Phương pháp nghiên cứu
trong kinh tế
Dùng cho các lớp CH
Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về
khoa học và nghiên cứu khoa học
Khoa học là gì: là hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về những
quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Phân biệt 2 hệ
thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống
hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con ngườ
75 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản
lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội.
Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong
hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản
chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong
giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một
hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình
thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ
hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương
pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa
trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện
xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học
được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triết học,
sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,
Nghiên cứu khoa học
• Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm,
xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên
những số liệu, tài liệu, kiến thức, đạt được từ
các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái
mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và
xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương
tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
• Người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất
định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải
rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp
từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
Đề tài nghiên cứu khoa học
• Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người
thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn
mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, như: Chương trình, dự án, đề án. Sự
khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau:
* Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có
thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
* Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể
hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc
thời gian và nguồn lực.
* Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc
gửi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như:
thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án
được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu
cầu của đề án.
* Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục
đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện
đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng
nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự
vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ
trong nhiệm vụ nghiên cứu.
• * Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên
cứu được khảo sát trong trong phạm vi
nhất định về mặt thời gian, không gian và
lĩnh vực nghiên cứu
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
• Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên
cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì
mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là
sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục
đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và
mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản
xuất, nghiên cứu.
• Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà
người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu.
Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là
nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch
nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời
câu hỏi “làm cái gì?”.
• Ví dụ: Túi khí, vệ tinh
đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
• Mục đích:
• Mục tiêu:
Tư duy và phân loại KH
1. Tư duy khoa học: là một dạng của logích biện
chứng, đóng vai trò liên kết giữa tư duy và
thực tiễn
Tư duy khoa học có đăc trưng và nguyên tắc
là: Khách quan; toàn diện; lịch sử và thống
nhất giữa các mặt đối lập.
3. Phân loại khoa học và NCKH
- Khoa học tự nhiên; khoa học xã hội
- NC cơ bản (lý thuyết); NC thực nghiệm, ứng
dụng
Một số vấn đề cơ bản
• Cộng đồng khoa học: là tập hợp người, các tiêu
chuẩn, các cách thể hiện và các quan điểm ràng
buộc để duy trì các đặc tính khoa học.
• Các tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học:
- Tính phổ biến: các NC phải được đánh giá dựa
trên các giá trị khoa học
- Hoài nghi khoa học
- Vô tư
- Công cộng (chia sẻ kết quả khoa học)
- Trung thực
Cấu trúc của phương pháp luận
nghiên cứu khoa học
• Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: bao
gồm chọn phương pháp thích hợp (luận chứng)
để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và
giữa toàn bộ luận cứ với luận đề; cách đặt giả
thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và
phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông
tin (luận cứ) để xây dựng luận đề.
• Luận đề
• Luận cứ
• Luận chứng
Luận đề
• Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh
điều gì?” trong nghiên cứu. Luận đề là một
“phán đoán” hay một “giả thuyết” cần
được chứng minh.
Thí dụ: FDI có tác động dương tới tăng
trưởng kinh tế.
Luận cứ
• Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra
các bằng chứng hay luận cứ khoa học.
Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham
khảo; quan sát và thực nghiệm.
Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Các
nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng
minh một luận đề. Có hai loại luận cứ được sử dụng
trong nghiên cứu khoa học:
- Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm,
tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học
chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng
được xem là cơ sở lý luận.
- Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập,
quan sát và làm thí nghiệm.
Luận chứng
• Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học
phải đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa
các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề.
• Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách
nào?”.
• Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề,
một giả thuyết hay sự tiên đoán nhà nghiên cứu sử dụng
luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa
suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy. Một cách
sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận
và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số
liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại
nghiên cứu điều tra
Các bước tiến hành nghiên cứu
(8 step aproach to designing a research
study)
1. Lựa chọn (xác định) vấn đề cần NC
(State research questions)
2. Tổng kết lại các NC trước đây và lựa chọn khuôn khổ
tiếp cận phù hợp
(Review literature and select appropriate framework)
3. Lập kế hoạch nghiên cứu sử dụng phương pháp định
lượng, định tính hay hỗn hợp
(Design research study (to answer your research
questions) using a quantitative, qualitative or mixed
methodology)
4. Chọn mẫu nghiên cứu
(Select sample)
8 step
5. Thu thập dữ liệu
(Collect data-data can be qualitative, quantitative
or both)
6. Phân tích dữ liệu
(Analyze data – using appropriate techniques)
7. Diễn giải kết quả nghiên cứu
(Interpret results)
8. Công bố kết quả nghiên cứu
(Disseminate findings – Write and present findings
in understandable language)
Ví dụ
• Nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Mục tiêu (nghiên cứu cái gì?)
Mục đích (để làm gì?)
Chương 2 Hình thành và luận giải vấn
đề nghiên cứu
1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu (go to slides 55-56)
• Nguồn gốc vấn đề:
- Do tự tìm
- Do gợi ý
- Do đặt hàng
2. Mục đích NC
3. Lưu ý tên vấn đề NC: ngắn gọn, súc tích, rõ ràng
VD.(Xem xét tính hợp lý của đề tài sau)
“Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng
nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên
địa bàn tỉnh Hải Dương”
VÍ DỤ
• Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực công
đoàn trong các DN FDI cho đến năm 2010
• Biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động SX-KD của các DN VN trong bối cảnh gia
nhập WTO
• Các biện pháp nâng cao chất lượng mặt hàng
chế biến thủy hải sản của VN nhằm đẩy mạnh
XK ra thị trường nước ngoài
• Thực trạng các sinh viên ra trường có đáp ứng
được ngay nhu cầu công việc của các công ty
VÍ DỤ
• Đẩy mạnh hoạt động NCKH trong đội ngũ cán
bộ giảng viên trường ĐH Lao động xã hội
• Hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ tiền
lương tại các DNNN sau cổ phần hóa
• Thị trường mũ bảo hiểm tại VN trong thời gian
từ tháng 8 năm 2000 đến nay
• Tác động của quá trình đô thị hóa đến việc làm
của nông hộ tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh
• Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng gạo xuất khẩu của VN
Hình thành và luận giải vấn đề
nghiên cứu
Mức độ lý thuyết và thực nghiệm, nghiên
cứu và kiến thức: Phải xác định được mức
độ đóng góp mong đợi của nghiên cứu
Có 2 chiến lược tiếp cận:
- Lý thuyết trước nghiên cứu (kiểm định lý
thuyết)
- Nghiên cứu trước lý thuyết (xây dựng lý
thuyết)
Hình thành và luận giải vấn đề
nghiên cứu
Các khái niệm và các mô hình
- Các khái niệm (tổng quát, chi tiết)
(nhằm làm rõ, cụ thể , đơn giản hóa và dễ hiểu hơn các vấn đề cần nghiên
cứu, điều tra, khảo sát)
“Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ
những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào
giác quan. Như vậy, “khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của con
người về những thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ của những
đặc tính đó với nhau. Người NCKH hình thành các “khái niệm” để tìm hiểu
mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, để phân biệt sự vật này
với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật hay hình
thành khái niệm nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận
- Các mô hình: với đặc trưng cốt lõi:
+ Miêu tả
+ Đơn giản hoá
+ Thể hiện rõ các mối quan hệ
Tổng quan các nghiên cứu trước đó
• Trong nước
• Nước ngoài
Mục tiêu:
- Hiểu rõ các NC trước đó về vấn đề liên
quan (Phương pháp áp dụng,kết quả tới
đâu, những vấn đề còn tranh cãi, những
điểm cần tiếp tục NC)
- Chỉ rõ cách tiếp cận của NC (phương pháp
NC, khía cạnh tiếp cận, dự kiến KQ..)
Chương 3 Thiết kế nghiên cứu
• Bao gồm toàn bộ kế hoạch liên kết nhận thức
vấn đề NC với nghiên cứu thực nghiệm thích
hợp và có thể làm được
• Mục đích của thiết kế nghiên cứu là nhằm tìm ra
được cách tiếp cận phù hợp trả lời cho vấn đề
NC bằng cách tốt nhất trong khuôn khổ các ràng
buộc cho trước. Thiết kế NC cần có hiệu quả để
có thể mang lại các thông tin cần thiết cho NC.
• Thiết kế NC phải trả lời được câu hỏi : Người
NC cần gì để trả lời cho các câu hỏi NC .
Thiết kế nghiên cứu
• Có 3 dạng thiết kế NC:
- Thăm dò (áp dụng trong trường hợp vấn đề
NC còn khó hiểu, chưa rõ ràng – như bệnh nhân
ốm không rõ nguyên nhân; doanh thu giảm
không rõ nguyên nhân)
- Mô tả (áp dụng khi vấn đề NC đã được xác
định rõ – như nghiên cứu nhu cầu mua giáo
trình của sinh viên ĐHTM)
- Nguyên nhân (áp dụng khi vấn đề NC đã được
xác định, cần làm rõ quan hệ nhân quả, mức độ
và liều lượng tác động)
Thiết kế nghiên cứu
• Vấn đề quan hệ nhân quả
Cần làm rõ mối quan hệ giữa 2 yếu tố
Chẳng hạn: mối quan hệ giữa tăng trưởng
và xuất khẩu.
• Các thử nghiệm cổ điển
Tiến hành các thử nghiệm, phân tích kết
quả và đối chiếu với nhóm kiểm chứng.
Thiết kế nghiên cứu
• Thiết kế NC mối tương quan (xem xét quan hệ giữa hoạt
động R&D và quy mô công ty
Hoạt động
R&D
Quy mô công ty
Tổng
Nhỏ Lớn
Cao 20% 80% 50%
Thấp 80% 20% 50%
Tổng 100% 100% 100%
n 50 50 100
Thiết kế nghiên cứu
• Đối chiếu biến thứ ba (tác động của ngành kinh
doanh)
Hoạt
động
R&D
Ngành I Ngành II Tổng
Nhỏ Lớn Nhỏ Lớn
Cao 80% 80% 20% 20% 50%
Thấp 20% 20% 80% 80% 50%
Tổng 100% 100% 100% 100% 100%
n 25 25 25 25 100
Các yêu cầu của thiết kế nghiên
cứu
• Chỉ rõ được cách thức tiến hành
• Nêu được mục đích nghiên cứu
• Nêu được các giả thiết có liên quan
• Các quyết định liên quan tới thu thập
thông tin (Cách đo các biến số; loại dữ
liệu-sơ cấp, thứ cấp; cách thu thập dữ
liệu)
Phương pháp nghiên cứu
• Định lượng
• Định tính
• Hỗn hợp
( go to slides 35,36,36 and p. 5,6,7,8 and
slides 47-56)
Chương 4 Thu thập số liệu và nguồn
số liệu
• Số liệu thứ cấp: là số liệu do người khác
thu thập
• Số liệu sơ cấp: là số liệu do người nghiên
cứu thu thập
số liệu thứ cấp
• Nguồn:
- Các cơ quan chính phủ, Bộ, ngành, tổ chức
quốc tế..
- Các cơ quan nghiên cứu, trường..
- Các tạp chí khoa học
- Các tài liệu, giáo trình
- Các công trình nghiên cứu khác
Ưu: tiết kiệm t/gian, chi phí
Nhược: độ tin cậy, phải sắp xếp lại theo NC
Số liệu sơ cấp
• Thu thập bằng cách:
- Quan sát (quan sát, ghi chép có hệ thống,
chuyển thành các thông tin khoa học, hữu
ích và từ đó khái quát hoá)
- Điều tra khảo sát, thiết kế bảng hỏi (xem
gợi ý trang sau)
- Phỏng vấn (lưu ý công tác chuẩn bị và
phân tích kết quả phỏng vấn)
Gợi ý bảng hỏi
1. Câu hỏi phải đơn giản, súc tích, ngắn gọn
2. Phù hợp với trình độ người được hỏi
3. Đảm bảo tính đơn nghĩa của câu hỏi
4. Mỗi câu hỏi chỉ liên quan đến một khía cạnh, một biến số
5. Câu hỏi nên tránh hướng trả lời “không biết, không bình luận”
6. sử dụng ngôn ngữ lịch sự, mềm dẻo
7. Các câu hỏi nên được sắp xếp logich, từ tổng quan đến cụ thể
8. Trình bày bảng câu hỏi hợp lý
9. Nên tham khảo ý kiến đồng nghiệp về bảng hỏi trước khi phát
hành
(xem tham khảo)
Chọn mẫu
• Sự cần thiết
• Cách chọn mẫu
- Phi xác suất: chọn theo địa chỉ chủ quan của người NC
+ Ưu điểm: dễ phác thảo và dễ thực hiện
+ Nhược: dễ cho kết quả sai lệch
Thường chỉ áp dụng cho NC sơ bộ, làm rõ cơ sở các giả
thiết
- Theo xác suất: dựa vào lý thuyết XS để lấy.
+ mẫu ngẫu nhiên đơn thuần
+ mẫu ngẫu nhiên hệ thống
+ mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Xác định kích thước mẫu
• Ví dụ về bảng kích thước mẫu
e : sai số; P: độ tin cậy-XS
e 0,85 0,90 0,95
0,05 207 270 384
0,04 323 422 600
0,03 375 755 1867
.
0,01 5180 6764 9603
P
Chương 5 Phân tích dữ liệu
• Phương pháp định tính
• Phương pháp định lượng
So sánh pp định tính và định lượng
• PP định tính
- Nhấn mạnh sự hiểu biết
- Tập trung vào sự hiểu biết từ quan
điểm của người cung cấp thông tin
- Cách tiếp cận qua lý lẽ và giải thích
- Quan sát và đo lường trong khung
cảnh tự nhiên
- Cách nhìn chủ quan của người trong
cuộc và gần gũi với các dữ liệu
- Định hướng thăm dò
- Quá trình được định hướng
- Lập luận viễn cảnh
- Khái quát hoá qua so sánh các đặc
tính và bối cảnh của một tổ chức cá
biệt
• PP định lượng
- nhấn mạnh vào thử nghiệm và kiểm
tra
- Tập trung vào cơ sở lập luận hoặc các
nguyên nhân của các sự kiện xã hội
- Cách tiếp cận phê phán và logich
- Đo lường kiểm chứng
- Cách nhìn khách quan của người
ngoài cuộc cách xa dữ liệu
- Suy diễn giả thuyết - tập trung kiểm tra
giả thuyết
- Kết quả được định hướng
- Phân lập và phân tích
- Khái quát hoá quan hệ tổng thể
Các dạng của pp định tính
• Tổng quan lịch sử
• Thảo luận nhóm
• Nghiên cứu tình huống
• Điều tra khảo sát
• Thực nghiệm
• ..
Phân tích dữ liệu định lượng
• Đối với các thông tin thứ cấp
• Đối với các thông tin sơ cấp: đòi hỏi phải
có các kỹ năng liên quan tới việc thu thập,
tổ chức, xử lý và phân tích
Quy trình xử lý số liệu
• Kiểm tra, hiệu đính các trả lời trên bảng hỏi (tính logich,
tính đầy đủ, tính hợp lý và xác thực của câu trả lời)
• Mã hoá các câu trả lời trên bảng hỏi (tiền mã hoá-mã
hoá trước- cho các câu hỏi đóng và mã hoá cho các câu
hỏi mở)
• Định biến và nhập các dữ liệu đã được mã hoá vào máy
tính
• Xác định các lỗi trong cơ sở dữ liệu và làm sạch dữ liệu
• Tạo bảng cho dữ liệu và tiến hành các phân tích thống
kê
Phân tích số liệu định lượng
• Phân tích một biến
• Lập bảng chéo phân tích số liệu
• Phân tích hồi quy tuyến tính giản đơn
• Phân tích hồi quy tương quan bội
Phân tích một biến
• Chẳng hạn khảo sát 100 hộ về tình hình sở hữu xe máy
có kết quả (từ đó tính được các giá trị trung bình, trung
vị, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên)
Số xe sở
hữu (x)
Tần số xuất hiện
(h)
Tần suất Tỷ lệ
0 3 0,03 3
1 45 0,45 45
2 37 0,37 37
3 11 0,11 11
4 4 0,04 4
Tổng 100 1,00 100
Lập bảng chéo
Áp dụng khi có hơn hai biến liên hệ cùng lúc
trong phân loại. (xem lại ví dụ ở slide
14,15)
Trong trường hợp này cần có các kiểm định
xem có hay không sự độc lập thống kê về
các mối liên hệ giữa phân loại theo dòng
và phân loại theo cột (thường sử dụng
kiểm định ChiSq)
Phân tích hồi quy tuyến tính giản
đơn
• Giả sử X là biến độc lập, Y là biến phụ
thuộc, tương quan giữa X và Y là hồi quy
tuyến tính, tức:
Y = AX + B
Chẳng hạn Y là TNQD, X là tổng đầu tư
Thông qua số liệu thống kê, sử dụng các
chương trình máy tính sẽ tính được các
tham số A,B với các hệ số tương quan để
từ đó rút ra nhận xét.
Phân tích hồi quy tương quan bội
• Đây là dạng phân tích mô hình hồi quy đa biến
có dạng:
Y = f (Xi)
Trong đó Y là biến phụ thuộc, Xi là các biến độc
lập. Nếu quan hệ là tuyến tính, hàm hồi quy có
dạng:
Y = A1X1 + A2X2 ++ AnXn + B
Sử dụng các chương trình máy tính thích hợp có
thể xác định được các tham số và các hệ số
tương quan, từ đó rút ra nhận xét.
Chương 6 Phân tích dữ liệu bằng
SPSS
• Một số khái niệm thống kê cơ bản
• Ứng dụng SPSS
Một số khái niệm thống kê
• Thực chất thống kê là một hàm của các đại lượng
ngẫu nhiên, do đó bản thân nó cũng là một đại
lượng ngẫu nhiên tuân theo một quy luật phân phối
xác suất nhất định và có các tham số đặc trưng
tương ứng.
• Các tham số thống kê đo lường độ tập trung hay
hội tụ của dữ liệu
- Giá trị trung bình (Mean) là giá trị trung bình số
học của một biến, được tính bằng tổng các giá
trị quan sát chia cho số quan sát
- Trung vị (Median): giá trị nằm giữa
- Mode: giá trị có tần suất xuất hiện lớn nhất
Một số khái niệm
• Các tham số thống kê đo lường mức độ
phân tán (Dispersion) của dữ liệu
- Phương sai (Variance): dùng đo lường
mức độ phân tán của một tập các giá trị
quan sát xung quanh giá trị trung bình của
tập quan sát đó.
- Độ lệch chuẩn (Standard deviation): bằng
căn bậc hai của phương sai
Một số khái niệm
• Khoảng biến thiên (Range): là khoảng cách giữa giá trị
quan sát nhỏ nhất đến giá trị quan sát lớn nhất
• Sai số trung bình mẫu (Standard error of mean): đo
lường sự khác biệt về giá trị trung bình của mẫu NC này
so với mẫu NC khác có cùng phân phối
• Khoảng ước lượng (Confident interval): là một ước
lượng xác định khoảng giá trị đặc trưng của tổng thể có
thể rơi vào
• Kiểm nghiệm giả thuyết (Hypothesis testing): dựa vào
các thông tin mẫu để đưa ra kết luận bác bỏ hay chấp
nhận giả thuyết của tổng thể
Diễn giải và công bố kết quả
nghiên cứu
• Diễn giải kết quả nghiên cứu
• Công bố kết quả nghiên cứu
Cách viết tóm tắt kết quả NC
• Phân biệt tóm tắt với liệt kê các mục
• Báo cáo tóm tắt với tư cách là một công
trình khoa học
• Thể hiện rõ những điểm mới của NC
• Những hạn chế và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục NC
Cách trình bày kết quả NC
• Rõ ràng
• Liền mạch
• Có điểm nhấn
• Đảm bảo thời gian
Giới thiệu một số phần mềm sử
dụng trong phân tích thống kê
SAS
Stata
SPSS
Một số lưu ý khi bảo vệ luận văn,
luận án
• Viết tóm tắt
• Trình bày
• Trả lời câu hỏi
Tham khảo
• Ethical Considerations:
In a world where there is constant pressure on
academics to “publish or perish”, and in a world
where “cutting and pasting” from Internet is
getting so easy, it is coming increasingly
important to protect yourself, and to ensure that
your work is beyond ethical reproach.
• Plagiarism:
Don’t even THINK of handing in someone else’s
work. This is what your supervisor probably
knows already.
Tham khảo
• Finding a topic:
One of the problem for a new Masters Student is “Where
do I find a topic”? The best advice is don’t go up to a
potential supervisor and say, “What do you think I should
research?” There are more discrete ways of answering
exactly that question. Go to the theses and dissertations
of students who recently completed their work under that
supervisor. Check out the last page of their work, there
you will find a heading “Suggestion for the further
research”.
The two most important aspects about your topic are that it
should be:
- something about which you feel passionate, and
- something which the academic community would find
useful so that they can build more research onto that.
Tham khảo
• How to find the right research problem for you
- Start with a survey of available literature
- Search the literature database in the library to determine to the most
frequently published and most frequently cited authors in the field
- Make a list of all the “issues” in the field
- Consider the issues and decide which have the most potential for
expansion. Try to focus on “emerging” rather than old, stale issue
- Arrange the issues from most viable to least viable
- Select the three or four issues that lie closest to your likes and
opinions
- Combine the issues and write 3000 words entitled “if is the best,
what is the problem”
- Now, your research proposal is about solving that problem.
Tham khảo
Preparing for the defense of the thesis
It is not cool
- To attack the examiners
- To sound like an evangelist for your position
- To betray the fact that you know nothing about the statistics in your
thesis, claiming that “it was done by the Stats Department”
- To look to your supervisor in a state of panic
- To proclaim “but my supervisor told me to do it”
- To slouch in your chair, dress sloppily and show disdain for the
examining committee
- To ramble on and on in respond to one question, in the hope that
there is no more time for the further questions
- To flip anxiously through the pages of the thesis looking for specific
answers.
Tham khảo
Preparing for the defense of the thesis
It is okay..
- To say “can I think about that and respond
later”
- To wait for several seconds before you
respond
- To say “good questionbut that was not
quite the question that I sought to address”
Tham khảo
Preparing for the defense of the thesis
General warnings
- You can fail, despite a good written thesis
- You can fail, despite a good oral defense
- You can fail, despite a positive nod from your
supervisor
- You can fail, despite positive reports by
examiners
- You are very likely to be asked to make editorial
and/or substantive changes
Nghiên cứu định tính
Qualitative research
• Qualitative research is one of the two major approaches to research
methodology in social sciences. Qualitative research involves an in-
depth understanding of human behavior and the reasons that
govern human behavior. Unlike quantitative research, qualitative
research relies on reason behind various aspects of behavior.
Simply put, it investigates the why and how of decision making, as
compared to what, where, and when of quantitative research.
Hence, the need is for smaller but focused samples rather than large
random samples, which qualitative research categorized data into
pattern as the primary basis for organizing and reporting results.
• Qualitative research approaches began to gain recognition in the
1970s. During the 1970s and 1980s qualitative research began to be
used and became a dominant – or at least significant – type of
research in the field of women’s studies, education studies, social
work studies, information studies, management studies, psychology
and others.
Mục đích giáo dục
Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng con người được ra đời một cách không có nguyên cớ gì
hết, mọi tồn tại đều ngẫu nhiên, cho nên giáo dục thuần túy là việc của cá nhân. Mục đích
của giáo dục là làm cho mỗi người nhận thức được sự tồn tại của chính mình và hình
thành cách sống riêng của mình. Vì thế giáo dục phải ủng hộ tự do cá nhân, giúp người
ta tiến hành tự lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó. Sai lầm của giáo dục
truyền thống là không nhấn mạnh con người và sự tồn tại của con người, mà chỉ chú
trọng những chuyện không liên quan tới sự tồn tại của con người. Thuyết hiện sinh nhấn
mạnh kết quả tốt nhất của giáo dục là trau dồi cho học sinh thái độ đúng đắn đối với cuộc
đời mình, trong đó quan trọng nhất là lòng chân thành, lựa chọn và quyết định, tinh thần
trách nhiệm.
• Chân thành: muốn có con người chân thành thì giáo dục phải phản đối sự ức chế con
người, sự ngăn cản con người phát triển thoải mái. Phải làm cho học sinh không sợ cô
lập, không sợ sự phân biệt đối xử của tập thể; giáo dục không nên nhấn mạnh sự phục
tùng ngoan ngoãn và tuân theo quy củ. 2. Lựa chọn và quyết định: giáo dục cần trau dồi
cho học sinh thói quen tự lựa chọn và quyết định mọi việc; cần khuyến khích học sinh
đưa ra sự lựa chọn có ý thức. 3. Tinh thần trách nhiệm: giáo dục nên giúp học sinh hiểu
được trách nhiệm của mình, chịu trách nhiệm về mọi lựa chọn, biết coi cuộc đời là của
mình, không ai có thể thay thế, bởi vậy không thể đẩy trách nhiệm mình cho hoàn cảnh,
gia đình, người khác, sức ép từ bên ngoài, hoặc các quy luật khách quan
Thầy và trò
• Tác dụng của thầy: Với chủ trương tôn trọng tính chủ quan của trò, nhấn mạnh sự
lựa chọn cá nhân và tinh thần trách nhiệm của trò, thuyết hiện sinh cho rằng thầy
không nên làm kẻ chuyển tải tri thức và đạo đức cho trò, và cũng không nên là người
giám sát trò; mặt khác thầy phải tôn trọng tính chủ quan của trò, coi trò là một con
người chứ không phải là một vật, đồng thời cần giữ tính chủ quan của mình, sao cho
bản thân hành động như một người tự do. Tác dụng của thầy đối với trò phải có “tính
sản xuất” chứ không nên có tính “copy” hàng loạt ra một mẫu người theo mô thức
của thầy.
• Địa vị của trò : trò có quyền lựa chọn chứ không phải là bắt chước và phục tùng thầy.
Không những trò có thể quyết định học gì mà còn quyết định học bao nhiêu; điểm
xuất phát của học tập không phải là các tri thức và quy tắc đạo đức mà là cá nhân
của sự tồn tại; trò phải từ góc độ cá nhân mà tích cực phân biệt và kiểm nghiệm giá
trị của mình và ý nghĩa của nó đối với đời sống cá nhân. Mục đích học tập cũng chỉ
là làm phong phú sự tồn tại của cá nhân, tìm kiếm chân lý sinh tồn.
• Quan hệ thầy trò: Thầy và trò đều là các cá nhân có tính chủ quan. Mối quan hệ thầy
trò quyết định bởi quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh về mối quan hệ giữa người với
người khác. Đa số nhà giáo dục hiện sinh tán thành quan điểm của Buber: quan hệ
thầy trò là mối quan hệ “tôi và anh”, chứ không phải “tôi và nó” (I – you; I – it). “Tôi và
anh” thể hiện chân thành mối quan hệ giữa hai con người có tính chủ thể, có thể gọi
là sự “đối thoại” hoặc “giao lưu”. Đối thoại và giao lưu có ý nghĩa rất quan trọng nhằm
thực hiện mục đích giáo dục làm cho trò đạt được tự do thực sự. Để phát triển quan
hệ đối thoại thầy-trò, trước tiên hai bên phải tín nhiệm nhau, vì tín nhiệm là cơ sở
của đối thoại. Muốn được trò tín nhiệm thì thầy phải chân thành và thẳng thắn tham
dự vào cuộc sống của trò và gánh lấy trách nhiệm. Hai là xử lý ổn thỏa sự va chạm
thầy-trò; việc giải quyết ổn thỏa đó cũng có giá trị giáo dục.
• Phương pháp giáo dục: Đa số nhà giáo dục hiện sinh cho rằng phải thay đổi phương
pháp của giáo dục truyền thống. Giáo dục nhằm để học sinh nhận thức được sự tồn
tại của mình, do đó phương pháp giáo dục nên cho phép học sinh có dịp tự thể hiện
và tự lựa chọn trong giới hạn lớn nhất.
• Thế nào là làm chủ được kiến thức? Khi khám phá một vấn đề mới mẻ, con người
buộc phải dựa vào vốn kiến thức mình đã có. Nó bao gồm các khái niệm đã từng
được định dạng và các logic kết nối quan hệ nhân-quả và chính-phụ giữa các tín hiệu
này với nhau. Khi đối chiếu kho kiến thức cũ này với vấn đề mới mẻ trước mắt, nếu
vấn đề thực sự phức tạp, người ta phải phân tách ra các thành phần nhỏ để dễ dàng
nắm bắt hơn. Nhìn vào các thành phần này, người ta có thể hiểu ra những logic kết
nối mới, hoặc định dạng được những khái niệm mới. Sau khi đã hiểu thấu đáo các
thành phần thì cần định dạng các quan hệ logic kết nối chúng với nhau theo một sự
sắp xếp giúp tái tạo lại được tổng thể ban đầu. Tuy không phải ai cũng có khả năng
thực hiện tất cả các bước đi trên với một tinh thần duy lý tận cùng, nhưng nhờ vào
những bước tư duy kể trên mà chúng ta biết được đâu là ranh giới giữa phần sự vật
mình đã thông hiểu và đâu là phần còn chưa biết. Có khi chính những phần chưa
biết này sẽ kích thích con người tiếp tục khám phá để đi xa hơn nữa. Nhưng ngược
lại, nếu không trải qua các bước tư duy trên thì con người vĩnh viễn chìm đắm trong
sự mịt mờ hỗn độn
• Giả thiết là những giới hạn được áp đặt để khoanh vùng vấn đề. Tính chủ quan của
các lý thuyết khoa học chính là ở đây. Nhưng nhờ có tính chủ quan này mà vấn đề
được định dạng. Cũng như để nhận dạng một khu đất thì đầu tiên người ta phải vẽ
nên các đường ranh giới. Nhờ có các ranh giới chính xác mà ta biết khu đất che phủ
tới đâu, có chứa đựng mục tiêu mà mình quan tâm hay không.
• Vẻ đẹp chân thật của khoa học không phải là những xảo thuật tinh vi mà ở sự sáng
sủa và tính hàm súc. Một văn hóa khoa học đúng nghĩa cho người học khả năng
nhìn xa, bao quát, và sâu sắc vào nhiều khía cạnh cuộc sống. Thói quen phân tích ra
các thành phần và xâu chuỗi lại tổng thể sẽ giúp người học sinh tự nghiên cứu hiệu
quả tất cả mọi lĩnh vực chứ không giới hạn ở những bộ môn khoa học
• Khi tự mình phân tích và kết nối thông tin thì người học làm chủ được môi trường
của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_nghien_cuu_trong_kinh_te.pdf