Tài liệu Phương pháp tính và động thái chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index từ ngày 28/07/2000 đến 25/04/2006: ... Ebook Phương pháp tính và động thái chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index từ ngày 28/07/2000 đến 25/04/2006
112 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phương pháp tính và động thái chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index từ ngày 28/07/2000 đến 25/04/2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi c¶m ¬n
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban giám hiệu, các Khoa, các phòng, Ban, Khoa Toán Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giảng dạy, hướng dẫn tận tình và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường cũng như trong thời gian thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Th.s Lưu Trung Dũng cùng các anh chị trong phòng Quản lý danh mục đầu tư (BESTFIT INVESTMENT)– Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam vì sự giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình em được thực tập tốt nghiệp tại cơ quan từ việc tạo điều kiện thực tập, tìm tài liệu đến những sự góp ý quý báu về các vấn đề thực tiễn trên thị trường chứng khoán Việt Nam để em có thể hoàn thiện chuyên đề thực tập tôt nghiệp này.
Đặc biệt, em vô cùng biết ơn PGS.TS Nguyễn Quang Dong- Trưởng Khoa Toán Kinh tế đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình lựa chọn đề tài, xác định hướng nghiên cứu, sửa chữa và hoàn thiện chuyên đề này. Sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và những góp ý quý báu của thầy đã giúp em nâng cao kiến thức bản thân và hoàn thành chuyên đề này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện và hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc các Thầy giáo, Cô giáo, các anh, các chị mạnh khỏe, hạnh phúc.
Hà Nội, tháng 04 năm 2006
Đỗ Huy Hoàng
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Nhìn lại chặng đường phát triển 20 năm qua, có thể thấy, những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế đã và đang đơm hoa kết trái. Nhưng dân tộc Việt Nam không nghỉ ngơi trên hành trình tiến tới phồn vinh. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong hoàn cảnh ấy, sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 28/07/2000 như là sự đòi hỏi tất yếu, trở thành “điểm hẹn” của những nguồn vốn nhàn rỗi, để rồi phân phối chúng một cách hiệu quả. Mới bước sang tuổi thứ 6, nhưng thị trường chứng khoán non trẻ đã song đã bước đầu góp phần hình thành một mô hình thị trường vốn, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Hoạt động của thị trường chứng khoán là hoạt động nhạy cảm, nhiều yếu tố tích cực, song cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Chỉ số giá VN-Index là chỉ số đại diện cho “phong vũ”của cả thị trường. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng dường như VN-Index vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách đúng mức. Chúng ta chưa có những nghiên cứu sâu sắc về bản thân chỉ số này cũng như việc áp dụng nó vào quá trình phân tích biến động giá cổ phiếu và biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Với những lý do trên, cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Phương pháp tính và động thái chỉ só giá chứng khoán Việt Nam VN-Index từ ngày 28/07/2000 đến 25/04/2006 ” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích góp phần tạo nên những căn cứ khoa học và thực tiễn để làm cơ sở cho việc tính toán và vận dụng chỉ số giá VN-Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong khuôn khổ một bài chuyên đề thực tập, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế và đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với những vấn đề mang tính chất thực tiễn, nên bài viết không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề hoàn chỉnh hơn và có ý nghĩa với thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích của chuyên đề: là phân tích được động thái của thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra một vài dự báo trong tương lai. Cũng như đưa ra một vài khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa một thị trường giàu tiềm năng, một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế, chuyên đề thực tập tốt nghiệp này xem xét các vấn đề sau:
v Phương pháp tính chỉ số giá nói chung và chỉ số giá VN-Index nói riêng.
v Những yếu tố ảnh hưởng đến sự liên tục của chuỗi và biện pháp trừ khử.
v Những đặc điểm cơ bản về chuỗi lợi suất chỉ số giá VN-Index (R.)
v Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay và những mốc lịch sử quan trọng.
Đối tượng nghiên cứu: là chuỗi chỉ số giá VN-Index và chuỗi lợi suất chỉ số giá VN-Index (R ) từ ngày 28/07/2000 đến ngày 25/04/2006.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Chuyên đề tập trung phân tích cơ sở lý thuyết từ việc nghiên cứu các phương pháp tính chỉ số giá nói chung và chỉ số giá VN-Index nói riêng. Phân tích các yếu tố gây nên tính không liên tục của chuỗi VN-Index để từ đó đưa ra các biện pháp trừ khử các yếu tố đó khi tiến hành tính toán chỉ số giá VN-Index. Kết hợp với diễn biến thực tế trên thị trường để kiểm nghiệm tính đúng đắn của kết quả phân tích.
Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở những luận điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước. Bài viết sử dụng phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan. Kết hợp với hai phần mềm xử lý số liệu là EVIEWS và MetaStock để tiến hành tổng hợp phân tích, so sánh và mô hình hóa. Trên cơ sở gắn với thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận chính xác, dần đưa chỉ số giá VN-Index vào việc phân tích cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên để bao gồm ba phần như sau:
v Phần 1: “Những vấn đề cơ bản về chỉ số giá chứng khoán Vn-Index” Ở phần này ta đi sâu tìm hiểu các phương pháp tính chỉ số giá nói chung và phương pháp tính chỉ số giá VN-Index nói riêng. Ta cũng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính liên tục của chuỗi chỉ số giá VN-Index và các biện pháp trừ khử những yếu tố đó.
v Phần 2 :“Phân tích chuỗi lợi suất chỉ số giá chứng khoán VN-Index” Trong phần này ta sẽ đi sâu tìm hiểu bản thân chuỗi lợi suât chỉ số giá VN-Index như phân bố của chuỗi, trung bình, mô hình ARIMA, mô hình ARCH GARCH,..các hiệu ứng ảnh hưởng đến biến động của chuỗi lợi suất (R ). Trong phần này có sự hỗ trợ của phần mềm EVIEWS.
v Phần3:“Động thái chỉ số giá VN-Index từ 28/07/2000 đến 25/04/2006” Trong phần ba, quá trình biến động của chuỗi chỉ số giá VN-Index được chia ra làm 6 thời kỳ. Tại các thời kỳ ta phân tích nguyên nhân gây nên biến động, xu thế của biến động trong thời kỳ đó...Trong phần này có sự hỗ trợ của phần mềm MetaStock.
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
Nguồn gốc hình thành và khái niệm
Chỉ số giá chứng khoán là thước đo phản ánh sự biến động giá chứng khoán nói chung trên thị trường chứng khoán. Mục đích chính của việc xây dựng nên các chỉ số giá là nhằm dự đoán các xu thế thị trường, làm cơ sở cho các quyết định mua hoặc bán chứng khoán tại từng thời điểm nhất định.
Các chỉ số giá trên thị trường chứng khoán có thể được chia làm hai loại cơ bản – chỉ số giá bình quân và chỉ số giá tổng hợp. Chỉ số giá bình quân được tính theo phương pháp bình quân giản đơn (arithmetic average) của một nhóm chứng khoán, điển hình là chỉ số DowJones Công nghiệp ( DJIA – được tính toán trên cơ sở giá của 30 loại cổ phiếu của những công ty hàng đầu trong một số ngành công nghiệp của Mỹ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán NewYork – NYSE). Chỉ số giá tổng hợp thường được tính theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị ( value-weighted ) và số lượng các loại cổ phiếu được sử dụng để tính toán cũng lớn hơn, tiêu biểu là chỉ số S&P 500
(được tính cho 500 loại cổ phiếu, phần lớn được niêm yết trên NYSE).
Ví dụ minh họa:
Cổ phiếu
Tổng số CP
Giá ngày 21/1
Giá ngày 21/8
Tỷ lệ thay đổi
X
60.000
30
45
+50%
Y
20.000
25
80
+220%
Z
90.000
65
85
+31%
Theo cách tính chỉ số giá bình quân DowJones ( DJIA )
Cổ phiếu
Giá ngày 21/1
Tỷ trọng
Giá ngày 21/8
Tỷ trọng
X
30
25,00%
45
24.43%
Y
25
20,83%
80
38.09%
Z
65
54,17%
85
40.48%
Tổng cộng
120
100%
210
100%
Tổng giá trị của 3 cổ phiếu ngày 21/8 210
Chỉ số = -------------------------------------------------- = --------*100 = 175
Tổng giá trị của 3 cổ phiếu ngày 21/1 120
Theo cách tính chỉ số giá tổng hợpS&P 500
Cổ phiếu
Tổng giá trị 21/1
Tỷ trọng
Tổng giá trị 21/8
Tỷ trọng
X
1.800.000
22,1%
2.700.000
22.6%
Y
500.000
6,1%
1.600.000
13.4%
Z
5.850.000
71.8%
7.650.000
64.0%
Tổng cộng
8.150.000
100%
11.950.000
100%
Tổng giá trị thị trường của 3 cổ phiếu ngày 21/8 11950.000
Chỉ số = --------------------------------------------------------- = -----------*100 = 146
Tổng giá trị thị trường của 3 cổ phiếu ngày 21/1 8.150.000
Trong cách tính toán chỉ số bình quân, các cổ phiếu có thị giá càng cao thì ảnh hưởng càng lớn đến chỉ số; đối với chỉ số giá tổng hợp các cổ phiếu có số lượng niêm yết lớn cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số nhiều hơn ( các cổ phiếu có số lượng niêm yết ngang nhau, cổ phiếu có thị giá cao hơn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến chỉ số).
Các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán.
Chỉ số giá bình quân giản đơn
Đây là phương pháp tính của chỉ số DJIA, trong phương pháp tính
không có sự tham gia của quyền số:
I = (1.1)
Trong đó : I : là Chỉ số giá bình quân giản đơn
Pit : là giá thời kỳ (t) của các cổ phiếu trong giỏ tính toán.
Pio : là giá thời kỳ gốc (to) của các cổ phiếu trong giỏ tính toán
i = 1 . Số cổ phiếu trong giỏ tính toán
Cách tính toán chỉ số này rất đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên theo phương pháp này ta đã bỏ qua sự biến động của quyền số. Nó chỉ là số bình quân giản đơn. Khi áp dụng trong tính toán, kết quả thu được là đáng tin cậy khi các phần tử khá đồng đều hay phương sai của chúng nhỏ.
Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị
Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị là chỉ số giá bình quân được
tính không chỉ quan tâm đến giá mà còn quan tâm đến khối lượng, khi có sự biến động về giá thì phần tử có khối lượng càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiều đến tổng thể và ngược lại. I = (1.2)
Trong đó: I : là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị.
Pit : là giá thời kỳ (t) của các cổ phiếu trong giỏ tính toán.
Pio : là giá thời kỳ gốc (to) của các cổ phiếu trong giỏ tính toán
q : là khối lượng ( quyền số) có thể theo thời kỳ gốc hoặc thời kỳ
hiện hành.
i = 1 . Số cổ phiếu trong giỏ tính toán
Chỉ số giá bình quân gia quyền có cách tính phức tạp hơn phương pháp bình quân giản đơn. Phương pháp này đã đề cập đến quyền số “khối lượng”.
Chỉ số giá bình quân Laspeyres
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số bình quân gia quyền với quyền
số là “khối lượng thời kỳ gốc”. Ta có công thức sau:
IL = (1.3)
Trong đó: IL : là chỉ số giá bình quân gia quyền Laspeyres
Pit : là giá thời kỳ (t) của các cổ phiếu trong giỏ tính toán.
Pio : là giá thời kỳ gốc (to) của các cổ phiếu trong giỏ tính toán
qo : là khối lượng ( quyền số) theo thời kỳ gốc.
i = 1 . Số cổ phiếu trong giỏ tính toán
Theo phương pháp Laspeyres, ta đã đề cập đến quyền số khối lượng. Tuy
nhiên do quyền số là thời kỳ gốc nên ta chỉ quan tâm đến khối lượng ở lần đầu tiên giao dịch. Nó không cập nhật được sự thay đổi liên tục của quyền số.
Chỉ số giá bình quân Paascher
Chỉ số giá bình quân Paascher là chỉ số giá bình quân gia quyền với
quyền số là “khối lượng thời kỳ hiện hành”.Kết quả tính sẽ phụ thuộc trực tiếp đến quyền số thời kỳ hiện hành. Ta có:
Ip = (1.4)
Trong đó: Ip : là chỉ số giá bình quân gia quyền Paascher
Pit : là giá thời kỳ (t) của các cổ phiếu trong giỏ tính toán.
Pio : là giá thời kỳ gốc (to) của các cổ phiếu trong giỏ tính toán
qi : là khối lượng ( quyền số) theo thời kỳ hiện hành.
i = 1 . Số cổ phiếu trong giỏ tính toán
Với phương pháp tính này, ta thường xuyên phải cập nhật số liệu hiện
hành của quyền số. Tuy có mất công sức hơn về mặt thu thập số liệu nhưng phương pháp này đã phản ánh đầy đủ, liên tục những biến động không chỉ về mặt giá mà còn cả về mặt lượng của các cổ phiếu trong giỏ tính toán.
Chỉ số giá bình quân Fisher
Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số bình quân giữa chỉ số giá bình
quân Laspeyres và chỉ số giá bình quân Paascher. Ta có :
If = (1.5)
Trong đó: If : là chỉ số giá bình quân Fisher
IL : là chỉ số giá bình quân Laspeyres
Ip : là chỉ số giá bình quân Paascher
Với phương pháp tính này, ta đã giảm thiểu những nhược điểm của hai phương pháp Laspeyres và phương pháp Paascher. Phương pháp tính này có phức tạp nhưng với những tổng thể có sự biến thiên của các phần tử là không đồng đều hay phương sai ở mức cao thì đây là phương pháp tính hữu hiệu nhất.
Ưu nhược điểm của từng loại quyền số
Từ khi ra đời cho đến nay, chỉ số giá luôn hình thành và phát triển. Với
mỗi cách tính đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Với phương pháp “bình quân giản đơn” ta thấy: Cổ phiếu có thị giá càng cao thì ảnh hưởng càng lớn đến chỉ số giá. Cổ phiếu có thị giá cao tăng 1% ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá hơn cổ phiếu có thị giá thấp cũng tăng 1%. Nó phản ánh không thật sự đầy đủ về sự biến động của thị trường. Phương pháp này chỉ áp dụng và cho kết quả đúng khi tổng thể nghiên cứu là đồng đều hay phương sai nhỏ. Hiện nay trên thế giới, các chỉ số DowJones ( Mỹ) , Nikkei 225 (Nhật), chỉ số tổng hợp MIB ( Italia) áp dụng phương pháp tính này.
Với phương pháp “bình quân gia quyền giá trị” cho thấy các công ty lớn sẽ có tầm ảnh hưởng lớn. Nếu cùng thị giá giao dịch, công ty nào có khối lượng niêm yết lớn hơn sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến chỉ số giá. Có những loại cổ phiếu giao dịch ít do khối lượng niêm yết lớn => ảnh hưởng đến chỉ số giá.
Với phương pháp chỉ số giá bình quân Laspeyers, đây là phương pháp tính với quyền số là “khối lượng thời kỳ gốc” => nó không phản ánh được sự biến động liên tục của thị trường. Đây là phương pháp mà FAZ, DAX của Đức sử dụng để tính toán.
Phương pháp chỉ số giá bình quân Passchers, đây là phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu thông dụng và được áp dung nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Với quyền số là “khối lượng thời kỳ tính toán” nó đã phản ánh tương đối đầy đủ và liên tục về sự biến động của các phần tử trong giỏ tính toán. Các chỉ số S&P 500 (Mỹ) KOSPI (Hàn Quốc), TOPIX ( Nhật) , CAC ( Pháp) , Hangseng( Hồng Kông), FT-SE ( Anh) ,…đã và đang áp dụng phương pháp này trong tính toán và dự báo.
Phương pháp tính chỉ số VN-Index trên TTCK Việt Nam
Chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-Index là chỉ số phản
ánh mức giá trên thị trường chứng khoán trong một ngày cụ thể so sánh với mức giá tại thời điểm gốc.
VN-Index là chỉ số giá tổng hợp được tính theo phương pháp gia quyền tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố. Hồ Chí Minh.( Phương pháp Passcher).
VN-Index có ngày gốc là 28 tháng 07 năm 2000 với giá trị 100 điểm.
Tổng giá trị thị trường hiện tại
VN-Index = -------------------------------------* 100
Tổng giá trị thị trường gốc
CMV
VN-Index = ---------* 100 (1.6)
BMV
Nguyên nhân gây ra tính không liên tục trong quá trình tính toán chỉ số giá chứng khoán.
Với bất kỳ phương pháp tính toán chỉ số giá chứng khóan nào cũng phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Chỉ số giá phản ánh đúng biến động của giá.
Biến động của chỉ số giá không bị ảnh hưởng bởi biến động của các yếu tố khác (ngoài giá ).
Trong quá trình hình thành và phát triển, các công ty có cổ phiếu niêm yết trên các trung tâm giao dich chứng khoán luôn ngày càng phát triển hoặc diệt vong. Ngày 28 tháng 07 năm 2000 đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời gian đó chỉ có duy nhất 2 cổ phiếu niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh là REE và SAM. Không lâu sau vào ngày 4 tháng 8 năm 2000 đã có thêm 2 cổ phiếu TMS và HAP tham gia niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Và hiện nay, trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã có tổng cộng là 35 loại cổ phiếu được niêm yết. Việc thêm ( hay bớt) cổ phiếu khỏi rổ đại diện đều ảnh hưởng đến việc tính toán chỉ số giá chứng khoán. Và để phản ánh chính xác sự biến động của chỉ số giá VN-Index, ta phải điều chỉnh lại “hệ số chia” cho phù hợp.
Bên cạnh ảnh hưởng của việc thêm ( bớt) cổ phiếu khỏi rổ đại diện, việc tách ( gộp) hay thay thế cổ phiếu cũng ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán nói chung. Việc tách cổ phiếu rõ ràng nhằm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu đó bằng việc tách 1 cổ phiếu thành 2 hay 3 cổ phiếu. Chính việc này làm giá trị cổ phiếu giảm.
Giả sử cổ phiếu A có giá bán 90.000đ/cp, khối lượng niêm yết 100.000 cp.Do công ty làm ăn tốt, cổ phiếu sẽ tăng giá trong tương lai, công ty quyết định tách 1 cổ phiếu thành 3 cổ phiếu. Lúc này giá 1 cổ phiếu sẽ là 30.000đ/cp.
Nếu theo phương pháp bình quân giản đơn, do đã không quan tâm đến quyền số giá cả. Vì vậy khi tính toán sẽ làm chỉ số giá giảm một cách rõ rệt. Điều này là không chính xác. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp bình quân gia quyền có trọng số thì ta sẽ khắc phục được nhược điểm này.
Bên cạnh hai nguyên nhân trên, việc công ty quyết định trả cổ tức bằng tiền, bằng quyền mua cổ phiếu cho các cổ đông. Việc thưởng cổ phiếu cho cổ đông, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn…v.v.. sẽ có ảnh hưởng đến tính toán chỉ số giá VN-Index. Để khắc phục những hậu quả này, ta phải tiến hành điều chỉnh lại “hệ số chia”. Trong từng trường hợp cụ thể sẽ được trình bày cụ thể trong phần sau của bài viết.
Kỹ thuật trừ khử tính không liên tục trong quá trình tính toán chỉ số giá chứng khoán.
Như đã trình bày ở phần (1.5), ta thấy có rất nhiều yếu tố gây nên tính
Tổng giá trị trước khi thay đổi Tổng giá trị sau khi thay đổi
----------------------------------- = ------------------------------------
Hệ số chia cũ Hệ số chia mới
không liên tục trong quá trình tính toán chỉ số giá VN-Index. Trong từng trường hợp cụ thể ta phải tìm phương pháp toán học để tính lại “hệ số chia” nhằm duy trì tính liên tục của chỉ số gía VN-Index.
(1.7)
Bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện
Trên thế giới, việc bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện không phải là không có. Ví dụ như chỉ số DowJones dựa trên 65 cổ phiếu mạnh nhất. Từ khi ra đời cho đến nay rất nhiều cổ phiếu đã vào rồi lại bị loại ra khỏi rổ đại diện. Ngay cả như IBM, một công ty máy tính rất mạnh cũng đã có lần bị loại ra khỏi rổ đại diện do không đủ tiêu chuẩn đứng trong Top 65. Duy nhất chỉ có cổ phiếu của ngành điện lực của Mỹ là tồn tại trong giỏ tính toán từ khi ra đời chỉ số DJIA cho đến nay.
Việc bị loại ra khỏi rổ đại diện có thể do: doanh nghiệp đang lụi bại, vai trò, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường bị giảm sút. Chính việc loại cổ phiếu “không đủ mạnh” ra khỏi rổ đại diện cũng tạo ra tính không liên tục do ta không có “chuẩn ” để so sánh giữa các thời kỳ.
Ở Việt Nam, do chưa có quá nhiều cổ phiếu của các công ty niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh nên rổ đại diện để tính chỉ số giá chứng khoán là tất cả các cổ phiếu của các công ty niêm yết. Do vậy, không có trường hợp cổ phiếu bị loại ra khỏi rổ đại diện. Tuy nhiên, trên thế giới đã xây dựng cách tính toán và hiệu chỉnh cho trường hợp này như sau:
- Trên thị trường có các cổ phiếu : X1 , X2 ,….,Xn
- Giá giao dịch ngày (t) là : P1 , P2 ,…., Pn
- Số chứng khoán niêm yết là : Q1, Q2,….., Qn
- Hệ số chia ngày ( t) là : Go
- Giả sử ngày (t+1) ta bớt cổ phiếu (j) và (k) với j,k(1,2,3,…,n) ra khỏi rổ đại diện.
Trong trường hợp này để đảm bảo tính liên tục, ta phải tính lại hệ số chia theo công thức sau:
(1.8)
Ta có :
Hệ số chia mới là Gm
Ví dụ minh họa :
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
01/01/2006
A
30
100
3000
B
45
120
5400
C
50
200
10000
Tổng cộng
18400
Theo công thức (1.6) ta có :
Chỉ số VN-Index = (điểm)
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
03/01/2006
A
35
100
3500
B
40
120
4800
C
55
180
9900
Tổng cộng
18200
Theo công thức (1.6) ta có:
Chỉ số VN-Index = (điểm )
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
04/01/2006
A
35
100
3500
B
40
120
4800
Tổng cộng
8300
Theo công thức (1.8) ta có:
Chỉ số VN-Index = ( điểm )
Bằng việc điều chỉnh lại hệ số chia, ta có được kết quả của chỉ số giá
VN-Index của ngày 04/01 không khác ngày 03/01 trước đó. Ở đây ta giả định giá và lượng của 2 cổ phiếu A và B ở hai ngày 03/01 và 04/01 là không thay đổi để thấy rõ việc điều chỉnh hệ số chia. Trong thực tế, giá của A và B có thể thay đổi và việc tính lại hệ số chia vẫn áp dụng công thức (1.7)
Ta sẽ lấy số liệu theo ví dụ trên để minh họa cho các trường hợp sau.
Thêm cổ phiếu vào rổ đại diện
Thay vì loại bớt một cổ phiếu ra khỏi rổ đại diện, ta thêm cổ phiếu vào rổ đại diện để tính toán.
- Trên thị trường có các cổ phiếu : X1 , X2 ,….,Xn
- Giá giao dịch ngày (t) là : P1 , P2 ,…., Pn
- Số chứng khoán niêm yết là : Q1, Q2,….., Qn
- Hệ số chia ngày ( t) là : Go
- Giả sử ngày (t+1) ta thêm cổ phiếu (j) và (k) với j,k là các số nguyên vào rổ đại diện.
Trong trường hợp này để đảm bảo tính liên tục, ta phải tính lại hệ số chia theo công thức sau:
(1.9)
Ta có :
Hệ số chia mới là Gm
Ví dụ minh họa:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
04/01/2006
A
35
100
3500
B
40
120
4800
Tổng cộng
8300
Chỉ số VN-Index = ( điểm )
Ngày 05/01 thêm cổ phiếu (D)
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
05/01/2006
A
40
100
4000
B
45
120
5400
D
70
180
12600
Tổng cộng
22000
Theo 1.9 ta có:
Chỉ số VN-Index = ( điểm )
Trong trường hợp này, chỉ số giá VN-Index tăng lên 112.02 điểm không phải là do thêm cp (D). Bởi vì khi thêm cổ phiếu D, ta đã tiến hành điều chỉnh lại hệ số chia (Gm=19639 thay vì 8391.21). Ở đây, chỉ số giá VN-Index tăng lên là do bản thân 2 cổ phiếu A và B cùng tăng thị giá.
Thay cổ phiếu trong rổ đại diện
Chúng ta đều biết chỉ số giá S&P 500 đại diện cho 500 cổ phiếu mạnh và uy tín nhất. Khi nào cổ phiếu không “đủ mạnh” sẽ bị thay thế bằng một cổ phiếu khác “xứng đáng hơn”, đại diện tốt hơn cho thị trường đó. Chính vì vậy, ta cùng xem xét trường hợp thay cổ phiếu trong rổ đại diện.
- Trên thị trường có các cổ phiếu : X1 , X2 ,….,Xn
- Giá giao dịch ngày (t) là : P1 , P2 ,…., Pn
- Số chứng khoán niêm yết là : Q1, Q2,….., Qn
- Hệ số chia ngày ( t) là : Go
- Giả sử ngày (t+1) ta thay thế 2 cổ phiếu (m) và (h) bởi 2 cổ phiếu (j) và (k) với j,k,m,h là các số nguyên; m,h (1,2,3,…,n)
Ta có : (1.10)
Hệ số chia mới là Gm
Ví dụ minh họa:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
05/01/2006
A
40
100
4000
B
45
120
5400
D
70
180
12600
Tổng cộng
22000
Chỉ số VN-Index = ( điểm )
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
06/01/2006
B
45
120
5400
E
80
100
8000
F
30
20
600
Tổng cộng
14000
Vào ngày 06/01 có 2 cổ phiếu (A) và (D) bị loại khỏi rổ đại diện, đồng thời 2 cổ phiếu (E) và (F) được đưa vào rổ đại diện thay thế.
Theo 1.10 ta có:
Chỉ số VN-Index = ( điểm )
Trong trường hợp thay thế 2 cổ phiếu (A) và (D) bằng 2 cổ phiếu (E) và (F) cùng với giả định giá và lượng của cổ phiếu (B) không thay đổi ở ngày 06/01 so với ngày 05/01. Kết quả cho thấy, với việc điều chỉnh hệ số chia nhằm đảm bảo tính liên tục, chỉ số giá VN-Index vẫn là 112.02 điểm.
Tách cổ phiếu trong rổ đại diện
Khi giá cổ phiếu của một công ty trở nên “đắt đỏ” hơn do công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuận tăng dần qua các năm. Nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Công ty quyết định tách cổ phiếu, “1 ăn 2” hoặc “1 ăn 3”. Với việc tách cổ phiếu như thế này, một mặt tăng khả năng thanh khoản cho cổ phiếu, mặt khác với kỳ vọng công ty tiếp tục làm ăn phát triển, trong tương lai giá cổ phiếu đó sẽ có xu thế tiếp tục tăng trở lại.
Trong trường hợp này, nếu ta để ý đến phương pháp tính “bình quân giản đơn” của DJIA sẽ thấy được một điều rất quan trọng đó là hệ số chia ngày càng bé và chỉ số giá lại mang giá trị ngày càng lớn.
Tuy nhiên, với phương pháp “bình quân gia quyền có trọng số” thì việc tách cổ phiếu sẽ không ảnh hưởng đến hệ số chia.
- Trên thị trường có các cổ phiếu : X1 , X2 ,….,Xn
- Giá giao dịch ngày (t) là : P1 , P2 ,…., Pn
- Số chứng khoán niêm yết là : Q1, Q2,….., Qn
- Hệ số chia ngày ( t) là : Go
- Giả sử ngày (t +1) một cổ phiếu (j) tách thành (s) cổ phiếu, j,s
Khi đó ta có công thức tính hệ số chia mới Gm như sau:
(1.11)
Ví dụ minh họa:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
06/01/2006
B
45
120
5400
E
80
100
8000
F
30
20
600
Tổng cộng
14000
Đến ngày 07/01 cổ phiếu (E) tách làm 2 cổ phiếu.
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
07/01/2006
B
45
120
5400
E
40
200
8000
F
30
20
600
Tổng cộng
14000
Theo công thức (1.11) ta có: Gm = Go = và chỉ số giá VN-
Index = 112.02 điểm (giả định các cổ phiếu (B) và (F) không có sự thay đổi cả về khối lượng và thị giá trong ngày 07/01 so với ngày 06/01 trước đó.
Với phương pháp tính bình quân gia quyền có trọng số, ta không cần
điều chỉnh lại “hệ số chia” trong trường hợp này do số cổ phiếu tăng thêm bao nhiêu lần thì thị giá của 1 cổ phiếu đó cũng giảm đi tương ứng từng ấy lần.
Gộp cổ phiếu trong rổ đại diện.
Trường hợp này thực tế ít khi xảy ra. Nhưng với công cụ và phương pháp không có gì khác. Ta cùng xem xét để điều chỉnh lại hệ số chia.
- Trên thị trường có các cổ phiếu : X1 , X2 ,….,Xn
- Giá giao dịch ngày (t) là : P1 , P2 ,…., Pn
- Số chứng khoán niêm yết là : Q1, Q2,….., Qn
- Hệ số chia ngày ( t) là : Go
- Giả sử ngày (t +1) cổ phiếu (j) gộp (s) cổ phiếu thành 1 cổ phiếu, trong đó j,s ( số nguyên).
Khi đó ta có công thức tính hệ số chia mới Gm như sau:
(1.12)
Ví dụ minh họa:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
07/01/2006
B
45
120
5400
E
40
200
8000
F
30
20
600
Tổng cộng
14000
Chỉ số VN-Index = 112.02 điểm.
Đến ngày 08/01, cứ 3 cổ phiếu (B) gộp thành 1 cổ phiếu.Ta có :
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
08/01/2006
B
135
40
5400
E
40
200
8000
F
30
20
600
Tổng cộng
14000
Theo kết quả tính toán bảng trên, với giả định yếu tố gộp 3 cổ phiếu (B) thành 1 cổ phiếu, ngoài ra không có một sự thay đổi nào khác, ta có hệ số chia mới Gm = Go = và chỉ số giá VN-Index = 112.02 đỉểm. Với phương pháp trung bình gia quyền trọng số khối lượng thì sự giảm của khối lượng cổ phiếu do “gộp” được cân bằng bởi sự tăng thị giá tương ứng. Trong trường hợp này, ta không cần điều chỉnh lại hệ số chia trong quá trình tính toán.
Cổ phiếu giao dịch trong ngày không hưởng cổ tức.
Các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu bên cạnh mục đích kiếm lời trong ngắn
hạn nhờ việc buôn bán hưởng chênh lệch giá cổ phiếu thì còn mục đích khác, quan trọng hơn, ý nghĩa hơn đó là kỳ vọng vào công ty niêm yết làm ăn phát đạt để được nhận cổ tức.
Sau mỗi kỳ hoạt động ( 6 tháng hoặc 1 năm) công ty cổ phần sẽ có thông báo về việc trả cổ tức. Họ sẽ thông báo lượng trả cổ tức cũng như ngày đăng ký danh sách cuối cùng nhận cổ tức.
Với phương thức thanh toán T+3, thì các ngày giao dịch (T-1) và (T-2) là các ngày cổ phiếu giao dịch không được nhận cổ tức. Tại những ngày đó thì giá trị cổ phiếu giảm đi một lượng đúng bằng giá trị cổ tức phát cho cổ đông.
Chúng ta cần chú ý rằng, ở đây là việc giảm “giá trị” của cổ phiếu chứ không phải là việc giảm “giá” của cổ phiếu đó. Vì vậy, nếu ta không tiến hành điều chỉnh hệ số chia sẽ dẫn đến sự sai lệch trong tính toán chỉ số giá.
- Trên thị trường có các cổ phiếu : X1 , X2 ,….,Xn
- Giá giao dịch ngày (t) là : P1 , P2 ,…., Pn
- Số chứng khoán niêm yết là : Q1, Q2,….., Qn
- Hệ số chia ngày ( t) là : Go
- Giả sử ngày (t-1) và (t-2) là những ngày cổ phiếu (j) và cổ phiếu (k) giao dịch không hưởng cổ tức, cổ phiếu (j) trả (z) đồng/cổ phiếu
cổ phiếu (k) trả (s) đồng/cổ phiếu
Khi đó ta có công thức tính hệ số chia mới Gm như sau:
(1.13)
Ta có :
Ví dụ minh họa:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
08/01/2006
B
135
40
5400
E
40
200
8000
F
30
20
600
Tổng cộng
14000
Hệ số chia là và chỉ số giá VN-Index = 112.02 đỉểm.
Công ty phát hành cổ phiếu (E) thông báo rằng ngày 16/01 công ty tiến hành trả cổ tức là 4đ/cổ phiếu. Với thông tin này các cổ đông của công ty sẽ đăng ký danh sách nhận cổ tức. Cùng với nó, những ngày 14/01 và 15/01 là những ngày cổ phiếu (E) giao dịch mà không được nhận cổ tức ( Phương thức thanh toán T+3).
Để đảm bảo tính liên tục trong quá trình tính toán chỉ số giá VN-Index, ta phải tiến hành điều chỉnh hệ số chia.
Tại ngày 14/01
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
14/01/2006
B
135
40
5400
E
36
200
7200
F
30
20
600
Tổng cộng
13200
Theo công thức (1.13) ta có:
Chỉ số VN-Index = (điểm)
Với thông tin trả cổ tức, thường tâm lý nhà đầu tư sẽ đi mua cổ phiếu với mục đích nhận được lượng tiền mà công ty đã thông báo. Theo diễn biến trên bảng giá trực tuyến ta sẽ thấy giá cổ phiếu (E) giảm một lượng đúng bằng (4đ) trong khoảng T+3. Tuy nhiên, một lần nữa cần nhắc lại rằng: Đây không phải là việc “giảm giá” cổ phiếu mà là việc giảm “giá trị ” của cổ phiếu đó. Với bất kỳ tác động nào khác tác động về giá ta cần điều chỉnh lại hệ số chia cho phù hợp và đảm bảo tính liên tục trong quá trình tính toán.
Thưởng tiền mặt cho cổ đông và thưởng cổ phiếu để tăng vốn
Đây là trường hợp công ty phát hành cổ phiếu muốn tăng vốn tự có, hội
nghị cổ đông sẽ đề nghị vừa phát thưởng bằng tiền, vừa phát thưởng bằng cổ phiếu( với điều kiện công ty được quyền phát hành cổ phiếu nhưng chưa phát hành).
Việc xuất hiện thông tin trên làm cho giá trị của bản thân cổ phiếu trong ngày giao dịch bị giảm đi, ảnh hưởng đến sự liên tục trong quá trình tính toán.
Lúc này, giá tham chiếu của cổ phiếu sau khi phát thưởng sẽ là:
(*)
Trong đó: Km là : Giá tham chiếu cổ phiếu sau khi phát thưởng
Km-1 là : Giá cổ phiếu trước khi phát thưởng
T là : Thưởng tiền mặt
R là : Tỷ kệ vốn tăng do phát thưởng.
Lúc này, hệ số chia sẽ được điều chỉnh lại như sau:
- Trên thị trường có các cổ phiếu : X1 , X2 ,….,Xn
- Giá giao dịch ngày (t) là : P1 , P2 ,…., Pn
- Số chứng khoán niêm yết là : Q1, Q2,….., Qn
- Hệ số chia ngày ( t) là : Go
- Giả sử ngày (t+1)công ty tiến hành phát thưởng bằng tiền mặt (cổ phiếu) đối với cổ phiếu (j ) để tăng R% vốn tự có.
Ta có: (1.14)
Ví dụ minh họa:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
17/01/2._.006
B
135
40
5400
E
36
200
7200
F
30
20
600
Tổng cộng
13200
Ngày 18 công ty phát hành cổ phiếu (F) phát thưởng bằng tiền mặt 5đ/cp và phát thưởng cổ phiếu để tăng 20% vốn tự có.
Lúc này hệ số chia được điều chỉnh lại như sau:
Giá tham chiếu ngày (t+1 ) của cổ phiếu (F) là : Pf+1
Theo (*) ta có:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
18/01/2006
B
135
40
5400
E
36
200
7200
F
20.83
20
416.6
Tổng cộng
13016.6
Theo công thức (1.14) ta có:
Chỉ số VN-Index =
Chỉ số VN-Index là 112.02 điểm, giả định các nhân tố khác không thay đổi.
Phát hành chứng quyền để tăng vốn
Bên cạnh việc thưởng tiền mặt và cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của
công ty, doanh nghiệp niêm yết còn có thể huy động vốn cho công ty bằng hình thức “phát hành giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu” hay còn gọi là “chứng quyền” cho các cổ đông của công ty. Với mục tiêu là huy động vốn từ nội lực và bảo vệ quyền lợi sở hữu cổ phần cho các cổ đông hiện hữu của công ty. Công ty bảo đảm bán cho người sở hữu chứng quyền sẽ được quyền mua cổ phiếu của công ty trong đợt phát hành cổ phiếu tới.
Thông thường đợt mua cổ phiếu này diễn ra trong thời gian ngắn từ 2 đến 4 tuần và với giá thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành.Việc phát hành chứng quyền sẽ làm cho giá thị trường của cổ phiếu giảm do việc “pha loãng” quyền cổ đông hiện hữu. Ta sẽ nghiên cứu công thức giá tham chiếu trong trường hợp này như sau:
(**)
Trong đó Km là : Giá tham chiếu cổ phiếu sau khi phát hành chứng quyền
Km-1 là: Giá cổ phiếu trước khi phát hành chứng quyền
R là: Tỷ lệ vốn tăng
H là : Giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ chứng quyền.
Lúc này ta tiến hành điều chỉnh hệ số chia như sau:
- Trên thị trường có các cổ phiếu : X1 , X2 ,….,Xn
- Giá giao dịch ngày (t) là : P1 , P2 ,…., Pn
- Số chứng khoán niêm yết là : Q1, Q2,….., Qn
- Hệ số chia ngày ( t) là : Go
- Giả sử ngày (t+1)công ty tiến hành phát chứng quyền đối với cổ đông sở hữu cổ phiếu (j ) với giá bán (H)< Pj để tăng R% vốn tự có.
Ta có: (1.15)
Ví dụ minh họa:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
19/01/2006
B
135
40
5400
E
36
200
7200
F
20.83
20
416.6
Tổng cộng
13016.6
Ngày 20/01 công ty niêm yết cổ phiếu (E) phát hành chứng quyền để tăng vốn tự có. Với giá cổ phiếu dự kiến sẽ bán cho người nắm giữ chứng quyền là 1 cổ phiếu là 30đ/cp.Mức tăng vốn dự kiến do bán chứng quyền là 20%.
Giá tham chiếu ngày (t+1 ) của cổ phiếu (E) là : PE+1
Theo (*) ta có:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
20/01/2006
B
135
40
5400
E
35
200
7000
F
20.83
20
416.6
Tổng cộng
12816.6
Theo công thức (1.15) ta có:
Chỉ số VN-Index=
Chỉ số VN-Index vẫn là 112.02 điểm, với giả định các nhân tố khác không thay đổi.
Phát hành thêm cổ phiếu đang niêm yết.
Đây là trường hợp công ty niêm yết muốn phát hành thêm cổ phiếu mới
ra công chúng nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất.
Trong trường hợp này, mặc dù tại thời điểm chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới công ty đã được cấp phép và cũng được kỳ vọng vào khả năng sinh lời trong tương lai. Tuy nhiên, các cổ đông cũ nhận thấy quyền lợi của mình tại công ty tự nhiên bị “san sẻ”, một cái bánh đã bị chia thành nhiều phần hơn. Với tâm lý đó đã làm cho giá trị cổ phiếu của công ty bị giảm sút.
Trường hợp này cũng cho thấy sự giảm “giá trị” của cổ phiếu chứ không phải là sự “giảm giá”. Để đảm bảo tính liên tục, ta điều chỉnh lại “hệ số chia”.
Ta sẽ nghiên cứu công thức giá tham chiếu trong trường hợp này như sau:
(***)
Trong đó Km là : Giá tham chiếu cổ phiếu sau khi phát hành thêm cp mới
Pj là: Giá cổ phiếu hiện hành.
Pk là: Giá bán cổ phiếu sẽ phát hành thêm
Qj là : Số lượng cổ phiếu đang niêm yết.
Qk là : Số lượng cổ phiếu phát hành thêm
Lúc này ta tiến hành điều chỉnh hệ số chia như sau:
- Trên thị trường có các cổ phiếu : X1 , X2 ,….,Xn
- Giá giao dịch ngày (t) là : P1 , P2 ,…., Pn
- Số chứng khoán niêm yết là : Q1, Q2,….., Qn
- Hệ số chia ngày ( t) là : Go
- Giả sử ngày (t+1)công ty tiến hành phát hành thêm cổ phiếu (j ) một lượng là Qk với giá Pk < Pj hiện hành
Ta có: (1.16)
Ví dụ minh họa:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
20/01/2006
B
135
40
5400
E
35
200
7000
F
20.83
20
416.6
Tổng cộng
12816.6
Ngày 21/01 công ty niêm yết cổ phiếu (B) quyết định phát hành thêm 60 cổ phiếu mới, với giá 120đ/cp. Theo (***) ta có công thức tính giá tham chiếu sau đây:
Ngày
Cổ phiếu
Thị giá
Khối lượng
Giá trị
21/01/2006
B
126
100
12600
E
35
200
7000
F
20.83
20
416.6
Tổng cộng
20016.6
Theo công thức (1.16) ta có:
Chỉ số VN-Index=
Chỉ số VN-Index vẫn là 112.02 điểm, với giả định các nhân tố khác không thay đổi. Việc phát hành thêm cổ phiếu có thể được các công ty niêm yết sử dụng với mục đích tăng vốn nhờ bán cho các đối tác chiến lược.
Có thể nói, trong quá trình tính toán chỉ số giá chứng khoán có rất nhiều yếu tố gây nên tính không liên tục của chỉ số giá. Có thể do thêm (bớt ) cổ phiếu vào rổ đại diện; có thể do tách (gộp ) cổ phiếu trong rổ đại diện; có thể do việc công ty niêm yết tiến hành trả cổ tức, thưởng tiền mặt, phát hành chứng quyền, phát hành thêm cổ phiếu đang có trong rổ đại diện..v.v..
Để đảm bảo tính liên tục trong quá trình tính toán ta phải loại bỏ những ảnh hưởng này trong quá trình tính toán. Đảm bảo điều kiện:
Chỉ số giá phản ánh đúng biến động của giá.
Biến động của chỉ số không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nên biến động về mặt giá trị.
Kỹ thuật loại trừ các ảnh hưởng đó dựa theo quy tắc “tam suất”
Tổng giá trị trước khi thay đổi Tổng giá trị sau khi thay đổi
----------------------------------- = ------------------------------------
Hệ số chia cũ Hệ số chia mới
Trên đây là những phương pháp tính chỉ số giá chứng khoá, các yếu tố gây nên tính không liên tục trong quá trình tính chỉ số giá và các biện pháp trừ khử các yếu tố đó. Nhưng lợi suất chỉ số giá VN-Index có phân bố như thế nào, dao động ra sao, liệu kết quả ở thời kỳ (T) có phụ thuộc vào các thời kỳ trễ…Vấn đề này sẽ được giải đáp trong phần 2 của bài viết.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHUỖI LỢI SUẤT CỦA CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN- INDEX
Trong phần 1 của bài viết, chúng ta đã biết đến những vấn đề cơ bản của chỉ số giá chứng khoán nói chung và chỉ số giá VN-Index nói riêng. Ở phần 2 này, ta sẽ đi sâu nghiên cứu và làm rõ chuỗi lợi suất VN-Index ( R)có phân bố như thế nào, chuỗi (R) có phải là chuỗi dừng hay không, mô hình ARIMA,… Với sự hỗ trợ của phần mềm EVIEWS ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.
Số liệu quan sát gồm 1272 quan sát từ 28/07/2000 đến 25/04/2006.
Đồ thị hàm mật độ và các thống kê mô tả
Với đồ thị trên ta có được những thống kê mô tả cơ bản của chuỗi lợi suất R của chỉ số giá VN-Index.
- Giá trị trung bình : 0.001235
- Giá trị trung vị : 0.000131
- Giá trị lớn nhất : 0.066561
- Giá trị nhỏ nhất :-0.207128
- Độ lệc chuẩn : 0.016682
- Hệ số bất đối xứng : -1.899129
- Hệ số nhọn : 26.49276
- Thống kê Jaque-Bera có giá trị bằng 29992.24 với P_value 0<0.05
=> Bác bỏ giả thiết chuỗi R có phân phối chuẩn.
Biểu đồ chuỗi chỉ số giá chứng khoán VN-Index
Nhìn vào đồ thị ta thấy, trong từng thời kỳ cụ thể chuỗi chỉ số giá VN-Index có những xu thế nhất định. Có những lúc lên đến đỉnh điểm như ngày 25/06/2001 chỉ số VN-Index lên đến 571.04 điểm. Gần đây vào ngày 25/04/2006 chỉ số giá VN-Index đạt mức kỷ lục 632.69 điểm.
Biểu đồ chuỗi lợi suất chỉ số giá chứng khoán R
Theo biểu đồ trên ta thấy, lợi suất R của các thời kỳ dao động trong khoảng . Ở thời kỳ đầu các dao động có mạnh hơn nhưng về sau các dao động là khá đồng đều. Do việc quy định biên độ dao động giá chứng khoán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng đã hạn chế phần nào sự biến động thật của chuỗi lợi suất ( R). Sự biến thiên theo thời gian của R tương đối ổn định cho ta cái nhìn trực quan rằng chuỗi R của chỉ số giá VN-Index là một chuỗi dừng.
Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test )
Theo kết quả kiểm định Unit Root Test, ta thấy:
çtqsç = 21.92972 > çt0.1ç = 3.4383
çtqsç = 21.92972 > çt0.05ç = 2.8643
çtqsç = 21.92972 > çt0.01ç = 2.5682
Theo tiêu chuẩn Dickey- Fuller chuỗi lợi suất R là chuỗi dừng.
Vậy chuỗi R là chuỗi dừng với giá trị tới hạn là 1%, 5% và 10 %.
Lược đồ tương quan và mô hình ARIMA của chuỗi R
Từ kết quả của lược đồ tương quan trên ta thấy, sự thay đổi của lợi suất R có phụ thuộc vào các phiên trước đó. Từ lược đồ cho thấy, 11 =0.304 0 (P_value =0<0.05). Từ k = 2 trở đi các kk giảm dần và luôn nằm trong khoảng 95% hay hệ số tương quan của các trễ xấp xỉ 0. Lại có 114 =0.1530 (P_value =0<0.05) .
Với k ta thấy 1, 5, 6, 15 0 (P_value =0<0.05), sau đó là giảm dần. Như vậy mô hình trung bình trượt đồng liên kết tự hồi quy ARIMA đối với chuỗi R có thể có p=1,14 và q=1,5,6.
Ước lượng mô hình ARIMA
v Mô hình AR(14) có hệ số chặn.
v Mô hình MA(1) có hệ số chặn.
v Mô hình AR(1) có hệ số chặn.
v Mô hình AR(1) AR(14) có hệ số chặn.
Theo kết quả ước lượng trên cho thấy, hệ số chặn C có giá trị thống kê t = 0.969701 với giá trị P_value = 0.3324 > 0.05. Điều này cho ta cơ sở chấp nhận gỉa thiết Ho. Hay hệ số C không có ý nghĩa về mặt thống kê.
v Mô hình AR(1) AR(14) không có hệ số chặn.
Lược đồ tương quan của phần dư
Theo lược đồ trên ta thấy còn có , điều này cho thấy phần dư Resid không phải là một chuỗi dừng => phần dư của mô hình ARIMA chưa là nhiễu trắng . Mô hình ARIMA với hai biến AR(1) và AR(14) chưa là mô hình tốt.
v Mô hình AR(1) MA(6) có hệ số chặn.
Sau khi tiến hành ước lượng các mô hình AR(14), MA(1), AR(1) ta nhận thấy mô hình AR(1) và MA(6) có biến trế AR(1) và MA(6) giải thích được nhiều nhất sự thay đổi của biến R. Theo 2 tiêu chuẩn Akaike, Schwarz ta nhận thấy ở mô hình AR(1) và MA(6) cả hai tiêu chuẩn này đều đạt min. Do vậy, mô hình tốt hơn cả là mô hình ARIMA(1,0,6).
Theo kết quả ước lượng trên ta cũng nhận thấy hệ số chặn C trong mô hình ARIMA(1,0,6) không thực sự có ý nghĩa. Thống kê t =1.316654 với giá trị P_value =0.1882>0.05 ( mức ý nghĩa =5%). Chấp nhận giả thiết hệ số chặn = 0.
v Mô hình AR(1) MA(6) không có hệ số chặn.
Theo kết quả ước lượng mô hình ARIMA(1,0,6) ta thấy , lợi suất R của chỉ số giá VN-Index trong phiên giao dịch sẽ phụ thuộc vào phiên trước đó. Kiểm định T về sự bằng không của hệ số biến AR(1) và MA(6) là : Hệ số của AR(1): Thống kê T = 13.31407
Giá trị P_value = 0 <0.05
Hệ số của MA(1): Thống kê T = 6.859025
Giá trị P_value = 0 <0.05
Giả thiết hệ số biến AR(1) =MA(6) = 0 bị bác bỏ.
Kiểm định ADF đối với phần dư
Lược đồ tương quan của phần dư
Theo lược đồ tương quan và kiểm định ADF đối với phần dư, ta nhận thấy, tất cả các và đều nằm trong khoảng tin cậy 95% và phần dư Resid là một chuỗi dừng => phần dư của mô hình ARIMA(1,0,6) là nhiễu trắng . Mô hình ARIMA(1,0,6) là mô hình tốt.
Ta có mô hình ARIMA(1,0,6) cho chuỗi lợi suất R như sau:
Do ảnh hưởng đến R hiện tại bao gồm cả 2 yếu tố AR và MA. Khi kết hợp 2 yếu tố này, ta có quá trình gọi là “quá trình trung bình trượt và tự hồi quy” – ARMA(1,6 ).
Sau khi có được mô hình ARIMA tốt, ta sẽ đi sâu tìm hiểu sự dao động của lợi suất, ảnh hưởng của các cú sốc âm, cú sốc dương trong quá khứ đến giá trị của R, ảnh hưởng của độ lêch chuẩn, phương sai của R đến (R )..vv.
Các câu hỏi trên sẽ được giải đáp thông qua các mô hình ARCH, GARCH, T-ARCH, E-GARCH, COMPONENT ARCH và ASYMMETRIC COMPONENT.
Đồ thị phần dư của mô hình ARMA (1,6) của R
Lược đồ tương quan bình phương các phần dư mô hình ARMA(1,6)
Theo lược đồ tương quan ta thấy tồn tại ARCH(1), ARCH(9)cho phương trình ARMA(1,6) của với chuỗi lợi suất R. Tuy nhiên, khi kết hợp thêm 2 tiêu chuẩn Akaike, Schwarz cùng với tính đơn giản của mô hình ta thấy mô hình ARCH(1) là tốt hơn cả. Với nằm ngoài khoảng tin cậy 95% Từ k các giảm dần và nằm trong khoảng tin cậy 95%.
Ước lượng sự biến động của lợi suất R mô hình ARCH
v Ước lượng mô hình ARCH(1)
Theo kết quả ước lượng trên cho thấy sự thay đổi của R chịu ảnh hưởng dương của độ biến động của lợi suất chỉ số giá VN-Index. Hệ số của ARCH(1) là dương thực sự. P_value của kiểm định bằng 0 Bác bỏ giả thiết hệ số của ARCH(1) =0 hay hệ số của ARCH(1) một cách có ý nghĩa thống kê.
v Lược đồ tương quan của bình phương các phần dư mô hình ARCH(1)
Từ kết quả trên ta thấy, phần dư của mô hình ARCH(1) của ARMA(1,6) là một nhiễu trắng. Do đó, giả thiết được thỏa mãn do là một nhiễu trắng.
v Kiểm định ARCH
Kết quả bảng trên cho thấy, không còn tồn tại ARCH cho mô hình ARCH(1).
Gọi là hệ số của STD_RESID^2(-1)
Theo kiểm định Ho : = 0
H1 : 0
Kiểm định F có Pvalue = 0.777111 > 0.05
Kiểm định2 có Pvalue = 0.776901 > 0.05
Kiểm định T có Pvalue = 0.7771 > 0.05
Hệ số = 0 một cách có ý nghĩa. Mô hình ARCH(1) là một mô hình tốt.
Ước lượng sự biến động của lợi suất R mô hình GARCH
v Mô hình GARCH(r, m)
v Mô hình GARCH(1,1)
Theo ước lượng trên, ta có các hệ số của ARCH(1) và GARCH(1) là khác không một cách có ý nghĩa do thống kê z cho kết quả
Hệ số ARCH(1):z =16.51171 với P_value =0<0.05
Hệ số GARCH(1):z =52.53641 với P_value =0<0.05
Nên giả thiết hệ số của ARCH(1) và GARCH(1) = 0 bị bác bỏ
v Kiểm định WALD – TEST
Ho: C(4) + C(5) = 1
H1: C(4) + C(5) < 1
Theo kết quả trên, kiểm định cho biết:
P_value của kiểm định F = 0.000011< 0.05
P_value của kiểm định χ2= 0.000010< 0.05
Điều này cho thấy chuỗi R hội tụ nhanh. Hay ảnh hưởng của những cú sốc đến R là nhanh kết thúc, không kéo dài.
v Lược đồ tương quan của bình phương các phần dư mô hình GARCH(1,1)
Với lược đồ trên ta thấy phần dư của mô hình GARCH(1,1)của chuỗi lợi suất R là nhiễu trắng do các đều nằm trong khoảng tin cậy 95%. Điều này cho ta kết luận giả thiết được thỏa mãn do là nhiễu trắng.
v Kiểm định ARCH cho mô hình GARCH(1,1)
Theo kiểm định ARCH trên ta thấy:
Gọi là hệ số của STD_RESID^2(-1)
Theo kiểm định Ho : = 0
H1 : 0
Kiểm định F có Pvalue = 0.015833 < 0.05
Kiểm định2 có Pvalue = 0.015830 < 0.05
Kiểm định T có Pvalue = 0.0158 <0.05
Hệ số 0 một cách có ý nghĩa. Mô hình GARCH(1,1) là một mô hình chưa tốt. Vẫn tồn tại một mô hình ARCH cho mô hình GARCH(1,1) Ta phải tìm mô hình Garch khác.
v Mô hình GARCH(1,2)
Theo ước lượng trên, ta có các hệ số của ARCH(1) và GARCH(1), GARCH(1) là khác không một cách có ý nghĩa do thống kê z cho kết quả
Hệ số ARCH(1) :z =15.05580 với P_value =0<0.05
Hệ số GARCH(1):z =4.567870 với P_value =0<0.05
Hệ số GARCH(2):z =4.754399 với P_value =0<0.05
Nên giả thiết hệ số của ARCH(1) và GARCH(1), GARCH(2) = 0 bị bác bỏ
v Kiểm định WALD – TEST
Ho: C(5) + C(6) = 1
H1: C(5) + C(6) < 1
Theo kết quả trên, kiểm định cho biết:
P_value của kiểm định F = 0.0000 < 0.05
P_value của kiểm định χ2= 0.0000 < 0.05
Điều này cho thấy chuỗi R hội tụ nhanh. Hay ảnh hưởng của những cú sốc đến R là nhanh kết thúc, không kéo dài.
v Lược đồ tương quan của bình phương các phần dư mô hình GARCH(1,2)
Với lược đồ trên ta thấy phần dư của mô hình GARCH(1,2) của chuỗi lợi suất R là nhiễu trắng do các đều nằm trong khoảng tin cậy 95%. Điều này cho ta kết luận giả thiết được thỏa mãn do là nhiễu trắng.
v Kiểm định ARCH cho mô hình GARCH(1,2)
Theo kiểm định ARCH trên ta thấy:
Gọi là hệ số của STD_RESID^2(-1)
Theo kiểm định Ho : = 0
H1 : 0
Kiểm định F có Pvalue = 0.092688 > 0.05
Kiểm định2 có Pvalue = 0.092548 > 0.05
Kiểm định T có Pvalue = 0.0927 > 0.05
Hệ số 0 một cách có ý nghĩa. Mô hình GARCH(1,2) là một mô hình tốt. Không tồn tại một mô hình ARCH cho mô hình GARCH(1,2).
Ta có mô hình GARCH(1,2)
** Với kết quả tính toán ở trên cho ta một vài nhận định sau:
+ Lợi suất trung bình của chỉ số giá VN-Index trong một phiên có liên hệ dương với sự thay đổi trong lợi suất của phiên trước đó, do hệ số AR(1)>0 thực sự, nhưng lại có mối quan hệ âm với sự thay đổi trong 6 phiên trước đó do MA(6) <0 thực sự.
+ Mức dao động trong lợi suất R có khác nhau trong các phiên giao dịch, nó vừa phụ thuộc vào sự thay đổi của lợi suất (hệ số ARCH(1) # 0) vừa phụ thuộc vào mức độ dao động của sự thay đổi này (do hệ số của GARCH(1), GARCH(1) # 0).
Do ở đây các hệ số đều khác không, hay dương một cách có ý nghĩa nên nếu có sự thay đổi trong chỉ số giá VN-Index càng lớn thì sự dao động càng lớn, hay khi chỉ số giá VN-Index tăng( giảm) với mức độ lớn thì xu hướng này sẽ còn tác động kéo đến các thời kỳ tiếp theo.
Kiểm định hiệu ứng đòn bẩy với chuỗi lợi suất R
Như ta đã biết, mô hình ARCH và GARCH đã cho ta biết sự dao động, sự thay đổi của phụ thuộc và sự dao động và thay đổi của , . Nhưng nhược điểm của 2 mô hình trên chính là không phân biệt giữa cú sốc âm và cú sốc dương. Để phân biệt được sự tác động của các loại cú sốc. Ta sử dụng mô hình TARCH.
Ta thêm vào biến giả :
khi
khi
Phương sai trong mô hình GARCH(1,2) được hiệu chỉnh thành
Kỹ thuật này đưa ra một sự tác động bất cân đối từ những cú sốc Ut-1
nếu = 1
nếu = 0
Theo EVIEWS ta có:
Từ kết quả ƯL cho thấy, hệ số của biến (RESID<0)*ARCH(1) khác 0 (do kiểm định T đối với hệ số này có Pvalue = 0.0001<0.05) nên ta kết luận rằng ảnh hưởng của các cú sốc âm hay cú sốc dương lên lợi suất của chỉ số giá VN-Index là khác nhau hay tồn tại hiệu ứng đòn bẩy đối với lợi suất chỉ số giá VN-Index.
Phương trình ước lượng đối với R như sau :
R t = d + fRt-1 + et
Rt = 0.292771 *Rt-1 -0.015084* + et
với = 0
với = 1
Trong thực tế khi tính toán chỉ số giá VN-Index, ảnh hưởng của các cú sốc âm ( các công ty niêm yết làm ăn thua lỗ, thị trường chứng khoán đóng băng …) cũng như ảnh hưởng của các cú sốc dương( công ty tăng trưởng đều đặn, thị trường sôi động , chính phủ có khuyến khích…) thực sự có ý nghĩa đến chỉ số giá VN-Index.
Mô hình Garch M
Trong tài chính, lợi suất của một tài sản tài chính có thể phụ thuộc vào độ rủi ro của tài sản này. Bình thường rủi ro càng lớn thì lợi suất yêu cầu đối với tài sản đó càng cao. Người ta tìm cách đưa độ rủi ro vào phương trình ƯL (R)
Sử dụng EVIEWS ta có:
+ Đưa phương sai vào mô hình để ƯL (R )
Từ bảng kết quả ƯL , với thống kê Z có giá trị Pvalue = 0.3602> 0.05, cho thấy các hệ số của GARCH = 0 một cách có ý nghĩa. Hay lợi suất R của chỉ số giá không chịu ảnh hưởng bởi phương sai của bản thân chỉ số này.
+ Đưa độ lệch chuẩn vào mô hình để ƯL (R )
Từ bảng kết quả ƯL , với thống kê Z có giá trị Pvalue =0.2756 > 0.05
cho thấy các hệ số của SQR(GARCH) = 0 một cách có ý nghĩa. Hay lợi suất R của chỉ số giá không chịu ảnh hưởng bởi độ lệch chuẩn của bản thân (R ).
Mô hình cơ cấu T- Garch ( The component GARCH )
Phương sai có đều kiện trong mô hình GARCH (1,2)
chỉ ra giá trị trung bình thu được là không thay đổi theo thời gian. Bằng cách ngược lại mô hình cơ cấu cho phép trung bình nhận được ở mức biến đổi, được mô hình hoá như sau:
Trong đó:
* : chênh lệch phương sai có điều kiện với phương sai không
điều kiện tại (t). Hay sự chênh lệch giữa yếu tố ngắn hạn và yếu tố dài hạn của rủi ro.
* : phương trình mô tả về mặt dài hạn sự biến đổi của phương sai.
Thay của phương trình (2) vào phương trình (1) và thay tính thông qua , ta được mô hình:
Biến đổi như trên, việc đưa GARCH(1,2) -> GARCH(2,2) chúng ta biết được xu thế biến đổi của phương sai trong dài hạn.
Sử dụng EVIEWS:
Theo kết quả, cho thấy ý nghĩa của các hệ số trong mô hình
C : = 0 với mức ý nghĩa 5%
Q-C : = 0.991754
ARCH – GARCH: = 0.245912 (****)
ARCH- Q : = 0.221416
GARCH – Q : = 0.218546
Theo (****) ta thấy phương sai trong ngắn hạn và trong dài hạn tại thời điểm (t) là khác nhau một cách có ý nghĩa.
Mô hình cấu thành đối xứng (ASYMMETRIC COMPONENT)
= 1 nếu < 0
= 0 nếu > 0
Sử dụng EVIEWS ta có:
Kết quả cho thấy thống kê Z = 3.605504 với giá trị P_value = 0.0003 giả thiết = 0 bị bác bỏ, ảnh hưởng của cú sốc âm là thực sự có ý nghĩa thống kê.
Như vậy sau khi nghiên cứu và ước lượng các mô hình ARCH, GARCH, T-ARCH, E-GARCH, COMPONENT ARCH và ASYMMETRIC COMPONENT ta đã thu được những kết luận có ý nghĩa thực tế quan trọng, trong đó phải kể đến ba kết luận quan trong nhất đó là :
Từ kết quả ước lượng mô hình ARMA(1,6) và GARCH(1,2) cho thấy lợi suất trung bình chỉ số giá VN-Index trong một phiên có liên hệ với sự thay đổi trong lợi suất của 1 phiên trước đó ( hệ số của biến AR(1)= 0.375451 dương thực sự và hệ số biến MA(6) =0.206266 dương thật sự ). Nó cho biết R – chuỗi lợi suất của chỉ số giá VN-Index có xu thế tăng theo thời gian.
Mức dao động trong lợi suất R của chỉ số giá VN-Index có khác nhau trong các phiên, nó vừa phụ thuộc vào sự thay đổi của lợi suất (do hệ số của biến ARCH(1) =0.526262 dương thực sự) vừa phụ thuộc vào mức độ dao động của sự thay đổi này (do hệ số của biến GARCH(1)=0.312174 và GARCH(2)=0.255227 dương thực sự).
Từ kết quả ước lượng mô hình cấu thành đối xứng ở trên ta thấy hệ số của biến (RESID<0)*ARCH(1) 0 nên có thể kết luận rằng ảnh hưởng của các cú sốc âm, cú sốc dương lên lợi suất R của chỉ số giá VN-Index là khác nhau hay tồn tại hiệu ứng đòn bẩy đối với lợi suất R của chỉ số giá VN-Index.
PHẦN 3: ĐỘNG THÁI CỦA CHỈ SỐ GIÁ VN – INDEX TỪ 28/07/2000 ĐẾN 25/04/2006
Một sự kiện đáng ghi nhớ và có ý nghĩa trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội của Việt Nam trong năm 2000 đó là việc khai trương Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (TTGDCK) vào ngày 20/07/2000. Sau đó 8 ngày, ngày 28/07/2000, vào lúc 11 giờ, phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện, và được đánh giá là thành công ngoài dự kiến.
Có thể nói, đây là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu với nỗ lực nhằm đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động, tạo thêm một kênh huy động vốn hữu hiệu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Trên mỗi thị trường đều có một “chỉ số chung” đại diện cho thị trường, nó phản ánh xu thế biến động của cả thị trường đó. Trên thị trường chứng khoán, chỉ số đó có tên “Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index”.
Ở phần 1 và phần 2 của bài viết chúng ta đã nắm bắt được phương pháp tính chỉ số giá VN-Index, các biện pháp trừ khử tính không liên tục trong quá trình tính toán và những đặc điểm về bản thân chỉ số giá VN-Index. Ở phần 3 này ta sẽ xem xét động thái của chỉ số giá VN-Index qua các thời kỳ từ khi hình thành cho đến nay. Trong quá trình phân tích thị trường chứng khoán qua 6 thời kỳ, ta thấy được xu thế chủ đạo trong mỗi thời kỳ, những dấu mốc lịch sử quan trọng của chuỗi VN-Index; những điều chỉnh mang tính chiến lược của Ủy ban chứng khoán Nhà nước,… Trong phần 3 ta có sự hỗ trợ của phần mềm MetaStock.
Thị trường chứng khoán gần 6 năm hoạt động:
Thời kỳ 28/07/2000 đến 25/06/2001
(Từ 100 điểm lên 571.04 điểm)
Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 chỉ có 2 loại cổ phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, đó là cổ phiếu Công ty Cơ điện lạnh (REE ) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM). Đến phiên giao dịch thứ 4, có thêm 3 loại cổ phiếu mới được niêm yết, đó là Công ty cổ phần giấy Hải Phòng – HAPACO (HAP); Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương Sài Gòn- Transimex (TMS) và Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF).
Trong giai đoạn này, có một số đặc điểm chính đáng lưu ý sau đây:
Biên độ dao động giá được điểu chỉnh: Ở phiên thứ nhất là 5%, đến phiên thứ 2 được điều chỉnh còn 2%, và đến ngày 13/06/2001 biên độ dao động giá là 7%.
Lượng “hàng hóa” là cổ phiếu các công ty niêm yết còn quá ít.
Nhà đầu tư trên thị trường chưa có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thông tin của các công ty niêm yết nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung thiếu tính minh bạch, tính chính xác và tính kịp thời.
Ngày 02/04/2001 ( phiên giao dịch thứ 102) đánh dấu sự kiện, một nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch Anh mua được 100 cổ phiếu TMS.
Ủy ban chứng khoán Nhà nước quy định biên độ dao động giá chứng khoán là 2%. Hay khi đầu tư vào chứng khoán, nhà đầu tư biết chắc chắn rằng vào phiên giao dịch tới họ không thể bị lỗ quá 2% cũng như không thể lãi quá 2% giá trị cổ phiếu họ đang nắm giữ. Do số lượng hàng hóa quá ít ỏi, sự mất cân bằng của cung – cầu quá lớn đã cộng với việc ấn định biên độ dao động giá đã làm cho giá liên tục tăng đạt mức trần . Chỉ số giá VN-Index tăng liên tục và đạt 145.83 điểm tại phiên giao dịch ngày 04/11/2000. Đến 13/6/2001, biên độ dao động giá sẽ là 7%. Đây thật sự là tin "giật gân" cho các nhà đầu tư. Đây là lần mở rộng biên độ đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, việc mở rộng biên độ dao động giá lần này dựa trên tình hình thực tế của thị trường. Khi biên độ mở rộng, các nhà đầu tư sẽ phải thận trọng và cân nhắc kỹ hơn trước khi ra quyết định mua bán chứng khoán. Điều này rất có thể ảnh hưởng mạnh tới diễn biến giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Một thị trường chứng khoán mà sau gần một năm hoạt động số lượng “hàng hóa” giao dịch trên thị trường vẻn vẹn có 5 cổ phiếu. Điều đó cho thấy sự mất cân bằng về cung-cầu một cách nghiêm trọng. Minh chứng rõ ràng nhất là các phiên giao dịch “khối lượng chào bán với giá thấp nhất là nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng chào mua với giá cao nhất ”. Trong giai đoạn này, đã có những câu chuyện như nhà đầu tư phải xếp hàng dài trước cổng công ty chứng khoán để chờ đến lượt mua chứng khoán, hay phải xếp hàng ở công ty chứng khoán từ tối hôm trước thì hôm sau mới có thể mua được cổ phiếu. Trước tình hình cung thì ít mà cầu lại quá nhiều, các công ty chứng khoán còn tiến hành phát các thẻ mua cho nhà đầu tư, ai may mắn nhận các thẻ 1,2,3 thì có cơ hội được mua cổ phiếu còn kém may mắn hơn thì lại chờ đến phiên sau. Thời kỳ này, ai có tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán thì chắc chắn có lãi.
Thông tin trên thị trường là cơ sở quan trọng nhất để nhà đầu tư xem xét, cân nhắc đưa ra các quyết định đầu tư. Thế nhưng, thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn thiếu tính minh bạch, trung thực cũng như chưa kịp thời. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lại chưa có hiểu biết đúng đắn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các thông tin về lợi nhuận, chi phí, các chiến lược phát tiển của công ty trong tương lai các chỉ số tài chính EPS, P/E…gần như không được quan tâm bởi các nhà đầu tư cá nhân. Trong thời gian này hầu hết các giao dịch dựa vào “tin đồn”. Do đó, trên thị trường các giao dịch diễn ra chủ yếu theo “hiệu ứng đám đông” hay còn gọi là “hiệu ứng bầy cừu”.
Ngày 02 tháng 4 năm 2001 ghi nhận một sự kiện đặc biệt một nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch Anh đã mua được 100 cổ phiếu TMS với giá 65.000đ/cp thông qua Công ty chứng khoán ngân hàng Á Châu. Dù còn số lượng còn ít ỏi nhưng điều đó đã chứng tỏ thị trường chứng khoán VN bắt đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhìn vào biểu đồ phân tích kỹ thuật trên ta thấy:
Đường trung bình trượt, một chỉ báo hữu ích dùng để theo dõi khuynh hướng biến động trong tương lai và sự đảo chiều của khuynh hướng này. Một sự giao nhau của chuỗi VN-Index với đường trung bình trượt hay giữa các đường trung bình trượt với các thời kỳ trễ khác nhau đều cho ta những thông tin cần thiết về khuynh hướng biến động trong tương lai của chuỗi VN-Index. Ở đây, ta sử dụng đường trung bình trượt 8 thời kỳ quan sát và đường trung bình trượt 26 kỳ quan sát.
Theo kết quả trên ta thấy, cả hai đường trung bình trượt ngắn hạn và dài hạn đều cho ta thấy xu thế tăng lên nhanh và mạnh của chỉ số giá VN-Index. Tuy có một giai đoạn có chững lại, nhưng nhìn tổng thể là thị trường có xu hướng tăng, điều này báo hiệu rằng trong tương lai giá các loại chứng khoán sẽ còn tăng nữa.
Đường chuẩn MACD(6,26) là chỉ báo hữu ích để phân tích những thay đổi bất thường trong khuynh hướng biến động của giá chứng khoán, dự báo một khuynh hướng mới. Nó thể hiện ở sự xuyên chéo của đường MACD(26) với đường tín hiệu thị trường (hay đường MACD(6)). Đường MACD(26) xuyên chéo lên (hoặc chéo xuống). Dấu hiệu của việc bán chứng khoán khi đường MACD xuyên chéo xuống phía dưới đường tín hiệu thị trường và được “xác nhận” khi đường MACD xuyên chéo xuống phía dưới đường số không (Zero Line). Dấu hiệu của việc mua chứng khoán khi đường MACD xuyên chéo lên phía trên đường tín hiệu thị trường và được “xác nhận” khi đường MACD xuyên chéo lên phía trên đường số không (Zero Line).
Có thể nói, mặc dù mới hình thành và phát triển nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Tính đến phiên giao dịch thứ 137 vào ngày 25/06/2001 chỉ số giá VN-Index đạt mức kỷ lục 571.04 điểm. Tuy nhiên, hàm chứa trong nó là sự “bất ổn ”của thị trường này. Lúc này đây, công việc của Ủy ban chứng khoán Nhà nước không phải là tăng hay giảm biên độ dao động giá bao nhiêu là vừa mà cần có những tác động ở tầm chiến lược.
-Thứ nhất: Cần “Phải tăng ngay cung hàng hoá cho TTCK” Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp với các Bộ, Ngành để tăng khối lượng hàng hóa đưa vào giao dịch nhằm làm cân bằng cung – cầu, giảm tình trạng giá cổ phiếu quá đắt so với giá trị thực của công ty niêm yết. Bên cạnh đó cải tiến các chính sách tài chính như: ưu đãi về thuế, lệ phí, các chế độ tài chính đối với hoạt động kinh doanh và môi giới chứng khoán... nhằm tạo điều kiện cho TTCK hoạt động có hiệu quả.
- Thứ hai: Tăng cường công tác thông tin, bao gồm : phổ biến kiến thức để công chúng có điều kiện hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán. Cải thiện tình hình cung cấp thông tin của các công ty niêm yết ra công chúng. Thông tin cần minh bạch, chính xác, đầy đủ và kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, không trung thực.
- Thứ ba: phải nhanh chóng hạn chế những khuyết tật, làm cho thị trường chứng khoán trở thành một công cụ đắc lực, quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, hướng tới hoàn chỉnh và hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính và các biện pháp cụ thể để khai thác tăng cường tính ưu việt của thị trường chứng khoán.._. kỳ ở giai đoạn tháng 06/2001.
Tìm hiểu về vấn đề này, bài viết xin đề cập đến một vài yếu tố sau:
Trước hết, về công ty Merill Lynch. Không ai phủ nhận đây là một công ty tư vấn và quản lý tài chính hàng đầu thế giới. Nhưng không phải ai cũng biết rằng công ty này đã từng bị kiện tại Mỹ. Công ty này bị kiện ra một tòa án ở New York vì tội lừa dối người đầu tư bằng cách nâng “ảo” giá trị một số loại cổ phiếu nhằm mục đích gia tăng mức đầu tư kinh doanh. Một trong những chứng cứ quan trọng được đưa ra là e-mail từ một chuyên gia phân tích của hãng Merrill Lynch gởi cho một đồng nghiệp. Nội dung bức thư cho biết, cổ phiếu Infospace chẳng mấy giá trị. Trong khi đó, trên thị trường giá trị loại cổ phiếu này lại được nâng lên rất cao. Kết quả là, dù không chính thức thừa nhận hành vi sai phạm, Merrill Lynch cũng đồng ý nộp 100 triệu USD tiền phạt và thay đổi cách thức nghiên cứu của mình. Đây quả là một thong tin để các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nên cân nhắc trước khi tiếp tục chiến dịch đầu tư của mình.
Thứ hai, nhìn vào thông tin trên ta cũng có đôi chút hoài nghi về tính trung thực của việc công ty Merill Lynch công bố. Tuy nhiên, ta cũng thấy được rằng tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết là rất khả quan, lợi nhuận tăng mạnh. Điều này đã gây dựng được niềm tin trong các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức như các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư….
Thứ ba, nếu như trước đây (2001 )việc công bố thông tin của các doanh nghiệp là mang tính chất thủ tục, qua loa thì giờ đây việc công bố thông tin được quy định chặt chẽ. Bản thân các công ty niêm yết cũng muốn qua việc công bố thông tin sẽ thu hút thêm được nhiều nguồn vốn đầu tư.
Thứ tư, thời gian đầu khi thị trường chứng khoán mới hình thành, nhận thức của nhà đầu tư ( đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân) về chứng khoán và thị trường chứng khoán là rất hạn chế. Họ tiến hành đầu tư chủ yếu theo “đám đông” không có chính kiến. Đến nay, việc đầu tư theo số đông vẫn còn, nhưng các nhà đầu tư đã có được những nhận thức nhất định. Vì vậy, nếu có hiện tượng giảm giá thì thay vì “bán tống, bán tháo” để thu hồi vốn, rút khỏi thị trường thì họ sẽ chờ đợi và nghe ngóng thông tin trước khi ra quyết định.
Thứ năm, trên thị trường hiện nay, lượng tiền nhàn rỗi trong tay dân chúng là rất lớn. Tuy nhiên, thị trường bất động sản đang đóng băng, thị trường vàng đang lên quá cao còn thị trường ngoại hối lại chưa có biểu hiện gì đáng quan tâm. Có thể nói, các đối thủ cạnh tranh của thị trường chứng khoán đang rất yếu thế. Thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, mọi nhận định, mọi phân tích chỉ mang tính chất tương đối và nhìn được một mặt của vấn đề. Câu trả lời nằm chính ở sự biến động thị trường. Các nhà đầu tư hãy tỉnh táo và cẩn trọng trước các quyết định đầu tư của mình.
KẾT LUẬN
Có thể nói, sau hơn 5 năm hoạt động, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển khá vững chắc. Thị trường đã phát huy tích cực vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng các nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Hoạt động của thị trường khá sôi động, tạo niềm tin và sự hứng khởi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình minh bạch hóa hoạt động của các doanh nghiệp. Nhận thức của công chúng về vai trò và tác dụng của thị trường chứng khoán cũng ngày một sâu sắc.
Tuy nhiên, hiện nay quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ, tỷ lệ vốn hóa thấp, việc công bố thông tin còn hạn chế, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, hoạt động của thị trường chứng khoán chưa chiếm được vị thế như mong muốn trong hệ thống tài chính. Việc đưa chỉ số giá VN-Index vào phân tích biến động giá cổ phiếu và thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự được áp dụng một cách hiệu quả.
Trong tương lai không xa, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, hy vọng bài viết sẽ được hoàn thiện hơn và kết quả của nó sẽ từng bước được ứng dụng một cách sáng tạo, hợp lý vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế đất nước, được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, các ngành, trong thời gian tới thị trường chứng khoán Việt Nam chắc chắn sẽ có những bước phát triển mới phục vụ đắc lực cho việc tập trung và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ
v Chọn rổ chứng khoán đại diện
Như ta đã biết, thị trường chứng khoán trên thế giới đã hinh thành và phát triển khá lâu đời. Cùng với sự phát triển đó, các doanh nghiệp làm ăn tốt và được niêm yết trên sàn giao dịch ngày càng nhiều. Ở thị trường chứng khoán của Mỹ có đến hàng nghìn cổ phiếu trên các sàn giao dịch. Việc tính toán chỉ số với tất cả các cổ phiếu niêm yết trơt nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, trên thị trường chứng khoán cũng có những cổ phiếu giao dịch ít, giao dịch 1, 2 phiên rồi ngưng giao dịch 5, 6 phiên. Điều này gây nên tính thiếu chính xác khi đưa cổ phiếu này vào trong rổ đại diện cho cả thị trường.
Trên cơ sở đó, ta có thể tiến hành chọn lựa, phân loại các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Có thể dựa vào các tiêu chí : công ty thuộc ngành nào, vốn của công ty, tình hình hoạt động của công ty, vị thế của công ty đó trên thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty…để ta tiến hành chọn lựa ra rổ đại diện thật sự xứng đáng. Phản ánh trung thực, chính xác những biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
v Các chỉ số ngành Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ
Bên cạnh việc xem xét cách tính toán, động thái của chỉ số giá VN-Index chúng ta cũng nên nghiên cứu những chỉ số phụ, như : chỉ số ngành công nghiệp, chỉ số ngành nông nghiệp, chỉ số ngành dịch vụ. Đây là 3 ngành chính của Việt Nam ta. Khi tiến hành phân tích ta sẽ có thêm những sự so sánh, sự bổ sung từ các chỉ số phụ.
v Sử dụng chỉ số giá VN-Index trong phân tích và đầu tư cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hình thành và phát triển được gần 6 năm. Tuy nhiên, diễn biến của chỉ số giá VN-Index trên thị trường chứng khoán, chỉ số đại diện cho phong vũ của cả thị trường này dường như chưa được xem xét, đánh giá một cách đúng mực. Đã bao nhiêu phần trăm nhà đầu tư quan tâm đến việc phân tích chỉ số này này trước khi quyết định đầu tư. Có chăng chỉ là những qua sát trực quan, đơn thuần. Vì vậy, trong tương lai bên cạnh việc phổ cập kiến thức chứng khoán và thị trường chứng khoán cho người dân chúng ta cần sử dụng những biện pháp kỹ thuật, áp dụng chỉ số giá VN-Index trong phân tích giá cổ phiếu và đầu tư trên thị trường chứng khoán VN.
v Áp dụng cách tính mới cho chỉ số giá VN-Index
Hiện nay cách tính chỉ số giá VN-Index là sử dụng phương pháp bình quân có trọng sô với quyền số là số chứng khoán niêm yết. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là số chứng khoán giao dịch thực tế lại thấp hơn nhiều so với số chứng khoán được niêm yết.
+ Những cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của Nhà nước
+ Những cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của các thành viên Hội đồng quản trị công ty (không được giao dịch trong 3 năm đầu niem yết)
+ Những cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của cán bộ, công nhân viên của công ty có được do mua nợ, mua trả chậm.
Những cổ phiếu trên, mặc dù được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng thực tế đâu có được giao dịch.
Ví dụ như cổ phiếu công ty Vinamilk (VNM) Hiện tỷ lệ sở hữu cổ phiếu Vinamilk của cổ đông nước ngoài gần 30%, 15% của cán bộ công nhân viên, 50% của Nhà nước, còn lại là cổ đông bên ngoài.
Thực tế trên thế giới đã có một số nước sử dụng cách tính mới này.
Do vậy tong thời gian tới, hy vọng Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Bộ tài chính sẽ có những điều chỉnh hợp lý cũng như xem xét đến một cách tính mới cho chỉ số giá VN-Index.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. MỘT VÀI CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI
v Chỉ số Hangseng (HSI) Hồng Công.
Chỉ số này do công ty HSI Service Ltd đưa ra (một công ty do ngân hàng Hangseng sở hữu) tính toán và công bố. Chỉ số này được công bố lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1969. HSI là chỉ sô gia quyền giá trị của 33 lọa cổ phiếu. Ngày gốc là 31/7/1964 với trị giá 100. Khi đưa thêm 4 chỉ số phụ vào năm 1985, ngày gốc được đổi là 13/1/1985 và trị giá gốc là 975.47 (giá đóng cửa của ngày đó). Đây là shỉ số được niêm yết rộng rãi nhất ở thị trường chứng khoán Hồng Công. Chỉ số HSI được tính từng phút trong phiên giao dịch và được thông tin trong nước và quốc tế qua mạng thông tin tài chính và đại chúng. Chủ yếu bao gồm Tele Text, Reuters, Telerate, Bloomberg..vv. Từ năm 1996, Công ty HSI Service Ltd đã xuất bản “bản tin hàng ngày” về chỉ số Hangseng. Trong bản tin, cac thông tin về chỉ số này và các chỉ số phụ của nó được đăng tải 15 phút một lần bao gồm cả giá cao, giá thấp và giá đóng cửa của mỗi ngày giao dịch.
v Chỉ số Dow Jone của Mỹ( Dow Jone Average)
Chỉ số Dow Jone là chỉ số chứng khoán phản ánh sự biến động bình quân của giá chứng khoán thuộc thị trường chứng khoán New York, một thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Chỉ số Dow Jone nói chung hiện nay là chỉ số chung của 65 chứng khoán đại diện thuộc các nhóm ngành hàng đầu (Blue chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán New York. Nó bao hàm 3 chỉ số thuộc các nhóm ngành : Công nghiệp DJIA ( Dow Jone Industrial Average) ; Vận tải DJTA (Dow Jone Traspotation Average) và Dịch vụ DJUA (Dow Jone Utilities Average).
v Chỉ số NASDAQ của Mỹ
NASDAQ : National Association of Securities Dealers Automated Quatation System.
Chỉ số NASDAQ là chỉ số tổng hợp của 4700 công ty, kể cả của Mỹ và nước ngoài được niêm yết trên thị trường chứng khoán NASDAQ. Ngày cơ sở là ngày 5/2/1971 với giá trị là 100, có tính thêm chỉ số cho các nhóm ngành: Ngân hàng, máy tính, công nghiệp, bảo hiểm, vận tải, tài chính khác và bưu chính viễn thông.
v Chỉ số NYSEI của Mỹ
Đây là chỉ số tính theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị cho tất cả các chứng khoán ở thị trường chứng khoán chứng khoán New York (NYSE) Ngày cơ sở là ngày 21/12/1964. Quyền số thay đổi theo thị trường. Trị giá cơ sở là 50 USD và biến đổi của nó được thể hiện theo điểm. Các chỉ số phụ bao gồm chỉ số ngành công nghiệp, ngành vận tải, phục vụ công cộng và chỉ số tỏng hợp cho khu vực tài chính.
v Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản
Đây là chỉ số tổng hợp cổ phiếu với quyền số giá cả của 225 cổ phiếu thuộc sở giao dịch chứng khoán Tokyo và 250 cổ phiếu thuộc sở giao dịch Osaka. Chỉ số này do Thời báo kinh tế Nhật tính toán và công bố (Thời báo Nikkei). Chỉ số này còn được gọi là chỉ số Nikkei Dow vì phưng pháp tính của nó như phương pháp tính các chỉ số Dow Jone.
v Chỉ số KOSPI tổng hợp của Hàn Quốc.
Chỉ số được tính dựa trên tổng giá trị thị trường chứng khoán. Ngày cơ sở là 4/1/1980 với giá trị cơ sở là 100. Chỉ số bao gồm tất cả các loại cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi được niêm yết để phản ánh sự biến động của toàn bộ thị trường.
PHỤ LỤC 2 : 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT TRÊN TTCK VIỆT NAM NẢM 2005
Như thường lệ, cứ vào thời khắc chuyển sang năm mới, các phóng viên báo ĐTCK lại cùng nhau bàn bạc và bình chọn ra 10 sự kiện nổi bật trên TTCK, nhằm tóm lược những nét nổi trội nhất trong hoạt động của TTCK suốt 1 năm dài. Lần này, ĐTCK xin giới thiệu 10 sự kiện nổi bật năm 2005 dựa trên 2 tiêu chí lựa chọn: có tác động sâu sắc đến sự phát triển của TTCK và được đông đảo dư luận quan tâm, theo dõi.
v Khai trương Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGD) Hà Nội Ngày 8/3/2005 là một ngày đi vào lịch sử của TTGD Hà Nội khi vào ngày này, Trung tâm chính thức khai trương hoạt động. Bắt đầu bằng nghiệp vụ đấu giá cổ phần, ngay trong 2 tuần đầu khai trương hoạt động, Trung tâm đã tổ chức đấu giá thành công cho 3 DN, chứng minh tính hiệu quả của kênh đấu giá mới. Cùng thời điểm này, TTGD TP. HCM cũng vận hành hệ thống đấu giá cổ phần. Từ đây, tại hai đầu đất nước, các cuộc đấu giá lớn được kết nối trực tiếp và truyền tải rộng rãi đến đông đảo công chúng. Ngày 14/7/2005, TTGD Hà Nội mở thêm sàn giao dịch thứ cấp. Mặc dù dư luận không ngớt lời tranh cãi về việc có nên ra đời sàn thứ cấp Hà Nội hay không, nhưng bằng sự kiên định của Chính phủ, quyết tâm của Bộ Tài chính, sàn thứ cấp tại đây đã được thành lập và đi vào vận hành. Với 6 DN đăng ký ban đầu, đến nay, sàn Hà Nội có 9 DN đăng ký giao dịch với tổng giá trị cổ phiếu gần 1.500 tỷ đồng.
v Ban hành quyết định buộc các DN đủ điều kiện phải tham gia Thị trường chứng khoán.
Ngày 14/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 528/2005/QĐ-TTg nêu đích danh 178 DN phải thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK. Cũng tại quyết định này, Thủ tướng yêu cầu 75 DN nhà nước phải thực hiện bán cổ phần lần đầu qua TTCK.
Quyết định 528 đã mở ra một hướng đi mới cho TTCK khi Bộ Tài chính được trao 'cây gậy' tạo hàng cho thị trường này. Từ đây, dư luận hy vọng, những bí bách trong công tác tạo hàng sẽ được xoá bỏ, TTCK sẽ có thêm nhiều hàng hoá mới, chất lượng cao, tăng cơ hội lựa chọn cho nhà đầu tư. Sau Quyết định 528, thị trường cổ phiếu tự do cũng sôi động hẳn lên, khi mà rất nhiều cá nhân, tổ chức tìm kiếm thông tin và cơ hội đầu tư vào các DN phải lên sàn theo chỉ định của Thủ tướng.
v VN-Index tăng điểm bất thường
Lần đầu tiên sau 5 năm vận hành thị trường, vào phiên giao dịch ngày 22/7/2005, chỉ số chứng khoán VN-Index bất ngờ tăng tới 7,05 điểm trong khi chỉ có 6 loại trong tổng số 30 loại cổ phiếu niêm yết tăng giá. Ngay lập tức, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã lên tiếng yêu cầu TTGD TP. HCM giải thích sự việc trên, nhưng sau đó, cách giải thích mà Trung tâm công bố ra công chúng rất sơ sài. Một số nhà đầu tư không thoả mãn với cách xử lý của Trung tâm đã lên tiếng yêu cầu Trung tâm bồi thường thiệt hại về tiền bạc và tinh thần cho họ, nhưng yêu cầu này bị rơi vào im lặng, vì Trung tâm không có hồi đáp. Nhìn sang TTCK nước bạn. Sự việc nhân viên Hãng môi giới chứng khoán Mizuho Securitis (Nhật Bản) đánh nhầm lệnh bán 1 cổ phiếu J-com với giá 610.000 yên Nhật thành bán 610.000 cổ phiếu với giá 1 yên Nhật đã khiến Chủ tịch TTCK Tokyo từ chức vì ông cho rằng, ông có phần trách nhiệm trong sự cố này. Thế mới biết tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu TTCK của họ lớn tới mức nào.
v DN FDI được niêm yết trên TTCK Việt Nam
Một quyết định rất quan trọng được ban hành hôm 29/7/2005 đã mở ra hướng tạo hàng mới cho TTCK, đó là việc cho phép các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau cổ phần hoá được niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tính đến hết năm 2005, có 10 DN FDI được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về mặt nguyên tắc cho cổ phần hoá, trong đó, có 6 DN đã hoàn tất thủ tục chuyển sang CTCP. DN FDI được niêm yết đầu tiên trên TTCK Việt Nam là CTCP hữu hạn Dây và cáp điện TAYA (vốn điều lệ 182 tỷ đồng). Theo thông tin từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt, nhiều khả năng ngay trong tháng đầu tiên của năm 2006, cổ phiếu của TAYA sẽ xuất hiện trên sàn niêm yết. Mặc dù chỉ được niêm yết số cổ phiếu phát hành ra bên ngoài (tại TAYA là 20% vốn điều lệ), nhưng việc TAYA được niêm yết đã mở đường cho nhiều DN FDI khác như Austnam, Pull Power, Chang Yih… tham gia vào TTCK.
v Ra mắt Câu lạc bộ Các công ty niêm yết
Vào ngày 16/8/2005, tại TP. HCM, Câu lạc bộ Các công ty niêm yết đã chính thức chào đời với ý tưởng tương trợ lẫn nhau, giúp các công ty niêm yết phát triển tương xứng với lợi thế có được nhờ TTCK. Câu lạc bộ có 31 thành viên, trong đó có đại diện của 29 công ty niêm yết, đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và đại diện Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam. Sau sự kiện này, một số nhà đầu tư tại TP. HCM đã đề xuất ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Nhà đầu tư cá nhân, nhằm trao đổi thông tin, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trên TTCK. Tuy nhiên, ý tưởng này hiện chưa trở thành hiện thực.
vNới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trên TTCK lên 49%
Sau hơn 1 năm chờ đợi, cuối cùng, ngày 29/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 238/2005/QĐ-TTg cho phép nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ từ 30% lên 49%. Sự kiện này ngay lập tức làm TTCK sôi động, giá trị giao dịch và chỉ số chứng khoán tăng lên một tầm cao mới. Các nhà ĐTNN phấn chấn trước ưu thế họ được hưởng từ TTCK và cho rằng, mở room là động thái tích cực để thu hút thêm dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào thị trường. Động thái này cũng cho thấy nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa TTCK hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Nhiều chuyên gia dự báo rằng, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ tăng mạnh nếu quy mô TTCK Việt Nam sớm được nâng lên.
Quyết định 238 cũng cho phép nhà ĐTNN được mua đến 49% cổ phần của một công ty chứng khoán, thay vì chỉ được mua tối đa 30% như trước đây. Theo nguồn tin chưa chính thức, Công ty Chứng khoán Mê Kông là đơn vị đầu tiên thực hiện bán đến 49% vốn điều lệ cho một tổ chức ĐTNN. vREE khởi xướng xu hướng phát hành cổ phiếu riêng lẻ
'Đầu tàu' REE lại một lần nữa được dư luận đặc biệt chú ý khi chọn cách phát hành 5 triệu cổ phiếu mới với mục đích huy động vốn cho dự án E. Town 2 bằng phương thức phát hành riêng lẻ (10/10/2005). Có 8 nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phiếu mới của REE tại giá 32.000 đồng, thấp hơn khoảng 2.000 đồng so với thị giá REE tại cùng thời điểm. Xung quanh việc phát hành của REE, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau. Người thì cho rằng, chọn phương thức phát hành riêng lẻ đảm bảo khả năng thành công cho đợt phát hành và không ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu đang giao dịch. Người khác lại bảo, phương thức phát hành riêng lẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của cổ đông cũ, khi tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty bị giảm xuống và giá phát hành lại thấp hơn giá thị trường. Cuộc tranh cãi vẫn chưa đi đến thống nhất, chỉ có điều sau REE, 3 DN niêm yết khác gồm Sacom, Gemadept, Gilimex cũng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng, trong đó đều dành một phần để phát hành theo hình thức riêng lẻ. Có thể nói, năm 2005 là năm rất thành công của các DN niêm yết lớn, khi họ không chỉ đạt và vượt kế hoạch kinh doanh, mà còn huy động được vốn từ TTCK để đầu tư phát triển.
vLần đầu tiên trên TTCK diễn ra một vụ thâu tóm DN
Đó là vụ thâu tóm cổ phiếu TRI của CTCP Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) do Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô (Kinh Đô) thực hiện. Với việc 'âm thầm' thu mua và sở hữu đến 35,4% vốn của Tribeco, Kinh Đô mới tổ chức họp báo công bố sự kiện thâu tóm DN của mình. Tại đây, Kinh Đô cho rằng, việc mua thâu tóm cổ phiếu Tribeco là nhằm đầu tư mở rộng, đa dạng hoá ngành nghề của Kinh Đô sang lĩnh vực nước giải khát, nhằm phát triển thành một tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, gần đây, thông tin về việc Kinh Đô dự định bán lại 950.000 cổ phiếu TRI (chiếm 20,88% vốn của Tribeco) cho CTCP Kinh Đô khiến nhiều người nghĩ rằng, việc Kinh Đô mua TRI là 'mua hộ' CTCP Kinh Đô (DN mới được niêm yết trên TTCK Việt Nam), nhằm bán lại cho CTCP Kinh Đô để Công ty này mở rộng ngành nghề hoạt động trước khi lên niêm yết trên TTCK Singapore. Sau vụ thâu tóm đầu tiên, giới chuyên môn dự đoán, năm 2006 sẽ diễn ra nhiều cuộc thâu tóm các DN niêm yết nhỏ. Một nguồn tin chưa chính thức cho biết, cổ phiếu của CTCP Cơ khí Bình Triệu (DN thua lỗ liên tiếp 2 năm liền) cũng đang bị một số tổ chức thâu tóm, với mức nắm giữ lên tới trên 60% vốn điều lệ.
v Việt Nam phát hành thành công trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế
Ngày 27/10/2005, Bộ Tài chính đã hoàn thành đợt phát hành đầu tiên 750 triệu USD trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Sau khi phát hành, trái phiếu của Việt Nam được đăng ký giao dịch trên TTCK Singapore. Lãi suất thực của trái phiếu Việt Nam là 7,125%, thấp hơn mức 8,1% của Phillipines; 7,8% của Indonesia cho thấy, các nhà đầu tư tài chính quốc tế đánh giá cao mức độ an toàn của trái phiếu Việt Nam. Việc trái phiếu chính phủ Việt Nam lần đầu tiên được giao dịch trên thị trường vốn quốc tế đã tạo ra một điểm chuẩn của Việt Nam để từ nay trở đi, khi có nhu cầu cần thiết, các DN, Chính phủ có thể huy động vốn trên thị trường quốc tế. Sự kiện này cũng tác động đáng kể đến tâm lý của nhiều tổ chức đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam khi họ tin tưởng hơn vào chất lượng công bố thông tin và hiệu quả hoạt động của các DN tại đây.
v Một loạt DN lớn chào bán chứng khoán ra công chúng
Khác hẳn với diện mạo TTCK những năm trước, năm 2005 chứng kiến sự sôi động của thị trường sơ cấp khi hàng loạt DN quy mô lớn, vốn thuộc lĩnh vực được coi là độc quyền chào bán chứng khoán ra công chúng. Đáng kể là cuộc chào bán cổ phần của các DN ngành điện (Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Nhiệt điện Phả Lại, Thủy điện Thác Bà…); DN ngành dầu khí, ngành viễn thông… Gần đây, cuộc chào bán trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thu hút sự tham gia của đông đảo nhà đầu tư, khi lần đầu tiên một ngân hàng quốc doanh bán trái phiếu kèm quyền chuyển đổi thành cổ phiếu ra công chúng trong bối cảnh cổ phiếu ngân hàng năm 2005 liên tục 'sốt nóng'. Chính những cuộc chào bán lớn đã tạo ra động lực thu hút công chúng quan tâm nhiều hơn đến TTCK và cũng thật bất ngờ là hầu hết lượng vốn chào bán đều được người mua đón nhận, chứng tỏ tiềm lực tài chính tại các tổ chức và cá nhân là rất lớn.
PHỤ LỤC 3. CÁC SỰ KIỆN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
v Phái đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Á làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Ngày 25 tháng 7 năm 2005, phái đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã có buổi làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong khuôn khổ đợt làm việc từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 7 năm 2005 tại Việt Nam. Tham gia tiếp phái đoàn có Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Đoan Hùng và Lãnh đạo Ban Hợp tác Quốc tế - UBCKNN. Mục đích của đợt làm việc lần này của Phái đoàn ADB là nhằm tìm hiểu thực tế để xây dựng dự án Hỗ trợ Kỹ thuật chuẩn bị cho thiết kế Khoản vay Chương trình Ngân hàng Tài chính lần III, dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2007. Cho đến nay, ADB đã cung cấp cho Chính phủ Việt Nam hai khoản vay chương trình hỗ trợ phát triển thị trường tài chính. Khoản vay Ngân hàng Tài chính I đã kết thúc năm 2002. Khoản vay Ngân hàng Tài chính II bắt đầu năm 2002 và dự kiến kết thúc vào năm 2006. UBCKNN tham gia vào các Chương trình Khoản vay với tư cách là một trong các cơ quan thực hiện mục tiêu của Chương trình và các hoạt động chính sách tại khung chính sách kèm theo.
Mục tiêu của Chương trình Khoản vay Ngân hàng Tài chính là nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng được một môi trường hoạt động tốt cho các kênh trung gian tài chính. Tại Việt Nam, hoạt động trung gian tài chính vẫn chịu sự chi phối của các ngân hàng với các hoạt động tài trợ truyền thống là huy động tiết kiệm và cho vay. Bản thân hệ thống ngân hàng, với tỷ lệ nợ khó đòi cao, sẽ không thể duy trì được sự bền vững của phát triển kinh tế. Hiện nay, Chính phủ đang có các nỗ lực nhất định nhằm triển khai một chương trình toàn diện các biện pháp cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, trong đó có ADB. Để hỗ trợ quá trình này, ADB đã cung cấp các Khoản vay Ngân hàng Tài chính cho Chính phủ nhằm hậu thuẫn cho việc xây dựng các kênh trung gian tài chính thay thế, phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên diện rộng và phát triển kinh tế xã hội. Các Khoản vay sẽ được sử dụng để hỗ trợ xây dựng các kênh trung gian tài chính trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn, lĩnh vực bảo hiểm và cho thuê, phát triển cơ sở hạ tầng thị trường tài chính và củng cố lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính, ngân hàng.
Mục tiêu phát triển đối với cấu phần thị trường vốn của Khoản vay bao gồm mở rộng cơ sở phát triển thị trường vốn, thiết lập một hệ thống giám sát thị trường và một khuôn khổ quản lý đồng bộ, phát triển các nhà đầu tư có tổ chức, phát triển các tổ chức tự quản, tăng cường cấu trúc vi mô thị trường…
Ngoài ra, ADB còn cung cấp cho các bên hưởng lợi các hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp Chính phủ thực hiện các cam kết làm điều kiện rút vốn tại khung chính sách của từng Khoản vay. UBCKNN là cơ quan hưởng lợi đối với các Dự án: Xây dựng Lộ trình Phát triển thị trường Vốn, Tăng cường năng lực các định chế tài chính phi ngân hàng và thị trường vốn, Xây dựng Luật Chứng khoán…
Tại buổi làm việc ngày 25 tháng 7 năm 2005, hai bên đã trao đổi các nội dung hỗ trợ dự kiến đưa vào khuôn khổ Khoản vay Ngân hàng Tài chính lần III. Hai bên đã thống nhất quan điểm rằng các hoạt động hỗ trợ sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực pháp lý, quản lý, thể chế, cơ sở hạ tầng, với mục tiêu chính là tăng cường vai trò của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ, sản phẩm tài chính trên thị trường. Kết thúc đợt làm việc, vào ngày 29 tháng 7 năm 2005, phái đoàn ADB sẽ có buổi làm việc với Chủ tịch UBCKNN để tổng kết các hạng mục dự kiến hỗ trợ
v Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Xuân Hà làm việc với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
Ngày 29 tháng 7 năm 2005, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi tiếp và làm việc với ông David Brunell - Giám đốc Chương trình Phát triển Kinh tế của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) và ông Robert Strahota - Nguyên Vụ trưởng Vụ các Vấn đề Quốc tế của Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ, nay là chuyên gia của Dự án STAR Việt nam.
Chủ tịch đã đánh giá cao sự đóng góp của Ông Strahota trong quá trình soạn thảo Luật Chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là những bình luận của Ông đối với Dự thảo Luật Chứng khoán lần III trong chương trình Hội thảo tại Hạ Long trong hai ngày 24-25 tháng 7 vừa qua. UBCKNN cũng đề nghị USAID, Dự án STAR và ông Robert Strahota tiếp tục giúp UBCKNN trong việc hoàn chỉnh Dự thảo Luật Chứng khoán để trình Chính phủ vào cuối năm nay.
Trong buổi làm việc, hai bên cũng đã thảo luận phương hướng hợp tác trong tương lai và các hoạt động cụ thể nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lên một tầm cao mới. Những nội dung hợp tác được trao đổi bao gồm: Hoàn chỉnh thể chế thị trường chứng khoán, phát triển các định chế tài chính trung gian, đào tạo phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK... Trên cơ sở những nội dung thỏa thuận, hai bên sẽ soạn thảo văn kiện Dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quan hệ hợp tác quốc tế sẽ tạo điều kiện cho UBCKNN có thêm những kiến thức và kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển TTCK Việt Nam.
v Gặp mặt giữa Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước với các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài.
Ngày 6/10/2005 tại trụ sở Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tổ chức buổi gặp mặt giữa UBCKNN và các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài. Buổi gặp mặt do Chủ tịch UBCKNN Trần Xuân Hà chủ trì, tham dự có Lãnh đạo Ban Hợp tác quốc tế, Ban Quản lý kinh doanh và Ban phát triển thị trường chứng khoán. Phía nước ngoài tham dự có đại diện các tổ chức đầu tư tài chính lớn các nước như Chủ tịch Tập đoàn Viet Capital Holding, Singapore; Chủ tịch Công ty Investasia Ltd, Japan; Chủ tịch Tập đoàn Galileo Asset Management LLC, USA; Giám đốc khu vực châu Á Depfa Bank, Hongkong; Cố vấn cao cấp Tập đoàn Sun Hung Kai Development Co Ltd, Hongkong; Chủ tịch Công ty chứng khoán Goldman Sachs Gao Hua Securities Co Ltd, China.
Trong buổi gặp mặt này, phía UBCKNN đã giới thiệu bối cảnh chung về thị trường chứng khoán Việt Nam, các cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, khung pháp lý hiện hành điều chỉnh việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là các văn bản: Quyết định 528/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các Công ty cổ phần hoá, niêm yết, đăng ký giao dịch tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam; Quyết định 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg về việc mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của phía nước ngoài từ 30% lên 49% và không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.
Đại diện của các tổ chức tài chính quốc tế đã bày tỏ sự quan tâm đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua và đánh giá cao sự nỗ lực của UBCKNN trong việc không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư của phía nước ngoài. Đồng thời đại diện các tổ chức tài chính quốc tế cũng biểu thị sự sẵn sàng và cam kết sẽ đầu tư dài hạn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới thông qua các hình thức đầu tư như liên doanh với các đối tác trong nước thành lập các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như Công ty Chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ...
Chủ tịch Trần Xuân Hà cũng bày tỏ sự hoan nghênh đối với thiện chí đầu tư của các tổ chức tài chính này và sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của thị trường chứng khoán và tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng Kinh tế lượng (chương trình cơ bản và nâng cao) – PGS.TS Nguyễn Quang Dong - Bộ môn điều khiển học kinh tế - Khoa Toán Kinh tế - Trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Bài tập Kinh tế lượng - PGS.TS Nguyễn Quang Dong - Bộ môn điều khiển học kinh tế - Khoa Toán Kinh tế - Trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Bài giảng “Phân tích và định giá tài sản tài chính” – PGS.TS. Hoàng Đình Tuấn – Khoa Toán Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “ Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng chỉ số giá chứng khoán và một số gợi ý cho Việt Nam”- TS Tôn Tích Quý – Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán.
Sách “Doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường chứng khoán” – Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Giáo trình thị trường chứng khoán – PGS.TS. Nguyễn Văn Nam ; PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa – Khoa Ngân hàng Tài chính – Đại học Kinh tế Quốc dân.
“All about technical analysis” – Constance Brown
Tạp chí chứng khoán, Tạp chí đầu tư chứng khoán.
Các Website:
www.ssc.com.vn
www.bsc.com.vn
www.ssi.com.vn
www.sfc.com.vn
Và một số tài liệu khác có liên quan.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31151.doc