Lời mở đầu
Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đang dần bước vào quá trình hội nhập thế giới, chúng ta đang đứng trước một vận hội mới đầy triển vọng nhưng cũng không ít những khó khăn và thách thức. Ở đó, rất nhiều cơ hội kinh doanh sẽ mở ra đối với các doanh nghiệp đồng thời nó cũng chứa đựng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong đó một nguy cơ trước mắt, hiện hữu mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt sự cạnh tranh này sẽ diễn ra rất
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy Sợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khốc liệt đối với các doanh ngiệp trong ngành dệt may, giầy da khi mà hàng dệt may Trung Quốc đang tràn ngập khắp các thị trường trên thế giới. Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo ra được một sự chuyển mình, phải có sự thay đổi ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực. Chúng ta không thể chỉ dựa vào lợi thế về nhân công rẻ, dồi dào mà cần phải tạo ra được nhiều lợi thế cạnh tranh khác, đồng thời khắc phục những mặt yếu trong khâu quản lý. Với ngành dệt may, chúng ta có lợi thế về đất trồng nguyên liệu, nguồn nhân công, về giống cây trồng… song do ta yếu trong khâu quản lý, về chính sách, chiến lược, thiết bị công nghệ… nên dù là một ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm song những thành quả mà ngành dệt may đem lại vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí và tiềm năng của nó.
Chính bởi vậy, với mong muốn đẩy mạnh ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tiến nhanh hơn, xa hơn, bằng kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty Dệt may Hà Nội, em xin đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy Sợi – thành viên của Công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex).
Những ý kiến đóng góp của em sẽ được trình bầy cụ thể trong báo cáo thực tập chuyên đề đề tài :”Quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy Sợi”
Báo cáo thực tập chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty dệt may Hà Nội – Hanosimex.
Phần II: Thực trạng quản lý nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi.
Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Vũ Anh Trọng và các cô chú, anh chị tại Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm đã giúp em hoàn thành Báo cáo này.
Phần 1: Tổng quan về Công ty dệt may
Hà Nội – Hanosimex
CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
HANOI TEXTILE – GARMENT COMPANY
HANOSIMEX
A leading textile and garment company of Viet Nam Industry
- Tên doanh nghiệp: Công ty Dệt-May Hà Nội- Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX- Trụ sở chính: Số 1 Mai Động-Q.Hai Bà Trưng-Hà Nội
- Điện thoại: (04) 8621024, 8621470, 8624611, 8621492.
- Fax: (04) 8622334
- Email: hanosimex@hn.vnn.vn
- Website:
Chính sách chất lượng:
“Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty”
Quality policy:
“Assurance of product quality and commitments made to customers is the foundation for long-term development of the company”
I. Nét khái quát chung về doanh nghiệp
1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
c
ông ty Dệt – May Hà Nội (HANOSIMEX) trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1984 với tên gọi ban đầu là nhà máy Sợi Hà Nội.
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Dệt May Hà Nội được chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam phê chuẩn.
Công ty là đơn vị sản xuất-kinh doanh-xuất nhập khẩu các ngành hàng sợi, dệt kim, dệt thoi, may mặc, khăn…theo giấy phép kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Ngày 7/4/1978, hợp đồng xây dựng nhà máy Sợi ( nay là Công ty Dệt may Hà Nội) được kí kết chính thức giữa Tổng công ty Nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIOMATEX (CHLB ĐỨC).
Tháng 2/1979, công trình được khởi công.
Tháng 1/1982, công nhân, kĩ sư Việt Nam cùng các chuyên gia CHLB Đức, Italia, Bỉ, bắt đầu lắp đặt thiết bị phụ trợ.
Ngày 21/11/1984, hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành với tên gọi nhà máy Sợi Hà Nội.
Tháng 12/1987, toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất, các công trình còn lại trong thiết kế của toàn xí nghiệp tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng.
Tháng 12/1989, đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số 1 và tháng 6/1990 dây chuyền được đưa vào sản xuất.
Tháng 4/1990, Bộ Kinh tế Đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, với tên gọi là HANOSIMEX.
Tháng 4/1991, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định tổ chức hoạt động của nhà máy sợi Hà Nội thành xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại là HANOSIMEX.
Ngày 19/5/1994, nhà máy dệt kim được khánh thành bao gồm cả hai dây chuyền I và II.
Tháng 10/1993, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp liên hợp
Tháng 1/1995, khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ và ngày 2/9/1995 khánh thành.
Tháng 6/1995, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội.
Năm 1999, Công ty đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội.
Ngày 30/12/2004, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra quyết định về việc chuyển Công ty Dệt – May Hà Nội sang thí điểm tổ chức, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Hiện nay, công ty đã có 11 thành viên, trong đó gồm có 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 6 nhà máy may với tổng diện tích mặt bằng trên 24 ha, hơn 5000 công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Đức, Ý, Nhật, Bỉ, Mỹ… với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và SA 8000.
Với tôn chỉ hàng đầu: “Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty”, sản phẩm của công ty nhiều năm liền được khách hàng yêu mến bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, không những đạt nhiều giải thưởng tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước đồng thời từng bước khẳng định uy tín và chất lượng tại nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi, Trung Cận Đông…
Thành viên của công ty gồm có:
Hai nhà máy kéo sợi
Diện tích nhà xưởng: 54.680m2
Năng lực sản xuất:
Nồi cọc: 12.000MT/năm – 150.000cọc sợi
Sợi OE: 4.000MT/năm – 1.944 hộp kéo sợi
Máy móc thiết bị: được nhập từ các hãng nổi tiếng như: Marzoli, Schlafhorst, Vouk, Rieter, Toyoda…
Nguồn nguyên liệu:
Bông: Việt Nam và nhập từ Mỹ, Uzbekistan, Tây Phi…
Xơ PE: được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc
Mặt hàng chính:
- Sợi nồi cọc
Sợi 100% cotton chải thô, chải kỹ Ne 16 – 40
Sợi T/C chải thô, chải kỹ Ne 20 – 60
Sợi CVC chải thô, chải kỹ Ne 20 – 40
Sợi 100% polyester Ne 20 – 60
Sợi lõi chun cotton + spandex
- Sợi OE
Sợi 100% cotton Ne 6 – 20
Sợi poly/cotton Ne 6 – 20
Ba nhà máy dệt nhuộm:
Nhà máy dệt vải Denim
Diện tích nhà xưởng: 14.880m2
Năng lực sản xuất: 9.000.000m/năm
Máy móc thiết bị:
81 máy dệt kiếm nhãn hiệu Picanol
1 máy mắc nhãn hiệu Sucker Muller
1 máy xâu go nhãn hiệu Knotex
2 máy nối nhãn hiệu Knotex
1 hệ thống máy nhuộm hồ nhãn hiệu Sucker Muller
1 hệ thống máy hoàn tất nhãn hiệu Menzel/Monforts
Nguồn nguyên liệu:
Sợi: do công ty tự sản xuất & nhập khẩu.
Hóa chất thuốc nhuộm: nhập khẩu từ châu Âu
Các mặt hàng chính: Vải Denim các loại từ 4.5 oz đến 14.5 oz bao gồm: vải denim thường, slub denim, fancy denim co giãn và không co giãn.
Nhà máy dệt kim
Diện tích nhà xưởng: 5992m2
Năng lực sản xuất: 4.000MT/năm
Máy móc thiết bị:
46 máy dệt kim tròn nhãn hiệu Mayer & Cie, Terrot, Keumyong, Paikuei, Pailung…
27 máy dệt phẳng
7 máy dệt phẳng jacquard
19 máy nhuôm vải Jet & soft flow
6 máy nhuộm sợi bobbin
Nguồn nguyên liệu:
Sợi: do công ty tự sản xuất
Hóa chất nhuộm: nhập khẩu từ Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản.
Mặt hàng chính: Vải dệt kim các loại: single jersey, interlock, rib, pique
Nhà máy dệt khăn
Diện tích nhà xưởng: 5.800m2
Năng lực sản xuất: 1.500MT/năm
Máy móc thiết bị:
24 máy dệt kiếm nhãn hiệu Vamatex
32 máy dệt thoi nhãn hiệu ATM
16 đầu jacquard nhãn hiệu Textima
4 đầu jacquard nhãn hiệu Staubli
9 máy nhuộm
Nguồn nguyên liệu:
Sợi: do công ty tự sản xuất
Hóa chất thuốc nhuộm: nhập khẩu từ Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản.
Mặt hàng chính: Khăn từ vải có trọng lượng từ 200 gr/m2 – 800gr/m2.
Sáu nhà máy may
Các nhà máy dệt kim
Diện tích nhà xưởng: 14254m2
Năng lực sản xuất: 8.000.000 sản phẩm/năm
Máy móc thiết bị: 29 chuyền may
Máy may: 2000 máy nhãn hiệu Juki, Yamato, Brother, Kansai.
Máy thêu: 11 máy nhãn hiệu Tajima, Barudan
Các thiết bị phụ trợ khác: 142 máy
1 hệ thống thiết kế mẫu nhãn hiệu Accumark
Nguồn nguyên liệu: Vải do công ty tự sản xuất và nhập khẩu.
Mặt hàng chính: áo polo shirt, Hi-neck, quần áo thể thao, quần áo ngủ… cho người lớn và trẻ em.
Nhà máy may dệt thoi
Diện tích nhà xưởng: 2448m2
Năng lực sản xuất: 1.500.000 sản phẩm/năm
Máy móc thiết bị: 7 chuyền may
Máy may: 400 máy nhãn hiệu Juki, Brother, Kansai, Union.
Các loại thiết bị phụ trợ khác: 33 máy
1 hệ thống thiết kế mẫu nhãn hiệu Accumark
Nguồn nguyên liệu: Vải do công ty tự sản xuất và nhập khẩu
Mặt hàng chính: Quần Jean, áo denim, quần Kaki, váy… cho người lớn và trẻ em
Nhà máy may khăn
Diện tích nhà xưởng: 2500m2
Năng lực may: 1.500 MT/năm
Máy móc thiết bị:
Máy may: 100 máy nhãn hiệu Juki, Brother, Yamato.
Nguồn nguyên liệu: Vải do công ty tự sản xuất.
Mặt hàng chính: khăn mặt, khăn tay, khăn tắm, khăn thảm, áo choàng tắm…cho người lớn và trẻ em.
Mạng lưới sản xuất:
1. Tại số 1 Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nhà máy kéo sợi Hà Nội
Nhà máy dệt vải Denim
Nhà máy dệt nhuộm
Nhà máy may 1
Nhà máy may 2
Nhà máy may 3 (may quần áo Denim)
Nhà máy may thời trang
Ngành cơ khí
Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm
Tại thị xã Đông Mỹ, huyên Thanh Trì, Hà NộiNhà máy may Đông Mỹ
Tại thị xã Hà Đông tỉnh Hà TâyNhà máy dệt khăn bông
Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ AnNhà may kéo sợi nồi cọc và OE
Hệ thống phân phối:
Tại Hà Nội:
Cửa hàng số 1 Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà NộiTel: 8621492
Cửa hàng số 59 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà NộiTel: 9432433
Kiốt số 06 chợ Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: 8281026
Cửa hàng số 14 Thái Hà, Đống Đa, Hà NộiTel: 5371305
Cửa hàng số 1-3-5 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Tel: 9347411
Tại tỉnh Hà Tây:
Cửa hàng Cầu Am, thị xã Hà ĐôngTel: 034825907
Tại thành phố Vinh:
Cửa hàng nhà máy sợi VinhTel: 038855385
Cửa hàng số 27 đường Quang Trung, thành phố VinhTel: 038837420
Tại thành phố Hồ Chí Minh
Cửa hàng số 386 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP. Hồ Chí MinhTel: 088344265/342698
Tại thành phố Hải Phòng:
Cửa hàng số 441 đường Đà Nẵng, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.Tel: 031752138.
2.Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
2.1.Chức năngCông ty sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có chất lượng cao như sau: - Các loại sợi đơn và sợi xe như: Sợi cotton, sợi Peco, sợi PE có chỉ số từ Ne 06 đến Ne 60.- Các loại vải dệt kim thành phẩm: Rib, Interlok, Single, Lacost…các sản phẩm may bằng vải dệt kim: vải bò, dệt thoi.- Các loại khăn bông mũ thời trang…Công ty luôn duy trì và phát triển sản xuất, gia công, trao đổi hàng hóa, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư thiêt bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
2.2.Nhiệm vụ- Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.-Thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, môi trường, gìn giữ trật tự an ninh, an toàn xa hội, làm nghĩa vụ quốc phòng.- Tìm hiểu thị trường, xác định các mặt hàng thị trường có nhu cầu, tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng._ Phấn đấu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất bằng nhiều biện pháp.- Khai thác và mở rộng thị trường hiện có, xây dựng thị trường mới cả trong và ngoài nước.- Chú trọng và phát triể mặt hàng xuất khẩu, qua đó mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty.- Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
3.1 Số cấp quản lý.
Công ty dệt may Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động.
Công ty dệt may Hà Nội có 3 cấp quản lý:
Cấp công ty: bao gồm ban giám đốc, giám đốc điều hành và các phòng ban chức năng.
Cấp nhà máy.
Cấp phân xưởng
3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong công ty.
Tổng giám đốc:
-Chức năng: quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty.
-Nhiệm vụ: nhận các nhiệm vụ, nguồn lực do tổng công ty giao. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn; Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm, các dự án đầu tư; Báo cáo các cơ quan chức năng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước và cấp trên; Đề ra chính sách, mục tiêu chất lượng, trách nhiệm xã hội thích hợp cho từng thời kỳ; Đại diện người lao động; Chịu trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm của công ty; Cam kết cung cấp mọi nguồn lực cần thiết về nhân lực, thời gian, ngân sách, các điều kiện khác để thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000.
Phó tổng giám đốc I
- Chức năng: quản lý điều hành kế hoạch sản xuất lĩnh vực may
- Nhiệm vụ: chỉ đạo hoạt động của các nhà máy thành viên, điều hành công tác kỹ thuật, đầu tư và môi trường sản xuất lĩnh vực may; Chỉ đạo công tác mua sắm vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, quản lý kho hàng; Chỉ đạo công tác tiết kiệm và khoản chi phí, công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật; Phòng chống cháy nổ; Chỉ đạo thực hiện công tác ISO 9000, SA 8000. Công tác khác do Tổng giám đốc phân công.
Phó tổng giám đốc II
- Thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc công ty giao
Giám đốc điều hành I
- Chức năng: điều hành sản xuất lĩnh vực sản xuất sợi
- Nhiệm vụ: điều hành công tác kỹ thuật, đầu tư và môi trường sản xuất lĩnh vực sợi; Phụ trách công tác chất lượng sản phẩm, công tác đào tạo công nhân kỹ thuật; Điều hành sản xuất kinh doanh các đơn vị tự hạch toán (cơ khí, ống giấy). Công tác khác do Tổng giám đốc phân công.
Giám đốc điều hành II
- Chức năng: Điều hành sản xuất lĩnh vực sản xuất dệt nhuộm
- Nhiệm vụ: phụ trách công tác kỹ thuật, đầu tư và môi trường sản xuất lĩnh vực dệt nhuộm. Xây dựng các kế hoạch, điều độ sản xuất các đơn vị được phân công. Công tác khác do Tổng giám đốc phân công.
Giám đốc điều hành III
- Chức năng: quản lý, điều hành lĩnh vực lao động, tiền lương, chế độ, chính sách, đời sống, các đơn vị tự hạch toán.
- Nhiệm vụ: chỉ đạo công tác lao động, tiền lương, chế độ chính sách; Công tác hành chính, quản trị, đời sống, y tế và văn thể; Báo cáo công việc trực tiếp cho Tổng giám đốc. Công tác khác do Tổng giám đốc phân công.
Giám đốc điều hành IV
- Chức năng: quản lý điều hành về mẫu mã thời trang, thị trường và phương án tiêu thụ sản phẩm may nội địa.
- Nhiệm vụ: Phụ trách công tác khoán chi phí sản xuất, công tác vận chuyển hàng hóa nội địa, công tác phế liệu, các công tác về triển lãm và quảng bá nhãn hiệu hàng hóa. Công tác khác do Tổng giám đốc phân công.
Phòng kế toán tài chính
- Chức năng: tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Nhiệm vụ: quản lý nguồn vốn và quỹ công ty, thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, tính và trả lương cho công nhân viên. Thanh toán với khách hàng, thực hiện nghĩa vụ của công ty với Nhà nước.
Phòng nhập khẩu
- Chức năng: tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước. Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác nhập khẩu yếu tố đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của công ty ra nước ngoài.
- Nhiệm vụ: nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển hàng xuất khẩu; Hàng năm lập nhu cầu sử dụng hạn ngạch xuất khẩu gửi Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, theo dõi việc thực hiện hợp đồng XNK, báo cáo định kỳ với các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định
Phòng tổ chức hành chính.
- Chức năng: tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính.
- Nhiệm vụ: nghiên cứu, đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý các đơn vị cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, với cơ chế quản lý trong từng thời kỳ; Quản lý toàn bộ công nhân viên trong công ty, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên, bố trí đề bạt, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ thuật; Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương, đào tạo, tuyển dụng nhân sự; Quản lý và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
Phòng kỹ thuật đầu tư.
- Chức năng; Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho công ty nhằm mở rộng, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước; Định mức kinh tế, kỹ thuật sợi, dệt, nhuộm, may, định mức lao động trong toàn công ty.
- Nhiệm vụ: Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quỹ trình công nghệ, xây dựng các phương án sử dụng các nguyên liệu bông, xơ, vải, sợi thành phẩm cho các nhà máy; Hướng dẫn, giám sát các nhà máy trong quá trình thực hiện các kế hoạch, định mức nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các biến động lớn về chất lượng sản phẩm, giúp sản phẩm luôn đạt yêu cầu, tiêu chuẩn quy định.
Phòng kế hoạch thị trường
- Chức năng: tham mưu giúp việc cho việc Tổng giám đốc xây dựng xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty; Công tác cung ứng vật tư sản xuất và quản lý vật tư, sản phẩm của công ty trong các kho do phòng quản lý; Công tác Marketting tiêu thụ sản phẩm trong nước.
- Nhiệm vụ: Công tác xây dựng kế hoạch cung ứng, khai thác và dự trữ vật tư nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất cho các nhà máy; Quản lý vật tư, sản phẩm trong kho; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Marketting, tiêu sản phẩm của công ty.
Phòng thương mại
- Chức năng: tham mưu giúp Tổng giám đốc nghiên cứu, dự đoán sự phát triển của thị trường. Để ra các biện pháp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.
- Nhiệm vụ:nghiên cứu tổng thể các loại sản phẩm may mặc, vải dệt kim. Trên thị trường về mẫu mã, giá cả, sức tiêu thụ để định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty; Thiết kế mẫu thời trang, tổ chức sản xuất mẫu, thăm dò thị trường; Tìm kiếm khách hàng, lập phương án, kế hoạch sản xuất; Tổ chức hệ thống bán hàng: Cửa hàng, đại lý của công ty; Tiếp thị, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đối với từng loại sản phẩm.
Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Chức năng: nghiên cứu, đề ra các biện pháp, phương pháp quản lý chât lượng tiên tiến tác động kịp thời vào sản xuất; Tham gia xây dựng, áp dụng hệ thông quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Nhiệm vụ: kiểm tra thí nghiệm, xác nhận chất lượng các loại nguyên liệu, từ đó quyết định chất lượng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất hay không; Giám sát hoạt động hệ thống chất lượng sản phẩm của toàn công ty.
4. Cơ cấu sản xuất và quy trình công nghệ
4.1.Hình thức tổ chức sản xuất của công ty.
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty là theo sự chuyên môn hóa tính chất của sản phẩm: Hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm thẳng, hình thức này làm giảm chi phí vận chuyển trong nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lại không linh hoạt khi thay đổi sản phẩm.
Một hình thức sản xuất mà công ty dệt may Hà Nội áp dụng là sản xuất theo công nghệ khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hóa công nghệ nộ bộ từng nhà máy. Hình thức này có ưu điểm là linh hoạt khi thay đổi sản phẩm.
4.2.Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty.
Kho Bông Xơ
Nhà Máy Sợi
Kho Thành Phẩm
Nhà Máy Dệt
Kho Thành Phẩm
Nhà Máy May
Kho Thành Phẩm
Nhà Máy Cơ Khí
Bộ Phận Vận Chuyển
Nhà Máy Động Lực
Nhà Máy Điện
Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty
5.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp
5.1. Đặc điểm về sản phẩm
Công ty dệt may Hà Nội có nhiều loại sản phẩm bao gồm các sản phẩm dưới dạng nguyên liệu sản xuất như: các loại sợi cotton, Peco, PE với các chỉ số khác nhau… Mặt hàng quan trong khác của công ty là các sản phẩm hàng tiêu dùng như: sản phẩm dệt kim, khăn, vải Denim…
Mặt hàng sợi: công ty có sản lượng sợi trên 15000 tấn mỗi năm với nhiều chủng loại sợi như cotton, sợi PE… Mặt hàng sợi là sản phẩm truyền thống và chủ lực của công ty. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là bông, xơ có nhập từ nước ngoài. Sản phẩm sợi được bán cho các công ty thương mại sản xuất hàng dệt trong và ngoài nước, thị trường miền Nam là chủ yếu, các loại sợi của công ty có chất lượng cao, đạt các tiêu chuẩn chất lượng như: chỉ số rộng (từ Ne8 đến Ne60); độ đều cao, điểm dầy – mỏng kết tạp ở mức độ cho phép.
Mặt hàng sợi của công ty được đánh giá là có chất lượng cao trên thị trường. Một số sản phẩm sợi chủ yếu như Ne30 65/35; Ne45 65/35; Ne8 OE; Ne11 OE; Ne20 cotton; Ne45 83/17; Ne32 cotton; Ne40 CK; Ne30 CK; Ne20 CK.
Mặt hàng dệt kim bao gồm: Vải dệt kim các loại như Rib, Lacot, Single, Interlok… sản lượng 400 tấn mỗi năm và các sản phẩm may dệt kim như các loại quần áo cho người lớn, trẻ em với số lượng khoảng hơn 8 triệu sản phẩm/năm trong đó xuất khẩu 7 triệu sản phẩm mỗi năm. Đặc điểm của mặt hàng dệt kim là vải dệt kim có độ co dãn lớn, nguyên liệu đầu vào là sợi chất lượng cao chải kỹ, công đoạn nhuộm khá phức tạp. Sản phẩm dệt kim công ty có ba chủng loại chính là áo dệt kim có cổ (polo shirt), áo dệt kim cổ bo (T-shirt+Hineck), quần áo thể thao…
Chất lượng sản phẩm dệt kim của công ty được đánh giá là tôt so với các sản phẩm dệt kim trong nước, tuy nhiên đối với thị trường nước ngoài sản phẩm của công ty chỉ đạt chất lượng trung bình.
Mặt hàng khác: Bao gồm khăn tắm, khăn ăn, khăn mặt với sản lượng khoảng 700 tấn mỗi năm. Đây là những sản phẩm công ty sản xuât chủ yếu theo đơn đặt hàng của những khách hàng quen thuộc.
Mặt hàng lều bạt du lịch: Đây là sản phẩm mới của công ty đưa ra để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao. Chất lượng may gia công của sản phẩm này khá tốt tuy nhiên năng suất chưa cao. Hiện nay sản phẩm này chủ yếu để xuất khẩu.
5.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm sợi.
Do sản phẩm của công ty có chất lượng cao nên các công ty làm hàng dệt may xuất khẩu đến với công ty là chủ yếu, đặc biệt là các công ty trong thành phố Hồ Chí Minh. Đây là thị trường tiêu thụ rất mạnh các mặt hàng sợi chải thô, với một số lượng rất lớn tới hơn 150 tỉ đồng mỗi năm. Thị trường Hà Nội và các tỉnh khác tiêu thụ không mạnh, Hà Nội khoảng 14 tỉ, các tỉnh khác khoảng 10 tỉ đồng mỗi năm. Các nhà máy dệt trong công ty cũng tiêu thụ một lượng không nhỏ, khoảng 20 tỉ đồng mỗi năm. Thị trường xuất khẩu mặc dù thấp hơn nhưng cũng đóng vai trò quan trọng và tăng đều hàng năm.
- Thị trường may mặc dệt kim, khăn bông.
Khác với thị trường sợi, thị trường may mặc, dệt kim, khăn bông chủ yếu xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hông Kông, Đài Loan, Italia, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan… Trong đó, Nhật là thị trường truyền thống, tiêu thụ mạnh nhất, doanh thu hàng năm khoảng hơn 600000 USD. Đặc biệt là thị trường Mỹ, tuy mới nhưng năm 2002 đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của công ty. Các nước khác là thị trường mới nhưng cũng đầy tiềm năng. Tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường này tăng đều hàng năm, khoảng trên 12%. Thị trường nội địa khá ổn định với gần 80 triệu dân. Tuy nhiên, thị trương này tiêu thụ còn ít, tỷ lệ doanh thu còn thấp khoảng hơn 10%.
5.3 Hệ thống phân phối
Hiện nay công ty dệt may Hà Nội đang thực hiện các hình thức tiêu thụ sau:
Xuất khẩu trực tiếp.
Phân phối trực tiếp cho các doanh nghiệp dệt may.
Phân phối qua trung gian, môi giới, qua đại lý, qua người bán buôn.
Phân phối trực tiếp đên tay người tiêu dùng qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Do đặc điểm khác nhau giữa hai loại sản phẩm (Sợi: vật liệu cho sản xuât; Sản phẩm dệt may: là hàng tiêu dùng) nên các kênh phân phối trong công ty cũng khác nhau để phù hợp với từng loai sản phẩm.
Kênh phân phối sản phẩm sợi.
Kênh trực tiếp: cung câp trực tiếp cho các công ty dệt may qua các hợp đông kinh tế, đây là các mối làm ăn lâu dài, ổn định hằng năm của công ty. Các hợp đồng này có thể trực tiếp kí kết hoặc qua các phương tiện thông tin. Kênh phân phối này đạt được trên 80% doanh thu.
Kênh gián tiếp: kênh phân phối này công ty thực hiện để có thể vươn ra thị trường sợi xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ không có khả năng lấy sợi hàng loạt. Công ty phân phối gián tiếp qua các tổ chức có uy tín trên thị trường như: các Công ty thiết bị dệt may nổi tiếng thế giới, Tổng công ty dệt may Việt Nam. Để nhằm đưa sản phẩm bán ra thị trường nước ngoài, công ty còn bán sợi cho các tổ chức trung gian, từ đó họ có chính sách phân phối đến các cơ sở nhỏ, cơ sở thủ công.
Công ty
Các công ty thương mại
Các DN dệt may
Các đơn vị thành viên
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Các DN thương mại nước ngoài
Các DN dệt may nước ngoài
Hình 3: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm sợi
Kênh phân phối sản phẩm dệt kim, khăn bông
Sản phẩm may của công ty chủ yếu được xuất ra thị trường nước ngoài qua các tổ chức trung gian, đó là các công ty thương mại lớn có văn phòng đại diện tại Việt Nam, mua sản phẩm của công ty và xuất bán cho các công ty bán lẻ, các cửa hàng đặt tại khắp nơi trên thế giới.
Riêng đối với thị trường trong nước, các kênh tiêu thụ cho sản phẩm này bao gồm:
Kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng: công ty có các cửa hàng bán sản phẩm tại các tỉnh, thành phố khác nhau, các cửa hàng đặt tại các thị trấn chợ lớn nhỏ mang tính chất quảng cáo. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 60% doanh thụ nội địa.
Kênh phân phối gián tiếp: qua các đại lý của công ty, các nhà bán buôn lấy hàng với khối lượng lớn sau đó đem tiêu thụ tại các tỉnh, huyện, thị xã, vùng sâu vùng xa. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 40% doanh thu nội địa.
Công ty
Nhà bán sỉ
Đại lý
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Công ty
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Các DN thương mại nước ngoài
NTD nước ngoài
Hình 4: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm dệt kim.
Công ty dệt may Hà Nội sử dụng hai hình thức bán cơ bản đó là bán lẻ tại các cửa hàng đại lý bán lẻ của công ty ở các thành phố lớn trên toàn quốc và bán buôn cho các công ty thương mại, các tổ chức trung gian, trong bán buôn có bán theo hợp đồng và bán theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng. Công ty bán sản phẩm của mình cho các công ty thương mại như: Công ty TNHH Vinh Phát; Công ty Duy Tiến; Công ty Long Nguyên; Công ty TNHH Bảo Long; Công ty DVTM Thành Phố HCM.
5.4 Các hình thức xúc tiên bán hàng mà công ty đã áp dụng
Việc tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Nó là việc làm mang tính sống còn của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì ngoài các chính sách khác ra, chính sách xúc tiến là không thể thiếu được.
Hanosimex thực hiện hình thức quảng cáo trên biển hiệu, tạp chí hay catalogue… Hàng năm công ty quảng cáo từ 20 đến 30 số báo, tạp chí với chi phí khoảng 200 – 300 triệu.Ngoài ra công ty còn in rất nhiều catalogue để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của công ty.
Công ty tham gia các hội chợ triển lãm mỗi năm từ 5 đến 10 hội chợ trong nước và quốc tế, đây là hoạt động quan trọng trong hoạt động xúc tiến của công ty. Hội chợ là nơi thích hợp cho việc giới thiệu sản phẩm của công ty, thiết lập các mối quan hệ với bạn hàng, là nơi chủ yếu ký kết hợp đồng và tìm hiểu thị trường.
Bên cạnh những công cụ trên thì công ty còn áp dụng một số những công cụ khác của quá trình xúc tiến như: cổ động, tuyên truyền, chào bán, marketing trực tiếp, xúc tiến bán hàng được thực hiện gián tiếp nhằm bổ trợ cho những công cụ chủ yếu mà công ty đang sử dụng thông qua việc tham gia hội chợ.
Hàng năm công ty thực hiện từ 3 tới 5 chương trình khuyến mại như tặng quà bằng các sản phẩm của công ty nhân dịp lễ tết…
Công ty còn tích cực khai thác lợi thế của mạng Internet để quảng cáo, chào bán các loại hàng hóa. Công ty đã thiết kế những trang Web riêng giới thiệu về các mặt hàng của công ty. Hàng tuần, công ty thực hiện hàng trăm cuộc giao dịch với ngoại khách, thu được nhiều kết quả, nhiều hợp đồng được kí qua kết quả giao dịch trên Internet.
5.5 Đối thủ cạnh tranh của công ty.
5.5.1Thị trường sợi
Luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt mà các đối thủ cạnh tranh chính nằm trong tổng công ty dệt may Việt Nam.
Tại phía Bắc có những công ty sản xuất sợi như: công ty dệt Vĩnh Phú, công ty dệt 8/3, công ty dệt Nam Định. Các công ty này xét về quy mô và năng lực máy móc, thiết bị đã quá lạc hậu, không được đầu tư đổi mới thường xuyên và xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, sợi của các công ty này sản xuất ra có chất lượng kém hơn so với sợi của công ty, các loại sợi có chất lượng cao, các loại sợi chải kỹ để dệt ra những loại vải cao cấp thì các công ty này không thể sản xuất ra được.
Tại phía Nam: các công ty sản xuất sợi như công ty dệt Huế, công ty dệt Thành Công, công ty dệt Quảng Nam - Đà Nẵng, công ty dệt Nha Trang, công ty dệt Việt Thắng, công ty dệt Thành Công… trừ công ty dệt Nha Trang, các công ty dệt còn lại đều là các xí nghiệp từ thời cũ để lại, máy móc trang thiết bị đã quá cũ và lạc hậu. Tuy nhiên, do đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, một thị trường đầy sôi động nên những năm gần đây, các công ty này đã nhanh chóng nắm bắt thị trường, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, mội vài công ty đã cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. Công ty dệt Nha Trang ra đời cùng với công ty dệt may Hà Nội, máy móc thiết bị do Nhật trang bị có quy mô tương đương, đầu tư lớn nên chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt và thị trường cũng chủ yếu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh.
5.5.2 Thị trường dệt kim
-Tại phía Bắc: có các công ty như Dệt kim Đông Xuân, Dệt kim Thăng Long, Dệt kim Thắng Lợi. Các công._. ty này có công nghệ cũ và lạc hậu. Riêng dệt kim Thăng Long là công ty có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất loại sản phẩm này, đã có uy tín trên thị trường. Những năm gần đây, công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, hợp tác sản xuất với nước ngoài, nhưng vẫn chưa thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm không cao nên không cao nên không đủ sức cạnh tranh.
-Tại phía Nam: hiện nay có hai công ty sản xuất sản phẩm dệt kim lớn là dệt Nha Trang và dệt Thành Công. Đây là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của công ty tại thị trường này.
-Các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài xuất khẩu vào thị trường Việt Nam
Ngoài các đối thủ trong nước, công ty phải đương đầu với những sản phẩm dệt kim nhập ngoại cả chính thức và không chính thức (hàng lậu) từ những nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, chiếm thị phần lớn. Đặc biệt là hàng Trung Quốc vào Việt Nam với khối lượng lớn. Những sản phẩm này thường có chất lượng thấp, nhưng bù lại nó những điểm mạnh là:
Mẫu mã phong phú, đa dạng, mầu sắc hài hòa, tiện lợi, nhanh thay đổi mốt, đáp ứng cho mọi lứa tuổi.
Giá bán vừa phải hoặc rất rẻ, đây là yếu tố quan trọng để mặt hàng này thâm nhập rộng rãi vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng có thu nhập thấp như nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Như vậy việc cạnh trang đối với hàng dệt kim ngoại nhập là vấn đề nan giải, bức bách đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nói chung và công ty dệt may Hà Nội nói riêng.
5.6 Đặc điểm về lao động và tiền lương
5.6.1 Cơ cấu lao động của công ty
Do đặc thù của ngành dệt may nên số lao động chủ yếu là nữ chiếm phần lớn trong công ty và độ tuổi còn trẻ, tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất.
Trình độ và bặc thợ của công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao. Công ty đã nhận thức được vai trò của nhân tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tuyển dụng được chú trọng, yêu cầu tuyển dụng được nâng lên. Hàng năm công ty cử hàng trăm công nhân viên đi học tại Trường Cao đẳng Công nghiệp nhẹ (Minh Khai – Hà Nội), và làm hồ sơ cho hàng chục cán bộ công nhân viên đi học tại chức tại các trường Đại học như: Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân…Ngoài ra công ty thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề nhằm khuyến khích động viên người lao động nâng cao tay nghề bởi vậy trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao trong những năm gần đây.
5.6.2 Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động.
Hiện nay công ty đang áp dụng hai phương pháp xây dựng mức thời gian lao động là:
-Phương pháp thống kê: mức thời gian lao động được xây dựng trên các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành các sản phẩm cũng như các công việc đã hoàn thành trước đó. Các số liệu thống kê này được lấy từ các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động.
-Phương pháp kinh nghiệm: mức độ lao động xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã được tích lũy của cán bộ định mức hay những người công nhân lành nghề.
Định mức thời gian lao động khi sản xuất sợi Ne30.
-Máy bông: 1,3 tấn xơ PE / người xé bông
-Máy chải: 6 máy / người / ca
-Máy ghép: 3 máy / người / ca
-Máy thô: 1 máy / người / ca
-Máy sợi con: 4 máy / người / ca
-Máy ống nối tay: 24 cọc / người / ca
-Máy ống tự động: 60 cọc / người/ ca.
5.6.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động
Lao động của công ty được chia thành hai khối như sau:
a) Khối công nhân sản xuất: do công ty bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau nên mỗi nhà máy thành viên sẽ có quỹ thời gian lao động khác nhau:
-Các nhà máy sợi, dệt chuyên sản xuất 3 ca nên thời gian lao động của công nhân thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước – ngày làm 8 giờ. Trường hợp cần thiết do đơn đặt hàng gấp thì phải tăng ca kịp giao hàng.
Thời gian các ca được chia ra như sau:
+ Ca sáng: từ 6 giờ đến 14 giờ.
+ Ca chiều: từ 14 giờ đến 22 giờ.
+ Ca đêm: từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Một ngày nghỉ để đổi ca, sau đó lại tiếp tục.
-Các nhà máy may với đặc thù riêng của mình chỉ làm hai ca. Trường hợp cần thiết thì công nhân phải ở lại làm thêm để kịp đơn đặt hàng cho khách.
b) Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ: làm việc theo giờ hành chính 48 giờ / tuần, nghỉ chủ nhật. Sáng làm việc từ 7 giờ 30 đến 12 giờ; Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30.
5.6.4 Năng suất lao động
Bảng 1: Năng suất lao động quy chuẩn của công nhân may
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Loại không thêu
Loại có thêu
Áo Polo Shirt ngắn tay
Áo/người/ca
14,9
14,7
Áo Polo Shirt dài tay
‘’
15,4
15,4
Áo T – Shirt
‘’
23,9
23,6
Áo Hi neck
‘’
26,4
25,9
Bộ thể thao
Bộ/người/ca
8
( Nguồn: Phòng KHĐT)
Nhìn chung tình hình thực hiện năng suất lao động của các nhà máy trong công ty là tương đối tốt. Do có sự đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị nên năng suất ngày càng được nâng cao.
Năng suất lao động của một công nhân đứng máy sản xuất sợi Ne30 PE như sau:
-Máy bông: 1,3 tấn xơ PE / người xé bông
-Máy chải: 1,3 tấn / người / ca
-Máy ghép: 2,5 tấn / người / ca
-Máy thô: 478 kg / người / ca
-Máy sợi con: 234 kg / người / ca
-Máy ống nối tay: 112 kg / người / ca
-Máy ống tự động: 600 kg / người/ ca.
5.6.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động.
Nguồn nhân lực công ty dệt may Hà Nội chủ yếu là lao động phổ thông. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tuyển nội bộ gồm các bước sau:
Phòng tổ chức hành chính cân đối nguồn lực và lên kế hoạch xác định nhu cầu tuyển dụng.
Phân tích vị trí cần tuyển: tên vị trí, lý do, nhiệm vụ cụ thể, trình độ, kinh nghiệm.
Thông báo xuống từng nhà máy thành viên.
Nhà máy lập danh sách những người đủ điều kiện tham gia tuyển chọn.
Phòng TCHC cùng với trung tâm y tế kiểm tra sức khỏe (kiểm tra vòng 1).
Phòng TCHC sẽ bố trí theo từng trường hợp sau:
+Những công nhân cần phải đào tạo thì gửi trường dạy nghề tổ chức thi tuyển trình độ cho những công việc đòi hỏi trình độ cao, nếu ai đạt sẽ được chọn vào học (kiểm tra vòng 2). Khi học xong, học viên phải qua một lần thi nữa, nếu qua thì được nhận vào làm.
+Nếu người đã có tay nghề, khi vào cũng phải qua một vòng thi tuyển tay nghề tại công ty hoặc kết hợp với trường dạy nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng.
+Trong trường hợp cần thiết thì đào tạo tại công ty khoảng 6 tháng sẽ được thi ra nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng.
Đào tạo:
Công ty luôn có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ lao động cũ và mới để phù hợp với công việc hiện tại và công nghề tiên tiến.
Chương trình đào tạo bao gồm:
Đào tạo công nhân mới: bao gói, thêu, sợi, dệt, nhuộm, lò hơi, khí nén…
Đào tạo lại
Đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ.
Ngoài ra còn có chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ như: bồi dưỡng tại các trung tâm, trường; bồi dưỡng kỹ thuật; bồi dưỡng tin học; bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; đào tạo tại chức.
Hiện nay, để phục vụ cho việc đảm bảo thành công hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002, Công ty Dệt may Hà Nội cũng đã đầu tư kinh phí đào tạo bồi dưỡng nhận thức về chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty. Một số cán bộ của Công ty được đào tạo các chương trình nâng cao kỹ thuật qua các đợt tham gia thực tập tại các nước có công nghệ mới như Nhật Bản, Italia, Đức…Vì vậy đã nâng cao được trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân của Công ty thì Công ty đang bắt đầu quan tâm và đào tạo nâng cao trình độ tin học cho họ. Thông qua các lớp tin học được tổ chức trong toàn Công ty để dần tiến tới vi tính hóa toàn bộ hệ thống thông tin. Đây là một bước đi chiến lược của ban lãnh đạo công ty nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trong trong thời kỳ hội nhập mới.
5.6.6 Tổng quỹ lưỡng của công ty.
Tổng quỹ lương của công ty Dệt May Hà Nội bao gồm các thành phần sau:
Tiền lương năng suất lao động hàng tháng (lương, sản phẩm, lương thời gian…).
Các khoản phụ cấp: lễ, ốm, học, phụ cấp trách nhiệm.
Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, thợ bậc giỏi, thưởng hoàn thành nhiệm vụ.
Các khoản trả theo chế độ BHXH: độc hại, ốm đau, thai sản…
Phương pháp xác định: Công ty áp dụng phương pháp khoán quỹ lương. Tùy vào từng bộ phận sản xuất khác nhau mà quy định mức khoán khác nhau gồm:
Khoán quỹ tiền lương và thu nhập theo chi phí sản xuất: việc khoán này được áp dụng cho nhà máy sợi, nhà máy may, nhà máy dệt nhuộm, dệt Hà Đông.
Khoán quỹ lương và thu nhập theo doanh thu: được áp dụng cho sản phẩm ống giấy.
Khoán quỹ lương và thu nhập theo tỷ lệ % doanh thu tạm tính theo sản phẩm nhập kho: áp dụng cho nhà máy cơ điện.
Khoán quỹ lương theo sản phẩm cuối cùng: áp dụng cho tổ bốc xếp, bao gói.
Khoán quỹ tiền lương theo định biên lao động: áp dụng cho các phòng ban chức năng.
Công thức tính:
Quỹ thu
nhập lương = Đơn giá * Số lượng * H.s chất + Khuyến +(-) Số tiền ….
tháng 1đv SPI lượng khích thưởng
SPI XK (phạt)
+(-) Số tiền + Quỹ thu
thưởng nhập bổ
hoàn thành xung (nếu
KH có)
5.6.7 Cách xây dựng đơn giá tiền lương.
Đơn giá tiền lương tổng hợp là định mức chi phí tiền lương của toàn bộ lao động trên dây chuyền sản xuất một sản phẩm A, tính cho đơn vị sản phẩm A đó.
Việc xác định đơn giá tiền lương dùng để khoán quỹ lương cho phân xưởng. Cuối tháng căn cứ vào số sản phẩm nhập kho, người lao động trong phân xưởng có thể tính được lương của mình là bao nhiêu. Cách trả lương này sẽ hạn chế được phế phẩm trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc, kích thích người công nhân hăng say, nghiêm túc làm việc, gắn chặt quan hệ hợp tác giữa các bộ phận sản xuất trên dây chuyền.
Công thức tính giá lương tổng hợp:
Pth = Mth * Lgbq (1+k)
Trong đó:
k: tổng phụ cấp
Lgbq: Mức lao động tổng hợp của 1 đơn vị sản phẩm.
Mth = Mcn + Mql + Mpv
Mcn: Mức lao động công nghệ, mức tiêu hao lao động của công nhân chính trên dây chuyền.
Mpv: Mức lao động phục vụ, mức tiêu hao lao động của công nhân phụ trên dây chuyền.
Mql: Mức lao động quản lý, gồm các quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kinh tế phân xưởng…
5.6.8 Các hình thức trả lương ở công ty.
5.6.8.1. Hình thức lương thời gian:
Tiền lương căn cứ theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thanh lương của người lao đông. Hình thức này được áp dụng cho bộ phận giám đốc, các phòng ban chức năng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
Công thức:
Thu nhập Tiền lương Số ngày Hệ số
hàng tháng = TN lương * làm việc * phân hạng + khác (phép,1 người ngày công thực tế thành tích lễ)
(nếu có)
Lương ngày = Mức lương tháng / 26
Mức lương tháng = Lương tối thiểu * Hệ số cấp bậc.
5.6.8.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Là hình thức trả lương cho người lao động tính bằng khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho công việc đó. Hình thức này áp dụng cho công nhân đứng máy, có thể xác định được khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Công thức:
TN của người L.Đ = Lương SP ngày + Lương SP đêm + Lương khác (phép, lễ).
Lương SP ngày = SL ngày * Đơn giá theo CL * H.số TNbq * H.số đ.chỉnh
Lương SP đêm = Lương SP ngày + Phụ cấp đêm.
6 . Tình hình quản lý vật tư tài sản cố định.
6.1. Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: bông, xơ (đối với nhà máy sợi), sợi, hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy (đối với nhà máy dệt nhuộm), vải, các loại phụ liệu cho ngành may (nhà máy may).
6.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu lớn nhất, cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định.
Việc xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu phụ thuộc vào thực tế tiêu hao nguyên vật liệu của từng công đoạn mà công ty đang áp dụng từng cách tính như sau:
Phương pháp kinh nghiệm: Định mức sử dụng nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ định mức hay những công nhân lành nghề trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Phương pháp thống kê: Mức sử dụng nguyên vật liệu được xây dựng trên các số liệu thống kê của kỳ sản xuất trước đó. Các số liệu thống kê này thường được lấy từ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động.
Các bước:
Chọn số liệu tiêu hao nguyên vật liệu của một số tháng sản xuất ổn định (khoảng 15 – 20 số). Loại bỏ các giá trị quá cao sau đó tính bình quân lần thứ nhất.
Chọn tiếp những số nào có giá trị lớn hơn giá trị bình quân lần thứ nhất và lấy bình quân lần thứ hai thì được định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
6.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu và dự trữ bảo quản.
Việc đồng bộ các điều kiện vào cho may như nguyên phụ liệu còn chưa nhịp nhàng, vì thế gây khó khăn cho việc thực hiện tiến độ may, phải làm thêm giờ, thêm ca nhiều, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người lao động. Việc quản lý nguyên vật liệu của nhà máy còn chưa chặt trẽ, khâu thiết kế mẫu còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Bộ phận may mẫu còn chưa tìm tòi, nghiên cứu sâu để tìm ra quy trình may hợp lý nhất, dẫn đến việc triển khai đại trà gặp nhiều khó khăn, gây lãng phí vải.
Mặt khác, do sản xuất của công ty phụ thuộc nhiều vào tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu. Để ổn định tình hình sản xuất việc dự trữ nguyên vật liệu đối với công ty là rất quan trọng và cần thiết. Bông xơ sau khi được nhập vào nhà máy dùng trong 8 ca sản xuất, sau đó lại nhập tiếp. Bên cạnh đó, việc bảo quản nguyên vật liệu bông, xơ đảm bảo chất lượng cho sản xuất là rất khó khăn. Đặc biệt vào mùa mưa, khí hậu ẩm là nguyên nhân làm giảm phẩm cấp, chất lượng của bông, xơ. Trong thời gian tới, Công ty cần đầu tư thiết bị xác định nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng… để có được những thông tin chính xác về điều kiện lý, hóa của kho từ đó có những biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo kho chứa luôn đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn đặt ra.
Việc cấp phát nguyên vật liệu của kho cho sản xuất luôn phải đảm bảo đúng, đủ, kịp thời để tránh tình trạng đình trệ trong sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Việc luôn chuyển bông, xơ tới nhà máy Sợi sẽ do xe chuyên dụng thực hiện. Bông, xơ sẽ được đóng gói và chuyển tới nhà máy Sợi sau đó được mở ra và đưa vào quy trình đầu tiên của quy trình công nghệ chế biến Sợi (quy trình xé, trộn).
6.4. Tình hình tài sản cố định: cơ cấu, tình trạng TSCĐ
Tài sản cố định của công ty dệt may Hà Nội bao gồm nhiều loại có vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, chúng thương xuyên biến động về quy mô, kết cấu, tình trạng kỹ thuật. Toàn bộ máy móc thiết bị của công ty được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến như: Đức, Italia, Nhật… một số thiết bị mới được trang bị từ năm 1992 trở lại đây, còn lại được trang bị từ những năm 1979 (khi mới thành lập) nên đã cũ và lạc hậu.
Do phần lớn máy móc thiết bị đã cũ và lạc hậu, do xây dựng kế hoạch và nhập kho là không ăn khớp, sự bảo quản không tốt nên khi đưa vào hoạt động thường bị xuống cấp nhanh chóng. Bên cạnh đó, phụ tùng nhập ngoại không đáp ứng kịp thời, thiếu, nên một số thiết bị không được huy động vào sản xuất. Công ty cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này.
II. Đặc điểm chung của nhà máy kéo sợi
Hiện tại, trong cơ cấu thành viên của Công ty Dệt may Hà Nội gồm có:2 nhà máy kéo sợi với đặc điểm sau:
Diện tích nhà xưởng: 54.680m2
Năng lực sản xuất:
Nồi cọc: 12.000MT/năm – 150.000cọc sợi
Sợi OE: 4.000MT/năm – 1.944 hộp kéo sợi
Máy móc thiết bị: được nhập từ các hãng nổi tiếng như: Marzoli, Schlafhorst, Vouk, Rieter, Toyoda…
Nguồn nguyên liệu:
Bông: Việt Nam và nhập từ Mỹ, Uzbekistan, Tây Phi…
Xơ PE: được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc
Mặt hàng chính:
Sợi nồi cọc
Sợi 100% cotton chải thô, chải kỹ Ne 16 – 40
Sợi T/C chải thô, chải kỹ Ne 20 – 60
Sợi CVC chải thô, chải kỹ Ne 20 – 40
Sợi 100% polyester Ne 20 – 60
Sợi lõi chun cotton + spandex
- Sợi OE
Sợi 100% cotton Ne 6 – 20
Sợi poly/cotton Ne 6 – 20
Thiết bị, máy móc công nghệ tại nhà máy Sợi I và nhà máy Sợi II nhìn chung tương đối đầy đủ. Hiện nay tại nhà máy Sợi I và nhà máy Sợi II đều có dây chuyền vừa sản xuất sợi chải kỹ vừa sản xuất sợi chải thô. Tại nhà máy Sợi II còn có thêm dây chuyền sản xuất sợi phế OE, từ dây chuyền chải kỹ và chải thô có thể kết hợp để sản xuất sợi đơn chải thô, sợi đơn chải kỹ và sợi xe.
Hầu hết các máy móc đều được sản xuất từ những năm 1979, 1980, ngoại trừ máy Scharafhort và Murata là mới được trang bị sản xuất từ những năm 1994, 1995.
Bảng 2 : Máy móc thiết bị tại Nhà máy Sợi I và Nhà máy Sợi II
TT
Máy móc thiết bị
Tổng số máy
Công suất
Năm sử dụng
Nước sản xuất
Nhà máy Sợi I
Nhà máy Sợi II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Máy dây bông
Máy chải
Máy ghép
Máy thẻ
Máy sợi conMáy ống
Máy đậu
Máy xe
Máy ống xốp
Máy cuộn cúi
Máy chải kỹ
4
48
42
20
176
26
3
19
2
3
13
90%
90%
90%
90%
90%
90%
90%
90%
90%
90%
90%
1965
1972
1976
1972
1982
1982
1982
1976
1986
1989
1982
Đức
Đức
Đức, Ý
Đức, Ý
Đức, Ý
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Đức, Ý
Đức,Ý
2
24
26
12
111
16
2
9
2
6
2
24
16
8
65
10
1
10
2
1
7
Tổng số
356
210
146
(Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư)
Như vậy, hầu hết các máy móc thiết bị của nhà máy Sợi đều có thời gian sử dụng khá lâu
. Do vậy, trong những năm gần đây, Công ty đã chú trọng đầu tư thêm máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất để nâng cao chất lượng và tăng năng suất lao động.
Công ty đã chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sợi. Trong những năm qua, Công ty đã mua thêm nhiều máy móc thiết bị, công nghệ mới để cải tiến chất lượng sợi. Ví dụ như Công ty đã mua nhiều máy chải thô CX 400 thay cho máy C40 để nâng cao chất lượng sản phẩm, mua máy ghép SH 801 và SH 802… Thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tình hình đầu tư mua sắm thiết bị, công nghệ của Công ty
Tên thiết bị
Địa điểm đầu tư
Thời gian khởi công
Thời gian hoàn thành
03 Máy chải kỹ
02 Máy ống nối về tự động
03 Máy ống nối về tự động
02 Máy lạnh
12 Máy ghép
04 Máy ống tự động
02 Máy ghép
02 Máy ống tự động
02 Máy dò tách xơ ngoại lai
02 Máy xé kiện và 06 máy thô
03 Máy chải kỹ
08 Máy thô Rlerer Scendhand
01 Máy RIB
03 Máy thêu khổ rộng
01 Máy nhuộm cao áp
04 Máy dệt lắng Đầu Jacquard
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
1999
1999
2000
2000
2001
2001
2001
2001
2002
2001
2002
2002
2001
2001
2002
2002
1999
1999
2001
2001
2001
2001
2001
2002
2003
2002
2003
2003
2001
2001
2003
2003
(Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư)
Với việc đầu tư thêm dây chuyền công nghệ ta có thể thấy rõ hiệu quả của việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sợi của Công ty bằng cách phân tích những ưu điểm của các loại máy móc thiết bị mới được đầu tư so với các loại máy móc trước đây. Máy đánh ống có ống nối tự động Schlasfhors có bộ phận nối tự động theo nguyên tắc đánh bông hai đầu sợi lên rồi soắn chúng lại với nhau, do đó sợi được sản xuất ra tránh được những lỗi thông thường mắc phải khi được nối bằng máy sợi nối, sợi thuôn không đều, không có chỗ ghồ ghề. Vì vậy, chất lượng vải sản xuất bằng loại sợi này cũng được nâng cao, vải mềm mịn, không có những nốt nổi lên bề mặt như vải sản xuất bằng các loại sợi cũ.
Một số loại máy chính được trang bị tại nhà máy kéo sợi: Máy chải kỹ, máy chải thô, máy đánh ống, máy kéo sợi con, máy kéo sợi OE, máy kiểm tra chất lượng sợi (Uster Tester 3 và Uster Tensorapid 4).
Do sản phẩm Sợi là mặt hàng chủ yếu, chiến lược của Công ty nên để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, Công ty đã kiên định với chiến lược “Liên tục đầu tư, đầu tư mạnh mẽ và đầu tư có hiệu quả". 10 năm qua, Công ty đã đầu tư trên 544 tỉ đồng, mua sắm các thiết bị hiện đại của ngành Dệt May thế giới như: dây chuyền chải thô CX-4000 của ý, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp, YORT của Mỹ, máy dò tách xơ ngoại lai, dây chuyền máy kéo sợi không cọc OE của Đức và Ý... Chính bởi vậy mà sản phẩm Sợi của Công ty không chỉ được ưa chuộng tại thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Nhật và Mỹ. Những năm 1993-1997, thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Nhật Bản (chiếm 80-90% KNXK), từ năm 2002 đến nay, Mỹ đã trở thành thị trường chính (chiếm trên 60% KNXK của Công ty).
Phần 2: Thực trạng quản lý nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi
Tầm quan trọng của việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nguyên vật liệu có những đặc điểm riêng biệt so với các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Chúng có đặc điểm sau:
Hình thái vật chất ban đầu thay đổi khi tham gia vào quá trình sản xuất.
Tham gia một chu kỳ sản xuất.
Giá trị chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.
Chính vì là yếu tố đầu tiên, cơ bản cho quá trình sản xuất nên việc quản trị chất lượng nguyên vật liệu là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu đầu vào có đảm bảo chất lượng thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt được yêu cầu. Việc sản xuất sản phẩm có thể coi là một quá trình gồm nhiều quá trình nhỏ tạo nên. Các quá trình này tương tách lẫn nhau, chi phối cho nhau. Nếu có sự thay đổi ở bất kỳ quá trình nào sẽ gây ra tác động đến toàn bộ quá trình sản xuất, là cho quá trình sản xuất xấu đi hoặc tốt hơn tùy vào tính chất của sự thay đổi đó. Tuy nhiên, sự biến động của nguyên vật liệu đầu vào sẽ gây ra tác động lớn nhất, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kế tiếp nó. Chính vì vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất đúng theo yêu cầu thì việc quản trị tốt chất lượng nguyên vật liệu đầu vào phải thực sự được chú trọng. Quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào khong chỉ dừng lại ở việc đảm bảo chất lượng mà phải đảm bảo tốt cả quá trình cung ứng nguyên vật liệu. Việc quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào chỉ thực sự đạt hiệu quả khi đảm bảo tốt các yêu cầu:
Đảm bảo về chất lượng (đạt được các tiêu chuẩn đặt ra.)
Đủ về số lượng.
Đồng bộ về chủng loại (về cả nguyên vật liệu chính và phụ).
Đạt về chi phí (giảm tối thiểu các chi phí về vận chuyển, bốc dỡ…).
Đúng về thời gian (kịp thời, đúng lúc).
Với phương châm của ngành chất lượng “làm đúng ngay từ đầu” và phải thực sự làm tốt, có hiệu quả công tác quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Có như vậy mới tạo được cơ sở, tiền đề cho các hoạt động tiếp theo của quá trình sản xuất được đảm bảo tuần hoàn, liên tục.
Quy trình quản lý nguyên vật liệu đầu vào
Hình 5: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi .
Đánh Ống
Bông + Xơ PE
Xé Trộn
Chải Thô
Cúi Chải
Ghép Cúi
Kéo Sợi Thô
Kéo Sợi Con
Đậu Xe
Đánh Ống
Sợi Xe Thành Phẩm
Sợi Đơn Thành Phẩm
Giải thích quy trình:
Ở công đoạn đầu bông , xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng khoảng 100-150g sau đó được đưa vào máy Bông để làm tơi ra và loại bỏ tạp chất.
Từ máy Bông các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng hệ thống ống dẫn. Tại đây, bông được loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi chải.
Ghép: các cúi chải được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỉ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này.
Thô: các cúi ghép được kéo thành sợi thô ở trên máy thô.
Sợi con: sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi con.
Đánh ống: sợi con được đánh ống trên các máy đánh ống.
Quả sợi là sản phẩm cuối cùng sẽ được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho.
3. Thực trạng nguồn nguyên liệu
Nguyên vật liệu chính để sản xuất sợi là bông và xơ PE. Do tính chất và nguồn gốc của hàng bông, xơ nên hiện nay nguồn nguyên vật liệu nàyvẫn phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài. Cây bông mặc dù là loại cây rất có triển vọng và đã được trồng ở nước ta từ lâu song do yếu kém trong nhiều khâu nên cho đến nay số lượng cũng như chất lượng bông trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dệt may. Toàn quốc hiện có 33.200 ha bông với năng suất thấp như hiện nay là 11,5 tạ/ha thì chỉ cho thu hoạch 38.180 tấn bông hạt, tương đương với 14.127 tấn bông xơ. Trong khi đó, bình quân trong ba năm gần đây nhất, chúng ta không chỉ nhập khẩu trên 10 vạn tấn bông xơ/năm, mà còn nhập khẩu sợi lớn hơn gấp 2,3 lần con số đó (23 vạn tấn sợi/năm) và một lượng vải khổng lồ, bình quân là 974 triệu USD/năm, tức kim ngạch nhập khẩu vải còn lớn hơn gấp 2,44 lần tổng kim ngạch nhập khẩu cả bông lẫn sợi.
Tóm lại, cây bông là thứ cây trồng quan trọng có lẽ là được xếp vào bậc nhì, chỉ sau cây lúa, nhưng trên thực tế lại là loại cây có lẽ là “đội sổ” hiện nay, bởi với tổng giá trị mà nó cung cấp (ước tính chỉ vỏn vẹn có 43 triệu USD trong vòng ba năm qua, tính theo giá bông xơ nhập khẩu bình quân trong cùng kỳ), nghề trồng bông trong nước chỉ đáp ứng được 1,04% nhu cầu nguyên liệu nhập khẩu (gồm bông, sợi và vải) của ngành công nghiệp dệt may.
Thực ra, hiện nay so với nhiều cây con khác thì đầu ra của bông là lý tưởng bởi nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Tiềm năng lớn nhưng cơ sở hạ tầng cho sản xuất mà trước hết là hệ thống nước tưới, xây dựng đồng ruộng chưa đầu tư đúng mức nên trồng bông vẫn chủ yếu dựa vào nước trời, chịu ảnh huởng bất lợi thời tiết. Theo tính toán của Tổng công ty Bông Việt Nam trong tổng số gần 17. 727 ha gieo trồng vào vụ mưa giờ đây đã mất trắng trên 4.000 ha, còn 6.000 ha chưa ra hoa, kết trái, tiếp tục có nguy cơ bị thiệt hại tương tự!". Bình Thuận - địa phương đầu tiên trong cả nước đã thu hoạch cây bông vải, năng suất bình quân chỉ vào khoảng 800kg/ha, giảm hơn 300kg/ha so với năm 2003. Trong số 8.000 ha đang cho thu hoạch cầm cự được là nhờ mưa rải rác nhưng năng suất dự kiến cũng chỉ còn 500 kg/ha! So với năm trước thì năng suất giảm đến gần 2/3 (năm 2003 năng suất bình quân 1,34 tấn /ha). Do đó, theo Cty Bông VN dự tính thì sản lượng bông toàn ngành thu được vụ này chỉ khoảng 10.000 tấn so với khả năng trung bình mọi năm là 25.000 tấn bông hạt. Tức là lượng bông hạt bị thất thu lên tới hơn 15.000 tấn. Nếu nhân với gía hợp đồng thu mua cho nông dân (5.500 đ/kg) thì đã bị mất trắng trên 82 tỷ. Tất cả dẫn tới năng suất bông thấp kéo theo việc giảm chất lượng dẫn tới giảm lợi nhuận xuống khiến cây bông khó cạnh tranh nổi với cây khác. Theo tính toán cụ thể của Tổng Cty Dệt may Việt Nam thì ở thời điểm hiện tại, giá bông nhập khẩu bình quân 1,2 USD/kg tương đương 18.960 đ/kg. Giá bông sản xuất trong nước bán ra đã bao gồm VAT 5% lâu nay cũng tương đương và cho lợi nhuận hơn 300đ/kg.
Một tín hiệu mừng cho người trồng bông ở nước ta khi mà năm 2003 giá bông nhập khẩu tăng lên tạo tiền đề cho việc tăng giá thu mua bông của nông dân. Đó là, thay vì nằm dưới ngưỡng 1.000 USD/tấn như trong hai năm (2001 – 2002), việc giá bông nhập khẩu bình quân của nước ta trong năm 2003 vừa qua đã tăng vọt lên 1.457,22 USD/tấn (tương đương trên 46,37%). Với tiền đề này, mặc dù năng suất bông của Việt Nam vẫn còn cực kỳ thấp, nhưng việc trồng bông vẫn có lãi, khiến cho nhiều lọai cây trồng khác không thể đẩy nó ra khỏi phần diện tích gieo trồng ít ỏi đã chiếm lĩnh được.
Hơn thế, bước vào năm 2004 này, theo dự báo của nhiều tổ chức và chuyên gia trên thế giới, mặc dù sản lượng bông thế giới năm nay sẽ tăng trở lại (năm 2003 giảm tới 11,5%), nhưng mức tăng còn rất thấp (tăng 5,5%), cho nên vẫn chưa phục hồi được sản lượng của năm 2002, trong khi nhu cầu vẫn tiếp tục lên cao sau khi đã tăng rất mạnh trong năm 2003, dẫn tới tồn kho bông thế giới đã và sẽ còn giảm rất mạnh (giảm 19,21% trong năm 2003 và sẽ giảm tiếp 16,32% vào cuối năm nay). Hệ quả tất yếu của tình trạng này là giá bông thế giới đã nhảy vọt từ 1.021 USD/tấn (năm 2002) lên 1.335 USD/tấn trong năm 2003 (tăng 30,75%) và có khả năng còn tăng vọt lên 1.512 USD/tấn trong năm nay (tăng 13,26%). Với bước tăng mạnh này, cây bông trong nước sẽ tiếp tục được giá hơn nữa.
Có thể thấy rõ xu hướng tăng giá bông trên thế giới hiện nay qua việc tham khảo giá bông tại thị trường Mỹ.
Bảng 4:Giá bông tại New York ngày 03-4-06
UScent/lb
Kỳ hạn
Giá đóng cửa
Chênh lệch
May 06
52,57
-0,08
Jul 06
54,57
-0,03
Oct 06
56,60
-0,10
Dec 06
58,11
0,06
Mar 07
59,60
0,13
May 07
60,30
0,15
Jul 07
60,85
0,13
Oct 07
61,45
0,15
Dec 07
61,30
-0,20
Mar 08
62,70
-0,15
Tại Sở thương mại Niu Yoóc (Mỹ) ngày 3/4/06 cho thấy, giá bông kỳ hạn đang có xu hướng tăng lên. Giá bông giao tháng 6/2006 tăng 2 xu/pound so với giá bông giao tháng 5/2006 (1 pound = 0,454 kg), giá bông giao tháng 12/2006 tăng tới 5.54xu Mỹ/pound.
Hiện nay, thị trường cung cấp bông cho Việt Nam khá đa dạng song chủ yếu vẫn là một số nước phát triển mạnh về nghề trồng bông như: Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Singapore. Dưới đây là là bảng số liệu về thị trường cung cấp bông cho Việt Nam năm 2005:
Bảng 5:Thị trường cung cấp bông cho Việt Nam năm 2005
Thị trường
Lượng
Trị giá
T12/05
So 05/04
(%)
12T/05
So 05/04
(%)
T12/05
So 05/04
(%)
12T/05
So 05/04
Ấn độ
3.664
1109,2
8.618
167,3
4.113.161
1103,9
9.433.067
109,8
Anh
0
*
2.195
-30,2
0
*
2.638.081
-43,3
Bỉ
515
*
4.264
7,8
550.533
*
4.423.294
-24,2
Braxin
212
221,2
1.934
50,2
127.556
28,3
2.284.072
27,1
Đài loan
24
33,3
3.473
84,4
26.742
35,0
3.518.484
64,7
Đức
20
-88,1
1.435
-66,3
22.573
-82,3
1.271.204
-73,4
Hàn Quốc
357
93,0
3.117
-36,3
441.807
59,3
4.051.565
-18,1
Inđônêxia
400
196,3
3.306
36,9
382.484
295,2
2.586.659
-0,7
Malaixia
0
-100,0
401
-84,2
0
-100,0
322.879
-88,2
Mỹ
716
- 43,5
45.800
-2,0
815.259
-44,9
49.490.718
-25,3
Nam phi
0
*
1.160
239,2
0
*
1.409.197
183,9
Úc
99
*
1.980
47,7
127.214
*
2.415.950
37,9
Pháp
1.726
*
6.349
501,8
1.914.638
*
7.093.204
313,4
Singapore
1.405
585,4
3.422
181,9
1.577.080
568,9
3.848.492
120,9
Thái Lan
0
*
188
300,0
0
*
205.100
381,0
Thổ ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32328.doc