Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển.Cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật đã tạo ra cho các doanh nghiệp một sân chơi phong phú đa dạng.Điều này tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít thách thức và khó khăn,và rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh.Vì vậy, xây dựng một hệ thống kế toán hoạt động hiệu quả là một đòi hỏi không thể thiếu đối với doanh nghiệp Là một công ty có vị

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5393 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế trên thị trường, công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh hiệu quả.Không chỉ dừng lại ở công tác kế toán, mà để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý đòi hỏi công tác phân tích tình hình tài chính cũng cần được chú trọng.Công tác phân tích tài chính sẽ giúp cho công ty thấy được những thành tựu, hạn chế, những nguồn lực và vị thế mà công ty đang có, để từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả nhất. Qua quá trình tìm hiểu về tình hình phân tích tài chính công ty, em đã viết nên đề tài này. Bài viết của em gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Chương 3: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Tên giao dịch quốc tế: Friendship Hight Quality Confectionery Join Stock Company Trụ sở chính: 122 Định Công Hoàng Mai Hà Nội Điện thoại:048643362/048646669 Fax: 840448642579 Website: Vốn điều lệ: 22.500.000.0000 Việt Nam đồng Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị tiền thân là nhà máy bánh kẹo cao cấp  Hữu Nghị trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc  Bộ Công Thương, được chính thức thành lập vào năm 1997. Công ty thực phẩm Miền Bắc được thành lập theo quyết định số 699 TM-TCCB của Bộ Thương Mại. Sau khi thành lập, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng ban giám đốc cùng toàn thể công nhân viên công ty đã rất cố gắng tìm ra được con đường phát triển lâu dài và đưa công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.Đặc biệt, ban giám đốc công ty thực phẩm Miền Bắc đã mạnh dạn xin đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies của cộng hòa Liên Bang Đức với công suất 10 tấn /ngày. Đầy là một dây chuyền sản xuất tiên tiến về trang thiết bị hiện đại, lò nướng đốt bằng ga tự động.Sau một thời gian lắp đặt chạy thử nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 1260 ngày 08 tháng 12 năm 1997 do giám đốc công ty thực phẩm Miền Bắc ký với tên gọi là nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị chuyên sản xuất các loại bánh quy, bánh kem xốp, kẹo lương khô… và nhiều loại sản phẩm khác. Ngày 27/06/2005 Bộ Thương Mại ( nay là Bộ Công Thương) ra quyết định số 1744/QĐ-BTM cổ phần hóa đơn vị trực thuộc công ty thực phẩm miền Bắc là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, và thời điểm 1/12/2006 công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị chính thức được thành lập. Tháng 12 năm 2006, công ty chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn nhà nước,49% vốn được bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty.Và hiện nay mức vốn điều lệ của công ty là 22500000000 đồng VN. Công ty tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức khác nhau,đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trong cả nước.Công ty mở các văn phòng, đại lý ở các tỉnh thành khác nhau, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay công ty có gần 30 chi nhánh trên toàn quốc, sản phẩm của công ty đang chiếm lĩnh thị trường và được khách hàng ưa chuộng. Sự phát triển của công ty còn được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính sau: Đơn vị tính- triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng tài sản 111.600 108.000 164.862 195.621 Tài sản ngắn hạn 44.400 48.000 119.262 111.621 Tài sản dài hạn 67.200 60.000 45.600 84.000 2 Vốn chủ sở hữu 14.500 32.800 70.862 92.900 3 Doanh thu 123.600 144.000 329.605 413.343 4 Lợi nhuận sau thuế 2.650 6.650 15.821 24.800 5 ROA (%) 2,37 6,15 9,9 13,8 6 ROE(%) 18,2 20,3 24 29 (Theo số liệu trong báo cáo kế toán các năm 2005,2006,2007,2008) Bảng 1.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty Qua một số chỉ tiêu tài chính, ta thấy công ty đã có những bước phát triển đáng kể.Mặc dù trong giai đoạn cổ phần, tổng tài sản của công ty có giảm đi, tuy nhiên giai đoạn sau cổ phần nó lại được tăng lên đáng kể.Năm 2007 so với năm 2006: tổng tài sản tăng 58.862 triệu (tăng 52,65%), trong đó tài sản ngắn hạn giảm 71.262 triệu (giảm 148,5%), nhưng tài sản dài hạn lại giảm 14400 triệu (tăng 24%), vốn chủ sở hữu tăng 38.062 triệu (tăng 116,04%), doanh thu tăng 185.605 triệu (tăng 128,9%), lợi nhuận sau thuế tăng 9.171 triệu(tăng 137,9%).Năm 2008 so với năm 2007: tổng tài sản tăng 30.759 triệu (tăng 18,66%) nhưmg trong đó tài sản ngắn hạn lại giảm 7.641 (giảm 6,4%) tài sản dài hạn tăng 38.400triệu (tăng 84,21%), vốn chủ sở hữu tăng 28.858 triệu (tăng 40,72%), doanh thu tăng 83.738triệu (tăng 25,4%), lợi nhuận sau thuế tăng 8.979 triệu (tăng 56,75%). Qua sự tăng trưởng của các chỉ tiêu đã thể hiện sự phát triển rất tốt của công ty. Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, và tính tự chủ về mặt tài chính ngày càng nâng cao rõ rệt. Chỉ tiêu ROA tăng lên qua các năm với tốc độ tăng khá cao.Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng hiệu quả. Năm 2005 chỉ tiêu ROA của công ty mới chỉ là 2,37% vậy mà sau 3 năm hoạt động tới năm 2008 thi chỉ tiêu này đã lên tới 13,8%.Chỉ tiêu ROE của công ty cũng tăng rất nhanh.Năm 2005 chỉ tiêu này là 18,2% vậy mà tới năm 2008 chỉ tiêu này đạt tới 29%.Điều này chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh, góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty. Sự phát triển của công ty còn được minh chứng cụ thể hơn qua rất nhiều thành tích mà công ty đã đạt được trong thời gian qua. Các danh hiệu đạt được như: Huân chương Lao động hạng Ba ( năm 2005) do Chủ Tịch nước tặng,bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 2004, ằng khen của Bộ thương mại ( Bộ Công thương) các năm 2001-2007, huy chương vàng Hội chợ Expo các năm 2000-2008…. 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo cao câp Hữu Nghị Công ty có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát,các phòng ban. Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết ,là cơ quan cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ như: thông qua định hướng phát triển của công ty, bầu và bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, quyết định bổ sung sửa đổi điều lệ công ty… Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ như: quyết định chiến lược phát triển trung hạn và kế hoạch kinh daonh hàng năm của công ty, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiệp thị và công nghệ, quyết định đầu tư liên doanh liên kết… Giám đốc và bộ máy giúp việc: Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày,chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có các quyền như: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức , quy chế quản lý nội bộ của công ty… Giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc: phó giám đốc tổ chức lao động, phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc sản xuất. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có những quyền và nhiệm vụ như: giám sát hội đồng quản trị,tổng giám đốc và người quản lý khác do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong quản lý, kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trung thực của báo cáo tài chính xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết… Tổ chức phòng ban: Công ty có 6 phòng ban chức năng: Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổng hợp ngắn hạn,trung hạn,dài hạn về nguyên vật liệu bao bì,xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. Phòng thị trường: làm nhiệm vụ nghiệm thu giao hàng hóa thành phẩm cho khách hàng, cung cấp đúng chủng loại, quy cách sản phẩm mà khách hàng yêu cầu ,đảm bảo quá trình bán hàng công ty được thuận lợi.Nghiên cứu thị trường ,nắm bắt nhu cầu thị trường về từng lọai sản phẩm, đưa ra biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý ,đảm bảo yếu tố cho quá trình sản xuất. Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất kỹ thuật công nghệ của công ty, hướng dẫn thực hiện hoạt động của các khâu theo quy định của ISO 9002, cùng cộng tác với các phòng khác để lập kế hoạch sản xuất.Thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất. Phòng tài chính kế toán: trực tiếp làm công tác kế tóan tài chính theo đúng chế độ mà nhà nước quy định,hoạch định quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực ,kịp thời ,đầy đủ tình hình tái sản lao động,tiền vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.Quản lý tài chính công ty,tính toán trích nộp đầy đủ,đúng,kịp thời các khoản phải nộp ngân sách nhà nước và trích lập các quỹ công ty. Phòng tổ chức hành chính: phụ trách chung về nhân lực,xây dựng mức đơn giá tiền lương, theo dõi quá trình thực hiện định mức kinh tế kế hoạch,kỹ thuật căn cứ vào yêu cầu phát triển của sản xuất và định hướng mở rộng công ty.quản lý nhân sự ,con dấu, giới thiệu của công ty,tham mưu giúp giám đốc soạn thảo các nội dung quy chế hoạt động thực hiện đúng đinh mức kinh tế kỹ thuật của công ty. Phòng cơ điện: phụ trách về các vấn đề liên quan đến điện, máy móc thiết bị văn phòng, đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục. Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó giám đốc tổ chức lao động Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Phòng kế hoạch vật tư Phòng tài chính kế tóan Phòng thị trường Phòng kỹ thuật Phòng cơ điện Phòng tổ chức hành chính Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Về thị trường các yếu tố đầu vào Nguyên liệu chính sản xuất bánh kẹo bao gồm: Nguyên liệu phục vụ sản xuất bánh kẹo bao gồm gần 300 danh mục, trong đó nguyên liêu chính: Bột mỳ, Dầu ăn, đường, hương liệu, trứng sữa, …Thị trường đầu vào của công ty hiện tại là ổn định với các nhà cung cấp lớn có uy tín, có tên tuổi. Trong đó,công ty Thực Phẩm miền Bắc, là một nhà cung cấp quan trọng nhất của công . Về sản phẩm dịch vụ Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị có các dòng sản phẩm như bánh kem xốp, bánh quy, kẹo thạch…truyền thống và các dòng bánh tươi, bánh mỳ ăn nhanh đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Sản phẩm của công ty có độ phủ rộng, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống như trên, các sản phẩm mang tính thời vụ như: Bánh Trung Thu, Mứt tết cũng chiếm thị phận lớn trong ngành. Về thị trường đầu ra Công ty thực hiện phân phối tới người tiêu dùng thông qua hệ thống các siêu thị, các công ty, các đại lý cấp 1 cấp 2 và các cửa hàng bán lẻ trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Trong đó các cửa hàng bán buôn, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 là nhà những nhà phân phối doanh số phát sinh lớn nhất chiếm tới 80% doanh số tiêu thụ của công ty (Hệ thống khách hàng của công ty gồm hơn 200 đại lý lớn) . Thông qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại như: siêu thị Metro, Intimex, Big C; G7 Mart, Buorbon Hải Phòng, Thăng Long, siêu thị Tây Đô.. sản phẩm bánh kẹo Hữu Nghị cũng tới tay người tiêu dùng. Về phân phối sản phẩm dịch vụ Hệ thống phân phối của công ty có mặt trên khắp cả nước. Số lượng nhà phân phối trên cả nước: 80 nhà phân phối độc quyền Số lượng đại lý/ cửa hàng bán lẻ trên cả nước: 61.000 Hệ thống siêu thị: Metro, Big C, Coopmart, Hapro Mart, Fivi Mart, Hệ thống siêu thị Intimex, Tultra Co, Vinatext HD, G7 Mart…. Với các cửa hàng đại lý, công ty thường bán hàng và thu tiền ngay. đối với 1 số đại lý có doanh số tiêu thụ sản phẩm của công ty lớn, uy tín trong thanh toán công ty cấp HM mua hàng chậm trả. Về sản xuất và công nghệ Công ty Hữu Nghị có 04 nhà máy sản xuất bánh kẹo bao gồm. Được tramg bị máy móc thiết bị hiện đại được thể hiện thao bảng sau: Hệ thống máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất: Nhà máy Phân xưởng sản xuất Xuất xứ thiết bị Nhà máy tại Định Công Phân xưởng 1: Cracker 02 Dây chuyển thiết bị của Đức Phân xưởng 2: Kem xốp 03 Dây chuyển thiết bị của Đức, Đài Loan Phân xưởng 3: Bim Bim 01 Dây chuyển thiết bị của Đài Loan Phân xưởng 4: Bánh quy 02 Dây chuyển thiết bị của Đức,Đai Loan Nhà máy tại Hà Nam Phân xưởng 1: Thạch 01 Dây chuyển thiết bị của Đài Loan Phân xưởng 2: Kẹo 01 Dây chuyển thiết bị của Đài Loan Phân xưởng 3: bánh mỳ 02 Dây chuyển thiết bị của Đức, Đài Loan Nhà máy tại Bình Dương Phân xưởng 1: Bánh tươi, thạch… 02 Dây chuyển thiết bị của Đức Nhà máy tại Quy Nhơn Phân xưởng 1: bánh mỳ, bánh kem xốp các loại 04Dây chuyển thiết bị của Đài Loan, Đức Về đội ngũ lao động Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 450 người. Trong đó: trình độ thạc sỹ: 10 người, trình độ đại học: 92 người, Cao đẳng và trung cấp 85 người, vào những thời vụ kinh doanh số lượng lao động của công ty có thể lên tới 400 người. Lương của cán bộ, nhân viên của công ty khoảng từ 2.5-3 triệu đồng/tháng, tuỳ thuộc vào vị trí và tính chất công việc. Về mặt tổ chức sản xuất Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm thì công ty đã xây dựng cho mình các quy trình công nghệ khác nhau phù hợp với từng loại sản phẩm. Tổ chức sản xuất của công ty chia làm 6 phân xưởng chính: Phân xưởng bánh quy Phân xường bánh craker Phân xưởng kem xốp Phân xưởng lương khô Phân xưởng kẹo Phân xưởng bánh tươi, bánh trung thu, mứt tết Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau: PX lương khô PXbánh trung thu PX kem xốp PX bánh quy Kiểm tra KCS nhào trộn lò nướng Kiểm tra KCS Đóng khay Kiểm tra KCS Đóng gói Kiểm tra KCS Đóng thùng Kiểm tra KCS Lưu kho bảo quản Kiểm tra KCS Kiểm tra KCS Nghiền Phối trộn Eép bánh Kiểm tra KCS Bánh chính phẩm Gói giây Bao gói Kiểm tra KCS Đóng thùng Kiểm tra KCS NVL đầu vào Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất công nghệ của công ty 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị a. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng KT vật tư KT tiền mặt KT tiền gửi NH KT tài sản cố định KT lương chi phí, giá thành KT công nợ phải trả KT tiêu thụ, công nợ phải thu Thủ quỹ Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán: Kế toản trưởng: ông Nguyễn Hữu Dương, là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp các công việc của phòng kế toán, lập báo cáo tài chính theo đúng thời hạn quy định, là người bao quát toàn bộ tình hình tài chính của công ty và, thông báo cụ thể cho giám đốc về moi hoạt động tài chính. Kế toán tiền lương tập hợp chi phí và tính giá thành: là người có trách nhiệm hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương để phân bổ chi phí trong kỳ, theo dõi tình hình lập và sử dụng các quỹ khen thưởng, phúc lợi…tập hợp phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm,trên cở sở đó tính đúng và đủ giá thành. Kế toán tiền mặt: là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết về tiền mặt lên sổ chi tiết tiền mặt các nghiệp vụ liên quanm kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chứng từ gốc từ đó lập các phiều thu phiếu chi cho các nghiệp vụ tiền mặt,theo dõi công nợ nội bộ,huy động vốn. Kế toán tiền gửi ngân hàng:chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng, thực hiện các quá trình thanh toán giữa công ty với các đối tượng thông qua hệ thống ngân hàng,định kỳ lập biểu thuế và các khoản mà công ty phải thanh toán với nhà nước, giám sát việc thu chi qua hệ thống ngân hàng. Kế toán công nợ phải trả:chịu trách nhiệm hạch toán quá trình mua hàng ,nguyên vật liệu,…theo dõi công nợ phải trả và đôn đốc tình hình thanh toán với nhà cung cấp của công. Hàng tháng, tổng hợp hàng nhập,đối chiếu với thủ kho và lên cân đối hàng nhập gửi báo cáo tới kế toán trưởng,kê khai thuế đầu vào, đề xuất các vấn đề cần giải quyết liên quan đến công việc của mình. Kế toán vật tư: chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.Đồng thời theo dõi quá trình thanh toán giữa công ty với nhà cung cấp,tính toán nhu cầu nguyên vật liệu và mức nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho. Kế toán tài sản cố định: theo dõi giá trị hiện có,tình hình tăng giảm của tài sản cố định.Tính ra mức khấu hao,phản ánh chi phí và quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. Kế toán tiêu thụ và công nợ phải thu: chịu trách nhiệm hạch toán quá trình bán hàng,lên doanh thu,theo dõi giá vốn hàng bán,theo dõi công nợ phải thu khách hàng và đôn đốc tình hình thanh toán của khách hàng đối với công ty. Thủ quỹ: chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, ghi sổ quỹ tiền mặt,nhận và phát lương cho công nhân viên trong công ty. b. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán, chính sách kế toán Hệ thống chứng từ Chế độ kế toán áp dụng trong công ty theo quyết định15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính và một số văn bản pháp luật liên quan khác.Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định, ngoài ra do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên công ty còn sử dụng một số chứng từ do công ty tự thiết kế và được Bộ Tài Chính chấp nhận. Cụ thể, hệ thống chứng từ của công ty bao gồm: Chứng từ tiền mặt: phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, hóa đơn. Chứng từ về tiền gửi ngân hàng: giấy báo nợ, giấy báo có,ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. Chứng từ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho,phiếu xuất kho,biên bản kiểm nghiệm vật tư sản phẩm hàng hóa, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa, bảng kê mua hàng,bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,…. Chứng từ về bán hàng:bảng thanh tóan đại lý ký gửi… Chứng từ lương:bảng chấm công, báo cáo làm thêm giờ, sổ lương,bảng thanh toán lương... Chứng từ về tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định,biên bản thanh lý tài sản cố định,biên bản đánh giá lại tài sản cố định,biênbản kiểm kê tài sản cố định,bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Chứng từ thuế: tờ khai thuế giá trị gia tăng, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa mua vào. Các chứng từ khác: phiếu xuât kho hàng gửi đại lý,giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội… Hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 theo chế độ kế toán tài chính hiện hành.Các tài khoản của công ty được chi tiết hóa theo từng đối tượng cụ thể phù hợp với yều cầu quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty. Do hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên nên hệ thống tài khoản công ty sử dụng bao gồm các tài khoản chính sau: TK111,112,131,138,141,142,152,153,154,155,156,157,211,212,214,311,331,334,338,341,342,344,411,412,421,431,441,511,621,622,627,632,641,642,635,711,811,821,911… Hình thức ghi sổ Công ty sử dựng hình thức nhật ký chứng từ: Chừng từ gốc Sổ chi tiết Nhật ký chừng từ Bảng kê Sổ quỹ Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo kế toán Sơ đồ 1.4: Khái quát trình tự ghi sổ tại công ty Giải thích ký hiệu: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu Báo cáo kế toán Hiện tại công ty có hai lọai báo cáo: Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Các báo cáo tài chính công ty được lập theo quyết định 15/2006/ QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Các báo cáo tài chính công ty được lập theo quý, theo năm do phó phòng kế toán lập dưới sự chỉ đạo, giám sát của kế toán trưởng, bao gồm các báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( mẫu số B02-DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( mẫu số B03-DN) Thuyết minh báo cáo tài chính( mẫu số B09-DN) Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu quản lý của công ty,công ty con lập các báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin chi tiết về kinh tế, tài chính... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một công ty chuyên kinh doanh sản xuất bánh kẹo, phong phú về mặt hàng, và chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường. Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách hiệu quả và hợp lý, công ty đã xây dựng cho mình một kế hoạch phân tích tài chính định kỳ nhằm nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty. Mỗi hoạt động kinh doanh đều có những đặc điểm riêng và điều đó ảnh hưởng tới quá trình phân tích tài chính của công ty.Vì vậy khi phân tích tình hình tài chính của công ty thì phải gắn nó với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ như: là một công ty sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực bánh kẹo, hàng tồn kho trong công ty chủ yếu là bánh kẹo. Đây là mặt hàng mà có thời gian sử dụng không dài, vì vậy khi đánh giá hiệu quả cũng như tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho thì phải lưu ý đến đặc điểm này để đưa ra nhận xét xem tốc độ luân chuyển như thế là tốt hay chưa. Do thời gian sử dụng của loại hàng tồn kho này không lâu, do vậy, để đảm bảo cho hàng không bị rơi vào tình trạng quá hạn thì tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho phải khá nhanh và thời gian của một vòng luân chuyển ngắn. Hay là khi đánh giá các khoản phải thu thì cũng cần quan tâm tời chiến lược kinh doanh của công ty.Hiện tại, công ty đang có chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có thêm nhiều bạn hàng mới bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng. Vì vậy, khi đánh giá các chỉ tiêu về công nợ, ngoài việc đánh giá dựa vào các chỉ tiêu tài chính thì còn phải căn cứ vào chiến lược của công ty trong việc tạo lòng tin với khách hàng. Có thể so với năm trước. thì năm nay các khoản phải thu của công ty tăng lên, nếu chỉ đứng trên khía cạnh tài chính thì đó là một dấu hiệu không tốt, song đó lại có thể là chiến lược của công ty trong việc thu hút thêm nhiều khách hàng mới bằng cách bán chịu. Do kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, số lượng hàng hóa, thành phẩm lớn và hay có sự biến động, điều đó làm cho công tác phân tich tình hình tài chính cũng khá phức tạp. Vì vậy đòi hỏi một đội ngũ cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn, được đào tạo kỹ thuật phân tích và có hiểu biết sâu rộng về đặc điểm kinh doanh các ngành. Để có đủ tài liệu phục vụ cho phân tích thì công ty cũng đã lập nên một hệ thống báo cáo tài chính, cung cấp những thông tin quan trọng nhất cho quá trình phân tích.Trong đó có hai loại báo cáo tài chính phục vụ nhiều nhất cho công tác phân tích là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính thể hiện tính cân bằng về mặt lượng giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản . Tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích trong tương lai. Tài sản được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy. Ngược lại, tài sản không được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Nguồn vốn là chỉ tiêu phản ánh nợ phải trả và nguồn vốn. Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình. Bảng cân đối kế toán năm 2008 được lập trên cơ sở căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2007, tình hình biến động của tài sản nguồn vốn của công ty trong năm 2008, sổ kế toán tổng hợp , sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 1 đến loại 4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp về chi phí và kết quả lãi lỗ từ các hoạt động khác nhau của công ty trong một kỳ kế toán. Báo cáo kết quả HĐKD cũng là một báo cáo tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Báo cáo kết quả HĐKD năm 2008 được lập trên cơ sở căn cứ vào báo cáo kết quả HĐKD của năm 2007, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Ngoài ra,phân tích báo cáo tài chính của công ty còn căn cứ vào các nguồn tài liệu từ các sổ tay kế toán, các sổ tổng hợp, sổ chi tiết cung cấp những thông tin cần thiết cho việc phân tích tình hình tài chính của công ty Với những đặc điểm đặc thù của một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh bánh kẹo, công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã xây dựng cho mình một quá trình phân tích tài chính phù hợp, phục vụ đắc lực cho việc ra các quyết định trong kinh doanh. 2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính a. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích thông qua việc so sánh một chỉ tiêu thực tế với một chỉ tiêu gốc. Để các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau thì phải đảm bảo các điều kiện sau: - Các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung kinh tế phản ánh - Đảm bảo thống nhất về phương pháp tình toán các chỉ tiêu - Thống nhất về đơn vị tính toán các chỉ tiêu Các kỹ thuật so sánh So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh mức chênh lệch về quy mô, khối lượng của các chỉ tiêu Mức biến động tuyệt đối : ∆Q = Q1 – Q2 = ± Khi quy mô hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi, để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu cần phải điều chỉnh chỉ tiêu kỳ gốc theo quy mô thực tế. Mức biến động tương đối: ∆Q = Q1 – Q0 × hệ số điều chỉnh quy mô kinh doanh = ± So sánh bằng số tương đối(%, lần…) thường sử dụng kết hợp với số tuyệt đối nhằm phản ánh đúng đắn hơn chất lượng hoạt động kinh doanh Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch Q1 Q0 TQ = ------ * 100 b. Phương pháp loại trừ( phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố) Kết quả kinh doanh thường do nhiều nhân tố tạo thành.Để xác định ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chệnh lệch về kết quả kinh doanh ngừơi ta thường dùng phương pháp loại trừ hay cố định ảnh hưởng của các nhân tố khác. Phương pháp này có thể chia làm 2 phương pháp nghiệp vụ căn cứ theo trình tự tính toán ảnh hưởng của từng nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này đòi hỏi điều kiện và cách vận dụng như sau: Trước tiên phải xác định mối liên hệ của các nhân tố đối với chỉ tiêu kinh tế. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế vào 1 phương trình theo quy ước thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng Xác đinh đối tượng phân tích ( chênh lệch giữa chỉ tiêu chỉ tiêu thực tế và chỉ tiêu kỳ gốc ) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT: Tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nhân tố ,kiểm tra tính toán và rút ra nhận xét về thực chất những thành tích hay khuyết điểm của doanh nghiệp cũng như những nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề xuất các biện pháp cải tiến cho kỳ kinh doanh sau. Ta có thể khái quát quá trình xác định ảnh hưởng của các nhân tố theo phương pháp này như sau: Giả sử có một chỉ tiêu kinh tế Q do 4 nhân tố a, b, c, d hợp thành dưới dạng tích số Q = a . b. c . d Kỳ gốc: Q0 = a0 .b0 . c0 .d0 Kỳ phân tích Q1 = a1 . b1 . c1 . d Đối tượng phân tích( ĐTPT) : ∆Q = Q1 – Q0 = ± Để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến ĐTPT ta tiến hành tính toán ảnh hưởng của từng nhân tố a, b, c, d… đến ∆Q thông qua các bước như sau: Ảnh hưởng của nhân tố a: ΔQ(a) = a1 . b0 . c0 . d0 – a0 . b0 . c0 . d0 Ảnh hưởng của nhân tố b: ΔQ(b) = a1 . b1 . c0 . d0 - a1 . b0 . c0 . d0 Ảnh hưởng của nhân tố c: ΔQ(c) = a1 . b1 . c1 . d0 - a1 . b1 . c0 . d0 Ảnh hưởng của nhân tố d: ΔQ(d) = a1 . b1 . c1 . d1 - a1 . b1 . c1 . d0 Sau khi tính xong ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến ĐTPT , ta tiến hành tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố để kiểm tra tính chính xác trong quá trình tính toán. Tổng hợp kết quả phân tích: ∆Q = ΔQ(a) + ΔQ(b) + ΔQ(c) + ΔQ(d) Căn cứ vào kết quả tính toán cụ thể ta sẽ nhận xét thực chất của sự chênh lệch giữa chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu của kỳ gốc là do nhân tố nào gây nên và đó là nhân tố chủ quan hay khách quan, thành tích hay khuyết điểm …để từ đó đề xuất biện pháp cải tiến quá trình kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Phương pháp số chênh lệch Thực chất của phương pháp này là sự rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn , vì vậy phương pháp này cũng cần tuân thủ mọi điều kiện và cách vận dụng như phương pháp thay thế liên hoàn. Tuy nhiên , theo phương pháp này, ảnh hưởng của từng nhân tố có thể xác định một cách trực tiếp thông qua chính mức chênh lệch của từng nhân tố.ảnh hưởng của từng nhân tố theo phương pháp số chênh lệch được xác định như sau: Ảnh hưởng của nhân tố a: ΔQ(a) = (a1 – a0) . b0 .c0 . d0 Ảnh hưởng của nhân tố b: ΔQ(b) = a1 ( b1 – b0) c0 . d0 Ảnh hưởng của nhân tố c: ΔQ(c) = a1 . b1 (c1 – c0) . d0 Ảnh hưởng của nhân tố d: ΔQ(d) = a1 . b1 . c1 (d1 - d0) 2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty cô phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 2.3.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho tất cả đồi tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp biết được khả năng thực sự về tài chính của doanh nghiệp đang ở trạng thái nào.Đó chính là cơ sở khoa học để đưa ra các quyết định theo từng mục tiêu khác nhau của từng đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.1.1.Phân tích tình hình biến động tài sản Phân tích sự biến động tài sản sẽ cho người sử dụng báo cáo tài chính biết được nguồn lực kinh tế thực sự về tài sản công ty cũng như đánh giá tính hợp lý của những thay đổi về mặt giá trị và cơ cấu tài sản. Dựa vào bảng cân đối kế toán phần tài sản ngày 31/12/2008 của công ty, ta lập bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản (bảng 2.1). Qua bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản ta thấy: tổng tài sản cuối năm tăng so với đầu năm là 30.759.305.867đồng (tăng 18,66%) .Như vậy, quy mô công ty đã được tăng lên dáng kể so với năm trước.Tuy nhiên, việc tổng tài sản tăng là do tài sản dài hạn tăng lên, còn t._.ài sản ngắn hạn của công ty lại giảm xuống.Tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm giảm so với đầu năm là 7.641.142.324 đồng ( giảm 6,4%).Việc giảm sút này đã làm thay đổi tỷ trọng của tài sản ngắn hạn.Nếu như đầu năm, tài sản ngắn hạn chiếm 72,34% trong tổng tài sản thì đến cuối năm, con số này còn 57,06% .Còn tài sản dài hạn thì có sự tăng lên đáng kể, tổng tài sản dài hạn cuối năm tăng so với đầu năm là 38.400.448.191 đồng ( tăng 84,21%), đồng thời kéo theo tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản từ 27,66% vào đầu năm lên tới 42,94% vào cuối năm. Ta có thể đánh giá khái quát sự biến động về các loại tài sản thông qua so sánh hệ số đầu tư giữa năm 2007 và 2008. Hệ số đầu tư = nguyên giá TSCĐ / Tổng tài sản Hệ số đầu tư năm 2007 là 42.000.872.000 / 164.862.534.959 = 0,255 Hệ số đầu tư năm 2008 là 79.615.985.167 / 195.621.840.826 = 0, 407 Như vậy, hệ số đầu tư năm 2008 tăng thêm là : 0,407 – 0,255 = 0,152 Sự biến động về tỷ suất đầu tư phản ánh cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã được đầu tư thêm.Điều này sẽ tạo điều kiện tăng thêm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… Để hiễu rõ hơn về sự thay đổi của các loại tài sản, chúng ta hãy đi vào phân tích đánh giá sự thay đổi của từng loại tài sản cụ thể Về tài sản ngắn hạn: tài sản ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm là 7.641.142.324 đồng ( giảm 6,4%), nguyên nhân là do sự thay đổi của các loại tài sản ngắn hạn, cụ thể: - Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 7.357.961.970đồng (tăng 39,51%).Việc khoản mục này tăng lên có hợp lý hay không còn phải căn cứ vào khả năng thanh toán nhanh của công ty.Chỉ tiêu này sẽ được phân tích ở phần sau. - Các khoản đầu tư tài chính của công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 3.000.862.714 đồng.Hiện nay, các khoản đầu tư tài chính của công ty được đánh giá cao trên thị trường và có khă năng chuyển đổi dễ dàng, vì vậy, việc tăng thêm của khoản mục này được xem là thành tích của công ty. - Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm giảm 6.031.948.390 đồng so với đầu năm ( giảm 17,72%). Nếu như đầu năm,khoản phải thu ngắn hạn chiếm 20,66% trong tổng tài sản thì đến cuối năm con sồ này chỉ còn là 14,33%.Đây được xem là thành tích của công ty trong công tác thu hồi nơ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. - Hàng tồn kho cuối năm giảm so với đầu năm là 9.849.305.691 đồng ( giảm 15,72%). Tuy hàng tồn kho đã giảm song tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản vẫn còn cao.Đầu năm, con số này là 38,01% và cuối năm là 27%.Sở dĩ hàng tồn kho của công ty đầu năm và cuối năm dương lịch đều lớn là để phục vụ nhu cầu trong dịp tết dương lịch, là thời điểm mà lượng tiêu thụ bánh kẹo là rất lớn.Đây cũng là đặc điểm chung của các công ty bánh kẹo.Lượng hàng tồn kho này sẽ được tiêu thụ mạnh trong quý I năm tới.Viếc đánh giá giá trị hàng tồn kho như vậy đã hợp lý hay chưa còn phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.Chỉ tiêu này sẽ được phân tích trong phần tiếp theo. - Các tài sản ngắn hạn khác giảm đi 1.118.712.927 đồng( giảm 28,66) .Tuy nhiên, sự thay đổi của lọai tài sản này cũng không ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi của tổng tài sản công ty. Qua sự thay đổi của các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn, ta thấy trong khi quy mô của công ty tăng lên,công ty vẫn duy trì và giảm được mức tồn của hàng tồn kho và nợ phải thu. Đây la biểu hiện tích cực về TSNH trong kỳ,góp phần hạn chế những khoản vốn tồn đọng, tiết kiệm, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi tài sản ngắn hạn công ty giảm xuống thì tài sản dài hạn của công ty lại tăng lên đáng kể.Điều này cho thấy công ty đang có sự điều chỉnh cơ cấu tài sản.Tài sản dài hạn cuối năm tăng so với đầu năm là 38.400.448.191 đồng ( tăng 84,21%).Đây là một sự thay đổi lớn.Sự tăng lên của TSDH chủ yếu là do TSCĐ tăng .So với đầu năm , TSCĐ tăng 37.615.113.167 đồng ( tăng 89,56%).TSCĐ tăng có thể xem là một dấu hiệu tốt, cho thấy công ty đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Các khoản tài sản dài hạn khác tăng thêm là 785.335.024 đồng( tăng 21,82%).Chỉ tiêu này bao gồm chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.Tuy nhiên với mức thay đổi nhỏ nên sự thay đổi này không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi của tổng tài sản. Như vậy, qua phân tích tình hình biến động cảu tài sản, ta thấy so với năm 2007 thì năm 2008, cơ cấu tài sản của công ty đã có những thay đổi theo hứơng hợp lý hơn.Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác xem với cơ cấu tài sản như vậy đối với công ty là đã thực sự phù hợp chưa thì còn phải phân tích thêm nhiều chỉ tiêu liên quan như các chỉ tiêu về tình hình thanh toán, các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh. Chỉ tiêu Mã số Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 111.621.703.873 57,06 119.262.846.197 72,34 -7.641.142.324 -6,4 I. Tiền và các khỏan tương đương tiền 110 25.982.097.641 13,28 18.624.135.671 11,3 +7.357.961.970 +39,51 II.Các khỏan đầu tư tài chính ngắn hạn 120 3.000.862.714 1,53 - +3.000.862.714 III.Phải thu ngắn hạn 130 28.031.742.805 14,33 34.063.691.195 20,66 -6.031.948.390 -17,72 IV.Hàng tồn kho 140 52.821.748.000 27 62.671.089.691 38,01 - 9.849.305.691 -15,72 V.Tài sản ngắn hạn khác 150 1.785.216.713 0,92 3.903.929.640 2,37 -1.118.712.927 -28,66 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 200 84.000.136.953 42,94 45.599.688.762 27,66 +38.400.448.191 +84,21 I.Các khỏan phải thu dài hạn 210 - - II. TSCĐ 220 79.615.985.167 40,7 42.000.872.000 25,48 +37.615.113.167 +89,56 V. Tài sản dài hạn khác 260 4.384.151.786 2,24 3.598.816.762 2,18 +785.335.024 +21,82 Tổng tài sản 195.621.840.826 100 164.862.534.959 100 +30.759.305.867 +18,66 (Theo số liệu từ báo cáo tài chính năm 2008 của công ty) Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản 2.3.1.2.Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn Nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn tài trợ và khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Phân tích khái quát về nguồn vốn hướng đến đánh giá nguồn tài trợ,khả năng tài chính quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Dựa vào bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn ngày 31/12/2008 của công ty,ta lập được bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn (bảng 2.3). Tổng nguồn vốn công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 30.759.305.867 đồng( tăng 18,66%).Sự gia tăng này là do sự tăng thêm của cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty. Cụ thể, nợ phải trả tăng thêm 1.900.639.209 đồng( tăng 2,02%).Mặc dù nợ phải trả tăng, song tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của công ty cuối năm so với đầu năm lại giảm.Đầu năm, con số này là 57,02% va giảm xuống còn 49,02% vào cuối năm. Nợ phải trả của công ty tăng lên là do công ty đã tăng nợ dài hạn.So với đầu năm thì nợ dài hạn đã tăng thêm3.567.369.531đồng( tăng 22,44%).Trong khi nợ dài hạn tăng lên thì nợ ngắn hạn lại giảm xuống.Vào thời điểm cuối năm, nợ ngắn hạn công ty đã giảm 1.666.730.322 đồng vào cuối năm hay giảm 2,13%.Sự thay đổi này là hợp lý, vì công ty đang tập trung mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc giảm nợ ngắn hạn vừa thể hiện đảm bảo cân đối chế dộ thanh toán trong ngắn hạn, vừa phù hợp với việc đầu tư dài hạn được tài trợ từ vốn vay dài hạn. Tuy nhiên, cần phải xem xét tố dộ tăng nợ vay dài hạn như vậy có vượt quá tỷ lệ nợ cho phép của công ty hay không và thời hạn thanh toán , khả năng thanh toán nợ dài hạn trong tương lai của công ty như thế nào. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng mạnh trong năm qua.So với đầu năm , cuối năm nguồn VCSH tăng thêm 28.856.666.658 đồng hay tăng 40,73%.VCSH tăng là do đại hội đồng cổ đông công ty đã quyết định tăng vốn điều lệ trong năm.Đó nhân tố chủ yếu làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty. Nếu như vào thời điểm đầu năm , nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu thì đến cuối năm cơ cấu trên đã thay đổi.Tỷ trọng nợ phải trả giảm từ 57,02% xuống con 49,02% và tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng từ 42,98% lên 50,98%.Các nguồn kinh phí khác của công ty cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 3.946.173.443đồng hay tăng 137,3%.Tuy rằng sự tăng thêm này không đóng góp nhiều vào sự tăng lên của nguồn vốn , song nó cũng là một dấu hiệu tích cực của công ty, nhăm đảm bảo cho các hoạt động khác của công ty cũng như chăm lo hơn đến đời sống của người lao động.Qua phân tích cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là cao và ngày càng tự chủ. Điều đó cũng được thể hiện rõ qua hai chỉ tiêu dưới đây: Chỉ tiêu Cách tính Số cuối năm Số đầu năm Hệ số tài trợ VCSH Tổng NV 0,5098 0,4298 Hệ số tài trợ TSDH VCSH Tổng TSDH 1,187 1,845 (Tính toán theo số liệu trong báo cáo tài chính công ty năm 2008) Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính Hệ số tài trợ vào cuối năm đã tăng lên đáng kể so với đầu năm, từ 0,4298 lên đến 0, 5098. Đây là những con số khá cao và khả quan đối với công ty. Như vậy, mức độ tự chủ về tài chính của công ty là tương đối cao.Thêm vào đó, hệ số tài trợ TSDH của công ty cũng rất cao. Hệ số này vào thời điểm đầu năm là 1,845 và vào thời điểm cuối năm là 1,187.Tuy có giảm nhưng hệ số này đối với công ty vẫn là con số tương đối tốt.VCSH công ty không những đủ trang trải cho TSDH mà còn tài trợ được một phần tài sản ngắn hạn.Tuy nhiên khi xem xét cần chú ý đến các chính sách tài trợ của công ty và hiệu quả kinh doanh mà công ty đạt được, những thuận lợi và khó khăn có thể gặp phải trong tương lai. Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta thấy quy mô công ty ngày càng được mở rộng và tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng mạnh thể hiện tính tự chủ trong kinh doanh của công ty ngày càng cao.Bên cạnh đó, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cao hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả, đây là một dấu hiệu tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn VCSH của công ty đang có chiều hướng tăng lên. Chỉ tiêu Mã số Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ 300 95.900.870.109 49,2 94.000.230.900 57,02 +1.900.639.209 +2,02 I. Nợ ngắn hạn 310 76.433.389.790 39,05 78.100.120.112 47,37 -1.666.730.322 -2,13 II. Nợ dài hạn 330 19.467.480.319 9,59 15.900.110.788 9,65 +3.567.369.531 +22,44 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 99.720.970.717 50,98 70.862.304.059 42,98 +28.856.666.658 +40,73 I. Vốn chủ sở hữu 410 92.900.998.890 47,49 67.988.505.675 41,24 +24.912.493.215 +36,64 II. Nguồn kinh phí khác 430 6.819.971.827 3,49 2.873.798.384 1,74 +3.946.173.443 +136,3 Tổng nguồn vốn 195.621.840.826 100 164.862.534.959 100 +30.759.305.867 +18,66 (Theo số liệu từ báo cáo tài chính công ty năm 2008) Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn 2.3.1.3.Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện qua mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nó phản ánh chính sách huy động và sử dụng vốn của công ty.Sự biến động của tài sản và nguồn vốn không chỉ phản ánh nhu cầu vốn của hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính ,đến rủi ro kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty. Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn thường được thể hiện thông qua việc tính toán so sánh biến động của các khỏan mục tài sản với việc biến động của nguồn vốn để xem xét tài sản doanh nghiệp thay đổi theo hướng nào? Được tài trợ từ những nguồn nào? Để hiễu rõ hơn về tình hình thực tế tại công ty ta xét các quan hệ cân đối sau: Quan hệ cân đối 1: cân đối giữa B. VCSH với (I + II + IV + V)A.TSNH + (I + II ) B.TSDH: Chỉ tiêu B.VCSH (I+II+IV+(1)V)A.TSNH +(I+II)B.TSDH Chênh lệch Đầu năm 70.862.304.059 123.296.097.362 -52.433.793.303 Cuối năm 99.720.970.717 161.420.729.522 -61.699.758.805 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2008) Bảng 2.4: Phân tích mối quan hệ cân đối 1 Dựa vào bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn tự có của công ty không đủ để trang trải cho những hoạt động cơ bản của công ty và lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướg tăng lên, cụ thể ở thời điểm đầu năm lượng vốn thiếu là 52.433.793.303 đồng đến thời điểm cuối năm con số này lên tới 61.699.758.805 đồng.Từ phân tích trên ta thấy rõ nhu cầu vốn của công ty ngày càng tăng dần, chính vì lẽ đó để có đủ vốn phục vụ cho nhu hoạt động kinh doanh ,công ty phải huy động vốn từ các khoản đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác. Quan hệ cân đối 2: cân đối giữa ((1)I+ (2)II) A. Nợ phải trả và B.VCSH với (I + II + IV + (1)V)A.TSNH + (I +II)B.TSDH: Chỉ tiêu (1)I+(2)IIA.NPT +B.VCSH (I+II+IV+(1)V)A.TSNH +(I+II)B.TSDH Chênh lệch Đầu năm 106.355.567.908 123.296.097.362 -16.940.529.454 Cuốinăm 128.455.909.780 161.420.729.522 -32.964.819.742 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2008) Bảng 2.5: Bảng phân tích quan hệ cân đối 2 Quan hệ cân đối trên cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu tài sản của công ty bằng cả nguồn VCSH lẫn vay ngắn hạn và vay dài hạn đến đâu.Qua bảng phân tích ta thấy cả vào thời điểm cuối năm lẫn đầu năm, VCSH cộng vay ngắn hạn và vay dài hạn không đủ đáp ứng được cho nhu cầu họat động của công ty.Đầu năm, số thiếu hụt này là 16.940.529.454 đồng. Đến cuối năm, con số này lên tới 32.964.819.742 đồng. Để đáp ứng nhu cầu vốn đó, công ty phải đi chiếm dụng vốn từ các nguồn như phải trả người bán, phải trả người lao động, các khoản phải trả phải nộp khác..., tuy nhiên nếu chiếm dụng nhiều quá cũng không tốt cho hình ảnh công ty, nhất là khi các khoản phải trả người bán và phải trả người lao động cao. .Quan hệ cân đối 3: phân tích tình hình cân đối giữa TSNH với nợ ngắn hạn, và giữa TSDH với nợ dài hạn: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền % TSNH so với nợ ngắn hạn 41.162.726.085 35.188.314.083 -6.974.412.002 -16,9 TSDH so với nợ dài hạn 29.699.577.984 64.532.656.634 +34.832.078.650 +117,3 ( Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2008) Bảng 2.6: Bảng phân tích quan hệ cân đối 3 Qua bảng phân tích trên,ta thấy ở thời điểm cuối năm và đầu năm 2008 thì TSNH luôn lớn hơn nợ ngắn hạn và TSDH luôn lớn hơn nợ dài hạn.Như vậy, phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu.Điều này chứng tỏ công ty giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, đảm bảo mục đích sử dụng vốn. Chỉ tiêu TSNH so với nợ ngắn hạn vào cuối năm giảm so với đầu năm là do cả TSNH và nợ ngắn hạn đều giảm, trong đó tốc độ giảm của TSNH lớn hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Còn chỉ tiêu TSDH so với nợ dài hạn cuối năm tăng so với đầu năm, nguyên nhân là do do tốc độ tăng của TSDH cao hơn so với tốc độ tăng của nợ dài hạn, và sự tăng lên của TSDH phần lớn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu.Nhìn chung, hai chỉ tiêu trên đều cao thể hiện công ty sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, đồng thời cũng cho thấy tình hình tài chính lành mạnh của công ty. 2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản mà các nhà quản trị quan tâm.Các khoản công nợ ít, không dây dưa kéo dài sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, ngược lại các khoản công nợ nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Tình hình công nợ luôn gắn liền với khả năng thanh toán của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp thường xuyên phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong mối quan hệ mật thiết với nhau để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.3.2.1.Phân tích khoản phải thu Để phân tích các khoản phải thu, trước hết chúng ta hãy phân tich tình hình tăng giảm của các khoản phải thu Stt Chỉ tiêu Mã số Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền % I Các khoản phải thu NH 130 28.031.742.805 34.063.691.195 -6.031.948.390 -17,71 1 Phải thu khách hàng 131 24.019.890.500 31.650.750.650 -7.630.860.150 -24,11 2 Trả trước cho người bán 132 2.500.790.798 630.790.709 +1.870.000.089 +296,83 3 Phải thu nội bộ 133 150.230.000 330.450.805 -180.220.805 -54,54 4 Các khoản phải thu khác 135 1.360.831.507 1.451.699.031 -90.867.524 -6,26 5 Các khoản phải thu DH 210 0 0 0 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2007,2008) Bảng 2.7 : Phân tích tình hình tăng giảm các khoản phải thu Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu của công ty cuối năm đã giảm so với đầu năm là 6.031.948.390 đồng hay giảm 17,71%. Nguyên nhân chính làm cho các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi là do sự sụt giảm mạnh của khoản phải thu khách hàng.So với đầu năm thì vào cuối năm, khoản phải thu khách hàng đã giảm đi 7.630.860.150 đồng hay giảm đi 24,11%.Phải thu khách hàng giảm không phải là do số lượng khách hàng của công ty giảm đi, cũng không phải do doanh thu tiêu thụ giảm.Thực tế đã cho thấy, doanh thu tiêu thụ của công ty cuối năm tăng rất mạnh so với đầu năm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới sự sụt giảm khoản phải thu khách hàng của công ty? Để có thành tích đó là do công ty đã xây dựng được những chính sách hợp lý trong việc thu hồi các khoản nợ. Bên cạnh những khách hàng truyền thống như các đại lý, người bán lẻ,các trung tâm thương mại, trong năm vừa qua, công ty đã xúc tiến mở rộng hệ thống phân phối của mình. Cùng với việc mở rộng hệ thống phân phối đã mang lại cho công ty những thành quả đáng kể trong nhiều mặt. Phải thu khách hàng giảm trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên cho thấy công ty đã có những cố gắng đáng kể trong việc thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị các đợn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Đó là một thành tích to lớn của công ty. Bên cạnh khoản phải thu khách hàng giảm xuống thì các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác cũng giảm đi đáng kể. Khoản phải thu nội bộ của công ty cuối năm giảm so với đầu năm là 180.220.805 đồng, hay giảm tương ứng là 54,54%. Khoản phải thu khác cũng giảm đi 90.867.524 đồng hay giảm 6,26%. Đây cũng là một dấu hiệu tốt về tình hình công nợ của công ty Tuy tổng các khoản phải thu ngắn hạn công ty giảm nhiều, tuy nhiên, trong đó vẫn có một số khoản mục phải thu tăng lên.Khoản trả trước cho người bán cuối năm tăng so với đầu năm là 1.870.000.089 đồng hay tăng lên 296,83%. Lý do có sự tăng mạnh của khoản này là do trong năm công ty có nhiều đối tác mới, việc trả trước cho người bán là một chính sách công ty đưa ra nhằm tạo uy tín với nhà cung cấp, và tạo cơ sở cho mối làm ăn lâu dài Để có thể đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn về tình hình phải thu khách hàng của công ty, ta tiếp tục phân tích tình hình luân chuyển phải thu khách hàng qua 2 năm2007,2008.Dựa vào số liệu trong sổ chi tiết tài khoản 131 và hệ thống báo cáo tài chính công ty năm 2007,2008 ta có bảng sau: TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % 1 Tổng doanh thu bán chịu(VNĐ) 312.230.980.350 293.450.900.890 +18.780.079.460 +6,40 2 Phải thu KH bình quân(VNĐ) 28.250.790.840 30.780.560.000 -2.529.769.160 -8,22 3 Số vòng quay phải thu KH (3) = (1) / (2)(vòng) 11,05 9,53 +1,52 +15,95 4 Số ngày của một vòng quay (4) = 360/(3)(ngày) 32,56 37,78 -5,22 -13,82 (Theo số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo phân tích tình hình biến động các khoản phải thu năm 2007,2008) Bảng 2.8: Phân tích tình hình luân chuyển của phải thu khách hàng Qua bảng phân tích trên ta thấy, số vòng quay phải thu khách hàng năm 2008 đã giảm xuống so với năm 2007 là 1,52 vòng.Như vậy,năm 2008 công ty đã rút ngắn được hơn 1,5 vòng quay phải thu khách hàng , hay rút ngắn được độ dài của 1 vòng quay đi 5,22 ngày. Điều đó đã thể hiện sực cố gắng của công ty trong việc thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần vào việc sử dụng vốn một cách hiệu quả.Nhìn chung, số ngày một vòng quay công ty như thế là không cao, và số vòng quay phải thu khách hàng cũng tương đối hợp lý Như vậy, qua phân tích trên ta thấy, trong năm 2008 công ty đã có những cố gắng đáng kể trong công tác thu hồi nợ và nó đã mang lại những thành tích cho công ty, phản ánh tình hình tài chính lành mạnh của công ty. 2.3.2.2.Phân tích tình hình biến động các khoản phải trả Cũng tương tự các khoản phải thu, ta phân tích các khoản phải trả để thấy được mức độ chiếm dụng vốn của công ty cũng như hiểu được tình trạng thanh toán nợ của công ty như thế nào. Trong khi hầu hết các khoản phải thu giảm xuống thì các khoản phải trả của công ty lại có những biến đổi khác nhau: tt Chỉ tiêu Mã số Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền % I Nợ ngắn hạn 310 76.433.389.790 78.100.120.112 -1.666.730.322 -2,13 1 Vay và nơ ngắn hạn 311 10.300.355.899 17.000.120.778 -6.699.764.879 -39,41 2 Phải trả người bán 312 31.990.998.000 33.009.120.889 -1.018.122.889 -3,08 3 Người mua trả trươc 313 398.750.550 712.990.999 -314.240.449 -44,07 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 3.013.099.788 4.109.840.556 -1.096.740.768 -22,68 5 Phải trả người lao động 315 11.998.842.520 18.999.998.450 -7.001.155.930 -36,84 6 Chi phí phải trả 316 2.456.543.000 1.300.334.510 +1.156.208.490 +88,91 7 Phải trả nội bộ 317 5.000.120 1.998.520 +3.001.600 +150,19 8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 16.299.799.913 2.965.715.410 +13.334.084.503 +449,61 II Nợ dài hạn 330 19.467.480.319 15.900.110.788 +3.567.379.531 +22,44 (Theo số liệu bảng cân đối kế toán năm 2007,năm 2008) Bảng 2.9: Phân tích tình hình biến động các khoản phải trả Qua bảng trên ta thấy, trong khi nợ ngắn hạn có xu hướng giảm thì nợ dài hạn lại có xu hướng tăng lên. So với đầu năm, nợ ngắn hạn vào cuối năm giảm 1.666.730.322 đồng hay giảm tương ứng là2,13%.Nợ ngắn hạn giảm là do vay và nợ ngắn hạn, phải trả người lao động giảm mạnh. Vay và nợ ngắn hạn giảm 6.669.764.879 đồng tương ứng giảm 39,41%. Phải trả người lao động giảm 7.001.155.930 đồng tương ứng giảm 36,84%. Hai chỉ tiêu này giảm là một dấu hiệu tốt về tình hình tài chính của công ty,nhất là chỉ tiêu phải trả người lao động giảm mạnh đã cho thấy công ty đã cố gắng hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với công nhân viên. Phải trả người bán cũng giảm xuống song không đáng kể, so với đầu năm phải trả người bán đã giảm đi 1.018.122.889 đồng tương ứng giảm 3,08%. Tuy con số này không lớn song cũng thể hiện sự tích cực của công ty trong việc tự chủ về tài chính cũng như hạn chế đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Bên cạnh những khoản kể trên thi các khoản như: người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp ngân sách cũng giảm nhẹ.Khoản người mua trả tiền trước cuối năm giảm so với đầu năm là 314.240.449 đồng tương ứng giảm 44,07%, thuế và các khoản phải nộp ngân sách giảm 1.096.740.768 đồng tương ứng giảm 22,68%. Ngược với vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động thì chỉ tiêu nợ ngắn hạn khác lại tăng lên đáng kể. So với đầu năm thì chỉ tiêu này cuối năm đã tăng lên 13.334.084.503 hay tăng lên 449,61%. Chỉ tiêu này tăng mạnh là do khoản phải trả cổ tức của công ty tăng mạnh, vay mượn vật tư và các khoản mục khác cũng đều tăng lên.Việc các khoản phải trả phải nộp khác tăng mạnh là một dấu hiệu không tốt về tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh sự tăng mạnh của khoản mục này thì còn có sự tăng lên cuả một số khoản nợ ngắn hạn khác nhưng không đáng kể, như khoản chi phí phải trả tăng lên 1.156.208.490 hay tăng 88,91%, phải trả nội bộ tăng 3.001.600 hay tăng 150,19% Trong khi vay và nợ ngắn hạn giảm xuống thì nợ dài hạn lại tăng lên đáng kể. So với đầu năm nợ dài hạn tăng lên 3.567.379.531 đồng hay tăng lên 22,445. Sự thay đổi này của công ty được xem là hợp lý, vì công ty đang tập trung mở rộng sản xuất kinh doanh nên việc giảm nợ ngắn hạn vừa thể hiện sự đảm bảo cân đối chế độ thanh toán trong ngắn hạn vừa phù hợp với việc đầu tư dài hạn được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn, nợ ngắn hạn của công ty đều giảm. Nhưng để đánh giá một cách chính xác hơn về mức độ chiếm dụng vốn của công ty, ta phân tích thêm chỉ tiêu sau đây: Chỉ tiêu Cách tính Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền % Hệ số thanh toán nợ NH tổng quát Nợ phải thu NH Nợ NH phải trả 0,325 0,443 -0,118 -26,64 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2008) Bảng 2.10: Phân tích hệ số nợ ngắn hạn của công ty Vào thời điểm đầu năm và cuối năm, hệ số thanh toán của công ty đều rất thấp cho thấy công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng.Chỉ tiêu này còn giảm xuống trong năm 2008. Vào cuối năm, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tổng quát giảm 0,118 so với đầu năm tương ứng giảm 26,64%.Đây là một dấu hiệu không tốt về tình hình tài chính của công ty.Nếu công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn thì tình hình tài chính công ty có thể sẽ khó khăn. Vì thế, công ty cần có các biên pháp giải quyết nhằm giảm lượng vốn đi chiếm dụng, như thế sẽ đảm bảo được an toàn cho tình hình tài chính của công ty và tạo được niềm tin với đối tác. Công ty nên cân đối lại các khoản phải thu , phải trả sao cho hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tổng quát gần bằng 1. Công ty đi chiếm dụng vốn như vậy liệu có đảm bảo khả năng thanh toán hay không? Để có câu trả lời, ta hãy phân tích các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán để đánh giá mức độ lành mạnh về tình hình tài chính của công ty. 2.3.2.3.Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của công ty. Đây cũng là một chỉ tiêu mà được rất nhiểu đối tượng quan tâm như chủ doanh nghiệp, nhà cung cấp, ngân hàng…Nếu khả năng thanh toán được đánh giá tốt thì chứng tỏ công ty có đủ và thừa khả năng trả các khoản nợ của mình. Đồng thời cũng cho thấy tình hình tài chính của công ty là ổn định và lành mạnh. Trong trường hợp ngược lại, khả năng thanh toán của công ty bị hạn chế thì chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính. Để hiểu rõ về khả năng thanh toán của công ty, ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu sau đây: TT Chỉ tiêu Cách tính các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % 1 HS khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản Nợ phải trả 2,04 1,75 +0,29 +16,6 2 HS khả năng thanh toán nợ NH Tổng giá trị thuần của TSNH Tổng nợ ngắn hạn 1,46 1,53 -0,07 -4,6 3 HS khả năng thanh toán nhanh Tiền,các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn 0,34 0,24 +0,10 +41,7 4 HS khả năng thanh toán của TSNH Tiền,các khoản tương đương tiền Tổng giá trị thuần của TSNH 0,23 0,16 +0,07 +43,8 (Theo số liệu từ báo cáo kế toán công ty năm 2007,2008) Bảng 2.11: Phân tích khả năng thanh toán của công ty Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty năm 2007 nhỏ hơn 2 cho thấy khả năng thanh toán của công ty trong năm 2007 là chưa được tốt. Đến năm 2008, công ty đã có những nỗ lực đáng kể để tăng hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty lên, đưa hệ số này lên con số là 2,04 tăng 0,29 hay tăng 16,6% so với năm 2007. Đối với một đơn vị sản xuất như công ty thì hệ số này phải lớn hơn 2 mới đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát, do đặc điểm đơn vị sản xuất là có nguồn tiền mặt dự tính thu vào không cao, nợ ngắn hạn tương đối lớn, hàng bán chưa thu được tiền ngay. Xuất phát từ hạn chế trên, ban lãnh đạo công ty nên chú ý giữ hế số khả năng thanh toán tổng quát lớn hơn 2 để đảm bào khả năng thanh toán tổng quát cho công ty và cũng là để tạo sự tin cậy cho đối tác làm ăn. Tiếp theo, ta phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.Năm 2007, một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo chi trả bởi 1,53 đồng tài sản ngắn hạn, sang năm 2008 con số này chỉ còn là 1,46. Tuy hệ số này đã giảm 0,07 hay giảm 4,6% xong trong cả 2 năm thì hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, công ty cũng cần có những lưu ý, vì nếu để hệ số này quá lớn thì lượng tiền ứ đọng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nếu mới chỉ phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì chưa phản ánh được tính linh hoạt của một công ty. Trong TSNH bao gồm những khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản mục có tính thanh khoản kém như các khoản phải thu, hàng tồn kho. Vì vậy,để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán của công ty, ta tiếp tục phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số KNTT nhanh của công ty trong 2 năm đều thấp. Năm 2007, hệ số này là 0,24, sang năm 2008, hệ số này là 0,34, tăng 0,1 so với năm 2007 hay tăng 44,7%. Tuy nhiên, hệ số này vẫn còn thấp. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của công ty không được tốt, công ty chưa đáp ứng ngay được yêu cầu thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn trong kỳ báo cáo. Tuy nhiên, nếu hệ số thanh toán nhanh mà quá cao cũng không tốt. Nếu hệ số này tiến gần tới 1,thì chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty khả quan nhưng vốn bằng tiền quá nhiều dẫn tới vòng quay vốn lưu động thấp và hiệu quả sử dụng vốn không cao. Như vậy, công ty cần phải cân đối hệ số khả năng thanh toán nhanh sao cho vẫn đảm bảo thanh toán ngay các khoản nợ trong kỳ mà không bị ứ động vốn bằng tiền. Hệ số này ở mức 0,5 là hợp lý. Hệ số khả năng thanh toán TSNH của công ty cũng ở mức thấp. Năm 2007, hệ số này là 0,16, năm 2008 là 0,23. Tuy đã tăng lên 0,07 hay tăng lên 43,8%, song hệ số này vẫn còn ở mức thấp. Như vậy, khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH cũng rất chậm. Cả hệ số này và hệ số khả năng thanh toán nhanh đều cho thấy công ty không đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong thời gian tới, công ty nên có biện pháp điều chỉnh lại hai hệ số trên sao cho đảm bảo khả năng thanh toán và để tạo uy tín với các đối tác trên thị trường. 2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Để phân tích hiệu quả kinh doanh, trước tiên ta đi vào đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty trong 2 năm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31204.doc
Tài liệu liên quan