Lời mở đầu
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam á, phía đông, phía nam giáp biển với chiều dài bờ biển hơn 3260 km và hơn 112 cửa sông, cửa lạch. Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa hơn nữa biển Việt Nam còn là nơi giao lưu của các dòng biển nóng nên cá ở việt nam đa dạng về sồ lượng, phong phú về chất lượng. Riêng cá biển theo thống kê đã có trên 2000 loài, đây là một lợi thế rất lớn cho chúng ta phát triển nghành thuỷ sản.
Trong đó, bờ biển Việt Nam dài bằng 6/7 biê
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giới lục địa. Biển nước ta là biển nhiệt đới nên biển Việt Nam có mật độ cá vào loại trung bình trên thế giới và có đủ các loại thuỷ hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác. ưu điểm của nước ta là có thềm lục địa mở rộng về phía đông, kèm theo nhũng đảo phân bố ở khắp nơi, điều này rất thuận lợi cho việc đánh bắt xa bờ. Ngoài các loại cá quý giá như: cá thu, cá chim, cá lục, còn có các loại hải sản khác như: tôm, ngao, đồi mồi. Đây là nguyền nguyên liệu quan trọng phục vụ cho công nghiệp chế biến đặc biệt là ngành chế biến thực phẩm.
Việt Nam có hơn một triệu km2 vùng biển đặc quyền kinh tế và 1.4 triệu ha diện tích mặt nước nội địa dể phát triển nghành nuôi trồng và đánh bắt hải sản. từ những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, Việt Nam đã vươn lên trở thành 1 trong 20 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng thuỷ sản và là một trong 30 nước xuất khẩu nhiêu tuỷ sản trên thế giới. Hơn nữa hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá và các loại thuỷ sản đang tăng và chất lượng sản phảm ngày càng được coi trọng.
Theo thống kê của bộ thưong mại:
Mức tiêu thụ thực phẩm bình quân trên đầu người:
Loại thực phẩm
đơn vị
Thành thị
Nông thôn
Thịt
Kg
1.58
1.04
thủy hải sản
Kg
1.27
1.1
Hoa quả
Kg
1.84
1.38
Sửa và sản phẩm từ sửa
Kg
0.14
0.33
Mỡ, dầu ăn
Kg
0.32
0.38
Đậu phụ
Kg
0,34
0.59
Bánh mứt, kẹo
Kg
0.08
0.11
Nước giả khát
L
0.06
0.24
Bia rượu
L
0.44
0.5
Trứng
Quả
1.87
4
Nhất là trong tình hình hiện nay có nhiều loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng về an toàn thực phảm cho người tiêu dùng nên người tiêu dùng đẵ bắt đầu chuyển sang tiêu dùng thực phẩm thuỷ hải sản.
Vì thế vấn đề tập trung phát triển ngành thuỷ sản đặc biệt là phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản đang là một chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta.
Một số giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay
ChươngI: Lý luận chung về ngành thủy sản
I. Vai trò và đặc điểm của ngành thủy sản trong nền kinh tế
1. Bản chất ngành thuỷ sản:
a. Ngành thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập
Quá trình phát triển của loài người gắn liền với các hoạt động sản xuất,trồng trọt, chăn nuôi và khai thác nguồn lợi thủy sản. Lợi dụng khả năng tiềm tàng về sinh vật sống trong môi trường nước con người tiến hành khai thác nuôi trồng và chế biến chúng phục vụ cho nhu cầu đời sống. Do đối tượng chế biến là những sinh vật thuỷ sinh như vậy nên các hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản gắn liền với đất và nước, với sự phát triển nông thôn và mang nhiều nét giống với sản xuất nông nghiệp.
Là một ngành sản xuất vật chất độc lập có đối tượng lao động, phương pháp lao động và lực lưọng lao động riêng mang tính chuyên ngành, sản xuất thuỷ sản còn là một nghề nghiệp truyền thống lâu đời ở các quốc gia có nhiều ao hồ và biển. Dưới tác động của các cuộc cách mạng KHKT và công nghiệp, công nghệ mới được áp dụng trong công nghiệp khai thác, chế biến thuỷ sản, đồng thời công nghệ sinh học hiện đại cũng đã thúc đẩy phát triển nhanh chóng nghề nuôi trồng thuỷ sản với các giống loài mới có giá trị kinh tế cao. Tất cả những điều đó cùng với những kỹ năng quản lý ngành ngày càng cao đã đưa ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc dân. ở nước ta ngành kinh tế thuỷ sản đã được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp CNH-HĐH nền kinh tế (NQTW5 (6\1993)về đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn), bởi tiềm năng to lớn và những đóng góp thực tế của nó vào nền kinh tế quốc dân nứơc ta trong hơn 10 năm qua.
b. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hẹp.
Do phần lớn sản phẩm cuối cùng đựơc sản xuất từ nguồn nguyên liệu động thực vật thuỷ sinh và đựơc đưa vào tiêu dùng sinh hoạt nên ngừơi ta coi thuỷ sản thuộc nhóm ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng nhóm B. trong thực tế, khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển đại bộ phận sản phẩm thuỷ sản không đựơc đưa vào tiêu dùng trực tiếp mà trở thành sản phẩm trung gian, nguyên liệu cho quá trình sản xuất và chế biến.
Sản xuất thuỷ sản từ việc nuôi trồng, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi cho đến khai thác bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên vùng địa lý khí hậu, thuỷ văn, giống, loại thuỷ sản nên sản xuất mang nhiều tính nông nghiệp. Mặt khác, các ngành chuyên môn hẹp lại có tính công nghệ rõ rệt. công nghiệp khai thác cá biển, cơ khí tàu thuyền, công ghiệp sản xuất thức ăn cho tôm, cá, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản Sản xuất tổng hợp cũng tạo ra những lĩnh vực mới cho sản xuất ngành như kết hợp làm du lịch và giao thông vận tải.
2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế
Ngành thuỷ sản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt ở những quốc gia có hải phận lớn và vùng nứoc nội địa phong phú.
Về mặt kinh tế:
Dân số thế gới tăng lên, xã hội phát triển đặt ra vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và thực phẩm. Ngành thuỷ sản góp phần hết sức quan trọng vào vấn đề thực phẩm của con người. Về tiểu thụ sản phảm thuỷ sản, thống kê của FAO cho biết, mức tiêu thụ trung bình theo đầu người ở các nước phát triển là 25.9kg\năm, ở các nước đang phát triển là 9.3kg\năm, ở Việt Nam là 13.5kg\năm (số liệu 1993). Xu hướng ăn thuỷ sản trên thế gới tăng lên vì vậy chỉ có phát triển ngành thuỷ sản ở trình độ cao mới hy vọng giải quyết đựơc nhu cầu thực phẩm hải sản ngày càng cao của con người trong tương lai.
Sản xuất thuỷ sản là khu vực cung cấp nguyên liệu to lớn, cần thiết cho một số ngành công ngiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Giá trị của thuỷ hải sản chế biến gia tăng nhiều lần làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nhà nước.
Phát triển sản xuất thuỷ sản sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Việc tăng cầu trong khu vực thuỷ sản và nông thôn sẽ tác động trực tiếp đến khu vực phi nông nghiệp và thuỷ sản, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển.
ở những quốc gia có lợi thế về mặt nước, thời tiết khí hậu (như ở Việt nam, Thai Lan..) ngành thuỷ sản càng giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản trên thị trường thế giới, tăng khả năng tích luỹ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
Về mặt xã hội:
Ngành thuỷ sản phát triển, đặc biệt ở những nứơc đang phát triển (như các nước khu vực ĐNA, châu phi, Mỹ la tinh) còn tạo thêm nhiều việc làm cho ngừơi lao động, phần lớn ở các vùng nông thôn và ven biển. Hầu hết ở các nước đang phát triển vấn đề giải quyết việc làm cho người dân là một vấn đề rất bức thiết và khó khăn vì ở các quốc gia này dân số đông trong khi trình độ dân trí lại thấp nên phát triển ngành thuỷ sản đang là hướng đi chủ yếu ở các nứơc có điều kiện khí hậu thuận lợi, tạo ra việc làm còn thu hút một khối lựơng lớn lao động động nông nhàn, làm tăng thu nhập đảm bảo đời sống, góp phần làm giảm đi làn sóng di dân vào thành phố.
ở Việt Nam, phát triển sản xuất thuỷ sản gắn liền với việc xoá đói gảm nghèo, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu. Thực phẩm thuỷ sản sản xuất tại chỗ còn trực tiếp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em vùng cao. Sản xuất thuỷ sản phát triển việc tập trung sản xuất ở ven sông, suối, ao hồ còn giúp xoá bỏ tập quán du canh, du cư, tăng cường an ninh biên giới trên đất liền. Ngoài ra phát triển các hạm tàu khai thác biển cũng là góp phần tăng cường an ninh quốc phòng bảo vệ lãnh hải chủ quyền, biên giới hải đảo.
Trong khoảng 10 năm (từ 1986 đến 1996) ngành thuỷ sản đã thu hút hơn 1.8 triệu lao động từ nông nghiệp. Số lao động chuyên nghiệp thuỷ sản tăng nhanh hàng năm: năm 1997 tăng 90.000 ngừơi, năm 1998 tăng thêm 110.000 ngừơi. Lao động thừa và thu nhập bình quân thấp là nét nỗi bật trong kinh tế nồng thôn Việt Nam hiện nay. Do đó, để có thể xoá đói giảm nghèo cần nhanh chóng đa dạng hoá nông nghiệp, cả cây trồng, vật nuôi và các ngành nghề truyền thống nhằm thay đổi kinh tế nông thôn. Vì thế phát triển ngành thuỷ sản là hướng đi đúng đắn giải quyết được vấn đề việc làm rất cấp bách ở nước đang phát triển như Việt nam.
Về môi trưòng:
Ngành thuỷ sản phát triển còn có vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Bảo vệ môi trường nước, sự đa dạng sinh học của biển đồng nghĩa với việc bảo vệ sự sống trên hành tinh chúng ta. Trên thế giới ngành thuỷ sản được coi là người đi tiên phong trong việc tìm kiếm các giải pháp duy trì sự phát triển bề vững của môi trường nước, đặc biệt là các sinh vật biển.
3. đặc điểm của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế:
Mỗi một ngành, lĩnh vực đều mang những đặc điểm đặc trưng riêng, ngành nông nghiệp trong đó có ngành thủy sản mang những nét đặc trưng rất riêng, những đặc trưng đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành. để tìm các phương hướng và giải pháp phát triển ngành thuỷ sản, ta đi xem xét những đặc điểm sau:
a. Đối tượng của sản xuất thuỷ sản, như tên gọi của nó là những cơ thể sống trong môi trường nước, có các quy luật sinh trưởng và phát triển riêng.
chúng là các loài động thực vật thuỷ sinh có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao như: cá, nhuyễn thể, giáp xác và rong tảo, trong các loại hình nước ngọt, lợ, mặn. Hoạt động sống của chúng nhờ vào các chất dinh dưỡng lấy từ thuỷ vực, các khí Oxy và Cacbonic hoà tan trong nước.
b. Trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản, thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay đổi.
Thuỷ vực bao gồm các loại hình mặt nước, ao, hồ, sông, biển là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành thuỷ sản (cũng như đất đai đối với nông nghiệp). Đối với mặt nước tự nhiên, có hạn về diện tích, khối lượng nứơc cố định về vị trí gần như không hao mòn trong quá trình sử dụng xét trong thời gian dài với các mặt nước lớn nhưng dễ dàng bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người.
Theo tập quán con người thường coi thuỷ vực là nơi thải rác sinh hoạt và các chất phế thải công nghiệp bởi thuỷ vực có khả năng phân giải, song nếu quá mức nó không còn khả năng làm sạch nước và bị ô nhiẽm.
Đối với các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác, thuỷ vực chỉ là một yếu tố sản xuất, thậm trí còn ít ý nghĩa kinh tế. Song đối vớ sự phát triển của thế giới tự nhiên thì nước là vấn đề sống còn của sự tồn tại và phát triển trong đó có cả cuộc sống của con người.
c. Sản xuất thuỷ sản được tiến hành phân tán rộng khắp các vùng địa lý và mang tính khu vực rõ rệt.
Chúng ta đều biết ở đâu có ao hồ, sông ngòi, biển, thì ở đó có nghề thuỷ sản khai thác và nuôi trồng. Thuỷ vực được phân bố khắp các vùng địa lý, ở mỗi quốc gia, phụ thuộc vào lịch sử hình thành các loại đất, quá trình sử dụng và khai thác vào các mục đích khác nhau. Vì vậy, mỗi thuỷ vực có chế độ thuỷ lý hoá, thuỷ văn khác nhau do đó các giống loài thuỷ sản cũng khác biệt về nhiều mặt.
d. Sản xuất thuỷ sản mang tính thời vụ cao
Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển của động thực vật thuỷ sinh, con người tác động trực tiếp nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng và năng xuất cao, song các động thực vật nuôi trồng và khai thác còn phải chịu tác động của tự nhiên. Vì vậy mà thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khớp nhau đã tạo ra tính thời vụ của sản xuất thuỷ sản.
Ngoài những đặc điểm trên ở Việt Nam sản xuất kinh doanh thuỷ sản còn có những nét riêng sau đây:
- Thuỷ sản nứơc ta thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, ở các tỉnh phía bắc pha trộn tính ôn đới.
- Ngành thuỷ sản Việt Nam đã đi lên từ một nền sản xuất manh mún, phấn tán và rất lạc hậu tại các vùng nông thôn đồng bằng bắc bộ và vùng ven biển. Quá trình phát triển thăng trầm từ những năm 60 tới nay, ngành thuỷ sản đã trở thành một ngành sản xuầt chính trong nền kinh tế quốc dân.
II. Những nhân tố ảnh hưỏng đến phát triển thuỷ sản ở Việt Nam
1. Điều kiện tự nhiên
xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của ngành thuỷ sản thì thuỷ vực là nhân tố tự nhiên tác động chủ yếu đến sự phát triển của ngành thuỷ sản. Nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động của con người không có thuỷ vực không thể tiến hành sản xuất kinh doanh thuỷ sản.
Tiềm năng của thuỷ vực nước ta là lớn và đa dạng xét về diện tích mặt nước (trong nội địa và biển) các loài thuỷ vực và khu hệ thống động thực vật thuỷ sinh, trước hết là các loài cá.
Vùng biển: bờ biển nước ta dài 3.260km trải trên 13 vĩ độ theo hướng Bắc-Nam, vùng đặc quyền kinh tế biển có diện tích khoảng một triệu km2 (gầp 3 lần diện tích đất liền). Biển Đông của nước ta thuộc loại giàu có hải sản trên thê giới với 2.000 loài cá đã biết, trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế, trữ lượng cá khoảng 3 triệu tấn/năm. Sản lượng khai thác cho phép trên dưới 1.3 triệu tấn /năm. Giáp xác có 1.647 loài trong đó tôm là 70 loài, tôm hùm 20 loài có giá trị kinh tế lớn. Nhiễm thể thân mềm khoảng 2.500 loài nhiều loài có giá trị kinh tế như mực, sò huyết, hải sâm, bào ngư. Ngoài ra còn có 600 loài rong biển là nguồn thức ăn và nguyên liệu quí cho công nghiệp.
Vùng nước nội địa: loại hình mặt nước nội địa của nước ta rất đa dạng bao gồm: ao hồ nhỏ, sông suối, hồ chứa nước ruộng trũng, các đầm phá và các bãi triều ven biển. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản xấp xỉ 1,4 triệu hecta, trong đó: ao hồ nhỏ là 57.000 hécta, ruộng trũng: 550.000 ha, mặt nước lớn là 400.000 ha, bãi triều ven biển 400.000 ha. Ngoài ra còn có các hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình ở phía bắc, hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Nai ở phía Nam và hệ thống các sông ngòi miền trung nước ta.
Trong đó khu hệ cá nước ngọt phía Bắc có 240 loài, trong đó có 30 loài có giá trị kinh tế. Thuỷ đặc sản nước ngọt đứng đầu là tôm với 17 loài có giá trị kinh tế. Khu hệ cá nước ngọt phía Nam có khoảng 255 loài trong đó có 10 loài chung với khu hệ phía Bắc, khoảng 200 loài chung với khu hệ cá nước ngọt Thái Lan (chiếm 78 %) có 42 loài có giá trị kinh tế.
Tuy nhiên thuỷ vực có những nét đặc trưng riêng biệt ảnh hưỏng đến sự phát triển của ngành thuỷ sản như:
a. Thuỷ vực có giới hạn tuyệt đối về không gian nhưng sức sản xuất sinh học của nó là vô hạn:
giới hạn tuyệt đối đó là diện tích mặt nước với khối lượng nứơc trên toàn hành tinh chúng ta hoặc đó là phần diện tích mặt nước (nội dịa và biển) mà mỗi quốc gia có được. Giới hạn tương đối của thuỷ vực đựơc hiểu là phần diện tích mặt nước có khả năng sử dụng cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy giới hạn tương đối của thuỷ vực luôn nhỏ hơn tổng lượng cung mặt nước trong một quốc gia và nó phụ thuộc vào các diều kiện địa lý, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng cũng như trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm trình độ phát triển thuỷ sản ở mỗi nước. ở Việt Nam thuỷ vực có nhiều loại hình phong phú và tổng diện tích mặt nước là khá lớn so với nhiều nước khác. Song khả năng canh tác, sử dụng mặt nước vào sản xuất còn thấp kể cả chiều rộng và chiều sâu, trong nội dịa và trên biển. Vì vậy chúng ta cần hết sức khai thác tiềm năng mặt nước, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này để phát triển thuỷ sản mạnh mẽ và bền vững.
b. Thủy vực có vị trí cố định, mực nước biến đổi theo mùa và chất lượng không đồng đều:
Thuỷ vực là loại tư liệu sản xuất gắn liền với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của mỗi vùng, mỗi cộng đồng người khác với các tư liệu sản xuất khác là chúng có thể di chuyển vị trí để phù hợp vơi các điều kiện sản xuất, nhưng thuỷ vực lại cố định cho nên cần thiết tiến hành quy hoạch các vùng nước canh tác (nuôi từông và khai thác), bố trí kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng thích hợp để sản xuất có hiệu quả. Mặt khác, cần thiết cải tạo và không ngừng nâng cao chất lượng vùng nước canh tác để đạt được năng suất cao hơn.
c. Thuỷ vực là tư liệu sản xuất không bị đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu biết sử dụng hợp lý thì duy trì đựơc chất lượng nứơc tốt cho việc canh tác lâu dài.
Thông thường các tư liệu sản xuất sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình và cuối cùng bị đào thải khỏi quá trình sản xuất. Còn thuỷ vực đựơc coi là loại tư liệu sản xuất “vĩnh cửu”của sản xuất thuỷ sản với điều kiện đảm bảo tốt mối quan hệ kinh tế - sinh thái trong thuỷ vực và không ngừng cải tạo chúng, chống các tác nhân gây ô nhiễm vùng
2. Điều kiện kinh tế
a Vấn dề lao dộng
Nguồn lực lao động là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất thuỷ sản. Lao động thuỷ sản gắn liền với lao động nông thôn và nông nghiệp. Hiện nay số lượng lao động tham gia nuôi trồng đông đảo nhất 2.219.400 người, sau đó là khai thác thủy sản 435.000 người, chế biến 250.000 người, cơ khí hậu cần 110.000 người và những dịch vụ hậu cần khác, tỷ lệ tương ứng là 67% cho nuôi trồng, 13% cho khai thác, 7.5% cho chế biến và 3.3 % cho dịch vụ cơ khí.
Do đặc điểm tính chất kinh tế xã hội của các tổ chức sản xuất thuỷ sản chủ yếu là kinh tế hộ tư nhân và tập thể nên lực lượng lao động bao gồm cả những người trong độ tuổi lao động (theo qui định của luật lao động) và những người ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất. Lao động thuỷ sản chuyên nghiệp là những người có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến hoặc dịch vụ hậu cần thuỷ sản. Họ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ngoài ra còn một số lượng đông đảo lao động thuỷ sản bán chuyên nghiệp. Họ tham gia sản xuất thuỷ sản vào thời kỳ nông nhàn hoặc kết hợp làm thuỷ sản trong quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp để tăng thêm thu nhập.
Lao động thuỷ sản cũng mang tính thời vụ, rõ nét hơn cả là trong nuôi trồng và khai thác. Điều này làm phức tạp thêm cho việc sử dụng lao động trong ngành thuỷ sản. Nếu hiểu chất lượng nguồn lực bao gồm thể lực và trí lực người lao động thì trong ngành thuỷ sản có biểu hiện không đồng đều trong các lĩnh vực sản xuất. Nó phụ thuộc đặc điểm ưu cầu công việc. Trong khai thác đồi hỏi lao động trẻ và khoẻ, chỉ có đàn ông tham gia đi biển. Lao động nuôi trồng thuỷ sản có đối tượng tham gia rộng rãi hơn nhiều, bao gồm cả phụ nữ, người già và thiếu niên nam nữ. Thông thường lao động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp và được đào tạo nhiều hơn.
Nguồn lực lao động ở nứơc ta vào giai đoạn phát triển đầu tiên gắn liền với lao động nông nghiệp ở nông thôn. Nó chỉ tách riêng khi thuỷ sản trở thành một nghề chính ở nông thôn và các vùng ven biển. ở giai đoạn công nghiệp khai thác,chế biến và nuôi trồng thuỷ sản phát triển thu hút một số lượng lao động thuỷ sản tăng lên cả tương đối và tuyệt đối.
b. Vấn đề vốn trong ngành thuỷ sản
Vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất.Vốn là một nguôn lực hạn chế. Nó vận động không ngừng đi từ phạm vi sản xuất sang lưu thông và quay trở lại sản xuất
Vốn sản xuất gồm vốn cố định và vốn lưu động:
Vốn cố định trong sản xuất thuỷ sản chính là tư liệu lao động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi chúng liên kết người lao đông và đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm. Vốn cố định chính là khoản tiền ứng trước để mua sắm tư liệu lao động. Tư liệu lao động bao gồm những yếu tố đầu vào cần thiết như: máy móc, thiết bị, cơ khí, nhà xưởng, tư liệu sinh học, các diều kiện vật chất phục vụ cho lao động.
Vốn lưu động trong sản xuất thuỷ sản chính là khoản tiền ứng trước để mua một yếu tố đầu vào dự trữ cho sản xuất. Chúng là loại yếu tố chuyển ngay một lần toàn bộ giá trị và sản phẩm mới. Vốn lưu động có quá trình chu chuyển từ phạm vi sản xuất đến phạm vi lưu thông và sau đó lại quay về phạm vi sản xuất.
Những đặc điểm của sản xuất thuỷ sản đã tạo cho vốn sản xuất có những đặc trưng riêng như:
Những bộ phận cấu thành vốn cố định bao gồm cả các tư liệu lao động có nguồn gốc kĩ thuật và các tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học. Đó là những đàn cá, tôm bố mẹ được muôi dưỡng đặc biệt để làm nhiệm vụ nhân giống. Giá trị sử dụng của chúng phụ thuộc các quy luật sinh học, khác với tư liệu lao động có nguồn gốc kĩ thuật.
Chu kỳ sản xuất trong nuôi trồng và khai thac thuỷ sản kéo dài và có tính mùa vụ nên làm cho vốn sản xuất luân chuyển chậm chạp, vốn cố định thu hồi chậm, còn vốn lưu động thường bị ứ đọng và cần dự trữ tương đối trong thời gian dài.
Vốn sản xuất tác động vào quá trình nuôi trồng và khai thác thuỷ sản không bằng cách trực tiếp mà phải thông qua môi trường nước và vật nuôi. vì vậy cơ cấu vốn sản xuất phải phù hợp với từng loại hình mặt nước sản xuất thuỷ sản và giống loài thuỷ sản trong đó.
Sản xuất thuỷ sản còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết khi hậu cho nên việc sử dụng vốn có nhiều rủi ro có khi phải chấp nhận những tổn thất lớn về người và tài sản.
Vốn sản xuất trong ngành thuỷ sản cũng giống như trong nông nghiệp, có vòng tuần hoàn đầy đủ và không đầy đủ. Vòng tuần hoàn đầy đủ đòi hỏi vốn lưu động phải trải qua tất cả các giai đoạn của quá trình kinh doanh trong đó có giai đoạn tiêu thụ sản phẩm. Vòng tuần hoàn không đầy đủ của vốn là một đặc trưng mang tính nông nghiệp, tức là một bộ phận vốn không được thực hiện ở ngoài thị trường mà được tiêu dùng ngay trong nội bộ ngành.
c. Yếu tố tiến bộ khoa học-công nghệ:
Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong ngành thuỷ sản tiến bộ khoa học- công nghệ là một nhân tố quyết định sự phát triển, công nghiệp hoá và hiện đại hoá nghề cá.
Đặc trưng của tiến bộ khoa học - công nghệ thuỷ sản ở Việt Nam tập trung ở một số lĩnh vực sản suất sau:
- Hoàn thiện phương pháp sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi như: mè, trôi ấn Độ, chép, trắm cỏ, rô phi, cá sấu.Tiến hành việc lai tạo và thuần chủng một số loài cá như: chép lai, trê phi, trôi ấn Độ nhằm mở rộng và tối ưu hoá đàn cá nuôi trong điều kiện khi hậu Việt Nam đồng thời nghiên cứu và hoàn thịên phương pháp nhân tạo một số loài thuỷ sản khác như tôm càng xanh, tôm sú, cua biển, Ngọc Trai nước ngọt, Ba Ba. Cuộc cách mạng về giống thuỷ sản nuôi trồng đã đem lại sức nhảy vọt về năng suất và sản lượng nuôi, đặc biệt có giá trị xuất khẩu lớn trong những năm gần đây.
- Kỹ thuật vận chuyển con giống thuỷ sản ngày càng phát triển. Phương tiện vận chuyển đường dài bằng xe ô tô, xe hoả, máy bay, đảm bảo tỷ lệ sống cao trên 90% kỹ thuật vận chuyển kín bằng túi hoặc thùng nhựa có nước bơm ô xy, kết hợp hạ thấp nhiệt độ nước, gây mê cá tôm “ngủ” sử dụng một số biện pháp sinh hoá làm giảm sự hoạt động cuả tôm cá, nâng cao tỷ lệ sống và tăng được mật độ vận chuyển. Hiện nay kỹ thuật vận chuyển đường dài không chỉ còn bó hẹp trong lĩnh vực con giống mà đã mở rộng sang cả lĩnh vực chuyên chở các bố mẹ, cá hậu bị, cá sấu, cá cảnh phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Công nghiệp khai thác cá trên biển chuyển từ giai đoạn sử dụng lưới chài bằng đay gai sang nilon hoá, tiếp theo là giai đoạn động cơ hóa tầu thuyền khai thác vào đầu những năm 90. Dựa vào khả năng đầu tư cho khai thác, từ năm 1997 chúng ta đã có hạm tẩu đánh cá biển khơi, trang bị động lực lớn, thiết bị hiện đại cho liên lạc và thăm dò cá.
- Phát triển kỹ thuật đông lạnh và chế biến thuỷ sản có giá trị cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm công nghiệp quốc tế, tiêu chuẩn HACCP để xuất khẩu vào thị trường EU và Bắc Mĩ.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ với tư cách là một yếu tố sản xuất trực tiếp đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thuỷ sản kể cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng cả quy mô về không gian và cường độ hoạt động. Vì vậy tăng đầu tư cho sản xuất thủy sản tức là tạo nhiều cơ hội việc làm cho những người lao động, chủ yếu là lao động nông thôn. Hoạt động khuyến ngư đặc biệt quan trọng nhằm tăng tính hiệu quả của việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản suất.
- Quá trình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản cũng giống như trong lĩnh vực nông nghiệp, ban đầu người ta coi ngư dân là người thụ động tiếp nhận kỹ thuật mới, các ý tưởng cải tiến xuất phát từ các nhà nghiên cứu khoa học sau này vấn đề và nội dung nghiên cứu được xác định bởi yêu cầu và bối cảnh sản xuất của chính ngư dân. Mô hình nghiên cứu bắt đầu từ nông dân (FFR) ra đời vào năm 1989 (nông dân - nhà khoa học, viện nghiên cứu - nông dân) đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngày nay người ta sử dụng rộng rãi mô hình này kết hợp với mô hình cải tiến đa nguồn nhằm mở rộng khả năng tìm kiếm những ý tưởng mới phối hợp công khai các nghiên cứu và thử nghiệm
d. Chính sách kinh tế của nhà nước đối với ngành thuỷ sản
Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa được lâu vì thế quản lý và tác động tới sự phát triển kinh tế chính phủ đã thấy qua một hệ thống chíng sách kinh tế. Để phù hợp với đặc điểm riêng từng ngành kinh tế nên mỗi ngành đều có một số chính sách chủ yếu tác động trực tiếp tới sự phát triển của ngành. Trong ngành thuỷ sản, chính phủ đã đưa ra một số chính sách sau:
Chính sách đầu tư vốn từ ngân sách: vốn thuộc một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách đầu tư vốn cho ngành thuỷ sản rất được nhà nước quan tâm vì thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất hình thành sau, tách ra từ nông nghiệp, có tiềm năng lớn và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta. Đầu tư vốn từ ngân sách để ngành thuỷ sản được tâp trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành, chủ yếu cho khai thác và hệ thống trạm trại cá giống.
Biện pháp “tự cân đối tự, trang trải” mà nhà nước cho phép nganh thuỷ sản thử nghiệm từ năm 1981 là một biện pháp đầu tư năng động sáng tạo đã có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì qui mô và cơ cấu đầu tư vốn thể hiện rõ đường lối kinh tế nhiều thành phần. Chính sách đầu tư vốn phát huy mạnh mẽ nội lực và tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thời kỳ 1991-1995 đầu tư vốn từ kinh tế ngoài quốc doanh, chủ yếu là tư nhân cho hoạt động khai thác, chế bíên, nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ hậu cần chiếm tới 69,7% tổng vồn đầu tư toàn ngành,đầu tư từ ngân sách là 9,7%. Thơi kỳ 1995-1997 tỉ trọng đầu tư từ ngân sách tăng lên, chiếm 23% tổng vốn đầu tư, đầu tư từ nguồn FDI chiếm 8%.
Bên cạnh những đầu tư trực tiếp tư ngân sách, nhà nước phát triển và đổi mới phương thức đầu tư gián tiếp bằng hình thức tín dụng thông qua ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Từ năm 1990 ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam đã thưc hiện một số mô hinh tín dụng nhằm chuyển tải vốn xuống các vùng nông thôn, tới tận các hộ nông - ngư dân.
Mở rộng tín dụng nhà nước và tín dụng nhân dân là một hướng đi đúng đắn nhằm phát triển sản xuất thuỷ sản, nhanh chóng chuyển sang sản xuất hàng hoá nhiều hơn cho xã hội. Vấn đề lãi tín dụng cần linh hoạt, phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, thúc đẩy sản xuất và có tích luỹ, đồng thời đẩm bảo được vốn vay.
Tuy nhiên, tín dụng cho phát triển thuỷ sản vẫn đang còn nhiều điều bất cập như: tỷ lệ dư nợ tăng lên, đặc biệt tỷ lệ dư nợ khó có khẳng năng thanh toán, các khoản cho vay ngắn hạn không phù hợp với thực tiễn chu kỳ kinh doanh thuỷ sản, thủ tục hành chính còn rườm rà, chậm chạp đối với các khoản vay trung hạn dài hạn.
Chính sách tín dụng của nhà nước những thay đổi quan trọng trong chính sách tín dụng cũa nhà nước đã được thể hiện rõ bằng nghị quyết trung Ương lần 5 (khóa7) và nghị quyết 14/cp ngày2/3/1993 của chính phủ đó là việc cho họ sản xuất vay vốn va tổ chức ngân hàng thanh hệ thống hai cấp ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mai, tham gia vào thị trường tín dụng ở nông thôn có các ngân hàng khác. mục tiêu kéo dài của chính sách tín dụng là thúc đẩy sự ra đòi của thị trường vốn trong nông thôn. chủ trương đánh bắt xa bờ của ngành thuỷ sản đã được nhà nước hỗ trợ bằng chính sách tin dụng ưu đãi.
Chính sách xuất khẩu thuỷ sản: Chính sách xuất khẩu thuỷ sản có ý nghĩa to lớn trong tăng trưởng và phát triển ngành thuỷ sản, đưa ngành thuỷ sản thoát khỏi sự suy thoái nghiêm trọng vào đầu những năm 80, chủ trương của nhà nước cho phép ngành thuỷ sản “tự cân đối, tự trang trải” bằng cách xuất khẩu tự do các sản phẩm từ các thị trường là một sự đổi mới tư duy kinh tế, vừa giúp ngành “cởi trói” khỏi cơ chế kế hoạch hoá tập trung đa số cũng cản trở phát triển, vừa khai thác lợi thế so sánh cũa thuỷ sản việt nam nhiệt đới gió mùa và đặc quền kinh tế biển rộng lớn một triệu km.
Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu phần lớn còn ở dạng nguyên liệu nhưng cũng đã đem lại cho đất nước lượng kim ngạch xuất khẩu đứng hàng thứ 3 chỉ sau gạo và dầu mỏ. sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu ngày càng đa dạng, từ các sản phẩm tươi sống, đông lạnh, đóng hộp, đến các sản phẩm ăn liền, nấu liền đã có mặt ở thi trường khu vưc đông nam á, châu âu và bắc mỹ.
Chính sách bảo vệ nguồn thuỷ sản: Chính sách bảo vệ nguồn thuỷ sản ngày càng được coi trọng trong tư duy kinh tế của nhà nước và của ngành thuỷ sản. hiện nay văn bản pháp lý cao nhất trong lỉnh vực này la “pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản” cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (bộ thuỷ sản) là cơ quan thực hành trong lĩnh vực này nhiều năm qua bộ thuỷ sản cũng như các bộ liên quan như bộ công an, bộ quốc phòng đã có những văn bản pháp luật quy định nghiêm cấm các hành động gây ô nhiễm môi trường nước nội địa, trên biển và các hành động khai thác có tính chất huỷ diệt nguồn lợi như khai thác bằng chất nổ, xung điện và chất độc. chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nội địa và trên biển, duy trì tính đa dạng sinh học từ đó mới có được sản phẩm khai thác bền vững và đồng thời chống các hoạt động gây ô nhiễm vùng nước.
chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn: Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một chính sách rất quan trọng của nhà nước ta để công nghiệp hóa -hiện đại hoá nền kinh tế. đổi mới cơ cấu kinh tế ở đây là phát triển sản xuất hướng ngoại, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nông thôn, đồng thời vẫn đảm bảo tăng tuyệt đối về sản lượng nông nghiệp. nghề thuỷ sản ở nông thôn phát triển thành một nghề chính và tác động mạnh mẽ đến thay đổi kinh tế nông thôn thuần nông ở nhiều vùng trên đất nước ta. Sản xuất thuỷ sản trông các lỉnh vực khai thác môi trường, chế biến và dịch vụ hậu c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35650.doc