Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào con người cũng phải sản xuất của cải vật chất đáp ứng yêu cầu khách quan là sự sinh tồn xã hội. Đó là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, để tạo ra của cải vật chất cho đời sống xã hội. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử loài người vốn đã phức tạp đa dạng và tồn tại rất nhiều mối quan hệ khác nhau nên đương nhiên con người cũng có nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng khác nhau
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Qui chế đấu thầu mua sắm hàng hoá & thực tiễn áp dụng ở Công ty Cao Su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cách đa dạng. Để đáp ứng một cách có hiệu quả cao nhu cầu đó, con người phải tiến hành thực hiện trao đổi, mua bán của cải vật chất. Thế nhưng trong xã hội lại tồn tại trường hợp có rất nhiều người muốn mua nhưng lại chỉ có một người muốn bán và trường hợp có tất nhiều người muốn bán nhưng chỉ có một người duy nhất muốn và có thể mua. Vậy điều gì sẽ xảy ra trong xã hội tồn tại phổ biến mối quan hệ này và phải chăng nó phụ thuộc vào từng hình thái kinh tế xã hội.
Đối với Việt Nam hiện nay có nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì mối quan hệ trên được thực hiện, giải quyết bằng nhiều phương pháp khác nhau mà có lẽ tối ưu nhất trong đó là "Đấu thầu " bởi nó đem lại hiệu quả cao trong kinh tế cũng như tạo sự cạnh tranh bình đẳng lành mạnh, không có sự thông đồng móc ngoặc...và chọn được các đối tác tin cậy có thể đáp ứng tốt yêu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây là phương pháp có vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế hiện đại ngày nay.Thế nhưng phương pháp "Đấu thầu" chỉ mới được Pháp luật Việt Nam qui định trong thời gian gần đây.Qua thời gian thực tập tại Công ty Cao su Sao vàng và thực tiễn thì các chủ thể trong nền kinh tế áp dụng tuy đã đạt được nhiều thành quả nhưng còn nhiều điều vướng mắc bất cập chưa thực sự phổ biến nên cần phải nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa.
Tóm lại, Chính vì nhu cầu thực tiễn nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các chủ thể cũng như vai trò của việc hoàn thiện pháp luật đấu thầu trong nền kinh tế hiện nay, Em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về lĩnh vực này và chọn đề tài của mình là :"Qui chế đấu thầu mua sắm hàng hoá và thực tiễn áp dụng ở Công ty Cao Su Sao Vàng."
2.Phạm vi nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu này sẽ đề cập tới những qui định chung của pháp luật về tổ chức thực hiện đấu thầu để làm rõ qui trình đấu thầu theo qui định và việc áp dụng trong thực tiễn nhằm tìm hiểu ưu nhược sau đó hoàn thiện hơn nữa về pháp luật đấu thầu.Tuy nhiên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu nhìn nhận dưới góc độ pháp lý của tổ chức đấu thầu mà đối tượng nghiên cứu chỉ gới hạn trong mua sắm hàng hoá.
3.Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu trình bày đề tài này sẽ sử dungh các phương pháp sau:
-Phương pháp lịch sử;
-Phương pháp so sánh;
-Phương pháp tổng hợp;
-Phương pháp thống kê;
Ngoài các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm trên đề tài còn vận dụng quan điểm duy vật biện chứng để phân tích, nghiên cứu.
4.Nội dung của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của đề tài có nội dung bao gồm các phần sau:
-Chương 1 : Khái quát về đấu thầu và đấu thầu mua sắm hàng hoá.
-Chương 2 : Đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Công ty Cao Su Sao Vàng.
-Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện qui chế đấu thầu mua sắm hàng hoá áp dụng ở Công ty Cao su Sao vàng.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bản luận văn này không tránh được những thiếu sót, Em kính mong được sự góp ý chỉ bảo chân tình của các thầy cô giáo và các cán bộ trong công ty Cao Su Sao Vàng.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên trong Công ty Cao su Sao vàng đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo trong suốt thời gian em thực tập tịa Công ty.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Lê Vệ Quốc đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản luận văn này.
Chương 1
Khái quát về đấu thầu và đấu thầu mua sắm hàng hoá
1.1.Khái quát chung về đấu thầu.
1.1.1,Khái niệm và các nguyên tắc.
1.1.1.1,Khái niệm.
Trong xã hội loài người luôn tồn tại nhiều mối quan hệ cũng như quá trình sản xuất của cải vật chất và nhu cầu đa dạng không ngừng thay đổi của con người. Tất cả các điều đó làm phát sinh mối liên hệ cạnh tranh giữa các cá thể, chủ thể trong nền kinh tế với nhau. Cũng từ đó con người tổ chức ra những hình thức cạnh tranh một cách công bằng và đạt hiệu quả kinh tế cao đó là hình thức "Đấu thầu" và "Đấu giá". Như vậy "Đấu thầu và đấu giá" với các nước khác trên thế giới đã có và được áp dụng từ rất lâu, nó ít thay đổi nên đã trở thành thông lệ được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong quá trình cạnh tranh đạt được mục đích của các chủ thể một cách có hiệu quả nhất. Còn khái niệm về "Đấu thầu" và "Đấu giá" tuy mới được chúng ta quan tâm thực hiện trong nền kinh tế mấy năm gần đây nên nó vẫn là điều mơí mẻ mà được hiểu và áp dụng chưa thật chính xác và phổ biến. Khái niệm đấu giá có lẽ xuất hiện trước cũng như được chúng ta biết đến nhiều hơn và có thể hiểu là :"Đấu giá là hình thức bán tài sản công khai có nhiều người muốn mua tham gia trả giá theo một thủ tục nhất định, trong đó người nào trả giá cao nhất và ít nhất là bằng giá khởi điểm sẽ là người được mua tài sản đấu giá đó". Như vậy đấu giá là một quá trình lựa chọn người mua và trường hợp có nhiều người muốn mua mà chỉ có một người bán, đồng thời đây cũng là điều phù hợp với qui luật chung cũng như thông lệ quốc tế là lựa chọn người mua trả gía cao nhất. Ngược lại với qui trình Đấu giá thì Đấu thầu lại là hình thức lựa chọn người bán đáp ứng tốt nhất hay tối ưu cho người mua và như vậy: "Đấu thầu là quá trình lựa chọn người bán hay nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu".
Để có thể hiểu sâu hơn về quá trình đấu thầu ta cần phải hiểu rõ được các thuật ngữ liên quan sau:
+"Dự án" là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bọ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư tức không thu hồi vốn và lợi nhuận.
+"Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
+"Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cá nhân hay tổ chức có năng lực và chuyên môn; nhà thầu xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách Pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt nam.
+"Gói thầu" là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự dự án theo qui mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm gói thầu có thể là một hay một số loại đồ dùng, trang thiết bị hay phương tiện...Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng khi gói thầu chia làm nhiều phần.
+"Kết quả đấu thầu" là nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền về tên nhà thầu trúng thầu, giá trúng thầu và loại hợp đồng sẽ ký kết.
Tóm lại đấu thầu là một hình thức lựa chon qua cạnh tranh tìm ra đối tác đạt hiệu qủa tối ưu nhất và khái niệm đấu thầu được hiểu theo cách tổng quát là quá trình lựa chọn theo những thủ tục nhất định (do luật pháp qui định) ra các nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
1.1.1.2,Các nguyên tắc đấu thầu.
1.1.1.2.1,Nguyên tắc cạnh tranh công bằng bình đẳng.
Thực hiện đấu thầu phải đạt được nguyên tắc cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng giữa các nhà thầu vì đấu thầu là quá trình lựa chọn dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu mới bảo đảm đáp ứng tối ưu yêu cầu của bên mời thầu. Cạnh tranh một cách bình đẳng là quá trình mà mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ kinh tế đều có thể phát huy hết khả năng của mình nhằm vượt nên các đối thủ khác qua những ưu điểm, hạn chế tối đa nhược điểm và khả năng uy tín chất lượng của việc làm...Mọi biện pháp cạnh tranh không trái pháp luật để thắng thầu của chủ thể tham gia được coi là minh bạch và công bằng trên thị trường đều có quyền áp dụng. Như vậy nguyên tắc này đảm bảo lợi ích cho cả hai bên chủ thể là nhà thầu và bên mời thầu. Bên mời thầu sẽ chọn được đối tác tối ưu qua những thông tin thông báo công khai về nhu cầu công việc của mình cho các nhà thầu, các nhà thầu cạnh tranh với nhau thông qua phân tích các thông tin công khai và ngang bằng có được để đưa ra quyết định tốt nhất đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu .
1.1.1.2.2,Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ.
Đấu thầu là mọt qui trình lựa chọn nên đòi hỏi phải có một sự chuẩn bị thật chu đáo và hợp lý. Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu đấu thầu do bên mời thầu cung cấp với các thông tin chính xác đầy đủ về dữ liệu và chi tiết rõ ràng cụ thể như các mặt: Kỹ thuật,tài chính, pháp luật,năng lực uy tín và các điều kiện khác. Khi nhân được đầy đủ các thông tin đó nhà thầu mới biết được yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và tự đánh giá được khả năng đáp ứng của mình để quyết định có dự thầu hay không. Như vây nguyên tắc này thể hiện trách nhiệm của bên mời thầu là phải chuẩn bị đầy đủ dữ liệu cho hồ sơ mời thầu và bên nhà thầu chuẩn bị đầy đủ dữ liệu theo yêu cầu trong hồ sơ dự thầu. Điều đó khẳng định rằng nguyên tắc này rất quan trọng và nếu chuẩn bị dữ liệu sơ sài, không đầy đủ sẽ kéo dài tiến độ của quá trình đấu thầu và khó thực hiện tốt được công việc đặt ra dẫn đến làm giảm sút hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
1.1.1.2.3,Nguyên tắc bảo đảm bí mật.
Quá trình thực hiện thầu phải bảo đảm bí mật về những thông tin cần thiết. Đó là sự bảo đảm về cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu bởi mỗi nhà thầu sẽ có một hồ sơ dự thầu với những thong tin dữ liệu quan trọng quyết định việc thành công hay thất bại của việc dự thầu. Để đảm bảo quyền lợi của các nhà thầu thì phải quản lý hồ sơ dự thầu được bí mật tuyệt đối, không rò rỉ thông tin của các nhà thầu độc lập cho các nhà thầu khác và giữa các nhà thầu cùng tham gia dự thầu mới tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và đấu thầu mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.1.1.2.4,Nguyên tắc trách nhiệm phân minh.
Đây là nguyên tắc mà bên mời thầu tổ chức đấu thầu và nhà thầu tham gia tổ chức đấu thầu phải có nghĩa vụ và quyền hạn nhất định và được xác định thật rõ ràng cụ thể trong hồ sơ mời thầu. Khi tiến hành đấu thầu thì tuỳ từng giai đoạn mà mỗi bên tham gia có quyền và nghĩa vụ khác nhau cũng như biết mình phải làm và được làm những việc gì. Do vậy nguyên tắc này đảm bảo sự chặt chẽ trong đấu thầu cũng như mang lại kết quả thiết thực cho các bên tham gia đấu thầu.
1.1.1.2.5,Nguyên tắc đánh gía công bằng.
Thực hiện đấu thầu phải đảm bảo việc đánh giá công bằng tất cả các nhà thầu tham dự đấu thầu. Các nhà thầu có hồ sơ dự thầu gửi đến bên mời thầu đúng thời gian qui định đều được tiếp nhận và được quản lý cẩn thận, đánh giá công bằng, ngang nhau về các chỉ tiêu, tiêu chuẩn không thiên vị hay coi trọng một túi hồ sơ nào. Đánh giá của bên mời thầu phải theo các tiêu chuẩn đã dược đặt ra từ trước như về kỹ thuật, tài chính, pháp luật, năng lực,kinh nghiệm...Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng nếu thiếu thì các nhà thầu sẽ không an tâm và tin vào kết quả xét thầu và làm mất đi tính cạnh tranh lành mạnh trong quá trình xét thầu do các nhà thầu tìm mọi cách để được trúng thầu.
1.1.1.2.6,Nguyên tắc bảo lãnh thích đáng.
Mỗi gói thầu của bên mời thầu thường có giá trị rất lớn và trách nhiệm của các bên tham gia cũng không nhỏ nên nhất thiết phải có sự bảo lãnh thích đáng mới bảo đảm độ tin cậy. Điều đó đòi hỏi phải có sự tận tâm nhiệt tình và nỗ lực của cả bên mời thầu và các nhà thầu tham gia. Mặt khác do điều kiện kinh tế xã hội luôn luôn vận động và biến đổi cũng như các lý do khác mà các nhà thầu thường gặp cản trở cho công việc đấu thầu, thực hiện thầu như đòi rút lại hồ sơ, cung cấp thông tin không chuẩn xác hay trúng thầu mà không thực hiện thầu...nên đòi hỏi nhà thầu phải có bảo lãnh dự thầu. Đây là qui định giúp cho bên mời thầu hạn chế được rủi ro do các quyết định ứng xử của các nhà thầu gây ra. Khoản bảo lãnh này không phải là khoản nộp phí cho bên mời thầu mà sẽ được trả lại cho nhà thầu nếu họ không trúng thầu hoặc sau khi trúng thầu họ đã có bảo lãnh thực hiện hợp đồng...Đồng thời đây cũng là qui định làm cho các nhà thầu khi quyết định tham dự phải chuẩn bị hồ sơ một cách chính xác đúng như khả năng thực tế của mình và nâng cao trách nhiệm,tính nghiêm túc của nhà thầu khi tham dự đấu thầu nếu không họ sẽ mất hoàn toàn số tiền bảo lãnh dự thầu.
1.1.2,Điều kiện đấu thầu.
Tất cả các dự án sử dụng vốn gân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước đều phải thực hiện đấu thầu để thực hiện dự án. Đó là các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng, các dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới, dự án sử dụng ngân sách nhà nước để phát triển vùng lãnh thổ, qui hoạch phát triển ngành-nông thôn-đô thị.
Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hay Công ty cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước từ 30% trở lên và vốn Điều lệ hay vốn kinh doanh. Và các dự án có sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hay của một quốc gia nào đó. Cũng như các dự án đầu tư trong nước có từ hai nhà đầu tư trở lên muốn tham gia và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài cũng có từ hai nhà đầu tư trở lên muốn tham gia thực hiện dự án như liên doanh, hợp tác kinh doanh,dự án 100% vốn nước ngoài, dự án BOT,BT,BTO đều phải thực hiện đấu thầu để thực hiện chọn đối tác. Ngoài ra khi mua sắm đồ dùng vật tư trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước, đồ dùng và phương tiện thông thường của lực lượng vũ trang có giá trị lớn (do Bộ Tài chính qui định) đều phải thực hiện đấu thầu để mua sắm, còn các dự án nhỏ khác thì khuyến khích áp dụng qui chế thực hiện đấu thầu. Đôi khi dự án có vay vốn của một số tổ chức trên thế giới như WB, ADB, IBRD...cũng phải thực hiện đấu thầu theo qui định của cấc tổ chức đó và pháp luật của nước sở tại thực hiện dự án đó.
1.1.2.1,Đối với bên mời thầu.
Bên mời thầu được tổ chức đấu thầu khi có dự án thuộc phạm vi bắt buộc phải tổ chức đấu thầu và các dự án thấy cần thiết phải đấu thầu phải có đủ các điều kiện sau :
Một là có văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền. Đó là người đứng đầu hay người được uỷ quyền của tổ chức, cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp theo pháp luật qui định.
Hai là kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.
Ba là hồ sơ mời thầu được người có thẩm quyền hay cấp có thẩm quyền phê duyệt dưới hình thức văn bản chấp thuận.
Bên mời thầu chỉ được tổ chức đấu thầu quốc tế khi đối với gói thầu mà không có nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu và đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hay quốc gia nước ngoài.
1.1.2.2,Đối với các nhà thầu.
Nhà thầu tham dự thầu phải có đầy đủ các điều kiện sau:
+ Có giấy phép đăng ký kinh doanh, trong trường hợp mua sắm thiết bị phức tạp qui định trong hồ sơ mời thầu còn phải có giấy phép bans hàng thuộc bản quyền của tác giả hay nơi xuất xứ.
+ Có đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
+ Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu dù là đơn phương hay liên danh dự thầu. Trường hợp tổng công ty đứng lên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là một nhà thầu độc lập của gói thầu đó.
Đối với các nhà thầu tham gia đấu thầu quốc tế hay các nhà thầu quốc tế tham gia đấu thầu tại Việt Nam thì được hưởng một số chế độ ưu đãi cũng như có các nghĩa vụ điều kiện nhất định. Nhà thầu nước ngoài tham dự đấu thầu ở Việt Nam về xây lắp phải liên danh với các nhà thầu Việt Nam hoặc cam kết sử dụng nhà thầu phụ trong nước và phân rõ phạm vị khối lượng công việc, đơn giá tương ứng. Không những thế nhà thầu nước ngoài khi trúng thầu phải cam kết thực hiện thầu có nghĩa vụ mua sắm, sử dụng vật tư thiết bị phù hợp về chất lượng và giá cả đang sản xuất, gia công hoặc hiện có tại Việt Nam. Trong quá trình xét thầu nhà thầu nước ngoài sẽ được ưu tiên nếu có cam kết dành nhiều công việc và sử dụng vật tư thiết bị của Việt Nam hơn so với các nhà thầu quốc tế khác.
1.1.3.Các hình thức đấu thầu.
1.1.3.1, Đấu thầu rộng rãi.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đây là hình thức chủ yếu được áp dụng trong tổ chức đấu thầu.
1.1.3.2, Đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5 nhà thầu) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự được người có thẩm quyền hay cấp có thẩm quyền chấp thuận khi chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Mặt khác do nguồn vốn sử dụng trong dự án có qui định phải dùng hình thức đấu thầu hạn chế. Cũng như căn cứ vào tình hình thực tế mà bên mời thầu thấy có lợi hơn khi lựa chon hình thức này để đấu thầu.
1.1.3.3,Chỉ định thầu.
Chỉ định thầu là hình thức chon trực tiếp nhà thầu một cách đích danh đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng và chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
+Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ dự án được phép chỉ định ngay đơn vị (nhà thầu) có đủ năng lực thực hiện công việc một cách kịp thời.
+Trường hợp gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh quốc phòng mà chỉ có nhà thầu có điều kiện nhất định mới có thể đáp ứng được do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quyết định.
+Đối với các gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng với mua sắm hàng hoá, xây lắp, dưới 500 triêu đồng đối với tư vấn thì chủ đầu tư được quyền chỉ định nhà thầu thực hiện yêu cầu của mình.
+Các gói thầu có tính chất đặc biệt do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn, do tính phức tạp của kỹ thuật công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định chỉ định thầu.
+Các gói thầu có gân sách dành cho dự án của các cơ quan sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về qui hoạch phát triển kinh tế qui hoạch phát triển ngành, qui hoạch chung xây dựng đo thị và nông thôn đã được nhà nước giao nhiệm vụ thì không phải tổ chức đấu thầu mà được tiến hành chỉ định thầu và giao nộp sản phẩm theo qui định.
+Các gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi của dự án đầu tư thìu không phải bắt buộc tổ chức đấu thầu nhưng chủ đầu tư phải chọn nhà tư vấn phù hợp vơí yêu cầu của dự án.
Trong trường hợp phải chỉ định thầu thì bên mời thầu phải xác định và nêu rõ 3 nội dung trong báo caó chỉ định thầu như sau:
Lý do chỉ định thầu.
Kinh nghiệm và năng lực về kỹ thuật,tài chính của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu.
Giá trị và khối lượng công việc đã được người có thẩm quyền cấp hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ chỉ định thầu.
1.1.3.4,Chào hàng cạnh tranh.
Đây là hình thức áp dụng cho các gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng.Với mỗi gói thầu phải có ít nhất ba đơn chào hàng của ba nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hay bằng các phương tiện khác .
1.1.3.5,Mua sắm trực tiếp.
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện khi chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hay khối lượng công việc mà trước đó đã thực hiện đấu thầu. Điều này thực hiện phải bảo đảm không vượt mức giá hay đơn giá của hàng hoá, công việc đã thoả thuận trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi thực hiện công việc nhà thầu cũng phải chứng minh là mình có đủ năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính và uy tín để thực hiện gói thầu.
1.1.3.6,Tự thực hiện gói thầu.
Hình thức này chỉ được thực hiện, áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện một cách đảm bảo về chất lượng cũng như về kỹ thuật. Và với các gói thầu mà chủ đầu tư thực hiện trên nguồn vốn tự có, vốn vay không phải từ các tổ chức quốc tế, nhà nước .
1.1.3.7,Mua sắm đặc biệt .
Hình thức mua sắm đặc biệt chỉ được cho các ngành đặc biệt mà nếu không có qui định riêng thì không thể tổ chức đấu thầu được .Cơ quan quản lý ngành tự xây dựng qui trình thực hiện thông qua ý kiến thoả thuận của Bộ kế hoạch và Đầu tư và do Thủ tướng Chính phủ quyết định .
1.1.4,Phân loại đấu thầu.
1.1.4.1,Phân loại theo nội dung có.
- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Đây là quá trình lựa chọn ra nhà tư vấn có đủ trình độ và kinh nghiệm có thể giúp đỡ tư vấn cho bên mời thầu trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án đâù tư. Như vậy có thể tư vấn về lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, lập thiết kế, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá xét thầu và giám sát thực hiện thầu.
- Đấu thầu mua sắm hàng hoá: Là qúa trình mua sắm máy móc thiết bị (toàn bộ,đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), phương tiện vận chuyển, bản quyền sở hữu công nghiệp-công nghệ, nguyên nhiên vật liệu,hàng tiêu dùng thành phẩm hay bán thành phẩm từ các nhà thầu một cách trực tiếp .
- Đấu thầu xây lắp: Đây là quá trình tuyển chọn nhà thầu nhằm thực hiện các công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trùnh và hạng mục công trình .
- Đấu thầu với gói thầu qui mô nhỏ.
- Đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án .
1.1.4.2,Phân loại theo tư cách của bên dự thầu có.
- Đấu thầu trong nước là hình thức tuyển chọn nhà thầu mà chỉ có các nhà thầu trong nước tham gia dự thầu .
- Đấu thầu quốc tế là đấu thầu trong đó có sự tham gia của một hay nhiều nhà thầu ở nhiều nước khác nhau. Hình thức này được thực hiện khi gói thầu không có hoặc chỉ có một nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Và trường hợp gói thầu có sử dụng nguồn vốn của các cơ quan tổ chức quốc tế có qui định là phải tiến hành tổ chức đấu thầu quốc tế.
1.1.4.3,Theo phương thức đấu thầu có.
-Đấu thầu một túi hồ sơ: Đây là phương thức nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này áp dụng cho đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp .
-Đấu thầu hai túi hồ sơ: Trường hợp này nhà thầu tham dự đấu thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và giá vào trong hai túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ kỹ thuật sẽ được bên mời thầu xem xét và làm căn cứ để đánh giá khi nhà thầu nào có số điểm từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ thứ hai về giá. Qua so sánh về giá kết hợp với số điểm kỹ thuật sẽ giúp cho bên mời thầu chọn ra được nhà thầu tốt nhất.
-Đấu thầu hai giai đoạn: Trong giai đoạn đầu các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính chưa có giá để bên mời thầu xem xét và thoả thuận cụ thể với các nhà thầu nhằm thống nhất yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật để nhà thầu nộp hồ sơ chính thức. Đến giai đoạn hai các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và chi tiêt về tài chính, tiến độ thực hiện,giá dự thầu và điều kiện hợp đồng để bên mời thầu xem xét đánh giá lựa chọn nhà thầu đạt yêu cầu của gói thầu một cách tốt nhất.
1.1.5,Trình tự đấu thầu .
Tổ chức một cuộc đấu thầu được thực hiện theo trình tự cơ bản sau
Bước 1 : Sơ tuyển nhà thầu nếu thấy cần thiết. Bước này thường do người có thẩm quyền quyết định và trong trường hợp các gói thầu có giá trị từ 300 tỷ đồng trở lên đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá hoặc từ 200 tỷ đồng trở lên đối với đấu thầu xây lắp thì phải tiến hành sơ tuyển nhà thầu .
Bước 2 : Lập hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu được bên mời thầu lập một cách rõ ràng chính xác và có nội dung cơ bản như:
-Yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu.
-Về tài chính thương mại bao gồm giá gói thầu,nguồn tài chính,điều kiện thanh toán...
-Các tiêu chuẩn đánh gía hồ sơ dự thầu .
-Các nội dụng khác như thuế, bảo hiểm,bảo hành...
Ngoài nội dung cơ bản trên trong hồ sơ mời thầu còn có các nội dung khác phù hợp theo từng gói thầu và loại đấu thầu .
Bước 3 : Gửi thông báo mời thầu một cách rộng rãi hoặc cho các nhà thầu được chỉ định và tiến hành bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham dự .
Bước 4 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu theo chế độ quản lý hồ sơ bảo mật. Sau không quá 48 giờ kể từ thời điểm đóng thầu phải tiến hành sang bước tiếp theo .
Bước 5 : Mở thầu .Bên mời thầu tiến hành thủ tục mở thầu theo địa điểm và thời gian như qui định trong hồ sơ mời thầu để các nhà thầu cùng tham gia dự thầu và ký xác nhận vào biên bản mở thầu có hợp lệ hay không làm cơ sở cho việc đánh giá và xem xét của bên mời thầu .
Bước 6 : Đánh giá và xếp hạng hay tiến hành xét thầu. Bên mời thầu tiến hành các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu như đã thông báo trong hồ sơ mời thầu để xếp hạng nhà thầu đấp ứng yêu cầu đặt ra của gói thầu do tổ chuyên gia hay hội đồng xét thầu hoặc nhà tư vấn thực hiện .
Bước 7 : Trình duyệt kết quả đánh giá và xếp hạng cho người có thẩm quyền hay cấp có thẩm quyền quyết định. Sau đó là tiến hành công bố kết quả đấu thầu và thông báo nhà thầu trúng thầu .
Bước 8 :Thương thảo ký hợp đồng và trình duyệt thông qua hợp đồng để tiến hành thực hiện gói thầu .
1.1.6,Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia đấu thầu .
1.1.6.1,Đối với bên mời thầu.
+Bên mời thầu có các quyền cơ bản sau :
-Lựa chọn danh sách ứng thầu thông qua các thủ tục sơ tuyển nhà thầu, đánh giá xét thầu và công bố nhà thầu trúng thầu đáp ứng yêu cầu đặt ra của gói thầu một cách tốt nhất.
-Yêu cầu các nhà thầu làm sáng tỏ các vấn đề trong hồ sơ dự thầu một cách chính xác và trung thực.
-Yêu cầu các nhà thầu tham dự nộp bảo lãnh dự thầu .
+Các nghĩa vụ cơ bản là :
-Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho việc đấu thầu .
-Thông tin đầy đủ và chính xác về gói thầu cho nhà tư vấn, nhà thầu .
-Giải thích rõ ràng về các tài liệu trong hồ sơ mời thầu .
-Quản lý hồ sơ dự thầu và bảo mật thông tin .
-Các nghĩa vụ khác nếu cần thiết .
Trong quá trình tổ chức đấu thầu nếu bên mời thầu có lợi dụng chức vụ quyền hạn mà vi phạm những qui chế chung và nghĩa vụ của mình như: Tiết lộ bí mật hồ sơ,tài liệu thông tin,thông đồng móc ngoặc, hối lộ, gian lận vầ các hình thức khác. Tuỳ mức đọ vi phạm mà họ sẽ bị sử lý kỷ luật hành chính hoặc phải truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại nếu có theo qui định của luật pháp .
1.1.6.2, Đối với các nhà thầu .
+Các quyền cơ bản của nhà thầu :
-Quyền được biết các thông tin từ bên mời thầu .
-Yêu cầu bên mời thầu giải đáp rõ ròng về hồ sơ mời thầu .
-Quyền được tham dự mở thầu và được trả lại bảo lãnh dự thầu nếu không trúng thầu .
-Và một số quyền khác .
+Các nghĩa vụ của nhà thầu :
-Chuẩn bị hồ sơ dự thầu đúng như yêu cầu và nộp đúng hạn .
-Giải đáp thắc mắc của bên mời thầu về hồ sơ dự thầu .
-Nộp bảo lãnh dự thầu .
-Và một số nghĩa vụ khác .
Trong quá trình tham dự thầu nếu nhà thầu vi phạm qui chế đấu thầu cũng như các nghĩa vụ của mình thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị loại khỏi danh sách đấu thầu, không được nhận lại tiền bảo lãnh hoặc không được tham dự bất kỳ cuộc đấu thầu nào trong thời hạn từ một đến ba năm. Ngoài ra nhà thầu còn có thể bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại nếu có theo qui định của pháp luật .
1.1.6.3,Trách nhiệm phê duyệt và quản lý của người có thẩm quyền .
Các cơ quan, tổ chức nhà nước tham dự trong quá trình đấu thầu được phân cấp theo bảng sau .
Nhóm
Dự án
Cấp phê duyệt
Cấp thẩm định
Ngành 1
Ngành 2
Ngành 3
Tư vấn
Hàng hoá
xâylắp
Tư vấn
Hàng hoá
xâylắp
Tư vấn
Hàng hoá
xâylắp
Nhóm A và tương đương
Thủ Tướng
Bộ kế hoạch và Đầu tư
Từ 20 trở lên
Từ 100 trở lên
Từ 15 trở lên
Từ 75 trở lên
Từ 10 trở lên
Từ 50 trở lên
Bộ trưởng,thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,HĐQT Tổng công ty
Đơn vị giúp việc liên quan
Nhỏ hơn 20
Nhỏ hơn 100
Nhỏ hơn 15
Nhỏ hơn 75
Nhỏ hơn 10
Nhỏ hơn 50
Chủ Tịch UBND tỉnh,thành
Sở kế hoạch và đầu tư
Nhóm B,C và cấp tương đương
Người có thẩm quyền của DNNN được quyền quyết định đầu tư
Bộ phận giúp việc liên quan
Tất cả các gói thầu thuộc dự án
Đơn vị tính :Tỷ đồng .
Giải thích:
-Nhóm ngành 1 bao gồm các dự án công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản và giao thông (cầu ,cảng ,sân bay,đường sắt,quốc lộ ) .
-Nhóm ngành 2 gồm công nghiệp nhẹ, thuỷ lợi, giao thông khác nhóm ngành 1, cấp thoát nước công trình kỹ thuật hạ tầng, khu đô thị mới, sản xuất vật liệu, điện tử tin học và bưu chính viễn thông .
-Nhóm ngành 3 bao gồm tất cả các lĩnh vực, ngành còn lại .
-Các dự án đầu tư (không kể dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) được phân chia thành nhóm A,B,C như phụ lục ban hành kèm Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8.7.1999 về qui chế quản lý đầu tư và xây dựng .
Như vậy qua bảng trên ta thấy quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý, phê duyệt được phân theo tuỳ thuộc gói thầu thuộc dự án nhóm A, B hay C và thời gian cũng như cách thức làm việc tuỳ thuộc vào loại đấu thầu là mua sắm hàng hoá hay xây lắp hay tư vấn... như đã được trình bày ở phần trên. Ngoài ra đối với các dự án dưới mức nhóm A,B,C thì do Chủ tịch UBND quận huyện, thị xã, thị trấn, xã phường phê duyệt thông qua bộ phận giúp việc thẩn định và tự chịu trách nhiệm đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi dự án do mình quyết định đầu tư theo qui định của pháp luật .
Trên đây là toàn bộ những vấn đề có tính khái quát về tổ chức một cuộc đấu thầu do luật pháp hiện hành của Việt Nam qui định.Tuy nhiên để hiểu sâu hơn về những qui định tập quán, thông lệ đấu thầu của các quốc gia khác trên thế giới cũng như của các tổ chức quốc tế chúng ta còn phải tìm hiểu và học hỏi còn nhiều để có được môi trường và phương thức đấu thầu phù hợp và thích hợp hơn nữa . Nhưng do phạm vi của đề tài nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về đấu thầu mua sắm hàng hoá nên không thể bao quát được mọi lĩnh vực đấu thầu. Sau đây xin được trình bày qui định của ADB (Ngân hàng phát triển Châu á) và IBRD (Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế), WB (Ngân hàng thế giới) về đấu thầu mua sắm hàng hoá .
*Về phạm vi áp dụng: Các tổ chức quốc tế WB, ADB, IBRD đưa ra hướng dẫn về đấu thầu mua sắm hàng hoá áp dụng theo các hiệp định vay của các chủ thể tham gia vay vốn thực hiện các dự án của mình hay các dự án do ._.các tổ chức này tài trợ mà trong dự án có bắt buộc phải tổ chức đấu thầu. Những hướng dẫn này chỉ có tính khuyến nghị chung và như một mô hình giúp các chủ thể của dự án có thể áp dụng thực hiện. Bên cạnh những thủ tục trình tự do các tổ chức trên qui định thì khi tổ chức đấu thầu còn tuỳ thuộc vào gói thầu và qui định của pháp luật nước thực thi dự án mà có nội dung thích hợp. Đối tượng áp dụng trong hướng dẫn này là "Hàng hoá đó là các nguyên liệu, phân bón, máy móc, thiết bị và nhà máy công nghiệp có các dịch vụ liên quan như vận chuyển, bảo hiểm, lắp đặt, nghiệm thu chạy thử và đào tạo bồi dưỡng ban đầu ".
*Về qui trình đấu thầu: Để thực hiện một tổ chức đấu thầu thành công cần được thực hiện theo trình tự cơ bản sau:
-Sơ tuyển nhà thầu: Đối với các hợp đồng xây lắp, hợp đồng chìa khoá trao tay, hợp đồng chế tạo những hạng mục đắt tiền và phức tạp về mặt kỹ thuật thì phải tiến hành sơ tuyển nhà thầu đảm bảo có khả năng về tài chính, khả năng nhân sự, máy móc thiết bị...Để tiến hành sơ tuyển nhà thầu phải thực hiện bước mời thầu bên mời thầu thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin hay qua các đại sứ quán về nội dung của gói thầu. Sau khi nhận được thông tin quảng cáo trên các nhà thầu muốn tham dự thì trực tiếp hay gián tiếp nhận các văn kiện về dự sơ tuyển thầu có nội dung cơ bản như: Cơ cấu tổ chức, kinh nghiệm và uy tín, nguồn lực về nhân sự, máy móc và tình trạng tài chính trong các năm gần đây. Qua những nội dung đó bên mời thầu sẽ đánh giá, phân tích và lựa chọn danh sách nhà thầu qua vòng sơ tuyển và tiến hành thông báo công khai các nhà thầu có thể tham dự thầu .
-Gửi hồ sơ mời thầu và nhận hồ sơ dự thầu. Khi thực hiện xong bước sơ tuyển bên mời thầu phải lập hồ sơ hồ sơ mời thầu và tiếp nhận hồ sơ dự thầu từ các nhà thầu tham gia. Trong hồ sơ mời thầu phải cung cấp mọi thông tin cần thiết được chi tiết tuỳ theo qui mô và tính chất của từng gói thầu và thường có các nội dung như :
Một là nêu rõ ràng chính xác công trình xây dựng, địa điểm công trình và các hàng hoá thiết bị cần cung cấp, nơi giao và lắp đặt thời gian hoàn thành dự án .
Hai là các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và các bản vẽ thuyết minh phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đó nếu có .
Ba là ngoài yếu tố giá hàng hoá trên cơ sở giá CIF (cảng đến) hay CIP (nơi đến) hay EXW (giá xuất xưởng) hoặc một hình thức nào đó trong Incoterms năm 2000 thì còn phải tính đến giá toàn bộ của dự án theo phương thức đánh giá xác định giá trị một cách phù hợp được định trước .
Bốn là quá trình thời gian vận chuyển và trách nhiệm về bảo hiểm, bảo hành hàng hoá .
Năm là các điều khoản về tiền tệ như loại tiền dự thầu, đồng tiền thanh toán cũng như phương thức thanh toán. Và các nội dung cần thiết khác .
Trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu phải có những nội dung theo như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu của bên mời thầu. Hồ sơ dự thầu sẽ được tiếp nhận và do bên mời thầu cất dữ bảo mật .
-Mở thầu và xét thầu: Bên mời thầu tiến hành mở thầu theo đúng ngày giờ và địa điểm như đã thông báo trong hồ sơ mời thầu và được mở công khai có sự tham gia của đại diện các chủ thể có liên quan .Những hồ sơ dự thầu nộp sau giờ qui định phải được hoàn trả cho nhà thầu nhưng nếu có lý do khách quan và không tạo lợi thế cho nhà thầu sẽ được xem xét cho tham dự. Bên mời thầu thực hiện xét thầu trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ không nên gia hạn hiệu lực trừ trường ngoại lệ bắt buộc. Bảo lãnh dự thầu sẽ được trả cho nhà thầu không chấp nhận thời gian gia hạn và mọi thông tin về xét đánh giá và kiến nghị trúng thầu được giữ bí mật trong nội bộ nhóm người đánh giá cho tới khi bên mời thầu công bố nhà thầu trúng thầu .
*Ký kết hợp đồng: Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình đấu thầu và là cơ sở pháp lý ràng buộc mối quan hệ giữa nhà thầu và bên mời thầu trong quan hệ thực hiện gói thầu. Bên mời thầu sau khi công bố nhà thầu trúng thầu có thể đáp ứng yêu cầu của gói thầu một cách tốt nhất thì tiến hành thương thảo ký kết hợp đồng với nhà thầu. Hợp đồng mà hai bên ký kết tuỳ thuộc vào gói thầu mà là hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại quốc tế với những điều khoản phù hợp theo pháp luật (pháp luật có thể là Điều ước quốc tế, của nước nhà thầu hay bên mời thầu hoặc một nước thứ ba nào đó do hai bên thoả thuận ).Và nhà thầu nộp bảo lãnh hợp đồng khoảng 10% - 30% giá trị hợp đồng tuỳ theo thoả thuận của các bên ký kết .
1.2. Đấu thầu mua bán hàng hoá theo pháp luật Việt Nam.
1.2.1,Phạm vi áp dụng .
Hiện nay qui chế đấu thầu được áp dụng để lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu tư tại Việt Nam phải được tổ chức đấu thầu và thực hiện tại Việt Nam. Pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đấu thầu hiện nay là toàn bộ Mục-9, Chương 1 của Luật thương mại Việt Nam ngày 10.5.1997 và Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1.9.1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5.5.2000 về sửa đổi bổ sung một số điều về qui chế đấu thầu trong Nghị định số 14 .
Phạm vi của đối tượng áp dụng được qui định trong điều Điều 2 của qui chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88 là:
-Các dự án đầu tư thực hiện theo Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm Nghị định số 52 /1999/NĐ-CP và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều trong Nghị định số 52 có qui định phải thực hiện áp dụng qui chế đấu thầu để thực hiện dự án .
-Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của tổ chức kinh tế nhà nước có từ 30% trở lên vào vốn điều lệ, vốn kinh doanh hay vốn cổ phần .
-Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hay nước ngoài được thực hiện trên cơ sở điều ước đã ký kết có qui định phải tổ chức đấu thầu để thực hiện .
-Các dự án cần lựa chọn mà có ít nhất từ hai nhà đầu tư cùng muốn tham gia và dự án mua sắm đồ dùng phương tiện của cơ quan nhà nước đơn vị quân đội dùng làm phương tiện thông thường (Do Bộ tài chính qui định ) .
-Ngoài những dự án nói trên tuy không bắt buộc nhưng khuyến khích áp dụng qui chế đấu thầu để thực hiện .
Về đối tượng áp dụng mua sắm hàng hoá.Hàng hoá theo kinh tế chính trị thì "Hàng hoá là sản phẩm lao động mà :thứ nhất nó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người;thứ hai sản phẩm đó được người ta sản xuất ra không phải để tự mình tiêu dùng mà đế bán.như vậy hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị" Và được Luật Thương Mại qui định là :"Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng,các động sản được lưu thông trên thị trường và nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê-mua bán " Và chỉ điều chỉnh việc đấu thầu bởi các thương nhân thực hiện. Còn theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP thì: "Hàng hoá là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ,đồng bộ hoặc thiết bị lẻ ), bản quyền sở hữu công nghiệp-công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng cả thành phẩm và bán thành phẩm ". Như vây đối tượng áp dụng là hàng hoá để đấu thầu trong Nghị định rộng hơn trong Luật Thương Mại, khắc phục hạn chế về phạm vị áp dụng trong luật Thương mại và phù hợp với pHạm vị hàng hoá theo như qui định của các tổ chức quốc tế (WB,ADB...) nên mọi hình thức đấu thầu chỉ nằm trong phạm vi mua sắm hàng hoá được qui định trong Nghị định ở trên. Và ta thấy rằng hàng hoá chỉ được liệt kê trong một giới hạn hẹp chứ không phải là tất cả những gì có thể mang ra trao đổi mua bán như theo quan điểm của kinh tế học cũng như quan niệm của chúng ta ngày nay nên phạm vi này còn là vấn đề quan tâm nghiên cứu .
1.2.2,Qui trình đấu thầu mua sắm hàng hoá .
1.2.2.1,Chỉ định tổ chuyên gia đấu thầu .
Đây là bước đầu tiên mà chủ thể tổ chức đấu thầu phải tiến hành hoặc thuê tổ chuyên gia tư vấn mới có thể thực hiện đấu thầu được . Tổ chức này bao gồm các chuyên gia về kỹ thuật, tài chính, pháp luật có khả năng hiểu biết cần thiết để lập,xem xét đánh giá hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra của gói thầu tốt nhất. Yêu cầu để lựa chọn các chuyên gia bao gồm các tiêu chuẩn sau :
-Có trình độ hiểu biết chuyên môn liên quan tới gói thầu .
-Am hiểu các nội dung, kỹ thuật của gói thầu .
-Có kinh nghiệm trong công tác quản lý .
-Am hiểu qui trình đánh giá xét chọn thầu .
Thành viên trong tổ chuyên gia không được tham gia thẩm định kết quả đấu thầu cũng như không được cộng tác và tiết lộ thông tin cho các nhà thầu, mọi thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về những hoạt động của mình liên quan tới gói thầu .
1.2.2.2,Sơ tuyển nhà thầu .
Sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị từ 300 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Ngoài ra bên chủ thể đầu tư còn có thể tiến hành thực hiện bước sơ tuyển nhà thầu nếu thấy cần thiết .
Sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo qui trình tuần tự sau :
-Lập hồ sơ sơ tuyển .
-Thông báo mời sơ tuyển .
-Nhận và quản lý hồ sơ sơ tuyển .
-Đánh giá hồ sơ .
-Trình duyệt kết quả .
-Thông báo kết quả sơ tuyển .
1.2.2.3,Lập và gửi hồ sơ mời thầu .
Sau khi thực hiện sơ tuyển nhà thầu, bên mời thầu lập hồ sơ mời thầu và trình duyệt hồ sơ mời thầu tới người có thẩm quyền và gửi bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu thường có các nội dung sau :
-Thư mời thầu .
-Mẫu đơn dự thầu .
-Chỉ dẫn đối với nhà thầu .
-Các điều kiện ưu đãi .
-Các loại thuế .
-Các yêu cầu về công nghệ, vật tư thiết bị và nguồn gốc hàng hoá .
-Biểu giá .
-Tiêu chuẩn đánh giá .
-Điều kiện chung và mẫu hợp đồng .
-Mẫu bảo lãnh dự thầu .
-Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng và những nội dung khác khi cần .
1.2.2.4,Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu .
Bên mời thầu sau khi gửi hồ sơ mời thầu thì tiến hành nhận hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia và quản lý theo chế độ hồ sơ bảo mật. Hồ sơ dự thầu thường có nội dung cơ bản như :
-Các nội dung về hành chính pháp lý của nhà thầu .
-Nội dung về kỹ thuật .
-Nội dung về thương mại, tài chính .
-Các nội dung khác như đã qui định trong hồ sơ mời thầu .
1.2.2.5,Mở thầu và đánh giá xếp hạng nhà thầu .
Mọi hồ sơ dự thầu phải được mở đúng hạn, địa điểm đã được qui định trong hồ sơ mời thầu có sự tham gia của các chủ thể trong đấu thầu. Hồ sơ dự thầu được đánh giá xếp hạng theo đúng phương pháp đã qui định trong hồ sơ mời thầu nhưng thường theo các bước sau :
Một là đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn nếu có nhiều nhà thầu cùng tham gia. Mọi tiêu chuẩn theo qui định trong hồ sơ mời thầu và nhà thầu nào đạt số điểm tối thiểu là 70% tổng số điểm thì được chọn vào danh sách ngắn để đánh giá tiếp .
Hai là đánh giá về mặt tài chính thương mại, các điều kiện giao hàng bảo hiểm ...theo cùng mặt bằng tiêu chuẩn .Từ đó xếp hạng nhà thầu đáp ứng tốt yêu cầu của gói thầu và kiến nghị trình duyệt nhà thầu trúng thầu với gia gói thầu tương ứng .
1.2.2.6,Trình duyệt và công bố trúng thầu.
Sau khi tổ chuyên gia đánh giá các hồ sơ dự thầu và kiến nghị nhà thầu trúng thầu thì được người có thẩm quyền hay cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng qui định của pháp luật. Tiếp theo bên mời thầu sẽ tiến hành công bố trúng thầu một cách công khai và nhà thầu tương ứng được mời cùng thương thảo ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu .
1.2.3, Ký kết hợp đồng .
Bên mời thầu tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu trúng thầu về các điều khoản chủ yếu cũng như mọi nội dung trong hợp đồng phù hợp với gói thầu. Và hợp đồng được ký kết tuỳ theo chủng loại hàng hoá, gói thầu mà là hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại quốc tế và pháp luật điều chỉnh phù hợp do hai bên cùng thảo thuận áp dụng theo nguyêntắc hai bên cùng có lợi .
Thẩm quyền phê duyệt nhà thầu trúng thầu mua sắm hàng hoá được qui định như sau :
*Đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm A do.
-Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ kế hoạch và đầu tư thẩm định các gói thầu có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên với nhóm ngành 3,trên 75 tỷ đồng với nhóm ngành 2 và trên 100 tỷ đồng với nhóm ngành 1 (các nhóm ngành như đã trình bày ở phần trước ).
-Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh thành phê duyệt và Sở kế hoạch và đầu tư thẩm định các gói thầu dưới mức giá trị của Thủ tướng Chính phủ theo nhóm ngành tương đương .
*Đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm B,C do người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước, của các doanh nghiệp khác được quyền quyết định đầu tư phê duyệt và bộ phận giúp việc liên quan thẩm định .
Chương 2
Đấu thầu mua sắm hàng hoá ở Công ty Cao Su Sao Vàng
2.1.Khái quát chung về Công ty .
2.1.1,Lược sử hình thành .
Công ty Cao Su Sao Vàng đã tồn tại hơn 40 năm và là một trong những doanh nghiệp công nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp đầu tiên của nước ta. Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế 3 năm (1958-1960) Đảng và Chính phủ đã quyết định xây dựng khu công nghiệp đầu tiên của đất nước đó là khu công nghiệp Thượng Đình gồm ba nhà máy: Cao su - Xà phòng - Thuốc lá nằm ở phía nam Hà Nội thuộc quận Thanh Xuân ngày nay .
Ngày 22.12.1958 Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đã bổ nhát quốc đầu tiên mở đầu cho việc xây dựng khu công nghiệp này. Sau 13 tháng miệt mài lao động,nhà nước và nhân dân cùng góp công sức nhà máy đã tiến hành sản xuất thử; những sản phẩm đầu tiên mang nhãn hiệu "Sao Vàng " được ra đời đánh dấu một bước đường phát triển của ngành sản xuất sản phẩm cao su nước nhà. Nhà máy được hoàn thiện và làm lễ cắt băng khánh thành vào ngày 23.5.1960 mang tên: Nhà máy cao su sao vàng Hà Nội. Trong những năm đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, Nhà máy gặp nhiều khó khăn và cũng là khó khăn chung của đất nước cho nên mới có qui mô hoạt động nhỏ .Về nhân sự Nhà máy có 262 cán bộ, công nhân không có ai đạt trình độ đại học mà chỉ có hai cán bộ tốt nghiệp trung cấp và có cơ cấu tổ chức thành ba phân xưởng, sáu phòng ban với giám đốc là ông Nguyễn Đình Hoạt .
Thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp Nhà máy chủ yếu sản xuất các sản phẩm săm lốp xe đạp, săm lốp ô tô và một số sản phẩm cao su khác theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước và một số đơn vị kinh tế nhà nước khác. Ngay trong năm đầu hoạt động nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước giao năm 1960 là: Giá trị tổng sản lượng 2.459.442 đồng gồm lốp xe đạp là 93.664 chiếc, săm xe đạp 38.388 chiếc và các sản lượng khác. Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế kinh tế bao cấp và những năm đất nước có chiến tranh (1960 - 1987 ) nhịp đọ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng,số lượng công nhân không ngừng tăng năm 1986 là 3260 người. Song nhìn chung sản phẩm thì đơn điệu ít được thay đổi cải thiện mẫu mã vì không có đối thủ cạnh tranh và thay đổi công nghệ sản xuất mới .
Trong thời kỳ quá độ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà máy gặp nhiều khó khăn phải thay đổi từ hệ thống tổ chức quản lý đến tư tưởng quan điểm về sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. Sự thay đổi này đòi hỏi sự lỗ lực tự khẳng định mình và quyết tâm vươn lên rất cao hơn cả những năm đất nước có chiến tranh. Song với truyền thống "Sao Vàng" luôn tỏa sáng toàn thể cán bộ công nhân có quyết tâm cao, không gại khó khăn Nhà máy đã đứng vững và không ngừng phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm và được người tiêu dùng chấp nhận, tin dùng. Kết quả là Nhà máy đã khẳng định được vị trí là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả có giá trị doanh thu lớn năm sau luôn cao hơn năm trước và đã nhiều lần được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc,được tặng nhiều cờ ,bằng khen của cơ quan cấp trên và nhà nước Việt Nam.
Để nhà máy phù hợp trong nền kinh tế thị trường cũng như xu hướng chung trên thế gới ngày nay đã đổi tên thành Công ty Cao Su Sao Vàng theo Quyết định số 645/CNNg của Bộ công nghiệp ngày 27.8.1992 về cho thành lập lại doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 125/QĐ/TCNSDT của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng ngày 5.5.1993 về thành lập lại Công ty Cao su Sao vàng. Như vậy với loại hình doanh nghiệp phù hợp với thế giới, Công ty có điều kiện thuận lợi ký kết hợp đồng, mua bán nguyên vật liệu, liên doanh trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài tạo được uy tín với người tiêu dùng như ngày nay .
2.1.2, Địa vị pháp lý của Công ty .
Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp nhà nước được tự chủ hoạt động kinh doanh, hoạch toán độc lập và trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam. Công ty có ngành nghề kinh doanh là : "Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su; xuất nhập khẩu phục vụ ngành sản xuất công nghiệp". Lĩnh vực kinh doanh này tồn tại và phát triển cho tới ngày nay và Công ty có đăng ký kinh doanh bổ sung lần thứ nhất ngày 6.11.1995 là: "Sản xuất kinh doanh pin và điện cực".
Công ty có :
-Tên giao dịch quốc tế : Sao vang Rubber Company .
-Trụ sở đặt tại 231 đường Nguyễn Trãi,phường Thượng Đình,quận Thanh Xuân Hà Nội .
-Tư cách pháp nhân , quyền và nghĩa vụ dân sự .
-Con dấu riêng .
-Tài khoản riêng tại ngân hàng .
-Các hoạt động tổ chức theo qui định của nhà nước và Tổng công ty .
Số vốn được giao ngày 1.1.1996 là 42.400.662.553 tỷ đồng .
2.1.3,Cơ cấu tổ chức .
Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất Công ty Cao su Sao vàng được chia thành hai phần chính là .
+Các phòng ban quản lý gồm:
-Giám đốc Công ty ;
-Các Phó giám đốc chiụ trách nhiệm về sản xuất,kỹ thuật,kinh doanh,xuất nhập khẩu,xây dựng cơ bản;
-Các phòng ban chuyên môn như về kỹ thuật cơ năng,kỹ thuật cao su,kiểm tra chất lượng,xây dựng cơ bản,tổ chức hành chính,kế hoạch thị trường,tài chính kế toán,đối ngoại XNK,quân sự bảo vệ .
+Các tổ chức sản xuất kinh doanh gồm :
-Các phân xưởng, cửa hàng đại lý (gọi chung là bộ phận) hoạch toán nội bộ gồm :Xí nghiệp cao su số 1,2,3,4 và xí nghiệp năng lượng,xí nghiệp sản xuất thương mại tổng hợp .
-Các đơn vị hoạch toán phụ thuộc có : Nhà máy Pin cao su Xuân Hoà ở Thị trấn Xuân Hoà, Huyện Mê Linh, Tỉnh Vĩnh Phúc ; Chi nhánh Thái Bình tại Thị xã Thái Bình, Tỉnh Thái Bình .
-Liên doanh có vốn góp của Công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Su INOUE Việt Nam tại xã Thanh Lâm huyện Mê Linh, Tỉnh Vĩnh Phúc .
Giám đốc có quyền quyết định thành lập các đơn vị hoạch toán nội bộ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình để đạt hiệu quả cao nhất theo Điều lệ của Công ty.
Các tổ chức đơn vị hoạch toán phụ thuộc Công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định thành lập và không có tư cách pháp nhân. Đồng thời phải thực hiện sản xuất kinh doanh, tài chính, tổ chức nhân sự theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được Tổng giám đốc Tổng công ty qui định và theo sự phân cấp chỉ đạo của Công ty .
2.1.4,Thực trạng và những đặc thù kinh doanh .
Cuối năm 1961 khi Công ty Cao Su Sao Vàng thành lập chưa đầy hai năm thì đạt tổng giá trị sản lượng chỉ đạt 11.730.677 đồng; Đến năm1998 tổng giá tri sản lượng đạt 241 tỷ 138 triệu đồng và năm 200 đạt 312 tỷ 514 triệu đồng. Qua những con số mà Công ty đạt được trong thời gian tồn tại phát triển của mình ta thấy giá trị tổng sản lương tăng một cách đáng kể dẫn tới con số doanh thu còn tăng cao hơn là một tốc đọ tăng trưởng phi thường .Phải chăng đó là kết quả của một tiềm năng trí tuệ, sức mạnh đoàn kết gắn bó, đầu tư chiều sâu đúng hướng, dám nghĩ dám làm của những con người đầy tài năng và tâm huyết trong toàn Công ty. Những kết quả lao động mà Công ty đã đạt được là nhờ sự đóng góp của công nhân và người làm công tác kinh doanh trước đây và được phát huy bởi những người trong bộ phận quản lý ngày nay là :Phó tiến sỹ giám đốc Nguyễn Duy Đang, Kỹ sư phó giám đốc Phạm Gia Chuỳ, Kỹ sư phó giám đốc Nguyễn Gia Tường, Cử nhân phó giám đốc Lương Thị Hoà, Kỹ sư phó giám đóc Lê Anh Tuấn .
Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh công nghiệp các sản phẩm cao su phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong thị trường . Đây là doanh nghiệp có qui mô lớn, hệ thống sản xuất được trang bị bằng công nghệ máy móc hiện đại đáp ứng sự đòi hỏi của thị trường đa dạng và phong phú với các chủng loại sản phẩm chủ yếu sau:
1.Lốp xe đạp các loại;
2.Săm xe đạp các loại;
3.Lốp ô tô;
4.Săm ô tô;
5.Yếm ô tô;
6.Lốp xe máy;
7.Săm xe máy;
8.ống cao su;
9.Đồ cao su các loại;
10.Curao các loại;
11.Lốp máy bay;
12.Pin các loại;
13.ủng cao su các loại;
14.Phụ tùng máy bằng cao su .
Các sản phẩm nói trên trước đây chỉ có một hai loại kích cỡ, kiểu dáng hoa văn khác nhau nhưng hiện nay mỗi loại săm lốp có mấy chục loại đáp ứng thị hiếu của từng người tiêu dùng. Như chỉ riêng lốp xe ô tô tải đã có vài chục loại là 12.00 - 20 -16PR.SV1, 12.00 - 20 -18PR.SV2...,xe tải hạng nhẹ có 7.50 - 16 -14 PR.SV1, 7.00 - 16 - 12PR.SV2...;Lốp xe máy có 26 loại, lốp máy bay có các loạI 800 x 200 , 880 x 230,500 x 130 ...Các loại sản phẩm của Công ty được tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đều đảm bảo chất lượng, kiểu dáng mẫu mã ngày một đẹp và phù hợp hơn đạt "Tiêu chuẩn Việt nam" và Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO - 9002 .
Công ty có nhiều mặt hàng thoả lòng khách hàng nhưng chưa hẳn đã có nhiều bạn hàng tin cậy. Muốn có được những bạn hàng quí đó cần phải có thời gian, sự phát triển gắn bó trong kinh doanh qua năm tháng là một quá trình thử nghiệm và thanh lọc đầy khó khăn phức tạp .Vẫn biết kinh doanh là phải có lợi nhuận nhưng lợi nhuận lại phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường thị phần mà Công ty có ..Vì vậy thị trường trong cơ chế ngày nay là đIều sống còn và có vai trò quyết định cho việc sản xuất kinh doanh .Điều này khác hẳn với cơ chế kinh tế tập trung bao cấp trước đây là Công ty chỉ việc sản xuất còn tiêu thụ đã có nhà nước chịu .Đối với các nước có nền kinh tế phát triển đặc biệt là các nước tư bản thì thị trường là việc làm có tính cha truyền con nối "Cha trồng cây con háI quả" còn với các doanh gnhiệp ở nước ta thì giám đốc được cử thường có tâm lý chung là chỉ quan tâm tới hiện tại trước mắt và ít có chiến lược phát triển lâu dài .Nhận thức được điều đó Công ty Cao Su Sao Vàng đã thực hiện chiến lược coi trong thị trường và chiến lược bán sản phẩm một cách lâu dài . Công ty đã phải bỏ ra những chi phí không phải nhỏ để sao cho có thị phần rộng nhất bằng các phương pháp như Marketing, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, đưa sản phẩm về vùng xa chịu phí vận chuyển mà bán giá lại thấp hơn ...
Chính vì vậy sản phẩm có nhãn hiệu "Sao Vàng" không những có mặt ở khắp thị trường miền Bắc mà còn ở miền Nam, miền Trung được lòng tin dùng của người tiêu dùng mà còn cạnh tranh thắng các công ty có sản phẩn cùng loại như Cao su Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Thuận . Phòng kế hoạch thị trường của Công ty hoạt động rất linh hoạt và hiệu quả đưa ra nhiều chiến lược kế hoạch về sản phẩm và tiêu thụ với phương châm "thị trường là mệnh lệnh cho sản xuất" .Kết quả là đã có 6 chi nhánh, trên 200 đại lý phân bổ ở khắp nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Hới, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Nam Định, Quảng Ninh...Từ đó sản phẩm còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài với giá trị không nhỏ như sang Campuchia, Lào, Thái Lan, Băngladét...Và Công ty đã có được uy tín cũng như nhịp độ phát triển nhanh mạnh như ngày nay .
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây chúng ta sẽ thấy được sự phát triển của Công ty .Tất cả các loại sản phẩm mà công ty sản xuất đều tăng năm sau cao hơn năm trước, dẫn tới doanh thu cũng tăng năm 1997 là 233.484 triệu đồng đến năm 2000 tăng lên 335.740 triệu đồng tăng 43,7% về số tương đối .
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
Lốp xe đạp
Ch
5.071.726
6.645.014
7.595.327
8.013.264
Săm xe đạp
Ch
6.052.590
7.785.590
8.568.701
7.524.563
Lốp ô tô
Ch
72.613
104.546
134.804
160.887
Lốp xe máy
Ch
370.541
463.000
601.397
759.319
Săm xe máy
Ch
929.961
1.071.283
1.258.262
1.664.156
Pin R20
Ch
26.642.184
29675088
33119006
42495780
Doanh thu
Sản phẩm(không có thuế VAT)
Triệu
đồng
233.484
286.742
275.435
335.740
Tất cả những thành quả đạt được trên là nhờ những cố ngắng không ngừng về trí tuệ, công sức và sản phẩm mỗi ngày một tốt hơn từ tay nghề đIêu luyện của gần 3000 các bộ công nhân viên của Công ty. Đồng thời cũng khẳng định đường lối chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn có cơ cấu tổ chức quản lý lao động hiệu quả. Bên cạnh là tổ chức Công đoàn, tổ chức Đảng cũng tham gia động viên nên phong trào lao động trong toàn Công ty thi đua sản xuất giỏi, năng suất cao, phát huy tính sáng tạo ...được thực hiện rất sôI động và hiệu quả. Ngày nay công ty có nguồn nhân lực dồi dào là 2977 người trong đó nữ chiếm 33,1% (là 983 người) cùng quyết tâm thi đua lao động sản xuất với tay nghề bình quân là bậc 4,5 có trình độ đại học là 245 người chiếm 8,4% còn lại là trình đọ trung cấp .
Bảng phân bậc tay nghề của công nhân trong công ty.
Bậc tay nghề
Bậc1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Số công nhân
223
177
150
274
615
587
106
Ngoài những chế độ mà cán bộ công nhân trong công ty được hưởng theo những qui định trong Bộ luật Lao động ngày 23.6.1994 như mức lương bình quân được hưởng là 1.200.000 đồng /người/tháng,khen thưởng, trợ cấp, bảo hiểm xã hội...Công ty còn tổ chức cho cán bộ nhân viên đi nghỉ mát ,thăm quan du lịch mỗi năm khoảng 2000 lượt người . Đặc biệt Công ty còn thực hiện tốt qui chế dân chủ theo nghị định số 07/1999/NĐ - CP ngày 13.2.1999 ban hành qui chế dân chủ trong doanh nghiệp nhà nước . Như công khai phân chia phúc lợi về vật chất,công khai tài chính,phương án kinh doanh và kết quả thực hiện trong từng quí, năm, các giải pháp hữu ích của công nhân được Công ty khuyến khích khen thưởng, công nhân được tham gia đóng góp ý kiến . Như vậy người lao động thực sự gắn bó với Công ty,coi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như của chính mình.Chính vì thế Công ty đã hoàn thành mọi kế hoach sản xuất kinh doanh đặt ra cũng như nghĩa vụ với nhà nước và hàng năm nộp hàng trăm tỷ đồng .
Bảng nộp ngân sách nhà nước .Đơn vị tính 1000 đồng.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
1.Thuế GTGT
11.407.296
12.727.913
11.998.853
2.Thuế TNDN
4.735.945
1.036.234
1.097.290
3.Thuế sử dụng vốn
1.189.813
1.294.508
1.300.000
4.Thuế đất
558.094
914.344
715.954
5.Thuế XNK
684.371
1.384.230
1.400.000
6.Thuế môn bài.
3.900
3.900
6.100
Tổng
17.895.519
17.361.029
16.518.197
2.2.Qui trình đấu thầu mua sắm hàng hoá ở Công ty .
2.2.1,Sự cần thiết phải thực hiện đấu thầu ở Công ty .
Công ty Cao Su Sao Vàng là một công ty lớn cả về qui mô lẫn khối lượng sản phẩm công nghiệp sản xuất được mỗi năm. Do vậy công tác khao học công nghệ kỹ thuật trong quá trình sản xuất luôn được coi trọng là then chốt mang tính khởi đầu quyết định thắng lơị của sản phẩm trên thị trường. Với hệ thống máy móc thiết bị được đầu tư , lắp đặt trong những năm đầu thành lập (những năm trong thập kỷ 60 ) thì hiện nay công nghệ đó đã lạc hậu và hơn thế nữa lại do hao mòn về thời gian,cơ học...nên hệ thống máy móc đó đòi hỏi phải có sự thay thế đầu tư lại để thích hợp hơn. Tuy nhiên quá trình hoạt đông từ trước tới nay Công ty đã có nhiều thay đổi cải tiến nâng cấp và đầu tư mới nhưng chưa thể đáp ứng một cách tốt nhất về hệ thống máy móc thiết bị trong sản xuất thật hiện đại có công xuất cao và sản phẩm có chất lượng tốt .Vì vậy hiện nay Công ty đã có những bước đi thích hợp trong đầu tư thông qua các dự án đầu tư thay thế mở rộng mang tính khả thi và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đó là các dự án :
-Đầu tư nâng cao chất lượng lốp ô tô ;
-Đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất lốp xe đạp;
-Đầu tư chiều sâu sản xuất lốp xe máy;
-Đầu tư lò hơi đốt dầu;
-Đầu tư sản xuất Pin R20 và R6;
-Và các dự án đầu tư mở rộng qui mô sản xuất .
Tất cả những dự án đó được thực hiện do Công ty tự đầu tư vốn từ nguồn khấu hao cơ bản,lợi nhuận để lại và các nguồn hỗ trợ từ Tổng công ty hoá chất Việt Nam, từ Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Hình thức thực hiện dự án đầu tư thuộc nhóm A, B, C và các dự án khác của Công ty do Công ty tự thực hiện hay đấu thầu lựa chon người cung ứng đáp ứng yêu cầu đặt ra một cách tôt nhất và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên trong từng dự án Công ty có thể lựa chọn nhiều nhà thầu cùng thực hiện mỗi nhiệm vụ và gói thầu cụ thể nhằm mục đích đẩy nhanh thời gian thực hiện và nâng cao hiệu quả của dự án .
Sở dĩ Công ty chọn hình thức đấu thầu để thực hiện các dự án của mình là bởi nó có nhiều ưu điểm khắc phục được những yếu kém về kiến thức của một số người khi lựa chọn hàng hoá, hạn chế tiêu cực trong mua bán,tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và đảm bảo yêu cầu đặt ra về mọi mặt kỹ thuật công nghệ lẫn hiệu quả về mặt tài chính .
Trong những năm gần đây Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô sản xuất theo hướng chuyên môn hoá cao tạo ra nhiều sản phẩm có chất; lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rất lớn của thị trường trong và ngoài nước. Không những đầu tư nâng cao hiệu quả cảu máy móc thiết bị mà ngay từ các nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuát như: Than đen, cao su tổng hợp, vải mành, kim loại, acid steatic, van xe máy ô tô, hoá chất...Cũng được công ty tổ chức đấu thầu lựa chọn các nhà cung ứng trong và ngoài nước có chất lượng cao nhất và đạt hiệu quả kinh tế đặt ra . Trong năm 1999 Công ty đã xây dựng lắp đặt hoàn chỉnh xí nghiệp cao su bán thành phẩm tại Xuân Hoà,đầu tư xí nghiệp sản xuất lốp ô tô với sản lượng 30 vạn bộ trên năm . Nhà máy Pin Xuân Hoà được đồng bộ hoá dây truyền đưa lượng pin đạt 60 triệu chiếc trên năm . Chi nhánh cao su Thái Bình đẩy mạnh sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm săm lốp xe đạp, xe thồ đạt 3 triệu bộ trên năm. Bốn xí nghiệp ở Hà Nội sản xuât lốp xe máy đạt 650 ngàn chiếc trên năm. Toàn Công ty được đầu tư sản xuất đạt mức sản lượng săm lốp xe đạp từ 8 đến 9 triệu bộ trên năm,lốp ô tô đạt 200 ngàn bộ trên năm cung cấp kịp thời và đày đủ cho nhu cầu trong nước . Ngoài ra Công ty còn sản xuất săm lốp máy bay quân sự để thay thế ngoại nhập thực hiện xuất khẩu xăm lốp xe máy xe đạp ra thị trường nước ngoài hàng triệu bộ .Tất cả đã đòi hỏi Công ty phải có các dự án đầu tư trang bị máy móc, thiết bị trong sản xuất kinh doanh một cách phù hợp, khi đó Công ty phải thực hiện đấu thầu để thực hiện dự án do các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, tổ chức tín dụng quốc tế và Công ty tự thấy nên lựa chon hình thức đấu thầu mới đạt hiệu quả cao nhất .
Không những hình thức đấu thầu có thể thực hiện các dự án, kế hoạch mua sắm thiết bị, nguyên vật ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0116.doc