Một số thực trạng về bán hàng qua mạng ở Việt Nam và giải pháp

Lời mở đầu Trong những năm gần đây, khi kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới với một sự phát triển tương đối ổn định. Thu nhập trung bình của người dân Việt Nam đang dần đuợc cải thiện. Với những điều kiện thuận lợi như vậy thì nhu cầu trong tiêu dùng của người dân đang ngày càng tăng, những đòi hỏi về hình thức phục vụ, sự tiện lợi trong mua bán cũng như thanh toán cũng được người dân Việt Nam chú ý đến. Đi cùng xu thế đó, bán hàng qua mạng là một giải pháp hoàn toàn phù hợ

doc38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 12264 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số thực trạng về bán hàng qua mạng ở Việt Nam và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p với những đòi hỏi mới của người tiêu dùng.Với những thế mạnh của mình, bán hàng qua mạng đã trở thành một hình thức bán hàng phổ biến trên thế giới. Trong khoảng hai đến ba năm trở lại đây, bán hàng qua mạng ở Việt Nam đã có những sự phát triển vượt bậc, thể hiện ở chất lượng bán hàng được cải thiện, sự quan tâm đến hình thức mua bán này của người tiêu dùng ngày càng một lớn hơn. Do đó, em xin được viết đề tài này để làm rõ hơn một số thực trạng về bán hàng qua mạng ở Việt Nam và đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa hình thức mua sắm này để nó có thể trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Trong khuôn khổ đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp của các thầy cô.Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Chương I : Tổng quan về thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến 1.Tổng quan về thương mại điện tử 3 1.1.Khái niệm thương mại điện tử : 3 1.2.Sự khác biệt của Thương mại điện tử với Thương mại thông thường: 4 1.3.Các loại hình Thương mại điện tử: 5 1.4.Sự phát triển của thương mại điện tử: 6 2.Tổng quan về bán hàng trực tuyến 7 2.1.Bán hàng trực tuyến hay bán hàng qua mạng 7 2.2.Lợi ích của bán hàng trực tuyến: 7 2.3.Một số hạn chế : 8 Chương II: Thực tế việc bán hàng trực tuyến ở Việt Nam 1.Thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam 10 1.1.Đặc điểm thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam: 10 1.2.Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới việc bán hàng tiêu dùng: 11 2.Thực trạng bán hàng trực tuyến ở Việt Nam 15 2.1.Thực tế việc bán hàng qua mạng của một số công ty: 15 2.2.Đánh giá chung: 27 Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện việc bán hàng qua mạng ở Việt Nam 1.Một số đề xuất về sản phẩm, về hình thức bán hàng: 31 2.Giải pháp sử dụng cơ sở dữ liệu của khách hàng: 32 3.Một số giải pháp khác về quảng cáo và xây dưng thương hiệu trong tâm trí khách hàng: 33 Kết luận 36 Chương I : Tổng quan về thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến Tổng quan về thương mại điện tử Khái niệm thương mại điện tử : Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi “thông tin” kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Thương mại điện tử. Nhiều người hiểu Thương mại điện tử là bán hàng trên mạng, trên Internet. Một số ý kiến khác lại cho rằng Thương mại điện tử là làm thương mại bằng điện tử. Những cách hiểu này đều đúng theo một góc độ nào đó nhưng chưa nói lên được phạm vi rộng lớn của Thương mại điện tử. Theo khái niệm này, Thương mại điện tử không chỉ là bán hàng trên mạng hay bán hàng trên Internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử. Hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể cả giao hàng. Các phương pháp điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính (trong đó có Internet). Thương mại điện tử cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video. Các phương tiện điện tử trong Thương mại điện tử Điện thoại Máy FAX Truyền hình Hệ thống thanh toán điện tử Intranet / Extranet Mạng toàn cầu Internet / World Wide Web Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử Thư tín điện tử (E-mail) Thanh toán điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử Trao đổi số hoá các dung liệu Mua bán hàng hoá hữu hình Sự khác biệt của Thương mại điện tử với Thương mại thông thường: Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản so với thương mại truyền thống: Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước, Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới, có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ chứng thực, mạng lưới thông tin chính là thị trường... So với các hoạt động Thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau: Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, .. chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. Từ khi xuất hiện mạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các công ty và doanh nghiệp mà các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng người tham gia ngày càng tăng. Những người tham gia là cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể đã biết, hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ. Trong nền kinh tế số, thông tin được số hóa thành các byte, lưu giữ trong các máy vi tính và truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng. Điều này tạo ra những khả năng hoàn toàn mới làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán của con người mà trong đó, người bán (mua) hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần qua khâu trung gian hỗ trợ của bất kỳ công ty thương mại nào.Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Không chỉ các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới ngay đầu ngón tay của mình. Sang thế kỷ XXI, bất cứ người dân nào – dù là người tiêu dùng, các nhà kinh doanh nhỏ, hay chủ tịch công ty lớn - đều sẽ có thể mở rộng công việc giao dịch của mình tới những nơi xa xôi nhất của hành tinh. Toàn cầu hóa, tự do hóa mậu dịch và phát triển là con đường nhanh chóng đưa các quốc gia và các doanh nghiệp thay đổi theo hướng cạnh tranh quốc tế trên phạm vi toàn cầu, kể cả việc giành lấy các thị trường nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại. Trong hoạt động giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch Thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử. Các loại hình Thương mại điện tử: Căn cứ vào tính chất của thị trường khách hàng, người ta tách Thương mại điện tử ra làm 3 loại hình chính B2B (Business - To - Business): Thuơng mại điện tử B2B là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các doanh nghiệp mua hàng. B2C (Business - To - Customer): Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân. Vậy điểm khác biệt giữa Thương mại điện tử B2B và B2C là gì? Sự khác nhau về khách hàng: Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn. Ngoài ra, có 2 sự khác biệt lớn nữa: Khác biệt về đàm phán, giao dịch: Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá. Khác biệt về vấn đề tích hợp: Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng. Trên cơ sở hai loại hình cơ bản nói trên, Thương mại điện tử còn có nhiều loại hình kinh doanh khác như: C2C ( Hình thức trao đổi trực tiếp giữa người tiêu dùng trên mạng có thể qua một số sàn giao dịch trên mạng thông qua hình thức đấu giá) hay B2G ( Hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp cho các cơ quan nhà nước) và nhiều hình thức khác ... Sự phát triển của thương mại điện tử: Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet. Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp thế giới nên thông tin có thể giới thiệu tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet. Và Thương mại điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp. Đối với khách hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho khách hàng. Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm và dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương thức kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chuyển hoá các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm đến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng từ phương thức kinh doanh truyền thống đến phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử hiện nay đã trở nên khá quen thuộc và trở thành một môi trường thương mại không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội phát triển. Ở Việt Nam, Thương mại điện tử đang được các doanh nghiệp từng bước áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tổng quan về bán hàng trực tuyến Bán hàng trực tuyến hay bán hàng qua mạng Bán hàng qua mạng là hình thức mà các sản phẩm được rao bán trực tiếp ngay trên trang web của doanh nghiệp. Người mua có thể chọn mua hàng trên web và thanh toán qua các hình thức thanh toán điện tử, sau đó hàng hóa sẽ được giao trực tiếp đến tân địa chỉ của người mua. Ngày nay, dường như giá cả không quan trọng bằng tính dễ sử dụng và tiện lợi. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng. Con người ngày càng trở nên lười biếng và họ cho rằng thà phải trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng. Lợi ích của bán hàng trực tuyến: Ưu điểm tuyệt đối của bán hàng trực tuyến là cho phép người sử dụng thực hiện các hoạt động kinh doanh ngay lập tức trên quy mô toàn cầu, từ việc quảng cáo công ty, tiếp thị sản phẩm, đàm phán và đặt hàng cho đến các khâu thanh toán, giữ liên hệ với khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng. Bởi vì: Bán hàng trực tuyến giúp người bán Tiếp thị hiệu quả sản phẩm và dịch vụ của mình ra khắp thế giới Tạo kênh bán hàng trực tiếp tới khách hàng với quy mô rộng, tốc độ nhanh và chi phí giảm rất nhiều so với các kênh bán hàng truyền thống khác Mở ra khả năng xuất khẩu hàng ra nước ngoài Đơn giản hóa được các thủ tục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu quả giao dịch thương mại Với Website Thương mại điện tử, doanh nghiệp tạo cho mình khả năng kinh doanh liên tục 24/24 giờ, liên tục 07 ngày trong tuần với chi phí rất thấp. Không cần nhân viên giám sát khách hàng như tại các siêu thị bình thường, không cần bỏ tiền thuê địa điểm bán hàng, không cần hệ thống kiểm tra, giới thiệu sản phẩm, không cần hệ thống tính tiền,... Tất cả đều được Website làm tự động, rất nhanh chóng và với độ chính xác tuyệt đối. Tại cùng 1 thời điểm, Website Thương mại điện tử có thể phục vụ hàng triệu lượt người mua hàng ở khắp nơi trên thế giới với các yêu cầu rất khác nhau về thông tin sản phẩm, chủng loại sản phẩm, giá cả, hình ảnh, chất lượng, mẫu mã,... Thông tin, giá cả sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo sự biến động của thị trường. Website bán hàng trực tuyến đem lại khả năng kinh doanh mới cho doanh nghiệp: "Kinh doanh ngay cả khi bạn đang ngủ". Bán hàng trực tuyến giúp người mua Có thêm một hình thức mua hàng thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng Có thêm một hình thức thanh toán mới tiện lợi, an toàn Mở rộng sự chọn lựa khi mua hàng theo thị hiếu và nhu cầu Có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp chính không qua trung gian Người mua thực sự trở thành người chủ với toàn quyền lựa chọn sản phẩm, tìm kiếm bất kỳ thông tin nào về sản phẩm theo nhu cầu, so sánh giá cả, đặt mua hàng với hệ thống tính toán tiền tự động, đầy đủ, rõ ràng, trung thực và chính xác nhất. Một số hạn chế : Mặc dù có nhiều lý do hấp dẫn để kinh doanh trên Web như vậy, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất dè dặt. Một số vấn đề khiến các doanh nghiệp lo ngại gồm: Sự bảo mật trên internet không được bảo đảm, các khách hàng không thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai và các thông tin tài chính có thể bị tiết lộ. Các khách hàng lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng và lo lắng về các chính sách trả hàng lại. Các hệ thống nhận tiền thanh toán rất khó sử dụng và các doanh nghiệp không có đủ kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan. Không có sự nhất quán trong các luật thuế, các vấn đề pháp lý và các hiệp ước Quốc Tế. Khi internet và các ngành sử dụng nó phát triển ổn định thì nhiều vấn đề rắc rối trong việc kinh doanh trên Web sẽ giảm dần và Web sẽ trở thành một bộ phận thiết yếu của nhiều doanh nghiệp. Rất có thể trong tương lai các doanh nghiệp sẽ xem khả năng nhận đơn đặt hàng qua internet cũng quan trọng như việc sử dụng máy tính để thực hiện việc kế toán và sử dụng điện thoại để nhận đơn đặt hàng của khách hàng. Chính vì thế hình thức bán hàng trực tuyến hoàn toàn có thể coi là một xu hướng bán hàng mới trong thời đại mới. Và ở một nước đang phát triển và đang muốn tham gia hội nhập bắt kịp với tốc độ phát triển trên thế giới thì không thể không áp dụng hình thức này trong kinh doanh. Chương II: Thực tế việc bán hàng trực tuyến ở Việt Nam Thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam Đặc điểm thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam: Với qui mô dân số hơn 83 tiệu dân và cơ cấu dân số trẻ như hiện nay có thể thấy nhu cầu tiêu dùng của người Việt là rất lớn . Thị trường tiêu dùng ở Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và còn nhiều khoảng ‘’đại dương xanh’’ chưa khai thác hết. Trong điều kiện Việt Nam mới gia nhập WTO vào năm 2006 .Làn sóng đầu từ nước ngoài tăng mạnh trong suốt năm 2007, thu nhập của người lao động đang tăng dần thì thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang mở ra những cơ hội lớn và cũng đem lại những thách thức cho các doanh nghiệp tham gia . Theo một nghiên cứu gần đây, đối với các nhà đầu tư, Việt Nam ngày nay được coi như một trong số các quốc gia mà ngành bán lẻ có sức hấp dẫn hàng đầu thế giới. Tính theo chỉ số kết hợp giữa tiềm năng phát triển và các rủi ro quốc gia, thì Việt Nam, Nga và Ấn Độ là 3 quốc gia có thị trường bán lẻ mạnh nhất.Nếu đo lường mức độ tăng trưởng các mặt hàng tiêu dùng trong năm 2006, so với 2005 trong khu vực, Việt Nam là nước đứng đầu với mức tăng trưởng là 20%, trong khi Trung Quốc là 11% và Thái Lan, Malaysia, Philippines là dưới 5%. Thị trường đang thay đổi từng ngày với những đòi hỏi không ngừng về đổi mới sản phẩm dịch vụ, về tư duy mới trong kinh doanh nói chung và về marketing nói riêng. Nhịp sống sống mỗi ngày một nhanh hơn và có quá nhiều hoạt động đòi hỏi phải tốn thời gian cũng như công sức. Vì thế, quỹ thời gian dành cho mua sắm là không nhiều, đòi hỏi quá trình ra quyết định mua diễn ra nhanh hơn. Ở đây, quá trình múa sắm vẫn đầy đủ 5 bước là: ý thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và đánh giá sau mua nhưng điều người tiêu dùng mong muốn là tăng chất trong các bước đồng thời giảm thời gian ra quyết định. Điều đó, đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ hơn trong kênh phân phối, đưa lượng thông tin đầy đủ với nhiều phương án lựa chọn đến cho người tiêu dùng, để người tiêu dùng có thể tiến tới một quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Trong đó, sự đổi mới tư duy về bán hàng và cách thức bán hàng tiêu dùng đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Hòa vào trong làn sóng thay đổi cách thức, kỹ năng và công nghệ trong bán hàng trên toàn thế giới này thì Việt Nam cũng đang hình thành những bước hội nhập rõ rệt . Hình thức bán hàng trực tuyến đang hình thành và từng bước phát triển ở Việt Nam . Tuy vậy đây mới chỉ là những bước định hình và tìm ra con đường đi cho sự phát triển phù hợp với môi trường kinh tế và xã hội đang có nhiều chuyển biến ở Việt Nam. Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới việc bán hàng tiêu dùng: Môi trường nhân khẩu: Theo số liệu của Tổng cục thông kê,Quy mô dân số cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, tăng 1,21% so với dân số năm 2005 (năm 2005 tăng 1,31%), trong đó dân số nam 41,33 triệu, nữ 42,78 triệu. Dân số thành thị 22,82 triệu người, tăng nhanh do tốc độ đô thị hoá những năm gần đây và chiếm 27,1% số dân năm 2006; dân số nông thôn 61,29 triệu người. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7/2006 ước tính là 43,44 triệu người, tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm trước. Như vậy có thể đánh giá Việt Nam với dân số trẻ và nhiều người trong độ tuổi lao động Việt Nam cũng là một điểm đến đầu tư đầy tiềm năng và là một thị trường tiêu dùng lớn. Đời sống của người dân ổn định với các điều kiện về y tế, dịch vụ xã hội ... ngày càng được cải thiện. Với một chất lượng cuộc sống đang ngày một gia tăng như vậy có thể thấy rõ nhu cầu mua sắm của người Việt sẽ ngày càng lớn, ngày một đa dạng và phong phú, đó là cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế: Kinh tế nước ta đang có những bước tăng trưởng mạnh . Trong năm 2007 tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006. Tình hình kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn có một sự ổn định. Với sự phát triển kinh tế này tình hình thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao làm sức mua gia tăng đáng kể, bên cạnh đó là sự đòi hỏi về chất lượng của hàng hóa cũng như dịch vụ của người dân ngày một tăng. Đó là những lợi thế đối với việc bán hàng qua mạng vì sự tiện lợi mà bán hàng qua mạng mang lại như: dễ lựa chọn, tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian trong lối sống ngày càng công nghiệpngayf càng phù hợp với những mong muốn của người tiêu dùng. Một số yếu tố khác đáng quan tâm trong môi trường kinh tế đó là tình hình giá cả leo thang, lạm phát đang tăng cao. Theo số liệu của Tổng cuc thông kê tháng 12 năm 2007. Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%. Việc giá cả liên tục leo thăng dẫn đến một số tình hình biến động khó lường trong thị trường hàng tiêu dùng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có các chính về giá cả, phân phối và chính sách bán hàng được cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng. Môi trường chính trị - pháp luật: Môi trường chính trị hoàn toàn ổn định ở Việt Nam là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường hàng tiêu dùng. Điều đáng nói ở đây là môi trương pháp lý cho việc bán hàng trực tuyến. Vào ngày 1/3/2006, mở ra một giai đoạn mới cho giao dịch điện tử Việt Nam được pháp luật bảo hộ và thừa nhận. Ngày 9/6/2006 chính phủ đã ban hành nghị định số 57/2006/ NĐ- CP về thương mại điện tử, đây là nghị định có tầm quan trọng lớn trong việc khai thông các bế tắc về pháp lý trong việc giao dịch điện tử. Nội dung của nghị định này là chứng từ điện tử đã có giá trị pháp lý tương đương với chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, nhận hàng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng...Nghị định thương mại điện tử đã đem lại một bước tiến khuyến khích hoạt động thương mại điện tử nói chung và bán hàng trực tuyến nói riêng phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề nảy sinh trong pháp luật về thương mại điện tử. Có lẽ vấn đề nổi cộm gần đây nhất là quyết toán thuế. Khi hãng hàng không VietNam AirLines khởi động dự án về vé máy bay điện tử trong tháng 12/2006 đã gặp không ít khó khăn trong các thủ tục về thuế. Trong khi vé máy bay truyền thống là một loại chứng từ có độ đảm bảo cao do đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt về loại giấy hình thức in ấn thì vé máy bay điện tử không có sự đảm bảo này để xác minh bản gốc của chứng từ.Do đó, Tổng cục thuế yêu cầu các đại lý bán vé của VietNam AirLines khi bán vé điện tử phải đi kèm phiếu thu làm căn cứ để kê khai thuế. Yêu cầu đã làm mất đi tác dụng của vé điện tử về mặt giảm chi phí giấy tờ và chi phí thời gian và cản trở cho việc giao dịch hoàn toàn trên mạng. Trở ngại của VietNam AirLine cũng là trở ngại chung của toàn bộ các doanh nghiệp muốn thực hiện giao dịch điện tử trong một chu trình trọn vẹn. Trước thực tế đó, trong thời gian tới, việc giải quyết bài toán chứng từ trong thanh toán điện tử trực tuyến sẽ được Tổng cục Thuế áp dụng theo thông tư mới và cũng đang xây dựng nhữnh đề án quản lý hoá đơn chứng từ hiện nay sang theo hình thức như các nước phát triển.Tuy nhiên, đây là một dự án dài hạn và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ ngành, lộ trình để đưa vào thực tế sẽ trong một vài năm nữa ? Ngoài ra còn các vấn đề khác cũng liên quan đến pháp luật như việc tranh chấp, đầu cơ về tên miền của website, vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng, vấn đề an toàn giao dịch điện tử hay vấn đề phát tán quảng cáo bừa bãi qua mạng. Tất cả các khó khăn trên đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh bán hàng trực tuyến không những cần phải am hiểu và cập nhật kiến thức pháp lý, có một sự tư vấn đảm bảo về pháp luật mà còn phải nghiên cứu kinh nghiệm kinh doanh trên quốc tế để không ngừng nâng cao nhận thức và kịp thời ứng dụng. Môi trường công nghệ: Công nghệ luôn thay đổi và phát triển mạnh mẽ mỗi ngày và đối với một hình thức kinh doanh dựa vào công nghệ mới như bán hàng qua mạng thì sức ảnh hưởng của công nghệ quả là không nhỏ. Sau 10 năm phát triển, Internet mới chỉ vào Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2007 Internet Việt Nam đã đạt được một sự phát triển cực kỳ ấn tượng. Với tốc độ phát triển từ 35-37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%.Theo thống kê của Bộ Bưu chính Viễn thông, đến nay, cả nước đã có 4,3 triệu thuê bao Internet quy đổi, đáp ứng nhu cầu của 15,5 triệu dân, đạt mật độ 18,64 người/100 dân, cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới; vượt xa Thái Lan (12,65%), Trung Quốc (9,41%), Philippines (9,12%)...Đã đạt được tốc độ bứt phá trong thời gian qua nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, Internet sẽ vẫn tiếp tục đạt được tốc độ phát triển trên 100% mỗi năm trong thời gian tới. Như vậy với tốc độ phát triển ‘’cơn lốc’’ như vậy, những ứng dụng và dịch vụ đi kèm internet tất nhiên cũng ngày càng được ưa chuộng. Đó là một loạt các hình thức ứng dụng trên internet như báo điện tử, chính phủ điện tử, hải quan điện tử cho đến dịch vụ chat. Một loạt các hình thức kinh doanh gắn liền với cơ sở internet cũng ngày càng phát triển không ngừng như : xây dựng website doanh nghiệp, quảng cáo trực tuyến, giải trí trực tuyến và kinh doanh trực tuyến. Trong số các loại hình kinh doanh kể trên, hình thức thương mại điện tử theo hình thức B2C hay bán hàng trực tuyến mới chỉ bắt đầu được người tiêu dùng quan tâm trong 2,3 năm trở lại đây. Nhưng hình thức này đang có được sự phát triển khá nhanh và đang thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Thói quen mua hàng của người Việt Như chúng ta đều đã biết thói quen đi chợ là một thói quen đã ăn sâu vào người Việt. Trong những năm kinh tế bắt đầu phát triển và đổi mới thì người Việt mới bắt đầu biết đến mua sắm hàng hóa trong siêu thị. Khi các siêu thị lớn như Metro, Big C, hay Nguyễn Kim đồng loạt xuất hiện thì một số người đã hình thành thói quen mua sắm trong siêu thị.Đến lượt hình thức bán hàng quan mạng ra đời thì một số người Việt Nam đã bắt đầu tham gia mua bán theo cách thức này, nhưng con số này còn ít và chỉ tập trung trong một bộ phận khách hàng có thu nhập tương đối cao, khá trẻ và am hiểu tương đối về công nghệ. Càng gần đây,theo một số bài báo được đăng trên các tạp chí, càng nhiều người đã tham gia vào mua hàng trên mạng, đặc biệt là mua quà trong những dịp lễ như ngày 20/10/2007 và gần nhất là lễ Valentine(14/2/2008). Đó là một sự thay đổi khá nhanh trong hành vi mua sắm. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: liệu người Việt có thể hình thành thói quen mua sắm hàng hóa trực tuyến và thói quen giao dịch trên mạng sau đó nhân hàng trực tiếp tại nhà . Tất nhiên điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nhưng sẽ mất bao lâu? Và thói quen này sẽ áp dụng với những mặt hàng nào trước. Thói quen đi chợ đã hình thành từ rất lâu trong lối sống của người Việt, và thói quen mua sắm ở những nơi như siêu thị hay trung tâm thương mại cũng chỉ có ở một số ít dân cư và tập trung hầu hết ở khu vực đô thị. Hơn nữa những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày hầu hết đều được người dân mua bằng qua hình thức mau sắm truyền thống tức là đi chợ hàng ngày. Với những lý do trên, việc mua sắm trên mạng chỉ có thể được một bộ phận dân cư trẻ ở thành thị lựa chọn trong những năm sắp tới và mặt hàng có thể đem bán không phải là những sản phẩm hàng ngày như thực phẩm mà phải là một số hàng tiêu dùng có thời gian sử dụng từ trung bình đến lâu dài ví dụ như dầu gội đầu, mỹ phẩm, mặt hàng công nghệ cao hay một số đồ gia dụng Việc thay đổi thói quen la một việc làm đòi hỏi lâu dài, không phải là một hai năm mà là cả một thời kỳ nhưng những thói quen sơ khai khi đã hình thành và cho thấy được lợi ích của nó thì sẽ tiếp tục được củng cố và dần dần có thể ăn sâu trong lối sống. Và tất nhiên cần có những khởi đầu cho việc định hình cho thói quen mới. Ngay trong thời điểm này một số doanh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34871.doc