Tăng cường công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh

Tài liệu Tăng cường công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh: ... Ebook Tăng cường công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------› ¶ š------ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH NGƯỜI THỰC HIỆN: SV. NGUYỄN THỊ THUỶ Lớp: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP A - K50 NGƯỜI HƯỚNG DẪN GVC. ĐỖ THÀNH XƯƠNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CẢM ƠN! Qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, tôi được sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là các giảng viên trong khoa Kế toán và quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi tích luỹ kiến thức cơ bản cũng như đạo đức tư cách con người. Đến nay, tôi đã hoàn thành xong bài báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “Tăng cường công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh” dưới sự dẫn dắt, bảo ban của các thầy giáo trong khoa. Nhân dịp tổng kết thực tập tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới GV.Đỗ Thành Xương, giảng viên bộ môn quản trị kinh doanh đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các nhân viên tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, đặc biệt là các nhân viên phòng kinh tế và kế toán tài chính, phòng mỏ đã giúp đỡ tận tình tôi thực tập tại tổng công ty. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã là nguồn động viên khích lệ và là động lực để tôi cố gắng trong suốt quá trình học tập. Do thời gian thực tập ngắn cộng với trình độ năng lực của bản thân còn hạn chế bài luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các anh chị và bạn bè để bài luận văn ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của mọi người! Hà nội, ngày 25 tháng 5 năm 2009 Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ Lớp: KEA-50 Khoa kế toán và quản trị kinh doanh TÓM TẮT I. Đặt vấn đề Trong quá trình sản xuất, NVL là bộ phận trực tiếp tạo nên sản phẩm, chiếm 60-70% trong cơ cấu sản phẩm do đó để có được những ưu thế trên thị trường như: chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, tính tiện dụng… thì một trong những điều kiện cần thiết là việc quản lý NVL một cách hiệu quả. Đảm bảo, quản lý NVL một cách hiệu quả, tiết kiệm cho sản xuất có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn, tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Tình trạng khai thác bừa bãi và không có quy hoạch đã làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác khoáng sản ngày càng khan hiếm và chất lượng không được đảm bảo. Điều này, đòi hỏi các nhà quản lý cần có biện pháp tăng cường nghiệp vụ trong tất cả các khâu từ khai thác, sử dụng, đến bảo quản. Nhằm tìm hiểu vai trò NVL, công tác tổ chức, quản lý NVL chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường công tác tổ chức và quản lý NVL tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh”. II.Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập số liệu, Phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp của các chuyên gia. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ và chế biến sản phẩm từ các sa khoáng tự nhiên.Nguồn NVL đầu vào chủ yếu của TCT là các nguyên liệu được chế biến từ các sa khoáng tự nhiên như: Quặng thô, Zicon 65%, Rutịl 83%. Chất lượng NVL phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm lý hoá của bản thân quặng, điều kiện tự nhiên của khu vực mỏ xung quanh, quy trình khai thác quặng. Hiện nay chi phí NVL của tổng công ty chiếm khoảng 70% trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, đòi hỏi việc quản lý NVL tại tổng công ty thực hiện chặt chẽ ở tất cả các khâu . Công tác quản lý NVL tại tổng công ty được diễn ra khá đồng bộ và toàn diện trên tất cả các nội dung công tác ở tất cả các khâu: * Công tác xây dựng hệ thống định mức tiêu hao NVL: TCT đã xây dựng hệ thống định mức NVL cho từng loại sản phẩm tương đối chính xác * Lập kế hoạch khai thác, mua sắm, sử dụng, dự trữ NVL: Xác định địa bàn khai thác, điều tra địa chất dự kiến trữ lượng chứa của mỏ và trữ lượng khai thác. Từ đó dựa vào định mức tiêu hao để lập kế hoạch khai thác. Tiếp theo là lập kế hoạch tài chính và thường xuyên không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ. Đối NVL mua ngoài: xác định nhà cung cấp, rà soát lại các định mức tiêu hao NVL, xác định lại tổng số NVL cần dùng, cần mua trong kỳ kế hoạch, xác định lại mức dự trữ NVL cần thiết . * Tổ chức thực hiện khai thác: Việc khai thác quặng Titan nhìn chung trên địa bàn tỉnh có quy hoạch và tận thu được những khoáng sản có hàm lượng thấp nhất. *Tổ chức vận chuyển NVL: TCT lựa chọn phương thức, phương tiện phù hợp với đặc điểm từng loại NVL. *Tổ chức tiếp nhận NVL: Do có sự thống nhất trong hợp đồng nên việc giao nhận diễn ra hết sức thuận lợi. * Tổ chức quản lý kho NVL: Tổ chức quản lý NVL trong kho đối với nguyên liệu: Zircon 65%, Rutil 83%. Những nguyên liệu này phải được cất giữ và tránh tượng xảy ra mất mát vì chúng có giá trị kinh tế cao. Đối với nhiên liệu như : hoá chất, Gas, dầu…dễ bị hư hỏng, cháy nổ nên được bảo quản cần thận riêng vào kho công cụ,dụng cụ. Tổ chức quản lý NVL ngoài kho như: quặng thô, cát quặng với hệ thống mái che và đội bảo vệ trông coi cẩn thận. * Tổ chức quá trình cấp phát NVL: Việc xuất dùng NVL tại công ty áp dụng theo hình thức nhu cầu. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức NVL cho từng loại sản phẩm, tổ chức xuất kho NVL theo đúng nhu cầu sản xuất của từng loại sản phẩm. * Công tác quyết toán NVL: được các xí nghiệp thực hiện đều đặn dựa trên định mức chi phí vật tư, và tình hình sử dụng thực tế của từng xí nghiệp. Sau khi thực hiện các bước trên, TCT tiến hành phân tích đánh giá tình hình quản lý NVL. Nhìn chung tình hình quản lý NVL của TCT khá tốt, hiệu suất sử dụng NVL ngày càng tăng lên. Tóm lại, bên cạnh những ưu điểm trên việc quản lý NVL vẫn còn nhiều thiếu sót: Công tác đền bù và phục hồi lại môi trường đôi lúc chưa được quan tâm, công tác xây dựng định mức tiêu hao chưa được thường xuyên theo dõi, một số trường hợp việc kiểm tra số lượng quy cách phẩm chất của vật tư không được ghi vào văn bản kiểm nghiệm vật tư, trong quá trình sử dụng NVL chưa có sự giám sát chặt chẽ của giám đốc phân xưởng, trong quá trình giao nhận thì không lập phiếu giao nhận, công nhân chưa có ý thức tiết kiệm NVL. Qua đó, TCT đã đề ra các giải pháp cụ thể để quá trình quản lý nguyên vật liệu được diễn ra tốt hơn. Phần IV: Kết luận Qua thời gian thực tập và tìm hiểu quá trình quản lý NVL tại TCT tôi xin đưa ra một số kết luận sau: TCT đã làm khá tốt tất cả các khâu: Từ xây dựng định mức tiêu hao NVL, lập kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL , đén tổ chức thu mua, vận chuyển, quản lý kho, cấp phát và quyết toán NVL làm cho quá trình tổ chức quản lý nhìn chung là tương đối tốt, cho giá thành NVL rẻ tăng hiệu quá sản xuất kinh doanh. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Tình hình lao động của tổng công ty qua 3 năm (2006-2008) 43 Bảng 3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của tổng Công ty qua 3 năm (2006 – 2008) 46 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm( 2006-2008) 49 Bảng 3.4 Tình hình đảm bảo nguyên liệu tháng 12/2008 52 Bảng 3.5 Tình hình thực hiện kế hoạch nguyên vật liệu về mặt đồng bộ tháng 12/2008 53 Bảng 3.6 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu năm 2008 54 Bảng 3.7 Kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ, nguyên vật liệu chủ yếu của tổng công ty tháng 12/2008 57 Bảng 3.8 Kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL mua ngoài 58 Bảng 3.9 sản lượng sản xuất, sản phẩm tiêu thụ, doanh thu khoáng sản 60 Bảng 3.10 so sánh tình hình cung cấp nguyên vật liệu giữa thực tế so với kế hoạch năm 2008 79 Bảng 3.11 Tình hình dự trữ thực hiện giữa thực tế so với kế hoạch 80 Bảng3. 13 Tình hình sử dụng chi phí NVL năm 2008 của tổng công ty 82 Bảng 3.14 Hiệu suất sử dụng NVL tổng công ty qua 2 năm 83 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Hệ thống quản lý 12 Sơ đồ 2.2: Quá trình quản lý 12 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ chức năng quản lý 13 Sơ đồ 2.4: Quy trình quản lý và sử dụng NVL trong doanh nghiệp 16 Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 35 Sơ đồ 3.2 : Quy trình khai thác quặng thô và tạo ra sản phẩm 41 Sơ đồ 3.4: Lập và luân chuyển chứng từ trong quá trình tiếp nhận NVL 64 Sơ đồ 3.5: Lập và luôn chuyển chứng từ trong quá trình xuất dùng nguyên vật liệu 71 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BQ BÌNH QUÂN DN DOANH NGHIỆP ĐVT ĐƠN VỊ TÍNH VNĐ ĐỒNG VIỆT NAM TCT TỔNG CÔNG TY GTGT GIÁ TRỊ GIA TĂNG NVL NGUYÊN VẬT LIỆU QĐ QUYẾT ĐỊNH TSCĐ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TSNH TÀI SẢN NGẮN HẠN TSDH TÀI SẢN DÀI HẠN KCS PHAN TÍCH VÀ KIỂM SOÁT CHÂT LƯỢNG PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm tạo thế đứng ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt. Để có thể đứng vững trong môi trường đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra được những ưu thế riêng có của mình như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, tính hiện đại tiện dụng... Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là bộ phận trực tiếp tạo nên sản phẩm, chiếm 60-70% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Do vậy, để có được những ưu thế trên, ngoài yếu tố khoa học kĩ thuật, công nghệ và trình độ quản lý kinh doanh thì điều kiện cần thiết chính là việc quản lý nguyên vật liệu hiệu quả. Đảm bảo, quản lý nguyên vật liệu một cách hiệu quả, tiết kiệm cho sản xuất là một yêu cầu thường xuyên của mọi đơn vị sản xuất, có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn, tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, đúng chất lượng là điều kiện quyết định khả năng tái sản xuất mở rộng và góp phần đảm bảo tiến độ sản xuất trong doanh nghiệpvà đem lại hiệu quả sản xuất cao trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tình hình khai thác khoáng sản hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng khai thác bừa bãi và không có quy hoạch đã làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp khai thác càng ngày khan hiếm và chất lượng không được đảm bảo.Điều này, đòi hỏi các nhà quản lý cần có biện pháp tăng cường công tác nghiệp vụ trong tất cả các khâu từ khai thác, sử dụng đến bảo quản… Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh là một doanh nghiệp có nghành nghề chính là khai thác, nên chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn, công ty rất coi trọng công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu, từ đó phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Nhằm tìm hiểu vai trò nguyên vật liệu, công tác tổ chức,quản lý nguyên vật liệu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nguyên vật liệu - Tìm hiểu thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty - Đánh giá về tình hình quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty - Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý NVL tại tổng công ty 1.3 Đối tượng nghiên cứu Công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Công tác tổ chức và quản lý NVL tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh Phạm vi thời gian: + Đề tài sử dụng số liệu hạch toán của công ty năm 2008 + Thời qian thực hiện đề tài từ 10 tháng 01 năm 2009 đến 10 tháng 05 năm 2009 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài liệu 2.1.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vị trí vai trò của nguyên vật liệu * Khái niệm về nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên thực thể sản phẩm, là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất và thường gắn liền với các doanh nghiệp sản xuất. * Đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu a. Đặc điểm Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thuộc nhóm hàng tồn kho, nhưng nguyên vật liệu có những đặc điểm riêng khác với các loại tài sản khác của doanh nghiệp là khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nguyên vật liệu là loại tài sản thường xuyên biến động nên doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua và dự trữ nguyên vật liệu. Mặt khác, trong doanh nghiệp sản xuất chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. b.Vai trò của nguyên vật liệu Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng chất lượng chủng loại... có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy, quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. 2.1.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu * Phân loại nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại, nhiều thứ với nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý hoá và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ từng loại, thứ nguyên liệu phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Thứ nhất, căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài) : Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm như đá vôi, quặng sắt, đất silic… Trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nguyên vật liệu chính chủ yếu là quặng thô. Bán thành phẩm mua ngoài là những chi tiết, bộ phận sản phẩm do đơn vị khác sản xuất ra mà doanh nghiệp mua về để lắp ráp, gia công chế biến bán thành sản phẩm của doanh nghiệp . - Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng kết hợp nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng mẫu mã của sản phẩm hoặc sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường và phục vụ nhu cầu kỹ thuật như…. - Nhiêu liệu: Là những thứ vật liêu có tác dụng cung cấp nhiệt năng trong quá trình sản xuất. Về thực chất nhiên liệu cũng là vật liệu phụ nhưng do tính chất lý hoá đặc biệt và vai trò quan trọng trong sản xuất nên được xếp thành một loại riêng để có chế độ bảo quản sử dụng thích hợp. Nhiên liệu tồn tại ở thể rắn như than, củi, thể lỏng như xăng, dầu; thể khí như ga, khí, ôxy…nhiên liệu chủ yếu trong các công ty khai thác khoáng sản là xăng dầu, gas... - Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết phụ tùng được dùng để thay thế sữa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như vòng bi, tấm lót, bulông… - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là nhứng loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ , khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. - Vật liệu khác: chủ yếu là những vật liệu loại ra trong sản xuất chế tạo sản phẩm (phôi bào, vải vụn...) hoặc các phế liệu thu hồi qua thanh lý tài sản cố định. Thứ hai, căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí nguyên vật liệu trên các tài khoản kế toán, nguyên vật liệu được chia thành: Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho các nhu cầu khác như phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Thứ ba, căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu mua ngoài - Nguyên vật liệu tự gia công chế biến - Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh - Nguyên vật liệu được biếu tặng - Nguyên vật liệu được cấp phát Tác dụng của việc phân loại: Tuỳ vào mỗi căn cứ khác nhau doanh nghiệp phân chia nguyên vật liệu thành các loại khác nhau. Việc phân chia nguyên vật liệu giúp cho kế toán tổ chức các tài khoản tổng hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại nguyên vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế vai trò, chức năng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất, từ đó có biện pháp tích cực trong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại nguyên vật liệu. * Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là dùng tiền tệ làm thước đo để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính thống nhất và chính xác. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu được đánh giá theo giá vốn thực tế. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có nhiều loại nguyên vật liệu, tình hình nhập xuất xảy ra thường xuyên nên có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán trên sổ chi tiết hằng ngày. + Đánh giá nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế nhập kho Giá thực tế của NVL nhập kho được tính trên cơ sở của các chứng tứ chứng minh các khoản chi phí hợp lệ để có được NVL tại doanh nghiệp và số lượng thực tế của NVL do thủ kho tiếp nhận. Giá thực tế của NVL phụ thuộc vào nguồn cung ứng và đơn vị thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp. - Đối với nguyên vật liệu mua ngoài Giá thực tế Giá mua các khoản Chi Các khoản của NVL = ghi trên + thuế + phí - giảm nhập kho hoá đơn tính vào giá đi mua trừ Trong đó: Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dở, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí của cán bộ thu mua độc lập… Các khoản thuế tính vào giá: thuế nhập khẩu, thuế GTGT - Đối với NVL do doanh nghiệp tự gia công chế biến(gccb) Giá thực tế NVL Giá thực tế của chi phí = + GCCB nhập kho NVL xuất kho gccb chế biến - Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến Giá NVL gia Giá thực tế NVL Chi phí Chi phí Công chế biến = Xuất thuê ngoài + thuê ngoài gia + vận nhập kho gia công chế biến công chế biến chuyển - Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh : thì giá thực tế NVL nhập kho là giá do hội đồng liên doanh đánh giá. - Đối với NVL được cấp: giá thực tế nhập kho được tính theo giá ghi trong biên bản giao nhận. - Đối với NVL được biếu tặng, viện trợ : giá thực tế nhập kho được tính theo giá thị trường tại thời điểm nhận. Đối với các đơn vị thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Giá thực tế của NVL nhập kho không bao gồm thuế GTGT , đối với đơn vị thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì giá thực tế của NVL bao gồm cả thuế GTGT. + Đánh giá nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế xuất kho Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm  của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập xuất nguyên vật liệu, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp. Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: - Phương pháp giá thực tế đích danh - Phương pháp bình quân - Phương pháp nhập trước xuất trước - Phương pháp nhập sau xuất trước Ngoài ra trên thực tế còn có phương pháp giá hạch toán, phương pháp xác định giá trị tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối. Tuy nhiên khi xuất kho kế toán tính toán, xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. 1. Phương pháp giá thực tế đích danh Nguyên tắc tính: Giá thực tế NVL được tính theo giá thực tế của từng lô NVL nhập kho theo mã số, chủng loại. Ưu điểm: Là phản ánh chính xác giá trị vật tư xuất kho nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi và quản lý chặt chẽ từng lô NVL xuất nhập kho theo mã của từng mặt hàng. Nhược điểm: Trong đơn vị có nhiều mặt hàng , nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết NVL rất phức tạp. 2. Phương pháp tính theo giá bình quân Theo phương pháp này, trong kỳ khi các NVL xuất kho NVL thì kế toán tạm thời không tính giá trên phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng. Cuối tháng sau khi kết thúc nghiệp vụ nhập, xuất kho NVL kế toán mới tính theo giá bình quân cả tháng . Và giá bình quân đó là căn cứ để tính giá xuất kho. Cách tính: Giá thực tế Số lượng Đơn giá = x NVL xuất kho NVL xuất kho bình quân Trong đó, đơn giá bình quân có thể xác định theo 1 trong 3 cách sau. Một là: Giá bình quân cuối kỳ trước Giá của NVL xuất dùng được tính theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Cách tính theo phương pháp này như sau: Đơn giá bình Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trước(Đầu kỳ này) quân cuối kỳ = trước Số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước(Đầu kỳ này) Ưu điểm: Phương pháp này tính giá khá đơn giản cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động NVL trong kỳ . Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả NVL nên sử dụng phương pháp này thì việc tính giá thiếu chính xác khi thị trường giá NVL biến động. Hai là: Giá bình quân cả kỳ dự trữ Đơn giá Trị giá NVL tồn Đk + Trị giá NVL nhập trong kỳ bình quân = cả kỳ dự trữ Số lượng NVL tồn ĐK+ số lượng NVL nhập trong kỳ Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư nhưng số lần nhập xuất của mỗi danh điểm nhiều. Ưu điểm: Đơn giản dễ làm, giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết NVL không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm vật tư. Nhược điểm: Trường hợp giá cả biến động thì độ chính xác của phương pháp này không cao. Công việc tính toán lại dồn vào cuối kỳ nên ảnh hưởng tới tính kịp thời của thông tin kế toán cung cấp cho các nhà quản lý. Cách tính này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp hạch toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Ba là: Giá bình quân liên hoàn ( bình quân sau mỗi lần nhập) Đơn giá bình Trị giá NVL lần n-1 + Trị giá NVL nhập lần n = Quân liên hoàn Số lượng NVL lần n-1 + Số lượng NVL nhập lần n Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập NVL kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng NVL xuất để tính giá NVL xuất. Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. Ưu điểm: Phương pháp này cho giá NVL xuất kho chính xác nhất phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn. Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp , chỉ thích hợp với đơn vị sử dụng kế toán máy. 3. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, NVL được tính giá xuất kho trên cơ sở giả định NVL nào nhập trước thì xuất dùng trước và tính theo đơn giá của những lần nhập trước. Áp dụng phương pháp này đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư nhưng số lần xuất, nhập nhiều. Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị NVL cuối kỳ. Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước. Như vậy, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường về NVL. 4. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định NVL nào nhập sau được xuất dùng trước và tính theo đơn giá của lần nhập sau. Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí NVL phản ánh kịp thời với giá cả thị trường làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Tính theo phương pháp doanh nghiệp có lợi về thuế nếu giá cả NVL có xu hướng tăng ( vì lúc đó giá xuất lớn nên chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận giảm) Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị NVL có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực của nó. Ngoài 4 phương pháp trên theo chuẩn mực quy định doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp giá hạch toán ( phương pháp hệ số giá) Giá hạch toán là giá tạm tính, được sử dụng ổn định thống nhất trong một kỳ hạch toán của doanh nghiệp, thường căn cứ vào giá thực tế của kỳ trước để xây dựng giá hạch toán của kỳ này. Giá hạch toán được tạm dùng để ghi chép, tính giá NVL xuất kho khi chưa xác định được giá thực tế. Giá hạch toán không có ý nghĩa trong thanh toán và hạch toán tổng hợp vật liệu xuất kho. Để xác định giá thực tế của NVL cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh từ giá vật liệu theo giá hạch toán sang giá thực tế thông qua hệ số giá. Cách tính như sau: Giá hạch Số lượng Toán NVL = NVL xuất x Đơn giá xuất kho kho hạch toán Cuối kỳ xác định hệ số giá: Hệ số Giá thực tế NVL tồn ĐK+ Giá thực tế NVL nhập trong kỳ Giá trong = kỳ Giá hạch toán NVL tồn ĐK+ Giá hạch toán NVL nhập trong kỳ Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm, từng thứ NVL và chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và trình độ quản lý. Điều chỉnh giá hạch toán của NVL nhập kho, xuất kho về giá thực tế thông qua hệ số giá. Giá thực tế Giá hạch của NVL = toán NVL x Hệ số giá Xuất kho XK trong kỳ trong kỳ Giá thực tế cần Giá thực tế XK- giá hạch toán XK = điều chỉnh Giá hạch toán XK x(hệ số giá -1) Sau khi xác định được giá thực tế chính thức, giá hạch toán tạm ghi kế toán mới ghi phần chênh lệch vào sổ kế toán. - Ưu điểm: Phương pháp này thường được vận dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại NVL , hàng hoá… - Nhược điểm: Công đoạn tính trải quan nhiều bước, cách tính khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu thông tin kế toán. Mỗi phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho nêu trên có nội dung , ưu, nhược điểm và những điều kiện phù hợp nhất định. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hợp đồng SXKD, khả năng trình độ của cán bộ kế toán cũng như yêu cầu quản lý để đăng ký phương pháp tính đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong các niên độ kế toán. 2.1.1.3 Quản lý và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu * Khái niệm về quản lý Quản lý là một khái niệm rất đa dạng và phức tạp. Xung quanh khái niệm về quản lý có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có thể nói “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”. Khái niệm này chỉ ra trong hệ thống quản lý có hai phân hệ: phân hệ quản lý (chủ thể quản lý) và phân hệ bị quản lý (đối tượng quản lý). Giữa 2 phân hệ này có mối quan hệ với nhau qua các dòng thông tin. chủ thể quản lý Thông tin phản hồi Thông tin chỉ huy Đối tượng quản lý Nguồn: Giáo trình Quản trị học Sơ đồ 2.1: Hệ thống quản lý Có thể nói quản lý là một khoa học, nghệ thuật và phải gắn liền với một tổ chức và mục tiêu của nó. Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần thông tin, trong đó thông tin kế toán là quan trọng nhất. Quá trình quản lý bao gồm nhiều bước từ xác định mục tiêu, dự đoán, lập kế hoạch triển khai thực hiện và ghi chép kết quả thực hiện để kiểm tra đánh giá. Môi trường Môi trường Môi trường Dự đoán Lập kế hoạch Thực hiện Ghi chép Phân tích đánh giá Sơ đồ 2.2: Quá trình quản lý * Chức năng của quản lý Trong quá trình quản lý, các nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý chủ yếu là xác định mục tiêu để lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện và đánh giá kết quả. Tất cả các chức năng quản lý đều xoay quanh trục ra quyết định. Và quyết định là một chức năng cao nhất của quản lý và có ở mọi vị trí quản lý. lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn và ngắn hạn Kiểm tra thực hiện kế hoạch ước lượng sự khác nhau giữa kế hoạch và thực hiện ( Đánh giá) Tổ chức thực hiện kế hoạch Ra quyết định Sơ đồ 2.3: Sơ đồ chức năng quản lý Nguồn: Kế toán Quản trị * Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ. Trong khâu thu mua: Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thường xuyên biến động, các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp. Ở khâu thu mua đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách chủng loại, giá mua, chi phí đi mua và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Đồng thời phải quản lý việc thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với tình hình SXKD của doanh nghiệp. Trong quá trình bảo quản: Phải tổ chức tốt kho tàng bến bãi, trang bị đầy đủ phương tiện cân, đong, đo, đếm, thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản theo tính chất lý hoá học của vật liệu tránh hư hỏng thất thoát nhằm đảm bảo an toàn cho nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Trong khâu sử dụng: doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác kịp thời giá NVL xuất dùng, phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng NVL. Trên cơ sở đó so sánh với định mức tiêu hao, dự toán chi phí, đánh giá hiệu quả sử dụng NVL, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng thu nhập và tích luỹ cho doanh nghiệp. Trong khâu dự trữ: doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại NVL để quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn. Tuy nhiên không dự trữ quá lượng cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. 2.1.1.4 Nội dung của công tác quản lý và sử dụng NVL trong doan._.h nghiệp Việc quản lý nguyên vật liệu là cần thiết khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lý nguyên vật liệu cũng khác nhau. Làm thế nào để cùng một khối lượng nguyên vật liệu có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc quản lý nguyên vật liệu có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng trách nhiệm của cán bộ quản lý. Để quản lý nguyên vật liệu một cách có hiệu quả còn phải xem xét trên các khía cạnh sau: LËp kÕ ho¹ch mua s¾m, sö dông, dù tr÷ NVL X©y dùng ®Þnh møc tiªu dïng NVL Tæ chøc tiÕp nhËn NVL Tæ chøc thu håi phÕ liÖu Tæ chøc cÊp ph¸t NVL Tæ chøc c«ng t¸c h¹ch to¸n kÕ to¸n Ph©n tÝch t×nh h×nh cung øng, sö dông, dù tr÷ NVL Tæ chøc qu¶n lý NVL dù tr÷ trong kho Sơ đồ 2.4: Quy trình quản lý và sử dụng NVL trong doanh nghiệp * Các quan điểm và chỉ tiêu đánh giá nguyên vật liệu trong sản xuất. Như chúng ta đã biết nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động), nội dung cơ bản của đối tượng lao động là nguyên vật liệu. Nếu xét về mặt vật chất thì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Chất lượng của nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Xét về mặt giá trị thì tỷ trọng các yếu tố nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Còn xét về lĩnh vực vốn thì tiền bỏ ra mua nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của các doanh nghiệp. Do đó, việc đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất. Tính kịp thời là yêu cầu về mặt lượng của sản xuất. Phải luôn đảm bảo để không xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu làm cho sản xuất bị gián đoạn. - Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách của nguyên vật liệu. Tính kịp thời phải gắn liền với đủ về số lượng và đúng về chất lượng. Đây là một yêu cầu của công tác phục vụ. Nếu cung cấp kịp thời nhưng thừa về số lượng và chất lượng không đảm bảo thì hiệu quả sản xuất sẽ không cao. Về mặt quy cách và chủng loại cũng là yếu tố quan trọng, nếu cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nhưng sai quy cách và chủng loại sẽ gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, thậm chí sản xuất còn bị gián đoạn. - Đảm bảo cung cấp đồng bộ. Tính đồng bộ trong cung cấp cũng có ý nghĩa tương tự như tính cân đối trong sản xuất. Tính đồng bộ hoàn toàn không phải là sự bằng nhau về số lượng mà đó chính là quan hệ tỷ lệ do định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm quyết định. * Tổ chức xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất công nghiệp hiện đại là một yêu cầu khách quan để quản lý sản xuất kinh doanh. Bởi vì: - Để sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu NVl đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là một căn cứ quan trọng để đảm bảo lập và thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư của doanh nghiệp. - Việc xây dựng và thực hiện định mức tiêu hao NVL góp phần quan trọng để sử dụng NVL hợp lý và tiết kiệm. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng NVL của doanh nghiệp. Mặt khác, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên nước ta có hạn, rất nhiều loại NVL phải nhập ngoại nên vấn đề xây dựng định mức tiêu hao NVL là một yêu cầu cần thiết trong công tác thực hành tiết kiệm, giảm giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất. * Phương pháp xây dựng định mức tiêu hao NVL: Có 4 phương pháp - Phương pháp thống kê: Là dựa vào số liệu thống kê về mức tiêu dùng NVL cho 1 đơn vị sản phẩm của những năm trước để định mức tiêu hao cho năm sau. - Phương pháp thử nghiệm- thí nghiệm: Là việc xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm trong điều kiện của phòng thí nghiệm. Phương pháp này sử dụng cho những sản phẩm mới đưa vào sản xuất lần đầu chưa có số liệu thống kê. Trong quá trình sản xuất, người ta sẽ sửa đổi điều chỉnh phù hợp với thực tế. - Phương pháp phân tích tính toán: Là việc xác định định mức tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm dựa vào lượng NVL cần để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm, lượng hao hụt NVL cho phép và lượng tiêu hao cho sản phẩm hỏng: Công thức: Định mức lượng Lượng NVL Lượng hao Lượng NVL NVL tiêu hao = cần để sản xuất + hụt NVL + tiêu hao cho của 1 đơn vị sp 1 ĐVSP cho phép sản phẩm hỏng -Phương pháp thử nghiệm sản xuất: Là việc xác định mức tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm trong điều kiện thiết kế các biện pháp loại trừ tổn thất và các điều kiện tổn thất co sử dụng vật tư. * Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu: Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất-kĩ thuật-tài chính của doanh nghiệp. Trong mối quan hệ này, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu bảo đảm yếu tố vật chất để thực hiện các kế hoạch khác, còn các kế hoạch khác là căn cứ để xây dựng mua sắm nguyên vật liệu. Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hoạt động dự trữ, tiêu thu, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Trước hết phải xác định lượng vật liệu cần dùng. Lượng vật liệu cần dùng là lượng vật liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch (thường là 1 năm). Lượng vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, đồng thời cũng phải tính đến nhu cầu vật liệu cho chế thử sản phẩm mới, tự trang tự chế, sửa chữa máy móc thiết bị...Lượng vật liệu cần dùng được tính toán cụ thể cho từng loại theo quy cách, cỡ loại của nó ở từng bộ phận sử dụng, sau đó tổng hợp lại cho toàn doanh nghiệp. Khi tính toán phải dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một sản phẩm, nhiệm vụ sản xuất, chế thử sản phẩm mới và sửa chữa trong kỳ kế hoạch. Tuỳ thuộc vào từng loại nguyên vật liệu, từng loại sản phẩm, đặc điểm kinh tế kĩ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp tính toán thích hợp. Lượng nguyên vật liệu chính cần dùng được tính theo công thức: Công thức : Vij = aij . Qj + aij . P – Vi thu hồi Trong đó: Vij : Số lượng vật tư cần dùng cho sản phẩm j aij: Định mức tiêu hao vật tư cần dùng cho sản phẩm j Qj : Số lượng thành phẩm j theo kế hoạch sản xuất P: Số lượng sản phẩm hỏng Vi: số lượng vật tư thu hồi từ phế phẩm - Xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình tiến hành được liên tục, hiệu quả đói hỏi phải có một lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý. Lượng nguyên vật liệu dự trữ (còn gọi là định mức dự trữ nguyên vật liệu) là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường. Căn cứ vào tính chất, công dụng, nguyên vật liệu dự trữ được chia thành ba loại: dự trữ thường xuyên, dự trữ theo mùa và dự trữ bảo hiểm. + Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất tiến hành bình thường giữa hai lần mua sắm nguyên vật liệu. + Lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm: là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành bình thường. + Lượng nguyên vật liệu dự trữ theo mùa: trong thực tế có những loại nguyên vật liệu chỉ mua được theo mùa như mía cho doanh nghiệp đường, trái cây cho doanh nghiệp thực phẩm đồ hộp... Hoặc có những loại nguyên vật liệu vận chuyển bằng đường thuỷ, mùa mưa bão không vận chuyển được thì cũng phải dự trữ theo mùa. Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua : để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch vốn lưu động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần mua sắm trong năm. Lượng nguyên vật liệu cần mua được xác định theo công thức: Vcần mua = ∑Vij + lượng NVL tồn đầu kỳ - lượng NVL tồn cuối kỳ Lượng NVL tồn cuối kỳ là lượng vật tư dự trữ cho kỳ sau kỳ kế hoạch được xác định dựa vào tiến độ cung ứng và số lượng cung ứng lần cuối cùng trong kỳ kế hoạch và mức tiêu dùng bình quân ngày. Xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu. Sau khi đã xác định được lượng nguyên vật liệu cần dùng, cần dự trữ và cần mua trong năm, bước tiếp theo là phải xây dựng kế hoạch tiến độ mua. Thực chất của kế hoạch này là xác định số lượng, chất lượng, quy cách và thời điểm mua của mỗi lẫn. Khi xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu phải căn cứ trên các nguyên tắc sau: + Không bị ứ đọng vốn ở khâu dự trữ. + Luôn đảm bảo lượng dự trữ hợp lý về số lượng chất lượng và quy cách. + Góp phần nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. + Khi tính toán phải tính riêng cho từng loại, mỗi loại tính riêng cho từng thứ. Xuất phát từ những nguyên tắc trên, khi xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm phải dựa vào các nội dung sau: + Kế hoạch tiến độ sản xuất nội bộ. + Hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. + Các hợp đồng mua bán vật tư và giao nộp sản phẩm cho khách hàng. + Mức độ thuận tiện và khó khăn của thị trường mua, bán vật tư. + Các chỉ tiêu của kế hoạch mua nguyên vật liệu trong năm. + Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán. + Hệ thống kho tàng hiện có của đơn vị. Tiến hành mua nguyên vật liệu. Sau khi có kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu, công tác mua và vận chuyện về kho của doanh nghiệp do phòng vật tư (thương mại hoặc kinh doanh) đảm nhận. Giám đốc hoặc các phân xưởng có thể ký các hợp đồng với phòng vật tư về việc mua và vận chuyển nguyên vật liệu. Hợp đồng phải được xác định rõ số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách mua, giá và thời gian giao nhận. Hai bên phải chịu bồi thường về vật chất nếu vi phạm hợp đồng. Phòng vật tư chịu trách nhiệm cùng cấp kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng cho các đơn vị sản xuất. Nếu vì lý do gì đó không cung cấp kịp, phòng vật tư phải báo cáo với giám đốc từ 3 đến 5 ngày để có biện pháp xử lý. Phòng vật tư làm tốt hoặc không tốt sẽ được thưởng hoặc phạt theo quy chế của doanh nghiệp. * Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu. Tiếp nhận nguyên vật liệu là một khâu quan trọng và là khâu mở đầu của việc quản lý. Nó là bước chuyển giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản và đưa vật liệu vào sản xuất giữa đơn vị cung ứng và đơn vị tiêu dùng. Đồng thời nó là ranh giới giữa bên bán và bên mua, là cơ sở hạch toán chính xác chi phí lưu thông và giá cả nguyên vật liệu của mỗi bên. Việc thực hiện tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho người quản lý nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại, theo dõi kịp thời tình trạng của nguyên vật liệu trong kho từ đo làm giảm những thiệt hại đáng kể cho hỏng hóc đổ vỡ, hoặc biến chất của nguyên vật liệu. Do tính cấp thiết như vậy, tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ: Một là, tiếp nhận một cách chính xác về chất lượng, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng nội dung, điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế, trong hoá đơn, phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển... Hai là, phải vận chuyển một cách nhanh chóng nhất để đưa nguyên vật liệu từ địa điểm tiếp nhận vào kho của doanh nghiệp tránh hư hỏng, mất mát và đảm bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời cho sản xuất. Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ này công tác tiếp nhận phải tuân thủ những yêu cầu sau: Nguyên vật liệu khi tiếp nhận phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ tuỳ theo nguồn tiếp nhận khác nhau trong ngành, ngoài ngành hay trong nội bộ doanh nghiệp. Nguyên vật liệu khi nhập phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm. Phải xác định chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc phải làm thủ tục đánh giá, xác nhận nếu có hư hỏng mất mát. Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận sẽ được thủ kho ghi số thực nhập và người giao hàng cùng với thủ kho ký vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho sẽ được chuyển cho bộ phận kế toán ký nhận vào sổ giao nhận chứng từ. Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp được phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Bên doanh nghiệp và bên cung ứng phải thống nhất địa điểm tiếp nhận, cung ứng thẳng hay qua kho của doanh nghiệp. Những vật tư mẫu theo kế hoạch hoặc hợp đồng đặt hàng thì theo quy định “ Những xí nghiệp có nhu cầu vật tư ổn định, trước hết là những hộ tiêu thụ lớn được nhân thẳng hợp đồng dài hạn về mua bán vật tư” *. Tổ chức quản lý kho Kho là nơi tập trung dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị máy móc, dụng cụ chuẩn bị cho quá trình sản xuất, đồng thời cũng là nơi thành phẩm của công ty trước khi tiêu thụ. Do tính chất đa dạng và phức tạp của nguyên vật liệu nên hệ thống kho của doanh nghiệp phải có nhiều loại khác nhau phù hợp với nhiều loại nguyên vật liệu. Thiết bị kho là những phương tiện quan trọng để đảm bảo gìữ gìn giữ toàn vẹn số lượng chất lượng cho nguyên vật liệu . Do vậy, tổ chức quản lý kho phải thực hiện những nhiệm vụ sau : Bảo quản toàn ven số lượng, nguyên vật liệu, hạn chế ngăn ngừa hư hỏng, mất mát đến mức tối thiểu. Luôn nắm chắc tình hình nguyên vật liệu vào bất kỳ thời điểm nào nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất cho sản xuất. Bảo đảm thuân tiện cho việc xuất nhập kiểm tra bất cứ lúc nào. Bảo đảm hạ thấp chi phí bảo quản, sử dụng hợp lý và tiết kiêm diện tích kho Để thực hiện những nhiệm vụ trên công tác quản lý bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Công tác sắp xếp nguyên vật liệu: dựa vào tính chất, đặc điểm ngyên vật liệu và tình hình cụ thể của hệ thống kho để sắp xếp nguyên vật liệu một cách hợp lý, khoa hoc, đảm bảo an toàn ngăn nắp, thuận tiện cho việc xuất nhập kiểm kê. Do đó, phải phân khu, phân loại kho, đánh số, ghi ký hiệu các vị trí nguyên vật liệu một cách hợp lý . Bảo quản nguyên vật liệu: Phải thưc hiện đúng theo quy trình, quy phạm nhà nước ban hành để đảm bảo an toàn chất lượng nguyên vật liệu Xây dựng và thực hiện nội quy về chế độ trách nhiệm và chế độ kiểm tra trong việc bảo quản nguyên vật liệu . * Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu: Cấp phát nguyên vật liệu là hình thức chuyển nguyên vật liệu từ kho xuống các bộ phận sản xuất.Việc cấp phát một cách nhanh chóng, kịp thời , chính xác và khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng có hiệu quả cao năng xuất lao động của công nhân, máy móc thiết bị làm cho sản xuất được tiến hành liên tục, từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm đông thời làm giảm giá thành sản phẩm. Việc cấp phát nguyên vật liệu có thể tiến hành theo các hình thức sau: + Cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất. Căn cứ vào yêu cầu của nguyên vật liệu của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất đã báo trước cho bộ phận cấp phát của kho từ để tiến hành cấp phát. Số lượng nguyên vật liệu được yêu cầu được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã tiêu dùng. Ưu điểm: đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất đối với từng bộ phận của doanh nghiệp, tránh những lãng phí và hư hỏng không cần thiết . Hạn chế : bộ phận cấp phát của kho chỉ biết được yêu cầu của bộ phận trong thởi gian ngắn, việc cấp phát kiểm tra tình hình sử dụng gặp nhiều khó khăn, thiếu tính kế hoạch và chủ động cho bộ phận cấp phát. + Cấp phát theo tiến độ kế hoạch.( cấp phát theo hạn mức): Đây là hình thức cấp phát quy định cả số lượng và thời gian nhằm tạo sự chủ động cho cả bộ phận sử dụng và bộ phận cấp phát. Dựa vào khối lượng sản xuất cũng như dựa vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch, kho cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sau từng kỳ sản xuất doanh nghiệp quyết toán vật tư nội bộ nhằm so sánh số sản phẩm đã sản xuất ra với số lượng nguyên vật liệu đã tiêu dùng. Trường hợp thừa hay thiếu sẽ đựoc giải quuyết một cách hợp lý và có thể căn cứ vào một số tác động khách quan khác. Thực tế cho thấy hình thưc cấp phát này đạt hiệu quả cao, giúp cho việc giám sát hạch toán tiêu dùng nguyên vật liệu chính xác, bộ phận cấp phát có thể chủ động triến khai việc chuẩn bị nguyên vật liệu một cách có kế hoạch, giảm bớt giấy tờ, đỡ thao tác tính toán. Do vậy, hình thức cấp phát này đạt hiệu qủa cao và được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có mặt hàng sản xuất tưong đối ổn định và có hệ thống định mức tiên tiến hiện thực, có kế hoạch sản xuất Ngoài hai hình thức cơ bản trên, trong thực tế còn hai hình thức : “bán nguyên vật liệu mua thành phẩm”. Đây là bước phát triển cao của công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm phát huy đầy đủ sáng tạo trong các bộ phận sử dụng vật tư, hạch toán chính xác, giảm sự thất thoát đến mức tối thiểu. Với bất kỳ hình thức nào muốn quản lý tốt nguyên vật liệu cần thực hiện tốt công tác ghi chép ban đầu hạch toán chính xác việc cấp phát nguyên vật liệu thực hiện tốt các quy định của nhà nước và của doanh nghiệp . * Thanh, quyết toán nguyên vật liệu : Đây là bước chuyển giao trách nhiệm giữa các bộ phận sử dụng và quản lý nguyên vật liệu. Đó là sự đối chiếu giữa lượng nguyên vật liệu nhận về với số lượng sản phẩm giao nộp, nhờ đó mới đảm bảo được việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu bảo đảm hạch toán đầy đủ chính sách nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm. Khoảng cách và thời gian để thanh quyết toán là tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất, nếu chu kỳ sản xuất dài thì thực hiên một quý một lần, nếu ngắn thì được thanh quyết toán theo từng tháng . * Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu : Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đã trở thành một nguyên tắc, một đạo đức, một chính sách kinh tế của các doanh nghiệp.Việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp được thực hiện theo những phương hướng và biện pháp chủ yếu sau : - Không ngừng giảm bớt phế liệu, phế phẩm, hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Giảm mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm là yếu tố quan trọng đề tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất song khi muốn khai thác triệt để yếu tố này cần phải phân tích cho được các nguyên nhân làm tăng, giảm mức tiêu hao vật tư trong sản xuất. Từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm được nhiều vật tư trong sản xuất. Mức tiêu hao vật tư trong một đơn vị sản phẩm thường bị tác động bởi nhiều nhân tố như: Chất lượng vật tư, tình hình trang bị kỹ thuật cho sản xuất, trình độ lành nghề của công nhân, trọng lượng thuần túy của sản phẩm . Để thực hiện có hiệu quả phương hướng này, doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các vấn đề : + Hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, thực hiện đúng các chế độ về bảo quản sử dụng máy móc thiết bị, coi trọng hạch toán nguyên vật liệu, xây dựng chế độ thưởng phạt nhằm kích thích sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu . + Xoá bỏ mọi hao hụt mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu do nguyên nhân chủ quan gây ra . Để thực hiện tốt phương hướng này cần nâng cao trách nhiệm trong công tác thu mua, vận chuyển, bao gói, bốc dở, kiểm nghiệm nguyên vật liệu trong kho và cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất . + Cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất hợp lý cũng góp phần giảm các tổn thất trong quá trình sản xuất. +Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, lợi ích của tiết kiệm đối với xí nghiệp, đối với từng người. + Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân. + Có các biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần thích đáng, kịp thời đối với việc tiết kiệm. + Sử dụng nguyên vật liệu thay thế : Việc lựa chọn nguyên vật liệu thay thế được tiến hành cả trong khâu cung ứng và thiết kế chế tạo sản phẩm . Đây là một biện pháp quan trọng, nó cho phép sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn trong nước và từ đó giảm bớt việc thay thế phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và đặc biệt là vẫn phải bảo đảm chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất. + Sử dụng lại phế liệu - phế phẩm: tức là sử dụng tối đa vật liệu tiêu dùng trong sản xuất, thu hồi và tận dụng phế liệu - phế phẩm không những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài của doanh nghiệp. Việc tận dụng sẽ góp phần làm giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm. Nó cũng có thể đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp nếu thực hiện bán phế liệu, phế phẩm cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp . 2.1.1.4 phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu Sau khi kế hoạch lập ra và đi vào thực hiện, ghi chép việc thực hiện thì các nhà quản lý tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL để phân tích đánh giá những kết quả đạt được so với kế hoạch, từ đó tìm ra sự chênh lệch và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng NVL nhằm nhận thức đúng đắn về tình hình quản lý trong kỳ từ đó đưa ra chính sách, biện pháp quản lý cho kỳ tới. Mặt khác, thông qua việc phân tích giúp cho nhà quản lý có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý NVL cho kỳ tiếp theo. Để đánh giá công quản lý NVL cần phân tích tình hình cung cấp, sử dụng, và dự trữ NVL a. Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu Tỷ lệ hoàn thành kế Số lượng NVL loại thực tế nhập kho trong kỳ hoạch cung cấp khối = lượng NVL loại i(%) Số lượng NVL loại i cần mua (theo kế hoạch Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung cấp NVL là phải đảm bảo đủ về số lượng. Để phân tích tình hình cung ứng NVL về mặt số lượng cần tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung cấp của từng loại NVL theo công thức: Nếu xét về tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung cấp về tổng khối lượng thì xác định theo công thức. b. Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu Dự trữ NVL cho sản xuất là một yêu cầu tất yếu khách quan nên doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi lượng dự trữ thực tế so với kế hoạch để đảm bảo cho nguyên vật liệu sản xuất kỳ sau: Chỉ tiêu phân tích: Tỷ lệ hoàn thành số lượng NVL loại i dự trữ thực tế kế hoạch dự trữ = x 100 NVL loại i(%) Số lượng NVl loại I dự trữ kế hoạch c. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu Sử dụng tiết kiệm NVL là một trong những mục tiêu cơ bản để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tăng mức lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích sử dụng tình hình NVL phải được tiến hành thường xuyên trên các mặt: Khối lượng sử dụng và định mức tiêu hao thực tế để sản xuất ra đơn vị sản phẩm. Thông qua đó đánh giá tình hình sử dụng chi phí NVL và hiệu suất sử dụng NVL * Phân tích tình hình sử dụng về khối lượng nguyên vât liệu Lượng NVL dùng cho sản xuất = Lượng NVL xuất cho sản xuất Để phân tích mức độ đảm bảo khối lượng NVL cho sản xuất sản phẩm cần tính hệ số đảm bảo NVL . Hệ số đảm bảo Lượng NVL i tồn ĐK + Lượng NVL i nhập trong kỳ = NVL loại I Lượng NVL cần dùng trong kỳ * Phân tích tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu Để biết được tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu thực tế trong kỳ so với kế hoạch cần phân tình hình thực hiện chi phí để các nhà quản lý nắm được tình hình tăng, giảm, và xác định mức tiết kiệm chi phí NVL. Mức tiết kiệm Chi phí chi phí theo khối lượng thực tế = - x Chi phí NVL thực tế kế hoạch khối lượng kế hoạch * Phân tích hiệu suất sử dụng NVL Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá chung các tiềm năng sử dụng NVL Hiệu suất sử dụng NVL = giá trị sản lượng/ chi phí vật liệu Hiệu suất sử dụng NVL cho thấy với 1 đồng chi phí vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng, chỉ số này càng cao đánh giá công tác quản lý càng chặt chẽ và hiệu quả. 2.1.2 Tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu có liên quan trước đây Nguyên liệu là điều kiện số một, không thể thiếu được trong sự phát triển công nghiệp. Nguyên liệu từ khoáng sản có giá trị đặc biệt đối với việc phát triển các ngành công nghiệp nặng. Nguyên liệu tại chỗ là cơ sở để giảm giá thành sản phẩm công nghiệp trong sản xuất, nước ta là nước có nhiều khoáng sản, tạo tiền đề phát triển các nghành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó khoáng sản còn là điều kiện để sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu hoặc xuất khẩu khoáng sản. Khai thác khoáng sản là một ngành công nghiệp quan trọng của mỗi quốc gia, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành này. Tuy nhiên, mức đóng góp của ngành này vào GDP của Việt Nam còn rất thấp, vì thế muốn phát triển ngành khai khoáng Việt Nam cần có một nền công nghiệp hiện đại với những khoản đầu tư khổng lồ. Việc đầu tư cho ngành khai thác khoáng sản ở việt Nam còn yếu, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Bên cạnh đó việc quản lý tài nguyên khoáng sản ở một số địa phương nước ta còn nhiều bất cập, tình trạng khai thác bừa bãi và không có quy hoạch đã làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt dần, nguyên liệu tận thu với chất lượng kém. Khoáng sản là một tài nguyên quý của quốc gia do đó cần phải đẩy mạnh công tác thăm dò, nâng cấp trữ lượng và xiết chặt công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và khai thác, chế biến quặng. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành khai khoáng đối với việc xóa đói, giảm nghèo tại nhiều khu vực nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra định hướng phát triển khuyến khích sử dụng công nghệ mới trong khai thác khoáng sản và phát triển nghành chế biến, đặc biệt là các sản phẩm khai thác thô. Để nâng cao hơn nữa công tác quản lý khoáng sản, hạn chế tổn thất tài nguyên, thất thu ngân sách, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo trật tự an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản, thì nhà nước đã tập trung một số biện pháp sau: Một là: Ưu tiên đầu tư để thực hiện một số dự án trọng điểm trong việc điều tra, đánh giá chất lượng, trữ lượng các loại khoáng sản là nhu cầu thiết yếu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là những dự án thực hiện ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển nhằm tạo công ăn việc làm, thu hút lao động tại chỗ, tạo điều kiện để nâng cao đời sống xã hội, nâng cao dân trí ở các vùng này. Đồng thời có quy hoạch khai thác hợp lý các loại khoáng sản, các vùng khoáng sản để đạt được hiệu quả cao hơn. Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc định hướng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, nên quan tâm khai thực hiện dự án đánh giá chất lượng, trữ lượng và quy hoach khai thác một số khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh. Hai là: Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn, nhất là việc thuê đất, ký quỹ phục hồi môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vấn đề nộp ngân sách, đặc biệt là nộp thuế tài nguyên, sử dụng lao động và an toàn trong khai thác. Quán triệt hơn nữa việc thực hiện quyết định của nhà nước về quy chế quản lý, khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn các tỉnh. Kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản và nghành quản lý tài nguyên và môi trường. Ba là: Bổ sung sửa đổi, hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản đã ban hành cho phù hợp với cơ chế quản lý nhà nước về khoáng sản hiện nay. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên quan đến mọi đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn; đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết để các tổ chức, cá nhân hoạt động đúng pháp luật. Tăng cường năng lực quản lý cho Sở Tài nguyên và môi trường. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về quản lý và kỹ thuật khai thác mỏ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đảm bảo an toàn, nâng Cao hiệu quả khai thác và chế biến khoáng sản. Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp, tuy nhiên trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khai thác khoáng sản thì còn hạn chế. Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tôi đã tìm hiểu được một số đề tài có liên quan của các luận văn khoá trước như: + Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng Trung Hải- Vũ thị Ngọc- KE48B + Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Gia Lâm- Trần nguyễn thị Yến- KE48A Nổi cộm những vấn đề mà các đề tài trước đã nghiên cứu được: Đề tài đã làm rõ được tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Do đó,nguyên vật liệu cần được quản lý tốt và cung cấp một cách đầy đủ để sản xuất diễn ra liên tục. Quản lý nguyên vật liệu cáng khoa học thì tiết kiệm được NVL, giá thành rẻ, cơ hội đạt hiệu quả càng cao.Để làm tốt công tác quản lý NVL , thì trước hết xây dựng định mức tiêu hao NVL từ đó lập kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL. Công việc tiếp theo là tổ chức thực hiện, ghi chép việc xuất tồn kho nguyên vật liệu thông qua các chứng từ và hệ thống sổ sách, tài khoản kế toán. Cuối cùng là đánh giá tình hình quản lý và sử dụng xem là tốt hay xấu thông qua các chỉ tiêu để từ đó tìm ra được những ưu và nhược điểm của công tác quản lý NVL tại công ty, đưa ra giải pháp khắc phục. Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp như: Thu thập tài liệu, tổng hợp và xử lý thông tin, so sánh, phuơng pháp chuyên gia….nhìn chung các đề tài này đã khải quát tương đối tốt quá trình quản lý NVL tại đơn vị đã nghiên cứu, tuy nhiên theo tôi vẫn cón mang tính chung chung, chưa đi sâu làm rõ hơn công tác quản lý NVL trong đối tượng ngành nghề kinh doanh của mình. Từ đặc điểm riêng NVL tại đơn vị mà có cách quản lý cụ thể hơn. Bên cạnh đó, các đề tài trên vẫn chưa nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NVL. Tiếp thu có lựa chọn những kết quả mà các nghiên cứu trước đây đã đạt được, tôi tiến hành đi nghiên cứu đề tài: “ Tăng cường công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh” 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu có sẵn trên sách báo, sổ sách, báo cáo của công ty, trên mạng internet….liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Những nội dung được thu thập như là: Tài sản và nguồn vốn của công ty, kết quả sản xuất kinh doanh,tình hình lao động của công ty… Thu thập tài liệu sơ cấp: Thông qua những buổi thực tập hỏi han các anh chị trong doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến lĩnh vự._.ý nguyên vật liệu tại công ty. xuất phát từ yêu cầu của quá trình quản lý sản xuất nói chung và quá trình quản lý NVL nói riêng đòi hỏi quản lý chặt chẽ, khoa học và hiệu quả trong tất cả các bước từ lập kế hoạch mua sắm NVL, đến tổ chức thực hiện, ghi chép các quá trình thu mua- nhập, xuất, tồn kho và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện. Đây là một bước mà tổng công ty luôn quan tâm và phân tích thường xuyên từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý để có biện pháp giải quyết làm cho công tác quản lý NVL được tăng cường và dẫn đến hoàn thiện. Để đánh giá công tác quản lý, hằng tháng công ty cần tiến hành phân tích thông qua tình hình thực hiện cung cấp- sử dụng- và dự trữ NVL. 3.4.1 Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu giữa thực hiện so với kế hoạch Bảng 3.10: so sánh tình hình cung cấp nguyên vật liệu giữa thực tế so với kế hoạch năm 2008 Tên vật tư ĐVT Đơn giá kế hoạch Số lượng cung cấp So sánh Kế hoạch Thực hiện (+-) % Quặng thô tấn 600.000 173.000 169.388 -3.612 97,91 Zicon 65% tấn 9.400.000 4.000 4.154 154 103,85 NL Rutil 83% tấn 3.000.000 10.000 9.521 -479 95,21 Dầu Lít 14.500 2.000.000 2.245.704 245.704 112,29 Gas kg 30.000 8.950 10.536 1.586 117,72 Nguồn: Phòng kinh tế Qua bảng ta thấy tình hình cung cấp giữa thực tế so với kế hoạch của từng loại NVL. Trong đó, có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung ứng về khối lượng gas là lớn nhất đạt 117,72% tương ứng tăng 17,72% so với kế hoạch. Nhìn chung tình hình cung cấp nhiên liệu đều vượt so với kế hoạch, tuy có nguyên liệu chính chủ yếu của tổng công ty là quặng thô, Rutil là chưa đạt yêu cầu tương ứng giảm giảm 2,09% và 4,79% so với kế hoạch đề ra. Nếu xét theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp về tổng khối lượng NVL thì trong năm 2009 đạt 100,72 % chứng tỏ công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về cung cấp tổng khối lượng NVL ( vượt 0.72%). Đây là một con số không cao, bên cạnh đó nguyên vật liệu chính của công ty lại không hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, mỗi loại nguyên liệu có một tính năng cũng như công dụng khác nhau, do đó các nguyên liệu khác không thể thay thế cho nguyên liệu chính quặng thô, rutil 83% làm cho sản lượng sản xuất ilmenite, rutil không đạt được sản lượng như đề ra. Nguyên nhân dẫn đến sự không hoàn thành của những nguyên liệu chính này là : cuối năm 2008 tổng công ty đang tập trung thăm dò khai thác mỏ sắt thạch khê nơi có trữ lượng sắt chiếm khoảng 60% trữ lượng sắt của cả nước nên tổng công ty phải tạm thời giảm sản lượng khai thác quặng thô để tập trung mọi nguồn lực cho dự án và tiến tới thành lập công ty cổ phần sắt thạch khê nên trong thời gian này tổng công ty đã điều động một lượng công nhân lớn nên điều này cũng làm cho sàn lượng khai thác giảm,dẫn tới lượng quặng thô cung cấp trong năm 2008 không đạt kế hoạch đề ra. Việc giảm sản lượng khai thác quặng thô làm cho nguyên liệu Rutil 83% giảm dẫn đến không đạt kế hoạch cung cấp so với kế hoạch đề ra.Một nguyên nhân chủ quan nữa là trong năm 2008 tình hình tiêu thụ rutil trong nước và xuất khẩu không đạt được như kế hoạch, nên cuối năm tổng công ty đã ngừng chế biến nguyên liệu Rutil 83% chính vì vậy tổng công ty đã không thực hiện được như kế hoạch đề ra. Như vậy qua phân tích ta thấy tổng công ty cần có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn để không làm ảnh hưởng đến tiến trình khai thác quặng, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.4.2 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu giữa thực tế so với kế hoạch Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục thì tổng công ty phải tiến hành dự trữ nguyên vật liệu. Tuy nhiên việc dự trữ nguyên vật liệu phải được thực hiện sao cho không để ứ đọng, dư thừa. Bảng 3.11: Tình hình dự trữ thực hiện giữa thực tế so với kế hoạch Tên vật tư ĐVT Mức dự trữ NVL So sánh Kế hoạch Thực hiện (+-) % Quặng thô tấn 16.000 14.520 -2520 90,75 Zicon 65% tấn 350 372 22 106,28 NL Rutil 83% tấn 850 792 -28 93,17 Dầu Lít 172.000 145.261 -26.739 84,45 Gas kg 700 723 23 103,29 Nguồn: Phòng kinh tế Thông qua bảng số liệu ta thấy mức dự trữ một số loại NVL như: Quặng thô, Zicon 65%, gas là tương đối tốt vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó đối với một số loại NVL chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch như quặng thô và nguyên liệu Rutil. Điều này cũng dễ nhận thấy khi 2 nguyên liệu chính này trong năm không cung cấp đủ so với kế hoạch đề ra nên không dự trữ đạt được chỉ tiêu đề ra. Do đó trong kỳ sau doanh nghiệp cần làm tốt khâu dự trữ để đảm bảo cho nhu cầu của sản xuất . 3.4.3 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu tại công ty 3.4.3.1 Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu Bảng 3. 12: Tình hình sử dụng khối lượng NVL năm 2008 của tổng công ty Tên vật tư Hệ số đảm bảo NVl Khối lượng sử dụng Định mức tiêu hao KH TH KH TH Quặng thô 1,023 169388 158858 0.5 0.41 Zicon 65% 1,08 4000 3950 0.975 0.947 NL Rutil 83% 1,07 9521 9420,5 0.22 0.18 Dầu 1,06 2245704 2240000 100 105 Gas Zicon siêu mịn 1,05 2150 2119,1 0.5 0.515 Rutil 1,052 8386 8206,5 2.78 3 Nguồn: Phòng kinh tế Qua bảng số liệu cho thấy tình hình sử dụng khối lượng NVL thực tế so với kế hoạch là có sự chênh lệch. Thông qua việc tính định mức tiêu dùng thì dầu, gas là cao hơn so với kế hoạch còn lại là nhỏ hơn. Do trong quá trình sản xuất tổng công ty muốn đẩy nhanh quá trình, nên tiêu dùng lượng nhiên liệu lớn hơn.Các nguyên liệu chính thì định mức tiêu dùng ít hơn so với dự kiến, đây là một điều đáng mừng trong khi chất lượng sản phẩm vẫn đạt chỉ tiêu chất lượng như kế hoạch đề ra, góp phần giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng chi phí NVL Bảng 3.13: Tình hình sử dụng chi phí NVL năm 2008 của tổng công ty Tên vật tư Chi phí NVL (đồng) Đơn giá KH mức tiết kiệm Kế hoạch thực hiện Quặng thô 101.632.800.000 100.165.561.000 600.000 -8.584.439.000 Zicon 65% 37.600.000.000 37.368.000.000 9.400.000 238.000.000 NL Rutil 28.563.000.000 26.811.136.000 3.000.000 -1.450.364.000 Dầu 32.562.708.000 30.361.918.000 14.500 -2.118.082.000 Gas 316.080.000 300.276.000 30.000 -9.492.000 cộng 200.674.588.000 195.006.891.000 -11.924.377.000 Như vậy thông qua tình hình sử dụng chi phí khi so sánh với khối lượng thực tế sản xuất : 65554 tấn Ilmenite, 4171 Zicon siêu mịn, 2051 tấn Rutil nhận thấy tổng chi phí thực hiện đã tiết kiệm được 11.924.377.000 đồng. Qua đó phản ánh công tác quản lý NVL đã tiết kiệm được chi phí, góp phần giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty. 3.4.3.3 Phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu Bảng 3.14 : Hiệu suất sử dụng NVL tổng công ty qua 2 năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch (+-) % Giá trị sản lượng Ilmenite 139.103.900.000 167.825.200.000 28.721.300.000 20,65 Zicon siêu mịn 60.865.000.000 79.249.000.000 18.384.000.000 30,2 Rutine 15.280.630.000 10.152.450.000 -5.128.180.000 -33,5 Chi phí vật liệu Ilmenite 67.526.165.049 78.664.800.000 11.138.634.951 16,5 Zicon siêu mịn 32.034.210.526 40.212.717.949 8.178.507.423 25,53 Rutine 6.s617.129.800 4.285.359.400 -2.331.770.400 -35,24 Hiệu suất sử dụng NVL Ilmenite 2,06 2,14 0,08 3,88 Zicon siêu mịn 1,90 1,97 0,07 3,68 Rutine 2,31 2,37 0,06 2,59 Nguồn:Phòng kinh tế Hiệu suất sử dụng NVL = giá trị sản lượng/ chi phí vật liệu Theo kết quả tính toán ,năm 2008 hiệu suất sử dụng NVL cho từng loại sản phẩm là cao hơn so với năm 2007. Đối với sản phẩm Ilmenite ,trong năm 2008 cứ 1 đồng vật liệu tham gia vào sản xuất đem lại 2,14 đồng giá trị sản lượng trong khi năm 2007 chỉ đạt 2,06 đồng.Tương tự phân tích cho sản sản p hẩm Zicon siêu mịn và rutine. Như vậy thông qua hiệu suất sử dụng ngày càng cao ta thấy công tác quản lý chi phí vật tư bỏ ra ít hơn nhưng lại mang lại giá trị sản lượng cao hơn. Vì vậy tổng công ty cần duy trì và có biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng NVL, tiết kiệm chi phí NVL, nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm. 3.5 Đánh giá chung tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty 3.5.1 Những thành tích đạt được trong công tác tổ chức và quản lý NVL tại tổng công ty Công ty được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lớn nhất tỉnh. Song song với sự lớn mạnh phát triển của công ty ,công tác quản lý nói chung và công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng càng không ngừng được hoàn thiện và cải thiện vừa đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, vừa đáp ứng với vai trò của quản lý là một công cụ quản lý đắc lực,kiểm tra và giám sát mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đồng thời góp phần quản lý một cách có hiệu quả nguyên vật liệu. Qua thời gian thực tập tại công ty, chúng tôi thấy công tác quản lý NVL nhìn chung được thực hiện tương đối đồng bộ, toàn diện trên tất cả các nội dung công tác quản lý ở tất cả các khâu. Công ty đã xây dựng hệ thống định mức NVL cho từng loại sản phẩm tương đối chính xác. Đây là ưu điểm rất lớn của công ty trong công tác quản lý và hạch toán NVL. Qua đó công ty có thể tính toán được mức thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu, góp phần quản lý chặt chẽ NVL, công cụ dụng cụ. Do đặc điểm của NVL của công ty là quặng thô titan, đây là loại nguyên liệu quý hiếm và dễ bị đánh cắp do đó tổng công ty đã xây dựng kho vật tư đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quy định về bảo quản vật liệu. Hệ thống kho được bố trí hợp lý và gần nơi sản xuất để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, sản xuất được tiến hành nhanh và kịp thời.Tổng công ty đã có sự phân công quản lý rõ ràng, đội ngũ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao. Do vậy việc bảo quản dự trữ NVL được tiến hành khá tốt. Hệ thống chứng từ, sổ sách áp dụng đảm bảo đầy đủ chứng từ bắt buộc quản lý hiện hành của công ty về NVL như : Phiếu nhập, phiếu xuất, thẻ kho …trình tự luân chuyển chứng từ được thực hiện một cách chặt chẽ, chứng từ luân chuyển theo đúng chu trình. Trong công tác quản lý kho, do sắp xếp một cách có hệ thống và hợp lý nên giảm bớt diện tích kho, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập xuất nguyên vật liệu, đảm bảo dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, sẵn sàng cấp phát kịp thời theo nhu cầu sản xuất. Việc thực hiện kiểm kê thường xuyên và xử lý thừa thiếu NVL kịp thời góp phần quản lý chặt chẽ, hạn chế lượng NVL hư hỏng, mất mát. Các xí nghiệp sử dụng phương thức giao vật tư tại nơi làm việc, đây là phương thức tiến độ, tạo điều kiện cho người lãnh đạo tập trung sức lực và thời gian vào việc chăm lo sản xuất, tạo điều kiện cho tổ chức nhập, xuất kho một cách khoa học, làm cho phòng kinh doanh và điều khiển sản xuất đi sát sản xuất hơn, hiểu rõ nhu cầu các phân xưởng để từ đó tổ chức cấp phát nguyên vật liệu được tốt hơn. 3.5.2 Những thiếu sót, tồn tại cấn khắc phục Ngoài những ưu điểm trên, công ty vẫn còn thiếu sót tồn tại cần khắc phục để hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu. * Công tác xây dựng định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm đã khá chính xác, tuy nhiên tổng công ty phải thường xuyên theo dõi định mức tiêu hao NVL hơn. Không nên quan niệm định mức từ một số bất di bất dịch nào đó trong một thời kỳ mà nên tạo ra một khoảng xây dựng hợp lý nào đó,để khống chế được chi phí phát sinh một cách hợp lý, đảm bảo bám sát thực tế và thích hợp với điều kiện sản xuất hiện tại . * Trong quá trình khai thác khoáng sản: Công tác hoàn thổ và phục vụ môi trường của tổng công ty trong năm 2008 chưa được quan tâm đúng mức, việc phục hồi lại môi trường sau khi khai thác chưa thực hiện được như đã cam kết làm cho nhiều vùng sau khi khai thác đã nhanh chóng trở thành hoang mạc, ô nhiễm môi trường, làm cho người dân phản ánh ảnh hưởng đến công tác khai thác cung cấp khoáng sản cho tổng công ty. Bên cạnh đó việc đền bù cho người dân chưa được thoả đảng, tình trạng kiện tụng lẫn nhau giữa các hộ dân với chính quyền địa phương và tổng công ty diễn ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của tổng công ty. * Trong quá trình tổ chức thu mua- nhập kho nguyên vật liệu: Một số trường hợp việc kiểm tra số lượng quy cách phẩm chất của vật tư không được ghi vào văn bản kiểm nghiệm vật tư do đó sẽ khó trong việc quy hết trách nhiệm trong việc bảo quản và thanh toán. Đôi khi vì mục đích cá nhân nên nên xảy ra hiện tượng nguyên vật liệu không đủ chất lượng cũng nhập kho * Trong quá trình sử dụng NVL: Chưa có sự giám sát chặt chẽ của quản đốc phân xưởng nguyên vật liệu nên việc sử dụng NVL cao hơn, thấp hơn định mức thường xuyên xảy ra, thất thoát NVL không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.Trong quá trình sử dụng chưa lập báo cáo tình hình sử dụng vật tư nên không biết được ưu và nhược, cũng như chất lượng của từng loại vật tư. * Trong quá trình giao nhận NVL: Chứng từ nhập xuất vật liệu không nhập phiếu giao nhận chứng từ nên rất có thể dẫn đến tình trạng thất thoát tài liệu, mặt khác việc hạch toán chi tiết NVL chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, hằng ngày quản lý không theo dõi tình hình nhập xuất tồn theo từng hoá đơn mà đến cuối quý quản lý mới phản ánh nhập xuất tồn theo từng hoá đơn chứng từ mà đến cuối quý quản lý mới phản ánh vào bảng kê nhập, bảng kê xuất và nhập báo cáo nhập xuất tồn vật tư. * Trong công tác quản lý kho: Việc sử dụng chung NVL nhập về và NVL trữ cùng một kho đã gây không ít khó khăn cho các xí nghiệp. * Về ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu: Công nhân vẫn chưa có ý thức tiết kiệm triệt để nguyên vật liệu,do đó còn gây lãng phí nguyên vật liệu. 3.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý và sử dụng NVL tại tổng công ty - Chính sách của nhà nước: Các chính sách của nhà nước đưa ra đều chi phối đến sự phát triển của các doanh nghiệp Nghị định số 07/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đầu năm nay quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, UBND các tỉnh phối hợp trong cấp phép hoạt động khoáng sản, bổ sung một số quy định mới về khu vực cấm hoạt động khoáng sản, điều chỉnh mức lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản... Như vậy, các tổ chức, cá nhân sẽ phải nâng cao nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động khoáng sản. Đó cũng là cơ hội mới với các doanh nghiệp trong bối cảnh quản lý tài nguyên khoáng sản đã mở ra diện mạo mới, mà nét chủ yếu là tạo ra sự thông thoáng về thủ tục hành chính và đảm bảo quản lý tài nguyên khoáng sản chặt chẽ, khoa học và đồng bộ hơn. Chính sách nghiêm cấm khai thác khoáng sản một cách bừa bãi đã làm cho tình trạng khai thác quặng thô giảm, giảm tình trạng xuất khẩu quặng thô chưa qua chế biến ra nước ngoài với giá thấp, tiết kiệm được tài nguyên khoáng sản cho đất nước. - Nhân tố tài nguyên: Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản Titan lớn nhất cả nước, do đó tổng công ty có điều kiện, cơ hội để sản xuất phát triển, thuận lợi hơn trong tất cả các khâu tổ chức thu mua đến cung ứng NVL. - Thị trường: Hiện nay, do thị trường tiêu thụ titan và khoáng sản trên thế giới và trong nước theo chiều hướng gia tăng về giá trong vài năm gần đây, nên tình trạng khai thác sa khoáng titan ở nước ta trở nên rất sôi động và khó kiểm soát. Tình trạng khai thác không cho phép ở một số địa phương đã làm ảnh hưởng đến môi trường và gây tổn thất quốc gia. Hà Tĩnh cũng là địa phương chịu sự biến động của thị trường tiêu thụ TiTan, dẫn đến hiện tượng khai thác bừa bãi và lộng hành của một số địa phương làm sụp lở đất.Mặt khác, trước thị trường trên tổng công ty đã dự đoán được từ trước nên đã chủ động dự trữ NVL quặng thô để phục vụ sản xuất… - Nhân lực: +Trình độ và đạo đức của cán bộ làm công tác quản lý NVL : ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý NVL ở tất cả các khâu: Khai thác khoáng sản không đúng trình tự và kỹ thuật, quy trình sẽ dẫn đến chất lượng quặng không tốt, bảo quản sắp xếp kho kém sẽ gây khó khăn trong việc kiểm kê, cấp phát NVL. Đạo đức của thủ kho kém sẽ gây thất thoát NVL… + Trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật của người lao động. Để sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ quản lý mà còn chịu ảnh hưởng của tay nghề, ý thức công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó, người làm công tác quản lý phải quan tâm giáo dục, bồi dưỡng cho người lao động không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn về ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động. Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh là đơn vị sản xuất kinh doanh với quy mô sản xuất lớn nhất tỉnh, nên nhìn chung trình độ tay nghề của người lao động cao có kỹ thuật. Tuy nhiên, do quy mô quá lớn nên không thể kiểm soát được một cách chặt chẽ công nhân trong quá trình sản xúât nên một số cá nhân ý thức kỷ luật còn kém, chưa tự giác trong công việc và trong việc sử dụng tiết kiệm NVL. Máy móc thiết bị: Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý NVL thì phải quản lý chất lượng NVL tốt. Để làm được điều đó thì trước hết bản thân NVL đó cũng phải đảm bảo được chất lượng .Tổng công khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh là doanh nghiệp có nghành nghề chính là khai thác khoáng sản, nghành nghề đòi hỏi quy trình công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại mới có thể đưa ra chất lượng quặng tốt và sản lượng lớn. Tổng công ty là đơn vị có quy trình công nghệ sản xuất và đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất trong nước, là đơn vị có nhà màychế biến Zicon đầu tiên ở việt Nam với những thiết bị hiện đại nhất do đó trong quá trình sản xuất NVL quặng thô được tận thu một cách triệt để nhất, không làm tiêu hao lượng NVL đưa vào sản xuất do đó làm giảm giá thành sản xuất, đem lại hiệu quả sản xuất cho tổng công ty. Ngoài những nhân tố trên thì tuỳ vào lĩnh vực kinh doanh cũng như tính chất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà việc quản lý NVL còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nữa: Sự biến động giá, vật liệu thay thế… 3.6 Một số kiến biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, tổng công điểm còn tồn tại trong công tác quản lý nói chung và quản lý nguyên vật liệu nói riêng. Trước thực tế trên của tổng công ty, dưới góc độ là một sinh viên thực tập bằng những kiến thức đã học cùng với những kiến thức thực tế tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý NVL tại tổng công ty nâng cao hiệu quả sản xuất. 3.6.1 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, từ đó xây dựng định mức và chỉ tiêu phù hợp với tình hình biến động của công ty Để đảm bảo cho hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu tổng công ty áp dụng luôn sát với điều kiện thực tế, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao NVL cần phải đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với sự biến động của các nhân tố tác động đến nó. Tổng công ty phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi, rà soát lại các định mức tiêu hao NVL, khống chế được các khoản chi phí phát sinh một cách hợp lý, đảm bảo bám sát thực tế và thích hợp với điều kiện sản xuất hiện tại tránh tình trạng phải điều chỉnh định mức thường xuyên. Bên cạnh đó song song với việc kiểm tra, giám sát, và tính toán chi phí phát sinh trên cơ sở định mức đã xây dựng. Công ty phải căn cứ vào đbaoiều kiện thực tế cuả mình đề ra các biện pháp có hiệu quả việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu. 3.6.2 Xây dựng các dự án, nhiệm vụ cụ thể, xây dựng lộ trình hoàn thổ phục hồi môi trường trước và sau khi khai thác Nhằm từng bước hạn chế và khắc phục các tác động của việc khai thác và chế biến khoáng sản của tổng công ty trong việc gây ô nhiễm môi trường và chiếm dụng đất, để lại nhứng diện tích đất bị hoang hoá và suy thoái thì tổng công ty nên xây dựng các dự án, nhiệm vụ cụ thể, xây dựng lộ trình hoàn thổ phục vụ môi trường trước và sau khi khai thác. Phải thực hiện tốt những quy định, cam kết của mình nhằm bảo vệ môi trường và đền bù thoả đáng cho dân, làm cho quá trình khai thác được diễn ra thuận lợi hơn. 3.6.3 Lập phiếu giao nhận khi bàn giao chứng từ giữa kho và phòng quản lý Như chúng ta đã biết, một trong những nhiệm vụ cơ bản của quản lý NVL là phản ánh chính xác số vật liệu nhập xuất trong quý.Trong việc hạch toán nguyên vật liệu khi bàn giao chứng từ tại công ty không có phiếu giao nhận chứng từ nên dễ dẫn đến tình trạng thất thoát tài liệu phản ánh không chính xác giá trị vật liệu xuất nhập trong quý mà không biết nguyên nhân cũng như người chịu trách nhiệm 3.6.4 Công tác quản lý kho Xí nghiệp nên có kho dự trữ để tránh lẫn lộn với những NVL nhập về kho và NVL dự trữ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát NVL khi cần thiết. Việc dữ trữ NVL giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục. 3.6.5 Về quản lý sử dụng vật tư Để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vật tư, hàng quý các xí nghiệp phải lập báo cáo tình hình sử dụng vật tư, gửi về tổng công ty, nội dung bản báo cáo tình hình sử dụng vật tư gửi về công ty. Nội dung bản báo cáo phải ghi rõ chất lượng, hiệu quả của loại vật tư đang sử dụng có đảm bảo tuổi thọ của vật tư không và phải nên rõ ưu điểm của loại vật tư này so với loại vật tư cùng loại đã sử dụng trước đó. Ví dụ: Khi sử dụng vật tư phải báo cáo tình hình sử dụng vật tư BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẬT TƯ Kính gửi: Các phòng ban liên quan - Ban giám đốc công ty Tên đơn vị sử dụng: căn cứ tính năng kỹ thuật của vật tư Căn cứ vào quá trình sử dụng thực tế của vật tư Xí nghiệp xin báo cáo tình hình sử dụng vật tư cụ thể như sau: Loại vật tư:…………………………………………… Chất lượng sản phẩm: …………………………………. Ý kiến đề nghị: …………………………………………. Ngày tháng năm Bộ phận sử dụng 3.6.6 Tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác, sử dụng hợp lý ,tiết kiệm nguyên vật liệu ,tránh lãng phí. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đã trở thành một nguyên tắc, đạo đức, một chính sách kinh tế của tổng công ty. Song việc sử dụng hợp lý- tiết kiệm NVL của các xí nghiệp chưa thực hiện một cách triệt. Tiết kiệm phải được thực hiện ở mọi khâu trong quá trình sản xuất và biện pháp quan trọng nhất để thực hiện là biện pháp công nghệ tiên tiến.Việc sử dụng máy móc thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến, cải tiến và đồng bộ hóa máy móc sẽ làm nguyên vật liệu được sử dụng một cách triệt để, tiết kiệm được nguyên liệu, giảm chi phí và thời gian sản xuất, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Trước hết xí nghiệp phải không ngừng giảm bớt phế liệu, phế phẩm ,hạ thấp định mức tiêu dùng NVL. Giảm mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm là yếu tố quan trọng để tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất. Song muốn khai thác triệt để yếu tố này phải phân tích cho được các nguyên nhân làm tăng, giảm mức tiêu hao vật tư, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm được nhiều vật tư trong sản xuất. Xí nghiệp đã xây dựng các định mức tiêu hao vật liệu song khi đi vào sản xuất chưa kiểm tra chặt chẽ công nhân có thực hiện đúng mức đề ra chưa, bởi vậy gây ra lãng phí nguyên vật liệu. Do đó, trong thời gian tới, các phân xưởng cần theo dõi chặt chẽ hơn tình hình thực hiện trong quá trình sản xuất của công nhân.Trong quá trình sử dụng NVL phải thường xuyên đôn đốc công nhân sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu.Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, tự giác trong công nhân. Làm cho công nhân hiểu rõ được tầm quan trọng cũng như lợi ích cuả việc sử dụng và tiết kiệm NVL. 3.6.7 Xây dựng các khung thưởng phạt, dùng “đòn bảy kinh tế” để khuyến khích các cá nhân, tập thể có thành tích. Tổng công ty nên có chế độ khen thưởng, kỷ luật để nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý NVL.Xây dựng các khung thưởng phạt, làm căn cứ để quy rõ trách nhiệm đối với những cá nhân sai phạm, bên cạnh đó khuyến khích những cá nhân có những đóng góp, thành tích tốt cho tổng công ty. Bên cạnh khuyến khích về mặt tinh thần, Tổng công ty nên dùng “ đòn bảy kinh tế” để khuyến khích hơn nữa các cá nhân, tập thể có thành tích, và có những đóng góp tốt trong công tác tổ chức và quản lý NVL. PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Sự thành công của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, điều đó có nghĩa là phải làm sao đạt được giá trị đầu ra tối đa từ các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp đã sử dụng. Việc một doanh nghiệp biết quản lý tốt chặt chẽ các khoản chi phí trong quá trình sản xuất mà khởi đầu như là các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, máy móc, trong đó nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản hàng đầu, sẽ góp phần giảm giá thành, đảm bảo sản xuất có hiệu quả và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Do đó, quản lý nguyên vật liệu đầu vào là điều kiện rất cần thiết trong điều kiện hiện nay. Là một doanh nghiệp sản xuất trong nghành khai thác khoáng sản nên vấn đề nguyên vật liệu đầu vào là rất quan trọng và cấp bách trong cơ chế thị trường hiện nay khi nguồn khoáng sản đang ngày càng khan hiếm và khai thác không hợp lý, bừa bãi. Vì vậy đòi hỏi Công tác quản lý phải làm sao đủ cung cấp NVL về số lượng, chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu luôn là vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý. Thông qua việc đi tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh một lần nữa khẳng định quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý nguyên vật liệu cần chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng, sau đó tổ chức ghi chép và phân tích để giúp cho việc quản lý được tốt hơn. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu quá trình quản lý NVL tại công ty tôi xin đưa ra một số kết luận sau: Thứ nhất: Để tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ và có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình quản lý: Xây dựng định mức tiêu hao, lập kế hoạch, tiến độ khai thác, ghi chép, đánh giá phân tích tình hình thực hiện nguyên vật. Thứ hai: Tổng công ty đã làm khá tốt công tác xây dựng kế hoạch khai thác, mua sắm nguyên vật liệu và định mức tiêu hao NVL. Thứ ba: Tổng công ty đã làm tương đối tốt việc thực hiện quá trình khai thác, thu mua, bảo quản, dự trữ, xuất dùng NVL để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, đồng bộ, tránh hao hụt, mất mát và lãng phí trong quá trình sử dụng. Thứ tư: Quy trình công nghệ khai thác quặng thô khai thác khá hợp lý, công nghệ tiên tiến nên NVL phục vụ cho sản xuất đạt chất lượng cao và giá thành rẻ. Mặt khác, NVL của tổng công ty chủ yếu tự khai thác nên tận dụng được phế liệu một cách triệt để, tiết kiệm phần nào chi phí, giảm giá thành NVL Thứ năm: Tổng công ty còn tiến hành phân tích, đánh giá tình hình cung cấp- dự trữ- và sử dụng nguyên vật liệu một cách thường xuyên để đánh giá được công tác quản lý còn yếu kém trong khâu nào để từ đó rút kinh nghiệm cho kỳ sau. 4.2 Khuyến nghị Từ việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá công tác quản lý NVL tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: * Đối với nhà nước: - Tăng cường và thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản từ trung ương đến địa phương. Nhà nước thống nhất quản lý kết quả thăm dò, khai thác khoáng sản, đầu tư cho việc quy hoạch, tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân tham gia đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản - Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với dự án khai thác, chế biến tại chỗ khoáng sản ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hay những dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bảo đảm môi trường, các sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế-xã hội cao * Đối với tổng công ty: Công ty cần thường xuyên rà soát lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và xây dựng hệ thống định mức tiêu hao chính xác hơn đảm bảo chất lượng sản phẩm Do đặc điểm NVL đầu vào của tổng công ty là quặng thô khai và các nguyên liệu khác được chế biến từ quặng thô nên phải đảm bảo được quá trình khai thác diễn ra một cách thuận lợi, cung cấp quặng kịp thời không để cho sản xuất bị gián đoạn. Để làm được điều đó sau khi khai thác xong đến đâu, tổng công ty cần phải khôi phục lại môi trường, đền bù thỏa đáng cho dân và có những chính sách cải tạo, đưa lại cuộc sống trước kia cho người dân. Tổng công ty cần lập kế hoạch và bố trí các kế hoạch khác của tổng công ty không làm ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác, đạt được kế hoạch đề ra. Các công ty, phòng ban Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc công nhân sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.các công ty, phòng ban phải có chế độ khen thưởng, kỷ luật để nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên trong quản lý nói chung và quản lý NVL nói riêng. Các công ty cần phải tận thu tối đa vật liệu tiêu dùng trong sản xuất và thu hồi, tận dụng phế phẩm hơn nữa. Hiện nay, hằng năm doanh thu phê phẩm tư cát thải mang lại không nhỏ, do đó cần phải quản lý tốt hơn vấn đề này. Đối với mỗi cá nhân: Phải có ý thức và trách nhiệm trong công việc, không ngừng nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho bản thân. Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ và làm tốt công tác quản lý nguyên vật liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS.PHẠM MỸ DUNG – TS.BÙI BẰNG ĐOÀN, Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2001. 2. TS.KIM THỊ DUNG- THS.NGUYỄN QUỐC OÁNH, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2003. 3.PGS.TS.NGUYỄN THÀNH ĐỘ - TS.NGUYỄN NGỌC HUYỀN, Giáo trình quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản lao động- xã hội năm 2005. 4. PGS.TS.PHẠM HỮU HUY, Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục năm 1998. 5. TS.CHU THỊ KIM LOAN, Bài giảng quản trị học, Trường đại học Nông Nghiệp I Hà Nội. 6.PGS.TS.ĐỒNG THỊ THANH PHƯƠNG, Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, năm 2005 7.THS.BÙI ĐỨC TÂM, Giáo trình kế hoạch kinh doanh, Nhà xuất bản lao động- xã hội, năm 2006 8..PGS.TS.PHẠM THỊ NGỌC THUẬN, Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật-Hà Nội, năm 2003 9.TRẦN NGUYỄN THỊ YẾN, Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng Gia Lâm, Luận văn tốt nghiệp, Khoa kế toán và quản trị kinh doanh, Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, năm 2008 10. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuy chinh sua xong.doc
Tài liệu liên quan