Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Đống Đa

Lời cám ơn Thời gian học tập và nghiên cứu tại Ngân hàng công thương Đống Đa đã giúp em có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu. Cùng với với sự quan tâm, chỉ bảo tận tình, chu đáo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Đống Đa”. Để đạt được kết quả này, em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn tới thầy gi

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo Nguyễn Thanh Trúc, Phó chủ nhiệm khoa Tiền tệ và Tín dụng quốc tế đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bài khoá luận này. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Phòng kinh doanh đối ngoại Ngân hàng công thương Đống Đa đã giúp em tìm hiểu các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các thầy cô giáo trong khoa Tiền tệ và Tín dụng quốc tế - Học viện ngân hàng đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong bốn năm học vừa qua. lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: Với xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá,Việt Nam thực hiện mở cửa nền kinh tế với quan điểm “…mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá, đa phương hoá và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trên cơ sở mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới…”, trong quá trình đó, hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, nước ta đang cố gắng thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế, thể hiện rõ trong việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 và tiến tới gia nhập Khu vực thương mại tự do Châu á (AFTA) và tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết và chính thức có hiệu lực. Để thực hiện tốt quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ cả về lượng và chất nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác quốc tế ngày càng tăng. Điều này các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam phải có một hệ thống thanh toán quốc tế hiệu quả, nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế . Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến động. Nền kinh tế Châu á sau một thời gian tăng trưởng mạnh đã chững lại, tiếp đến là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Argentina, cuộc khủng khủng bố ở Mỹ và tình hình chính trị bất ổn ở một số nước. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế thế giới có dấu hiệu suy thoái. Trước những khó khăn chung, hoạt động thanh toán XNK của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, thúc đẩy hoạt đông thanh toán quốc tế ngày một phát triển và trở thành một trong những hoạt động chính của NHTM. Xuất phát từ tính thiết thực của việc nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế nên em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Đống Đa” . 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thannh toán quốc tế - Phân tích, đánh giá những yếu tố thuận lợi, khó khăn và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đề tài tập trung vào phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Đống Đa. - Đưa ra kiến nghị hoàn thiện và phát triển hoạt động này trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Vận dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh khái quát hoá và tổng hợp. - Sử dụng và phân tích số liệu thống kê trên cơ sở tư duy logic. 5. Khoá luận được trình bày theo kết cấu sau: Lời nói đầu Chương 1: Khái quát về thanh toán quốc tế Chương 2: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Đống Đa Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Đống Đa Kết luận CHƯƠNG 1 Lý luận chung Về THANH TOáN QUốC Tế Trong xu hướng nền kinh tế quốc tế hoá mạnh mẽ như hiện nay, sẽ khó có một quốc gia nào có thể đứng vững và phát triển nếu thực hiện đường lối đóng cửa, không giao lưu kinh tế với nước ngoài. Các quốc gia đều nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, thương mại quốc tế và ý nghĩa của sự hoà nhập nền kinh tế nước mình vào nền kinh tế thế giới. Có thể nói, trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế là khâu then chốt, khâu cuối cùng quyết định quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá. TTQT giúp hàng hoá thực hiện giá trị của mình một cách đầy đủ nhất và giúp cho các bên tham gia XNK thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình có hiệu quả trong mối quan hệ hàng tiền. 1.1.Vai trò của TTQT và việc nâng cao chất lượng TTQT với hoạt động XNK và kinh doanh ngân hàng 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc chi trả bằng tiền liên quan đến mua bán dịch vụ hàng hoá, cung ứng lao vụ giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác hoặc giưã một quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua hoạt động của các ngân hàng. Chính vì vậy, thanh toán quốc tế đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế đối ngoại, đặc biệt là lĩnh vực ngoại thương. 1.1.2. Vai trò của TTQT và việc nâng cao chất lượng TTQT với hoạt động XNK: Thanh toán quốc tế là việc chi trả lẫn nhau giữa các quốc gia để hoàn tất các khoản về XNK hàng hoá, dịch vụ, vay vốn viện trợ dưới các phương thức khác nhau. Thông qua thanh toán, giá trị hàng hoá XNK mới được thực hiện, mọi giao dịch đối ngoại mới hoàn tất. Đối với hoạt động XNK, thanh toán quốc tế không những tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao tốc độ chu chuyển hàng hoá XNK, làm cho hợp đồng ngoại thương được thực hiện an toàn mà còn tạo uy tín thanh toán giữa các bên tham gia. Có thể nói rằng, thương mại quốc tế có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế có tốt hay không. Chính vì vậy, với việc nâng cao chất lượng TTQT sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động XNK, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá, đẩy mạnh XK hàng hoá ra nước ngoài. Thanh toán quốc tế hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý các bạn hàng xa nhau nên việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua là hết sức khó khăn. Nếu tổ chức tốt công tác thanh toán quốc tế thì sẽ giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. 1.1.3. Vai trò của TTQT và nâng cao chất lượng TTQT với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đối với hoạt động Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có vị trí và vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho hoạt động khác của Ngân hàng. Thanh toán quốc tế hoạt động tốt giúp cho Ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế về giao dịch, trên cơ sở đó Ngân hàng có thể tăng qui mô hoạt động của mình, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Mặt khác, nâng cao chất lượng TTQT còn giúp cho Ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng. Trên phương diện quản lý nhà nước, qua quản lý hoạt động thanh toán quốc tế, nhà nước có thể nguồn ngoại tệ ra vào nước, làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện chính sách tài khoá. Mặt khác, nắm được tình hình thanh toán quốc tế tại NHTM, nhà nước có thể quản lý hàng hoá XNK và cán cân thanh toán quốc tế. Như vậy, trong xu thế phát triển hiện nay thanh toán quốc tế có một vị trí rất quan trọng và đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng thanh toán quốc tế . 1.2. Các điều kiện thanh toán quốc tế: Thông thường trong quan hệ thanh toán quốc tế, những vấn đề liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên đều được quy tụ thành những điều kiện được gọi là điều kiện thanh toán quốc tế. Những điều kiện đó bao gồm: điều kiện tiền tệ, địa điểm, thời gian, phương tiện thanh toán, phương thức thanh toán. 1.2.1. Điều kiện tiền tệ Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc quy định thống nhất sử dụng đơn vị tiền tệ nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng xuất nhập khẩu, đồng thời quy định phương thức xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó xảy ra. Có 2 nội dung chính trong điều kiện này: a. Phân biệt loại tiền sử dụng trong hợp đồng này Khi thoả thuận về điều kiện tiền tệ trong hợp đồng ngoại thương, cần chú ý phân biệt rõ các thuật ngữ được sử dụng trong phân loại tiền tệ sau đây: Nếu ta căn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ, có thể phân biệt 2 dạng: * Tiền mặt (cash): bao gồm tiền giấy và tiền kim loại của từng quốc gia. Trong thanh toán quốc tế, dạng tiền mặt ngày nay ít được sử dụng và chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng khối lượng thanh toán chung. * Tiền ghi sổ hoặc tiền chuyển khoản: có thể coi đây là một dạng tiền “vô hình” tồn tại dưới dạng những con số ghi trên các tài khoản, sổ sách kế toán tại ngân hàng. Dạng tiền tệ này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng khối lượng thanh toán chung. Nếu căn cứ phạm vi sử dụng của tiền tệ, có thể phân biệt 2 loại tiền chủ yếu: * Tiền tệ quốc tế (International currency): đó là các đơn vị tiền tệ được hình thành trên cơ sở các hiệp định của các khối, các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như SDR (Special Drawing Right - quyền rút vốn đặc biệt) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), EURO - đồng tiền chung Châu Âu của các nước ký Hiệp định liên minh tiền tệ Châu Âu. * Tiền tệ quốc gia (National money): đó là đơn vị tiền tệ riêng của mỗi nước như: USD, JPY, HKD...Trong thực tế, chỉ có tiền tệ của các nước kinh tế phát triển mới được sử dụng trong thanh toán, tín dụng quốc tế, đó là những đồng tiền mạnh tự do chuyển đổi. Việc lựa chọn và sử dụng đơn vị tiền nào là tiền thanh toán, trong hợp đồng thương mại quốc tế, nói chung phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: so sánh tương quan vị thế giữa 2 bên mua - bán; vị trí của đồng tiền thanh toán trên thế giới. Tiền tệ thanh toán có thể là tiền của nước XK, hoặc nước NX hoặc đồng tiền thứ ba nào đó. b. Đảm bảo hối đoái Nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập tiền tệ từ hợp đồng ngoại thương, hạn chế tối đa những tổn thất gây ra bởi sự biến động thường xuyên của tỷ giá hối đoái trên thị trường, các bên XNK còn phải chú ý tới những điều kiện đảm bảo hối đoái trong hợp đồng, hoặc thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi trên thị trường hối đoái. 1.2.2. Điều kiện địa điểm Điều kiện địa điểm thanh toán có nghĩa là việc quy định nghĩa vụ thanh toán tiền trong hợp đồng thương mại quốc tế sẽ được thực hiện ở đâu? Về phương diện lý thuyết, việc thanh toán giá trị hợp đồng có thể diễn ra ở nước người XK, nước người NK hoặc ở một nước thứ ba nào đó. Tuy nhiên, việc chọn địa điểm thanh toán có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên vì vậy trong thực tế việc quy định địa điểm thanh toán chủ yếu phụ thuộc tương quan “thế và lực” giữa hai bên trong quan hệ hợp đồng. Đương nhiên cũng cần phải xem xét nhiều yếu tố, nhiều mặt quan hệ khác nữa mới có thể khẳng định được. 1.2.3. Điều kiện thời gian Điều kiện thời gian thanh toán chỉ rõ thời hạn người NK phải trả tiền cho người XK theo quy định trong hợp đồng XNK. Điều kiện về thời gian thanh toán có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về các yếu tố như: lãi suất, tỷ giá hối đoái…Vì vậy, trong thực tế đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương, vấn đề này cũng là một nội dung không dễ dàng đi tới sự thống nhất ngay giữa hai bên. Điều kiện về thời gian thanh toán thường được thoả thuận theo một trong ba cách thức sau đây: a. Trả tiền trước: Theo quy định này, bên NK sẽ phải trao cho bên XK một phần hoặc toàn bộ số tiền hàng trị giá hợp đồng ngay sau khi ký kết hợp đồng hoặc sau khi người XK chấp nhận đơn đặt hàng của người NK, nhưng chưa trao hàng. Điều kiện trả tiền trước tạo cơ hội thuận lợi cho bên XK trên hai phương diện. Trước hết, thông qua hành vi này, bên XK đã nhận được một khoản tín dụng thương mại do bên NK cung ứng. Và sau nữa, đây cũng chính là điều kiện ràng buộc người NK trong việc mua hàng, tránh rủi ro cho người XK . b. Trả tiền ngay Điều kiện này có thể được quy định theo một trong những nội dung cụ thể sau: - Bên NK thanh toán tiền cho bên XK ngay sau khi bên XK đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (theo Icoterm 2000 của ICC ). - Bên NK thanh toán tiền cho bên XK ngay sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá của mình, bên XK lập bộ chứng từ thanh toán yêu cầu bên NK thanh toán tiền ngay. c. Trả tiền sau Điều kiện trả tiền sau có thể được quy định theo một trong những nội dung cụ thể sau: - Bên NK thanh toán tiền cho bên XK sau một số lượng ngày nhất định, kể từ ngày nhận được thông báo của bên XK đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi giao hàng được chỉ định. - Bên NK thanh toán tiền cho bên XK sau một số lượng ngày nhất định, kể từ ngày nhận được bộ chứng từ. - Bên NK thanh toán tiền cho bên XK sau một số lượng ngày nhất định, kể từ ngày nhận xong hàng. 1.2.4. Điều kiện phương tiện thanh toán: 1.2.4.1. Hối phiếu (Bill of exchange). a. Khái niệm: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. b. Tính chất hối phiếu: Hối phiếu là một mệnh lệnh thanh toán có cơ sở pháp lý chặt chẽ, được bảo vệ bởi luật hối phiếu. Điều đó được thể hiện ở những tính chất sau: - Hối phiếu là một chứng từ có giá. Khoản nợ hối phiếu được thể hiện bằng một văn bản. Văn bản đó chỉ được công nhận là hối phiếu khi nó mang hình mẫu hối phiếu như luật qui định (Công ước Giơnevơ 1930). - Khoản nợ hối phiếu là trừu tượng. Khoản nợ trên hối phiếu là trừu tượng. Trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng, tức nguyên nhân sinh ra việc lập hối phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân làm phát sinh ra hối phiếu. - Hối phiếu được giám sát bởi sự nghiêm ngặt của hối phiếu. Được thể hiện: + Sự qui định về hình mẫu của hối phiếu + Trách nhiệm của tất cả những người có liên quan đến hối phiếu . + Những qui định về thời hạn chặt chẽ và những hành vi pháp lý khi thanh toán hoặc không thanh toán hối phiếu. + Những qui định đặc biệt về kháng kiện hối phiếu. + Hối phiếu có tính bắt buộc phải trả tiền: Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu mà không được viện bất cứ lý do riêng của mình đối với người ký phát hối phiếu và người ký hậu để từ chối trả tiền, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó. Với sự nghiêm ngặt đó, hối phiếu sẽ được thanh toán chắc chắn hơn và nhanh hơn. c. ý nghĩa kinh tế của hối phiếu: * Là công cụ tín dụng: Hối phiếu là một công cụ tín dụng phổ biến giữa: + Người phát hành hối phiếu và con nợ của họ. + Người giữ hối phiếu và người phát hành hối phiếu. + Một Ngân hàng với người có hối phiếu hoặc người phát hành hối phiếu. * Là phương tiện đảm bảo: Hối phiếu là một công cụ đảm bảo trong các quan hệ tín dụng. Nó dựa trên cơ sở sự nghiêm ngặt của hối phiếu. Điều đó có nghĩa là chủ nợ luôn luôn có quyền đòi hỏi thanh toán hối phiếu của họ khi đến hạn. * Là công cụ đầu tư vốn: Trong nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, tất cả các Ngân hàng đều có thể mua các loại hối phiếu của khách hàng. * Là công cụ thanh toán: Hối phiếu là công cụ thanh toán với tất cả những ai có liên quan đến nó. Khi hối phiếu được thanh toán vào ngày đến hạn thì món nợ gốc ghi trên giấy tờ hối phiếu được coi là đã trả xong. Ngoài ra, hối phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với lưu thông tiền tệ nói riêng, thông qua việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng cung cấp cho NHTM của NHNN. 1.2.4.2. Séc (Cheque). a. Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Điều kiện đối với người phát hành séc: - Có tài khoản vãng lai tại Ngân hàng. Trên tài khoản có đủ số dư hoặc được cấp 01 khoản tín dụng. b. Chức năng của séc: Séc ra đời từ chức năng làm phượng tiện thanh toán của tiền tệ và được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống Ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong giao dịch thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hoá, cung ứng lao vụ, du lịch và các chi trả phi mậu dịch khác. c. Đặc điểm của séc: Séc có tính thời hạn, tức nó chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời hạn hiệu lực của séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn đó tuỳ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước qui định. Nói chung séc lưu hành trong nội địa thời gian lưu hành ngắn hơn trong thanh toán quốc tế. 1.2.4.3. Lệnh phiếu (Promissory Note). Ngược với hối phiếu, lệnh phiếu do con nợ phát hành cam kết trả tiền cho người hưởng lợi.Với tính thụ động trong thanh toán như trên, lệnh phiếu ít thông dụng hơn hối phiếu. Lệnh phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho một người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác có qui định trên lệnh phiếu đó. Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho một lệnh phiếu thương mại. Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc công ty tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu. Lệnh phiếu chỉ có một bản do con nợ phát hành để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó. 1.2.4.4. Thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán là phương tiện chi trả hiện đại, mà người sở hữu có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ…Thẻ thanh toán gồm nhiều loại: - Thẻ rút tiền tự động (ATM card). Loại thẻ này được dùng để kiểm tra số dư trên tài khoản ở ngân hàng và rút tiền có giới hạn tại các máy rút tiền tự động hoặc quầy tự động của ngân hàng. - Thẻ thanh toán ngay (Payment card) Thẻ này được dùng để chi trả cho người bán về hàng hoá, dịch vụ thông qua máy bán hàng thanh toán thẻ. - Thẻ quốc tế: Thẻ quốc tế có công dụng như các loại thẻ trên, nhưng phạm vi sử dụng của nó không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ở cả nước ngoài. Một số loại thẻ thông quốc tế thông dụng như: VISA card, Master Card, American Express… 1.2.5. Điều kiện phương thức thanh toán: Có thể nói, phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán tức là chỉ người XK dùng cách nào để thu tiền về, người NK dùng cách nào để trả tiền. Trong buôn bán, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền về hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng xuất phát từ yêu cầu của người XK là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người NK là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Các phương thức thanh toán quốc tế sử dụng chủ yếu trong ngoại thương gồm có: 1.2.5.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) a. Khái niệm: Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó người chuyển tiền (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng hình thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Các bên tham gia: - Người chuyển tiền: người NK, người mắc nợ, người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài - Người hưởng lợi (người XK, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc là người nào đó do người chuyển tiền chỉ định. - Ngân hàng chuyển tiền là Ngân hàng ở nước người chuyển tiền. - Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền là Ngân hàng ở nước người hưởng lợi. b. Sơ đồ trình tự tiến hành nghiệp vụ: (3) Ngân hàng đại lý Ngân hàng chuyển Tiền (2) (4) (1) Người hưởng lợi Người chuyển tiền (1) Giao dịch thương mại (2) Người chuyển tiền viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại NH) gửi tới NH chuyển tiền (3) Chuyển tiền ra nước ngoài qua Ngân hàng đại lý. (4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi . c. Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền: * Ưu điểm: thủ tục hết sức đơn giản, không có chứng từ phức tạp, rườm rà, người NK và người XK không phải tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. * Nhược điểm: độ an toàn trong phương thức thanh toán này không cao, không đảm bảo quyền lợi cho người XK. Hàng đã chuyển nhưng việc thanh toán phục thuộc vào thiện chí của người NK. Trong trường hợp người NK chuyển tiền trước khi giao hàng mà vì một lý do nào đó, việc giao hàng của người XK chậm trễ hoặc không đúng theo yêu cầu thì người NK sẽ bị ứ đọng vốn. Vì vậy, phương thức thanh toán này chủ yếu áp dụng trong thanh toán phi mậu dịch, các chi phí liên quan đến trả nợ, bồi thường, còn nếu áp dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu thì chủ yếu đối với khách hàng quen biết, có tín nhiệm cao. 1.2.5.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment) a. Định nghĩa. Nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người XK sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người NK trên cơ sở hối phiếu của người XK lập ra. Các bên tham gia phương thức nhờ thu gồm có: - Người XK là người hưởng lợi ( beneficiary) - Ngân hàng bên XK là Ngân hàng nhận sự uỷ thác của người XK (remmiting bank). - Ngân hàng thu tiền là Ngân hàng ở nước người NK (collecting bank and/or presenting bank). - Người NK là người trả tiền (drawee). b. Các loại nhờ thu: * Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) Là phương thức trong đó người XK uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người NK căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người NK không qua Ngân hàng. Phương thức này chỉ áp dụng trong những trường hợp sau: - Người XK hoặc người NK tin tưởng lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc là chi nhánh của nhau. - Thanh toán về các dịch vụ có liên quan đến XK hàng hoá, vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như: Tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường... Phương thức này không được áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người XK, vì việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người NK có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền. Đối với người NK áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi trong trường hợp hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người NK phải thanh toán ngay mà không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng không. * Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection). Là phương thức trong đó người XK uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua, không những căn cứ và hối phiếu mà còn phải căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người NK để nhận hàng. Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ: Ngân hàng XK Ngân hàng NK (2) (4) (4) (1) (3) (4) Người NK Người XK (1) Người XK lập một bộ chứng từ nhờ Ngân hàng thu hộ tiền. (Bộ chứng từ gồm có hối phiếu và các chứng từ gửi hàng khác kèm theo). (2) Ngân hàng XK nhờ Ngân hàng đại lý đòi tiền người NK. (3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người NK thanh toán và chỉ giao chứng từ hàng hoá cho người NK nếu người NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. (4) Người NK trả tiền cho người XK. Trong nhờ thu kèm chứng từ, người XK uỷ thác cho Ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn nhờ Ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người NK. Với cách khống chế chứng từ này, quyền lợi của người XK được đảm bảo hơn và đây cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Tuy nhiên, nhờ thu kèm chứng từ còn có một số hạn chế sau: - Người XK thông qua Ngân hàng mới chỉ khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người NK chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người NK. Người NK có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bất lợi với họ. - Việc trả tiền còn quá chậm chạp, từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có khi kéo dài hàng tháng. - Trong phương thức này Ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ còn không có trách nhiệm thanh toán tiền hàng. Các hình thức nhờ thu kèm chứng từ: - Trả tiền trao chứng từ (D/P - Documentary against payment): Người NK phải trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho họ. - Chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A - Documentary against acceptance): Người NK phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho họ. Trong phương thức D/A, Người XK chịu rủi ro nhiều hơn so với người NK. Nhiều khi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người NK có thể không trả tiền vì lý do nào đó trong khi đã nhận hàng mà quyền sở hữu của người XK đã mất kể từ khi người NK chấp nhận hối phiếu. Đối với phương thức D/P, Người NK phải trả tiền khi nhận bộ chứng từ hàng hoá mà không được kiểm tra hàng hoá trước.Vì vậy, người NK gặp rủi ro trong trường hợp hàng hoá giao không đúng với mô tả trong chứng từ hoặc không đúng như trong hợp đòng. Còn người XK phải rất tin tưởng vào khả năng thanh toán và thiện chí của người NK vì ngân hàng nước ngoài tham gia hoàn toàn không chịu trách nhiệm thanh toán. 1.2.5.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit). a. Định nghĩa tín dụng chứng từ. Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một Ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ phù hợp phù hợp với những quy định trong thư tín dụng. Trong buôn bán quốc tế, thư tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi và ngày càng đóng vai trò quan trọng, thể hiện qua 3 chức năng sau: - Chức năng thanh toán: Trong buôn bán quốc tế, tín dụng chứng từ được thực hiện chức năng thanh toán không dùng tiền mặt giữa người NK và người XK. - Chức năng đảm bảo: Tín dụng chứng từ là sự cam kết trừu tượng, độc lập của Ngân hàng mở đảm bảo việc thanh toán cho nhà XK ngay cả trường hợp nhà NK không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán. Thông qua thư tín dụng chứng từ, quyền lợi của nhà NK cũng được bảo vệ với việc Ngân hàng mở chỉ trả tiền cho nhà XK một khi họ đã có trong tay các chứng từ phù hợp với các điều kiện của tín dụng chứng từ. - Chức năng tín dụng: Khi Ngân hàng mở tín dụng chứng từ nhận được đơn xin mở thư tín dụng của nhà NK mà không yêu cầu ký quỹ, điều đó có nghĩa là nhà NK chỉ phải trả tiền một khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với điều kiện của thư tín dụng từ Ngân hàng mở. Còn trong trường hợp Ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu nhà NK phải ký quỹ một tỉ lệ nhất định của giá trị thư tín dụng thì số tiền ký quỹ này theo nguyên tắc là được hưởng lãi suất. Các bên tham gia thanh toán trong tín dụng chứng từ: - Người yêu cầu mở tín dụng chứng từ (the applicant): là người NK. - Ngân hàng mở (opening bank): Là Ngân hàng mà tại đó tín dụng chứng từ được mở, còn được gọi là Ngân hàng phát hành (issuing bank). - Ngân hàng thông báo (advising bank): Là Ngân hàng thông báo thư tín dụng đến cho người hưởng lợi, là Ngân hàng được uỷ quyền của Ngân hàng mở. Người hưởng lợi không nhất thiết là khách hàng của Ngân hàng thông báo. Các Ngân hàng này thường do Ngân hàng mở lựa chọn. - Người hưởng lợi (benefitciary): là người XK hoặc người dược chuyển nhượng cuối cùng, là người được hưởng số tiền tín dụng chứng từ. - Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Tuỳ theo từng trường hợp L/C cụ thể, NH này có thể là: + Ngân hàng thanh toán (Paying Bank) + Ngân hàng chấp nhận (Accepting Bank) + Ngân hàng chiết khấu (Negociating Bank) Ngoài ra còn có thể có những NH sau: - Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Ngân hàng xác nhận thường là Ngân hàng lớn có uy tín trên thương trường quốc tế. Ngân hàng này xác nhận (đảm bảo) lên L/C và chịu trách nhiệm thanh toán giá trị L/C trong một thời hạn xác định. - Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): Là Ngân hàng mà tại đó Ngân hàng thông báo hay Ngân hàng xác nhận đòi tiền, vì giữa Ngân hàng mở và Ngân hàng thanh toán/Ngân hàng xác nhận không có quan hệ tài khoản trực tiếp. Điều này thường xảy ra với trường hợp liên quan đến đồng tiền thứ ba. b. Sơ đồ trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ . Người Nhập khẩu Người Xuất khẩu Xuất khẩu Ngân hàng Thông báo Ngân hàng mở L/C (2) (5) (6) (1) (7) (8) (3) (5) (6) (4) (1) Người NK làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người XK hưởng. (2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua Ngân hàng đại lý của mình ở nước người XK để gửi tới người hưởng. (3) Khi nhận được L/C này, Ngân hàng thông báo sẽ gửi cho người XK. (4) Người XK nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng. (5) Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua Ngân hàng thông báo cho Ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán. (6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người XK. Nếu thấy không phù hợp, Ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người XK. (7) Ngân hàng mở thư tín dụng báo cho người NK biết và đề nghị thanh toán. (8) Người NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì NH mới giao chứng từ, nếu thấy không phù hợp thì có quỳên từ chối trả tiền. c. Thư tín dụng thương mại là một công cụ quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ. * K._.hái niệm: Thư tín dụng (Letter of credit - L/C) là một chứng thư (điện hoặc ấn chỉ), trong đó Ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người XK nếu họ xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với nội dung L/C. Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Mặt khác, thư tín dụng có một vị trí quan trọng trong thanh toán L/C, nếu không lập được thư tín dụng thì cũng không thể có phương thức thanh toán L/C . * Nội dung: Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại bao gồm những điều khoản sau đây: - Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C. + Số hiệu: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó, mục đích là để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng và dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan khác như hối phiếu, vận tải đơn... + Địa điểm mở L/C: Là nơi mà Ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người XK. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi có tranh chấp về L/C đó. + Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của Ngân hàng mở L/C với người XK, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như trong hợp đồng không. - Số tiền của thư tín dụng. + Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau, không chấp nhận thư tín dụng có số tiền bằng số và bằng chữ mâu thuẫn nhau. + Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng . - Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng. Thời hạn hiệu lực. + Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà Ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người XK nếu người XK xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C. + Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C (date of issue) đến ngày hết hiệu lực của L/C (expiry date).Việc xác định thời hạn này cần thoả mãn các điều kiện sau: Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C. Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không trùng với ngày giao hàng. Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời hạn trả tiền (date of payment). Thời hạn trả tiền của L/C là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Thời hạn này có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền ngay, hoặc có thể là nằm ngoài nếu như trả tiền có kỳ hạn. Thời hạn giao hàng (date of delivery). Cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quyết định. - Những nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, bao bì.…cũng được ghi trong L/C. - Những chứng từ về vận tải và giao nhận hàng hoá. - Những chứng từ mà người XK phải xuất trình. Là một nội dung then chốt của thư tín dụng vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng của người XK chứng minh là mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định của thư tín dụng.Vì vậy, Ngân hàng mở L/C phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền người XK nếu bộ chứng từ phù hợp. Các chứng từ mà người XK phải xuất trình ít hay nhiều hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu của người NK. - Các điều khoản đặc biệt khác. - Chữ ký của Ngân hàng mở L/C. * Các loại thư tín dụng chủ yếu: - Thư tín dụng không huỷ ngang (irrevocable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà sau khi nó đã được mở ra, thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó, ngân hàng mở chỉ có thể tiến hành trên cơ sở thoả thuận của các bên có liên quan. - Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận (confirmed irrevocable L/C): Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được ngân hàng khác đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng đó. - Thư tín dụng không huỷ bỏ miễn truy đòi (irrevocable without resouse L/C): Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà sau khi người thụ hưởng đã trả tiền thì ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào . - Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số ttiền của thư tín dụng cho một hay nhều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. - Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C ) : Là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực, lại tự động có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định. - Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Là loại L/C được mở ra dựa trên cơ sở số tiền của một L/C khác, đã mở trước đó. Loại L/C này thường được sử dụng nhiều trong phương thức giao dịch mua bán qua trung gian, chuyển khẩu. - Thư tín dụng đối ứng (Recipocal L/C): Là loại thư tín dụng chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín dụng của bên đối tác cũng đã được mở ra. - Thư tín dụng dự phòng (Stand - by L/C): Là loại L/C được phát hành với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho bên NK. Bên mua yêu cầu bên bán thông qua NH phục vụ mình mở L/C dự phòng cho người NK hưởng. Trong trường hợp bên XK vi phạm hợp đồng thương mại đã ký kết, gây thiệt hại cho họ thì ngân hàng mở L/C dự phòng sẽ thanh toán tiền, đền bù những thiệt hại đó. Có thể khẳng định rằng, trong hoạt động thanh toán quốc tế, khi các bên chưa có sự tin tưởng nhau thì tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán bình đẳng nhất. Đối với người NK, L/C là phương tiện giúp họ buộc người XK phải thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng theo các điều khoản đã thoả thuận, còn người XK sẽ yên tâm khi giao dịch vì họ chắc chắn sẽ thu được tiền hàng với một bộ chứng từ hoàn hảo - tức là khi họ đã hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.Vì thế, tín dụng chứng từ được đánh giá là phương thức ưu việt nhất trong thanh toán quốc tế hiện nay. 1.3. Chứng từ trong hoạt động ngoại thương 1.3.1. Bộ chứng từ: Trong giao dịch ngoại thương, những loại giấy tờ được phát hành liên quan đến các nghiệp vụ hàng hoá được gọi là chứng từ. Ngân hàng sẽ xử lý các loại chứng từ này khi thanh toán các nghiệp vụ được qui định thực hiện theo điều kiện thanh toán của thư tín dụng chứng từ (L/C), nhờ thu (collection)... Những chứng từ quan trọng nhất được thể hiện dưới đây: 1.3.1.1. Hoá đơn. a. Hoá đơn thương mại (commercial invoice): Hoá đơn thương mại bao gồm tất cả các chi tiết về từng nghiệp vụ hàng hoá. Trên đó phải có các điều kiện như: Tên và địa chỉ người NK, người XK, nhãn hiệu chính xác của hàng hoá cùng với số lượng; điều kiện giao hàng và thanh toán; đơn giá và tổng giá trị; cách thức đóng gói; ghi chú khác. b. Hoá đơn tạm. (provisional invoice) Đây là một loại hoá đơn tạm thời và được phát hành trước khi ký kết hợp đồng mua bán, cũng như trước khi giao hàng và thường đóng vai trò như một tài liệu ghi nhớ khi thương lượng mua bán hoặc để làm thủ tục xin giấy phép NK nếu cần thiết. Đối với một số loại hàng hoá nhất định (ví dụ như nguyên liệu thô), hoá đơn tạm sẽ được qui định như là một loại chứng từ có giá trị thanh toán 1.3.1.2. Các loại chứng từ gửi hàng. - Vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L). Vận đơn đường biển là chứng từ gửi hàng bằng đường biển. Một mặt nó thể hiện việc xác nhận hàng hoá được chuyên chở đã xuống tàu. Một mặt nó đảm bảo với người sở hữu vận đơn về việc chuyên chở giao hàng. B/L đại diện cho hàng hoá vì vậy B/L là một chứng từ có giá truyền thống. Thư tín dụng thường yêu cầu B/L là một bộ vận tải đơn hoàn hảo, đã xếp hàng lên tàu, số bản chính B/L là bao nhiêu hoặc tối thiểu bao nhiêu bản, quy định về cước phí trả trước hay trả sau, người gửi hàng là ai, B/L trao cho người nhận theo lệnh của ai. Nếu hàng được xuất giao từng phần thì số lượng của mỗi lần giao phải được chủ kho hàng ghi chú vào mặt sau của phiếu chứng nhận nhập kho này. - Ngoài vận đơn đường biển ra, người ta còn sử dụng một số loại chứng từ gửi hàng khác như: Chứng từ vận tải liên hợp,Vận đơn hàng không, Giấy chứng nhận hàng của Hãng vận tải. 1.3.1.3. Các chứng từ khác: - Giấy chứng nhận bảo hiểm (Isurance certificate) - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) - Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of weight) - Giấy chứng nhận phẩm chất (Quality certificate) - Giấy chứng nhận kiểm dịch (Certificate of health) - Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection certificate) - Bảng kê chi tiết đóng gói (Packing list) 1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản trong việc kiểm tra chứng từ . Ngân hàng được uỷ nhiệm phải căn cứ vào các nguyên tắc nghiêm ngặt về mặt chứng từ để kiểm tra các chứng từ được xuất trình theo điều kiện của L/C. Trách nhiệm kiểm tra được giới hạn trong việc đảm bảo quyền lợi của một nghiệp vụ thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và có thể tính toán được theo nguyện vọng của các bên tham gia. Việc kiểm tra phải thật chú ý đến sự đồng nhất về mặt hình thức giữa các chứng từ và điều kiện của L/C. a. Đối tượng của việc kiểm tra. Theo điều 15 của UCP500, các ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ với sự mẫn cán thích hợp để đảm bảo rằng về mặt hình thức phù hợp với các điều kiện của L/C. Sự giới hạn của việc kiểm tra được thể hiện ở chỗ đồng nhất thuần tuý về mặt hình thức của các chứng từ với các điều kiện của L/C. Trong nghiệp vụ L/C, tất cả các bên tham gia chỉ quan tâm đến các chứng từ mà không quan tâm đến hàng hoá, dịch vụ cũng như các hoạt động khác được thể hiện trong chứng từ. Sự tách rời giữa thực hiện thanh toán chứng từ với nghiệp vụ mua bán hàng hoá sẽ dẫn đến trách nhiệm kiểm tra của Ngân hàng không liên quan đến: -Việc thực hiện nghiêm chỉnh nghiệp vụ mua bán hàng hoá giữa người XK và người NK. -Tính chất và sự hoàn hảo của hàng hoá được cung cấp. - Các chứng từ có đủ tư cách để thực hiện nghiệp vụ hàng hoá hay không. - Tính đúng đắn trong nội dung các chứng từ. Những nguyên tắc nghiêm ngặt trong việc kiểm tra chứng từ phải bắt đầu từ việc kiểm tra chính xác của đơn xin mở thư tín dụng và những điều kiện của L/C. Do vậy các chứng từ hoàn chỉnh về mặt hình thức cũng có thể được thanh toán kể cả khi trên thực tế chúng không phù hợp với việc thực hiện nghiệp vụ hàng hoá. Mặt khác, các chứng từ có thiếu sót sẽ không được thanh toán kể cả khi chúng được chứng minh rằng đã thích hợp với nghiệp vụ hàng hoá. b. Trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng và những điều khoản miễn trách. Theo điều 17 UCP500, các Ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, tính đầy đủ, tính chính xác, sự chân thực, sự giả mạo hoặc tính hợp pháp của các chứng từ. Những điều này mô tả việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra một cách có ý thức theo những tiêu chuẩn về hình thức. Nếu hình thức, tính đầy đủ và nội dung của các chứng từ được xác định trong các điều kiện của L/C thì chúng đương nhiên là đối tượng kiểm tra của Ngân hàng. Việc qui trách nhiệm khi có sự giả mạo về các yếu tố đã nêu trên là một sự miễn trách thực sự nhưng chỉ trong trường hợp những sự giả mạo không nhận thấy được, còn nó không có giá trị khi Ngân hàng do cẩu thả mà không nhận ra sự giả mạo. c. Sự nghiêm ngặt về mặt chứng từ. Đây là nguyên tắc xem xét chặt chẽ theo các điều kiện của L/C xuất phát từ chức năng của hình thức thanh toán thư tín dụng cũng như từ việcNgân hàng thực hiện thanh toán nghiệp vụ hàng hoá không thể có đủ kiến thức nghiệp vụ về tất cả các ngành kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng phải tuân theo một cách nghiêm ngặt nhiệm vụ mà mình được uỷ nhiệm. d. Việc giải thích /cắt nghĩa. Việc mô tả hàng hoá trong hoá đơn phải khớp đúng tuyệt đối với sự mô tả trong thư tín dụng. Việc khớp đúng này bao gồm từ cách viết đúng về chính tả cũng như cách đặt dấu chấm, phẩy đúng đắn. e. Các tiêu chuẩn của việc kiểm tra chứng từ. Việc kiểm tra phải thực hiện theo 3 tiêu chuẩn dưới đây: - Tính đầy đủ của chứng từ: phải được hiểu là chứng từ đủ điều kiện để thanh toán mà không phải là chứng từ đủ nội dung . - Sự hoàn chỉnh về mặt hình thức: chứng từ phải được kiểm tra xem hình thức bề ngoài có phù hợp với điều kiện của L/C hay không. - Việc loại trừ mọi khiếu nại: các chứng từ mà hình thức bề ngoài của chúng thể hiện sự mâu thuẫn nhau sẽ không được chấp nhận. Có thể nói, TTQT là khâu quan trọng nhất trong hoạt động ngoại thương. Để công tác TTQT được tiến hành tốt cần nắm vững các văn bản pháp lý điều chỉnh: - "Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" do Phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1933, được sửa đổi bổ sung nhiều lần và văn bản mới nhất hiện nay là UCP 500. - "Các quy tắc thống nhất về nhờ thu" do Phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1878, bản sửa đổi năm 1995, số xuất bản 522 (URC 522). - Công ước Giơnevơ 1930 - Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange - UBL). - Công ước Giơnevơ 1931 gồm những quy định liên quan tới việc lưu thông séc. Chương 2 thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tạI NHCT Đống đA 2.1. Khái quát chung về NHCT Đống Đa 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển : Được thành lập năm 1956, NHCT Đống Đa khi đó được gọi là Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa.Từ khi thành lập đến năm 1988, NHNN quận Đống Đa là một chi nhánh trực thuộc NHNN vừa thực hiện chức năng quản lý của NHNN địa bàn hoạt động là quận Đống Đa.Từ ngày1/7/1988, sau nghị định 153/HĐBT có hiệu lực, hệ thống ngân hàng Nhà nước ta chuyển từ một cấp sang hai cấp, NHNN quận Đống Đa được chuyển thành NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCT Thành phố Hà Nội. Nhưng phải đến năm 1990, sau khi có pháp lệnh ngân hàng, theo quy định số 402/CT ngày14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì các NHTM ở Việt Nam nói chung và NHCT quận Đống Đa nói riêng mới thực sự tách ra khỏi hoạt động của NHNN, chỉ tập trung vào thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng của một NHTM. Sau ngày1/4/1993, NHCT quận Đống Đa chuyển thành NHCT khu vực Đống Đa, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHCT Việt Nam chứ không còn phụ thuộc NHCT Thành phố Hà Nội nữa. Môi trường kinh doanh của NHCT Đống Đa hoạt động chủ yếu trên địa bàn quận Đống Đa và quận Thanh Xuân. Đây là hai quận lớn có dân số đông của thành phố Hà Nội, là nơi tập trung đa dạng các thành phần kinh tế. Đây là khu trung tâm sản xuất công nghiệp, tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp có quy mô lớn của thành phố và cả nước như: Nhà máy công cụ số 1, Xí nghiệp dược phẩm Trung ương I…Các doanh nghiệp lớn như: Công ty vật liệu điện, Công ty cơ điện Trần Phú…là những doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu lớn…Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của NHTC khu vực Đống Đa trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá như hiện nay. Có thể nói, qua hơn 10 năm thành lập và đổi mới phải đương đầu với nền kinh tế hàng hoá hết sức sôi động và sự cạnh tranh nghiệt ngã của nhiều ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn Hà Nội nên bước đầu chi nhánh NHCT Đống Đa không tránh khỏi khó khăn trở ngại. Tuy vậy, không chịu bó tay trước khó khăn, bằng ý chí vươn lên từ nội lực của một tập thể đoàn kết để thực hiện mục tiêu kinh doanh mà chi nhánh đề ra trong nhiều năm nay là "Kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý", nhờ đó tới nay Ngân hàng đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình đối với kinh tế thủ đô, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng cao, trích nộp ngân sách tăng dần, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, uy tín trên thị trường ngày càng tăng. Cuối năm 1998, Ngân hàng đã được tặng huân chương Lao động hạng 2.Với đà phát triển này, chi nhánh NHCT Đống Đa sẽ luôn đứng vững và đạt được những mục tiêu đề ra trong một tương lai không xa. 2.1.2. Bộ máy tổ chức và các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHCT Đống Đa: NHCT khu vưc Đống Đa hiện nay có 288 cán bộ công nhân viên với 10 phòng nghiệp vụ. Ban giám đốc gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc. Các phòng nghiệp vụ gồm có: 1. Phòng Kinh doanh đối nội 2. Phòng Kinh doanh đối ngoại 3. Phòng Kế toán tài chính 4. Phòng Tiền tệ kho quỹ 5. Phòng Thông tin - Điện toán 6. Phòng Nguồn vốn 7. Phòng giao dịch Cát Linh 8. Phòng giao dịch Kim Liên 9. Phòng Kiểm soát 10. Phòng Tổ chức - Hành chính Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và nhiệt tình công tác.Y thức được tầm quan trọng của trình độ cán bộ với sự phát triển của ngân hàng, ban giám đốc NHCT Đống Đa đã chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ. Ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công nhân viên chức giàu chuyên môn và nhiệt tình công tác. Về hoạt đông kinh doanh cơ bản của NHCT Đống Đa, đến nay, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ chính sau: - Mở tài khoản và nhận tiền gửi: + Mở tài khoản tiền gửi miễn phí, không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ. + Tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ. + Phát hành kỳ phiếu. - Hoạt động tín dụng: + Tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. + Đồng tài trợ cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời hạn hoàn vốn dài. + Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh tiền đặt cọc… + Các chương trình vay vốn ưu đãi: Hiệp định vay vốn từ ngân hàng tái thiết Đức (KFW), Hiệp định vay vốn từ chính phủ Đan Mạch, Chương trình cho vay sinh viên… - Dịch vụ kho quỹ: + Nhận và thu kiểm đếm tiền mặt, ngân phiếu thanh toán tại trụ sở của khách hàng . + Nhận giữ tiền và các giấy tờ quan trọng. - Thanh toán quốc tế: + Thư tín dụng (L/C): NHCT Đống Đa phát hành thư tín dụng, thông báo, xác nhận ,chiết khấu và thanh toán L/C. + Nhờ thu (Collection): Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). + Chuyển tiền bằng điện (TTR) Chuyển tiền kiều hối Thanh toán thẻ tín dụng Quốc tế, séc Du lịch - Giao dịch hối đoái. Một số nét chính về hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa trong những năm qua: Hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu được đối với mọi loại hình doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng.Y thức được điều đó, trong thời gian qua NHCT Đống Đa đã mở rộng mạng lưới giao dịch đến các phường, khu trung tâm kinh tế trên địa bàn quận Đống Đa, kết hợp đổi mới lề lối, phong cách làm việc, đa dạng hoá phương thức huy động vốn. Trong công tác thanh toán, ngân hàng cố gắng đơn giản hoá các thủ tục mở tài khoản tiền gửi, tổ chức thanh toán kịp thời chính xác qua hệ thống vi tính, thực hiện tốt chiến lược khách hàng, tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi đến giao dịch, nhờ đó mà công tác huy động vốn của ngân hàng đã có nhiều kết quả khả quan, có thể thấy điều đó qua phân tích bảng số liệu sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHCT Đống Đa Đơn vị :Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng % tăng Số tiền Tỷ trọng % tăng Tổng vhđ 1429,5 100 1850 100 29,4 2010 100 8,65 Tgtk dcư 1180 82,5 1200 65 1,7 1230 61,2 2,5 Tg tckt 245 17,2 650 35 165,3 750 37,3 15,4 Kỳ phiếu 4,5 0,3 - - - 30 1,5 - (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, NHCT Đống Đa) Qua phân tích bảng số liệu trên, ta thấy tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa thời gian qua liên tục tăng qua các năm: năm 99 là 1429,5 tỷ đồng, năm 2000 là 1850 tỷ đồng và năm 2001 là 2010 tỷ, tăng 8,65% so với năn 2000. Vế cơ cấu huy động vốn thì nguồn TGTK luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này có thể giải thích là do địa bàn hoạt động của NHCT Đống Đa là địa bàn đông dân cư với trên 40 vạn dân, thêm vào đó trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tốt, thu nhập của người dân không ngừng tăng lên. Hơn nữa, mạng lưới huy động TGTK của dân cư được mở rộng, có 14 quỹ tiết kiệm trên địa bàn với lưu lượng khách rất đông. *Hoạt động sử dụng vốn: Với phương châm ” Kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý ” NHCT Đống Đa rất thận trọng khi xem xét cho vay, nhất là với DNNQD.Tất cả các doanh nghiệp vay vốn đều được kiểm tra kỹ càng cả trước, trong và sau khi cho vay. Tuy nhiên, NHCT Đống Đa cũng luôn cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những thủ tục phiền hà không cần thiết nhằm tạo điêù kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng cũng không ngừng đổi mới, mở rộng thêm các loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp. Ngoài loại hình cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn, NHCT Đống Đa còn thực hiện cho vay theo chương trình Việt - Đức, cho vay chương trình Đài Loan, cho vay XNK, cho vay theo chỉ định của chính phủ, bảo lãnh trong nước và nước ngoài. Nhờ những nỗ lực như vậy trong thời gian qua, NHCT Đống Đa đã đạt được những kết quả đáng kích lệ trong hoạt động tín dụng. Tính đến 31/12/2001, tổng dư nợ của NHCT Đống Đa đã đạt được 1490 tỷ đồng, tăng hơn 1,5 lần so với thời điểm 31/12/2000. Bảng 2: Tăng trưởng dư nợ của NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Dư nợ : -Quốc doanh -Ngoài quốc doanh 700 570 130 950 800 150 1490 1320 170 (Nguồn: Phòng Kế hoạch –Tổng hợp , NHCT Đống Đa) Biểu đồ 1: Tăng trưởng dư nợ của NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Về doanh số cho vay, năm 1999 ngân hàng đã đạt được 1120 tỷ đồng, sang đến năm 2000, doanh số cho vay đạt 1410 tỷ, tăng 25,9% so với năm 99, và sang đến năm 2001, con số này là 1740 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích bằng sự quyết tâm của hệ thống NHCT Việt Nam nói chung và NHCT Đống Đa nói riêng trong việc nâng cao hoạt động tín dụng. NHCT Đống Đa đã chú trọng đầu tư cho vay trung dài hạn giúp các doanh nghiệp đổi mới giây truyền công nghệ, mở rộng sản xuất, điển hình như: đầu tư cho Tổng công ty bưu chính viễn thông vay 200 tỷ đồng để mở rộng vùng phủ sóng mạng Vinaphone Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh và các thành, đầu tư cho Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, dự án cải tạo lò thuỷ tinh Hungary với công suất 49 triệu vỏ ống đèn tròn/năm và 12 triệu ống đèn huỳnh quang/năm, số tiền 8,5 tỷ đồng, đầu tư cho công ty cơ điện Trần Phú: dự án thiết bị máy kéo thu dây nhôm số tiền 6 tỷ đồng… Do vậy, doanh số cho vay của NH đã đạt nhịp độ tăng khá cao: 25,9% và sang 2001 con số này là 1740 tỷ, tức 23,4%. Xét theo thành phần kinh tế thì doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng cao, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Doanh số cho vay của NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh số cho vay -Quốc doanh -Ngoài qdoanh 1120 1010 110 100 90,2 9,8 1410 1250 160 100 88,6 11,4 1740 1555 185 100 89,4 10,6 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp , NHCT Đống Đa) * Về hoạt động thanh toán quốc tế : Công tác thanh toán của NHCT Đống Đa đã được chú trọng và đẩy mạnh và đây cũng là nghiệp vụ có mức tăng trưởng cao. Tại NHCT Đống Đa, công nghệ ngân hàng nói chung và công nghệ thanh toán nói riêng đang không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán.Vì vậy đã đáp ứng được yêu cầu thanh toán XNK và chi trả kiều hối cho mọi khách hàng của chi nhánh. Cho đến nay, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày càng phát triển, thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia thanh toán quốc tế. Năm 1999, tổng kim nghạch thanh toán XNK thực hiện qua ngân hàng đạt 37.751.000 USD, năm 2000 là 46.483.000 USD, tăng 23,1% so với năm 1999 và sang năm 2001 đạt 63.715.200USD tăng 37,1% so với năm 2000. Trong đó có nhiều đơn vị lớn thường xuyên tham gia thanh toán như: Công ty dược liệu trung ương I, Công ty cơ điện Trần Phú, Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông, và riêng trong năm 2001,Tổng công ty Bưu chính viễn thông đã thực hiện thanh toán L/C nhập khẩu qua ngân hàng trị giá 11 triệu USD để nhập tổng đài của Mỹ nhằm mở rộng vùng phủ sóng mạng Vinaphone Bưu điện Thành phố HCM và các tỉnh thành. Đặc biệt, chất lượng thanh toán của NHCT Đống Đa là tốt, cho đến nay chưa xảy ra sai xót nhầm lẫn và chưa bị khách hàng khiếu nại. * Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn đối với hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa vì mọi hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế đều phải thông qua các trao đổi mua bán ngoại tệ. Trong năm 2001, tình hình kinh tế thế giới và trong nước luôn có những thay đổi lớn, tỷ giá ngoại tệ biến động nhiều đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tuy nhiên, hoạt động mua bán ngoại tệ đã tăng nhiều so với năm trước : Doanh số mua: 49.915.526 USD ; 566.274 DEM ; 50.965.184 JPY Doanh số bán : 56.236.043 USD ; 559.471 DEM ; 45.460.597 JPY ; 555.424 EUR Hoạt động mua bán ngoại tệ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, thông qua đầu tư tín dụng. * Về hoạt động bảo lãnh: Trong năm qua, hoạt động bảo lãnh đã phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu như: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tiền tạm ứng …phát sinh lớn. Tổng dư bảo lãnh đến 31/12/2001là: 298 tỷ đồng trong đó bảo lãnh trung dài hạn 267 tỷ đồng. Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Đống Đa: Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng ngày càng được mở rộng. Sự giao lưu buôn bán hàng hoá với khối lượng ngày càng lớn đã đòi hỏi quá trình thanh toán hàng hoá XNK phải nhanh chóng thuận tiện cho các bên.Trong những năm qua, NHCT Đống Đa đã không ngừng đổi mới và nâng cao nghiệp vụ thanh toán để phục vụ tốt cho khách hàng của mình, đáp ứng các nhu cầu thanh toán nghiệp vụ XNK qua NHCT Đống Đa, từ đó đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ: Bảng 4: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Đống Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền L/C nhập 415 18.300 317 25.200 419 42.687,2 L/C xuất 25 335 24 356 32 380,1 Chuyển tiền đi 50 9.000 35 10.062 365 10.593,6 Chuyển tiền đến 55 8.500 68 9.000 - - Nhờ thu đi 10 116 4 60 2 58,7 Nhờ thu đến 70 1.500 85 1.805 43 609,3 (Nguồn: Phòng Kinh doanh đối ngoại - NHCT Đống Đa ) Biểu đồ 2: Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Đống Đa 2.1. Chuyển tiền: Khi khách hàng có nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài, phòng Kinh doanh đối ngoại tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để chuyển ra nước ngoài theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn để chuyển tiền, kế toán viên phòng Kinh doanh đối ngoại ký vào lệnh chi ngoại tệ trong hồ sơ chuyển tiền của khách hàng và chuyển đến phòng Kinh doanh xem xét cho vay. Phòng Kinh doanh xem xét hồ sơ ở các mặt sau: - Kiểm tra mặt hàng Nhập khẩu và điều khoản hàng hoá trong hợp đồng như quy định. - Kiểm tra điều khoản thanh toán (payment) + Nếu thanh toán sau khi đã nhận được hàng (payment to be made within xxx days after shipment) và đã có giấy tờ hải quan, tiến hành kiểm tra trước, kiểm tra hàng hoá tại kho nếu thấy cần thiết. + Hết sức thận trọng khi cho vay để ứng trước tiền hàng - thanh toán trước, giao hàng sau (down payment/advace payment/payment in advance). Hình thức thanh toán này có nhiều rủi ro, người bán có thể không thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Để tránh rủi ro cho khách hàng và ngân hàng, phòng Kinh doanh nên tư vấn cho khách hàng quy định trong hợp đồng điều khoản bảo lãnh tiền đặt cọc từ phía Ngân hàng phục vụ nhà XK, taọ khả năng cho khách hàng đòi lại tiền đặt cọc trong trường hợp người bán không giao hàng. Hồ sơ vay vốn liên quan đến việc chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng sau khi được phòng Kinh doanh, Ban giám đốc phê duyệt phải được gửi tới phòng Kinh doanh đối ngoại. Cùng với các phương thức thanh toán quốc tế, hoạt động thanh toán chuyển tiền tại NHCT Đống Đa đã và đang tiếp tục phát triển. Để đạt được kết quả trên, NHCT Đống Đa đã chủ động tìm kiếm nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán chuyển tiền của khách hàng, do vậy số món giao dịch ngày càng tăng. 2.2.2. Phương thức nhờ thu: Nhờ thu là dịch vụ thu hộ tiền hàng theo chỉ dẫn của khách hàng, ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán mà không có nghĩa vụ cam kết phải trả tiền.Tại NHCT Đống Đa, hình thức thanh toán nhờ thu chủ yếu là nhờ thu kèm chứng từ. 2.2.2.1. Nhờ thu xuất khẩu : a. Tiếp nhận và xử lý chứng từ : Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu của khách hàng, thanh toán viên phải kiểm tra một số nội dung sau: hồ sơ của khách hàng, kiểm tra đối chiếu số lượng và loại chứng từ với bảng liệt kê chứng từ của khách hàng, lệnh nhờ thu của khách hàng để đảm bảo đầy đủ các thông tin . Sau khi lập bảng kê chứng từ kiêm nhờ thu, thanh toán viên phải chuyển cho tổ trưởng tổ L/C để kiểm soát. Sau khi đã được kiểm soát, cán bộ L/C trình Giám đốc ngân hàng (hoặc người được uỷ quyền) để ký tên đóng dấu trên lệnh nhờ thu kiêm bảng kê của ngân hàng và ký hậu các giấy tờ có liên quan. Sau đó, chứng từ được đóng gói và gửi đi bằng phương thức chuyển phát nhanh đến ngân hàng nhận nhờ thu theo địa chỉ ghi trong lệnh nhờ thu.Trước khi gửi đi, cán bộ ngân hàng phải làm một số việc sau: - Kiểm tra lần cuối chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm bản gốc bản kê chứng từ nhờ thu kiêm lệnh nhờ thu của cuả ngân hàng và bộ chứng từ nhờ thu - Dùng chương trình theo dõi hồ sơ bộ chứng từ nhờ thu đi và điền các thông tin cần thiết khác . b. Xử lý thông tin: Trong quá trình nhờ thu, nếu nhận được bất cứ thông tin nào về tình trạng bộ chứng từ qua mạng SWIFT hoặc bằng TELEX đều phải xem xét kỹ, đối chiếu với hồ sơ lưu hoặc liên hệ với người uỷ thác thu để có biện pháp xử lý thích hợp. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi chứng từ, nếu không nhận được tiền thanh toán hoặc thông tin từ ngân hàng nhận nhờ thu, phải lập điện tra soát gửi ngân hàng nhận chứng từ . Các khoản phí có liên quan trong quá trình tra soát có thể thu ngay từ người uỷ thác nhờ thu . 2.2.2.2. Nhờ thu nhập khẩu: a.Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ nhờ thu : Thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhờ thu của ngân hàng gửi chứng từ và thực hiện the._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29855.doc