Sự điều chỉnh pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU Kể từ Đại hội Đảng VI đến nay nền kinh tế nước ta đã trải qua 15 năm đổi mới. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước ta, tổng sản phẩm thu nhập quốc dân ngày càng cao, nhịp độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào loại cao nhất của thế giới. Nhưng bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng làm phát sinh những quan hệ kinh tế mới- đó chính là hiện tượng phá sản, một quy luật tất yếu của thị trường. Sự ra đờ

doc5 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i của Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30/12/1993 đã đánh dấu một bước phát triển trong hoạt động lập pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, góp phần tích cực vào việc giải quyết các quan hệ xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế. Thực tiễn đã xác nhận pháp luật về phá sản doanh nghiệp thực sự là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, bảo vệ người lao động, là công cụ tái tổ chức lại doanh nghiệp mắc nợ, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và bảo vệ trật tự, kỷ cương của pháp luật, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước. Tuy vậy, Luật phá sản của nước ta còn rất non trẻ, được xây dựng trên tinh thần pháp luật phá sản doanh nghiệp của một số nước phát triển và dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phá sản doanh nghiệp. Cho đến nay, Luật phá sản của nước ta đã thực thi trong vòng trên 8 năm, nhưng đã bộc lộ những quan điểm khiếm khuyết, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế của đất nước. Với xu thế các loại hình doanh nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô. Từ đó dẫn tới nảy sinh những quan hệ kinh tế mới mà Luật phá sản chưa kịp thời sửa đổi, dẫn đến một số đối tượng đáng lẽ ra thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản, nhưng hiện lại chưa có chế độ nào của Luật phá sản điều chỉnh những đối tượng đó. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy việc thi hành Luật phá sản đã gặp phải những khó khăn, đó là nhiều trường hợp yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải gác lại, vì chưa có đủ căn cứ theo quy định cuả Luật phá sản doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó đã hoàn toàn mất khả năng hoạt động, kinh phí cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản còn hạn hẹp; Không đủ tài liệu để kiểm toán chứng minh doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không?. Khó khăn trong việc xác định tài sản còn lại của doanh nghiệp để phân chia cho các chủ nợ. Chính vì vậy trong những năm qua số lượng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được xử lý theo Luật phá sản đã không giải quyết được hết hậu quả của nền kinh tế thị trường mang lại, xa rời thực tiễn cuộc sống. Do đó việc nghiên cứu, lý giải để làm sáng tỏ về cơ sở lý luận, đặc điểm về nội dung cũng như phương hướng xây dựng hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp hiện nay ở nước ta là một đòi hỏi cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy Em quyết định chọn đề tài: “Sự điều chỉnh pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở nước ta hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung pháp lý, đồng thời trên cơ sở phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp ở Việt nam, tác giả đề xuất hoàn thiện các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp nước ta hiện nay. Khoá luận được trình bày trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lê Nin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề phá sản doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Nội dung của khoá luận được nêu và phân tích dựa trên cơ sở văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn, tài liệu hướng dẫn tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật. Để luận giải những vấn đề của đề tài, khoá luận sử dụng các phương pháp: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… Khoá luận được chia thành ba chương không kể lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chương I: Khái quát chung về phá sản doanh nghiệp và pháp luật phá sản Chương II: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Chương III : Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong thời gian qua và phương hướng hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt nam. Với trình độ còn nhiều hạn chế cũng như kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, hơn nữa đây cũng là một vấn đề mới ở Việt nam, cho nên khoá luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và tất cả các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Lời mở đầu 1 Chương I khái quát chung về phá sản và pháp Luật phá sản 4 I.Khái niệm phá sản 4 1. Khái niệm 4 Ba là, đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vần mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đây là dấu hiệu xác định tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là không thể khắc phục được nữa. 7 2. Phân loại phá sản 7 3. Phân biệt phá sản và giải thể: 9 II. pháp luật về phá sản 11 1.Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển Luật phá sản. 11 1.1. Trên thế giới: 11 1.2. ở việt Nam 12 2. Khái niệm, vai trò của pháp luật phá sản 13 2.1. Khái niệm pháp luật về phá Sản. 13 2.2.Vai trò của pháp Luật phá sản: 14 2.2.1. Vai trò bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ nợ. 15 2.2.2 Vai trò bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp bị phá sản. 15 2.2.3. Vai trò bảo vệ lơị ích của người lao động trong Luật phá sản 15 2.2.4.Pháp luật còn góp phần bảo vệ kỷ cương xã hội. 16 2.2.5. Luật phá sản góp phần cơ cấu lại nền kinh tế. 16 Chương II 18 I.Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản Doanh Nghiệp Việt Nam. 18 II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. 24 1. Thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn. 24 2. Mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp . 28 2.1. Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp . 28 2.2. Hậu quả của việc quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 34 3. Xây dựng phương án hoà giải, giải pháp tổ chức lai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 38 4. Quyết định phá sản và phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản. 42 5. Tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 48 Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong thời gian qua và phương hướng hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt nam. 53 I. Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong thời gian qua. 53 II. Phương hướng hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt nam: 58 1. Về dấu hiệu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: 58 2. Mở rộng phạm vi áp dụng của Luật phá sản doanh nghiệp đối với hộ kinh doanh cá thể theo nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 Chính phủ và đăng ký kinh doanh . 59 3. Về một số thời hạn trong thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp. 59 4. Về quyền xây dựng phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại họat động kinh doanh của doanh nghiệp. 60 5. Về tổ quản lý tài sản và tổ thanh lý tài sản: 60 6. Quy định các chủ nợ có bảo đảm từ chối biện pháp bảo đảm: 61 7. Vấn đề nợ mới liên quan đến các biện pháp bảo đảm: 61 8. Đối với các khoản lãi của chủ nợ. 62 9.Về thứ tự ưu tiên thanh toán 62 10. Về quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 63 KẾT LUẬN 65 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 67 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29837.doc
Tài liệu liên quan