Lời mở đầu.
Trong thời đại khu vực hoá và toàn cầu hoá, chất lượng sản phẩm và dịch vụ có một vai trò hết sức quan trọng và đang trở thành một thách thức to lớn với mọi quốc gia trên con đường hội nhập vào thế kỷ XXI.
Thất bại hay thành công trong cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên thương trường hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thích hợp của hàng hoá và dịch vụ, sự hợp lý về giá cả, điều kiện mua bán giao nhận, thời điểm đưa hàng hoá ra thị trường... Muốn cạnh tranh hữu hiệu, muốn đạt lợi nh
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí và xây lắp số 7 - COMA7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận cao thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng thích hợp và tiên tiến.
Hiện nay, đối với Việt Nam việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trở thành phương thức tất yếu, một biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu xã hội và góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập.
Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7 trải qua 36 năm tồn tại và phát triển ngày nay đã trở thành một đơn vị vững mạnh của cả nước. Hiện nay sản phẩm của Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7 đã được khách hàng chấp nhận và chất lượng ngày một cái thiện rõ rệt, nhưng trong công tác quản lý vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để tìm ra biện pháp thúc đẩy hơn nữa công tác quản lý chất lượng đặc biệt là việc nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7, trong quá trình thực tập tôi đã chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7. làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Đề tài gồm ba phần chính sau:
Phần I: Một số lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7 - COMA 7.
Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7.
Phần I: Một số lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng sản phẩm
I. Chất lượng sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
1. Quan niệm về chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù hết sức phức tạp mà con người thường hay gặp trong các hoạt động của mình. ở mỗi một góc độ khác nhau có cách giải thích khác nhau về chất lượng sản phẩm.
Một số khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Khái niệm sản phẩm: Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình.
Sản phẩm cơ khí: là kết qủa của các quá trình hay các hoạt động từ cung ứng nguyên vật liệu, tạo phôi, gia công để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Sản phẩm phi tiêu chuẩn là: sản phẩm mà ngoài những tiêu chuẩn chung quy định cho nó còn có những tiêu chuẩn riêng do đặc thù của nó quy định.
Chất lượng là gì:
Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO ( International organization for Standard ) – ISO 8402: 1986 Chất lượng: là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm tạo cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn.
Theo một số chuyên gia đầu đàn về chất lượng:
Jujan một chuyên gia quan lý chất lượng của Mỹ cho rằng: Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, công dụng.
Crosby cho rằng: chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định.
Bill Conway cho rằng: chất lượng phụ thuộc vào cách thức quản lý đúng đắn. Muốn đạt được chất lượng cần phải cải tiến chất lượng ở tất cả các khâu của quá trình.
W. Edwards. Deming cho rằng: chất lượng là một mực độdự báo được về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp nhất và phù hợp với thị trường.
Theo Kaoru ishikawo chuyên gia người Nhật cho rằng chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu với chi phí thấp nhất.
Theo tiêu chuẩn quốc gia của ôxtrâylia cho rằng chất lượng là sự phù hợp với mục đích và ý định.
Theo ISO 8402: 1994 chất lượng là một tập hợp các đặc tính của một thực thể ( đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn.
Theo ISO 9000: 2000 chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn.
1.1.2 Chất lượng sản phẩm.
* Theo quan điểm của Mác: Chất lượng sản phẩm có thể là tổng hợp các tính chất, đặc trưng tạo nên giá trị sử dụng, làm cho sản phẩm bảo đảm thoả mãn nhu cầu xã hội trong những điều kiện nhất định.
Các đặc trưng và tính chất biểu thị chất lượng sản phẩm thông thường được xác định bằng những thông số kỹ thuật có thể đo lường được hoặc những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có thể tính toán được.
* Theo Fâygenbao (Fêigenbaum): chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
1.2 Chất lượng sản phẩm theo quan điểm của người sản xuất.
Theo quan niệm của người sản xuất: sản phẩm muốn đạt đến chất lượng thì phải đạt đến những tiêu chuẩn, những yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho sản phẩm, những tiêu chuẩn này được thiết kế trước theo một hệ thống tiêu chuẩn nhất định.
Quan niệm này còn gọi là quan niệm hướng theo công nghệ, coi chất lượng sản phẩm là vấn hết sức đơn giản có thể định lượng được bằng một loạt các chỉ tiêu. Doanh nghiệp dựa vào những chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng sản phẩm của mình, nhưng chỉ đơn thuần là về mặt kỹ thuật. Nói chung nhìn nhận chất lượng sản phẩm theo góc độ người sản xuất càn một số hạn chế:
Thứ nhất: quan điểm này tách sản phẩm ra khỏi thị trường, chưa gắn sản phẩm với nhu cầu. Bởi vì thực tế là có rất nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng không đáp ứng được những mong muốn của khách hàng và dẫn đến sản phẩm sản xuất ra nhưng chưa chắc đã bán được trên thị trường.
Thứ hai, quan niệm này làm cho chất lượng sản phẩm bị tụt hậu so với nhu cầu của thị trường. Vì nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi trong khi đó các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm lại cố định một cách cứng nhắc. Cho nên luôn có khoảng cách giữa chất lượng trong tiêu chuẩn thiết kế với tiêu chuẩn chất lượng theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Cuối cùng do những quan niệm về chất lượng theo cách quan sát sản phẩm nên công tác quản lý, kiểm soát chất lượng chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất, đầu tư vào kiểm tra, kiểm soát sản phẩm cuối cùng. Cho nên có thể nói rằng: khâu quản lý chất lượng mang tính chất rất cục bộ.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất hoặc mua sản phẩm là để bán cho người tiêu dùng. Chính vì vậy cần thiết phải nhìn nhận chất lượng sản phẩm dưới quan điểm của người tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm theo hướng người thị trường
Đứng trên góc độ của người tiêu dùng chất lượng sản phẩm phải thể hiện các khía cạnh sau:
- Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.
Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng không dễ gì mua sản phẩm với bất kỳ giá nào.
Chất lượng sản phẩm phải được gắn với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng địa phương..... phong tục tập quán của một cộng đồng có thể phủ định hoàn toàn những thứ mà thông thường ta có thể cho là “ có chất lượng “.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra một quan niệm chất lượng sản phẩm tương đối hoàn chỉnh như sau: “ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc tính của sản phẩm thể hiện mức thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng nhất định “.
Như vậy chất lượng sản phẩm không những chỉ là tập hợp các thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể. Hay nói cách khác, chất lượng sản phẩm hàng hoá vừa có đặc tính chủ quan, vừa có đặc tính khách quan.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm, nhưng có thể gộp các yếu tố này thành hai nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp. Dựa vào nhóm yếu tố này mà doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch về chất lượng sản phẩm để thoả mãn tột bậc mức độ, kỳ vọng của khách hàng.
2.1 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp:
Trong phạm vi một doanh nghiệp, tất cả những gì tác động trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Qui tắc4M đã chỉ ra rằng, đó chính là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, con người và phương pháp tổ chức quản lý. Điều nàycó thể được khái quát theo sơ đồ xương cá sau:
CLSP của DN
Con người
Phương pháp
Nguyên vật liệu
Kỹ thuật công nghệ
Sơ đồ:1
Sau đây sẽ nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới chất lượng sản phẩm.
* Thứ nhất là nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm khoảng 60- 80% giá trị của sản phẩm. Cho nên không thể nói rằng chất lượng nguyên vật liệu không ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm mà ngược lại đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất, mạnh mẽ nhất. Chất lượngnguyên vật liệu tốt đồng bộ, cung ứng kịp thời mới tạo nên một sản phẩm có chất lượng hoàn chỉnh, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Vì vậy khi xuất nguyên vật liệu ra khỏi kho đưa vào quá trình sản xuất, nhất thiết phải kiểm tra tiêu chuẩn của các yếu tốđầu vào này. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến việc xây dựng cho mình một hệ thống các nhà cung cấp đầy tín nhiệm và bền chặt để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào duy nhất một nhà cung cấp mà vẫn đem lại lợi ích cho cả hai bên.
* Thứ hai là kỹ thuật- công nghệ tiến bộ: Quá trình công nghệ là một quá trình phức tạp, qua quá trình này ban đầu của nguyên vật liệu được thay đổi, bổ sung hoặc cải thiện theo hướng phù hợp với công dụng của sản phẩm. Cho nên công nghệ là yếu tố quyết định đến việc hình thành chất lượng sản phẩm. Còn khoa học là yếu tố tạo ra lực đẩy, khả năng cải tiến và nâng cao chất lượng. Điều này được thể hiện qua sự sáng tạo, sáng chế ra các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế có tính năng sử dụng cao hơn hoặc tạo ra các máy móc thiết bị có khả năng sản xuất các sản phẩm tốt hơn, ở trình độ cao hơn. Mặc dù kỹ thuật và công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị mà thì không thể nào nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hay nói cách khác nhóm yếu tố kỹ thuật- công nghệ- thiết bị có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ, không những chỉ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đa dạng hoá chủng loại nhằm đáp ứng sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng; tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành lại hạ.
* Thứ ba là yếu tố phương pháp quan lý: Có nguyên vật liệu tốt, có kỹ thuật tiên tiến, thiết bị công nghệ hiện đại, nhưng không biết tổ chức lao động sản xuất, tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ chức tiêu thụ, vận chuyển, dự trbảo quản hàng hoá, sửa chữa vận hành và nâng cấp máy móc thiết bị... hay nói cách khác không biết quản lý sản xuất kinh doanh thì không thể nào nâng cao được chất lượng sản phẩm. Thật là sai lầm khi cho rằng chất lượng sản phẩm tốt hay xấu là hoàn toàn phụ thuộc vào công nhân, vào các yếu tố của quá trình sản xuất.
Sơ đồ:2
Nhưng thực tế lỗi do trực tiếp sản xuất chỉ chiếm từ 15%-20%, trong khi đó 80%-85% là lỗi của hệ thống quản lý không hoàn hảo. “Những vấn đề chất lượng tốn kém nhất thường là bắt nguồn từ đầu bút chì và từ đầu dây điện thoại “. Muốn giải quyết tốt vấn đề này thì cần phải có sự điều chỉnh có mục tiêu, chứ không thể dùng các biện pháp chữa cháy, các biện pháp tình thế ngày một ngày hai. Vấn đề chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên trong doanh nghiệp, trong đó phương pháp tổ chức quản lý giữ vai trò quyết định.
* Thứ tư là nhân tố con người: Con người là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng sản phẩm. Vì thực ra con người chính là lực lượng lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu. Phải hiểu rằng con người ở đây không chỉ riêng lao động trực tiếp sản xuất mà còn là cán bộ lãnh đạo của đơn vị thậm chí còn xét đến cả bản thân người tiêu dùng. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất kỹ thuật nhưng không được người tiêu dùng chấp nhận nằm ứ đọng trong kho thì cũng không được gọi là sản phẩm đạt chất lượng được. Chất lượng phải tính toàn bộ từ khâu đầu vào cho đến khâu cuối cùng chứ không chỉ riêng cho quá trình sản xuất cục bộ. Muốn thực hiện chất lượng sản phẩm một cách toàn diện thì ít nhất đội ngũ cán bộ lẫnh đạo cấp cao phải có nhận thức đúng đắn về việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có những chủ trương, những chính sách đúng đắn về chất lượng sản phẩm thể hiện trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Vấn đề con người phải được đặt lên hàng đầu, con người cần phải được đào tạo mà trước hết là cán bộ quản lý rồi mới đến công nhân kỹ thuật. Mọi người phải có nhận thức rằng nâng cao chất lượng sản phẩm là trách nhiệm và vinh dự của mọi thành viên, là sự sống còn, là quyền lợi thiết thân đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Sự phân chia tách bạch các yếu tố trên chỉ là quy ước để hiểu rõ tác động của từng nhân tố đến chất lượng sản phẩm chứ thực ra trong các yếu tố này có yếu tố kia, yếu tố kia lại quay trở lại tác động vài yếu tố này. Các yếu tố là một thể thống nhất, có mối quan hệ hữu cơ với nhau và được thể hiiện qua sơ đồ.
Sơ đồ: 3
Machine
Máy móc thiết bị
Method
Phương pháp
Material Nguyên vật liệu
Men
Con người
Chất lượng
Sản phẩm
2.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cũng như một cơ thể sống, cũng trao đổi với môi trường bên ngoài. Doanh nghiệp nào tự tách mình ra khỏi môi trường thì doanh nghiệp đó khó thể tồn tại được huống chi là nói đến vấn đề phát triển và mở rộng qui mô. Cho nên khi xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không thể bỏ qua các nhân tố về thị trường, về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, về chính sách quản lý của nhà nước...
2.2.1 Nhu cầu của nền kinh tế.
Đòi hỏi của thị trường:
Nhu cầu của thị trường về sản phẩm chính là những yêiu cầu về cỡ, loại tính năng kỹ thuật, số lượng, sản xuất cho ai và vào lúc nào... Hơn nữa, đòi hỏi của thị trường trong nước lại khác với sự đòi hỏi của thị trường nước ngoài. Trên mỗi thị trường lại có những yêu cầu khác nhau đối với từng đối tượng sử dụng. Đó là chưa nói đến sự biến đổi của thị trường về một phương diện nào đó, theo một chiều hướng nào đó cũng làm cho sản phẩm phải được điều chỉnh thích ứng về chất lượng. Nhạy cảm với sự thị trường là nguồn sinh lực của quá trình hình thành và phát triển tất cả các sản phẩm. Điều quan trọng là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng tình hình và đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hoá từ đó có chính sách đúng đắn.
Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất:
Đó là khả năng kinh tế và trình độ kỹ thuật có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay không. Đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề nội tại của bản thân nền sản xuất xã hội, nhưng việc chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế. Cho nên lo gic của vấn đề là muốn cho sản phẩm có chất lượng thì phải trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ kinh tế.
Chính sách kinh tế:
Hướng đầu tư, hướng phát triển loại sản phẩm và mức thoả mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Như chính sách khuyến khích sản xuất những sản phẩm gì và không khuyến khích những sản phẩm gì, khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm nào, với mức lợi nhuận nào cần có: chính sách khích lệ người lao động như thế nào.. Ngay cả chính sách trong sự hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật nhằm tạo con đường đặc thù trong phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định nào đó trực tiếp chi phối sự thuận lợi hay không thuận lợi cho sự phát triển về chất lượng sản phẩm.
2.2.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ
Trong thời đại ngày nay, cùng với đặc điểm là khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất cứ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. Xét trong việc tổ chức ra sản phẩm cụ thể nào đó, cái quyết định để có sự nhảy vọt về năng suất , chất lượng và hiệu quả chính là việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ. Hướng chính của việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ hiện nay là:
Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế: Bằng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xác lập các vật liệu mới (đặc biệt là các nguồn nguyên liệu sẵn có, chủ động) có thể hoặc tạo nên những tính chất mới cho sản phẩm tạo thành, hoặc thay thế cho sản phẩm cũ nhưng duy trì tính chất cơ bản của sản phẩm. ở đây có điều quan trọng là khi sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế nhất thiết phải qua nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kết luận về công dụng của nó có đúng nghĩa vật liệu thay thế không.
Hướng thứ hai là cải tiến hay đổi mới công nghệ: Với sản phẩm đã xác định,một công nghệ nào đó chỉ cho phép đạt được tới một mức chất lượng tối đa ứng với nó. Công nghệ chế tạo càng tiến bộ thì càng có khả năng tạo cho sản phẩm có chất lượng cao hơn, ổn định hơn. Ví dụ trong ngành đúc, công nghệ đúc bằng khuôn kim loại có năng suất và chất lượng cao hơn khuôn đúc cát; trong nhiệt luyện, tôi trên máy tần số chất lượng gia công bề mặt đồng đều hơn tôi ở lò điện hay lò phản xạ. ở nước ta nói chung, trình độ trang thiết bị công nghệ của các ngành chưa cao, còn nhiều bất hợp lý tiềm năng chưa khai thác hết. Vì vậy, đồng thời với việc thiết lập các hệ thống công nghệ hiện đại, cần tập trung cải tiến, đổi mới công nghệ từng phần sắp xếp lại các dây chuyền công nghệ sản xuất hợp lý, đây là điều quan trọng đặc biệt , nó sẽ đem lại hiệu quả một cách nhanh chóng và tiết kiệm cho nên kinh tế.
Hướng thứ ba là hướng cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới. Bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học, cải tiến, nâng cao tính năng kỹ thuật hay giá trị sử dụng của các sản phẩm hiện có , làm cho nó thoả mãn mục đích và yêu cầu sử dụng một cách tốt hơn. Tuỳ từng loại sản phẩm có nội dung cải tiến khác nhau nhưng hướng chung là cải tiến để nâng cao những chỉ tiêu cơ bản và ổn định các chỉ tiêu đó. Với sản phẩm hướng chính là tạo ra kích cỡ, thông số, loại và các chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu mới xuất hiện hoặc thoả mãn những nhu cầu nâng cao mục đích sử dụng cũ. ở nước ta, cải tiến nângcao chất lượng cho những sản phẩm cũ trên cơ sở phát huy tiềm năng của công nghệ, của vật tư, của lao động hiện có là nội dung và biện pháp có ý nghĩa hàng đầu, ít tốn kém và đem lại hiệu quả nhanh. Tất nhiên, việc nghiên cứu chế thử sản phẩm mới có ý nghĩa riêng của nó. Nhưng phải tính toán, cân nhắc, chuẩn bị chu đáo, để thực sự có sản phẩm đúng nghĩa là mới, tức là tiến bộ hơn, có tínhnăng kỹ thuật và giá trị sử dụng ưu việt hơn sản phẩm cùng loại đã có.
Thực ra có rất nhiều hướng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng trên đây là ba hướng cơ bản, điển hình hơn cả. Doanh nghiệp sẽ dựa vào đặc điểm nội lực của mình để lựa chọn hướng áp dụng cụ thể. Điều quan trọng không phải là áp dụng nhiều hướng, mà là kết quả cuối cùng sản phẩm của mình có được người tiêu dùng thừa nhận hay không, doanh số và lợi nhuận có tăng lên hay không.
2.2.3 Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế:
Bất kỳ hoạt động sản xuất nào, dưới chế độ nào cũng chịu tác động, chịu chi phối của cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhất định. Do đó chất lượng sản phẩm cũng bị yếu tố này qui định. Điều đó được thể hiện qua các mặt sau đây:
Kế hoạch hoá phát triển kinh tế:
Một quan điểm, một phương pháp kế hoạch hoá đảm bảo nguyên tắc cân đối các yếu tố vật chất và tinh thần, cân đối giữa số lượng và chất lượng, cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, lấy yêu cầu chất lượng tiêu dùng làm điểm xuất phát thì nhất định sự phát triển sản xuất sẽ đi vào con đường đảm bảo chất lượng. Trong quá trình xây dựng , xét duyệt, đánh giá hoàn thành kế hoạch, nếu luôn luôn tính tới yếu tố chất lượng, không đem chất lượng đối lập với số lượng, phân tích sâu sắc, tỉ mỉ hiệu quả chung đem lại.. . thì chắc chắn sản phẩm làm ra sẽ đạt được mức chất lượng hợp lý nhất trong điều kiện cho phép.
Giá cả
Giá cả phải định theo mức chất lượng. Sản phẩm có nhiều mức chất lượng khác nhau thì phải có giá trị tương ứng khác nhau. Đồng thời, chênh lệch giá giữa các sản phẩm cùng loại có mức chất lượng khác nhau phải đảm bảo khuyến khích sản xuất ra các sản phẩm có mức chất lượng cao.
Chính sách đầu tư:
Chúng ta cần phải chú trọng đầu tư theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả tổng hợp của các lực lượng sản xuất bằng cách dành lực lượng như thiết bị, người lao động..thích đáng cho việc nghiên cứu chế thử.. . nhằm nâng cao chất lượng. Đây là hướng đầu tư quan trọng nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả chung của nền kinh tế.
Tổ chức quản lý về chất lượng:
Đó chính là việc hình thành cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm trong cơ chế chung của quản lý kinh tế. Mục tiêu chất lượng và hiệu quả phải được thể hiện trong từng việc làm và kết quả cụ thể của mọi mặt hoạt động có liên quan từ nghiên cứu, thiết kế, chế thử đến tố chức sản xuất, lưu thông, sử dụng sản phẩm.
Tóm lại, một cơ chế hợp lý, một môi trường pháp lý bình đẳng và đồng bộ là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực chất lượng hoạt động. Chính Nhà nước sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, buộc các doanh nghiệp muốn đứng vững để phát triển phải đưa vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.
II. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm, vai trò và đặc điểm của chất lượng sản phẩm.
1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm.
Tuỳ theo mục đích sử dụng, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm, hàng hoá có thể chia thành 4 nhóm cơ bản sau:
Nhóm chỉ tiêu sử dụng.
Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng mà người tiêu dùng khi mua sản phẩm thường quan tâm đến, nhóm này bao gồm:
Thời gian sử dụng.
Mức độ an toàn trong sử dụng.
Khả năng sửa chữa thay thế các chi tiết.
Hiệu quả sử dụng (sinh lợi, tiện lợi).
Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ.
Đây là nhóm chỉ tiêu mà các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, kinh doanh thường dùng để đánh giá giá trị sử dụng của sản phẩm. Các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ có rất nhiều nhưng quan trong hơn cả là các chỉ tiêu sau đây:
Chỉ tiêu về kích thước: thường được áp dụng cho các sản phẩm như: giày dép, hàng dệt, hàng may mặc.. .hoặc để hợp lý hoá sản xuất, đóng gói vận chuyển, bảo quản.
Chỉ tiêu về cơ lý như khối lượng các thông số, các yêu cầu về kỹ thuật như độ bền, độ chính xác, độ tin cậy, độ an toàn trong sử dụng...
Chỉ tiêu về sinh hoá như thành phần hoá học biểu thị giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, khả năng sinh nhiệt, hệ số tiêu hóa...sự có mặt của thành phần hoá học bổ sung đôi khi dẫn đến những thay đổi quan trọng về chất lượng.
Việc lựa chọn nhữnhg chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ để kiểm tra, đánh giá một mặt hàng nào đó phải xuất phát từ công dụng, đặc điểm cấu tạo cũng như điều kiện sử dụng của sản phẩm ấy.
Nhóm chỉ tiêu kiểu dáng thẩm mỹ bao gồm:
Tính biểu hiện của kiểu dáng: thể hiện ở bố cục rõ ràng, từng bộ phận đường nét phải tạo ra hiệu quả thẩm mỹ.
Tính hoàn chỉnh: thể hiện ở sự thống nhất hữu cơ giữa các bộ phận riêng lẻ, vừa tinh tế vừa hài hoà.
Sự phong phú về kiểu cách, mẫu mã nhưng lại phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.
Sản phẩm phải đảm bảo sự hài hoà về màu sắc, làm tôn tính độc đáo của sản phẩm.
Nhóm chỉ tiêu kinh tế: Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn phải xem xét kỹ giá cả của sản phẩm. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao là sản phẩm đạt chất lượng cao mà chi phí của chất lượng lại thấp: đó là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, tiêu dùng và các chi phí khác.
2. Vai trò của chất lượng sản phẩm.
* Chất lượng sản phẩm làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thể hiện được sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
* Chất lượng sản phẩm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường nhờ đó mà uy tín của doanh nghiệp được đảm bảo. Đó chính là cơ sở quan trọng để cho doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài.
* Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí khi chúng ta nâng một tỉ lệ chất lượng sản phẩm lên.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian, sức lực trong quá trình sử dụng, vận hành. Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một giải pháp quan trọng thống nhất lợi ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở để tăng khả năng xuất khẩu và khẳng định vị trí sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời tăng khả năng trúng thầu của các doanh nghiệp.
3. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm.
* Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế, xã hội, kỹ thuật, được quy định bởi các yếu tố tạo nên sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc vào thời gian, không gian và luôn luôn thay đổi.
* Khi chúng ta nói tới vấn đề chất lượng sản phẩm là nói tới vấn đề quản lý.
* Chất lượng sản phẩm có tính tương đối, vận động liên tục và thay đổi theo không gian, thời gian cũng như sở thích của khách hàng. Do đó đây chính là một đặc điểm mà các nhà quản lý chất lượng cần phải quan tâm để cải tiến không ngừng.
* Chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc vào các loại thị trường cụ thể; mà có thể được đánh giá cao trên thị trường này nhưng lại bị coi nhẹ trên thị trường khác, có thể được khách hàng này ưa chuộng nhưng đối với khách hàng khác lại không được ưa chuộng.
* Chất lượng sản phẩm có thể được đo lường và đánh giá thông qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn.
* Chất lượng sản phẩm có thể quản lý được thông qua các chỉ tiêu; nó gồm hai thuộc tính cơ bản đó là tính vật lý khách quan và tính phù hợp.
* Chất lượng của mỗi loại sản phẩm được xác định trong nhiều điều kiện cụ thể, với những mục đích cụ thể tương ứng với một đối tượng tiêu dùng; không có chất lượng sản phẩm chung cho mọi người. sản phẩm chỉ thể hiện chất lượng của mình trong những điều kiện tiêu dùng nhất định, với những mục đích nhất định.
4. Quản lý chất lượng sản phẩm biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
4.1 Chất lượng trong thiết kế sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm là một quả trình sáng tạo dựa trên những kiến thức am hiểu về thị trường để chuyển hoá những nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm chất lượng của sản phẩm. Thiết kế sản phẩm có vai trò rất quan trọng vì nó là khâu đầu tiên để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doạnh của doanh nghiệp. Nếu thiết kế đúng đắn phù hợp với nhu cầu của thị trường sẽ góp phần vào thành quả hoạt động, vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp đã xây dưng được sản phẩm theo đúng nghĩa của nó.
Công tác thiết kế sản phẩm bao gồm các bước sau:
Tập hợp các chuyên gia thiết kế , các cán bộ quản lý để cùng nhau thiết kế ra sản phẩm mới.
Tiếp nhận phân tích thông tin từ bộ phận điều tra thị trường.
Đề xuất các phương án khác nhau về đặc điểm của sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Thực hiện kiểm tra đánh giá và phân tích các phương án nhằm lựa chọn ra phương án tối ưu.
Sản xuất thử.
Trưng cầu ý kiến khách hàng, tiến hành hiệu chỉnh.
Phân tích để đưa vào sản xuất hàng loạt.
Trong giai đoạn thiết kế cần đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Trình độ sản phẩm thiết kế: như chỉ tiêu sử dụng , chỉ tiêu thẩm mỹ, chỉ tiêu kinh tế...
Chỉ tiêu tổng hợp về công nghệ và chất lượng chế thử.
Hệ số khuyết tật của sản phẩm chế thử và các biện pháp điều chỉnh những sai hỏng đó.
4.2 Bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu cung ứng.
Người sản xuất sẽ không thể nào bảo đảm chất lượng sản phẩm của mình nếu nguyên liệu và vật tư mà bên cung ứng giao cho đạt tiêu chuẩn hay có khuyết tật. Vì vậy chất lượng nguyên vật liệu của người cung cấp được đặc biệt quan tâm.
Việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cũng là điều kiện cần thiết để kế hoạch hoá nhịp nhàng các công đoạn sản xuất, nâng cao năng suất và lập kế hoạch giảm chi phí. Nội dung của việc bảo đảm chất lượng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu bao gồm các bước sau:
Lập kế hoạch cung ứng nguyên vật kiêu cho sản xuất.
Lựa chon nguồn cung ứng.
Tạo lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ, thường xuyên giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng.
Thoả thuận việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng vật tư cung ứng, các phương pháp kiểm tra xác minh nguyênvật liệu.
Xác định các phương án giao nhận và thời hạn giao nhận.
Xác định rõ, đầy đủ và thống nhất các điều khoản trong việc giải quyết các sai hỏng của quả trình cung ứng nguyên vật liệu.
Muốn đánh giá việc cung ứng nguyên vật liệu có đạt tiêu chuẩn hay không phải căn cứ vào ba chỉ tiêu chính sau:
Số lần cung ứng đúng thời hạn.
Tỉ lệ nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tổng chi phí cho việc cung ứng.
Khi đã có những chỉ tiêu chất lượng mà thị trường đặt ra trong giai đoạn thiết kế sản phẩm, khi đã có nguyên vật liệu đúng yêu cầu, doanh nghiệp phải bắt tay ngay vào việc sản xuất sản phẩm. Vấn đề trung tâm ở đây là muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải quản lý chất lượng sản phẩm trong giai đoạn sản xuất.
4.3 Quản lý chất lượng trong giai sản xuất.
Mục đích của quản lý quá trình sản xuất không phải là loại bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong mà là ngăn chặn sao cho không có những sản phẩm xấu trong quá trình sản xuất. Trong sản xuất, phải phát hiện ngay những sai sót càng sớm càng tốt. Ngoài ra cần có nhận thức đúng đắn, nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm,quản lý quá trình sản xuất không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý mà là trách nhiệm của mọi thành viên. Quản lý chất lượng trong giai đoạn sản xuất nhằm mục tiêu sau:
* Trước tiên là huy động mọi nguồn lực của doanh nghiêp để sản xuất chế biến sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng.
* Sau đó sẽ là đảm bảo chi phí ở mức thấp nhất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất đúng thời gian quy định, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông, kinh doanh.
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn nàylà:
Cung cấp đúng số lượng, chất lượng nguyên vật liệu một cách kịp thời.
Thông báo mục tiêu chất lượng và phân công việc cụ thể đến từng cá nhân trong tố chức.
Tiến hành kiểm tra nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm trước khi đưa vào sản xuất.
Kiểm tra thường xuyên hệ thống máy móc thiết bị thông qua công tác duy tu bảo hành.
Kiểm tra một cách toàn diện chất lượng sản phẩm theo yêu cầu thiết kế.
Khi sản phẩm được sản xuất xong là doanh nghiệp đã đi được 3/4 trong chặng đường nâng cao chất lượng sản phẩm đoạn đường còn lại là quản lý chất lượng trong và sau khi bán.
4.4 Các biện pháp bảo đảm chất lượng trong và sau khi bán hàng.
Điểm quan trọng trong quá trình phân phối là phải duy trì một cách tốt nhất chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Sau khi bán được hàng không phải doanh nghiệp đã hết trách nhiệm doanh nghiệp còn phải giải quyết những tình huống không thể lường trước được, đó là những vấn đề thoả mãn những khiếu nại của người tiêu dùng khi chất lượng sản phẩm của mình gặp sự cố.
Nhà._. sản xuất cung cấp sản phẩm chất lượng thấp, khách hàng sẽ khiếu nại. Nhưng thông thường chỉ khiếu nại những sản phẩm giá trị cao, còn những sản phẩm giá trị thấp đôi khi khách hàng cũng bỏ qua. Và thế là những thông tin về chất lượng sản phẩm không đến được nhà sản xuất. Còn người tiêu dùng thì lẳng lặng tìm mua sản phẩm của hãng khác. Vì vậy các nhà sản xuất còn phải làm sao thu thập được những khiếu nại của người tiêu dùng ngay cả đối với những sản phẩm có giá trị thấp. Tuy nhiên, thông tin khiếu nại về chất lượng sản phẩm có hữu hiệu, có được giải quyết triệt để hay không còn tuỳ thuộc vào thái độ, vào cách thức tổ chức của nhà sản xuất. Biện pháp hữu hiệu nhất là tổ chức các mối liên hệ ngược với các khiếu nại của người tiêu dùng.
Ngoài ra bảo hành là một hoạt động cần thiết và có tầm quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng. Cần phải có thời gian bảo hành sản xuất sản phẩm, đơn vị sản xuất sẽ chịu chi phí nếu sản phẩm bị trục trặc trong quá trình sử dụng. Bảo hành, bảo dưỡng kỹ thuật là sự thoả thuận giữa nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Doanh nghiệp phải đảm bảo cho lợi ích của người tiêu dùng càng nhiều thì uy tín của doanh nghiệp càng được nâng cao và lợi nhuận của họ càng lớn. Hơn nữa, nguyên nhân dẫn đến hỏng sản phẩm là việc sử dụng không đúng, vận hành trong những điều kiện bất thường hoặc kiểm tra định kỳ không đầy đủ. Chính vì thế đối với tất cả sản phẩm, nhất là sản phẩm sử dụng lâu, cần phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn kiểm tra định kỳ thật chi tiết.Tài liệu hướng dẫn phải được trình bày dễ hiểu, đầy đủ sao cho bất cứ người tiêu dùng nào cũng có thể hiểu được. Trong tài liệu này cần nêu rõ những quyền lợi sử dụng sản phẩm và trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm mà công ty mình sản xuất ra.
5. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra những đIều kiện to lớn cho giao lưu, thu thập, nắm bắt, xử lý thông tin trên các thị trường xa xôi. Nó trở thành vũ khí quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để có khả năng cạnh tranh, vươn ra những thị trường rộng lớn hơn, phục vụ khách hàng đầy đủ kịp thời hơn, chất lượng cao nhưng chi phí giảm làm cho các hoạt động hiệu quả hơn.
Thị trường không còn là độc quyền của một số nước, mà có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế một mặt tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, nắm bắt được cơ hội kinh doanh mới nhưng mặt khác cũng làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở lên gay gắt hơn.
Đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. chất lượng là một trong những giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ngược lại khả năng cạnh tranh trên thị trường cao lại tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm tốt là cơ sở cho doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, tạo uy tín, danh tiếng cho sản phẩm. Từ đó là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Bởi vì, sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào phát triển sản xuất, nâng suất cao mà còn được tạo ra bởi sự tiết kiệm trong quá trình sản xuất và sự tiết kiệm nhờ không lãng phí do không sản xuất ra những sản phẩm sai hỏng, kém chất lượng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với tính hữu ích của sản phẩm được nâng cao, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm (giẩm nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm được tài nguyên, giảm những vấn đề ô nhiễm môi trường). Như vậy nâng cao chất lượng sản phẩm chính là con đường ngắn nhất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận. Chất lượng sản phẩm góp phần thúc đẩy tiến bộ sản xuất, đẩy mạnh tổ chức lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo việc làm ổn định, tăng thu nhập và làm cho người lao động tin tưởng, gắn bó với doanh nghiệp vì chính họ là người tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7- COMA7
I. Quá trình hình thành , phát triển và đặc đIểm của Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7
1. Quá trình hình thành và phát triển của COMA 7.
Công ty Cơ khí và xây lắp số 7 là một doanh nghiệp nhà nước, có tên giao dịch quốc tế là Construction Mechinery Company No 7- COMA7, có địa điểm đặt tại Km14- Quốc lộ 1A - Xã Liên Ninh - huyện Thanh Trì - Hà Nội, với diện tích là 4,5 ha; là một trong 23 thành viên của Tổng Công ty Cơ khí xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Sau 36 năm ra đời và hoạt động, Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 đă từng bước khẳng định vị thế vững chắc của mình trong Ngành Cơ khí xây dựng. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể được khái quát như sau:
1.1 Trước tháng 12 năm 1986
Nhà máy cơ khí xây dựng Liên Ninh (nay là Công ty Cơ khí và xây lắp số 7) được thành lập ngày 1/8/1966 theo quyết định của Bộ Kiến trúc với cơ sở ban đầu là một phân xưởng Nguội tách ra từ Nhà máy cơ khí kiến trúc Gia Lâm.
Thời gian đầu số cán bộ, công nhân viên có khoảng trên 60 người, trang thiết bị máy móc còn rất ít và lạc hậu, phần lớn là sản xuất thủ công.
Trong giai đoạn này, nền kinh tế của nước ta quản lý theo cơ chế tập trung , quan liêu, bao cấp. Do vậy, đầu ra của Nhà máy do Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng (nay là Tổng Công ty cơ khí xây dựng) bao tiêu.
Với những sản phẩm cơ khí chủ yếu là thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng như là máy làm gạch, ngói , bi đạn, Nhà máy đă cung cấp cho phần lớn các đơn vị sản xuất gạch , ngói , xi măng , khu vực miền Bắc thời kỳ đó.
Sản xuất phát triển, số lượng công nhân cũng tăng dần theo thời gian, có thời điểm lên tới trên 500 lao đông (1977- 1978) .
1.2 Sau tháng 12 năm 1986
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986 ) đã dấu một bước ngoặt quan trọng, tạo lên sự chuyển biến lớn về mọi mặt kinh tế, xã hội. Đất nước ta bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà máy cơ khí Liên Ninh cũng như các doanh nghiệp khác đứng trước thời cơ mới, thách thức mới. Yêu cầu của cơ chế quản lý đòi hỏi Nhà máy phải có sự chuyển đổi phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như trang thiết bị , máy móc quá cũ và lạc hậu ; đội ngũ cán bộ quản lý chưa kịp thích ứng được với cơ chế thị trường; sản phẩm không còn được bao tiêu như trước, nhưng với quyết tâm đưa đơn vị đi lên của tập thể cán bộ , công nhân viên và lănh đạo, Nhà máy đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường . Sản phẩm được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao.
Ngày 2/1/1996 Nhà máy Cơ khí xây dựng Liên Ninh được đổi tên thành Công ty Cơ khí xây dựng Liên Ninh theo quyết định số 06 /BXD của Bộ Xây dựng .Ngành nghề kinh doanh chủ yếu vẫn là:
- Sản xuất thiết bị máy móc cho ngành Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Công trình đô thị .
- Sản xuất phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
Với những mặt hàng là sản phẩm cơ khí truyền thống, Công ty đă cung cấp một khối lượng lớn bi đạn , gầu tải , băng tải đặc biệt là kết cấu thép phi tiêu chuẩn cho các đơn vị trong và ngoài ngành. Tiêu biểu như:
-Tham gia dựng cột đường dây tải điện 500 KW Bắc Nam ( 1993 ).
- Cung cấp sản phẩm thép kết cấu cho Nhà máy xi măng bút Sơn (1996 ) với tổng khối lượng hơn 1000 tấn , đạt doanh thu 3,5 tỷ đồng.
- Cung cấp bi cầu thép hợp kim , đạn thép hợp kim , phụ tùng thép hợp kim như ghi lò, tấm lót, cho các Nhà máy xi măng Nghi Sơn , Hoàng Thạch (1997 ), Bỉm Sơn (1998) với tổng khối lượng từ 1000 đến 2000 tấn, đạt doanh thu 2,5 tỷ đồng.
- Cung cấp kết cấu thép phi tiêu chuẩn cho nhà máy bia Tiger- Hà Tây, Công ty kính nổi Đáp Cầu VFG (1998- 1999 ) với tổng khối lượng khoảng 1000 tấn , đạt doanh thu 1,3 tỷ đồng.
- Cung cấp kết cấu thép phi tiêu chuẩn cho Xưởng chế tạo vỏ nhôm - Nhà máy đóng tàu Sông Cấm ( 2000- 2001 ), tổng khối lượng 1200 tấn , doanh thu 1,2 tỷ đồng.
- Dựng cột truyền hình Buôn Mê Thuột do đài truyền hình Việt Nam đặt vào ( tháng 4 năm 2001), tổng khối lượng 1800 tấn, doanh thu khoảng 2 tỷ đồng .
Ngoài ra , Công ty cũng đi sâu nghiên cứu sản xuất và cung cấp các phụ tùng thay thế các thiết bị làm gạch lò Tuy - Len nhập ngoại cho các xí nghịêp gạch trung ương và địa phương.
Bằng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên , năm 1999 và năm 2000 , năm 2001 Công ty đã thu được các kết quả sản xuất kinh doanh sau đây:
Biểu 1: Một số chỉ tiêu Công ty đạt được.
Chỉ tiêu
Đvt
1999
2000
2001
Tổng doanh thu
Tỷ
17,673
18,2
32,27
Tổng các khoản nộp NS
Tr.đ
125
218
320
Năng suất LĐBQ của 1 CN
Ngh.đ/năm
4.370
5.748
7.128
ã Ngày 1/ 11/ 2000 theo quyết định số 1567 / BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng , Công ty Cơ khí xây dưng Liên Ninh một lần nữa lại được đổi tên thành Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7, có bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh . Cụ thể là:
- Thi công xây dựng công trình đân dụng công nghiệp , giao thông (cầu đường) thuỷ lợi , công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp , đường dây điên , trạm biến thế điện , điện lạnh , hệ thống kỹ thuật công trình .
- Gia công lắp đặt khung nhôm kính , lắp đặt thiết bị , lập dự án đầu tư, thiết kế công trình xây dựng ,
- Tư vấn xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp.
- Kinh doanh phát triển nhà và công trình ỹ thuật hạ tầng đô thị.
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ, xuất khẩu lao động và chuyên gia kỹ thuật
2. Đặc điểm kinh tế , kỹ thuật của Công ty Cơ khí và xây lắp số 7
2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường.
2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty Cơ khí và Xây lắp số 7.
Công ty Cơ khí và xây lắp số 7 là một doanh nghiệp nhà nước, sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm:
- Phụ tùng sản xuất vật liệu xây dựng.
- Phụ tùng sản xuất Xi măng .
- Bi đạn nghiền Xi măng.
- Sản phẩm kết cấu thép.
- Sản phẩm nhôm trang trí.
- Xây dựng dân dụng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,hạ tầng cơ sở cấp thoát nước.
Sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất vật chất như Xi măng, Xây dựng và các doanh nghiệp Lắp ráp, doanh nghiệp cung cấp cho họ các chi tiết, thiết bị kết cấu thép, bi đạn và lọc bụi cho các công ty thuộc Tổng công ty Xi măng. Cho đến nay, công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 đã trở thành doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực cơ khí, kết cấu thép và xây lắp.
2.1.2 Đặc điểm thị trường sản phẩm của COMA7
ã Sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản phẩm cơ khí, với đặc tính đơn chiếc gia công, cắt gọt, làm theo đơn đặt hàng là chủ yếu. Cho nên, Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của một số bạn hàng mang tính chất truyền thống của công ty như; Sản xuất bị đạn cho các Công ty trực thuộc Tổng công ty Xi Măng Việt Nam. Mặt khác, sản phẩm cơ khí có tính cạnh tranh không mạnh mẽ như các mặt hàng may mặc, dệt và giầy da. Nhưng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng có những khó khăn và thuận lợi.
a. Khó khăn:
- Thị trường kinh tế có nhiều biến động, cơ chế ngày càng phức tạp, tiếp thị tìm kiếm việc làm có rất nhiều khó khăn, trong mọi hoạt động kinh tế tế Công ty đều phải chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt “thị trường là chiến trường”, để tồn tại và phát triển Công ty phải khắc phục, vận động và vượt qua.
- Công ty mới bắt đầu chuyển hướng mở rộng sang lĩnh vực xây lắp, năng lực và uy tín trên thị trường về lĩnh vực này còn hạn hẹp, đặ biệt cơ sở vật chất cho thi công xây lắp như thiết bị, xe máy, vì vậy tìm kiếm việc làm rất khó khăn.
- Máy móc, thiết bị cho sản xuất gia công cơ khí cũ kỹ, lạc hậu được sản xuất từ những năm (60-70) nhiều khi không đáp ứng được chất lượng và tiến độ của nhiều đơn hàng.
- Từ một Công ty chuyên sản xuất cơ khí nay mở rộng sang lĩnh vực xây lắp, nên cần có thêm vốn để đáp ứng cho sản xuất kinh doanh. Song vốn của Công ty còn hạn hẹp, muốn đầu tư, muốn sản xuất kinh doanh về xây lắp thì phải vay vốn và chịu lãi xuất ngân hàng.
- Trong công tác tổ chức sản xuất cũng có nhiều biến đổi theo việc mở rộng ngành nghề: phải bổ xung thêm người, thêm đơn vị chuyên ngành, chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập.
b. Thuận lợi:
- Được lãnh đạo Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng chỉ đạo sát sao, quan tâm đúng mức tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ Công ty nhất là về định hướng và tạo quyền chủ động cho Công ty phát huy nội lực trong sản xuất kinh doanh.
- Đảng bộ Công ty là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nội bộ đoàn kết, Cán bộ công nhân viên hết lòng vì tập thể, cán bộ, công nhân rất mạnh dạn đi vào những lĩnh vực mới, khó khăn nhưng lại thu hiệu quả cao.
- Được sự nhất trí của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng trong năm 2001 Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 đã đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh như: trạm trộn bê tông thương phẩm 60m3/h, 02 xe chở bê tông tươi trị giá hơn 2 tỷ đồng, các loại xe phục vụ công tác trị giá hàng tỷ đồng, đặc biệt Tổng công ty cho phép Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 làm chủ đầu tư dự án “ Xưởng sơn và Decor trên nhôm”, trong năm 2001 Công ty đã ký hợp đồng quốc tế về nhập khấu dây truyền thiết bị, nguyên liệu cho dự án, tổ chức đấu thầu thành công cho xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ cho dự án.
- Với sự đẩy mạnh đầu tư trong năm 2001 năng lực tài sản thiết bị của Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 tăng lên hàng chục tỷ đồng. Đây là điều kiện thuận lợi quan trọng cho công ty mở rộng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm, tăng doanh thu góp phần chung vào sự lớn mạnh không ngừng của Tổng công ty.
- Công ty đã áp dụng thành công hệ thông quản lý chất lượng ISO 9002 trong sản xuất kinh doanh , đã được tổ chức quốc tế BVQI Vương quốc Anh công nhận và cấp chứng chỉ ISO 9002 cho công ty vào ngày 14 tháng 7 năm 2001. Đây là một thuận lợi quan trọng giúp công ty tạo được niềm tin của khách hàng và mở rộng thị trường; không những thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế.
- Công ty có đội ngũ CBCNV có trình độ tay nghề , có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh , nhiệt tình trong sản xuất , luôn ủng hộ đường lối đúng đắn của lãnh đạo công ty. Để bổ xung cho lực lượng lao động đáp ứng tốt nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2001 công ty đã tuyển thêm 196 lao động , trong đó có 38 lao động đáp là kỹ sư và cử nhân kinh tế , công ty đã tổ chức thi nâng bậc cho công nhân ( trong năm tổ chức thi nâng bậc cho 25 công nhân ) . Trong năm 2001, doanh thu của của doanh nghiệp tăng lên. Chứng tỏ rằng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang trong chiều hướng không ngừng đi tạo niềm tin cho khách hàng của Công ty.
Biểu 2: Doanh thu của doanh nghiệp một số năm qua.
Năm
1998
1999
2000
2001
Tỷ số (%)
1
2
3
4
5
5/4
Doanh thu (Tỷ)
13.091
17.673
18.2
32.27
177.31
Giá trị sản lượng (Tỷ)
10.340
14.256
22.527
29.018
128.81
Công ty có mặt bằng sản xuất rộng, trong năm Công ty đã đầu tư san lấp thêm mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất theo chiều rộng đăc biệt đối với cac sản phẩm cơ khí.
- Về cơ sở vật chất cho sản xuất sản phẩm cơ khí, kết cấu thép và luyện kim từng bước được cải thiện ,công ty đã có uy tín trên thị trường lâu năm trên cả nước nhất là với một số nhà máy Xi măng trung ương và địa phương ; tâp thế CBCNV đang phát huy tốt thế mạnh này.
2.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của COMA7.
2.2.1 Sơ đồ: 4 Bộ máy của công ty Cơ khí và Xây lắp số 7.
Giám đốc Công ty
Tổng Giám đốc
PGĐ kỹ thuật chất lượng
PGĐ sản xuất kinh doanh
Phòng
KTDA
PhòngKHKD
Phòng
TCHC
Phòng
TCKT
Đội KDVTTB
Ban ĐTDA
Xí nghiệp
Xí nghiệp
Xí nghiệp
Xí nghiệp
Sơ đồ 4.1: Bộ máy Xí nghiệp đúc và kinh doanh vật tư thiết bị
Giám đốc XN
Tổ vận hành cơ điện
Phó giám đốc KT
Kế toán Thống kê
Tổ nấu thép
Tổ khuôn máy 1
Tổ khuôn máy 2
Tổ khuôn máy 3
Tổ khuôn máy 4
Tổ nhiệt luyện - rèn
Tổ làm lạnh
Tổ đúc gang
Đội KDVT - TB
Phó giám đốc SX-VT
Tổ chức hành chính
Vật tư thành phẩm
Điều độ - KCS
Sơ đồ 4.2 Xí nghiệp cơ khí và cơ điện công trình
Giám đốc XN
Kế toán TK
Phó giám đốc
Tổ VS, phục vụ
Tổ điện nhỏ
Động cơ điện CT
Tổ tiện lớn
Tổ cơ sửa chữa
Tổ phay - Bào
Tổ nguội II
Tổ điện
Tổ nguội II
Đội kinh doanh vật tư thiết bị
Đội trưởng
Kế toán
Đội phó
Tổ trưởng
phục vụ
Tổ trưởng
Xí nghiệp chế tạo kết cấu thép và xây lắp
Giám đốc XN
Phó giám đỗc XN
Kỹ thuật
Kế toán
Kế toán
Đội số 1
Đội số 2
Đội số 3
Xí nghiệp XD và Trang trí nội thất
Giám đốc XN
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Tổ kết cấu I
Tổ kết cấu II
Tổ kết cấu III
Tổ kết cấu IV
Tổ kết cấu V
Tổ kết cấu VI
Tổ kết cấu VII
Tổ làm sạch sơn
Điều độ TK
Kế toán
Tổ VS, phục vụ
Văn thư thủ quỹ
Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý của công ty là mô hình trực tuyến chức năng, áp dụng thi hành chế độ một thủ trưởng. Dưới đây là chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp được phân chia như sau:
2.2.2 Về công tác quản lý ở công ty.
Trên cùng là ban Giám đốc có 01 giám đốc và 02 phó giám đốc tại Công ty và 04 giám đốc ở các xí nghiệp thành viên.
Giám đốc Công ty là thủ trưởng cấp cao nhất, chịu trách nhiệm trước toàn bộ công ty và Tổng công ty Cơ khí Xây dựng về mọi hoạt động của đơn vị mình quản lý. Đồng thời cũng là người vạch ra các chiến lược kinh doanh, lo đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty, chỉ đạo và ra các quyết định mệnh lệnh buộc cấp dưới phải thực hiện. Ngoài ra còn uỷ quyền cho hai phó giám đốc, giám đốc xí nghiệp thành viên và phải chỉ đạo trực tiếp tới các phòng ban và các xí nghiệp thành viên.
- Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc về mặt kỹ thuật như thiết kế, chế thử sản phẩm mới và xây đựng các định mức kinh tế kỹ thuật.
- Phó giám đốc điều hành sản xuất có trách nhiệm giúp đỡ giám đốc điều trong việc tổ chức, điều hành, kiểm tra theo dõi quá trình sản xuất.
- Phòng KCS: có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm xuất kho.
- Phòng kỹ thuật: phòng kỹ thuật có trách nhiệm xây dựng các định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, quy cách từng mặt hàng trước khi đưa vào sản xuất thử và sản xuất hàng loạt. Phòng còn phải nghiên cứu, thiết kế khuôn mẫu, cung cấp các bản vẽ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để chế thử các sản phẩm mới, cái tiến những sản phẩm cũ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Mặt khác nhiệm vụ của phòng còn phải cung cấp đầy đủ năng lực sản xuất cho công ty một cách kịp thời; tức là làm sao cho cân đối giữa vật tư, lao động và máy móc, thiết bị. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ tham gia đấu thầu để tạo ra việc làm cho Công ty.
-Phòng kế toán tài vụ: Phản ánh một cách toàn diện, liên tục và có hệ thống quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài vụ đã phân công cụ thể từng phần việc như sau:
* Kế toán trưởng có trình độ đại học tài chính kế toán phụ trách chung, đồng thời phải trực tiếp làm công tác giá cả, kế toán tài sản cố định, thu chi tài chính, kế hoạch tài chính.
* Phó phòng kế toán tài vụ làm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán thống kê tổng hợp và hạch toán kết quả tiêu thụ.
* Ngoài ra còn có các nhân viên kế toán làm công tác vật liệu, công cụ lao động, theo thanh toán với người bán, kết quả sản xuất gia công và một thủ quỹ quản lý tiền.
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ về hành chính, văn thư và chăm lo đời sống trong khu tập thể của công ty.
- Phòng tổ chức lao động và tiền lương: có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ và quản lý hành chính và quản trị.
- Phòng Maketinh: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm và phát hiện nhu cầu mới, đồng thời giới thiệu sản phẩm của công ty trên thị trường và cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin câp nhật giúp cho việc ra quyết định của người lãnh đạo được chính xác nhất, tận dụng được các thời cơ trên thị trường.
2.3. Đặc điểm lao động và tình hình chất lượng lao động của COMA7
Nhân tố con người luôn được Công ty coi trọng vì con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đảm bảo về số lượng, chất lượng lao động cho công việc sản xuất luôn được công ty đưa lên vị trí hàng đầu. Đặc thù của Công tác sản xuất máy móc, gia công các sản phẩm cơ khí đơn chiếc và sản phẩm cơ khí phi tiêu chuẩn, các sản phẩm đúc là rất vất vả và độc hại. Vì thế Công ty liên tục bố trí sao cho có được đội ngũ cán bộ công nhân viên chính quy nòng cốt, có đủ trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm những công việc do Công ty giao phó. Cán bộ Công ty thấy rõ vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm và chất lượnglao động có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Trong quá trình hình thành và phát triển COMA 7 rất chú trọng đến việc đầu tư chiều sâu cho đội ngũ cán bộ, công nhân của Công ty. COMA 7 không ngừng nâng cao tay nghề của người lao động thông qua giáo dục và đào tạo. Do đó, số lượng lao động của Công ty không có sự thay đổi đáng kể qua các năm nhưng chất lượng thì không ngừng lớn mạnh.
Biểu 3 : Thu nhập bình quân của người lao động
Chỉ tiêu
Đvật tư
1999
2000
2001
Lao động
Người
350
393
475
Thu nhập bq
Người/tháng
650.000
700.000
750.000
Nguồn: p.TCLĐTL.
Thực hiện nghị định 176/HĐBT công ty tiến hành sắp xếp lại lao động giải quyết quyền lợi cho người lao động nghỉ hưu, nghỉ mất sức. Hiện nay Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 có tổng số cán bộ công nhân viên 475 người. Lao động gián tiếp 125 người, chiếm 26.32%, lao động trực tiếp có 337 người, chiếm 70,95%.
Biểu 4: Phân bố lao động
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Nghỉ việc
Tổng
Số lượng (người)
337
125
13
475
%
70,95
26,32
2,73
100%
Biểu đồ: Phân bố lao động.
Biểu 5: Cơ cấu bậc thợ công nhân trong Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7
Bậc thợ
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
< 3
22
6,53
3
165
48,96
4
68
20,18
5
60
17,80
6
18
5,34
7
4
1,19
Tổng
337
100%
Biểu 6 : Cơ cấu trình độ lao động của Công ty
Trình độ
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1. Đại học, Cao đẳng
48
10,10
2. Trung cấp
56
11,79
3. Lao động phổ thông
371
78,11
Tổng số
475
100%
Biểu đồ: Cơ cấu trình độ lao động của Công ty.
Qua bảng trên ta thấy các công nhân có tay nghề cao (từ bậc III) chiếm tỷ lệ cụ thể là 94.47 % điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm, kéo theo sự tăng lương theo từng đơn vị sản phẩm.
Công ty đã đảm bảo được việc là và thu nhập cho người lao động bình quân là 750.000/ tháng.công ty đã khuyến khích vật chất và tinh thần sáng tạo cho người lao động. Nhìn chungvới qu mô lao động như vậy của công ty là tương đối gọn nhẹ trình độ tay nghề công nhân cao đội ngũ cán bộ quản lýcó trình độ thích hợp. Tuy nhiên, khả năng sử dung lao động chưa có hiệu quả sản xuất còn thấp. Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và vấn đề tiền lươngđượcđáp ứng đầy đủ kịp thời và ngày càng phát triển thì công ty cần tiếp tục đào tạo lại cán bộ, giảm bớt lao động gián tiếp thức sự làm cho bộ máy quản lý gọn nhẹ và linh hoạt.
2.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Nhiệm vụ sản xúât của công ty là sản xuất ra các loại máy móc cắt gọt kim loại, thiết bị công nghệ, sản phẩm đúc, rèn, kết cấu thép và các phụ tùng thay thế. Thiết bị lắp đặt, chế tạo các máy và thiết bị đồng bộ, đơn chiếc và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất công nghiệpvà kinh doanh vật tư.
Máy móc trang thiết bị của công ty hầu hết là những máy liên Xô cũ chế tạo, ngoài ra công ty cũng có một số ít các loại máy của Tiệp, Đức, Ba lan; gồm các máy như: Máy doa toạ dộ, máy phay, máy tiện CNN và máy Cẩu trục của Nhật Bản. Trong thời gian gần đây, công ty đã đầu tư thêm một số máy móc, thiết bị như Xe Cốu KATO, máy hàn tự động, máy cắt PLASMA, cầu trục một dầm của Nhật.
Bảng thống kê các loại máy móc chủ yếu của COMA7.
TT
Tên máy móc
thiết bị chính
Số lượng
(cái)
Công suất
(KW)
Hao mòn
(%)
Năm chế tạo
1
Máy tiện
12
4 - 60
60
1970
2
Máy phay
23
4 - 16
55
1984
3
Máy mài
30
2 - 10
55
1956
4
Máy doa
25
4 - 16
70
1966
5
Máy khoan
4
2 - 10
65
1968
6
Máy búa
5
2 - 8
35
1966
7
Máy cắt đột
7
2 - 8
55
1967
8
Máy lốc tôn
3
10 - 40
55
1968
9
Máy hàn điện
20
5 - 10
58
1968
10
Máy bào
18
2 - 40
78
1960
11
Máy hàn hơi
9
5 - 20
56
1960
12
Máy nén khí
8
10 -75
45
1961
13
Cẩu trục
12
30
1956
14
Lò luyện thép
4
700- 1000
50
1966
15
Lò luyện gang
2
30
70
1966
16
Máy đo chiều dày sơn.
1
5
1998
17
Máy hàn một chiều
1
5
5
1999
18
Đồng hồ C2H2
1
1999
Nguồn SL: Phòng kỹ thuật dự án
Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy: Số lượng máy móc thiết bị của công tylà khá lớn nhưng hầu hết đều đã cũ, lạc hậu, độ chính xác kém, thiếu đồng bộ. Điều này có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm, đó cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho sản phẩm của công ty không cạnh tranh trên thị trường về chất lượng, giá cả trong nước và trên thị trường ngoài nước.
2.4.1 Quy trình sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cơ khí:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm kết cấu thép:
Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu
Chuẩn bị phôi
Chuẩn bị phôi
Gia công cơ khí
Gia công cơ khí
Lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm
Lắp ráp
Làm sạch trước khi sơn
Kiểm nghiệm,
nhập kho
Sơn
Làm sạch sau khi sơn
Kiểm tra tổng thể sản phẩm
Đóng gói, xuất xưởng
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đúc:
Nấu
Rót
Tuyển vật liệu
(gang, sắt vụn)
Khuôn
Nghiền cát
Phơi cát
Sàng cát
Lấy mẫu
kiểm tra
Ra sản phẩm
Làm sạch
Tôi, luyện
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Nhập kho
2.4.2 Đặc điểm nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và toàn bộ vật liệu được chuyển hoá hết một lần vào chi phí kinh doanh trong toàn bộ chu kỳ. Với mỗi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thì tuỳ theo từng loại sản phẩm và quy trình công nghệ mà sử dụng các nguyên liệu khác nhau.
Sản phẩm chính của doanh nghiệp là các loại phụ tùng vật liệu xây dựng và phụ tùng sản xuất Xi măng cho các nhà máy sản xuất Xi măng, kinh doanh vật tư thiết bị.
Nguyên vật liệu chủ yếu của doanh nghiệp là các loại sắt, thép, và phế liệu. Ngoài ra còn có các loại phụ gia phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm Đúc. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu được cung cấp bởi các khách hàng trong nước. Ngoài bạn hàng chính , cung cấp hầu hết các loại thép đề sản xuất hàng kết cấu thép phi tiêu chuẩn công ty Gang thép Thái Nguyên, que hàn Việt Đức. Sắt thép phế liệu thu mua của các cá nhân.
Các loại phụ gia phục vụ Đúc sản phẩm như quặng ở công ty trách nhiệm hữu hạn Tân An, khí cồn ở công ty thực phẩm Vạn Điển…
Còn rất nhiều loại vật liệu phục vụ xây dựng khác như ; cát đá, Xi măng công ty mua của các Doanh nghiệp tư nhân, để thuận tiện cho quá trình vận chuyển , tiết kiệm được chi phí vận chuyển và phục vụ quá trình sản xuất kịp thời.
2.5 Đặc điểm về vốn của COMA 7
Đối với tất cả các doanh nghiệp vốn là môt yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, kinh doanh. công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 là một doanh nghiệp Nhà nước, một đơn vị kinh tế độc lập hoạt động có tư cách pháp nhân. Trong thời gian tồn tại và hoạt động COMA7 luôn phát huy vai trò là nòng cốt trong ngành Cơ khí. Bằng nguồn vốn khá lớn của mình công ty đã tạo cho mình một thị trường khá lớn.
Biểu 7: Một số chỉ tiêu tài chính của COMA 7.
Đvt: 1000 Đồng
STT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
1
Vốn kinh doanh
16.046.000
16.056.159
16.197.100
16.256.000
Vốn vay ngân hàng
114.256
126.256
3.488.000
3.756.000
Vốn ngân sách cấp
2.725.100
2.726.145
3.546.000
4.256.000
Vốn tự bổ sung
38.000
45.000
122.690
197.250
2
TSCĐ
6.751.145
7.456.156
7.374.857
12.456.120
Nguyên giá
6.183.145
6.856.156
6.637.857
11.564.120
Khấu hao
568.000
600.000
737.000
892.000
3
TSLĐ
7.493.156
7.621.100
6.456.150
6.890.256
Các khoản nợ phải thu
17.895
26.789
37.095
10.500
Hàng tồn kho
2.215.450
3.790.156
4.576.120
4.469.726
4
Giá trị tổng sản lượng
9.125.462
12.2654.154
16.291.348
29.018.000
5
Doanh thu
12.557.456
16.240.000
18.188.000
32.270.000
6
Khoản nộp ngân sách
128.459
183.760
215.000
203.000
7
Lợi nhuận
46.568
51.282
80.000
247.000
II. Thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7.
1. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
Để phù hợp với quy mô của doanh nghiệp và tính chất đặc thù của sản phẩm công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 5: Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Giám đốc
Phó giám đốc sx
Phòng kỹ thuật dự án
Tổ KCS và cán bộ KCS ở các XN
Sản phẩm mới
Máy móc thiết bị
Hàng trả lại
Thành phẩm
Các công đoạn sx
Nguyên vật liệu
Từ sơ đồ ta thấy công ty có sự phối hợp chặt chẽ giữa giám đốc, phó giám đốc, phòng kỹ thuật dự án và tổ KCS trực thuộc phòng Kỹ thuật dự án ở tất cả các lĩnh vực của sản xuất. Trong đó giám đốc và phó giám đốc sản xuất là người chỉ đạo chung và chịu trách nhiệm chính về chất lượng của sản phẩm. Giám đốc công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng và ban hành.
- Giám đốc phải có trách nhiệm xây dựng chính sách chất lượng của công ty phù hợp với chính sách chất lượng của Tổng công ty và phả._.ải tạo nâng cấp trường dạy nghề Đông Anh (2,15 tỷ); Đường điện Yên Bái- lô 38 (2,6 tỷ), và các công trình khác.
- Đi đôi với sản xuất kinh doanh Công ty cần tăng cường công tác chăm lo đến đời sống và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt là công tác kiểm tra và thực hiện các chế độ của người lao động, của các đơn vị thành viên để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong điều kiện các đơn vị thành viên tự hạch toán.
- Mặt khác Công ty cần mở rộng mối quan hệ với các địa phương, đơn vị trong địa bàn huyện, thành phố để tạo liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh khai thác nguồn lực và việc làm ở địa phương nơi đơn vị đóng quân.
- Đi sâu và tăng cường công tác xã hội đời sống để Công ty phát triển toàn diện. Người lao động cần gắn bó với Công ty cũng là tạo thêm sức mạnh nội lực của Công ty.
2. Phương hướng về quản lý chất lượng.
- Phấn đấu đạt được chứng chỉ ISO 9000: 2000 dựa trên sự chuyển đổi hệ thống thủ tục ISO 9002: 1994 mà Công ty đã áp dụng.
- Nâng cao nhân thức của mọi thành viên trong công ty về lợi ích của hệ thống quản lý chất lượng.
- Thực hiện thành công một dự án chế tạo, lắp dựng kết cấu thép phi tiêu chuẩn đạt chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng theo thủ tục hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.
- Thực hiện thành công một dự án chế tạo sản phẩm cơ khí xuất khẩu đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Tiếp tục tiến hành đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng cho 100% các cán bộ, công nhân trực tiếp tham gia vào các dự án, công trình.
ã Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp. Chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
ã Song thực tế hiện nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là một vấn đề khó khăn. Bởi vì, ngành Cơ khí là mặt hàng có tính cạnh tranh kém, chủ yếu vẫn là những mặt hàng truyền thống trong thời kỳ bao cấp, khả năng thay đổi mặt hàng chưa cao.
Qua đánh giá tình hình hoạt động và việc nhìn nhận những khó khăn và thuận lợi của COMA 7 tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
II. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
1. Nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng và quản lý chất lượng trong mọi hoạt động của Công ty
Hoạt động sản xuất được thực hiện nhờ sự kết hợp của ba nhân tố: Con người, công cụ sản xuất và đối tượng lao động. Trong đó, con người là nhântố quan trọng nhất, có tính sáng tạo và cơ động nhất. Do vậy, thực chất của quản trị nói chung và quản lý chất lượng nói riêng chính là quản lý con người. Qua đó, cho chúng ta thấy nhận thức của các nhân viên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả quản lý chất lượng trong công ty thì cần mọi thành viên trong doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa nhận thức và tích cức tham gia vào công tác quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từ thực trạng trên, việc đầu tiên mà ban lãnh đạo công ty cần phải có phương hướng giải quyết là vấn đề nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên trong Công ty về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm.
Các công việc cụ thể của giải pháp này là:
Đối với công tác đào tạo, Ban lãnh đạo Công ty cần phải coi như yếu tố quan trọng bậc nhất trong đổi mới quản trị chất lượng và từ đó góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm. Đào tạo lại, đầo tao mới, bổ sung, nâng cao, Công ty thường xuyên phải tiến hành công tác đào tạo về chất lượng và quản lý chất lượng cho mọi người từ đội ngũ lãnh đạo cho đến người lao động làm việc trong các phòng ban và trực tiếp trong các phân xưởng. Qua trình đổi mới từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường cần có sự đổi mới cả những thói quen, tập quán cũ, phương thức làm việc, phương pháp quản lý ở mọi khâu, mọi cấp. Đây là một công việc quan trọng nhưng cũng rất phức tạp, không thể giải quyết trong thời gian ngắn, do đó phải tiến hành một cách thương xuyên.
Đào tạo là phương pháp để thực hiện các công việc một cách có khoa học nhưng đào tạo như thế nào để đem lại hiệu quả cao, lại là một công việc không phẩi dễ. Công ty nên tập trung đào tạo ở một số khâu sau:
Đào tạo cán bộ quản lý:
Cán bộ quản lý chất lượng là một bộ phận gián tiếp trong việc tạo sản phẩm nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Theo các chuyên gia hàng đầi về chất lượng thì 80% những sai sót, nguyên nhân thuộc về cán bộ quản lý. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì bất cứ quá trình sản xuất nào cũng phụ thuộc vào công tác kế hoạch và tố chức thực hiện. Nếu người công nhân mắc lỗi thì hậu quả chỉ có một số sản phẩm hỏng, còn như một kế hoạch bị định sai, bản thiết kế không theo đúng quy cách sẽ dẫn tới cả lô hàng bị hỏng. Do vậy, cán bộ quản lý phải có trình độ và am hiểu công việc của mình cũng như của các bộ phận có liên quan.
Đào tạo về quản lý là công việc thường xuyên trong công ty. Hiện nay,công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Cho nên, việc đào tạo về kiến thức, áp dụng các quy trình, thủ tục công ty cần tiến hành đào tạo ở cấp cao hơn về cách thức quản lý cho cán bộ chủ chốt và dần dần phổ biến phương thức quản lý này cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên. Công tác đào tạo phải gắn liền với thực công ty để quản lý có thể áp dụng kiến thức của mình vào việc tổ chức thực hiện và cải tiến công việc. Người cán bộ quản lý còn có khả năng quyết đoán, truyền đạt kiến thức, trực tiếp đào tạo và tuyển mộ công nhân.
Đào tạo công nhân viên:
Có thể nói trình độ tay nghề của công nhân viên trong công ty còn chưa đáp ứng được nhu cầu của dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến. Sản phẩm lầm ra không thể có chất lượng tốt nếu không có một đội ngũ công nhân có tay nghề cao am hiểu công nghệ sử dụng. Việc đào tạo công nhân mới, nâng cao trình độ của công nhân cũ là cơ sở để nâng cao chất lượng và tăng năng suất sản xuất. Ngoài ra cũng cần định kỳ tổ chức các cuộc kiểm tra và có kế hoạch cụ thể để nâng cao bậc, trình độ chuyên môn cho công nhân lâu năm.
Công tác quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000 có yêu cầu rất cao đối với công nhân về sự am hiểu của họ. Theo yêu cầu thì người công nhân phải hiểu rõ công việc họ làm và nhận thức được rằng; công đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất là khách hàng của họ và giai đoạn sau là nhà cung ứng của mình.
Điều đó có nghĩa là người công nhân phải có trách nhiệm trong công đoạn của mình để sản xuất ra thành phẩm không có lỗi. Tất cả cá công đoạn đều được thực hiện tốt thì sản phẩm cuối cùng sẽ có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của bên đối tác hay khách hàng của công ty.
Để công tác đào tạo có hiệu quả thì Công ty cần:
Tạo ra một môi trường thuận lợi, thoải mái cho công người lao động.
Tổ chức thực hiện tuyên truyền để mọi người am hiểu chính sách chất lượng của Công ty.
Đào tạo một cách khoa học, dễ hiểu để mọi người cùng thựchiện.
Tập trung vào các khâu như phòng ngừa, phát hiện nguyên nhân, các phương pháp cải tiến.
Hình thức và nội dung đào tạo chung cho Công ty có thể lựa chọn là:
Cử cán bộ chủ chốt đi học các lớp đào tạo về quản lý chất lượng, các cuộc hội thảo chất lượng ở các Viện và các Trung tâm.
Tổ chức các lớp đào tạo lại cán bộ với sự giảng dạy của các chuyên gia bên ngoài.
Tuyển các cán bộ về quản lý chất lượng đã được đào tạo ở các trường đại học vào làm công tác quản lý chất lượng.
Thường xuyên tố chức các cuộc kiểm tra đánh giá về chất lượng sản phẩm.
Công tác đào tạo cần phải tiến hành cùng với các biện pháp khen thưởng, khuyến khích thi đua và bắt buộc. Chế độ thưởng của công ty trước đây được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 16: Hệ số khen thưởng.
Loại
A
B
C
KK
Hệ số của COMA 7
1.2
1.0
0.8
0.24
Hệ số của Bộ lao động
1
0.7
0.4
0.12
Nguồn: p.TCLĐTL
Phải cho mọi người thấy công tác đào tạo không chỉ mang lại lợi ích cho công ty mà còn mang lại lợi ích cho bản thân người lao động. Qua biểu trên cho thấy hệ số khen thưởng của Công ty cao hệ số chung của Bộ lao đông. Điều này sẽ khuyến khích vật chất cho người lao động vì cùng xếp một bậc lao động nhưng được thưởng nhiều hơn do nhân hệ số khen thưởng cao hơn khuyến khích người lao động tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, theo hệ số quy định của Bộ lao động thì chênh lệch giữa các mức khen thưởng với nhau là rất rõ ràng, đều bằng 0.3: còn hệ số của Công ty thì chênh lệch giữa các ,mức khen thưởng chỉ là 0.2. Như vậy, người lao động sẽ không thấy rõ được sự chênh lệch giữa các mức khen thưởng và sẽ không khuyến khích họ phải cố gắng lên mức khen thưởng cao hơn.
Để tạo động lực cho người lao động thực hiện tốt chất lượng, Công ty nên đIều chỉnh lại mức chênh lệch giữa các loại khen thưởng, có thể là như sau:
Biểu 17: Bảng đề nghị điều chỉnh hệ số khen thưởng
Loại
A
B
C
Kế hoạch
Hệ số điều chỉnh
1.2
0.9
0.6
0.2
Hệ số của Bộ lao động
1.0
0.7
0.4
0.24
Khi có khoảng cách giữa các mức thưởng sẽ được kéo ra xa hơn. Người lao động càng nhận thức rõ sự khác biệt và càng phải phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.
Đồng thời với các biện pháp trên, Công ty phải tiến hành công tác đào tạo lại cho công nhân. Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất và đội ngũ kỹ thuật của Công ty cần được nâng cao hơn nữa. Công nhân là người trực tiếp sản xuất, ngay cả khi sản xuất tự động hoá toàn bộ thì máy móc vẫn chịu sự chi phối của con người điều hành nó. Muốn cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn thiết kế thì Công ty phải luôn luôn chú trọng đến trình độ và năng lực của họ. Để thực hiện công việc này, Công ty có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau như:
Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật ngắn hạn ngay tại Công ty do các chuyên viên đảm nhiệm, đặc biệt đối với 22 công nhân chưa qua đào tạo.
Huấn luyện kỹ sư, công nhân đúc rút kinh nghiệm kỹ thuật cao ngay trong quá trình sản xuất, chuyển hoá về chiều sâu thợ bậc 5/7, 6/7 lên bậc thợ 7/7.
Cử nhân viên kỹ thuật đi học ở trình độ cao hơn: vấn đề này hiện nay Công ty còn đang rất hạn chế thực hiện. Đây là một nhược điểm của Công ty cần được khắc phục vì nếu trình độ của người lao động không được nâng, lên thì sẽ không bao giờ theo kịp được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuậtlà lực đẩy vô cùng quan trọng để tạo nên sản phẩm chất lượng cao.
Thường xuyên tố chức các cuộc thi tay nghề giỏi, nâng cấp , nâng bậc cho người lao động, phát động phong trào: “ một ngày làm việc không phế phẩm” , “ một ca sản xuất không tái chế”.
Đối với cán bộ quản lý, Công ty mới chỉ thông kê về mặt trình độ thông qua bằng cấp chứ chưa tiến hành phân loại theo trình độ chuyên môn: giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Việc phân loại theo trình độ chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ. Ngoài ra để khuyến khích đội ngũ cán bộ phát huy hết tài năng sáng tạo trong chuyên môn. Công ty cần có các biện pháp thưởng bằng vật chất, lên lương trước thời hạn cho sự phát triển của Công ty, đề bạt đúng người vào vị trí lãnh đạo, có biện pháp xử lý thoả đáng với những cán bộ không đảm nhận được công việc, không có chuyên môn bằng cách bố trí công việc khác phù hợp hơn.
Nếu Công ty thực hiện tốt công tác này thì 22 công nhân chưa qua đào tạo sẽ nắm vững được trình độ chuyên môn để vận hành máy móc thiết bị. Đồng thời với những kinh nghiệmlàm việc sẵn có, chắc chắn sẽ giảm bớt được sai hỏng trong quá trình sản xuất. Kết quả là toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Công ty đã được qua đào tạo dù bằng bất cứ giá nào và số lượng công nhân bậc 7/7 được đào tạo chuyên sâu sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công nhân tay nghề kém.
Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho những cán bộ, công nhân viên trẻ và có nhu cầu nâng cao trình độ. Đây là môt vấn đề Công ty chưa thực hiện được tốt, nguồn kinh phí chi cho đào tạo của Công ty còn hạn hẹp.
Biểu 18: Kinh phí đào tạo và nghiên cứu khoa học của COMA 7
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
2002 (KH)
1. Đào tạo
- Số lượng học viên đào tạo
Người
8
10
15
40
- Kinh phí đào tạo
Tr.đ
1
2
3
28
2. Nghiên cứu khoa học
Qua biểu trên ta thấy, kinh phí cho đàp tạo của Công ty đã tăng lên. Nhưng Công ty chưa chú tâm đến công tác thí nghiệm trước sản xuất và đầu tư nghiên cứu khoa học. Còn trong công tác đào tạo đã thấy rõ sự quan tâm của đội ngũ lãnh đạo đối với lực lượng lao động cũng như cán bộ quản lý trong Công ty. Với những công nhân có nhu cầu đi học đại học, cao đẳng Công ty cần hướng họ theo những ngành nghề mà công ty đang còn thiếu hoặc sẽ cần đến trong tương lai. Ngoài ra, Công ty có thể hỗ trợ một phần kinh phí để đảm bảo cho họ yên tâm công tác cũng như là học tập. Với đối tượng được bố trí theo học những lớp mang tính chất nâng cao, thì công ty có thể hỗ trợ toàn bộ kinh phí. Thông qua đó, người được cử đi học sẽ gắn bó hơn với Công ty. Tuy nhiên, công việc này cần phải được tiến hành chu đáo và đảm bảo công bằng hiệu quả. Muốn như vậy lãnh đạo công ty cần giải quyết một số vấn đề sau:
Xác định vị trí cồng tác nào quan trọng nhất hoặc yếu kém nhất cần phải được đảm đương bởi những người có khả năng.
Thông báo rộng rãi tới toàn thể Công ty, tiến hành đánh giá, lựa chọn những cá nhân có triển vọng và cử đi đào tạo.
Sau khoá đào tạo tiến hành đánh giá, sát hạch thực tế. Nếu người được cử đi đảm bảo yêu cầu thì mới quyết định chính thức giao việc và đIều chỉnh mức lương thích hợp. Ngược lại nhất quyết không được thăng chức cho những người không có khả năng thực tế.
Ngoài ra, đối tượng tuyển dụng chủ yếu là con em đã từng công tác và cống hiến cho Công ty. Xét trên khía cạnh nào đó thì cách thức này có một số ưu điểm là gắn bó ngưòi công nhân với Công ty, lao động mới có thể nhanh chóng hoà đồng vào guồng quay củaCông ty do họ được lớp người tiền thân đi trước truyền đạt kinh nghiệm và cổ vũ, đông viên. Nhưng cách thức này lại hạn chế sự lưa chọn cho lãnh đạo Công ty bỏ qua cơ hội tìm được những nhân viên giỏi từ nguồn bên ngoài. Cho nên, Công ty cần mở rộng phạm vi tuyển dụng hơn, xây dựng các kế hoạch nhân sự chính xác và khoa học.
Với biện pháp này cơ cấu cũng như chất lượng lao động của Công ty luôn luôn thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện với mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.
2. Tiếp tục duy trì, đổi mới, cải tiến công nghệ có sẵn kết hợp với áp dụng những tiến bộ khoa học trong ngành cơ khí.
Thực trạng của Công ty là một số máy móc thiết bị đã quá lâu, của Trung Quốc từ những năm 60 –70 của thế kỷ XX. Những máy này chất lượng hiện nay đã giảm, còn khoảng từ 65 – 70% gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà Công ty sản xuất ra. Ngoài ra, máy móc của Công ty không có sự đồng bộ giữa các Xí nghiệp thành viên của Công ty, giữa các bộ phận giữa các khâu trong quá trình sản xuất. Do đó dẫn đến ứ đọng nhiều sản phẩm dở dang, nếu không bảo quản tốt sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Hiện nay, máy móc, thiết bị của Xí nghiệp Cơ khí còn lạc hậu so với các Xí nghiệp thành viên trong công ty, và còn lỗi thời hơn nữa khi so sánh với công nghệ của các Xí nghiệp của công ty cùng ngành như Nhà máy Cơ khí Hà nội.
Ngoài ra, công nghệ nấu thép của Xí nghiệp đúc đã cũ, không đảm bảo an toàn cho khâu sản xuất đặc biệt là khâu rót thép vào khuôn vẫn còn thủ công, công nhân trực tiếp thực hiện. Cho nên, số lượng công nhân bị lao phổi tại Xí nghiệp Đúc chiếm đa số công nhân mắc bệnh trong Công ty.
Vì nguồn vốn của công ty không nhiều, chủ yếu là nguồn vốn ngân sách, mà công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản xuất của ngành cơ khí; Đặc biệt như trang thiết bị phục vụ sản xuất sản phẳm kết cấu thép phi tiêu chuẩn là rất lớn. Như máy cổng trục, cẩu trục để nâng các sản phẩm kết cấu thép, hiện nay công ty vẫn phải đi thuê. Xét một cách tổng thể thì hệ thống máy móc thiết bị của công ty đang trong thời kỳ xuống cấp nghiêm trọng.
Cho nên, vấn đề đặt ra là đầu tư vào khâu nào là hợp lý đối với công ty hiện nay. Vì trong một quá trình sản xuất các khâu sản xuất luôn phải được tiến hành liên hoàn thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với hoạt động sản xuất kết cấu thép đóng vai trò quan trọng, đóng góp phần lớn vào doanh thu của công ty. Công ty cần có các biện pháp để nâng cao năng lực công nghệ vào lĩnh vực này. công ty có thể thực hiện theo những phương sau:
ã Tiếp tục duy trì các thiết bị đã có của công ty như cẩu trục, máy hàn một chiều, máy hàn tự động..
ã Để giải quyết những khó khăn về vốn công ty cần tiếp tục tự trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cải tiến kỹ thuật.
ã Lãnh đạo của công ty cần phải khuyến khích được công nhân trong công ty hay ở các Xí nghiệp thành viên tích cực có những sáng kiến trong cải tiến, đổi mới trang thiết bị. Trong năm vừa qua, tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã có 23 người với 47 sáng kiến trong sản xuất, làm lợi cho công ty 60 triệu đồng và công ty đã trích tiền thưởng sáng kiến cho 23 người là 3.030.000. Càng chứng tỏ cán bộ công nhân của công ty giàu tính sáng tạo.
ã Với những lĩnh vực như đúc thép, đúc gang, gia công cắt gọt năng lực thiết bị vẫn còn khả năng khai thác công ty cần hỗ trợ chi phí bảo dưỡng , kết hợp với khai thác việc làm để cho các Xí nghiệp có thu nhập để có khả năng đầu tư vào các công nghệ mang tính chuyên sâu hơn. Như Xí nghiệp đúc có thể đầu tư hệ thống lò nấu tốt hơn, thiết bị đo lường định chuẩn thành phần hoá học.
ã Với xí nghiệp cơ khí thì cần tăng cường các thiết bị điều khiển tự động, hay có tính tự động hoá cao như: Máy CNC, CN trong các khâu gia công cơ khí như tiện , doa, cắt gọt kim loại. Nguồn vốn có thể trích ra từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản.
Mọi doanh nghiệp tham gia trên thị trường, hiện nay đều thấy rõ khả năng cạnh tranh của năng lực công nghệ trong sản xuất sản phẩm, cũng như trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Quan hệ giữa máy móc và con là mối quan hệ hai chiều. Có những con người giỏi nhưng công nghệ tồi tàn, lạc hậu thì cũng khó mà nâng cao được chất lượng sản phẩm.
Ngoài biện pháp duy trì, cải tiến máy móc cũ công ty cần tích cực đầu tư công nghệ mới phục vụ cho sản xuất trước mắt và cho sự phát triển trong tương lại. công ty đã có những ý tưởng mới và kinh phí dành cho đầu tư phát triển công nghệ của công ty cũng được tăng lên..
3. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng ở mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình sản xuất theo thủ tục của hệ thống QLCL ISO 9000: 2000
Với đặc điểm của quá trình sản xuất tương đối dài và phức tạp, người lao động chưa nhân thức rõ vai trò của chất lượng và quản lý chất lượng. Mặt khác, cán bộ, công nhân viên chưa tự giác trông công việc của mình Công ty cần áp dụng phương pháp kiểm tra chất lượng trên tất cả câc công đoạn của quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm , đáp ứng được nhu cầu của khách hàng truyền thông, cũng như những bạn hàng mới của Công ty. Biện pháp này đã đang được thực hiện ở Công ty, đã phân rõ trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm cho tổ KCS và toàn thể phòng kỹ thuật nói chung. Cán bộ của phòng kỹ thuật, và chủ yếu là tổ KCS luôn có mặt ở các phân xưởng, ngoài trời trực tiếp kiểm tra. Ngoài những tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm ở mỗi công đoạn theo quy định của Bộ tiêu chuẩn ISO, Công ty còn cố gắng đảm bảo các yêu cầu của bạn hàng. Bởi vì, với mỗi một hợp đồng sản xuất sản phẩm thì bên đối tác đều có cán bộ trực tiếp kiểm tra chất lượng , xem sản phẩm có được đảm bảo trong từng khâu của quá trình sản xuất. Với sản phẩm kết cấu thép, hoặc thép phi tiêu chuẩn thì Công ty đều có cán bộ KCS kiểm tra theo từng công đoạn cụ thể như sau và đều phải đảm bảo những yêu cầu đã được nêu ra trong hệ thống quản lý chất lượng.
Kiểm tra quá trình cung ứng vật tư.
Kiểm tra công đoạn chuẩn bị phôi.
Kiểm tra công đoạn gia công cơ khí.
Kiểm tra công đoạn gá hàn.
Kiểm tra công đoạn hàn sản phẩm.
Kiểm tra công đoạn làm sạch trước khi sơn mạ.
Kiểm tra tổng hợp sản phẩm và lập biên bản nghiệm thu xuất xưởng.
Kiểm tra đóng gói.
Từ những thuận lợi trên, Công ty cần quán triệt hơn nữa quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đối với những sản phẩm Đúc; như đúc bi đạn các loại thì Công ty cần bổ sung kiểm tra chặt chẽ khâu pha chế thành phần hoá học của các loại bi đạn. Bởi vì, thành phần hoá hoc của các loại bi đạn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó, Công ty cần phảI có một chiến lược kiểm tra các công đoận của quá trình sản xuất. Nội dung của công tác công ty cần có một số cải tiến như sau:
Trước tiên, Công ty cần phải phân rõ trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ đối với từng công đoạn của quá trình sản xuất. Kết hợp với sự hướng dẫn những người sản xuất sản phẩm, trực tiếp ở từng công đoạn và chủ yếu là trách nhiệm của cán bộ phòng kỹ thuât, đăc biệt là tổ KCS và Các cán bộ KCS ở các Xí nghiệp thành viên. Nếu sự phân công càng chặt chẽ càng tránh được bộ phận thì có quá nhiều cán bộ kiểm tra, bộ phận thì chẳng có ai kiểm tra và giải quyết khi có các trục trặc xảy ra. Nhìn một cách tổng thể thì tổ KCS kiểm tra về mặt sản phẩm còn cán bộ còn lại của phòng kỹ thuật công nghệ chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị. Khi đã có sự phân công chi tiết, cụ thể thì cán bộ kỹ thuật phải có nhiệm vụ:
Kiểm tra thường xuyên trên các công đoạn, các khâu của quá trình sản xuất mà mình được phân công.
Phát hiện các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiến hành phân tích và phân tích. Đây mới là ý nghĩa thiết thực của kiểm tra. Bởi vì, kiểm tra sẽ chẳng làm chất lượng sản phẩm tốt hơn mà còn làm tăng áp lực về phía người công nhân. Kiểm tra cần phải gắn liền với công việc giải quyết các yếu tố ảnh hưởng đến sự sai hỏng của sản phẩm, nếu cán bộ được phân công không có khả năng giải quyết thì phải thông tin ngược về tổ KCS ở phòng kỹ thuật dự án.
Kiểm tra không có nghĩa là cứ phải tìm ra một sự sai hỏng nào đó; điều này thật vô lý, mà qua việc kiểm tra cán bộ phải ghi nhận các kết quả đạt được trong khu vực của mình kiểm soát. Từ đó phổ biến kinh nghiệm cho toàn bộ Công ty phải là như thế nào để sản phẩm đạt chất lượng cao.
Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả Công ty cần đào tạo và bổ sung thêm cán bộ và công nhân kiểm tra chất lượng cho tổ KCS. Bởi vì cán bộ của tổ KCS của Công ty chỉ có 3 người trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát mọi công đoạn của quá trình sản xuất trong toàn công ty, cũng như dưới các Xí nghiệp, đội thành viên.
Với lượng cán bộ chuyên trách của công ty về quản lý chất lượng là chưa có, tất cả nhiệm vụ về quản lý chất lượng đang được tổ KCS của công ty gánh vác. Đâylà công việc rất khó khăn nó có ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Tổ KCS trình độ chuyên môn thì không được nâng cao còn trang thiết bị phục vụ công tác đo lường thì cũ kỹ, thiết chính xác. Do đó, giải pháp tiếp theo nhầm nâmg cao chất lượng sản phẩm ở công ty COMA 7 là tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 công ty đã áp dụng.
4. Tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của công ty
Cùng với đà phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, các nhân tố máy móc, thiết bị, công nghệ ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết; giữ vai trò quyết định cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Việc áp dụng các máy móc thiết bị phù hợp mang lại sức mạnh cạnh tranh to lớn cho công ty.
Với các mục tiêu chất lượng là trên hết, cho nên tong thời gian tới lãnh đạo công ty sẽ quyết tâm đưa chất lượng sản phẩm lên cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Lãnh đạo công ty nhận thức được rằng : sản phẩm của công ty chủ yếu phụcvụ nhu cầu trong nước, nhưng các doanh nghiệp mà công ty phục vụ có các công nghệ chủ yếu của nước ngoài đầu tư như các Xí nghiệp sản xuất Xi măng, các loại lọc bụi cho các loại máy chọn nhựa áp phan phục vụ công trình xây dựng đường bộ. Do đó đòi hỏi của khách hàng là rất khắt khe và trong nước hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất máy công cụ và sản phẩm kết cấu thép.
Công ty có mặt bằng rộng lớn, xa trung tâm đây là điều kiện thuận nlợi để giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Hoàn thiện bộ máy quản lý chất lượng bao gồm việc hoàn thiện chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, cơ cấu lại bộ máy quản lý chất lượng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo những quan điểm hiện đại. Mặc dù,công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý chất lượng. Song bộ máy này còn kiêm nhiệm quá nhiều công viêc khác. Vì thế công tác quản lý chưa được coi trọng.
Mặc dù, công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002:1994 nhưng công ty cần cơ cấu lại để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo phiên bản mới ISO 9000: 2000 mà đặc trưng là hệ thống đảm bảo chất lượng ISO9001:2000.
Hiện nay, công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm tại công ty đã và đang thực hiện chưa được quan tâm đúng mức và chưa được rõ ràng. Đăc biệt đối với sản phẩm kết cấu thép là rất khó khăn. Hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
ã Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty phải cải tiến hệ thống chỉ tiêu hiện thời của công ty vì đó là điều kiện quyết định các hoạt động sản xuất sản phẩm, là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cạnh trạh trên thị trường.
ã Công tác tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm,cũng như các thiết bị cho giúp cho công ty nâng cao được chất lượng sản phẩm. Ví dụ như các sản phẩm kết cấu thép ; mặc dù đã có dung sai cho phép về kích thước của các chi tiết sản xuất nhưng với các thiết bị cho lường kém chuẩn xác thì sẽ không cho sản phẩm có đội chính xác cao chưa nói đến chính xác tuyệt đối.
ã Cũng như sản phẩm kết cấu thép với các sản phẩm Đúc nếu thiết bị cho lường không chuẩn xác sẽ dẫn đến pha chế thành phần hoá học sai. Từ đó gây ra sai hỏng hàng loạt sản phẩm. Như đợt hỏng 20 tấn bi đạn trong tháng 2 vừa qua.
ã Việc quan trọng trong công tác quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm là phải hoàn thiện hệ thống thiết bị đo lường,tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá.
Từ những lý do trên, để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm , để nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. công ty nên thực hiện các biện pháp sau:
ã Trước tiên ban lãnh đạo đứng đầu là giám đốc công ty phải gương mẫu hơn nữa trong công tác quản lý chất lượng, trực tiếp tham gia vào các hoạt động, phong trào quản lý chất lượng của công ty. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, từng cấp tiến hành công việc.
ã Lãnh đạo công ty phải đưa ra chính sách chất lượng sát thực, phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty, đáp ứng được xu hướng của thị trường.
ã Sau khi xây dựng xong người đứng đầu hệ thống quản trị chất lượng phải chỉ đạo cho các phòng ban và cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình đã được quy định trong chính sách chất lượng của Công ty.
ã Việc kiểm tra theo dõi phải được tiến hành chặt chẽ, nếu có khó khăn sai sót tiến hành điều chỉnh ngay. Công tác kiểm tra cần phải tiến hành đẩy mạnh hơn nữa trên cơ sở bộ máy quản lý cũ ; phòng kỹ thuật kết hợp với tổ KCS và các bộ phận KCS ở các Xí nghiệp bám sát từng ca sản xuất, kiểm tra từng công đoạn sản xuất.Có chính sách thưởng phạt xứng đáng với việc đảm bảo chất lượng. Tăng cường vai trò của tổ trưởng tổ sản xuất. Báo cáo thường kỳ với người đứng đầu để tiện theo dõi.
ã Xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn thống nhất giúp cho công ty nói chung và công nhân nói riêng, đánh giá đúng chất lượng sản phẩm mọt cách dễ dàng. Đó chính là tiền đề để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn đưa ra phải phù hợp với nhu cầu của thị trường, với điều kiện của công ty.
Để thực hiện các giải pháp trên, công ty cần thực hiện:
ã Có một cán bộ kỹ thuật ở vị trí cao để chọn làm người chỉ đạohệ thống quản lý chất lượng. Cán bộ này phải có kinh nghiệm, am hiểu hệ thông quản lý chất lượng. Đặc biệt phải có uy tín để chỉ đạo các phòng ban và bộ phận có liên quan.
ã Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ KCS phải là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc.
ã Tiềm lực tài chính để đầu tư thiết bị đo lường, phục vụ công tác tiêu chuẩn hoá và duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Đây là vấn đề đặt ra của công ty vì công ty không có nhiều vốn, vốn chủ đạo do Nhà nước cấp. Song công ty đang khắc phục từng bước bằng cách đầu tư dần ở từng khâu.
ã Cuối cùng là sự ủng hộ của các thành viên trong công ty, các bộ phận phòng ban. Các thành viên trong công ty cần phải việc hoàn thiện, duy trì , cải tiến hệ thống quản lý chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Từ đó có thái độ ủng hộ khi ban lãnh đạo tiến hành cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
Kết luận.
Khi nền kinh tế càng ngày càng phát triển ở trình độ cao thì cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm hay dịch vụ càng trở nên có hiệu quả. Sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ nhanh khi nó có chất lượng thoả mãn nhu cầu của thị trường, giá cả phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng hay khách hàng…Mọi doanh nghiệp đều nhận thức được điều đó và luôn luôn chú ý đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm một cách đặc biệt, coi chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp.
công ty Cơ khí và Xây lắp với hơn 35 hình thành và phát triển cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Ban lãnh đạo và công nhân của công ty luôn luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu và ra sức thực hiện được kế hoạch đã đặt ra. Sản phẩm của công ty đã được các bạn hàng tín nhiệm với một sự tin tưởng lớn về mặt chất lượng. Tuy nhiên chẳng có sản phẩm nào lại có chất lượng hoàn hảo cả, sản phẩm của công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 cũng còn một số hạn chế. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực trạng cũng như khả năng của công ty tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty để sản phẩm càng ngày càng trở nên hoàn thiện. Tôi hy vỏngằng những ý kiến của em sẽ đóng góp một phần nhỏvào mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của COMA 7.
Mặc dù đã có cố gắng rất nhiều nhưng chuyên đề về:" Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 " của tôi chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được các thầy cô cũng như các cô chú trong công ty giúp đỡ và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thiện hơn về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29101.doc