mở rộng ở mọi cấp của nền kinh tế. Cùng với qúa trình phát triển lực lượng sản xuất, quá trình xã hội hoá sản xuất và mở rộng phân công hiệp tác lao động, phạm vi và trình độ kế hoạch này càng được nâng cao tương xứng. Trên phương diện đó công tác lập kế hoạch là thành quả chung của mọi hình thái kinh tế xã hội. ở nước ta, xuất phát từ mô hình kinh tế mà chúng ta đang hướng tới xây dụng là mô hình kinh tế hỗn hợp thích ứng với nó là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kế hoạch được xác định là một trong những công cụ điều tiết để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Như vậy, công tác lập kế hoạch là việc làm chủ quan của con ngưòi nhằm can thiệp và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh với mong muốn chúng càng ngày càng có hiệu quả và ổn định. nhưng công tác lập kế hoạch lại có nhược điểm lớn là luôn luôn có độ sai lệch. Chỉ có điều là sai lệch ít hay nhiều tuỳ thuộc vào làm kế hoạch. Bởi vì các phương án và quyết định kế hoạch thường dựa vào kết quả dự đoán, dự báo, về hiện tượng sẽ xẩy ra trong tương lai. vì vậy tất yếu sẽ xẩy ra khoảng cách giữa thực tế và kế hoạch, điều này phải được tiến hành điều chỉnh kịp thời mà mọi sự thay đổi phương án kế hoạch thường kéo theo hậu quả ảnh hưởng tới lĩnh vực khác có liên quan. Từ đặc điểm của công tác lập kế hoạch và thị trường cho chúng ta thấy sự mâu thuẫn nhưng thống nhất của hai vấn đề chủ quan và khách quan. do đó nhất thiết chúng phải được gắn kết với nhau để phát huy những thế mạnh và bù đắp thiếu hụt cho nhau vì mục tiêu đưa hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển nhanh và ổn định. Thị trường sẽ xuất hiện ở mọi khâu của kế hoạch. nó là căn cứ xây dụng thực hiện đồng thời là tiêu chuẩn để đánh giá kế hoạch. Ngược lại , kế hoạch làm lành mạnh hoá hoạt động thị trường biến chúng thành phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích chủ quan của con người. Về mặt thực tiễn Trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế, công tác kế hoạch không được coi trọng đúng mức. Vì vậy, quản lý Doanh nghiệp bị cuốn hút và trôi nổi theo thị trường. Công tác lập kế hoạch không những không phát huy được tác dụng là điều chỉnh thị trường mà còn gây ra sự gò bó cứng nhắc thiếu linh hoạt trong quản lý. biểu hiện cụ thể là những cơn sốt về nhà đất, ngoại tệ, vốn, thừa thiếu sắt thép, xi măng, sự tăng trưởng đột biến cũng như giảm nhanh các dịch vụ, du lịch trong khi công nghiệp, nông nghiệp phát triển ì ạch. sự phát triển nhanh chóng và quá tải ở các thành phố lớn trong khi các thành phố khác vẫn là nền văn minh nông nghiệp. người nông dân ở các tỉnh nghèo ùn ùn kéo ra thành phố kiếm sống từ người già đến trẻ em kéo theo nẩy sinh nhiều tệ nạn xã hội khác. Nền kinh tế Việt Nam thực sự bị chao đảo trước cơn lốc thị trường. Mặt khác, kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới đã chỉ ra rằng không chỉ để bàn tay vô hình điều khiển nền kinh tế từ vi mô đến vĩ mô mà phải có sự can thiệp của Nhà nước bằng nhiều cách trong đó có sử dụng công tác lập kế hoạch. Tóm lại : công tác lập kế hoạch vãn cần thiết và phải được phát huy trong cơ chế mới: cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chỉ có điều khác trước là nó sẽ được đổi mới và ngày càng được hoàn thiện hơn về nội dung phương pháp và tổ chức để phù hợp với thực tiễn khách quan, phát huy được thế mạnh vốn có của một công cụ quản lý gián tiếp quan trọng. Vai trò của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, kế hoạch sản xuất - kinh doanh của các Doanh nghiệp cũng chỉ là những chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước giao cho các đơn vị. Cùng với các chỉ tiêu đó, Nhà nước quy định giá bán, địa điểm tiêu thụ. 3 vấn để kinh tế cơ bản của Doanh nghiệp đều do Nhà nước quy định. Do vậy nhiều Doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, không có tính sáng tạo, tự chủ, không kích thích sản xuất phát triển. Khi chuyển sang mô hình kinh tế hỗn hợp, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kế hoạch là khâu đầu tiên, là bộ phận quan trọng của công tác quản lý. Không có kế hoạch một Doanh nghiệp, hay một tổ chức bất kỳ nào sẽ như con thuyền không lái và chẳng ai biết nó sẽ đi tới đâu. Hoạt động kế hoạch hoá sẽ giúp cho các Doanh nghiệp chủ động hoạch định các mục tiêu cũng như thực hiện chúng. Nó giúp mọi người biết mục tiêu cần đạt được và cần phải làm gì để thực hiện mục tiêu đó. Thiếu kế hoạch Doanh nghiệp sẽ không tiến tới mục tiêu một cách hữu hiệu, hơn nữa nó vạch ra những tác động quản trị nhằm đối phó với những biến đổi. Các phương án với sản phẩm khác nhau theo thời gian (tuỳ thuộc vào thời gian của chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch tác nghiệp…) là công cụ để điều hành chỉ huy sản xuất, là cơ sở để xác định nhiệm vụ và mối quan hệ cộng tác giữa các bộ phận và giữa người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh. kế hoạch hoá góp phần giúp các Doanh nghiệp thắng lợi trong cạnh tranh bằng cách xây dụng các kế hoạch nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh, tập trung tận dụng thế mạnh của Doanh nghiệp. kế hoạch sản xuất - kinh doanh đảm bảo sự an toàn chống rủi ro kinh doanh cho Doanh nghiệp thông qua việc định ra nhiệm vụ an toàn, trong đó khả năng rủi ro vẫn có thể xẩy ra nhưng chỉ là thấp nhất. Các kế hoạch dự phòng cho phép ứng phó một cách nhanh nhạyvới những thay đổi mà không lường trước tuy vậy, cần tránh tu tưởng xây dụng kế hoạch theo kiểu “được ăn cả ngã về không“. Khi xây dụng kế hoạch người ta thường phải tính toán sao cho khắc phục được tình trạng dàn trải nguồn lực hoặc tránh không sử dụng hết nguồn lực nhằm khai thác tối đa nguồn lực của Doanh nghiệp. kế hoạch là sự kết hợp giữa độ chín muồi với thời cơ, thể hiện những tham vọng trong tương lai nhằm đạt mục tiêu tồn tại và phát triển không ngừng của Doanh nghiệp. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý của Doanh nghiệp với việc phác thảo các mục tiêu và phương án thực hiện góp phần không nhỏ vào việc xác định đúng các mục tiêu hướng đi từ đó xác lập đánh giá, lựa chọn các phương án phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện có kết quả tốt các mục tiêu sản xuất - kinh doanh. II. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh Phân loại các chỉ tiêu kế hoạch Các loại kế hoạch sản xuất - kinh doanh Tuỳ theo các cách phân loại, theo những tiêu thức khác nhau mà kế hoạch sản xuất - kinh doanh được chia thành: Kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược ) Nhằm xác định các lĩnh vực đã tham gia, đa dạng hoá hoặc cải thiện hoạt động trên các lĩnh vực hiện taị, xác địng các mục tiêu chính sách. Giải pháp dài hạn thường từ 4 – 5 năm, về mặt tài chính, đầu tư nghiên cứu phát triển con người. kế hoạch trung hạn thường từ 2 – 3 năm nhằm phát thảo các chính sách, chương trình trung hạn để thực hiện các mục tiêu chính sách, giải pháp được hoạch định trong chiến lược lựa chọn. Kế hoạch hàng năm: là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh dựa vào mụa tiêu chiến lược, kế hoạch, kết quả điều tra, các căn cứ xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện năm kế hoạch. Kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Kế hoạch dài hạn giữ vai trò trung tâm, chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất - kinh doanh, là cơ sở để xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm. Nên những nhiệm vụ và nội dung của kế hoạch chiến lược được thể hiện trong nội dung và chiến lược hàng năm. Mặt khác, thông qua việc lập kế hoạch hàng năm có thể phát huy được chỗ chưâ cân đối, không hợp lý của kế hoạch dài hạn để kịp thời điều chỉnh và có những biện pháp thích hợp. Như vậy không có nghĩa là kế hoạch hàng năm là một bộ phận mang tính chất tỷ lệ đơn thuần máy móc của kế hoạch dài hạn. ở nước ta, nội dung, phương pháp xác định, chỉ tiêu biểu mẫu của kế hoạch hàng năm được thể hiện theo quyết định 217/ HĐBT ngày 14/11/1987 và các văn bản sửa đổi bao gồm: Kế hoach sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Là bộ phận chủ đạo và trung tâm của kế hoạch hàng năm, nó còn là căn cứ để tính toán các chỉ tiêu khác, kế hoạch sản xuất tiêu thụ gồm hai bộ phận là kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ. Nội dung của kế hoạch sản xuất thể hiện qua các chỉ tiêu sản lượng, sản phẩm chủ yếu mà các loại sản phẩm tính bằng đơn vị hiện vật. Nội dung của kế hoạch tiêu thụ được phản ánh qua các chỉ tiêu giá trị, sản lượng hàng hoá thực hiện và số lượng sản phẩm mỗi loại được tiêu thụ… Kế hoạch vật tư kỹ thuật: Là bộ phận tái sản xuất của Doanh nghiệp. Nó phản ánh thu mua sử dụng hợp lý tiết kịêm nguyên liệu đẩm bảo có hiệu quả kế hoạch sản xuất tiêu thụ nội dung chủ yếu thể hiện qua các chỉ tiêu số lượng vật tư cần dùng, dự trữ, cần thu mua trong năm kế hoạch. Kế hoạch lao động tiền lương là kế hoạch đảm bảo số lượng và chất lượng lao động nó thể hiện khả năng sử dụng có hiệu quả sức lao động, quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng…nội dung thể hiện qua năng suất lao động. -Kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: là bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế hoạch phản ánh khả năng thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nội dung của kế hoạch được thể hiện qua các đề tầi nghiên cứu khoa học, phương pháp áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, sử dụng máy móc thiết bị kỹ thuật mới. -Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản: Là bộ phận của kế hoạch đảm bảo phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở xác định hợp lý vốn đầu tư cơ bản và sửa chữa tài sản của Doanh nghiệp. Nội dung cuả kế hoạch được thể hiện qua cấc chỉ tiêu về xây dựng cơ bản. -Kế hoạch giá thành sản phẩm đảm bảo việc xác định phù hợp và tiết kiệm các loại chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm. Nội dung bao gồm các chỉ tiêu như giá thành đơn vị chủ yếu, giá thành toàn bộ, tỷ lệ hạ giá thành… + Kế hoạch tài chính là kế hoạch tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ. Nó phản ánh tổng chi phí cho các dự án, hiệu quả kinh tế sẽ đạt được của dự án đó…nội dung gồm các chỉ tiêu khấu hao tài sản cố định, định mức vốn lưu động các chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động + Kế hoạch đời sống phản ánh mức độ cải thiện đời sống, sử dụng quỹ phúc lợi…các bộ phận kế hoạch trên có mối qua hệ chặt chẽ trên, vì vậy khi xây dựng cũng như chỉ đạo thực hiện phải chú ý tới mối quan hệ đó. Nếu căn cứ vào mối quan hệ gắn bó giữa các loại hoạt động công tác lập kế hoạch gồm: - Bộ phận kế hoạch điều kiện hay hỗ trợ nhằm xác định các mục tiêu, giải pháp các phương án huy động, khai thác khả năng và nguồn lực nhằm xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn liền với từng phương án được hoạch định. Các kế hoạch, điều kiện hay hỗ trợ nhằm xác định các mục tiêu giải pháp phương án huy động, khai thác các khả năng và nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả các phương án kế hoạch, mục tiêu. Việc xác định các kế hoạch này căn cứ và gắn bó với kế hoạch , mục tiêu, giải pháp, điều kiện thực hiện các hoạt động kế hoạch hoá và quản lý. Độ đài về thời gian và yêu cầu của kế hoạch, mục tiêu sẽ quyết định các vấn đề tương ứng của kế hoạch, điều kiện. Hơn nữa việc xây dựng và thực hiện kế hoạch điều kiện là nhằm đảm bảo và năng cao tính khả thi của các phương án và các chương trình kế hoạch của Doanh nghiệp. 1.2 Hệthống chỉ tiêu kế hoạch -Căn cứ vào tính chất phản ánh các chỉ tiêu phân thành: + Các chỉ tiêu định lượng phản ánh hướng phấn đấu của Doanh nghiệp về mặt quy mô số lượng… của các hoạt động bao gồm giá trị tổng sản lượng, số lượng lao động, giá trị tài sản cố định. + Các chỉ tiêu định tính bao gồm các chỉ tỉêu phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất - kinh doanh. Chẳng hạn năng suất lao động, tỉ lệ lợi nhuận, tỉ lệ doanh lợi… - Căn cứ vào đơn vị tính toán chia thành + Các chỉ tiêu hiện vật, đó là các chỉ tiêu được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ( nội tệ hoặc ngoại tệ) - Căn cứ vào phân cấp quản lý các chỉ tiêu, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch bao gồm + Các chỉ tiêu pháp lệnh là các chỉ tiêu Nhà nước giao kế hoạch cho các Doanh nghiệp Nhà nước. đó là các chỉ tiêu được quy định thống nhất về nội dung phương pháp tính toán và có tính chất trong thực hiện. Hiện tại Nhà nước giao cho các Doanh nghiệp từ 1 – 3 chỉ yiêu pháp lệnh. Trong tương lai hệ thống chỉ tiêu này sẽ được thay thế bằng các đơn đặt hàng Nhà nước có điều kiện và các bộ luật tương ứng . + Các chỉ tiêu hướng dẫn là các chỉ tiêu không có ý nghĩa bắt buộc trong thực hiện, song lại bắt buộc về nội dung và phương pháp tính toán + Các chỉ tiêu tính toán: đó là các chỉ tiêu từng Doanh nghiệp tự quy định và tính toán phục vụ công tác quản lý và công tác lập kế hoạch trong phạm vi Doanh nghiệp. 2. Phương pháp luận xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh 2.1. Những yêu cầu đổi mới công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Công tác lập kế hoạch sản xuất trong cơ chế tập trung quan liêu có những lợi ích nhất định. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường nó không còn phù hợp nữa. do vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Doanh nghiệp là phải đổi mới công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với cơ chế thị trường. Quá trình đổi mới đó cần quán triệt các yêu cầu chủ yếu sau đây: - Công tác kế hoạch hoá trong Doanh nghiệp, quán triệt yêu cầu hiệu quả. Các Doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới mục tiêu hiệu quả, nó là tiêu chuẩn hàng đầu cho việc xây dựng, lựa chọn và quyết định phương án kế hoạch của Doanh nghiệp. - Kế hoạch hoá Doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu hệ thống đồng bộ. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống thống nhất, bao gồm các phân hệ là các Doanh nghiệp. Thực hiện yêu cầu này, trong các khâu công tác kế hoạch hoá phải đảm bảo cho mục tiêu hoạt động của Doanh nghiệp đồng hướng và góp phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu bao trùm của cả hệ thống. Công tác kế hoạch hoá Doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu” vừa tham vọng vừa khả thi”. Mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi các Doanh nghiệp công nghiệp phải xây dựng để thực hiện các phương án đó. Tuy nhiên các kế hoạch này phải có khả năng thực thi. Công tác kế hoạch hoá Doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu” kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế “. Hay hệ thống mục tiêu kế hoạch phải được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu thay đổi của môi trường và điều kiện kinh doanh. Công tác kế hoạch hoá Doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu kết hợp đúng đắn các loại lợi ích kinh tế trong Doanh nghiệp kể cả lơị ích xã hội. Đây là động lực cho sự phát triển, là cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả các phương án kinh doanh 2.2. Căn cứ xây dựng kế hoạch. a.Các định hướng phát triển, chính sách chế độ của Nhà nước. Mô hình kinh tế mới xây dựng theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII nêu rõ” nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thì trước khi trực tiếp điều tiết thông qua các chính sách, pháp luật và công cụ quản lý vĩ mô khác. Do vậy, mặc dù Doanh nghiệp lấy lại thị trường làm căn cứ vào chính sách chế độ quy định của Nhà nước là rất cần thiết, nó góp phần làm cho phương án kinh doanh của Doanh nghiệp hợp lý đúng hướng. b. Kết quả điều ra nghiên cứu thi trường về nhu cầu đối với từng loại sản phẩm và dịch vụ của từng loại Doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh sự biến động giá cả. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường phải phản ánh được quy mô, cơ cấu đối với từng sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp, có tính đến tác động của các nhân tố làm tăng hoặc giảm cầu để đáp ứng yêu cầu của công tác hoạch định. Nhữnh kết quả nghiên cứu này có thể tập hợp theo mức giá để xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp với phân đoạn thị trường hoặc theo khách hàng để đảm bảo sự gắn bó giữa sản xuất với các yếu tố hỗ trợ. Căn cứ vào số lượng các đối thủ cạnh tranh, sự biến động giá cả trên thị trường sẽ làm tăng hiệu quả thực hiện của phương án kế hoạch. c. Kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng và nguồn lực có thể khai thác. Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động kinh tế thời kỳ trước và dự báo khả năng tương lai ứng với các nguồn lực có thể có, đặc biệt là dựa vào những lợi thế vượt trội của Doanh nghiệp về các mặt chất lượng sản phẩm, kênh tiêu thụ hợp tác liên doanh, khoa học công nghệ, cạnh tranh…sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phương án kế hoạch. Trọng tâm phân tích cần tập trung vào các chỉ tiêu chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. d. Hệ thống địng mức kinh tế kỹ thuật Đây là căn cứ quan trọng làm cơ sở cho công tác hoạch đinh. Môi trường kinh doanh biến đổi rấy nhanh đòi hỏi hệ thống này cần được hoàn thiện và sửa đổi sua mỗi chu kỳ kinh doanh. Hệ thống định mức kỹ thuật của Doanh nghiệp phải gắn bó phù hợp với hệ thống định mức tiêu chuẩn của nghành và nền kinh tế quốc dân. e.kết quả nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ, hợp lý hoá sản xuất. Kết quả nghiên cứu là căn cứ hàng đầu cho hoạt động nghiên cứu triển khai, xác định phương án sản phẩm, họach định dự trữ và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các kết quả nghiên cứu ứng dụng có liên quan đến đổi mới công nghệ thường gắn với phương án đầu tư phát triển sản xuất trong thời kỳ dài. Mặt khác đổi mới cũng có tác động khác nhau đối với sự biến đổi của nhu cầu thị trường. điều đó cần được tính trong hoạch định sản xuất về mặt hiện vật. e. Căn cứ vào sự phát triển kinh tế kỹ thuật Căn cứ này có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch của Doanh nghiệp, vì tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới có ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất - kinh doanh trên các lĩnh vực như cơ cấu nghành công nghiệp, chất lượng sản phẩm, năng suất, giá cả…Những nhân tố này có ảnh hưởng quan trọng đến việc lập kế hoạch dài hạn cũng như kế hoạch hàng năm của đơn vị. Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch đó là sự thay đổi các chính sách của Nhà nước, môi trường pháp lý hoạt động sản xuất - kinh doanh; các nhân tố về phía thị trường bao gồm các đối thủ cạnh tranh, sự biến động của giá cả và các ảnh hưởng khác; các nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân Doanh nghiệp trong các mặt năng lực sản xuất, lao động, khoa học kỹ thuật. 2.3 Các bước hoạch định kế hoạch Quá trình xây dựng kế hoạch trong các Doanh nghiệp bao gồm nhiều khâu. từ khâu chuẩn bị đến khuâu kết thúc là tạo được một kế hoạch tối ưu được thông qua và áp dụng. Có thể mô tả kế hoạch theo các bước sau: Bước 1: xác định và lựa chọn các cơ hội kinh doanh Đây là bước khởi đầu của quá trình lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh. ở bước này người lập kế hoạch phải nhận thức rõ được trên thị trường có những cơ hội nào thuận lợi hoặc khó khăn cho Doanh nghiệp mình. Từ đó lựa chọn các cơ hội để hoạch định kế hoạch một cách tối ưu. Cơ hội đó có thể là một nhu cầu mới xuất hiện của người tiêu dùng hoặc những thông tin v._.ề thị trường, về cạnh tranh, về quy mô, về cơ cáu nhu cầu, điểm mạnh điểm yếu cungd với khả năng và nguồn lực của Doanh nghiệp. Bước 2: Xác định các mục tiêu của hoạt động sản xuất - kinh doanh ở bước này các nhà hoạch định cần phải biết rõ các cơ hội kinh doanh của Doanh nghiệp mình và nắm được khả năng nguồn lực của Doanh nghiệp mình, từ đó đi tới các mục tiêu của chính sách. Các mục tiêu này có thể là mục tiêu dài hạn(chiến lược) hoặc là các mục tiêu ngắn hạn như mục tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh doanh, mục tiêu về lợi nhuận… Bước 3: Xây dựng các phương án sản xuất - kinh doanh Để đạt được mục tiêu có nhiều cách để đạt đến. Đó là các phương án, mỗi phương án sản xuất - kinh doanh đều đưa đến các mục tiêu cần đạt được. Các phương án sản xuất - kinh doanh này được lập ra dựa trên nhiều con đường. Các con đường đó đều đi đến mục tiêu đã định. Bước 4: Lựa chọn phương án sản xuất - kinh doanh tối ưu Khi đã xác định được các phương án sản xuất - kinh doanh ở bước 3. Các nhà hoạch định chính sách cần phải lựa chọn, xem xét xem các phương án nào là tối ưu nhất tức là các phương án nào đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất và nhanh nhất, ít tốn chi phí nhất, các phương án được lựa chọn tối ưu còn phải giải quyết được những vấn đề kinh tế – xã hội đang được đặt ra. Bước 5: Thông qua và quyết định sản xuất - kinh doanh Khi các nhà hoạch định đã xác định được phương án tối ưu. phương án tối ưu này phải được đưa ra hội đồng quản trị, hoặc các phòng ban có liên quan. Sau đó các phòng ban này thông qua đồng ý với các phương án được lựa chọn và thực hiện phương án, quyết định và thể chế thành một kế hoạch sản xuất - kinh doanh cụ thể. Khẳng định đường lối và các mục tiêu của cấp trên; nghiên cứu dự báo: 2 khâu này không nằm trong quá trình hoạch định kế hoạch mà là 2 khâu tiền hoạch định. Trước khi hoạch định một kế hoạch nào đó các nhà hoạch định phải xem xét các đường lối, các mục tiêu tổng thể của cấp trên. vì kế hoạch đặt ra cũng như các mục tiêu không thể mâu thuẩn với các đường lối và các mục tiêu của cấp trên. các phương án được đánh giá chính xác và tối ưu thì phải tìm hiểu trong quá khứ đã xẩy ra những gì, những tình hình kinh tế – xã hội nào đã được diễn ra trong quá khứ , tìm hiểu các số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập/đầu người, hoặc tình trạng thất nghiệp lạm phát… Chúng ta có thể thấy sơ đồ của quá trình hoạch định kế hoạch Xác định và lựa chọn các cơ hội kinh doanh Khẳng định các đường lối, mục tiêu tổng quát của cấp trên Xác định các mục tiêu của hoạt động sản xuất - kinh doanh Nghiên cứu và dư báo Thông qua và quyết định kế hoạch sản xuất - kinh doanh Lựa chọn các phương án sản xuất - kinh doanh tối ưu Xây dựng các phương án sản xuất - kinh doanh 2.4 Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh Trong thực tế người ta sử dụng nhiều phương pháp như cân đối quan hệ động, phương pháp tỉ lệ, phương pháp toán kinh tế… tuy nhiên phương pháp cân đối vẫn được sử dụng rộng rãi nhất, phương pháp này được tiến hành qua các bước: Bước 1: Xác định nhu cầu về các yếu tố sản xuất để thực hiện các mục tiêu kinh doanh dự kiến Bước 2: Xác định khả năng( bao gồm khả năng đã có và chắc chắn sẽ có) của Doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất. Trong cơ chế thị trường, phương pháp cân đối được xác định với những yêu cầu sau: Cân đối được thực hiện là cân đối động. Cân đối để lựa chọn phương án không phải là cân đối theo các phương án đã được chỉ định. Các yếu tố của cân đối đều là những yếu tố biến đổi, đó là yêu cầu thị trường và khả năng có thể khai thác của Doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. -Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối liên tiếp nhau để bổ xung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môi trường. -Thực hiện cân đối trong những yếu tố trứơc khi tiến hành cân đối tổng thể các yếu tố. Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ xác định năng lực sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh phương án kinh doanh của Doanh nghiệp. Phương hướng và biện pháp chủ yếu đổi mới công tác lập kế hoạch trong Doanh nghiệp. Đổi mới cơ chế công tác lập kế hoạch trong Doanh nghiệp là khâu đột phá trong cơ chế quản lý, do xu hướng đổi mới cơ chế công tác lập kế hoạch gắn liền với giải quyết 3 vấn đề cơ bản của Doanh nghiệp, đồng thời công tác lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý ở mỗi cấp, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc đổi mới cơ chế công tác lập kế hoạch trong các Doanh nghiệp có thể thực hiện theo các hướng sau đây: Thực hiện cơ chế tự chủ trong quá trình xây dựng, điều chỉnh, tổ chức thực hiện và đánh giá thực hiện kế hoạch của Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều phải hướng vào các mục tiêu lợi nhuận và phục vụ khách hàng. điều đó đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tự nghiên cứu để nắm vững thị trường, xác định phương án kinh doanh trên cơ sở nhận thức các cơ hội và rủi ro trên thị trường. Về nguyên tắc, trong điều kiện mới các Doanh nghiệp được ưuyền chủ động xây dựng và quyết định kế hoạch của mình trên cơ sở đảm bảo các chỉ tiêu pháp lệnh và các hợp đồng được ký kết, tuy vậy, phạm vi tự chủ và các biện pháp can thiệp của Nhà nước cần phải xác định cụ thể cho tường Doanh nghiệp. Đối với các Doanh nghiệp thuộc nghành: Điện lực, Bưu điện, Đường sắt, hàng không… là các nghành hạch toán phụ thuộc nên mức độ tự chủ ít. Việc lập kế hoạch phải đầu tư mở rộng hoặc hiện đại hoá các Doanh nghiệp này trước mắt vẫn thuộc quyền Nhà nước nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và ngăn chặn độc quyền có thể phát sinh. Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước sản xuất các sản phẩm công cộng, thì trước mắt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng sẽ được xác định tren 2 cơ sở: chỉ tiêu pháp lệnh về sản lượng và đơn dặt hàng của Nhà nước để đảm bảo các nhu cầu chung của xã hội. Ngoài ra Doanh nghiệp tự lập kế hoạch đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong tương lai, chỉ tiêu pháp lệnh cũng chuyển hoá thành đơn đặt hàng. Đối với các Doanh nghiệp khác, công tác kế hoạch là tự chủ, tức là tự chịu trách nhiệm và kinh doanh có lãi. Hoạt động của Doanh nghiệp này chịu sự tác động của thị trường mà nhà nước đã điều tiết thông qua công cụ vĩ mô. Thực hiện cơ chế công tác lập kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh lấy hiệu quả làm mục tiêu hoạt động. Cơ chế công tác lập kế hoạch theo phương thức kinh doanh theo nguyên tắc tập trung dân chủ gắn chặt với chế độ tự chủ trong sản xuất - kinh doanh, chỉ có thể thực hiện triệt để cơ chế tự chịu trách nhiệm, tự trang trải, kinh doanh có lãi mới buộc các Doanh nghiệp tự tìm ra thị trường và khai thác các nguồn lực có hiệu quả nhất. Đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh mục tiêu hoạt động là lợi nhuận tối đa nên việc thực hiện công tác lập kế hoạch và quản lý theo phương thức hạch toán kinh doanh là điều đương nhiên. Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện cơ chế công tác lập kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh đòi hỏi phải xoá bỏ hiện tượng quan liêu bao cấp trong quá trình tính toán, lựa chọn và quyết định các vấn đề sản xuất - kinh doanh; đổi mới phương pháp xây dựng kế hoạch từ cân đối tỉnh sang cân đối động nhằm khai thác triệt để mọi khả năngvà nguồn lực, mọi cơ hội kinh doanh trên thương trường, nhằm làm cho công tác kế hoạch của Doanh nghiệp năng động, linh hoạt đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Tiếp tục đổi mới quan hệ kinh tế quốc dân tạo điều kiện để công tác lập kế hoạch Doanh nghiệp và cần phải đổi mới theo hướng: -Thực hiện đổi mới phương thức kế hoạch gián tiếp: chuyển hệ thống kế hoạch pháp lệnh về sản lượng thành đơn đặt hàng. -Tập trung nỗ lực công tác lập kế hoạch nền kinh tế quốc dân vào việc hoạch định chiến lược, quy hoạch nghành làm cơ sở hoạch định chính sách và định hướng cho các mục tiêu dài hạn của Doanh nghiệp. -Bảo đảm cơ chế tự chủ trong mối quan hệ công tác lập kế hoạch và quan hệ thị trường nhằm giải quyết các yếu tố đầu vào, đầu ra của Doanh nghiệp. Để đảm bảo sản xuất - kinh doanh của Doanh nghiệp đúng theo đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cần phải thực hiện tốt các phương hướng trên nhằm phát huy được vai trò cuả kế hoạch và gắn kế hoạch Doanh nghiệp với nghành và nền kinh tế quốc dân. PHầN THứ HAI THựC TIễN CÔNG TáC XÂY DựNG kế hoạch sản xuất - kinh doanh ở CÔNG TY KIM KHí Hà Nội đặC ĐIểM KINH Tế – Tổ CHứC – Kỹ THUậT ảNH HƯởNG ĐếN XÂY DựNG kế hoạch sản xuất - kinh doanh ở cÔNG TY KIM KHí Hà Nội Giới thiệu về công ty kim khí Hà Nội Quá trình hình thành và phát triển Công ty Công ty kim khí Hà Nội được thầnh lập từ ngày1/7/1961, mới đầu Công ty Kim khí Hà Nội chỉ là một chi cục kim khí thuộc cục kim khí thiết bị thuộc tổng cục vật tư do bộ thương mại và du lịch quản lý. Ngày 28/05/1993, Công ty Kim khí Hà Nội Công ty được thành lâp lại với tên gọi là Công ty Kim khí Hà Nội – tên giao dịch quốc tế là Hà Nội metal company, cơ quan cấp trên của Công ty là Tổng công ty Thép việt nam, Công ty kim khí Hà Nội được chuyển sang Tổng công ty này và trở thành một trong các thành viên quan trọng, lớn, của Tổng công ty. Trụ sở chính của công ty đóng tại nhà D2 Phố Tôn Thất Tùng, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội . Trong việc cung cấp mặt hàng kim khí cho nền kinh tế quốc dân ở khu vực thủ đô. Trong những năm trước đây, Công ty chủ yếu thực hiện chức năng cung cấp vập tư theo kế hoạch, chỉ tiêu Nhà nước cho 1300 đến 1500 nhà máy xí nghiệp, công ty, đơn vị thuộc các bộ ngành trung ương, thành phố Hà Nội và quốc phòng. Từ một đơn vị cung ứng kim khí theo mệnh lệnh, với số nguồn nhập 95% là nguồn nhập ngoại, từ năm 1990, Công ty đã mở thêm hướng hoạt động tổ chức sản xuất một số mặt hàng quy cỡ kim khí bổ xung nguồn để thay thế một phần vật tư phải nhập khẩu. Khi nền kinh tế quốc dân chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã chuyển biến từ nhận thức đến hành động. Tổ chức lại kinh doanh và sản xuất để thích ứng và phát triển, khẳng định vị trí ổn định trên thị trường kim khí khu vực và trong cả nước. Hiện nay công ty là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập trong mạng lưới của Tổng công ty thép Việt nam thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Nhiệm vụ, chức năng của Công ty Với mục tiêu thực hiện tốt việc mua bán kim khí, đảm bảo việc đáp ứng đầy đủ, đồng bộ nhu cầu kim khí cho công nghiệp, xây dựng, quốc phòng và các nhu cầu khác của nền kinh tế ở thủ đô, đồng thời mở rộng thị trường trên phạm vi cả nước và phục vụ mọi thành phàn kinh tế, Công ty kim khí Hà Nội có những nhiệm vụ chính sau đây: 1/ Xây dựng và bảo vệ kế hoạch kinh doanh sản xuất, báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của công ty. 2/ Quản lý và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, bảo toàn và tăng trưởng vốn, tự trang trải về tài chính đảm bảo kinh doanh sản xuất có lãi. 3/ Nắm bắt khả năng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của thị trường để cải tiến tổ chức và kinh doanh sản xuất nhằm tạo nhiều kim khí phù hợp thị hiếu. 4/ Tuân thủ các hợp đồng đã kí kết bảo đảm tín nhiệm trong xã hội. 5/ Đưa tiến bộ khoa học vào việc cải tiến tổ chức quản lý kinh doanh sản xuất, bảo quản, bảo vệ vật tư hàng hoá. 6/ Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ, pháp luật nhà nước về hoạt động kinh doanh sản xuất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. 1.3 Mô hình tổ chức của Công ty . Để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ như trên, bộ maý của công ty ngày càng được tổ chức một cách hoàn thiện theo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, giảm thiểu nhửng bộ phận không cần thiết. Theo nguyên tắc này, Công ty đã bỏ phòng quản lý kỹ thuật. Hiện nay, mô hình tổ chức của công ty gồm có: Văn phòng công ty Giám đốc và các phó giám đốc Phòng thanh tra bảo vệ Phòng tổ chức –hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch –kinh doanh XN khai thác và gia công kim khí XNGC CB kim khí Đức Giang XNKD kim khí và dịch vụ Số 1 XNKD kim khí và dịch vụ Số 2 Chi nhánh công ty tại TP HCM Xí nghiệp kinh doanh khai thác vật tư XNGC CB kim khí Văn điển Mạng lưới cửa hàng (13 cửa hàng ) a. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, các bộ phận trực thuộc. Căn cứ vào quyết định số 255/TTg ngày 29/4/1995 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Thép Việt nam và căn cứ vào điều lệ tổ chứcvà hoạt động của Tổng công ty Thép Việt nam được phê chuẩn tại nghị định số 03/CP của chính phủ, hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt nam đã đưa ra điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Kim khí Hà Nội như sau: a1 Văn phòng công ty Giám đốc do hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, khen thưởng,kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chị trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, có nhiệp vụ và quyền hạn: + Ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai và các nguồn lực khác của nhà nước do tổng giám đốc tổng công ty giao, có trách nhiệm quản lý sử dụng đạt hiệu quả theo các mục tiêu, nhiệm vụ tổng công ty giao. + Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng trình tổng công ty phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới tài sản cố định, các định mức kinh tế kỷ thuật, đơn giá tiền lương, phương án huy động vốn, phương án liên doanh liên kết, tổng biên chế bộ máy quản lý và kinh doanh phục vụ của công ty… triển khai thực hiện các kế hoạch, định mức, đơn giá, phương án đã được tổng công ty phê duyệt. + Đề nghị Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng xếp bậc lương… các chức vụ phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng các phòng nghiệp vụ chuyên môn, trưởng các đơn vị trực thuộc và các chức danh từ chuyên viên chính, kỷ sư chính trở lên. Quyết định bổ nhiệm, miển nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng xếp bậc lương… các chức vụ và các chức danh còn lại thuộc quyền quản lý của công ty. + Chịu sự kiểm tra giám sát của tỏng công ty và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuả pháp luật. + Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quỳên của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai ,dịch hoạ, hoả hoạn , sự cố) và chịu trách nhiệp về những quyết định đó; đồng thời phải báo cáo ngay cho tổng công ty và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp. Phó giám đốc công ty do tổng giám đốc tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật theo đề nghị của giám đốc công ty sau khi đã được hội đồng quản trị Tổng công ty thông qua. Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc những công việc được giám đốc công ty uỷ quyền. a2 Các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc trong quản lý điều hành công việc. Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ: +Xắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lývà có hiệu quả lực lượng lao động của công ty. + Nghiên cứu, xây dựng các phương án nhằm thực hiện việc trả lương, tiền thưởng hợp lý trình giám đốc. + Tổ chức các hình thức khen thưởng, kỷ luật. + Làm công tác hành chính phục vụ. Phòng kế toán tài vụ: Quản lý toàn bộ tài sản, các loại vốn quỹ của công ty, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả. + Tham gia ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước và thanh quyết toán với khách hàng. +Tham gia kiểm tra xét duyệt các định mức và chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm công trình, hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính, quan hệ với ngân hàng để giải quyết các nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. + Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê phân tích hoạt động kinh tế theo pháp lệnh kế toán thống kê, tổng hợp kế toán định kỳ và quyết toán cuối năm với nhà nước. + Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách theo luật thuế của nhà nước. + Xét duyệt quyết toán và tham gia quyết định phân phối lợi nhuận của công ty . Phòng kế hoạch kinh doanh + Tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế . + tham gia xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất, kỷ thuật, tài chính, xuất nhập khẩu theo mục tiêu kinh doanh của công ty. + Giao kế hoach sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc, điều phối hoạt động của các đơn vị đảm bảo cân đối có hiệu quả và đồng bộ. + Xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty căn cứ vào khả năng và nhu cầu thị trường. + Tham gia xét duyệt hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định. Phòng thanh tra bảo vệ + Tham mưu cho lãnh đạo công ty, kiểm tra giám sát các hoạt động trong nội bộ công ty (bao gồm cả các xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc) + Giữ gìn bảo vệ vật tư tài sản, an ninh cho các phòng ban. + Thực hiện các lệnh về quốc phòng, hậu cần địa phương, tuyển quân. a3 Các đơn vị trực thuộc Công ty Kim khí Hà Nội hiện có 6 xí nghiệp trực thuộcvà một chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Các đơn vị này đều là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có các bộ phận kế toán, thống kê, thủ quỷ, thủ kho và các nhân viên trực tiếp trực tiếp làm công tác kinh doanh dịch vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế, tài chính,tiêu thụ… thông tin trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Các đơn vị này bao gồm: + Xí nghiệp kinh doanh khai thác vật tư. Trụ sở giao dịch tại số 20- Tôn Thất Tùng –Quận Đống Đa Hà Nội. + Xí nghiệp gia công kim khí +Xí nghiệp gia công chế biến kim khí Đức Giang + Xí nghiệp gia công chế biến kim khí Văn Điển + Xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số 1, tại Văn Điển + Xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số 2, tại Đức Giang Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị + Tiếp nhận, quản lý, bảo quản, xuất cấp và điều chuyển các mặt hàng kim khí theo điều lệnh của công ty. + Kinh doanh các mặt hàng kim khí, nguyên liệu phục vụ cho nghành thép theo kế hoạch được công ty giao. + Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận chuyển kho bãi, các hoạt động phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các đại lý ký gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty. a4 Mạng lưới cửa hàng : Công ty có mạng lưới cửa hàng trực thuộc các đơn vị xí nghiệp. Hệ thống cửa hàng phân bố trên khu vực Hà Nội, tập trung quanh trụ sở công ty và Đức Giang, Văn Điển. + Xí nghiệp kinh doanh khai thác vật tư: cửa hàng số 13, 17 + Xí nghiệp khai thác gia công kim khí: Cửa hàng 19, 20 + Xí nghiệp gia công chế biến kim khí Đức Giang cửa hàng số 23 + Xí nghiệp gia công chế biến kim khí Văn Điển: không có cửa hàng. + Xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số1: Cửa hàng 3, 4, 5, 8 + Xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số 2: Cửa hàng số 25, 26, 27, 28 Các cửa hàng này có thể phục vụ nhu cầu của nhân dân cũng như các công trình xây dựng về mặt hàng mà công ty kinh doanh. 1.2 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Công ty mua bán các mặt hàng kim khí trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: + Nhập khẩu các nguyên liệu thép, phôi thép. + Sản xuất thép, các kim loại khác từ sản phẩm thép. +Kinh doanh và dịch vụ kinh doanh thép, các loại kim khí, nguyên vật liệu thép. +Cho thuê kho bãi. 2. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật – tổ chiức chủ yếu của Công ty ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 2.1 Các sản phẩm của Công ty Dựa vào mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ của Công ty. Các sản phẩm của Công ty bao gồm: Thép thường tròn các loại CT3, CT5. Thép hình: Thép góc, thép chiữ U, Y, H Thép chiế tạo cacbon C45 Thép lá đen Thép ống Phôi thép Dây mạ Dây cáp. 2.2 Thực trạng cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của Công ty Nguồn nhập khẩu của Công ty ngày càng tăng đáng kể. Công ty đã nhập khẩu các sản phẩm, nguyên liệu về kim khí trong những năm gần đây tăng lên, các cơ sở sản xuất cũng sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn các năm trước do có các kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý. Nhu cầu về sản phẩm thép ngày một gia tăng do đòi hỏi sự phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu kế hoạchông chỉ đơn thuần trong lĩnh vực xây dựng mà trong cả công nghiệp, đặc biệt là nghành công nghiệp ôtô, đóng tàu, cơ khí… Chúng ta có thể thấy thực trạng cung cầu của Công ty qua các năm như sau: Năm Cầu Cung 1995 42.566 60.580 1996 78.650 75.925 1997 95.663 97.204 1998 97.925 110.204 1999 145.907 140.896 2000(ước tính) 139.000 140.000 2.3 Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ của Công ty Kim Khí Hà Nội chủ yếu là thị trường trong nước, thị trường này tập trung chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh( Hà Nội chiếm gần 60% lượng thép tiêu thụ, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 30% lượng thép tiêu thụ). Những năm qua nhu cầu thép trên thế giới tăng chậm, giá thép ít biến động, trầm lặng và có xu hướng hạ, nhất là vào quý IV năm 1997. Do các nước trong khu vực bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ, giá trị đồng Dolla tăng lên. Làm cho giá thành nguyên liệu nhập và kim khí từ nước ngoài về cũng tăng lên. Thị trường thép luôn ở tình trạng cung lớn hơn cầu. Tuy vậy năm 1996 – 1997 sản lượng Công ty vẫn bán được nhiều hơn so với năm trước đó, đó là nhờ sự nổ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty và nhu cầu thị trường về sản phẩm kim khí trong nước cũng được tăng lên. Thị trường của Công ty ở những năm gần đây chỉ mới chủ yếu ở hai thành phố lớn trong nứơc đó là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tương lai Công ty sẽ mở rông thị trường ra các tỉnh, thành phố khác. Nhưng do đầu tư về vốn vẫn còn hạn chế vào những giai đoạn này nên thị trường sản phẩm của Công ty chưa được mở rộng. Công ty cần được đầu tư vốn và công nghệ để mở rộng sản xuất kinh doanh và thị trường. 2.4 Xuất nhập khẩu Trong những năm bao cấp, Công ty chủ yếu nhập khẩu những loại hàng hoá của các nước xã hội chủ nghĩa. Vào những năm gần đây Công ty đã tăng cường khả năng nhập khẩu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Ta có thể thấy bảng số liệu về việc nhập khẩu kim khí của Công ty qua một số năm gần đây như sau: Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 Tổng giá trị nhập khẩu(Tấn) 15.052,4 33.767,7 44.735 83.898 Tỷ trọng trong tổng giá trị mua 19,14% 40% 45,7% 57,5% Tổng giá trị hàng nhập(1000đ) 49.727.162 110.186.247 137.960.466 490.850.249 Qua bảng trên ta có thể thấy được, Vào những năm gần đây, Công ty ngày càng nhập khẩu nhiều hơn, qua đó chúng ta cũng có thể thấy được nhu cầu trong nước về kim khí ngày một tăng. 2.5 Tổ chức lao động tiền lương Nét nổi bật của Công ty trong công tác tổ chức mạng lưới bán hàng và tổ chức hoạt động là Công ty đã giảm bớt những khâu không cần thiết, từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức cụ thể là: Xây dựng và được Tổng Công ty cho thành lập 2 xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số 1 và 2 trên cơ sở từ 2 cửa hàng Đức Giang và Văn Điển và đã xây dựng được quy chế hoạt động. Sát nhập 2 phòng kế hoạch kinh doanh và thị trường thành phòng kế hoạch kinh doanh. Sắp xếp lại cửa hàng bán lẻ, cửa hàng nào hoạt động không hiệu quả Công ty giải thể từ 27 cửa hàng năm 1997 Công ty đã giải thể còn 13 cửa hàng năm 1999. Chúng ta có thể thấy tình hình tổ chức lao động tiền lương của Công ty qua các năm qua sơ đồ sau: Về lao động: ( Đơn vị: Người) Năm 1998 1999 2000(Ước tính) -Lao động có mặt (đầu năm) -Lao động có mặt(cuối năm) -Số lao động giảm trong kỳ Trong đó: +Chấm dứt hợp đồng lao động nghỉ 1 lần +Nghỉ hưu theo 1 lần +Chuyển công tác +Nghỉ hưu trí theo chiế độ Tăng trong kỳ Nghỉ chiờ hưu Nghỉ chiờ việc hưởng 50% lương Thực tế số lao động đi làm 428 416 21 6 2 5 8 8 50 15 351 416 367 60 8 6 7 39 11 40 15 363 367 355 50 10 5 10 25 10 30 15 350 Về tiền lương: Năm 1998 1999 2000(Ước tính) -Tổng quỹ lương thực hiện 12 tháng -Thu nhập bình quân -Tổng thu nhập thực hiện 12 tháng 2.000.050.000đ 550.000đ/n/th 2.296.328.553đ 622.314đ 2.959.626.728đ 2.700.000.000đ 750.000 2.6 Khoa học, công nghệ và môi trường Trong mấy thập kỷ qua, thế giới đã và đang chiứng kiến sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệc là công nghiệp. Nó tạo ra thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất trên thương trường. Trong khi đó Công ty Kim Khí Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam là một tập đoàn kinh tế, nhưng công nghệ còn lạc hậu được chắp nối từ nhiều nước như Nga, Đức, Trung Quốc,ấn độ... Tuy nhiên những năm gần đây ngành thép nói chung và Công ty kim khí Hà Nội nói riêng đã kết hợp với Nhà nước đầu tư xây dựng mới và nâng cấp một số dây chuyền công nghệ nhằm tăng năng lực sản xuất. Đồng thời cũng đã đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra giải pháp công nghệ, kỹ thuật để ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất gang thép. Dây chuyền công nghệ sản xuất thép là công nghệ phức tạp, cồng kềnh. Trong sản xuất thép công nghệ quyết định hoàn toàn năng lực sản xuất. Người ta không thể sản xuất thép thủ công bằng tay mà hoàn toàn phải bằng máy móc thành một dây chuyền khép kín. Chính vì vậy muốn tăng năng lực sản xuất cần phải đầu tư nhiều vốn và công nghệ cho nghành thép. 2.7 Khách hàng Xuất phát từ nhu cầu thị trường, Công ty kim khí Hà Nội đã tạo lập được lực lượng khách hàng bao gồm nhiều thành phần. Với các sản phẩm của mình Công ty đã đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu kim khí cho công nghiệp, xây dựng, quốc phongd và các nhu cầu khác của nền kinh tế thủ đô, đồng thời mở rộng thị trường ra cả nước và phục vụ cho mọi thành phần kinh tế. Một số khách hàng của Công ty như là: Các Công ty xây dựng của Nhà nước Các nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, dụng cụ số I Các nhà máy sản xuất có sử dụng vật tư là kim khí. Các cá nhân Riêng đối với nhu cầu của thị trường ngoài nước, Công ty đã có một số khách hàng thường xuyên như: Thái Lan: thép thỏi Singapo: thiếc Lào: thép xay dựng, thép tấm, thép chữ U, Y 2.8 Đối thủ cạnh tranh Hiện nay trên khu vực Hà Nội, Công ty kim khí Hà Nội là Công ty chuyên kinh doanh mặt hàng kim khí với khối lượng lớn, có đầy đủ các quy cách, chủng loại có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng kim khí một cách đồng bộ có các điều kiện và cơ sở vật chất kỹ thuật cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp. Từ khi thành lập Công ty (1961) cho đến năm 1989, Công ty giữ vị trí độc quyền kim khí ở khu vực trung ương và Hà Nội. Trong những năm gần đây do chính sách và cơ chế thay đổi, một số đơn vị dịch vụ mở ra kinh doanh kim khí, nhưng cũng chỉ là kinh doanh kim khí mang tính chất dịch vụ cũng chỉ kinh doanh một số quy cỡ kim khí nhất định chủ yếu là thép xây dựng quy cỡ nhỏ. Các Công ty kim khí điện máy trên địa bàn Hà Nội cũng chủ yếu kinh doanh các mặt hàng điện máy như ti vi, tủ lạnh...và các sản phẩm được làm ra từ kim khí do nhà máy, xí nghiệp sản xuất mà nguồn vật tư chính chủ yếu là kim khí được mua chủ yếu từ nguồn bán của Công ty kim khí Hà Nội. Với sự quản lý không chặc chẽ của Nhà nước đặc biệt đối với nguồn nhập khẩu đã xuất hiện sự cạnh tranh tự phát, gay gắt gây không ít khó khăn cho Công ty. 2.9 Đầu tư xây dựng cơ bản Công ty không có chủ trương đầu tư lớn mà chủ yếu là tu bổ sữa chữa nhỏ hệ thống kho tàng, cơ sở sản xuất trong đơn vị nhằm duy trì khả năng sử dụng phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đảm bảo chất lượng hàng hoá bán ra, tiếp tục thực hiện và xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng dự án dây lưới thép Đức Giang, lắp đặt hệ thống máy kéo dây. Xin ý kiến Tổng Công ty về dây chuyền mạ cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước, đặc biệt là nhu cầu sử dụng của thị trường. Ngoài ra Công ty còn chú trọng xây dựng sữa chữa nhỏ, nâng cấp kho bãi phục vụ cho việc mở mang dịch vụ và bảo quản hàng hoá, nâng cao chất lượng của sản phẩm do Công ty sản xuất ra như đăng ký chất lượng sản phẩm với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước. 2.10. Đặc điểm về lao động Những năm vừa qua lực lượng lao động của công ty đã có sự biến động đáng kể để phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường. Công ty đã tiến hành tinh giảm và nâng cao trình độ của lưch lượng lao động. Cụ thể: Biểu 2: Sự biến động lực lượng lao động của công ty theo cơ cấu trình độ những năm vừa qua: Năm Trình độ 1997 1998 1999 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % -Đại học và cao đẳng -Trung cấp -Công nhân kỹ thuật -Tổng 80 233 155 428 18,7 54,4 26,9 88 221 107 416 21,2 53,1 25,7 93 182 92 367 25,3 49,6 25,1 Qua bảng trên ta thấy, những năm vừa qua công ty không chỉ tinh giảm đội ngũ cán bộ công nhân viên mà còn không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Cụ thể: -Lực lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng ngày càng tăng cả về số lương lẫn tỷ trọng và chiếm moọt tỷ lệ khá cao trong lực lượng lao động của công ty (khoảng 25,3% ). -Lực lượng lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật vẫn chiếm phần đồn trong tổng số lực lượng lao động của công ty, nhưng đang giảm dần cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Tỷ lệ người có trình độ trung học (khoảng 49,6% ) đây vẫn là một tỷ lệ lớn và công nhân kỹ thuật ( khoảng 25,1% ) là khá nhỏ so với doanh nghiệp khác. Sở dĩ lực lượng lao động của công ty có sự biến động về cơ cấu trình độ như trên là do: Thứ nhất: do đặc trưng của công ty hoạt động theo hướng kinh doanh là chủ yếu, hoạt động sản xuất không đáng kể. Vì vậy công ty cần ít lực lượng công nhân kỹ thuật để làm việc trong các phân xưởng, đồng thời đòi hỏi lực lượng lớn cho các nhà quản lý và người làm việc ở các phòng ban chức năng chuyên môn, những người này đòi hỏi phải có trình độ nhất định. Thứ hai: do điều kiện thực tiễn và yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên tới một mức độ hợp lý. Nếu như trước kia đội ngũ các cán bộ các nhà quản lý đều mới chỉ được đào tạo ở bậc trung cấp và công nhân kỹ thuật ở chế độ quản lý cũ, còn lại thì giờ đây đội ngũ đó đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc không còn phù hợp mà phải thay vào đó một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao hơn. Để làm điều đó, công ty đã thiết lập quy chế tuyển dụng lao động, ưu tiên lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao, đồng thời áp dụng ._..Tổng lợi nhuận 190 -6800 -358 250 125 50 500 800 160 1000 3.Thu nộp NS 6493 4341 66.8 7130 5294 74 5270 65000 123 68100 III. KH LĐ - TL 1.Lao động B quân 431 437 351 80 390 400 103 375 2.Tổng quỹ lương 1590 3216 2000 62 2500 2300 92 3.Thu nhậpBquân 0.427 0.613 0.55 90 0.614 0.622 101 0.750 PHần thứ ba: một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty kim khí Hà Nội I. Một số biện pháp. Qua các kết quả và phân tích trên cho chúng ta thấy: Công ty Kim Khí Hà Nội là một Công ty lớn trong Tông công ty thép Việt Nam với mục tiêu vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. quá trình hoạt động và phát triển của Công ty đã và đang mang lại những thành công nhất định. Công ty đã từng bước ổn định tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đang dần kinh doanh có hiệu quả, sản lượng sản xuất và tiêu thụ ngày một tăng lên, một số chỉ tiêu kế hoạch đạt cao. tuy vậy, đây mới chỉ là bước đầu, Công ty còn nhiều việc phải làm trong khâu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư đổi mới công nghệ, tăng đầu tư về vốn và đào tạo, tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường… và đặc biệt nâng cao tính hiện thực của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, từng bước hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch của Công ty dựa trên tính kế hoạch sâu sắc. Vì vậy, để có được những kế hoạch mang tính khả thi, Công ty Kim Khí Hà Nội phải cần có một số biện pháp sau: 1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường Trong nền kinh tế thị trường các đơn vị kinh tế, các tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc phải bám vào thị trường lấy thị trường làm trọng tâm. Vì thị trường là nơi cung cấp cho Doanh nghiệp biết được thông tin về sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? và vào thời điểm nào. Quy mô cơ cấu sự phát triển của nhu cầu thị trường về cơ bản quyết định quy mô cơ cấu sự phát triển của sản xuất. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu về từng loại sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp, từ đó mà Doanh nghiệp tìm cách đáp ứng nhu cầu của thị trường đó bằng công tác tổ chức sản xuất hoặc kinh doanh. Điều tra nghiên cứu thị trường là căn cứ quan trọng nhất trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu nhu cầu có thể tập hợp theo định mức giá, định hướng múc tiêu kinh doanh phù hợp với mỗi thị trường trong một thời gian kinh doanh nhất định hoặc theo khách hàng ddể đảm bảo gắn bó sản xuất kinh doanh với các yếu tố hỗ trợ. Trong những năm qua Công ty Kim Khí Hà Nội vẫn tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược chưa xem xét đến tất cả các yếu tố tác động đến thị trường sản phẩm của mình nên dẫn đến khi xây dựng kế hoạch một số chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch đặt ra do có sự biến động trên thị trường. đắc biệt là kế hoạch sản xuất của Công ty. Nếu nghiên cứu thị trường thiếu chính xác sẽ dẫn đến mất cân đối sản lượng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu với thị trường tiêu thụ. Từ đó các chỉ tiêu về tài chính kế toán và kết quả thiếu chính xác ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và các mục tiêu đặt ra của Nhà nước đối với nghành. Chính vì vậy mà Công ty Kim Khí Hà Nội phải tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu nhu cầu thị trường để từ đó biết được những con số đúng hơn về sản phẩm thị trường cần, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào… Tạo ra căn cứ chính xác cho việc hoạch định kế hoạch Muốn nghiên cứu thị trường được chính xác phải thực hiện các yêu cầu sau: 1.1 Phải nghiên cứu tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thép. Nghành thép là nghành sản xuất nguyên liệu của các xây dựng và công nghiệp, với phạm vi hoạt động rộng lớn trong cả nước và quốc tế. thị trường thép chịu sự tác động của nhiều yếu tố: - Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực vào cuối năm 1997 đã làm cho tỷ lệ đầu tư của nước ngoài trong đó có đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh, là giảm công trình xây dựng lớn của Nhà nước, đồng thời cũng làm cho thị trường thép nhập khẩu thép giảm mạnh do tỷ giá hối đoái ngoại tệ tăng nhanh, cuộc khủng hoảng này làm cho Công ty lỗ 6,8 tỷ đồng do nhập khẩu về đúng thời điểm ngoại tệ tăng mạnh và làm cho sản lượng thép tiêu thụ giảm đáng kể. - Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế Nghành thép là một trong những nghành công nghiệp hàng đầu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nghành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì vậy, khi nghiên cứu thị trường thép phải xét đến tốc độ tăng trưởng của nghành và nền kinh tế. Nếu như tổng thu nhập quốc nội (GDP) tăng mạnh và GDP/ đầu người được cải thiện thì nó thể hiện nhu cầu về thép tăng lên theo một tỷ lệ tương ứng, tỷ lệ này đòi hỏi các nhà hoạch định kế hoạch của Công ty phải xác định tương đối chính xác dựa trên những kinh nghiệm và tình hình thực tế. Cũng như tăng trưởng của nền kinh tế với tăng trưởng công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng liên quan đến nghành thép làm cho sản lượng thép tăng lên cả về quy mô và chất lượng. - Chính sách Nhà nước liên quan đến nghành thép, đặc biệt là chính sách đầu tư. Chính sách là công cụ quản lý của Nhà nước, nó có thể hé mở hay đóng lại các hoạt động của Công ty trên thị trường. Có nghĩa là nó có thể cản trở hay khuyến khích hoạt động của Công ty. Ví dụ như chính sách nhập khẩu và đầu tư liên quan trực tiếp đến Công ty. Khi nghiên cứu thị trường Công ty phải nghiên cứu đến chính sách nhập khẩu và chính sách đầu tư của Nhà nuớc. Nếu chính sách đầu tư mà thu hút được giới đầu tư đắc bịt là đầu tư về lĩnh vực công nghiệp liên quan trực tiếp đến nghành thép thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Từ đó tìm cách tăng năng lực sản xuất hay nhập khẩu nhằm thoả mãn nhu cầu đó trong tương lai. Còn nếu chính sách đầu tư còn nhiều vướng mắc hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài thì phải xem xét để có được những đối sách hợp lý Khoa học và công nghệ Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đắc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, đòi hỏi thị trường thép ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng cao. Nghiên cứu yếu tố này để từng bước nâng cao trình độ sản xuất của Công ty từng bước thích ứng với nghành, với quốc tế trong lĩnh vực sản xuất thépvà không ngừng cải tiến đổi mới công nghệ trong các khâu luyện, đúc, cán thép. Đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thị trường thép. Khi nghiên cứu đến thị trường thép các nhà nghiên cứu phải tính đến tác động của tất cả các yếu tố có thể xẩy ra để có được kết quả nghiên cứu thị trường chính xác, linh hoạt, không bị tác động quá sâu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh khi một trong các yếu tố đó xẩy ra. Công ty cùng các phòng ban phải tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu nhu cầu thị trường , để từ đó biết được con số chính xác hơn về sản phẩm, thị trường cần số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào… Tạo những căn cứ chính xác cho việc hoạchi định kế hoạch, tránh tình trạng điều chỉnh cân đối lại kế hoạch trong quá trình thực hiện. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Thông thường khi nghiên cứu nhu cầu thị trường thường dựa trên 2 phương pháp nghiên cứu sau: đó là phương pháp nghiên cứu văn phòng và phương pháp nghiên cứu hiện trường. Phương pháp nghiên cứu tại văn phòng có ưu diểm là chi phí thấp, các con số được thu thập từ các con số thống kê - kế hoạch, thu thập thông tin từ các sáchi báo tài liệu và phương tiện thông tin đại chúng… Nhưng nó lại có nhược điểm là thiếu chính xác, do tài liệu sáchi báo không phản ánh được kịp thời các diễn biến của thị trường hay hiện trạng của thị trường. Phương pháp nghiên cứu hiện trường: khả năng thực hiện rất hạn chiế ví dụ như các cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp kháchi hàng. Ưu điểm của phương pháp này là rất linh hoạt sát với thực tế thị trường, chính xác và rất thuận tiện, có lợi cho việc ra quyết định. nhưng lại có nhược điểm là chi phí cao, phức tạp khó cho việc điều tra nghiên cứu. Trong thời gian vừa qua Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu văn phòng và sử dụng kinh nghiệm của những người làm công tác này, nhưng lại xem nhẹ công tác nghiên cứu hiện trường nên kết quả sản xuất kinh doanh đạt được không được khả quan cho lắm và chưa bám sát được vào nhu cầu thị trường. Để khắc phục được nhược điểm này và phát huy được những đặc tính tốt của công tác nghiên cứu thị trường Công ty cần phải phối hợp cả hai biện pháp trên nhằm hỗ trợ bổ xung cho nhau. Biện pháp nghiên cứu hiện trường làm cơ sở, căn cứ cho phương pháp văn phòng. phương pháp văn phòng chỉ là định hướng, từ đó nó sẽ cho kết quả nghiên cứu chính xác vừa mang tính lý thuyết vừa phản ánh được thực tế về thị trường. 1.3. Các bước khi nghiên cứu thị trường Tổ chức thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về nhu cầu sản phẩm của Công ty như các hợp đồng, đơn đặt hàng, nắm bắt các thông tin về các dự án đầu tư… thông tin về điều chỉnh chính sách, đựac biệt là các chính sách liên quan đến nghành kim khí. Sau khi đã thu thập được tất cả các thông tin liên quan đến nhu cầu thị trường sản phẩm của Công ty. Các chuyên viên nghiên cứu thị trường phải phân tích nghiên cứu, xử lý một cáchi có khoa học các loại thông tin này, lựa chọn chắt lọc để tìm ra những thông tin cơ bản nhất, ý nghĩa nhất liên quan đến thị trường sản phẩm của Công ty. Xác định nhu cầu thị trường mà Công ty có khả năng đáp ứng được so với khả năng sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty, từ đó đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì? số lượng bao nhiêu? và vào thời điểm nào? 1.4. Tăng cường nghiên cứu thị trường đầu vào Hàng năm Công ty mua vào khoảng 100.000 tấn thép Trong đó nhập khẩu khoảng 60. 000 tấn từ nước ngoài(trong đó có phôi thép). Sỡ dĩ Công ty nhập khối lượng thép lớn như vậy là do nhu cầu về thép và nguyên liệu để sản xuất thép trong nước đang tăng lên. Trong khi đó lượng thép và nguyên liệu hiện nay trong nước chưa có khả năng đáp ứng. Nên Công ty đã nhập khẩu một số lương thép hàng năm lớn như vậy để giải quyết một số vấn đề như: Đáp ứng nhu cầu tăng lên về thép của thị trường trong nước, tìm được thị trường ngoài nước với nguyên liệu giá rẻ hơn mà lại đáp úng được nhu cầu sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm của Công ty và khả năng cạnh tranh trong công việc kinh doanh cũng như sản phẩm của Công ty. Qua những phân tích trên, cho chúng ta thấy, để nghiên cứu thị trường đòi hỏi Công ty Kim Khí Hà Nội phải giải quyết các vấn đề sau: -Tăng cường hơn nữa cho việc nghiên cứu thị trường, khuyến khích những người làm công tác này bằng vật chất và tinh thần như thưởng, đi du lịch, bằng khen, giấy khen…Tạo ra cho những người làm công tác này có trách nhiệm đối với công việc họ thực hiện. Công ty cần tạo cho mình một đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường thực sự có năng lực, linh hoạt trong điều tra xử lý thông tin thị trường về nghành kim khí và các đối thủ cạnh tranh… Giải quyết các vấn đề trên Công ty sẽ có được con số chính xác trong kết quả nghiên cứu thị trường và đây cũng là cơ sở căn cứ quan trọng nhất đối với các nhà lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn nghành thép nói chung và cho Công ty Kim Khí Hà Nội nói riêng. 2.Tăng cường công tác dự báo 2.1. Quan niệm về dự báo Dự báo là nghệ thuật, là khoa học tiên đoán các sự việc xẩy ra trong tương lai. Nó có thể lấy các sự việc đã qua để làm kế hoạch cho tương lai nhờ một số mô hình toán học nào đó. Nó có thể là dùng chủ quan (hay trực giác) để tiên đoán tương lai, hoặc có thể phối hợp cả hai cái trên. Một cách tổng quát dự báo có thể được mô tả theo sơ đồ sau: Hiện trạng Trạng thái tương lai Trạng thái Trạng thái Nhân tố nghịch tác động Hiện trạng theo quá trình Nhân tố thuận tác động Với xác suất p Với xác suất q Với xác suất r Xét theo mối quan hệ về thời gian, dự báo có thể được biểu hiện theo sơ đồ sau: Trạng thái tương lai Trạng thái hiện tại Thời điểm hiện tại Thời điểm tương lai B A f(x) Trong đó: f(x) là hàm xu thế với thông số đặc trưng của các nhân tố ảnh hưởng. Như vậy dự báo là nhằm xác định trạng thái tương lai với các xác suất p, q r về trạng thái tương lai B theo một quy luật nào đó. Mục đích của dự báo là nhằm xây dựng chiến lược và phục vụ quản lý chiến lược. Trong dài hạn Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến cả lợi ích tối ưu, sự bền vững của hoạt động kinh doanh và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường. Hàng năm Công ty Kim Khí Hà Nội sau khi nhận được bảng hứơng dẫn lập kế hoạch của Tổng Công ty Thép. Công ty đã bắt tay vào công việc dự báo nhằm xây dựng cho mình kế hoạch dài hạn và hàng năm, cùng với các chiương trình hoạt động cho Công ty ở hiện tại và tương lai. Nhưng công việc dự báo mới ở mức khởi đầu, sơ lược chưa thường xuyên nghiên cứu nên dẫn đến tình trạng Doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã làm cho nhu cầu thép tăng chậm, tỷ giá đồng Dolla thay đổi… Do đó công tác lập kế hoạch và thực hiện không đạt chỉ tiêu, tình trạng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp. Chính vì vậy đòi hỏi Công ty phải tăng cường hơn nữa công tác dự báo bằng cách: + Cần phải nghiên cứu triển khai một cáchi thường xuyên để có cơ sở xây dựng phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh thép. Các dự báo được xây dựng để làm căn cứ kế hoạch không được mơ hồ, phải có độ tin cậy không quá phức tạp, không quá chặt chẽ. Có nghĩa là sự nghiên cứu các yếu tố tác động mạnh nhất, trực tiếp nhất đến sản xuất kinh doanh kim khí không ảnh huởng nhiều, quan trọng đến quyết định khi một trong các yếu tố đó thay đổi. Dự báo còn là sự xác định các thông tin chưa biết có thể xẩy ra trong tương lai của hiện tượng nghiên cứu. Qua đó có thể thấy được mức độ khả năng xẩy ra trong tương lai giúp giám đốc và các phòng chức năng trong công tác quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự báo nhu cầu vốn đầu tư, tài chính, quảng cáo, nguồn nhân lực…Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thép. Công ty cần áp dụng phương pháp dự báo thích hợp Phương pháp dự báo thích hợp cho chúng ta kết quả dự báo được chính xác và có chất lượng cao, một vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp. Trong thực tế có thể áp dụng nhiều phương pháp dự báo. Nhưng ở nước ta, với điều kiện kinh tế và khoa học như hiện nay, các Doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp dự báo sau đây: Phương pháp hệ số Phương pháp ngoại suy Phương pháp chuyên gia Phương pháp mô hình hoá Mỗi phương pháp dự báo đều có ưư nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng nhất định. Trong quá trinhd dự báo không có một phương pháp nào có tính vạn năng và cho kết quả dự báo với độ chính xác cao. Vì vậy trong thực tế để có được thông tin dự báo đủ độ tin cậy khi hoạchi định chiến lược cũng nhuư thực hành kinh doanh người ta sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để bổ xung cho nhau. Công ty kim khí Hà Nội cũng đã nhận thức được vấn đề áp dụng cho dự báo cùng lúc nhiều phương pháp, nhưng mới dừng lại ở phương pháp giản đơn dễ tính và mang tính chủ quan như phương pháp chuyên gia và ngoại suy xu thế. Chính vì vậy kết quả dự báo trong những năm qua còn nhiều hạn chế. Trong điều kiện biến động của thị trường ngày càng tăng, sự thay đổi của nó từng ngày từng giờ ảnh hưởng tắc động đến nghành thép ngày càng nhiều. Vì vậy Công ty phải có những biện pháp dự báo hữu hiệu hơn, linh hoạt hơn để cho ta kết quả dự báo khả quan như phương pháp hệ số, phương pháp mô hình hoá. - Phương pháp hệ số Phương pháp này được các Doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong công tác xây dựng kế hoạch và dự báo cơ cấu, mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống, giữa các phòng ban, các xí nghiệp trong Công ty. phương pháp này tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh thép, để xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa sản xuất kinh doanh thép và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Ta có thể tính theo công thức sau: Trong đó: i: Biểu thị sự tác động của nhân tố thứ i đến đối tượng dự báo j: Tần số quan sát Yij: Đối tượng dự báo(ví dụ sản xuất kinh doanh thép) Xij:Các nhân tố tác động đến đối tượng dự báo(Dân số, thu nhập,tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp, đầu tư…) Dựa vào công thức trên ta có thể tính được hệ số Kij tương ứng diễn ra trong quá khứ của ngành thép, từ đó phân tích và xác định tính quy luật phát triển của các hệ số Kij. Nhìn chung tính quy luật đó có thể xẩy ra theo một trong ba trường hợp sau: + Quy luật Kij giao động ổn định và xoay quanh một giá trị trung bình nào đỏ trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Khi đó: Giá trị dự báo được xác định theo công thức: Yi(t)= Kij x Xi(t) Trong đó: Xi(t) là giá trị nhân tố Xi ở thời kỳ dự báo t Kijị t Kij giao động quay quanh một trục. Kij Kij +Quy luật các hệ số Kij có xu hướng tăng dần đều hoặc nhảy vọt. Khi đó Kij cần phải xác định tương ứng với từng trường hợp để đảm bảo tính quy luật của kết quả dự báo. t t Quy luật tăng dần và nhảy vọt +Quy luật các hệ số Kij có xu hướng giảm dần và đột biến Kij t t Kij Quy luật giảm dần và đột biến Đây là phương pháp tương đối giản đơn, dễ làm. Nhưng đặc biệt phải quan tâm, phân tích thực trạng mối quan hệ giữa các yếu tố trực tiếp tác động đến sản xuất kinh doanh kim khí. - Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp mô hình hoá có thể tiến hành trên cơ sở kế thừa và sử dụng các yếu tố của phương pháp ngoại suy và phương pháp chuyên gia. phương pháp mô hình hoá phản ánh có chọn lọc những thuộc tính của nghành thép được nghiên cứu. Việc xây dựng mô hình được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ về kế hoạch sản xuất kinh doanh kim khí và tìm ra những đặc trưng của nó, phân tích mô hình thực nghiệm có thể bằng lý luận hoặc có thể so sánh khảo sát số liệu và tư liêụ về kim khí. Phương pháp mô hình hoá không những có tác dụng trong việc mô tả về tình hình sản xuất kinh doanh kim khí của Công ty, của toàn nghành mà còn là mô hình để dự báo tương lai phát triển của nghành. Trên cơ sở đó xây dựng nhiều phương án khác nhau làm cơ sở cho việc hình thành các quyết định. Mô hình hoá là hình tượng đã được đơn giản hoá. Do vậy trong quá trình xử lý nghiên cứu mô hình hoá cần phải làm giảm bớt sai số so với thực tế, đảm bảo sự tin cậy của mô hình. Kết quả dự báo là cơ sở căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch. Vì vậy việc từng bước hoàn thiện công tác dự báo là điều kiện tất yếu không chỉ riêng với Công ty mà còn cả với các Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và Nhà nước. 3. Đánh giá chính xác chỉ tiêu kết quả kế hoạch sản xuất kinh doanh Mọi quá trình hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh đều được phản ánh bằng các chỉ tiêu kết quả, những chỉ tiêu này phản ánh thực lực kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và nnó là căn cứ quan trọng để thiết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo và cho kế hoạch dài hạn. Trong những năm qua, việc đánh giá chỉ tiêu kết quả của công ty kim khí Hà Nội đã có nhiều sai lệch dẫn đến việc hoạch định kế hoạch năm không chính xác, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các năm sau đó như tình trạng ứ đọng tồn kho thép quá lớn của một số năm vừa qua làm cho đơn vị làm ăn không có hiệu quả. Do những tác hại vì thiếu chính xác của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh và ý nghĩa quan trọng của nó trong viẹec lập kế hoạch. Vì vậy công ty kim khí Hà Nội cần phải có những biện pháp nhằm chấn chỉnh lại và hạn chế tới mức thấp nhất những sai sót trong việc đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của mình như: phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá kế quả thống nhất từ công ty đến các xí nghiệp và cơ sở kinh doanh, tránh tình trạng sai lệch và hiểu lầm giữa các cấp quản lý. Công ty có thể sử dụng chỉ tiêu sau để phân tích kết quả: Ec = B/C Trong đó Ec: Tỷ lệ lợi nhuận, chi phí B: Mức lợi nhuận trong thời điểm cần tính toán C: Tổng chi phí trong thời kỳ tính toán. Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí sản xuất của công ty được tính theo công thức: IBC = (B1/C1)/(B0/C0) = (B1/B0)/(C1/C0) Trong đó IBC : Hiệu quả sản xuất kinh doanh B1, B0: Lợi nhuận trong thời kỳ tính toán và trước thời kỳ tính toán C1, C0: Chi phí trong thời kỳ tính toán và trước thời kỳ tính toán Như vậy muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty phải đảm bảo nhịp độ tăng lợi nhuận nhanh hơn nhịp độ tăng chi phí sản xuất tức là IC > 1. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác như doanh thu trêng vốn cố định, hoặc doanh thu trên tổng vốn, các chỉ tiêu về chất lượng, năng suất lao động và tỷ lệ hoàn vốn cố định... Công ty cần có một đội ngũ kiểm tra, giám sát nội bộ thật sự có năng lực để có thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chỉ tiêu kết quả nhằm làm trong sáng các chỉ tiêu này, đồng thời phải có đội ngũ chuyên viên cí năng lực thực thụ, sáng tạo, linh hoạt trong việc đánh giá tham mưu cho giám đốc. 4.Tăng cường định mức kinh tế kỹ thuật. Định mức là đại lượng lớn nhất cho phép để sản xuất một dơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của thời kỳ kế hoạch. Định mức kinh tế kỹ thuật là tiêu đề rất quan trọng cho công tác xây dựng kế hoạch, là những thông số rất quan trọng để có thể xây dựng kế hoạch hàng năm một cách chính xác nhất, đặc biệt là kế hoạch sản xuất của công ty. Định mức này bao gồm các định mức con sau: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Định mức khấu hao máy móc thiết bị. Định mức về lao động ... Các định mức trên đòi hỏi phải thường xuyên phải được đổi mới và hoàn thiện các mặt quản lý, sự đổi mới về công tác tổ chức sản xuất và trình độ của công nhân không ngừng được nâng cao. Công ty kim khí Hà Nội những năm qua chưa chú trọng xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quy mô sản xuất còn thấp, lĩnh vực sản xuất chưa cao so với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. Nên điều này đã làm ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch năm của công ty. Định mức kinh tế kỹ thuật là căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn về nguyên vật liệu, thiết bị máy móc và lao động phục vụ cho sản xuất và kinh doanh thép. Chính vì vậyu công ty cần phải có và tăng cường hơn nữa công tác định mức kinh tế kỹ thuật. Đặc biệt là định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Để hoàn thành từng bước công tác này thì công ty cần phải làm những việc sau: -Phải nhanh chóng thành lập đội ngũ nghiên cứu và hệ thống định mức nhằm theo dõi và kiểm tra giám sát hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đã được thành lập. -Phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật thống nhất nhằm từng bước đạt tới định mức của thế giới. Muốn vậy phải nhanh chóng kiện toàn máy móc thiết bị, quy trình công nghệ của các xí nghiệp. Để thống nhất chúng tạo thành một khối khổng lồ vững chắc tạo đà phát triển làm căn cứ dễ dàng cho việc lập kế hoạch . - Phải đầu tư hơn nữa máy móc, công nghệ cho 2 cơ sở sản xuất và mở rộng thêm các cơ sở sản xuất khác. Từ đó đưa lĩnh vực sản xuất lên phát triển song song với lĩnh vực kinh doanh. -Phải nghiên cữu thị trường đầu vào, tìn nguồn cung ứng nguyên vật liệu với chất lượng cao. -Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân nhằm làm giảm lãng phí, tiết kiệm nguyên vật liệu bằng các biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất hay chịu trách nhioệm như kỷ luật, phạt khi làm lãng phí nguyên vật liệu... Việc tăng cường định mức kinh tế kỹ thuật trong cơ chế thị trường như hiện nay là hết sức cần thiết nhất là đôí với ngành thép nhằm: -Từng bước giảm giá thành sản xuất thép tạo khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập và tiến dần ra thị trường quốc tế. -Làm căn cứ quan trọng cho việc tình toán lựa chọn kế hoạch như kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu, điều hoà cân đối lượng thép phế, phôi... 5.Tạo lập chiến lược phát triển chung của toàn công ty. Chiến lược là một nghệ thuật thiết kế, tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn và có mối quan hệ vơí một môi trường biến đổi và cạnh tranh. Chiến lược còn phác hoạ những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, xung quanh quỹ đạo có thể sắp đặt những quyết định và những hành động chóng xác của công ty. Chiến lược là hệ thống các đường lối và biện pháp chủ yếu nhằm đưa hệ thống đạt đến các mục tiêu dài hạn. Hay nói cách khác chiến lước chính là kế hoạch dài hạn với các mục tiêu, chính sách và biện pháp chủ yếu về sản xuất kinh doanh, về tài chính và giải quyết yếu tố con người nhằm đưa công ty phát triển cao hơn một bước về chất. Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đầy biến đọng và rủi ro, để thành công thì phải xây dựng cho mình một chiến lược tức là xác định doanh nghiệp muốn đi đến đâu, có thể đi đến đâu và đi đến đó bằng cách nào. Chiến lược như cột sống cho doanh nghiệp làm điểm tựa để phát triển và là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hàng năm. Như vậy, để đững vững và phát triển trên thị trường, công ty kim khí Hà Nội cần xây dựng một số chiến lược sau: -Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. Sản xuất kim khí phục vụ cho nhu cầu trong nước là nhiệm vụ cơ bản của công ty trong tương lai. Ngoài năm 2005 nước ta chỉ phải nhập một tỷ lệ nhỏ thép đặc biệt cho công nghiệp, còn lại hầu hết các sản phẩm dẹt, dây dành cho công nghiệp và xây dựng đều đựoc sản xuất trong nước. Để đáp ứng nhu cầu to lớn đó của nền kinh tế thì buộc công ty phải tăng năng lực sản xuất ngành bằng việc xây dựng thêm các nhà máy sản xuất thép. Công ty phải xây dựng cơ cấu chiến lược cho từng loại sản phẩm như thép dài tỷ lệ bao nhiêu, thép dẹt tỷ lệ bao nhiêu trong chiến lước sản phẩm và số lượng là bao nhiêu, quy cỡ như thế nào trong thép dài hoặc thép dẹt. Trong thép dẹt thì loại tấm cán nóng, cán nguội dưới 0,6 mm và trên 0,6 mm với số lượng từng loại là bao nhiêu để làm căn cứ cho các xí nghiệp sản xuất cụ thể. Ngoài ra công ty cần có một chiến lược về nguyên vật liệu nhằm điều hoà nguyên vật liệu trong nước và nhập khẩu. -Xây dựng chiến lược tài chính Chỉ tiêu tài chính là chỉ tiêu phản ánh về cả mặt chất lượng và số lượng, kết quả của quá trình sản xuất. Vì vậy công phải xây dựng cho mình chỉ tiêu này vào năm 2005 và 2010. Những chỉ tiêu đó là chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận, nộp ngân sách... Đồng thời công ty phải xây dựng được chiến lược về nguồn vốn đáp ứng cho đầu tư. Kinh doanh và sản xuất kim khí đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thu hồi chậm. Do đó nguồn vốn đáp ứng cho ngành phải là nguồn vốn vay dài hạn với lãi suất thấp như nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, hoặc cổ phần hoá một số bộ ohận trong công ty, hoặc dùng các biện pháp nào đó thu hút vốn trên thị trường. Cùng với việc thu hút vốn đầu tư là việc quản lý nguồn vốn đó, phải quản lý chặt chẽ, từng bước làm tăng hiệu quả đồng vốn vay. Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực Cùng với việc gia tăng quy mô sản xuất thì quy mô nguồn nhân lực cũng phải đáp ứng cho phù hợp. Trong nến kinh tế thị trường như hiện nay, để đứng vững và tạo một vị thế quan trọng trên thương trường công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên, tuyển dụng những lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao trong sản xuất cũng như trong kinh doanh, đồng thời công ty cũng nên áp dụng các hình thức đào tạo như đào tạo tại chỗ, mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn, đào tạo hàm thụ đại học tại chức... 6. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, đặc biệc là những người làm kế hoạch Lao động quản lý là lao động chất xám mà lợi ích của nó mang lại cao hơn gấp nhiều lần lao động bình thuường. Ngày nay khi nền kinh tế thị trường phát triển trên khắp thế giới thì đội ngũ lao động này đóng vai trò chủ chốt, nó quyết định cho sự thành công hay thất bại của chính doanh nghiệp. Công ty kim khí Hà Nội có khoảng gần 100 lao động. Đây là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của công ty. Đắc biệt là đội ngũ lao động lập kế hoạch. Đội ngũ lao động này cần phải được bồi dững hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay của công ty và trên thị trường. Công ty nên có những biện pháp khuyến khích hỗ trợ lực lượng lao động này, gắn quyền lợi với trách nhiệm của họ đặc biệt là những người làm kế hoạch, những hình thức thưởng phạt cụ thể, khuyến khích vật chất và tinh thần cho những người có trách nhiệm và phạt kỷ luật đối với những người thiếu trách nhiệm. Việc thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý đặc biệc là cán bộ phòng kế hoạch là hết sức cần thiết cả hiện tại và tương lai. Tổ chức cho cán bộ trẻ có đủ năng lực trình độ đi học sau đại học tại một số nước có nền công nghiệp thép phát triển như Nhật, Mỹ, Hàn quốc, Australia... Từng bước làm trẻ hoá đội ngũ quản lý và xây dựng kế hoạch nhằm xây dựng công ty trở thành một công ty lớn, có uy tín trên thương trường trong nước và quốc tế. Kết luận Sau một thời gian thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, các cán bộ của phòng kế hoạch – kinh doanh, tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty kim khí Hà Nội. Trong thời gian qua tôi đã nhận thấy kế hoạch sản xuất kinh doanh đã có những thành tích đáng kể góp phần đẩy mạnh công tác sản xuât kinh doanh của Công ty trong thời gia qua. Nó là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý của mỗi tổ chức, mỗi Công ty. Nó góp phần quan trọng đem đến sự thành công cho mỗi doanh nghiệp. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp còn phụ thuộc vào kế hoạch được lập có tối ưu, có hợp lý hay không và doanh nghiệp có khả năng thực thi được hay không. Tuy nhiên việc lập và thực hiện còn một số tồn tại và khó khăn nhất định. Để phát huy hơn nữa vai trò kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, nhằm mục đích phát triển toàn ngành cũng như toàn xã hội. Tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm củng cố và hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty kim khí Hà Nội. Những kiến nghị trên mới chỉ là bước đầu. Qua thời gian tìm hiểu thực tế ngắn ngủi, hơn nữa do trình độ nhận thức của bản thân còn non kém, chắc chắn ý kiến đưa ra còn chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tế để trang bị kiến thức thực tế cho bản thân rất mong sự đóng góp ý kiến của các cán bộ chuyên viên Công ty kim khí Hà Nội, của các thầy cô và các bạn bè để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29068.doc