Lời Mở Đầu
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay lưu lượng xe cơ giới lưu hành là tương đối lớn trong khi đó hệ thống cầu đường của chúng ta mặc dù đã được nâng cấp rất nhiều nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhiều tuyến đường kém chất lượng và xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc người tham gia điều khiển các phương tiện giao thông không chấp hành đúng quy định như đi qua tốc độ quy định, phóng nhanh vượt ẩu, không có giấy phép lái xe… gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Đó là lý d
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh Doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o mà nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 cần phải được triển khai sâu rộng hơn. Hơn nữa mặc dù số lượng xe tham gia bảo hiểm đã tăng nhưng vẫn tăng chậm hơn sơ với tốc độ tăng của số lượng xe lưu hành đòi hỏi nhà nước cần phải có biện pháp thích hợp để phòng ngừa tai nạn xảy ra; còn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thì trong cơ chế thị trường mở cửa hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng hoạt động đa dạng với nhiều loại hình sản phẩm và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ bảo hiểm là rất cần thiết.
Với những suy nghĩ như trên nên tôi muốn nghiên cứu sâu hơn về nghiệp vụ bảo hiểm này cả về thực tế hoạt động tiềm năng cũng như hạn chế khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này hiện nay và xu hướng phát triển trong thời gian tới. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội”.
Sau một thời gian học hỏi qua các tài liệu liên quan và nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ chuyên môn của công ty Bảo Minh Hà Nội, đặc biệt là cán bộ nhân viên của phòng khai thác số 3 trực thuộc công ty Bảo Minh Hà Nội nơi tôi thực tập đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tiếp cận với thực tế và cung cấp cho tôi những số liệu thức tế rất quan trọng và sự giúp đỡ tận tình của thấy giáo PGS.TS Hồ Sỹ Sà tôi đã hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Thông qua đó tôi cũng được củng cố thêm những kiến thức tôi đã được học ở trên ghế nhà trường, đồng thời tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm rất bổ ích cho tôi để có thể hoàn thành tốt công việc của mình tại nơi công tác. Nhân đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cán bộ nhân viên của công ty Bảo Minh Hà Nội và PGS.TS Hồ Sỹ Sá đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Do lần đầu được tiếp súc với thực tế và do những hiểu biết của mình còn hạn chế nên trong bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong các thầy cô giáo sẽ giúp đỡ em để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I:
Khái quát chung về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
I. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.1.Khái niệm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Khái niệm trách nhiệm dân sự: Theo nghĩa rộng, trách nhiệm dân sự phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ dân sự được hiểu là việc mà theo quy định của pháp luật thì một chủ thể phải làm hoặc không được làm một việc nào đó vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (hay còn gọi là người có quyền). Người có nghĩa vụ dân sự mà không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì phải chịu trách nhiệm với người có quyền. Nhìn chung trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể là thiệt hại về vật chất, có thể là thiệt hại về tinh thần. _ Trách nhiệm bồi thường về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại (Bộ luật dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, do đó nó mang những đặc tính chung của trách nhiệm pháp lý: nó được coi là một biện pháp cưỡng chế, thể hiện dưới dạng là trách nhiệm phải thực hiện và trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nó được áp dụng đối với người thực hiện hành vi trái pháp luật và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục nhất định; và việc áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ mang đến cho người thực hiện hành vi trái pháp luật những điều bất lợi.
Về nguyên tắc người có quyền sở hữu đối với phương tiện xe cơ giới được gọi là chủ xe. Nhìn chung họ là những người đứng tên trên giấy đăng ký xe và cả trong giấy lưu hành xe. Có những trường hợp chủ xe cũng chính là người trực tiếp điều khiển xe, không phải là người đứng tên trong giấy đăng ký xe. Trong trường hợp này người điều khiển xe chỉ đóng vai trò là người làm công ăn lương theo hợp đồng thuê mướn, tuyển dụng của chủ xe. Khi có tai nạn xảy ra, thông thường chủ xe phải là người chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi họ không phải là người trực tiếp điều khiển xe. Nếu xe cơ giới được chủ xe giao quyền sử dụng và khai thác xe cho người khác (người thuê xe), thì người thuê xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc sử dụng xe đó gây ra.
Tuy nhiên việc xem xét quy kết trách nhiệm thuộc về ai, cần lưu ý một số trường hợp:
- Người lái xe (do chủ xe thuê mướn hoặc tuyển dụng) gây tai nạn khi anh ta sử dụng xe vào việc riêng: trường hợp này toà án vẫn phán quyết chủ xe phải bồi thường nhưng trong phạm vi của mình chủ xe được quyền đòi hỏi trách nhiệm của người lái xe.
- Tai nạn xảy ra khi xe đang được giao cho người khác mượn: trường hợp này người mượn xe để sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên nếu chủ xe cho mượn cả lái xe của mình thì khi tai nạn xảy ra toà án vẫn phán quyết chủ xe chịu trách nhiệm bồi thường. Ðồng thời toà án cũng không can thiệp vào việc người mựơn xe tự nguyện đứng ra bồi thường thay cho chủ xe hoặc giúp đỡ cho chủ xe bồi thường cho nạn nhân.
- Tai nạn xảy ra khi xe lưu hành không được sự đồng ý của chủ xe: Trường hợp này nhìn chung người sử dụng xe không được phép của chủ xe thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp chủ xe cũng có lỗi trong việc để người khác chiếm dụng xe của mình, chẳng hạn chủ xe rời xe mà không rút chìa khoá điện. Trong trường hợp này chủ xe cũng có thể phải liên đới bồi thường.
- Tai nạn do người vị thành niên gây ra: Nếu người vị thành niên điều khiển xe gây tai nạn thông thường cha mẹ họ là người chịu trách nhiệm bồi thường. Ðiều 17 Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em quy định: Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra . Ðiều 611 Bộ luật dân sự cũng quy định: Khi người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại , nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản thì lấy tài sản để bồi thường phần còn thiếu ; Trong trường hợp người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tải sản của mình. Trường hợp người vị thành niên gây tai nạn trong thời gian chịu sự quản lý của người giám hộ, thì người giám hộ cũng có thể phải liên đới bồi thường.
Như vậy, trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là phần trách nhiệm được xác định bằng tiền theo quy định của luật pháp và sự phán quyết của toà án quyết định chủ xe phải gánh chịu do sự lưu hành xe của mình đối với người thứ ba. Người thứ ba ở đây thực chất là phía nạn nhân trong vụ tai nạn. Người thứ ba có thể là một người, có thể là nhiều người, có thể là tài sản, đường xá, hoa màu…
1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Sự phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm, giao thông vận tải đường bộ Việt Nam cũng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt cả về số xe lưu hành (năm 1995 tổng số xe lưu hành vào khoảng hơn 3.900.000 xe thì đến năm 2005 con số này lên tới hơn 16.750.000 xe) và các con đường cao tốc, đường nhựa, đường sá vươn tới mọi vùng sâu vùng xa của Tổ quốc. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà đời sống của nhân dân đã được cải thiện thì nhu cầu về hàng hoá dịch vụ phục vụ cho đời sống hàng ngày của nhân dân cũng cao hơn điều này đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống giao thông nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông thì tai nạn giao thông cũng xảy ra ngày càng nhiều và mức độ nghiêm trọng là không thể lường trước được. Năm 1995 số vụ tai nạn xảy ra hơn 15.000 vụ làm chết hơn 5.000 người, năm 2003 xảy ra hơn 27.000 vụ, số người bị chết gần 13.000, năm 2004 số vụ tai nạn giảm còn 19.852 vụ, năm 2004 số vu tai nạn giao thông giảm khoảng 27% nhưng số người chết do tai nạn lại tăng 7% so với năm 2003. Như vậy, những năm gần đây mặc dù số vụ tai nạn xảy ra có giảm nhưng số người chết do tai nạn lại tăng đã phần nào nói nên mức độ cần thiết của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba,
*Bảng 1. Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam: từ 2000 - 2004.
Năm
Số vụ
Số người chết
Số người bị thương
2000
21.836
6.750
24.198
2001
25.786
7.532
25.508
2002
28.040
12.467
34.732
2003
31.134
14.807
35.703
2004
27.852
13.351
24.062
(Nguồn: Tạp chí Bảo Hiểm.)
Tai nạn giao thông là điều không thể tránh khỏi, trước hết bởi bản thân xe cơ giới lưu hành tốc độ cao là một nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn vào bất kì lúc nào. Một trục trặc nhỏ của xe cơ giới do bản thân xe gây ra hay do bất cẩn của người lái xe khi không phát hiện được tình trạng hư hỏng của xe như: mất phanh, mất lái, nổ lốp, Nếu như xe đang chạy thì hư hỏng trên của xe sẽ tất yếu đưa tới một tai nạn mà hậu quả khó có thể lường trước được.
Thứ hai, tai nạn có thể xảy ra do sơ xuất bất cẩn của người lái xe như ngủ gật, quên không bật xi nhan xin đường, dừng xe đột ngột,...
Thứ ba, đường sá của Việt Nam chất lượng chưa cao, nhiều con đường gồ ghề, khúc khuỷu, thiếu các biển báo chỉ dẫn cần thiết, làm cho lái xe không chủ động và lường trước được những khó khăn để tránh tai nạn.
Thứ tư, là ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông kém, kể cả người đi bộ và đi xe thô sơ, buôn bán họp chợ, để vật liệu xây dựng lấn cả lòng dường, làm tăng nguy cơ gây tai nạn.
Đảng và nhà nước ta đã sử dụng rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông như:
- Tổ chức thường xuyên, rộng rãi trong toàn dân học tập, tìm hiểu về luật an toàn giao thông.
- Tổ chức tập huấn đội ngũ lái xe an toàn.
- Tổ chức các lớp về an toàn xe.
- Xây dựng hệ thống biển báo, pa- nô, áp phích.
- Thành lập ban chỉ đạo an toàn giao thông.
Tất cả các biện pháp trên tuy được các cấp các ngành thưc hiện thường xuyên và bằng nhiều biện pháp khác nhau song tai nạn giao thông vẫn xảy ra và mức độ ngày càng trầm trọng.
Tai nạn do xe cơ giới gây ra thường đưa đến những hậu quả khôn lường, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.Ví dụ gần đây nhất là Vào lúc 13giờ 45 ngày 5/4/2006, tại km 25+53 quốc lộ 20 thuộc xã Túc Trưng, huyện Định Quán, Đồng Nai, hai ô tô khách 16 chỗ Ford Transit mang biển kiểm soát 53M-7727 và xe Mercedes mang biển kiểm soát 53M-4321 đã đâm vào nhau khi đi ngược chiều với tốc độ lớn, làm 9 người bị thiệt mạng và 18 người khác bị thương nặng. Những thiệt hại là rất lớn trong một vụ tai nạn giao thông đường bộ thường gây hậu quả bồi thường nặng nề cho chủ phương tiện về trách nhiệm dân sự theo luật dân sự ngoài sự thiệt hại cho chính chủ phương tiện. Phần lớn trong các trường hợp tai nạn nghiêm trọng chủ xe không đủ khả năng tài chính để bồi thường, nhiều trường hợp chủ xe, lái xe bị chết trong các vụ tai nạn hay bỏ trốn nên việc giải quyết tai nạn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề là phải có nguồn tài chính sẵn sàng cho việc giải quyết hậu quả của các vụ tai nạn giao thông luôn luôn là mối quan tâm lo lắng của phía chủ xe; cũng như để bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân trong các vụ tai nạn, hạn chế tối thiểu tai nạn xảy ra là mối quan tâm của toàn xã hội. Ðể đáp ứng yêu cầu đó, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời là một tất yếu khách quan và được phát triển từ loại hình bảo hiểm tự nguyện sang bắt buộc.
Ở đây cần phải thực hiện bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vì:
- Đây là nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến rất nhiều bộ luật của nhiều quốc gia mà luật pháp đòi hỏi mỗi người phải thực hiện một cách bắt buộc( luật dân sự, luật giao thông…).
- Thực hiện bắt buộc nhằm đảm bảo tính công bằng trong xã hội và đảm bảo mọi quyền lợi của mọi công dân.
- Góp phần giúp các chủ phương tiện nâng cao được tinh thần trách nhiệm của mình. Mặt khác, giúp các cơ quan hữu quan thực hiện quản lý được các loại đầu xe cơ giới một cách thuận tiện hơn.
1.3. Tác dụng cuả bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
BH TNDS của chủ xe cơ giới là biện pháp kinh tế huy động sự đóng góp của các chủ xe, hình hành nên quỹ bảo hiểm chung. Quỹ này chủ yếu đươc sử dụng để bồi thường, bù đắp cho các chủ xe trong trường hợp xe hoạt động gây tai nạn làm phát sinh TNDS của chủ xe. BH TNDS có tác dụng rất lớn đối với cả chủ xe, người thứ ba và cho xã hội.
- Ðối với chủ xe: BH TNDS đã tạo tâm lý thoải mái, yên tâm khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông; bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh trách nhiệm dân sự, tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe; giúp chủ xe có ý thức trong việc đề ra các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn.
- Ðối với người thứ ba: Công ty bảo hiểm thay mặt chủ xe bồi thường thiệt hại một cách nhanh chóng, đầy đủ nhất, giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính, tinh thần. Bên cạnh đó, Công ty bảo hiểm hỗ trợ cho chủ xe trong việc thương lượng hoà giải với nạn nhân, tránh gây ra căng thẳng hay sự cố bất thường từ phía người nhà nạn nhân.
- Ðối với xã hội: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn hoạt động kinh doanh tốt cần phải đưa ra các biện pháp hiệu quả đề phòng và ngăn ngừa tai nạn, tích cực giảm thiểu các vụ tai nạn cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Ðiều này tác động đến sự ổn định, an toàn cho xã hội. Mặt khác, loại hình bảo hiểm này góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc giải quyết hậu quả các vụ tai nạn, cũng như trong việc xây dựng, thiết lập các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn. Ðồng thời nó còn đem đến nguồn thu cho ngân sách.
Như vậy, BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba càng khẳng định rõ hơn sự cần thiết và tầm quan trọng của nó.
II. Nội dung cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
2.1. Cơ sở tiến hành bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba dưới hình thức bắt buộc.
Trong cơ chế thị trường hiện nay các phương tiện giao thông đường bộ đã chứng tỏ tính ưu việt của mình trong quá trình lưu thông hàng hóa điều này đồng nghĩa với số vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng, nhiều khi trách nhiệm bồi thường thiệt hại vượt quá khả năng tài chính của chủ phương tiện gấp bội lần, gây khó khăn cho nạn nhân trong việc khắc phục hậu quả về tài sản, điều trị thương tật, mai táng. Bảo hiểm TNDS trước hết là bảo vệ lợi ích của người bị nạn hoặc gia đình họ, đây là một vấn đề xã hội lớn, chứ không phải chỉ quyền lợi của chủ xe. Vì vậy, tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại cơ quan bảo hiểm là trách nhiệm của mỗi chủ xe.
Trên thế giới, nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới ra đời vào thế kỷ XVIII, phát triển mạnh vào thế kỷ XIX . Hiện nay, hầu hết các nước đều quy định bắt buộc các chủ xe phải tham gia BH TNDS. Một số nước có nền kinh tế phát triển như: Pháp, Ðức, Anh, Mỹ, Nhật và Úc đã áp dụng hình thức: - bắt buộc từ những năm 40 của thế kỷ XX.
Không chỉ dừng lại ở bắt buộc đối với chủ xe phải tham gia bảo hiểm TNDS mà còn quy định bắt buộc với doanh nghiệp bảo hiểm phải chấp nhận bảo hiểm theo đúng quyết định 23/2003/QD - BTC. Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận BH TNDS của chủ xe theo đúng quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm được Bộ Tài Chính quy định, không được phép thấp hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm có thể tăng mức TNDS, dẫn đến tăng phí bảo hiểm theo yêu cầu của chủ xe. Ðiều này đảm bảo cho chủ xe tham gia giao thông luôn được đáp ứng nhu cầu khi đủ điều kiện có nhu cầu tham gia bảo hiểm.
Từ những lý do đó, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 30/HÐBT ngày 10/03/1988 quy định tất cả các xe hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới tại cơ quan bảo hiểm. Ðây là một chủ trương một chính sách hoàn toàn đúng đắn và được duy trì cho đến nay nhằm đảm bảo lợi ích của người bị nạn khi tai nạn xảy ra, nâng cao trách nhiệm đối với chủ phương tiện, giúp các cơ quan quản lý số lượng xe lưu hành và thống kê đầy đủ các tai nạn để có những biện pháp quản lý xã hội, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh những quy định , chủ trương của nhà nước. Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 23/2003/QÐ - BTC ngày 25/02/2003 thay thế các Nghị định trước nhằm phù hợp với bước đi của nền kinh tế nước ta: quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2.2. Ðối tượng và phạm vi bảo hiểm
2.2.1. Ðối tượng bảo hiểm
Công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người lái xe. Như vậy đối tượng được bảo hiểm là TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn.
Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể. Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba bao gồm:
- Điều kiện thứ nhất: Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ ba.
- Điều kiện thứ hai: Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quy định khác của nhà nước…
- Điều kiện thứ ba: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba.
- Điều kiện thứ tư: Chủ xe (lái xe) phải có lỗi.
Trên thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện thứ nhất, thứ hai, thứ ba là phát sinh TNDS của chủ xe (lái xe) đối với người thứ ba. Nếu thiếu một trong ba điều kiện đó TNDS của chủ xe sẽ không phát sinh và do đó sẽ không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Điều kiện thứ tư có thể có hoặc không, vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do nguồn nguy hiểm cao độ mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe (lái xe). Ví dụ, xe đang chạy bị nổ lốp, lái xe mất khả năng điều khiển nên đã gây tai nạn. Trong trường hợp này, TNDS vẫn có thể phát sinh nếu có đủ ba điều kiện đầu tiên.
Chú ý rằng, bên thứ ba trong BHTNDS chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ:
- Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe;
- Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…
- Hành khách, những người có mặt trên xe;
Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên.
2.2.2. Phạm vi bảo hiểm
Công ty bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh TNDS của chủ xe. Cụ thể, các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm:
- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba;
- Thiệt hại về tài sản, hàng hoá… của bên thứ ba;
- Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập;
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả những biện pháp không mang lại hiệu quả);
- Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ.
- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ như:
+ Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường;
+ Lái xe không có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu, bằng không hợp lệ;
+ Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: Rượu, bia, ma tuý…
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép;
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa;
+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải;
+ Xe không có hệ thống lái bên phải.
- Thiệt hại do chiến tranh, bạo động.
- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh.
- Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thoả thuận khác.
Ngoài ra, công ty bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, thi cốt.
2.3. Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền được xác định trong hợp đồng bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm. Có nghĩa là, trong bất kỳ trường hợp nào thì số tiền bồi thường, chi trả cao nhất của người bảo hiểm cũng chỉ bằng số tiền bảo hiểm.
Do tính đặc trưng của loại hình bảo hiểm này là đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm rất trừu tượng, không xác định được mức thiệt hại của người thứ ba. Vì vậy, trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, một hợp đồng thường xác định số tiền bảo hiểm dựa trên sự thoả thuận. Bộ Tài chính quy định hạn mức trách nhiệm tối thiểu bắt buộc cho mọi chủ xe. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể đưa ra mức trách nhiệm tự nguyện cao hơn được Bộ Tài chính chấp thuận để chủ xe lựa chọn. Việc bán sản phẩm bảo hiểm theo nhiều mức có ý nghĩa đáp ứng mộ cách tốt nhất nhu cầu của chủ xe. Mức trách nhiệm cao hay thấp được thiết kế phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhu cầu bảo hiểm và khả năng tài chính của chủ xe; tình hình thực tế tai nạn; loại phương tiện; và có cả khả năng đảm bảo của nhà bảo hiểm. Ðiều lưu ý là hạn mức trách nhiệm trong hợp đồng hoặc trong giấy chứng nhận bảo hiểm có ý nghĩa cho từng vụ tổn thất. Có nghĩa là: thường thời hạn bảo hiểm là một năm thì trong một năm được bảo hiểm, phương tiện có thể gây ra nhiều hơn một vụ tai nạn. Trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cho người được bảo hiểm được tính cho từng vụ tai nạn là độc lập theo hạn mức trách nhiệm đã ký kết. Ðối với những vụ tổn thất lớn mà giá trị thiệt hại vượt quá mức giới hạn trách nhiệm thì khi đó người được bảo hiểm phải tự gánh chịu phần vượt quá này.
Trong cùng một điều kiện như nhau, mức trách nhiệm bảo hiểm có ảnh hưởng quyết định tới mức phí bảo hiểm mà người bảo hiểm phải đóng góp. Người được bảo hiểm sẽ đóng một mức phí cao hơn nếu họ được cung cấp một bảo hiểm có hạn mức trách nhiệm cao hơn.
2.4. Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí BH TBDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượg đầu phương tiện của mình. Mặt khác, các phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây tai nạn khác nhau nên phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương tiện). Phí bảo hiểm gồm có hai phần:
- Phần phí thuần: phần phí thu được dùng cho bồi thường tai nạn xảy ra.
- Phần phụ phí: là khoản phí cần thiết để cơ quan bảo hiểm đảm bảo cho các khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm (bao gồm: chi hoa hồng; chi quản lý hành chính; chi đề phòng hạn chế tổn thất; chi thuế nhà nước)
Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là:
P = f + d
Trong đó: P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện
f – Phí thuần
d – Phụ phí (được qui định là tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng phí bảo hiểm).
Phần phí thuần (f) được xác định theo công thức:
Trong đó:
Si - Số vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe được bảo hiểm bồi thường trong năm i.
Ti - Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn có phát sinh TNDS trong năm i.
Ci - Số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm TNDS trong năm i.
n - Số năm thống kê, thường từ 3 – 5 năm, i = (1,n)
Như vậy, f thực chất là số tiền bồi thường bình quân trong thời kỳ n năm cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong thời kỳ đó.
Ví dụ: Có số liệu thống kê 5 năm về tình hình tai nạn giao thông có phát sinh TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đối với loaij xe tải trên 5 tấn như sau:
năm
Số xe hoạt động
(chiếc )
Số vụ tai nạn
(vụ )
Thiệt hại bình quân 1 vụ
( trđ )
1
1.000.000
11.400
7,5
2
1.100.000
10.600
7,8
3
1.200.000
11.900
7,9
4
1.300.000
13.000
8,7
5
1400.000
137.00
9,2
Yêu cầu: Xác định phí bảo hiểm cho mỗi đầu xe tải cho năm thứ 6.
Phí thuần f:
Nếu tỷ lệ phụ phí chiếm 20% thì phí thuần f sẽ chiếm 80% trong tổng phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu xe. Từ đó ta có phí bảo hiểm năm thứ 6 cho mỗi đầu xe là:
P = f / 0,8 = 83.555 / 0,8 = 104.443 (đ/xe)
Hoặc tính theo công thức:
P = f + d = 83.555 + 20.888 = 104.443 (đồng/xe), trong đó:
Phụ phí d = (0,2 × 83.555) / 0,8 = 20.888 (đồng/xe)
Đây là cách tính phí bảo hiểm cho các phương tiện thông dụng trên cơ sở quy luật số đông. Đối với các phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro lớn hơn như xe kéo rơmoóc, xe chở hàng nặng… thì tính thêm tỷ lệ phụ phí so với mức phí cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay thường cộng thêm 30% mức phí cơ bản.
Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới một năm), thời gian tham gia bảo hiểm được tính tròn tháng và phí bảo hiểm được xác định như sau:
Pngắn hạn
=
Pnăm x Số tháng hoạt động
12 tháng
Hoặc:
Pngắn hạn = Pnăm × Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng
Trường hợp đã đóng phí (tham gia bảo hiểm) cả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó phương tiện không hoạt động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu mà không chuyển quyền bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn phí bảo hiểm tương ứng với số thời gian còn lại của năm (làm tròn tháng) nếu trước đó chủ phương tiện chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường.
Số phí hoàn lại được xác định như sau:
Phoàn lại
=
Pnăm x Số tháng không hoạt động
12 tháng
Ví dụ, Chủ xe ô tô mua bảo hiểm TNDS cho cả năm 2004 vào ngày01/01/2004, phí bảo hiểm cả năm là 600.000. Nhưng đến 01/8/2004 xe không hoạt động nữa do chủ xe đi nước ngoài công tác. Cơ quan bảo hiểm sẽ hoàn lại số phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại là :
Phoàn lại = = (đồng)
Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện. Tuỳ theo số lượng phương tiện, công ty bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức phí tương ứng có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm (tối đa thường giảm 20%). Nếu không thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt. Ví dụ:
+ Chậm từ 01 đến 02 tháng phải nộp thêm 100% mức phí cơ bản.
+ Chậm từ 02 đến 04 tháng phải nộp thêm 200% mức phí cơ bản.
+ Chậm từ 04 tháng trở lên nộp thêm 300% mức phí cơ bản…
+ Hoặc huỷ hợp đồng bảo hiểm.
2.5. Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Ðối tượng của hợp đồng này là mức trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của luật pháp. Do đó, đặc điểm của nó là:
- Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi người bị thiệt hại (người thứ ba) yêu cầu người tham gia bảo hiểm bồi thường.
- Hợp đồng bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường về mặt kinh tế, không chịu các trách nhiệm khác của người tham gia bảo hiểm trước pháp luật như: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự.
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm không có và cũng không thể quy định về số tiền bảo hiểm, mà chỉ quy định hạn mức trách nhiệm bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm. Ví dụ, hạn mức trách nhiệm bồi thường tối đa trong bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là 30 trđ/ng/vụ, về tài sản là 30 trđ/ng/vụ.
Nội dung của hợp đồng thể hiện mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia và được quy định dưới hình thức điều khoản hợp đồng. Có điều khoản do pháp luật quy định phải ghi vào hợp đồng, có điều khoản do hai bên thỏa thuận. Nội dung chủ yếu của một hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thông thường bao gồm:
- Ðối tượng bảo hiểm
- Hạn mức trách nhiệm
- Rủi ro được bảo hiểm
- Rủi ro loại trừ
- Phí bảo hiểm
- Thời hạn bảo hiểm
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia:
Về phía chủ xe ( lái xe), là người có trách nhiệm chính trong việc đề phòng, ngăn ngừa tai nạn, làm công tác này chủ xe cần phối hợp với các ngành thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
+ Ðịnh kỳ hằng năm tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho lái xe, phụ xe. Giáo dục, nhắc nhở lái, phụ xe tuyệt đối không vi phạm những điểm cấm đã quy định trong khi điều khiển xe.
+ Bảo quản tốt các phương tiện vận tải, phối hợp với các ngành liên quan định kỳ tiến hành kiểm tra thiết bị an toàn để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho xe hoạt động tốt.
+ Ðề xuất kiến nghị với ngành giao thông vận tải, công an thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc sửa sang lại hệ thống đường sá. Tiến hành xây dựng các biển báo, pa nô, áp phích tại các đầu mối giao thông quan trọng và tại những đoạn đường có mối nguy hiểm cao.
Khi có tai nạn xảy ra, để giúp cho việc tính toán và giải quyết bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm được nhanh chóng và kịp thời, chủ xe bằng phư._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32312.doc