Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trạng trại ở Việt Nam

Lời mở đầu Tính cấp thiết của đề tài luận văn. Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành bền vững và rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sau hơn 15 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã tiến một bước dài và phát triển mạnh, thu được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình đổi mới, kinh tế hộ đã tạo nên một sức mạnh mới là hình thành nên trang trại, các trang trại đó được đầu tư vốn, lao động với các trình độ công nghệ và quản lý ca

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trạng trại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả cạnh tranh trong thị trường. Khẳng định vai trò và vị trí của trang trại, Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 có nêu: “ Phát triển kinh tế trang trại sẽ khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm; tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động dân cư, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch, tập trung ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp nông thôn” Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước kinh tế trang trại ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Theo báo cáo cuối năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại, cả nước có 52.554 trang trại tăng 14,3% so với năm 2000 và tăng 32% so với năm 1999. Kinh tế trang trại đã tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2001, 90% tổng thu từ trang trại là do bán hàng hoá và dịch vụ, với số tiền là 4.965 tỷ đồng, thu nhập bình quân một tháng một nhân khẩu của trang trại là 890 ngàn đồng, sử dụng 375.000 lao động. So với kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại sử dụng diện tích đất đai rộng hơn, có nhu cầu lớn hơn về nguồn lực lao động, vốn để phát triển sản xuất. Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng nông sản hàng hoá. Tuy nhiên trong quá trình chuyển biến đó có rất nhiều những vấn đề cần giải quyết. Sử dụng nguồn lực như thế nào là một trong những vấn đề đầu tiên đối với các trang trại. Và tại sao lại phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực trạng hiện nay các trang trại Việt Nam đã sử dụng các nguồn lực trang trại hiệu quả đến đâu. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài : Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam. làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu. Luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích rõ hệ thống các vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam, đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trang trại, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hơn nữa trong các trang trại ở Việt Nam. Nội dung và kết cấu. Ngoài lời mở đầu và kết luận thì nội dung và kết cấu của luận văn gồm 3 phần: Phần 1: Cở sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại. Phần 2 : Thực trạng việc sử dụng các nguồn lực trang trại ở Việt Nam. Phần 3 : Định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam. Em xin cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Khôi –giảng viên khoa KTNN &PTNT đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Do thời gian và trình độ có hạn nên trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mong thầy, cô bổ sung, góp ý cho đề tài của em hoàn thiện hơn. Hà nội, tháng 5 năm 2002. Sinh viên Lê Thị Hương Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại. Tổng quan về trang trại và kinh tế trang trại 1.1.1. Khái niệm kinh tế trang trại. Trong những năm gần đây ở nước ta nhiều cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu về kinh tế trang trại. Một trong những vấn đề được đề cập nhiều là khái niệm về kinh tế trang trại. Để làm rõ khái niệm về kinh tế trang trại cần phân biệt các thuật ngữ “trang trại” và “kinh tế trang trại”. Trong tiếng Việt hiện nay hai thuật ngữ trên trong nhiều trường hợp được sử dụng như là những thuật ngữ đồng nghĩa, nói cách khác là trong nhiều trường hợp được sử dụng một cách không phân biệt. Về thực chất “trang trại” và “kinh tế trang trại” là những khái niệm không đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế này nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó. Khi đề cập đến trang trại, người ta có thể nhìn nhận, đánh giá đến các hoạt động của nó trên các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Như vậy, có thể thấy khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tế trang trại. Tuy nhiên, trong các mặt nêu trên thì mặt kinh tế là cơ bản, chứa đựng những nội dung cốt lõi của các hoạt động trang trại. Vì vậy trong nhiều trường hợp khi nói tới kinh tế trang trại, tức là nói tới mặt kinh tế của trang trại, thường gọi tắt là trang trại. Vậy có thể hiểu khái niệm trang trại về mặt kinh tế như thế nào? Trước hết, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở vì trang trại là đơn vị trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm vật chất cần thiết cho xã hội, bao gồm nông, lâm, thuỷ sản. Đồng thời quá trình hoạt động kinh tế trong trang trại là quá trình khép kín với các khâu của quá trình tái sản xuất luôn kế tiếp nhau, bao gồm sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở vì trong nông, lâm, ngư nghiệp ngoài trang trại ra còn có những hình thức tổ chức sản xuất cơ sở khác như: nông, lâm trường quốc doanh, kinh tế hộ,.. Là một hình thức tổ chức sản xuất, trang trại không phải là một thành phần kinh tế. Theo cách phân định thành phần kinh tế như hiện nay thì các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp đều có thể chọn hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu trang trại nếu có đủ điều kiện. Thứ đến, trong khái niệm trang trại phải có các đặc điểm làm cho nó phân biệt với các hình thức tổ chức sản xuất cơ sở khác trong nông, lâm, ngư nghiệp, đó là: Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá. Đây là điểm cơ bản của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường. Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là đất đai và vốn trong trang trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, hoặc thuộc quyền sử dụng của người chủ độc lập nếu tư liệu sản xuất đi thuê hoặc được giao quyền sử dụng. Trang trại tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất, đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm,v.v... Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có điều kiện và biết làm giàu, có vốn, có trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường, bản thân và gia đình trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại khi cần thiết có thuê mướn lao động thời vụ hoặc thường xuyên để sản xuất kinh doanh. Tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường. Từ những nhận thức trên và trên cơ sở nghiên cứu các kinh nghiệm của thế giới cũng như thực tiễn phát triển kinh tế trang trại trong nước, trường đại học Kinh tế quốc dân đưa ra khái niệm trang trại về mặt kinh tế như sau: “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông-lâm-ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay thuộc quyền sử dụng của chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với các cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”. Khái niệm trên được đưa ra có thể coi là đầy đủ, khoa học và phù hợp với Việt Nam hiện nay. Đặc trưng của kinh tế trang trại. Xuất phát từ khái niệm kinh tế trang trại có thể rút ra một số đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại như sau: Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường. Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế từng bước đưa nông dân từ hộ nông nghiệp tự cấp tự túc lên các hộ nông nghiệp hàng hoá. Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá và càng ngày tính chất và trình độ sản xuất hàng hoá càng được nâng cao. Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hoá là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế trang trại, bởi vì mục đích sản xuất hàng hoá chi phối và ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định tới các đặc trưng khác của kinh tế trang trại. Vì vậy, quy mô sản xuất hàng hoá của trang trại phải đạt mức độ tương đối lớn, tức là hoạt động sản xuất của trang trại phải có sụ khác biệt với hộ sản xuất hàng hoá nhỏ, đặc biệt là hộ tự cấp tự túc. Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Trong trang trại tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Người chủ độc lập ở đây không phải là người chủ biệt lập, tách rời khỏi các quan hệ liên kết và hợp tác với các chủ thể kinh tế khác. Người chủ độc lập ở đây là người hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kỹ thuật và công nghệ... đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm... Đây là đặc trưng cho phép phân biệt giữa trang trại và hộ công nhân trong các nông, lâm trường đang trong quá trình chuyển đổi ở nước ta hiện nay. Chủ trang trại. Chủ trang trại là người có ý chí và có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và có kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao cộng nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. Những tố chất của người chủ trang trại về cơ bản không có ở người chủ nông hộ sản xuất tự cấp, tự túc. Chính vì vậy mà trình độ người quản lý, điều hành trong trang trại cao hơn hẳn trong nông hộ. Tuy nhiên, những tố chất này nói chung không phải hoàn toàn được hội đủ ngay từ khi trang trại mới bắt đầu hình thành mà trong phần lớn các chủ trang trại, sự hội tụ các tố chất cần thiết cũng trải qua một quá trình nhất định. Mức độ hoàn thiện của các tố chất cũng gắn liền với các giai đoạn phát triển của trang trại. Tổ chức quản lý của trang trại. Tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường . Bỡi vì: Do mục đích của trang trại là sản xuất hàng hoá nên hầu hết các trang trại đều kết hợp giữa chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp. Đây là điểm khác biệt của trang trại so với hộ sản xuất tự cấp tự túc. Cũng do sản xuất hàng hoá, đòi hỏi các trang trại phải ghi chép, hạch toán kinh doanh, tổ chức sản xuất khoa học trên cơ sở những kiến thức về nông học, về kinh tế thị trường. Sự hoạt động của trang trại đòi hỏi phải tiếp cận với thị trường để biết được thị trường cần loại sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại, giá cả và thời điểm cung cấp như thế nào...Nếu chủ trang trại không có những thông tin về các vấn đề trên, hoạt động kinh doanh sẽ không có hiệu quả. Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại. Các đối tượng và ngành sản xuất được xem xét để xác định là kinh tế trang trại. Hộ công nhân, hộ nông dân, viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm nhiệm các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. 1.1.3.2) Các tiêu chí. Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục thông kê, ký ngày 23/06/2000 đã đưa ra: Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại thì phải đạt 3 tiêu chuẩn định lượng sau đây: Giá trị sản lượng hàng hoá phải đạt bình quân hàng năm: Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải Miền trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ tương ứng từng ngành sản xuất và từng vùng kinh tế: Đối với các trang trại trồng trọt. + Trang trại trồng cây hàng năm. Từ 2ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. + Trang trại trồng cây lâu năm. Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. Từ 5ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng Hồ tiêu 0.5 ha trở lên. + Trang trại lâm nghiệp. Từ 10ha trở lên đối với tất cả các vùng trong nước. Đối với các trang trại chăn nuôi. + Chăn nuôi gia súc: trâu, bò... Chăn nuôi sinh sản lấy sữa thường xuyên từ 10 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt xuyên từ 50 con trở lên. + Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,... Chăn nuôi gia súc sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu thường xuyên có 100 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên ( không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. + Chăn nuôi gia cầm : gà, vịt, ngan, ngỗng... có thường xuyên từ 2000 con trở lên không kể số đầu con từ 17 ngày trở lại. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên( riêng đối với kiểu trang trại nuôi tôm theo kiểu công nghiệp từ 1ha trở lên) Đối với các trang trại nuôi trồng có tính đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, nuôi thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản phẩm hàng hoá. Quy mô đầu tư cho sản xuất kinh doanh, trong đó cần lưu ý đến hai yếu tố sản xuất và lao động. Hiện nay, người ta quy định vốn đầu tư trên 20 triệu đồng và thuê từ 2 lao động trở lên. Đây là một tiêu chí xác định kinh tế trang trại phù hợp với Việt Nam hiện nay. Vai trò của kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại có vai trò rất lớn trong công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn. 1.1.4.1) Về mặt kinh tế. Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá, khắc phục dần tình trang hàng hoá phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại đã thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất nông thôn. Thực tế cho thấy phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ, hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn so với kinh tế hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Về mặt xã hội. Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh... Do đó, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn nước ta. Về mặt môi trường. Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường trong không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng . Các trang trại vùng trung du miền núi và vùng ven biển góp phần vào công việc trồng rừng , bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trống xói cát biển...Những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng đất nước. Vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế trang trại. Các nguồn lực của trang trại. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, con người đã sử dụng một lượng nhất định của các yếu tố về sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động được kết hợp với nhau theo một công nghệ nhất định, với một không gian và thời gian cụ thể. Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất không ngừng được tái sản xuất mở rộng nhằm tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất và dịch vụ. Tất cả những nguồn tài nguyên hiện đang được sử dụng hoặc có thể được sử dụng vào sản xuất ra của cải vật chất hoặc dịch vụ được gọi là những yếu tố nguồn lực. Như vậy, về mặt kinh tế, các yếu tố nguồn lực của sản xuất là phạm trù kinh tế dùng để chỉ những nguồn tài nguyên tự nhiên, kinh tế, xã hội đã đang và sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh tế để tạo ra của cải vật chất hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội nhất định. Các nguồn lực này xét trong phạm vi trang trại đó là nguồn lực trang trại bao gồm: đất đai, sức lao động, vốn ( vốn bằng tiền và cơ sở vật chất). Đặc điểm của nguồn lực trong trang trại ở Việt Nam. 1.2.2.1). Nguồn lực đất đai. Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Trong trang trại, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng, quá trình đó làm tăng chất lượng của đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất cây trồng. Đất đai là tư liệu lao động, khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lí học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng. Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho đất trở thành nguồn lực chủ yếu, nguồn lực đặc biệt, không thể thay thế được. 1.2.2.1.1) Nguồn lực đất trang trại có những đặc điểm chung với nguồn lực đất trong nông nghiệp, đó là: Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con người tiến hành khai phá đưa đất hoang hoá vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người, thì ruộng đất đã kết tinh lao động con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động. Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng, con người phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ hơn. Đất đai bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất đai là không có giới hạn. Số lượng diện tích đất đai đưa vào canh tác là bị giới hạn bởi không gian nhất định. Diện tích đất đai của toàn bộ hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phương là con số hữu hạn. Không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều được đưa vào canh tác, tuỳ thuộc điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng nước mà diện tích đất đai đưa vào canh tác chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm nhất định. Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không giới hạn. Mỗi đơn vị diện tích đất đai, nhờ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, máy móc, thiết bị,... vào sản xuất mà sản phẩm đem lại trên một đơn vị điện tích ngày càng nhiều. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp thì đất đai ngày càng tốt hơn. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn hữu hình hoặc hao mòn vô hình, cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và thay thế bằng tư liệu sản xuất mới, chất lượng cao hơn giá rẻ hơn. Còn đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn, nếu sử dụng hợp lý, chất lượng đất đai ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng tốt hơn, sẽ cho nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích. 1.2.2.1.2). Ngoài những đặc điểm chung trên nguồn lực đất trang trại còn có những đặc điểm riêng sau: Nguồn gốc đất trang trại rất phong phú, bao gồm nhiều nguồn khác nhau: Đất được Nhà nước giao, đất thầu của các tổ chức và cá nhân, đất nhận của các dự án, đất nhận chuyển nhượng và đất đi thuê. Tất cả những hình thái sở hữu đất đều được pháp luật bảo vệ, vì vậy không nhất thiết đất Nhà nước giao mới được yên tâm đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Quỹ đất của trang trại được sử dụng khác nhau do đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng địa phương. Đối với những vùng miền núi, trung du đất nhiều thì thường trồng cây lâm nghiệp, cây lâu năm. Đối với vùng ven biển thì xuất hiện nhiều trang trại nuôi trồng thuỷ sản, ở vùng đồng bằng thì có nhiều trang trại đặc thù do diện tích ít mà khí hậu thuận lợi. Quy mô đất đai của trang trại lớn hơn rất nhiều so với kinh tế hộ. Quy mô đất đai là một trong những tiêu chí để xác định đó có phải là trang trại không. Ngay từ khi hình thành quy mô đất đai của trang trại cũng lớn hơn rất nhiều so với kinh tế hộ. Đó là do trang trại có tiềm năng về đất đai hơn. Trang trại có thu nhập dẫn đến có tích luỹ, từ đó sẽ tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Vì thế quy mô đất đai trang trại đang ngày càng gia tăng. Nên tập trung đất đai của trang trại cũng rất cao, cao hơn nhiều so với kinh tế hộ. Đất đai trang trại được sử dụng hợp lý hơn so với hộ nông dân. Do chủ trang trại là người có năng lực sản xuất, có trình độ quản lý, có kinh nghiệm, có ý thức, luôn tìm hiểu thị trường nên hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai cao hơn so với kinh tế hộ. 1.2.2.2) Nguồn lực lao động. Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Nguồn lực lao động có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp cũng như đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nguồn lực lao động trong trang trại là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Nguồn lao động trong trang trại có những đặc điểm mà các nguồn lực khác không có. 1.2.2.2.1). Những đặc điểm chung của nguồn lực lao động nông nghiệp. Lao động nông nghiệp thuộc loại lao động nặng nhọc và phức tạp. Lao động trong nông nghiệp chủ yếu phải hoạt động ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên, hơn nữa đối tượng lao động lại là cơ thể sống. Vì thế mà lao động trong nông nghiệp thuộc loại loại lao động nặng nhọc và phức tạp nhất. Lao động nông nghiệp mang tính thời vụ. Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Một mặt thời gian lao động tách dời với thời gian sản xuất của các loại cây trồng nông nghiệp, một mặt do sự biến thiên về điều kiện thời tiết khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với lao động nông nghiệp. Chính vì đặc điểm này mà lao động nông nghiệp cũng có tính thời vụ. Số lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động thấp. Số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam rất đông. Hiện lao động nông nghiệp chiếm khoảng gần 70% lao động xã hội. Tuy có một lượng lực hùng hậu như vậy nhưng chất lượng lao động rất thấp. Những lao động nông nghiệp hầu hết đều là nông dân. Họ sản xuất kinh doanh nông nghiệp đều do bố mẹ truyền lại. Vì vậy hầu hết họ dùng kinh nghiệm để sản xuất nông nghiệp. Trình độ văn hoá của lao động nông nghiệp rất thấp. Cũng có số ít được học một chút nhưng những hiểu biết về nông nghiệp thì còn rất hạn hẹp. 1.2.2.2.2). Bên cạnh những đặc điểm chung thì lao động trang trại cũng có những đặc điểm riêng sau: Lao động trang trại có 2 bộ phận và có tính không đồng nhất. Một bộ phận là lao động của chính gia đình chủ trang trại, bộ phần còn lại là lao động thuê ngoài. Lao động gia đình dựa vào thu nhập, sức lao động gia đình khó tính toán nhưng lao động gia đình phải có tính tự chủ, nỗ lực cao vì gắn với rủi ro của trang trại. Còn lao động thuê ngoài được trả công nên ý thức chưa thực sự gắn kết với tiềm năng của trang trại. Các trang trại chủ yếu sử dụng sức lao động gia đình là chính, ngoài ra còn thuê thêm một số lao động thường xuyên hoặc lao động thời vụ. Những người được chủ trang trại thuê mướn chủ yếu là lao động nông nghiệp tại địa phương, có quan hệ làng xóm hoặc dòng họ với gia đình trang trại. Các trang trại thuê lao động từ ngoài địa phương chủ yếu là lao động thời vụ và thông thường qua môi giới là những người quen biết với chủ trang trại. Tuy vậy, nhưng đây không phải là mối quan hệ chủ thợ. Để khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm cho mình, chủ trang trại cần tôn trọng danh dự của người làm thuê, sử dụng các hình thức trả công, thưởng công lao động một cách linh hoạt để động viên tinh thần và nâng cao trách nhiệm của người lao động. Chủ trang trại là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong trang trại. Chủ trang trại có trình độ quản lý hơn hẳn các lao động khác. chủ trang trại là người sử dụng lao động khác sao cho có hiệu quả. Lao động làm thuê trong trang trại có xu hướng ngày càng tăng. Chủ trang trại luôn muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Khi quy mô của trang trại được mở rộng thì đòi hỏi cần nhiều lao động hơn. Lao động gia đình không đáp ứng đủ vì vậy phải thuê lao động làm thêm. Quy mô của các trang trại đang có xu hướng tăng do đó lao động làm thuê trong trang trại cũng có xu hướng ngày càng tăng. Trang trại có một số lao động trình độ chuyên môn cao. Đó là chủ trang trại, những lao động làm chuyên môn kỹ thuật trong trang trại. Tuy lượng lao động này chỉ chiếm một phần nhỏ lao động trang trại nhưng đây là điểm khác biệt rõ so với kinh tế hộ. 1.2.2.3) Nguồn lực vốn trang trại. Vốn là nguồn lực hạn chế đối với nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng. Vốn sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền trị giá của tất cả các yếu tố sản xuất đang được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. Vốn là nguồn lực quan trọng, không có vốn thì sẽ không sản xuất kinh doanh được. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, vốn sản xuất trong trang trại có những đặc điểm sau: 1.2.2.3.1) Đặc điểm chung của nguồn lực vốn trong nông nghiệp. Trong cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật còn bao gồm cả tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học, như cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản. Cơ cấu và chất lượng của vốn phải phù hợp với yêu cầu của từng loại đất đai, từng đối tượng sản xuất là sinh học. Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp một mặt làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển vốn chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn, tạo ra sự cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài của vốn lưu động và làm cho vốn ứ đọng. Sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên việc sử dụng vốn gặp nhiều rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn. Một bộ phận của vốn không qua lưu thông mà chuyển ngay thành tư liệu sản xuất. Trong cấu thành vốn cố định, vốn để đầu tư cho cơ sở vật chất chiếm tỉ lệ không cao. Cơ sở vật chất trong nông nghiệp còn nghèo nàn, lạc hậu. Các thành tựu khoa học còn ứng dụng chậm trong máy móc sản xuất nông nghiệp. 1.2.2.3.1) Ngoài những đặc điểm chung, vốn trang trại có đặc điểm riêng là: Vốn sản xuất chủ yếu là vốn tự có, vốn vay ít. Nguồn vốn tự có của trang trại thường chiếm 80-85%: nguồn này hình thành trên cơ sở tích luỹ từng hộ theo phương thức làm từ nhỏ đến lớn, lấy ngắn nuôi dài. Ngoài vốn tự có chủ trang trại còn phải vay thêm nguồn vốn bên ngoài. Thường thì vay của những người anh, em họ hàng, bạn bè thân quen, các tổ chức tín dụng của Nhà nước. Nhưng nguồn vốn vay của các trang trại thường ít. Tâm lý của các chủ trang trại thường là sử dụng nguồn vốn của mình để sản xuất kinh doanh. Đây là điểm khác với hộ thuần nông, vì hộ thuần nông không vay vốn. Vốn sản xuất của trang trại lớn hơn rất nhiều so với kinh tế hộ. Quy mô của các trang trại lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ. Mức độ sản xuất của trang trại cũng cao hơn. Do đó đòi hỏi vốn sản xuất lớn hơn. So với kinh tế hộ lượng vốn sản xuất của trang trại là lớn hơn rất nhiều. Để có nhiều vốn để sản xuất kinh doanh trang trại vay vốn của anh em, họ hàng, ngân hàng,...và liên doanh liên kết với nhau. Vì vậy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại diễn ra với quy mô lớn. Các trang trại đã dùng một phần vốn sản xuất để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến nông lâm, thuỷ sản. Mức độ mua sắm và trang bị máy móc của các trang trại còn thấp so với quy mô và tính chất sản xuất hàng hoá, nhưng cao hơn nhiều so với mức trung bình của hộ nông dân trên cùng địa bàn và cùng loại ngành nghề . Trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất trong trang trại cũng hiện đại hơn máy móc, thiết bị của kinh tế hộ. Trình độ sử dụng máy móc cũng cao hơn. Chính vì vậy trang trại đã giảm bớt được tính rủi ro so với kinh tế hộ. Vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp với quy mô lớn hơn kinh tế hộ. Tốc độ tăng trưởng và phát triển của trang trại trước hết phụ thuộc vào quy mô về số lượng và chất lượng các nguồn lực được huy động vào sản xuất. Vì vậy các nguồn lực trang trại có một vai trò rất lớn đối với trang trại. Đó là: 1.2.3.1). Góp phần hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Nguồn lực trang trại bao gồm: đất đai, lao động, vốn, máy móc, thiết bị, kho tàng,....Một trang trại được hình thành thì yếu tố đầu tiên là phải có đất đai để canh tác, có lao động để làm việc, có vốn để sản xuất kinh doanh. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Không có một hoạt động nào mà không có vốn, vốn là nhân tố không thể thiếu được nhưng để vốn và đất đai đi vào hoạt động thì phải có nhân tố con người. Sau đó là nhu cầu đầu tư trang thiết bị, máy móc,...Mục đích chính của chủ trang trại là lợi nhuận, vì vậy họ luôn._. phải suy nghĩ như thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực hiện có. Do đó nguồn lực đã góp phần rất quan trọng cho phát triển trang trại. 1.2.3.2). Góp phần đẩy nhanh mạnh quá trình sản xuất hàng hoá trong các trang trại. Cùng với kinh tế hộ, kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, lâm thuỷ sản, sản xuất các sản phẩm thủ công phục vụ trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, nguồn lực trang trại góp phần đưa trang trại phát triển trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Khi hiệu quả của trang trại được phát huy, nó lại tiếp tục tập trung nguồn lực với quy mô lớn hơn, thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ. Nguồn lực đã tạo cho trang trại có điều kiện thâm canh, tăng năng suất. Cùng với việc tích tụ, tập trung ruộng đất, vốn và các yếu tố khác đã giúp cho các trang trại mở rộng quy mô sản xuất phù hợp với sản xuất hàng hoá. Hiện nay, trong khu vực nông nghiệp nước ta có nhiều hộ nông dân có khả năng sản xuất, lại biết tính toán làm ăn, họ có đất đai, vốn, lao động để lập thành các trang trại. Họ lại cần đầu tư trang thiết bị máy móc. Các nguồn lực đã giúp cho trang trại có điều kiện thực hiện quá trình sản xuất với năng suất cao, tạo khối lượng nông sản hàng hoá lớn, lợi nhuận cao và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. 1.2.3.3). Góp phần khai thác các tiềm năng khác. Các tiềm lực như nước, khí hậu, thời tiết, ...hiện nay chưa được các trang trại sử dụng triệt để. Sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn sẽ góp phần sử dụng nước tiết kiệm, thích hợp với từng loại cây, tận dụng được thuận lợi của thời tiết khí hậu, đưa được những kỹ thuật mới vào sản xuất,...Từ đó các tiềm năng này được sử dụng tốt hơn. 1.2.3.4). Giúp các trang trại nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hoạch toán kinh tế. Đi lên từ kinh tế hộ, kinh tế trang trại cũng là đơn vị tự chủ trong sản xuất kinh doanh lời ăn lỗ chịu. Chính vì vậy, kinh tế trang trại muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì phải sản xuất ra những nông sản hàng hoá đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão đòi hỏi chủ trang trại phải không ngừng nâng cao trình độ của mình, vì kết quả sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân và gia đình họ. Họ không chỉ tích cực hăng say lao động, mà phải biết áp dụng những quy trình, kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường họ phải chấp nhận cạnh tranh, vì vậy các chủ trang trại phải không ngừng nâng cao trình độ của mình để khai thác sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực hiện có làm ra sản phẩm với chí phí sản phẩm thấp nhất, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường, và trên cơ sở đó thu được lợi nhuận lớn nhất – mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh của chủ trang trại. Nguồn lực đã góp phần giúp cho các chủ trang trại thực hiện mục đích cuối cùng này. Khi các chủ trang trại sử dụng nguồn lực để sản xuất, họ phải đặt ra câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Đồng thời chủ trang trại cũng phải biết hạch toán, tiết kiệm chi phí để với đầu vào nhỏ nhất, chi phí ít nhất nhưng thu được lãi lớn nhất. 1.2.3.5). Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo cho các trang trại có điều kiện tiếp tục chuyển giao công nghệ tiên tiến. Chủ trang trại luôn muốn sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực hiện có. Cùng với chủ trương khuyến khích trang trại phát triển của Nhà nước. Nhà nước đã đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, hệ thống đường xã giao thông, mạng lưới điện, cơ sở chế biến nông sản. Việc đầu tư những công trình này đã góp phần nâng cao sử dụng hiệu quả các nhuồn lực trang trại. Cũng chính từ việc xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện mở mang, nâng cao dân trí và tạo điều kiện thực hiện chuyển giao công nghệ tiến vào sản xuất. Sử dụng nguồn lực trang trại đã góp phần phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, từ đó thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực và sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trang trại. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực trang trại. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực là quá trình đánh giá kết quả sử dụng nguồn lực trong mối liên hệ với các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài trang trại nhằm tìm ra các hướng sử dụng nguồn lực tốt nhất để trang trại đặt hiệu quả cao nhất. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực bao gồm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng nguồn lực. a) Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực đất. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai nhằm tìm ra các hướng thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu diện tích đất trồng trọt sao cho có lợi nhất. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai của trang trại bằng các chỉ tiêu sau: -Hệ số sử dụng đất đai. -Giá trị sản phẩm/ 1ha đất canh tác, gieo trồng. - Giá trị sản phẩm hàng hoá/ 1ha đất canh tác, gieo trồng. -Thu nhập/ 1 ha đất canh tác, gieo trồng. b) Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động nhằm giúp trang trại có thể đưa ra các biện pháp tổ chức lao động ngày càng hợp lý, lựa chọn chính xác hơn các phương án sử dụng máy móc để thay thế lao động thủ công, thực hiện việc đào tạo kiến thức và nâng cao kỹ năng thực hành cho lao động nhằm nâng cao năng suất. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động. -Thu nhập/ 1 ngày công/1 lao động trang trại. - Giá trị sản phẩm/ 1lao động. - Giá trị sản phẩm hàng hoá/ 1 lao động. -Thu nhập/ 1 lao động. c). Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực vốn. Hiệu quả sử dụng vốn của trang trại được phân tích cho từng hoạt động sản xuất sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề. Kết quả của phân tích này cho biết đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh nào của trang trại sẽ có hiệu quả cao nhất. Đây là căn cứ để trang trại lựa chọn, thay đổi phuơng hướng và cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cao. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực vốn. -Giá trị sản phẩm hàng hoá/ 1 đồng vốn. -Thu nhập/1 đồng vốn. -Hệ số luân chuyển vốn lưu động (Vốn lưu động/Giá trị sản lượng hàng hoá) 1.3.2. Sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trang trại. Các yếu tố nguồn lực có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại. Đó là những yếu tố đầu tiên hình thành nên trang trại, là yếu tố thiết yếu để phát triển kinh tế trang trại. Nguồn lực góp phần rất quan trọng để khai thác các tiềm năng khác và cùng với nó tạo ra cơ sở vững chắc phát triển trang trại. Nếu chủ trang trại sử dụng nguồn lực không hiệu quả thì trang trại sẽ làm ăn thua lỗ có thể đi đến phá sản. Vì vậy, sử dụng hiệu quả nguồn lực là tất yếu phát triển kinh tế trang trại. Mục đích của chủ trang trại là lợi nhuận nên chủ trang trại luôn tìm tòi, suy nghĩ để lợi nhuận đạt cao nhất. Do đó sự dụng hiệu quả nguồn lực còn góp phần nâng cao trình độ sản xuất của các trang trại, trình độ dân trí và bộ mặt nông thôn. Khi nguồn lực được sử dụng hiệu quả sẽ thúc đẩy trang trại phát triển. Hiệu quả của trang trại lại thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện phát triển bao giờ cũng đi đôi với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả hơn các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn so với kinh tế tự cấp tự túc. Phát triển kinh tế trang trại là một xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong xu thế Việt Nam gia nhập tổ chức APTA kinh tế trang trại càng có vai trò quan trọng hơn trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Với nguồn lực nông nghiệp còn dồi dào, kinh tế trang trại đã huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nhiều so với kinh tế hộ. Chương 2: Thực trạng việc sử dụng các nguồn lực trang trại ở Việt Nam. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. ở nước ta, từ sau khi có Nghị quyết 10 (Đại hội VI), Nghị quyết 5 (Đại hội VII) và đặc biệt là Luật Đất đai năm 1993, kinh tế trang trại đã có bước phát triển mới, hàng vạn trang trại đã hình thành, sử dụng hàng triệu lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Kinh tế trang trại là xu thế phát triển khách quan, dựa trên cơ sở thành tựu của công cuộc đổi mới. Kinh tế trang trại là quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Trang trại là nơi sản xuất nông sản hàng hoá với khối lượng lớn, tập trung nhiều đất đai với sự thuê mướn nhân công. Thu nhập của kinh tế trang trại thường lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ gia đình. Kinh tế trang trại đi lên từ kinh tế hộ, đó là một bước phát triển của kinh tế hộ từ sản xuất tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá. Quá trình hình thành kinh tế trang trại là một bước đi tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Mô hình tập thể hoá với hình thức chủ yếu là hợp tác xã trong nông nghiệp nông thôn trước đây, với quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quản lý điều hành hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh mang tính tập trung, quá trình lưu thông và phân phối sản phẩm mang tính tập thể hoá,... dần dần đã được thay thế bằng sự hình thành và phát triển hình thức mới trong nông nghiệp là “khoán 100”, rồi “khoán 10” diễn ra trong những năm 80 của thập kỷ trước, được khẳng định tại Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá VI. Cho đến những năm gần đây kinh tế trang trại đã phát triển mạnh ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Nam Trung Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long. Thực chất đây là quá trình chuyển đổi hay còn gọi là sự điều chỉnh một bước cơ bản và quan trọng đối với quan hệ sở hữu trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đó là sự biến đổi cả về lượng và chất của kinh tế hộ gia đình và nông dân. Theo báo cáo của 57 tỉnh, thành phố, tính đến cuối năm 2002 số trang trại đáp ứng tiêu chí quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 26/03/2000 là 52.554 trang trại, bình quân có 992 trang trại/tỉnh, tăng 14,3% so với số lượng trang trại theo báo cáo của các địa phương cuối năm 2000, tăng 35% so với năm 1999. Trong đó Thành phố Hồ Chí Minh số trang trại tăng 10,5%, tỉnh Phú Thọ tăng 11,2%, tỉnh Quảng Nam tăng 38,7%, tỉnh Bạc Liêu tăng 39,6%, tỉnh Bình Định tăng 75%, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 87 % so với trang trại năm 2000, riêng tỉnh Quảng Bình số trang trại năm 2002 bằng 280,8% so với năm 2000. Trong quá trình phát triển số lượng trang trại phân bố không đồng đều. Trong tổng 60758 trang trại năm 2001 đồng Bằng Sông Cửu Long có 31.140 trang trại chiếm 51% tổng số trang trại cả nước, trong khi đó Đồng Bằng Sông Hồng có 1.829 trang trại chỉ chiếm 3% (2). Năm 2002 đồng Bằng Sông Cửu Long có 18.973 trang trại chiếm 36,1% tổng số trang trại cả nước, Đồng bằng Sông Hồng có 2.486 trang trại chỉ bằng 4,7%(1). Sự không đồng đều về quy mô diện tích của các trang trại phụ thuộc vào ngành nghề chuyên canh cây trồng vật nuôi. Có những trang trại lấy chăn nuôi làm nghề chính, chỉ có diện tích từ 1 đến 2 ha. ở các tỉnh Miền núi phía Bắc phát triển loại hình trang trại trồng rừng. ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển các trang trại lấy lương thực làm trọng điểm, kết hợp với trồng cây ăn quả, gắn với những điều kiện thiên nhiên hình thành và phát triển nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản nên có những trang trại có quy mô lớn lên tới 1.860 ha. ở Tây Nguyên với chủ trương giao đất, nhất là trồng rừng, thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đã giao cho nhiều trang trại phát triển theo hướng hàng hoá. Nhìn chung, các trang trại đã được đầu tư với lượng vốn lớn (có trang trại đầu tư ban đầu lên tới gần 16 tỷ đồng), sử dụng hàng ngàn lao động và cung cấp cho xã hội một lượng hàng hoá nông phẩm lớn góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các trang trại ở Việt nam hiện thường tồn tại dưới những hình thức sau: Trang trại gia đình, đây là loại trang trại phổ biến nhất hiện nay. Trang trại gia đình hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, do chính người chủ hộ hoặc một thành viên trong gia đình đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Trang trại gia đình dựa vào lao động trong gia đình là chủ yếu, có thể thuê thêm nhân công ở ngoài vào lúc thời vụ căng thẳng . Bên cạnh trang trại gia đình là trang trại tư bản tư nhân, đó là một loại hình trang trại quy mô lớn, thuê mướn nhiều nhân công. Loại trang trại này thường có diện tích từ 2 đến 10 ha, thuê từ 3 đến 5 nhân công thường xuyên, lúc thời vụ có thể thuê từ 15 đến 20 nhân công thường xuyên. ở Yên Bái có 2 trang trại dưới hình thức tư bản tư nhân: một do người Việt làm chủ và một trang trại nữa của người nước ngoài đầu tư 100% vốn để sản xuất và chế biến chè công nghệ cao. Trong các loại hình trang trại trên, thì trang trại gia đình được phát triển một cách rộng rãi, bên cạnh đó có một bộ phận trang trại ngoài lực lượng trang trại gia đình tuỳ theo sự phát triển có thể thuê thêm lao động để sản xuất kinh doanh, trên quy mô diện tích canh tác theo mức hạn điền mà pháp luật quy định. Đối với kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước, “Nhà nước khuyến khích tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh trong nông nghiệp”, nhất là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nhưng cho đến nay hai lĩnh vực này còn ít đối tác đầu tư. Một loại hình trang trại nữa là trang trại của cán bộ công nhân viên nhà nước có tác dụng huy động vốn, nhân tài vật lực của các thành phần phi nông nghiệp, đổi mới nông thôn, tạo việc làm, tăng của cải vật chất, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc và cải thiện môi trường sinh thái. Hiện nay, nước ta có hơn 10 triệu ha đất trống đồi núi trọc, nếu không có sức mạnh của kinh tế trang trại, của các quốc doanh nông lâm nghiệp sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế khác và sự chỉ đạo có hiệu lực của nhà nước thì phủ xanh đất trống đồi núi trọc khó trở thành hiện thực. ở các vùng ven đô thị và những nơi bình quân ruộng đất thấp, ở đồng bằng còn có một loại hình trang trại nữa, đó là trang trại “mi ni”. Loại trang trại này quy mô diện tích tuy “mi ni” nhưng quy mô sản xuất lại lớn, thường kinh doanh chuyên môn hoá như nuôi gà, thỏ , lợn, bò sữa, bò thịt (điển hình như thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy ở nước ta hiện nay có 4 loại hình trang trại, đó là: kinh tế trang trại gia đình, kinh tế trang trại của cán bộ công nhân viên nhà nước, kinh tế trang mi ni ở những vùng ven đô, kinh tế trang trại dưới hình thức tư bản tư nhân – trong đó kinh tế trang trại gia đình là phổ biến. ở hầu hết các địa phương trong cả nước, trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị (1988), kinh tế trang trại đã phát triển rất nhanh chóng. Nhiều địa phương đã có những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng loại hình kinh tế trang trại tuy mới hình thành nhưng có hiệu quả, đem lại những lợi ích to lớn về nhiều mặt, khơi dậy tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn trong dân cư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời nó đã trở thành động lực mới góp phần thúc đẩy nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Thực trạng sử dụng đất đai trong các trang trại. Thực trạng sử dụng đất đai trong các trang trại. 2.2.1.1) Quỹ đất và cơ cấu các loại đất. a).Quỹ đất. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Để phát triển kinh tế trang trại một hình thức tổ chức sản xuất nông lâm thuỷ sản hàng hoá lớn, trước hết phải dựa vào đất, nhất là những nơi tiềm năng để mở rộng diện tích đất đai còn nhiều, trong đó đáng chú ý là trung du, miền núi và ven biển. +Quỹ đất bình quân của các trang trại. (Xem biểu 1, biểu 2) Theo số liệu điều tra năm 2002, quy mô diện tích đất của trang trại là không lớn, trong số 42.962 trang trại thì tổng diện đất các trang trại đang quản lý và sản xuất là 259.137 ha, bình quân mỗi trang trại có diện tích là 6,0 ha (1). Trong khi đó năm 1999 thì quỹ đất bình quân 1 trang trại là 6,63 ha (3). (Tuy nhiên, lúc này chưa có tiêu chí xác định kinh tế trang trại thống nhất trên phạm vi cả nước mà mỗi địa phương đặt ra tiêu chí riêng như về quy mô diện tích đất đai, sản lượng gia súc, giá trị sản luợng hàng hoá,...). Như vậy, diện tích đất bình quân của trang trại năm 2002 giảm so với năm 1999. Quỹ đất bình quân của trang trại giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể. Theo số liệu năm 2002 (1) nơi có diện tích bình quân 1 trang trại cao là vùng Đồng Bằng sông Hồng 12,9 ha là do diện tích trang trại thuỷ sản chiếm tới 71,2% diện tích trang trại của vùng, nơi có diện tích bình quân một trang trại thấp là vùng Đồng Bằng sông Cửu Long 3,9 ha/trang trại. (Xem biểu số 1 sẽ thấy rõ điều này). Biểu 1: diện tích bình quân 1 trang trại. TT Tên vùng Diện tích trang trại Số lượng trang trại Tổng diện tích(ha) BQ một trang trại (ha/trang trại) Tổng cộng 42.962 259.137 6,0 1 Đồng Bằng Sông Hồng 1264 16262 12.9 2 Miền Núi Phía Bắc 1286 9561 7,4 3 Bắc Trung Bộ 3724 34963 9,3 4 Duyên Hải Nam Trung Bộ 3205 13949 4,4 5 Tây Nguyên 6186 36536 5,9 6 Đông Nam Bộ 11481 84963 7,4 7 Đồng Bằng Sông Cửu Long 15816 62903 3,9 Nguồn: theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại năm 2002. Tuỳ thuộc vào hướng kinh doanh của các trang trại mà quỹ đất bình quân theo cơ cấu trang trại cũng khác nhau. Xem biểu số 2 ta thấy rõ trang trại lâm nghiệp có diện tích bình quân lớn nhất, diện tích bình quân thấp nhất là trang trại chăn nuôi. Các trang trại cây hàng năm, cây lâu năm, thuỷ sản diện tích bình quân giảm, trang trại lâm nghiệp và trang trại chăn nuôi diện tích bình quân tăng. Biểu số 2: Diện tích đất bình quân theo loại hình trang trại. Đơn vị tính: ha. Năm Cây hàng năm Cây lâu năm Lâm nghiệp Chăn nuôi Thuỷ sản 1999 6,6 6,2 20,3 1,5 9,2 2002 6,2 5,9 26,7 1,9 4,1 Nguồn:Số liệu điều tra 3044 trang trại ở 15 tỉnh do trường ĐH KTQD thực hiện năm 1999 và theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại năm 2002 của Bộ NN&PTNT. +Nguồn gốc đất trang trại (Biểu 3). Nguồn gốc các loại đất đai để phát triển kinh tế trang trại rất đa dạng. Theo số liệu năm 2002(1) trong 42.962 trang trại, diện tích đất được nhà nước giao 37%, đất nhận chuyển nhượng 10%, tự khai phá là 25%, còn lại là đất đấu thầu, đất thuê, đất nhận khoán. So sánh với năm 1999(3), đất tự khai hoang tăng nhiều nhất( từ 5%-25%), các loại đất thầu, nhận khoán, chuyển nhượng cũng tăng mạnh, đất đã được giao giảm từ 71,83% xuống 37%. Biểu 3: Nguồn đất trang trại Tiêu chí 1999 2002 Diện tích đất (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích đất (ha) Tỷ lệ (%) I. Đất đã được giao 47229 71,83 95880 37 II. Đất chưa được giao 18518 28,17 163256,5 63 1-Nhận chuyển nhượng 3596 5,1 25913,7 10 2-Tự khai hoang 3332 5 64784,4 25 3-Đất thầu, thuê, nhận khoán và các nguồn khác. 11590 18,07 72558,4 28 Tổng nguồn đất 65.747 100 259.137 100 Nguồn:Số liệu điều tra 3044 trang trại ở 15 tỉnh do trường ĐH KTQD thực hiện năm 1999 và theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại năm 2002 của Bộ NN&PTNT. b). Cơ cấu các loại đất (Biểu 4). Theo số liệu năm 2002(1), cơ cấu quỹ đất của trang bao trại gồm đất nông nghiệp chiếm 61,2%, đất lâm nghiệp chiếm 10,3%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 17,8%. Cơ cấu đất đai tuỳ thuộc vào điều kiện từng địa phương, từng hướng sản xuất kinh doanh. Vùng Đông Nam Bộ tỷ trọng đất nông nghiệp chiếm cao 81,3%, trong khi đó các trang trại vùng Đồng Bằng Sông Hồng đất nông nghiệp chỉ chiếm 18,7 %, đất lâm nghiệp chiếm 5,4%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tới 71,2%. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất, do điều kiện khí hậu của vùng thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Trong khi đó, Tây Nguyên đất nuôi trồng thuỷ sản chỉ chiếm 1,1% là vùng có đất nuôi trồng thuỷ sản thấp nhất cả nước. Do điều kiện tự nhiên Tây Nguyên thích hợp với trồng những cây công nghiệp hơn nên nuôi trồng thuỷ sản không phát triển. Đây là vùng có tỷ trọng trang trại cây lâu năm cao nhất cả nước chiếm tới 68,4% diện tích trang trại của vùng. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là vùng có tỷ trọng đất chăn nuôi cao nhất chiếm 2,5%, còn vùng Miền Núi Phía Bắc tỷ trọng đất chăn nuôi chỉ chiếm 0,1%. Do đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng khác nhau mà cơ cấu đất đai cũng khác nhau. Biểu 4: Cơ cấu các loại đất trang trại theo từng vùng sinh thái năm 2002 Đơn vị tính: Ha,% Stt Tên vùng Tổng diện tích Cây hàng năm Cây lâu năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Chăn nuôi Tổng hợp Đặc thù Diện tích % Diện tích % Diện tích % Diện tích % Diện tích % Diện tích % Diện tích % Diện tích % Tổng cộng 259137 68538 26.4 90069 34.8 158607 61.2 26773 10.3 46085 17.8 2177 0.8 25308 9.8 186 0.1 1 ĐB sông Hồng 16262 1017 6.3 2018 12.4 3035 18.7 872 5.4 11573 71.2 72 0.4 593 3.6 119 0.7 2 MN phía Bắc 9561 262.5 2.7 3134 32.8 3396.5 35.5 3294 34.5 305 3.2 10 0.1 2556 26.7 0 0.0 3 Bắc Trung Bộ 34963 5222 14.9 5948 17.0 11170 31.9 14234 40.7 4105 11.7 422 1.2 5032 14.4 0 0.0 4 DH Nam T. Bộ 13949 5718 41.0 3079 22.1 8797 63.1 864 6.2 1652 11.8 345 2.5 2290 16.4 1 0.0 5 Tây Nguyên 36536 3755 10.3 24977 68.4 28732 78.6 1749 4.8 385 1.1 441 1.2 5229 14.3 0 0.0 6 Đông nam Bộ 84963 18862 22.2 50185 59.1 69047 81.3 5322 6.3 1796 2.1 581 0.7 8168 9.6 49 0.1 7 ĐB S.Cửu Long 62903 33702 53.6 728 1.2 34430 54.7 438 0.7 26270 41.8 307 0.5 1440 2.3 18 0.0 Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2.2.1.2) Tình hình sử dụng đất.(Biểu 5). Tuỳ theo lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, khả năng về vốn, trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý và tập quán sản xuất, canh tác mà tình hình sử dụng đất ở mỗi vùng là khác nhau. 2.2.1.2.1. Về đất nông nghiệp. Theo số liệu năm 2002(1) tổng diện tích đất trang trại là 259.137 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 158.607 ha, chiếm tỷ lệ diện tích đất cao nhất 61.2% so với tổng diện tích đất trang trại, trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 10,3%, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 17,8%. Các trang trại vùng Đông Nam Bộ có tỷ trọng đất nông nghiệp nhiều nhất 69047 ha, chiếm 43,5% đất nông nghiệp của trang trại và chiếm 26,6% tổng diện tích đất trang trại cả nước. Trong đó vùng có 50185 ha cây lâu năm chiếm 55,7% đất trồng cây lâu năm của trang trại trong cả nước, chiếm 19,4% tổng diện tích đất trang trại còn cây hàng năm chiếm 27,5% đất trồng cây hàng năm của trang trại trong cả nước, chiếm 7,3% tổng diện tích đất trang trại. Đây là vùng có diện tích đất trồng cây lâu năm cao nhất cả nước và diện tích trồng cây hàng năm chỉ xếp thứ 2. Vùng có đất trang trại nông nghiệp thấp nhất là vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 3035 ha chiếm chỉ 1,9% đất nông nghiệp của trang trại và chiếm 1,2% tỷ lệ đất trang trại cả nước. Trong đó, diện tích đất trồng cây lâu năm là 2018 ha, chiếm 2,2% đất trồng cây lâu năm của trang trại trong cả nước, chiếm 0,8% tổng diện tích đất trang trại. Là vùng đồng bằng nhưng diện tích đất trồng cây hàng năm chỉ chiếm 1,5% đất trồng cây hàng năm của trang trại trong cả nước, chiếm 0,4% tổng diện tích đất trang trại. Vùng miền núi phía Bắc cũng là vùng có đất trang trại nông nghiệp thấp có 3396,5 ha, chiếm tỷ lệ có 2,1% đất nông nghiệp của trang trại và chiếm 1,2% tỷ lệ đất trang trại cả nước. Trong đó chỉ có 262,5 ha đất trang trại trồng cây hàng năm, chiếm 0,4% đất trang trại trồng cây hàng năm cả nước, chiếm 0,1% tổng diện tích đất trang trại. Vùng đồng Bằng Sông Cửu Long có 34430 ha đất nông nghiệp trang trại, chiếm 21,7% tỷ lệ đất nông nghiệp trang trại cả nước và chiếm 13,3% đất trang trại. Trong đó chỉ có 728 ha đất trồng cây lâu năm, chiếm 0,8% đất trang trại trồng cây lâu năm cả nước, chiếm 0,3% tổng diện tích đất trang trại. Nhưng Đồng Bằng Sông Cửu Long lại có đất trang trại trồng cây hàng năm cao 33702 ha, chiếm 49,2% đất trang trại trồng cây hàng năm cả nước, chiếm 13% tổng diện tích đất trang trại. Theo số liệu năm 2001(2), 60758 trang trại có 369.567 ha, trong đó đất nông nghiệp là 233814 ha chiếm 63,3% tổng diện tích đất trang trại. Phần lớn số liệu của năm 2001(2) cũng đồng nhất với năm 2002(1). Vùng Đông Nam Bộ có đất nông nghiệp nhiều 73411 ha, chiếm 31,4% đất nông nghiệp của trang trại và chiếm 19,9% tổng diện tích đất trang trại cả nước và có diện tích đất trồng cây lâu năm cao nhất 50274 ha chiếm 52,3% đất trồng cây lâu năm của trang trại trong cả nước, chiếm 13,6% tổng diện tích đất trang trại. Các trang trại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long sử dụng đất nông nghiệp nhiều nhất 99773 ha, chiếm 42,7% đất nông nghiệp của trang trại và chiếm 27% tổng diện tích đất trang trại cả nước nhưng vẫn là vùng có diện tích đất trồng cây lâu năm vào loại thấp 4646 ha, chiếm 4,8% đất trang trại trồng cây lâu năm cả nước, chiếm 1,3% tổng diện tích đất trang trại còn trồng cây hàng năm cao 94863 ha, chiếm 68,9% đất trang trại trồng cây hàng năm cả nước, chiếm 25,7% tổng diện tích đất trang trại. Vùng có đất trang trại nông nghiệp thấp nhất là vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 3209 ha chiếm chỉ 1,4% đất nông nghiệp của trang trại và chiếm 0,9% tỷ lệ đất trang trại cả nước. Trong đó, diện tích đất trồng cây lâu thấp nhất là1703 ha, chiếm 1,8% đất trồng cây lâu năm của trang trại trong cả nước, chiếm 0,5% tổng diện tích đất trang trại, đất trồng cây hàng năm thấp nhất 1510 ha, chiếm 1,1% đất trang trại trồng cây hàng năm cả nước, chiếm 0,4% tổng diện tích đất trang trại. Vùng Miền Núi Phía Bắc chỉ có 1701 ha đất trang trại trồng cây hàng năm, chiếm 1,24% đất trang trại trồng cây hàng năm cả nước, chiếm 0,5% tổng diện tích đất trang trại. Qua thống kê một số trang trại trong 2 năm 2001, 2002 thực tế cho thấy tình hình sử dụng đất trang trại vào mục đích nông nghiệp tuỳ vào điều kiện của từng vùng nhưng đất trang trại sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó 2 vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nông nghiệp cao nhất, nhưng đồng bằng Sông Cửu Long lại sử dụng đất trang trại vào mục đích trồng cây lâu năm thấp còn Đông Nam Bộ là vùng có diện tích trồng cây lâu năm cao nhất trong cả nước. Ngược lại đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng cây hàng năm cao nhất cả nước. 2.2.1.2.2). Đất lâm nghiệp. Trong 259137 ha đất trang trại năm 2002(1), có 26773 ha diện tích đất lâm nghiệp, chiếm 10,3% tổng diện tích đất trang trại. Trong đó vùng Bắc Trung Bộ có 14234 ha chiếm 53,2% đất lâm nghiệp của trang trại trong cả nước, chiếm 5,5% tổng diện tích đất trang trại. Đây là vùng có diện tích đất lâm nghiệp cao nhất cả nước. 2.2.1.2.3). Đất nuôi trồng thuỷ sản. Theo số liệu năm 2002(1), diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 46085 ha chiếm 17,8% tổng diện tích đất trang trại. Đồng Bằng Sông Cửu Long có đất nuôi trồng thuỷ sản cao nhất cả nước 26270 ha, chiếm 57% đất trang trại nuôi trồng thuỷ sản cả nước, chiếm 10,1% tổng diện tích đất trang trại. Vùng Miền Núi Phía Bắc chỉ có 305 ha đất trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 0,7% đất trang trại nuôi trồng thuỷ sản cả nước, chiếm 0,1% tổng diện tích đất trang trại. 2.2.1.2.4). Đất khác. Cũng trong 42962 trang trại năm 2002 có 2177 ha dùng để chăn nuôi chiếm 0,8% tổng diện tích đất trang trại, có 186 ha của các trang trại đặc thù chiếm 0,1% tổng diện tích đất trang trại, có 25308 ha để kinh doanh tổng hợp chiếm 9,8% tổng diện tích đất trang trại. Trong đó có những vùng không có một trang trại nào là trang trại đặc thù như Bắc Trung Bộ, Miền Núi Phía Bắc, Tây Nguyên. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ chỉ có 1 trang trại đặc thù nhưng Vùng Đồng Bằng Sông Hồng lại có 119 trang trại đặc thù. Qua tình hình trên cho thấy tình hình sử dụng đất theo mục đích kinh doanh là khác nhau. Đất trang trại sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Các trang trại đặc thù có diện tích thấp nhất. Các trang trại chăn nuôi cũng có diện tích ít. Do đặc thù của các mô hình trang trại này cần ít diện tích nên diện tích được sử dụng của các trang trại không nhiều. Biểu 5: Cơ cấu đất theo loại hình và theo tổng diện tích đất trang trại năm 2002 Đơn vị tính:ha Stt Tên vùng Cây hàng năm Cây lâu năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Diện tích % % so với tổng dt Diện tích % % so với tổng dt Diện tích  % % so với tổng dt Diện tích %  % so với tổng dt Diện tích %  %so với tổng dt Tổng cộng 68538 26.4 90069 34.8 158607 61.2 26773 10.3 46085 17.8 1 ĐB sông Hồng 1017 1.5 0.4 2018 2.2 0.8 3035 1.9 1.2 872 3.3 0.3 11573 25.1 4.5 2 MN phía Bắc 262.5 0.4 0.1 3134 3.5 1.2 3396.5 2.1 1.3 3294 12.3 1.3 305 0.7 0.1 3 Bắc Trung Bộ 5222 7.6 2.0 5948 6.6 2.3 11170 7.0 4.3 14234 53.2 5.5 4105 8.9 1.6 4 DH Nam T. Bộ 5718 8.3 2.2 3079 3.4 1.2 8797 5.5 3.4 864 3.2 0.3 1652 3.6 0.6 5 Tây Nguyên 3755 5.5 1.4 24977 27.7 9.6 28732 18.1 11.1 1749 6.5 0.7 385 0.8 0.1 6 Đông nam Bộ 18862 27.5 7.3 50185 55.7 19.4 69047 43.5 26.6 5322 19.9 2.1 1796 3.9 0.7 7 ĐB S.Cửu Long 33702 49.2 13.0 728 0.8 0.3 34430 21.7 13.3 438 1.6 0.2 26270 57.0 10.1 Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Qua số liệu năm 2001(2) và 2002(1) có nhận xét như sau (xem biểu số 6): Vùng đồng bằng sông Hồng: so với tổng diện tích, tỷ lệ diện tích trồng cây lâu năm tăng từ 0,5% lên 0,8%; tỷ lệ diện tích trồng cây hàng năm không tăng; còn thuỷ sản và lâm nghiệp tỷ lệ diện tích giảm. Vùng miền núi phía Bắc: tỷ lệ diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm, cây lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đều giảm. Vùng Bắc Trung Bộ, chỉ có tỷ lệ diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 1,2% lên 1,6%; còn lại đều giảm nhưng đây là vùng có tỷ lệ phần trăm diện tích trang trại trồng cây lâm nghiệp lớn nhất cả nước, năm 2001 chiếm 5,7% diện tích đất trang trại sang năm 2002 là 5,5%. Vùng duyên Hải Nam Trung Bộ._.o số liệu năm 2002(1), chủ trang trại là nông dân chiếm tới 80%. Điều này chứng tỏ trình độ của chủ lao động trang trại còn rất thấp. Trong bối cảnh đó thì đầu tiên chính bản thân chủ trang trại phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật của mình. Thực tế nhiều trang trại hoạt động mang lại hiệu quả cao cho thấy, chủ trang trại phải là người có ý chí làm giàu, chịu khó học hỏi. Do vậy, họ có trình độ khoa học kỹ thuật, có khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường và biết kết hợp sức lao động của gia đình và thuê mướn thêm lao động để sản xuất kinh doanh. Để nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại xin kiến nghị một số vấn đề cụ thể sau: -Về đối tượng đào tạo. Đối tượng đào tạo không chỉ là các chủ trang trại, mà còn bao gồm những người có nguyện vọng tha thiết và có khả năng trở thành các chủ trang trại. Các chủ trang trại có nguyện vọng học tập đều được khuyến khích. -Về nội dung đào tạo. Những nội dung mà các chủ trang trại sẽ được học tập là những vấn đề chung về kinh tế trang trại như: vị trí, vai trò, xu hướng phát triển, các chủ trương đường lối chính sách về phát triển kinh tế trang trại đã ban hành, các kiến thức về quản trị kinh doanh trong các trang trại, các kiến thức về kỹ thuật sản xuất,...Những nội dung trên sẽ được các địa phương tổ chức đào tạo qua các lớp huấn luyện phù hợp ở mỗi nơi. -Về hình thức đào tạo. Tuỳ theo điều kiện cụ thể ở địa phương mà có các hình thức rất phong phú như mở lớp tập trung, tham quan, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật v.v...Điều quan trọng là các chủ trang trại và những người muốn trở thành chủ trang trại phải lựa chọn được hình thức học tập phù hợp cho mình. -Về kinh phí đào tạo. Nguồn kinh phí chủ yếu sẽ được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên tuỳ điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương sẽ có huy động sự đóng góp một phần của người học với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc đào tạo chủ trang trại. Để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đào tạo cho chính bản thân mình, các chủ trang trai nên hưởng ứng tích cực chủ trương này. b).Nâng cao tay nghề cho lao động trang trại. Cần quan tâm và có kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho lao động, kể cả lao động làm thuê nhất là bộ phận lao động kỹ thuật. -Đối với lao động gia đình. Hiện nay trong các trang trại gia đình ở nước ta, hầu hết các chủ trang trại vừa là người quản lý vừa là người trực tiếp lao động. Trong số đó các chủ trang trại hầu hết chưa qua đào tạo tối thiểu về kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp. Trước mắt, các chủ trang trại cần quan tâm nâng cao trình độ cho lao động gia đình chủ yếu dựa vào các tổ chức quần chúng (đoàn thanh niên, phụ nữ, hội nông dân,...) và các tổ chức khuyến nông cơ sở, với các hình thức hoạt động phong phú ngay tại địa phương. Chủ trang trại cần coi trọng hình thức bồi dưỡng cho lao động gia đình dưới hình thức truyền nghề. -Đối với lao động làm thuê. Mặc dù các trang trại ở nước ta tuy còn nhỏ bé, tuỳ theo quy mô và quá trình sản xuất kinh doanh, phần lớn các trang trại đều sử dụng lao động làm thuê. Chủ trang trại cần quan tâm đến hình thức hướng dẫn kỹ thuật và “làm thử” trước khi chính thức giao nhiệm vụ cho lao động làm thuê. Trong tương lai, khi trang trại đã phát triển phổ biến, các địa phương có tổ chức hình thành thị trường lao động ở nông thôn thì các chủ trang trại có thể thuê mướn lao động qua các trung tâm giới thiệu việc làm hoặc một hình thức thuê mướn qua trung tâm nào đó. Khi đó nhu cầu thuê mướn lao động có chất lượng theo nhu cầu của chủ trang trại sẽ được đáp ứng dễ dàng hơn. Để đặt được điều đó, trước hết cần quan tâm giải quyết những vấn đề sau: -Cần thừa nhận về pháp lý sức lao động làm thuê cho trang trại là hàng hoá. Trên bình diện chung đã chấp nhận thị trường sức lao động, thì lao động làm thuê trong các trang trại cũng phải được thừa nhận là hàng hoá. Có như vậy, lao động trong nông nghiệp, nông thôn mới thực sự được phân công và sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Thừa nhận về pháp lý việc thuê mướn trong nông, lâm, ngư nghiệp như đang áp dụng đối với các ngành kinh tế khác sẽ tạo thêm môi trường cho các chủ trang trại – kể cả chủ trang trại là đảng viên, hoạt động có hiệu quả và tạo ra nhiều việc làm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Vì vậy, người đảng viên ở nông thôn không phải là người ngoài cuộc mà phải tham gia lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế trang trại, khi có điều kiện, họ có thể trở thành những người chủ trang trại thực thụ để vừa là tấm gương có sức lôi cuốn các hộ khác ở nông thôn, vừa là những hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. -Việc thuê mướn lao động của trang trại trong thời gian qua được thực hiện thông qua thoả thuận giữa chủ trang trại và lao động làm thuê, chưa có quy định về hợp đồng và ký kết hợp đồng giữa hai bên. Vì vậy, trên cơ sở Bộ luật Lao động đã ban hành, đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và xã hội cần nghiên cứu ban hành quy chế sử dụng lao động đối với các trang trại, hướng dẫn các chủ trang trại xây dựng các hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng lao động và người làm thuê để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động và xác định trách nhiệm cụ thể của chủ trang trại. -Số lao động hiện làm thuê ở các trang trại đã và sẽ có xu hướng ngày càng tăng lên cùng với quá trình hình thành và phát triển trang trại. Vì vậy, chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý số lao động tự do kiếm việc làm, kể cả làm thuê theo mùa vụ và thường xuyên, để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và giải quyết những hành vi không lành mạnh, vi phạm pháp luật trong việc sử dụng lao động của các chủ trang trại. c) Đào tạo các cán bộ quản lý, khuyến nông ở nông thôn để nâng cao trình độ cho lao động trang trại. Hiện nay, cả nước đã có các trường trung học và dạy nghề, các trường quản lý nông nghiệp và một số trường đại học gắn liền với quá trình đào tạo cán bộ cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phân tán, chưa có kế hoạch thống nhất về chương trình, nội dung đào tạo. Vì vậy, cần thống nhất chương trình, nội dung đào tạo các chủ trang trại và các hộ nông dân nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các địa phương là vấn đề lớn đòi hỏi phải đầu tư ngân sách và tập trung trí tuệ để xây dựng một hệ thống giáo trình, bài giảng thích hợp và đào tạo miễn phí cho cán bộ địa phương và các chủ trang trại. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vốn trang trại ở Việt Nam. Trong các nguồn lực phát triển kinh tế trang trại vốn là nguồn lực hết sức quan trọng . Nó là chìa khoá ban đầu, là khâu then chốt để hình thành trang trại. Thực tế cho thấy vốn đầu tư cho các trang trại nhìn chung còn chưa lớn, nguồn vốn hầu hết là vốn tự có của các trang trại, một phần nhỏ là vốn Nhà nước thông qua các chương trình dự án, còn lại là vốn cho vay. Theo điều tra 3044 trang trại của trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm 1999 trong cơ cấu vốn đầu tư của trang trại thì vốn tự có của chủ trang trại chiếm tới 91,3%, vốn vay chỉ chiếm 8,93% trong đó vốn vay trực tiếp từ ngân hàng chiếm 45%. Còn theo điều tra 62450 trang trại năm 2001 của Tổng cục Thống kê vốn tự có chiếm 85% tổng vốn đầu tư, 15% tổng vốn đầu tư còn lại là vốn vay. Theo báo cáo năm 2002 của 57 tỉnh thành phố thì 83,4% tổng vốn đầu tư là vốn tự có, vốn vay từ các tổ chức và cá nhân chiếm 13,6% còn lại là các nguồn vốn khác chiếm 3,1%. Trong cơ cấu vốn vay, vốn ngân hàng chiếm tỷ lệ rất hạn chế (khoảng 30% tổng số vốn vay). Vốn đầu tư giữa các vùng cũng không hợp lý.Bình quân 1 trang trại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có vốn đầu tư là 380 triệu đồng nhưng miền núi phía Bắc lại chỉ có 65,8 triệu đồng. Để sử dụng nguồn lực này có hiệu quả, xin đưa ra một số giải pháp sau: 3.2.3.1).Xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh. Xác định đúng hướng đầu tư kinh doanh có quan hệ hết sức chặt chẽ đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Trước hết, hướng đầu tư kinh doanh được xác định đúng sẽ tránh được những tổn thất do những khoản đầu tư không phù hợp phải bỏ đi để đầu tư lại. Việc xác định phương hướng đầu tư phù hợp sẽ giúp cho các khoản đầu tư nhanh phát huy tác dụng, nhất là trong việc đầu tư kiến thiết các tài sản cố định sinh học có thể lớn hơn nhiều so với tổng vốn đầu tư cơ bản. Phương hướng đầu tư kinh doanh phù hợp, năng suất chất lượng sản phẩm tạo ra cũng cao hơn làm cho hiệu quả sản xuất mang lại lớn hơn. Như đối với các trang trại thuỷ sản, lâm nghiệp, cây lâu năm vốn đầu tư phải lớn, các trang trại cây hàng năm vốn đầu tư ít hơn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có giá trị sản lượng hàng hoá, thu nhập/ 1 đồng vốn cao nhất trong cả nước trong khi vốn đầu tư trung bình 1 trang trại chỉ có 66 triệu đồng. Các trang trại của vùng sử dụng vốn khá hiệu quả là nhờ vùng biết xác định đầu tư vốn vao hướng kinh doanh phù hợp.Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ sử dung đất và lao động khá hiệu quả nhưng lại là vùng sử dụng vốn ở mức trung bình. Vốn đầu tư trung bình 1 trang trại của vùng cao nhất cả nước năm 2002 là 380 triệu đồng. Vì vậy, vùng cần xém xét lại cách thức sử dụng vốn của mình. 3.2.3.2) Lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả. Có nhiều phương án đầu tư, các phương án đầu tư có thể khác nhau về tổng lượng tiền vốn đầu tư và thời gian đầu tư kiến thiết cơ bản. Nếu đầu tư một lượng vốn lớn, tập trung ngay từ những năm đầu thì thời gian kiến thiết cơ bản có thể rút ngắn. Nếu đầu tư với một lượng vốn ít, rải ra làm nhiều kỳ đầu tư dần dần thì tiêu tốn ít vốn song thời gian kiến thiết cơ bản lại kéo dài. Trong trường hợp đó, chủ trang trại phải tính toán để lựa chọn được phương án đầu tư nào có hiệu quả hơn. 3.2.3.3) Tiết kiệm vốn lưu động. Vốn lưu động dưới các hình thức là vật tư và chi phí sản xuất thường xuyên, là yếu tố không thể thiếu đối với việc duy trì các tài sản cố định sinh học và sản xuất ra sản phẩm mới. Nếu thiếu các loại vật tư sản xuất sẽ ngừng trệ thậm chí có thể gây tổn thất lớn đến tồn tại cuả các tài sản cố định sinh học. Ngược lại, nếu dự trữ dư thừa các loại vật tư sản xuất sẽ dẫn đến sự ứ đọng vốn, gây lãng phí vốn và tất yếu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do vậy, việc xác định chính xác nhu cầu dự trữ vật tư sản xuất nhằm tiết kiệm vốn lưu động là một biện pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 3.2.3.4) Nhà nước cần hỗ trợ một phần vốn. Vốn ngân sách hỗ trợ trang trại tập trung vào xây dựng các công trình hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, điện...Các công trình này được đầu tư xây dựng ở bên ngoài trang trại nhưng là cơ sở quan trọng cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực như đất đai, vốn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư là chủ yếu, tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn co hẹp, nhu cầu xây dựng lớn, cần tính toán đầu tư có trọng điểm. 3.2.3.5) Có các chương trình, dự án vay vốn cho chủ trang trại. Nhà nước cần thực hiện cơ chế cho các chủ trang trại vay theo chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ chế cho vay đó, một mặt đảm bảo tính khả thi trong sản xuất kinh doanh và hiệu quả của trang trại, mặt khác gắn nhiệm vụ của chủ trang trại với việc tạo ra sản phẩm hàng hoá, nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến và tạo nhiều việc làm cho người lao động. Thời hạn cho vay phải phù hợp với đặc điểm của sản sản xuất nông nghiệp, tức là cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm. Thậm chí, có thể thời hạn vay lớn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh, vì chủ trang trại phải mua sắm vật tư trước, lựa chọn thời điểm thích hợp bán sản phẩm. Vì vậy, thời điểm vay vốn có thể trước chu kỳ kinh doanh chứ không phải khi bắt đầu chu kỳ kinh doanh và ngay sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. 3.2.3.6) Giải pháp đối với vốn tín dụng. a)Tăng thêm nguồn vốn cho vay trung hạn và dài hạn. Tăng quỹ cho vay của ngân hàng để kinh tế trang trại vay vốn, không biệt giữa kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu của kinh tế trang trại. Lượng vốn vay của từng trang trại phụ thuộc vào quy mô sản xuất, yêu cầu của từng loại cây trồng, vật nuôi, nhu cầu sử dụng vốn và lượng vốn tự có. Không nên xác định mức cho vay thống nhất giữa các trang trại. b)Có chính sách lãi suất ưu đãi. Cần phải có chính sách cho vay lãi suất thấp để khuyến khích phát triển đối với kinh tế trang trại, vì sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro do thiên tai mang lại, năng suất thấp, đời sống nông thôn còn nhiều khó khăn. ở các vùng sâu, vùng xa và vùng cao, đối với các hộ nông dân nghèo, hộ đồng bào dân tộc có nguyện vọng tha thiết, có ý chí và khả năng sản xuất với quy mô lớn nhưng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Cần có chính sách lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho họ vay vốn bước đầu tạo lập trang trại, từ đó mới sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn. c) Cần linh hoạt hơn đối với thủ tục cho vay. Hiện nay thủ tục cho vay vốn còn nhiều rườm rà, gây nhiều khó khăn cho người đi vay. Ví dụ như : một trong những điều kiện cho vay vốn tín dụng Ngân hàng là khách hàng phải được xác nhận hộ khâủ thường chú tại địa phương, thực tế có nhiều chủ trang trại là người ở tỉnh khác chuyển đến mua quyền sử dụng đất, khai hoang thành lập trang trại nhưng hộ khẩu thường trú không có, đây cũng là vấn đề cần được chính quyền quan tâm tháo gỡ. Rồi thủ tục cho vay phải qua nhiều cơ quan trung gian, nhiều giấy tờ con dấu. Vì vậy các tổ chức tín dụng cần linh hoạt hơn, thủ tục cho vay cần được cải tiến theo hướng đơn giản hơn. Giải pháp về khoa học công nghệ. Đây là giải pháp vừa có tính chất trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài để đảm bảo cho trang trại sử dụng hiệu quả nguồn lực, phát triển ổn định, đạt hiệu quả cao. Trong thời gian tới chúng ta cần giải quyết các vấn đề sau: -Định hướng công tác khuyến nông: cần sớm quy hoạch hệ thống khuyến nông và xác định những nội dụng cụ thể của từng tổ chức khuyến nông. Coi trọng việc nâng cao trình độ và đẩy đẩy nhanh việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các trang trại thông qua việc tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn chủ trang trại áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Đồng thời, thông qua các chủ trang trại chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật tới các hộ nông dân trên địa bàn. -Đầu tư ngân sách xây dựng và phát triển các viện, trung tâm khoa học kỹ thuật nông nghiệp theo các vùng lớn và kích thích các nhà khoa học, kỹ thuật nông học nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các cây giống, con có giá trị, thích nghi với từng vùng cùng với quy trình canh tác, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản, cung cấp và hướng dẫn cho nông dân thực hiện thông qua hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. -Đầu tư xây dựng các vườn ươm gắn với các tiểu vùng sinh thái để nhân giống các loại cây ăn quả, các loại cây rừng, đầu tư xây dựng các xí nghiệp sản xuất giống tôm, cá và các loại đặc sản khác nhằm cung cấp đủ giống cho các hộ nông dân. 3.2.5. Giải pháp về thị trường. Làm tốt vấn đề thị trường là vấn đề rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trang trại. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay thị trường đã và đang là vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho các trang trại. Để giải quyết triệt để tình trạng này, trong thời gian tới chúng ta cần làm tốt các công việc sau: 3.2.5.1) Đối với thị trường các yếu tố đầu vào. Để khuyến khích kinh tế trang trại phát triển, trong lĩnh vực thị trường các yếu tố vật tư đầu vào cho các trang trại, cần củng cố vị thế của Nhà nước thông qua việc củng cố hệ thống tín dụng, ngân hàng, hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu vật tư nông nghiệp, hệ thống các doanh nghiệp bán buôn vật tư của Nhà nước. Đặc biệt lưu ý ở các vùng mà kinh tế trang trại đã, đang và sẽ phát triển nhiều. Mục đích chủ yếu của việc củng cố hệ thống này là để chống lũng đoạn thị trường vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp, làm thiệt hại tới lợi ích của các trang trại nói riêng và nông dân nói chung. 3.2.5.2) Đối với thị trường các yếu tố đầu ra. Nhà nước có thể tạo điều kiện theo hai hướng sau: Thứ nhất, Nhà nước cần tập trung xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp các doanh nghiệp chế biến ở những vùng chuyên canh lớn. Đây là cách giải quyết vấn đề thị trường đầu ra một cách thiết thực và căn bản cho các trang trại trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Để tạo thị trường ổn định và vững chắc cho các sản phẩm đầu ra của các trang trại, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng hệ thống các xí nghiệp chế biến nông sản. Đồng thời qua đó nhà nước có thể thực hiện hỗ trợ kinh tế cho các trang trại bằng phương thức đầu tư ứng trước vật tư cho các trang trại , hỗ trợ các dịch vụ sản xuất. Thứ hai, tổ chức hệ thống các kênh lưu thông nông sản, trong đó Nhà nước cần củng cố hệ thống các doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ xuất khẩu cho các trang trại. Qua hệ thống này để Nhà nước có thể vừa không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ phẩm cho các trang trại, vừa có thể kiểm soát các quan hệ kinh tế theo hướng đảm bảo lợi ích hợp lý cho cả phía trang trại lẩn các doanh nghiệp thương mại, chống sự lũng đoạn thị trường của các doanh nghiệp thương mại phi Nhà nước. -Đối với một số cây công nghiệp mà thị trường tiêu thụ chủ yếu ở nước ngoài, thì vai trò của hệ thống thương mại Nhà nước không chỉ là khâu trung gian tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại mà cón là người đại diện cho nước ta trong việc tìm kiến và mở rộng thị trường tiêu thụ nôgn sản nước ngoài. -Đối với trang trại trồng rừng cần làm rõ hơn một số vướng mắc trong thị trường tiêu thụ sản phẩm của rừng trồng. Trên thực tế, dù kinh doanh trong cơ chế thị trường nhưng các trang trại phải xin phép qua nhiều thủ tục mới đuực khai thác gỗ trồng và các sản phẩm đầu ra của rừng trồng. Những vướng mắc này cần làm rõ để các chủ trang trại yên tâm trong kinh doanh nghề rừng. -Đối với trang trại trồng cây ăn quả. Khó khăn trong thị trường tiêu thụ hoa quả không phải ở chỗ có thị trường hay không, mà là ở chỗ sản phẩm của các trang trại có phù hợp với yêu cầu của thị trường hay không. do vậy, giải pháp về thị trường cho các trang trại loại này nên tập trung vào một số việc sau: +Bố trí sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường +Tiếp tục cải tiến công tác giống để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. +Đầu tư nghiên cứu để dãn vụ thu hoạch, kéo dài thời kỳ cung ứng sản phẩm tươi ngon cho thị trường. +Đa dạng hoá cơ cấu cây hao quả, để đáp ứng nhu cầu quả tươi thường xuyên cho người tiêu dùng. 3.2.5.3) Nghiên cứu thị trường, dự báo và cung cấp thông tin thị trường. Đây là công việc rất quan trọng của các chủ trang. Nếu thiếu thông tin, chủ trang trại quyết định lựa chọn phương hướng sản xuất thiếu cơ sở, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ. Xin kiến nghị một số giải pháp sau: -Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống thông tin thị trường trên cơ sở giao nhiệm vụ chính thức nghiên cứu và cung cấp một cách thướng xuyên những thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cho cơ quan nghiên cứu thị trường và giá cả. -Phát hành riêng bản tin thị trường nông sản phẩm định kỳ để cung cấp thường xuyên và kịp thời cho các chủ trang trại. 3.2.5.4) Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. -Quy hoạch và xây dựng chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nôn lâm sản ở các địa bàn tập trung có trang trại phát triển -Khuyến khích, tạo điều kiện và hướng dẫn chủ trang xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình, sản phẩm thu mua của trang trại khác, sản phẩm của các hộ nông dân trong vùng. Giải pháp về chế biến. Thực tiễn cạnh tranh gay gắt ở thị trường cả trong và ngoài nước chứng tỏ yêu cầu cấp bách của việc chế biến nông sản. Để chế biến nông sản của các trang trại, cần giải quyết hàng loạt các công việc sau: -Trước hết, các chủ trang trại phải tự cải tiến cơ cấu kinh doanh, nâng cao kỹ thuật, công nghệ của khâu sản xuất nông nghiệp nguyên liệu. Hiện nay hàng loạt cơ sở chế biến phải đi nhiều nơi để thu gom nguyên liệu. Chi phí thu gom, vận chuyển nguyên liệu lớn, đầu vào tăng sẽ làm cho khả năng cạnh tranh giảm. Nên: + Nhanh chóng hình thành các vùng chuyên canh nguyên liệu trong các trang trại. + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa chuyên canh vừa hình thành cơ cấu kinh doanh tổng hợp trong từng trang trại. + Hạ thấp chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng nguyên liệu nông nghiệp. -Phát triển công nghiệp chế tạo trong nước nhằm tạo ra những máy móc, thiết bị chế biến để cung cấp cho các chủ trang trại. -Sau cùng, điều khó khăn nhất nhưng cũng rất quan trọng là mở rộng tiêu thụ nông sản chế biến để tạo điều kiện, động lực cho các chủ trang trại mở rộng chế biến nông sản. Giải pháp về cơ sở hạ tầng nông thôn. Hiện nay một mâu thuẫn lớn cần phải tập trung giải quyết là cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá. Để tạo điều kiện cho trang trại sản xuất hàng hoá, từ đó sẽ thúc đẩy sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, cần thực hiện các biện pháp xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như sau: -Nhà nước hỗ trợ một phần, chủ yếu là kỹ thuật, huy động nguồn lực của các trang trại, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, nước, giao thông,... -Trong cơ cấu đầu tư những năm tới đối với nông nghiệp, nông thôn, thuỷ lợi phải được ưu tiên đầu tư hàng đầu nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả thâm canh, mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển nông nghiệp toàn diện. Hướng đầu tư vào thuỷ lợi là khôi phục, nâng cấp các công trình đã xây dựng lâu năm bị xuống cấp, xây dựng các công trình mới cần thiết, hoàn thành các công trình dở dang,...Nhà nước đầu tư các công trình đầu mối, còn hệ thống kênh dẫn thì Nhà nước hỗ trợ một phần, chủ yếu là kỹ thuật, còn nói chung là vốn đầu tư của các trang trại. 3.2.8. Giải pháp liên doanh liên kết các trang trại. Một trong những vấn đề khá quan trọng là khuyến khích các trang trại liên kết với nhau, các trang trại liên kết với các thành phần kinh tế khác để hình thành các hình thức kinh tế hợp tác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Do đó: -Sớm phát hiện, hướng dẫn và phổ biến các hình thức liên kết, hợp tác trong từng trang trại. -Cần hỗ trợ, tạo điều kiện để trang trại liên doanh liên kết với nhau nhất là trong tiêu thụ nông sản. -Tạo điều kiện thuận lợi để các trang trại liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác, nhất là kinh tế Nhà nước. 3.2.9. Về các chính sách liên quan khác. 3.2.9.1) Chính sách thuế. + Cần có chính sách ưu đãi về thuế để nhập khẩu những sản phẩm cơ khí cho nông nghiệp mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ nhu cầu. + Có thể miễn toàn bộ tiền thuê đất đối với các trang trại thực hiện các dự án trồng rừngở những vùng khó khăn. + Đối với một số chủ trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản có giá trị hàng hoá trên 90 triệu đồng/năm và có thu nhập trên 36 triệu đồng/năm, phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập trên 36 triệu đồng/ năm.ss 3.2.9.2) Các chính sách khác như chính sách lao động, chính sách đầu tư,... Đối với những chính sách này cần phải hoàn thiện hơn để tạo điều kiện cho chủ trang trại yên tâm sản xuất kinh doanh. Tóm lại, kinh tế trang trại là một mô hình kinh tế hộ sản xuất hàng hoá cần được khuyến khích phát triển. Một trong những vấn đề đang rất bức xúc hiện nay là sử dụng nguồn lực trang trại như thế nào cho hiệu quả. Xin đóng góp một số ý kiến xung quanh vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực trang trại hiện nay, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. Kết luận Sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại đã và đang được khẳng định phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế trang trại phát triển khai thác hiệu quả các nguồn lực đất đai, vốn, lao động, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Kinh tế trang trại phát triển tạo công ăn, việc làm cho người lao động nông thôn, thu hút được nhiều người ở thành thị về nông thôn sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại. Kinh tế trang trại đã tăng thêm thu nhập cho Ngân sách Nhà nước nói chung và làm tăng thêm thu nhập cho người nông dân nói riêng, cuộc ssống của người lao động nông dân được nâng cao và cải thiện từng bước. Để trang trại phát triển tốt hơn nữa, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các giải pháp, chính sách cụ thể có liên quan đến sự phát triển của kinh tế trang trại, trong đó giữ vị trí quan trọng là giải pháp về nâng cao sử dụng hiệu quả nguồn lực. Luận văn này, trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đã giải quyết những nội dung cơ bản sau: -Khẳng định sự phát triển của kinh tế trang trại, vai trò của nguồn lực trang trại. -Phân tích thực trạng việc sử dụng các nguồn lưc trang trại ở nước ta hiện nay. -Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trang trại ở nước ta hiện nay như các giải pháp về đất đai, lao động, vốn, khoa học công nghệ, thị trường, chế biến, cơ sở hạ tầng nông thôn, liên doanh liên kết,... Các giải pháp trên đây nằm trong tổng thể của hệ thống giải pháp có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, khai thác có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực trang trại. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của các giải pháp nói trên thì cần thực hiện một số kiến nghị sau: -Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nâng cao việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trang trại, tích cực hơn nữa trong công tác chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phối hợp các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại. -Đối với các Bộ, ngành co liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn, thực hiện các chính sách đối với kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. -Đối với các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường trách nhiệm trong việc hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển trang trại, quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, quy hoạch thuỷ lợi, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, thông tin thị trường, tổ chức tập huấn, ký thuật, quản lý cho trang trại. -Các đơn vị thuộc UBND các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo cho các trang trại được hưởng các chính sách của Nhà nước, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và lợi ích khác; phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tổng kết đúc rút các mô hình trang trại tiến tiến để tuyên truyền phổ biến nhân rộng; tạo điều kiện để các chủ trang trại tham quan học tập lẫn nhau. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những trang trại sản xuất kinh doanh giỏi, tạo thêm việc làm, hỗ trợ hộ nghèo đói, góp phần xây dựng nông thôn mới. Một lần nữa em xin cảm ơn các thầy, cô trong khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn trường ĐH Kinh tế quốc dân, đặc biệt là cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Khôi đã giúp em hoàn thành luận văn này. Phụ lục I: Hiệu quả sử dụng vốn ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2002. Đơn vị tính: triệu đồng STT Mô hình trang trại Tổng vốn Vốn lưu động Vốn cố định Giá trị sản lượng hàng hoá Thu nhập Thu nhập/vốn (lần) Dung lượng vốn ổn định (lần) Hệ số luân chuyển vốn lưu động (lần) Tổng số 106431 29067.9 77363.1 38247.2 12771.7 0.12 2.01 0.76 1 Trồng trọt 72318.8 12848.8 59470 17131.7 8678.3 0.12 3.48 0.75 2 Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi 13368.9 5339.7 8029.2 8612.4 2941.2 0.22 0.93 0.62 3 Nông-lâm kết hợp 4127 277.7 3849.3 1322.4 536.5 0.13 3.29 0.21 4 Nông-lâm kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản 1270 917.1 352.9 623.9 25.4 0.02 0.56 1.47 5 Chăn nuôi 9517.3 7020.6 2496.7 7714.9 2189 0.23 0.32 0.91 6 Lâm nghiệp 1274 240 1034 240.0 89.2 0.07 4.32 1 7 Nuôi trồng thuỷ sản 2425 2027 398 1266.9 218.2 0.09 0.31 1.6 8 Làm muối 2020 380 1640 1727.3 303 0.15 0.98 0.22 9 Nông-lâm kết hợp với tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 110 14 96 35.0 19.8 0.18 1.6 0.4 Nguồn : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Tài liệu tham khảo (1): Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại năm 2002. (2): Theo số liệu thống kê nhanh về nông nghiệp, nông thôn năm 2001của Tổng cục thống kê. (3): Số liệu điều tra, khảo sát 3044 trang trại ở 15 tỉnh, thành phố trọng điểm do trường đại học Kinh tế quốc dân thực hiện năm 1999. Sách: Tư liệu về kinh tế trang trại –Uỷ ban vật giá Chính phủ;Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh-2000. Sách: Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường –PGS.TS Lê Trọng. Sách: Giải pháp tài chính cho phát triển kinh tế trang trại –Bộ Tài chính, Hà Nội 1999. Sách: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam –Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-2000, GS.TS Nguyễn Đình Hương (chủ biên). Sách: Quản lý sản xuất kinh doanh trong trang trại –Nhà xuất bản nông nghiệp-2000, PGS.TS Hoàng Việt (chủ biên). Kỷ yếu hội thảo khoa học lần thứ nhất: Nguồn lực và các động lực phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa –Hà Nội, 2002. Sách: Các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn (2001-2010)-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội-2001. Sách: Trang trại gia đình –bước phát triển mới của kinh tế hộ nông dân-Nguyễn Đình Điền, Nông nghiệp 2000. Sách: Giáo trình kinh tế nông nghiệp –Trường đại học kinh tế quốc dân. Sách: Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp –Trường đại học kinh tế quốc dân. Sách: Thống kê nông nghiệp –Trường đại học kinh tế quốc dân. Tạp chí: Một số bài trong các tạp chí sau: - Kinh tế phát triển. - Kinh tế trang trại. - Thị trường tài chính tiền tệ. - Ngân hàng. - Kinh tế và dự báo. - Nông nghiệp và nông thôn. 15. Một số luận văn của các anh chị khoá trên. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37093.doc
Tài liệu liên quan