Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 và dự đoán đến năm 2010

Tài liệu Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 và dự đoán đến năm 2010: ... Ebook Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 và dự đoán đến năm 2010

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 và dự đoán đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Huyện Nghi Xuân từ xưa đến nay là vùng văn hóa tiêu biểu của xứ Nghệ, là một huyện có đủ các điều kiện thuận lợi, một số tiềm năng lớn chưa khai thác được. Với vị trí địa lý thuận lợi, huyện Nghi Xuân đang dần dần phát huy các thế mạnh của mình, tổ chức khai thác một cách có hiệu quả. Hiện nay, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh đang là một trong những mục tiêu lớn của huyện. Nó có tác động mạnh nhất đến sự phát triển kinh tế, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Những năm gần đây công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh có hướng chuyển biến rõ rệt. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Trần Thị Kim Thu cùng với sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị phòng thống kê huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh, em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 và dự đoán đến năm 2010” Mục đích nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đánh giá tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành này. Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh và ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của huyện Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh Chương III: Vận dụng các phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA HUYỆN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH Điều kiện tự nhiên Nghi Xuân là huyện phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc tiếp cận với Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; Phía Nam giáp huyện Can Lộc, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp thị trấn Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ. Vị trí địa lý nằm ở 18,50 Vĩ bắc, 1060 kinh đông, địa hình có núi , có sông, có biển, có đồng bằng. Toàn huyện có 3 vùng sinh thái: vùng thành thị gồm 2 thị trấn, vùng đồng bằng có 11 xã, và miền núi có 6 xã. Nhiệt độ trung bình hàng năm 220C – 240C, lúc cao nhất là từ 370C – 390C, thấp nhất là 13,50C – 140C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 208 ml – 2399 ml, thường mưa tập trung vào các tháng 1,2,7,8,9. Bình quân hàng năm có từ 2 – 3 cơn bão hoặc áp thấp đổ bộ vào bờ biển Nghi Xuân. Nghi Xuân có vị trí địa lý thuận lợi giáp liền với Thành phố Vinh với gần 300 ngàn dân, Thị xã Hồng Lĩnh nối liền đường 8B sang nước bạn Lào xuống cảng Xuân Hải, có 32 km bờ biển, 20 km đường sông bao quanh, dãy núi Hồng Lĩnh 32 km bao quanh về phía tây, tạo nên thế núi, sông, biển hữu tình, có sức thu hút đầu tư hấp dẫn. Nghi Xuân với diện tích 219 km2, trong đó: núi rừng chiếm 8938 ha, sông ngòi khe suối chiếm 536 ha, bãi cát ven biển chiếm 700 ha, đất trồng phi lao chiếm 1700 ha, bãi bồi ven sông chiếm 178 ha, ruộng đất chưa khai phá chiếm 2388 ha, diện tích không sản xuất được chiếm 808 ha, diện tích trồng trọt chỉ có 6584 ha. Về tài nguyên, Nghi Xuân có đủ nông, lâm, hải sản, ruộng đất nhiều vùng màu mỡ, trồng đủ các loại lúa, khoai, ngô, đậu, … Dừa Xuân Song, hồng Xuân Tiên, là những đặc sản có tiếng của huyện. Nghi xuân có sông Lam bao bọc phía bắc, chảy xuống cửa Hội dài 31 km, ngày đêm tàu thuyền qua lại tấp nập, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa. Dãy Hồng Lĩnh án ngự phía nam như một bức trường thành. Nghi Xuân lại có tám cảnh đẹp (Nghi Xuân bát cảnh) được ghi vào sử sách. Đặc điểm kinh tế - xã hội Nghi Xuân có núi, sông, biển, đồng bằng ven biển nên nền kinh tế Nghi Xuân phát triển hết sức đa dạng, nhưng trong đó ngành nông nghiệp và ngư nghiệp vẫn là hai ngành chủ đạo. Hàng năm giá trị tổng sản lượng toàn huyện (kể cả hai khu vực sản xuất vật chất và khu vực không sản xuất vật chất) đạt từ 250 tỉ đồng – 300 tỉ đồng. Sản lượng lương thực đạt từ 15 – 18 ngàn tấn, tổng thu nhập hàng năm đạt 150 tỉ đồng – 180 tỉ đồng. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 6,5% – 8%. Thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt 1,5 -1,8 triệu đồng. Thu ngân sách tại địa bàn đạt bình quân 3 -3,5 tỉ đồng trong năm. Năm 2008, tuy phải đối mặt những thiệt hại do thời tiết gây ra, kinh tế đã gặp phải không ít khó khăn. Song với tình thần đoàn kết nhất trí cao cùng với sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền, sự hoạch định đường lối đúng đắn của lãnh đạo huyện nên kinh tế Nghi Xuân vẫn tiếp tục phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế vẫn đạt khá với mức 15,7%; trong đó, lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng 10,2%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản, vận tải đạt 23,1%, thương mại - du lịch - dịch vụ đạt 16,8%. Đó là những con số rất đáng mừng ghi nhận những thành quả sự thành công chứng tỏ những chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống. Tác động trực tiếp làm thay đổi diện mạo của huyện nhà. Riêng lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, giá trị sản xuất năm 2008 đạt 371,2 tỷ đồng, tăng 7,4 % so với cùng kỳ, chiếm 41,7% tổng giá trị sản xuất. Nhờ sự hỗ đắc lực cũng như triển khai cụ thể các phương án phòng chống bão lụt, chủ động đối phó, giảm nhẹ thiên tai...nên diện tích và năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên. Hình thức chăn nuôi tập trung bước đầu mang lại hiệu quả cao. Công tác phòng cháy chữa cháy được chủ động triển khai kịp thời, không có điểm nóng về chặt phá  rừng xẩy ra. Năm qua, toàn huyện đã trồng được 71 ha rừng sản xuất với khoảng 25 vạn cây phân tán. Xây dựng mô hình trồng phi lao. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2008 là 7.600 tấn; chỉ đạo việc cải tạo, xử lý dịch bệnh, vệ sinh phục vụ nuôi trồng trên diện tích 710 ha ao đầm, đã nuôi thả được 65 triệu con tôm giống, 3 triệu con cua và 7 triệu con cá giống nước ngọt. Tranh thủ sự hỗ trợ của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, triển khai xây dựng và hoàn thành các công trình: cống ngăn mặn, giữ nước ngọt ở Xuân Phổ và Xuân Hội, tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản  cho bà con nông, ngư dân, xây dựng thành công mô hình nuôi tôm he chân trắng thâm canh.... Nghi Xuân là địa phương có vị trí địa lý giao thông thuận lợi cũng như có nguồn tài nguyên phục vụ công nghiệp xây dựng phong phú nên công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – giao thông – xây dựng ... đều có điều kiện tạo nên những bước tiến vượt bậc. Quy hoạch vùng mỏ đá Xuân Lĩnh, Xuân Liên để tổ chức khai thác, chế biến vật liệu xây dựng; chế biến hải sản ở các xã bãi ngang; cơ khí sửa chữa hầu hết các địa phương...Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư và đi vào sản xuất có hiệu quả như: Nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy rượu, nhà máy gỗ...góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động. Bên cạnh đó, thương mại – dịch vụ cũng có những bước tiến vượt bậc. Chợ nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, mở rộng, thu hút hơn 2,5 hộ và trên 3,6 lao động tham gia kinh doanh thương nghiệp. Các loại hình dịch vụ tiếp tục được hình thành và phát triển. Tập trung vào các lĩnh vực: vận tải, xây dựng, văn hoá, thông tin, sửa chữa...Tạo cơ hội và giải quyết việc làm cho nhiều lao động; Tăng cường kiểm tra giá cả thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, việc chấp hành luật pháp của các cơ sở kinh doanh. Nghi Xuân có bãi biển Xuân Thành là điểm di lịch lý tưởng cho du khách vào những ngày nghỉ, là địa phương có thắng cảnh cũng như nhiều khu di tích lịch sử như mộ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ... thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch. Vì thế, du lịch trên địa bàn có điều kiện phát triển. Huyện đang tích cực thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng các dịch vụ cho du khách. Các di tích, danh thắng tiếp tục được đầu tư, tôn tạo, gắn du lịch biển với du lịch văn hoá thu hút một nguồn ngân sách lớn cho huyện nhà. Để tạo đà cho phát triển, Nghi Xuân tích cực đầu tư cho xây dựng cơ bản, ưu tiên cho các dự án đầu tư trọng điểm của huyện với tổng mức đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác trị giá 530 tỷ đồng. Không ngừng đầu tư cho xây dựng giao thông nông thôn, y tế, trường học và các công trình phúc lợi xã hội khác. Các hoạt động văn hoá – xã hội - thể dục thể thao luôn được chú trọng tổ chức; nghiêm túc thực hiện các cuộc thi đua và các cuộc vận động như "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Quan tâm đúng mức tới công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc biệt, huyện đã hoàn thành 13 hồ sơ đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh công nhận 8 di tích lịch sử, văn hoá; chỉ đạo các đơn vị tổ chức đón nhận Bằng công nhận các di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh. Đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng lối sống văn hoá... Lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện cũng không ngừng gặt hái thành công. Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình cũng được đẩy mạnh. Thành công lớn nhất trong năm qua đối với lĩnh vực y tế trên địa bàn là tách thành công Trung tâm y tế huyện thành bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế dự phòng  đã ổn định và đi vào hoạt động phục vụ tốt cho khám chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế cũng như trang thiết bị ngày càng được củng cố, công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình được triển khai tích cực nên tỷ lệ sinh cũng như tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm hẳn. Nhờ nắm chắc tình hình, dự báo chính xác và chủ động xử lý linh hoạt các tình huống, bảo đảm duy trì nghiêm túc các chế độ trực ban, canh gác nên trong thời gian qua, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn vẫn được giữ vững, góp phần ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH Vị trí và điều kiện của Nghi Xuân có thể phát triển mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Huyện Nghi Xuân là huyện có nhiều truyền thống, sản xuất công nghiệp có thế mạnh trong sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là khu công nghiệp Xuân An đã và đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư. 1.2.1. Vai trò của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế của huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh Huyện Nghi Xuân với điểm xuất phát rất thấp, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn non yếu, chủ yếu là công nghiệp chế biến, sửa chữa, gia công nhưng cũng chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, công nghệ kỹ thuật lạc hậu.Mặc dù vậy nó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển kinh tế hiện tại và tương lai của huyện Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh góp phần tăng trưởng kinh tế huyện Ngành CN-TTCN NQD, khi phát triển bản thân nó là một khu vực đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế huyện. Sự phát triển ngày càng nhanh chóng của công nghiệp ngoài quốc doanh góp phần tăng nhanh tích lũy để đầu tư phát triển huyện.Tiểu thủ công nghiệp cũng có vai trò và vị trí rất quan trọng trong. Ngoài việc góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tiểu thủ công nghiệp mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển góp phần quan trọng trong việc tạo tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động kinh tế-xã hội Điều này là hiển nhiên và phù hợp với nguyên lý chung về phát triển kinh tế. Các sản phẩm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài phục vụ cho những muc tiêu của chính phủ cũng như tiêu dùng cá nhân thì một phần lớn các sản phẩm kỹ thuật cơ bản máy móc thiết bị kỹ thuật được dùng để trang bị cho các hoạt động kinh tế xã hội khác. Ngoài những tác động có tính trực tiếp đến các hoạt động kinh tế xã hội, những tác động gián tiếp của sự phát triển CN-TTCN NQD nhìn chung khó có thể lượng hóa được. Với sự hỗ trợ của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, nhiều ngành kinh tế phát triển đã tạo ra việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển tạo động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển Ngược với việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và cung cấp vật tư kỹ thuật cho các hoạt động kinh tế-xã hội, sự phát triển của CN-TTCN NQD còn có tác dụng lôi kéo các hoạt động kinh tế-xã hội phát triển. Trước hết, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là nơi tiêu thụ các sản phẩm từ một số ngành kinh tế khác. Thứ hai, CN-TTCN NQD phát triển tào nhiều cơ hội việc làm cho đông đảo người lao động. Thứ ba, sự phát triển của CN-TTCN NQD sẽ làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của huyện. Thứ tư, với một chiến lược phát triển CN-TTCN NQD hợp lý sẽ góp phần giảm bớt sự khác biệt giữa các khu vực dân cư trong huyện. 1.2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh Về công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh Những năm qua, nhờ có những bước đi thích hợp, Nghi Xuân đã biến các mục tiêu của mình trở thành hiện thực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 12,8%. Trong năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp xấp xỉ đạt 153,376 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng giá trị sản xuất. Riêng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương giá trị sản xuất ước đạt 90 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2006. Từ năm 2007 Nghi Xuân đã đa dạng hóa các hình thức đầu tư và loại hình đầu tư để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhất là việc triển khai các dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh trên địa bàn, trong đó có việc triển khai quy hoạch khu công nghiệp Gia Lách. Thực hiện Công văn số 328/UBND-XD ngày 9/2/2007 của ủy ban nhân dân tỉnh, thời gian qua, huyện Nghi Xuân và các ban ngành liên quan đã tổ chức xem xét, khảo sát thực địa và thống nhất cao về việc chuyển khu công nghiệp Gia Lách với diện tích phạm vi nghiên cứu quy hoạch khoảng 250 ha, thuộc đất của xã Xuân Viên về phía xã Xuân Lĩnh. Đây là một khu công nghiệp lớn và quan trọng với các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển là dệt may, giày da, điện – điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Trong tương lai, đây sẽ là khu công nghiệp phát triển mạnh bởi có rất nhiều lợi thế và tiềm năng. Về vị trí địa lý, khu công nghiệp Gia Lách giáp với thành phố Vinh, một thành phố năng động và phát triển, giáp biển Đông, thuận lợi cho việc giao thương bằng đường biển. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, 8B; đường thủy có sông Lam, cảng Hà Tĩnh, cảng Vũng Áng, các cảng sông Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Hội, đường hàng không có sân bay Nghi Lộc... Tất cả đã tạo nên một đầu mối giao thông quan trọng, nối liền khu công nghiệp Gia Lách với các vùng, miền lân cận, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.  Bên cạnh đó, huyện Nghi Xuân còn có các khu du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn như khu du lịch biển Xuân Thành, khu du lịch sinh thái và khách sạn Xuân An, khu dịch vụ Thương mại du lịch tại thị trấn Xuân An, khu du lịch sinh thái biển Xuân Liên, khu đô thị Nam bờ sông Lam. Đặc biệt, với truyền thống về làm công nghiệp – thương mại, huyện Nghi Xuân đã và đang được Tỉnh tạo điều kiện khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Điều này được cụ thể hóa tại các nghị quyết, quyết định như Nghị quyết 05 về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Quyết định 30 của ủy ban tỉnh về hỗ trợ đầu tư... Huyện cũng đã có Nghị quyết 06 về phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và thương mại du lịch. Tất cả đã tạo cơ sở, tiền đề cho huyện Nghi Xuân nói chung và khu công nghiệp Gia Lách nói riêng có điều kiện và lợi thế để từng bước phát triển. Còn một thuận lợi nữa không thể không kể đến của khu công nghiệp Gia Lách là huyện Nghi Xuân có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nhu cầu làm việc rất cao, bên cạnh đó, nhiều năm qua, Nghi Xuân đã làm rất tốt công tác cải cách hành chính, do đó, đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nên thực sự đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Vì vậy, một khu công nghiệp hiện đại và đóng góp đáng kể những thành tựu cho kinh tế Nghi Xuân là cái đích mà khu công nghiệp Gia Lách đang hướng tới. Với điều kiện thế mạnh như vùng kinh tế Xuân An rất phù hợp để phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh . Thị trấn Xuân An lợi thế về giao thông có đường quốc lộ 1A chạy qua với chiểu dài 2km qua cầu Bến Thủy sang thành Vinh. Đường 8B nối cửa khẩu Cầu treo (qua Lào) chạy qua Thị trấn nối cảng Xuân Hải. Giao nhau của tỉnh lộ, đường 8B, quốc lộ 1A tạo ngã ba ngay sát khu công nghiệp. Sông Lam chạy qua Thị trấn cách khu công nghiệp 500m về phía bắc, với bến cảng sông thuận tiện cho vận tải đường sông, nối cảng biển chưa đầy 10km về phía đông bắc (có quy hoạch kèm theo). Mặt bằng, đất đai bằng phẳng: Diện tích kéo dài theo chân núi Hồng Lĩnh vào xã Xuân Viên, Xuân Lĩnh có diện tích trên 400ha chưa có dân cư, đang canh tác có thể quy hoạch mở rộng cho khu công nghiệp. Gần bến ga xe lửa, sân bay: Trung tâm khu công nghiệp chỉ cách sân bay Vinh và ga xe lửa Vinh chưa đầy 7km về phía bắc. Gần thị trường tiêu thụ: Thành phố Vinh, thị xã Hồng Lĩnh đang được mở rộng, phía nam cầu Bến Thủy. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định quy hoạch xây dựng khu đô thị với diện tích 30ha, với phương thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Do vậy dân số trong tương lai phát triển lớn là thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Hệ thống điện đã được đầu tư bảo đảm cho sản xuất và sinh hoạt. Nhà máy nước với công suất 6000m3/ngày đêm, đang được triển khai xây dựng. Nguồn lao động trên địa bàn đang dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của khu công nghiệp. Thực hiện Công văn số 328/UBND-XD ngày 9/2/2007 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, thời gian qua, huyện Nghi Xuân và các ban ngành liên quan đã tổ chức xem xét, khảo sát thực địa và thống nhất cao về việc chuyển khu công nghiệp Gia Lách với diện tích phạm vi nghiên cứu quy hoạch khoảng 250 ha, thuộc đất của xã Xuân Viên về phía xã Xuân Lĩnh. Đây là một khu công nghiệp lớn và quan trọng với các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển là dệt may, giày da, điện – điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Trong tương lai, đây sẽ là khu công nghiệp phát triển mạnh bởi có rất nhiều lợi thế và tiềm năng. Về vị trí địa lý, khu công nghiệp Gia Lách giáp với thành phố Vinh, một thành phố năng động và phát triển, giáp biển Đông, thuận lợi cho việc giao thương bằng đường biển. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, 8B; đường thủy có sông Lam, cảng Hà Tĩnh, cảng Vũng Áng, các cảng sông Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Hội, đường hàng không có sân bay Nghi Lộc... Tất cả đã tạo nên một đầu mối giao thông quan trọng, nối liền khu công nghiệp Gia Lách với các vùng, miền lân cận, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, huyện Nghi Xuân còn có các khu du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn như khu du lịch biển Xuân Thành, khu du lịch sinh thái và khách sạn Xuân An, khu dịch vụ Thương mại du lịch tại thị trấn Xuân An, khu du lịch sinh thái biển Xuân Liên, khu đô thị Nam bờ sông Lam. Đặc biệt, với truyền thống về làm công nghiệp – thương mại, huyện Nghi Xuân đã và đang được Tỉnh tạo điều kiện khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Điều này được cụ thể hóa tại các nghị quyết, quyết định như Nghị quyết 05 về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Quyết định 30 của uỷ ban tỉnh về hỗ trợ đầu tư... Huyện cũng đã có Nghị quyết 06 về phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và thương mại du lịch. Tất cả đã tạo cơ sở, tiền đề cho huyện Nghi Xuân nói chung và khu công nghiệp Gia Lách nói riêng có điều kiện và lợi thế để từng bước phát triển. Còn một thuận lợi nữa không thể không kể đến của khu công nghiệp Gia Lách là huyện Nghi Xuân có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nhu cầu làm việc rất cao. Nhiều năm qua, Nghi Xuân đã làm rất tốt công tác cải cách hành chính, do đó, đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nên thực sự đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Vì vậy, một khu công nghiệp hiện đại và đóng góp đáng kể những thành tựu cho kinh tế Nghi Xuân là cái đích mà khu công nghiệp Gia Lách đang hướng tới. Nguồn nguyên liệu chủ yếu dùng trong sản xuất công nghiệp bao gồm: Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng: Đá phục vụ cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng dồi dào. Nguồn cát vàng tại Xuân Liên, cát xây, cát đổ dồi dào trên dọc sông Lam Khoáng sản Ti tan ở Xuân Liên, Cương Gián Nguồn khoáng sản Ti tan ở 2 xã này đã được khảo sát có chất lượng tốt và có trữ lượng lớn. Thủy hải sản dọc ven biển cả đánh bắt, nuôi trồng có thể đáp ứng qua cảng cá Xuân Phổ đủ cho sản xuất công nghiệp chế biến các hải sản xuất khẩu như tôm, mực, cua, rong, tảo biển và các loại cá có chất lượng cao, … Về tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh Trong những năm trước đây Nghi Xuân là huyện có nghề truyền thống xuất khẩu hang thảm len, thảm đay với nhiểu cơ sở sản xuất nổi tiếng như xí nghiệp 22-12, xí nghiệp 19-5 tại Xuân Hội. Do thị trường Đông âu biến động nên khâu tiêu thụ bị đình trệ đến nay cơ sở sản xuất phải đóng cửa. Năm 2002 sản phẩm chủ yếu của ngành tiểu thủ công nghiệp tập trung vào các mặt hàng sau: Sản xuất vật liệu xây dựng hàng năm có sản lượng như sau: Đá, cát, sỏi: 100.000m3; Gạch nung: 25.000.000 viên; Ngói ép: 160.000 viên; Chiếu cói: 120.000m2; Chế biến nước mắm: 500.000 lít; Chế biến hải sản khác: 60.000 tấn; Sản xuất cánh cửa sắt dân dụng: 4.000 m2; Xẻ gỗ, sản xuất đồ mộc: 5.000 m2; Sản xuất muối ăn: 300 tấn và một số mặt hàng dân dụng thiết yếu khác. 1.2.3. Định hướng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh Định hướng phát triển công nghiệp ngaòi quốc doanh huyện trong thời gian tới Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn, trước hết để giải quyết việc làm cho người lao động. Bằng nhiều cơ chế thông thoáng về đất đai, giải phóng mặt bằng, cơ chế thuế, xây dựng cơ bản, thủ tục hành chính, … để thu hút đầu tư vào địa bàn bằng nhiều nguồn vốn, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trên cơ sở cho phép của pháp luật. Định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian tới: Rà soát lại các ngành nghề truyền thống xây dựng dự án phát triển làng nghề, nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ cho người lao động, đặc biệt chú ý ngành nghề chế biến hải sản. Thu hút đầu tư vào cảng cá Xuân Phổ, cảng sông Xuân Hải. Những dự án cần đầu tư vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp là: Chế biến thủy hải sản xuất khẩu Khôi phục làng nghề truyền thống Sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ép đá) CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIÊP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 VÀ HƯỚNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÓ Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất CN-TTCN NQD huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh bao gồm: Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân là số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được ghi tên vào danh sách cơ sở sản xuất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do doanh nghiệp trực thuộc ghi tên vào danh sách cơ sở lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý Số lượng lao động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh Số lượng lao động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh là những người lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh; do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đó trực tiếp quản lý sử dụng sức lao động và trả lương. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 Khối lượng sản phẩm công nghiệp-thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh Khái niệm: Khối lượng sản phẩm hiện vật công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh là tổng số sản phẩm của từng mặt hàng do các bộ phận sản xuất của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đó tạo ra trong một năm Ý nghĩa: Khối lượng sản phẩm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh là kết quả sản xuất của từng mặt hàng sản phẩm phản ánh khối lượng giá trị sử dụng của nó, được dùng làm cơ sở để tính các chỉ tiêu giá trị của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đó và phục vụ việc lập bảng cân đối liên ngành. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnhh Khái niệm: Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ra trong một thời kỳ và là bộ phận chủ yếu của chỉ tiêu GO chung của doanh nghiệp Ý nghĩa: Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh có các ý nghĩa quan trọng sau: Phản ánh quy mô về kết quả của hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Là cơ sở tính các chỉ tiêu VA và NVA của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Là căn cứ tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nó được dùng để tính GDP, GNI của nền kinh tế quốc dân GO bao gồm đủ (C+V+M) nên có thể sự trùng lặp về giá trị trong tính toán Nội dung: GO công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh được xét theo số liệu sản xuất và theo số liệu tiêu thụ Theo số liệu sản xuất, GO gồm các yếu tố: Giá trị thành phẩm (sản phẩm chính, phụ và nửa thành phẩm) sản xuất bằng nguyên, vật liệu của các doanh nghiệp đó Giá trị chế biến thành phẩm làm bằng nguyên, vật liệu của khách hàng. (Khi nhận gia công, doanh nghiệp không được khách hàng cung cấp thông tin về giá cả vật tư mang đến khách hàng, nên không cần phải tách giá trị vật tư) Giá trị sản phẩm của hoạt động sản xuất phụ (không thể tách riêng về ngành phù hợp) Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi đã tiêu thụ Chênh lệch sản phẩm trung gian (nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang), công cụ, mô hình tự chế giữa cuối và đầu kỳ Giá trị dịch vụ công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp hoàn thành cho bên ngoài (sữa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, gia công ngắn hay hoàn chỉnh sản phẩm) Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp Theo số liệu tiêu thụ, GO gồm: Doanh thu tiêu thụ thành phẩm (chính, phụ và nửa thành phẩm) do lao động của doanh nghiệp làm ra Doanh thu tiêu thụ thành phẩm tương tự như trên (làm bằng nguyên, vật liệu của doanh nghiệp) thuê gia công bên ngoài Doanh thu từ hợp đồng chế biến sản phẩm cho khách hàng Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất phụ (khi không thể hạch toán riêng về ngành phù hợp) Thu nhập từ hàng hóa mua vào bán ra không qua chế biến Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm Chênh lệch giá trị sản phẩm trung gian và công cụ mô hình tự chế giữa cuối và đầu kỳ Chênh lệch giá trị hàng hóa đã gửi bán chưa thu được tiền giữa cuối và đầu kỳ Doanh thu cho thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp đó Kết quả tính toán GO theo hai cách trên có thể không khớp nhau, do các nguyên nhân: Mỗi cách dựa vào nguồn số liệu riêng Ở giác độ tiêu thụ có nhiều khoản thu hơn Ở góc độ sản xuất thường tính theo giá so sánh và giá hiện hành, còn ở góc độ phân phối chỉ tính theo giá hiện hành Phương pháp tính: GO của hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tính theo giá sử dụng cuối cùng gồm các yếu tố sau: (+) Doanh thu thuần của hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (gồm doanh thu thuần bán sản phẩm hàng hóa công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và doanh thu thuần cung cấp dịch vụ sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp) (+) Trợ cấp của Nhà nước (+) Chênh lệch (cuối kỳ trừ đầu kỳ) của sản phẩm trung gian, công cụ mô hình tự chế (+) Chênh lệch thành phẩm tồn kho (+) Chênh lệch hàng gửi bán (+) Thuế sản xuất khác (=) Giá trị sản xuất theo giá cơ bản (+) Thuế sản phẩm (=) Giá trị sản phẩm theo giá sản xuất (+) Cước vận tải và phí thương nghiệp (=) Giá trị sản xuất theo giá sử dụng cuối cùng Giá trị tăng thêm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh Khái niệm: Giá trị gia tăng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh là phần giá trị tăng thêm của kết quả sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong một chu kỳ, được tạo ra bởi hai yếu tố sản xuất có vai trò tích cực là lao động sống và tư liệu lao động. Vì vậy chỉ tiêu bao gồm giá trị mới sáng tạo của lao động và giá trị chuyển dịch (hay hoàn vốn) của tài sản cố định Đây là chỉ tiêu tính theo phương pháp SNA, có cấu thành giá trị: VA = (V+M)+C1 Ý nghĩa: Đánh giá vai trò của mỗi yếu tố trong 2 yếu tố tích cực Xem xét mối quan hệ phân chia lợi ích giữa người lao động với doanh nghiệp Phản ánh thành quả lao động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và mức đóng góp đích thực của mỗi doanh nghiệp đó vào kết quả sản xuất của nền kinh tế Đảm bảo sự công bằng hợp lý trong việc tính thuế giá trị gia tăng Là cơ sở để tính GDP và GNI của nền kinh tế quốc dân Phương pháp tính VA công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh được tính theo 2 phương pháp: Phương pháp sản xuất: VA = GO – IC Phương pháp phân phối: VA = V + M + C1 Trong đó: V là thu nhập lần đầu của lao động, gồm: Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động (nhận dưới hình thức tiền mặt và cả bằng hiện vật) Tiền đóng góp vào các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của người sử dụng lao động Các khoản thu nhập ngoài lương hoặc ngoài thu nhập theo ngày công (như chi ăn trưa, ca 3, chi lương cho ngày nghỉ việc, bồi dưỡng nghiệp vụ, các khoản tiền thưởng được hạch toán vào chi phí kinh doanh) mà doanh nghiệp trả trực tiếp cho người lao động M là tổng thu nhập lần đầu tạo ra trong doanh nghiệp công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh (hay tổng lãi gộp), gồm các khoản: Thuế sản xuất (trừ trợ cấp), gồm: thuế sản phẩm, thuế sản xuất khác Lãi trả tiền vay ngân hàng (không kể chi phí dịch vụ ngân hàng đã tính vào IC) Thuế thu nhập doanh nghiệp Phần còn lại là lãi ròng của hoạt động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của doanh nghi._.ệp, dùng để chia cho các chủ sở hữu vốn và trích lập các quỹ của doanh nghiệp C1 là khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp Để tính được VA theo phương pháp sản xuất cần phải xác định được chi phí trung gian Chi phí trung gian là chi phí sử dụng đối tượng lao động cho sản phẩm trung gian để làm ra sản phẩm cuối cùng trong một thời kỳ và do đó là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, được tính theo phương pháp SNA phục vụ cho việc xác định chỉ tiêu giá trị gia tăng. Chi phí trung gian của hoạt động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp gồm toàn bộ chi phí về mặt vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định) và chi phí về dịch vụ cho sản phẩm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của doanh nghiệp Chi phí vật liệu khác, gồm có: Nguyên, vật liệu chính Vật liệu phụ, bao bì Nửa thành phẩm mua ngoài Điện năng mua ngoài Nhiên liệu, chất đốt Công cụ lao động nhỏ Vật tư đưa vào sửa chữa thường xuyên tài sản cố định Dụng cụ bảo vệ sản xuất và phòng cháy chữa cháy Trang phục bảo vệ lao động Chi phí văn phòng phẩm Chi phí vật chất khác Chi phí dịch vụ, gồm có: Công tác phí Tiền thanh toán các hợp đồng sản phẩm hay dịch vụ thuê ngoài mà nguyên, vật liệu do doanh nghiệp cung cấp Tiền thuê nhà cửa, máy móc thiết bị, kho, bãi Tiền thuê sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng tài sản cố định Tiền trả công đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công nhân viên chức Tiền trả cho sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và nghiên cứu khoa học Tiền chi cho dịch vụ pháp lý, tư vấn kinh doanh Cước phí vận tải và bưu điện, lệ phí bảo hiểm nhà nước và nhà cửa, tài sản và an toàn sản xuất, kinh doanh, lệ phí dịch vụ ngân hàng Chi phí phòng cháy chữa cháy, bảo vệ an ninh và vệ sinh khu vực Tiền thuê quảng cáo, thông tin, kiểm toán Tiền trả cho các dịch vụ khác: in, sao, chụp tài liệu, … Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất, kinh doanh với chi phí sản xuất, kinh doanh (chỉ tiêu hiệu quả thuận), hoặc ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả nghịch). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn được gọi là các chỉ tiêu năng suất. Về kết quả sản xuất, kinh doanh có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: Tính bằng sản phẩm hiện vật: Số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ tính toán Tính bằng tiền tệ, gồm có: Doanh thu, doanh thu thuần, GO, VA, NVA, lợi nhuận, … Về chi phí sản xuất, kinh doanh có thể sử dụng 3 nhóm chỉ tiêu sau: Chi phí lao động : Tổng số giờ - người làm việc trong kỳ Tổng số ngày – người làm việc trong kỳ Số lao động làm việc bình quân trong kỳ Tổng quỹ lương Tổng quỹ phân phối lần đầu cho người lao động Chi phí về vốn: Tổng vốn có bình quân trong kỳ Vốn cố định có bình quân trong kỳ Vốn lưu động có bình quân trong kỳ Tổng giá trị khấu hao trong kỳ Tổng chi phí sản xuất trong kỳ Tổng chi phí trung gian trong kì … Chi phí về đất đai: Tổng diện tích mặt bằng của doanh nghiệp Tổng diện tích sử dụng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong phân tích hiệu quả sản xuất CN-TTCN NQD huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh các chỉ tiêu hiệu quả cần phân tích là: năng suất lao động theo GO và năng suất lao động theo VA 2.1.4. Hướng phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tình hình sản xuất CN-TTCN NQD của huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh, với những số liệu thu thập được chưa thật đầy đủ và chi tiết. Do vậy trong đề tài này chỉ có một số chỉ tiêu có số liệu, bao gồm: Số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN NQD phân theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế và theo khu vực Số lượng lao động sản xuất CN-TTCN NQD phân theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế Sản phẩm chủ yếu ngành CN-TTCN NQD Giá trị sản xuất CN-TTCN NQD Giá trị tăng thêm CN-TTCN NQD Với các số liệu đó ta có các hướng phân tích sau: Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất, bao gồm: + Phân tích biến động số cơ sở sản xuất, gồm: Biến động chung, biến động theo thành phần kinh tế, biến động theo ngành kinh tế, biến động theo khu vực, sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian và đồ thị thống kê + Phân tích biến động số lao động sản xuất, gồm: Biến động chung, biến động theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế; sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian và đồ thị thống kê Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất: + Biến động sản phẩm hiện vật + Phân tích biến động GO, gồm: Biến động chung, biến động theo thành phần kinh tế, biến động theo ngành kinh tế: sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian và đồ thị thống kê + Phân tích biến động VA, gồm: Biến động chung, biến động theo thành phần kinh tế, biến động theo ngành kinh tế; sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian và đồ thị thống kê Phân tích chỉ tiêu năng suất lao động, gồm: + Phân tích biến động năng suất lao động theo GO, gồm: Biến động chung, biến động theo ngành kinh tế; sử dụng phương pháp phân tích dãy sô thời gian và đồ thị thống kê + Phân tích biến động năng suất lao động theo VA, gồm: Biến động chung, sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động GO, VA: Sử dụng phương pháp chỉ số Dự đoán GO đến 2010: Vì có số liệu theo năm nên không có biến động thời vụ , có biến động thành phần ngẫu nhiên và có xu thế. Do đó có thể sử dụng các phương pháp dự đoán sau: + Dự đoán theo các mức độ bình quân + Dự đoán dựa vào hàm xu thế + Dự đoán bằng mô hình san bằng mũ có xu thế, không biến động thời vụ (Mô hình Holt) + Dự đoán bằng mô hình tuyến tính không dừngh MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 Phương pháp phân tổ thống kê Khái niệm Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ như khi nghiên cứu về tình hình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh ta có thể chia theo các tiêu thức: thành phần kinh tế, ngành kinh tế, số lao động, giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, năng suất lao động, … 2.2.1.2. Ý nghĩa - Phân tổ thống kê thực hiện được việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp. Các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ (và tiểu tổ): giữa các tổ đề có sự khác nhau rõ rệt về tính chất, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau (hay gần giống nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng phương pháp này. Tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu đòi hỏi phải tổng hợp theo từng tổ, từng bộ phận. Vì vậy khi tổng hợp thống kê, trước hết, người ta thường sắp xếp các đơn vị vào từng tổ, từng bộ phận, tính toán các đặc điểm của mỗi tổ hoặc bộ phận, rồi sau đó mới tính các đặc điểm chung của cả tổng thể Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác. Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê, nhằm phân tổ đối tượng điều tra thành những bộ phận có đặc điểm, tính chất khác nhau từ đó chọn các đơn vị điều tra sao cho có tính đại biểu cho tổng thể chung. Nhiệm vụ Phân tổ thực hiện việc phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Hiện tượng kinh tế, xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường không phải là tổng thể đồng chất, mà là tổng thể bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình rất khác nhau, phát triển theo những xu hướng không giống nhau. Vì vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các đặc trưng riêng biệt của từng loại hình và mối quan hệ giữa các loại hình đó với nhau. Muốn vậy, trước hết phải dựa tren lý luận kinh tế, chính trị, xã hội để phân biệt các bộ phận khác nhau về tính chất đang tồn tại khách quan trong nội bộ hiện tượng Phân tổ thống kê có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Ta biết rằng một hiện tượng kinh tế, xã hội do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận hay nhóm này chiếm những tỷ trọng khác nhau trong tổng thể và nói lên tầm quan trọng của mình trong tổng thể dó. Mặt khác, tỷ trọng của các bộ phận còn nói lên kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào đó. Muốn nghiên cứu được kết cấu của tổng thể, phải dựa trên cơ sở phân tổ thống kê. Phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. Hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh và biến động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh, mà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Giữa các tiêu thức mà thống kê nghiên cứu cũng thường có mối liên hệ với nhau: sự thay đổi của tiêu thức này sẽ đưa đến sự thay đổi của tiêu thức kia theo một quy luật nhất định. Tìm hiểu tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và giữa các tiêu thức nói riêng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thống kê. Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp có thể giúp ta thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này Các loại phân tổ thống kê Trong thống kê ta có thể phân loại phân tổ thống kê căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê và căn cứ vào số lượng tiêu thức của phân tổ Căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê: có ba loại phân tổ: Phân tổ phân loại Phân tổ phân loại giúp nghiên cứu một cách có phân biệt các loại hình kinh tế - xã hội, nêu lên đặc trưng và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Từ việc nghiên cứu riêng biệt mỗi loại hình đó, tiến thêm một bước nghiên cứu các đặc trưng của toàn bộ hiện tượng phức tạp, giải thích một cách sâu sắc bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Theo loại phân tổ này các doanh nghiệp công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh được phân loại theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế, … Phân tổ kết cấu Trong công tác nghiên cứu thống kê, các bảng phân tổ kết cấu được sử dụng rất phổ biến, nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và để nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian. Kết cấu của tổng thể phản ánh một trong các đặc trưng cơ bản của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Sự thay đổi kết cấu của tổng thể qua thời gian có thể giúp ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng. Ví dụ: Sự thay đổi kết cấu giá trị sản xuất CN-TTCN NQD huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu CN-TTCN NQD trong quá trình phát triển của huyện Phân tổ kết cấu giúp ta có thể so sánh được bản chất của các hiện tượng cùng loại trong điều kiện không gian khác nhau. Phân tổ còn được vận dụng trong phân tích thực tiễn kế hoạch để thấy rõ tỷ trọng các bộ phận chưa hoàn thành, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Từ đó có thể đánh giá việc thực hiện kế hoạch, xem xét lại việc đặt kế hoạch như vậy có hợp lý không và có thể tính được khả năng tiềm tàng vượt mức kế hoạch, trên cơ sở kết hợp với các giả thiết khác. Trong nhiều trường hợp nghiên cứu, phân tổ kết cấu có thể được xác định ngay trên cơ sở phân tổ phân loại, như vậy là hai loại phân tổ này thường kết hợp chặt chẽ với nhau. Mặt khác, ngay cả đối với tổng thể đồng chất cũng vẫn thường bao gồm các bộ phận khác nhau do nhiều nguyên nhân cụ thể, cho nên vẫn cần phân tổ kết cấu. Phân tổ liên hệ Khi tiến hành phân tổ liên hệ, các tiêu thức có liên hệ với nhau được phân biệt thành hai loại: tiêu thức nguyên nhân, tiêu thức kết quả. Tiêu thức nguyên nhân là tiêu thức gây ảnh hưởng; sự biến động của tiêu thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi (tăng hoặc giảm) của tiêu thức phụ thuộc mà ta gọi là tiêu thức kết quả - một cách có hệ thống. Như vậy, các đơn vị tổng thể trước hết được phân tổ theo một tiêu thức (thường là các tiêu thức nguyên nhân), sau đó trong mỗi tổ tiếp tục tính các trị số bình quân của tiêu thức còn lại (thường là tiêu thức kết quả). Quan sát sự biến thiên của hai tiêu thức này có thể giúp ta kết luận về tính chất của mối liên hệ giữa hai tiêu thức. Chẳng hạn trong mối liên hệ giữa năng suất lao động CN-TTCN NQD và giá trị sản xuất CN-TTCN NQD thì tiêu thức nguyên nhân là năng suất lao động CN-TTCN NQD và tiêu thức kết quả là giá trị sản xuất CN-TTCN NQD. Năng suất lao động CN-TTCN NQD tăng lên tạo điều kiện cho giá trị sản xuất CN-TTCN NQD cũng tăng lên. Phân tổ liên hệ còn có thể được vận dụng để nghiên cứu mới liên hệ giữa nhiều tiêu thức. Khi phân tổ liên hệ nhiều tiêu thức trước hết tổng thể được phân tổ theo một tiêu thức nguyên nhân, sau đó mỗi tổ lại được chia thành các tiểu tổ theo nguyên nhân thứ hai, tiếp tục quá trình với các nguyên nhân còn lại, cuối cùng tính trị số tổng hoặc bình quân của tiêu thức kết quả cho từng tổ và tiểu tổ đó. Căn cứ vào số lượng tiêu thức của phân tổ: Ta chia thành phân tổ theo một tiêu thức và phân tổ theo nhiều tiêu thức Phân tổ theo một tiêu thức Phân tổ theo một tiêu thức là tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau trên cơ sở một tiêu thức thống kê hay còn gọi là phân tổ giản đơn. Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh theo tiêu thức thành phần kinh tế được chia thành ba tổ: thành phần kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể Phân tổ theo nhiều tiêu thức Phân tổ theo nhiều tiêu thức là tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau trên cơ sở nhiều tiêu thức thống kê (từ hai tiêu thức trở lên). Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm của hiện tượng và các tiêu thức phân tổ mà phân tổ theo nhiều tiêu thức được chia thành hai loại: phân tổ kết hợp và phân tổ nhiều chiều Phân tổ kết hợp: là tiến hành phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức một. Các tiêu thức được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với mục đích nghiên cứu và đặc điểm của hiện tượng. Thông thường người ta hay phân tổ theo tiêu thức liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu và có ít biểu hiện trước. Tuy nhiên theo cách này số tiêu thức phân tổ không nên quá nhiều (thường 2 hoặc 3) vì nếu như vậy sẽ chia tổng thể thành quá nhiều bộ phận nhỏ có thể gây khó khăn cho việc phân tích Phân tổ nhiều chiều Phân tổ nhiều chiều là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng có vai trò như nhau trong việc đánh giá hiện tượng. Chẳng hạn, để phản ánh quy mô của doanh nghiệp CN-TTCN NQD của huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh có thể biểu hiện qua các tiêu thức: số lao động sản xuất, số cơ sở sản xuất, … Các tiêu thức này đều khác nhau về số lượng và đơn vị tính nhưng đề biểu hiện quy mô của doanh nghiệp. Phương pháp dãy số thời gian 2.2.2.1.Khái niệm về dãy số thời gian Định nghĩa: Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số. Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. Chẳng hạn ta có số liệu: Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GO (triệu đồng) 30386 35500 36000 36000 40280 43000 46000 Dãy số thời gian trên phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh từ năm 2002 đến năm 2008. Dãy số thời gian ở trên có khoảng cách thời gian là một năm và là dãy số thời kỳ Tác dụng: Dãy số thời gian được dùng để phân tích các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, tứ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian đó Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian Để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời giant a sử dụng các chỉ tiêu sau đây: Mức độ bình quân qua thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian. Tùy theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà công thức tính khác nhau. Đối với dãy số thời kỳ, mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau đây: Trong đó: yi (i = 1, 2,…,n) là các mức độ của dãy số thời kỳ. Đối với dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian bằng nhau cần phải giả thiết rằng sự biến động của các mức độ là tương đối đều đặn. Công thức để tính mức độ bình quân qua thời gian từ dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian bằng nhau là: Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau đây: Trong đó: hi (i = 1, 2, …, n) là khoảng thời gian có mức độ yi (i = 1, 2,…, n) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối sau đây: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ): Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức sau đây: (với i = 2, 3, …,n) Trong đó: : Luợng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) ở thời gian i so với thời gian đứng liền trước đó là i – 1 yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i yi-1 : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i -1 Nếu yi > yi-1 thì di > 0: Phản ánh quy mô hiện tượng tăng, ngược lại nếu yi < yi-1 thì di < 0: Phản ánh quy mô hiện tượng giảm. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau đây: Di = yi – y1 (với i = 2, 3,…, n) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn và được tính theo công thức sau đây: Tốc độ phát triển Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Tuy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các tốc độ phát triển sau đây: Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó và được tính theo công thức sau đây: (với i = 2, 3,…, n) Trong đó: ti : Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i – 1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc % - Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng của hiện tượng ở thời gian những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau đây: (với i = 2, 3,…, n) Trong đó: Ti :Tốc độ :phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc % Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có các mối quan hệ sau đây: Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc, tức là: Thứ hai: Thương của tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i với tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i – 1 bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó, tức là: Tốc độ phát triển bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn. Từ mối quan hệ thứ nhất giữa các tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc nên tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức số bình quân nhân, tức là: Từ công thức tính tốc độ phát triển bình quân cho thấy: Chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định. Tốc độ tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây: Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian i – 1 và được tính theo công thức sau đây: Tức là: Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn (biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát triển liên hoàn biểu hiện bằng phần trăm thì trừ 100). Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau đây: Tức là: Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc bằng tốc độ phát triển định gốc (biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát triển định gốc biểu hiện bằng phần trăm thì trừ đi 100). Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn và được tính theo công thức sau đây: (nếu biểu hiện bằng lần) Hoặc: (nếu biểu hiện bằng %) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, tức là: Chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc vì luôn là một số không đổi và bằng . Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng bằng hàm xu thế Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được biểu hiện bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế là: với t = 1, 2, 3,…, n: Thứ tự thời gian của dãy số Một số hàm xu thế thường được sử dụng là: Hàm xu thế tuyến tính, hàm xu thế parabol, hàm xu thế hypebol và hàm xu thế hàm mũ. Hàm xu thế tuyến tính Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình: Từ hệ này ta có thể tính được , ; hoặc có thể tính theo các công thức sau đây: Hàm xu thế parabol Hàm xu thế parabol được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm xu thế pa-ra-bôn là: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0, b1 và b2: Hàm xu thế hypebol Hàm xu thế hypebol được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm xu thế hy-pe-bôn là: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau: Từ hệ này ta sẽ tìm được hệ số , Hàm xu thế hàm mũ Hàm xu thế hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Dạng hàm mũ là: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ: Giải hệ phương trình trên sẽ được lnb0, lnb1; tra đổi ln sẽ được b0, b1 Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế, đòi hỏi phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, dựa vào đồ thị và một số tiêu chuẩn khác như sai số chuẩn của mô hình- ký hiệu SE Trong đó: : Mức độ thực tế của hiện tượng ở thời gian t. : Mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính từ hàm xu thế. n: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian. p: Số lượng các hệ số của hàm xu thế. Nếu trên đồ thị biểu hiện mức độ thực tế của hiện tượng qua thời gian có thể xây dựng một số hàm xu thế thì chọn hàm xu thế nào có sai số chuẩn của mô hình nhỏ nhất. Phương pháp chỉ số Khái niệm, đặc điểm, tác dụng của chỉ số trong thống kê Khái niệm và phân loại chỉ số: Khái niệm: Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số thống kê được biểu hiện bằng số tương đối, nhưng cũng cần phân biệt giữa chỉ số và số tương đối trong thống kê. Chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng, còn số tương đối nói chung có thể biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của cùng hiện tượng hoặc của hai hiện tượng khác nhau. Do vậy, có thể nhận thấy số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch là chỉ số. Số tương đối cường độ không phải là chỉ số Phân loại: Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại tùy theo những góc độ khác nhau Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, phân biệt: Chỉ số phát triển: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau. Chỉ số kế hoạch: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch Chỉ số không gian: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau Căn cứ vào phạm vi tính toán, chia thành hai loại: Chỉ số đơn (cá thể): là chỉ số phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong một tổng thể. Chỉ số tổng hợp: là chỉ số phản ánh biến động chung của một nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, phân biệt hai loại chỉ số: Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu khối lượng, là những chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng như chỉ số giá, chỉ số giá thành, chỉ số năng suất lao động,… Đặc điểm của phương pháp chỉ số - Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác - Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi Tác dụng của chỉ số trong thống kê - Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Đây là ý nghĩa khi vận dụng chỉ số phát triển. - Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau. Tác dụng này được thể hiện qua việc vận dụng các chỉ số không gian. - Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. Hệ thống chỉ số Khái niệm: Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình cân bằng Ví dụ: Dùng hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị sản xuất CN-TTCN NQD huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh được viết như sau: Chỉ số GO = Chỉ số năng suất lao động * chỉ số số lao động Thật vậy, ký hiệu: và lần lượt là giá trị sản xuất CN-TTCN NQD kỳ gốc và kì nghiên cứu và lần lượt là năng suất lao động kỳ gốc và kỳ nghiên cứu và lần lượt là số lao động kỳ gốc và kỳ nghiên cứu Ta có: = Biến động tương tương đối: (lần) (lần) (lần) Biến động tuyệt đối: = (- ) + ( - ) = + Tác dụng của hệ sống chỉ số Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không khác nhau. - Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu - Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. Thực chất đây cũng là phương pháp phân tích mối liên hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân này. Dự đoán dựa vào dãy số thời gian Dự đoán dựa vào dãy số thời gian là dựa vào dãy số thời gian phản ánh sự biến động của hiện tượng ở những thời gian đã qua để xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai Dự đoán dựa vào các mức độ bình quân Các mức độ bình quân được dùng để dự đoán là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân và tốc độ phát triển bình quân Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân được tính theo công thức: Trong đó: : Mức độ đầu tiên của dãy số : Mức độ cuối cùng của dãy số Từ đó có mô hình dự đoán: với l = 1, 2, 3, … Mô hình dự đoán này cho kết quả dự đoán tốt khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Chẳng hạn: dựa vào số liệu ở giá trị sản xuất CN-TTCN NQD huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 cho ở bảng 2.1 dùng phương pháp này để dự đoán giá trị sản xuất CN-TTCN NQD huyện Nghi Xuân đến năm 2010, ta có: (triệu đồng) Dự đoán giá trị sản xuất CN-TTCN NQD huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh năm 2009 ( với l=1): (triệu đồng) Dự đoán giá trị sản xuất CN-TTCN NQD huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh năm 2010 (với l=2): (triệu đồng) Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức: Từ đó có mô hình dự đoán: với l = 1, 2, 3,… Mô hình dự đoán trên cho kết quả tốt khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau Dự đoán dựa vào hàm xu thế Sau khi đã xác định đúng đắn hàm xu thế, có thể dựa vào đó để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai theo mô hình: với t = 1, 2, 3, … 2.2.4.3. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ - Mô hình đơn giản: Mô hình đơn giản được sử dụng đối với dãy số thời gian không có xu thế và không có biến động thời vụ rõ rệt. Giả sự ở thời gian t, có mức độ thực tế là và mức độ dự đoán là . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t+1 có thể viết: (*) Đặt ta ._.A (87,02%) nhỏ hơn so với tốc độ phát triển của số lao động sản xuất (92,71%). Năm 2008 là năm đạt năng suất lao động cao nhất, tăng 16,5% so với năm 2002 ( tương ứng với tăng 2,66 triệu đồng/người). PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIÊP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH Giá trị sản xuất biến động do ảnh hưởng bởi hai nhân tố: Năng suất lao động và số lao động, được thể hiện ở phương trình dưới đây: Từ đó ta có hệ thống chỉ số: Trong đó: GO0 : Giá trị sản xuất CN-TTCN NQD năm 2007R GO1 : Giá trị sản xuất CN-TTCN NQD năm 2008 , : Năng suất lao động theo GO năm 2007 và năm 2008 T0, T1 : Số lao động năm 2007 và năm 2008 Ta có bảng tính sau: Giá trị sản xuất (triệu đồng) Năng suất lao động theo GO (triệu đồng/người) Số lao động (người) T1 (triệu đồng) GO1 GO0 T1 T0 46000 43000 22,55 20,73 2040 2074 42289,2 Thay số liệu ở bảng trên vào ta được: = = (lần) - Biến động tương đối: (lần) hay 6,98 (%) (lần) hay 1,68 (%) (lần) hay (-1,65) (%) - Biến động tuyệt đối: = + (46000 – 43000) = (46000 – 42289,2) + (42289,2 - 43000) ( triệu đồng) 3000 = 3710,8 + (-710,8) (triệu đồng) Nhận xét: GO năm 2008 so với 2007 tăng 6,98% (hay 3000 triệu đồng) do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Do năng suất lao động tính theo GO năm 2008 so với năm 2007 tăng 1,68% làm GO tăng lên 3710,8 triệu đồng. - Do số lao động năm 2008 so với năm 2007 giảm 2,65% , làm cho GO giảm 710,8 triệu đồng Vậy nguyên nhân chủ yếu làm cho GO năm 2008 tăng so với năm 2007 là do năng suất lao động tính theo GO tăng. 3.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH Giá trị tăng thêm biến động do ảnh hưởng của hai nhân tố: Năng suất lao động và số lao động được thể hiện bởi phương trình sau: Từ đó ta có hệ thống chỉ số: Trong đó: VA0 : Giá trị tăng thêm CN-TTCN NQD năm 2007 VA1 : Giá trị tăng thêm CN-TTCN NQD năm 2008 , : Năng suất lao động theo VA năm 2007 và năm 2008 T0, T1 : Số lao động năm 2007 và năm 2008 Giá trị tăng thêm (triệu đồng) Năng suất lao động theo VA (triệu đồng/người) Số lao động (người) T1 (triệu đồng) VA1 VA0 T1 T0 18120 17710 8,88 8,54 2040 2074 17421,6 = = = 1,0232 = (lần) - Biến động tương đối: (lần) hay 2,32(%) (lần) hay 4,01(%) (lần) hay (-1,65)(%) - Biến động tuyệt đối: = + (18120 – 17710) = (18120-17421,6) + (17421,6 – 17710) (triệu đồng) 410 = 698,4 + ( -288,4 ) (triệu đồng) Nhận xét: VA năm 2008 so với năm 2007 tăng 2,32 % (hay 410 triệu đồng) do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Do năng suất lao động tính theo VA năm 2008 so với năm 2007 tăng 4,01 % làm cho VA tăng 698,4 triệu đồng. - Do số lao động năm 2008 so với 2007 giảm 1,65% , làm cho VA giảm 288,4 triệu đồng Vậy nhân tố chủ yếu làm tăng VA năm 2008 so với năm 2007 là năng suất lao động tính theo VA. 3.6. DỰ ĐOÁN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH 3.6.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Từ số liệu đã tính toán được ở bảng 3.11, ta có bảng tóm tắt sau: Năm Giá trị sản xuất (triệu đồng) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 2002 30386 - - 2003 35500 5114 116,83 2004 36000 500 101,41 2005 36000 0 100 2006 40280 4280 111,89 2007 43000 2720 106,75 2008 46000 3000 106,98 Bình quân 38166,57 2709,64 107,16 Qua số liệu trên ta thấy, các mức độ của dãy số có lượng tăng (giảm) liên hoàn không xấp xỉ nhau nên ta không thể vận dụng phương pháp dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn 3.6.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Ta thấy các mức độ của dãy số có tốc độ phát triển liên hoàn không xấp xỉ nhau nên ta cũng không thể vận dụng phương pháp dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 3.6.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế Sử dụng phần mềm SPSS để lựa chọn hàm xu thế tốt nhất. Đầu tiên ta thăm dò đồ thị thấy xu thế có thể có dạng tuyến tính, hàm bậc hai, hàm bậc ba, hàm mũ Ta có kết quả sau: Dạng hàm Tuyến tính Hàm bậc hai Hàm bậc 3 Hàm mũ Mô hình SE 1419,86413 1508,01217 1488,45298 1351,625 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình hồi quy ta chọn hàm mũ với SEmin=1351,625 3.6.4. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ - Mô hình giản đơn (Simple): Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả: The 10 smallest SSE's are: Alpha SSE .9000000 119520710.09 .8000000 120132381.48 1.000000 121657087.76 .7000000 123627512.60 .6000000 130136099.76 .5000000 139589314.23 .4000000 151380961.98 .3000000 163859977.86 .0000000 166227173.71 .2000000 173772691.12 Như vậy theo mô hình Simple: với 10 giá trị của α, ta có 10 giá trị của SSE tương ứng và với α = 0,9 sẽ cho SSE = 119520710,09 là nhỏ nhất. - Mô hình Holt: Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả: The 10 smallest SSE's are: Alpha Gamma SSE .2000000 .4000000 16386315.732 .1000000 1.000000 16394751.795 .2000000 .2000000 16488087.360 .1000000 .8000000 16502315.710 .3000000 .2000000 16528453.013 .4000000 .0000000 16533736.094 .3000000 .0000000 16563853.061 .2000000 .6000000 16791692.865 .1000000 .6000000 16814973.843 .5000000 .0000000 16954869.048 Với α = 0,2 và γ = 0,4 cho SSE = 16386315,732 là nhỏ nhất. SSE của mô hình này nhỏ hơn của mô hình simple. Do vậy ta sẽ không chọn dự đoán theo mô hình simple. Khi đó ta tính: SE= = 1810,321 - Dự đoán bằng mô hình tuyến tình không dừng: Sử dụng phần mềm SPSS để dự đoán bằng mô hình tuyến tính không dừng, ta có kết quả sau: ARIMA(p,d,q) SE ARIMA(0,1,1) 2570,3452 ARIMA(0,1,2) 2978,4494 ARIMA(1,1,0) 2954,7693 ARIMA(1,1,1) 2815,1229 ARIMA(1,1,2) 3323,5175 ARIMA(2,1,0) 3276,3407 ARIMA(2,1,1) 3135,1216 ARIMA(2,1,2) 3613,9247 Ta thấy: Mô hình ARIMA(0,1,1) có SE = 2570,3452 là nhỏ nhất. Qua tất cả các mô hình dự đoán trên ta tổng hợp được SE của các mô hình còn lại cần so sánh ở bảng dưới đây: Hàm mũ Mô hình Holt Mô hình tuyến tính không dừng 1351,625 1810,321 2570,3452 Vậy dự đoán theo hàm mũ cho sai số chuẩn nhỏ nhất. Do vậy dự đoán theo hàm mũ là tốt nhất. Hàm xu thế có dạng: Ta có kết quả dự đoán sau: Đơn vị: triệu đồng Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng Cận dưới Cận trên 2009 48534,3208 42615,2046 55275,5836 2010 51645,4203 44820,778 59509,2178 3.7. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Trong những năm qua, phòng Thống kê Nghi Xuân đã thực hiện tốt chế độ báo cáo, điều tra theo chế độ của Tổng cục Thống kê ban hành. Ngoài ra còn thực hiện báo cáo và điều tra phục vụ yêu cầu của huyện trong các kỳ họp, kỳ Đại hội của huyện ủy ,tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân như báo cáo nhanh tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý, năm; các báo cáo phân tích và báo cáo chuyên đề, tài liệu phục vụ sơ kết đánh giá tình hình thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Những năm qua phòng Thống kê Nghi Xuân đã thực hiện một số cuộc điều tra lớn đạt kết quả như: Tổng điều tra dân số vào các năm 1976, 1989; Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999; điều tra mức sống dân cư năm 1993; Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thuỷ sản năm 1994, 2001; Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp các năm 1995, 2002; điều tra thu chi kinh tế hộ gia đình nhiều kỳ từ năm 1995 - 1998; điều tra toàn bộ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 1998; điều tra vốn đầu tư phát triển toàn năm 2000, 2005,... Kết quả các cuộc điều tra này đã thu thập những thông tin rất cơ bản phục vụ các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo sản xuất phát triển kinh tế, quản lý xã hội và liên tục những năm gần đây Thống kê Nghi Xuân chủ động hoặc phối kết hợp với các ngành liên quan tìm nguồn kinh phí tiến hành thêm một số cuộc điều tra chuyên đề, nhằm cung cấp thông tin đánh giá chiều sâu phục vụ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương. Những tài liệu điều tra và phân tích chuyên đề đượ tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện đánh giá là tài liệu cần thiết góp phần đánh giá sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội của huyện như: điều tra thu thập thông tin, đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế; điều tra trong sản xuất nông nghiệp để đánh giá chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng; điều tra để xác định tỷ lệ tăng dân số cho từng xã và toàn huyện qua các thời kỳ; điều tra đánh giá tiềm năng xuất khẩu của huyện; tiềm năng khai thác vốn đầu tư; kết quả và tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đời sống và thu nhập của dân cư; biên soạn tập tài liệu ''Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm thời kỳ 1996- 2000 và 2001-2005'' góp phần cho cấp uỷ, chính quyền địa phương có căn cứ đề ra các chủ trương, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngoài ra phòng thống kê Nghi Xuân còn hoàn chỉnh nhiều chuyên đề có chất lượng trong các ngành: Nông, lâm nghiệp - thuỷ sản; công nghiệp; xây dựng cơ bản; thương mại; dân số - xã hội môi trường.    Nhìn chung các báo cáo thống kê, phân tích hoạt động kinh tế - xã hội, điều tra thống kê của phòng thống kê huyện Nghi Xuân cơ bản đáp ứng yêu cầu thông tin quản lý kinh tế - xã hội của lãnh đạo Đảng, các cấp chính quyền, được sự đồng tình, nhất trí từ các cơ quan lãnh đạo tỉnh đến huyện và các ban ngành, góp phần quan trọng trong việc xây dựng các mục tiêu và giải pháp chỉ đạo điều hành hàng tháng, quý, năm, 5 năm của các cấp chính quyền. Qua đó thể hiện phòng thống kê Nghi Xuân trong nhiều năm, đã phải đầu tư nhiều công sức trí tuệ, làm việc liên tục với quyết tâm phấn đấu rất cao, kết hợp với sự linh hoạt, nhạy bén trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.    Công tác phát triển công nghệ thông tin của những năm gần đây đã có những tiến bộ cả về quy mô và chất lượng sử dụng, việc ứng dụng các phần mềm chuyên dùng ở Văn phòng cục như phần mềm về chỉ số giá hàng tháng; tổng mức bán lẻ; giá vận tải; báo cáo nhanh công nghiệp và các chương trình tổng hợp nhanh các cuộc điều tra,... bước đầu ứng dụng có hiệu quả; cho đến nay tất cả các phần nghiệp vụ đã thực hiện chế độ báo cáo qua mạng theo cả đường chấm điểm thi đua của Tổng cục và đường thư điện tử.    Năm 2008, phòng Thống kê Nghi Xuân tiếp tục chủ động đổi mới, cải tiến phương pháp làm việc nhằm nâng cao chất lượng và làm phong phú hơn các số liệu thống kê góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, cơ bản nhất là nâng cao chất lượng và hiệu quả của thông tin thống kê. Trước hết, tổ chức tốt các cuộc điều tra lớn (điều tra mức sống hộ gia đình và Tổng điều tra Nông thôn nông nghiệp và thuỷ sản 2008), đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, viết chuyên đề và phân tích thống kê    Bên cạnh kết quả đạt được đáng khích lệ trong những năm qua của phòng thống kê Nghi Xuân, về chất lượng thông tin nói chung và công tác nghiên cứu khoa học, phân tích thống kê nói riêng thì vẫn còn một số hạn chế, tồn tại nhất định đó là: một số thông tin cung cấp chưa kịp thời (nhất là kết quả các cuộc tổng điều tra); các thông tin đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh, lao động, thu nhập, việc làm, chất lượng lao động, thông tin về thị trường... còn sơ lược; số lượng các đề tài khoa học, báo cáo chuyên đề và phân tích chưa nhiều, các báo cáo phân tích có chất lượng, có tính thuyết phục cao còn rất ít; các thông tin dự báo chưa nhiều và chủ yếu mới sử dụng các phương pháp dự báo giản đơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ thống kê hiện nay còn thấp so với yêu cầu, nhận thức về vai trò của công tác thống kê, sự phối kết hợp cung cấp thông tin ban đầu cho cơ quan thống kê tuy đã có nhiều tiến bộ song vẫn còn yếu, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thông tin đầu ra. Về tình hình phát triển CN&TTCN NQD nhìn chung doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phát triển cả về số lượng, quy mô, trang thiết bị, công nghệ...v.v; Các loại hình doanh nghiệp phong phú hơn; các làng nghề dần dần được khôi phục, củng cố; hệ thống các khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề được hình thành; người lao động có thêm việc làm, nguồn thu ngân sách ngày càng cao hơn...v.v góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Có đuợc thành tích đó là kết quả của sự nỗ lực cố gắng của toàn huyện trong đó có sự đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức và tập thể người lao động ngành Công thương. Mặc dù đến công nghiệp huyện nhà đã có bước phát triển mang tính đột phá như chính sách thu hút đầu tư đã có những kết quả bước đầu, những dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã khởi công xây dựng và một số đã đi vào sản xuất phát huy hiệu quả vốn đầu tư; hạ tầng kỹ thuật một số Khu, cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã được đầu tư đồng bộ và đang từng bước lấp đầy. Tuy nhiên sự phát triển đó là chưa ổn định, con đường để đến đích còn đầy thách thức. 3.7.1. Một số kiến nghị Đối với sự phát triển CN&TTCN NQD: Đa dạng hóa các hình thức đầu tư và loại hình đầu tư để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhất là việc triển khai các dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh trên địa bàn, trong đó có việc triển khai quy hoạch khu công nghiệp Gia Lách – một khu công nghiệp lớn bậc nhất của huyện Khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống theo hướng xây dựng/hình thành các cụm công nghiệp tập trung tại các xã/làng nghề gắn với quy hoạch bảo vệ môi trường và thúc đẩy đô thị hóa. Đối với công tác thống kê cơ sở: - Phục vụ một cách có hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành của của nhà nước và điều hành của địa phương. 3.7.2. Một số giải pháp Đối với phát triển CN&TTCN NQD: - Tiếp tục xây dựng định hướng phát triển CN&TTCN NQD theo các chương trình lớn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản phẩm đi đôi với thúc đẩy sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, hướng mạnh về xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm... - Duy trì sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tập trung phát triển công nghiệp chế biến đóng tàu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt, may, da giày. Từng bước tạo dựng, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. - Hết sức coi trọng và nâng cao vai trò nhân tố con người. Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, nghệ nhân, thợ giỏi nhằm phát triển công nghiệp và ngành nghề nông thôn, đào tạo, đào tạo lại, nâng cao và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học - Ðẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường để đầu tư triển khai, phát triển sản phẩm, khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu, xây dựng thương hiệu các sản phẩm hàng hoá của địa phương nhất là hàng thủ công mỹ nghệ, tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. - Khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các hiệp hội nghề nghiệp theo từng nhóm nghề. Thông qua các tổ chức này mà các cơ sở, sản xuất, cá nhân người thợ được cung cấp những thông tin về kinh tế, kỹ thuật công nghệ, giá cả, thị trường, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữa người sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những người chế biến, tiêu thụ, tránh cạnh tranh không lành mạnh gây khủng hoảng thừa hoặc thiếu. - Đẩy mạnh xúc tiến các dự án lớn đầu tư vào Khu kinh tế mở (khuyến khích các dự án có quy mô nhỏ đầu tư vào các cụm công nghiệp nhỏ, huyện, thị xã). Để khắc phục tình trạng đăng ký giữ chỗ, cần có yêu cầu phải đặt cọc khi thoả thuận địa điểm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư có ý định đầu tư thật sự. - Đào tạo đội ngũ làm công tác xúc tiến đầu tư có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao và chuyên nghiệp hoá. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các ngành và doanh nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư. - Sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tổ chức sản xuất - kinh doanh một cách khoa học, tiên tiến phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, tiết kiệm chi phí quản lý, các loại chi phí đầu vào không chính thức, tăng cường hợp tác sản xuất - kinh doanh giữa các doanh nghiệp. - Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống, mở rộng sản xuất các loại sản phẩm tiểu - thủ công nghiệp truyền thống, tinh xảo. Đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá phát triển Đối với công tác thống kê cơ sở: - Hiện nay công tác thống kê cơ sở còn nhiều khó khăn do lực lượng mỏng, nhiệm vụ thống kê lại phục vụ cho quá trình sản xuất thông tin của cơ sở cung cấp nên nhiều cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã khai man thông tin có lợi cho đơn vị mình. Do đó cần phải điều tra một cách sát sao có hiệu quả. - Chú trọng vấn đề lưu trữ thông tin cung cấp số liệu nhanh chóng, kịp thới khi cần thiết -  Nâng cao năng lực công tác thống kê thông qua việc ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng số liệu thống kê, phục vụ kịp thời, thuận tiện các yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê. - Cần phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thống kê, phát hiện kịp thời để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thống kê. KẾT LUẬN Qua đề tài nghiên cứu về tình hình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh được vai trò của việc đầu tư, phát triển cho công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp là hết sức quan trọng. Tuy nhiên tình hình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh chưa thật ổn định. Huyện cần có những chính sách thích hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động một cách có hiệu quả. Chuyên đề này tập hợp những nhận thức về lý luận và thực tiến mà em đã tích lũy được qua quá trình học tập ở trường và nghiên cứu tài liệu ở phòng thống kê huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh. Em mong muốn rằng những giải pháp đề xuất trong bài chuyên đề này sẽ góp phần giúp ích phần nào cho ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh được quan tâm và phát triển đúng hướng. Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế , chuyên đề này của em khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Trần Thị Kim Thu đã tần tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em. Em xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị phòng thống kê huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình lý thuyết thống kê – PGS.TS.Trần Ngọc Phác, PGS.TS.Trần Thị Kim Thu Giáo trình thống kê công nghiệp- PGS.TS. Nguyễn Công Nhự Giáo trình “Ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê “- PGS.TS.Trần Ngọc Phác, Trần Phương Báo cáo tổng kết của phòng thống kê huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh năm 2007, 2008 Hà Tĩnh tiềm năng và cơ hộ đầu tư- Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh KÕt qu¶ SPSS Thăm dò đồ thị Dự đoán bằng hàm xu thế MODEL: MOD_1. _ Dependent variable.. GO Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .96921 R Square .93936 Adjusted R Square .92723 Standard Error 1419.86413 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 156147103.0 156147103.0 Residuals 5 10080070.7 2016014.1 F = 77.45338 Signif F = .0003 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 2361.500000 268.329099 .969206 8.801 .0003 (Constant) 28720.571429 1200.004209 23.934 .0000 _ Dependent variable.. GO Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .97225 R Square .94528 Adjusted R Square .91792 Standard Error 1508.01217 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 157130770.9 78565385.4 Residuals 4 9096402.9 2274100.7 F = 34.54789 Signif F = .0030 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1495.785714 1346.798443 .613900 1.111 .3290 Time**2 108.214286 164.537617 .363538 .658 .5467 (Constant) 30019.142857 2350.067237 12.774 .0002 _ Dependent variable.. GO Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .97980 R Square .96002 Adjusted R Square .92003 Standard Error 1488.45298 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 159580696.9 53193565.6 Residuals 3 6646476.9 2215492.3 F = 24.00982 Signif F = .0134 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 5862.285714 4359.929176 2.405996 1.345 .2714 Time**2 -1169.785714 1226.119801 -3.929812 -.954 .4104 Time**3 106.500000 101.276398 2.572831 1.052 .3702 (Constant) 26185.142857 4321.277008 6.060 .0090 _ Dependent variable.. GO Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .96715 R Square .93538 Adjusted R Square .92246 Standard Error .03864 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 .10808498 .10808498 Residuals 5 .00746641 .00149328 F = 72.38079 Signif F = .0004 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1.064101 .007771 2.630444 136.933 .0000 (Constant) 29524.740036 964.257615 30.619 .0000 The following new variables are being created: Name Label FIT_1 Fit for GO from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR LCL_1 95% LCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR UCL_1 95% UCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR FIT_2 Fit for GO from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC LCL_2 95% LCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC UCL_2 95% UCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC FIT_3 Fit for GO from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC LCL_3 95% LCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC UCL_3 95% UCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC FIT_4 Fit for GO from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND LCL_4 95% LCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND UCL_4 95% UCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND 2 new cases have been added. Dự đoán bằng mô hình đơn giản (simple) MODEL: MOD_3. _ Results of EXSMOOTH procedure for Variable GO MODEL= NN (No trend, no seasonality) Initial values: Series Trend 38166.57143 Not used DFE = 6. The 10 smallest SSE's are: Alpha SSE .9000000 119520710.09 .8000000 120132381.48 1.000000 121657087.76 .7000000 123627512.60 .6000000 130136099.76 .5000000 139589314.23 .4000000 151380961.98 .3000000 163859977.86 .0000000 166227173.71 .2000000 173772691.12 Dự đoán bằng mô hình Holt MODEL: MOD_4. _ Results of EXSMOOTH procedure for Variable GO MODEL= HOLT (Linear trend, no seasonality) Initial values: Series Trend 29084.83333 2602.33333 DFE = 5. The 10 smallest SSE's are: Alpha Gamma SSE .2000000 .4000000 16386315.732 .1000000 1.000000 16394751.795 .2000000 .2000000 16488087.360 .1000000 .8000000 16502315.710 .3000000 .2000000 16528453.013 .4000000 .0000000 16533736.094 .3000000 .0000000 16563853.061 .2000000 .6000000 16791692.865 .1000000 .6000000 16814973.843 .5000000 .0000000 16954869.048 Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên không dừng p = 0, d = 1, q = 1 FINAL PARAMETERS: Number of residuals 6 Standard error 2570.3452 Log likelihood -56.077673 AIC 114.15535 SBC 113.94711 p = 0, d = 1, q = 2 FINAL PARAMETERS: Number of residuals 6 Standard error 2978.4494 Log likelihood -56.084114 AIC 116.16823 SBC 115.75175 p = 1, d = 1, q = 0 FINAL PARAMETERS: Number of residuals 6 Standard error 2954.7693 Log likelihood -56.152754 AIC 114.30551 SBC 114.09727 p = 1, d = 1, q = 1 FINAL PARAMETERS: Number of residuals 6 Standard error 2815.1229 Log likelihood -55.554857 AIC 115.10971 SBC 114.69323 p = 1, d = 1, q = 2 FINAL PARAMETERS: Number of residuals 6 Standard error 3323.5175 Log likelihood -55.907701 AIC 117.8154 SBC 117.19068 p = 2, d = 1, q = 0 FINAL PARAMETERS: Number of residuals 6 Standard error 3276.3407 Log likelihood -56.242401 AIC 116.4848 SBC 116.06832 p = 2, d = 1, q = 1 FINAL PARAMETERS: Number of residuals 6 Standard error 3135.1216 Log likelihood -55.776992 AIC 117.55398 SBC 116.92926 p = 2, d = 1, q = 2 FINAL PARAMETERS: Number of residuals 6 Standard error 3613.9247 Log likelihood -56.052492 AIC 120.10498 SBC 119.27202 MỤC LỤC Lời mở đầu 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA HUYỆN 2 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH 2 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 2 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH 5 1.2.1. Vai trò của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế của huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh 5 1.2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh 7 1.2.3. Định hướng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh 10 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 12 2.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIÊP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 VÀ HƯỚNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÓ 12 2.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh 12 2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 12 2.1.2.1. Khối lượng sản phẩm công nghiệp-thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh 13 2.1.2.2. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnhh 13 2.1.2.3. Giá trị tăng thêm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh 15 2.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh 18 2.1.4. Hướng phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 19 2.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 20 2.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê 20 2.2.1.1. Khái niệm 20 2.2.1.2. Ý nghĩa 21 2.2.1.3. Nhiệm vụ 21 2.2.1.4. Các loại phân tổ thống kê 22 2.2.2. Phương pháp dãy số thời gian 24 2.2.2.1.Khái niệm về dãy số thời gian 25 2.2.2.2. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian 25 2.2.2.3. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng bằng hàm xu thế 30 2.2.3. Phương pháp chỉ số 32 2.2.3.1. Khái niệm, đặc điểm, tác dụng của chỉ số trong thống kê 32 2.2.3.2. Hệ thống chỉ số 34 2.2.4. Dự đoán dựa vào dãy số thời gian 36 2.2.4.1. Dự đoán dựa vào các mức độ bình quân 36 2.2.4.3. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ 37 2.2.4.4. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính không dừng 40 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 43 3.1. PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH QUY MÔ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 43 3.1.1. Phân tích chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 43 3.1.1.1. Biến động chung 43 3.1.1.2. Biến động theo thành phần kinh tế 44 3.1.1.3. Biến động theo ngành kinh tế 46 3.1.1.4. Biến động theo khu vực 47 3.1.2. Phân tích chỉ tiêu số lao động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 48 3.1.2.1. Biến động chung 49 3.1.2.2. Biến động thành phần kinh tế 49 3.1.2.3. Biến động theo ngành kinh tế 51 3.2. PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 52 3.2.1. Phân tích chỉ tiêu khối lượng sản phẩm hiện công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 52 3.2.2. Phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 53 3.2.2.1. Biến động chung 53 3.2.2.2. Biến động theo thành phần kinh tế 55 3.2.2.3. Biến động theo ngành kinh tế 57 3.2.3. Phân tích chỉ tiêu giá trị tăng thêm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 58 3.2.3.1. Biến động chung 58 3.2.3.2. Biến động theo thành phần kinh tế 61 3.2.3.3. Biến động theo ngành kinh tế 63 3.3. PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 64 3.3.1. Năng suất lao động tính theo GO công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 64 3.3.1.1. Biến động chung 64 3.3.1.2. Biến động theo ngành kinh tế 67 3.3.2. Năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêm công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn 2002-2008 68 3.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIÊP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH 69 3.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH 71 3.6. DỰ ĐOÁN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN NGHI XUÂN-HÀ TĨNH 72 3.6.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 72 3.6.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 73 3.6.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế 73 3.6.4. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ 73 3.7. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 75 3.7.1. Một số kiến nghị 78 3.7.2. Một số giải pháp 78 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 KÕt qu¶ SPSS 83 `DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : CÔNG NGHIỆP CN-TTCN NQD: CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CB: CHẾ BIẾN ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2338.doc