Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây

I. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ TÂY 1. Thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây được thành lập được thành lập theo quyết định số 964/2003/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh ngày 14/7/200. Điều 1 Quyết định 964 qui định: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây được thành lập trên cơ sở địa chính và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, về tài nguyên khoáng sản thuộc Sở Công nghiệp, về môi trường t

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huộc Sở Khoa học công nghệ và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo qui định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và môi trường 2. Chức năng, nhiệm vụ Theo quy định ban hành kèm theo quyết định số 2349/2003/QĐ-uB ngày 7/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 2.1. Chức năng: Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gíup UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quyết định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn: - Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi trường)ở địa phương theo phân cấp hiện hành. - Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Trình UBND tỉnh quyết định các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp pháp luật, chương trình quy hoạch kế hoạch sau khi được xét duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường. - Về tài nguyên đất: + Giúp UBND tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: hướng dẫn, kiểm tra thực hiện. + Tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, thị xã và kiểm tra việc thực hiện. + Trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. + Tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập, quảnlý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai, ký hợp đồng thuê đất theo qui định của pháp luật, đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức. * Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định. - Về tài nguyên khoáng sản: + Trình UBND tỉnh, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, và khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật. + Giúp UBND tỉnh chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để khoan vùng hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Chính phủ xem xét quyết định. - Về tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn: + Trình UBND tỉnh gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp, kiểm tra việc thực hiện. + Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng tại địa phương, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép. + Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh. - Về môi trường: + Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp. + Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực trạm quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cơ sở theo phân cấp. + Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo qui định của pháp luật. - Về đo đạc và bản đồ: + Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc uỷ quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương. + Trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính, đo đạc bản đồ chuyên dụng của tỉnh. + Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên dụng để phục vụ các mục đích chuyên dụng. + Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản việ đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thực hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương, ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo qui định của pháp luật. - Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện và cấp xã. - Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong viẹc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thuỷ văn, địa chất, khoáng sản, môi trường, đo đạc, bản đồ. - Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm phát luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về quản lý tài nguyên và môi trường, tham gia hợp tác quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo qui định của pháp luật. - Tham gia thẩm định các dự án, công trình có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. - Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo qui định của Bộ Tài nguyên và môi trường và UBND tỉnh. - Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo qui định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. 3. Tổ chức hành chính: 3.1. Lãnh đạo Sở: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây có giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện và báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công. Việc bổ nhiệm giám đốc và phó giám đốc Sở do UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định và các qui định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ. Việc khen thưởng kỉ luật giám đốc, phó giám đốc thực hiện theo qui định của pháp luật. 3.2. Bộ máy giúp việc Giám đốc Sở: - Phòng tổ chức - hành chính - tổng hợp - Thanh tra - Phòng quy hoạch - kế hoạch - Phòng đăng ký đất đai - Phòng môi trường - Phòng tài nguyên khoáng sản - Phòng tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn. - Các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm thông tin tài nguyên và môi trường, Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường là những đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường qui định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở. II. PHÒNG QUY HOẠCH KẾ HOẠCH - SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ TÂY 1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quy hoạch - Kế hoạch Theo Quyết định số 2349/2003/QĐ-UB ngày 7/11/2003 của UBND tỉnh Hà Tây về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tây thì phòng Quy hoạch - Kế hoạch là phòng chuyên môn giúp việc cho Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây. Tại bản Qui chế làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây ban hành kèm theo Quyết định số 58/200/QĐ-TN&MT ngày 10/4/4/2004 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây đã qui định rõ chuắc năng, nhiệm vụ của Phòng Qui hoạch - Kế hoạch. Nhiệm vụ chính của Phòng Qui hoạch - Kế hoạch là xây dựng, chỉ đạo và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Cụ thể như sau: 1. Giúp Giám đốc Sở lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên toàn tỉnh để trình cấp trên quyết định, hướng dẫn kiểm tra và thực hiện: Căn cứ vào qui định của luật đất đai 2003, quyết định của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường, căn cứ quyết định của UBND tỉnh Hà Tây, sự chỉ đạo của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây, Phòng Qui hoạch - Kế hoạch tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh. Lập xong, phòng phải trình lên Giám đốc Sở để giám đốc Sở trình lên cấp trên xem xét, phê duyệt… Trong thời gian thực hiện quy hoạch, kế hoạch, nếu trên địa bàn có sự thay đổi về nhu cầu sử dụng đất, địa giới hành chính, thiên tai lũ lụt… thì phòng căn cứ trên thực tế tiến hành lập tờ trình về việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn để trình cấp trên quyết định. Ngoài ra Phòng Qui hoạch - Kế hoạch còn giúp Giám đốc Sở hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị cấp dưới, của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. 2. Phòng Qui hoạch - Kế hoạch giúp giám đốc Sở tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh xét quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, thị xã trong tỉnh và kiểm tra việc thực hiện. Khi các huyện, thị xã trong tỉnh trình bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương lên thì Phòng Qui hoạch - Kế hoạch là nơi tiếp nhận hồ sơ. Phòng sẽ giúp giám đóc Sở tiến hành tổ chức hội nghị để thẩm định báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương với sự có mặt của đại diện các ban ngành có liên quan. Giám đốc, đại diện các Sở: Giáo dục đào tạo, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở du lịch, Sở Công nghiệp, Sở Giao thông vận tải… kết thúc hội nghị, phòng lập báo cáo tổng hợp các ý kiến thẩm định để trình lên giám đốc sở rồi trình lên uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, xem xét phê duyệt. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch của các huyện, thị xã cũng tương tự: huyện, thị xã lập tờ trình về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nộp lên phòng. Phòng tổ chức thẩm định rồi báo cáo lên cấp trên để cấp trên quyết định. Phòng Qui hoạch - Kế hoạch giúp giám đốc Sở tiến hành việc kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới, đôn đốc thúc đẩy việc thực hiện, đồng thời phát hiện các sai phạm để kịp thời báo lên cấp trên quyết định, giải quyết. 3. Tham gia định giá các loạt đất ở địa phương theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ qui định: Căn cứ vào khung giá, nguyên tắc và phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ qui định, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa bàn đã được phê duyệt, căn cứ vào mức giá thực tế trên thị trường giao dịch bất động sản Phòng Qui hoạch - Kế hoạch phối hợp tham gia cùng với ban ngành chức năng có liên quan tiến hành định giá các loại đất ở địa phương: đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên dùng… Trên cơ sở đó giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh đưa ra khung giá đất trên địa bàn tỉnh, cũng như đề xuất mức giá đất phù hợp khi tiến hành giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. 4. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cấp trên phê duyệt để chỉ đạo, đôn đốc thực hiện: Phòng tiến hành chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình quyhoạch kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo việc sử dụng đất trên các địa bàn phải đúng với các chỉ tiêu quy haọch, kế hoạch sử dụng đất đã được thông qua trong các quyết định phê duyệt. Tại những địa bàn thực hiện chậm, phải tiến hành đôn đốc để đảm bảo thực hiện quy hoạch, kế hoạch đúng mục tiêu, tiến độ đã đề ra. Đồng thời trong quá trình chỉ đạo đôn đốc thực hiện, phát hiện các sai phạm, vi phạm nảy sinh để báo cáo lên cấp trên đề nghị cấp trên đưa ra phương án, quyết định giải quyết. 5. Giúp Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh: Khi các đối tượng (thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh) nộp hồ sơ về việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì Phòng Qui hoạch - Kế hoạch sẽ tiếp nhận và tiến hành thẩm tra hồ sơ nhằm đảm bảo việc sử dụng đất như trong hồ sơ là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng đất khi được giao, được cho thuê, được chuyển mục đích sử dụng… Sau khi thẩm tra, thẩm định hồ sơ, phòng xác nhận về mặt chuyên môn để trình lên cấp trên xem xét. Khi được thông qua, phòng sẽ giúp giám đốc Sở trình lên UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để UBND tỉnh ký ban hành quyết định. Sau khi đã được UBND tỉnh ký, quyết định sẽ được đưa xuống để thực hiện. 6. Giúp giám đốc Sở ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật, đăng ký giao đất đảm bảo về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức Các đối tượng khi muốn thuê đất phải nộp hồ sơ xin thuê đất bao gồm các giấy tờ theo qui định kèm theo dự án có sử dụng đất đã được ban ngành phê duyệt (chủ Sở xây dựng, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính…). Phòng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra hồ sơ theo qui định. Nếu hồ sơ được cấp trên phê duyệt, phòng sẽ tiến hành lập hợp đồng thuê đất đối với tổ chức. Hợp đồng với đầy đủ các nội dung theo qui định, có chữ ký của trưởng phòng quy hoạch, kế hoạch, của Sở, của UBND tỉnh - cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất và bên tổ chức thuê đất. Phòng cũng tiến hành việc đăng ký giao đất nhằm bỏ đảm về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối ứng với các tổ chức. 7) Tham gia thẩm định các dự án có sử dụng đất: Đối với các dự án có sử dụng đất thuộc thẩm quyền tham gia của tỉnh, Phòng Qui hoạch - Kế hoạch giúp giám đốc Sở thay mặt Uỷ ban nhân dân tham gia thẩm định dự án xe có phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn đã được phê duyệt hay không? Những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, thay đổi của dự án (nếu có)… 8) Báo cáo định kỳ tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất cho lãnh đạo Sở, cho phòng tổ chức - hành chính - tổng hợp để báo cáo lên cấp trên. 2. Hệ thống tổ chức của Phòng Qui hoạch - Kế hoạch Hệ thống tổ chức của Phòng Qui hoạch - Kế hoạch có sự thay đổi về cơ cấu và số lượng theo từng năm. Năm 2005 phòng chỉ có 5 cán bộ trong đó có 1 phó phòng và 4 cán bộ. Hiện nay pòng có 9 cán bộ gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 7 cán bộ. 2.1. Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng quy hoạch - kế hoạch được quy định tại qui chế làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây như sau: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở về mọi mặt công tác của phòng chuyên môn: lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn và dài hạn để trình cấp trên phê duyệt và công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. - Hướng dẫn cán bộ, viên chức trong phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan và chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. - Thực hiện trình tự thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 2.2. Nhiệm vụ của cán bộ trong phòng do trưởng phòng qui định. Trưởng phòng tiến hành giao nhiệm vụ, phân công công việc cho từng cán bộ, thời hạn phải hoàn thành, đảm bảo nhiệm vụ, phân công công việc theo từng cán bộ, thời hạn phải hoàn thành, đảm bảo nhiệm vụ của cả phòng được thực hiện theo đúng phân công của sở. Các cán bộ trong phòng thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, tiến hành giải quyết theo mỗi nội dung cụ thể, lập thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất. Khi thực hiện xong, cán bộ đưa kết quả lên trưởng phòng để trưởng phòng ký xác nhận của cơ quan chuyên để sau đó gửi lên cấp trên xem xét, quyết định. Công việc của từng cán bộ được giao trên cơ sở chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi cán bộ, từng cán bộ phụ trách một mảng công việc trên địa bàn toàn tỉnh hoặc từng địa phương cụ thể do trưởng phòng giao cho. Mỗi cán bộ khi tiếp nhận hồ sơ đều phải ghi đầy đủ nội dung và hẹn ngày trả kết quả theo đúng qui định. Tất cả các cán bộ trong phòng phải tuân theo phân công công tác của trưởng phòng nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan và chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. 2.3. Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập Tại Phòng Qui hoạch - Kế hoạch, cán bộ hướng dẫn thực tập được phân công là chuyên viên Lê Thị Thu Hiền - chuyên viên Phòng Qui hoạch - Kế hoạch. Nhiệm vụ chính của chuyên viên là thẩm định, xem xét các báo cáo về quy hoạch, kế hoạch, tường trình… của các huyện, thị xã trong tỉnh gửi lên. Cụ thể như sau: - Thẩm định báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị xã trong tỉnh: UBND các huyện, thị xã lập báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương rồi đưa lên Phòng Qui hoạch - Kế hoạch. Thực hiện theo cơ chế "một cửa" chuyên viên tiếp nhận báo cáo và hẹn ngày trả kết quả. Nhận báo cáo, chuyên viên làm nhiệm vụ thẩm định các nội dung của báo cáo; Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, giải trình trong các chương mục báo cáo; Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, giải trình trong báo cáo (căn cứ pháp lý để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; sự chính xác của các bảng biểu theo mẫu qui định, căn cứ pháp lý để tính toán các khoản cân đối thu chi, giải trình làm rõ các số liệu như lấy từ đâu? chuyển từ mục đích nào sang…..) Những ý kiến thẩm định của chuyên viên sẽ được báo cáo lên trưởng phòng quy hoạch - kế hoạch để tiếp tục trình lên giám đốc Sở. Đây sẽ là ý kiến thẩm định báo cáo quy hoạch -kế hoạch sử dụng đất của huyện, thị xã tại hội nghị thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nếu được phân công tham gia hội nghị thẩm định, chuyên viên sẽ tiếp tục tổng hợp các ý kiến tham gia tại hội nghị, lập báo cáo để trình lên cấp trên (trưởng phòng - giám đốc Sở). - Thẩm định các tờ trình về giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các huyện, thị xã trong tỉnh, của các tổ chức (các Công ty, doanh nghiệp) thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh: khi nhận được tờ trình kèm theo các tài liệu cần thiết (tích lục bản đồ, dự án có sử dụng đất….) chuyên viên thực hiện thẩm định về các mặt như sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được phê duyệt, tính hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội của dự án trong việc sử dụng đất… ý kiến thẩm định được báo cáo lên trưởng phòng để trình lên giám đốc Sở quyết định. - Dự thảo hợp đồng thuê đất đối với các tổ chức, muốn thuê đất mà hồ sơ xin thuê đất đã được phê duyệt (đã có quyết định của UBND tỉnh về việc thuê đất, quyết định về giá cho thuê đối với thửa đất tổ chức muốn thuê của Sở Tài chính…). - Thực hiện một số công tác khác theo phân công công tác của tưởng phòng quy hoạch - kế hoạch 3. Kết quả hoạt động của phòng quy hoạch - kế hoạch trong những năm qua: Nằm trong hệ thống có cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và môi trường Hày Tây, trong những năm qua, phòng Quy hoạch - kế hoạch đã có những sự đổi mới phát triển. Thực hiện nhiệm vụ mà lãnh đạo Sở giao cho, trên cơ sở thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật, các qui định cụ thể đối với lĩnh vực chuyên môn các cán bộ phòng Quy hoạch - kế hoạch đã rất tích cực hoạt động, công tác cố gắng hoàn thành những mặt công tác chuyên môn nghiệp vụ của phòng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo sở giao. Trong những năm qua, phòng quy hoạch -kế hoạch đã đạt được một số chỉ tiêu đáng kể. Cụ thể như sau. 3.1. Về công tác quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Tây thời kỳ 2001 - 2010 đã được Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đầu tư, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 297 QĐ/TTg ngày 24/4/2002. Trong quá trình thực hiện, do yêu cầu thực tế cũng như mục tiêu đề ra đầu kỳ quy hoạch phòng đã tham mưu cho lãnh đạo Sở xây dựng dự án rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Tây đến năm 2010 định hướng đến 2020. Dự án đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt tại Quyết định số 3151/QĐ-KHĐT ngày 19/8/2005, Sở đã kí hợp đồng với đơn vị tư vấn là Viện Quy hoạch - Bộ nông nghiệp. Đến năm 2006 đã tiến hành lập báo cáo dự án rà soát quy hoạch, lập kế hoạch đến 2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hà Tây báo cáo lên Thường trực UBND tỉnh phê duyệt. Sau đó khi được phê duyệt, phòng đã tiến hành hoàn chỉnh dự án trình UBND tỉnh và báo cáo Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, phòng Quy hoạch - Kế hoạch đã tiến hành rà soát thống nhất số liệu quy hoạch đất an ninh (Bộ Công an) đến năm 2010 trên địa bàn toàn tỉnh để báo cáo lên UBND tỉnh. Đối với huyện: những năm qua cán bộ phòng Quy hoạch - Kế hoạch đã tiến hành thực hiện công tác tổ chức thẩm định các báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các huyện, thị xã trong tỉnh. Tính đến cuối năm 2006, đã trình lên UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt cho các huyện, thị xã là Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây, Thường Tín… Một số huyện do nằm trong quy hoạch lớn của trung ương và do thay đổi mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với một số nguyên nhân khác nên quy hoạch sử dụng đất phải thay đổi bổ sung. Những thay đổi bổ sung này được phòng tiến hành thẩm định để trình lên cấp trên phê duyệt. Về kế hoạch sử dụng đất: Những năm qua phòng đã tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm từ 2006 - 2010 cho 14 huyện, thị xã và bổ sung kế hoạch sử dụng đất cho các huyện để làm cơ sở thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Phòng cũng tiến hành cập nhật tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các huyện thông qua các quyết định giao đất. Cho thuê đất, thu hồi đất của UBND tỉnh. 3.2. Công tác giao đất, cho thuê đất Thời gian qua, thực hiện cơ chế một cửa, phòng đã tiếp nhận rất nhiều hồ sơ về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất của các huyện, thị xã, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phòng đã tiến hành thẩm định và trình cấp trên ra quyết định giao đất, cho thuê đất… đối với các hồ sơ hợp lệ trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời thực hiện quyết định của cấp trên, phòng đã tiến hành lập hợp đồng, tổ chức bàn giao đất cho các huyện, thị xã, các tổ chức… nhằm phục vụ các chương trình, dự án trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2004: Tiếp nhận 397 hồ sơ với 325 quyết định được ký trong đó Giao đất: 121 quyết định với diện tích 1395,23 ha Thuê đất: 54 quyết định với diện tích 1062,2 ha Năm 2005: Tiếp nhận 413 hồ sơ trong đó đã có 389 quyết định được ký trong đó có: Giao đất: 114 quyết định với diện tích 1943,22 ha Thuê đất: 155 quyết định với diện tích 895,36 ha Năm 2006: Tiếp nhận một cửa 489 hồ sơ trong đó đã có 479 quyết định được ban hành bao gồm: Giao đất phục vụ công trình công cộng: 151 quyết định với diện tích 278,18 ha Thuê đất: 131 quyết định với diện tích 267,92 ha Đất ở: 67 quyết định với diện tích 156,67 ha Đấu giá: 98 quyết định với diện tích 51 ha Xây dựng cụm điểm công nghiệp: 23 quyết định với diện tích 339,33 ha Thu hồi đất giao địa phương quản lý: 9 quyết định với diện tích 5,92ha 3.3. Một số công tác khác: Ngoài kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác chuyên môn, phòng còn thực hiện tốt việc bàn giao đất cho các địa phương, các tổ chức doanh nghiệp khi có quyết định của UBND tỉnh hoặc có văn bản chuyển UBND các huyện, thị xã thực hiện bàn giao đất cho chủ dự án khi có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh. Ngoài ra phòng còn tham gia thẩm định nhiều hồ sơ phát triển giải phóng mặt bằng cùng với hội đồng thẩm định tỉnh. Nhận xét: Có thể nói, trong những năm vừa qua, phòng Quy hoạch - Kế hoạch đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ mà lãnh đạo Sở đã giao. Có được những kết quả đó là do: sự quan tâm, động viên của các cấp lãnh đạo (UBND tỉnh của lãnh đạo Sở); sự đầu tư về mặt tài chính cho hoạt động của phòng nhằm trang bị máy móc phục vụ công tác; cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" có những chuyển biến tích cực; sự cố gắng làm việc, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế của lãnh đạo và cán bộ trong phòng. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: + Việc tiến hành thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện vẫn còn chậm do quy hoạch sử dụng đất các huyện có tính khả thi không cao, thường xuyên phải thay đổi, bổ sung. + Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất mặc dù đã có qui trình hướng dẫn nhưng việc thực hiện các thủ tục hồ sơ vẫn chưa đồng bộ đến tiến độ thực hiện chậm, làm ảnh hưởng đến tiến được thực hiện các chương trình, dự án sử dụng đất. +Một số hồ sơ còn bị tồn đọng, không được giải quyết đúng thời hạn do công việc quá nhiều, số cán bộ trong phòng không đảm bảo, xử lí được hết. Có những hồ sơ mà khi cán bộ chịu trách nhiệm nghỉ thì cũng bị dừng lại theo. + Mặt khác, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ trong phòng còn thấp nên không đáp ứng được yêu cầu công việc (mới được chuyển từ các phòng ban khác trong Sở, không được đào tạo đúng chuyên môn..). + Phương hướng, nhiệm vụ trong năm tới (2007) Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở, phòng Quy hoạch - Kế hoạch đã tiến hành hợp tổng kết và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2007 như sau: * Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: - Báo cáo UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cho các huyện, thị xã còn lại gồm Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, Phú Xuyên. Phấn đấu đến tháng 6/2007 hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cấp huỵện trên địa bàn toàn tỉnh. - Thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đối với cấp xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị. - Chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết của cấp xã theo tinh thần của luật Đất đai 2003. Phấn đấu đến hết năm 2007 hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cấp xã trên toàn tỉnh. - Hoàn chỉnh trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo từng qui định của pháp luật. * Về công tác giao đất, cho thuê đất Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2007, phòng đã đề ra một số chỉ tiêu về công tác giao đất, cho thuê đất như sau: - Tiếp nhận một cửa tất cả các hồ sơ được đưa lên theo đúng qui định - Thực hiện giao đất, phục vụ công trình công cộng: 318,73 ha - Thuê đất: 480,7 ha - Đất ở: 220,5 ha - Đấu giá: 45 ha - Xây dựng cụm điểm công nghiệp: 415 ha - Xây dựng các khu đô thị: nhu cầu diện tích rất lớn. Phấn đấu giao đất cho các dự án trình lên sớm, có hiệu quả cao (khu đô thị mới bắc An Khánh). - Thu hồi đất giao địa phương quản lý: 4,3 ha * Một số giải pháp thực hiện: - Đôn đốc UBND cấp dưới (huyện xã) đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch cấp huyện, quy hoạch chi tiết cấp xã, quy hoạch chi tiết các dự án đã có quy hoạch tổng thể. - Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp. - Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chính sách về quản lý, sử dụng đất đai. - Thực hiện việc phân công công tác phù hợp, linh hoạt để đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, tránh tình trạng tồn đọng, khó giải quyết. - Đầu tư kinh phí, cho công tác nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ trong phòng, cán bộ làm công tác địa chính cấp huyện, xã. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV633.doc
Tài liệu liên quan