Phát triển hoạt động quản lý Danh Mục Đầu tư tại Công ty Chứng Khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Tài liệu Phát triển hoạt động quản lý Danh Mục Đầu tư tại Công ty Chứng Khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam: ... Ebook Phát triển hoạt động quản lý Danh Mục Đầu tư tại Công ty Chứng Khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát triển hoạt động quản lý Danh Mục Đầu tư tại Công ty Chứng Khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Sau 5 năm đi vào hoạt động TTCK Việt Nam đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, môi trường đầu tư mới hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Cuối năm 2005 đã có 34 Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu và đi vào giao dịch. Tính đến tháng 12 năm 2005, tổng giá trị chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch đạt khoảng 44,600 tỷ đồng. TTCK đã thu hút được sự tham gia của đông đảo công chúng trong và ngoài nước với trên 29.000 tài khoản. Tổng giá trị vốn hóa TTCK đạt khoảng 6,9% GDP, trong đó thị trường cổ phiếu đạt 1% GDP. Nhưng thực chất môi trường đầu tư chưa thực sự chuyên nghiệp, còn nhiều yếu kém, quy mô thị trường còn nhỏ, thiếu những dịch vụ chuyên nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư. Ngoài ra, TTCK tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy cần thiết phải có chiến lược đầu tư tốt để, hạn chế rủi ro, bảo vệ nhà đầu tư, tối đa hoá thu nhập cho nhà đầu tư trong giới hạn rủi ro cho phép. Đối với các CTCK, đây là mảng dịch vụ quan trọng đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại CTCK Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài : “ Phát triển hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư tại Công Ty Chứng Khoán Ngân Hàng Công Thương Việt Nam “ Phạm vi nghiên cứu Hoạt động QLDM ĐT rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên trong luận văn này, vấn đề nghiên cứu được chú trọng vào vấn đề sau: Về nội dung: QLDM ĐT được nghiên cứu dưới góc độ của CTCK với hoạt động nhận vốn ủy thác của Khách hàng, trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý thuyết đầu tư theo danh mục, QLDM ĐT. Tuy nhiên không trình bầy cụ thể chi tiết về mặt kỹ thuật toán được áp dụng trong hoạt động QLDM ĐT. Về thực tiễn nghiên cứu: vấn đề được nghiên cứu hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương hiện nay trong gần hai năm từ tháng 9 năm 2004 đến tháng 3 năm 2006. Mục đích nghiên cứu Với mục đích tìm hiểu hoạt đồng QLDM ĐT và việc ứng dụng hoạt động này vào việc đầu tư trên TTCK. Những vấn đề lý thuyết đầu tư theo danh mục, rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán, thu nhập trong hoạt động đầu tư…và ứng dụng những lý thuyết đó trong đầu tư chứng khoán là mục đích hàng đầu được đặt ra trong khi nghiên cứu đề tài này. Đồng thời quan sát tìm hiểu thực tế hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương, để từ đó có những giải nhằm nâng cao chất lượng hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương. Kết cấu của đề tài Với mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu như vậy kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và chú thích danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu sơ đồ kèm theo, luận văn được bố cục gồm ba chương cơ bản như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư của Công ty chứng khoán Chương 2: Thực trạng hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư tại Công ty chứng khoán ngân hàng Công thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư tại Công ty chứng khoán ngân hàng Công thương Việt Nam ch­¬ng 1 nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ ho¹t ®éng qu¶n lý danh môc ®Çu t­ cña c«ng ty chøng kho¸n HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Khái niệm Công Ty Chứng Khoán Theo quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2004 được ban hành cùng với “Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK” của Bộ Tài Chính, “CTCK là Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCK NN) cấp”. Hiện nay, theo điều 65 của nghị định 144/2003/NĐ-CP quy định các CTCK được thực hiện các loại hình kinh doanh như: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, QLDM ĐT chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tư vấn tài chính doanh nghiệp. Qua đây có thể thấy “CTCK là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK ”. Theo Giáo trình TTCK của ĐH KTQD (NXB Tài chính-2002). CTCK là một tổ chức tài chính trung gian được cụ thể hoá như sau: “CTCK là sự tập hợp có tổ chức của các nhà môi giới riêng lẻ, là một chủ thể kinh doanh tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có tiền (nhà đầu tư) với những người muốn huy động vốn. Cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư. Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà đầu tư. Đồng thời cung cấp các dịch vụ trung gian trên TTCK”- theo giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK – UBCK NN. Vậy thực chất Công ty chứng khoán nói chung là một tổ chức chung gian trên TTCK, trung gian ở đây có thể hiểu là trung gian về giao dịch, về chuyển nhượng về cung cấp thông tin…đặc trưng trung gian là nhân tố không thể thiếu được của bất cứ Công ty chứng khoán nào. Mô hình tổ chức của Công Ty Chứng Khoán CTCK là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, trên thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. CTCK được coi như một tổ hợp hay siêu thị cung cấp những dịch vụ tài chính cho khách hàng đồng thời cung cấp những dịch vụ tài chính đặc biệt cho công chúng đầu tư, do vậy tính chuyên môn hoá rất cao, thực tế tồn tại 2 loại hình tổ chức CTCK chủ yếu đó là : Mô hình CTCK đa năng Với mô hình đa năng, CTCK được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính khác, mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức sau: Đa năng một phần, theo mô hình này các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập Công ty con, hạch toán độc lập và hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ. Đa năng hoàn toàn, các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh tiền tệ cũng như những dịch vụ tài chính khác (Giáo trình TTCK- ĐHKTQD) Ưu điểm của mô hình này chính là tính đa năng của tổ chức, Khách hàng đến với CTCK có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến dịch vụ tài chính. Với ưu thế như vậy CTCK đa năng đã tạo ra tính tiện nghi cho Khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ở đây. Trên thế giới mô hình này khá phổ biến và trở nên khá thích dụng khi thị trường tài chính phát triển ngày càng cao. Đồng thời nhu cầu sử dụng dịch vụ của Khách hàng ngày càng đa dạng, Khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn, có nhu cầu sử dụng dịch vụ tiện nghi ngày càng tăng. Ngoài ra các tổ chức tài chính ngày càng len lỏi vào hầu khắp các lĩnh vực của đời sống. Nhược điểm, một trong những đặc trưng mang tính chất là yếu điểm của mô hình này là việc tổ chức này phải đối mặt với những rủi ro không mong muốn khi thực hiện dịch vụ đa năng, đặc biệt là mô hình đa năng toàn phần, cơ chế kiểm soát rủi ro trở nên phức tạp và khó thực hiện hơn cả. Nếu không kiểm soát được thì rất dễ gây phản ứng dây chuyền lên toàn hệ thống khi có những biến cố bất ngờ xẩy ra. Đồng thời hình thức tổ chức này khiến cho các tổ chức tài chính khó có thể chuyên môn hoá, chuyên sâu nghiệp vụ và phục vụ Khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Mô hình CTCK chuyên doanh Với mô hình này, CTCK sẽ do các Công ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Với bài học thực tế trên thế giới về sự đổ vỡ của Ngân hàng lớn khi tham gia vào TTCK là một cảnh báo cho tất cả các tổ chức ngân hàng khi tham gia vào TTCK. Do vậy mô hình CTCK chuyên doanh ra đời nhằm kiểm soát rủi ro của các ngân hàng khi tham giao vào TTCK. Thực tế về mô hình tổ chức CTCK ở Việt Nam Thực tế chứng minh mỗi mô hình CTCK có những ưu điểm và hạn chế riêng, tuy nhiên luôn tồn tại song song hai mô hình trên. Ở Việt Nam từ khi TTCK ra đời và đi vào hoạt động đã song song tồn tại hai loại hình tổ chức CTCK, theo luật định hiện nay các Ngân hàng không được tham gia trực tiếp kinh doanh những dịch vụ trên TTCK, tuy nhiên đến nay các NHTM đã thành lập CTCK hạch toán độc lập, được Ngân hàng cấp vốn để hoạt động trên TTCK. Cùng với sự phát triển rất nhanh của TTCK trong những năm qua đã có sự hợp tác giữa các NHTM với CTCK để thực hiện những tiện ích tài chính, những dịch vụ tài chính trên TTCK như dịch vụ cầm cố chứng khoán, Repo chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước tiền mua chứng khoán…qua đó có thể thấy mô hình chứng khoán đa năng ngày càng phát triển. Vai trò, chức năng của Công Ty Chứng Khoán TTCK là nơi tại đó diễn ra những giao dịch mua bán chứng khoán, trong đó chứng khoán là một loại giấy tờ có giá được giao dịch mua bán trên thị trường, một loại hàng hoá đặc biệt. Một đặc trưng quan trọng của thị trường chứng khoán là có sự tham gia của những trung gian trên thị trường, đặc biệt là những CTCK. CTCK là nhân tố thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng, vai trò, chức năng quan trọng đó của CTCK được thể hiện như sau: Vai trò của CTCK Đối với tổ chức phát hành, CTCK cung cấp dịch vụ đại lý bảo lãnh phát hành như một tổ chức công bố thông tin tới công chúng đầu tư. Mục tiêu hàng đầu của tổ chức phát hành khi tham gia vào TTCK là huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán. Vì vậy thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, CTCK tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ cho tổ chức phát hành. Đối với nhà đầu tư, thông qua những dịch vụ mà CTCK cung cấp như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, QLDM ĐT, CTCK góp phần giảm chi phí và thời gian giao dịch, thời gian tìm hiểu thông tin do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư của các Nhà đầu tư. Đối với TTCK, CTCK thể hiện vai trò chính, thứ nhất góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường, giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định tuy nhiên để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK. Đồng thời những thông tin ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thường được cung cấp bởi những CTCK. Thứ hai, góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính với vai trò cầu nối giữa chủ thể phát hành với công chúng đầu tư và làm cầu nối thực hiện giao dịch cho nhà đầu tư trên TTCK niêm yết, làm cầu nối thực hiện giao dịch báo giá trên TTCK phi tập chung. CTCK góp phần nâng cao khả năng mua đi bán lại của các tài sản tài chính, giúp cho những giao dịch diễn ra thuận lợi nhanh chóng đảm bảo tính an toàn, tránh được rủi ro thanh toán. Đối với cơ quan quản lý thị trường, CTCK với vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho cơ quan quản lý thị trường để cơ quan này có trách nhiệm nghiên cứu đưa ra những chính sách phù hợp với sự phát triển của TTCK, đồng thời các CTCK cũng là một kênh phân phối thông tin hiệu quả khi cơ quan quản lý thị trường thực hiện công bố. CTCK cũng là nơi tiệp nhận những thông tin phản hồi từ phía công chúng đầu tư, để từ đó cơ quan quản lý thị trường nắm bắt được xu thế đầu tư, xu thế phát triển của thị trường trong tương lai để có giải pháp phù hợp nhằm điều tiết cũng như định hướng thị trường phát triển. Chức năng của CTCK: Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt, làm cầu nối giữa những người có vốn nhàn rỗi đến người sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành). Đối với chủ thể phát hành, CTCK cung cấp một phương thức huy động vốn linh hoạt dựa trên nhu cầu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giúp cho chủ thể phát hành có cơ hội lành mạnh hoá sức khoẻ tài chính của Công ty; điều chỉnh cơ cấu vốn phù hợp với năng lực thực sự (thông qua hoạt động mua vào bán ra cổ phiếu quỹ, đánh giá tỷ trọng nợ với vốn chủ sở hữu một cách hài hoà). Đối với công chúng đầu tư, TTCK và đặc biệt là CTCK cung cấp một địa điểm thực hiện giao dịch, cung cấp một môi trường đầu tư năng động linh hoạt mà trước đây đồng tiền nhàn rỗi chủ yếu mới chỉ được gửi ở các Ngân hàng. Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống khớp lệnh hoặc khớp giá. Cơ chế định giá khớp lệnh và đấu giá của TTCK tạo ra tính công bằng cho bất cứ nhà đầu tư nào, đồng thời phản ánh cung cầu trên thị trường. Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán, khả năng chuyển chứng khoán ra tiền và tiền ra chứng khoán nhanh hơn bất cứ tài sản nào. CTCK tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán, với vai trò nhà tạo lập thị trường, với vai trò là nhà môi giới và trở thành một địa điểm mà bất cứ nhà đầu tư nào muốn mua hay muốn bán đều phải thông qua các CTCK để thực hiện giao dịch hay chuyển nhượng. Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường thông qua hoạt động tự doanh chứng khoán hoặc vai trò tạo lập thị trường. CTCK với những lợi thế về nguồn vốn lớn, tính linh hoạt trong cơ chế sử dụng vốn thông qua hoạt động Tự doanh chứng khoán đã góp phần kiểm soát rủi ro đối với hoạt động môi giới chứng khoán cho nhà đầu tư của CTCK, kiểm soát rủi ro trong quá trình giao dịch của nhà đầu tư, đồng thời điều tiết giá cả chứng khoán trong những thời điểm thị trường quá nóng hoặc thị trường giảm giá quá nhanh làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin vào TTCK. Đóng vai trò trung gian làm cầu nối giữa những nhà đầu từ với những Công ty có nhu cầu vốn kinh doanh. Công bố thông tin cho giới đầu tư: thông tin tại các CTCK được công bố minh bạch kịp thời tới tất cả các nhà đầu tư. Vai trò cung cấp thông tin của các CTCK đóng vai trò rất quan trọng bởi đặc trưng của TTCK chịu tác động nhiều của yếu tố tâm lý, yếu tố này rất dễ bị tác động bởi những thông tin CTCK cung cấp. Nếu không có vai trò này thì CTCK chỉ đóng vai trò như một trung gian để giúp nhà đầu tư thực hiện giao dịch cũng như chuyển nhượng. Các hoạt động cơ bản của Công Ty Chứng Khoán Hoạt động môi giới chứng khoán Vai trò trung gian của CTCK được thể hiện rõ nét nhất qua hoạt động môi giới, vậy hoạt động môi giới của CTCK là gì ? Qua nghiên cứu, cũng như những tài liệu về TTCK thường nêu: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho Khách hàng để hưởng hoa hồng. Qua đó, CTCK đại diện cho Khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trường OTC mà chính Khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình. (Giáo trình Thị trường chứng khoán – ĐH KTQD) Hoạt động môi giới chứng khoán được coi là hoạt động gần như bắt buộc phải có đối với bất cứ CTCK nào, bởi vì theo quy định các CTCK là thành viên của trung tâm giao dịch chứng khoán phải thực hiện vai trò môi giới thực hiện lệnh cho Khách hàng. Hoạt động tự doanh chứng khoán Tự doanh chứng khoán thực chất là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC. Tại một số TTCK vận hành theo cơ chế khớp giá, hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường, lúc này CTCK đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, nắm giữa một số lượng chứng khoán nhất định và thực hiện mua bán chứng khoán với các Khách hàng để hưởng chênh lệch giá. Hiện nay hoạt động tự doanh còn thực hiện nghiệp vụ mua lại những chứng khoán lẻ của nhà đầu tư do hoạt động tách cổ phiếu, hay chia cổ phiếu thưởng, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu gây ra. Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính Công ty thông qua hoạt động mua bán chứng khoán từ nguồn vốn thuộc sở hữu của Công ty. Hoạt động tự doanh của CTCK thật sự cần thiết đối với bất cứ CTCK nào, bởi vì hiện nay TTCK chưa phát triển về quy mô nên phí thu được từ hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn không cao do vậy hiện nay hoạt động tự doanh là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho các CTCK. Ngoài ra hoạt động tự doanh của CTCK cũng góp phần làm cho TTCK ngày càng sôi động do CTCK chính là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, đồng thời hoạt động tự doanh của CTCK cũng làm cho chứng khoán trên thị trường thanh khoản hơn, góp phần điều tiết thị trường bình ổn giá chứng khoán. Bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi trào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành, nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Như vậy bảo lãnh phát hành chứng khoán bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán. Các hình thực bảo lãnh phát hành chứng khoán: Cam kết chắc chắn Cố gắng tối đa Bán tất cả hoặc không Bảo lãnh tối thiếu, tối da Hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư Hoạt động quản lý doanh mục đầu tư thực chất là việc CTCK thực hiện nhận vốn uỷ thác của Khách hàng thực hiện hoạt động quản lý, giám sát, đầu tư từ nguồn vốn của Khách hàng (thực chất là nhận vốn đầu tư từ Khách hàng và thực hiện đầu tư từ nguồn vốn đó theo yêu cầu của Khách hàng hoặc hợp đồng ký kế...). QLDM ĐT là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính tổng hợp. Tư vấn tài chính doanh nghiệp Một trong những vai trò quan trọng của CTCK là cung cấp những dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp khi tham gia vào TTCK: Tư vấn niêm yết chứng khoán Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp Trung gian bán đấu giá cổ phần Tư vấn cổ phần hoá Tư vấn chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp Dàn xếp các giao dịch tài chính Tái cấu trúc nợ, cấu trúc tài chính, sát nhập doanh nghiệp Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là một hình thức của tư vấn, trong đó Công ty đưa ra những lời khuyên trên cơ sở những phân tích cụ thể vấn đề mà Khách hàng cần tư vấn, từ đó hỗ trợ Khách hàng ra quyết định một cách đúng đắn. Do lợi thế là những thành viên tham gia trực tiếp vào thị trường, các bộ phận chuyên trách của CTCK thực hiện hoạt động theo dõi, nghiên cứu những diễn biến, những biến động của thị trường bởi vậy những kết quả phân tích có tính xác thực cao hơn là những phân tích của từng nhà đầu tư. Bên cạnh đó CTCK có thể tư vấn cho Khách hàng, đưa ra những phương án phù hợp với nhu cầu đầu tư của từng Khách hàng trên cơ sở nguồn vốn và mức chịu đựng rủi ro của từng nhà đầu tư. Ngoài các hoạt động chính CTCK còn cung cấp các hoạt động phụ trợ như, lưu ký chứng khoán, quản lý thu nhập của Khách hàng, các hoạt động tín dụng, quản lý quỹ … HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Những vấn đề cơ bản về Quản Lý Danh Mục Đầu Tư: Trong phần này chúng ta tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất về quản lý doanh mục đầu tư. Tổng quan về Đầu tư Trong nền kinh tế luôn tồn tại ba tâm lý kinh tế chủ đạo đó là tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Những nhà kinh tế cổ điển đã đưa ra học thuyết mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư, nguồn gốc của những đầu tư trong dân chúng được hình thành từ những khoản tiết kiệm, nguồn gốc của những đầu tư của nhà nước được hình thành từ những nguồn tiết kiệm của chính phủ, tổng đầu tư của nền kinh tế được hình thành từ những nguồn đầu tư của tư nhân và chính phủ mà nguồn gốc chủ yếu đó là tiết kiệm của tư nhân và chính phủ. Nhưng ngày nay tư tưởng đó chỉ là thụ động, bởi nguồn gốc của đầu tư bây giờ rất đa dạng được hình thành từ những khoản đầu tư từ nước ngoài, từ viện trợ, từ đi vay hay từ những công cụ tài chính huy động vốn. Qua đây chúng ta thấy được nguồn gốc hình thành nên những khoản đầu tư ? Theo ý chủ quan của tác giả, mục đích đầu tư là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho xã hội và cho từng cá thể trong cuộc sống, đảm bảo nhu cầu vĩ mô cho xã hội và những nhu cầu cho từng cá thế đó là nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, nhu cầu an toàn, nhu cầu phát triển. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư nhưng trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu chỉ quan tâm nghiên cứu đầu tư dưới góc độ tài chính. Trong cuốn Investment analysis and Porfolio Management định nghĩa: “Đầu tư là sự trao đổi một số tiền hiện tại trong một khoảng thời gian để thu về một khoản tiền lớn hơn trong tương lai mà nó có thể bù đắp cho nhà đầu tư về: (1) Thời gian mà số tiền được đem trao đổi, (2) Tỷ lệ lạm phát dự tính, (3) Rủi ro thanh toán” Trong cuốn Fundamentals of Investment – NXB Prentice Hall định nghĩa “Đầu tư là việc chấp nhận bỏ đi việc tiêu dùng một số tiền trong hiện tại để có được một số tiền trong tương lai (bao gồm số tiền gốc và số tiền lãi thu về như lãi suất, cổ tức, chênh lệch giá…)” Trong cuốn Investment Perfomance Measurement khái niệm, “Đầu tư là một việc mất đi một vài thứ gì đó trong hiện tại mà chúng ta có thể dự tính sẽ thu được một khoản lợi nhuận trong tương lai lớn hơn những gì mà chúng ta đã bỏ ra. Phần chênh lệch giữa việc bỏ vốn và thu vốn là thu nhập cho hoạt động đầu tư này.” Từ điển các thuật ngữ về TTCK khái niệm đầu tư như sau, “Đầu tư đó là việc bỏ vốn thường xuyên, lâu dài hoặc là trong ngắn hạn vào các tài sản tài chính, các tài sản thực, kinh doanh hoặc một vài thứ gì khác mà có rủi ro thấp để mong kiếm được lợi nhuận từ quyền sở hữu hay sử dụng nó.” Website http:// www.inventopedia.com chuyên cung cấp các kiến thức tài chính và đầu tư khái niệm, “ Một tài sản hay một bút toán ghi sổ được mua về với hy vọng rằng nó sẽ sinh ra thu nhập hay tăng giá trị trong tương lai. Xét về khía cạnh nền kinh tế thì đầu tư là việc mua hàng hoá mà không dùng ngay trong hiện tại nhưng lại được sử dụng trong tương lai để tạo ra được của cải. Xét theo khía cạnh tài chính thì một tài sản dạng tiền được mua về với quan điểm rằng tài sản đó sẽ cho thu nhập hay tăng giá trị trong tương lai và được bán ở mức giá cao.” Qua nghiên cứu tác giả xin đưa ra khái niệm chính như sau: “Đầu tư là việc chủ thể chấp nhận hy sinh những giá trị ở hiện tại để kỳ vọng có được giá trị tiêu dùng lớn hơn trong tương lai”. Giá trị ở đây có thể hiệu là : giá trị của thời gian, tiền bạc, công sức, chất xám…Trong kinh tế nói chung có thể hiểu : “đầu tư là việc chủ thể bỏ tiền ra trong một khoảng thời gian nhất định với hy vọng thu về với lượng tiền lớn hơn ban đầu (chấp nhận bỏ đi tiêu dùng trong hiện tại để có được một số tiền lớn hơn trong tương lai) Trong thực tế đầu tư có thể được chia làm nhiều loại hình đầu tư khác nhau: Đầu tư tài sản thực và đầu tư tài sản tài chính: + Đầu tư tài sản thực là việc các nhà đầu tư (thường là các nhà đầu tư lớn có tổ chức hoặc là các doanh nghiệp) thực hiện việc bỏ vốn vào các tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị…và tiến hành sản xuất thu được giá trị thặng dư. + Đầu tư tài sản tài chính (gọi tắt là đầu tư tài chính) là việc các nhà đầu tư cá nhân hoặc có tổ chức thực hiện việc bỏ vốn để sở hữu các loại giấy tờ có giá hoặc bút toán ghi sổ như là trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh, với mục đích thu được các khoản lợi từ những hàng hoá đầu tư đó. Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp + Đầu tư trực tiếp là việc các nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn vào tài sản thực đồng thời thực hiện điều hành giám sát quản lý hoạt động đầu tư. + Đầu tư gián tiếp là việc các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư thông qua một tổ chức trung gian như Ngân hàng, Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính, Quỹ đầu tư…để hưởng lợi tức, không trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành quản lý hoạt động đầu tư. Tổng quan về Đầu tư tài chính Sau khi nghiên cứu đầu tư với khuôn khổ nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, luận văn này xin đi sâu vào đầu tư tài chính. Đầu tư tài chính là việc mua và nắm giữ những tài sản tài chính với mục đích sẽ được nhận khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai, đồng thời được hưởng một số quyền nhất định từ việc nắm giữa tài sản tài chính đó như quyền biểu quyết, quyền đòi nợ, quyền trao đổi tự do tài sản tài chính. Trong đầu tư tài chính có rất nhiều cách thức phân loại đầu tư khác nhau, những tạm chia đầu tư tài chính theo những phương diện sau: Xét về yếu tố thời gian : + Đầu tư tài chính ngắn hạn, nhà đầu tư mong muốn thu khoản lợi một cách nhanh chóng, nhằm quay vòng đồng vốn đầu tư nhanh, cơ động với những biến động trên thị trường (rủi ro thấp, nhưng đôi lúc đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm lớn) + Đầu tư tài chính dài hạn, khoản đầu tư trong một thời gian dài, mức rủi ro cao, do vậy kỳ vọng về thu nhập lớn. Xét theo mục đích: + Đầu tư hưởng lợi là nhằm thu nguồn lợi lớn đó là cổ tức, lãi suất,chênh lệch giá. + Đầu tư nắm quyền kiểm soát, với mục đích của đầu tư ở đây là thao túng và nắm quyền kiểm soát các tổ chức phát hành do vậy nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra một chi phí lớn, để trong tương lai dễ dàng điều tiết và thu được những nguồn lợi cao như mong muốn. + Đầu tư chênh lệch giá: đầu tư mua với giá thấp và bán với giá cao để hưởng chênh lệch. + Đầu tư giảm giá là việc nhà đầu tư dự trù được giá chứng khoán có thể xuống thấp, do vậy nhà đầu tư sẽ vay chứng khoán sau đó bán đi (bán khống), đến thời điểm hoàn trả chứng khoán thì mua chứng khoán vào với giá thị trường (thấp hơn) để trả. Xét theo hàng hoá : + Đầu tư cổ phiếu + Đầu tư trái phiếu + Đầu tư vào các tài sản khác Xét về phương thức đầu tư + Đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn vào tài sản thực, tài sản tài chính nhằm mục đích thực hiện các hoạt động đầu tư + Đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư thông qua thông qua các trung gian như Ngân hàng, Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính, Công ty quản lý quỹ…để hưởng lợi. Theo chủ thể đầu tư : + Đầu tư của chính phủ + Đầu tư của tổ chức + Đầu tư của cá nhân… Thông qua việc xem xét những khía cạnh khác nhau của đầu tư, đầu tư tài chính, những kết luận quan trọng về đặc trưng của đầu tư tài sản tài chính như sau: Tài sản tài chính là tài sản không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế (trái phiếu, tín phiếu..) được gọi chung là chứng khoán, bản thân tài sản tài chính không có giá trị nội tại, giá trị của tài sản tài chính là ở các lợi ích mà tổ chức phát hành cam kết mang lại từ hoạt động của tổ chức này như cam kết trả nợ, cam kết chia trả cổ tức… Hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính là quá trình mua và nắm giữ những tài sản tài chính, những tài sản này đem lại thu nhập cho nhà đầu tư và một số quyền nhất định như quyền nhận cổ tức, quyền biểu quyết, quyền được tự do trao đổi… Hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, rủi ro ở có thể được hiểu là khả năng xảy ra những biến cố không lường trước được làm cho thu nhập thực tế khác xa so với thu nhập dự tính, các loại rủi ro có thể là rủi ro hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Hoạt động đầu tư tài sản tài chính có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào tài sản thực, do đặc trưng của tài sản tài chính là tài sản vô hình, tài sản cận tiền, có khả năng chuyển đổi ra tiền một cách dễ dàng hơn những tài sản thực. Tài sản tài chính có rất nhiều loại khác nhau, gồm tài sản tài chính ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Những thông thường khi nhắc đến tài sản tài chính thường đề cập đến những tài sản tài chính cơ bản sau: Thứ nhất, Chứng khoán là một loại giấy tờ được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một Công ty cổ phần.( Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK UBCK NN). Chứng khoán có những đặc trưng chủ yếu sau: + Tính thanh khoản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và chi phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường. + Tính rủi ro, giá trị của chứng khoán chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Tính rủi ro là một trong những đặc trưng căn bản nhất của tài sản tài chính do vậy thu thập kỳ vọng khi đầu tư vào tài sản này có mối quan hệ mật thiết với rủi ro. + Tính sinh lợi, chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được thu nhập lớn hơn trong tương lai, thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả năng sinh lời bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện mức chấp nhận rủi ro cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn. Có nhiều loại Chứng khoán tuy nhiên có thể chia thành những dạng chủ yếu sau: + Chứng khoán vốn (cổ phiếu) là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của một Công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạn thanh toán vô hạn. Khi tham gia mua cổ phiếu nhà đầu tư trở thành cổ đông của Công ty cổ phần. Cổ đông có quyền mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường, giá cả của chứng khoán do cung cầu về chứng khoán quyết định nằm trong biên độ cho phép của pháp luật về chứng khoán. + Chứng khoán nợ mà điển hình là trái phiếu, tín phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người đi vay) phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong những khoảng thời gian cụ thể. Chứng khoán nợ được đặc trưng bởi mệnh giá và lãi suất cuống phiếu, thời gian đáo hạn. Chúng ta biết rằng hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính mà chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán các chủ thể đầu tư trên thị trường có thể thực hiện đầu tư trên thị trường vốn, mà đặc trừng cơ bản của thị trường vốn là TTCK. Hoạt động đầu tư trên TTCK được diễn ra liên tục, giá cả của chứng khoán do cung cầu trên thị trường quyết định trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh của các tổ chức phát hành. Trên TTCK bất kể Công ty nào mà phần vốn của Công ty được chứng chỉ hoá đều được trao đổi trên TTCK, do vậy hàng hoá trên TTCK rất đa dạng và phong phú, thuộc tất cả các ngành các lĩnh vực. Đó là một môi trường đầu tư rất thuận lợi cho tất cả các nhà đầu tư không có điều kiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ,nhưng có khoản tiết kiệm nhàn dỗi. Sự đa dạng của hàng hoá trên TTCK, cùng với đặc trưng rủi ro trên thị trường, tâm lý đầu tư của nhà đầu tư, nên các chủ thể đầu tư thường thực hiện đầu tư nhiều loại chứng khoán khác nhau, tạo thành một danh mục các chứng khoán. Vậy danh mục chứng khoán là gì ? Thực chất đó là một tập hợp gồm từ 2 loại chứng khoán khác nhau trở lên được nhà đầu tư bỏ vốn mua và nắm giữ trong một thời gian nhất định. Chứng khoán khác nhau có thể về chủ thể phát hành, khác nhau về ngành nghề…Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề khác nhau, chu kỳ tăng trường suy thoái khác nhau từ đó tính rủi ro của những cổ phiếu khác nhau, thu nhập từ chúng cũng khác nhau. Khác nhau về tính thanh khoản, đối với những cổ phiếu trong những ngành nghề khác nhau, trong mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau thì khả năng chuyển nhượng của chúng cũng khác nhau. Khác nhau về tính rủi ro, ví dụ như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc thì tính rủi ro ảnh hưởng làm thay đổi giá cả sẽ khác đối với cổ phiếu Công ty. Khác._. nhau về thu nhập, trái phiếu có thu nhập xác định trước, cổ phiếu có thu nhập không xác định trước được. Chính sự da dạng về đặc điểm của chứng khoán, nên khi đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau sẽ tạo nên sự đa dạng trong hoạt động đầu tư, sự đa dạng có thể là đa dạng về rủi ro, về thu nhập, về thời gian đáo hạn… Đầu tư chứng khoán theo danh mục là gì? Là hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính với một danh mục gồm từ hai loại chứng khoán khác nhau. Đối với nhà đầu tư, một câu hỏi được đặt ra là nên đầu tư bao nhiêu phần trăm vốn vào những thị trường khác nhau ? Qua hàng trăm năm phát triển của TTCK, nhu cầu đầu tư, tâm lý đầu tư, chiến lược đầu tư thường xuyên thay đổi. Có rất nhiều những học thuyết khác nhau về đầu tư theo danh mục, học thuyết đầu tư theo danh mục của Harry Markowitz là phương pháp đề ra quyết định đầu tư căn cứ vào mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận cũng như những giả thiết về sự bù đắp cho việc chấp nhận rủi ro, đây được coi là học thuyết đầu tiên mở đầu cho lý thuyết đầu tư hiện đại. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư là gì? Xây dựng và QLDM ĐT chứng khoán là một hoạt động quan trọng trong kinh doanh chứng khoán. Hoạt động QLDM ĐT dưới những góc độ khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về hoạt động này: Đối với nhà đầu tư cá nhân: hoạt động QLDM ĐT được hiểu là nhà đầu tư tự bỏ vốn thực hiện đầu tư chứng khoán theo danh mục gồm một số loại chứng khoán khác nhau, đồng thời họ tự tiến hành quản lý, giám sát danh mục đầu tư của mình. Đối với các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp: thực chất là hoạt động đầu tư từ nguồn vốn của tổ chức, tổ chức sẽ tổ chức một ban quản lý quá trình đầu tư, thực hiện giám sát QLDM ĐT theo những phương pháp khác nhau. Đối với CTCK: hoạt động QLDM ĐT được hiểu theo 2 phương diện khác nhau. + Dưới góc độ CTCK là một tổ chức đầu tư, họ thực hiện đầu tư từ nguồn vốn của Công ty thông qua hoạt động tự doanh chứng khoán. Phòng tự doanh của CTCK có vai trò giám sát quản lý hoạt động tự doanh mà thực chất đó là hoạt động đầu tư và QLDM ĐT của CTCK. + Dưới góc độ CTCK là một tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ trên TTCK, hoạt động QLDM ĐT thực chất là hoạt động nhận vốn uỷ thác của Khách hàng để thiết lập một danh mục chứng khoán và thường xuyên cơ cấu lại danh mục đó theo mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận cho Khách hàng. Vậy thực chất của Hoạt động QLDM ĐT với bất cứ đối tượng nào đều là hoạt động đầu tư vào nhiều loại chứng khoán đồng thời có sự quản lý giám sát, điều hành cũng như thường xuyên điều chỉnh danh mục chứng khoán sở hữu phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư, nhằm tạo ra một danh mục đầu tư tốt với mục đích tối đa hoá thu nhập của Nhà đầu tư. Vai trò của hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư QLDM ĐT có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh chứng khoán, bất cứ chủ thể nào tham gia vào hoạt động đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đều thực hiện QLDM ĐT. Khi CTCK thực hiện hoạt động QLDM ĐT sẽ giữ vai trò: Đối với tổ chức phát hành, nếu trên thị trường các nhà đầu tư đều thực hiện đầu tư theo danh mục mà đặc biệt là CTCK sẽ giúp cho các chứng khoán được mua bán thanh khoản hơn, giúp bình ổn giá chứng khoán trên thị trường và tránh cho các nhà đầu tư hoang mang khi giá chứng khoán giảm. Các tổ chức phát hành mà chứng khoán có giá dao động tương tự nhau sẽ có điều kiện cải thiện tình hình sản xuất, tạo động lực cho tổ chức phát hành ngày càng phát triển. Đối với nhà đầu tư, đầu tư chứng khoán theo danh mục là một biện pháp hữu hiệu giúp cho nhà đầu tư hạn chế rủi ro, đồng thời tối đa hoá thu nhập tại một mức rủi ro nhất định. Đầu tư chứng khoán theo danh mục giúp cho các nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục một cách thường xuyên, đảm bảo sự thanh khoản, tạo ra tính cân bằng cho hoạt động đầu tư, thể hiện là những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK. Trong hoạt động đầu tư chứng khoán, mỗi chứng khoán luôn chứa đựng rủi ro mang tính cá biệt của riêng chứng khoán đó, những rủi ro này chỉ có thể loại bỏ thông qua việc đa dạng hoá đầu tư theo danh mục. Đối với các CTCK, là một tổ chức đầu tư, ngoài việc giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá thu nhập đem lại lợi nhuận cho Công ty, hoạt động đầu tư theo danh mục giúp cho các tổ chức đầu tư cân đối nguồn vốn một cách hợp lý, hoàn thiện cơ cấu hoạt động của CTCK. Nếu CTCK đóng vai trò là một chủ thể cung cấp dịch vụ nhận uỷ thác đầu tư, hoạt động đầu tư theo danh mục từ nguồn vốn của Khách hàng giúp cho CTCK kiểm soát được rủi ro cho Khách hàng, tối đa hoá thu nhập cho Khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên TTCK. Đối với TTCK, dịch vụ QLDM ĐT chuyên nghiệp được sử dụng chủ yếu bởi các tổ chức tài chính đầu tư chứng khoán do vậy khi dịch vụ này được đưa vào hoạt động dưới dạng nhận vốn uỷ thác đầu tư chứng khoán, các quỹ đầu tư sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp đầu tư trên thị trường, thể hiện rõ vai trò tích tụ tập trung vốn thông qua TTCK. Với quy mô vốn lớn thông qua hoạt động QLDM ĐT của CTCK và các tổ chức quỹ đầu tư sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư trên thị trường tránh được tình trạng đầu tư manh mún nhỏ lẻ, hiệu quả không cao rủi ro lớn. Hiệu quả của hoạt động QLDM ĐT góp phần tạo nguồn vốn dài hạn và ổn định cho nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển có trật tự, ổn định của TTCK và củng cố vai trò của các tổ chức tham gia thị trường làm cho năng lực quản trị doanh nghiệp tốt hơn, nâng cao kỹ năng quản lý chuyên nghiệp. Hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư Chứng Khoán Lý thuyết danh mục đầu tư được Harry Markowitz một nhà kinh tế học người Mỹ đưa ra vào đầu những năm 1960. Lý thuyết này đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi cơ bản của TTCK: đâu là phương án đầu tư mạng lại lợi nhuận cao nhất tại một mức rủi ro nhất định? Harry Markowitz đã chỉ ra rằng, phương án đầu tư có lợi nhuận cao nhất tại một mức rủi ro nhất định có thể được tạo ra bằng cách kết hợp các chứng khoán được lựa chọn một cách phù hợp thành một giỏ - hay còn gọi là một danh mục đầu tư. Bằng công cụ toán học, Ông chứng minh được rằng độ rủi ro của danh mục đầu tư có thể điều chỉnh được thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ của các chứng khoán trong danh mục và mức rủi ro này có thể được đưa xuống dưới mức rủi ro của từng chứng khoán trong danh mục. Lý thuyết của Markowwitz có thể được hiểu trực quan một cách đơn giản như sau: nếu kết hợp 2 loại chứng khoán có sự biến thiên về giá ngược chiều nhau tại một thời điểm thì chúng ta sẽ thu được một danh mục đầu tư có mức biến thiên về giá nhỏ hơn so với độ biến thiên về giá của từng loại chứng khoán thành viên. Để có thể lý giải những kết luận trên của Harry Markowitz, đề tài sẽ đi vào nghiên cứu những khía cách quan trọng trong học thuyết của Ông. Rủi ro - Rủi ro của danh mục đầu tư Trong cuộc sống, cũng như trong nền kinh tế chúng ta luôn phải đối mặt với những biến cố bất ngờ không thể lường trước xẩy ra, những yếu tố bất ngờ đôi lúc chúng ta không biết định nghĩa hay gọi tên ra sao, đôi lúc chúng ta gọi là những điều không may mắn. Trong kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính thuật ngữ quen thuộc thường được nhắc đến đó là rủi ro. Vậy rủi ro là gì ? Rủi ro là khả năng (xác suất) xẩy ra những biến cố bất ngờ không lường trước được làm thu nhập thực tế thay đổi so với thu nhập dự tính. Khi nói đến đầu tư tài chính và đặc biệt là đầu tư chứng khoán yếu tố rủi ro trên thị trường chứng khoán được biểu hiện rõ nét nhất đó là khả năng thay đổi giá cả của những chứng khoán rất lớn trong khi thu nhập khi đầu tư chứng khoán phụ thuộc vào giá thị trường của chứng khoán đang sở hữu. Rủi ro được phân loại phụ thuộc vào những yếu tố gây ra rủi ro, trong kinh tế, rủi ro được phân thành 2 bộ phận chính: rủi ro hệ thống, rủi ro không có hệ thống. Biểu 1 – Phân loại rủi ro Rủi ro phi hệ thống Rủi ro tổng thể Rủi ro hệ thống Rủi ro lãi suất Rủi ro thị trường Rủi ro sức mua Rủi ro tỷ giá Rủi ro kinh doanh Rủi ro tài chính Rủi ro quản lý + Rủi ro hệ thống được biết đến là những rủi ro có tính bao trùm tổng thể tác động lên tất cả những cá thể trong nền kinh tế, mang tính khách quan như rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro sức mua, rủi ro tỷ giá. + Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro mang tính cục bộ, cá thế chỉ tác động lên một số đối tượng nhất định, mang tính chủ quan như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro quản lý. Yếu tố rủi ro hoàn toàn có thể đo lường được, đối với một tài sản riêng lẻ thì rủi ro được đo lường bằng phương sai và độ lệch chuẩn: Phương sai = (Xác xuất)(Biến thu nhập – Thu nhập kì vọng)2 = (Pi)[Ri – E(Ri)]2 Chỉ số này cho biết mức độ sai lệch của thu nhập thực tế so với mức kỳ vọng của nhà đầu tư hay là mức thu nhập bình quân trong quá khứ của nhà đầu tư. Độ lệch chuẩn được tính bằng: s = Ý nghĩa của chỉ tiêu là đo mức độ biến thiên theo đơn vị đo, tuy nhiên mức độ tuyệt đối của rủi ro không nói lên được mối tương quan giữ rủi ro và thu nhập, đôi lúc nhà đầu tư chấp nhận mức rủi ro cao nhưng kỳ vọng thu nhập lại lớn, do vậy rủi ro còn được đo lường bằng chỉ số tương đối thông qua chỉ số Rủi ro tương đối : Độ lệch chuẩn của biến thu nhập i CV = = Tỷ lệ thu nhập kì vọng E(R) Ý nghĩa của chỉ số này dùng để so sánh các khoản đầu tư khác nhau với tỷ lệ thu nhập, độ lệch chuẩn khác nhau. Ứng với mỗi đơn vị rủi ro thì thu nhập tương ứng là bao nhiêu giữa những phương án đầu tư khác nhau. Trong hoạt động đầu tư chứng khoán các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào một loại chứng khoán riêng lẻ mà đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, vậy rủi ro chung của danh mục chứng khoán sẽ ra sao ? Cũng giống như từng chứng khoán riêng lẻ, rủi ro tổng thể của danh mục được xem là khả năng biến động trong tương lai về thu nhập từ việc đầu tư vào danh mục. Một kết luận quan trọng được rút ra là những chứng khoán có tính rủi ro có khả năng là những thành tố làm ổn định cho toàn danh mục, nghĩa là góp phần làm giảm rủi ro của toàn danh mục. Đó là lý do các nhà đầu tư cần quan tâm đến đa dạng hoá, liệu đa dạng hoá có triệt tiêu các loại rủi ro của danh mục hay không? Biểu 2 - Rủi ro giảm thiểu nhờ đa dạng hoá Rủi ro tổng thể Rủi ro phi hệ thống Rủi ro hệ thống 1 2 Số loại chứng khoán s Dựa vào đồ thị trên ta có thể khẳng định: Đa dạng hoá sẽ làm giảm thiểu rủi ro phi hệ thống của danh mục đầu tư Đa dạng hoá không thể triệt tiêu rủi ro hệ thống của danh mục đầu tư, vì rủi ro hệ thống bao trùm tổng thể toàn bộ thị trường, bất cứ đối tượng nào trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng. Ví dụ như rủi ro chính trị, chỉ có giảm thiểu khi đầu tư vào các quốc gia khác nhau mới giảm thiểu được. Vậy làm thế nào để đo lường rủi ro của một danh mục? các nhà toán học đã sử dụng những công cụ toán học để lượng hoá rủi ro của một danh mục: (1) Tương quan biến thiên: Rủi ro liên quan tới các chứng khoán cá biệt có thể đo lường bằng độ lệch chuẩn hoặc hệ số biến thiên. Tuy nhiên, khi kết hợp các tài sản riêng lẻ, chúng ta cần xem xét tác động qua lại giữa các chứng khoán có mức rủi ro khác nhau, gọi là tương quan biến thiên (hiệp phương sai): Cov = E( [ Ri - E(Ri)][Rj - E(Rj)] ) Trong đó: E(Ri): lợi nhuận kỳ vọng của tài sản i E(Rj) : lợi nhuận kỳ vọng của tài sản j Hiệp phương sai đo mức độ biến thiên cùng chiều hay ngược chiều của hai biến so với giá trị trung bình của hai biến, khi hai biến là độc lập (tức là sự thay đổi của biến này không phụ thuộc và cũng không ảnh hưởng đến biến còn lại) thì Cov=0. Khi Cov dương thì hai biến có tương quan thuận (nghĩa là thu nhập thực tế thu được trong một tình hướng nào đó của hai chứng khoán sẽ cùng vượt quá hoặc thấp hơn mức bình quân ước tính của chính nó). Khi Cov < 0 thì hai biến có tương quan nghịch (nghĩa là nếu chứng khoán này đem lại mức thu nhập vượt quá mức bình quân ước tính thì chứng khoán kia có mức thu nhập thấp hơn bình quân dự tính). Cov càng lớn biểu thị mức biến động về thu nhập của hai chứng khoán là càng cao. (2) Hệ số tương quan : Hiệp phương sai có thể chỉ ra hai biến đang xét là biến thiên cùng chiều hay ngược chiều, nhưng nó không cho biết mức độ tương quan này là mạnh hay yếu. Rõ ràng với một giá trị Cov cho trước, nếu mức độ biến thiên của từng biến (độ lệch chuẩn) là lớn thì mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai biến là yếu. Cũng với Cov đó nếu mức độ biến thiên của từng biến là nhỏ thì mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai biến đó là mạnh. Khi muốn lượng hoá mức độ tương quan, ta dùng hệ số tương quan để giới hạn Cov thành những giá trị trong khoảng [-1,1] : Vì độ lệch chuẩn luôn dương nên dấu của hệ số tương quan phụ thuộc vào dấu của Cov. Nếu hệ số tương quan dương, thể hiện thu nhập của hai chứng khoán có quan hệ cùng chiều nhau và hệ số tương quan dương càng lớn thì thu nhập của hai chứng khoán càng giao động giống nhau. Hệ số tương quan bằng 1(rij = + 1) nghĩa là thu nhập từ hai chứng khoán hoàn toàn dao động giống nhau (tương quan thuận tuyết đối). Nếu hệ số tương quan âm điều đó có nghĩa là thu nhập của hai chứng khoán dao động ngược chiều nhau. Hệ số tương quan bằng -1 (rij= - 1) nghĩa là thu nhập từ hai chứng khoán dao động ngược chiều nhau (tương quan nghịch tuyệt đối). Nếu rij=0, thu nhập của hai chứng khoán không có tương quan với nhau về mặt thống kê. (3) Đo lường Rủi ro của danh mục đầu tư (độ lệch chuẩn của một danh mục) Mức độ rủi ro của một danh mục được lượng hoá bằng công thức toán học đó là phương sai, phương sai đo mức độ sai lệch của thu nhập thực tế trong quá khứ so với mức độ mức độ trung bình thu nhập trong quá khứ. Khi đã nghiên cứu về tương quan biến thiên và hệ số tương quan chúng ta có thể đưa ra công thức chuẩn để tính toán độ lệch chuẩn thu nhập từ một danh mục (tức là đo lường rủi ro của một danh mục). Trong đó: : độ lệch chuẩn của một danh mục : tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản i trong danh mục : độ lệch chuẩn thu nhập từ tài sản i : tương quan biến thiên giữa tài sản i và tài sản j Dựa vào công thức trên ta thấy độ lệch chuẩn (hay rủi ro) của một danh mục phụ thuộc vào các yếu tố sau : Tỷ trọng vốn đầu tư vào mỗi loại chứng khoán Độ lệch chuẩn của từng loại chứng khoán (rủi ro của từng chứng khoán) Tương quan biến thiên giữa các tài sản trong danh mục, một tương quan biến thiên dương sẽ làm tăng độ lệch chuẩn của cả danh mục, một giá trị âm sẽ làm giảm độ lệch chuẩn của danh mục. Điều này là hợp lý vì thu nhập của những chứng khoán có tương quan biến thiên âm sẽ có khuynh hướng bù đắp cho nhau và làm ổn định thu nhập chung của một danh mục đầu tư. Ngoài ra công thức này cho phép chúng ta xem xét tác động của việc thêm hay bớt một loại chứng khoán đối với một danh mục chứng khoán cụ thể. Nó thể hiện mối liên hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản mới thêm vào với lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục. Sau khi đã xây dựng những lý thuyết cơ bản để lượng hoá rủi ro của danh mục, chúng ta xem xét tác động của thành tố tạo nên rủi ro của danh mục. Một trong những thành công của lý thuyết QLDM ĐT đó là đã đưa ra được mối quan hệ rủi ro giữa các chứng khoán với nhau và với rủi ro chung của cả danh mục, ngoài ra xem xét tác động của nhân tố tỷ trọng trong việc cơ cấu lại danh mục đầu tư tối ưu. (a) E , và Wi của hai tài sản là bằng nhau và không đổi, r12 thay đổi Giả sử một danh mục gồm hai tài sản 1 và 2 có cùng thu nhập dự tính và độ lệch chuẩn dự tính : E(R1) = E(R2) = 0.20 s1 = s2 = 0.01 Xét một danh mục gồm 2 tài sản trên với tỷ trọng tương đương (W1 = W2 = 0.50). Do đó chỉ còn lại duy nhất giá trị của hệ số tương quan giữa thu nhập của hai tài sản là thay đổi. Dựa vào tính toán ta có bảng sau: 1.00 0.010 0.10 0.50 0.005 0.0868 0.00 0.000 0.0707 - 0.50 - 0.005 0.05 - 1.00 - 0.01 0 0.05 E D C B A 0.2 E(Ri) 0.15 0.1 T 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.10 Biểu diễn các kết quả tính được trên đồ thị rủi ro – lợi nhuận cho 5 trường hợp ta được đồ thị sau: +Khi r12 = +1 : việc lựa chọn một danh mục đầu tư không đem lại lợi ích của việc đa dạng hoá vì lợi nhuận dự tính ở đây là tương quan thuận tuyệt đối. Lúc này rủi ro của danh mục là lớn nhất. +Khi r12 giảm dần xuống -1: rủi ro của danh mục giảm dần so với rủi ro của từng tài sản, có sự xuất hiện lợi ích của việc đa dạng hoá + Khi r12 = -1: rủi ro được triệt tiêu hoàn toàn, như vậy lợi ích của đa dạng hoá là tối đa khi danh mục đầu tư được tạo bởi tài sản có mối tương quan nghịch tuyệt đối. (b) E và của mỗi tài sản khác nhau, Wi bằng nhau và không đổi, r12 thay đổi Như trên chúng ta đã biết được kết quả rủi ro của danh mục khi chỉ có hệ số tương quan là thay đổi. Bây giờ chúng ta xem xét một danh mục khác gồm 2 tài sản có thu nhập dự tính và độ lệch chuẩn của thu nhập là khác nhau : E(R1) = 0.1, E(R2) = 0.2 W1 = W2 = 0.5 s1 = 0.07, s2 = 0.1 Khi thay đổi hệ số tương quan giữa các tài sản, chúng ta có kết quả sau : E(Rport) = Cte = 0.5 x 0.1 + 0.5 x 0.2 = 0.15 1.00 0.007 0.0085 0.50 0.0035 0.07399 0.00 0.00 0.0610 -0.50 - 0.0035 0.0444 -1.00 - 0.007 0.0150 0.20 0.15 0.10 0.05 E D C B B B 1 2 E(Ri) 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.10 0.11 0.12 A Biểu diễn trên đồ thị Như vậy ta có kết luận sau: Khi đầu tư vào một danh mục gồm hai tài sản riêng biệt có độ lệch chuẩn khác nhau với cùng một tỷ trọng, thì dù có tương quan nghịch tuyệt đối độ lệch chuẩn của cả danh mục cũng không bằng 0. (c) r12 và E của mỗi tài sản không đổi, Wi thay đổi Bây giờ nếu chúng ta thay đổi tỷ trọng của hai tài sản trong khi giữ nguyên hệ số tương quan giữa 2 tài sản: r1,2 = 0 W1 W2 E(Ri) 0.00 1.00 0.20 0.1000 0.20 0.80 0.18 0.0812 0.40 0.60 0.16 0.0662 0.50 0.50 0.15 0.0610 0.60 0.40 0.14 0.0580 0.80 0.20 0.12 0.0595 1.00 0.00 0.10 0.0700 E(Ri) 0.20 0.15 0.10 0.05 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.10 0.11 0.12 r1,2=-1 r1,2 = - 0.5 r1,2 = 0.00 r1,2 = 0.50 r1,2 = 0.1 Biểu diễn trên đồ thị Dựa vào đồ thị ta có kết luận khi hệ số tương quan giữa 2 tài sản là nhỏ (xấp xỉ 0) thì nhà đầu tư có thể tăng lợi nhuận và giảm rủi ro bằng cách tăng tỷ trọng của tài sản rủi ro hơn trong danh mục sao cho tỷ trọng của tài sản này vẫn nhỏ hơn 50%, qua đây ta có thể thấy tác động của việc đa dạng hoá trong đầu tư và những kết luận trên là hoàn toàn đúng. Thu nhập – Thu nhập của danh mục đầu tư “Là phần lợi ích thu về sau khi đã trừ đi phần chi phí đầu tư.” Thu nhập trong hoạt động đầu tư tài chính được tính theo cơ chế bình quân gia quyền (theo tỷ trọng vốn đầu tư vào từng loại tài sản, ký hiệu là W) của lợi suất thu dược từ mỗi chứng khoán trong danh mục đầu tư đó. Điều này đồng nghĩa với lợi suất ước tính của một danh mục đầu tư là trung bình trọng số của các lợi suất ước tính thu được từ mỗi loại chứng khoán trong danh mục đầu tư. Thu nhập trong hoạt động đầu tư rất đa dạng, mức thu nhập kỳ vọng đối với một tài sản được tính bằng: E(Ri) = [(P1)(R1)+(P2)(R2)+(P3)(R3)+...+(Pn)(Rn)] = (Pi)(Ri) Pi: xác suất thu được khoản thu nhập i Ri: giá trị thu nhập có thể xảy ra với khoản thu nhập i Đối với một danh mục đầu tư chứng khoán, thu nhập kỳ vọng được tính bằng: E( Rport) = Trong đó: Wi : tỷ trọng của tài sản i trong danh mục tài sản đầu tư E(Ri) : thu nhập kỳ vọng của tài sản i E(Rport) : thu nhập kỳ vọng của danh mục đầu tư Lợi xuất của danh mục được hiểu đó là lợi suất bình quân của các tài sản góp chung vào lợi suất của danh mục theo tỷ trọng đóng góp tài sản vào danh mục. Hiệu quả hoạt động đầu tư: Có rất nhiều những yếu tố khác nhau dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, tuy nhiên đối với hoạt động đầu tư tài chính nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng, hiệu quả hoạt động đầu tư phụ thuộc vào mục đích đầu tư cũng như khả năng chịu đựng rủi ro trong hoạt động đầu tư. Harry Markowzit đã đưa ra một số giả thiết quan trọng có vai trò rất lớn trong nghiên cứu đầu tư theo danh mục. Mức ngại rủi ro Trong hoạt động đầu tư tài chính, rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng luôn hiển hiện tác động thường trực lên các nhà đầu tư. Harry Markowitz cho rằng các nhà đầu tư luôn ý thức được sự tồn tại của rủi ro và về cơ bản là không ưu thích rủi ro, nghĩa là với một mức lợi nhuận như nhau giữa hai tài sản, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn tài sản nào có mức độ rủi ro thấp hơn. Bằng chứng cho việc này là họ thường rất hay mua nhiều loại bảo hiểm khác nhau bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểu ôtô, bảo hiểm sức khoẻ….Khi đó họ tin rằng sẽ có được một sự bảo đảm an toàn trong những trường hợp không chắc chắn và hy vọng sẽ có một khoản chi tiêu lớn hơn trong tương lai. Trong lý thuyết đầu tư, khái niệm mức ngại rủi ro được coi là nền tảng của việc phân tích quyết định đầu tư. Các nhà kinh tế học tài chính hiện đại đã chứng minh một cách định lượng vấn đề này bằng lý thuyết hàm lợi ích biểu diễn mối quan hệ giữa giá trị hữu dụng của một đơn vị tiền tệ kiếm thêm với mức độ rủi ro của khoản đầu tư và mức ngại rủi ro của một cá nhân đầu tư. Họ đã xây dựng được một công thức thể hiện mối tương quan giữa mức ngại rủi ro, thu nhập dự tính với mức độ rủi ro theo thang điểm lợi ích : U = E(r) - 0.5.A.s2 Trong đó U là giá trị hữu dụng, A là chỉ số biểu thị mức độ ngại rủi ro của nhà đầu tư. Hằng số 0,5 là con số quy ước theo thông lệ của xác xuất thống kê thể hiện mối quan hệ giữa lợi xuất ước tính bình quân E(r) và độ lệch chuẩn (σ) của giá trị bình quân. Để phân tích hành vi ra quyết định đầu tư, theo cách tiếp cận về giá trị hữu dụng trên, có thể so sánh những giá trị hữu dụng với tỷ suất lợi nhuận trong trường hợp đầu tư không có rủi ro khi tiến hành chọn lựa giữa một danh mục đầu tư có rủi ro và một danh mục đầu tư an toàn. Danh mục đầu tư hiệu quả: Trong bất cứ một thương vụ đầu tư nào nhà đầu tư luôn cần quan tâm đến lợi ích có được từ đó và cân nhắc những phương án đầu tư khác nhau. Do vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi nghiên cứu đầu tư là xem xét mối tương quan giữa thu nhập và rủi ro. Giả sử trong danh mục gồm hai loại chứng khoán A và T, có 3 phương án để lựa chọn danh mục: Danh mục đầu tư Thu nhập bình quân dự tính Độ lệch chuẩn (Rủi ro) Tất cả cổ phiếu T 10.5% 18,9% Tất cả cổ phiếu A 6% 14.73% 50% mỗi loại 8.25% 4.83 % E( r ) A 18.9% 14.73% 4.83 % AT T Sự kết hợp tỷ trọng của hai khoản đầu tư này sẽ được lượng hoá trên đồ thị sau: s Nhận xét đồ thị : + Danh mục AT đại diện cho danh mục có phương sai và độ lệch chuẩn nhỏ nhất + Những danh mục nằm trong phần đường cong từ AT đến T là phần đường cong hiệu quả của danh mục đầu tư gồm hai tài sản rủi ro. + Hiệu quả của đa dạng hoá danh mục thể hiện qua độ cong của đường hiệu quả. Độ cong càng tăng khi hệ số tương quan giảm. Đường cong hiệu quả nhất khi hệ số tương quan bằng -1. Như vậy, sự kết hợp giữa các tài sản rủi ro tạo nên một danh mục mà việc dịch chuyển tỷ trọng và độ tương quan giữa các chứng khoán trong danh mục đầu tư tạo nên một đường cong. Đường biên hiệu quả cho danh mục gồm nhiều chứng khoán Trong thực tế có nhiều chứng khoán được đầu tư trong danh mục và các chứng khoán đều có một mức độ tương quan nhất định. Chúng ta hãy xét danh mục gồm 5 tài sản đầu tư. Sự kết hợp các tỷ trọng khác nhau của 5 loại tài sản này sẽ tạo nên một đường hiệu quả của những phương án kết hợp. E(Rp) sp A B C D E Ý nghĩa của đường biên hiệu quả: với bất cứ mức rủi nào, chúng ta luôn chọn những danh mục đầu tư trên đường biên mang đến thu nhập dự tính cao nhất có thể. Nói cách khác, đường biên hiệu quả chứa các danh mục có phương sai thấp nhất với bất kỳ mức lợi nhuận ước tính nào. Độ dốc của đường hiệu quả biên của một danh mục được tính như sau: Trên đây đã đề cập đến sự kết hợp giữ các chứng khoán rủi ro trong một danh mục đầu tư, sự kết hợp giữa các chứng khoán rủi ro khác nhau về tỷ trọng và mức độ tương quan biến thiên về giá tạo nên những phương án đầu tư khác nhau. Tuy nhiên trên thị trường tài chính không chỉ có những tài sản rủi ro và còn tồn tại những tài sản tài chính khác, những tài sản tài chính này có vai trò khá quan trọng khi thực hiện đầu tư vào danh mục. Ngoài ra, những hoạt động đầu tư còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác tác động đến ví dụ như yếu tố tâm lý của nhà đầu tư có tác động không nhỏ đến hoạt động đầu tư. Những học thuyết đầu tư hiện đại sau này đã tính đến những yếu tố đó, một trong những học thuyết đó là học thuyết về định giá tài sản vốn CAPM. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Với những hạn chế trong mô hình đầu tư chứng khoán theo danh mục, thì những mô hình nghiên cứu sau này đã cố gắng giải quyết những tồn tại đồng thời đưa ra những vấn đề toàn diện nhất trong việc lựa chọn và đầu tư chứng khoán theo danh mục. Mô hình định giá tài sản vốn cho phép dự đoán mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng, mô hình cung cấp một lãi suất chuẩn dùng để đánh giá và lựa chọn các phương án đầu tư, giúp phán đoán lợi suất kỳ vọng đối với những tài sản chưa được giao dịch trên thị trường. Mô hình định giá tài sản vốn đưa ra những giả định mang tính chất kế thừa học thuyết QLDM ĐT Markowitz, đồng thời đưa ra những giả định về thị trường vốn như sau: Thị trường vốn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, điều này có nghĩa là trên thị trường có rất nhiều người bán và mua chứng khoán. Giá cả trên thị trường thay đổi chịu sự tác động bới mối quan hệ cung cầu. Không tồn tại các loại phí giao dịch trên thị trường hay bất kỳ sự cản trở nào trong cung cầu của một loại chứng khoán. Không có lạm phát hay bất cứ sự cản trở nào trong hoạt động đầu tư. Trên TTCK tồn tại chứng khoán không rủi ro mà nhà đầu tư có thể đầu tư, tài sản phi rủi ro này có tác dụng tạo cho danh mục có thể tối đa hoá thu nhập nhưng lại không đóng góp rủi ro vào rủi ro chung của danh mục. Đồng thời nhà đầu tư có thể vay với lãi suất đúng bằng lãi suất không rủi ro. Điều này được hiểu là lãi suất vay và lãi suất cho vay bằng nhau và bằng lãi suất không rủi ro. Những nội dung chính của học thuyết như sau: Danh mục đầu tư thị trường là một danh mục đầu tư bao gồm tất cả những tài sản có nguy cơ rủi ro trên thị trường. Mỗi tài sản trong danh mục này chiếm một tỷ lệ đúng bằng giá trị thị trường của tài sản đó trong tổng giá trị của toàn thị trường. Tỷ lệ của mỗi cổ phiếu trong danh mục đầu tư thị trường được xác định bằng cách lấy tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đó chia cho tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Đường thị trường vốn (CML) Qua học thuyết Markowitz, chúng ta đã biết các nhà đầu tư luôn muốn tăng thu nhập dự tính và giảm rủi ro (giảm độ lệch chuẩn) khi đầu tư vào danh mục các tài sản rủi ro do vậy nhà đầu tư chỉ quan tâm đến những danh mục nằm trên đường hiệu quả biên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra, trên thị trường còn có một số tài sản được xem là phi rủi ro như tín phiếu kho bạc. Do đó, việc lựa chọn danh mục đối với nhà đầu tư sẽ không còn hoàn toàn như phân tích trong học thuyết Markowitz. Markowitz đã cung cấp cho chúng ta nguyên tắc lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu cho mỗi nhà đầu tư căn cứ vào khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư đó, áp dụng mô hình trên, nếu thị trường tồn tại loại chứng khoán phi rủi ro với lãi suất Rf và giả thiết rằng các nhà đầu tư có thể vay mượn không hạn chế trên cơ sở lãi suất này thì kết quả về lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư sẽ như hình vẽ sau đây: Đường hiệu quả tuyến tính Đường hiệu quả biên trong mô hình Markowitz §­êng hiÖu qu¶ biªn trong m« h×nh Markowitz B’ sp Ep Rf B A A’ T Đường biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập kỳ vọng và rủi ro với thước đo là độ lệch chuẩn bây giờ là một đường tuyến tính thay vì là một đường cong như ban đầu. Thật vậy : Coi danh mục mới là sự kết hợp của hai loại tài sản, tài sản thứ nhất là danh mục hiệu quả Markowitz được xác định qua cặp thông số [s1 ,E(R1)] và tài sản thứ hai là tài sản phi rủi ro với [ s2 = 0,E(R2)=Rf ]. Từ công thức sport = (1- wRF).si ta có : W1 = sport / s1 (1) Mặt khác ta đã biết : E(Rport) = W1.E(R1) + W2.E(R2 ) = W1.E(R1) + (1 - W1).Rf = W1.[(E(R1) - Rf] + Rf (2) Từ (1) và (2) suy ra : E(Rport) = Rf + sport.[E(R1) - Rf ] / s1 (3) Phương trình (3) biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa sport và E(Rport). Do đó, đường biểu diễn mối quan hệ này cũng là đường tuyến tính, nhưng liệu đây đã phải là đường hiệu quả ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy quan sát trên đồ thị : Tại cùng một mức độ rủi ro thì danh mục A’ nằm trên đường thẳng đem lại mức thu nhập cao hơn danh mục A nằm trên đường cong. Hay với hai danh mục cùng đem lại mức thu nhập dự tính như nhau thì danh mục B nằm trên đường thẳng lại có mức rủi ro thấp hơn. Rõ ràng các danh mục nằm trên đường tuyến tính này sẽ hiệu quả hơn so với các danh mục hiệu quả ban đầu. Danh mục T trên hình vẽ là tiếp điểm của đường tuyến tính này và đường biên hiệu quả Markowitz. Vậy danh mục T có điểm gì khác so với các danh mục khác? Rõ ràng T sẽ là danh mục hiệu quả mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng sẽ ưu tiên lựa chọn, sau đó dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro của từng nhà đầu tư họ sẽ quyết định mình sẽ đầu tư ở danh mục nằm phía trên hay phía dưới T. Ngoài ra, do giả định của mô hình CAPM là các nhà đầu tư đều có những thông tin như nhau về các loại tài sản sẵn có trên thị trường nên ta thấy rằng T rất tương đồng với (M). Như vậy, kết luận danh mục T chính là danh mục thị trường (M). Khi đó đường hiệu quả tuyến tính trên hình vẽ nối điểm Rf và (M) được gọi là đường thị trường vốn CML với phương trình : E(Rport) = Rf + sport [E(Rm) - Rf] / sm Đường TTCK: Trong mô hình CAPM độ rủi ro của mỗi chứng khoán không được đo bằng độ lệch chuẩn do trong mô hình rủi ro cá biệt của từng chứng khoán đã bị triệt tiêu nhờ đa dạng hoá danh mục, danh mục thị trường được coi là đa dạng hoá hoàn hảo. Vì vậy, rủi ro phi hệ thống của từng chứng khoán được triệt tiêu hết, chỉ còn lại phần rủi ro hệ thống được đo bằng tích sai lệch của chứng khoán đó với danh mục thị trường. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất đối với mỗi chứng khoán riêng lẻ như trên được gọi là đường TTCK được thể hiện dưới đây: M E(R) bM = 1 bi SML b Rf Đồ thị biểu diễn đường SML Mô hình định giá tài sản vốn(CAPM) như sau: E(Ri) = Rf + b [E(Rm) - Rf ] Đây chính là mối qua hệ giữa rủi ro và lợi suất ước tính của từng chứng khoán riêng lẻ được thể hiện dưới phương ._.1 năm 2006. Điều 48 quy định về Nghiệp vụ kinh doanh của Công ty Chứng khoán có nêu: CTCK được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh dưới đây theo giấy phép được cấp: a) Môi giới chứng khoán b) Tự doanh chứng khoán c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán d) Tư vấn đầu tư chứng khoán đ) Lưu ký chứng khoán Còn đối với nghiệp vụ kinh doanh của Công ty quản lý quỹ được quy định trong điều 49 dự thảo luật: Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh dưới đây theo giấy phép được cấp : a) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán b) Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Trong nghị định 144/2003/ NĐ – CP ban hành 28 tháng 11 năm 2003, tại khoản 2 điều 65 có nêu các loại hình kinh doanh chứng khoán của CTCK như sau: a) Môi giới chứng khoán b) Tự doanh chứng khoán c) Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán d) Bảo lãnh phát hành chứng khoán đ) Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán Như vậy đã có sự khác nhau cơ bản quy định về quyền được thực hiện hoạt động QLDM ĐT của CTCK giữa dự thảo luật đang trong quá trình thông qua và văn bản luật hiện hành. Như vậy, những CTCK đang có định hướng phát triển dịch vụ này trong thời gian tới sẽ có thể phải từ bỏ hoặc phải thành lập Công ty quản lý quỹ trực thuộc nếu dự thảo luật được thông qua. Còn đối với những CTCK đã và đang triển khai dịch vụ này thì đây thực sự là một vấn đề nếu thực hiện theo đúng luật thì sẽ không được cung cấp dịch vụ này lúc đó sẽ phải giải quyết một loạt những vấn đề phát sinh như lao động dư thừa, tất toàn hợp đồng…Giải pháp để các CTCK vẫn có khả năng cung cấp các dịch vụ này như sau, hoạt động QLDM ĐT của CTCK được thực hiện dưới hình thức hoạt động Tư vấn đầu tư trọn gói cho Khách hàng nghĩa là CTCK sẽ thực hiện tư vấn chi tiết cho nhà đầu tư hơn, thường xuyên cung cấp những những nghiên cứu đầu tư của CTCK cho từng đối tượng khách hàng, cùng Khách hàng thực hiện giám sát quản lý đầu tư, cùng Khách hàng ra quyết định đầu tư và có một phần trách nhiệm về hoạt động đầu tư của Khách hàng khi đã có sự thoả thuận trước giữa Khách hàng và CTCK theo hợp đồng tư vấn được ký kết. Nếu thực hiện như vậy hoạt động QLDM ĐT thực chất đó là CTCK đang triển khai một dịch vụ tư vấn trọn gói chất lượng cao đối với Khách hàng, đó là giải pháp trong ngắn hạn. Trong dài hạn Công ty vẫn phải có sự chuẩn bị để thành lập Công ty quản lý quỹ nếu như đủ điều kiện về vốn và nhân lực hoặc có thể liên doanh liên kết với các tổ chức khác như các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng thành lập Công ty quản lý quỹ. Như vậy sẽ giảm chi phí cho CTCK đồng thời giải quyết được những vấn đề về nhân sự và vốn của Công ty. Đề xuất quy trình QLDM ĐT phù hợp với điều kiện của CTCK NH Công Thương Việt Nam Với mục đích hoàn thiện quy trình QLDM ĐT, đề tài mạnh dạn đề xuất quy trình xây dựng và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại CTCK NH Công Thương Việt Nam trong thời gian tới: Bảng 9: Đề xuất quy trình quản lý danh mục đầu tư Bước 1: Huy động vốn Bước 2: Xác định chiến lược QLDM ĐT Bước 3: Xây dựng danh mục đầu tư Bước 4 : Thực hiện đầu tư Bước 5: Quản trị danh mục đầu tư Bước 6: Thanh lý đầu tư để thu hồi vốn Tiếp xúc Khách hàng Xác định mục tiêu đầu tư Chiến lược phân bổ tài sản Chiến lược quản lý Xây dựng DMĐT theo mục tiêu và chiến lược Thực hiện phân bổ tài sản đầu tư Quản lý và giám sát danh mục đầu tư theo các mục tiêu và chiến lược đã đề ra Thực hiện thu hồi vốn trên cơ sở những mục tiêu đã đặt ra Bước 1: Huy động vốn Trong bước này các nhà QLDM ĐT thực hiện tìm kiếm các nguồn vốn rỗi. Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn chính đó là nguồn hình thành từ nguồn uỷ thác của Khách hàng và nguồn vốn của tổ chức thực hiện QLDM ĐT. Để huy động từ nguồn uỷ thác của Khách hàng có thể sử dụng những biện pháp sau: Xây dựng các sản phẩm QLDM ĐT và chào mời các sản phẩm đó tới Khách hàng, đối với CTCK nhận vốn uỷ thác của cá nhân riêng lẻ nên các sản phẩm QLDM ĐT ở đây phải đảm bảo hai yếu tố chính đó là căn cứ trên mức rủi ro mà và mức thu nhập yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định tương tự như sản phẩm QLDM ĐT “Bestfit investment” hiện CTCK NH Công Thương Việt Nam đang triển khai. Tìm kiếm, tiếp xúc với Khách hàng trước rồi mới xác định mục tiêu đầu tư để xây dựng danh mục đầu tư Để xác định chính xác nhu cầu của các nhà đầu tư, người quản lý phải xây dựng được một hệ thống bảng hỏi, nhằm điều tra thông tin từ phía Khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ phải xử lý, phân tích để đưa ra kết luận cuối cùng. Mức độ hiệu quả hoạt động QLDM ĐT phụ thuộc rất lớn vào các kỹ thuật xử lý thông tin đang áp dụng. Bước 2: Xây dựng danh mục đầu tư theo mục tiêu và chiến lược Sau khi xác định được mục tiêu đầu tư và chiến lược quản lý, người quản lý phải tiến hành xây dựng danh mục đầu tư theo các mục tiêu và chiến lược đã đề ra. Thông thường chia phương pháp quản lý ra thành hai chiến lược chính. Chiến lược quản lý thụ động, xây dựng danh mục đầu tư có thể áp dụng theo cơ cấu danh mục thị trường hoặc cơ cấu của các chỉ số chính. Nhiệm vụ của người quản lý là xây dựng được tập hợp các loại chứng khoán phù hợp với mục tiêu của Khách hàng. Trong chiến lược này việc phân tích kinh tế vĩ mô và xu thế phát triển đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chiến lược quản lý chủ động: danh mục đầu tư được xây dựng trên cơ sở lựa chọn các loại chứng khoán có tiềm năng mang lại mức thu nhập cao, đồng thời đáp ứng được các mục tiêu đầu tư đã đề ra. Trường hợp các mô hình quản lý danh mục đầu tư chứng khoán ứng dụng được, nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp nên dựa vào nguyên tắc lựa chọn danh mục để xây dựng danh mục đầu tư. Việc lựa chọn các loại chứng khoán phù hợp cho danh mục đầu tư được tiến hành trên cơ sở các hoạt động phân tích cơ bản đối với ngành, lĩnh vực và từng Công ty cụ thể. Bước 3: Quản lý – giám sát danh mục đầu tư theo mục tiêu và chiến lược: Giai đoạn này người quản lý phải chú trọng đến một số điểm như sau: Theo dõi diễn biến thu nhập và rủi ro của từng loại chứng khoán trong danh mục, tác động của các thay đổi này đến mức rủi ro và thu nhập của toàn bộ danh mục Dự đoán những khả năng xuất hiện những yếu tố bất thường của thị trường có thể gây ra những thiệt hại như rủi ro hệ thống. So sánh kết quả hoạt động của danh mục so với những mục tiêu hiệu quả đặt ra, so với các chỉ số của danh mục thị trường. Xây dựng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động QLDM ĐT dựa trên tiêu chí về mối quan hệ giữa vốn uỷ thác, rủi ro nhà đầu tư có thể chấp nhận và thời gian thực hiện đầu tư. Đồng thời có sự so sánh giữa danh mục đầu tư với danh mục chuẩn thị trường như danh mục trái phiếu có mức lãi suất chuẩn, mức thu nhập cố định hoặc lãi suất liên ngân hàng làm chuẩn mực đánh giá mức sinh lời hoạt động đầu tư. Ngoài ra có sự so sánh với tỷ suất lợi nhuận bình quân của hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán . Kiểm tra tính thanh khoản của doanh mục, khả năng tái đầu tư các khoản thu nhập đem lại từ doanh mục đầu tư. Thực hiện định kỳ báo cáo tình hình danh mục đầu tư tới Khách hàng. Các nhà quản lý danh mục đầu tư chứng khoán trong quá trình giám sát, theo dõi hoạt động đầu tư phải thường xuyên đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời những loại chứng khoán trong danh mục và tỷ trọng giữa các chứng khoán trong danh mục nhằm đảm báo mức rủi ro co thể chấp nhận được và mức thu nhập cho danh mục theo mục tiêu đầu tư đã đề ra. Nhất thiết phải xây dựng được thang điểm hay hệ thống tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động QLDM ĐT, bởi có như vậy mới đánh giá được thực sự hiệu quả công việc của từng nhân viên trong phòng. Tiêu chuẩn này có thể được đánh giá bằng hai chỉ tiêu tính, đó là: Tiêu chuẩn định tính: số lượng hợp đồng ký kết, số lượng hợp đồng có giá trị lớn, doanh số nhận uỷ thác… Tiêu chuẩn định lượng: tỷ suất lợi nhuận trung bình, tỷ suất lợi nhuận của nhóm hợp đồng lớn, vòng quay vốn uỷ thác được giao… Những tiêu chuẩn này có thể được xếp theo thang điểm đến cuối quý hay cuối năm thì thực hiện chấm điểm để đánh giá kết của từng nhân viên để từ đó có những chính sách thưởng, phạt rõ ràng, quy trách nhiệm cụ thể cho từng người trong những năm kế tiếp. Bước 4: Thanh lý đầu tư thu hồi vốn Khi kết thúc thời hạn đầu tư, người quản lý danh mục đầu tư phải thực thực hiện thanh lý các chứng khoán trong danh mục để thu hồi vốn. Việc thanh lý phải tính đến yếu tố thị trường như tương quan cung cầu, tính chu kỳ, tâm lý đầu tư…để tránh các thiệt hại có thể xảy ra cho danh mục khi bán các khoản đầu tư. Ngoài ra người quản lý danh mục đầu tư phải có những nghiên cứu dự báo diễn biến giá cả từng loại chứng khoán đặc biệt là đến gần thời gian tất toán danh mục. Nhà quản lý có thể thực hiện bán bớt những chứng khoán đạt yêu cầu về lợi nhuận những vẫn đảm bảo kết cấu danh mục và mức độ an toàn đã được đặt từ trước. Việc tất toán những chứng khoán trong danh mục phải được thực hiện rất cẩn thận bởi nếu không nghiên cứu lộ trình tất toán hợp đồng thì sẽ dẫn đến trường hợp đến thời gian tất toán hợp đồng chứng khoan vẫn không bán được hoặc không đảm báo mức thu nhập của danh mục đặt ra. Một quy trình hoàn thiện sẽ giúp cho công tác mở rộng mạng lưới khách hàng, hiệu quả hoạt động cũng như có thể kiểm soát rủi ro của bộ phận QLDM ĐT trở lên tốt hơn, chuyên môn hoá từng khâu trong hoạt động đồng thời chất lượng hoạt động QLDM ĐT cũng sẽ được nâng lên đáng kể, việc chuyên môn hoá sẽ giúp cho khâu phân tích đầu tư cũng như nghiên cứu đầu tư, theo dõi giám sát diễn biến của từng danh mục tốt hơn. Đề xuất vần đề nhân lực Một trong những giải pháp trước mắt và mang tính cấp thiết nhất đó là CTCK NH Công Thương Việt Nam cần nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực. Để có thể tham gia QLDM ĐT, người được lựa chọn thường phải có tối thiểu các tiêu chuẩn sau: Có lòng say mê nghề nghiệp Có tính tận tuỵ Có tính quyết đoán Có trình độ chuyên môn tốt Có khả độ nhạy cảm trong phán đoán và khả năng phân tích đối với những dấu hiệu thay đổi của thị trường Có đạo đức nghề nghiệp Chính bởi vậy, việc tuyển dụng cũng như nâng cao trình độ cán bộ là rất khó khăn. Để các hoạt động của CTCK NH Công Thương Việt Nam nói chung và hoạt động QTDM ĐT nói riêng phát triển, trong thời gian tới Công ty có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây: Phối hợp với các trung tâm đào tạo mở lớp huấn luyện nâng cao trình độ cho nhân viên Công ty. Cử cán bộ đi học các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn ở trong và ngoài nước. Tăng cường các chính sách khuyến khích lao động và phong trào nghiên cứu khoa học để phục vụ các hoạt động của Công ty nói chung và hoạt động tự doanh cổ phiếu nói riêng. Tuyển dụng thêm các cán bộ có khả năng, trình độ và kinh nghiệm phù hợp với công việc của hoạt động tự doanh. Ngoài ra, Công ty có thể thực hiện chiến lược đào tạo lâu dài bằng cách tìm kiếm các sinh viên xuất sắc trong các trường Đại học để đào tạo và huấn luyện họ trở thành lực lượng cán bộ kế cận sau này khi Công ty mở rộng quy mô. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và thoải mái để các nhân viên cảm thấy Công ty như một gia đình thứ hai. Có như vậy, họ mới làm việc hết mình vì lợi ích và sự phát triển của Công ty. Linh hoạt trong việc thuyên chuyển, điều động nhân viên cho phù hợp với khả năng của từng người để họ phát huy được thế mạnh của mình. Có như vậy một mặt sẽ giải quyết được những hạn chế về nguồn nhân lực của Công ty, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng phân tích đầu tư, khả năng điều hành giám sát quản trị danh mục đầu tư của đội ngũ nhân viên. Từ yếu tố con người sẽ tạo ra phòng cách làm việc của Công ty, của phòng QLDM ĐT sẽ khiến Khách hàng cảm thấy an tâm, thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ của Công ty. Cần thiết phải xây dựng chính sách QLDM ĐT đặc biệt là chính sách đối với nhân viên thực hiện hoạt động QLDM ĐT. Việc xây dựng chính sách QLDM ĐT cụ thể gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có một quy chuẩn nhất định nào về dịch vụ này. Đối với khâu phân tích lựa chọn chứng khoán đưa vào danh mục cũng chưa có một quy chuẩn nào khi thực hiện đầu tư trên TTCK Việt Nam. Cần thiết phải xây dựng chính sách QLDM ĐT cụ thể đối với cả hoạt động phân tích đầu tư, cũng như QLDM, chính sách cấp hạn mức cho nhân viên thực hiện đầu tư từ nguồn vốn uỷ thác, giới hạn lỗ cho phép đối với danh mục và thời gian nắm giữ, tỷ suất sinh lời của từng chứng khoán trong danh mục. Nếu giải quyết được những vấn đề trên sẽ giải quyết được những hạn chế về chất lượng dịch vụ và những hạn chế về chuẩn mực dịch vụ tại Công ty, từ đó giải quyết được khâu kiểm soát rủi ro đối với hoạt động đầu tư từ nguồn vốn uỷ thác, giải pháp khắc phục nếu như hoạt động QLDM ĐT cho Khách hàng bị lỗ. Nếu trường hợp đó xẩy ra phòng QLDM ĐT phối hợp với phòng Tự doanh để giải quyết. Đề xuất hoàn thiện công tác quản trị và tổ chức bộ máy hoạt động Bên cạnh việc tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, CTCK NH Công Thương Việt Nam cũng cần tập trung hoàn thiện khâu tổ chức và quản lý, phân công công tác giữa các phòng ban nói chung và đối với từng thành viên thực hiện công tác QTDM ĐT nói riêng (ví dụ như phân hạn mức quản lý tới từng cán bộ nhưng dưới sự kiểm soát chung của trưởng phòng, hay có thể phân các loại hợp đồng cho các nhân viên như những người có kinh nghiệm lâu năm và trình độ chuyên môn tập trung phụ trách đầu tư và quản lý các hợp đồng có giá trị lớn yêu cầu tỷ suất lợi nhuận cao…và có một hay một nhóm nhân viên chuyên trách về mảng kỹ thuật và giám sát). Trong công tác quản trị và tổ chức nói chung nhất thiết phải tạo nên sự gắn kết giữ các phòng ban với nhau, từ đó có thể hỗ trợ nhau về mặt thông tin, về nhân lực và sản phẩm của phòng này sẽ giúp ích được cho các phòng khác. Để hiện thực hoá được ý tưởng này cần thiết phải có phòng Nghiên cứu – Phân tích đây được coi là bộ phận trung tâm giúp tiếp nhận những dự liệu mà phòng Môi Giới, Tự Doanh, Tư vấn tài chính doanh nghiệp cung cấp đồng thời xử lý kiểm chứng những thông tin tiếp nhận và cho ra những dự báo. Kết quả phân tích hiệu quả cao giúp cho các phòng ban khác có thể sử dụng trong công việc, đồng thời tạo ra nguồn dữ liệu chung lưu hành nội bộ để toàn Công ty có thể sử dụng. Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin, với rất nhiều điểm mạnh khác nhau song có thể nói CTCK NH Công Thương Việt Nam hiện nay là một trong những CTCK chưa phát triển nhất về mảng công nghệ trên thị trường. Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc chưa có một trang web chuyên nghiệp sẽ là điều vô cùng bất lợi đối với Công ty dưới con mắt của các nhà đầu tư cũng như là của các tổ chức tài chính khác. Điều đó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của Công ty nói chung và do đó hoạt động QTDM ĐT cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng. Không chỉ tại những thị trường phát triển mà ngay tại thị trường Việt nam cũng đã có một số Công ty áp dụng các phần mềm quản trị tiên tiến, cho phép người sử dụng kiểm tra giao dịch, kiểm tra số dư tài khoản, tính toán lỗ, lãi từng ngày hay từng tháng qua mạng, qua điện thoại di động. Có như vậy việc giám sát của Công ty đối với giao dịch của các cán bộ thực hiện QTDM ĐT cũng sẽ dễ dàng hơn và công việc báo cáo của các cán bộ QTDM ĐT tới Khách hàng cũng bớt rườm rà. Nếu như việc thành lập riêng một bộ phận IT là không mấy dễ dàng trong thời gian tới, CTCK NH Công Thương Việt Nam có thể hợp tác với một số Công ty tin học bằng cách khoán cho họ lo toàn bộ về mảng công nghệ như một số Công ty khác trên thị trường đang tiến hành. Làm như vậy Công ty vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí mà chất lượng của công việc lại cao và đảm bảo. Ngoài ra, Công ty có thể tận dụng lực lượng cán bộ IT khá mạnh của Ngân hàng Công thương Việt nam để hỗ trợ cho mảng công nghệ của Công ty. Giải pháp về mở rộng mạng lưới Khách hàng Phối hợp cùng phòng Môi Giới xây dựng mạng lưới Khách hàng mục tiêu, Khách hàng tiềm năng mang tính kế cận. Do phòng Môi Giới là đối tượng đầu tiên tiếp xúc với Khách hàng khi họ đến Công ty, nắm bắt rõ nhất nhu cầu của Khách hàng do vậy nếu có sự phối hợp sẽ tạo nên một mạng lưới khác hàng tốt, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing về hình ảnh Công ty và các dịch vụ cung cấp. Một số kiến nghị Để các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, đề tài đưa ra một số kiến nghị như sau: Kiến nghị với các cơ quan quản lý Thứ nhất, về hành lang pháp lý Đến nay mới chỉ có hai văn bản luật quy định hoạt động QLDM ĐT của CTCK, ngoài ra hệ thống văn bản luật về chứng khoán còn chưa đồng bộ, chưa có bộ luật chính thức về TTCK, đặc biệt là luật về giao dịch chứng khoán OTC do vậy rủi ro khi tham ra TTCK rất cao. Cần thiết phải có sự nghiên cứu và ban hành luật về chứng khoán chuẩn mực để các CTCK an tâm khi cung cấp các dịch vụ. Thứ hai, về cấu trúc thị trường Cấu trúc thị trường hoàn chỉnh sẽ giúp cho hoạt động QLDM ĐT của CTCK có cơ hội phát triển đặc biệt là sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ, TTCK phi tập trung, sự phát triển đồng bộ các mảng khác nhau của thị trường sẽ tạo ra sự đa dạng về hàng hoá đầu tư trên TTCK, các CTCK có cơ hội ứng dụng cách thức đầu tư chuyên nghiệp, những giải pháp nghiên cứu thị trường mới thực sự có hiệu quả phù hợp với chi phí mà các CTCK bỏ ra khi đầu tư vào dịch vụ QLDM ĐT. Thứ ba, phát triển các tổ chức trung gian Một trong những đặc trưng của TTCK là sự phát triển của các tổ chức trung gian. Những tổ chức này giúp cho hoạt động trên TTCK hiệu quả hơn, đối với hoạt động QLDM ĐT sự phát triển của các tổ chức quỹ đầu tư, của các Công ty định mức tín nhiệm, Công ty đầu tư, Công ty thu thập thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động QLDM ĐT của CTCK. Nếu Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức này phát triển một phần sẽ tạo nên những đối tác lớn của CTCK khi thực hiện dịch vụ QLDM ĐT nhưng đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn đối với hoạt động QLDM ĐT của CTCK do vậy sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động. Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam CTCK NH NH Công Thương Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam do vậy Công ty được sự ủng hộ mạnh mẽ về nguồn vốn từ Ngân hàng mẹ. Trong nhưng năm qua Ngân hàng NH Công Thương Việt Nam đã có những ủng hộ trên tất cả các phương diện và mọi hoạt động của Công ty. Về hoạt đọng Môi giới, tận dụng được mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Về hoạt động Tự doanh, được sử ủng hộ từ ngân hàng mẹ hoạt động tự doanh trái phiếu của CTCK NH Công Thương Việt Nam rất phát triển và đem về nguồn thu nhập lớn cho Công ty. Tuy nhiên còn có những hạn chế nhất định, nếu như có sự giúp đỡ từ Ngân hàng mẹ thì chắc chắn sẽ giúp cho Công ty hoạt động tốt hơn. Thứ nhất, Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa về mặt chiến lược phát triển CTCK. Bởi lẽ Ngân hàng đã có ban chiến lược do vậy hoàn toàn có khả năng hỗ trợ, định hướng sự phát triển CTCK theo hướng bền vững. Thứ hai, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã có những bộ phận nghiên cứu phân tích thị trường chuyên nghiệp, nếu như bộ phận này hỗ trợ CTCK trong việc thu thập thông tin, phân tích ngành kinh tế, phân tích thị trường thì sẽ giảm đáng kể công tác nghiên cứu phân tích tại CTCK. Nếu sự công tác về lĩnh vực nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao thì CTCK không nhất thiết phải thành lập phòng Phân nghiên cứu - Phân tích từ đó có thể giảm được chi phí trong hoạt động. Chương ba đã nêu ra một vài đề xuất đối với CTCK NH Công Thương Việt Nam trong việc phát triển hoạt động QLDM ĐT gồm: phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện công tác quản trị và tổ chức bộ máy hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin, xây dựng chính sách QLDM ĐT cụ thể, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động QLDM ĐT, xây dựng mạng lưới Khách hàng. Ngoài ra còn đề xuất một số kiện nghị đối với cơ quan quản lý thị trường nhằm hoàn thiện cấu trúc thị trường, những quy định về luật pháp nhằm bảo vệ nhà đầu tư, CTCK khi triển trai dịch vụ này, đồng thời có một số kiên nghị với Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong việc hỗ trợ CTCK về mặt chiến lược, nhân lực, công nghệ trong thời gian tới đảm bảo cạnh tranh được với các CTCK khác và mục tiêu trở thành 1 trong 3 CTCK hàng đầu của Việt Nam. KÕt luËn Trở thành tổ chức tài chính trung gian chuyên nghiệp là mục tiêu hàng đầu của bất cứ CTCK nào trên thế giới cũng như tại TTCK Việt Nam. Để có thể làm được điều này các CTCK luân phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, chất lượng dịch vụ tốt sẽ đem đến hình ảnh đẹp về Công ty trong mắt giới đầu tư. Ngoài ra hiệu quả của những dịch vụ mà CTCK cung cấp cũng sẽ phản ánh phần nào năng lực của các CTCK, với diễn biến hiện này trên TTCK thì chất lượng dịch vụ là yếu tố cạnh tranh lớn nhất giữa các CTCK. Sau 5 năm đi vào hoạt động TTCK Việt Nam đã đánh dấu những bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng cũng như quy mô của thị trường. Đồng nghĩa với đó là công chúng đầu tư ngày càng quan tâm đến TTCK, các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm hơn khi đầu tư trên TTCK. Do vậy đòi hỏi của họ đối với chất lượng dịch vụ mà các CTCK cung cấp ngày càng cao. Đặc biệt là những dịch vụ tư vấn đầu tư mang tính trọn gói như dịch vụ nhận vốn uỷ thác đầu tư (QLDM ĐT). Đứng trước nhu cầu đầu tư đông đảo, những hầu hết các CTCK chưa triển khai dịch vụ này một cách bài bản và có khoa học, kết hợp với quá trình thực tập tại CTCK NH Công Thương Việt Nam một Công ty có định hướng phát triển dịch vụ QLDM ĐT rõ ràng nhất trong số các CTCK của Việt Nam và cũng là CTCK đầu tiên triển khai dịch vụ QLDM ĐT bài bản nhất do đó đề tài “ Phát triển hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư tại Công Ty Chứng Khoán Ngân Hàng Công Thương Việt Nam “ đã được chọn để nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu tổng quan lý thuyết đầu tư chứng khoán, đầu tư theo danh mục. Tìm hiểu thực trạng hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động QLDM ĐT. Nhưng bên cạnh đó đề tài nghiên cứu còn gặp một số những hạn chế sau, thứ nhất vấn đề lý thuyết đầu tư theo danh mục và ứng dụng lý thuyết vào công tác thực tiễn chưa được đề cập, thứ hai về thực tiễn, do chưa có niều điều kiện tiếp xúc với hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương do vậy tính xác thực chưa cao, thứ ba những giải pháp kiến nghị đưa ra mang tính chủ quan chưa có nhiều điều kiện để kiểm định và ứng dụng. Danh môc tµi liÖu tham kh¶o Giáo trình Thị Trường Chứng Khoán, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB Tài Chính, 2002 Vương Quân Hoàng, Ngô Phương Chí. “ Nguyên lý tài chính – toán của Thị Trường Chứng khoán”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia,2000. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB Thống Kê, 2005. Uỷ ban chứng khoán, Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán. Đặng Quang Gia, Từ điển thị trường chứng khoán, NXB Thống Kê – 2001. Các văn bản luật : Số 144/2003/NĐ-CP: Về chứng khoán và thị trường chứng khoán Số 55/2004/QĐ – BTC : về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán Dự thảo luật chứng khoán lần thứ 7, số 2336 / UBKTNS ( Chương trình Hội thảo “ Đóng góp ý kiến về dự án Luật Chứng Khoán “ ) Báo cáo tổng kết hoạt động kinh năm 2005, phương hướng và biện pháp công tác năm 2006 Công ty chứng khoán ngân hàng Công thương Việt nam. Giới thiệu dịch vụ quản lý dannh mục đầu tư : Bestfit investment, Công ty chứng khoán Công Thương. Báo cáo chuyên đề: kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010 (Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước -Bộ tài chính) Đề tài nghiên cứu cấp bộ ” Một số giải pháp xây dựng và phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại Việt Nam” năm 2003. Frank K. Reilly, Keith C. Brown, 2002 “Investment analysis portfolio management “. Narayan Y. Naik and Pradeep K. Yadav, 2002, “ Do dealer firms manage inventory on a stock-by-stock or a portfolio basis?” Forthcoming Journal of Financial Economics. Charles J. Corrado & Brodford D. Jordan, Fundamentals of Investment – NXB Prentice Hall, 200 Investment Perfomence Measurement Hasbrouck, Joel (1990): Security markets, information and Liquidity in Finanzmarkt and Portfolio management. Asset pricing and the Bid –Ask Spread, Journal of Financial Economics Luicie Laliberte, Balance of Payment Division –IMF (1997) “ Foreign Portfolio Investment in Canadian Bonds” Đầu tư chứng khoán số Đầu tư chứng khoán 3 (319) ra ngày 16 tháng 1 năm 2006 Đầu tư chứng khoán số 7 (323) ra ngày 13 tháng 2 năm 2006 Đầu tư chứng khoán số 9 (325) ra ngày 27 tháng 2 năm 2006 Một số Website : Môc lôc TRANG Mục Lục…………………………………………………………………………………… i Danh mục từ viết tắt……………………………………………………………………... iv Danh mục bảng biểu………………………………………………………….................. v LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………... 1 CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ ………………………………………. 3 . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN…………………….. 3 Khái niệm Công Ty Chứng Khoán……………................................................. 3 Mô hình tổ chức Công Ty Chứng Khoán……………………………………. 3 Vai trò, chức năng của Công Ty Chứng Khoán……………………….......... 5 Các hoạt động cơ bản của Công Ty Chứng Khoán………………………… 7 Hoạt động môi giới chứng khoán…………………………………………. 7 Hoạt động tự doanh chứng khoán…………………………………………. 8 Bảo lãnh phát hành chứng khoán………………………………………….. 8 Hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư…………………………….......... 9 Tư vấn tài chính doanh nghiệp…………………………………………….. 9 Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán……………………………………. 9 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 10 Những vấn đề cơ bản về Quản Lý Danh Mục Đầu Tư…………………….. 10 Tổng quan về Đầu tư........................................................................................ 11 Tổng quan về Đầu tư tài chính…………………………………………...... 12 Vai trò hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư…………………………….. 17 Hoạt động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư………………………………............ 18 Rủi ro - Rủi ro của danh mục đầu tư…………………………………………. 19 Thu nhập - Thu nhập của danh mục đầu tư…………………………………. 27 Hiệu quả hoạt động đầu tư……………………………………………............... 27 Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)……………………………………….. 30 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động QLDM ĐT………………........ 34 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ……………………………………………………………….. 35 Yếu tố khách quan……………………………………………………………….. 35 Môi trường kinh tế vĩ mô………………………………………………………. 35 Sự phát triển của TTCK………………………………………………................ 36 Khuôn khổ pháp lý……………………………………………………................. 37 Những yếu tố thuộc về mặt kỹ thuật QLDM ĐT…………………………... 37 Yếu tố chủ quan…………………………………………………………………... 38 Định hướng phát triển của Công Ty Chứng Khoán………………………... 38 Khả năng về nguồn nhân lực của Công Ty Chứng Khoán……………….. 38 Khả năng về nguồn vốn của Công Ty Chứng Khoán…………………....... 39 CHƯƠNG 2 -THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 40 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NH CÔNG THƯƠNG……... 40 Giới thiệu chung về Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương………… 40 2.3.1.1Quá trình hình thành và pháttriển…………………………………………….. 40 Mô hình tổ chức Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương………… 40 Đội ngũ nhân sự……………………………………………………….......... 41 Các mảng hoạt động chính…………………………………………………. 41 Tình hình hoạt động của Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương…... 42 Hoạt động tự doanh và Bảo lãnh phát hành…………………………………. 43 Hoạt động môi giới chứng khoán……………………………………………... 47 Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp…………………………………… 49 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QLDM ĐT TẠI CTCK NH CÔNG THƯƠNG 49 Những quy định pháp lý về hoạt động QLDM ĐT………………………… 49 Hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương……………………… 50 Điều kiện hình thành……………………………………………………………. 50 Đặc trưng hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương…………. 51 Quy trình hoạt động QLDM ĐT ……………………………………………… 55 Kết quả đạt được…………………………………………………………………. 57 Những hạn chế và nguyên nhân……………………………………………….. 61 Hạn chế………………………………………………………………………… 61 Nguyên nhân………………………………………………………………….. 64 CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 68 Định hướng phát triển TTCK đến năm 2010………………………………... 68 Định hướng phát triển của Công Ty Chứng Khoán NH Công Thương… 69 Giải pháp phát triển hoạt động QLDM ĐT tại CTCK NH Công Thương Việt Nam………………………………………………………………... 70 Hướng phát triển dịch vụ của CTCK NH Công Thương Việt Nam…….. Đề xuất hướng phát triển dịch vụ QLDM ĐT khi có sự thay đổi trong luật………………………………………………………………………………….. Đề xuất quy trình QLDM ĐT phù hợp với điều kiện của CTCK NH NH Công Thương Việt Nam…………………………………………………… Đề xuất vần đề nhân lực………………………………………………………… Đề xuất hoàn thiện công tác quản trị và tổ chức bộ máy hoạt động…….. Giải pháp về mở rộng mạng lưới Khách hàng………………………………. Một số kiến nghị…………………………………………………………………. 70 71 72 76 77 79 79 Kiến nghị với các cơ quan quản lý……….…………………………………… 79 Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam……………………….. 80 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………… 82 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………. 83 Danh môc tõ viÕt t¾t CTCK Công ty chứng khoán QLDM ĐT Quản lý danh mục đầu tư NH Ngân hàng UBCK NN Uỷ ban chứng khoán nhà nước SGD CK Sở giao dịch chứng khoán CK Chứng khoán Danh môc b¶ng biÓu Trang - Biểu 1: Phân loại rủi ro……………………………………………............................. 20 - Biểu 2: Rủi ro giảm thiểu nhờ đa dạng hoá………………………………………. 21 - Biểu 3: Cơ cấu tổ chức Công Ty Chứng Khoán Ngân Hàng Công Thương.. 40 - Biểu 4: Lợi nhuận giai đoạn 2001 – 2005………………………………………... 42 - Biểu 5: Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động QLDM ĐT năm 2005…………………. 59 - Bảng 1: Chỉ Tiêu Tài Chính Giai Đoạn 2001 – 2005…………………………... 43 - Bảng 2: Hoạt Động Tự Doanh Cổ Phiếu …………………………………............ 45 - Bảng 3: Hoạt Động Tự Doanh Trái Phiếu………………………………………... 46 - Bảng 4: Hoạt Động Bảo Lãnh và Phát Hành Chứng Khoán…………………... 47 - Bảng 5: Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán ……………………………………. 48 - Bảng 6: Các Chỉ Tiêu Cụ Thể ……………………………………………………... 48 - Bảng 7: Các sản phẩm của dịch vụ QLDM ĐT…………………………………. 52 - Bảng 8: Quy Trình Hoạt Động QLDM ĐT………………………………………. 55 - Bảng 9: Đề xuất quy trình quản lý danh mục đầu tư…………………………… 72 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2385.doc
Tài liệu liên quan