MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
8
1.1. KHÁI LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
8
1.1.1. Những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.
9
1.1.2. Tính chất của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.
11
1.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
11
1.2.1. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan đưa lại.
11
1.2.2. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan đưa lại.
13
1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
15
1.3.1. Đối v
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3533 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới nền kinh tế thế giới.
15
1.3.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia.
16
1.3.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp.
19
1.4.ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
20
1.4.1. Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung
và xuất khẩu nói riêng
20
1.4.2. Lợi ích của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ TÌNH HÌNH HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
22
2.1. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
THỜI KỲ 1997-2001.
22
2.1.1. Rủi ro xuất khẩu theo nhóm hàng.
23
2.1.1.1. Nhóm hàng Dầu thô
24
2.1.1.2. Nhóm hàng Công nghiệp nhẹ (may mặc, giày dép ... ).
26
2.1.1.3. Nhóm hàng Nông sản.
30
2.1.1.4. Nhóm hàng Thuỷ hải sản.
40
2.1.1.5. Nhóm hàng Thủ công mỹ nghệ.
46
2.1.1.6. Nhóm hàng Điện tử và linh kiện vi tính.
47
2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực và tác động của rủi ro với từng khu vực thị trường.
48
2.1.2.1. Khu vực Châu Á.
49
2.1.2.2. Khu vực Châu Âu.
52
2.1.2.3. Khu vực Châu Mỹ.
54
2.1.2.4. Các khu vực khác
55
2.2. TÌNH HÌNH NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO XUẤT KHẨU TRONG NHỮNG
NĂM QUA.
58
2.2.1. Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu:
58
2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
58
2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
60
2.2.2. Việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.
64
Kết luận chương 2.
66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
67
3.1. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO.
67
3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC.
68
3.2.1. Thiết lập chính sách ngoại thương có tính chiến lược và duy trì một cơ chế điều hành xuất nhập khẩu ổn định, lâu dài nhằm hạn chế rủi ro, chính trị, pháp lý.
69
3.2.2. Nhanh chóng thiết lập Trung tâm thông tin phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuất khẩu.
69
3.2.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận làm công tác thương vụ ở nước ngoài.
70
3.2.4. Mở rộng các hoạt động tài trợ, tư vấn xuất khẩu.
71
3.2.5. Đổi mới chính sách thuế và duy trì tỷ giá hợp lý trên cơ sở khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu.
72
3.2.6. Thực hiện cải cách qui trình thủ tục hải quan để giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp.
75
3.3. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP
75
3.3.1. Chủ động và tăng cường hơn nữa về Marketing xuất khẩu
75
3.3.2. Chủ động khai thác và cập nhật thông tin.
80
3.3.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương ở cơ sở mình.
81
3.3.4. Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, tạo dựng các liên minh kinh tế giữa các doanh nghiệp.
81
3.3.5. Tạo dựng mối liên kết tốt với ngân hàng và các tổ chức tài chính.
82
3.3.6. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu.
84
3.3.6.1. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình đàm phán ký
kết hợp đồng.
83
3.3.6.2. Phòng ngừa hạn chế rủi ro trong quá trình chuẩn bị
nguồn hàng.
85
3.3.6.3. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển, giao nhận làm thủ tục hải quan.
86
3.3.6.4. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán, mua bảo hiểm.
87
KẾT LUẬN
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
92
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
TÊN BẢNG BIỂU
Trang
BẢNG 01
Xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997 – 2001
22
BẢNG 02
Tình hình xuất khẩu dầu thô giai đoạn 1997 - 2001
24
BẢNG 03
Tình hình xuất khẩu hàng dệt may và giày dép giai đoạn 1997 - 2001
26
BẢNG 04
Tình hình xuất khẩu gạo giai đoạn 1997 – 2001
32
BẢNG 05
Tình hình xuất khẩu cà phê giai đoạn 1997 - 2001
34
BẢNG 06
Tình hình xuất khẩu cao su giai đoạn 1997 - 2001
37
BẢNG 07
Tình hình xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 1997 - 2001
41
BẢNG 08
Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1997 - 2001
46
BẢNG 9
Tình hình xuất khẩu máy vi tính và linh kiện lắp ráp giai đoạn 1997 – 2001
47
BẢNG 10
Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 1997 - 2001
49
PHỤ LỤC 1
Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản 1997 - 2001
93
PHỤ LỤC 2
Kim ngạch xuất khẩu sang Singapore 1997 - 2001
94
PHỤ LỤC 3
Kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan 1997 - 2001
95
PHỤ LỤC 4
Kim ngạch xuất khẩu sang Đức 1997 - 2001
96
PHỤ LỤC 5
Kim ngạch xuất khẩu sang Úc 1997 - 2001
97
PHỤ LỤC 6
Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ 1997 - 2001
98
PHỤ LỤC 7
Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 1997 - 2001
99
PHỤ LỤC 8
Kim ngạch xuất khẩu sang Philipin 1997 - 2001
100
PHỤ LỤC 9
Kim ngạch xuất khẩu sang Anh 1997 - 2001
101
PHỤ LỤC 10
Kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông 1997 - 2001
102
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây đạt mức tăng trưởng khá cao (từ 18% - 20%) góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nhưng hoạt động xuất khẩu càng gia tăng thì rủi ro của việc xuất khẩu ngày càng lớn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những rủi ro, nhằm duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam trong thời gian tới.
Ngày nay, xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế toàn cầu. gia tăng làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc tất yếu là các quốc gia phải mở cửa để hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu không chỉ đối với Việt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam khó có thể đẩy mạnh xuất khẩu và đảm bảo hiệu quả xuất khẩu nếu như không có những biện pháp hữu hiệu để phòng tránh, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu.
Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những rủi ro phát sinh trong quá trình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng qua từng thời kỳ là hết sức cần thiết. Từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm hạn chế rủi ro xuất khẩu. Điều này càng có ý nghĩa hơn với chủ trương khuyến khích, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Nhà nước. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Trong lĩnh vực xuất khẩu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lý, các nhà hoặch định chính sách và đã có nhiều công trình đã được công bố như : TS Nguyễn Cảnh Lâm: “Làm sao xuất khẩu có hiệu quả" -1997, TS Vũ Hữu Hà: "Tiếp thị xuất khẩu"-2000, TS Lê Đức Linh: "Xuất khẩu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ"-1999 và nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành…
Nhưng nhìn chung các công trình đã nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số khía cạnh nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu, những công trình nghiên cứu cụ thể mang tính khả thi về vấn đề hạn chế những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu thì chưa nhiều, mà rủi ro trong xuất khẩu là một vấn đề phức tạp nên khó có thể định tính, định lượng đầy đủ hậu quả của các loại rủi ro đó, doanh nghiệp chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế, khó có khả năng loại bỏ hẳn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu thời gian qua, tìm ra những nguyên nhân đưa đến rủi ro và đề xuất những giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Tên của đề tài đã xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu kết quả xuất khẩu của Việt Nam, tổng kết những rủi ro và tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1997 – 2001.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá, thống kê so sánh, phân tích thực chứng...
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn:
Hệ thống hoá và luận giải những vấn đề lý luận về xuất khẩu của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu.
Phân tích tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua và nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng rủi ro và tình hình hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. KHÁI LUẬN VỀ RỦI RO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1.1. Những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu:
Quan điểm của một số nhà Kinh tế học và học giả bảo hiểm trong và ngoài nước: Kinh doanh là một trong những hoạt động đầy rủi ro mạo hiểm và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh từ lâu đã trở thành câu châm ngôn quen thuộc của các nhà kinh doanh. Không dám mạo hiểm trong kinh doanh, đừng nói đến kinh doanh, tuy nhiên, đó không phải là tất cả, chỉ có những người biết phân tích, đánh giá và lường trước rủi ro thì mới có nhiều cơ may nhận được khoản lợi nhuận trước đó, như là một "phần thưởng" cho sự dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm có tính toán, cân nhắc của họ.
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho các doanh nghiệp và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu rủi ro lại càng đa dạng và phức tạp. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bó tay trước rủi ro trong kinh doanh. Mặc dù không thể loại bỏ hẳn rủi ro mạo hiểm nhưng có thể hạn chế bằng cách chia ra làm nhiều mức độ để phân tán rủi ro.
Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, chính vì vậy danh từ “rủi ro” đã được rất nhiều nhà kinh tế và các học giả về bảo hiểm định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi. Trong khi đó, Irving Pfeffer lại cho rằng rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác xuất. Ngoài ra, Marilu Hurt Mecarty thuộc Viện khoa học Kỹ thuật Georgia trong tác phẩm "Managerial Economic with Applications" xuất bản năm 1986 cũng có quan niệm tương tự . Ông cho rằng, rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được.
Như vậy, đa số các nhà kinh tế và các học giả về bảo hiểm cho rằng rủi ro có thể đo lường được, có thể xác định được và điều đó cho phép chúng ta có thể lường trước và phòng ngừa cũng như hạn chế chúng đến mức tối đa.
Một số nhà kinh tế còn bổ xung thêm những định nghĩa về rủi ro như:
“Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại. Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại, phát triển”
“Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”.
Những định nghĩa này hầu như đều có chung quan điểm đó là xem xét rủi ro dưới góc độ những ảnh hưởng và tác động do rủi ro đem lại. Có lẽ những định nghĩa này có ý nghĩa thiết thực hơn trong kinh doanh, nhất là trong xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học và thực tế xuất nhập khẩu, rủi ro trong xuất khẩu có thể được định nghĩa như sau: "Rủi ro xuất khẩu là những bất trắc có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu, làm giảm hiệu quả xuất khẩu".
1.1.2. Tính chất của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu:
- Rủi ro có tính khách quan: mọi rủi ro đều có tính khách quan, chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không phụ thuộc vào ý chí con người.
- Rủi ro mang tính lịch sử: ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau rủi ro có những đặc điểm khác nhau.
- Với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, chiến lược kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ, chiến lược kinh tế của các quốc gia đều hướng mạnh về xuất khẩu, nên rủi ro xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào từ khâu chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu, đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng đến khâu vận chuyển, giao nhận, thanh toán. Điều đó, luôn ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Những bất trắc mặc dù không tác động trực tiếp đến quá trình xuất khẩu nhưng làm giảm hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thì cũng được coi là rủi ro xuất khẩu, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á vừa qua.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi (do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế tiến hành), hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa với các khu chế xuất trong nước. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã phát triển mạnh và được thể hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia.
1.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động xuất khẩu:
Rủi ro trong xuất khẩu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tác giả phân loại rủi ro căn cứ vào các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan:
1.2.1. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan đưa lại:
Các yếu tố khách quan đó là những yếu tố do môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế, môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xuất khẩu, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Không giống những doanh nghiệp hoạt động trong nước môi trường hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu tương đối rộng nên những yếu tố rủi ro phát sinh từ môi trường bên ngoài ngày càng lớn.
Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan mang lại bao gồm: rủi ro do thiên nhiên, rủi ro chính trị, pháp lý, rủi ro do lạm phát, rủi ro do chính sách, cơ chế xuất khẩu thay đổi, rủi ro hối đoái. Sau đây tác giả sẽ nghiên cứu từng yếu tố cụ thể:
- Rủi ro thiên nhiên:
Là những rủi ro do thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, tác động xấu đến quá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Những hậu quả rủi ro do thiên nhiên gây ra thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ không may do hạn hán hoặc lũ lụt trong nước, làm cho sản lượng thu hoặch thấp, chất lượng kém, giá tăng cao. Doanh nghiệp thu mua không đủ số lượng để giao, chất lượng hàng hoá không đạt tiêu chuẩn như đã ký. Cho nên doanh nghiệp không thực hiện được hợp đồng, chịu bồi thường hoặc là thực hiện nhưng bị thua lỗ. Mặc dù mức độ và hậu quả do rủi ro thiên nhiên thường rất nghiêm trọng và khốc liệt song điều đó hoàn toàn không có ý nghĩa là chúng ta không thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro này trong hoạt động xuất khẩu.
- Rủi ro do chính sách ngoại thương thay đổi:
Chính sách ngoại thương là hệ thống các nguyên tắc, các biện pháp kinh tế, hành chính, luật pháp nhằm thực hiện điều tiết các hoạt động mua bán quốc tế của một Nhà nước trong một giai đoạn nhất định. Trong rủi ro do sự thay đổi chính sách ngoại thương, doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là những rủi ro do các qui định về hạn ngạch, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu và các quy định hành chính khác.
Đây là loại rủi ro mà các nhà kinh doanh, nhất là các nhà xuất khẩu lo ngại nhất. Bởi vì, trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp hay quyết định ký kết một hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội và dựa trên các qui định pháp luật về quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Một biến động mạnh về chính trị, pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn các kế hoạch của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp bị động.
- Rủi ro do lạm phát, hối đoái:
Rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng. Trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ mà nhà xuất khẩu sẽ nhận trong tương lai giảm giá so với bản tệ. Sự biến động tỷ giá làm cho các hợp đồng xuất khẩu trở lên không chắc chắn. Do vậy, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng cần phải có biện pháp để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên.
Các nhà xuất khẩu luôn gặp những rủi ro do các biến động về kinh tế. Đây là một trong những rủi ro điển hình thuộc loại rủi ro do các biến động về kinh tế. Khi lạm phát xảy ra ở mức cao thì một hợp đồng sinh lợi sẽ không còn ý nghĩa.
Hơn nữa, do đặc điểm của quá trình kinh doanh xuất khẩu, thời gian thực hiện một hợp đồng thường tương đối dài, trung bình khoảng 30 đến 45 ngày. Do đó, xác suất xảy ra rủi ro lạm phát không phải là ít và mức độ rủi ro do lạm phát gây ra quả là một thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp.
Rủi ro do sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào.
Đó là sự biến động về giá cả hàng hoá, dịch vụ và giá cả các yếu tố đầu vào như giá cả nguyên vật liệu, chi phí lưu thông. Bên cạnh việc xác định rủi ro do lạm phát, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu không thể không tính đến loại rủi ro này.
Rủi ro do sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các hợp đồng xuất khẩu có thời gian dài.
1.2.2. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan đưa lại:
- Rủi ro do thiếu vốn:
Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam thì vốn đóng vai trò rất quan trọng. Đa số các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi vào vụ, các doanh nghiệp đều phải xuất với giá rẻ do không có vốn để thu mua lưu trữ chờ giá lên. Bên cạnh đó do thiếu vốn, doanh nghiệp không đủ khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất tối ưu. Trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro do thiếu vốn còn làm cho quá trình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không được đảm bảo, dẫn đến giao hàng chậm. Từ đó, không đủ sức cạnh tranh với đối thủ và dẫn tới việc mất thị phần
- Rủi ro do thiếu thông tin:
Thông tin với các nhà xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhà xuất khẩu hơn ai hết phải là những người biết rất rõ các thông tin về giá cả, sự biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là những thông tin về đối tác. Sự thiếu những thông tin sẽ đem lại những hậu quả không xác định được doanh nghiệp. Hơn nữa, việc không nắm bắt được tình hình biến động giá cả của thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp trong nước đã ký những hợp đồng với giá thấp đến khi giá thế giới tăng vọt, làm cho giá cả trong nước của mặt hàng đó cũng tăng theo, khiến doanh nghiệp bị thua lỗ. Chính vì thế, với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, để nhận biết và tránh những sai lệch thông tin không còn cách nào khác là doanh nghiệp cần phải có nó như là một trong những yếu tố mà nếu không chuẩn bị trước sẽ đem đến rủi ro cho doanh nghiệp.
- Rủi ro do năng lực quản lý kém và do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Đây là rủi ro được xem như là phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Một nhà xuất khẩu có năng lực quản lý kém có thể sẽ gặp liên tiếp những rủi ro khác nhau: Điều này có lẽ hoàn toàn đúng với thực trạng của đội ngũ cán bộ quản lý Việt Nam tồn tại từ thời kỳ bao cấp và từ đó thực tế cho thấy với đội ngũ cán bộ như vậy đã đem lại hiệu quả xuất khẩu rất thấp. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn thua lỗ do năng lực quản lý kém. Hàng hoá thu gom về bảo quản không tốt, chất lượng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn cứ xuất. Uy tín hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu nhân viên có trình độ nghiệp vụ ngoại thương, nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán quốc tế mà thể hiện chào hàng không sát giá, nhầm chất lượng, thiếu số lượng vi phạm giao kết trong hợp đồng và trong L/C. Một khi trình độ nghiệp vụ ngoại thương của nhân viên còn yếu kém thì họ dễ dàng bị mắc lừa và hậu quả là rủi ro phát sinh thường xuyên và liên tiếp xảy ra.
Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có lẽ là người phải chịu nhiều rủi ro trong khâu này hơn cả do phải lệ thuộc vào người sản xuất, đại lý thu gom. Rủi ro thường hay gặp nhất của doanh nghiệp trong khâu này là khi ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài rồi mới chuẩn bị hàng sau. Đó là, các đại lý giao không đủ số lượng hoặc đủ số lượng nhưng chất lượng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đấy là chưa kể đến những rủi ro khác như đột biến giá cả thu mua, thiên tai. Nhưng doanh nghiệp không thể không làm như vậy, nhất là đối với mặt hàng có tính thời vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không tránh khỏi những rủi ro về bảo quản, bao bì, đóng gói, ký mã hiệu nếu không có biện pháp phòng ngừa.
1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
1.3.1. Đối với nền kinh tế thế giới:
Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương là hoạt động đầu tiên trong thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như là trên toàn thế giới.
Do những điều kiện khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh riêng về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để khai thác được lợi thế và giảm thiểu những bất lợi, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi nhất, nhập khẩu những sản phẩm mà mình bất lợi nhất trong sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Điều này được thể hiện trong lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích của mình”. Và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu các loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là bất lợi lớn nhất”. Tức là một quốc gia dù có bất lợi trong việc sản xuất đến đâu vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác lợi thế. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tương đối.
1.3.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia.
Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều chỉ ra rằng: Để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ thì làm thế nào có thể tăng trưởng và phát triển kinh tế được. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có vốn và kỹ thuật?
1.3.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp phát triển.
Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu chậm phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi phải có một số lượng vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn cho nhập khẩu, một số nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:
Thu từ xuất khẩu.
Đầu tư nước ngoài.
Vay nợ các nguồn viện trợ.
Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước.
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay thường phải chịu thiệt thòi, phải chịu các o ép và sẽ phải trả sau này.
Bởi vậy thu từ xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến qui mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. Ở đa số các nước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu vốn. Do đó, nguồn vốn từ bên ngoài được coi là nguồn chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
1.3.2.2. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu và tiêu dùng của thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thứ nhất: Chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó, các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
Thứ hai: Coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, thể hiện:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm hấp tẩy sẽ có điều kiện phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ qui mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Ngoại thương có thể cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó.
Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngày nay, mỗi một loại sản phẩm người ta có thể nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ năm. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mọi nước và tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau cho thấy tác động ngược trở lại của hoạt động xuất khẩu đối với việc chuyên môn hoá sản xuất, tạo điều kiện cho chuyên môn sâu hoá.
1.3.2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân.
Đối với việc giải quyết công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
Với đặc điểm quan trọng là ngoại tệ được sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt là đối với những nước chậm phát triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.3.2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có mối tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế. Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Xuất khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung dẫn tới sự thay đổi của những loại hàng hoá có thể tiêu dùng được trong nền kinh tế bằng hai cách:
Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số lượng hàng hoá sản xuất ra.
Cho phép một sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất.
Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia này không giống nhau.
1.3.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp.
Ngày nay, mở rộng quan hệ với các thị trường ngoài nước là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ đem lại các lợi ích sau:
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước và nước ngoài, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những cả về chiều rộng mà còn cả chiều sâu. Thêm vào đó hoạt động xuất khẩu còn khuy._.ến khích sự phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, Marketing và sự phân phối, sự mở rộng trong việc cấp giấy phép.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của cả hai bên.
1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.4.1. Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng:
Hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn với nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Bài học của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á vừa qua là một ví dụ điển hình của rủi ro với môi trường kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp do không lường trước được hậu quả của cuộc khủng hoảng nên đã dẫn đến phá sản.
Trong hoạt động xuất khẩu, bên cạnh những khó khăn về không gian, khoảng cách địa lý, ngôn ngữ bất đồng ... các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro khác như biến động chính trị, chiến tranh, thiên tai ... Doanh nghiệp Việt Nam có qui mô nhỏ và thiếu vốn nên công nghệ chế biến còn lạc hậu do đó gặp rất nhiều bất lợi về giá. Trong khi đó sự đầu tư của Nhà nước lại thiếu quy hoặch, đầu tư cho xuất khẩu chưa có một chiến lược, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Trước đây phần lớn các doanh nghiệp được phép xuất khẩu trực tiếp là những doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu không ký được hợp đồng thì doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu bị động. Ngược lại doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu ký được hợp đồng thì nhiều khi không đủ hàng để giao. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là xuất FOB, nhập CIF: Nguyên nhân một phần là do các nhân viên xuất nhập khẩu chưa thông thạo về các nghiệp vụ xuất khẩu, đặc biệt là nghiệp vụ thuê tàu. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất thiếu thông tin về thị trường thế giới và khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt là đối với thị trường tiềm năng đang ở giai đoạn thâm nhập thì các doanh nghiệp này lại càng thiếu thông tin.
1.4.2. Lợi ích của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu:
Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu có vai trò rất quan trọng và quyết định đối với một thương vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và giúp doanh nghiệp có nhiều tích luỹ hơn để có thể tái đầu tư, thay đổi công nghệ chế biến và có thể nâng cao được chất lượng hàng xuất khẩu.
Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu góp phần giảm thiểu những thiệt hại mà doanh nghiệp không lường trước được, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong các thương vụ giao dịch, đấu thầu và cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp nâng cao được doanh số và lợi nhuận, có điều kiện trả lương cao cho công nhân của mình, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ TÌNH HÌNH HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 1997-2001.
Đây là thời kỳ Việt Nam có điều kiện và khả năng khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước để đẩy mạnh xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 20%. Sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này diễn ra khá đều.
Số liệu thống kê hải quan trong năm 2001 có 4.226 đơn vị tham gia xuất khẩu, so với năm 2000 tăng 26%. Quy mô xuất khẩu tính trung bình cho từng đối tượng là 2,73 triệu USD, giảm so với năm trước. Tuy nhiên, chỉ có hơn 15% số doanh nghiệp có doanh số vượt quá mức trung bình trên. Nguyên nhân ở đây là chỉ duy nhất một công ty xuất khẩu dầu thô với trị giá xấp xỉ 2,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn chưa phản ánh hết thực lực của nền kinh tế Việt Nam. Đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là xuất thô và thường có giá rẻ hơn hàng hoá cùng chủng loại của các nước trong khu vực. Ngoài ra do thiếu thông tin, do các khó khăn về không gian, khoảng cách địa lý, ngôn ngữ bất đồng nên các doanh nghiệp Việt Nam bỏ qua nhiều cơ hội.
BẢNG 1: XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1997-2001.
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
(Tỷ USD)
XK bình quân (USD/Người/Năm)
Tốc độ tăng trưởng (% năm)
1997
7,255
90,6
33,2
1998
8,758
109,4
33,2
1999
9,232
115,4
24,7
2000
11,520
114,2
3
2001
14,448
180,6
25,4
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân thời kỳ này khá cao nhưng có xu hướng chậm lại, chưa tương xứng với khả năng thực tế. Kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa thể có bước đột phá do xuất khẩu sang các thị trường khu vực và thế giới có khá nhiều khó khăn và rủi ro cao. Điều này đặt ra khá nhiều thách thức cho các nhà kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam trong việc duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn này hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, hoạt động xuất khẩu quá nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về thị trường tiêu thụ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2001 tăng cao nhất từ trước tới nay nhưng các mặt hàng nông sản của Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển dịch sang các nước tư bản phát triển như EU, Bắc Mỹ ... do đó chất lượng xuất khẩu là vấn đề quan trọng hàng đầu. Trong khi đó các doanh nghiệp lại thiếu thông tin từ những thị trường này như các tiêu chuẩn về chất lượng, vấn đề an toàn thực phẩm, mẫu mã, bao bì ... nên gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra còn phải kể đến những nguyên nhân khác như chính sách chưa ổn định, thủ tục xuất khẩu còn rườm rà, nhiều bất hợp lý ... Rủi ro xuất khẩu đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước và nếu không có giải pháp ngăn ngừa và hạn chế thì nó có thể sẽ trở thành gánh nặng với tất cả các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Có thể nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu theo nhiều khía cạnh, nhưng trong phạm vi luận văn này tác giả chủ yếu tìm hiểu ở hai khía cạnh chính: Rủi ro xuất khẩu theo nhóm hàng và theo các khu vực thị trường:
2.1.1. Rủi ro xuất khẩu theo nhóm hàng:
Về tổng quan, trong giai đoạn 1997-2001 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là dầu thô, hàng dệt may, giày dép, gạo, hải sản, cà phê, điện tử và linh kiện vi tính, cao su, hạt tiêu, hạt điều chế biến, hàng rau quả ... Một số mặt hàng tuy chưa có kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng có mức tăng trưởng cao như máy móc, sữa bột, dầu thực vật, ... Cơ cấu xuất khẩu đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực hơn: tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu thô và sơ chế có giảm, mặc dù vẫn là con số khiêm tốn.
2.1.1.1. Nhóm hàng Dầu thô:
Dầu thô là mặt hàng luôn có kim ngạch dẫn đầu trong giai đoạn từ năm 1997 –2001, nhưng trong tương lai khi các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động thì mặt hàng này khó có thể giữ vững vị trí dẫn đầu. Mặc dù trong thời gian qua ngành này gặp rất nhiều khó khăn (năm 1998 do khủng hoảng kinh tế nên giá dầu thô rớt xuống mức thảm hại khoảng 9 USD/thùng), nhưng năm 2000 do các nước OPEC cắt giảm sản lượng nên kim ngạch xuất khẩu tăng lên trên 34 USD/thùng. Nhìn chung rủi ro của ngành dầu khí trong thời gian này tuy lớn nhưng vẫn có thể khắc phục được. Về lâu dài khi các nhà máy lọc dầu trong nước đi vào hoạt động thì sản lượng khai thác có thể không được đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà có thể sẽ phải nhập khẩu, vì vậy về lâu dài vấn đề thị trường tiêu thụ với mặt hàng này sẽ giải quyết dễ dàng hơn và ít bị cạnh tranh hơn so với các mặt hàng khác.
BẢNG 02: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ GIAI ĐOẠN 1997-2001
Năm
Lượng
(Tấn)
Trị giá
(USD)
Đơn giá
(USD/tấn)
1997
8.705.376
1.345.689.698
154
1998
9.574.088
1.413.393.889
147
1999
12.145.070
1.232.226.244
101
2000
14.881.865
2.091.609.697
141
2001
15.423.508
3.502.683.544
227
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 5 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gần gấp đôi cả về sản lượng và trị giá. Đây là mặt hàng ít bị cạnh tranh trong khâu tiêu thụ và giá cả luôn phụ thuộc vào thị trường thế giới. Những rủi ro của ngành này cũng ít hơn so với những ngành khác, rủi ro của nhóm hàng này chủ yếu là do giá cả thị trường thế giới lên xuống thất thường nên khó có khả năng đề phòng. Doanh nghiệp muốn tránh rủi ro thì chỉ có cách theo dõi chặt chẽ mọi biến động về giá cả của thị trường thế giới. Các biện pháp khác ít có tác dụng vì sản lượng khai thác của Việt Nam luôn khó có khả năng tăng đột biến, các hợp đồng xuất khẩu chủ yếu ký từ trước nên vẫn phải thực hiện dù giá cả xuất khẩu có thể lên xuống thất thường. Ngoài ra do tàu chứa dầu còn chưa có đủ nên trong năm 2000 đã xảy ra sự cố tàu Ba Vì, Việt Nam đã gặp thiệt hại không nhỏ. Ước tính trong vòng hai tháng khi tàu hỏng mỗi ngày doanh nghiệp thiệt hại khoảng 3 triệu USD và còn gây nên cơn sốt ga trên thị trường nội địa, hơn 85% sản lượng xuất khẩu của công ty Vietsopetro. Ngoài ra còn có liên doanh của các công ty khác nhưng sản lượng chưa cao, chưa đóng vai trò quan trọng. Trong tương lai khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì khả năng xuất khẩu sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro hơn do tự chủ được khâu tiêu thụ, đồng thời giảm được lượng ngoại tệ phải chi hàng năm để nhập nguyên liệu. Mặt khác còn góp phần việc giảm nhập siêu từ các nước khu vực do việc hạn chế nhập nhiên liệu từ các thị trường này.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô năm 2001 của Việt Nam diễn biến khá thuận lợi. Tổng sản lượng dầu thô khai thác đạt khoảng 17 triệu tấn và 1,72 tỷ m3 khí đồng hành; trong đó xuất khẩu 16,7 triệu tấn dầu thô, tăng 8,5% so với năm 2000. Ngành dầu khí đã cung cấp cho ngành Điện 1,23 tỷ m3 khí thô và sản xuất được 133 ngàn tấn condensate, 296 ngàn tấn khí hoá lỏng (LPG), 82,67 ngàn tấn hoá phẩm dầu khí. Doanh thu toàn ngành đạt 54.549 ngàn tỷ đồng và nộp ngân sách 27.135 ngàn tỷ đồng.
Khó khăn lớn nhất đối với mặt hàng dầu thô là giá xuất khẩu liên tục giảm sút theo giá kỳ hạn trên thị trường thế giới, đặc biệt sau sự kiện 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ. So với năm 2000, giá dầu thô xuất khẩu năm 2001 chỉ bằng 82,3% nên trị giá đạt 3.126 triệu USD, bằng 89,3%.
Dầu thô xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng tốt. Hiện nay, mỏ cung ứng lượng dầu thô xuất khẩu lớn nhất vẫn là mỏ Bạch Hổ (khoảng 13 triệu tấn). Năm 2001, Tổng Công ty dầu khí Việt Nam đã không ngừng mở rộng các loại hình liên doanh, liên kết các công ty trong và ngoài nước trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Vì vậy số lượng các mỏ dầu mới nhanh chóng được đưa vào khai thác, bù đắp một lượng đáng kể cho những mỏ dầu cũ. Hiện nay đã có nhiều công ty dầu khí nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất và cung ứng dầu khí cho xuất khẩu tại Việt Nam.
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu dầu thô của Việt Nam tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc chiếm 18%, Ôxtrâylia 29%, Nhật Bản 12%, Singapore 21,2%.
2.1.1.2. Nhóm hàng Công nghiệp nhẹ (may mặc, giày dép ... )
BẢNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ GIÀY DÉP
GIAI ĐOẠN 1997 - 2001
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Hàng dệt may
Tăng %
Hàng giày dép
Tăng %
1997
817.430
35,76
530.822
41,33
1998
1.349.267
65,06
965419
82 ,07
1999
1.351.379
0,15
1.000.361
3,62
2000
1.747.304
29,29
1.391.636
39,10
2001
1.892.308
8,29
1.464.582
5,24
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Trong những năm qua, hàng dệt may luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai của Việt Nam (sau Dầu thô). Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này thường ảnh hưởng lớn tới tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2001, xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng thấp, ước tính đạt 2 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2000 và không đạt được kế hoặch (bằng 90,9% kế hoặch), do gặp rất nhiều khó khăn và chịu sự suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng trên, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu như: tạo sự thông thoáng trong cơ chế quản lý hạn ngạch và điều hành xuất nhập khẩu, tạo điều kiện tối đa cho các nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may … cùng những nỗ lực chủ yếu từ phía doanh nghiệp.
Khi xuất khẩu sang thị trường EU, chủ yếu theo phương thức gia công nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều đơn đặt hàng của nước ngoài hoặc xuất khẩu thông qua nước thứ ba. Hơn nữa, trong năm 2001, đồng Euro mất giá 6,6% đã ảnh hưởng đáng kể tới lượng nhập khẩu của thị trường này trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm kéo theo sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may.
Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ và những thị trường phụ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng chậm, thậm chí còn giảm sút.
Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may vào cả hai khu vực thị trường có sử dụng hạn ngạch và phi hạn ngạch đều tăng chậm do mặt hàng của ta tiếp tục chịu sự cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cùng chủng loại của các nước trong khu vực về chất lượng, giá thành. Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ta và đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới nên hàng dệt may xuất khẩu của ta càng gặp khó khăn hơn trong những tháng cuối năm 2001. Ngoài ra một số nước Châu Á khác cũng không ngừng nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này như Pakistan, Ấn Độ, Philippin, Đài Loan … sang thị trường Hoa Kỳ và EU. Sau sự kiện 11/9, Pakistan đã tận dụng được cơ hội trong cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ để tăng xuất khẩu hàng dệt may sang nước này.
Về mặt hàng này, phương thức gia công vẫn chiếm chủ yếu và giá gia công xuất khẩu lại bị giảm từ 15-18%, có mặt hàng giảm tới 20% đã làm giảm sút đáng kể kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may.
Nguyên liệu và phụ kiện phục vụ ngành Dệt may nước ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên kém chủ động trong đầu vào. Chất lượng của nguyên liệu phụ sản xuất trong nước kém hơn nhiều so với các nước trong khu vực, nhưng giá thành thường cao hơn và khối lượng không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của ngành. Ví dụ, tỷ lệ Vải sản xuất trong nước có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của ngành may xuất khẩu mới chỉ đạt 12 - 15%, còn các nguyên phụ liệu ngành dệt may như xơ sợi, hoá chất thuốc nhuộm, phụ liệu may xuất khẩu hầu hết là phải nhập khẩu.
Về ngành hàng Giày dép Việt Nam hiện nay đứng hàng thứ 8 trên thế giới về sản xuất giày dép với sản lượng khoảng 300 triệu đôi/năm và có tên trong danh sách 10 nước sản xuất đứng đầu thế giới, chiếm 2,1% tổng sản lượng giày dép thế giới. Sản xuất giày dép của Việt Nam chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Nhờ những nỗ lực lớn năm 2001, ngành Da giày Việt Nam đã đạt được kim ngạch xuất khẩu 1,52 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2000 nhưng vẫn không đạt được kế hoặch (bằng 89,4 % kế hoặch) do gặp rất nhiều khó khăn như mặt hàng dệt may.
Tuy nhiên, ngành Da giày Việt Nam vẫn chưa khắc phục được vấn đề nguyên liệu sản xuất do năng lực sản xuất da thuộc thành phẩm trong nước hiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cả về số lượng chủng loại và chất lượng. Phần lớn vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất giày dép xuất khẩu đều phải nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu làm gia công, hiệu quả mang lại thấp, phụ thuộc nhiều vào đối tác, hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường.
Hiện nay EU là thị trường truyền thống lớn nhất của ngành Da giày Việt Nam, chiếm trên 70% sản lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã chiếm tới 20% tổng lượng giày nhập khẩu của EU. Khi tỷ lệ này vượt quá 25% thì mặt hàng giày dép xuất khẩu của ta sẽ bị áp dụng hạn ngạch hoặc đưa ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) – (Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép vào thị trường này). Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng giày dép của Việt Nam đang gặp phải sức ép rất lớn của mặt hàng giày dép Trung Quốc mà mặt hàng giày dép của Trung Quốc phong phú về chủng loại, giá cả hợp lý và hấp dẫn khách hàng. Do vậy đây là một trở ngại cho xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian sắp tới.
Trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải chịu thuế nhập khẩu cao (20% - 80%) nên kim ngạch xuất khẩu vẫn còn nhỏ (năm 2001 khoảng 114,2 triệu USD), chỉ đứng thứ 14 trong số các quốc gia xuất khẩu giày dép vào Hoa Kỳ và chủ yếu do các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh (có lợi thế về kỹ năng tiếp thị, công nghệ tiên tiến … ) thực hiện.
Như vậy, về lâu dài đây sẽ là hai ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu vì nó thu hút một số lượng nhân công lớn, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao động phổ thông nông nhàn. Đây là ngành hàng có ý nghĩa quan trọng với việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong hoàn cảnh nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp, đa số dân vẫn đang làm nghề nông. Đây là ngành có thể giải quyết việc làm cho một số lượng nhân công lớn, số nhân công chỉ phải đào tạo với mức chi phí thấp, phù hợp với hoàn cảnh một nước nghèo như Việt Nam. Đây là một nhóm hàng có tốc độ tăng nhanh về tổng trị giá và gặp khá nhiều rủi ro do phải phụ thuộc khá nhiều vào các nước bạn hàng, đặc biệt là thị trường EU với cơ chế hạn ngạch. Trong thời gian vừa qua hàng công nghiệp nhẹ Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực, đặc biệt là hàng cùng chủng loại của Trung Quốc. Trong thời gian tới Trung Quốc chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì nhóm hàng này của Việt nam sẽ còn gặp nhiều rủi ro và khó khăn hơn nữa trong việc mở rộng thị trường. Đặc biệt từ năm 2005 khi các nước thành viên WTO thống nhất bãi bỏ mọi hạn ngạch về dệt may với các nước thành viên trong tổ chức thì hàng dệt may Việt Nam sẽ phải gặp cạnh tranh nhiều hơn nữa.
2.1.1.3. Nhóm hàng Nông sản:
Đây là nhóm hàng có ý nghĩa quan trọng nhất vì trị giá thực thu về trong xuất khẩu lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng với việc tăng sức tiêu thụ của thị trường nông thôn. Đây là nhóm hàng hàm chứa nhiều yếu tố rủi ro cao. Trong tương lai sự tăng trưởng của nhóm hàng này sẽ có xu hướng chậm lại do khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Về lâu dài đây là nhóm hàng sẽ cần có sự đầu tư lớn để thay đổi chất lượng sản phẩm, biến bán cái mình có sang bán cái mà thị trường cần, tìm cách phát triển thị trường tiêu thụ và thay đổi trang thiết bị, hiện đại hoá ngành công nghiệp chế biến còn rất sơ khai của Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu 1997- 1998 hàng nông sản xuất khẩu ít khó khăn trong khâu tiêu thụ hơn và ít rủi ro hơn so với giai đoạn 1999 - 2001. Từ năm 1999 - 2001 hầu hết các hàng nông sản của Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Sản lượng của các mặt hàng nông sản tăng trưởng vượt bậc so với các năm trước nhưng kim ngạch xuất khẩu, giá xuất khẩu của một số mặt hàng không những không tăng mà còn giảm đáng kể so với các năm trước. Vì vậy khi sản lượng tăng cao thì các doanh nghiệp kinh doanh các hàng nông sản lại càng dễ gặp rủi ro hơn do nhu cầu thúc bách phải tiêu thụ nhanh hàng hoá đã thu mua vì nếu càng để lâu doanh nghiệp lại càng có khả năng thua lỗ.
Nhóm hàng có ý nghĩa quan trọng nhất với Việt Nam là nhóm hàng nông sản lại có độ rủi ro xuất khẩu khá cao. Đây là nhóm hàng có ảnh hưởng đến hàng chục triệu nông dân vì Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, 80% dân số và lao động nằm ở khu vực nông nghiệp. Tuy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này ngày càng giảm theo thời gian nhưng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong tổng thể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Rủi ro cao đối với nhóm hàng này là rủi ro về biến động thị trường xuất khẩu, giá cả và chính sách nhập khẩu của các nước bạn hàng trong khu vực và trên thế giới. Cho đến nay những mặt hàng trong nhóm hàng này vẫn chưa được chế biến hoàn hảo, phần lớn ở dạng thô và bán thành phẩm nên có nhiều nguy cơ dẫn đến rủi ro khi xuất khẩu nếu không có chiến lược đầu tư thích đáng vào công nghệ chế biến. Ngoài ra thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế rủi ro xuất khẩu với thị trường này nếu doanh nghiệp không nắm bắt được giá cả, nhu cầu của thị trường thế giới. Rủi ro do giá cả liên tục xảy ra, nhìn chung có thể phòng ngừa đến mức thấp nhất. Khi tham gia vào thị trường thế giới, doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng này phải biết chấp nhận rủi ro và một qui luật tồn tại trong kinh doanh là khu vực nào có rủi ro cao thì lợi nhuận lại càng lớn.
Trong nhóm hàng nông sản, các mặt hàng có vai trò quan trọng nhất là gạo, cà phê, cao su và hạt điều, rau quả. Đây là nhóm các mặt hàng hàm chứa nhiều rủi ro nhất. Mặt hàng được quan tâm nhiều nhất là mặt hàng gạo trong thời gian vừa qua lại là mặt hàng có nhiều biến động nhất. Đây là mặt hàng đem lại một kim ngạch xuất khẩu khá ổn định hàng năm và có quan hệ tới thu nhập của hàng triệu nông dân. Nếu giải quyết được những rủi ro trong xuất khẩu gạo thì mới có thể tăng sức mua cho người nông dân, tạo thị trường tiêu thụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng trong nước khác.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO GIAI ĐOẠN 1997 - 2001
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Lượng (1000 tấn)
Tốc độ tăng lượng (%)
Trị giá (triệu USD)
Tốc độ tăng kim ngạch (%)
Đơn giá bình quân (USD/t)
1997
3.002
23,45
854
28,34
285
1998
3.55223,45
18,32
870
1,87
245
1999
3.748
5,51
1.023
17,58
273
2000
4.508
20,27
1.025
0,19
227
2001
3.476
-23,78
667
35,23
192
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Trong 5 năm từ 1997-2001 Việt Nam xuất khẩu 18.289 triệu tấn gạo mang về cho đất nước 4,4 tỷ USD. Đây là một mặt hàng giữ vai trò chủ lực của nước ta trong nhiều năm nhưng bước sang thế kỷ mới đã lộ rõ nhiều bất cập. Nếu theo những số liệu thống kê thì năm 1997 và năm 1999 Việt Nam xuất khẩu một số lượng gạo tương đương nhau nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm gần 200 triệu USD, giá cả trung bình mỗi tấn cũng giảm khoảng 60 USD/tấn. Đây là một rủi ro rất lớn khi kinh doanh mặt hàng gạo. Nếu không tính những năm 1996 và 1998 là khi các quốc gia khu vực lâm vào khủng hoảng nên đẩy nhu cầu gạo lên cao thì nhìn chung giá cả có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Trong khi đó giá cả đầu vào với người nông dân hầu như không giảm.
Trong vài năm gần đây giá xuất khẩu gạo bình quân còn có sự tăng giá của các lô hàng xuất khẩu theo hình thức trả nợ nên đã đưa giá bình quân xuất khẩu cao hơn thực tế. Việt Nam rất ít bán trực tiếp được cho các thị trường tiêu thụ mà hầu như phải qua các nước trung gian nên gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Mặt khác các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới như Thái Lan, Mỹ đều là những nước xuất khẩu gạo nhiều năm nên có lợi thế hơn Việt nam rất nhiều trong việc chiếm lĩnh thị trường và có thị trường tiêu thụ ổn định. Các nước này có phẩm chất và cơ cấu gạo hơn hẳn nước ta. Ngay cả đối với những loại gạo cùng phẩm cấp thì giá gạo xuất khẩu Việt Nam luôn rẻ hơn Thái Lan từ 20 - 30 USD/tấn. Cùng với mức sản lượng lương thực ước tính 5,5%/năm và do nhu cầu sử dụng gạo bình quân đầu người ngày càng giảm xuống thì bài toán tìm thị trường tiêu thụ sẽ còn rất nhiều rủi ro với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này.
Mặt hàng này còn có một rủi ro quan trọng khác nữa là khâu thanh toán. Các nước Việt Nam xuất khẩu gạo samg là: Châu Phi, I Rắc, Đông Âu luôn gặp khó khăn trong việc mở L/C và đàm phán phương thức thanh toán. Nếu trong tương lai Việt Nam có thể giải quyết những rủi ro này và có thể tìm cách hàng đổi hàng thì gạo Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập hơn nữa vào thị trường thế giới. Hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng hạt điều thô lớn từ nhiều nước Châu Phi. Nếu tăng cường khâu đàm phán hàng đổi hàng thì Việt Nam có thể tiêu thụ được một lượng gạo khá lớn hàng năm, đồng thời giải quyết thiếu hụt nguyên liệu cho các nhà máy điều trong thời gian trước mắt.
Giá giảm mạnh là đặc trưng của thị trường gạo xuất khẩu trong năm 2001, so với năm 2000, tuy lượng xuất khẩu đạt 3,55 triệu tấn, tăng 2,1% nhưng trị giá giảm 11,9% do giá giảm tới 14%. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo xuất khẩu của Việt Nam chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu, không những bị Thái Lan (nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới) mà còn bị những nước xuất khẩu khác cạnh tranh bằng giá hoặc có chi phí vận chuyển thấp hơn như Ấn Độ, Pakistan sang Châu Phi, Trung Đông. Một khó khăn khác đối với gạo xuất khẩu Việt Nam là nhu cầu nhập khẩu hầu hết các thị trường chủ yếu như Inđônexia, Philippin giảm sút đáng kể và nhu cầu của các khu vực như Trung Đông, Châu Phi không tăng. Trong khi đó, sản lượng lúa gạo của các nước có nhiều diện tích lúa như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bănglađét, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin đều có xu hướng tăng hoặc ổn định. Hai nước Lào, Campuchia không những tự túc được lương thực mà bước đầu dư thừa để xuất khẩu.
Trong 10 tháng đầu năm 2001, tốc độ xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt khá. Tuy nhiên, trong 2 tháng cuối năm 2001, tình hình cung trong nước quá hạn hẹp đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, thậm chí có lúc cao hơn Thái Lan đến 20 USD/tấn (trước đây giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn Thái Lan đến 5-10 USD/tấn). Tình hình chiến sự ở khu vực Nam Á làm tăng chi phí vận tải và bảo hiểm, làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu, gây bất lợi và làm giảm tốc độ xuất khẩu gạo của Việt Nam. Để thực hiện những hợp đồng xuất khẩu đã ký, có lúc Việt Nam đã phải nhập khẩu gạo từ Thái Lan để tái xuất.
Hiện nay, gạo Việt Nam có mặt ở trên 82 nước. Tuy nhiên, gạo có phẩm cấp, chất lượng cao mới chiếm khoảng 35-40% tổng lượng. Về cơ cấu thị trường: Việt Nam xuất khẩu 47% sang Châu Á, 30% sang Châu Phi, 9% sang Trung Đông và 7% sang Châu Mỹ.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 1997 – 2001
Lượng: 1000 tấn, Trị giá: Triệu USD
Năm
Lượng (1000 tấn)
Tốc độ tăng lượng (%)
Trị giá (triệu USD)
Tốc độ tăng kim ngạch (%)
Đơn giá bình quân (USD/t)
1997
238
22,15
336
-
1.409
1998
389
63,44
490
45,83
1.261
1999
381
-2,21
593
21,02
1.555
2000
482
26,530
585
-1,42
1.213
2001
733
52,07
501
-14,19
683
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Mặt hàng thứ hai trong nhóm hàng nông sản là cây cà phê thâm nhập vào nước ta từ lâu nhưng phong trào trồng cà phê xuất khẩu mới rộ lên trong những năm gần đây, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên có thời rộ lên phong trào nhà nhà trồng cà phê. Một khối lượng tiền rất lớn nhàn rỗi trong dân đã được đầu tư vào cây cà phê dẫn đến nhiều héc ta rừng bị phá huỷ, một thời gian qua cây cà phê đã là cây làm giàu của người nông dân. Nhưng do việc đầu tư thiếu định hướng nên trong những năm đầu thế kỷ 21 đã gây nên tình trạng khủng hoảng thừa làm giá cà phê giảm xuống mức thảm hại (giá bình quân 2000 là 683 USD/Tấn).
Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới nhưng do đa số cà phê Việt Nam là cà phê vối nên giá không cao. Mặt khác do nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước còn rất nhỏ bé nên những rủi ro trong việc xuất khẩu cà phê là tương đối cao, rất khó cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường. Thời gian qua, đặc biệt trong năm 2000 các nước trong hiệp hội xuất khẩu cà phê thế giới đã phải lên tiếng là Việt Nam đang bán cà phê với giá tự sát, ước tính chi phí đầu tư cho 1kg cà phê phải tốn từ 14.000 VNĐ đến 15.000 VNĐ. Trong khi đó năm 2001 hầu hết nông dân chỉ bán với giá trung bình 6.500 VNĐ/kg. Mặc dù Nhà nước có chủ trương mua dự trữ 60.000 tấn cà phê trong năm 2000 và 150.000 tấn trong năm 2001, song đó chỉ là biện pháp tình thế.
Vì vậy, khi kinh doanh cà phê, doanh nghiệp rất dễ bị bạn hàng nước ngoài ép giá khi đàm phán. Mặt khác, do chất lượng cà phê Việt Nam không cao, có lẫn nhiều tạp chất và do nguồn cung trên thế giới rất phong phú nên ngay cả khi ký được hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp vẫn dễ gặp rủi ro phía nước ngoài lấy cớ hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu doanh nghiệp mua trước nguồn hàng để chủ động xuất khẩu thì rất dễ thua lỗ do các doanh nghiệp mua sau cạnh tranh bán với giá rẻ hơn. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải có tính nhạy bén của mình thì mới có thể tránh được những rủi ro trong xuất khẩu.
Hiện nay việc giải quyết đầu ra cho cây cà phê đang là bài toán khó do thị trường thế giới cung đã vượt cầu khá nhiều. Trong năm 2001 theo ước tính của Hiệp hội xuất khẩu cà phê thì chi phí cho sản xuất đã vượt giá bán khá xa, do đó Nhà nước không thể tiếp tục trợ giá mãi được.
Năm 2001 là năm đầy thử thách đối với ngành cà phê Việt Nam, giá cà phê xuống thấp nhất từ trước tới nay (trung bình giá mua gom cà phê đối với nông dân chỉ đạt 4.000 đ/kg), bộc lộ hết những khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt, gay gắt của cơ chế thị trường. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự rớt giá cà phê xuất khẩu là do quan hệ cung cầu, trong đó cung vượt cầu liên tiếp trong 3 niên vụ gần đây (mặc dù tiêu thụ cà phê vẫn tăng khoảng 2%/năm).
Ngay từ những tháng đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ đầu vào, giảm giá thành đầu ra, thưởng trên kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ tìm kiếm thị trường. Nhờ đó, khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2001 đạt 911 ngàn tấn, đây là mức cao nhất kể từ trước tới nay, tăng 24,3% so với năm 2000. Tuy nhiên, các biện pháp kích thích để nâng giá xuất khẩu như tạm trữ chưa đạt kết quả mong muốn, khiến trị giá xuất khẩu chỉ đạt 387 triệu USD, giảm 21,8% so với năm 2000.
Việc tạm trữ cà phê của Việt Nam không thành công do một số nước thành viên trong Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) không thực hiện cam kết nên đã dẫn tới cung vượt quá cầu. Ở Đắc Lắc có 14 d._.ác doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các hiệp hội và ngành hàng nhưng vai trò vẫn đang còn hạn chế. Ở nhiều nước trên thế giới, các hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp. Các hiệp hội là những liên kết của các doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, có chức năng hoà giải khi xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán, có tác dụng điều tiết thị trường. Hiệp hội đóng vai trò khuyến cáo, điều hành các doanh nghiệp kinh doanh, tránh tình trạng bán phá giá, bán đổ bán tháo làm cho những doanh nghiệp còn lại bị ép giá có thể dẫn đến thua thiệt không đáng có. Vì vậy doanh nghiệp nên chủ động tham gia các hiệp hội. Việc tham gia có thể đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Qua việc tham gia này doanh nghiệp có thể nắm bắt những thông tin cần thiết và tăng cường sức mạnh đoàn kết trong cùng ngành hàng của mình. Sau đó phải bãi bỏ tất cả những thủ tục phiền hà, làm sao để các hiệp hội qui tụ được tất cả các doanh nghiệp lớn, thống nhất tiếng nói chung, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay như các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hiệp hội hiện nay. Đa số các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội hiện nay. Đa số các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội như xuất khẩu gạo, cà phê ... chủ yếu là tìm quota, hạn ngạch hơn là đoàn kết nhau lại, bình ổn giá cả. Đa số chỉ nghĩ đến quyền lợi của doanh nghiệp mình mà ít chú trọng đến lợi nhuận chung. Tiếng nói của các hiệp hội tỏ ra thiếu trọng lượng và không có tiếng nói chung trong việc bình ổn giá cả xuất khẩu.
Đối với các ngành khác nói chung, khía cạnh dệt may nói riêng, tại Hội thảo đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may năm 2002, trước những đòi hỏi mới ngày càng khắt khe của khách hàng, thứ trưởng Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho rằng: “Các doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp tục hoạt động riêng lẻ. Hiệp hội Dệt may sẽ phải là nhà tổ chức hoạt động chung, tổ chức chương trình xúc tiến xuất khẩu; đóng vai trò là trạm thông tin về đầu tư, biến động trên thị trường; đồng thời tham gia chuẩn bị tốt phương án đàm phán các Hiệp định thương mại song phương với EU và Mỹ”
3.3.5. Tạo dựng mối liên kết tốt với ngân hàng và các tổ chức tài chính:
Hoạt động xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải sử dụng một số vốn lớn. Đây là một khó khăn lớn với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vì đa số các doanh nghiệp đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm năng tài chính có hạn. Hầu hết số vốn các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều là vốn vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Vì vậy nếu không chủ động về nguồn vốn thì khi thực hiện các hợp đồng lớn doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là số vốn bỏ ra để mua nguyên vật liệu, đổi mới trang thiết bị, chi phí vận tải, bảo hiểm .... Sự liên kết này giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn và ngân hàng cũng yên tâm hơn do tránh được những rủi ro mất khả năng thanh toán từ phía doanh nghiệp.
3.3.6. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu.
3.3.6.1. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình ký kết hợp đồng:
Đây là khâu có nhiều rủi ro nhất hiện nay. Khâu này luôn thể hiện ở trình độ non kém của cán bộ làm công tác ngoại thương. Vì vậy để hạn chế rủi ro doanh nghiệp cần phải chú trọng các khâu sau khi đàm phán ký kết hợp đồng:
Chào hàng: Đây là khâu đột phá trong toàn bộ hợp đồng xuất khẩu. Doanh nghiệp phải chú trọng chào hàng khi tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng, nhất là với các sản phẩm mới và các đối tác mới. Doanh nghiệp phải chủ động hơn trong khâu chào hàng, tránh đưa ra những mẫu mã chào hàng quá cao so với năng lực của mình và cũng tránh đưa ra những mẫu quá thấp so với những mặt hàng của mình đang có thể sản xuất kinh doanh. Nếu khâu này chuẩn bị tốt thì hợp đồng xuất khẩu có thể được ký kết và doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro về sau. Khi tiến hành chào hàng phải đảm bảo:
Đưa ra một giá cả cạnh tranh, một chế độ hậu mãi chu đáo.
Mặt hàng chào bán phải là mặt hàng phía đối tác có nhu cầu.
Ghi rõ thời hạn hiệu lực với lô hàng chào bán, tránh những biến động xấu về giá có thể làm thay đổi ý kiến của bạn hàng.
Sử dụng ngôn từ chào hàng dễ hiểu, tránh những câu chữa mập mờ gây thắc mắc cho bạn hàng dẫn đến những cách hiểu khác nhau.
Mẫu hàng chào bán phải đảm bảo là mẫu hàng doanh nghiệp có đầy đủ năng lực thực hiện sau khi ký kết.
Có thể dùng những logo, nhãn hiệu phù hợp với từng đối tác thuộc các nền văn hoá khác nhau.
Đàm phán:
Nếu dàm phán qua điện thoại cần chủ động các thông tin về biến động giá cả, tỷ giá hối đoái, khả năng thu gom, sản xuất, số hàng hiện có ... để giải thích rõ, đầy đủ cho khách hàng. Sau khi đàm phán qua điện thoại nhất thiết phải có thư xác nhận hay văn bản ghi nhớ vì chỉ có những thoả thuận bằng văn bản mới có giá trị pháp lý, tránh những tranh chấp và rủi ro phát sinh về sau trong quá trình giao dịch.
Nếu đàm phán bằng thư từ phải đảm bảo yếu tố lịch sự, kiên nhẫn. Lời lẽ diễn đạt trong thư phải ngắn gọn, rõ ràng, tránh dùng những từ hoa mỹ cầu kỳ bay bướm. Khi viết thư trả lời nên chú ý những điều kiện có thể thực hiện, tránh phô trương vì tất cả thư từ này có thể được lưu lại làm chứng cứ pháp lý giải quyết những tranh chấp phát sinh về sau.
Nếu đàm phán trực tiếp phải nghiên cứu kỹ đối tác trước khi đàm phán. Phải chủ động giải thích cặn kẽ, thông cảm lẫn nhau, tôn trọng lắng nghe ý kiến khách hàng. Người đàm phán phải có phản ứng nhanh nhạy, có đầu óc tỉnh táo suy xét, nhanh chóng nắm bắt ý đồ, chiến lược của đối tác và người đàm phán nên là người có đủ thẩm quyền xác định, giải quyết vấn đề ngay tại chỗ, tạo sự tin cậy cho khách hàng.
Phải xác định rõ mục đích cần đạt được trước khi đàm phán, phải có nhiều phương án chuẩn bị để đối phó với các tình huống có thể xảy ra.
Cần phải xem xét thái độ của đối tác và khi đã đạt được thoả thuận, nhất thiết phải ghi ngay lại bằng văn bản để theo dõi và làm tiền đề để khi điều kiện ký kết đã đạt được.
Soạn thảo, ký kết hợp đồng:
Đây không phải là công việc dễ dàng. Hầu như ngay cả những luật sư chuyên nghiệp cũng dễ mắc sai lầm khi soạn thảo và ký kết hợp đồng. Hợp đồng không phải là việc đơn thuần ghi lại những thoả thuận đã đạt được mà nó còn phải tuân theo các qui định của pháp luật, các công ước quốc tế và phong tục tập quán nước sở tại. Điều này nếu không nghiên cứu kỹ sẽ dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp. Thông thường hợp đồng xuất khẩu được ký kết dưới một ngôn ngữ chung hoặc ghi làm hai ngôn ngữ, trong trường hợp này phải chú ý xem câu chữ đã dịch chuẩn xác chưa vì cả hai ngôn ngữ đều có giá trị pháp lý ngang nhau, trừ khi hai bên có thoả thuận khác. Người soạn thảo hợp đồng phải tinh thông nghiệp vụ, nắm vững pháp luật nước sở tại và luật pháp quốc tế. Khâu soạn thảo là khâu quan trọng nhất để dẫn đến ký kết hợp đồng và doanh nghiệp có thể bảo vệ được quyền lợi của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp về sau. Sau khi soạn thảo và trước khi ký kết phải rà soát lại kỹ hình thức và nội dung của hợp đồng. Doanh nghiệp phải đối chiếu những điều khoản ghi trong hợp đồng với những điều khoản đã đạt được. Trước khi ký kết phải kiểm tra lại kỹ càng các phụ lục của hợp đồng (nếu có). Đây là khâu quan trọng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro với những hợp đồng xuất khẩu.
3.3.6.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong khâu chuẩn bị nguồn hàng:
Khâu chuẩn bị nguồn hàng là khâu quan trọng nhất sau khi đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu. Khi nguồn hàng được chuẩn bị tốt thì có thể tránh được những rủi ro ở khâu tiếp theo như vận chuyển, giao nhận, thanh toán. Ngay sau khi ký được hợp đồng doanh nghiệp cần phải :
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dự trữ cho sản xuất, nhất là có kế hoặch nhập khẩu với những nguyên liệu cần phải nhập khẩu. Tranh thủ vay ngân hàng mua gom khi giá nguyên liệu trên thị trường chưa lên cơn sốt. Phải chọn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu hợp đồng. Phải có kế hoăch bảo quản nguyên liệu để có thể sản xuất những loại hàng hoá theo đúng điều kiện hợp đồng giao nhận.
Có thể liên kết với các đối tác tin cậy có tiềm năng để thu mua, huy động thông qua các hình thức đại lý hay liên doanh liên kết.
Đảm bảo kho chứa đầy đủ, nhiệt độ đáp ứng yêu cầu, kho đủ rộng rãi. Tránh việc hàng hoá bị xuống cấp khi lưu kho lưu bãi. Có biện pháp tránh nấm, chuột, mốc làm giảm chất lượng hoặc hao hụt khi giao nhận.
Đóng gói đúng theo tiêu chuẩn, mẫu mã mà hợp đồng đã qui định. Doanh nghiệp phải chú ý đến tình trạng đóng gói sao cho hàng hoá ít hư hại xuống cấp nhất trong quá trình vận chuyển bằng đường biển. Doanh nghiệp chú ý lấy các chứng từ phù hợp với yêu cầu của phương thức thanh toán áp dụng trong hợp đồng.
Xếp hàng gọn gàng, hợp lý sao cho quá trình giao nhận được nhanh chóng, không được để hư hỏng trong quá trình giao nhận. Trong thời đại hiện nay doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO với hàng hoá xuất khẩu, có sử dụng mã số, mã vạch gây lòng tin cậy với khách hàng
Có thể tiến hành kiểm định hoặc trưng cầu giám định theo những đòi hỏi qui định trong hợp đồng hay nước sở tại qui định.
3.3.6.3. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển, giao nhận làm thủ tục hải quan:
Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển:
Hầu hết hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đều xuất theo hình thức FOB, Đây là hình thức xuất khẩu ít rủi ro nhất trong giai đoạn hiện nay, vì vậy khi xuất theo hình thức này doanh nghiệp chỉ cần chú ý:
Lựa chọn kiểu Container phù hợp với hàng hoá xuất khẩu. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của Container trước khi thuê, có chế độ chèn lót, sắp đặt hàng đúng kỹ thuật, tránh đổ vỡ khi giao nhận hàng. Đối với loại hàng xuất khẩu rời cần chú ý chọn nhữn tàu đảm bảo có mái che, tránh sóng biển hoặc mưa gió làm tràn vào làm hỏng hoặc giảm chất lượng hàng hoá.
Kiểm tra đầy đủ số lượng, chủng loại trước khi đóng gói, sắp xếp, tiến hành kiểm tra niêm phong kẹp trì theo dấu riêng hoặc niêm phong Hải Quan.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận:
Theo thống kê hơn 90% hàng xuất khẩu của Việt Nam là vận chuyển bằng đường biển, vì vậy để tránh rủi ro trong khâu này cần phải chú ý:
Tìm đại lý tin cậy có uy tín ký kết hợp đồng vận chuyển.
Liên hệ trước với cảng vụ để nắm rõ lịch trình của tàu thuê: ngày khởi hành, ngày đến, tuổi thọ con tàu …
Bố trí đầy đủ phương tiện để đảm bảo tiến độ bốc xếp.
Thực hiện đúng kỹ thuật giao hàng.
Lấy vận đơn, chú ý đáp ứng các phương thức thanh toán theo thông lệ quốc tế và các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng.
3.3.6.4. Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán, mua bảo hiểm:
Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình mua bảo hiểm.
Thông thường mua bảo hiểm là nhằm hạn chế rủi ro với lô hàng xuất khẩu. Đây là điều kiện nhất thiết với các hợp đồng ngoại thương hiện nay. Nhiều chứng từ L/C ngày nay yêu cầu phải xuất trình chứng từ bảo hiểm. Vì vậy khi mua bảo hiểm doanh nghiệp chỉ cần chú ý:
Chọn công ty bảo hiểm tin cậy, có uy tín, có khả năng tài chính.
Chứng từ bảo hiểm phải là loại mà tín dụng thư qui định và do chính công ty bảo hiểm cấp.
Loại tiền bảo hiểm, số tiền và điều kiện bảo hiểm ghi theo đúng yêu cầu của tín dụng thư.
Bảo hiểm phải đúng ngày của chứng từ vận tải hoặc ngày mà trong hợp đồng qui định nếu có.
Các biện pháp để thực hiện sự phòng ngừa này sẽ giảm mức rủi ro tiền tệ mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Dưới đây là một số biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa rủi ro:
Bảo hiểm kỳ hạn. Đó là sự thoả thuận về việc chuyển đổi hai đơn vị tiền tệ vào một ngày qui định trong tương lai theo tỷ giá hối đoái được xác định khi hai bên ký hợp đồng bảo hiểm. Các hợp đồng kỳ hạn được biết đến như là các hợp đồng thích hợp được sử dụng để giảm các rủi ro trong knh doanh. Tuy nhiên các hợp đồng kỳ hạn thường bó hẹp trong thời gian 06 tháng và không có sự lựa chọn khác.
Bảo hiểm kỳ hạn có lựa chọn. Hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn có lựa chọn mềm dẻo hơn các hợp đồng kỳ hạn đôi chút vì nó trao quyền tiến hành một giao dịch hối đoái cụ thể vào bất cứ thời điểm nào trong một khoảng thời gian đã được qui định. Nhà xuất khẩu được bảo vệ nếu tỷ giá hối đoái thay đổi bất lợi và nếu có lợi nếu tỷ giá thay đổi theo chiều hướng tốt cho nhà xuất khẩu.
Vay tiền theo lãi xuất linh hoạt. Việc vay tiền linh hoạt hơn các hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn, đặc biệt là đối với các hợp đồng nhỏ. Điều đó có thể thực hiện trong các thời hạn linh hoạt hơn với lãi suất có thể thay đổi thay vì áp dụng lãi suất cố định. Các điều kiện gia hạn cũng có thiên hướng mềm dẻo hơn so với các hợp đồng kỳ hạn.
Tạo thêm tài sản bằng ngoại tệ không có lãi suất cố định. Một cách tạo thêm tài sản là tham gia giao dịch kỳ hạn về tài chính hay tiền tệ. Một hợp đồng kỳ hạn về tiền tệ là dịch vụ bán hoặc mua một số tiền với mức giá cố định theo tỷ giá định trước. Giao dịch kỳ hạn được tiến hành bằng các đơn vị tiền tệ chuẩn. Ngày đáo hạn cũng có xu hướng được tiêu chuẩn hoá và không thay đổi.
Đổi tiền. Trong một giao dịch đổi tiền thuộc loại đơn giản nhất, một loại tiền được mua trên thị trường giao ngay và được bán đồng thời trên thị trường kỳ hạn. Ngược lại, loại tiền đó có thể được bán trên thị trường giao ngay và mua trên thị trường kỳ hạn.
Cân đối bằng các vay nợ. Mục đích của biện pháp kỹ thuật này là nhằm đạt được cân bằng thu, chi tiền tệ để giảm rủi ro kinh doanh bằng cách vay cùng một loại tiền theo số lượng tương đương với tài sản của nhà xuất khẩu. Do vậy nếu giá trị của các tài sản tính bằng đô la giảm , thì số nợ tính bằng đô la của nhà xuất khẩu cũng giảm theo và do đó duy trì được bảng cân đối tài sản ở mức hiện thời.
Chiết khấu hoá đơn. Nếu việc thanh toán tiền hàng bằng cách ghi sổ, tức là không có hối phiếu để chiết khấu, thì các hoá đơn có thể được xuất trình cho một thương nhân trung gian để thương nhân này thanh toán cho nhà xuất khẩu đúng hạn hay trước thời hạn với mức giá có chiết khấu. Do đó mà nhà xuất khẩu thu được tiền ngay, tuy bị chiết khấu, nhưng không lo lắng về biến động tiền tệ có thể xảy ra sau này.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán.
Việc thanh toán quốc tế được thực hiện bằng nhiều phương pháp và những phương tiện khác nhau nên các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cũng khác nhau. Doanh nghiệp chủ yếu phòng ngừa bằng cách khi nhận phải kiểm tra kỹ nội dung vì đối tác có thể thêm bớt, học sửa đổi nội dung khiến các qui định của phương tiện thanh toán không còn hiệu lực với những thoả thuận đã ghi trong hợp đồng. Khi đó phải xem kỹ thư tín dụng thư có đúng là loại mà ngân hàng yêu cầu hay không và xem kỹ ngày mở tín dụng thư phải là ngày hợp lý, tránh trường hợp quá dài hạc quá ngăn khiến doanh nghiệp không đủ thời gian làm chứng từ thanh toán nợ ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2000- 2010, Việt Nam sẽ có những bước chuyển biến mang tính chất đột phá trong lĩnh vực xuất khẩu để phục vụ cho mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Hiện nay mặc dù Việt Nam có xuất phát điểm về kinh tế tương đối thấp so với các nước trong khu vực và thế giới nên những nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng giúp Việt Nam rút ngắn con đường phát triển và đạt những thành tịu kinh tế to lớn. Bằng các chính sách thương mại và các biện pháp hợp lý, tích cực nhằm thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ thực hiện thành công trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong quá trình đó Việt Nam phải vượt qua sự cạnh tranh gay gắt, hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu để từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Luận văn đã tập trung phân tích tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Hy vọng cùng với thời gian và sự phát triển, Việt Nam sẽ ngày càng tích luỹ được nhiều hơn các kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Nhưng trong những giai đoạn đầu Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, giảm bớt tổn thất để tích luỹ những đồng vốn ít ỏi đầu tiên cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
[1] An Dung, Tái Bảo hiểm, chia sẻ rủi ro, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 16/03/2001
[2] T. Hợp, Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt kế hoặch đề ra cho năm 2000, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 29/11/2000.
[3] Bắc Hải, Làm gì để hội nhập? Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 20/04/2001.
[4] Quý Hào, Chiến lược xuất khẩu quốc gia, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 23/01/2001.
[5] Quý Hào, Đề án thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 12/03/2001.
[6] Minh Khánh, xuất cửa trước, nhập cửa sau, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 10/11/2001.
[7] Hà Linh, Doanh nghiệp Việt Nam ngoài quốc doanh hướng tới xuất khẩu, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 25/09/2000.
[8] Dương Ngọc, Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 02/04/2001.
[9] Niên giám Hải quan năm 1998 và 1999.
[10] Niên giám thống kê 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, NXB Thống kê.
[11] Nguyễn Đình Phùng, Khi thương nhân được phép trực tiếp xuất nhập khẩu, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 24/07/2000.
[12] Hồng Quang, Cùng tìm kiếm thị trường, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 24/07/2000.
[13] Anh Quân, Giám đốc vô can, phiên dịch vào tù, Báo Đầu tư ngày 12/11/1998.
[14] Mạnh Quân, Sai một ly đi ... hàng tỷ đồng, Báo Đầu tư, ngày 29/10/1998.
[15] Bùi Ngọc Sơn, Chế tài hợp đồng ngoại thương, Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 15/02/2001.
[16] Anh Thi, Bảo hiểm hàng hải Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 19/02/2001.
[17] Hồ Khánh Thiện, Chật vật nông sản xuất khẩu, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 06/04/1999.
[18] Hồ Khánh Thiện, Ai nắm thanh toán biên mậu, Thời báo Kinh tế ngày 23/10/2000.
[19] Đức Vượng, Hoạt động của Trung tâm thông tin doanh nghiệp, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 20/09/2000.
[20] Hoàng Hải Vân, Ngoại thương năm 2000 có gì mới, Thanh niên ngày 07/01/2000.
[21] An Yên, Rất nên phát triển Bảo hiểm nông sản khuyến khích nông dân chi tiền mua bảo hiểm, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 19/03/2001.
[22] An Yên, Tổng thu phí bảo hiểm trên thị trường Việt Nam 2947 tỷ đồng, Thời báo Kinh tếViệt Nam ngày 27/12/2000.
[23] Bộ Thương mại, Cục diện Kinh tế Thế giới 2000 và Dự báo Thương mại năm 2001, 12/2000.
[24] Bộ Thương mại, Cục diện Kinh tế Thế giới 2001 và Dự báo Thương mại năm 2002, 2003.
PHỤ LỤC 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
16.559
1.7
25.011
1.55
37.921
2.6
24.496
1.37
20.946
0.8
Cao su
8.510
0.9
5.661
0.35
2.624
0.18
2.968
0.17
5.669
0.22
Hải sản
319.339
34
360.413
22.32
347.103
23.43
412.378
23.09
488.021
18.61
Than đá
42.960
4.5
46.859
2.9
46.777
3.16
41.686
2.33
34.759
1.33
Hạt điều
5186
0.55
773
0.05
1.148
0.08
1.468
0.08
4.282
0.16
Gạo
3.665
0.39
1.135
0.07
11.232
0.76
4.997
0.28
2.541
0.10
Chè
502
0.05
-
-
-
-
1.633
0.09
2.945
0.11
Hàng rau quả
5.759
0.61
8.483
0.53
6.570
0.44
9.365
0.52
11.729
0.45
Dầu thô
158.396
17
416.469
25.79
294.035
19.85
358.891
20.09
502.387
19.16
Hàng dệt may
248.131
26
325.048
20.13
320.923
21.66
417.127
23.35
619.580
23.63
Hàng hoá khác
138.076
15
424.772
26.31
413.015
27.88
511.243
28.62
928.799
35.43
Tổng cộng
947.083
100
1.614.624
100
1.481.348
100
1.786.252
100
2.621.658
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG SINGAPORE TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
84.129
4.45
89.343
7.72
73.898
6.84
61.193
7.44
41.692
4.71
Cao su
18.908
1.00
31.543
2.73
10.745
0.99
30.399
3.70
16.544
1.87
Hải sản
54.097
2.86
35.621
3.08
23.168
2.15
28.050
3.41
7.536
0.85
Than đá
113
0.01
1.023
0.09
-
-
104
0.01
-
-
Hạt điều
7.820
0.41
1.729
0.15
355
0.03
1.44
0.02
326
0.04
Dầu thô
909.895
48.16
707.328
61.12
310.573
28.75
279.791
34.03
497.452
56.16
Quế
-
-
-
-
-
-
63
-
67
0.01
Chè
388
0.02
-
-
-
-
1.590
0.19
-
-
Lạc nhân
-
-
-
-
-
-
6.129
0.75
6.640
0.75
Gạo
122.487
6.48
72.433
6.26
108.623
10.06
145.670
17.52
38.583
4.36
Hàng rau quả
17.048
0.9
2.098
0.18
2.322
0.21
1.226
0.14
Giầy dép các loại
4.183
0.39
9.334
1.14
38.583
4.36
Hàng dệt may
18.477
0.98
55.796
4.82
32.966
3.05
48.256
5.87
25.322
2.86
Hàng hoá khác
655.983
34.72
160.365
13.86
613.250
47.52
211.375
25.71
211.762
23.91
Tổng cộng
1.889.350
100
1.157.282
100
1.080.088
100
822.098
100
885.733
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
1.097
0.2
668
0.09
2.860
0.43
864
0.13
1.332
0.18
Cao su
10.945
2.03
11.113
1.42
7.534
1.13
7.400
1.08
8.611
1.14
Hải sản
48.394
8.96
57.212
7.33
47.975
7.20
55.171
8.09
68.237
9.02
Than đá
3.661
0.68
1.640
0.21
2.835
0.43
2.585
0.38
1.577
0.21
Hạt điều
1.887
0.35
582
0.07
706
0.11
1.286
0.19
877
0.12
Giày dép các loại
87.537
13.14
46.702
6.85
20.941
2.77
Gạo
5.848
1.08
15.898
2.04
939
0.14
1.731
0.25
35
Chè
1.838
0.34
10.667
1.56
11.737
1.55
Hàng rau quả
12.062
2.23
11.595
1.49
6.055
0.91
11.895
1.74
20.840
2.76
Dầu thô
14.603
2.14
35.276
4.67
Hàng dệt may
136.740
25.33
197.529
25.31
217.968
32.73
238.464
34.95
264.084
34.93
Hàng hoá khác
317.432
58.79
484.288
62.05
291.559
43.78
290.841
42.63
322.572
42.66
Tổng cộng
539.909
100
780.529
100
665.972
100
628.220
100
756.119
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ĐỨC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
17.009
7.46
35.735
9.03
56.619
9.63
55.810
8.53
52.078
7.13
Cao su
11.219
4.92
13.331
3.37
7.790
1.33
9.083
1.39
8.981
1.23
Hải sản
3.752
1.65
4.785
1.21
10.034
1.71
10.840
1.66
13.424
1.84
Chè
869
0.13
1.223
0.17
Hạt điều
103
0.03
2.544
0.43
210
0.03
2.154
0.30
Hạt tiêu
2.302
0.35
5.258
0.72
Gạo
6.700
2.94
9.203
2.33
83
0.01
17
20
Quế
29
88
0.01
Hàng rau quả
514
0.23
771
0.19
1.565
0.26
1.283
0.2
1.844
0.25
Giày dép các loại
112.424
19.12
192.302
29.39
208.190
28.52
Hàng dệt may
117.766
51.65
164.585
41.59
236.288
40.19
236.087
36.08
257.825
35.31
Hàng hoá khác
71.043
31.16
167.216
42.25
160.529
27.31
145.486
22.23
178.997
24.52
Tổng cộng
228.007
100
395.731
100
587.876
100
654.318
100
730.082
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ÚC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếmtỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
2.794
4.31
559
0.28
1.775
0.38
4.959
0.61
4.987
0.39
Cao su
42
0.06
278
0.06
141
0.01
Hải sản
11.659
18
10.923
5.54
15.166
3.23
17.016
2.09
21.114
1.66
Dầu thô
145.277
73.67
376.722
80.28
702.345
86.22
1.108.894
87.19
Hạt điều
16.473
25.43
9.530
4.83
18.048
3.85
14.409
1.77
22.143
1.74
Gạo
11.215
17.31
7.116
3.61
5.148
1.10
51
0.01
3.632
0.29
Hàng rau quả
884
1.36
1.961
0.99
237
.05
563
0.07
1.368
0.11
Giày dép các loại
14.422
3.07
16.600
2.04
19.174
1.51
Hàng dệt may
13.280
20.50
16.719
8.48
9.644
2.06
20.111
2.47
25.098
1.97
Hàng hoá khác
8.428
13.01
5.121
2.6
27.832
5.93
38.543
4.73
65.366
5.14
Tổng cộng
64.780
100
197.206
100
469.272
100
814.597
100
1.271.776
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG MỸ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
32.508
15.92
73.233
26.80
86.311
18.42
59.211
11.75
69.932
9.55
Cao su
127
0.06
696
0.25
670
0.14
1.611
0.32
1.563
0.21
Hải sản
28.526
13.97
42.551
15.55
81.551
17.40
125.594
24.92
87.793
11.99
Hạt điều
14.652
5.36
16.734
3.57
21.178
4.20
44.703
6.10
Dầu thô
79.216
16.90
99.603
19.76
91.370
12.47
Gạo
100.242
49.09
63.500
23.23
39.030
8.33
4.950
0.98
10.656
1.45
Hàng rau quả
5.303
1.94
2.559
0.55
3.209
0.64
2.178
0.30
Giày dép các loại
99.313
21.19
102.691
20.37
Hàng dệt may
8.714
4.27
23.040
8.43
26.343
5.62
34.707
6.89
304.359
41.55
Hàng hoá khác
34.049
16.67
50.321
18.41
36.898
7.87
40.759
8.09
111.917
15.28
Tổng cộng
204.218
100
273.301
100
468.629
100
504.038
100
732.440
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 7: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
27.313
8.03
3.552
0.68
2.028
0.42
3.689
0.43
3.060
0.2
Cao su
60.109
17.67
92.389
17.72
64.828
13.29
51.836
6.04
66.392
4.33
Hải sản
9.571
2.81
32.814
6.29
51.543
10.56
51.657
6.01
222.972
14.53
Than đá
28.693
8.43
19.115
3.67
5.227
1.07
3.618
0.42
7.865
0.51
Hạt điều
1.134
0.33
87.216
16.73
58.607
12.01
54.474
6.34
53.292
3.47
Dầu thô
16.679
4.90
87.770
16.83
86.719
17.77
331.665
38.62
749.021
48.83
Chè
19
0.01
104
0.01
315
0.02
Gạo
24.057
7.07
3.177
0.61
332
0.07
5.517
0.64
499
0.03
Hàng rau quả
5.097
1.50
24.847
4.77
10.454
2.14
35.686
4.16
120.351
7.85
Hàng dệt may
126
0.04
2.599
0.50
639
0.13
578
0.07
2.619
0.17
Hàng hoá khác
167.386
49.20
167.899
32.20
198.547
40.69
320.044
37.26
307.653
20.06
Tổng cộng
340.189
100
521.384
100
478.930
100
858.868
100
1.534.039
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 8: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG PHILIPIN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
108
0.08
401
0.19
583
0.15
931
0.24
1.189
0.25
Than đá
2.021
1.53
5.885
2.79
5.564
1.42
4.751
1.21
6.275
1.31
Hạt điều
1.277
0.97
-
-
13
-
134
0.03
191
0.04
Gạo
-
-
72.600
34.43
142.212
36.22
126.858
32.25
93.177
19.50
Lạc nhân
-
-
-
-
-
-
5.698
1.45
4.940
1.03
Hàng rau quả
1.043
0.79
315
0.15
427
0.11
119
0.03
18
Hàng dệt may
967
0.46
166
0.04
628
0.16
255
0.05
Hàng hoá khác
19.496
14.76
130.724
61.99
243.685
62.06
254.199
11.64
371.664
77.80
Tổng cộng
132.043
100
210.892
100
392.650
100
393.318
100
477.709
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 9: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ANH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
16.665
13.32
41.258
16.13
44.399
13.32
41.529
9.86
37.939
7.92
Cao su
498
0.40
1.944
0.76
980
0.29
1.434
0.34
1.581
0.33
Chè
281
0.22
-
-
-
-
1.525
0.36
473
0.10
Hải sản
7.235
5.78
7.586
2.97
14.086
4.22
9.527
2.26
11.315
2.36
Gạo
3.411
2.73
23.093
9.03
14.691
4.41
20.339
4.83
12.649
2.64
Than đá
-
-
1.145
0.45
3.200
0.96
7.381
1.75
3.832
0.80
Hạt điều
1.984
1.59
137
0.05
1.091
0.33
2.066
0.49
9.052
1.89
Hàng rau quả
330
0.26
173
0.07
429
0.13
685
0.16
750
0.16
Giày dép các loại
-
-
-
-
140.999
42.29
194.485
46.18
220.863
46.08
Hàng dệt may
14.273
11.41
32.230
12.60
47.152
14.14
55.261
13.12
68.197
14.23
Hàng hoá khác
80.465
64.30
148.235
57.95
66.409
19.92
74.445
17.68
100.558
20.98
Tổng cộng
125.145
100
255.805
100
333.440
100
421.183
100
479.277
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 10: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG HỒNG KÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
1.562
0.5
491
0.1
300
0.09
-
-
2.034
0.64
Cao su
2.901
0.93
2.323
0.49
538
0.17
4.409
1.87
5.451
1.73
Chè
887
0.29
-
-
-
-
1.235
052
785
0.25
Hải sản
82.310
26.45
85.198
18.02
85.970
27.10
65.439
27.75
70.183
22.26
Gạo
24.872
7.99
23.702
5.01
31.577
9.95
11.807
5.01
45.620
14.47
Than đá
294
0.09
71
0.02
1.571
0.50
604
0.26
400
0.13
Hạt điều
4.007
1.29
4.168
0.88
4.860
1.53
1.130
0.48
2.261
0.72
Hàng rau quả
5.636
1.81
1.787
0.38
5.094
1.61
3.222
1.37
3.315
1.05
Giày dép các loại
-
-
-
-
23.622
7.45
11.304
4.79
7.500
2.38
Hàng dệt may
17.447
5.61
26.629
5.63
14.618
4.61
8.513
3.61
9.833
3.12
Hàng hoá khác
171.306
55.04
328.379
69.46
149.087
47
128.116
54.34
167.974
53.26
Tổng cộng
311.222
100
472.748
100
317.237
100
235.779
100
315.356
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37098.doc