Một số giải pháp nhằm thúc đẩy Xuất khẩu thịt lợn của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam

Lời mở đầu Xu thế phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược kinh tế từ "đóng cửa" sang "mở cửa", thay thế nhập khẩu bằng hướng vào xuất khẩu. Chiến lược "hướng vào xuất khẩu'' về thực chất là giải pháp "mở cửa nền kinh tế" nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với những tiềm năng bên trong về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho đất nước, góp phần rút ngắn chênh lệch với các nước phát triển mạnh. Vớ

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy Xuất khẩu thịt lợn của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i định hướng phát triển của Đảng, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng phải đựơc coi là một chính sách cơ cấu có tầm chiến lược, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính sách xuất nhập khẩu phải tranh thủ tới mức cao nhất nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiên phương châm "phát triển buôn bán với nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất trong nước và có hàng hoá để xuất khẩu". Để đạt được mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều biện pháp cải tổ nền kinh tế quốc dân theo hướng mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trọng tâm là xuất khẩu nhằm đưa thị trường Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới. Trong điều kiện đó, bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh vừa bảo đảm hiệu quả cao cho doanh nghiệp mình, vừa phù hợp với chiến lược phát triển chung của đất nước. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam, tổ chức sản xuất chăn nuôi cung ứng dịch vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư liên quan đến ngành chăn nuôi. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, em nhận thấy rằng một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là thịt lợn đông lạnh. Do đó em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam". Đề tài được xây dựng gồm ba chương: Chương I: Những lý luận chung về kinh doanh xuất khẩu. Chương II: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (giai đoạn 1997-2000). Chương III: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Chương I những lí luận chung về hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá trong đIều kiện hội nhập kinh tế. I - Vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1- Khái niệm và đặc điểm của XK hàng hoá . Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá dịnh vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Và khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đó có lợi, các quốc gia đều tích cực tham gia hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kĩ thuất cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia tham gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi pham vi rộng cả về điều kiện không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. Hoạt động xuất khẩu đem lại nhiều bước tiến quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của các quốc gia. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu vì thế rất quan trọng. Và mục tiêu của thúc đẩy xuất khẩu là: Qua công tác xuất khẩu hàng hoá đã đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn và quan trọng cho đất nước đặc biệt có ý nghĩa cho một quốc gia đang phát triển như nước ta. Thúc đẩy xuất khẩu góp phần đáng kể vào việc làm cân bằng cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tăng mức dự trữ hối đoái, tăng cường khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, hiện đại hoá ngành công nghiệp hàng hoá xuất khẩu trên thế giới. Thúc đẩy xuất khẩu cho phép chúng ta phát huy được lợi thế so sánh của mình, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và nguồn tài nguyên phong phú có sẵn để xuất khẩu hàng hoá, đem lại lợi nhuận cao. Việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên khi đưa chúng vào phân công lao động xã hội cho phép giảm bớt lãng phí do xuất khẩu nguyên liệu thô và bán sản phẩm. Cùng với việc tăng cường xuất khẩu thì tất yếu dẫn đến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo hàng hoá cho xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc thu hút được lực lượng lao động tham gia vào sản xuất và giảm nhẹ cho xã hội. Mặt khác, do yêu cầu khắt khe của việc làm hàng xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường quốc tế, chất lượng mẫu mã, chủng loại, hình thức của hàng hoá, do vậy mà tay nghề của người lao động không ngừng được nâng cao tạo ra một đội ngũ lành nghề cho đất nước và sự chuyển biến về chất cho từng công dân. Xuất khẩu hàng hoá là phải xuất đi từ các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế. Chính vì vậy, buộc các doanh nghiệp tham gia vào làm hàng xuất khẩu phải có tính chủ động trong kinh doanh, tự chủ liên doanh, liên kết tìm bạn hàng, tạo được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào để đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để xuất khẩu được hàng hoá. Thúc đẩy xuất khẩu tạo ra vai trò quyết định trong việc tăng cường hợp tác phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế, đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. 2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều nhà kinh tế nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy kinh tế nói riêng. Những nhà kinh tế thuộc trường phái trọng thương là những người luôn đề cao vai trò của hoạt động thương mại quốc tế, họ cho rằng các quốc gia nên có chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu, tổng của cải của thế giới là rất hạn chế cho nên khi có một quốc gia được lợi thì quốc gia kia sẽ bị thiệt hại. Các quan điểm về thương mại kể từ đây được các nhà kinh tế hoàn thiện dần và đại diện trong số họ là Adam Smith, David Ricacdo, Hecksher-Ohlin... Cho đến năm 1980 đã có những chuyển biến quan trọng trong quan điểm của nhà kinh tế học mà kết quả là việc ra đời của nhiều cách giải thích khác nhau, trong đó chứng minh lợi thế so sánh không chỉ là nguồn gốc duy nhất dẫn đến thương mại quốc tế. Ta xét một số quan điểm chính: Adam Smith đã đưa ra các phân tích có tính hệ thống về nguyên nhân dẫn đến thương mại quốc tế. Theo quan điểm của mình, ông đã cho rằng hai quốc gia hoàn toàn có thể tăng sản lượng nếu mỗi quốc gia thực hiện chuyên môn hoá sản xuất các mặt hàng mà quốc gia đó có nhiều lợi thế nhất sau đó đem trao đổi hàng hoá với nước kia. Và như vậy cả hai quốc gia sẽ đều trở nên sung túc hơn xét về lượng hàng dành cho tiêu thụ. Như vậy ta có thể thấy phương pháp lập luận của Adam Smith rất đơn giản nhưng ông đã đạt được một thành tựu đó là phần nào ông đã giải thích được bản chất của hoạt động buôn bán giữa các nước. Nếu một nước không có những điều kiện tự nhiên để trồng cây cà phê hoặc chuối thì nước đó buộc phải nhập các mặt hàng này. Tuy nhiên quan hệ thương mại như vậy chỉ diễn ra giữa những nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển, nó chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong thương mại quốc tế. Trên thực tế nguyên lý lợi thế tuyệt đối không giải thích được nhiều vấn đề, chẳng hạn điều gì sẽ xảy ra nếu một quốc gia tỏ ra bất lợi ở tất cả các mặt hàng. Những vấn đề như vậy được các nhà kinh tế khác tiêu biểu là David Ricado xem xét khi xây dựng lí thuyết về lợi thế so sánh - một trong những lí thuyết quan trọng nhất của kinh tế học quốc tế. Trong lí thuyết về lợi thế so sánh, David Ricado đã chỉ ra: Nếu mỗi quốc gia thực hiên việc chuyên môn hoá sản xuất các mặt hàng có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng các mặt hàng sẽ tăng lên và tất cả các nước tham gia hoạt động thương mại quốc tế sẽ sung túc hơn. Trong trường hợp một nước tỏ ra kém hiệu quả hơn các nước khác trong việc sản xuất các mặt hàng thì vẫn còn tồn tại cơ sở dẫn tới việc chuyên môm hoá sản xuất và trao đổi. Cụ thể là: quốc gia đó sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có mức lợi thế tuyệt đối lớn nhất (tức là mặt hàng có lợi thế so sánh) và nhập khẩu các mặt hàng có lợi thế tuyệt đối nhỏ nhất. Khác với quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng lợi thế so sánh dựa trên sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia, Hecksher và Ohlin lại cho rằng lợi thế so sánh xuất phát từ sự khác biệt giữa các quốc gia về yếu tố sản xuất sẵn có và sẵn sàng được sử dụng, và sự khác biệt về tỷ lệ hay hàm lượng các yếu tố đó dùng để sản xuất một loại hàng hoá. Định lý Hecksher-Ohlin phát biểu: “Một nước sẽ xuất khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng cần nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó, và nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và khan hiếm ở nước đó”. Như vậy chúng ta có thể thấy bất cứ một nước nào dù là phát triển hay đang phát triển cũng luôn tạo ra được lợi thế của mình trong việc sản xuất các mặt hàng có lợi thế nhất để có thể xuất khẩu thu ngoại tệ hoặc thay thế bằng các hoạt động trao đổi khác. Chính vì lẽ đó mà việc thúc đẩy xuất khẩu là cơ sở cho việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, điều này có thể được chứng minh trong thực tế. Hoạt động xuất khẩu cũng tác động rất lớn đến nền kinh tế Quốc dân. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có bốn điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải bất cứ quốc gia nào cũng có được các điều kiện ấy. Trong thời kỳ hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật và thừa lao động. Để giải quyết được tình trạng này, họ buộc phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cần thiết cho việc nhập khẩu này? Thực tiễn cho thấy, mỗi nước (đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam) có thể sử dụng các nguồn huy động vốn chính như: Đầu tư nước ngoài. Vay nợ, viện trợ. Thu từ nguồn xuất khẩu. Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn vay nợ thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động nguồn vốn này không phải là một việc dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này thì các nước đi vay phải chịu mốt số thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác thì cũng sẽ phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Điều này là vô cùng khó khăn bởi đang thiếu vốn lại càng thiếu vốn thêm. ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính cho sự phát triển kinh tế là thiếu nguồn lực vốn trong quá trình phát triển. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của đất nước đó vì đây là nguồn chính để bảo đảm nước này có thể trả được nợ. Như vậy, xuất khẩu đóng góp vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Có hai cách về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là, xuất khẩu chỉ tiêu thụ những sản phẩm thừa đó với nhu cầu nội địa. Trong trường nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của nền sản xuất thì xuất khẩu chỉ ở quy mô nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Hai là, coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, được thể hiện qua những điểm sau: Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cũng có cơ hội phát triển. Chẳng hạn, khi phát triển ngành công nghiệp thì cũng tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất. - Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn thu hút kĩ thuật công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực sản xuất mới. Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng vì nó tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Ngoại thương cho phép một nước có thể sử dụng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn giới hạn khả năng sản xuất. Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao động ngày càng sâu sắc. Ngày nay đã có những sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở nhiều nước khác nhau. Để hoàn thiện được sản phẩm đó, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp. Đối với một đất nước cũng không nhất thiết sản xuất tạo ra đủ mặt hàng mà mình cần. Thông qua xuất khẩu, họ có thể tập trung vào sản xuất một vài loại mà mình có lợi thế sau đó mang ra trao đổi những thứ mà mình cần... Rõ ràng ta thấy ở đây xuất khẩu là rất quan trọng trong việc thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất, giúp cho các nước khai thác được triệt để lợi thế của mình tạo điều kiện cho các quốc gia tiến hành chuyên môn hoá sâu. Với đặc điểm đồng tiền thanh toán làm ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng ngoại tệ cho mỗi quốc gia đặc biệt đối với những nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp thì đó là nhân tố tích cực tới cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước phát triển. Đồng thời nó cũng là một nhân tố quyết định sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Thực tế chứng minh những nước phát triển là những nước có nền ngoại thương mạnh và năng động. Hoạt động xuất khẩu với nhiều hình thức đa dạng thể hiện sự phát triển của phân công lao động quốc tế. Vì vậy nó đã chiếm vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại và thực hiện các chức năng cơ bản sau: - Lưu thông hàng hoá trong nước với thị trường ngoài nước. - Tạo nguồn vốn kĩ thuật từ bên ngoài có lợi trong quá trình sản xuất trong nước. Xuất khẩu hàng hoá thu nguồn ngoại tệ cho đất nước là nguồn vốn vật chất cần thiết cho hiện đại hoá và công nghiệp hoá. Trong khi đó, nhập khẩu tạo điều kiện cho việc tiếp nhận những dây chuyền công nghệ, kĩ thuật tiên tiến từ nước ngoài, làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước. - Xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu vất chất của tổng sản phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tích luỹ. Xuất khẩu thúc đẩy khoa học phát triển, làm tăng C - giá trị máy móc thiết bị và làm giảm V - giá trị lao động cấu thành trong giá trị hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu hữu cơ của tư bản. - Xuất khẩu làm tăng kiệu quả của nền kinh kết bằng việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác lợi thế của mỗi quốc gia. - Xuất khẩu tác động trực tiếp đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, tác động của xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều đến các lĩnh vực của cuộc sống. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút được hàng triệu lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế trên cơ sở vì lợi ích của mỗi bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của nước ta đối với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh. Như vậy có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra động lực cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển nền kinh tế. Tầm quan trọng của XK đối với Doanh nghiệp. Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Sản xuất hàng xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những cả về chiều rộng mà còn cả chiều sâu. Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của cả hai bên. Như vậy đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy sự thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng. Vì vậy thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết và mang tính thực tiễn cao. II. Nội dung và quy trình của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là một công việc bán các hàng hoá hoặc cung cấp các dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ (là ngoại tệ đối với 1 hoặc cả hai bên) làm phương tiện thanh toán. Công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu tương đối phức tạp, có thể thay đổi theo mỗi một loại hình xuất khẩu. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa với các khu chế xuất trong nước. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể tăng trưởng và phát triển kinh tế, củng cố vị thế của quốc gia mình trên trường đấu quốc tế nếu không đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của ngoại thương, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức cơ bản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biều hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng tới tư liệu sản xuất, từ các chi tiết, linh kiện nhỏ bé đến các loại máy móc khổng lồ, các loại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả các loại hàng hoá vô hình, và với tỷ trọng ngày càng lớn. Quy trình tiến hành hoạt động xuất khẩu. . Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu: Đây là mặt hàng trong những nội dung cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết để có thể tiến hành được hoạt động xuất khẩu. Khi doanh nghiệp có ý định tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải xác định các mặt hàng mà mình khẳng định kinh doanh. Để lựa chọn được đúng các mặt hàng mà thị trường cần đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thống về nhu cầu thị trường cũng như khả năng doanh nghiệp. Qua hoạt động này doanh nghiệp cần phải xác định, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cũng như các cơ hội và thách thức doanh nghiệp gặp phải trên thị trường thế giới. Hoạt động này không những đòi hỏi một thời gian dài mà còn phải tốn nhiều chi phí, song bù lại doanh nghiệp có thể xâm nhập vào các thị trường tiềm tàng có khả năng doanh số lợi nhuận kinh doanh. .Lựa chọn thị trường xuất khẩu: Sau khi đã lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành lựa chọn thị trường xuất khẩu mặt hàng đó. Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp klhông thể hoạt động trên toàn bộ thị trường các quốc gia nào đó mà chỉ có thể hoạt động trên một hoặc một số đoạn của thị trường quốc gia nào đó, dựa vào việc phân đoạn thị trường trên cơ sở các tiêu thức dùng để phân đoạn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể hoạt động trên phạm vi quốc gia, khu vực hay toàn cầu. Để lựa chọn một thị trường tối ưu nhất doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Có hai phương pháp chủ yếu nghiên cứu thị trường, đó là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường. Hai phương pháp này được kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu. . Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Đây là phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất vì nó ít tốn kém và phù hợp với khả năng của mọi cán bộ nghiên cứu. Các tài liệu dùng để nghiên cứu tại bàn bao gồm: Các tài liệu xuất bản trong nước, các tài liệu xuất bản ngoài nước và nguồn tài liệu không xuất bản của các tổ chức, cơ quan có liên quan. . Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Phương pháp này tốn kém hơn phương pháp trên.Thông tin thu được thông qua tiếp súc với nhsững người kinh doanh trên thị trường bằng một số biện pháp như: - Quan sát: là phương pháp rẻ tiền nhất, tránh được thiên kiến của người trả lời câu hỏi. Nhưng có nhược điểm là chỉ mô tả bên ngoài, tốn kém công sức và thời gian. - Phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp có độ tin cậy cao và đòi hỏi nghệ thuật của người phỏng vấn. - Phỏng vấn qua điện thoại: là phương pháp tốt nhất để tiếp xúc với những người bận việc hoặc những người không muốn dành thời gian cho một cuộc phỏng vấn. - Phỏng vấn qua thư: ít tốn kém nhất song lại có độ tin cậy kém nhất trong các phương pháp nghiên cứu thị trường. . Lựa chọn đối tác giao dịch: Sau khi lựa chọn được mặt hàng và thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp muốn xâm nhập vào từng đoạn thị trường đó thì doanh nghiệp phải lựa chọn được đối tác đang hoạt động trên thị trường có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh cho mình. Việc lựa chọn đúng đối tác để giao dịch tránh cho doanh nghiệp những phiền toái, những mất mát rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời có điều kiện để thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh của mình. Cách tốt nhất để lựa chọn các đối tác là lựa chọn các đối tác có đặc điểm sau: - Là những người xuất khẩu trực tiếp. Vì với mặt hàng kinh doanh đó, doanh nghiệp không phải chia xẻ lợi nhuận kinh doanh đo đó thu được lợi nhuận lớn nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm và thị trường hoàn toàn mới thì lại rất cần thông qua cac đại lý hoặc các công ty uỷ thác xuất khẩu để giảm chi phí chi việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài. - Quen biết, có uy tín trong kinh doanh. - Có thực lực tài chính. - Có thiện chí trong quan hệ làm ăn với doanh nghiệp không có biểu hiện của hành vi lừa đảo. Trong quá trình lựa chọn đối tác giao dịch, công ty có thể thông qua các bạn hàng đã có quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp trước đó, thông qua các tin tức thu thâp và điều tra được, các phòng thương mại và công nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tài chính để họ giúp đỡ. . Lựa chọn phương thức giao dịch. Phương thức giao dịch là cách doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường thế giới. Những phương thức này quy định những thủ tục cần tiến hành, các điều kiện giao dịch, các thao tác và chứng từ cần thiết trong quan hệ kinh doanh. Có rất nhiều phương thức giao dịch khác nhau như: giao dịch thông thường, giao dịch qua khâu trung gian, giao dịch tại hội chợ, triển lãm, giao dịch hàng hoá, gia công quốc tế, đấu thầu và đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là giao dịch thông thường. + Giao dịch thông thường: là sự giao dịch mà người mua và người bán thảo luận trực tiếp với nhau thông qua thư từ, điện tín...để bàn về các điều khoản sẽ ghi trong hợp đồng. Các bước tiến hành giao dịch thông thường bao gồm: Hỏi giá - báo giá - Chào hàng - Chấp nhận, xác nhận. + Giao dịch qua trung gian: là việc người mua hoặc người bán quy định những điều kiện trong giao dịch mua bán hàng hoá và nhờ tới sự giúp đỡ của người thứ ba để đàm phán và đi đến kí kết hợp đồng. + Buôn bán đối lưu: là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hoá trao đổi có giá trị tương đương. + Đấu giá quốc tế: Đây là phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơi nhât định, tại đó sau khi xem xét hết hàng hoá, những người mua hàng để người bán đưa ra giá mình muốn bán. Ngoài ra, còn một số loại giao dịch khác như: + Giao dịch ở sở giao dịch hàng hoá + Giao dịch tại hội trợ và triển lãm Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn từng phương thức giao dịch mua bán thích hợp. Nói chung, với các loại hàng hoá khác nhau thì phụ thuộc vào đặc điểm của thị trường và khả năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức giao dịch khác nhau. Chẳng hạn khách hàng mua hàng với số lượng lớn, mua thường xuyên thì phương thức giao dịch thông thường được áp dụng. Với những hàng hoá có tính chất chuyên ngành thì tham gia hội chợ và triển lãm lại có tác dụng tích cực. . Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện những công đoạn mà doanh nghiệp thực hiện trước đó. Đồng thời nó quyết định đến tính khả thi hay không khả thi của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu trên thị trường vào đối thủ cạnh tranh, khả năng, điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ của doanh nghiệp và đối tác. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, thì kết quả của nó là hợp đồng được ký kết. Một cam kết trong hợp đồng sẽ là những pháp lý quan trọng, vững chắc và đáng tin cậy để các bên thực hiện lời cam kết của mình. Đàm phán có thể thực niện thông qua thư từ, điện tín và đàm phán trực tiếp. Tiếp sau công việc đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá là một văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thảo thuận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập thực hiện và chấm dứt các mối quan hệ trao đổi hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (hợp đồng xuất khẩu) là hợp đồng mua bán đặc biệt trong đó quy định người bán có nghĩa vụ chuyển quyền (cho người) sở hữu hàng hoá cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán theo giá thảo thuận bằng phương thức quốc tế. Khác với hợp đồng mua bán nội địa, hợp đồng xuất khẩu thông thường hình thành giữa các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, hàng hoá thường đựoc dịch chuyển qua biên giới quốc gia và đồng tiền thanh toán là một ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia hoặc cả hai quốc gia. . Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán. Sau khi đã ký hợp đồng, các bên sẽ thực hiện các điều kiện cam kết trong hợp đồng. Với tư cách là nhà xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện các công việc sau: Hình 1: Trình các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Giục mở L/C và kiểm tra L/C Xin giấy phép xuất nhập khẩu Chuẩn bị hàng xuất nhập khẩu Uỷ thác thuê tàu Giao hàng lên tàu Làm thủ tục hải quan Mua bảo hiểm tên hàng hoá (nếu có) Kiểm định hàng hoá Làm thủ tục thanh toán Giả quyết tranh chấp (nếu có) Đây là trình tự công việc chung nhất cần tiến hành để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế tuỳ theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng mà người xuất khẩu có thể bỏ một hoặc vài công đoạn. . Mở và kiểm tra thư tín dụng. Trong hoạt động mua bán quốc tế ngày nay, việc sử dụng thư tín dụng ngày càng trở nên phổ biến hơn cả nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Sau khi nhà nhập khẩu mở thư tín dụng (L/C), nhà xuất khẩu phải kiểm tra lại cẩn thận, tỉ mỉ và chi tiết các điều kiện trong L/C xem có phù hợp với các điều kiện trong hợp đồng không. Nếu không phù hợp hoặc sai sót thì thông báo cho nhà nhập khẩu để sửa chữa kịp thời. Bởi vì khi người mua (nhà nhập khẩu) đã mở L/C thì lúc này L/C trở thành một trái vụ và các bên sẽ thực hiện theo các điều kiện ghi trong L/C. . Xin cấp giấy phép xuất khẩu. Trong một số trường hợp mặt hàng xuất khẩu do nhà nước quản lý, doanh nghiệp tiến hành xin giấy phép xuất khẩu. Việc cấp phép giấy xuất khẩu hiện nay do phòng cấp giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương mại đảm nhiệm. . Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trực tiếp, việc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu là tương đối đơn giản. Sau khi tiến hành sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp chỉ còn lựa chọn, đóng gói, kẻ ký mã hiệu và vận chuyển đến nơi quy định. . Kiểm tra hàng hoá. Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, phẩm chất, trọng lượng của hàng hoá đó. Nếu hàng hoá đó là động thực vật thì phải qua kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm và khả năng gây bệnh. . Thuê phương tiện vận chuyển. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển, phương thức vận chuyển ra sao là căn cứ vào 3 yếu tố sau: - Điều khoản của hợp đồng xuất khẩu. - Đặc điểm của hàng hoá. - Điều kiện vận tải. Ví dụ: Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CIF và C&F thì các nhà xuất khẩu phải thuê tàu để giao hàng. . Mua bảo hiểm hàng hoá. Hàng hoá trong mua bán quốc tế thông thường phải vận chuyển bằng đường biển vì vận chuyển đường biển nên rủi ro khá cao do đó rất cần thiết phải bảo hiểm hàng hoá. Việc mua bảo hiểm hàng hoá được thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm cả chuyến. . Làm thủ tục hải quan. Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước: - Khai báo hải quan: Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu: số lượng, chất lượng, giá trị, tên, phương tiện vận chuyển, nước nhập khẩu. Các chứng từ cần thiết kèm theo như: Giấy phép xuất khẩu, phiếu đóng gói, bảng chi tiết. - Xuất trình hàng hoá. - Thực hiện các quyết định của hải quan. .Giao hàng lên tàu. Trong khâu này doanh nghiệp phải đăng ký với người vận tải và nhận hồ sơ xếp hàng, sau đó gặp gỡ các cơ quan điều động của cảng để nhận lịch xếp hàng, bố trí các phương tiện vận tải đưa hàng hoá vào cảng, xếp hàng lên tàu và sau đó lấy vận đơn. . Thanh toán. Thanh toán là bước cuối cùng của việc thực hiện một hợp đồng xuất khẩu nếu như không có sự tranh chấp và khiếu nại. Đó là thước đo, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xuất khẩu hàng hoá, b._.ên nhập khẩu có thể thanh toán cho bên bán theo nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ như: phương thức chuyển tiền; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụng chứng từ... Đối với nhà xuất khẩu về phương diện thanh toán cần phải xem xét các vấn đề liên quan sau đây: + Người bán muốn bảo đảm rằng người mua có đủ năng lực tài chính để trả tiền theo hợp đồng đã ký. + Người bán muốn việc thanh toán được thực hiện đúng hẹn. + Người bán muốn được thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. III. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 1. Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua từ đơn vị sản xuất trong nước tới các khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Về nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp có thể làn tăng thêm rủi ro trong kinh doanh, song nó cũng có ưu điểm nổi bật sau: - Giảm chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. - Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường nước ngoài, biết được yêu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng ở đó nên có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện cần thiết. 2. Xuất khẩu gia công uỷ thác: Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó có một đơn vị đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi sản phẩm để xuất khẩu cho nước ngoài. Đơn vị này được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp sản xuất 3. Xuất khẩu uỷ thác: Đây là hình thức kinh doanh, trong đó một đơn vị đóng vai trò làm trung gian cho đơn vị sản xuất tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất và qua đó thu dược một số tiền nhất định. 4. Buôn bán đối lưu: Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá mang trao đổi có giá trị tương đương. Mục đích ở đây không nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là nhằm mục đích có được một lô hàng có giá trị tương đương với lô hàng xuất khẩu. Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được những rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Đồng thời có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Thêm vào đó, đối với một quốc gia, buôn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán. 5. Xuất khẩu theo Nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của Nhà nước giao cho để tiến hành xuất khẩu một hoặc một số mặt hàng nhất định cho Chính phủ nước ngoài trên cơ sở Nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ. Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác,thực hiện hình thức này thường không có sự rủi ro trong thanh toán. 6. Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại. Đặc điểm của loại hàng xuất khẩu này là hàng hoá không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất khẩu. Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá. Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn. Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã thu được những kết quả to lớn, không thua kém so với xuất khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời có cơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao. 7. Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhập nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên dặt gia công) để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí gia công. Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang được phát triển mạnh mẽ và được nhiều quốc gia trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đối với bên đặt gia công, họ được lợi từ chỗ lợi dụng được giá nhân công và nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia công. Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giầy da... 8. Tái xuất khẩu: Nội dung của hình thức xuất khẩu này là xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây nhập về nhiều mà chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cao. Chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu này nhất thiết phải có sự tham gia của 3 quốc gia là nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất khẩu. Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng tái xuất khẩu có thể đi từ nước xuất khẩu này sang nước tái xuất khẩu sau đó sang nước nhập khẩu hoặc đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Sở dĩ có hoạt động tái xuất khẩu là do có những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ quốc tế giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu. chương ii thực trạng kinh doanh xuất khẩu thịt lợn của tổng công ty chăn nuôi việt nam giai đoạn 1998 - 2001 I - Giới thiệu về tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 1- Lịch sử hình thành của Tổng công ty Chăn Nuôi Việt Nam Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 90/TTg ngày 07.03.1994 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại: - Liên hiệp các xí nghiệp Gia cầm Việt Nam - Tổng công ty xuất nhập khẩu Súc sản và Gia cầm - Công ty gia súc và thức ăn chăn nuôi khu vực I - Công ty trâu bò thịt sữa thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các thành viên tại thời điểm thành lập. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có tên giao dịch quốc tế: vietnam national livestock corporation. Tên viết tắt là: vinalivesco. Trụ sở chính đặt tại nhà số 519 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam được đặt các chi nhánh đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và nước ngoài phù hợp với luật pháp Việt Nam. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc và các ngân hàng theo quy định của nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam do Hội đồng quản trị tổng công ty xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phê duyệt và ban hành. Tổng công ty chăn nuôi từ khi mới thành lập bao gồm 51 đơn vị trong đó có 46 đơn vị thành viên hạch toán độc lập; 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 3 đơn vị hành chính sự nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là 194 tỷ đồng. Trong đó: - Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là 167 tỷ đồng. - Nguồn vốn tự bổ sung là 27 tỷ đồng. - Nguồn lao động của Tổng công ty khoảng 5100 người với diện tích đất đai là 14 400 ha được phân bố trải dài trên 22 tỉnh của Đất nước. 2- Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 2.1. Chức năng của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có các chức năng sau: - Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành chăn nuôi. - Tổ chức sản xuất chăn nuôi. - Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. - Cung ứng dịch vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư có liên quan đến ngành chăn nuôi. - Tư vấn và đầu tư phát triển chăn nuôi. - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, công nhân kĩ thuật chăn nuôi. - Hợp tác, liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế, các cơ quan khoa học, đào tạo trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và kinh doanh nghành chăn nuôi. Phạm vi kinh doanh của Tổng công ty không giới hạn trong bất kì một thị trường nào, một chủng loại mặt hàng nào trong giới hạn cho phép của các tổ chức quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Trong phạm vi đó, động lực cho mọi cố gắng của Tổng công ty là lợi nhuận hay rộng hơn nữa là hiệu quả kinh tế xã hội. 2.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: - Chăn nuôi gia súc, gia cầm và các động vật khác. - Sản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi. - Sản xuất, chế biến, kinh doanh bán buôn bán lẻ các sản phẩm chăn nuôi và thực phẩm bao gồm cả đồ uống và rau quả, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản khác. - Sản xuất và cung ứng các dịch vụ chăn nuôi (chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, vật tư, thiết bị, bao bì, máy móc, dược phẩm và các hoá chất các loại). - Trồng trọt cây làm thức ăn chăn nuôi, cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp và môi sinh. - Xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, điện, nước. - Kinh doanh dịch vụ (khách sạn, du lịch, cho thuê văn phòng, đại lí vận tải, thủ công mĩ nghệ, đồ gốm, hàng tiêu dùng...) - Trực tiếp xuất nhập khẩu. Xuất khẩu - Các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi (giống và thương phẩm). - Các mặt hàng chế biến từ sản phẩm chăn nuôi (thịt, da, xương, lông...) - Thuốc thú y, thức ăn gia súc - Nông sản (gạo, ngô, sắn, đậu, đỗ, hoa quả, chè, cà-fê, cao su, hạt điều, khô dừa...) và lâm, thuỷ, hải sản khác. - Thực phẩm, rau quả chế biến và đồ uống. - Công nghệ, thủ công mĩ nghệ và vật liệu xây dựng (hàng may mặc, dệt kim, thảm các loại, gạch và đồ gốm...) Nhập khẩu - Các loại giống vật nuôi, thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, dược phẩm và chất thuốc sát trùng, thức ăn và nguyên liệu, phụ liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. - Lương thực, thực phẩm các loại (lúa, ngô, bột mì, đậu tương, đường sữa, bơ, ca cao, fromage, dầu ăn, rượu bia, nước ngọt, bánh kẹo và các loại tinh dầu, gia vị đồ hộp thịt cá...) - Vật tư và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm (phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên phụ liệu sản xuất rượu, bia, đồ uống...). Máy móc, thiết bị và thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận tải, vật tư và vật liệu xây dựng, hoá chất, da, sản phẩm da, vải sợi may mặc, thiết bị văn phòng, trang trí nội thất và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam:3.1. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao. Hội đồng quản trị bao gồm có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trong đó có 1 thành viên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc, 1 thành viên kiêm Trưởng ban kiểm soát. Hội đồng quản trị có một số chuyên viên chuyên trách giúp việc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định. Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn và nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên. Hội đồng quản trị có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc; quyết định tổng biên chế bộ máy quản lý, điều hành Tổng công ty và điều chỉnh (khi cần thiết) theo đề nghị của Tổng giám đốc. 3.2. Lãnh đạo Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: Là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là hai phó Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng. Tổng giám đốc do Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty. Hai phó Tổng giám đốc đều do Bộ Trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn bổ nhiệm và miễn nhiệm, giúp việc cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc chỉ định thay thế để điều hành khi Tổng giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc. Kế toán trưởng: do Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm tổ chức công tác tài chính kế toán toàn Tổng công ty. Làm nhiệm vụ bao quát chung, theo dõi sát điều hành vốn cho việc thực hiện các phương án kinh doanh, phát hiện kịp thời những bất hợp lí trong kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về mặt quản lí tài chính, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ kế toán trưởng, chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước và Tổng công ty. 3.3. Các phòng ban chức năng của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam Phòng tổ chức cán bộ: làm công tác văn phòng, hành chính, tổ chức cán bộ, thanh tra bảo vệ, lao động... Phòng Kế hoạch đầu tư: làm công tác lập kế hoạch hoạt động kinh doanh, xét duyệt các phương án kinh doanh, phương án đầu tư, tham mưu cho Tổng giám đốc về các nghiệp vụ kinh doanh. Phòng Tài chính kế toán: tổ chức các hoạt động về tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước, kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện kịp thời, đầy đủ, chính xác cho Ban giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh. Phòng Kĩ thuật Sản xuất. Các phòng kinh doanh. Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Trại Trạm Xí nghiệp Phòng Đội SX Đội DV Các phòng Đội SX Đội DV Trạm vật tư Trại SX Đội DV Phòng HCQT Phòng TCKT Phòng KHDT Phòng TCCB Phòng KTSX Các phòng KD Ban GĐ điều hành HĐ Quản trị Công ty Xí nghiệp N.trường T.tâm k.thuật II. thực trạng kinh doanh xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 1998 - 2001. 1- Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trong giai đoạn 1998 - 2001. Trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã biết tận dụng và phát huy những thế mạnh sẵn có, đó là hệ thống các đơn vị thành viên của công ty đông đảo và trải dọc đất nước, có đội ngũ cán bộ nhân viên, công nhân trẻ khoẻ được đào tạo cơ bản. Bên cạnh đó là sự ủng hộ tạo điều kiện giúp đỡ của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn cùng các bộ ngành có liên quan. Bên cạnh những lợi thế sẵn có ấy, trong thời gian qua Tổng công ty cũng phải đối đầu với rất nhiều khó khăn và thử thách. Cụ thể là do ngân sách hạn hẹp, nên Tổng công ty không thể tự trang bị cho mình những điều kiện để chăn nuôi, dây chuyền sản xuất, chế biến hiện đại. Về điều kiện chăn nuôi của Tổng công ty vẫn là kĩ thuật thủ công nên chất lượng thịt thấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thị hiếu và sức cạnh tranh với các thị trường khác. Chăn nuôi hàng hóa theo quy mô trang trại và công nghiệp mới bắt đầu khởi sắc nhưng chưa nhiều. Bên cạnh đó thì dây chuyền sản xuất chế biến còn lạc hậu, không được đầu tư nâng cấp đạt trình độ quốc tế, mà chủ yếu vẫn là lao động chân tay do đó chất lượng sản phẩm xuất khẩu chưa cao, nhưng giá thành lại cao so với các nước khác khó cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Trước những điều kiện như vậy, thời gian qua Tổng công ty không ngừng phát huy những lợi thế sẵn có mà còn khắc phục những khó khăn trở ngại bằng cách từng bước đầu tư nâng cao trong lĩnh vực chăn nuôi sản xuất, dây chuyền chế biến và đã thu được kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh của mình Bảng 1: Cơ cấu xuất nhập khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1998-2001) STT Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Giá trị (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) Giá trị (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) Giá trị (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) Giá trị (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) 1 1 Tổng kim ngạch XNK 39,2 100 36,2 100 32,1 100 9,1 100 2 Kim ngạch xuất khẩu 17,5 45 8,6 24 5,7 18 13,0 33 3 Kim ngạch nhập khẩu 21,7 55 27,6 76 26,4 82 26,1 67 (Nguồn: Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam) Giá trị kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trong mấy năm qua luôn chiếm tỉ trọng tương đối lớn: 55 - 82% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đó cũng là đặc điểm chung của các công ty xuất nhập khẩu khác. Nguyên nhân chủ yếu là do mặt hàng xuất khẩu như sản phẩm chăn nuôi, nông - lâm - hải sản có giá trị thấp và kém sức cạnh tranh trên thị trường thế giới còn các mặt hàng nhập khẩu lại là các mặt hàng có giá trị lớn như: vật tư và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm; các loại giống vật nuôi, thuốc thú y. Mặt khác, do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở các nước Đông Nam á vào cuối năm 1997 đã kéo theo khủng hoảng tài chính tiền tệ tại các nước Châu á, Châu Âu và Mỹ vào năm 1998 do đó đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam và vì thế cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, làm cho tỉ trọng xuất khẩu của Tổng công ty giảm mạnh từ 45% vào năm 1998 xuống còn 24% vào năm 1999 và 18% năm 2000. Lý giải cho điều này là do hàng hoá xuất khẩu của Tổng công ty và các nước bạn láng giềng có yếu tố tương đồng, vì thế khi giá cả của bản tệ các nước đó giảm mạnh sẽ thúc đẩy xuất khẩu, giá hàng xuất khẩu của Tổng công ty sẽ bị sức ép lớn khiến cho lượng hàng xuất khẩu bị hạn chế và không thể cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài. Đến cuối năm 1999 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kết thúc, nền kinh tế thế giới dần đi vào ổn định, kim ngạch của Tổng công ty vì thế cũng bắt đầu có xu hướng gia tăng: từ 18% năm 2000 lên 33% năm 2001 và còn có khả năng tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Đó là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự phục hồi thị trường xuất khẩu của Tổng công ty. Qua bảng số liệu dưới đây (bảng 2) cho thấy tình hình xuất khẩu các mặt hàng nói chung có triển vọng tốt. Chẳng hạn đối với mặt hàng thịt, năm 1999 đạt 2083 nghìn USD chiếm 22,0 % tổng kim ngạch thì đến năm 2001 là 4250 nghìn USD chiếm 32,0% tổng kim ngạch. Riêng năm 2000 đạt 219 nghìn USD chiếm 3,6% tổng kim ngạch, đạt mức thấp là do các nước phát triển tăng xuất khẩu thịt và giao thịt sang Liên bang Nga dưới danh nghĩa viện trợ thực phẩm. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam thì các sản phẩm chế biến có xu hướng tăng lên bởi vì ngoài việc thực hiện xuất khẩu còn thực hiện Trả nợ hàng cho các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) và Đông Âu. Bằng sự tranh thủ mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ của các đối tác, tổng công ty tăng cường cải tạo, nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, tạo ra các vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu và tạo uy tín với các thị trường nhập khẩu, đồng thời nâng cấp công nghệ giết mổ chế biến đạt trình độ quốc tế. Chính vì vậy mà chất luợng sản phẩm được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt đối với mặt hàng thịt đã có mặt và đứng vững trên thị trường Nga và Hồng Kông... Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo nhóm các mặt hàng (1999-2001) STT Năm Mặt hàng 1999 2000 2001 Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) 1 Thịt 2083 22,0 219 3,6 4250 32,2 2 Phế phẩm Nông nghiệp 3788 40,1 2923 48,0 3590 27,2 3 Hải sản 2502 26,5 1180 19,3 1850 14,0 4 Nông sản 479 5,1 1430 23,4 3143 23,8 5 Hàng khác 601 6,3 350 5,7 378 2,8 Tổng số 9453 100 6102 100 13211 100 (Nguồn: báo cáo tổng hợp của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam). Tóm lại dù trong thời gian qua, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam còn phải đối đầu với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ song Tổng công ty cũng đang dần từng bước phục hồi thị trường xuất khẩu của mình và cơ cấu xuất nhập khẩu của Tổng công ty cũng đang dần được thay đổi. 2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1999-2001) Bảng 3: Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam(1999 - 2001) STT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 Doanh thu 12336 100 8265 100 18850 100 2 Chi phí 11306 91 7536 91 17332 92 3 Lợi nhuận trước thuế 1030 8 729 9 1518 8 4 Nộp thuế 463 3 342 4 595 3 5 Lợi nhuận sau thuế 567 4 387 5 923 5 6 Lợi nhuận khác 0 0 56 0,6 0 0 7 Thực lãI 567 4 443 0,4 923 5 (Nguồn: Báo cáo kế toán tổng hợp của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam) Qua số liệu trên ta nhận thấy doanh thu của Tổng công ty năm 2000 so với năm 1999 giảm 33%; năm 2001 so với năm 2000 tăng 128%. Sở dĩ năm 2000 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty giảm là do cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Tổng công ty là thịt chế biến. Trong cuộc khủng hoảng này, các nước EU và Mỹ tiến hành trợ cấp rất lớn để thúc đẩy xuất khẩu nên giá thịt xuất khẩu của các nước này rất thấp, thị trường xuất khẩu thịt của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt và bị thu hẹp lại 3. Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1998-2001) 3.1.Giá trị và sản lượng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: Hàng năm, thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam được xuất khẩu sang hai thị trường là thị trường Liên bang Nga và thị trường Hồng Kông. Hình 3: Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1998-2001). Số lượng Đơn vị: tấn (Nguồn:Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam). Theo sơ đồ trên ta nhận thấy rằng trong giai đoạn 1998-2001, bình quân mỗi năm Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam xuất khẩu 8343 tấn thịt lợn. Năm 1998, tổng công ty xuất khẩu 10000 tấn trong đó xuất khẩu sang Liên bang Nga là 5500 tấn, sang Hồng Kông là 4500 tấn. Năm 1999, tổng công ty xuất 9815 tấn trong đó xuất khẩu sang Nga 2945 tấn, sang Hồng Kông 6870 tấn. Năm 2000, xuất khẩu sang Hồng Kông 4973 tấn; Năm 2001, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam xuất khẩu 9711 tấn trong đó sang Nga 1711 tấn, Hồng Kông 8000 tấn. Như vậy, qua số liệu trên ta nhận thấy rằng sản lượng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang hai thị trường này là chưa cao và thường xuyên biến động qua các năm. Chính vì vậy mà trong thời gian tới, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cần có những giải pháp để thoát khỏi tình trạng này. 3.2. Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu chủ yếu của tổng công ty là thịt lợn mảnh đông lạnh, lợn sữa và lợn choai. Trong đó, thịt lợn mảnh đông lạnh được xuất khẩu toàn bộ sang thị trường Liên bang Nga, còn thịt lợn sữa và thịt lợn choai xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông. Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (1998-2001). Stt Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Trị giá (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) Trị giá (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) Trị giá (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) Trị giá (Triệu tấn) Tỷ trọng(%) 1 Lợn mảnh 5500 55 2945 25,5 400 10 1711 19 2 Lợn sữa 4500 45 6700 73 4023 70 6500 66 3 Lợn choai 0 0 170 1,5 950 20 1500 15 (Nguồn: Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam). Qua số liệu trên ta nhận thấy thị trường xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam còn hạn hẹp, không ổn định. Sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là thịt lợn mảnh và thịt lợn sữa. Chưa xuất khẩu được thịt pha cắt theo yêu cầu của thị trường, chưa xuất khẩu sản phẩm với khối lượng lớn. 3.3. Thị trường xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: Nhìn chung trong thời gian qua, thị trường xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam còn rất đơn điệu. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam mới xuất khẩu thịt lợn sang được thị trường Liên bang Nga và thị trường Hồng Kông. Sản lượng thịt lợn xuất khẩu sang các thị trường này còn thấp, không ổn định và luôn biến động tăng giảm thất thường qua các năm. a) Thị trường Liên Bang Nga Nga là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Số liệu thống kê lượng thịt lợn nhập khẩu của Nga qua các năm như sau: Hình 4: Tình hình nhập khẩu thịt lợn của Liên bang Nga (1998 - 2001). Đơn vị: 1000 Tấn Số lượng Số lượng (Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ - 8.7.2000) Thị trường Liên bang Nga là thị trường truyền thống của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty. Mặt hàng thịt lợn Tổng công ty xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga là thịt lợn mảnh đông lạnh. Hình 5 : Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Số lượng Việt Nam sang thị trường Nga (1998-2001): Đơn vị: Tấn (Nguồn: Tài liêu thống kê hàng năm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam). Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh của Tổng công ty chăn nuôi sang thị trường Liên bang Nga (1998 - 2001) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK 9075 65 3300 84 400 70 1.800 68 ồ Kim ngạch xuất khẩu TL 14340 100 3942 100 502,5 100 2645,3 100 (Nguồn: Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam) Theo số liệu bảng trên ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty sang thị trường Liên bang Nga giảm rất mạnh qua các năm, thậm chí năm 2000 Tổng công ty không xuất khẩu được một lượng thịt lợn nào sang thị trường Nga theo hợp đồng thương mại mà chỉ xuất khẩu được theo Nghị định thư của Chính Phủ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra ở Đông Nam á vào cuối năm 1998. Năm 1998, thị trường Nga vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ song việc xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty sang thị trường Nga cũng không mấy thuận lợi, điều đó là do khả năng thanh toán của các công ty Nga rất kém. Với lãi suất vay ngân hàng tại thời điểm đó ở Nga là khoảng 48 - 50% / năm. Do đó các công ty của Nga không có khả năng mở L/C thanh toán tiền ngay sau khi giao hàng. Người xuất khẩu đều phải bán chịu, trả sau một năm và thông thường là không có bảo lãnh của các Ngân hàng lớn. Phương thức thanh toán này đầy rủi ro cho các công ty xuất khẩu. Các công ty của Mỹ, Trung Quốc cũng có lợi thế về nhiều mặt nên đã xuất khẩu sang thị trường nga một khối lượng thịt rất lớn. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam do khó khăn về tài chính, khả năng cạnh tranh yếu nên chỉ xuất khẩu được 5500 tấn, chiếm thị phần không đáng kể tại Nga. Tuy nhiên Tổng công ty cũng có mặt lợi thế là chất lượng thịt tuy còn nhiều mỡ nhưng được công nhận là là tốt nên được phép bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại Nga, trong khi thịt của Trung Quốc, Mỹ chỉ được đưa vào chế biến công nghiệp. Đó là một điều hết sức thuận lợi và khuyến khích Tổng công ty ngày một nỗ lực phát huy điểm mạnh đó của mình, khắc phục những khó khăn để tăng sản lượng xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Liên bang Nga. Trên cơ sở đó, tháng 1 năm 1999, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã đàm phán kí được hợp đồng xuất khẩu cho công ty lớn của Nga với khối lượng thịt giao từ tháng 2/1999 đến tháng 2/2000 là 25.000 tấn thịt lợn mảnh đông lạnh. Tuy nhiên Tổng công ty mới giao được một đợt hàng thịt lợn cho Nga vào tháng 2/1999 với số lượng thịt là 2945 tấn (trong đó 2001 tấn xuất khẩu trực tiếp theo hợp đồng thương mại giữa hai bên, còn 945 tấn là xuất khẩu trả nợ cho Nga theo Nghị định thư của Chính Phủ) thì bị chững lại chưa xuất khẩu tiếp được là do biến động về thị trường tài chính ở Nga, Ngân hàng loại I của Nga từ chối không bảo lãnh cho các công ty của Nga mở L/C trả chậm nhập khẩu thịt lợn còn lại như đã đăng kí với Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Ngân hàng nhỏ hơn của Liên bang Nga đồng ý bảo lãnh mở L/C nhưng khó có khả năng bảo đảm chắc chắn nên Ngân hàng Việt Nam không chấp thuận, Sản lượng thịt lợn xuất khẩu như đã kí giữa hai bên vì thế không thể tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, từ tháng 4/1999 dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Đông Nam á, Liên bang Nga cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng và rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nên giá nhập khẩu thịt lợn vào Liên bang Nga xuống rất thấp. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Nga, năm 1999, giá bình quân nhập khẩu thịt lợn là 1.599 USD/tấn, năm 2000 là 856 USD/tấn (CIF). Từ cuối năm 2001 đến tháng 2/2002, giá nhập khẩu thịt lợn mảnh giao động từ 900 USD đến 1250 USD/tấn, thuế nhập khẩu thịt lợn là 11,25%, thuế VAT là 10% và giá bán lẻ trên thị trường Nga từ 1425 USD/tấn đến 1785 USD/tấn. Đặc biệt là vào cuối năm1999 đến hết năm 2000, do khủng hoảng tài chính, đồng Rúp mất giá nghiêm trọng do đó giá thịt lợn Việt Nam xuất khẩu sang Nga cũng giảm mạnh từ 1650 USD/tấn xuống còn 850 USD/tấn. Bên cạnh đó do thực tế trên thị trường thế giới có rất nhiều nước cần nhập khẩu thịt lợn, do đó nhiều nước tập chung kĩ thuật đầu tư cho ngành chăn nuôi này, dẫn đến khủng hoảng thừa về thịt lợn (Mỹ là một ví dụ điển hình). Do khủng hoảng thừa về thịt nên từ 15/10/1999 EU trợ giá cho thịt lợn bán sang Nga là 432 USD/tấn và cùng với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, Uỷ ban Châu Âu (EU) quyết định viện trợ cho Nga 100.000 tấn thịt lợn. Tháng 11/1999, Trung Quốc đã thông qua báo viện trợ cho Nga 100.000 tấn thịt lợn. Còn ở Mỹ, giá thịt lợn giảm tới mức thấp nhất trong 40 năm qua, chỉ còn 220 USD/tấn. Để cứu người chăn nuôi thịt lợn, Mỹ đã bỏ tiền ra mua thịt lợn viện trợ cho Nga 50.000 tấn. Với tất cả tác động trên, giá thịt lợn trên thị trường Nga giảm xuống mức thảm hại. Giá bán lẻ trong tháng 10/1999 chỉ còn khoảng 1100 USD/tấn thay vì 1870 USD/tấn như các năm trước. Thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cũng được các công ty Nga đặt giá là 1.000 tấn. Với mức thuế nhập khẩu là 41% chưa kể phí vận chuyển, không có một công ty Nga nào chấp nhận giá nhập khẩu trên 1.000 USD/tấn. Chính những thay đổi đó khiến cho Tổng công ty không thể xuất khẩu một lượng thịt nào sang thị trường Liên bang Nga theo hợp đồng thương mại, mà chỉ xuất khẩu được 400 tấn thịt lợn sang thị trường Nga theo hình thức xuất khẩu trả nợ đã được quy định hàng năm theo Nghị định thư của Chính._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0456.doc
Tài liệu liên quan