Nội dung và các hình thức thanh toán trong Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân

Tài liệu Nội dung và các hình thức thanh toán trong Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân: ... Ebook Nội dung và các hình thức thanh toán trong Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nội dung và các hình thức thanh toán trong Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH -----------› ¶ š----------- LuËn v¨n Tèt nghiÖp NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG THUẬN TƯỜNG ÂN NGƯỜI THỰC HIỆN: Sinh viên: ĐÀO THỊ TRANG Lớp : QTKD – K50 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN QUỐC OÁNH HÀ NỘI - 2009 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Trước hết, tôi xin gửi tới toàn thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh lời cám ơn chân thành nhất. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Quốc Oánh người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Để thực hiện tốt đề tài này tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH dịch vụ & thương mại Thuận Tường An. Qua đây, tôi xin chân thành cám ơn toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi có được những kiến thức thực tế cần thiết. Cuối cùng, tôi xin gửi lơi cám ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2009 Sinh viên Đào Thị Trang MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) 41 Bảng 3.2: Tình hình vốn kinh doanh của công ty qua ba năm (2006 - 2008) 44 Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm (2006 2008) 46 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2008 47 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Quá trình thanh toán séc thông qua một Ngân hàng 24 Sơ đồ 2: Quá trình thanh toán séc thông qua hai Ngân hàng 25 Sơ đồ 3: Quá trình thanh toán theo uỷ nhiệm thu thông qua hai Ngân hàng 26 Sơ đồ 4: Quá trình thanh toán theo uỷ nhiêm qua một Ngân hàng 27 Sơ đồ 5: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi thông qua một Ngân hàng 28 Sơ đồ 6: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi thông qua 2 Ngân hàng 28 Sơ đồ 7: Quá trình luân chuyển chứng từ theo thư tín dụng 29 Sơ đồ 8. Quy trình phát hành thẻ 31 Sơ đồ 9. Quá trình thanh toán thẻ 31 Sơ đồ 10: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân 37 Sơ đồ 11. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 38 Sơ đồ 12. Trình tự ghi sổ kế toán của công ty 40 Sơ đồ 13 : Quy trình mua hàng 52 Sơ đồ 14: Quy trình thanh toán bằng chuyển khoản 53 Sơ đồ 15: Thực hiện thanh toán với nhà cung cấp bằng tiền mặt 54 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BTC : Bộ tài chính CSH : Chủ sở hữu CBCNV : Cán bộ công nhân viên ĐVT : Đơn vị tính ĐTDH : Đầu tư dài hạn ĐTNH : Đầu tư ngắn hạn GĐ : Giám đốc GTGT : Giá trị gia tăng HĐKD : Hoạt động kinh doanh NoPTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn NSNN : Ngân sách nhà nước LN : Lợi nhuận TCNH : Tài chính ngắn hạn TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều chế tài tài chính khổng lồ. Thị trường chừng khoán khung đảo. Cuộc khủng hoảng này được coi là “ trăm năm mới có một lần”. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho nền kinh tế toàn cầu trì trệ, các nền kinh tế lớn như: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc…cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bất chấp các biệm pháp cải thiện thị trường tài chính và ngăn chặn suy thoái kinh tế, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì năm 2009 là năm bi quan đối với kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Kinh tế trong nước bất ổn định, trì trệ và trậm phát triển. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, người đầu tư e dè, lãi suất cao, lạm phát liên miên, nguy cơ giảm phát bùng nổ…là bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế nước ta.Phải làm gì?, làm như tế nào? để tồn tại là câu hỏi lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trước tình hình khủng hoảng trong nước và toàn cầu, nhà nước và chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy chế để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đồng thời, khuyến khích các tập thể, cá nhân có đầy đủ khả năng đầu tư vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD) trên thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình hoạt động SXKD đã phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế ràng buộc giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với Nhà nước và trong nội bộ doanh nghiệp. Các mối quan hệ này thể hiện sự hợp tác, đầu tư, giúp đỡ lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, sự phát sinh các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ về thanh toán là một tất yếu khách quan. Thực hiện tốt mối quan hệ về thanh toán trong các doanh nghiệp sẽ lam cho quá trình tái sản xuất diễn ra nhanh hơn, làm tăng tốc độ quay vòng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Để giải quyết tốt tất cả các mối qua hệ thanh toán thì doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán một cách khoa học nhằm giám đốc các hoạt động SXKD cũng như quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Quan hệ thanh toán trong các doanh nghiệp cũng như trong nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều nội dung như: quan hệ trao đổi, quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ…giữa các doanh nghiệp với nhau, thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cán bộ công nhân viên. Xuất phát từ thực tiễn khách quan đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nội dung và các hình thức thanh toán trong Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài nhằm nghiên cứu bản chất của quá trình thanh toán và các hình thức thanh toán đã áp dụng trong thực tế. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác thanh toán ở các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. - Nghiên cứu các nội dung và các hình thức thanh toán đang được thực hiện trong Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh toán trong Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứư 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nội dung và các hình thức thanh toán được áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung đề tài xoay quanh vấn đề thanh toán và các hình thức thanh toán chủ yếu đang được áp dụng trong Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân. - Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân - P.203E1B - Khu TT Kim Liên - Phương Mai - Hà Nội 1.4. Kết cấu của luận văn I : Mở đầu II : Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu III : Kết quả nghiên cứu và thảo luận V : Kết luận và kiến nghị II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tài liệu 2.1.1. Hoạt động thanh toán trong doanh nghiệp 2.1.1.1 Những vấn đề chung về thanh toán Thanh toán là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ trong nền kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa chủ thể này với chủ thể khác trong nền kinh tế. Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều nhằm mục tiêu chung là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu thông qua hoạt động SXKD của mình. Để tiến hành hoạt động SXKD, doanh nghiệp cần phải có một lượng tài sản nhất định. Nếu như toàn bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữ được đánh giá tại một thời điểm nhất định thì sự vận động của chúng - kết quả của quá trình trao đổi chỉ có thể xác định trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình vận động các nhân tố được kết hợp với nhau để tạo ra hàng loạt các dịch vụ có ích, phục vụ cho tiêu dùng hoặc để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, trong một thời kỳ nhất định các doanh nghiệp đã chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra để trao đổi (bán). Sản xuất - chuyển hoá Đầu vào Đầu ra Tài chính Tài chính Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ, có một loại tài sản đặc biệt là tiền. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian tiền. Do đó, tương ứng với dòng vật chất đi vào là dòng tiền hay dòng tài chính đi ra, đồng thời làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp các yếu tố đầu vào. Ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra là dòng tiền hay dòng tài chính đi vào. Lúc này nghĩa vụ thanh toán giữa người mua với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình này việc đầu tư, mua sắm tài sản của doanh nghiệp phải đảm bảo thu nhập do đầu tư đem lại lớn hơn chi phí đầu tư. Điều đó có nghĩa là các giá trị dòng tiền do tài sản tạo ra phải lớn hơn chi phí của các tài sản đó. 2.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán trong quản lí tài chính của doanh nghiệp Hoạt động thanh toán là một trong những hoạt động mang tính chất thường xuyên và phổ biến nhất của bất cứ doanh nghiệp nào. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều nhằm các mục tiêu khác nhau, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là khác nhau và rất phức tạp tuỳ từng thời kỳ và từng giai đoạn kinh doanh. Tuy nhiên, các mục tiêu này thường bao gồm: Đạt được lợi nhuận khả dĩ có thể chấp nhận được, cung ứng hàng hoá, dịch vụ có chất lượng cao với giá rẻ, chế tạo và cải tiến nhiều sản phẩm mới, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thị phần…cải thiện môi trường và hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác. Nói chung, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải cùng lúc đạt được hai mục tiêu: - Lợi nhuận - Duy trì khả năng thanh toán Trong hai mục tiêu này thì mục tiêu số một là tối ưu hoá lợi nhuận. Mục tiêu duy trì khả năng thanh toán thực chất cũng là để hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Trong nền kinh tế đầy biến động và trì trệ như hiện nay thì hoạt động thanh toán ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Hoạt động thanh toán mang một số đặc điểm chủ yếu sau đây: * Quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ thanh toán Đó là trách nhiệm trả nợ (đối với con nợ) và quyền được đòi tiền từ con nợ (đối với chủ nợ). Việc chấp hành tốt các quy định, cam kết trong quan hệ thanh toán sẽ giúp các doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước, với cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp, duy trì uy tín của doanh nghiệp đối với chủ nợ, đồng thời giúp các con nợ tránh được những khoản bồi thường hoặc kiện cáo do sự trậm trễ thanh toán. * Điều kiện thanh toán Trong quan hệ thanh toán, những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải đề ra giải quyết và thực hiện được quy định thành lại thành điều kiện thanh toán. Những điều kiện thanh toán chủ yếu gồm: Điều kiện tiền tệ, điều kiện thời hạn thanh toán, điều kiện về địa điểm và điều kiện về phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán rất đa dạng như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản, thanh toán bằng séc, thanh toán bằng thư tín dụng (LC)...Việc lựa chọn phương thức, phương tiện, điều kiện thanh toán phụ thuộc vào thoả thuận của hai bên song đều xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mỗi bên nhằm tránh rủi ro. hanh toán đúng lúc vừa tạo uy tín tốt, vừa giúp cho doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn của doanh nghiệp khác, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. * Quan hệ thanh toán với công tác tài chính Việc thực hiện tốt công tác tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc tổ chức và quản lý thanh toán tốt tức làm tốt công tác tài chính tại doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động thanh toán được thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý, đạt hiệu quả cao. 2.1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán thanh toán Để công tác thanh toán được thực hiện chính xác, đầy đủ, kịp thời kế toán thanh toán phải kiểm soát được các khoản nợ phải thu và các khoản phải trả, phải nộp của doanh nghiệp. * Với các khoản phải thu - Nợ phải thu phải được thanh toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu. Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ phải thu và thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ kéo dài. - Đối với những khoản nợ mua hàng thường xuyên hoặc dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng doanh nghiệp cần kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác định số nợ bằng văn bản. - Trường hợp khách hàng không thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt, bằng séc mà thanh toán bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả hoặc chuyển vào tài khoản nợ phải thu khó đòi cần có đủ các chừng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan như biên bản đối chiếu công nợ thất thu phải tính vào số đã lập dự phòng. - Phải xác minh trực tiếp hoặc bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cư lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Đối với các khoản phải thu có số dư bên có (trường hợp nhận tiền ứng trước, trả trước hoặc đã thu nhiều hơn số phải thu), cuối kỳ lập báo cáo tài chính, tính toán các chỉ tiêu phải thu, phải trả cho phép lấy số dư chi tiết của các đối tượng nợ phải thu để lên hai chỉ tiêu bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. * Với các khoản phải trả, phải nộp - Mọi khoản phải trả, phải nộp của doanh nghiệp phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng. - Riêng các khoản phải trả của doanh nghiệp phải được phân thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn căn cứ vào thời hạn thanh toán của từng khoản nợ phải trả. - Khi trả hoặc nộp bằng vàng bạc đá quý phải được đánh giá theo tỷ giá của Ngân hàng Việt Nam hoặc giá thị trường để phản ánh giá trị thực của vốn kinh doanh. - Đối với các khoản nợ phải trả có số dư bên nợ (ứng tiền trước) cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính thì cho phép lấy số dư chi tiết của các tài khoản này để lên hai chỉ tiêu của bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. 2.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán là một nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. Các quyết định đầu tư, cho doanh nghiệp vay bao nhiêu tiền, thời hạn bao lâu, có nên bán hàng chịu cho doanh nghiệp hay không …tất cả các quyết định đó đều dựa vào thực tế về khả năng thanh của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta sử dụng một số chỉ tiêu sau: Hệ số nợ so với tổng vốn CSH = Tổng nợ phải trả Tổng vốn CSH a. Hệ số nợ so với tổng vốn SCH Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa các nguồn vốn của doanh nghiệp trong việc hình thành các tài sản, chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp hầu như đầu tư từ vốn CSH, doanh nghiệp có tính chủ động cao trong các quyết định kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý nhiều đối với các nguồn vốn hình thành nên các tài sản phục vụ cho hoạt động SXKD. Hệ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản b. Hệ số nợ so với tổng tài sản Chỉ tiêu này càng thấp khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào, do đó sẽ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh. Hệ số nợ so với tổng tài sản cho biết doanh nghiệp có 100 đồng tài sản thì bao nhiêu đồng được đầu tư từ các khoản nợ. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tính chủ động trong thanh toán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Vốn bằng tiền + Đầu từ TCNH + Khoản phải thu Hệ số khả năng thanh toán nhanh c. Tỷ lệ thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn Nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 1 phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, tình hình thanh toán gặp nhiều khó khăn. d. Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả = Số nợ phải thu Số nợ phải trả x 100 Chỉ tiêu này lớn hơn 100% chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng nhiều, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều của các doanh nghiệp khác. Thực tế nếu số vốn đi chiếm dụng nhiều hơn hay bị chiếm dụng nhiều hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Những nội dung thanh toán chủ yếu trong doanh nghiệp Căn cư vào đối tượng thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi doanh nghiệp có điều kiện và đặc trưng riêng nên các mối quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp là khác nhau nhau, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp đó. Số lượng và loại quan hệ thanh toán trong một doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Thông thường các quan hệ thanh toán được phân thành các nhóm sau: 2.1.2.1. Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà nước Đây là quan hệ thanh toán bắt buộc,phát sinh kể từ khi doanh nghiệp có doanh thu và thu nhập, thể hiện nghĩa vụ và trách nhiêm của doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua thuế và các khoản khác. Đó là công cụ của Nhà nước để thực hiện phân phối lại sản phẩm trong xã hội dưới hình thức giá trị, là công cụ để nhà nước điều tiết, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, đơn vị trong nền kinh tế quốc dân. Đối với doanh nghiệp, phần lớn các khoản thuế phải nộp là những khoản chi của doanh nghiệp, vì vậy khi quyết định phương án kinh doanh, ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp phải tính đến tác động của thuế và số tiền thuế phải nộp cho tưng mặt hàng và từng ngành nghề kinh doanh. Có thể kể đến một số loại thuế chủ yếu sau đây: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế môn bài... a. Thuế GTGT Thuế GTGT là thuế được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Luật thuế GTGT được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX từ ngày 2 - 4 - 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 - 1 - 1999, thay cho thuế doanh thu trước đó. Thuế GTGT ra đời đã khắc phục được nhiều nhược điểm của luật thuế doanh thu, kích thích các doanh nghiệp cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thích hợp với sự phát triển ngày càng phức tạp của kinh tế thị trường hiện nay. Theo quy định tại thông tư số 32/2007/TT - BTC ngày 09 / 04 / 2007 của bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ - CP ngày 10/12/2003. Nghị định số 148/2004/NĐ - CP ngày 23/07/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ - CP ngày 15/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật thuế GTGT thì cơ sở sản xuất kinh doanh được tính thuế theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Tuy nhiên, nếu cơ sở kinh doanh được thành lập theo Luật doanh nghiệp thì bắt buộc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế ngoại trừ cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ (mục III, phần B - thông tư số 32/2007/TT - BTC). * Xác định thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế Theo phương pháp này , hàng tháng cơ sơ sản xuất kinh doanh phải lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra. Cuối tháng kế toán lập bảng kê thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào đã kê trong tháng. Nếu giá trị này dương thì đây chính là số thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp trong tháng, nếu giá trị đó âm thì số âm đó sẽ được chuyển sang tháng sau khấu trừ tiếp , còn trong tháng này cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Thuế giá trị gia tăng đầu ra - Thuế giá trị gia tăng đầu vào Công thức Trong đó: Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra X Thuế suất * Xác định thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Phương pháp này thường áp dụng đối với những đơn vị, tổ chức cá nhân chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện kế toán, hoá đơn, chứng từ để tính thuế theo phương pháp khấu trừ như cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam. Các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ cũng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp này. Số thuế GTGT phải nộp chính là phần trăm giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ X Thuế suất Công thức GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra = Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng Trong đó: Luật thuế GTGT quy định: Các chủ thể kinh doanh hàng tháng phải kê khai đầy đủ, chính xác thuế GTGT với cơ quan thuế, không phân biệt có phát sinh nghĩa vụ thuế thực tế trong tháng hay không. Đối tượng kê khai phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Nội dung kê khai đươc quy định cụ thể cho chủ thể nộp thuế. Đối với chủ thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, có hoạt động nhập khẩu hàng hóa, pháp luật cũng xác định phần thu GTGT ở khâu nhập khẩu được tính là thuế GTGT đầu vào khi tính số thuế phải nộp trong tháng. Đối với chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh đa dạng, sản phẩm tạo ra có thể chịu các mức thuế suất khác nhau, phải kê khai cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh với mỗi nhóm hàng hoá, dịch vụ. Hàng tháng các cơ sở sản xuất kinh doanh phải lập tờ khai tính thuế GTGT theo qui định của Nhà nước nộp cho cơ quan thuế chậm nhất là trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Các cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Số thuế GTGT đã xác định phải nộp chậm nhất vào ngày 25 của tháng tiếp theo. Đối với những loại hàng hoá dịch vụ như nông sản, thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc hàng hoá, dịch vụ đã thuộc diện chịu thuế khác (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…) hoặc những ngành nghề dịch vụ được ưu tiên đặc biệt của Nhà nước thì không phải chịu thuế GTGT. b. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế TTĐB là loại thuế đánh vào một số loại hàng hoá dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, áp dụng cho các loại hàng hoá: Thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, phương tiện vận tải có ít hơn 24 chỗ, xăng dầu…Đối với các dịch vụ như: vũ trường, mát xa, karaoke, casino, các máy chơi bạc, hoạt động cá cược và chơi gôn… Đối tượng nộp thuế TTĐB là tất cả các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thu đặc biệt. Luật thuế quy định: Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ phải chịu thuế này một lần, có nghĩa là mặt hàng nào sau khi đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đã được phép lưu thông trên thị trường thì sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lần thứ hai. Những mặt hàng đã chịu thuế TTĐB thì không phải chịu thuế GTGT. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Số lượng hàng hoá tiêu thụ X Giá tính thuế đơn vị hàng hoá X Thuế suất thuế TTĐB Số thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo công thức sau đây: Giá tính thuế = Giá bán hàng 1 + thuế suất Trong đó: c. Thuế xuất - nhập khẩu Thuế xuất - nhập khẩu là loại thuế thu vào các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là những hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới, kể cả những hang hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế suất và từ khu chế suất đưa ra thị trường trong nước. Những hang hoá không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá vận chuyển quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của chính phủ, các hàng hoá viện trợ nhân đạo. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp của doanh nghiệp được xác định như sau: Thuế xuất khẩu hay nhập khẩu phải nộp = Giá trị tường mặt hàng ghi trong tờ khai X Giá tính thuế X Thuế suất Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu theo hợp đồng, theo quy định giá FOB. Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập, theo quy định là giá CIF. d. Thuế thu nhập doanh nghiệp Luật thuế TNDN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/ 1/ 1999 thay thế cho luật thuế lợi tức. Thuế TNDN là loại thuế trực thu, thu trực tiếp vào thu nhập chịu thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp. Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế TNDN X Thuế suất TNDN Theo quy định tại phần B thông tư số 134/2007/TT - BC ngày 23/ 11/ 2007 của bộ tài chính - Hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ- CP ngày 14/ 02/ 2007 của chính phủ quy định chi tiết Luật thuế TNDN thì doanh nghiệp phải tính thuế TNDN như sau: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = DT để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế Trong đó: - Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2006, Thuế suất thuế TNDN là 25%. Các cơ sở sản xuất kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 25 - 1 hàng năm. Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định số thuế tạm nộp cả năm, có chia ra từng quý để thông báo cho cơ sở kinh doanh nộp thuế. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh trong năm có sự thay đổi lớn thì cơ sở sản xuất kinh doanh phải báo cáo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số thuế tạm nộp hàng quý. Tại khoản 2 điều 2 của luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định: Cơ sở kinh doanh phải nộp thuế vào ngân sách Nhà nước hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. Căn cứ vào số thuế trong thông báo nộp thuế, cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế theo số đã thông báo. Cuối kỳ kế toán, cơ sở kinh doanh xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong năm, nếu kỳ này cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thừa thì số thừa đó được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ này nộp thiếu thì phải nộp bổ sung còn thiều vào kỳ tới. e. Thuế tài nguyên Để Ngân sách nhà nước có nguồn thu ổn định thực hiện các biện pháp bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, góp phần đảm bảo tính công bằng giữa các đơn vị có khai thác, sử dụng tài nguyên trong nền kinh tế quốc dân. Quốc hội khoá VI, kỳ họp thư 6 ngày 28 - 2 - 1989 đã uỷ quyền cho Hội đồng Nhà nước quy định pháp lệnh thuế tài nguyên và được sửa đổi tại pháp lệnh số 05/1998 PL - UBTVQH10. Luật thuế quy định: Tất cả mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước ta như khai thác các sản phẩm rừng tự nhiên, nước dùng cho sản xuất thuỷ điện, khai thác than, khai thác khoáng sản, kim loại, dầu mỏ, khí đốt, đánh bắt cá và thuỷ hải sản tự nhiên … đều phải nộp thuế tài nguyên. Thuế tài nguyên phải nộp = Số lượng tài nguyên khai thác X Giá tính thuế đơn vị tài nguyên X Thuế suất Trong đó: - Số lượng tài nguyên khai thác tính thuế là số lượng của từng tài nguyên khai thác trong kỳ, không phân biệt mục đích sử dụng (bán ra, tiêu dùng nội bộ…); - Giá tính thuế tài nguyên là giá bán thực tế bình quân tài nguyên khai thác ở thời điểm tính thuế. Nếu tài nguyên khai thác phải qua giai đoạn tuyển chọn mới bán ra thì giá tính thuế được trừ đi chi phí tuyển chọn, vận chuyển; - Mức thuế suất quy định cho từng loại tài nguyên khác nhau, mức thấp nhất là 1%, cao nhất là 40%. f. Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao Pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 19/5/1994 và được sửa đổi bổ sung ngày 30/6/1999 nhằm góp phần thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của người có thu nhập cao vào ngân sách Nhà nước. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là loại thuế trực thu tính trực tiếp trên phần thu nhập của cá nhân bao gồm các khoản lương và các khoản trích theo lương. Có hai loại thuế thu nhập cá nhân là thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập thường xuyên được tính bình quân tháng trong năm, kê khai và nộp tạm hàng tháng. Cuối năm hoặc hết thời hạn hợp đồng doanh nghiệp phải tổng hợp mọi khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân và thực hiện thanh quyết toán thuế với cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 28 tháng 2 năm sau hoặc sau ngày 30 kể từ ngày hết thời hạn hợp đồng. Người nước ngoài thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi rời khỏi Việt Nam phải xuất trình biên lai nộp thuế. Thuế thu nhập đối với khoản thu nhập không thường xuyên thì nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. Người nộp thuế thu nhập phải thực hiện kê khai nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn. Thuế suất đối với khoản thu nhập không thường xuyên tuỳ thuộc vào khoản thu nhập không thường xuyên đó. Các doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao làm việc ở doanh nghiệp và có trách nhiệm thu thuế cho Nhà nước hàng tháng. Cuối năm doanh nghiệp có trách nhiệm quyết toán thuế đối với cơ quan thuế. g. Thuế môn bài Thuế môn bài là loại thuế thu hàng năm vào các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm giúp Nhà nước thực hiện việc kiểm kê, quản lý các cơ sở kinh doanh trong nền kinh tế. Theo thông tư số 42/2003/TT - BTC của Bộ tài chính ngày 07/05/2003 hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT - BTC ngày 24/10/2002, thuế môn bài được thu như sau: - Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trả thuế môn bài căn cứ vào số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư thực hiện nộp thuế môn bài theo biểu thuế sau: Bậc thuế Số vốn đăng ký (Tỷ đồng) Thuế môn bài hàng năm (đồng) Bậc 1 Trên 10 3 000 000 Bậc 2 Từ 5 - 10 2 000 000 Bậc 3 Từ 2 - 5 1 500 00 Bậc 4 Dưới 2 1 000 000 - Các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành thì nộp thuế môn bài theo mức thông nhất là 2 000 000 đồng/ năm. Nếu các doanh nghiệp này có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác thì nộp thuế môn bài theo mức thông nhất là 1 000 000 đồng/ năm. - Các cơ sở._. kinh doanh là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các tổ chức kinh tế khác… không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thống nhấ thu thế môn bài theo mức 1 000 000 đồng/ năm. - Đối với các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu kinh doanh…trực thuộc cơ sở kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập hoặc thuộc chi nhanh hạch toán phụ thuộc, hộ gia đình, hợp tác xã…thi áp dụng biểu thuế môn bài sau: Đơn vị tính: Đồng Bậc thuế Mức thu nhập/ 1 tháng Số thuế môn bài/ 1 năm 1 Trên 1 500 000 1 000 000 2 Trên 1 00 000 - 1 500 000 750 000 3 Trên 750 000 - 1 000 000 500 000 4 Trên 500 000 - 750 000 300 000 5 Trên 300 000 - 500 000 100 000 6 Bằng hoặc thấp hơn 300 000 50 000 Căn cư để tính thuế môn bài là vốn đăng ký của năm trước năm tính thuế. Mỗi khi có sự thay đổi tăng hoặc giảm vốn đăng ký, các cơ sở kinh doanh phải kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để làm căn cứ xác định thuế môn bài của năm sau. 2.1.2.2. Quan hệ thanh toán với nhà cung cấp Nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp phát sinh khi doanh nghiệp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ với người bán. Nghiệp vụ này chỉ phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, hoặc trả tiền trước thời điểm giao nhận hàng hoá. Trong cả hai trường hợp đều dẫn đên quan hệ nợ nần giữa doanh nghiệp với người bán trong thời hạn thoả thuận. Khi doanh nghiệp mua chịu phát sinh nghiệp vụ thanh toán nợ phải trả, khi doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng cho người bán sẽ phát sinh một khoản tiền nợ phải thu từ nhà cung cấp. Quan hệ này phát sinh khi hai bên ký kết các hợp đồng kinh tế với nhau, thoả thuận các điều kiện có ràng buộc về khối lượng hàng hoá, vật tư trao đổi trong đó có giá trị hợp đồng, thời hạn thanh toán hợp đồng, chất lượng hàng hoá, vật tư, quy cách giao nhận hàng và thời hạn giao hàng. Chứng từ sử dụng: Hạch toán chi tiết và tổng hợp công nợ phải trả, phải thu với nhà cung cấp đều dựa trên bộ chứng từ gồm: Hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng hoá, phiếu thu ứng trước tiền, đặt cọc…và các chứng từ thanh toán tiền hàng mua khi đến hạn trả hoặc trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng gồm phiếu chi, giấy báo nợ, sao kê báo nợ. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp cần sử dụng tài khoản 331 " phải trả người bán". Tài khoản này được chi tiết cho từng nhà cung cấp. 2.1.2.3. Quan hệ thanh toán với khách hàng Tiêu thụ là khâu cuối cùng của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, là giai đoạn quyết định kết quả của quá trình kinh doanh. Tại khâu này thường xuyên phát sinh các khoản nợ thanh toán nợ phải thu, phải trả đối với khách hàng do việc bán hàng hoá, dịch vụ theo phương thức trả chậm hay phương thức trả trước. Thông thường, việc bán hàng theo phương thức trên chỉ xảy ra trong các nghiệp vụ mua, bán hàng hoá qua các đại lí của doanh nghiệp. Đối tượng thanh toán trong quan hệ kinh tế này bao gồm khách hanàg trong nước và nước ngoài. Chứng từ sử dụng là căn cứ để ghi sổ kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua là : hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hàng hoá, phiếu thu tiền, biên bản giao nhận hàng, giấy báo có, sổ phụ ngân hàng… Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng là tài khoản 131 "phải thu của khách hàng". Tài khoản này được chi tiết cho từng khách hàng. 2.1.2.4. Quan hệ thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp Thanh toán với người lao động là khoản phải trả hoặc phải thu của người lao động trong kỳ SXKD bao gồm các khoản thanh toán về tiền lương, tiền công lao động, tiền thưởng, phúc lợi, bảo hiểm và các khoản khác doanh nghiệp phải trả hoặc phải thu ở người lao động. Trong các khoản thanh toán với người lao động thì thanh toán tiền lương, tiền công là nghiệp vụ thanh toán chủ yếu. Tiền lương là khoản thù lao lao động mà công nhân viên được hưởng tương xứng với số lượng, chất lượng lao động mà họ đã cống hiến. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một khoản chi phí do vậy phải tiết kiệm để đạt lợi nhuận cao nhất. Ngược lại, đối với người lao động thì tiền lương là khoản thu nhập chính để tái sản xuất sức lao động, do vậy tiền lương là đòn bẩy khuyến khích họ hăng say lao động. Vì vây, doanh nghiệp phải có chế độ lương thích hợp để động viên, khuyến khích họ làm việc, gắn bó lâu dài với Công ty. Việc thanh toán tiền lương, tiền công trong các doanh nghiệp thường được căn cứ theo thời gian lao động hoặc theo sản phẩm. - Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và trình độ thành thạo nghề nghiệp của người lao động. Áp dụng chủ yếu đối với nhân viên hành chính, công nhân sản xuất phụ trợ của doanh nghiệp. - Hình thức trả lương theo sản phẩm hoặc khoán từng công việc: Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm đã hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã hoàn thành để trả lương cho người lao động. Áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất, đội, tổ sản xuất… Mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình hình thức trả lương phù hợp với điều kiện SXKD của doanh nghiệp đảm bảo khuyển khích khả năng, tinh thần sáng tạo của người lao động trong quá trình làm việc. Ngoài mối quan hệ thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động, một số công ty lớn được tổ chức theo hình thức công ty mẹ, công ty con còn có các mối quan hệ thanh toán khác như tạm ứng, cho vay, trả hộ, thu hộ…trong nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con. Tuỳ theo đặc điểm của từng công ty mà có các nội dung và hình thức thanh toán khác nhau. 2.1.3. Các hình thức thanh toán chủ yếu trong doanh nghiệp Thanh toán bằng tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều phương thức thanh thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. 2.1.3.1. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt Thanh toán dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua việc nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt của doanh nghiệp không qua nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng. Hình thức thanh toán này thường được dùng trong quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân không có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên khi thanh toán lương, thưởng, phạt, tam ứng…hoặc giữa doanh nghiệp với các đơn vị kinh tế khác, với các cơ quan Nhà nước trong trường hợp thanh toán vơi số tiền nhỏ dưới mức quy định chuyển khoản. Tiền mặt được sử dụng là đồng Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có quan hệ xuất - nhập khẩu, liên doanh với nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thể sử dụng tiền đô la Mỹ trong thanh toán nhưng chỉ với số lượng rất nhỏ hoặc trong trường hợp đặc biệt và phải tuân theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương thức thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, nó có thể dẫn đến một số rủi ro và bất lợi như: - Chi phí xã hội để tổ chức thanh toán rất tốn kém - Dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng hoặc các chủ nợ - Vấn đề bảo đảm an ninh trong thanh toán, bảo quản vận chuyển gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên thanh toán bằng tiền mặt có thủ tục đơn giản, không phải làm các thủ tục qua Ngân hàng. 2.1.3.2. Thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán được tiến hành thông qua việc thực hiện bút toán trên tài khoản tiền gửi ngân hàng của các đơn vị, các doanh nghiệp. Hình thức thanh toán này được thực hiện theo quy định bắt buộc của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế, các cơ quan trong nền kinh tế quốc dân. Đó là phương thức sử dụng tiền tệ hợp lý và là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện quản lý kinh tế của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên để thực hiện được hình thức thanh toán này đòi hỏi các bên tham gia thanh toán phải có điều kiện nhất định và phải tuân theo những nguyên tắc nhất định sau: - Các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan và cá nhân phải có tài khoản tiền gửi ở các tổ chức thuộc hệ thống ngân hàng. Toàn bộ vốn tiền tệ, ngoài số tiền mặt được giữ tại quỹ theo định mức và sự thoả thuận với ngân hàng, các doanh nghiệp và các đơn vị bắt buộc phải gửi tất cả vào Ngân hàng. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp, các đơn vị có quyền chọn cơ sở ngân hàng thuận lợi nhất trong phạm vi tỉnh và thành phố mở tài khoản tiền gửi chính để thực hiện các nghiệp vụ gửi tiền và rút tiền, vay, trả và thanh toán. Đồng thời được mở tài khoản tiền gửi phụ và tài khoản tiền vay phụ ở Ngân hàng thuộc địa phương khác - nơi có quan hệ mua bán với mình. - Việc mua bán giữa các bên mua bán hàng hoá và dịch vụ phải thực hiện ngay sau khi chuyển hàng hoá và cung ứng hàng hoá trong thời gian quy định của Ngân hàng. Bên bán chỉ đươc phát hành chứng từ thanh toán sau khi đã giao chuyển hàng hoá hoặc cung ứng giao dịch. Bên mua chi trả tiền sau khi đã nhận các chứng từ thanh toán. - Việc chi trả chỉ được thực hiện khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của chủ tài khoản. Ngân hàng chỉ có thể trích tài khoản của đơn vị này để chi trả cho đơn vị khác khi có lệnh của chủ tài khoản, trừ trường hợp có quyết định của Nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền. - Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ chức năng trung tâm thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, hướng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện đúng mọi quy định của chế độ thanh toán. Trong quá trình thanh toán nếu bên nào (bên mua, bên bán, ngân hàng) vi phạm quy định về những nguyên tắc, chế độ thanh toán…thì bên đó phải chịu phạt về vật chất để đền bù cho bên bị thiệt hại. Theo quy định hiện hành thì thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta bao gồm các hình thức thanh toán chủ yếu như: thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, ngân phiếu và thẻ thanh toán. a. Thanh toán bằng séc Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được cấp trên mẫu do Ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người hưởng thụ có ghi tên trên séc hoặc người cầm séc. * Thanh toán bằng séc phải tuân thủ những quy đinh chung sau: - Séc là lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, do vậy khi nhận được séc Ngân hàng phải chấp nhận lệnh này vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lý. - Ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền được phát hành các loại séc. Các tổ chức muốn sử dụng séc phải đến các Ngân hàng - nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi thanh toán để mua séc trắng về sử dụng - Séc được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, vật tư, trả nợ, nộp thuế hay để rút tiền mặt tại các chi nhánh Ngân hàng. - Nếu đơn vị sử dụng séc qua số dư tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng thì phần giá trị vượt phải có hợp đồng vượt chi trước với Ngân hàng, nếu không chủ phát hành séc sẽ bị phạt 30% số tiền vượt quá số dư tiền gửi. Ngoài ra chủ phát hành séc còn bị phạt trả chậm, tiền phạt này bên hưởng séc được nhận. Số tiền phạt = Giá séc X Số ngày trả chậm X Tỷ lệ lãi phạt - Bên nhận séc phải kiểm soát tính chất hợp lệ và hợp pháp của tất cả các nội dung ghi trên tờ séc. Phải lập bảng kê nộp séc và phải nộp vào Ngân hàng trong thời hạn có hiệu lực của tờ séc. * Các loại séc gồm: Séc tiền mặt và séc thanh toán - Séc tiền mặt: là loại séc cho phép người hưởng séc lấy tiền mặt từ Ngân hàng ra. Séc loại này chỉ sử dụng trong trường hợp thanh toán với số tiền nhỏ hoặc giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. - Séc thanh toán: Là loại séc chỉ dùng để thanh toán chuyển khoản, người hưởng séc không được lấy tiền mặt từ Ngân hàng. Loại séc này thường được dùng để thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Séc thanh toán có ba lại: Séc chuyển khoản, séc bảo chi và sổ séc định mức. + Séc chuyển khoản: Thường dùng trong thanh toán giữa các đơn vị có cùng tài khoản tiền gửi thanh toán ở cùng một Ngân hàng hay chi nhánh Ngân hàng khác nhau nhưng cùng một hệ thống thanh toán bù trừ cho nhau khi phát sinh một nghiệp vụ cần thanh toán nào đó. Thời hạn hiệu lực của séc chuyển khoản là 10 ngày làm việc kể từ ngày ký séc. Ngân hàng chỉ nhận và thanh toán séc khi tài khoản của chủ phát hành còn số dư tài khoản tiền gửi thanh toán đủ để chi trả số tiền ghi trên tờ séc. + Séc bảo chi: Là tờ séc chuyển khoản được Ngân hàng bảo đảm chi trả số tiền trên séc. Thủ tục xin séc bảo chi được thực hiện như sau: Bên phát hành séc sau khi lập séc chuyển khoản sẽ đưa tờ séc này đến Ngân hàng của mình để xin bảo đảm chi. Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền phải chi ghi trên séc và tài khoản tiền gửi của chủ phát hành séc tại Ngân hàng để quyết đinh. Nếu đủ điều kiện, Ngân hàng sẽ chuyển số tiền này từ tài khoản "tiền gửi thanh toán" sang tài khoản "tiền gửi séc bảo chi và định mức" đồng thời đóng dấu bảo đảm chi vào tờ séc này. Bên mua tờ séc này về sử dụng như séc chuyển khoản. + Sổ séc định mức Sổ séc định mức là sổ gồm nhiều tờ Séc chuyển khoản (10 tờ) đã được Ngân hàng đóng dấu bảo đảm chi cho tất cả sổ séc với tiền đã được định mức (mức tối thiểu là 20 triệu đồng). * Quá trình thanh toán bằng séc Thanh toán bằng séc có hai phương thức: Thanh toán séc thông qua một Ngân hàng và thanh toán séc thông qua hai Ngân hàng, Mỗi phương thức thanh toán khác nhau thì quy trình thanh toán khác nhau. - Thanh toán thông qua một Ngân Đơn vị bán (bên hưởng séc) Đơn vị mua (bên phát hành séc) Ngân hàng phục vụ hai bên (1) (2) (3) (4) (4) Quá trình thanh toán thông qua một Ngân hàng được thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quá trình thanh toán séc thông qua một Ngân hàng (1) Đơn vị bán giao chuyển hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua (2) Đơn vị mua phát hành séc giao cho bên bán (3) Đơn vị bán nộp séc và hai bảng kê nộp séc vào Ngân hàng yêu cầu thanh toán (4) Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của séc, số dư tài khoản của đơn vị mua, trích chuyển khoản cho đơn vị bán và gửi giấy báo Có cho đơn vị bán, gửi giấy báo Nợ cho đơn vị mua - Khi đơn vị mua và đơn vị bán có tài khoản tiền gửi tại hai Ngân hàng khác nhau mà hai Ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ và tham gia nhận chứng từ trực tiếp hành ngày. Quy trình thanh toán được thực hiện như sau: (1) Đơn vị bán Đơn vị mua Ngân hàng phục vụ đơn vị bán Ngân hàng phục vụ đơn vị (2) (7) (3) (6) (4) (5) Sơ đồ 2: Quá trình thanh toán séc thông qua hai Ngân hàng (1) Đơn vị bán giao chuyển hàng hoá, hay cung ứng dịch vụ cho đơn vị mua (2) Đơn vị mua ký phát séc giao cho đơn vị bán (3) Đơn vị bán cầm séc đến nộp vào Ngân hàng phục vụ mình (4) Ngân hàng của đơn vị bán chuyển hai liên của bảng kê nộp séc cùng tờ séc cho Ngân hàng của đơn vị mua (5) Ngân hàng của đơn vị mua lập bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ, gửi 1 liên bảng kê thanh toán bù trừ và bảng kê nộp séc cho Ngân hàng của đơn vị bán (6) Ngân hàng của đơn vị bán báo có cho đơn vị bán bằng một liên bảng kê nộp séc sau khi ghi Có vào tài khoản tiền gửi (7) Ngân hàng của đơn vị mua báo Nợ bằng bản sao sổ phụ cho đơn vị mua Phương thức thanh toán bằng séc có thủ tục đơn giản, tiện lợi. Hai bên mua bán và trực tiếp kiểm tra lẫn nhau về hàng hoá, dịch vụ cũng như việc chi trả luôn có sự ăn khớp giữa số tiền chi trả với giá trị hàng hoá, dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên trong trường hợp dùng séc bảo chi và sổ séc định mức thì bên mua có những bất lợi do thủ tục phức tạp hơn, vốn bị ứng động trong thời gian nằm trên séc chưa phát hành, số tiền bị ứng động nhiều sẽ gây khó khăn, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp. b. Thanh toán theo uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm thu là chứng từ đòi tiền do bên đơn vị bán lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng để uỷ nhiệm cho Ngân hàng thu hộ tiền hàng hay dịch vụ đã cung ứng. Thanh toán theo uỷ nhiệm thu có thể dùng trong thanh toán giữa các đơn vị có cùng tài khoản tiền gửi ở một Ngân hàng. Thanh toán này thường được dùng để mua bán hàng hoá, dịch vụ khi hai bên mua và bán có quan hệ tín nhiệm lẫn nhau và thường xuyên giao dịch với nhau hoặc giao dịch mang tính chất định kỳ theo kế hoạch đã thoả thuận hoặc trong quan hệ thanh toán bù trừ, thanh toán công nợ dây dưa giữa các doanh nghiệp. Quá trình thanh toán được thực hiện như sau: - Thanh toán thông qua hai Ngân hàng: Là thanh toán khi đơn vị mua và bán có tài khoản thanh toán tiền gửi ở hai Ngân hàng khác nhau mà 2 Ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ. Quá trình thanh toán theo uỷ nhiệm thu được thực hiện như sau: (1) Đơn vị bán Đơn vị mua (5) (6) (2) (3) (4) Ngân hàng bên mua Ngân hàng bên bán Sơ đồ 3: Quá trình thanh toán theo uỷ nhiệm thu thông qua hai Ngân hàng (1) Đơn vị bán giao chuyển hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua theo hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa hai bên (2 ) Đơn vị bán lập 3 liên uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn gửi cho Ngân hàng của đơn vị mua (thời hạn quy định là từ 4 - 30 ngày) (3) Ngân hàng của đơn vị bán chuyển toàn bộ chứng từ, hoá đơn sang Ngân hàng của đơn vị mua (4) Ngân hàng của đơn vị mua lập bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ, hạch toán, gửi 1 liên bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ và 1 liên uỷ nhiệm thu sang Ngân hàng của đơn vị bán (5) Ngân hàng của đơn vị mua sẽ gửi 1 liên của uỷ nhiệm thu báo Nợ cho đơn vị mua (6) Ngân hàng của đơn vị bán gửi 1 liên báo có cho đơn vị bán - Trong trường hợp hai bên đơn vị mua và bán có tài khoản tiền gửi thanh toán ở cùng một Ngân hàng thì quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn và đơn giản hơn. Quá trinh thanh toán bằng uỷ nhiệm thu được thực hiện như sau: Đơn vị mua Đơn vị bán Ngân hàng phục vụ hai bên (1) (3) (2) (4) Sơ đồ 4: Quá trình thanh toán theo uỷ nhiêm qua một Ngân hàng (1) Bên bán giao chuyển hàng hoá hoặc cung ứng lao vụ cho bên mua theo hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa hai bên (2) Đơn vị bán lập 3 liên uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn vào Ngân hàng (3) Ngân hàng hạch toán và báo Nợ bằng 1 liên uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn gửi cho đơn vị mua (4) Ngân hàng báo Có cho bên bán bằng 1 liên uỷ nhiệm thu c. Thanh toán theo uỷ nhiêm chi Uỷ nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản, lập trên mẫu in sẵn của Ngân hàng để yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích một khoản của mình để trả cho người hưởng thụ. Uỷ nhiệm chi có thể dùng để thanh toán giữa các đơn vị có cùng tài khoản tiền gửi ở một Ngân hàng hoặc ở hai Ngân hàng khác nhau. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi được thực hiện trong một số trường hợp sau đây: - Thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. - Nộp Ngân sách, trả nợ Ngân hàng, trích nộp các quỹ, phân phối lại vốn lưu động giữa các đơn vị… - Dùng để xin trích tiền từ tài khoản của mình để phát hành séc bảo chi, sổ séc định mức hoặc chuyển tiền đến Ngân hàng khác để mua hàng hoá, dịch vụ. - Thanh toán theo kế hoạch và thanh toán bù trừ khi bên mua hoặc bên trả tiền được lập chứng từ thanh toán. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi được thực hiện như sau: Trường hợp 1: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi khi đơn vị mua và bán có tài khoản tiền gửi tại một Ngân hàng Đơn vị mua Đơn vị bán Ngân hàng thương mại (1) (4) (3) (2) Sơ đồ 5: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi thông qua một Ngân hàng (1) Đơn vị bán giao hàng hoá hay cung ứng dịch vụ cho đơn vị mua (2) Đơn vị mua lập và nộp 3 liên uỷ nhiệm chi cho Ngân hàng (3) Ngân hàng hạch toán và gửi giấy báo Có cho đơn vị bán (4) Ngân hàng gửi giấy báo Nợ cho đơn vị mua - Trường hợp 2: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi khi đơn vị bán và đơn vị mua có tài khoản mở tại 2 Ngân hàng khác nhau mà có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp. Quy trình thanh toán được thực hiện theo sơ đồ sau: Đơn vị mua Ngân hàng của đơn vị mua Đơn vị bán Ngân hàng của đơn vị bán (1) (5) (4) (3) (2) Sơ đồ 6: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi thông qua 2 Ngân hàng (1) Đơn vị bán giao hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua (2) Đơn vị mua lập và nộp 3 liên uỷ nhiệm chi vào Ngân hàng phục vụ mình (3) Ngân hàng của đơn vị mua báo Nợ cho đơn vị mua (4) Ngân hàng của đơn vị mua gửi 1 liên bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ và 1 liên uỷ nhiệm chi cho Ngân hàng của đơn vị bán (5) Ngân hàng của đơn vị bán ghi Có cho đơn vị bán bằng 1 liên uỷ nhiệm chi Thanh toán bằng uỷ nhiêm chi có đặc điểm là nhanh tróng, thủ tục đơn giản, tăng tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức này chỉ áp dụng được trong trường hợp bên mua tín nhiệm bên bán về khả năng chi trả và tính tự giác chi trả một cách kịp thời. e. Thanh toán theo thư tín dụng Thư tín dụng là lệnh của Ngân hàng bên bán đề nghị Ngân hàng bên mua thanh toán số giá trị hang hoá, dịch vụ mà bên bán đã giao cho bên mua theo các điều kiện đã ký kết trong hợp đồng kinh tế giữa hai bên và xin mở thư tín dụng. Thanh toán bằng thư tín dụng thường sử dụng trong doanh nghiệp xuất - nhập khẩu. Bên mua Bên bán Ngân hàng bên mua Ngân hàng bên bán (4) (3) (1) (8) (2) (7) (6) (5) Quá trình thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 7: Quá trình luân chuyển chứng từ theo thư tín dụng (1) Bên mua lập giấy tờ xin mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng phục vụ mình. Nếu tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng không đủ tiền thì cần có kèm theo đơn đơn xin vay Ngân hàng để mở thư tín dụng; (2) Ngân hàng bên mua trích tài khoản của bên mua hoặc cho vay để mở thư tín dụng và thông báo cho Ngân hàng bên bán biết về nội dung thư tín dụng của bên bán; (3) Ngân hàng bên bán báo cho bên bán biết đã mở thư tín dụng tại Ngân hàng; (4) Bên bán khi nhận được thông báo sẽ giao hàng hoá, dịch vụ cho bên mua kèm theo các hoá đơn và giấy tờ cần thiết; (5) Bên bán nộp hoá đơn và giấy tờ cần thiết vào Ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thanh toán; (6) Ngân hàng bên bán chuyển tiền từ thư tín dụng vào tài khoản của bên bán kèm theo chứng từ và gửi giấy báo có cho bên bán. (7) Ngân hang bên bán chuyển cho Ngân hàng bên mua giấy báo đã trả tiền theo thư tín dụng; (8) Ngân hàng bên mua ghi nợ vào tài khoản thư tín dụng của bên mua và gửi giấy báo nợ cho bên mua; d. Thanh toán bằng Ngân phiếu Ngân hàng Ngân hàng nhà nước phát hành các ngân phiếu thanh toán sau đó xuất kho và đưa qua sở giao dịch. Các tổ chức tài chính trung gian lĩnh Ngân phiếu thanh toán tại các sở giao dịch của Ngân hàng Trung ương và tiến hành phân phối cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Các tổ chức, cá nhân nắm giữ Ngân phiếu có thể sử dụng Ngân phiếu để trả nơ, nộp thuế , mua hàng hoá, dịch vụ…trong thời hạn hiệu lực ghi trên tờ Ngân phiếu. Nếu các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp nộp tờ Ngân phiếu đó vào Ngân hàng sẽ nhân được tiền mặt hoặc chuyển số tiền trên Ngân phiếu vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Sau quá trình luân chuyển, ngân phiếu được giữ lại ở các Ngân hàng thương mại, kho bạc, các tổ chức tín dụng khi hết hiệu lực thanh toán sau đó được chuyển vào kho tiền của Ngân hàng Trung ương. e. Thanh toán bằng thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay các Ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hay hạn mức tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng phát hành thẻ với chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợi của chủ thẻ với cơ sở chấp nhận thẻ. * Quy trình phát hành thẻ Chủ thể Chủ tài khoản Ngân hàng phát hành (4) (3) (2) (1) Sơ đồ 8. Quy trình phát hành thẻ (1) Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ cho Ngân hàng phát hành (2) Ngân hàng kiểm tra hồ sơ theo quy định (3) Sau khi hồ sơ được chấp nhận Ngân hàng mở tài khoản thẻ cho khách hàng, lập hồ sơ quản lý thẻ, tiến hành mã hoá thẻ, xác định số pin và in thẻ (4) Ngân hàng tiến hành giao thẻ cho khách Chủ thể Cơ sở chấp nhận Tổ chức thẻ quốc tế quô Ngân hàng thanh toán Ngân hàng phát hành (10) (9) (7) (8) (5) (6) (3) (4) (2) (1) * Quá trình thanh toán thẻ Sơ đồ 9. Quá trình thanh toán thẻ (1) Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc tại Ngân hàng đại lý; (2) Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý khi nhận được thẻ từ khách hàng phải kiểm tra lại tính hợp lý, hợp lệ của thẻ như: logo, biểu tượng, ký hiệu đặc biệt, thời hạn hiệu lực, các yếu tố in nổi trên thẻ…nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán; (3) Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý gửi hoá đơn thẻ cho Ngân hàng thanh toán; (4) Ngân hàng thanh toán ghi có vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý; (5) Ngân hàng thanh toán tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ và truyền dữ liệu về tổ chức thẻ quốc tế (trường hợp thẻ thanh toán là thẻ quốc tế); (6) Tổ chức quốc tế ghi Có cho Ngân hàng thanh toán; (7) Tổ chức quốc tế ghi Nợ cho Ngân hàng phát hành thẻ; (8) Ngân hàng phát hành thẻ ghi Có cho tổ chức thẻ quốc tế; (9) Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ; (10) Chủ thẻ thanh toán nợ cho Ngân hàng phát hành thẻ hoặc Ngân hàng phát hành thẻ sẽ ghi Nợ vào tài khoản của chủ thẻ trong trường hợp chủ thẻ có tài khoản mở tại Ngân hàng phát hành; Thanh toán bằng thẻ rất phổ biến ở nước ta, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nhất là trong bối cảnh hội nhập khu vực và thể giới của nước ta hiện nay. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chung 2.2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng Là phương pháp đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội dựa trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ biện chứng giữa sự vật và hiện tượng. Chúng tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Vận dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu mối quan hệ biện chứng của công tác kế toán thanh toán với các hiện tượng khác trong sự vận động và phát triển. 2.2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải đặt các vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn lịch sử cụ thể. 2.2.2. Phương pháp chuyên môn 2.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế * Phương pháp thu thập tài liệu + Tài liệu thứ cấp: Những số liệu này chủ yêu được lấy từ sách, báo, mạng internet, tạp chí thống kê, các niên giám thống kê, các báo cáo sổ sách kế toán của công ty, kết quả nghiên cứu từ năm trước…và các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Tài liệu sơ cấp: Thu thập tài liệu chưa sẵn có bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan mà cụ thể là cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán của công ty. * Phương pháp xử lý số liệu: Chủ yếu xử lý số liệu trên máy vi tính. * Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng thống kê mô tả bằng lời kết hợp với so sánh các số tuyệt đối, so sánh số tương đối, số bình quân để thấy được tình hình biến động về lao động, vốn, kết quả sản xuất kinh doanh …trong công ty qua các năm. 2.2.2.2. Phương pháp chuyên gia Là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực sản xuất cơ khí, đúc, lĩnh vực kinh tế, kế toán…Phương pháp này được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông qua ý kiến của các chuyên gia, chúng ta định hướng cho công tác và đưa ra những kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế của công ty. 2.2.2.3. Phương pháp hạch toán kế toán * Phương pháp lập chứng từ: Lập chứng từ kế toán là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành bằng giấy tờ theo một mẫu quy định. Chứng từ kế toán là bằng chứng bằng giấy tờ để chứng minh cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập chứng từ kế toán mới có căn cứ hợp pháp để làm số liệu ghi chép vào các sổ sách kế toán. * Phương pháp cân đối: Là phương pháp phản ánh tổng quát tình hình tài sản theo hai cách phân loại: - Phân loại theo kế cấu của tài sản - Phân loại theo nguồn hình thành tài sản Bảng cân đối sử dụng thước đo giá trị để xác định các loại vốn tại một thời điểm nhất định. Thông qua bảng cân đối kế toán ta có thể xem xét được một cách toàn diện tình hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh và phân tích mức độ của hiện tượng: số tương đối, số tuyệt đối. Chỉ tiêu phản ánh và phân tích tình hình biến động của hiện tượng: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân 3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006358 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Địa chỉ trụ sở: P.203E1B - Khu TT Kim Liên - Phương Mai - Hà Nội Điện thoại: 0422424360 E - mail: Thuantuongan@gmail.com Số vốn điều lệ là 1.000.000.000 đồng Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là đúc, cơ khí đúc. Công ty sản xuất các máy nông nghiệp, công nghiệp, thép ống hoặc sản xuất các chi tiết máy theo đơn đặt hàng, đối tượng khách hàng mà Công ty luôn hướng tới là tất cảc các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu. Từ khi thành lập đến nay Công ty gặp nhiều khó khăn do sản xuất chưa ổn định và do chưa tận dụng hết công suất máy móc, tuy nhiên đến năm 2008 tình hình sản xuất của Công ty đã tương đối ổn định. Công ty đã tìm được chỗ đứng cho mình trong lĩnh vực sản xuất máy nông nghiệp. Cuối năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 26 326 655 Đồng Việt Nam . Đây là con số khá khiêm tốn nhưng đó là kết quả cố gắng của tất cả tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã tổ chức lại sản xuất, bố trí lại lao động, đầu tư thiết bị cho sản xuất, nghiên cứu và chế tạo ra nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu từng khách hàng. Công ty luôn coi trọng chính sách, mục tiêu chất lượng sản phẩm của mình để cung ứng sản phẩm, dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Â._.g toàn cầu như hiện nay, có được kết quả khả quan như vậy là không dễ. Kết quả đó là sự lỗ lực không ngừng của tất cả CBCNV trong toàn Công ty.Với bộ máy quản lý Công ty gọn nhẹ, mô hình quản lý khoa học đã đáp ứng được nhu cầu SXKD, các phòng ban chức năng đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý. Phòng kế toán đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc điều hành Công ty. Các nhân viên trong phòng có năng lực và trình độ chuyên môn đồng đều. Công việc được bố trì phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người tạo điều kiện theo dõi, hạch toán chính xác, đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhằm thuận lợi hơn cho công tác kế toán, từ đầu năm 2007 Công ty đã thực hiện công tác kế toán bằng máy vi tính phù hợp với hình thức tổ chức sổ kế toán của Công ty. Việc áp dụng các phần mền kế toán có những tác dụng thiết thực trong việc giảm nguồn nhân lực, hạch toán kế toán đầy đủ, nhanh, chính xác và đúng kế hoạch. Hệ thống sổ sách của Công ty tương đối đầy đủ tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành. Hình thức tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm SXKD của Công ty. Hình thức thanh toán Công ty sử dụng đang dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và các bạn hàng của Công ty. Một điểm đáng chú ý là Công ty sử dụng các phương thức thanh toán đa dạng, linh động thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán, tránh ứ đọng vốn, tạo uy tín với nhà cung cấp và khách hàng. Công ty đang từng bước đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ yếu là thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. 3.7.2. Một số hạn chế Bên cạnh những ưu điểm cơ bản trên, công tác kế toán và việc thực hiện thanh toán của Công ty còn tồn tại một số vấn đề sau: - Về việc luân chuyển chứng từ: Việc luân chuyển chứng từ còn châm, thiếu đồng bộ, gây cản trở cho công tác kế toán thanh toán. Theo quy định, hàng tháng xí nghiệp phải gửi chứng từ lên Công ty nhưng xí nghiệp thường thực hiện không đúng thời hạn. Việc tập hợp các chi phí phát sinh đôi khi còn sai sót, chưa ghi đầy đủ các nội dung cần thiết. - Tài khoản tiền gửi Ngân hàng của Công ty thường không đủ tiền để thực hiện thanh toán nên thường phải vay Ngân hàng để trả tiền đối tác. - Công ty chưa mạnh dán áp dụng các hình thức thanh toán mới và tiên tiến như: thanh toán bằng thẻ tín dụng, séc, trả lương CBCNV bằng thẻ ATM. Với những ưu điểm và những mặt còn tồn tại trên, Công ty đã và đang cố gắng để khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm để hoàn thiện hơn công tác kế toán và quản lý, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trương, tạo dựng uy tín với khách hàng trong cả nước. 3.7.3. Đề xuất Để khắc phụ được những khó khăn và nhằm mục đích làm cho chất lượng hoạt động thanh toán ở Công ty được nâng cao, trong thời gian tời Công ty cần thực hiện đồng bộ một số ý kiến đề xuất sau: - Hạn chế sử dụng tiền mặt trong các hoạt động liên quan đến thanh toán trong Công ty. Thực hiện triệt để việc chi trả tiền lương cho người lao động bằng thẻ ATM. - Thực hiện tốt quá trình SXKD để đảm bảo đủ vốn luân chuyển trong quá trình thanh toán, cần giữ một lượng tiền nhất định trong Ngân hàng để sẵn sàng tham gia thanh toán khi cần thiết. - Tổ chức tốt công tác kế toán ở xí nghiệp, các tổ, các đội sản xuất phục vụ cho quá trình thanh toán được kịp thời, đồng bộ. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Thanh toán là khâu tất yếu không thể thiếu đối với bất kỳ một tập thể hoặc cá nhân nào tham gia hoạt động SXKD. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh của mình mà các chủ thể kinh doanh có những nội dung và hình thức thanh toán khác nhau. Thực hiện tốt công tác thanh toán sẽ giúp công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp được tốt hơn, tránh ứ đọng vốn, chiếm dụng vốn, nâng cao uy tín và sức mạnh cạnh tranh, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển đồng thời góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Qua thời gian nghiên cứu đề tài “ Nội dung và các hình thức thanh toán tại Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân” Tôi nhận thấy Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân là một đơn vị làm ăn chân chính, có hiệu quả. Công ty luôn coi việc giải quyết tốt các mối quan hệ thanh toán bên trong và bên ngoài doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Chính vì vậy, Công ty luôn tìm cách giải quyết nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn, tiết kiệm cho các bên tham gia thanh toán. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó các hình thức thanh toán tại Công ty vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân đã và đang cố gắng hoàn thiện các phương thức thanh toán để phù hợp với nhu cầu thị trường và sự phát triển không ngừng của thời đại. 4.2. Kiến nghị Qua thời gian thực tập tại Công ty, với sự hiểu biết còn nhiều giới hạn, Tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: * Đối với nhà nước Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ hơn về các hình thức thanh toán áp dụng trong các doanh nghiệp, đẩy mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đặc biệt là hình thức thanh toán băng uỷ nhiệm chi nhằm đảm bảo an toàn, tiện lợi cho người thanh toán và người được thanh toán. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện thanh toán thông qua Ngân hàng, với hình thức thanh toán này Nhà nước dễ dang hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp. * Đối với Công ty - Tăng cường áp dụng hình thức thanh toán thông qua Ngân hàng mà chủ yếu là hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi. - Công ty phải thường xuyên mở các lớp tập huấn, tạo điều kiện thuận lợi để các kế toán ngày càng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình. - Công ty cần tăng cường áp dụng phần mền kế toán một cách đồng bộ. - Kế toán xí nghiệp phải nộp các chứng từ phát sinh trong quá trình SXKD lên Công ty đúng thời hạn. -Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho kế toán xí nghiệp, gửi thêm những người có chuyên môn đảm nhận kế toán xí nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Công, “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006. 2. Mai Thị Dung, “Nội dung và các hình thức thanh toán trong Công ty Liên doanh xây dựng VIC”, Báo có tốt nghiệp, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Đại học Nông Nghiệp I, 2001. 3. Kim Thị Dung, Nguyễn Quốc Oánh, “Giáo trình tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội,2003. 4. Đỗ Thị Phương Dung, “Tìm hiểu công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội”, Báo cáo tốt nghiệp, Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2008. 5. Phạm Huy Đoán, Phạm Thu Hà, “Kế toán thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ; Hướng dẫn kê khai, quyết toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội, 2008. 6. Nguyễn Thị Hương Giang, “Kế toán thuế tại công ty TNHH Phát triển công nghệ tự động hóa”, Báo cáo tốt nghiệp, Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2008. 7. Lưu Thị Hương, “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002. 8. Mai Thị Thu Nga, “Tìm hiểu công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120 - Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội”, Báo cáo tốt nghiệp, Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2008. 9. Hoàng Thị Nhài, “Tình hình thực hiện công tác kế toán thanh toán tại công ty TNHH LẸOINE”, Báo cáo tốt nghiệp, Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2008. 10. Phạm Thị Giang Thu, “Luật thuế Việt Nam”, Nhà xuất bản Công An nhân dân, 2008. 11. Lê Thanh Thuý, “Nội dung và các hình thức thanh toán tại công ty Đông Đô - Bộ Quốc Phòng”, Báo cáo tốt nghiệp, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội, 2005. 12. Lê Văn Tề, “Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê, 2006. . PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hoá đơn GTGT (Liên 3) HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT - 3LL - 02 GIÁ TRỊ GIA TĂNG AY/2006B Liên 3: Dùng để thanh toán 0029960 Ngày 26 tháng 01 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Địa chỉ: P203 - E1B - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội Số tài khoản: ………………………………………………………….. Hình thức thanh toán: Chiết khấu…….MS: 0101722146 Họ và tên người mua hàng: ……………………………………………. Đơn vị mua hàng: Công ty TNHH Sao Việt Địa chỉ: Khánh vân - Khánh Hoà - Thường Tín - Hà Nội Số tài khoản: …………………………………………………………… Điện thoại: ……………….MS: MST: 0500467635 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Phôi đúc gối, bạc Ø 28 Kg 500 16 500 7 250 000 Cộng tiền hàng: 7 250 000 Thuế suất 10% Tiền thuế GTGT 725 000 Tổng cộng tiền thanh toán 7 975 000 Số tiền viết bằng chữ: Bẩy triệu chín trăm bẩy mươi năm nghìn đồng chẵn Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Bích Hảo Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) GĐ Nguyễn Văn Bắc (Cấn kiểm tra đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) Phụ lục 2: Phiếu thu Đơn vị:…………… Mẫu số: 01 - TT Bộ phận:…………. (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU THU Quyển số:……… Ngày 30 tháng 01 năm 2009 Số:…….. Nợ:…….. Có:……... Họ, tên người nộp tiền: Nguyễn Bích Hảo……………………………………. Địa chỉ:………………………………………………………………………… Lý do nộp: Thu tiền hàng của Công ty TNHH Sao Việt theo HĐ số 1702 ngày 26 tháng 01 năm 2009. Số tiền: 7 975 000 (Viết bằng chữ: Bảy triệu chín trăm bảy mươi năm nghìn đồng chẵn). Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Ngày 30 tháng 01 năm 2009 Giám đốc (Ký, họ tên) KT trưởng (Ký, họ tên) Thủ Quỹ (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) Người nộp tiền Ký, họ tên) Phụ lục 3: Hoá đơn GTGT (Liên 2) HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT - 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG LQ/2008B Liên 2: Giao khách hàng 0029960 Ngày 20 tháng 01 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần đúc và cơ khí Hàn Việt Địa chỉ: Khánh vân - Khánh Hoà - Thường Tín - Hà Nội Số tài khoản: …………………………………………………………… Điện thoại: ……………….MS: MST: 0500467635 Họ và tên người mua hàng: ……………………………………………. Tên đơn vị: Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Địa chỉ: P203 - E1B - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội Số tài khoản: ………………………………………………………….. Hình thức thanh toán: Chiết khấu…….MS: 0101722146 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Phôi đúc quả búa Kg 380 17 142,26 6 514 286 2 Phôi thép đúc Kg 737 15 000 11 055 000 3 Phôi đúc gối, bạc Ø 28 Kg 400 16 500 6 600 000 Cộng tiền hàng: 24 169 286 Thuế suất 10% Tiền thuế GTGT 2 416 929 Tổng cộng tiền thanh toán 26 586 215 Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi sáu triệu năm trăm tám sáu ngàn hai trăm mười năm đồng/ Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Bích Hảo Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) GĐ Nguyễn Văn Bắc (Cấn kiểm tra đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) Phụ lục 4: Uỷ nhiệm chi Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Mẫu số: 01 P203 E1B Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội UỶ NHIỆM CHI Số: CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN TIỀN THƯ, ĐIỆN Liên: 1 Lập ngày: 26/02/2009 Tên đơn vị trả tiền Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân TÀI KHOẢN CÓ Số bằng tiền 26 586 215 VNĐ PHẦN DO NH GHI TÀI KHOẢN NỢ Số tài khoản 1483205001747 Tại Ngân hàng NoPTNT Việt Nam … TP: Hà Nội Tên đơn vị nhận tiền Công ty cổ phần đúc và cơ khí Hàn Việt Số tài khoản 1205128586815 Tại Ngân hàng No&PTNT Quán Gánh - Thường Tín Số tiền bằng chữ Hai mươi sáu triệu, năm trăm tám mưới sáu nghìn, hai trăm mười năm đồng chẵn Nội dung thanh toán Thanh toán tiền hàng theo Đơn đặt hàng số 01.09/HDKT/PS - VH kèm hoá đơn số 29960 Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B Ghi sổ ngày………. Ghi sổ ngày……… Kế toán Chủ tài khoản Kế toán Trường phòng kế toán Kế toán Trưởng phòng kế toán Phụ lục 5: Giấy báo Nợ của Ngân hàng NoPTNT – Bùi Thị Xuận – Tây Hồ Ngân hàng No và PTNT Việt Nam NHNoPTNT - Bùi Thị Xuân - Tây Hà Nội Mã số thuế của CN: 0100686174-055 Duplicate Liên 2: Trả khách hàng Giấy báo Customer Name (Tên khách hàng) Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Địa chỉ: Mã số thuế của KH Date (ngày GB) Ngày 28/02/2009 This is to certify that (Thông báo với quý khách hàng) We have debited the follwing amount from your account/ or received by cash. Chúng tôi đã ghi nợ vào TK của quý khách hoặc nhận bằng tiền mặt số tiền sau. We have cedited the follwing amount from your account/ or poid by cash Chúng tôi đã ghi có vào TK của quý khách hoặc đã trả bằng tiền mặt số tiền sau. Description (Diễn giải) Thanh toán cho khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng bằng chuyển khoản A/D NO (Số TK) 1483205001747 REF (Số BT) 1433TTL081000377 ITEM (Chi tiết) AMOUNT (Số tiền) REMARK (Diễn giải) Thanh toán cho khách hàng D VNĐ 26.586.215 Customer a/d D VNĐ 26.586.215 Công ty cổ phần đúc và cơ khí Hàn Việt Lập lệnh: Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Ngưới hưởng: Công ty cổ phần đúc và cơ khí Hàn Việt (a/c 1205128586815) NH chuyển tiền: NH No & PTNT Việt Nam Số tham chiếu Ngân hàng khác: (2890OTT081000356) Nội dung: (TRẢ TIỀN MUA HÀNG) Người in Nguyễn Thị Vui D: Nợ, C: Có Trang 1/1 TEL: 0435332249 Khách hàng Thanh toán viên Trưởng phòng FAX Phụ lục 6: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào Mẫu số 01 - 2/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT- BTC ngày 14/6/ 2007 của Bộ Tài Chính ) BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO (Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng) Tháng 01 năm 2009 Người nộp thuế: Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Mã số thuế: 0101722146 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam STT Hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế Tên người bán Mã số thuế người bán Mặt hàng Doanh số mua chưa có thuế Thuế suất (%) Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hoá đơn Số hoá đơn Năm, ngày, tháng phát hành (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1. Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thế GTGT 1 MN/2008B 0076925 05/01/2009 DN tư nhân Trần Đức Anh 2400244928 Dầu Diesel 601.636 10% 60.163 2 MQ/2008B 0099427 13/01/2009 DN tư nhân Khoa Giang 2400365908 Dầu Diesel 898.364 10% 89.836 3 MN/2008B 0065304 13/01/2009 Cty CP Bagico 2400124733 Đặt cơm tiếp khách 620.909 10% 62.091 4 AB/2008T 0709173 15/01/2009 Cty điện lực TP Hà Nội 010010114 Tiền điện tháng 12/2008 787.507 10% 78.750 5 CS/2008T 608824 16/01/2009 Viễn Thông Hà Nội 0100686223 Cước điện thoại T12/2008 265.910 10% 26.591 …………….. 14 AT/2008B 0071842 28/01/2009 Cty Điện Lực TP Hà Nội 0100101114 Tiền điện từ 22/12 đến 21/01/2009 328.640 10% 32.864 Tổng 32.995.650 3.299.650 2.Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT 1 Tổng 3. Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT 1 Tổng Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào: 32.995.650 Tổng thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua: 3.291.353 Ngày 12 tháng 02 năm 2009 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chứcvụ) Mẫu số 01 - 1/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT- BTC ngày 14/6/ 2007 của Bộ Tài Chính ) Phụ lục 7: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA (Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu 10/GTGT) Kỳ tính thuế: tháng 01 năm 2009 Người nộp thuế: Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân Mã số thuế: 0101722146 Đơn vị: Đồng Việt Nam STT Hoá đơn, chứng từ bán Tên người mua Mã số thuế người mua Mặt hàng Doanh số bán chưa có thuế Thuế suất(%) Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hoá đơn Số hoá đơn Ngày, tháng, năm phát hành (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1. Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế 1 Tổng 2. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 0% 1 0% Tổng 0% 3. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% 1 5% Tổng 5% 4. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% 1 LG/2008B 0062285 22/01/2009 Ct CP Kim Khí Thăng Long 0100100618 Phôi đúc cối chày 17.527.000 10% 1.757.200 Tổng 17.572.000 10% 1.757.200 17.572.000 Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra: 1.757.200 Tổng thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán: Ngày 12 tháng 02 năm 2009 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu(Ghi rõ họ tên và chức vụ) Phụ lục 8: Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01 - 2/GTGT (Ban hành kèm theoThông tư số 60/2007/TT- BTC ngày 14/6/ 2007 của Bộ Tài Chính) CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hành phúc TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) [01] Kỳ tính thuế: tháng 01 năm 2009 [02] Tên cơ sở kinh doanh: Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân [03] Mã số thuế: 0101722146 [04] Địa chỉ trụ sở: P.203E1B - Khu TT Kim Liên - Phương Mai - Hà Nội [05] Quận: Đống Đa [06] Thành phố: Hà Nội [07] Điện thoại: [08] Fax [09] E - mail: [10] Ngành nghề kinh doanh chính: Cơ khí chế tạo STT Chỉ tiêu Giá trị HHDV (Chưa có thuế) Thuế GTGT A Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu "X") [10] B Thuế GTGT còn được khấu trừ ký trước chuyển sang [11] 17.039.145 C Kê khai thuế nộp cho Ngân sách nhà nước I Hàng hoá, dịch vụ (HHDV) mua vào 1 Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ ([12] = [14] + [16]; [13] = [15] + [17] ) [12] 32.995.650 [13] 3.299.565 a Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước [14] 32.995.650 [15] 3.299.565 b Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu [16] [17] 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [18] [19] b Điều chỉnh giảm [20] [21] 3 Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào ([22] = [13]+[19]-[21]) [22] 3.299565 4 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [23] 3.299.565 II Hàng hoá, dịch vụ bán ra 1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ ([24]=[26]+[27]; [25]=[28]) [24] 17.572.000 [25] 1.757.200 1.1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT [26] 1.2 Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT ([27]=[29]+[30]+[32]; [28]= [31]+ [33]) [27] 17.572.000 [28] 1.757.200 a Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29] b Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30] [31] c Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% [32] 17.572.000 [33] 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [34] [35] b Điều chỉnh giảm [36] [37] 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HH DV bán ra ([38]= [24]+ [34]- [36]; [39]= [25]+ [35]- [37]) [38] 17.572.00 [39] 1.757.200 III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ; 1 Thuế GTGT phải nộp trong kỳ ([40]= [39]-[23]- [11]) [40] 2 Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này ([41]= [39]-[23]- [11]) [41] 18.573.298 2.1 Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này [42] 2.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (([43]= [41]- [42]) [43] 18.573.298 Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./. Ngày 12 tháng 02 năm 2009 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) Phụ lục 9: Quyết toán thuế GTGT năm 2008 CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUYẾT TOÁN THUẾ GTGT NĂM 2008 [02] Mã số thuế: 0101722146 [03] Tên cơ sở kinh doanh: Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân [04] Địa chỉ trụ sở: P.203E1B - Khu TT Kim Liên - Phương Mai - Hà Nội [05] Quận: Đống Đa [06] Thành phố: Hà Nội [07] Điện thoại: [08] Fax [09] E - mail: [10] Ngành nghề kinh doanh chính: Cơ khí chế tạo STT Chỉ tiêu kê khai Doanh số Thuế GTGT 1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra 12.471.679.64 623.583.963 2 Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT 3 Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT a 0% b 5 % 11.304.901.287 565.245.064 c 10% 583.388.990 58.338.889 4 Hàng hoá, dịch vụ là TSCĐ mua vào hoặc nhập khẩu 5 Hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ 11.837.643.920 591.882.196 6 Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua â Nộp thiếu 2.642.297 b Nộp thừa hoặc được khấu trừ 7 Thuế GTGT phải nộp năm quyết toán 34.164.046 8 Thuế GTGT đã nộp từng năm 17.124.901 9 Thuế GTGT được hoàn trả trong năm 10 Thuế GTGT cuối kỳ quyết toán 17.039.145 a Nộp thiếu b Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ Người lập biểu Ngày 31 tháng 12 năm 2008 GIÁM ĐỐC Phụ lục 10: Tờ khai quyết toán thuế TNDN Mẫu số: 03 /TNDN (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2002/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính) CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 01] Kỳ tính thuế:…2008 .từ....01/01.........đến.........31/12........ Ngày nộp tờ khai (do cơ quan thuế ghi) [02] Mã số thuế: 0101722146 [03] Người nộp thuế: Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân [04] Địa chỉ trụ sở: P.203E1B - Khu TT Kim Liên - Phương Mai - Hà Nội [05] Quận: Đống Đa [06] Thành phố: Hà Nội [07] Điện thoại: [08] Fax [09] E - mail: [10] Ngành nghề kinh doanh chính: Cơ khí chế tạo Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Mã số Số tiền (1) (2) (3) (4) A Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính 1 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp A1 12471679264 B Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 1 Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B1= B2+B3+...+B16) B1 1.1 Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu B2 1.2 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm B3 1.3 Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài B4 1.4 Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định B5 1.5 Chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định B6 1.6 Chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định B7 1.7 Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí B8 1.8 Chi phí không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp B9 1.9 Chi phí tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động; Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh B10 1.10 Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi B11 1.11 Chi phí tiền ăn giữa ca vượt mức quy định B12 1.12 Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định B13 1.13 Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính B14 1.14 Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân khánh tiết, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức quy định B15 1.15 Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác B16 2 Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B17=B18+B19+B20+B21+B22) B17 278897111 2.1 Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp B18 2.2 Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước B19 2.3 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng B20 2.4 Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính B21 2.5 Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác B22 3 Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp chưa trừ chuyển lỗ (B23=A1+B1-B17) B23 36564802 3.1 Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) B24 36564802 3.2 Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất B25 4 Lỗ từ các năm trước chuyển sang (B26=B27+B28) B26 4.1 Lỗ từ hoạt động SXKD (trừ lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) B27 4.2 Lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất B28 5 Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (đã trừ chuyển lỗ) (B29=B30+B31) B29 36564802 5.1 Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) (B30=B24 –B27) B30 36564802 5.2 Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (B31=B25–B28) B31 C Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế 1 Thuế TNDN từ hoạt động SXKD (C1=C2-C3-C4-C5) C1 10238144 1.1 Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất phổ thông (C2=B30x28%) C2 1.2 Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng thuế suất khác mức thuế suất 28% C3 1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế C4 1.4 Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế C5 2 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C6=C7+C8-C9) C6 2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C7=B31x28%) C7 2.2 Thuế thu nhập bổ sung từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất C8 2.3 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở tỉnh/thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính C9 3 Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế (C10=C1+C6) C10 10238144 D. Ngoài các Phụ lục của tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu sau: 1 Biên lai hoặc chứng từ chứng minh đã nộp thuế thu nhập tại nước ngoài 2 Bản đăng ký thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hưỡng dẫn tại điểm 3.4 mục II, phần E thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 3 Văn bản phân bổ chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài cho cơ sở thường trú tại Việt Nam 4 Văn bản thoả thuận của BTC về khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hợp lý 5 Văn bản của chính phủ cho tính vào chi phí hợp lý các khoản chi từ thiện, tài trợ cho các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ các địa phương. 6 Các văn bản khác liên quan đến việc xác định doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Tôi cam đoan là các số liệu kê khai này là đúng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./. Hà Nội.....ngày.....15....tháng...01........năm2009...... NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) Mẫu số: C1- 03/NS Ban hành theo QĐ số 24/2006/QĐ-BTC ngày 06/4/2006 của BTC Phụ lục 11: Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước Không ghi vào khu vực này BỘ TÀI CHÍNH GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG CHUYỂN KHOẢN Liên 2: Giao cho người nộp Ký hiệu: AK/2007 Số 0005765 Đối tượng nộp tiền: ……………………………………Mã số (số CMND)…………………………… Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………… PHẦN KBNN GHI Đối tượng nộp thuế Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân . Mã số thuế: 0101722146 Nợ TK:……………… Đề nghị Ngân hàng (KBNN): NoPTNT Việt Nam …..Trích TK số: 1483205001747…………… Có TK:…………….. Để nộp vào NSNN, tài khoản số: 120205006714….của KBNN…………………………………… Mã địa bàn của DT nộp thuế Tại Ngân hàng (KBNN): Ngân hàng Viettinbank…………………………………………… ….. ………………………. Cơ quan quản lý thu: Chi cục thuế Q. Đống Đa…………………Mã số: …………………………… Theo thông báo thu (hoặc tờ khai thuế)về thuế TNDN ngày 15 tháng 01 năm 2009………………… Tờ khai hải quan số:……………………………………………………………………………………. STT Nội dung các khoản nộp NS Chương Loại Khoản Mục T.Mục Kỳ thuế Số tiền Mã nguồn Mã điều tiết 1 Nộp thuế TNDN 152A 06 02 002 02 Năm 2008 10 238 144 2 Cộng 10 238 144 Tổng số tiền ghi bằng chữ: Mười triệu hai trăm ban mươi tám nghìn một trăm bốn mươi bốn đồng……….......................................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………… ĐỐI TƯỢNG NỘP TIỀN Ngày…tháng…năm… NH PHỤC VỤ ĐỐI TƯỢNG NỘP TIỀN Ngày…tháng…năm… NH PHỤC VỤ KBNN Ngày…tháng…năm… KHO BẠC NHÀ NƯỚC Ngày…tháng…năm… Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) Kế toán Kế toán trưởng (Ký, đóng dấu) Kế toán Kế toán trưởng (Ký, đóng dấu) Kế toán Kế toán trưởng (Ký, đóng dấu) Mẫu số: C1- 03/NS Ban hành theo QĐ số 24/2006/QĐ-BTC ngày 06/4/2006 của BTC Phụ lục 12: Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước Không ghi vào khu vực này BỘ TÀI CHÍNH GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT Liên 2: Giao cho người nộp Ký hiệu: HV/2007 Số 0008840 Đối tượng nộp tiền: …………………………………………Mã số (số CMND)……………………… Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………… PHẦN KBNN GHI Đối tượng nộp thuế: Công ty TNHH dịch vụ thương mại và xây dựng Thuận Tường Ân. Mã số thuế: 0101722146 Nợ TK:…………… Nộp vào NSNN tại KBNN: Q. Đống Đa……………..tỉnh, TP…Hà Nội……………………………... Cơ TK:………………. Cơ quan quản lý thu: Chi cục thuế Q. Đống Đa…………………Mã số: …………………………… Mã NH (KBNN):…….. Theo thông báo thu (hoặc tờ khai thuế)về thuế TNDN ngày 15 tháng 01 năm 2009………………… …………………………. Tờ khai hải quan số:……………………………………………………………………………………. STT Nội dung các khoản nộp NS Chương Loại Khoản Mục T.Mục Kỳ thuế Số tiền Mã nguồn Mã điều tiết 1 Nộp thuế môn bài 152A 06 02 002 02 Năm 2009 1 000 000 2 Cộng 1 000 000 Tổng số tiền ghi bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn………........................................................... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NGƯỜI NỘP TIỀN Ngày …tháng…năm… KHO BẠC NHÀ NƯỚC Ngày…tháng…năm… (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ quỹ Kế toán Kế toán trưởng (Ký, đóng dấu) Phụ lục 13: Mẫu bảng chấm công BẢNG CHẤM CÔNG Đơn vị: ……………………… THÁNG …NĂM 2009 Bộ phận:…………………….. STT HỌ VÀ TÊN Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chưc vụ NGÀY TRONG THÁNG Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng…% lương Số công hưởng BHXH KÝ HIỆU CHẤM CÔNG 1 2 3 4 5 … … 29 30 31 A B C 1 2 3 4 5 … … 29 30 31 32 33 34 35 36 37 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 … Cộng NGƯỜI CHẤM CÔNG (Ký, họ tên) PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN (Ký, họ tên) NGƯỜI DUYỆT (Ký, họ tên) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc63. Trang bai sua ngay15.doc
Tài liệu liên quan