Nghiên cứu thành phần và biến động số lượng sâu hại chính trên bắp cải, cải xanh ngọt, dưa chuột và đậu đũa trồng trong nhà có mái che vụ xuân hè 2002 tại Gia Lâm - Hà Nội

Phần 1: Mở đầu 1. Đặt vấn đề Rau là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người. Rau cung cấp nhiều loại vitamin (A, B, C, E, PP…); khoáng chất, protêin, lipit… cần thiết cho cơ thể. Xét về khía cạnh kinh tế, cây rau là cây có giá trị kinh tế cao (giá trị sản xuất một ha rau cao gấp 2-3 lần giá trị sản xuất một ha lúa ). Rau cũng là một loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao ( năm 1997 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam là 140 triệu USD, tăng 1

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thành phần và biến động số lượng sâu hại chính trên bắp cải, cải xanh ngọt, dưa chuột và đậu đũa trồng trong nhà có mái che vụ xuân hè 2002 tại Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
70% so với năm 1995 và chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước).[4] Theo ước tính của Tổng cục thống kê năm 1997 diện tích trồng rau của cả nước là 374.000 ha và sản lượng là 138,4 ngàn tấn. Rõ ràng cây rau là cây trồng giữ một vị trí rất quan trọng với nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam.[4] Dân số và tốc độ đô thị hoá tăng nhanh đã dẫn tới nhu cầu về rau hàng hoá ngày càng lớn. Bên cạnh đó trình độ thâm canh rau của người sản xuất ngày càng cao cộng với quy luật tối đa lợi nhuận hoá của thị trường đã thúc đẩy quá mức việc thâm canh với việc sử dụng một lượng phân bón và thuốc trừ dịch hại lớn. Điều này đã làm sản phẩm rau không còn an toàn với người tiêu dùng cũng như người sản xuất. Trong khi đó, xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đã không dừng ở việc "ăn no" mà đã tiến tới phải "ăn ngon". Chính vì thế sản xuất rau an toàn đang trở thành vấn đề cấp bách của xã hội. Trong một số kết quả điều tra cho thấy có tới 40-60 % sản phẩm rau xanh trên thị trường không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thường cao hơn mức cho phép thậm chí tới hàng trăm lần. Rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do sử dụng rau quả không an toàn đã xảy ra. Kết quả phân tích ở Vĩnh Phúc trong hai năm 1997 - 1998 cho thấy 71,5 % mẫu rau không đạt tiêu chuẩn an toàn về thuốc bảo vệ thực vật; 85,8 % không đạt tiêu chuẩn an toàn về NO3 và 60 % không đạt tiêu chuẩn an toàn về vi sinh vật gây bệnh (dẫn theo Trương Quốc Tùng, 2002). [20] Như vậy có thể nói rau an toàn trở thành vấn đề được quan tâm thường nhật của toàn xã hội. Trong những năm qua nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật nông nghiệp nhiều quy trình sản xuất rau an toàn đã được đề xuất và đưa vào thực nghiệm. Một trong những biện pháp đó là sử dụng nhà kính, nhà lưới… gọi chung là nhà có mái che để trồng rau. Ưu điểm của loại nhà này là hạn chế được các tác động xấu của thời tiết đến cây rau đặc biệt là nhiệt độ và chế độ mưa nắng. Bên cạnh đó, nhà lưới còn có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều loại côn trùng gây hại Trong vài năm gần đây, ở Hà Nội đã xây dựng khá nhiều nhà có mái che với mục đích sản xuất rau sạch. Hiệu quả của nó cũng đã được đánh giá cao. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và thảo luận để có thể phát triển và phát huy hơn nữa những thế mạnh của nhà có mái che trong sản xuất rau an toàn đặc biệt là vấn đề bảo vệ thực vật. Trong khi đó tại Việt Nam chưa có đề tài chính thức nào nghiên cứu về tình hình sâu hại rau trong nhà có mái che. Xuất phát từ thực tế đó và để góp phần giải quyết vấn đề rau an toàn nói chung và vấn đề đẩy mạnh quy mô sản xuất rau an toàn trong nhà có mái che nói riêng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thành phần và biến động số lượng sâu hại chính trên bắp cải, cải xanh ngọt, dưa chuột và đậu đũa trồng trong nhà có mái che vụ xuân hè 2002 tại Gia Lâm - Hà Nội". 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1 Mục đích Nghiên cứu tình hình sử dụng nhà có mái che tại Gia Lâm – Hà Nội và xác định thành phần, diễn biến số lượng của một số loài côn trùng gây hại trên 4 loại rau (Bắp cải, cải ngọt, dưa chuột, đậu đũa) trồng trong điều kiện nhà có mái che. Bên cạnh đó tìm hiểu thêm về biện pháp hoá học được sử dụng trong nhà có mái che góp phần xây dựng và hoàn thiện qui trình trồng rau sạch trong nhà có mái che 2.2. Yêu cầu của đề tài - Nắm được tình hình sử dụng nhà có mái che ở vùng Gia Lâm - Hà Nội - Xác định thành phần, diễn biến số lượng một số loài sâu hại trên 4 loại rau: bắp cải, cải ngọt, dưa chuột, đậu đũa - Điều tra thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu trong nhà có mái che. Phần 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1. nghiên cứu chung về rau trồng trong nhà có mái che 1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới nghề trồng rau đã có một lịch sử phát triển rất lâu đời vì thế người trồng rau cũng như các nhà khoa học nông nghiệp rất quan tâm đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm ổn định và nâng cao năng suất chất lượng của cây rau. Trong các tiến bộ đó phải kể đến việc ứng dụng mô hình nhà có mái che vào trồng rau. Sử dụng nhà có mái che đã tạo điều kiện cho việc chủ động thời vụ (có thể trồng trái vụ, gối vụ liên tiếp…), tránh tác hại xấu của thời tiết, ngăn chặn sự xâm hại của côn trùng. Nhà có mái che được sử dụng lần đầu tiên là để trồng một số loại hoa cao cấp vào thế kỷ 17 ở một số nước có nhiệt độ mùa đông lạnh. Đến thế kỷ 19 người ta đã cải tiến kiểu nhà có mái che đơn giản ban đầu thành nhiều kiểu nhà khác nhau tuỳ mục đích sử dụng. (Dẫn theo Ngô Đình Giang, 2002)[10] Theo Annon (1987) trong vòng 10 - 15 năm gần đây thế giới đã sử dụng khoảng 30.000 ha nhà kính. Còn dạng nhà lưới đã được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt là ở Trung Quốc, Nhật Bản…. Theo Jensen (2000), riêng năm 1997 – 1998, thế giới đã sử dụng khoảng 198.000 ha nhà lưới để trồng rau an toàn trong đó Tây Âu là 58.000 ha; Đông Âu: 18.000 ha.Từ năm 1960 trở lại đây, có thể nói nhà có mái che đã trở thành công cụ bảo vệ thực vật đắc lực, là hệ thống điều khiển môi trường để có thể sản xuất rau an toàn quanh năm. (Dẫn theo Hồ Hữu An, 2000)[2] Nhìn chung các loại nhà có mái che trồng rau và hoa trên thế giới được chia thành 3 dạng chính: - Dạng nhà kính hiện đại: có đầy đủ hệ thống thiết bị tự động hoá các chế độ nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới… được điều khiển bằng mạng lưới vi tính. Dạng nhà này chủ yếu để sử dụng trong nghiên cứu và trồng những loại hoa có giá trị kinh tế cao như phong lan, lys…. - Dạng nhà lưới bán tự động: dạng nhà này cũng được trang bị các thiết bị như trong nhà kính hiện đại tuy nhiên các thiết bị này được điều khiển bằng máy móc cơ học hoặc dùng tay. - Dạng nhà lưới đơn giản: chỉ có tác dụng ngăn côn trùng gây hại, giảm cường độ ánh sáng, ngăn mưa, nắng… nhưng muốn điều chỉnh chế độ này chỉ có thể dùng sức người. Đây là dạng nhà lưới phổ biến ở các nước đang phát triển và để trồng các loại rau bình thường. (Dẫn theo Ngô Đình Giang, 2002)[10] Dạng nhà kính hiện đại thường chỉ thấy ở các Viện nghiên cứu và các công ty lớn do giá thành đầu tư cao. Còn dạng nhà lưới đơn giản và nhà lưới bán tự động là hai dạng nhà khá phổ biến ở các nước để sản xuất kinh doanh rau và hoa. Sử dụng nhà có mái che để trồng rau và hoa, kéo theo nhiều vấn đề khác có liên quan, một trong số đó là vấn đề bảo vệ thực vật với rau trồng trong đó. Hence, một nông dân có kinh nghiệm sản xuất rau trong nhà có mái che cho rằng có sự khác nhau về các bộ côn trùng trong và ngoài nhà có mái che. Thường những loài côn trùng nhỏ như rệp, nhện, bọ trĩ …tỏ ra thích nghi với điều kiện trong nhà lưới hơn những loài khác (có thể do kích thước nhỏ nên dễ xâm nhập hơn). Ông cũng cho rằng có sự không đồng bộ giữa vòng đời của côn trùng gây hại với thời gian sinh trưởng của cây ký chủ được trồng trong nhà có mái che do cây trồng thường được trồng trái vụ. (Nina Tradem, 2001)[33]. Sâu hại trong nhà có mái che ở Nauy được chia thành hai nhóm chính như sau: - Nhóm côn trùng gây hại thường xuyên bao gồm: Tetranychus urticae; Macrosiphum euphorbidae; Phlogophora meticulosa…. Với nhóm côn trùng này người nông dân có lợi thế là chúng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng đặc tính sinh vật, sinh thái học, các biện pháp phòng chống cũng như hiệu quả của từng loại thuốc trừ sâu. Như vậy sẽ dễ dàng hơn khi nhận biết và phòng trừ chúng. -Nhóm côn trùng gây hại không thường xuyên: bao gồm Phytonemus pallidus, Aleyrodes lonicerae, Ewardsiana rosae…. Những loài này cần được theo dõi thường xuyên vì chúng thường không gây hại nghiêm trọng nhưng có thể phát sinh thành dịch bất cứ lúc nào. (Nina Tradem, 2001)[33]. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng trong các quần thể sâu hại trong nhà có mái che thì những loài chích hút bao giờ cũng chiếm ưu thế hơn những loài gặm nhai. Chính vì thế cần điều tiết các biện pháp bảo vệ thực vật cho phù hợp. Về các biện pháp phòng trừ sâu hại trong nhà có mái che nhìn chung không có khác biệt gì lớn so với ngoài đồng ruộng. Các biện pháp canh tác, hoá học, sinh học, vật lý cơ giới đều được sử dụng. Người nông dân cũng cần được biết tiêu chuẩn phòng trừ đối với sâu hại trên đồng ruộng của mình. Biện pháp hoá học vốn được coi là hiệu quả nhất từ trước tới nay để phòng trừ sâu hại. Tuy nhiên để sử dụng chúng trong nhà có mái che lại có một số điều khác biệt. ở Nauy, khi đem thuốc trừ sâu vào sử dụng trong nhà lưới việc đầu tiên là phải đăng ký loại thuốc đó với cơ quan có trách nhiệm. Thuốc này phải đảm bảo rằng chúng an toàn với môi trường, người sản xuất và người tiêu dùng, điều này cũng có nghĩa là thuốc trừ sâu phải được đăng ký sử dụng theo số lượng và chất lượng. (Nina Tradem, 2001)[33]. Nhật Bản vốn được coi là cường quốc về thâm canh cây trồng. Diện tích rau trồng trong nhà có mái che của Nhật Bản khá lớn nên phòng trừ sâu bệnh cho đối tượng này rất được coi trọng. Phần lớn nông dân Nhật Bản sử dụng thiên địch như thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ sâu hại rau. Từ năm 1995, đã có hơn 10 loại thiên địch chân đốt với 14 chế phẩm được đăng ký để trừ sâu hại rau. Tuy nhiên nếu chỉ dùng thiên địch để phòng trừ sâu hại thì cần phải thả thiên địch nhiều lần với số lượng lớn kéo theo giá thành phòng trừ tăng cao. Để giải quyết vấn đề này người ta đã dùng thiên địch kết hợp với thuốc hoá học có chọn lọc. Kết quả cho thấy, hiệu lực phòng trừ đạt được như dùng thuốc hoá học lại tăng mật độ thiên địch trong nhà có mái che. (Theo Trần Quí Hùng, 2002)[28] 1.2. Nghiên cứu trong nước Trồng rau và hoa trong nhà có mái che là hướng sản xuất mới xuất hiện ở nước ta từ những năm 1990. Đi đầu trong việc áp dụng mô hình này là Đà Lạt, với diện tích ban đầu là 15 ha do công ty Harfam đầu tư để trồng hoa. Tiếp theo đó là các hộ nông dân và các công ty khác của Đà Lạt do thấy rõ hiệu quả của mô hình này nên làm theo. Cho đến nay Đà Lạt vẫn dẫn đầu cả nước về diện tích nhà có mái che đạt khoảng 350 ha. Dự kiến đến năm 2005 diện tích này sẽ là 900 ha. (Ngô Đình Giang, 2002)[10] Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng là những nơi có diện tích nhà có mái che lớn so với những nơi khác. Tính đến năm 2001, diện tích này ở thành phố Hồ Chí Minh là 6 ha (trong đó có hơn một nửa được Trung tâm khuyến nông thành phố hỗ trợ 50% chi phí xây dựng ), còn ở Hà Nội là 12-15 ha tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh là chủ yếu. [25], [10], [2]….Ngoài ra công ty Gino còn kết hợp với Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam đã kiến nghị lên Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn một chương trình trồng rau trong nhà có mái che với qui mô 100 000 ha. [26] Nhìn chung, việc triển khai mô hình trồng rau an toàn trong nhà có mái che đã được sự quan tâm thích đáng của các ban ngành có liên quan. Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã ra quyết định số 665/NN-KC về việc xây dựng nhà lưới trồng rau, hoa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển nhà có mái che. [22] Nhà có mái che ở Việt Nam chủ yếu là nhà lưới đơn giản phủ nilon hoặc lưới mắt cáo. [17] Về tình hình sâu hại và các biện pháp phòng trừ : ở Việt Nam hiện nay chưa có đề tài nào chính thức nghiên cứu về vấn đề này. Tại Viện bảo vệ thực vật, trường Đại học Nông Nghiệp I, một số công ty kinh doanh rau và hoa …cũng có nghiên cứu đến nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc thảo luận nội bộ mà chưa công bố chính thức. 2. Tình hình sâu hại 4 loại rau (bắp cải, đậu đũa, dưa chuột, cải ngọt) 2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài. Bắp cải (Brassica oleracea) và cải ngọt (Brasica juncea) đều thuộc họ thập tự (Brassicae) là những cây trồng bị rất nhiều loài sâu hại tấn công. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sâu hại họ hoa thập tự và kết luận tuy có nhiều loài gây hại nhưng chỉ có một số loài gây hại chính trên rau họ này. Số lượng, chủng loại loài gây hại chính thường khác nhau ở mỗi nước. Canada có 5 loài (Hacort, 1963); Mỹ có 4 loài (Shetonet al, 1982-1994);Nhật Bản có 5 loài (Sastrosis Wojo, 1990) và Malaysia có 7 loài (Lim et al, 1994). Tuy nhiên trong số đó cũng có loài là loài gây hại chính trên khắp thế giới như: sâu tơ, rệp cải…(Dẫn theo Lê Văn Trịnh, 1998) [23]. Để phòng trừ sâu hại rau họ thập tự, người ta thường sử dụng các biện pháp sau: - Biện pháp canh tác: Theo Chelliah và Snirivasan (1985) và Harcurt (1985) thì việc xử lý tàn dư cây trồng vụ trước và cỏ dại trước khi trồng rau là biện pháp hữu hiệu nhất. Ngoài ra còn có thể trồng xen với cà chua, hành, tỏi……(Dẫn theo Lê Văn Trịnh, 1998) [23] - Biện pháp cơ giới vật lý: Sử dụng bẫy dính - Biện pháp sinh học: Theo Lim và Sivapragasam (1985) chế phẩm sinh học Dipel có tính độc cao với sâu tơ lại không ảnh hưởng đến quần thể các loài ký sinh. Người ta cũng rất quan tâm tới việc nhân thả các loài ong ký sinh khống chế sâu hại. (Dẫn theo Hoàng Đình Hiệp, 2002) [12]. - Sử dụng giống kháng - Biện pháp hoá học: Là biện pháp rất quan trọng trong phòng trừ sâu hại rau họ thập tự khi các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả. Theo Harris (1996) biện pháp hoá học phải được đặt trong khuôn khổ một chương trình phòng trừ tổng hợp nhất định, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc [23] Đậu đũa là một trong những loài đậu ăn quả được trồng phổ biến nhất trên thế giới. Thành phần sâu hại đậu đũa cũng rất phong phú. ở vùng Đông Uttar Pradesh (ấn Độ), trong những năm 1978 – 1979 người ta đã điều tra được 20 loài côn trùng gây hại trên đậu đũa (Gupta và ctv, 1982)[31]. Riêng vùng Đông Nam á có tới 30 loài gây hại thuộc 6 bộ côn trùng trong đó ở Malaysia nhiều nhất là 26 loài và ít nhất là ở Bruney là có 5 loài. (Dẫn theo Nguyễn Thị Nhung, 2001)[15]. Sâu hại chính trên đậu đũa rất khác nhau ở các nước nhưng nhìn chung: Maruca vitrata, Heliothis armigera, Aphis craccivora, Spodoptera litura… là những loài gây hại chính ở hầu hết các nước.[15] Dưa chuột là loại cây cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Có nhiều tài liệu đã nghiên cứu về sâu hại dưa chuột. Theo L. D. Godfrey và ctv, 2002, ở Mỹ có 21 loài sâu hại dưa chuột trong đó có 7 loài gây hại chính. [32]. Cũng ở Mỹ E.C. Burknees và ctv cho rằng Acalymma vittatum là loài gây hại nghiêm trọng nhất. Chúng hại cả trên hoa và lá dưa chuột làm giảm đáng kể năng suất [30]. 2.2. Nghiên cứu trong nước ở nước ta, kết qua điều tra côn trùng năm 1967 – 1968 tại các tỉnh phía Bắc đã xác định trên rau họ hoa thập tự có 23 loài gây hại thuộc 13 họ, 6 bộ. Trong số 23 loài gây hại chỉ có 11 loài gây hại rõ rệt [23] Theo Lê Thị Kim Oanh (2002), ở Hà Nội và phụ cận có 17 loài gây hại trên rau họ thập tự trong đó có 4 loài chính cần phòng trừ là: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, rệp. Tuy nhiên sâu tơ vẫn là đối tượng gây hại nghiêm trọng hơn cả, nó có thể làm mất tới 70 – 80% năng suất ở những nơi bị gây hại nặng. [14] [16] Bên cạnh đó rệp muội cũng là loài gây hại nặng. Theo Phạm Thị Nhất (1975) rệp muội thường phá hại mạnh nhất vào tháng 3 – 4. [14] Tác giả Nguyễn Thị Nhung và ctv trong luận án tiến sỹ của mình đã chỉ ra rằng trên đậu đũa có tới 39 loài gây hại [15]. Còn theo Hoàng Anh Cung (1996) có 5 loài gây hại chính trên đậu đũa là sâu xám, sâu đục quả, rệp đậu, bọ phấn, sâu khoang. [6] Các nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại đậu đũa còn rất hạn chế. Biện pháp sinh học chỉ được tìm thấy trong kết quả của Nguyễn Văn Cảm (1996) - sử dụng chế phẩm Bt để phòng trừ sâu đục quả. Bên cạnh đó Nguyễn Thị Nhung cũng đã đưa ra một cách có hệ thống các biện pháp phòng trừ một số loài gây hại chính trên đậu ăn quả bao gồm: biện pháp canh tác, hoá học, sinh học. Và đề xuất qui trình phòng trừ tổng hợp sâu hại đậu ăn quả theo hướng sử dụng hợp lý thuốc BVTV. [15] Hiện nay ở Việt Nam chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu về sâu hại dưa chuột tuy nhiên theo Mai Thị Phương Anh và ctv sâu hại chính trên dưa chuột là sâu đục quả, bọ trĩ, sâu khoang. [3] Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2003 Địa điểm nghiên cứu - Trường Đại học Nông nghiệp i Hà Nội - Viện nghiên cứu rau quả - Khu nhà lưới xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội 2. Đối tượng và dụng cụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng - Nhà có mái che tại Gia Lâm - 4 loại rau trồng trong nhà có mái che: bắp cải, cải ngọt, dưa chuột, đậu đũa - Sâu hại chính trên 4 loại rau : bắp cải, cải ngọt, dưa chuột, đậu đũa 2.2. Dụng cụ nghiên cứu - Cồn, khung điều tra - Sổ ghi chép, bút, máy tính bỏ túi - Túi nilon các cỡ, dao, kéo - Kính lúp - Các cây ký chủ: dưa chuột, bắp cải, cải xanh ngọt, đậu đũa 3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình hình sử dụng nhà có mái che để trồng rau và hoa ở vùng Gia Lâm - Hà Nội. - Điều tra thành phần rau trồng trong nhà có mái che qua các tháng 1- 5 và thành phần sâu hại trên 4 loại rau (Bắp cải, cải ngọt, dưa chuột, đậu đũa). - Diễn biến số lượng một số loại gây hại chính trên 4 loại rau ( Bắp cải, cải ngọt, dưa chuột, đậu đũa). - Tình hình sử dụng thuốc BVTV với 4 loại rau ( Bắp cải, cải ngọt, dưa chuột, đậu đũa) trong nhà có mái che. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Tình hình sử dụng nhà có mái che để trồng rau và hoa ở Gia Lâm - Hà Nội. Đi điều tra, quan sát trực tiếp, chụp ảnh kết hợp với tra cứu tài liệu và xin số liệu ở một số cơ quan liên quan như Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Phòng kinh tế và phát triển nông thôn huyện Gia Lâm, Viện nghiên cứu rau quả, Công ty Gino… 4.2. Thành phần rau và sâu hại 4 loại rau (Bắp cải, cải ngọt, dưa chuột, đậu đũa). 4.2.1. Thành phần rau qua các tháng Đều tra, quan sát trực tiếp định kì 5 ngày 1 lần tại khu nhà lưới xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội 4.2.2. Thành phần sâu hại và tần suất xuất hiện của chúng Điều tra định kì 5 ngày 1 lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếu không lặp lại. Ngoài ruộng điều tra cố định chúng tôi còn tiến hành điều tra bổ sung ở những ruộng khác. Phân loại theo phương pháp phân loại cơ bản của trường Đại học Nông Nghiệp I, Cục Bảo vệ thực vật, Viện bảo vệ thực vật. Có sử dụng cuốn sổ tay hướng dẫn sâu hại các loại rau chọn lọc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Châu á (Bruce L. Parker, N. S. Taleker và Margaret Skinner) kết hợp với nuôi giám định sâu cùng với sự giúp đỡ của một số cán bộ công tác trong ngành côn trùng. Ngoài ra còn tra cứu bằng hình ảnh trên một số trang web chuyên ngành như: http:// eartheasy.com/live_natpest_control.htm. Tần suất xuất hiện sâu hại được tính theo công thức sau: Số lần bắt gặp Tần suất xuất hiện (%) = x 100 Tổng số lần điều tra Chỉ tiêu theo dõi : số loài sâu hại và mức độ phổ biến của chúng. 4.3. Diễn biến một số loại sâu hại chính 4.3.1. Diễn biến rệp rau cải Điều tra định kì 5 ngày 1 lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếu không lặp lại, mỗi điểm điều tra 5 cây ngẫu nhiên. Với cải ngọt mỗi điểm là 1 khung 0,4 x 0,5m. Do rệp có kích thước nhỏ nên ta tiến hành phân cấp mật độ và xác định mật độ bình quân thực tế ở mỗi cấp. Từ đó tính được mật độ rệp có trên cây. Chia mật độ rệp ra thành 4 cấp như sau: - Cấp 0: trên lá không có rệp. - Cấp 1: trên lá có rệp nhưng chưa hình thành quần tụ (rệp còn phân bố rải rác). - Cấp 3: trên lá hình thành tù 1-5 quần tụ rệp. - Cấp 5: trên lá có nhiều hơn 5 quần tụ rệp. Khi điều tra, mỗi cấp mật độ lấy 9 - 10 lá theo 3 hướng và 3 tầng lá khác nhau của cây lá gốc, lá ngọn, lá giữa; cho vào túi nilon để riêng từng cấp sau đó tính số lượng rệp bình quân ở mỗi cấp. Điều tra diễn biến mật độ: Tại mỗi điểm, phân cấp rệp ở từng lá, sau đó dựa vào số lá có rệp ở các cấp và số lượng trung bình rệp/lá ở từng cấp tính ra mật độ rệp (con/cây). Nếu cây còn nhỏ đếm trực tiếp trên cây. Tổng số rệp có trên các lá của cấp i Tổng số lá cấp i Phương pháp tính: + Số rệp bình quân ở mỗi cấp = + Mật độ rệp (con/cây) = Trong đó: nCi là số lá trên các cây ở cấp i đã điều tra Si là số rệp bình quân ở cấp i m là tổng số cây điều tra Chỉ tiêu theo dõi: mật độ rệp (con/cây) 4.3.2. Diễn biến bọ nhảy Phương pháp điều tra: Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếu, không lặp lại. Mỗi điểm điều tra 5 cây ngẫu nhiên. Với cải xanh ngọt, điều tra theo khung 0.4 x 0.5m. Điều tra bằng cách quan sát và đếm trực tiếp bằng mắt vào buổi sáng sớm, lúc này do bọ nhảy còn bị ướt cánh do sương nên chưa di động nhanh. Phương pháp tính toán: Tổng số bọ nhảy thu được Mật độ bọ nhảy ( con/ cây) = Tổng số cây (khung)điều tra Chỉ tiêu theo dõi : mật độ bọ nhảy (con/cây) 4.3.3. Diễn biến số lượng sâu tơ, sâu xanh bướm trắng Điều tra định kỳ 5 ngày/lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc cuốn chiếu, không lặp lại. Mỗi điểm điều tra 5 cây ngẫu nhiên. Đếm và quan sát bằng mắt. Phương pháp tính toán Tổng số sâu Tổng số cây điều tra Mật độ sâu ( con/ cây ) = Chỉ tiêu theo dõi: mật độ (con/cây) 4.3.4. Diễn biến số lượng ruồi đục lá Điều tra định kỳ 5 ngày 1 lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc cuốn chiếu, không lặp lại. Do đối tượng điều tra là đậu đũa vốn là cây thân leo nên việc điều tra tiến hành từ lá gốc đến lá ngọn theo trục thân chính. Khi điều tra, ở mỗi điểm điều tra ở 3 tầng lá (lá gốc, lá giữa, lá ngọn). Mỗi tầng lấy 6 lá theo 3 hướng khác nhau (nếu cây còn nhỏ lấy mỗi tầng 3 lá). Các lá đậu thu được đem về phòng và đếm số ruồi đục lá có trên đó (bao gồm cả nhộng và ấu trùng) Công thức tính toán: số ruồi thu được Mật độ ruồi đục lá (con/lá) = số lá điều tra Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ ruồi đục lá (con/lá) 4.3.5. Diễn biến số lượng sâu đục quả trên đậu đũa và dưa chuột Điều tra định kỳ 5 ngày 1 lần từ khi cây bắt đầu ra nụ tới khi cây tàn. Tiến hành theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếu, không lặp lại. Mỗi điểm điều tra 5 cây ngẫu nhiên. Thu nhập toàn bộ số nụ, hoa, quả có triệu chứng bị sâu hại ( kể cả nụ, hoa, quả bị rụng) cho vào túi nilon đem về bóc tách để xác định tổng số sâu. Phương pháp tính toán: Tổng số sâu đếm được Mật độ sâu ( con/ cây ) = Tổng số cây điều tra Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ (con/ cây) 4.3.6. Diễn biến số lượng bọ trĩ trên dưa chuột Điều tra định kỳ 5 ngày 1 lần từ khi cây bắt đầu ra nụ tới khi cây tàn. Tiến hành theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếu, không lặp lại. Mỗi điểm điều tra 5-7 cây liên tiếp. Khi điều tra, ngắt mỗi cây 3 lá theo 3 tầng lá : lá gốc, lá ngọn, lá giữa và 3 hướng khác nhau. Khi cây còn nhỏ có thể đếm trực tiếp số lượng bọ trĩ có trên cây hoặc lấy ở mỗi điểm điều tra 6 lá. Sau đó cho vào túi nilon buộc kín (có thể để riêng từng điểm điều tra hoặc không), đem về phòng cho vào cồn 5% rửa nhiều lần cho bọ trĩ ra hết khỏi các lá rồi đếm. Hoặc cho túi đựng lá mẫu vào tủ lạnh 15 phút (mục đích là để bọ trĩ chết) rồi lấy lá ra đếm bọ trĩ trên lá. Phương pháp tính toán: Tổng số bọ trĩ thu được Mật độ bọ trĩ ( con/ lá ) = Tổng số lá điều tra Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ bọ trĩ (con/lá) 4.4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với 4 loại rau (dưa chuột, bắp cải, đậu đũa, cải xanh ngọt) trồng trong nhà có mái che. Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn nông dân kết hợp với điều tra quan sát trực tiếp trong thực tế sản xuất ( mẫu phiếu điều tra đuợc đính kèm trong phần phụ lục). Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề tài và dựa theo mẫu phiếu điều tra của bộ môn Côn trùng - trường Đại học Nông Nghiệp I bao gồm 11 câu hỏi. (Xem phụ lục 1) Tổng số phiếu điều tra là 30 phiếu. Việc điều tra, phỏng vấn được thực hiện một cách ngẫu nhiên trên các hộ nông dân trong địa bàn nghiên cứu là xã Đặng Xá, xã Lệ Chi - Gia Lâm - Hà Nội. 5. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý bằng những chương trình thích hợp. Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận 1. Tình hình sử dụng nhà có mái che tại Gia Lâm – Hà Nội 1.1.Tổng thể về nhà có mái che tại Gia Lâm Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội – là nơi có truyền thống sản xuất rau cung cấp cho một thị trường lớn là nội thành Hà Nội. Người nông dân Gia Lâm rất có kinh nghiệm trong sản xuất rau, đặc biệt nhờ ưu thế gần các trung tâm, viện nghiên cứu về nông nghiệp nên vấn đề áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau ở đây được triển khai rất thuận lợi và có hiệu quả. Trong một vài năm gần đây, rau sạch hay còn được gọi là rau an toàn trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng được đông đảo nhân dân và các nhà khoa học quan tâm. Một trong những giải pháp đưa ra là sử dụng nhà có mái che để trồng rau. Như ta đã biết, ưu điểm lớn nhất của nhà có mái che, ngoài giúp cây trồng tránh được những điều kiện bất lợi của thời tiết, còn bảo vệ cây trồng khỏi sự xâm nhập, gây hại của nhiều loài côn trùng. Điều này làm lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nhà có mái che giảm đi rất nhiều, làm sản phẩm rau trở nên sạch hơn. Với mục đích tìm hiểu kỹ hơn về tình hình sử dụng nhà có mái che tại Gia Lâm – Hà Nội, chúng tôi tiến hành đi điều tra quan sát thực tế trên địa bàn huyện Gia Lâm kết hợp với thu thập số liệu thống kê của phòng Kinh tế và phát triển nông thôn Gia Lâm, Viện nghiên cứu rau quả, trường Đại học Nông nghiệp I. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 1. Chúng tôi tạm chia nhà có mái che tại Gia Lâm thành 3 loại: nhà kính, nhà màng và nhà lưới. Nhà kính là loại nhà có mái che và vật liệu che xung quanh trong suốt (bằng polyethylen hoặc cacbonat) đủ ánh sáng cho cây quang hợp, chống được côn trùng. Trong nhà kính có nhiều thiết bị hỗ trợ khá hiện đại như hệ thống làm mát; thông gió; kiếm soát, điều khiển khí hậu trong nhà… được điều khiển bằng thủ công hoặc cơ khí. Qua số liệu thống kê ở bảng 1, dễ dàng nhận thấy diện tích của nhà kính không đáng kể, chỉ có 302 m2 trong đó Viện nghiên cứu rau quả có 202 m2 và Viện Sinh học nông nghiệp thuộc trường Đại học Nông nghiệp I có 100 m2. Nguyên nhân là nhà kính đòi hỏi chi phí đầu tư rất cao, vì thế nó chỉ được sử dụng trong nghiên cứu (chủ yếu là lai tạo giống nhằm tránh tạp giống do côn trùng và đảm bảo điều kiện tối ưu cho con lai sinh trưởng phát triển). Bảng 1: Tình hình sử dụng nhà có mái che tại Gia Lâm – Hà Nội Loại nhà Diện tích (m2) Mục đích sử dụng Nhà kính 302 Nghiên cứu Nhà màng 3.500 Nghiên cứu + sản xuất Nhà lưới 20.764 Nghiên cứu + sản xuất Nguồn: Tổng hợp qua điều tra Loại nhà thứ 2 là nhà màng. Đây là loại nhà được thiết kế khá đơn giản bằng khung sắt thép hoặc tre nứa, có mái che và vật liệu che phủ xung quanh bằng màng PE bình thường hoặc màng biến quang. Người ta thường sử dụng nó để nghiên cứu hoặc sản xuất những loại rau hoa có giá trị kinh tế cao. Loại nhà này không phổ biến nhiều ngoài sản xuất mà tập trung chủ yếu ở Trung tâm chuyển giao công nghệ Trung – Việt thuộc trường Đại học Nông nghiêp I, Viện nghiên cứu rau quả. Có thể giải thích về việc không phổ biến loại nhà này trong sản xuất là chi phí xây dựng dù đã thấp hơn nhà kính nhưng vẫn còn khá cao, lại dễ rách và không thể xây dựng nhà có chu vi lớn. Ngoài ra việc lắp đặt nhà màng và nhà kính khá phức tạp, phải có kỹ thuật viên mới có thể lắp đặt được. Trong khi đó, nhà lưới lại rất dễ lắp đặt, xây dựng, thậm chí người nông dân sau khi đi xem mô hình cũng có thể tự xây dựng một nhà lưới cho gia đình mình. Không những thế nhà lưới có thời gian lắp đặt ngắn (3 - 4 ngày/ha), chi phí lắp đặt, xây dựng lại có thể chấp nhận được (khoảng 60 – 85 triệu đồng/ha). Chính vì thế mà nhà lưới là loại nhà có diện tích cao nhất trong các loại nhà có mái che: 20.764 m2. ở Gia Lâm, ngoài các trung tâm và Viện nghiên cứu nông nghiệp thì nhà lưới tập trung nhiều ở hai xã Đặng Xá và Lệ Chi, còn lại rải rác ở các xã Dương Xá, Thạch Bàn…. Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy nhà lưới được xây dựng theo hai dạng chính là: dạng nhà mái vòm, chữ A và dạng nhà mái nghiêng. Trong thực tế dạng nhà mái nghiêng (Hình 1) được sử dụng rộng rãi hơn vì chúng không dễ bị tốc mái như dạng mái vòm lại có thể thiết kế nhà có chu vi rộng rất tiện chăm sóc và thu hoạch. Tuy nhiên cả hai dạng nhà này đều có nhược điểm là nhiệt độ trong nhà tăng cao vào buổi trưa vì thế cần có biện pháp giảm nhiệt độ trong nhà vào buổi trưa. Hình 1: Dạng nhà mái nghiêng Trang thiết bị trong nhà có mái che khác nhau tuỳ từng loại nhà. Nhà kính thì các thiết bị thường hiện đại hơn cả. Trong khi đó thiết bị phổ biến ở các nhà lưới thường chỉ là hệ thống tưới phun. Thậm chí trong một số nhà lưới của nông dân tự làm nên chỉ có một bể chứa nước hoặc một giếng khoan. Nhìn chung nhà có mái che điển hình là lưới đang được phổ biến ngày càng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng ra sản xuất đại trà của chúng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn do các hạn chế sau đây: Thứ nhất là chưa có một mô hình nhà lưới phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết cũng như điều kiện kinh tế của người nông dân để họ làm theo. Thậm chí cũng chưa có một qui trình trồng rau, một chương trình IPM nào dành cho nhà có mái che. Thứ hai là chưa có một thị trường thực sự nào cho rau trồng trong nhà lưới dù cho chi phí đầu tư ban đầu cho chúng cao hơn hẳn rau trồng ngoài đồng. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người nông dân khi có ý định đầu tư xây dựng nhà có mái che. Trên thực tế, nhà lưới sản xuất rau của nông dân được chia hẳn thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là nhà lưới do chính nông dân tự đầu tư xây dựng nên. Nhóm này chủ yếu là những nông dân đã có cơ sở tiêu thụ tại nội thành nên mới mạnh dạn đầu tư, tất nhiên nhà lưới thuộc nhóm này được bảo quản rất cẩn thận, bước đầu đạt tiêu chuẩn. Nhóm thứ hai là nhóm nhà lưới do Trung tâm khuyến nông Hà Nội và phòng Kinh tế và phát triển nông thôn Gia Lâm đầu tư hỗ trợ 50- 100% kinh phí. Với tư tưởng không phải của mình bỏ ra cộng với thị trường không ổn định, thường xuyên phải bán ngoài chợ với giá bình dân khiến người dân chưa nhận thức được vai trò của nhà lưới. Chính vì thế mà nhà lưới nhóm này thường xuyên ở tình trạng rách lưới, hỏng cửa, thủng trần…. Như vậy, vấn đề sử dụng nhà có mái che để trồng rau ở Gia Lâm mặc dù còn rất mới mẻ nhưng cũng đã thu được những kết quả khả quan. Diện tích nhà có mái che ở Gia Lâm ngày càng được mở rộng, đặc biệt là diện tích nhà lưới của nông dân. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nông dân chưa nhận thức được vai trò của nhà có mái che nên chưa có ý thức giữ gìn. Trong thời gian tới cần tổ chức nhiều lớp học IPM, khuyến nông nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức của nông dân về nhà có mái che. Đồng thời cần._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT227.doc
Tài liệu liên quan