MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những tác động tích cực và tiêu cực. Khi trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất vượt khỏi giới hạn điều tiết của cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải được bổ sung bằng sự điều tiết của Nhà nước.
Đối với mỗi Nhà nước, sự điều tiết về kinh tế là một trong những sự điều tiết quan trọng nhất. Sự điều tiết kinh tế được thực hiện dưới nhiều hình thức: hướng dẫn, kiểm soát, uốn ắn nhữ
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5715 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Sự điều tiết kinh tế của nhà nước Tư sản trong Chủ nghĩa tư bản ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lệch lạc bằng những công cụ hành chính – pháp luật, bằng cả những ưu đãi, trừng phạt; bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường…; bằng cả những giải pháp ngắn hạn như chống khủng hỏang tài chính, tiền tệ. Tùy học thuyết kinh tế được vận dụng, hệ thống điều tiết kinh tế của Nhà nước ở mỗi nước có nét khác nhau.
Chính vì vậy khi nghiên cứu về sự điều tiết của Nhà nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết những vấn đề khó khăn mà nước đó đang gặp.... Qua đó chúng ta cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước trong việc điều tiết kinh tế để trong hoàn cảnh cụ thể của nước mình ứng dụng một cách thích ứng
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước Tư sản trong CNTB ngày nay
I/.LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
1. Khái niệm chung về điều tiết kinh tế
Để thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy, hỗ trợ và kích thích nền kinh tế phát triển theo định hướng của mình, nhà nước phải sự dụng các nguồn lực hoạt động của mình như: ngân khố, tài nguyên… và thông qua hẹ thống công cụ như: tín dụng, ngân hàng, thuế để cấp phát, tài trợ và ưu đãi hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư nhân, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Song, việc hỗ trợ và kích thích của nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh phải được định hướng vào một mục tiêu nhất định, tức là phải có sự kiểm soát hay còn gọi là điều tiết kinh tế.
Điều tiết kinh tế chính là việc nhà nước áp đặt những quy chế của mình nhằm hướng dẫn, hạn chế, thay đổi vi mô kinh tế của các chủ thể sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với những hoạt động chung trong vận động tổng thể của nền kinh tế theo những mục tiêu nhà nước vạch ra.
2.Nguyên nhân dẫn đến sự điều tiết của Nhà nước
2.1.Cơ sở thực tiễn của điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản
Sự chuyển biến vai trò kinh tế của nhà nước tư bản từ nhân tố bên ngoài, nhân tố tạo điều kiện, môi trường cho sự vận động của quá trình kinh tế, sang nhân tố bên trong, nhân tố quyết định phương hướng phát triển là một tiến trình biện chứng, tiến trình biến đổi từ lượng sang chất của những tác động đó.
Chỉ tiêu về lượng thể hiện vai trò ngày càng tăng của nhà nước đối với quá trình tái sản xuất TBCN. Với những chỉ tiêu khác nhau thì số lượng đạt được của ngành càng cao thì sự điều tiết của nhà nước là đang đúng và ngược lại như: tại Tây Ban Nha ở những năm 80, tỷ trọng sản xuất khai thác quặng 20%, nhuộm 56%, đóng tàu 80%, chế phẩm từ dầu mỏ 32% qua đó ta thấy nhà nước chủ trương phát triển công nghiệp..
Chỉ tiêu về chất lượng phản ánh sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với quá trình tái sản xuất TBCN. Chất lượng sản phẩm ngày được hoàn thiện thì số lượng bán ra tăng.Vì thế mà chỉ tiêu về chất lượng cũng phản ánh sư điều chỉnh kinh tế của nhà nước.
Nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến tăng cường vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước. Thực tiễn ở các nước tư bản phát triển cho thấy: thoát khỏi chiến tranh nền kinh tế của các nước đều bị tàn phá; trước thách thức phong trào độc lập dân tộc trên toàn thế giới dâng cao đòi hỏi tất cả các nước CNTB phải liên kết nhằm chống lại các lực lượng phá vỡ hệ thống TBCN; sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất xã hội chính là sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật làm cho xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới như: điện tử. năng lượng…;để thu được lợi nhuận cao, các tập đoàn độc quyền tư nhân ra sức áp dụng kỹ thuật mới, điều chỉnh kết cấu nội bộ các xí nghiệp và tăng cường quản lý kinh doanh. Toàn bộ những nguyên nhân trên đã thúc đẩy và tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước tư bản làm cho nó thành một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự vận động của quá trình tái sản xuất TBCN.
2.2.Cơ sở lý luận về điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản
Quan điểm mác xít về vai trò kinh tế của nhà nước trong CNTB. Trong “Sự phát triển của CNXH không tưởng đến khoa học” F.Ăngghen đã luận giải về chức năng xã hội của nhà nước. Qua đó ta thấy: nhà nước sinh ra nhằm thực hiện những chức năng xã hội chung, nhưng khi tồn tại là một lực lượng chính trị mới, nó không chỉ có được nhờ những lợi ích đặc biệt, mà nó còn có tính độc lập tương đối trong quan hệ với các lực lượng xã hội. Nhờ tính độc lập tương đối này mà nhà nước tác động trở lại quá trình sản xuất xã hội.
Hay quan điểm tư sản về vai trò kinh tế của nhà nước trong CNTB. Khác với nhà lý luận mác xít, J.M.Keynes đi tới việc vạch rõ cơ chế điều chỉnh kinh tế và mô hình hoạt động hiệu quả mà nhà nước tư sản sử dụng trong các hoạt động kinh tế của mình. Ông đã xây dựng được mô hình điều chỉnh kinh tế thông qua cấu trúc của hệ thống các chính sách kinh tế dựa trên trụ cột cơ bản là chính sách tài chính và tiền tệ. Trong đó sự vận động của nền kinh tế TBCN có mối quan hệ tương hỗ với sự vận động của khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Sở dĩ kinh tế lâm vào trạng thái trì trệ, xảy ra khủng hoảng là do nhà nước đưa vào lưu thông một lượng tiền tệ quá lớn. Để khắc phục những sai lệch đó cần vạch ra mối quan hệ giữa sự vận động của nền kinh tế với sự biến đổi của các yếu tố cấu thành nhu cầu tiền tệ cần thiết cho lưu thông.
3.Đặc điểm cơ bản trong điều tiết của nhà nước tư sản
Qua hệ thống điều tiết của nhà nước với thiết chế và thể chế kinh tế có bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của nền kinh tế quốc dân. Vì thế nhà nước điều tiết kinh tế dưới những hình thức: Nhà nước hướng dẫn kiểm soát uốn ắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế; Nhà nước sử dụng các biện pháp chiến lước kinh tế dài hạn như lập chương trình kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật…Sử dụng các biện pháp ngắn hạn: chống khủng hoảng, chống lạm phát, kinh tế - xã hội…bằng cách sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ.
II. NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI TRONG SỰ ĐIỀU TIẾT KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TƯ SẢN HIỆN NAY
1/Các đặc điểm mới trong điều tiết kinh tế của nhà nước trong CNTB hiện nay
Do đặc trưng của kinh tế TBCN là dựa trên sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất nên nhiệm vụ thúc đẩy xu hướng điều tiết kinh tế của nhà nước là giảm bớt sở hữu nhà nước và sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, hỗ trợ và kích thích khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Vì thế trong thời kỳ này sự điều tiết kinh tế của nhà nước có những điểm mới về phương diện kinh tế như:
Hạn chế sự quan liêu hóa nhà nước bằng cách xem xét lại hệ thống luật kinh tế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng các đạo luật mới thích hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.Việc hạn chế này sẽ làm giảm bớt sự tác động của nhà nước và tạo môi trường cho những sáng tạo của tư nhân phát triển.Vào những năm 80, làn sóng phi quốc hữu hóa tăng cao làm tỷ trọng sở hữu của nhà nước trong nền kinh tế giảm. Song điều đó tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế, nhất là đối với các ngành dịch vụ: đường sắt, hàng không, bến cảng, thông tin và các ngành truyền thống đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu: gang, thép, điện lực…Vì thế các doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng các biện pháp: tăng tốc độ khấu hao để thúc đẩy đổi mới trang thiết bị và ứng dụng kỹ thuật để lợi nhuận thu được cao hơn.
Xác định lại trợ cấp của nhà nước đối với một số ngành, xí nghiệp. Quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế có mối liên hệ tương hỗ với sự vận động của khối lượng tiền tệ. Muốn điều chỉnh quá trình vận động nền kinh tế theo định hướng của mình, nhà nước chủ động điều chỉnh khối lượng tiền tệ cho việc trợ cấp đối với các ngành, xí nghiệp cho thật hợp lý. Với những ngành mà việc sản xuất ít được chú trọng hơn thì nhà nước điều chỉnh một phần nguồn trợ cấp đó sang ngành sản xuất được chú trọng.
Thực hiện tư nhân hóa khu vực kinh tế nhà nước nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và khắc phục sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Vì hiệu quả sản xuất của phần lớn các xí nghiệp quốc doanh không cao, thậm chí thua lỗ nghiêm trọng; năng suất lao động thấp, khó đương đầu được cạnh tranh quốc tế gay gắt nên con đường duy nhất để cứu vãn cục diện đó là thực hiện tư nhân hóa khu vự kinh tế nhà nước để khắc phục nền kinh tế của các doanh nghiệp.
Nới lỏng sự điều tiết của nhà nước, xóa bỏ những quy định của nhà nước có thể dẫn đến hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường. Cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng của mình trong sản xuất, lưu thông để sản phẩm bán được là nhiều nhất. Vì thế cần nới lỏng, xóa bỏ những quy định hạn chế sự phát triển của cạnh tranh cũng như sự phát triển của xã hội.
Xác định thứ tự ưu tiên trong chính sách kinh tế, hướng chủ yếu là tăng trưởng lâu dài, tiến bộ khoa học và công nghệ, giảm chỉ tiêu ngân sách cho nhu cầu xã hội, chống lạm phát, giảm thuế để khuyến khích kinh doanh. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và được úng dụng rộng làm cho doanh nghiệp càng có nhiều sản phẩm tốt phù hợp khách hàng. Vì vậy nhà nước đưa ra những chính sách như: giảm thuế, tập trung nghiên cứu kỹ thuật… để thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Tăng cường sự phối hợp chính sách kinh tế giữa các nước trong khu vực có tầm quan trọng đối với sự ổn định tình hình kinh tế - xã hội.Các nước trong cùng khu vực thường có đặc điểm về kinh tế, chính trị tương tự nhau vì vậy việc tăng cường sự phối hợp của các chính sách kinh tế sẽ là đòn bẩy để các nước cùng nhau phát triển.
Sự phát triển và ảnh hưởng của doanh nghiệp tư nhân trong xã hội ngày càng được thể hiện rõ nét. Vì thế sự điều tiết của nhà nước cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đó phát triển. Phải chăng vì thế mà tốc độ tăng trưởng của một số nước tư bản như: ở Nhật Bản năm 2005 tổng sản phẩm quốc nội (GDP)là khỏang 4,9 nghìn tỷ $, năm 2006 mức tăng trưởng GDP là 2,8%.
2./ Phương pháp điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn, phạm vi rộng hơn
Thế giới luôn có những biến động nên phương pháp điều tiết của nhà nước cũng được điều chỉnh rộng rãi, linh hoạt hơn để phát triển kinh tế theo đúng định hướng trước những biến động đó.
Điều tiết bằng chương trình và kế hoạch. Nhà nước chuyển sự điều tiết ngắn hạn là chủ yếu sang điều chỉnh kinh tế theo chương trình, kế hoạch trung hạn và dài hạn kết hợp với điều tiết ngắn hạn. Trong đó coi điều chỉnh kinh tế theo chương trình, kế hoạch giữ vị trí chủ đạo, quyết định sự tăng trưởng lâu dài của kinh tế, còn điều tiết ngắn hạn chỉ nhằm ứng phó, sữa chữa những sai lệch quá lớn trong quá trình vận động của nền kinh tế.
Đặc trưng của các chương trình và kế hoạch đó là không mang tính pháp lệnh với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân.Các doanh nghiệp tìm thấy ở các kế hoạch của nhà nước những hướng dẫn thiết thực giúp họ tránh được những thiệt hại lớn và thu được lợi nhuân cao, ổn định. Chính vì vậy mà họ tự giác làm theo các kế hoạch của nhà nước.
Điều tiết cơ cấu kinh tế bằng quan hệ thị trường thông qua hợp đồng, đồng thời hỗ trợ các ngành truyền thống cần được tiếp tục duy trì và những ngành mũi nhọn với công nghệ cao.Các ngành truyền thống đã có những chỗ đứng quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Vì vậy cần phải dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật, áp dụng các hợp đồng kinh tế để phát triển nó.
Điều tiết tiến bộ khoa học và công nghệ bằng tăng chi ngân sách cho R&D (nghiên cứu và phát triển), đề xuất các hướng ưu tiên phát triển công nghệ, tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng của các công ty tư nhân. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng với sự ra đời nhiều ngành mới đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược phát triển kinh tế-xã hội để định hướng cho sự phát triển tránh tụt hậu. Vì thế các nhà kinh doanh áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng này làm tăng năng suất lao động, thu được nhiều hơn giát tri thặng dư, từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển một cách mạnh mẽ.
Điều tiết thị trường lao động bằng cách đào tạo và đào tạo lại, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ để thu hút người thất nghiệp, thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động trong TBCN về pháp lý hoàn toàn bình đẳng với chủ sở hữu doanh nghiệp. Giữa người thuê lao động và người lao động ràng buộc với nhau bằng hợp đồng lao động; công nhân, chủ tư bản mua bán sức lao động theo các yếu tố thị trường. Công nhân có thể thanh lý hợp đồng lao động với chủ thuê lao động này sang làm việc cho người thuê lao động khác và nếu có khả năng hoặc may mắn thì có thể trở thành chủ tư bản. Vì thế xã hội là một thị trường lao động lớn kích thích người lao động nâng cao kỹ năng, kỷ luật lao động trong cuộc chạy đua bảo vệ chỗ làm việc nên nó đã tạo tiềm đề cho việc phát triển kinh tế.
Điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ, chống lạm phát, điều tiết giá cả. Để chấp nhận cơ chế thị trường như một bộ phận chủ yếu trong điều chỉnh kinh tế, nhà nước tư bản hiện đại đã sử dụng giá cả như công cụ chủ yếu trong điều chỉnh kinh tế. Tháng 10/1981,Chính phủ Pháp thi hành chính sách “đông kết” giá cả, sau đó triển khai “chính sách ổn định vật giá”, đồng thời quy định mức lương tối thiểu để ổn định thị trường tạo điều kiện cho sản xuất phát triển…
Điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại, hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế. Tài chính là phương tiện, công cụ cơ bản trong tay nhà nước tư sản. Nắm 30-40% thu nhập quốc dân, nhà nước có tiền lực vật chất to lớn, hiệu quả để điều chỉnh kinh tế với công cụ chủ yếu là hệ thống thuế và tài trợ nhà nước.
3./Tổ chức bộ máy điều tiết của nhà nước trong CNTB ngày nay:
Hoạt động điều chỉnh của nhà nước tư bản được thực hiện thông qua một hệ thống tổ chức nhà nước. Đó là những hình thức tổ chức hành pháp có chức năng khác nhau thuộc thiết chế nhà nước. Bên cạnh các thiết chế hành chính truyền thống: bộ, tỉnh, thành phố...còn thiết lập thêm những cơ quan có chức năng chuyên làm điều tiết các hoạt động kinh tế.
Các cơ quan đó chính là cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Về nhân sự, các cơ quan này có sự tham gia của đại biểu các tập đoàn lớn và các quan chức nhà nước đó. Bên cạnh bộ máy nhà nước đó có hàng loạt tiểu ban được tổ chức dưới những hình thức khác nhau để thực hiện “tư vấn” với hy vọng “lái” đường lối theo đúng mục tiêu riêng của các tổ chức độc quyền.
Cơ quan hành pháp của chính phủ vừa làm chức năng hành chính vừa làm chức năng điều tiết kinh tế. Các cơ quan điều tiết kinh tế do luật định, chuyên trách thanh tra, kiểm soát uốn ắn hành vi kinh tế của tất cả chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật. Khi cần thiết các cơ quan có thể đưa ra quy chế mới trong khuôn khổ luật quy định thuộc chức năng của mình để hướng dẫn các hoạt động kinh doanh theo sát định hướng đã vạch ra.
Cùng với bộ máy điều tiết là các công cụ điều tiết: công cụ hành chính pháp luật, chính sách và các đòn bẩy kinh tế, nhằm thức hiện mục tiêu chiến lược đã hoạch định. Là cơ quan hành pháp tối cao, nhà nước tư bản ra các văn bản hành chính để tổ chức hướng dẫn thi hành các đạo luật kinh tế: Luật đầu tư, Luật bảo vệ người lao động, tiêu dùng, môi trường…Đi với các văn bản, sắc lệnh nhà nước là quy chế hướng dẫn thi hành và các hình thức trừng phạt về kinh tế, hành chính buộc các chủ thể kinh tế phải tuân theo. Các văn bản, sắc lệnh nhà nước cùng với bộ máy tổ chức thi hành, thanh tra, giám sát, xử lý tạo thành hệ thống công cụ mạnh mẽ để nhà nước điều chỉnh quá trình vận động của nền kinh tế theo mục tiêu định trước của mình.
KẾT LUẬN
Rõ ràng là nhà nước tư bản hiện đại can thiệp, điều tiết toàn bộ đời sống kinh tế xã hội nhằm thích ứng với yêu cầu xã hội hóa cao độ của sức sản xuất, thúc đẩy sức sản xuất phát triển, bảo đảm ổn định tình hình kinh tế xã hội, duy trì CNTB, đảm bảo cho các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận cao. Chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước kết hợp chặt chẽ hơn, nhà nước ngày càng thông qua chức năng xã hội để duy trì chức năng giai cấp.
Chính những biện pháp đúng đắn, mục tiêu rõ ràng, tổ chức bộ máy thích hợp làm cho tốc độ tăng trưởng của các nước TBCN không ngừng tăng lên. Vì thế nền kinh tế của các nước TBCN phát triển sâu rộng và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế TBCN nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
( NXB Chính trị Quốc gia - phần I)
2- Điều chỉnh kinh tế của nhà nước ở các nước tư bản phát triển.
( NXB Chính trị Quốc gia )
3- www.vnexpress.net
- www.dantri.com.vn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0365.doc