LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập cuối khoá là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên khi chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Đây là thời gian chúng em được cọ sát với thực tế, được đem những kiến thức lý thuyết đã học của mình vận dụng vào trong thực tiễn công việc; là giai đoạn khởi đầu cho mỗi một sinh viên để có thể có đủ kiến thức năng lực bước vào làm việc với hiệu quả tốt nhất khi ra trường. Với sự hướng dẫn bảo ban của các thầy cô và các anh chị, chú bác trong cơ sở thực tập em tin rằng
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2474 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Sở tại nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (DC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mình sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế cho bản thân, để trưởng thành nhiều hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Nhận thức được sự quan trọng của việc thực tập cuối khoá này, em đã chủ động tìm hiều và liên hệ thực tập tại Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An. Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng đất đai to lớn với tổng diện tích là 16.498,5 km2. Thời gian qua cùng sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và nỗ lực của mình, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An đã hoạt động rất hiệu quả trong công tác quản lý đất đai, môi trường, khoáng sản, nước… góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên to lớn này và thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh nhà.
Qua thời gian ba tuần thực tập tại sở Tài nguyên và môi trường, em đã tìm hiểu được về quá trình hình thành và phát triển của sở; hệ thống tổ chức; chức năng, nhiệm vụ cơ chế điều hành, thực hiện nhiệm vụ của sở; tình hình hoạt động và kết quả hoạt động trong các năm gần đây với những thành tựu và hạn chế; phương hướng nhiệm vụ trong năm 2009 và trong các năm tiếp theo.
Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của: Ths.Vũ Thị Thảo cùng chú Đặng Minh Tuyết – Phó phòng Quản lý đất đai - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An để hoàn thành tốt báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN
Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường, khí tưởng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành; chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ chủ Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An có trụ sở tại 31 - Quang Trung - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0383.586.732
Fax: 0383.586.461
Website: tnmtnghean.gov.vn
Theo Quyết định số 70/2008/QĐ – UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An thì Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:
I. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tham mưu cho UBND tỉnh:
a. Ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tưởng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung tài nguyên và môi trường) trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Chính phủ; b. Quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh; c. Quyết định các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện.
2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quy hoach, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường.
3. Về tài nguyên đất:
a. Giúp UBND tỉnh lập kế hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; b. Tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh: Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố, thị xã và kiểm tra việc thực hiện; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyến sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chưng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; c. Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc đánh giá , phân hạng đất và lập bản đồ địa chính đăng ký đất đai, lập quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; đăng ký giao dịch bảo đảm quyển sử dụng đất, tài nguyên gắn liền với đất đối với các tổ chức. d. Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định.
4. Về tài nguyên khoáng sản:
a.Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác tận thu khoáng sản, chuyền quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cua UBND tỉnh theo quy định của pháp luật.
b. Giúp UBND tỉnh chủ trì phối hợp với các Bộ, Nghành có liên quan để khoanh vùng cấp hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Chính phủ xem xét quyết định.
5. Về tài nguyên nước và đối tượng thuỷ văn:
a. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điều tra,thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp; hoạt động của các công trình thuỷ văn chuyên dùng tại địa phương; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp giấy phép;
b. Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c. Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh. 6. Về Môi trường:
a.Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; b. Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực về quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diện biến chất lượng môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường;
c. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phân cấp.
d. Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
7. Về đo đạc và bản đồ:
a. Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc uỷ quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh;
b. Trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của tỉnh;
c. Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng;
d. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, việc đình chỉ phát hành, việc thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương và các ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiệm trọng về kỹ thuật;
8. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, chuyên môn và nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện, cấp xã theo quy định hiện hành;
9. Phối hợp cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thuỷ văn, địa chất khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ; 10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.;
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài nguyên và môi trường; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Tham gia hợp tác quốc tế và thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường
12. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao theo quy định
13. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy định hiện hành;
14. Quản lý về tổ chức, lao động, tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;
II. Tổ chức bộ máy:
Lãnh đạo Sở tài nguyên và môi trường có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Trong mỗi phòng có trưởng phòng, phó phòng và các chuyên viên.
- Các tổ chức giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
* Các tổ chức thuộc Sở:
1. Văn phòng.
2. Thanh tra.
3. Phòng Tài nguyên khoáng sản
4. Phòng Quản lý đất đai ( sát nhập các phòng : Đo đạc và Bản đồ, Quy hoạch – Giao đất, Đăng ký - Thống kê )
5. Phòng nước, khí tượng thủy văn, biển và hải đảo.
* Chi cục quản lý chuyên ngành: Chi cục bảo vệ môi trường.
* Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
1.Trung tâm Công nghệ thông tin ( Được đổi tên trên cơ sở Trung tâm thông tin tài chính và môi trường );
2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh;
3.Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường.
4. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường.
Phòng Tài nguyên khoáng sản
Đo đạc - bản đồ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chi cục quản lý chuyên ngành
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
Phòng nước, khí tượng thủy văn, biển và hải đảo
Các tổ chức thuộc Sở
Phòng Quản lý đất đai
Thanh tra.
Về quy hoạch, kế hoạch
Đăng ký - thống kê
Văn phòng.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng em đang thực tập - phòng Quản lý đất đai:
* Về quy hoạch, kế hoạch:
- Quản lý qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Theo dõi và báo cáo tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng cấp tỉnh theo quy định.
- Tổ chức thẩm định việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, thị.
- Tổ chức thẩm định việc lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết phường, thị trấn và xã phát triển đô thị.
- Theo dõi và giám sát việc lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã.
- Theo dõi tình hình thực hiện sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, Ban ngành trong tỉnh góp ý thẩm định các dự án có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất đai.
- Lập kế hoạch dài hạn công tác tài chính ngành, xây dựng kế hoạch tài chính năm của đơn vị và tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm của đơn vị
- Kiểm tra thông số, định mức theo quy định trước khi đưa các công trình thanh, quyết toán
- Thẩm định dự toán chi phí địa chính đối với các dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu đo đạc địa chính.
* Đăng ký - thống kê:
- Quản lý Nhà nước về đất đai trong lĩnh vực thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm năm một lần thuộc thẩm quyền cấp tỉnh theo luật định và kiểm tra nghiệm thu đối với đơn vị thi công.
- Quản lý Nhà nước về đất đai trong lĩnh vực giao cấp đất, thu hồi đất, cho thuê, thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng, thừa kế, cấp giấy CNQSD đất và cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính của 3 cấp tỉnh, huyện, xã theo luật định.
- Kiểm tra nghiệm thu trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký cấp, đổi giấy CNQSD đất theo bản đồ địa chính chính qui đối với đơn vị thi công và thông qua Hội đồng nghiệm thu sản phẩm đăng ký cấp, đổi giấy của Sở theo qui định
- Kiểm tra về trình tự, thủ tục giao cấp đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh thiết lập thẩm định trình UBND tỉnh đúng theo qui định.
- Thành viên tham gia Hội đồng định giá, đấu giá quyền sử dụng đất, giải toả, bồi thường các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp số liệu báo cáo tiến độ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo định kỳ.
- Thẩm định đo đạc bản đồ địa chính đối với các dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu đo đạc địa chính.
* Đo đạc - bản đồ:
- Quản lý nhà nước về đất đai điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất lập bản đồ địa chính.
+ Xây dựng kế hoạch đo đạc - bản đồ theo tiến độ công việc thực hiện của từng chương trình, dự án.
+ Kiểm tra thực hiện qui trình qui phạm về đo đạc - bản đồ.
+ Nghiệm thu sản phẩm đo đạc - bản đồ của các đơn vị thi công và thông qua Hội đồng nghiệm thu sản phẩm đo đạc - bản đồ của Sở theo qui định.
+ Tổ chức bàn giao sản phẩm đo đạc - bản đồ.
+ Kiểm tra, biên tập bản đồ địa chính theo qui trình qui phạm.
+ Quản lý mốc địa giới, địa chính.
PHẦN II: TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2007:
1.Công tác tổ chức cán bộ:
- Xây dựng và trình Sở Nội vụ, UBND tỉnh Đề án thành lập Trung tâm phát triển Quỹ đất và Chi cục Bảo vệ Môi trường.
- Cử 18 cán bộ tham gia học lớp QLNN ngạch chuyên viên, 05 cán bộ học nghiệp vụ thanh tra và 06 cán bộ tiếp tục học và hoàn thành lớp Trung cấp Chính trị, 01 cán bộ hộc Cao cấp Chính trị; mở 02 lớp tiếng Anh và tạo điều kiện cho 54 cán bộ, công chức của Sở tham dự.
- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành tài nguyên và môi trường cấp huyện, xã và các lớp tập huấn pháp luật đất đai, khoáng sản, môi trường cho doanh nghiệp và người dân.
- Thực hiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2007-2010.
2. Công tác quản lý đất đai:
2.1.Công tác Đo đạc – Bản đồ:
- Đo đạc lập dước địa chính cấp II các xã Xuân Lâm, Hồng Long, huyện Nam Đàn và xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn: 40 điểm.
- Lập phương án Kinh tế- Kỹ thuật 04 xã: Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn; Xuân Lâm, Hồng Long, huyện Nam Đàn; Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên.
- Đo đạc lập bản đồ địa chính sau CĐRĐ các xã thuộc các huyện: Tân Kỳ, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn với diện tích 5.635 ha.
- Đo đạc, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 cho 04 phường, xã thuộc TX Cửa Lò với diện tích 2148.42 ha.
- Kiểm tra nghiệm thu các công trình trích lục, trích đo BĐĐC phục giao đất, thuê đất đền bù, giải phóng mặt bằng, thuê mỏ vv…
- Lập phương án KTKT cho 03 xã thuộc huyện Thanh Chương và 04 xã thuộc huyện Tân Kỳ.
- Đo đạc bản đồ địa chính cho các xã: Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Đại Sơn, huyện Đô Lương; Vĩnh Thành, Đô Thành, huyện Yên Thành.
- Chỉ đạo đo đạc, cắm mốc phục vụ phục vụ giải quyết tranh chấp đất đai 2 xã Nghi Văn Nghi Trug, huyện Nghi Lộc thuộc dự án SEMLA.
- Trích lục bản đồ địa chính, trích lục và đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh gồm 533 vị trí.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.
2.2.Công tác quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất:
- Hoàn thành phương án điều chỉnh, bổ sung Quy hoach sử dụng đất tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 50/2007/QĐ-TTG ngày 13/9/2007.
- Trình UBND tỉnh phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng huyện Yên Thành đến năm 2010 và kế hoach sử dụng đất 2006-2010.
- Thẩm định quy hoach, kế hoạch sử dụng đất huyện Nghi Lộc và TX Cửa Lò.
Trong năm 2007 có 10 đơn vị cấp huyện hoàn thành việc lập và điều chỉnh, quy hoạch sử dụng đất, gồm: TP Vinh, TX Cửa Lò, Yên Thành, Nghi Lộc, Diễn Châu, Đô Lương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Hưng Nguyên và Quỳnh Lưu. Còn 09 đơn vị còn lại dự kiến trong Quý I năm 2008 hoàn thành.
- Đã có 276/476 đơn vị cấp xã đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, trong đó có 40 đơn vị cấp xã đã được phê duyệt.
2.3. Về công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng:
- Hướng dẫn, tiếp nhận và thẩm định kịp thời hò sở của các tổ chức xin giao đất, thuê đất. Kết quả cụ thể tính đến nay như sau:
+ Cho thuê đất theo Chỉ thị 245/TTG: Tổng số hồ sơ xử lý là: 39 vị trí (Trong đó: đã hoàn chỉnh Quyết định cho thuê đất: 29 vị trí; đang thẩm định: 08 vị trí; trả lại 02 hồ sơ (lý do sai trích lục bản đồ)).
+ Giao đất, cho thuê đất mới: Tiếp nhận được 133 hồ sơ xin giao đất, thuê đất của các tổ chức và có 41 hồ sơ của năm 2006 chuyển sang. Kết quả cụ thể như sau:
Đã hoàn chỉnh thẩm định, trình UBND tỉnh được: 141 trường hợp; Chưa hoàn chỉnh: 33 trường hợp (Trong đó: Sửa lại bản vẽ quy hoach và trích lục bản đồ: 04 hồ sơ; lập báo cáo ĐTM hoặc cam kết môi trường: 03 trường hợp; chưa hoàn chỉnhGPMB: 01 trường hợp; xin ý kiến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 01 trường hợp; chưa có giá đất được UBND tỉnh phê duyệt: 16 hồ sơ; đang thẩm định, trình UBND phê duyệt: 08 trường hợp).
+ Về công tác thẩm định, trình UBND tỉnh được: 141 trường hợp; Chưa hoàn chỉnh: 33 trường hợp (Trong đó: Sửa lại bản vẽ quy hoach và trích lục bản đồ: 04 hồ sơ; lập báo cáo ĐTM hoặc cam kết môi trường: 03 trường hợp; chưa hoàn chỉnh GPMB: 01 trường hợp; xin ý kiến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 01 trường hợp; chưa có giá đất được UBND tỉnh phê duyệt: 16 hồ sơ; đang thẩm đinh, trình UBND phê duyệt: 08 hồ sơ).
+ Về công tác thẩm định hồ sơ bồi dưỡng giải phóng mặt bằng: Tiếp nhận 101 hồ sơ và 07 hồ sơ năm 2006 chuyển sang. Đã hoàn thành102 hồ sơ và chưa hoàn thành 06 hồ sơ đang trong thời gian xử lý.
+ Thu hồi đất do sử dụng sai mục đích, không sử dụng: Tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi 34,35 ha đất của 21 dự án do sử dụng sai mục đích, không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không có hiệu quả.
2.4. Công tác đăng ký, thống kê đất đai:
- Tham mưu cho UBND tỉnh quyết định phê duyệt và công bố kết quả thống kế diện tích đất đai năm 2006.
- Chỉ đạo công tác cấp GCN QSD đất lâm nghiệp, đô thị, cấp đổi GCN QSD đất nông nghiệp đối với các xã đã đo đạc địa chính sau chuyển đổi ruộng đất cho nhân dân.
- Thẩm định 200 hồ sơ xin giấy chứng nhận QSD đất và 10 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhân QSD đất của 9 cơ sở tôn giáo.
- Tiếp nhận và giải quyết được 103 hồ sơ đăng ký thế chấp QSD đất, 13 bộ hồ sơ xóa thế chấp và 02 bộ hồ sơ thay đổi thế chấp.
- Lập hồ sơ cấp giấy chưng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các xã: Thanh Ngọc, Thanh Lâm, Thanh Xuân, Huyện Thanh Chương và lâpk hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận phường Nghi Hải, TX Cửa Lò.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác đăng ký thống kê đất đai.
3. Công tác quản lý môi trường:
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 22 dự án đấu tư; trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 16 dự án đầu tư.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ quan trắc môi trường trên mạng lưới quan trắc 4 đợt/năm.
- Thực hiện công tác kiểm tra sau ĐTM đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh về việc nông thôn tỉnh Nghệ An năm 2007 để phục cụ tỉnh nhà và các ngahfnh trong quy hoạch va phát triển kinh tế của tỉnh.
- Kiểm tra các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: Bãi rác Đông Vinh; Nhà máy sẳn Yên Thành; Nhà máy sắn Thành Chương; Công ty bao bì Bến Thủy; Công ty cổ phần Bia Vinh, KCN Diễn Hồng, Các nhà máy sản xuất tấm lợp.
- Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2007 tại huyện Quỳnh Lưu, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 19/9/2007 tại huyện Anh Sơn.
- Phối hợp với các cơ quan có lien quan trao giải thưởng cho các đơn vị thực hiện tốt tháng hành động về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 04 đơn vị.
- Xây dựng cụm Pano trên trục đường quốc lộ tại xã Hòa Sơn, Đô Lương.
- Triển khai 03 mô hình thu gom rác thải tại xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu và xã Kim Liên, huyện Nam Đàn.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại, thong báo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải. Cho đến thời điểm hiện nay, có 02 đơn vị nộp hồ sơ đăng ký.
- Thẩm định và thông báo cho 70 đơn vị nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và thu được khoang 100 triệu đồng.
- Thẩm định và thông báo cho 75 đơn vị về việc ký quỹ phuc hôig môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện xử lý các điểm ô nhiễm môi trườn nghiêm trọng theo quyết định 64/2003/QD-TTg của Thủ tướng, như: Công ty dầu thực vật Nghệ An, Bệnh viện thành phố Vinh, Kho thuốc BVTV Thanh Chương, khu khai thác thiếc Quỳ Hợp của Công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh, Kho thuốc BVTV HTX Kim lien II – Nam Đàn, Bệnh viện Lao Nghệ An, Bệnh viện đa khoa Nghệ An, Công Ty cổ phần Da Vinh.
- Triển khai các hoạt động trong dự án SEMLA, cụ thể: P1211: Xây dựng quy hoach hạ tầng bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoach phát triên kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An đến năm 2020; P1212: Xử lý hóa chất thuốc BVTV tại thôn Mậu II, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn; P4111 Thử nghiệm đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với yêu cầu bảo vệ môi trường tại huyện Yên Thành theo kế hoach đã được phê duyệt.
4. Công tác quản lý khoáng sản, nước:
- Tham mưu UBND tỉnh cấp phép hoạt động khoáng sản đúng thẩm quyền với 41 giấy phép (Trong đó: Đá xây dựng 18; Vàng sa khoáng 02; Bazan 05; Thiếc 03; Chì, kẽm 03; Đất san lấp 05; Barit 01; Đá xẻ 01, đá vôi trắng 01; Than bùn 01;cát 01) và 08 đơn vị được cấp phép thăm dò.
- Kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của chính quyền địa phương tại các huyện: Quỳ Hợp; Nghĩa Đàn; Yên Thành; Quỳnh Lưu và Tương Dương.
- Kiểm tra 33 đơn vị khai thác, chế biến khoáng trên địa bàn tỉnh và kiêm tra khai thác vàng sa khoáng tại huyện Tương Dương và Con Cuông
5. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân:
- Tham gia Hội đồng tiếp dân tỉnh tiếp 101 lượt người đến khiếu tố, kiến nghị, trong đó có 71 lượt người khiếu tố, kiến nghị liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tổ chức tiếp dân thường xuyên tại Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định: 56 lượt người.
- Tiếp nhận và xử lý 37 đơn thư của 37 vụ việc thuộc trách nhiệm thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường. Phân loại xử lý 83 đơn thư của 76 vụ việc không thuộc thẩm quyền của Sở.
- Công tác thanh tra chuyên đề:
Tổ chức thực hiện 02 cuộc thanh tra khoáng sản và 02 cuộc thanh tra công tác quản lý nhà nước về đất đai tại UBND huyện và UBND các xã, thị trấn tại huyện Nghĩa Đàn và Đô Lương.
- Thanh tra liên ngành: Tham gia 10 Đoàn Thanh tra liên ngành tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến đất đai, môi trường, trong đó làm trưởng đoàn 05 đoàn Thanh tra liên ngành.
- Trả lời kịp thời cho Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ và các báo: Nghệ An, Thanh tra, Lao động Nghệ An, Du lịch Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam, Tiếng nói Việt Nam,… phản ánh các vấn đề môi trường, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2008:
1. Công tác tổ chức cán bộ:
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh banh hành Quyết định số 70/2008/QĐ-UBND ngày 24/10/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An.
- Hoàn thành việc xây dựng Đề án thành lập Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Nội vụ thẩm định và trình UBND tỉnh để phê duyệt.
- Nghệ An đã thành lập Văn phòng Đăng ký QSD đất tỉnh và có 20/20 đơn vị cấp huyện đã thành lập Văn phòng Đăng ký QSD đất. Hệ thống Văn phòng Đăng ký QSD đất đã đi vào hoạt động ổn định, tạo điều kiện để thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đăng ký thế chấp, bảo lãnh, cấp giấy chứng nhận, thống kê, kiểm kê đấy đai, trích lục, trích đo.
Hiện nay, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập thí điểm trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc UBND TP Vinh, Trung tâm đang trong giai đoạn chuẩn bị con người và cơ sở vật chất để đi vào hoạt động.
- Hoàn thành thủ tục cho 01 cán bộ nghỉ việc theo Nghị định 132 của Chính phủ; làm quy trình bổ nhiệm 02 Lãnh đạo phòng; luân chuyển, điều động 04 cán bộ, 02 lãnh đạo phòng, đơn vị thuộc Sở.
- Cử 15 cán bộ tham gia học lớp QLNN ngạch chuyên viên, 11 cán bộ học lớp Trung cấp chính trị, 02 cán bộ học Cao cấp Chính trị, 05 học Thạc sỹ và 03 cán bộ hoàn thành chương trình Đại học.
- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành tài nguyên và môi trường cấp huyện, xã và các lớp tập huấn pháp luật đất đai, khoáng sản, môi trường cho doanh nghiệp và người dân.
2. Công tác quản lý đất đai:
2.1. Công tác Đo đạc – Bản đồ:
- Hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính: 27 xã với tổng diện tích là 25.100ha; trích đo bản đồ địa chính: 3 xã, với tổng diện tích là: 234 ha.
- Hoàn thành công tác trích lục, trích đo phục vụ kiểm kê đất các cơ quan, tổ chức theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng lưới địa chính GPS 198 trêb 13 xã thuộc huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Nam Đàn, Nghĩa Đàn.
- Lập phương án kinh tế - kỹ thuật xây dựng hồ sơ địa chính các xã thuộc các huyện Nam Đàn, Nghĩa Đàn và lập phương án đo đạc, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên và xã Kim Liên, huyện Nam Đàn; phương án đo đạc đất 4 nông, lâm trường ( Thanh Chương, Tân Kỳ, Rau quả 19/5 và Đồng Hợp).
- Triển khai gối đầu kế hoạch năm 2009: Lập phương án kinh tế - kỹ thuật xây dưng hồ sơ địa chính các huyện: Thanh Chương, Nghĩa Đàn, TX Thái Hòa, Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Tương Dương, Nam Đàn.
- Hoàn thành Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Nghệ An đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, đang trình UBND tỉnh phê duyệt.
2.2. Công tác quy hoach sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất:
- Trình UBND tỉnh phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng cho 10 huyện: Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Yên Thành, Cửa Lò và Nghĩa Đàn, chiếm 50% đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các huyện: Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Con Cuông. Dự kiến đến hết tháng 12/2008 thẩm định xong 06 huyện còn lại ( Trừ thành phố Vinh), đạt 95% kế hoạch.
- Đối với cấp xã đã có 202/478 đơn vị cấp xã đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, trong đó có 116 đơn vị đã được phê duyệt.
2.3. Về công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng:
- Cho thuê đất theo Chỉ thị 245/TTg: Tính đến nay tổng số hồ sơ đã tiếp nhận: 28 hồ sơ, trong đó đã có Quyết định cho thuê đất: 15 hồ sơ, đang trong quá trình xử lý: 12 hồ sơ, trả 01 hồ sơ.
- Giao đất, cho thuê đất mới: Đã tiếp nhận được 132 hồ sơ xin giao đất, thuê đất của tổ chức, trong đó: Đã hoàn chỉnh thẩm định, trình UBND tỉnh được 93 trường hợp, đang xử lý 37 hồ sơ, trả 02 hồ sơ.
- Về công tác thẩm định hồ sơ bồi dưỡng giải phóng mặt bằng: đã tiếp nhận 63 hồ sơ trong đó: Đã hoàn thành 56 hồ sơ, đang thẩm định: 07 hồ sơ.
- Thu hồi đất của các tổ chức được Nhà nước giao, cho thuê đất nhưng không sử dụng 8 vị trí với diện tích 1,8 ha; cho gia hạn 4 vị trí với diện tích 0.96 ha; thu hồi 2.111,9 ha để thực hiện 46 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
2.4. Công tác đăng ký, thống kê đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Kết quả kê khai đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển đổi ruộng đất theo Quyết định 4989/QĐ-UBND.ĐC ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh: Đã có59/64 xã triển khai thực hiện; tổng cộng có 618 xóm tổ chức kê khai trong đó: 385 xóm kê khai đất ở, 410 xóm kê khai đất nông nghiệp và 62 xóm kê khai đất lâm nghiệp.
- Thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 130 trường hợp, trong đó: Đất an ninh: 01 hồ sơ, Đất hành chính sự nghiệp: 21 hồ sơ, Đất doanh nghiệp: 98 hồ sơ, Đất quốc phòng: 01 hồ sơ, Đất trường hợp: 09 hồ sơ.
- Chỉ đạo UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị cho 2.190 hộ nâng số hộ được cấp giấp chứng nhận lên 68.815/82.195 hộ ( đạt 83,82% ).
- Tiếp nhận và xử lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 30 vị trí sử dụng đất tôn giáo.
- Tổng hợp kết quả thống kê đất đai toàn tỉnh năm 2007, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt sô liệu thống kê đất đai năm 2007 để báo cáo Bộ Tìa nguyên và Môi trường.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã về công tác kiểm kê quỹ đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi chứng nhận QSD đất với thống kê đất đai trên địa bàn tỉnh.
2.5. Công tác kiểm kê quỹ đất các tổ chức theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ:
Tổng sô tổ chức đã thực hiện kê khai theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg là 3.858 tổ chức tại 15.466 khu đất, diện tích đất các tổ chức đang quản lý sử dụng là 508.619 ha. Trong đó phần diện tích sử dụng đúng mục đích là 386.990 ha ( chiếm 76,09% diện tích đang quản lý sử dụng); diện tích cho thuê, mượn, chuyển nhượng trái pháp luật 115,96 ha ( chiếm tỷ lệ không đáng kể so với diện tích đang quản lý sử dụng, chủ yếu một số tổ chức tại TP Vinh, thị xã Cửa Lò và một số huyện đồng bằng); diện tích bị lấn chiếm tranh chấp 2.090 ha ( chiếm 0,4% diện tích đang quản lý sử dụng, chủ yếu là tranh chấp diện tích đất lâm nghiệp); diện tích chưa đưa vào sử dụng 121.274 ha ( chiếm 23,84% diện tích đang quản lý sử dụng, chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại các huyện miền núi ).
Diện tích kiểm kê phân theo các nhóm đối tượng sử dụng, quản lý như sau:
- Có 1.911 đơn vị cơ quan nhà nước sử dụng, quản lý 4.032 khu đất với tổng diện tích 439.589 ha ( chiếm 86,50% diện tích kê khai ).
- Có 476 UBND cấp xã ( huyện Tương Dương có 2 xã nằm trong khu vực xây dựng Thủy điện Bản vẽ không kê khai) sử dụng, quản lý 9.007 khu đất ( trong đó đất nông nghiệp, đất nghĩa địa được xác định chung là 1 khu đất cho tổng diện tích sử dụng quản lý của cấp xã) với diện tích 31.105 ha ( chiếm 6,10% diện tích kê khai ).
- Có 1.471 tổ chức kinh tế sử dụng, quản lý 2.427 khu đất với 37.923 ha ( chiếm 7,45% diện tích kê khai ).
- Các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường: Có 27 tổ chức sử dụng đất, tổng diện tích có nguồn gốc từ nông lâm trường là 422.757 ha, trong đó sử dụng đúng mục đich 401.615 ha ( chiếm 95% ), diện tích cho mượn 17.036 ha ( chiếm 0,40% ), diễn tích bị lấn chiếm 1.555 ha ( chiếm 0,04%), diện tích đang tranh chấp 1.144 ha ( chiếm0,03%).
+ Các tổ chức sử dụng đất quốc phòng, an ninh có 293 đơn vị đầu mối quản lý, sử dụng 3.416 ha, không có diện tích cho mượn, tranh chấp, bik lấn chiếm; trong đó có 253 đơn vị đầu mối của lực lượng đội, quản lý sử dụng tổng diện tích 2.930 ha và 40 đơn vị đầu mối của lực lượng Công an, quản lý sử dụng tổng diện tích 486 ha.
- Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát hoàn thiện kết quả kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất cho thu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5676.doc