Một số ý kiến về quản lý xây dựng công trình

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH PGS. TS. Đỗ Văn Hứa Trưởng Ban Khoa học Công nghệ Tổng Hội Xây dựng Việt Nam Luật Xây dựng (sửa đổi) dự thảo (18-6-2013) sẽ thay thế cho Luật Xây dựng hiện hành. Trong quá trình nghiên cứu Luật Xây dựng (sửa đổi) có nhiều ý kiến kiến nghị cần phải điều chỉnh bổ sung một số nội dung trong Luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành cho phù hợp với thực tế. Sau đây tôi xin góp một số ý kiến bổ sung về nội dung đã sửa đổi. Điều 8. Chủ đầu tư xây dựng

docx6 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến về quản lý xây dựng công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà a. Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng là một trong các cơ quan, tổ chức sau: bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước; Trường hợp cần thiết Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan, tổ chức nêu tại điểm a khoản này quyết định đầu tư các dự án thuộc quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. b. Dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp nhà nước có năng lực và kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 2. Chính phủ quy định cụ thể chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Điều 49. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng 3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, hình thức quản lý dự án được quy định như sau: a. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giao cho đơn vị cấp dưới trực thuộc làm chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc ban quản lý dự án khu vực trực tiếp quản lý dự án. Góp ý:  Chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư. Vì vậy người quyết định đầu tư và chủ đầu tư không thể là “một người”, “một cấp” do đó vấn đề đặt ra là: Bộ có thể vừa là người quyết định đầu tư lại là chủ đầu tư dự án hay không? Vì vậy có cần định nghĩa lại và xác định chủ đầu tư (sử dụng vốn nhà nước) phải là người được Nhà nước giao vốn để xây dựng dự án nhưng phải là người trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án còn nếu năng lực không đủ thì đã có qui định trong pháp luật là thuê tư vấn quản lý dự án rồi? Lúc đó Bộ là “người” quyết định, “người có thẩm quyền”. - Về Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư “có thể giao cho Ban Quản lý dự án”, Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ quyền hạn được giao”. Do đó có ý kiến cho rằng đã tách được “Chủ đầu tư” như nêu ở trên (không phải là Bộ, UBND) nếu trực tiếp quản lý dự án thì chính chủ đầu tư cử người của mình ra làm Ban Quản lý dự án vấn đề chỉ là phân công một số cán bộ của cơ quan chủ đầu tư chuyên làm Ban quản lý dự án lúc này được trực tiếp điều hành dự án mà chính họ là chủ đầu tư, nhất là lại có câu “chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban Quản lý dự án một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ quyền hạn của mình” thế là hai trong một, việc kiểm tra xử lý sẽ rất khó khăn. Còn trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp quản lý dự án thì phải thuê các tổ chức tư vấn quản lý dự án hay nói cách khác các tổ chức tư vấn này chính là các Ban Quản lý dự án. Lúc này thì rất rõ ràng chủ đầu tư chỉ thuê một số công việc thông qua các hợp đồng kinh tế mà mình không có năng lực quản lý dự án mà thôi. Mục 3 của Điều 8 là thừa vì đã có tất cả trong mục 1. Về “Giám sát thi công xây dựng công trình” Điều 91. Giám sát thi công xây dựng công trình, mục 4 4. Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình, tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường xây dựng; quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu có liên quan trong quá trình giám sát; có biện pháp đảm bảo về chất lượng, tiến độ thực hiện công việc và các nội dung cần thiết khác. Khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát của đại diện cộng đồng có chuyên môn phù hợp, hội chuyên ngành, kết quả xử lý thông tin phản ảnh hiện trường cần công khai. Góp ý: Mục 4: Nên bổ sung tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng Bổ sung: Hình thức chế độ giám sát nên có đại diện cộng đồng có chuyên môn phù hợp như hội chuyên ngành, kết quả xử lý thông tin phản ảnh hiện trường cần công khai. Điều 93, mục d. d. Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật; Góp ý: Cần nói rõ nội dung “theo quy định của pháp luật “ Điều 112. Nội dung hợp đồng xây dựng Trong Hợp đồng xây dựng bao gồm các nội dung: d. Thời gian và tiến độ thực hiện; Góp ý: Nên coi thời gian và tiến độ thực hiện là một chỉ tiêu cứng ghi rõ trong hợp dồng hoặc trong phụ lục hợp đồng. Nếu quá hạn không có lý do chính đáng thi phải đền bù thiệt hại do sự chậm trễ gấy ra Về “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng” Điều 120. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng 3. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; giám sát khảo sát xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; kiểm định chất lượng công trình xây dựng; định giá xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc nêu tại khoản này phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Góp ý: Cá nhân.. có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc do cơ sở đào tạo cấp. 4. Khi lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã công khai thông tin theo quy định của Luật này để lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với yêu cầu của công việc, gói thầu xây dựng. Góp ý: 4. Khi lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng thông qua loại công trình tương tự đã thực hiện để lựa chon. Điều 128. Trách nhiệm quản lý về hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ quan nhà nước: 2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng thống nhất trên phạm vi cả nước, cụ thể như sau: a. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động đầu tư xây dựng; b. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng; c. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng; d. Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng; đ. Quản lý năng lực trong hoạt động xây dựng, lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng; e. Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình; g. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng; h. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng; i. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng; k. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng; l. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng; m. Quản lý lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng. 3. Các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình theo quy định của Luật này. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. Góp ý: Thêm: - Có chức năng hướng dẫn, phổ biến kiến thức, phát triển, áp dụng sáng kiến cải tiến trong hoạt động xây dựng của nước ngoài và trong nước. - Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án - Trong mục 3 cần nói rõ nội dung “phối hợp” với Bộ Xây dựng Ghi chú: - Chữ nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung so với Luật Xây dựng hiện hành - Các chỗ viết đậm là nội dung được sửa đổi bổ sung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxmot_so_y_kien_ve_quan_ly_xay_dung_cong_trinh.docx
Tài liệu liên quan