Lời nói đầu
Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước, việc phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng sản xuất kinh doanh để đảm bảo đời sống cho nhân dân là một công việc không thể thiếu được . Để có thể thực hiện được công việc đó thì cần thiết phải đầu tư. Đầu tư là một hoạt động kinh tế chủ yếu quyết định sự phát triển.Xu hướng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án. Nhưng câu hỏi đặt ra là : đầu tư vào đâu? đầu tư như thế nào để đạt được hiệu q
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả ? chỉ có việc thẩm định dự án đầu tư mới có thể trả lời một cách chính xác những câu hỏi trên.
Việc thẩm định dự án đầu tư có thể được tiến hành trên cả ba khâu: thẩm định dự án đầu tư trước, trong và sau quá trình đầu tư. Thẩm định trước quá trình đầu tư là việc xem xét tất cả các nội dung cần thiết trước khi dự án đi vào hoạt động và ngày nay việc thẩm định dự án đầu tư tại các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng chỉ chú trọng vào việc thẩm định trước mà chưa chú ý đến việc thẩm định trong và sau quá trình đầu tư . Nhưng trên thực tế, trong nhiều năm qua công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng được hoàn thiện về mặt phương pháp luận để phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.Tiy nhiên hoạt động thẩm định dự án đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc, chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn chưa cao, dự án đầu tư chưa thực sự đạt hiệu quả, tạo nên sự tăng trưởng phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Đứng trên góc độ là người cung cấp ,tài trợ vốn cho hoạt động của dự án thì công tác thẩm định dự án đầu tư không thể thiếu được trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nhưng đứng trên góc độ là người tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ra quyết định hoặc phê duyệt dự án đầu tư , việc thẩm định những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách là một công việc quan trọngvà cần thiết của Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây . Do những dự án đầu tư là những dự án nằm trong kế hoạch, mục tiêu phát triển của tỉnh và điều quan trọng hơn là có một số dự án đều không phải hoàn trả vốn cho nhà nước- do đó là những dự án đầu tư công cộng. Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây lựa chọn những dự án phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh để thúc đẩy việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Do việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây vẫn còn tồn tại một số hạn chế nên việc hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư là một đòi hỏi cấp bách.
Để có thể hiểu được sâu hơn về công tác thẩm định dự án đầu tư và mong muốn đóng góp một số ý kiến cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.Trong quá trình thực tập em đã chọn để tài “ Một số ý kiến về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây”.
Nội dung bài viết bao gồm
ChươngI: Lý luận chung về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.
ChươngII: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.
ChươngIII: một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư.
Chương I: dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.
I. dự án đầu tư:
1.Khái niệm dự án đầu tư.
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn, xét về mặt bản chất chính là sự chuyển hoá vốn thành tài sản để phục vụ cho qúa trình sản xuất và kinh doanh. Mục đích của hoạt động đầu tư là nhằm thu lợi trong tương lai. Nhưng với đặc trưng của hoạt động đầu tư là mang tính chất lâu dài, có tính rủi ro cao. Bởi vậy để hoạt động đầu tư đạt hiệu quả đòi hỏi phải lập dự án đầu tư.
Dự án đầu tư có thể xem xét dưới nhiều góc độ:
Về mặtt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư , lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế- xã hội trong một thời gian dài.
Xét trên góc độ kế hoạch hoá:dự án đầu tư lầ một công cụ thể hiẹn kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung.
Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định việc tạo các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Nhưng tựu chung lại dự án đầu tư có thể nói ngắn gọn như sau:
Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ- CP ngày 8/7/ 1999 của Chính phủ, tại điều 5 quy định:" dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định".
2. Phân loại:
có nhiều cách phân loại dự án đầu tư tuỳ theo mục đích và phạm vi xem xét. ậ đây chỉ nêu các cách phân loại liên quan tới yêu cầu công tác thẩm định và quản lý dự án đầu tư trong hệ thồng vvăn bản pháp quy, các tài liệu quản lý hiện hành.
2.1. Theo thẩm quyền quyết định:
- Đối với đầu tư trong nước dự án đầu tư được chia làm 3 loại : A, B, C( nội dung được nêu ra trong điều 6, NĐ 12/ 2000 NĐ- CP ).
Theo quy định hiện hành , Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, Chủ tịch UBND các tỉnh , thành phố trực thuộc TW, thủ trưởng các bộ, ngành và một số đơn vụ quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C. Đối với dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần( hoặc tieer dự án ) có theer độc ;ập vận hành khai hác và thực hiện theo phâm kỳ đầu tư đưo;ực ghi trong văn bản phê duyệt bcnckt thì từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án được tiến hành chuẩn bị đầu tư và thực hện dự án đầu tư như một dự án độc lập. Ngoài ra còn một số dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị quyết 05/1997/QH 10 ngaỳ 12/12/1997.
- Đối với dự án đầu tư nước ngoài: gồm 3 loại A, B và loại được phân cấp cho các địa phương.
Theo quy định hiện hành Thủ tướng chính phủ quyết định và giao Bộ kế hoạch & đầu tư cấp giấy phép các dự án nhóm A; Sở kế hoạch & đầu tư quyết định vầ cấp giấy phép các dự án đầu tư nhóm B, chủ tịch UBND các tỉnh, thành pphố trực thuộc TW cấp phép các dự án nhóm B được thủ tướng Chính phủ phân cấp, ban quản lý các khu công nghiệp cấp phép các dự án nhóm B do Bộ kế hoạch & đầu tư uỷ quyền.
2.2.Theo cách thực hiện đầu tư.
-dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước( cấp phát, tín dụng, các hình thức huy động khác, hỗn hợp.
- dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) theo quy định của luật đầu tư nước ơngoài.
- Các nguồn viện trợ của nước ngoài(ODA).
2.3.Theo lĩnh vực đầu tư:
Dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội...
2.4. Theo yêu cầu đánh giá dự án :
Liên quan đến tính chất và mức độ phức tạp của dự án : dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, dự án chỉ cần đăng ký đầu tư với dự án FDI vầ dự án phải thẩm định dự án đầu tư đối với cả 2 loại này.
Theo phương thức đầu tư
-Tự đầu tư -Hợp đồngHTKD
-Liên doanh -100% vốn nước ngoài
Dự án đầu tư
Theo cách thực hiện đầu tư
-Vốn đầu tư trong nước
-Vốn FDI,ODA
Theo lĩnh vực đầu tư
-Độc lập theo từng ngành, lĩnh vực
-Đa lĩnh vực
-Các KCN, KCX
Theo thẩm quyền quyết định , cấp phép đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trong nước
-Thủ tướng chính phủ(loại A) -Thủ tướng chính phủ (loại A)
-Bộ KH&ĐT (loại B Không phân cấp) -Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố
-UBND Tỉnh, Thành phố(loại B được phân cấp) trực thuộc TW, Bộ trưởng thủ
-Ban QLKCN (loại B được uỷ quyền) trưởng,Ngành, đơn Vị (loạiB,C)
Mỗi loại có yêu cầu riêng về nội dung hồ sơ trình duyệt và thẩm định riêng.
II. thẩm định dự án đầu tư:
1. Mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư.
1.1. Mục đích:
Thẩm định dự án đầu tư là một công việc đầy ý nghĩa. Các bên liên quan trên quan điểm , cách nhìn nhận riêng và lợi ích thu được từ những dự án khác nhau sẽ có cách tiếp cận và mục đích thẩm định khác nhau, kết quả thẩm định theo đó sẽ có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi bên.
Đối với nhà đầu tư: việc thẩm định dự án đầu tư giúp chủ đầu tư lựa chọn được các dự án đầu tư tốt nhất, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, khả năng tài chính hiện có và đem lại cho chủ đầu tư thu nhập cao nhất có thể có được.
Đôi với ngân hàng: với tư cách là bên thẩm định dự án đầu tư để cho vay, ngân hàng qquan tâm đến mức độ an toàn vốn. Ngân hàng sẽ chỉ ra quyết định đầu tư khi biết chắc dự án hoạt động hiệu quả, có đầy đủ khả năng trả nợ đúng hạn với mức lãi suất hiện hành của ngân hàng. Vì vậy công tác thẩm định dự án đầu tư là việc không thể thiếu.
Mặt khác, bên cạnh việc xác định tính khả thi của dự án , hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ va những rủi ro có thể xảy ra của dự án , công tác thẩm định dự án đầu tư còn là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay và thời điểm bỏ vốn cho dự án.
Nói chung, công tác thẩm định dự án đầu tư giúp cho ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không? Nếu đầu tư thì đầu tư như thế nào, với mức bao nhiêu là tốt nhất? Điều này đảm bảo ccho ngân hàng được an toàn trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn và khó đòi.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước: việc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp các cơ quan này thấy được tính cần thiết v phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành, địa phương. Việc thẩm định dự án đầu tư giúp cho các cơ quan này xác định hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội cho dự án, cân đối giữa chi phí và lợi ích đem lại của dự án để quyết định và cấp phép đầu tư.
Tuy mục đích thẩm định dự án đầu tư đối với các chủ thể khác nhau là khác nhau nhưng tựu trung lại viêc thẩm định dự án đầu tư là việc xem xét dự án đầu tư có khả thi hay không để đưa dự án đó vào hoạt động.
1.2.Yêu cầu:
Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xuất phát từ bảnchất, tính phức tạp và đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.
Nói một cách khái quát hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai.
Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc thực hiện, nguồn gốc của vốn... mọi hoạt động có những đặc trưng nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư. Khái niệm này được coi là chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình lập và thẩm định dự án .
Hoạt động đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau:
-Là hoạt động bỏ vốn, nên quyết định đầu tư thường là và trước hết là quyết định tài chính. Vốn được hiểu như là các nguồn sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ, vì vậy các quyết định đầu tư thường được xem xét từ phương diện tài chính( tốn bao nhiêu vốn, có khả năng thựchiện không, có khả năng thu hồi được không, mức sinh lợi là bao nhiêu.. .).Trên thực tế hoạt động đầu tư, các quyết định chi tiêu( đầu tư) thường được cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách( nhà nước, địa phương, cá nhân) và luôn được xem xét từ những khía cạnh tài chính nói trên.
-Là hoạt động có tính chất lâu dài. Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt đông chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Đây là một đặc trưng có ảnh hưởng rất cơ bản đến hoạt động đầu tư. Do tính chất lâu dài nên mọi sự trù liệu đều là dự tính, chịu một xác suất biến đổi nhất đinh do nhiều nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án .
- Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương. Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lợi ích trong tương lai ( vốn đầu tư không phải là các nguồn lực để dành ), vì vậy luôn có sự cân nhắc giữa lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai.
- Là hoạt động mang nặng rủi ro. Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại được thực hiện trong một thời gian không cho phép nhà đầu tư lượng hết những thay đỗi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư so với dự tính. Vì vậy, chấp nhận rủi ro như là bản năng của nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế khả năng rủi ro là ít nhất.
Với đặc trưng nêu trên, thẩm định dự án đầu tư nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án : thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.. . với những thông tin về bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này. Đồng thời đánh giá để xác định xem dự án có giúp quốc gia đạt được các mục tiêu xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu các dự án có đạt được hiệu quả kinh tế hay không khi đạt các mục tiêu xã hội này.
Giai đoạn thẩm định dự án bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án.Như vậy về mặt chuyên môn yêu cầu chungg của công tác thẩm định dựán là: đảm bảo tránh thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ qua các cơ hội đầu tư có lợi.
Mặt khác, thẩm định dự án còn là một công việc được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư, vì vầy cần được tiến hành theo các yêu cầu về quản lý. Về mặt này, công tác thẩm định dự án phải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và đảm bảo thời hạn quy định.
2. Nhiệm vụ của thẩm định dự án đầu tư:
Thực chất của việc thẩm định dự án đầu tư là phân tích đánh giá tính khả thi của dự án trên tất cả các phương diện kinh tế, kỹ thuật , xã hội, trên cơ sở các quy định của luật pháp, tiêu chuẩn, định mức, quy định của cơ quan quản lý nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Những yêu cầu nói trên đặt cho người phân tích, đánh giá dự án chẳng những qquan tâm, xem xét, kiểm tra về mặt nội dung hồ sơ dự án, mà còn tìm các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có được những kết luận giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ.
Để đáp ứng yêu cầu nói trên , người làm công tác thẩm định phải:
- Có nghiệpvụ thẩm định dự án ( có kiến thức và phương pháp ).
- Nắm vững luật pháp và các quy định cụ thể về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Có đủ các thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá theo các nội dung liên quan.
Ngoài những yêu cầu nói trên, người làm công tác thẩm định còn cần có hiểu biết và kỹ năng nhất định về việc sử dụng các phương tiện tính toán và xử lý thông tin.
Để thực hiện được những nhiệm vụ nói trên, đồng thời tránh được một số thiên kiến trongg công tác thẩm định dự án , cán bộ thẩm định cần phải có nghiệpvvụ pphân tích, đấnh giá dự án như đã nói trên để có khả năng đưa ra kết luận chính xác tính khả thi của dự án dựa treen các tiêu chuẩm đã được xác định. Đồng tthời, để công việc thẩm định dự án giúp cho việc lập kế hoạch đầu tư va lựa chọn dự án, nhà nước cần có hệ thống thẩm định dự án được tổ chức một cách chặt chẽ và hợplý.
3. Các bước thẩm định trong quá trình ra quyết định đầu tư:
Trong quá trình hình thành và phê duyệt dự án thường có 2 bước thẩm định:
3.1.Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
Là bước thẩm định để phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi và quyết định triển khai nghiên cứu khả thi. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà có thể tổ chức công tác thẩm định thích hợp. Đối với các dự án lớn, phức tạp (các dự án có vốn đầu tư lớn, có liên quan đến nhiều ngành, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, bảo vệ an ninh, quốc phòng.. .) cần phải tiến hành thẩm định toàn diện, kỹ lưỡng trước khi quyết định triển khai tiếp bước nghiên cứu khả thi .
Đối với các dự án thông thường, bước này thường được xem xét trên một số mặt cơ bản về chủ trrương và các thông số chính của dự án. Nếu theo các vấn đề này cho thấy các dấu hiệu khả quan thì có thể thông qua để triển khai bước tiếp theo.
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là nỗ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọng chung của dự án. Để thực hiện giai đoạn thẩm định này, điều qquan trọng là phải nhận thức được rằng mục đích của việc nghiên cứu tiền khả thi này là để có được những ước tính phản ánh giá trị ccủa các biến số mà chúng sẽ cho thấy trước dự án có đủ hấp dẫn hay đủ tin cậy không, trên cơ sở đó, hoặc là đình chỉ công việc hoặc tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn.
Trongg quả trìnhthẩm định, đặc biệt trrong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, các tính toán được tthực hiện trên cơ sở trị số trung bình của các biến số mà chúng chỉ được biết với mức độ không chắc chắn lắm. Vì vậy, trong phân tích tiền khả tthi, để tránh việc chấp thuận những dự án dựa trên những ước tính quá lạc quan về chi phí và lợi ích, chúng ta nên sử dụng những ước tính thiên về lệch hướng làm giảm bớt lợi ích của dự án trong khi làm tăng cao mức ước tính về chi phí.Nếu dự án vẫn hấp dẫn sau khi đã tiến hành thẩmđịnh như vậy, thì có rất nhiều khả năng dự án sẽ đứng vững khi được nghiên cứu và thẩm định chính xác hơn.
Trong khi tiến hành nghiên cứu khả thi, có thể phải sử dụng việc nghiên cứu chuyên đề nếu thấy cần thiết.Nghiên cứu chuyênđề bao gồm việc phân tích các tài liệu nghiên cứu đã có trước đây về các vấn đề đang nghiên cứu thu thập thêm các thông tin có liên quan tới công việc thẩm định dự án đầu tư. Phân lớn các vấn đề kỹ thuật và thị trường đều xảy ra với các chủ đầu tư khác và đã được giải quyết do đó, chúng ta có thể thu thập được nhiều loại thông tin một cách nhanh chóng và ít tốn kém nếu như những nguồn thông tin hiện có được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
3.2. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi :
Là công việc bắt buộc đối với mọi dự án để phê duyệt và ra quyết định đầu tư. Nội dung và yêu cầu thẩm định đã nêu ở phần trên.
Sau khi đã hoàn tất xong các khâu phân tích trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, chúng ta cần nghiên cứu dự án để xem xét liệu nó có triển vọng đáp ứng được các tiêu chuẩn về tài chính, kinh tế và xã hội cho các khoản đầu tư hay không?Giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án là nhằm tăng cường mức độ chính xác của việc tính toán các yêú tố chủ yếu. Nếu như dự án cho thấy nó có triển vọng thành công, chúng ta cũng cần phân tích độ nhạy của dự án đối với các biến số chủ yếu có vai trò quyết định kết quả dự án để xác định mức độ chắc chắn của dự án.
Chính vào cuối giai đoạn này là lúc mà quyết định quan trọng nhất phải được xác định, đó là nên chấp nhận dự án hay không? Thẩm định cần phải chỉ ra rằng đó là một dự án tồi hay tồi, khả năng thành công của nó như thế nào để người có thẩm quyền lựa chọn và quyết định.
Trên cơ sở kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi , người có thẩm quyền sẽ phê duyệt và ra quyết định đầu tư.
4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư:
Bất cứ một dự án nào , yêu cầu thẩm định theo các bước sau:
4.1. Thẩm định các yếu tố về pháp lý.
- Đầu tiên phải xem xét tính hợp pháp của dự án nói chung theo quy định pháp luật.
- Sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy chính hiện hành đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án .
- Sự phù hợp về quy hoạch ( ngành và lãnh thổ )
- Quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên.
4.2.Thẩm định về nhu cầu thị trường và xác định quy mô hợp lý của dự án xem xét, phân tích, đánh giá nhu cầu và thị trường trên một số mặt sau:
- Xem xét tính đầy đủ về nội dụng đánh giá nhu cầu và thị trường ( xác định quy mô, phạm vi, mức độ tăng trưởng ).
- Đánh giá cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích và dự báo để xác định nhu cầu và thị trường đối với dự án.
- Phân tích tích hợp lý về giá cả và mức biến động của giá cả của đầu ra, đầu ra của dự án.
Phân tích, xác định quy mô hợp lý của dự án trong đó có xem xét tới sự hợp lý về phân kỳ( giai đoạn ) đầu tư. Cơ sở, phương pháp so sánh lựa chọn các giải pháp hoặc phương án về quy mô đầu tư.
4.3. Thẩm định các yếu tố về kinh tế- xã hội của dự án :
Đối với hoạt động đầu tư đều được xem xét từ hai góc độ: nhà đầu tư và nền kinh tế.
Trên góc độ nhà đầu tư, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế, xã hội.
Bởi vậy khi thẩm định dự án về khía cạnh kinh tế- xã hội, các chuyên viên nên xem xét:
- Thực hiện dự án đầu tư có những tác động gì đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, có nghĩa là phải xem xét khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án. Xem xét việc thực hiện dự án sẽ đóng góp gì cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
- Thực hiện dự án đầu tư có phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà Nước.
- Thực hiện dự án này ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất., sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì việc sử dụng vào các công việc khác.
- Xem xét nếu dự án được đầu tư sẽ giải quyết được bao nhiêu lao động trên địa bàn, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
4.4.Thẩm định các yếu tố tác động đến môi trường:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường: chất thải, tiếng ồn, cảnh quan, các ảnh hưởng về mặt xã hội.
- Đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường: giải pháp, công nghệ, thiết bị, chi phí.
4.5.Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư của dự án:
Mỗi dự án đầu tư là một mắt xích quan trọng trong chương trình phát triển trung, dài hạn của ngành hay vùng , lãnh thổ. Mặt khác, việc một dự án đầu tư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường, cụ thể là tác động đến cung cầu hàng hoá ( từ đó ảnh hưởng đến thị trrường) cụ thể là tác động hoạt động xuất nhập khẩu. .. Vì vậy việc thẩm định cần thiết của dự án là rất quan trọng.
- Trước hết cán bộ thẩm định dựa vào các đường lối, chính sách ưu tiên phát triển của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp, các địa phương đã đề ra để xem xét dự án có vị trí ưu tiên như thế nào trong quy hoạch phát triển nói chung. Đương nhiên, các dự án nằm trong phạm vi khuyến khích phát triển sẽ được ưu tiên hơn.
- Sau đó, cán bộ thẩm định xem xét: nếu được đầu tư, dự án có đóng góp và sẽ đóng góp gì cho các mục tiêu của xã hội, ví dụ: dự án có làm gia tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, cho doanh nghiệp hay không? Các nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất sẵn có được sử dụng hợp lý hay không? Dự án sẽ tạo thêm bao nhiêu công ăn việc làm để hạn chế thất nghiệp?...
Biện pháp đánh giá cụ thể mà cán bộ thẩm định thường sử dụng trong bước tthẩm định này là tìm và nắm được động lực thúc đẩy sự hình thành dự án đầu tư.
Cuối cùng cán bộ tín dụng sẽ đưa ra kết luận: dự án có và thực sự cần thiết được đầu tư hay chưa?
4.6.Thẩm định về phương diện kỹ thuật.
Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi cả về mặt thi công xây dựng dự án lẫn việc vận hành dự án theo đúng các mục tiêu dự kiến. Các vấn đề kỹ thuật chính cần kiểm tra bao gồm:
* Quy mô dự án:
Quy mô của dự án được xác định qua việc trả lời hai câu hỏi:
- Có phù hợp với khả năng tiêu thụ sản phẩm hay không?
- Có phù hợp với khả năng đáp ứng vốn, nguyên vật liệu, khả năng quản lý của doanh nghiệp hay không?
* Công nghệ và trang thiết bị:
Dây truyền công nghệ và trang thiết bị là những vấn đề sống còn của dự án vì chúng quyết định cả năng suất và chất lượng của sản phẩm. Dây chuyền công nghệ lệch lạc, thiết bị quá cũ kỹ sẽ cho ra những sản phẩm kém chất lượng với năng suất thấp. Đồng thời quá trình sản xuất hay bị gián đoạn không đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy cần tiến hành các công việc sau:
- Những phương án để lựa chọn công nghệ, thiết bị. Ưu nhược điểm của từng loại phương án.
- Lý do lựa chọn thiết bị hiện đại.
-Nếu là công nghệ mới và phức tạp thì có được đảm bảo bằng các hợp đồng chuyển giao công nghệ hay khôngg?
Hợp đồng chuyển giao công nghệ gồm hai phần: Phần cứng và phần mềm.
- Thẩm định số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất,năng lực hiện có của doanh nghiệp so sánh với quy mô của dự án.
-Đối với thiết bị nhập ngoại cần qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc chọn thầu nhằm đảm bảo chất lượng và giá cả. Kiểm tra các hợp đồng cung ứng, các bên chào hàng, các điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán.
* Thẩm định việc cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác:
Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác có một vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành dự án. Dù vị trí xây dựng dự án là thuận lợi, các trang thiết bị có phù hợp và hiện đại đến đâu mà các yếu tố đầu vào bị đình trệ thì quá trình sản xuất nhất định sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạch định của đầu ra. Cho nên , thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng, lao động và các yếu tố đầu vào khác là cần thiết. Nó bao gồm:
- Kiểm tra việc tính toán tổng nhu cầu về nguyên vật liệu chủ yếu, năng lượng điện, nước... Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật so sánh với mức tiêu hao thực tế.
- Đối với nguyên vật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung cấp thường xuyên, tránh lãng phí.
- Đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản phải kiểm tra tính đúng đắn của các cấp có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động lâu dài. Cần thăm dò, khảo sát, phân tích, đánh giá về trữ lượng, hàm lượng, chất lượng tài nguyên.
* Thẩm định về lựa chọn địa điểm xây dựng dự án:
Yêu cầu của việc lựa chọn địa điểm:
- Tuân thủ các văn bản quy định của nhà nước về quy hoạch đất đai kiến trúc xây dựng ( có giấy phép của cấp có thẩm quyền), chi phí đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng...
- Gần nơi cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu hoặc nơi tiêu thụ sản phẩm.
- Giao thông thuận lợi, chi phí bốc dỡ, vận chuyển hợp lý.
- Thuận tiện việc đị lại đối với công nhân viên nhà máy.
- Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có: đường xá, bến cảng, điện nước...
- Mặt bằng phù hợp với quy mô hiện tại và dự phòng phát triển mở rộng trong tương lai, đạt yêu cầu vệ sinh công nghiệp,xử lý ô nhiễm môi trường, phòng cháy, chữa cháy...
Tất cả các vấn đề trên cần được kiểm tra tính toán, lựa chọn phương án tối ưu.
* Thẩm định quy mô, giải pháp kiến trúc, kết cấu xây dựng:
- Xem xét các hạng mục kiến trúc hiện có để có thể tận dụng xây dựng các hạng mục mới, đảm bảo cần thiết, phù hợp với công suất và quy mô dự án.
-Dựa trên cơ sở về yêu cầu kỹ thuậtđể tính toán nhu cầu vốn cho tưng hạng mục.
* Kiểm tra tính hợp lý về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án:
Đây là yếu tố quan trọng liên quan tới ké hoạch sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất và kế hoạch rót vốn cho dự án.
* Thẩm định về tổ chức, quản lý, thực hiện dự án ( đặc biệt là vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng).
- Tổ chức bộ máy quản lý, các điều kiện vận hành.
- Chuyển giao côngg ngghệ, đầo tạo.
4.7. Thẩm định tài chính dự án đầu tư:
Thẩm định phương diện tài chính của dự án là một nội dung qquan tronggj trong quá trình soạn thảo dự án, nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua viêc:
- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư ( xác định quy mô đầu tư , cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án).
-Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án.
Thực chất thẩm định dự án đầu tư là việc phân tích dự án đầu tư trên hai mặt:
- Đánh giá hiệu quả đầu tư.
- Phân tích tài chính dự án.
Hai mặt đó phải đi đôi với nhau chứ không thể thay thế cho nhau. Cả hai đều phải được thực hiện bởi vì chúng liên quan đến các khía cạnh khác nhau của dự án đầu tư. Phân tích hiệu quả đầu tư là xác định hiệu quả của các tiềm lực được đưa và dự án, nói rõ hơn là xác định số tiền lãi thu được trên tổng số vốn bỏ ra chứ không phải vấn đề cho nguồn tài trợ như thế nào? Như vậy phân tích hiệu quả đầu tư là đánh gá khả năng sinh lãi của các tiềm lực được bỏ vào dự án mà không xem xét việc giải quyết tài chính phát sinh trong thời gian thực hiện dự án. Ngược lại phân tích tài chính là xem xét các đặc điểm tài chính của dự án nhằm đảm bảo rằng các nguồn tài chính sẵn có và huy động sẽ cho phép xây dựng và vận hành dự án một cách trôi chảy.
Thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho người thẩm định trả lời một loạt các câu hỏi cơ bản liên quan tới triển vọng tài chính và khả năng thành công của dự án. Bốn câu hỏi quan trọng nhất được tóm tắt như sau:
* Chúng ta đặt một mức độ chắc chắn ttương đối như thế nào đối với mỗi hạng mục thu và chi được đưa ra trong dự án? Những yếu tố nào được dự kiến ảnh hưởng trực tiếp tới các biến số này như thế nào?
* Nguồn tài trợ nào được sử dụng để trả lời cho các chi phí của dự án? Phương án tài chính này có những đặc điểm riêng biệt gì không? Chẳng hạn như lãi suất ưu đãi, vốn trợ cấp, vốn cổ phần hoặc vay các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
* Dòng tài chính tối thiểu cần có là bao nhiêu để dự án có thể duy trì được hoạt động mà không cần phải có yêu cầu ngoài kế hoạch xin vay thêm để tài trợ, bổ xung?
* Dự án có đạt được luồng tài chính ròng đủ lớn hay không? Nếu không thì những nguồn vốn bổ xung nào có thể dùng và được cam kết tài trợ thêm cho dự án nếu dự án đạt hiệu quả kinh tế- xã hội.
Nếu bất kỳ vấn đề nào trong số những vấn đề nêu trên cho thấy những khó khăn trong tương lai, thì phải có những điều chỉnh cần thiết về thiết kế hay về tài chính của dự án để tránh thất bại trong tương lai.
+ Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư:
* Kiểm trra việc tính toán xác định vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:
Vốn đầu tư được chia làm hai loại: vốn cố định và vo;ón lưu động, trong đó cần chú ý đến vốn lưu động vì một số dự án trước đây do chỉ quan tâm đến vốn cố định khi lương trả cho công nhân viên...
Vốn cố định ( hay đầu tư cơ bản ) gồm 3 bộ phận:
- Vốn đầu tư xây lắp: thường được ước tính trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp và suất vốn đầu tư ( đơn giá xây lắp ). Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý cuả suất vốn đầu tư trên cơ sở căn cứ vào những kinh nghiệm đã tích luỹ được.
- Vốn thiết bị: được tính toán trên cơ sở kiểm tra giá mua thiết bị, chi phí vận chuyển, bảo quản, chạy thử theo các quy định của nhà nước căn cứ vào danh mục các thiết bị. Đối với thiết bị có chuyển giao công nghệ ( gồm chi phí mua bí quyết kỹ thuật, chi phí đào tạo, huấn luyện, tiền thuê chuyên gia...).
- Vốn kiên thiết cơ bản khác: được biết như chi phí đền bù hoa màu, nhà cửa đất đai, chi phí di chuyển các nghĩa trang để giải phóng mặt bằng, chi phí san lấp mặt bằng, xây dựng lán trại cho công nhân...
Các khoản mục chi phí này cần được tính theo đúng các quy đ._.ịnh hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra, đối với các dự án xây dựng mới hoặc những dự án mở rộng bổ sung thiết bị đều cần có vốn lưu động. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của chu kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm, khả năng thực tế cung ứng vật tư, nguyên- nhiên vật liệu cũng như nhu cầu về hàng tồn kho mà người ta xác định được nhu cầu vốn lưu động. Cầu về vốn xây dựng cơ bản và cầu về vốn lưu động sẽ tạo thành tổng vốn đầu tư cần thiết. Xác định chính xác tổng cầu vốn đầu tư là quan trọng. Nó giúp chúng ta tránh tình trạng lãng phí vốn ( Khi cầu vốn đầu tư được xác định khá cao ) hoặc đầu tư sai lệch ( khi cầu vốn đầu tư bỏ vốn cũng cần phải kiểm tra, đặc biệt là với các công trình đầu tư bằng hươg thức tính dụng sẽ được phân bổ vốn theo từng quý. Tiến độ bỏ vốn sẽ được xác định sao cho luôn phù hợp tiến độ thực hiện dự án.
* Đánh giá khả năng sinh lời của dự án:
Đối với một dự án đầu tư dài hạn thuộc lĩnh vực sản xuất- kinh doanh thì việc đánh giá khả năng thu lợi nhuận là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Lý do thật đơn giản, xét về mặt dài hạn một dự án không thể tồn tài và phát triển nếu nó không tạo ra lợi tức cho chủ đầu tư cũng như nguồn bảo đảm trả nợ đối tượng cho vay tài trợ.
Khi phân tích khả năng sinh lợi của dự án, chúng ta đều tính toán các chỉ tiêu trên cơ sở các chi phí- giá thành dự báo. Có nghĩa là, sẽ có một độ chênh lệch nhất định giữa mức dự báo và thực hiện khi dự án đi vào hoạt động. Chính vì thế, trong công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng, nhiệm vụ quan trọng là phải xác định mức độ không xác định của dự án.
Tức là phân tích ảnh hưởng của những nhân tố biến động với chỉ tiêu đánh giá để từ đó xác định tính khả thi về mặt tài chính. Có hai cách tiếp cận trong phân tích mức không xác định của dự án.
- Phân tích điểm hoà vốn: khi doanh số tại điểm hoà vốn càng thấp so với doanh số tại mức 100% năng lực sản xuất thì dự án có mức thích ứng cao với những thay đổi trên thị trường, khả năng chống rủi ro càng mạnh.
- Phân tích độ nhạy: Dự tính mức độ ảnh hưởng của những thay đổi trong những nhân tố chủ yếu của dự án đối với các chỉ tiêu tài chính được đánh giá. Các nhân tố chủ yếu thường là: mức sản lượng thực tế, giá cả sản phẩm, giá cả nguyên vật liệu chủ yếu.
* Phân tích khả năng thanh toán:
Khác với các phương pháp phân tích đề cập ở phần trên, chúng ta chỉ xem xét tới kết quả cuối cùng của dự án qua các năm do đó không tính tới các khoản thu chi có thể tác động tới sự cân bằng tiền mặt của dự án. Chính vì vậy việc phân tích khả năng thanh toán sẽ cung cấp cho Ngân hàng những thông tin hữu ich về tình trạng tiền mặt trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Phân tích dòng tiền mặt được thực hiện trong từng năm của dự án chính vì thế nó là cơ sở để Ngân hàng đánh giá nguồn bảo đảm thanh toán nợ đến hạn của dự án trong mỗi thời kỳ ( năm ). Để phân tích khả năng thanh toán chúng ta có bảng phân tích dòng tiền mặt bao gồm ba phần chính:
+ Dòng tiền mặt vào:
Doanh thu bán sản phẩm và dịch vụ của dự án là nguồn tạo tiền mặt lớn nhất. Tuy nhiên, không phải mọi hàng hoá doanh nghiệp bán ra trong kỳ đều thu được ngay bằng tiền mặt, do đó phải loại trừ khoản phải thu. Mặt khác, việc gia tăng doanh thu qua các năm cũng sẽ dẫn tới tăng hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất và bán hàng nên giá trị hàng tôn kho cũng tăng, đồng thời các khoản phải trả cũng có thể tăng ( do tăng thêm việc mua hàng hoá đảm bảo đầu vào cho sản xuất ) trong kỳ xem xét.
Chêng lệch của những khoản nói trên cùng các khoản mục jkhác trong tài snr có lưu động và tài sản nợ lưu động hình thành nên chỉ tiêu tài sản lưu động ròng, giá trị của chi tiêu này sẽ được khấu trừ vào doanh thu bán hàng. Trong nhiều trường hợp, để đơn giản hoá người ta không tính tới khoản chênh lệch trên.
+Dòng tiền ra:
- Toàn bộ các chi phí sản xuất, vận hàng,bảo dưỡng, không tính chi phí khấu hao.
- Khoản thanh toán nợ và lãi vay ngân hàng.
- Mua sắm tài sản cố định trong kỳ.
- Nộp thuế.
- Trả cổ tức...
+ Số dư tiền mặt:
Là hiệu số giữa dòng tiền mặt vào và dòng tiền mặt ra. Nếu số dự án đầu tư tiền mặt là dương thì ở trong tình trạng dự án đầu tư thừa tiền mặt, có khả năng thanh toán tốt. Ngược lại, nếu số dư tiền mặt là âm trong một năm nào đó thì ngân hàng sẽ cùng với doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch vay nợ dài hạn hoặc bổ xung các khoản tín dụng ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán của dự án.
Phân tích dòng tiền:
Các chỉ tiêu
20...
20...
20...
1. Dòng tiền mặt vào:
Doanh thu
Trừ tài sản lưu động ròng
( có thể không tính tới khoản mục này).
cộng :khấu hao
2. Dòng tiền mặt ra:
chi phí sản xuất.
Các loại chi phí bằng tiền mặt khác
Mua sắm tài sản cố định bằng tài sản cố định mới
Thanh toán nợ vay.
Nộp thuế.
Trả cổ tức.
- các kết luận cân rút ra:
* Dự án đã đưa đủ các yếu tố chi phí vào giá thành chưa?
*Sự hợp lý các định mức tiêu hao nguyên vật liệu?
* Tỷ lệ trích khấu hao đã hợp lý chưa?
* Các chi phí khác có điểm nào chưa phù hợp?
* Tỷ lệ đạt công suất qua các năm ?
* Doanh thu và khả năng thực tế đạt được?
Sau khi các số liệu trên bảng tính toán đã đượckiểm định là hợp lý, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một số chỉ tiêu tài chính quan trọng giúp lượng jhoá hiệu qủa tài chính của dự án, giúp cho các nhận định về dự án có tính chính xác và khoa học.
* Các phương pháp thẩm định tài chính;
Đối với bất kỳ loại dự án nào, việc thẩm định hiệu quả tài chính là một công việc không thể thiếu được. Việc thẩm định hiệu quả tài chính dự án xuất phát từ việc xem xét giá trị thời gian của tiền
+ Giá trị thời gian của tiền:
Giá trị thời gian của tiền được biểu hiện qua lãi suất. Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi thu được với vốn đầu tư ban đầu cho một đơn vị thời gian. Lãi suất có hai loại: lãi đơn và lãi kép.
+, khi tiền lãi chỉ được tính trên số vốn gốc ban đầu mà không tính thêm lãi tích luỹ được gọi là lãi đơn.
FV= V( 1+ nr)
Với V: số vốn ban đầu.
n: số thời gian tính lãi r: lãi suất trong một đơn vị thời gian .
FV: giá trị thu được sau n thời gian.
+, Lãi kép là phương pháp tính lãi trong đó tiền lãi của kỳ trước được gộp chung vào vốn đầu tư ban đầu để tính lãi cho kỳ tiếp theo.
FV= V( 1+r)n
Về mặt tài chính, trong các phương pháp tính toán các tiêu chuẩn thẩm định, người ta sử dụng phương pháp tính lãi kép.
Tiền có giá trị thời gian nên rõ ràng rằng một đồng tiền hôm nay sẽ có giá trị lớn hơn một đồng tiền ngày mai, tháng sau, năm sau... Vì vậy sẽ là sai lầm nếu chúng ta so sánh các khoản tiền ở các thời điểm khác nhau với nhau. Muốn so sánh các khoản tiền này, chúng ta phải đưa chúng về cùng một thời điểm( có thể là thời điểm hiện tại). Gía trị tính đổi về thời điểm hiện tại của một dòng tiền tương lai được gọi là giá trị hiện tại của dòng tiền đó.
Trong đó PV: giá trị hiện tại của FV
i: tỷ lệ chiết khấu hoặc tỷ lệ hiện tại hoá
Việc nắm vững ý nghĩa giá trị thời gian của tiền và áp dụng nó để tính giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai giúp nhà đầu tư thẩm định hiệu quả tài chính mà cụ thể là các tiêu chuẩn tài chính được dễ dàng và chính xác cho dù dự án đầu tư có thời gian hoạt động rất dài.
Các phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư:
+,Các phương pháp tính giá trị hiện tại ròng( NPV):
Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu.
NPV đo lường phần gía trị tăng thêm dự tính của dự án với mức độ rủi ro cụ thể của dự án. Phần giá trị tăng thêm này được biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối.
Trong đó
C1, C2,...., Cn: các dòng tiền ròng dự tính trong tương lai
Co: gía trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu.
I: tỷ lệ chiết khấu.
N: số năm hoạt động của dự án.
Xác định tỷ lệ chiết khấu của dự án đầu tư một cách chính xác là một việc làm không đơn giản. Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro của dự án.
Từ công thức trên ta thấy : khi tỷ lệ chiết khấu i tăng lên thì NPV của dự án đầu tư sẽ giảm xuống và ngược lại.
Khi áp dụng phương pháp tính giá trị hiện tại ròng để thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư thì tiêu chuẩn để lựa chọn dự án.
Làm cân bằng giá trị hiện tại của dòng tiền ròng kỳ vọng với giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu. Nói cách khác IRR , hiện nay với việc sử dụng máy tính có hàm tài chính đã cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, nếu không có máy tính hiện đại thì có một cách phổ biến là dùng phương pháp nội suy và cho ta kết qủa gần đúng của IRR.
Chọn lãi suất bất kỳ i1 <i2 và tính NPV1, NPV2 tương ứng với 2 lãi suất đã chọn.
Ta có:
để IRR chính xác ta nên chọn: d= i2-i1 nhỏ ( thường là nhỏ hơn 5%)
NPV1> 0 gần 0.
NPV2<0 gần 0.
- Tiêu chuẩn lựa chọn.
Qua phương pháp tính toán ở trên, ta thấy IRR là tỷ lệ nội hoàn từ khoản thu nhập của dự án, điều đó có nghĩa là nếu có tỷ lệ nội hoàn IRR bằng chi phí sử dụng vốn i thì các khoản thu nhập của dự án chỉ đủ trả phần vốn gốc đã đầu tư ban đầu. Do vậy nếu áp dụng phương pháp này để thẩm định dự án đầu tư thì tiêu chuẩn lựa chọn:
+ khi IRR<i: dự án đầu tư bị từ chối.
+ khi IRR=i: tuỳ theo yêu những cầu khác đối với dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc loại bỏ nó.
+ khi IRR>i: nếu dự án độclập thì tất cả các dự án đều được lựa chọn.
Nếu các dự án xung khắc thì dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được lựa chọn.
- Sử dụng tiêu chuẩn IRR có những ưu điểm:
+ IRR đo lường khả năng sinh lời theo tỷ lệ % ( tương đối), đây là đơn vị quen thuộc của các nhà đầu tư, nhìn vào tỷ lệ % có thể đánh gía ngay được tính hiệu quả của dự án.
+ IRR chỉ rõ mức lãi suất tối thiểu mà dự án có thể đạt đưọec, qua đó xác định được chi phí vốn i tối đa mà dự án có thể chịu được.
+ Phươngpháp này rất thích hợp với trường hợp vì lý do nào đó mà nhà đầu tư muốn tránh hoặc khó xác định lãi suất chiết khấu.
- Mặc dù vậy, phương pháp IRR còn có một số nhược điểm sau:
+ vì đo lường lợi nhuận tương đối nên IRR không cho biết giá trị tuyệt đối về lợi nhuận dự tính của các dự án và vì thế các nhà đầu tư cóthể bỏ qua những dự án có giá trị lợi nhuận cao nhưng tỷ lệ sinh lời thấp. Ngoài ra phương pháp này cũng khôngcó được những thông tin về mức độ sinh lời của một đồng vốn.
+ Chỉ cho biết tỷ lệ sinh lời dài hạn trung bình mà không chỉ ra được những biến động qua từng năm.
+ Trong nhiều trường hợp cho ta thấy giá trị IRR do dòng tiền đỗi dấu nhiều lần.(hình !)
+Căn cứ vào phương pháp IRR lựa chọn dự án nhưng thực tế lại cho lợi nhuận âm.(hình 2)
IRR
i
NPV
NPV
i
i
IRR
IRR
IRR
NPV
Hình 1
Hình 2
+ khi NPV<0: dự án bị từ chối vì nếu dự án này được thực thi thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
+ khi NPV= 0 : dự án hoà vốn( thu nhập chỉ vừa đủ bù đắp cho giá trị theo thời gian của tiền và rủi ro của dự án), doanh nghiệp sẽ dựa thêm vào những điều kiện khác để ra quyết định.
+ khi NPV >0:
Nếu là những dự án độc lập thì tất cả các dự án đều được chọn.
Nếu là những dự án loại trừ nhau thì dự án đầu tư được lựa chọn là dự án có NPV lớn nhất.
- Sử dụng phương pháp NPV có ưu điểm đó là NPV là một tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối, nó cho biết số tiền lãi dự tính thu được từ dự án. Theo phương pháp này có thể thấy ngay được những dự án đầu tư dự tính có thu được lợi nhuận hay không, đây là mục tiêu quan tâm của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên phươngpháp này vẫn tồn tại những nhược điểm:
+ Chỉ tiêu NPV phụ thuộc vào tỷlệ i được lựa chọn
+ Đối với các dự án có thời gian và quy mô vốn khác nhau thì tiêu chuẩn lợi nhuận tuyệt đối không phản ánh chính xác được mức độ tốt hơn của các dự án.
+ Theo phương pháp này, tỷ lệ chiết khấu được giữ nguyên trong suốt thời kỳ hoạt động của dự án sẽ không phản ánh hoàn toàn chính xác rủi ro của dự án. Ngoài ra khi để so sánh NPV của hai dự án thường sử dụng chung một tỷ lệ chiết khấu trong khi hai dự án khác nhau sẽ có độ rủi ro khác nhau.
+ NPV không cho thấy được giá trị lợi ích trên một đồng vốn đầu tư. Để khắc phục nhược điểm của phương pháp này người ta sử dụng phương pháp tính tiêu chuẩn tỷ lệ nội hoàn IRR.
* phương pháp tính tỷ lệ nội hoàn(IRR).
- Tiêu chuẩn tỷ lệ nội hoàn dùng để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án. Về kỹ thuật tính toán, tỷ lệ nội hoàn đóng vai trò như một tỷ suất chiết khấu( tỷ lệ hiện tại hoá).
IRRA
IRRB
NPVB
NPVA
NPV
Sử dụng hai phương pháp NPV và IRR để thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư thường đưa đến cùng một kết luận nhưng đôi khi cũng cho kết luận trái ngược nhau điều đó tuỳ thuộc vào luồng tiền tương lai và tỷ lệ chiết khấu, đặc biệt là trong trường hợp lựa chọn các dự án xung khắc.
Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa NPV và IRR thì việc lựa chọn dự án đầu tư theo tiêu chuẩn NPV cầnđược coi trọng hơn bởi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận dự án đầu tư. Mặt khác, phương pháphương pháp tính IRR không ưu việt bằng NPV vì nó khôngđề cập tới độ lớn, quy mô của dự án đầu tư và không giả định tỷ lệ tái đầu tư. Tiêu chuẩn IRR giả định tỷ lệ tái đầu tư vừa bằng IRR nhưng điều này rất khó xảy ra trong thực tế,trong khi phương pháp tính NPV thường sử dụng chi phí trung bình của vốn làm tỷ lệ tái đầu tư của dự án.
Tuy nhiên, trên thực tế, các cuộc khảo sát cchỉ ra rằng,các doanh nghiệp thích sử dụng phương pháp IRR hơn phương pháp NPV. Với thực tế này chúng ta có thể điều chỉnh phương pháp IRR để có được một phương pháp tốt hơn gọi là phương pháp tínhtỷ suất hoàn vốn nội bộ điều chỉnh MIRR.
Nếu ta giả định các dòng tiền xuất hiện năm trước được tái đầu tư theo chi phí trung bình của vốn đến thời điểm cuối cùng ta sẽ được giá trị tương lai của dự án. Tỷ suất hoàn vốn đến thời điểm cuối cùng ta sẽ được giá trị tương lai của dự án. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ điều chỉnh(MIRR) là tỷ lệ chiết khấu sao cho giá trị hiện tại của giá trị tương lai cân bằng với giá trị hiện taị của vốn đầu tư.
Ta có công thức sau để tính MIRR
* Phương pháp tính thời gian hoàn vốn(phương pháp)
- thời gian hoàn vốn là độ dài thời gian cần thiết để các dòng tiền ròng của dự án đủ bù đắphương pháp vốn đầu tư ban đầu.
Như vậy tiêu chuẩn này cho biết thời gian vốn đầu tư bị cố định ở dự án. Thời gian hoàn vốn càng thấp càng hấp dẫn nhà đầu tư.
Với các dự án độc lập, chọn dự án có t< tiêu chuẩn đề ra.
Với các dự án loại trừ nhau, chọn dự án có t ngắn nhất và t< t tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn này với các ưu điểm đơn giản, dễ hiểu, dễ ápdụng, giúp chọn ra dự án ít rủi ro nhất trong cá dự án loại trừ nhau bời các dòng tiền càng xa thời điểm hiện tại càng rủi ro hơn.
Thời gian hoàn vốn =
Số năm hoạt động ngay trước khi thu hồi đủ vốn đầu tư
+
Số tiền còn cần thu hồi
Dòng tiền ròng trong năm tiếp theo
+ Tiết kiệm được chi phí do không phải dự toán dòng tiền của cả chu kỳ hoạt động của dự án.
+ Trong điều kiện hạn chế về vốn đầu tư , chọn dự án có thời gian hoàn trả nhanh
nhất để góp phần làm tăng vòng quay của vốn và không bị bỏ qua các cơ hội đầu tư khác.
Tuy nhiên đây là tiêu chuẩn có tính khoa học thấp nhất với các nhược điểm:
+ không tính đến giá trị theo thời gian của tiền.
+ không đề cập đến các dòng tiền trong tương lai sau thời gian tiêu chuẩn. Do đó kỳ hoàn vốn ngắn chưa chắc là một sự hướng dẫn chính xác để lựa chọn dự án này hơn dự án khác đặc biệt là các dự án có thời gian sinh lợi chậm.
+ xếp hạng dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ đầu tư.
Để khắc phục nhược điểm không tính đến giá trị theo thời gian của tiền, một số doanh nghiệp sử dụng phương pháp thời gian hoàn trả chiết khấu theo đó các dòng tiền được chiết khấu về thời điểm hiện tại để ápdụng công thức.
Tuy nhiên do những đặc điểm thiếu tính khoa học của phương pháp nên khi thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tiêu chuẩn này thường mang tính chất tham khảo giúp đưa ra những nhận xét ban đầu về dự án đầu tư.
* Phương pháp tính chỉ số doanh lợi(PI).
- chỉ số doanh lợi (PI) được tính dựa vào mối quan hệ tỷ số giữa thu nhập ròng hiện tại so với vốn đầu tư ban đầu, PI cho biết khả năng sinh lợi của dự án trên một đồng vốn đầu tư.
PV: thu nhập ròng hiện tại PV= NPV+ P
P: vốn đầu tư ban đầu.
Từ công thức này cũng có thể tính theo đơn vị %.
Theo phương pháp này khi : ., PI>1(NPV>0): lựa chọn dự án.
., PI=1(NPV=0): ra quyết định phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
.,PI<1 (NPV<0): loại bỏ dự án.
phương pháp tính PI cho tiêu chuẩn có ưu điểm hơn tiêu chuẩn IRR. Nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận măc dù vẫn không thể thiếu được quy mô của lợi nhuậnu.
Sử dụng cả ba tiêu chuẩn NPV, IRR, PI với các ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp,về cơ bản cho kết quả không trái ngược nhau mà còn bổ xung tốt cho nhau trong quá trình thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
5. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư:
5.1. Các quan điểm thẩm định dự án đầu tư:
a, tổng quát:
Một dự án đầu tư có thể xem xét theo nhiều phương diện khác nhau và những điểm khác biệt giữa chúng có thể tóm tắt như sau:
* Phân tích tài chính: các dự án được đánh giá trên cơ sở giá cả tài chính như thực có trên thị trường.
* Phân tích kinh tế: các dự án được xem xét trên cơ sở sử dụng các giá cả đã được điều chỉnh trong điều kiện biến dạng của thị trường để chúng phản ánh chi phí tài nguyên hay lợi ích kinh tế thực sự với một quốc gia.
* Phân tích hiệu qủa xã hội: Phân tích ảnh hưởng của các sản phẩm do dự án tạo ra đến xã hội trên quan điểm của các chuẩn mực mà xã hội quy định ( đáng khen hay đáng chê, tích cực hay tiêu cực, văn minh hay không văn minh...).
Việc đánh giá dự án theo các quan điểm khác nhau là rất quan trọng bởi vì không thể có sự đồng nhất về lợi ích và chi phí giữa các quan điểm đối với một dự án. Vì vậy , phân tích, đánh giá dự án từ nhiều quan điểm khác nhau cho phép nhìn nhận một cách toàn diện và có được quyết định đúng đắn trong việc tham gia thực hiện dự án.
b, Các quan điểm phân tích dự án:
+ Đối với phân tích tài chính dự án:
- theo quan điểm tổng vốn( còn gọi là quan điểm ngân hàng): theo quan điểm này, phân tích tài chính nhằm đánh giá hiệu quả chung của dự án để thấy được mức độ an toàn của số vốn mà dự án có nhu cầu.
Quan điểm này quan tâm trước tiên đến các dự án có nhu cầu thu hút nguồn tài chính và có khả năng tạo ra các lợi ích tài chính. Theo đó, mọi nguồn tài chính đưa vào dự án tạo ra tổng vốn đầu tư của dự án là nền tảng để có được khả năng sinh lợi của dự án.
- Theo quan điểm chủ đầu tư: chủ đầu tư xem xét mức gia tăng thu nhập ròng của dự án so với lợi ích tài chính mà họ có thể nhân được trong trường hợ không có dự án. Vì vậy họ xem xét những gì họ bỏ ra trong quá trình thực hiện dự án (ví dụ như trả lãi vay, thuế). Như vậy , khác với quan điểm ngân hàng, chủ đầu tư quan tâm tới lợi ích ròng của dự án trong quan hệ với các nguồn lực họ phải bỏ ra trong khi thực hiện dự án.
- Đối với cơ quan quản lý ngân sách: đối với cơ quan quản lý ngân sách người ta quan tâm tới các khoản mà ngân sách phải chi dưới dạng trợ cấp hay trợ giá cũng như các nguồn thu từ dự án về phí hay thuế trực tiếp hay gián tiếp có thể thu được từ dự án.
+ Đối với phân tích kinh tế:
Phân tích kinh tế là công cụ đánh giá dự án từ quan điểm quốc gia. Khi sử dụng phân tích kinh tế để tính toán mức sinh lợi cũng như chi phí phải sử dụng giá cả kinh tế và thực hiện các điều chỉnh khác như đã nói ở trên.
+ Đối với phân tích xã hội:
Phân tích xã hội chủ yếu là việc xem xét phân phối lợi ích theo tất cả các đối tượng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp có quan hệ với dự án về mặt lợi ích. Phân tích , phân phối thu nhập được xây dựng trên cơ sở lợi ích tài chính hay lợi ích kinh tế từ dự án. Tuỳ theo kết quả phân phối lợi ích này cho các đối tượng ( nhà nước , chủ đầu tư, các đối tượng hưởng thụ lợi ích...) như thế nào để lựa chọn quyết định tham gia hoặc thực hiện của mỗi nhóm.
Từ những kết quả phân tích trên đây thấy rằng, một dự án có thể là khả thi nếu xét từ quan điểm này nhưng là không khả thi nếu xét trên quan điểm kia.
5.2. Phương pháp thẩm định dự án:
Để hoàn thành nhiệm vụ thẩm định về mặt chuyên môn như đã nói trên(đảm bảo không đầu tư dự án tồi và không bỏ sót các dự án tốt). Công tác thẩm định phải thực hiện hai nhiệm vụ cụ thể:
-Xem xét , kiểm tra: nhằm xác định tính đúng đắn của dự án so với các quy định phápluật , các chuẩn mực kinh tế, kỹ thuật.
- Đánh giá : nhằm xác định mức độ khả thi của dự án đến mức nào để xếp thứ bậc, lựa chọn.
Thực hiện các nhiệm vụ nói trên, trong thẩm định dự án cần có các phương pháp thích hợp.
a, phương pháp chung:
Phương pháp chung để thẩm định dự án là so sánh, đối chiếu nội dungg dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi phápluật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ ( quốc tế , trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế.
Đối chiếu các nội dung thẩm định nêu trên có một số nội dung được thẩm định bằng các so sánh đối chiếu với luật phápchính sách ( những vấn đề thuộc về pháplý, nghĩa vụ tài chính, đền bù giải toả mặt bằng...), một số nội dung phải so sánh với các tiêu chuẩn quy phạm( sử dụng đất đai, công nghệ thiết bị, môi trường), một số nội dung phải so sánh , đối chiếu với các điều kiện thông lệ hoặc thực tế đã thực hiện( các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính, hiệu quả đầu tư)
b, phương pháp cụ thể :
Đối với mỗi nội dung có các phương pháp cụ thể thích hợp. Ngoại trừ các nội dung có quy định pháphương pháp luật , còn các nội dung khác để có những phương pháp cụ thể khi lập cũng như khi thẩm định, đánh giá dự án, trrong đó có các dạng phương pháp sau:
- Phân tích so sánh, lựa chọn các phương án tối ưu hoặc hợp lý ( chọn vị trí xây dựng, chọn công nghệ, chọn thiết bị, chọn giải phápkỹ thuật và tổ xây dựng...).
- Phân tích đánh giá độ tin cậy , mức khả thi của các giải pháphay của dự án nói chung( các phương pháp tính toán và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, phân tích rủi ro...)
- Thống kê kinh nghiệm kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháplựa chọn ( mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên, nhiên liệu hay chi phí sản xuất nói chung).
5.3. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong phân tích thẩm định dự án:
Để thẩm định dự án vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần thiết phải giải quyết 2 vấn đề là: định lượng và xác định tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu đó.
Khâu yếu trong công tác thẩm định hiện nay chính là hai vấn đề trên, thể hiện ở một số điểm sau:
- không thống nhất về nội dung phương pháp đo lường một số chỉ tiêu( chỉ tiêu sử dụng đất ở các khu công nghiệp, tính toán yếu tố lạm phát trong các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉ tiêu đánh giá kinh tế, chỉ tiêu đánh giá về các yếu tố xã hội...
- Thiếu các chỉ tiêu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn áp dụng cho tưng loại dự án (đặc biệt là các chỉ tiêu phân tích tài chính)
-Thiếu các thông tin về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có tính chất kinh nghiệm và thực tế( trong và ngoài nước), đặc biệt là các thông tin về công nghệ , thiết bị , giá cả các loại vật tư thiết bị, các tỷ lệ chi phí tư vấn, chuyển giao công nghệ...
Đây là những điểm cần phải được đặc biệt chú trọng đối với các cơ quan quản lý đầu tư tổng hợp( như các Bộ kế hoạch & đầu tư, tài chính , thương mại , khoa học công nghệ và môi trường) và của từng địa phương. Để có cơ sở đánh giá dự án thì việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn hay chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết , trước hết là các chỉ tiêu về tài chính và tiêu chuần đánh giá hiệu quả dự án như: suất chiết khấu áp dụng cho từng loại dự án, thời hạn hoàn vốn tiêu chuẩn , hệ số đảm bảo trả nợ, suất đầu tư hay suất chi phí cho các loại công trình, hạng mục công trình...
6. Quy trình thẩm định dự án đầu tư:
Quy trình thẩm định là trình tự thực hiện các công việc thẩm định để ra quyết định hoặc cấp giáy phép đầu tư. Dưới dạng chung có các bước sau:
* tiếp nhận hồ sơ: Đăng ký , lập kế hoạch thẩm định, tổ chức thẩm định.
* thực hiện công việc thẩm định: nghiên cứu , xem xét đánh gía dự án theo yêu cầu và nội dung nói trên, lập báo cáo thẩm đinh.
* trình duyệt văn bản xử lý: trình cấp có thẩm quyền để quyết định các vấn đề cần xử lý: bổ xung hồ sơ, trình thủ tướng Chính phủ ( nhóm dự án quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư( nhóm B,C).
dưới dạng chung quá trình thẩm định gồm các bước nêu trong sơ đồ sau:
Tiếp nhận hồ sơ.
Lập báo cáo thẩm định , văn bản xử lý
Trình duyệt văn bản xử lý
Thực hiện công việc thẩm định
Chương II: thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.
I.Vài nét về hoạt động tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.
1.Quá trình hình thành và phát triển của sở kế hoạch và đầu tư hà tây.
1.1 Thời kỳ 1955- 1960
Đây là thời kỳ Hà Đông và Sơn Tây là hai tỉnh riêng rẽ. Cơ quan kế hoạch của hai tỉnh tiến hành ngay việc xây dựng kế hoạch 2 năm (1956- 1957) nhằm khôi phục kinh tế của tỉnh. Sau chiến tranh và kế hoạch 3 năm ( 1958- 1960 ) nhằm cải tạo và phát triển kinh tế. Các kế hoạch trên đã góp phần thực hiện cuộc Cách Mạng dân chủ ở miền Bắc, bảo đảm quyền làm chủ của người lao động.
Sau kế hoạch 3 năm, 75% số hộ nông dân của 2 tỉnh đã vào hợp tác xã. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được phục hồi. Giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tăng lên nhiều lần so với thời kỳ chiến tranh chống Pháp. Sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục của 2 tỉnh đều có bước phát triển rõ rệt. Số trường lớp và số người đi học tăng lên, phong trào xoá mù chữ phát triển, đời sống nhân dân và cán bộ công nhân tăng lên đáng kể so với trước.
1.2.Thời kỳ 1961- 1965
Cùng với TW,kế hoạch 5 năm ( 1961- 1965 ) của 2 tỉnh trong giai đoạn này là tập trung thực hiện Công Nghiệp Hoá. Một số cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của 2 tỉnh đã được xây dựng, đặc biệt là công trình Thuỷ Lợi.
Năm 1965, vốn đầu tư cho Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi chiếm 52,5%, cho công nghiệp 31%, cho giao thông 22% trong tổng vốn đầu tư.
Quan hệ sxxhcn được xác lập. Kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã đã chiếm địa vị chủ đạo trong nền kinh tế của 2 tỉnh. số hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp chiếm 91%, có 44 xí nghiệp quốc doanh đã ra đời chiếm 30% giá trị sản xuất công nghiệp địa phương, mậu dịch quốc doanh và HTX mua bán đã chiếm 71% giá trị hàng hoá bán lẻ trên thị trường. Trên 500 trường học đã được xây dựng. Những kết quả trên của 2 tỉnh đã góp phần với TW tạo nên hậu phương vững chắc cho cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam sau này.
Nhìn chung: trong 10 năm ( 1955- 1965 ) cơ chế kế hoạch hoá vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lấy các chỉ tiêu pháp lệnh để điều hành nền kinh tế.
1.3. Thời kỳ 1966- 1975
Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sát nhập thành tỉnh Hà Tây. Công tác kế hoạch từ 1965 đến 1975 là kế hoạch trong thời chiến, vừa đảm bảo sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu.
Kế hoạch tập trung cho việc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, nhất là đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng pháo đài bay B52 của Mỹ ở miền Bắc. Mặt khác, kế hoạch cũng chuẩn bị cho việc góp phần với TW giải phóng hoàn toàn miền Nam, kế hoạch tuyển quân của tỉnh được vạch ra hàng tháng, hàng quý.
Với kế hoạch đó, một số kết quả đạt được là: sản lượng lương thực năm 1975 đã đạt 47,4 vạn tấn, tăng 22,4% so với năm 1965. Nhiều cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp đã được xây dựng. Về công nghiệp, tập trung vào việc xây dựng các xí nghiệp: ươm tơ, đường, gạch, xi măng, k25, cơ khí máy bơm. Về giáo dục: có trên 650 trường học đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, trong đó có 19 trường cấp 3, gần 40 vạn con em được đi học.
Trong 10 năm 1966- 1975: cơ chế kế hoạch vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung, dùng các chỉ tiêu pháp lệnh để điều hành. Cơ chế kế hoạch này tuy áp đặt, mệnh lệnh song phù hợp với tình hình thời chiến.
1.4.Thời kỳ 1976- 1980
1.4.1. Kế hoạch 1976-1980
Tháng 4 năm 1976 tỉnh Hà Sơn Bình được thành lập. Kế hoạch 1976- 1980 là kế hoạch 5 năm đầu tiên sau khi nước nhà thống nhất, nhưng do tình hình biên giới phía Bắc và Tây Nam tổ quốc vẫn diễn ra phức tạp vì vậy kế hoạch 5 năm này vẫn chứa đựng yếu tố thời chiến.
Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm này là tập trung xây dựng một số cơ sở vật chất quan trọng,nhằm hình thành cơ cấu kinh tế công nông- lâm nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân. Các giải pháp đề ra, đều nhằm khai thác thế mạnh và hỗ trợ cho nhau giữa 2 vùng đồng bằng và miền núi.
Kế hoạch đề ra mới thực hiện được 1 năm, đến quý 2 năm 1978, năm huyện và một thị xã phía bắc của tỉnh lại chuyển về Hà Nội nên đã làm đảo lộn các cân đối kế hoạch, nên kế hoạch 1976-1980 của tỉnh Hà Sơn Bình còn lại rất thấp.
Trong 5 năm. bình quân mỗi năm giảm 2,4% về tổng sản phẩm xã hội , 4,8% về thu nhập quốc dân, 5% về năng suất lao động, 4,5% về lương thức bình quân đầu người.
1.4.2. Kế hoạch 1981- 1985
Nghị quyết 25 cp trong công nghiệp và chỉ thị 100 trong nông nghiệp đã ra đời trong thời kỳ này. Người nông dân đã được tự chủ trong sản xuất, trong khai thác đất đai và được tư hữu về công cụ lao động. Các xí nghiệp được tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Việc phân phối thu nhập quốc dân đã hài hoà theo 3 lợi ích: Nhà nước- Tập thể- Người lao động.
Kế hoạch 1981- 1985 đạt được một số kết quả khả quan. Bình quân hàng năm tăng 6,9% tổng sản phẩm xã hội, 1,4% giá trị sản lượng công nghiệp, 4,4% về lương thực bình quân đầu người. Ba mươi công trình xây dựng cơ bản đã được xây dựng mới và mở rộng, 75% số vốn xây dựng cơ bản đã được đầu tư cho khu vực sản xuất vật chất. Nhiều cơ sở khoa học, cơ sở phúc lợi công cộng đã được xây dựng.
1.5. Thời kỳ 1986-1990
Mở đầu thời kỳ là kế hoạch 5 năm 1986- 1990. Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm này là: ổn định sản xuất, bước đầu cải thiện đời sống nhân dân, nhất là nhân dân miền núi sâu, xa, kế hoạch tập trung vào 3 chương trình kinh tế lớn: chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Trong thời kỳ này, nổi bật là Quyết Định 217 của Hội Đồng Bộ Trưởng về giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp, Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị về khoán sản phẩm cuối cùng đến tay người lao động và xác định nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã thúc đẩy nền kinh tế, nhất là nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển.
Kết quả đạt được, năm 1990 sản lượng lương thực đã đạt sấp xỉ 55 vạn tấn, giá trị công nghiệp đ._.g trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế- xã hội cao, sớm có tích lũy từ nội bộ kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm biến đổi một bước rõ rệt về cơ cấu kinh tế vào năm 2000 và căn bản hình thành cơ cấukinh tế mới vào năm 2010 theo hướng : du lịch- công nghiệp- nông nghiệp.
Biểu hiện của quan điểm này là:
Đâù tư phát triển kinh tế du lịch và cơ sở hạ tầng ở các cụm du lịch, phấn đấu năm 2000 kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và năm 2010 du lịch là ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh.
Lựa chọn quy mô vừa và nhỏ chủ yếu để phù hợp với điều kiện tài nguyên, điều kiện vốn , phù hợp vớichính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế và nhu cầu sớm cân bằng được ngân sách và có tích luỹ, song thiết bị, công nghệ phải hiện đại.
Nền kinh tế phát triển hướng về xuất khẩu, trước hết là xuất khẩu tại chỗ ( qua khách du lịch trong tỉnh và Hà Nội) và xuất khẩu ra nước ngoài kết hợp phát triển thay thế nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm có nhu cầu nhập khẩu lớnvà thị trường trong nước có yêu cầu tiêu dùng lâu dài, đồng thời gắn với kinh tế khu tam giác Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long và đồng bằng sông Hồng.
Phát triển kinh tế phải lấy hiệu quảa kinh tế- xã hội và môi trường sinh thái làm thước đo. Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, phát triển môi trường và cân bằng sinh thái, đặc biệt đối với một tỉnh lấy kinh tế du lịch làm ngành kinh tế chủ yếu vào năm 2001.
Phải nắm lấy thời cơ và tranh thủ thời cơ, nhằm biến đổi một bước quan trọng cục diện kinh tế – xã hội , trước hết là dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, tạo ra thế và lực mới phát triển trong thời kỳ 2001-2010.
2.Mục tiêu tổng quát:
phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
Thông qua việc bố trí các tổ chức kinh tế trên lãnh thổ ( công nghiệp, du lịch, dịch vụ) và yêu cầu giao lưu hàng hoá xây dựng được một hệ thống đô thị vào năm 2000 và sau đó tiếp tục nâng cấp và phát triển, kết hợp xây dựng nông thôn mới theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước “ làng nghề hoá” bằng phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Xây dựng được một bước cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và xã hội , trước hết là tập trung vào điện, giao thông vận tải, thủy lợi và đê điều, thông tin liên lạc , bệnh viện, trường học đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, trước mắt đến năm 2000 ưu tiên thực hiện ở các hướng phát triển du lịch, công nhgiệp , vùng nông nghiệp thâm canh, chuyên canh có làng nghề ,tiểu thủ công nghiệp.
2.1.Về kinh tế:
-Năm 2000: GDP bìnhquân đầu người ( USD/ người) của cả nước là: 434 USD/ người trong khi đó ở Hà Tây là: 360 USD/ người. Đến năm 2010, mục tiêu của cả nước: 972 USD/ người và ở Hà Tây là: 1000 USD/ người. Với tốc độ tăng 2001-2010 của cả nước là: 8,39 % của Hà Tây là: 10, 7%.
Với hướng chuyển dịch cơ cấu : đơn vị %
Ngành kinh tế
2001- 2010
Cơ cấu
Tốc độ tăng bình quân
Nông nghiệp
Công nghiệp
Xây dựng
Du lịch, dịch vụ
+ du lịch
20
23
7
50
35
5
13,6
6
17,8
22
Cân bằng ngân sách và xuất khẩu: với mục tiêu GDP bình quân/ đầu người và hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên năm 2000 thực hiện được cân bằng ngân sách ( với mức dự kiến huy động ngân sách 18%, tăng chi hàng năm 30-40% ) và xuất khẩu 140 triệu USD , trong đó xuất ra nước ngoài khoảng 40 triệu USD và qua du lịch tại chỗ và phục vụ khách du lịch tại thị trường Hà Nội khoảng 100 triệu USD.
Ngoài ra cònđưa ra một số định hướng phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh tế du lịch, phát triển kinh tế lãnh thổ và đô thị hoá, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, giao thông.
2.2. Về phát triển xã hội:
*.Với mục tiêu chính:
- Trên cơ sở phát triển kinh tế, tăng nhanh GDP bìnhquân đầu người, mà nâng cao một bước đời sống nhân dân. Trong xã hội khôngcó người đói, số người nghèo đến năm 2000 cơ bản được giải quyết .
- Thực hiện phổ cập giáo dục cấp II năm 2000 và phát triển giáo dục cấp III, mở rộng giáo dục dạy nghề cho thanh niên.
Xoá bỏ cơ bản tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, thực hiện chế độ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giảm tỷ lệ tăng dân số mỗi năm 0,1%, xây dựng nếp sống văn hoá.
- Phát triển xã hội gắn liền với đảm bảo an ninh chínhtrị, trật tựan toàn xã hội, phát triển môi trường sinh thái.
Định hướng :
Về đời sống: đến năm 2000, phát triển nhanh vật liệu xây dựng, hàng hoá tiêu dùng cung cấp đủ cho nhân dân, cải thiện điều kiện sống. Phát triển kinh tế VAC và kinh tế hộ.
- Về giáo dục: đến năm 2000, phổ cập giáodục cấp II. Phát triển hình thức giáo dục dạy nghề... Nâng cao chất lượng giảng dạy các cấp học phổ thông.
đầu tư xây dựng đủ phòng học cho phổ thông cấp I, xây dựng kiên cố các trường phổ thông cấp II, III theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Chăm lo đến đời sống của đội ngũ giáo viên.
Y tế: củng cố nâng cấp hệ thống khám và chữa bệnh, đặc biệt là tiyến xã, huyện , coi trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, thực hiện 2010 mỗi xã có một bác sĩ.
Về văn hoá, thể dục thể thao:
Bảo vệ và nâng cao văn hoá dân tộc, dân gian coi đây là một mặt để thu hút khách du lich. Ngoài ra, phát triển phong trào thể dục quần chúng, bồi dưỡng tiềm lực thể thao, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác văn hoá- thể dục thể dục.
II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư:
1.Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư:
Công tác thẩm định dự án đầu tư lựa chọn những dự án tốt, loại bỏ những dự án không hiệu quả . Những dự án tốt được đầu tư sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, loại bỏ được những dự án không hiệu quả sẽ hạn chế việc đầu tư không hiệu quả của vốn ngân sách. Từ đó vốn ngân sách được sử dụng hiệu quả nhất và đạt được những mục tiêu đề ra đối với những dự án đó. Bởi vậy công tác thẩm định dự án đầu tư có một số định hướng như sau:
+ Quy trình thẩm định phải diễn ra một cách chặt chẽ hơn. Trong quá trình thẩm định, phải thẩm định kỹ từng nội dung, ngoài ra tiỳ thuộc vào từng loại dự án mà có thể coi trọng thẩm định kỹ hơn ở một nội dung nào đó.
+ Trong quá trình thẩm định, cần phải phối hợp một cách chặt chẽ hơn với các Sở, các cơ quan ban ngành có liên quan để việc đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác.
+ Khi có kế hoạch đầu tư, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây yêu cầu chủ đầu tư lập Báo cáo khả thi với những quy định đúng thời hạn và nội dung nêu trong Báo cáo khả thi được giải trình một cách cụ thể hơn. Bởi hiện nay, có một số trường hợp, chủ đầu tư lập Báo cáo khả thi không đủ tiêu chuẩn gây khó khăn trong việc thẩm định dự án đầu tư.
+ Khi thẩm định các tiêu chuẩn của dự án, thẩm định hiệu quả dự án được coi trọng hơn. Tiỳ từng loại dự án: dự án đầu tư công cộng, dự án đầu tư sản xuất mà việc thẩm định được coi trọng ở mảng kinh tế hay xã hội. Một dự án được đưa ra khôngchỉ có hiệu quả về mặt kinh tế mà phải có hiệu quả về mặt xã hội. Hai mặt nàyluôn đi liền với nhau và hôngthể tách rời chúng được.
+ Tiến hành thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo về mặt thời gian. Tránh tình trạng kéo dài thời gian thẩm định làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, hiệu quả của dự án.
+ Do việc thẩm định dự án đầu tư đòi hỏi trình độ tổng hợp của cán bộ thẩm đinh. Do đó trong thời gian tới cần bồi dưỡng, nâng cao các kiến thức chuyên môn cho cán bộ thẩmđịnh để việc thẩm định đạt hiệu quả cao hơn.
+ Ngoài ra, cần trang bị thêm một số phương tiện thông tin để giúp cho qúa trình thẩm định được hoàn thành đúng thời hạn.
+ Hiện nay, việc thẩm định dự án đầu tư chủ yếu là việc thẩm định các phương diện trước khi tiến hành đầu tư. Còn việc thẩmđịnh trong hay sau quá trình đầu tư chưa được xem xét. Bởi vậy, đôi khi một số dự án bị đình chỉ việc thi công do thiếu vốn. Bởi vậy trong thời gian tới, cần sớm đưa việc thẩm định dự án đầu tư trong và sau quá trìnhđầu tư vào côngviệc thẩm định dự án đầu tư của Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.
+ Hoạt động thẩm định dự án đầu tư phải phát huy vai trò tham mưu có hiệu cho UBND tỉnh trong việc ra quyết định hay phê duyệt đầu tư.
2.Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư:
Bằng việc đánh gía công tác thẩm định dự án đầu tư thực tiễn tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây , những kết quả mà Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây đạt được là điều rất đáng chú ý và phát huy. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại một số hạn chế ,khó khăn, vướng mắc. Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây và đặc biệt là phòng XDCB- thẩm định đang cố gắng giảm thiểu những hạn chế và cố gắng từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong qúa trình thẩm định dự án đầu tư.
Sau một thời gian tìm hiểu về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây và xem xét những kết quả đạt được,những khó khăn vướng mắc hiện nay để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp:
2.1Giải pháp về nội dung thẩm định:
Nội dung thẩm định là nội dung được quy định bởi một số cơ quan chức năng. Hầu hết các Báo cáo khả thi của các dự án đều nêu lên những nộidung như nhau. Dựa vào những nội dung đã được nêu trong Báo cáo khả thi mà cán bộ thẩm định sẽ thẩm định lần lượt.
Nội dung thẩm định thì có nhiều, song cần tập trung vào việc trả lời hai câu hỏi đặt ra: dự án đó có hiệu quả hay không? Và có quyết định đầu tư hay quyết định cho vay đối với dự án đó hay không? Toàn bộ công việc của cán bộ thẩm định nói chung là giải quyết hai câu hỏi quan trọng được đưa ra ở trên.
Đối với hiệu quả của dự án, mỗi một dự án có thể nghiêng về xem xét: hiệu quả về mặt tài chính hay hiệu quả về mặt xã hội của dự án. Nhưng trên thực tế việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây hầu như chỉ xem xét dự án nghiêng về hiệu quả xã hội hơn và không coi trọng hiệu quả tài chính của dự án. Bởi vậy cần phải phân biệt ra hai loại dự án và tiỳ theo từng dự án để xem xét hiệu quả dự án một cách phù hợp hơn.
+ Đối với những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách : chủ yếu đây là những dự án đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh. Đây là những dự án mang tính chất đầu tư công cộng: dự án giao thông, dự án xây dựng trường học , bệnh viện...Với những dự án loại này, cán bộ thẩm định nên đi sâu vào xem xét hiệu quả về xã hội của dự án.
+ Đối với dự án sử dụng vốn vay của nhà nước: ở đây nhà nước được coi như là một tổ chức để cho vay đối với những doanh nghiệp. ĐIều mà nhà nước quan tâm cũng giống như các tổ chức tín dụng cho vay kkhác là: bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình. Song trên thực tế , những dự án vay vốn của nhà nước lànhững dự án nằm trong quy hoạch, kế hoạch của tỉnh. Đôi khi việc cho vay đối vớicác doanh nghiệp như vậy chỉ mang tính chất hỗ trợ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất. Song nhìn chung , khi thẩm định những dự án vay, cán bộ thẩm định nên đi sâu vào xem xét hiệu qủa về mặt tài chính của dự án nhưng không được bỏ qua hiệu quả xã hội của dự án.
Tóm lại , dù là loại dự án nào thì dự án đó vẫn phải sử dụng vốn của nhà nước. Mục đích khi đầu tư vào dự án đó là khi dự án đi vào hoạt động có thể giải quyết được những vấn đề mà tỉnh đặt ra với mỗi dự án và mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Bởi vậy trong quá trình thẩm định nên chú ý đến hiệu quả của dự án là điều cần thiết.
Mục tiêu cuối cùng của việc thẩm định dự án đầu tư là việc đưa ra quyết định có đầu tư hay không ? Việc quyết định đầu tư làviệc bỏ vốn vào dự án , từ đó sẽ ảnh hưởng đến một số vấn đề của tỉnh.
Việc quyết định đầu tư hay cho vay đối với dự án thực chất là cơ quan có thẩm quyền quyết định chính thức là UBND tỉnh , Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây chỉ có vai trò tham mưu nhưng khi dự án được thẩm định tại Sở thì UBND tỉnh phê duyệt dự án trên cơ sở thẩm định dự án của Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.
Do đó khi cân bằng được hai nội dung trên thì sẽ đảm bảo đạt được mục tiêu mà tỉnh đề ra.
2.2 Giải pháp về quy trình thẩm định :
Xây dựng quy trình thẩm định một cách chặt chẽ từ việc thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, lưu trữ thông tin. Để đạt được mục tiêu đó , giữa cán bộ thẩm định phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau và có sự tham gia ý kiến của các Sở, các cơ quan ban ngành có liên quan. Trong việc thu thập và phân tích thông tin, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây cần đến sự tham gia ý kiến của một số Sở , cơ quan ban ngành:Sở tài chính, Sở công nghiệp, Sở khoa học công nghệ và môi trường, ban quản lý dự án bởi vì những thông tin được thu thập và phân tích khi có sự tham gia của cơ quan ban ngành trên sẽ là những thông tin chính xác và cần thiết cho quá trình thẩm định. Trong việc sử lý và lưu trữ thông tin cần có sự phối hợp giữa các cán bộ trong phòng và đồng thời cần sự giúp đỡ của các phòng khác có liên quan đến từng dự án cụ thể tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.
2.3.Giải pháp về con người:
Con người là trung tâm của mọi hoạt động. Con người vừa là chủ thể tổ chức và vừa là chủ thể thực hiện. Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển, một số công việc được thay thế bởi một số trang thiết bị hiện đại nhưng nếu thiếu con người thì mọi hoạt động không thể thực hiện được.
Trong công tác thẩm định dự án đầu tư cũng vậy, cán bộ thẩm định đóng vai trò quan trọng. Mọi quyết định đúng hay sai trong việc ra quyết định đầu tư của UBND tỉnh phụ thuộc khá nhiều vào đội ngũ cán bộ thẩm tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây . Mà trong qúa trình thẩm định dự án đầu tư dự án đầu tư, trìnhđộ của cán bộ thẩm định có những ảnh hưởng rất lớn.
Để thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh , Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây cần xây dựng một đội ngũ cán bộ thẩm định có chất lượng theo những yêu cầu sau:
+ Về trình độ chuyên môn: cán bộ thẩm định là những người có trình độ đại học trở lên, có kiến thức tổng hợp để đáp ứng yêu cầu thẩm định dự án đầu tư. bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần phải có một số kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường , về tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phải nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và có khả năng nắm bắt, thu thập và sử lý nhanh những thông tin khi chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan chuyển đến.
+ Về đạo đức nghề nghiệp: cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với công việc, có tínhkỷ luật cao, nhiệt tình trong công việc,khách quan trong công tác thẩm định, có ý thức tự rèn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho mình để xứng đáng là những người thực hiện chức năng tham mưu cho UBND tỉnh.
Muốn có mộtđộingũ nòng cốt, muốn hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngay từ nhân tố con người, trong thời gian tới, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây cần tiếp tục kiện toàn đội ngũ này theo các hướng sau:
Tập huấn 100% cán bộ thẩm định về một số văn bản mới do chính phủ và Bộ kế hoạch đưa ra nhằm tránh việc hiểu sai lệch về những nội dung được đưa ra bởi vì công việc thẩm định tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây được thực hiện dựa chủ yếu vào các văn bản, nghị định, thông tư.
- Cần nhanh chóng tiến hành tiyển chọn và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định bởi công việc thẩm định trải qua nhiều bước do đó cần phải có một số lượng cán bộ đủ để có thể tiến hành thẩm định bảo đảm đúng tiến độ. Trong khi đó số lượng cán bộ thẩm định tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây còn mỏng nên đôi khi còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định.
- Chủ động thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn và những kiến thức hỗ trợ cho hoạt động của ngành để giúp cho cán bộ thẩm định nắm bắt được các kiến thức mới phù hợp với tình hình thực tế và giải quyết tốt các yêu cầu cuả tỉnh đưa ra.
- Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây nên có những chính sách thu hút và ưu đãi những chuyên gia giỏi để thực hiện tốt hơn công tác thẩm định dự án đầu tư.
- Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây phải có một số chính sách ưu đãi , khen thưởng đối với các cán bộ thẩm định trong việc làm việc có trách nhiệm , hiệu quả công việc cao.
- Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây cần có những biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ và khuyến khich cán bộ thẩm định nâng cao trình độ bằng cách đi học thêm và tự trau dồi
- Bên cạnh đó cần cử một số cán bộ thẩm định học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn do Bộ kế hoạch và đầu tư mở để nắm bắt kịp thời và áp dụng tốt khi có những thay đổi trong công tác thẩm định dự án đầu tư ( thay đổi do phát hành thêm một số văn bản mới)
Tóm lại, trình độ của cán bộ thẩm định đóng vai trò quan trọng trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Do đó, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây cần phải chú trọng và quan tâm hơn nữa đến vấn đề con người để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
2.4.Giải pháp về thu thập và sử lý thông tin:
Thông tin chính là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hành các bước phân tích, đánh giá thẩm định dự án đầu tư.Để kết quả thẩm định dự án đầu tư chính xác thì đòi hỏi những thông tin mà Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây có được là những thông tin chính xác.
Như trên đã nêu, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây là cơ quan tổng hợp và đánh giá các thông tin về dự án đầu tư được gửi đến từ các cơ quan liên quan. Với một số khó khăn nêu ở trên, do việcthu thập thôngtin từ nhiều nơi, nhiều chiều nên dẫn đến một số vướng mắc trong việc thu thập và đánh giá thông tin. Trong những trường hợp này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có khả năng tổng hợp thông tin tốt và đồng thời đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm về thực tiễn.
- Đối với những thông tin do chủ đầu tư đưa ra: đôi khi những thông tin mà chủ đầu tư đưa ra là không chính xác. Trong một số trường hợp, cán bộ thẩm định cần đến hiện trường để xem xét thực tế
Đối với nội dung cần thẩm định về địa điểm thực hiện dự án, thông tin mà cán bộ thẩm định có thể có được là chủ đầu tư. Bởi vậy để thẩm định về nội dung đó cán bộ thẩm định cần phải đến hiện trường để xem xét đồng thời khi có một số khúc mắc gặp trực tiếp chủ đầu tư để yêu cầu chủ đầu tư giải trình về những vấn đề chưa được nêu rõ. Trên thực tế, những côngviệc nêu ở trên tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây cũng đã được nói tới và trong một số trường hợp đã tiến hành. Nhưng việc thực hiện còn mang tính chất qua loa, đại khái nên trong thời gian tới Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây cần chú trọnghơn nữa về vấn đề kiểm soát thông tin do chủ đầu tư đưa ra
- Đối với những thông tin do các cơ quan liên quan gửi đến: những thông tin này nhằm giải trình những thắc mắc trong quá trình thẩm định. Dựa vào những thông tin này, cán bộ thẩm định sẽ đưa ra quyết định tham mưu cho UBND tỉnh. Bởi vậy những thông tin này đòi hỏi phải chính xác. Nhưng đôi khi có thể do nhiều khâu mà thông tin gửi đến Sở còn một số sai sót và không đảm bảo về mặt thời gian. Có thể do một số nguyên nhân: nội dung cần được giải trình qúa nhiều và đôi khi nội dung đó khôngchính xác. Nội dung qúa chi tiết đòi hỏi cần nhiều thời gian để xem xét. Bởi vậy, khi lập côngvăn yêu cầu nộidung rõ rằng, ngắn gọn nhưng truyền tải được hết nội dung cần giải trìnhvà những nội dung cần hỏi là những nội dung cần thiết, chính xác đã qua sự sàng lọc và kiểm tra của cán bộ thẩm định và có ý kiến của trưởng, phó phòng
2.5.Giải pháp về phương pháp thẩm định
Để việc thẩm định dự án đầu tư đạt hiệu quả cao thì cán bộ thẩm định cần phải sử dụng phương pháp thẩm định một cách thích hợp. Phương pháp thẩm định là các chỉ tiêu,tiêu chí đòi hỏi dự án phải đạt được khi quyết định hoặc phê duyệt dự án.
Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như các chỉ tiêu hiệu quả khác, bản chất không chỉ được thực hiện trên một mặt nào đó mà trên nhiều khía cạnh khác nhau, do vậy hệ thống chỉ tiêu thẩm định doanh nghiệp và các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư phải vừa đủ vàcó mối liên hệ chặt chẽ với nhau để đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như phản ánh hiệu quả đầu tư được đầy đủ, toàn diện và chính xác
Các chỉ tiêu thẩm định, xét về mặt nội dung chủ yếu được xây dựng từ các thành phần có liên quan đến hai nội dung:doanh thu và chi phí của dự án. Khi doanh thu và cho phí được xác định chính xác thì mới dẫn đến các chỉ tiêI khác và từ đó việcđánh giá hiêụ quả của dự án mang tính chính xác cao, vì vậy khi xác định doanh thu và chi phí cần phải tổng hợp tất cả các loại doanh thu và chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án , cố gắng tránh bỏ sót bất kỳ một loạidoanh thu hay chi phí nào.
Thực tế tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây hiện nay, phương pháp thẩm định vẫn còn lạc hậu, một số chỉ tiêu quan trọng chưa được quan tâm khi đánh giá dự án.Hiện nay một số chỉ tiêu được áp dụng khi thẩm định tại Sở là: tỷ số lợi ích chi phí(BCR), và NPV. Song việc tính toán các chỉ tiêu này còn mang tính hình thức mà chưa có sự phân tích kỹ càng khi xét duyệt dự án.
Đối với BCR: chủ yếu được đối với dự án đầu tư công cộng
tỷ số B/ C>1 : dự án khả thi. Để xác định được tỷ số B/C thì cần phải, liệt kê toàn bộ chi phí và lợi ích của dự án đó. Chi phí và lợi ích của dự án đó bao gồm: trực tiếp vàgián tiếp
Có những lợi ịchvà chi phí được biểu hiện giá trị bằng tiền ví dụ như: chi phí nguyên vật liệu, nhân công ...nhưng cũng có những lợiích vàchi phí khôngđược biểu hiện trực tiếp bằng tiền, do đó khi tính toán phải lượng hoá chúng, ví dụ như: đối với việc mở đường: lợi ích gián tiếp là tăng tốc độ đô thị hoá, chi phígián tiếp là: khi xây dựng, cải tạo đường giao thông làm giảm thời gian đi lại, tăng số lượng chuyến ...Tất cả những chi phí và lợi ích đó phải lượng hoá thành tiền. Do không dựa trên một cơ sở hay một quy tắc nào nên việc lượng hoá giá trị có mứcđộ chính xác không cao và mức độ giao động về mặt gía trị là rất lớn. Để đánh giá về mặt gía trị các chi phí, lợi ích thường sử dụng các cách, các phương pháp gián tiếp ( có thể thông qua thu nhập cuẩ người dân, của ngành...). Bởi vậy để tăng độ chính xác về mặt gía trị của lợi ích, chi phí nên đưa ra những phương pháp so sánh một cách hợp lý nhất và gần nhất với lợi ích và chi phí cần lượng hoá.
khi xác định lợi ích và chi phí ở các năm khác nhau, nên quy đổi về hiện tạivà do đó, điều cần quan tâm đến tỷ lệ chiết khấu R. Tỷ lệ chiết khấu R ở đây là: chi phí cơ hội mà luồng tiền được sử dụng trong khu vực tư nhân, bởi vậy khó có thể xác định được một cách chính xác
Bởi vậy:
- khi xác định tỷ lệ chiết khấu: nên lấy là lãi suất thị trường hiện tại
- khi thực hiện lượng hoá chi phí và lợi ích : đòi hỏi chính phủ phải thực hiện tính toán trọng số và tách các lợi ích ròng theo các tiêu thức khác nhau nhằm nâng cao tính chính xác cho việc lượng hoá chi phí , lợi ích. Việc đưa trọng số gắn cho từng khu vực, cho nguồn thu nhập
Thực hiện kiểm soát và loài trừ yếu tố lạm phát
+ Sử dụng chi phí, lợi ích theo các giá trị doanh nghiệp nên phải cộng thêm tỷ lệ lạm phát ước tính, làm chochi phí lợi ích tăng. Từ đó tỷ lệ chiết khấu được sử dụng phải là tỷ lệ chiết khâu danh nghĩa hoặc lãi suất danh nghĩa tại thời điểm hiện tại
+Sử dụng dòng chi phí lợi ích đượcđo theo các chỉ tiêu thực tế dẫn đến tỷ lệ chiết khấu được sử dụng phải là mức lãi suất thực tế
+Việc sử dụng một số chỉ tiêu NPV, IRR:
phải tính toán một cách chính xác các chỉ tiêu doanh thu và chi phí. Khi phản ánh các luồng thu nhập và chi phí, cần giải thích cơ sở của các khoản mục đó chứ không được ghi vắn tắt. Việc tính toán doanh thu, chi phí của dự án cần được tham khảo, đối chiếu với giá cả thị trường, dự báo giá cả...Để tính đúng, tính hợp lý chi phí phát sinh cũng như doanh thu có tính thực tế hơn
Khi xác định dòng tiền ròng của dự án liên quan đến tính khấu hao. Bởi vậy xem xét việc trích khấu hao tài sản cố định có hợp lý không, có phù hợp với quy định của nhà nước không?
Và điều quan trọng là đưa ra tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu có thể lấy lãi suất vay của doanh nghiệp hay một tỷ lệ chiết khấu phù hợp cho nền kinh tế, cho từng ngành
Khi tính toán đảm bảo được các yếu tố ở trên thì các chỉ tiêu đưa ra đạt độ chính xác cao
Cần thiết phải sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thực trạng tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây , các Báo cáo khả thi nếu giới thiệu về tình hình của doanh nghiệp thì chủ yếu nêu qua một số bảng: cân đối kế toán... mà không xem xét đến các chỉ tiêu khác như khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.6. Giải pháp về việc lập tờ trình vay vốn:
trong việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây , cán bộ thẩm định là người trực tiếp lập tờ trình thẩm định thông qua phó giám đốc phụ trách và giám đốc xem xét sẽ trực tiếp gửi cho UBND tỉnh . Xuyên xuốt quá trình này, chỉ có cán bộ thẩm định là người hiểu rõ hơn hết về dự án trên từng phương diện, nhưng lập tờ trình thì cán bộ thẩm định chỉ đánh gía rất chung chung do vậy lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt dự án khó có thể biết chính xác về dự án , khó có thể nhận biết ngay được dự án mạnh về phương diện nào, những phương diện ( một cách đầy đủ) nào cần phải xem xét thêm. Bởi vậy, sau khi đánh gía định tính về phương diện đó rồi nên đánh giá định lượng bằng cách cho điểm. Một dự án đầu tư tốt là dự án đầu tư có nhiều phương diệnđạt số điểm cao và tổng số điểm của dự án là cao.
Trên phương diện thẩm định dự án đầu tư không phải mọi phươngdiện của dự án đều có vai trò quan trọng như nhau. Vì vậy khi cho điểm không nên tính thang điểm như nhau cho mỗi phương diện mà cần tính thang điểm khác nhau. Những phươngdiện nào ảnh hưởng lớn đến dự án nên cho thang điểm cao hơn
Tờ trình thẩm định, bên cạnh việcgiải trình một cách định tính có thêm phần giải trình một cách định lượng các phương diện dự án thì sẽ dễ dàng hơn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét và ra quyết định phê duyệt dự án. Do đó sẽ làm cho việc thẩm định đạt hiệu quả cao
2.7.Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ:
dựa trên thực trạng tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây với một số thiết bị công nghệ số lượng hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Bởi vậy, muốnđạt hiệu quả cao trong công tác thẩm định, trong thời gian tới cần bổ sung, mua sắm thêm một số thiết bị công nghệ mới như mua sắm thêm một số máy vi tính mới. Bên cạnh đó cần tham khảo sử dụng các công trình phần mềm hiện đại trong quản lý và thẩm định dự án sẽ làm tăng khả năng sử lý các thông số đầu vào và đầu ra của dự án , giảm hẳn việc tính toán các số liệu bằng tay. Sử dụng phần mềm vi tính hiện đại sẽ làm tăng khả năng phân tích, đánh giá trên cơ sở đó ra các quyết định hợp lý
bên cạnh đó cần nối mạng trong toàn hệ thống của Sở sẽ giúp cho việc thông tin liên lạc giữa các phòng nhanh chóng, kịp thời hơn,từ đó sẽ làm cho việc chỉ đạo của cấp ra quyết định cũng như việc báo cáo của cấp dưới lên cấp trên kịp thơì hơn,nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư
3.Một số kiến nghị:
Để công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây đạt hiệu quả cao hơn nữa, bên cạnh việc tự nỗ lực phấn đấu vàhoàn thiện mình, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây cần có sự giúp đỡ , phối hợp của Bộ kế hoạch vàđầu tư , và đặc biệt của Nhà Nước
Đối với Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây :
Với những kết quả đạt được ở trên là điều rất đáng mừng nhưng để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác thì đòi hỏi Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây nên chú trọng đến một số vấn đề. Về nội dung thẩmđịnh cần chú trọng thêm nữa đến việc thẩm định hiệu quả của dự án , đặc biệt là: hiệu quả tài chính của dự án.Ngoài ra cần phải có sự phối hợp tốt đối với các cơ quan ban ngành có liên quan trong việc ra quyết định đầu tư.Bên cạnhđó, Sở cần chăm lo bồi dưỡng , trang bị thêm một số kiến thức cơ bản cho cán bộ thẩm định bởi công việc thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định có trình độ tổng hợp và cần phải nắm một số luật, nghị định mới. Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây cần khen thưởng , khuyến khích những cá nhân đạt nhiều thành tích trong công tác thẩm định
Đối với Bộ kế hoạch và đầu tư:
Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây thực hiện hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ kế hoạch và đầu tư. Để nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư trong thời gian tới , đề nghị Bộ kế hoạch và đầu tư nhanh chóng đưa ra một sốvăn bản, nghị định để hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó cần phải có thông tư bổ xung để giải trình , hướng dẫn cán bộ thẩm định trong việc thẩm định dự án đầu tư nhằm tránh tình trạng mỗi cán bộ hiểu theo những chiều hướng khác nhau dẫn đến không nhất quán trong công việc. Ngoài ra cần mở một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ thẩm định để cán bộ thẩm định thực hiện tốt hơn công việc của mình và làm nhất quán công việc giữa các Sở kế hoạch & đầu tư của các tỉnh. Thêm vào đó , Bộ kế hoạch và đầu tư cần soạn thêm một số tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định .
Kết luận.
Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và chính sách mở cửa đã đưa nền kinh tế nước ta trên đà tăng trưởng và phát triển. Sự phồn thịnh của đất nước ta ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào sự thành bại của dự án đầu tư và đặc biệt là những dự án thực hiện mục tiêu của nhà nước xuất phat từ điều này tiến hành công tác thẩm định dự án đầu tư đúng đắn đóng một vai trò hết sức quan trọng. đây là một công việc rất khó và phức tạp. Nó đòi hỏi cả một quá trình nghiên cưúu, vận dụng trên cơ sở lý luận và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn để ngày càng hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định. Trên cơ sở những lý thuyết đã học vàqua thời gian thực tập tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Tây em nhận thấy bất kỳ một khâu nào trong quá trình thẩm định đều rất quan trọng và vai trò trách nhiệm của cán bộ thẩm định quyết định rất lớn đến việc phê duyệt dự án.
Với đề tài còn mới mẻ và trình độ hạn chế chắc chắn nội dung của đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một làn nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Định và các cán bộ phòng XDCB thẩm định đã hết sức giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính- Frederic S.mishkin- Nxb Khoa học kỹ thuật 1994.
Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - NXB Giáo dục 1996
Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - NXB Thống kê 1997.
Một số tài liệu của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Tây.
Một số báo Tài chính, Tạp chí Ngân hàng, Phát triển kinh tế...
Mục lục
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29061.doc