Quy trình dự thầu xây lắp và hình thức và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu

Quy trình dự thầu xây lắp và hình thức và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu Quy trình dự thầu xây lắp Đối với mỗi công ty xây lắp thì có một qui trình dự thầu khác nhau. Song với bất kì một qui trình nào cũng gồm có những giai đoạn sau: • Giai đoạn tìm kiếm thông tin. • Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu. • Giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu. • Giai đoạn thương thảo để kí kết hợp đồng giao nhận thầu. • Giai đoạn thực hiện hợp đồng. ? Giai đoạn tìm kiếm thông tin: Thông tin được đánh giá l

pdf6 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quy trình dự thầu xây lắp và hình thức và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à rất quan trọng trong điều kiện hiện nay, có thông tin và cập nhật thông tin là vấn đề sống còn của bất cứ một doanh ngiệp nào. Trong công ty xây lắp và trong đấu thầu, thông tin được thể hiện ở tin tức về các công trình xây lắp được đấu thầu, những tin tức về đối thủ cạnh tranh và những tin tức về giá cả, tình hình biến động trên thị trường về mọi mặt Nguồn thông tin của các công ty xây lắp tham gia đấu thầu thường bao gồm: • Nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo tạp chí, thông tin trên mạng... • Nguồn thông tin từ mối quan hệ của công ty với bạn hàng với chủ đầu tư. • Nguồn thông tin từ nội bộ: Tổng công ty, các công ty trong tổng công ty, cán bộ công nhân viên trong công ty. 1/6 Sau khi có thông tin từ các nguồn thông tin trên, thông tin được chuyển đến bộ phận phân tích, xử lý thông tin của công ty. Bộ phận này phân tích, đánh giá và đưa ra những kết quả của thông tin, từ đó công ty đưa ra những biện pháp cần thiết và quyết định xem có tham dự thầu hay không. ? Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu: Sau khi công ty quyết định tham dự thầu và có hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, công ty đi vào việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Khoảng thời gian này được bắt đầu từ khi nhận được hồ sơ mời thầu đến khi nộp hồ sơ dự thầu. Việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu là việc chuẩn bị các tài liệu yêu cầu của chủ đầu tư về công ty và công trình tham gia đấu thầu. ? Giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu: Giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu được tính là khoảng thời gian từ khi nộp hồ sơ dự thầu đến khi mở thầu. Công ty phải nộp hồ sơ dự thầu theo đúng ngày giờ quy định trong hồ sơ mời thầu. ? Giai đoạn thương thảo hợp đồng để kí kết hợp đồng giao nhận thầu: Giai đoạn này bắt đầu từ khi nhận được thông báo trúng thầu của chủ đầu tư cho đến khi kí hợp đồng giao nhận thầu. Trong giai đoạn này chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo để hoàn chỉnh nội dung chi tiết của hợp đồng. ? Giai đoạn thực hiện hợp đồng: Sau khi kí hợp đồng với bên mời thầu, nhà thầu tiến hành thực hiện hợp đồng đã kí kết. Trình tự công việc và phương thức thực hiện công trình phải tuân thủ theo hợp đồng kí kết. Bên mời thầu sẽ có bộ phận và người giám sát quá trình thực hiện này. Nếu nhà thầu không thực hiện đúng theo hợp đồng thì phải chịu xử lý theo những điều đã kí trong hợp đồng. Trong qúa trình dự thầu thì bước quan trọng nhất là bước lập hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu phải có căn cứ khoa học và có sức thuyết phục đối với chủ đầu tư. Nhà thầu phải tập trung chuyên gia giỏi của mình để lập hồ sơ dự thầu, cần thiết thì có thể thuê tư vấn trong những công việc nhất định. Sự chuẩn bị càng chu đáo, các thông tin càng chính xác thì xác suất trúng thầu càng cao. Hình thức và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu Cạnh tranh theo chiều rộng (cạnh tranh có giới hạn) • Đa dạng hoá các sản phẩm (công trình xây dựng) mà công ty sản xuất như: hiện tại công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà thì công ty có thể đa 2/6 dạng hóa sản phẩm bằng cách xây dựng các công trình công nghiệp, xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông. • Hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu, đặc biệt là phần giới thiệu năng lực của các công ty. • Cải tiến phương thức thanh toán và các điều kiện khác trong hoạt động nhận thầu thi công xây lắp sau khi trúng thầu. • Tăng cường tìm kiếm thị trường về các công trình sẽ được đầu tư xây dựng nhất là tăng cường quan hệ vơí các chủ đầu tư. • Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, truyền thông và phân đoạn thị trường Với hình thức cạnh tranh này ta có thể mở rộng được thị trường, thu hút thêm khách hàng và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp. Nhưng biện pháp này có hạn chế là: khi công ty đa dạng hóa sản phẩm thì có nghĩa là dàn trải các nguồn lực và nếu như công trình không đảm bảo đúng như cam kết của công ty thì lập tức mang lại hiệu quả tiêu cực mà không thể cứu vãn nổi. Vì thế cạnh tranh theo chiều rộng là cạnh tranh có giới hạn. Cạnh tranh theo chiều sâu Đây là hình thức cạnh tranh bằng hàm lượng chất xám có trong sản phẩm, bao gồm: • Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ công tác quản lý, khảo sát thiết kế đến khi thi công công trình. • Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động bao gồm cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân sản xuất • Tăng cường hoạt động nghiên cứu nâng cao chất lượng công trình, đổi mới và hoàn thiện các tiêu chuẩn về kỹ thuật để nâng cao tính an toàn và thẩm mỹ của công trình • Hoàn thiện công tác lập tiến độ thi công, tổ chức thi công công trình và việc xây dựng biện pháp kỹ thuật tối ưu đối với mỗi một công trình. Đây là hình thức cạnh tranh không có điểm dừng mà các công ty cần phải quan tâm và theo đuổi để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng công trình của chủ đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. Phương thức cạnh tranh trong đấu thầu Những chỉ tiêu chính mà chủ đầu tư dùng để đánh giá và giao thầu cho một đơn vị xây lắp là: • Chỉ tiêu chất lượng công trình và uy tín của công ty • Chỉ tiêu giá dự thầu • Chỉ tiêu biện pháp thi công và tiến đột thi công 3/6 Ngoài ra còn bằng các chỉ tiêu khác như: thời gian bảo hành công trình, phương thức thanh toán. Vì vậy khi tham gia đấu thầu, các công ty xây lắp thường sử dụng các phương thức cạnh tranh sau: ? Cạnh tranh bằng chất lượng công trình và uy tín của công ty: Chất lượng công trình là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính an toàn bền vững, mĩ quan, kinh tế của công trình phù hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật; phù hợp với hợp đồng kinh tế và pháp luật hiện hành của nhà nước. Phương thức cạnh tranh bằng chất lượng công trình trong đâú thầu xây lắp của các công ty được tiếp cận dưới hai góc độ: • Cạnh tranh bằng chất lượng công trình đang được tổ chức đấu thầu xây lắp. Đây chính là nỗ lực phát huy mọi nguồn lực vốn có của công ty nhằm đảm bảo thực hiện đúng thiết kế kỹ thuật và đưa ra được các đề xuất, giảI pháp kỹ thuật hợp lý nhất. Điều đó được công ty trình bàỷ phần tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong hồ sơ dự thầu. • Để đánh giá tiêu chuẩn chất lượng công trình mà công ty đang tham gia đấu thầu, chủ đầu tư không chỉ căn cứ vào sự phù hợp của các tiêu chuẩn trong hồ sơ dự thầu của công ty mà còn xem xét đến chất lượng các công trình công ty đã thi công trước đó (các công trình có tính chất kỹ thuật tương tự, nằm trên khu vực địa lý và điều kiện tự nhiên tương tự). Điều đó cũng chính là uy tín của công ty trên thị trường. Vì vậy trong hồ sơ dự thầu có phần trình bày kinh nghiệm của công ty trong việc thi công những công trình tương tự, những công trình tiêu biểu có chất lượng cao kèm theo các chứng nhận có tính pháp lý về chất lượng công trình. Vậy không ngừng nâng cao chất lượng công trình nâng cao uy tín của công ty là điều kiện để nâng cao khả năng thắng thầu của công ty, là điều kiện tồn tại và phát triển của công ty trong giai đoạn hiện nay. ? Cạnh tranh bằng giá dự thầu: Khác với các sản phẩm, giá sản phẩm xây dựng được xác định trước khi sản xuất và đưa vào tiêu dùng, thông thường nó được xác định thông qua đấu thầu (bên mời thầu xác định mức giá hợp lý từ các giá bỏ thầu trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, là giá có lợi nhất cho chủ đầu tư. Cạnh tranh bằng giá là cuộc cạnh tranh quyết liệt trong cơ chế thị trường. Các công ty tham gia đấu thầu đều muốn đưa ra một mức giá hấp dẫn với bên mời thầu để có thể 4/6 thắng thầu. Một số chính sách giá thường được áp dụng trong việc xác định giá tranh thầu: • Chính sách giá cao: áp dụng khi công ty có công nghệ vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh hoặc thi công trong điêù kiện đặc biệt hoặc nhà thầu xây dựng đang có quá nhiều việc để làm; nhưng mức giá không được cao hơn mức giá Nhà nước qui định. • Chính sách giá trung bình: khi các đối thủ tham dự thầu có ưu thế gần như nhau. • Chính sách giá thấp: áp dụng trong điều kiện ngăn chặn đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường, muốn gây thiện cảm ban đầu để làm ăn lâu dàI và trong trường hợp công ty thừa năng lực sản xuất, công nhân không có việc làm nhằm thắng thầu để bù đắp một phần chi phí cố định. (Giá bỏ thầu phải lớn hơn chi phí biến đổi). • Chính sách giá linh hoạt theo giá thị trường: đưa ra giá hợp lý đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường, phù hợp với mục tiêu của công ty và phù hợp với mục tiêu của bên mời thầu. Tuỳ từng công trình, tuỳ từng giai đoạn và từng địa điểm xây dựng mà công ty nên lựa chọn mức giá phù hợp, đảm bảo khả năng cạnh tranh của công ty khi tham gia dự thầu. ? Cạnh tranh bằng phương pháp thi công và tiến độ thi công: Chỉ tiêu biện pháp thi công và tiến độ thi công trình được chủ đầu tư đánh giá cao khi xét thầu. Trong hồ sơ dự thầu, tiêu chuẩn biện pháp thi công và tiến độ thi công do nhà thầu đưa ra được chủ đầu tư đánh giá ở hai nội dung sau: • Xem xét biện pháp thi công đảm bảo đúng tiến độ, an toàn mức độ bảo đảm tổng tiến độ thi công qui định trong hồ sơ mời thầu. Nếu nhà thầu nào mà đưa ra được biện pháp thi công làm rút ngắn được thời gian xây dựng công trình thì khả năng thắng thầu sẽ cao hơn, nhất là trường hợp công trình được đưa vào sử dụng sớm mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. • Xem xét tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình khi tiến độ thi công có liên quan tới việc sử dụng ngay các hạng mụch công trình đó của chủ đầu tư. Nhà thầu nào đảm bảo được tiến độ thi công mà lại đưa ra được các giải pháp thi công hợp lý chắc chắn sẽ chiếm được lợi thế trong đầu thầu. Trước sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các công ty xây dựng phải lựa chọn công nghệ, kỹ thuật thi công và biện pháp thi công phù hợp để đảm bảo rút ngắn thời gian thi công công trình, nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp. Biện pháp thi công và tiến độ thi công trở thành một công cụ cạnh tranh cần thiết và hữu hiệu của các đơn vị xây dựng trong tranh thầu. 5/6 Trên đây là một số phương thức cạnh tranh mà các công ty xây dựng thường sử dụng trong đấu thầu, các công ty cần phải biết vận dụng linh hoạt và phải biết kết hợp chúng để giành thắng lợi trong đấu thầu. 6/6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_trinh_du_thau_xay_lap_va_hinh_thuc_va_phuong_thuc_canh_t.pdf
Tài liệu liên quan