BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
-------------------------
Đàm Thị Thanh Hưng
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ANH TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
-1-
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là kết quả sự nỗ lực học tập của tôi trong thời gian qua. Trong
quá trình thực hiện luận văn
151 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Thiết kế e-Book dạy học môn hóa học lớp 12 - chương trình nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý, động viên của các thầy
cô, đồng nghiệp, các em học sinh và những người thân trong gia đình.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở trường ĐHSP Hà Nội và
ĐHSP. TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi học tại
trường.
Tôi xin gửi lời tri ân đến TS. Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa Hóa, người đã trực tiếp
giảng dạy môn Nghiên cứu khoa học trong dạy học Hóa học và truyền đạt những kinh
nghiệm để thực hiện một đề tài khoa học.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Anh Tuấn – Giáo viên hướng
dẫn trực tiếp đề tài, đã giúp đỡ và dành thời gian cũng như tâm huyết để sửa chữa những
thiếu sót, khuyết điểm cho đề tài và đề ra những hướng giải quyết tốt nhất để tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai đã tạo điều
kiện cho tôi được tham gia khóa học này và hỗ trợ kinh phí thực hiện luận văn; Ban giám
hiệu, tổ Hóa trường THPT Trấn Biên, Ngô Quyền và các trường THPT khác trong tỉnh
cùng các em học sinh đã tạo điều kiện cho tôi điều tra, tham khảo ý kiến và tiến hành thực
nghiệm để có số liệu viết luận văn, cũng như những góp ý cho E-book để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong phòng CN & SĐH đã hướng dẫn
thủ tục, tạo điều kiện cho tôi nộp luận văn đúng thời hạn.
Cuối cùng, không thể quên gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, đã giúp đỡ, ủng hộ về
vật chất và tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều đầu tư về thời gian và công sức để thực hiện, nhưng luận văn
sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý
của thầy cô và các bạn.
Xin kính chúc mọi người sức khỏe và thành công!
-2-
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ..............................................................................................................0
Lời cảm ơn .................................................................................................................1
Mục lục........................................................................................................................2
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................5
Danh mục các bảng .....................................................................................................6
Danh mục các hình vẽ, đồ thị......................................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................12
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................12
1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học.....................................................13
1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ...........................................13
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực ...............................................................13
1.3. Tự học................................................................................................................20
1.3.1. Thế nào là tự học? ..................................................................................20
1.3.2. Các hình thức tự học...............................................................................21
1.3.3. Chu trình tự học......................................................................................21
1.3.4. Vai trò của tự học ...................................................................................24
1.4. Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học .................................25
1.4.1. Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT)...............................25
1.4.2. Vai trò của CNTT&TT trong dạy học ...................................................26
1.4.3. Xu hướng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học.....................................27
1.4.4. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và nghiên cứu hóa học................29
1.5. E-book..............................................................................................................29
1.5.1. Khái niệm về E-book .............................................................................29
1.5.2. Các yêu cầu thiết E-book .......................................................................30
1.5.3. Các phần mềm tin học dùng thiết kế E-book........................................32
-3-
1.6. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn hóa học
tại trường trung học phổ thông ở Đồng Nai .........................................................45
Kết luận chương 1 ...................................................................................................48
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12,
CHƯƠNG 6 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO ..................................................49
2.1. Nội dung sách giáo khoa chương 6, hóa học 12-Nâng cao ...........................49
2.1.1. Cấu trúc của chương...............................................................................49
2.1.2. Chuẩn kiến thức và kỹ năng ...................................................................53
2.1.3. Phương pháp dạy học cơ bản..................................................................57
2.2. Cấu trúc E-book ...............................................................................................58
2.3. Thiết kế E-book ................................................................................................60
2.3.1. “Trang chủ” ............................................................................................60
2.3.2. Trang “Giới thiệu”..................................................................................64
2.3.3. Trang “Hướng dẫn” ................................................................................66
2.3.4. Trang “Bài học”......................................................................................68
2.3.5. Trang “Bài tập”.......................................................................................70
2.3.6. Trang “Tư liệu” ......................................................................................76
2.3.7. Trang “Vui học” .....................................................................................78
2.4. Hướng dẫn sử dụng E-book ............................................................................80
Kết luận chương 2 ...................................................................................................81
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..........................................................82
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................82
3.2. Nội dung thực nghiệm......................................................................................82
3.3. Thời gian và đối tượng thực nghiệm ..............................................................82
3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm .......................................................83
3.5. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................................85
3.6. Kết quả thực nghiệm........................................................................................85
3.6.1. Kết quả nhận xét của giáo viên về E-book.............................................85
3.6.2. Kết quả nhận xét của học sinh về E-book ..............................................89
-4-
3.6.3. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ..........................................................93
Kết luận chương 3 .................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105
PHỤ LỤC ...............................................................................................................112
-5-
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADSL: Asymmetric Digital Subscriber Line - Đường dây thuê bao số bất
đối xứng
CNTT&TT: Công nghệ thông tin và truyền thông
ĐC: Đối chứng
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
HTML: HyperText Markup Language – Ngôn ngữ siêu văn bản
LAN: Local area network – Mạng cục bộ
PP: Phương pháp
PPDH: Phương pháp dạy học
Sở GD-ĐT: Sở Giáo dục và Đào tạo
TN: Thực nghiệm
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
WAN: Wide area network – Mạng diện rộng
-6-
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các lớp tham gia thực nghiệm và đối chứng............................................83
Bảng 3.2. Danh sách các giáo viên nhận xét E-book................................................86
Bảng 3.3. Bảng kết quả nhận xét của GV về E-book................................................87
Bảng 3.4. Bảng kết quả nhận xét của HS về E-book ................................................90
Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1....................................................................93
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 .............93
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ............................................94
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 ...........................95
Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2................................................................... 95
Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 ...........95
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ..........................................96
Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 .........................97
Bảng 3.13. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2..................................................................97
Bảng 3.14. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 ...........98
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 ..........................................99
Bảng 3.16. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 3 .........................99
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả của 3 bài kiểm tra ....................................................100
Bảng 3.18. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 3 bài kiểm tra100
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra........................................101
Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra.............................101
-7-
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chu trình học ba thời.................................................................................22
Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick............................................32
Hình 1.3. Màn hình khởi động Macromedia Dreamweaver 8 ..................................33
Hình 1.4. Cửa sổ làm việc của Macromedia Dreamweaver 8...................................33
Hình 1.5. Màn hình khởi động của Macromedia Flash 8 .........................................34
Hình 1.6. Cửa sổ làm việc của Macromedia Flash 8 ................................................34
Hình 1.7. Cửa sổ làm việc của Macromedia FlashPaper 2 .......................................35
Hình 1.8. Cửa sổ làm việc của Adobe Photoshop CS...............................................36
Hình 1.9. Cửa sổ làm việc của Sothink Glanda ........................................................37
Hình 1.10. Màn hình khởi động FLIP Flash Album Deluxe ....................................38
Hình 1.11. Cửa sổ làm việc của FLIP Flash Album Deluxe.....................................38
Hình 1.12. Cửa sổ làm việc của Easy Button & Menu Maker..................................39
Hình 1.13. Màn hình khởi động Crystal Button 2007...............................................40
Hình 1.14. Cửa sổ làm việc của Crystal Button 2007...............................................40
Hình 1.15. Màn hình khởi động ProShow Producer.................................................41
Hình 1.16. Cửa sổ làm việc của ProShow Producer .................................................42
Hình 1.17. Cửa sổ làm việc của EclipseCrossword ..................................................42
Hình 1.18. Màn hình kết quả của EclipseCrossword................................................43
Hình 1.19. Màn hình khởi động Articulate QuizMaker ’09 .....................................44
Hình 1.20. Cửa sổ làm việc của Articulate QuizMaker ’09......................................44
Hình 1.21. Cửa sổ làm việc của CamStudio .............................................................45
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương 6 ............................................................51
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc E-book...............................................................................59
Hình 2.3. Giao diện Trang chủ..................................................................................60
Hình 2.4. Cửa sổ làm việc Crystal Button- định dạng chữ cho nút liên kết .............62
Hình 2.5. Cửa sổ làm việc Crystal Button- thay đổi kích thước nút liên kết ............63
Hình 2.6. Cửa sổ làm việc M.Dreamweaver – tạo bố cục trang bằng CSS ............63
Hình 2.7. Giao diện trang Giới thiệu.........................................................................65
-8-
Hình 2.8. Giao diện trang Hướng dẫn.......................................................................66
Hình 2.9. Cửa sổ làm việc PS – vẽ hình elip.............................................................67
Hình 2.10. Tô màu elip .............................................................................................67
Hình 2.11. Tạo dải màu Gradient..............................................................................67
Hình 2.12. Thao tác cuối cùng tạo nút nhấn liên kết ................................................68
Hình 2.13. Giao diện trang Bài học ..........................................................................69
Hình 2.14. Giao diện trang Bài tập ...........................................................................71
Hình 2.15. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Start .............................72
Hình 2.16. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Option..........................73
Hình 2.17. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Assets ..........................74
Hình 2.18. Cửa sổ tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng Articulate Quizmaker '09.............75
Hình 2.19. Cửa sổ tạo thuộc tính cho bài kiểm tra bằng Articulate Quizmaker '09 76
Hình 2.20. Giao diện trang Tư liệu ...........................................................................77
Hình 2.21. Giao diện trang Vui học ..........................................................................79
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 ...................................................94
Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ..................................................94
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 ...................................................96
Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ..................................................97
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3 ...................................................98
Hình 3.6. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 ..................................................99
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 3 bài kiểm tra .......................................................100
Hình 3.8. Đồ thị tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra ................................101
-9-
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu
thế kỉ XXI”, đó là dự báo mà UNESCO đã đưa ra từ thập niên 90 của thế kỉ trước.
Quả đúng như vậy, thế giới đang chịu những biến động về nhiều mặt dưới tác động
của công nghệ thông tin, trong đó nền giáo dục không phải là ngoại lệ. Công nghệ
thông tin ngày càng khẳng định vai trò và sức mạnh to lớn của nó trong mọi phương
diện của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Với ngành giáo dục nó đang và sẽ tạo ra
cuộc “cách mạng” trong công tác dạy- học. Hòa nhập với xu thế chung của toàn thế
giới, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề này và đưa ra nhiều chỉ thị về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa - chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị
có viết: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào
tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục
vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy
tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục
và đào tạo”. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT: “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ
thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo
hướng sử dụng Công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi
mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”. Và mới đây, Chỉ thị số
55/2008/CT- BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo Về tăng cường giảng dạy, đào
tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012:
“Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng
dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng
tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục
vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet
của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được
nội dung học phù hợp; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách
-10-
địa lý đem lại”. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12, CHƯƠNG 6 –
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO” nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ giáo viên dạy học
được thuận tiện hơn và tích cực hóa hoạt động học tập ở học sinh, từ đó nâng cao
chất lượng dạy học.
2. Mục đích của việc nghiên cứu
Tạo ra một E-book hỗ trợ cho việc dạy và học môn Hóa học lớp 12, chương 6
– Chương trình nâng cao.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp 12, chương 6 - Kim loại kiềm,
kim loại kiềm thổ, nhôm - Chương trình nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của E-book đã thiết kế.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp 12,
chương 6 - Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Chương trình nâng
cao.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường trung học phổ
thông.
5. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế E-book dùng cho việc dạy học chương 6, môn Hóa học lớp 12 –
Chương trình nâng cao.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được E-book có chất lượng sẽ tạo điều kiện cho giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thường xuyên hơn; giúp giáo viên có thêm
tư liệu dạy học để đưa vào bài giảng, gây hứng thú học tập cho học sinh; tạo công
-11-
cụ giúp học sinh tự học, mở rộng kiến thức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông.
7. Đóng góp mới của đề tài
Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp 12,
chương 6 – Chương trình nâng cao.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Đọc và nghiên cứu các tài liệu về các phần mềm tin học phục vụ cho đề
tài.
Đọc và chọn lọc các tư liệu dạy học hóa học trên các sách, báo tạp chí,
trên internet, …
- Phương pháp hệ thống- cấu trúc.
- Phương pháp chuyên gia.
- Điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu.
-12-
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các phần mềm phục vụ cho dạy học
đã bắt đầu được nhen nhóm trong các phong trào học tập, nghiên cứu của sinh viên
các trường Sư phạm những năm gần đây. Có thể kể ra một số khóa luận tốt nghiệp
và luận văn cao học của các sinh viên, học viên như sau:
1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình
phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TP.HCM.
2. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và
Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần
nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TP.HCM.
3. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ
trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hóa học nhóm oxi
– lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TP.HCM.
4. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương Oxi – Lưu
huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hoá học cho học sinh trung học phổ
thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. TP.HCM.
5. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các
chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hóa học lớp 10 THPT, Luận văn
Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP. Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 nâng cao
chương “Nhóm halogen”, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP.
TP.HCM.
7. Trần Tuyết Nhung (2008), Thiết kế Sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch
– Sự điện li” lớp 10 chuyên Hóa học, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục,
ĐHSP. TP.HCM.
-13-
Mặc dù các sinh viên, học viên này chưa qua đào tạo chính quy về tin học
nhưng cũng đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng, ý tưởng sáng tạo, hấp dẫn với
giao diện đẹp mắt, có thể ứng dụng được vào thực tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số
hạn chế như: chưa cân xứng về bố cục, nội dung còn đơn giản, chưa nghiên cứu, sử
dụng thêm các phần mềm khác vào việc thiết kế mà chủ yếu chỉ là Macromedia
Dreamweaver và Flash.
1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị
Quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-
1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998) và được khẳng định lại
trong Luật Giáo dục ban hành ngày 14/7/2005, điều 5.2, đã ghi “Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên”.
Điều 28.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh".
Có thể nói vấn đề chủ yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới
hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động với sự hỗ trợ đắc
lực của công nghệ thông tin.
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực
1.2.2.1. Tính tích cực [23], [24]
Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội. Khác với
động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên mà còn
-14-
chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự sống, sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Từ đây, con người bộc lộ năng lực sáng tạo, khả năng
khám phá, tạo ra các nền văn minh ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi trường tự
nhiên cũng như môi trường xã hội.
Quá trình hình thành và phát triển tính tích cực của con người trong đời sống
xã hội hiện hành là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Chính thông qua
giáo dục sẽ đào tạo nên những con người năng động, sáng tạo, chủ động, tích cực
trong công việc, biết thích ứng với mọi hoàn cảnh nhằm góp phần cải tạo và phát
triển cộng đồng.
Như vậy, có thể xem tính tích cực vừa là điều kiện vừa là kết quả của sự phát
triển nhân cách trong quá trình giáo dục tổng thể. Ở đây, khi bàn đến tính tích cực,
không thể không nói đến tính tự giác và tính độc lập trong nhận thức. Các phẩm
chất này nằm trong tổng thể nhân cách một con người.
a) Tính tự giác thể hiện ý thức trong hoạt động của mỗi người. Thông qua hoạt
động sẽ làm rõ ý thức, thái độ của con người với công việc, với đời sống xã hội
trong cộng đồng.
b) Tính độc lập là đề cập tới tự bản thân con người giải quyết các công việc,
không nhờ cậy vào người khác. Độc lập trong nhận thức thể hiện tính sáng tạo và
niềm tin vào bản thân của mỗi người.
1.2.2.2. Tính tích cực trong học tập [23], [24]
Tính tích cực được biểu hiện trong hoạt động của mỗi người, đặc biệt là các
hoạt động mang tính chủ động của chủ thể. Trong giáo dục, hoạt động học tập là
hoạt động chủ đạo của chủ thể giáo dục. Tính tích cực trong học tập, về bản chất, là
tính tích cực nhận thức, sự mong muốn hiểu biết và có khát vọng chiếm lĩnh tri thức
về thế giới khách quan.
Quá trình nhận thức của loài người là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm khám
phá thế giới khách quan. Quá trình nghiên cứu khoa học có thể thành công, có thể
-15-
thất bại. Nếu thành công, nhà khoa học tìm ra cái mới cho loài người, mà chúng ta
quen gọi là các phát minh hay kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu được đưa
vào trong các loại hình nhà trường thông qua nội dung các môn học nhằm giúp
người học chiếm lĩnh những tri thức mà loài người đã tích lũy. So với quá trình
nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập là quá trình nhận thức các
vấn đề đã được nghiên cứu, chủ động khám phá những điều chưa biết đối với bản
thân. Theo thời gian, người học sẽ tích lũy dần vốn tri thức và làm biến đổi chính
bản thân mình. Đến một trình độ nhất định nào đó, sự học tập tích cực sẽ mang tính
nghiên cứu khoa học và chính người học lại tìm ra những tri thức mới cho nhân
loại.
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập có liên quan đến động cơ học
tập. Động cơ học tập đúng đắn sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là cơ sở, tiền đề của
tính tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích
cực sản sinh ra nếp tư duy độc lập trong nhận thức. Suy nghĩ độc lập là nguồn gốc
của sáng tạo. Và đây chính là mục tiêu của giáo dục, đào tạo ra sản phẩm là những
con người năng động, sáng tạo, có tư duy độc lập và phát triển nhân cách hài hòa.
Tính tích cực trong học tập thể hiện ở các hoạt động khác nhau như hăng hái
phát biểu ý kiến xây dựng bài; tích cực trình bày các vấn đề được nêu; hay nêu thắc
mắc; không thỏa mãn với các câu trả lời của mọi người, kể cả câu trả lời của bản
thân; chịu khó tư duy trước các vấn đề khó; kiên trì giải quyết các bài tập theo nhiều
cách khác nhau…
Có thể nêu ra sau đây các mức độ từ thấp đến cao về tính tích cực học tập:
- Bắt chước: cố gắng hành động theo mẫu của giáo viên và bạn bè…(kĩ năng
thực hành).
- Tìm tòi: độc lập trong tư duy khi giải quyết các vấn đề, tìm kiếm các cách
giải quyết khác nhau về một vấn đề …(mức độ kỹ xảo).
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo…
-16-
1.2.2.3. Phương pháp dạy học tích cực [24]
Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn, để chỉ các phương pháp
nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò
tổ chức, định hướng của người dạy. Như vậy, phương pháp dạy học tích cực
(PPDHTC) theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Thuật ngữ tích cực trong PPDHTC được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ
động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng trái nghĩa với tiêu
cực.
1.2.2.4. Đặc trưng của dạy học tích cực [24]
a. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động
"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động
học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều
mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp
đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan
sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình,
từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến
thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy
tiềm năng sáng tạo.
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn
hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành
động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy
học.
-17-
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa
học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc
học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh
phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được
chú trọng.
Trong các phương phá._.p học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ
được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học
trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự
học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ
tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo
viên.
c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng
đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân
hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được
thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng
lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng
yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp
thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường
chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến
mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên
một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của
người thầy giáo.
-18-
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ,
lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong
nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc
phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa
các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ
không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ,
uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác
trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự
phân công hợp tác trong lao động xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên
quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải
chuẩn bị cho học sinh.
d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận
định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích
cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều
chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học
sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động
kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải
trang bị cho học sinh.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người
năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể
dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến
khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
-19-
Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một
công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để
linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng
vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực
chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ
theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có
vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công
sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên
lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt
động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ
chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn
các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
1.2.2.5. Một số phương pháp dạy học tích cực [24], [1]
Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền
thống. Trong hệ thống các PPDH quen thuộc đã có nhiều PPDH tích cực. Về mặt
hoạt động nhận thức, các phương pháp thực hành là “tích cực” hơn các phương
pháp trực quan, các phương pháp trực quan là “tích cực” hơn các phương pháp dùng
lời. Một số PPDH tích cực cần được áp dụng ở trường phổ thông là:
- Vấn đáp (đàm thoại) tìm tòi.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Trên cơ sở các phương pháp dạy học tích cực ở trên có thể áp dụng cụ thể
cho việc dạy học hóa học như sau:
- Sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực.
+ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.
+ Sử dụng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng.
-20-
+ Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề.
- Sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực.
+ Sử dụng bài tập hóa học như nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi,
hình thành khái niệm.
+ Sử dụng bài tập mô phỏng một số tình huống thực tế đời sống.
+ Sử dụng bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề.
+ Sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng, năng lực nghiên cứu hóa học.
- Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng dạy học tích cực.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hóa học.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ
thông tin và đặc biệt là ứng dụng các phần mềm tin học để thiết kế e-book phục vụ
cho dạy học các bài ở một chương trong sách giáo khoa.
1.3. Tự học
1.3.1. Thế nào là tự học?
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [21], tự học là:
“quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực
hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ
sở giáo dục đào tạo”.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu [44], tự học là một phương pháp đào tạo
cho mọi đối tượng và là hình thức dạy học có thể phối hợp với các hình thức tổ
chức dạy học khác, phát huy được tính tích cực chủ động của người học.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe
radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem
phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người
hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa
chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã
nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề
cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư
-21-
viện, … Đối với HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn,
các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi
hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển mạnh, biết tự học cũng có
nghĩa là biết tra cứu những thông tin cần thiết, biết khai thác những ngân hàng dữ
liệu của những trung tâm lớn, kể cả trên internet để hỗ trợ cho nhiệm vụ học tập của
mình.
1.3.2. Các hình thức tự học [3], [44]
Tự học không có hướng dẫn: là hình thức học tập hoàn toàn không có sự
tương tác thầy trò, HS phải tự lực chiếm lĩnh kiến thức thông qua tài liệu, hoạt động
thực tế, thí nghiệm, ...
Tự học có hướng dẫn: là hoạt động tự lực của HS để chiếm lĩnh kiến thức
với sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của GV thông qua các phương tiện học
tập (tài liệu học tập, tài liệu tra cứu, đĩa VCD, phần mềm dạy học, ...).
1.3.3. Chu trình học [48], [49]
Chu trình học là chu trình chủ thể tìm hiểu, xử lý, giải quyết vấn đề hay vật
cản của một tình huống học với sự hợp tác của tác nhân và sự hỗ trợ của môi
trường sư phạm”.
Chu trình học diễn biến theo ba thời: Tự nghiên cứu (I), Tự thể hiện, hợp tác
với bạn và thầy (II), Tự kiểm tra, tự điều chỉnh (III).
-22-
Hình 1.1. Chu trình học ba thời
Thời (I): Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định
hướng giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ yêu cầu mới đối với người
học) và tạo ra sản phẩm thô có tính chất cá nhân.
Thời (II): Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các
tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu
của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với bạn và thầy,
tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi
thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa
sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).
Chu trình học ba thời “Tự nghiên cứu – Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy
– Tự kiểm tra, tự điều chỉnh” – thực chất cũng chính là con đường “Nhận biết, phát
hiện vấn đề, định hướng giải quyết và giải quyết vấn đề” của việc nghiên cứu khoa
học – con đường xoắn ơristic kiểu học trò ở tầm vóc và trình độ của người học, dẫn
-23-
dắt người học đến tri thức khoa học, đến chân lý mới (chỉ mới đối với người học) và
chỉ có thể diễn ra dưới sự hướng dẫn của thầy.
Ngay tự thời (I), thầy đã hướng dẫn người học cách tự nghiên cứu như giới
thiệu vấn đề (ý nghĩa, mục tiêu, định hướng), hướng dẫn cách thu nhận, xử lý thông
tin, cách giải quyết vấn đề và tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để trò có thể tự
nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức.
Ở thời (II), thầy là người tổ chức cách học hợp tác hai chiều đối thoại trò –
trò, trò – thầy, như giúp đỡ cá nhân trình bày, bảo vệ sản phẩm học, tổ chức thảo
luận ở cộng đồng lớp học, lái cuộc tranh luận theo đúng mục tiêu. Cuối cùng thầy là
người trọng tài kết luận về những gì người học đã tự tìm ra và tranh luận thành tri
thức khoa học.
Ở thời (III), thầy là người cố vấn cho trò tự kiểm tra, tự điều chỉnh như cung
cấp thông tin liên hệ ngược về sản phẩm học (kết luận, đánh giá, cho điểm…), giúp
đỡ trò tự đánh giá, tự sửa sai, tự rút kinh nghiệm về cách học.
Chu trình học ba thời không có nghĩa tuyệt đối là có “ba bước”, “ba giai
đoạn”, có ranh giới rạch ròi, máy móc, tách rời nhau, mà có thể đan xen, hoà nhập
lẫn nhau và có thể biến động theo hoàn cảnh người học. Ngay trong lúc đang tham
gia thảo luận (thời II), chủ thể có thể động não, suy nghĩ (tự nghiên cứu – thời I),
hoặc tự kiểm tra, tự phê bình về sản phẩm học của mình (thời III). Thời chỉ có nghĩa
là vào lúc đó, nổi bật lên vai trò của cá nhân người học, của lớp hay của thầy. Thời
nào cũng có vai trò và hoạt động của trò và thầy, song ở thời (I), nổi lên vai trò lao
động cá nhân (học cá nhân) của người học với kết quả là sản phẩm học ban đầu.
Thời (II) là vai trò của lao động hợp tác (học hợp tác) với thầy và bạn ở lớp học, tạo
ra sản phẩm học mang tính hợp tác – xã hội. Ở thời (III), nổi lên vai trò lao động cá
nhân (học cá nhân) ở trình độ cao hơn thời I: tự kiểm tra, tự phê bình, tự sửa sai, tự
điều chỉnh, rút kinh nghiệm…
-24-
Điều cốt yếu là cả ba thời đều diễn ra trên cái nền chung là hành động học, tự
học, tự nghiên cứu, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của chủ thể, dưới sự
hướng dẫn hợp lý của nhà giáo.
Ba thời cũng có thể xem như là ba cách học tổng quát: cách tự nghiên cứu,
cách học hợp tác, cách tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Chu trình học ba thời bắt đầu từ “Tự nghiên cứu” dưới sự hướng dẫn của
thầy, qua các thời “Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy” và “Tự kiểm tra, tự điều
chỉnh” rồi trở lại “Tự nghiên cứu” ở một tình huống học mới, ở trình độ cao hơn
trình độ ban đầu “một ít”, theo con đường xoắn ốc nhiều tầng từ tự học đến học hợp
tác rồi trở lại tự học để dần dần kiến tạo cho bản thân chủ thể trình độ và năng lực
tự học, tự nghiên cứu, năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Tổng thể các chu trình học là “cuộc hành trình nội tại” phát triển bền vững ở
mỗi người học năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời “để hiểu”, “để làm”, “để
hợp tác cùng chung sống” và “để làm người” lao động tự chủ, năng động và sáng
tạo của thế kỷ XXI.
1.3.4. Vai trò của tự học [3], [20]
Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng
kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý:
học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn.
Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả
của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ
đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và xây
dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo”.
Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới
-25-
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì
vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân
loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.
Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt
đối với HS THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu
thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng… HS sẽ khó thích ứng do
đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. Hơn thế nữa, nếu không có khả
năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà
Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996.
1.4. Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
1.4.1. Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) [23]
1.4.1.1. Công nghệ thông tin (Information Technology) – (Năm 1995)
Công nghệ thông tin là công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin.
Công nghệ thông tin là thuật ngữ bao gồm tất cả những dạng công nghệ được
dùng để xây dựng, sắp xếp, biến đổi, và sử dụng thông tin trong các hình thức đa
dạng của nó.
Công nghệ thông tin là một tập hợp các phương pháp khoa học, các phương
tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại- chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm
tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú
và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
1.4.1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông
Information and Communication Technologies- ICT-(năm 2000)
Information and Communication Technologies- ICT-(năm 2003)
Là một tổ hợp được dùng để mô tả phạm vi các công nghệ thu nhận, sắp xếp,
khôi phục, xử lý, phân tích và truyền thông tin.
-26-
ICTs là công nghệ đòi hỏi cho các quá trình thông tin. Cụ thể là việc sử dụng
các máy tính điện tử và các phần mềm lưu trữ, sắp xếp, bảo mật, truyền dẫn, và khôi
phục thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
Trong một chừng mực nào đó có thể coi công nghệ thông tin và truyền thông
là sự giao thoa nhau của 3 ngành Điện tử + Tin học + Viễn thông.
Toàn bộ các thiết bị điện tử và cơ khí của máy tính được gọi chung là phần
cứng.
Các chương trình chạy trên máy tính được gọi là phần mềm.
1.4.2. Vai trò của CNTT&TT trong dạy học [23]
CNTT&TT có vai trò thúc đẩy, điều phối tư duy và xây dựng kiến thức thông
qua các nội dung sau:
- CNTT&TT hỗ trợ việc xây dựng kiến thức:
+ Giúp biểu thị các ý tưởng, sự hiểu biết của người học.
+ Giúp người học tạo ra các kiến thức có hệ thống và sử dụng đa phương
tiện.
- CNTT&TT góp phần khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ quá trình học tập qua
xây dựng kiến thức mới:
+ Giúp truy cập các thông tin cần thiết.
+ Giúp so sánh các điểm khác biệt.
- CNTT&TT tạo môi trường để hỗ trợ học tập thông qua thực hành trên máy
tính (thực hành ảo, thực tế ảo):
+ Giúp biểu diễn và mô phỏng các vấn đề, tình huống và hiện tượng của thế
giới vật chất thực.
+ Giúp xác định một không gian an toàn, kiểm tra được vấn đề tư duy của
học sinh.
- CNTT&TT tạo môi trường xã hội để hỗ trợ học tập qua trao đổi trong cộng
đồng:
-27-
+ Giúp cộng tác với nhau.
+ Tạo các cuộc tranh luận, bàn bạc thảo luận và đạt đến sự nhất trí của các
thành viên trong cộng đồng.
- CNTT&TT là người đồng hành với tri thức để hỗ trợ học tập qua phản ánh:
+ Hỗ trợ học sinh trình bày, diễn đạt điều mình biết.
+ Phản ánh những điều đã học và bằng cách nào để lĩnh hội các kiến thức
như thế.
+ Giúp kiến tạo cách biểu diễn ý nghĩa hiểu biết được theo phong cách
riêng của mỗi học sinh.
1.4.3. Xu hướng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học [23]
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay, việc ứng
dụng rộng rãi đa phương tiện (Multimedia) và quá trình dạy học là xu hướng tất yếu
của các trường học trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng. Việc ứng dụng
Multimedia vào việc dạy học sẽ nâng cao tính tích cực tự lực nhận thức của học
sinh vì khi “thầy dạy bằng đa phương tiện, trò học bằng đa giác quan” thì vai trò
của người thầy lúc này chỉ giữ chức năng định hướng, tư vấn còn người học tùy vào
năng lực, điều kiện và nhu cầu của bản thân sẽ đầu tư một khoảng thời gian và công
sức hợp lý để chiếm lĩnh kiến thức mới, đạt được mục đích mình mong muốn.
Albert Einstein đã nói : “Nghệ thuật cao cả của người thầy là khơi dậy
niềm vui trong sự diễn tả và nhân thức sáng tao”.
Những thành tựu tiến bộ của các ngành khoa học kỹ thuật đã làm cho nhà
trường phải thay đổi cả về nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp
giảng dạy của thầy, phương pháp học của học sinh lẫn hình thức tổ chức dạy học…
Xu hướng phát triển của thiết bị dạy học:
- Các thiết bị nghe nhìn được số hóa.
-28-
Kỹ thuật điện tử số đầu tiên được áp dụng cho máy tính, sau đó vào các thiết
bị nghe nhìn trở nên chính xác, rõ ràng và được tải nhanh, tạo cho việc truyền tải
đồng bộ cả hình và tiếng trên cùng công cụ như sóng cực ngắn và vệ tinh.
- Thiết bị dạy học nhỏ và mạnh hơn.
Các thiết bị tương tác. Các thiết bị như máy vi tính hay truyền hình tương tác
không còn thụ động, chỉ thuần túy là một vật để biểu diễn theo sự điều khiển của
con người mà còn tạo điều kiện tương tác với học sinh, cho phép cá nhân hóa giáo
dục.
Giáo dục vượt ra ngoài biên giới. Mạng vi tính và internet làm cho việc trao
đổi thông tin vượt qua khỏi biên giới quốc gia. Hệ thống hóa đào tạo từ xa trở thành
một mạng lưới đào tạo toàn cầu.
Sự tác động của các ngành khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến sự phân bố
nhân lực trong hệ thống giáo dục, số học sinh theo học tại các trường tăng lên, kiến
thức truyền đạt trong nhà trường cũng nhiều hơn đòi hỏi thêm các nhân viên quản
lý, thầy giáo trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy sẽ giảm đi.
Việc học tập của học sinh cũng có nhiều thay đổi, trước đây chủ yếu theo
SGK và một số sách tham khảo. Ngày nay họ phải tự tìm kiếm thêm thông tin từ
các thiết bị nghe nhìn, mạng máy tính (LAN, WAN, internet).
Vì vậy để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách có hiệu quả
thì cần phải xây dựng các phần mềm dạy học, khai thác sử dụng các phần mềm
công cụ đa phương tiện khác nhau như Microsoft Producer for PowerPoint 2003,
Photoshop, Video Maker, ProshowGold… để thiết kế các bài giảng điện tử hỗ trợ
hoạt động nhận thức tự chủ, sáng tạo của HS.
Ngoài ra cùng với sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy học là sự thay đổi về nội dung, hình thức, phương pháp và phương
tiện dạy học với các thuật ngữ đã trở nên gần quen thuộc hiện nay như E-books, E-
-29-
learning, … Điều đó có nghĩa là tất yếu phải xây dựng hệ thống các bài giảng điện
tử cho từng môn học.
1.4.4. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và nghiên cứu hóa học [14]
Có thể kể những ứng dụng quan trọng của CNTT&TT trong dạy học và
nghiên cứu hóa học hiện nay:
- Sử dụng các phương pháp tính số, giải quyết các bài toán lý thuyết hóa học
(hóa lượng tử, cơ học thống kê, động lực hóa học, nhiệt động học, động hóa
học,…).
- Ghép nối trợ giúp cho các đo đạc thí nghiệm, nâng cao tính năng các công
cụ đo đạc.
- Xây dựng các đĩa CD thí nghiệm mô phỏng hoặc thí nghiệm ảo, xây dựng
một số trang Web dạy học một số nội dung hóa học có các mô hình xây dựng khái
niệm và có thí nghiệm mô phỏng.
- Làm các bài giảng tiện nghi để có thể dạy cho lớp học đông người, dạy từ
xa, làm các phần mềm quản lý, chấm bài trắc nghiệm,…phục vụ dạy học.
1.5. E-book
1.5.1. Khái niệm về E-book
E-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Giống như e-mail (thư
điện tử) e-book chỉ có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp
kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem. Sách điện tử có những lợi thế mà
sách in thông thường không có được: rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu
sắc, và các thao tác cá nhân hóa tùy theo sở thích của người đọc. Một đặc điểm nổi
bật của sách điện tử - e-book chính là khả năng lưu trữ của nó. Mỗi tập tin sách
trung bình vào khoảng 300 đến 500Kb. Như vậy, với sức chứa của 1 CD-ROM, bạn
có thể lưu trữ đến hơn 2.000 quyển sách, một con số quá ấn tượng.
-30-
Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng internet và kết hợp với các thiết bị
kỹ thuật cao cấp, hầu hết các sách in giấy thông thường đều có thể được làm thành
sách điện tử. Chính vì vậy mà ngày nay, không khó khăn lắm để bạn tìm một tác
phẩm nổi tiếng để đọc trực tiếp trên mạng hay tải về máy tính để đọc theo dạng e-
book.
Không giống như sách in thông thường, sách điện tử cũng có những “định
dạng” khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là sách có nhiều tập tin mở rộng như .PDF,
.PRC, .LIT v.v… Những tập tin này sở dĩ khác nhau là vì chúng được làm từ những
chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng, bạn cần phải có những
chương trình tương ứng.
* Một số ví dụ về E-book:
• E-book có thể là một cuốn tiểu thuyết 400 trang với nhiều tranh ảnh minh
họa hay một truyện ngắn.
• E-book có thể là một cuốn sổ tay đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp.
• Là một cuốn sách chuyên ngành, giải quyết một tình huống cụ thể nào đó.
• E-book có thể là một CD-ROMs đa năng có đầy đủ âm thanh, hình ảnh và
video clips. [80]
Trong đề tài thì E-book là một giáo trình hóa học, được thiết kế dựa theo nội
dung sách giáo khoa giấy của Bộ Giáo dục & Đào tạo, nhưng có bài tập cho phép tự
kiểm tra và đánh giá, bên cạnh đó còn bổ sung nhiều hình ảnh, thí nghiệm mô
phỏng, nhiều tư liệu và trò chơi hấp dẫn khác. E-book được thiết kế dưới dạng giao
diện Web, với nhiều tập tin được tạo bằng nhiều phần mềm khác nhau nhưng được
xuất dưới dạng tập tin .swf nên để đọc được E-book máy tính của bạn cần có một
trình duyệt Web (như Internet Explorer, Mozilla Firefox, …) và một chương trình
đọc tập tin .swf (như Macromedia Flash, Flash Player, …).
1.5.2. Các yêu cầu thiết E-book
-31-
Việc thiết kế e-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những đặc
trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác; do đó theo Nguyễn Trọng Thọ [46] để đáp
ứng nhu cầu tự học, chúng ta phải tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy
học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước):
1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp):
Hiểu rõ mục tiêu.
Các tài nguyên có thể có.
Đối tượng sử dụng.
2. Design (thiết kế nội dung cơ bản):
Các chiến lược dạy học.
Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia).
Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.
3. Development (phát triển các quá trình):
Thiết kế đồ họa.
Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia).
Hình thức và nội dung các trang Web.
Phương tiện thực tế ảo.
4. Implementation (triển khai thực hiện):
Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học :
Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính.
Thủ tục tiến hành với thầy.
Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí.
Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực).
5. Evaluation (lượng giá):
Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do Donald
Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn được tiến
hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế
tiếp:
Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions).
-32-
Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings).
Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers).
Bậc 4: Kết quả thực tế (Results).
Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick
1.5.3. Các phần mềm tin học dùng thiết kế E-book
1.5.3.1. Macromedia Dreamweaver [72]
Dreamweaver là một chương trình Visual Editor chuyên nghiệp để tạo và
quản lý các trang web. Dreamweaver cung cấp các công cụ phác thảo trang web cao
cấp, hỗ trợ các tính năng DHTML (Dynamic HTML) mà không cần viết các dòng
lệnh giúp các bạn không biết lập trình web cũng có thể thiết kế được các trang web
động một cách dễ dàng, trực quan. Với Dreamweaver bạn có thể dễ dàng nhúng các
sản phẩm của các chương trình thiết kế web khác như Flash, Fireworks,
Shockwave, Generator, Authorwave vv.... Với Dreamweaver bạn có thể quản lý các
Local và Remote site giúp cho việc quản lý các trang web trong các site cục bộ và
các website điều khiển từ xa có thể đồng bộ.
Ngoài ra Dreamweaver còn cho phép bạn chỉnh sửa trực tiếp HTML.Với
Quick Tag Editorbạn có thể nhanh chóng bổ sung hoặc xóa bỏ một HTML mà
không cần thoát khỏi cửa sổ tài liệu. Chế độ soạn thảo trang web bằng HTML giúp
các bạn có thể thiết kế trang trực tiếp bằng ngôn ngữ HTML.
-33-
Dreamweaver còn hổ trợ các HTML Styles và Cascading Style Sheet
(CSS) giúp bạn định dạng trang web nhằm tăng tính hấp dẫn khi duyệt các trang
web này.
Hình 1.3. Màn hình khởi động Macromedia Dreamweaver 8
Hình 1.4. Cửa sổ làm việc của Macromedia Dreamweaver 8
-34-
1.5.3.2. Macromedia Flash [73]
Macromedia Flash là một phần mềm ứng dụng multimedia giúp bạn tạo ra
các ứng dụng chuyển động đơn giản cho đến các tương tác phức tạp trong web.
Flash cho phép bạn tích hợp các hình vẽ, hình ảnh, văn bản, âm thanh, video. Nhờ
vậy, bạn có thể tạo một đoạn phim hoạt hình, bản trình diễn, website, ứng dụng, …
Hình 1.5. Màn hình khởi động của Macromedia Flash 8
-35-
Hình 1.6. Cửa sổ làm việc của Macromedia Flash 8
1.5.3.3. Macromedia FlashPaper [74]
Flashpaper là một công cụ đặc biệt của hãng Macromedia, giúp chuyển đổi
các dạng văn bản thông thường như *.DOC (Word), *.XLS (Excel), *.PPT
(Powerpoint), *.PDF (Acrobat), v.v... sang dạng SWF. Như vậy, với công cụ này,
văn bản được soạn bằng bất kỳ chương trình nào đều có thể đưa được vào trang
web.
Hình 1.7. Cửa sổ làm việc của Macromedia FlashPaper 2
-36-
1.5.3.4. Adobe Photoshop CS [65]
Adobe Photoshop (PS) là một chương trình phần mềm đồ họa của hãng
Adobe System, ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. PS hiện nay là sản
phẩm đứng đầu thị trường phần mềm chỉnh sửa ảnh, và được coi là tiêu chuẩn của
các nhà đồ họa chuyên nghiệp.
Photoshop CS, trình bày các kỹ thuật xử lý ảnh cao cấp, các tính năng mới
giúp bạn tạo được các hình ảnh đẹp mắt rõ nét, và mang tính mỹ thuật cao, hỗ trợ
đắc lực cho các chương trình dàn trang và tách màu điện tử, đặc biệt các hình thể
dạng Vector được sử dụng trong môi trường làm việc của Photoshop. Image Ready
với các kỹ thuật tối ưu ảnh, tạo được các đoạn hoạt hình Rollover ứng với các thao
tác Mouse, tạo các nút cho trang Web, bạn sẽ tạo đoạn hoạt hình từ một mảnh đơn
bằng cách sử dụng các file GIF hoạt hình, một file GIF hoạt hình là một chuỗi liên
tiếp nhiều ảnh hoặc nhiều Frame (khung) hợp thành.
Hình 1.8. Cửa sổ làm việc của Adobe Photoshop CS
1.5.3.5. Sothink Glanda 2005 [77]
-37-
Sothink glanda cung cấp cho bạn một thư viện hình ảnh tạo nền, tạo nút, tiêu
đề, âm thanh, biểu tượng, ảnh động, movie, thật phong phú. Ngoài ra bạn có thể tạo
liên kết trên đối tượng, có thể nhập hình ảnh có sẵn trên tài nguyên máy tính của
mình hoặc tài nguyên trên mạng.
Các file được xuất ra từ chương trình Sothink glanda có định dạng .swf . Với
định dạng .swf bạn có thể nhập vào chương trình Macromedia Dreamweaver để
xuất file lên web.
Hình 1.9. Cửa sổ làm việc của Sothink Glanda
1.5.3.6. Flip Flash Album Deluxe [71]
Sau khi bạn đi thăm thú nhiều nơi bạn sẽ có nhiều bức ảnh số. Làm thế nào
để gửi chúng đến những người bạn của bạn? Với FLIP Flash Album Deluxe bạn có
thể tạo một album dễ dàng, giống như một album bóng nhoáng thực sự với cả tiếng
sột soạt của giấy. Và hơn nữa, bạn có thể thiết kế trang bìa đầu và bìa cuối, thêm
nền cho bức ảnh và SWF, tựa đề và khung cho ảnh. Cuối cùng thêm một chút âm
nhạc, bạn đã có một album ảnh trong gia tài của mình.
-38-
FLIP Flash Album Deluxe là chương trình mạnh, nhưng để tạo một album
ảnh số thì chưa bao giờ dễ như thế này! Bạn cần thêm những bức ảnh của bạn và
chọn một khuôn mẫu, có thế thôi.._.à kết luận được tính chất hóa học của
Ca(OH)2.
Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học.
Nhận biết một số ion kim loại kiềm thổ bằng phương pháp hóa học.
Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng,
bài tập khác có nội dung liên quan.
Trọng tâm
Tính chất hóa học cơ bản của Ca(OH)2, CaCO3.
Các loại độ cứng của nước và cách làm nước mất cứng.
II- CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu.
- Tư liệu có trong E-book:
+ Hình ảnh Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4, clorua vôi, nước đá khô, đất đèn, vữa xây nhà, vật
liệu chịu nhiệt, hang thạch nhũ, cặn đá vôi, zeolit, mô hình máy lọc nước.
+ Phim về một số phản ứng của CaCO3 + dd HCl; CaCl2 + Na2CO3.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
I. Một số hợp chất của canxi
1. Canxi hidroxit, Ca(OH)2
a) Tính chất
- Là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước.
- Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) là một
bazơ mạnh.
Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH –
- Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất của
một dung dịch bazơ kiềm.
VD: Ca(OH)2 + HCl →
Ca(OH)2 + CuSO4 →
b) Ứng dụng
Chế tạo vữa xây nhà. Khử chua đất trồng
trọt. Chế tạo clorua vôi dùng để tẩy trắng và
sát trùng.
2. Canxicacbonat, CaCO3
a) Tính chất
- Là chất rắn màu trắng không tan trong
nước.
- Là muối của axit yếu nên pư với những
axit mạnh hơn.
VD: CaCO3 + HCl →
CaCO3 + CH3COOH →
- Phản ứng với CO2 và H2O:
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
HOẠT ĐỘNG 1
GV cho HS xem hình tinh thể, dd Ca(OH)2,
dd Ca(OH)2 + phenolphtalein.
HS: rút ra tính chất vật lí của Ca(OH)2.
Hỏi: dung dịch Ca(OH)2 có tính chất gì? hãy
nêu những tính chất hoá học đặc trưng và viết
pư minh hoạ.
Ca(OH)2 + CO2 →
GV: hướng dẫn HS lập tỉ lệ: nOH-/nCO2.
Hỏi: Hãy cho biết những ứng dụng trong thực
tế của Ca(OH)2 mà em biết ?
GV cho HS xem hình ảnh ứng dụng của
Ca(OH)2 (vôi tôi).
HOẠT ĐỘNG 2
GV cho HS xem hình ảnh CaCO3 (đá vôi). HS
rút ra kết luận về tính chất vật lí của nó.
Hỏi: CaCO3 là muối của axit nào? hăy nêu
những tính chất hóa học của CaCO3?
GV cho HS xem phim TN: CaCO3 + ddHCl
HS: viết ptpư minh họa.
GV: CaCO3 phản ứng với CO2 và H2O để tạo
ra muối axit, hãy viết phản ứng xảy ra.
Chiều thuận giải thích sự xâm thực của nước
mưa đối với đá vôi, chiều nghịch giải thích sự
tạo thành thạch nhũ trong các hang động, cặn
đá vôi trong ấm đun nước.
GV cho HS xem hình ảnh hang thạch nhũ, cặn
đá vôi trong ống dẫn nước hay ấm đun nước.
b) Ứng dụng
Sơ đồ SGK/163.
3. Canxi sunfat, CaSO4
a) Tính chất
- Là chất rắn, màu trắng , ít tan trong nước.
- Tùy theo lượng nước kết tinh mà ta có 3
loại:
CaSO4.2H2O: thạch cao sống
2CaSO4.H2O: thạch cao nung.
CaSO4: thạch cao khan.
2CaSO4.2H2O 2CaSO4.H2O + 3 H2O
b) Ứng dụng
SGK/164
II - Nước cứng
1. Nước cứng
- Nước có vai trò cực kì quan trọng đối với
đời sống con người và sản xuất.
- Nước thường dùng là nước tự nhiên có
hoà tan một số hợp chất của canxi, magie như:
Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CaSO4, MgSO4,
CaCl2, MgCl2 vì vậy nước tự nhiên có chứa
các ion Ca2+, Mg2+.
* Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi
là nước cứng. nước có chứa ít hoặc không
chứa các ion trên gọi là nước mềm.
2. Phân loại nước cứng
Tuỳ thuộc vào thành phần anion gốc axit có
trong nứơc cứng, chia làm 2 loại:
a) Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa
anion HCO3- (của các muối Ca(HCO3)2,
HS: nghiên cứu sơ đồ trang 163 để biết những
ứng dụng của CaCO3.
GV cho HS xem hình ảnh: clorua vôi, nước đá
khô, đất đèn, vữa xây nhà, vật liệu chịu nhiệt.
HOẠT ĐỘNG 3
Hỏi: Canxi sunfat kết tinh có mấy loại?
GV cho HS xem hình ảnh thạch cao phi.
- Để có thạch cao nung và thạch cao khan ta
phải thực hiện quá trình nào?
HS tìm hiểu các ứng dụng của CaSO4 qua các
hình ảnh: trần nhà, tượng thạch cao, phấn viết
bảng.
HOẠT ĐỘNG 4
GV cho HS xem hình ảnh về nước: nước biển,
suối, hồ, nước sinh hoạt.
Hỏi: 1) Nước có vai trò như thế nào đối với
đời sống con người và sản xuất?
2) Nước sinh hoạt hàng ngày lấy từ đâu? Là
nguồn nước gì?
GV: thông báo
- Nước tự nhiên lấy từ sông suối, ao hồ.
nước ngầm là nước cứng, vậy nước
cứng là gì?
- Nước mềm là gì? lấy ví dụ.
HOẠT ĐỘNG 5
GV: Tuỳ thuộc vào thành phần anion gốc axit
có trong nước cứng , người ta chia làm 3 loại:
to
Mg(HCO3)2 ).
b) Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng có chứa
các ion Cl-, SO42- hoặc cả 2. (của các muối
CaCl2, CaSO4, MgCl2, MgSO4).
c) Nước cứng toàn phần là nước có cả tính
cứng tạm thời và vĩnh cửu.
3. Tác hại của nước cứng
- Gây nhiều trở ngại cho đời sống hàng ngày:
Làm mất tác dụng tẩy rửa cho xà phòng, làm
thức ăn lâu chín và giảm mùi vị.
- Gây tác hại cho ngành sản xuất: tạo cặn nồi
hơi, gây lãng phí nhiên liệu và không an toàn.
- Làm tắc ống dẫn nước nóng trong sản xuất
và đời sống, làm hỏng dung dịch cần pha chế.
4. Các biện pháp làm mềm nước cứng
- Nguyên tắc: làm giảm nồng độ ion Ca2+,
Mg2+ trong nước cứng bằng cách chuyển 2 ion
tự do này vào hợp chất không tan hoặc thay
thế chúng bằng những cation khác.
có 2 phương pháp:
a) Phương pháp kết tủa:
Đối với nước cứng tạm thời
- Đun sôi nước trước khi dùng
M(HCO3)2 MCO3 + CO2 + H2O
lọc bỏ kết tủa được nước mềm.
- Dùng nước vôi trong vừa đủ:
M(HCO3)2 + Ca(OH)2 MCO3 + CaCO3 +
+ 2H2O
Đối với nước cứng vĩnh cửu
Dùng các dung dịch Na2CO3, Na3PO4 để
làm mềm nước.
M2+ + CO32- → MCO3 ↓
3M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2 ↓
GV: Lấy vd các muối trong nước cứng tạm
thời
HS: tìm ra đặc điểm của nước cứng tạm thời;
vĩnh cửu; toàn phần.
HS: Nghiên cứu sgk và cho biết nước cứng
tạm thời và nước cứng vĩnh cửu khác nhau ở
điểm nào?
HOẠT ĐỘNG 6
Hỏi: Trong thực tế em đã biết những tác hại
nào của nước cứng ?
HS: đọc sgk và thảo luận.
HOẠT ĐỘNG 7
GV: Như chúng ta đã biết nước cứng có chứa
các ion Ca2+, Mg2+, vậy theo các em nguyên
tắc để làm mềm nước cứng là gì?
Hỏi: Nước cứng tạm thời có chứa những muối
nào? khi đun nóng thì có những phản ứng hoá
học nào xảy ra ?
Có thể dùng nước vôi trong vừa đủ để trung
hoà muối axit thành muối trung hoà không
tan, lọc bỏ chất không tan được nước mềm.
Hỏi: Khi cho dung dịch Na2CO3, Na3PO4 vào
nước cứng tạm thời hoặc vĩnh cửu thì có hiện
tượng gì xảy ra? Viết pư dưới dạng ion.
b) Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng
đi qua chất trao đổi ion (ionit), chất này hấp
thụ Ca2+, Mg2+, giải phóng Na+, H+ nước
mềm.
GV cho HS xem phim TN: dd CaCl2 +
Na2CO3
HOẠT ĐỘNG 8
GV: Dựa trên khả năng có thể trao đổi ion của
một số chất cao phân tử tự nhiên hoặc nhân
tạo.
GV cho HS xem hình ảnh về zeolit, mô hình
máy lọc nước.
HOẠT ĐỘNG 9:
1. Củng cố toàn bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 4, 5- sgk/167.
Tiết :
Bài 33. NHÔM
I – CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG
Kiến thức
Hiểu được:
Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hóa, thế điện
cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.
Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh (Phản ứng của nhôm với phi kim, dung dịch
axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại).
Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy.
Kĩ năng
Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm.
Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của nhôm.
Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.
Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại
phản ứng, một số bài tập có nội dung liên quan.
Trọng tâm
Đặc điểm cấu tạo nguyên tử nhôm và các phản ứng đặc trưng của nhôm.
Phương pháp điều chế nhôm.
II- CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu.
- Tư liệu có trong E-book:
+ Mô hình flash: bảng tuần hoàn, điện phân Al2O3 nóng chảy.
+ Hình ảnh về nhôm: cấu tạo nguyên tử, cấu trúc tinh thể, và trạng thái và ứng dụng
nhôm.
+ Phim về một số phản ứng: đốt bột nhôm trong kk, Al + Cl2, Al + dd kiềm.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
I-Vị trí và cấu tạo
1. Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn
- Chu kì 3, nhóm IIIA
- Trong chu kì Al đứng sau Mg, trước Si
- Trong nhóm IIIA: Al đứng sau B.
2. Cấu tạo của nhôm
- : 1s22s22p63s23p1 Al13
- Là nguyên tố p, có 3e hoá trị.
- Xu hướng nhường 3e tạo ion Al3+
Al → Al3+ + 3e
[Ne]3s23p1 [Ne]
- Trong hợp chất nhôm có số oxi hoá +3
vd: Al2O3, AlCl3
- Cấu tạo đơn chất: lập phương tâm
diện.
II- Tính chất vật lí của nhôm
SGK/171.
III- Tính chất hoá học:
EoAl3+/Al = -1,66 V; I1, I2, I3 thấp Al là
kim loại có tính khử mạnh (yếu hơn KLK,
KLKT).
1. Tác dụng với phi kim: tác dụng trực tiếp và
mãnh liệt với nhiều phi kim.
Vd: 4Al + 3O2 → 2Al2O3
HOẠT ĐỘNG 1
GV cho HS xem hình ảnh về nhôm: cấu tạo
nguyên tử, cấu trúc tinh thể, trạng thái và ứng
dụng nhôm.
Vậy nhôm có tính chất gì? Chúng ta cùng
khảo sát.
GV:Lưu ý HS về biểu tượng nguyên tố nhôm.
GV: Cho HS xem BTH.
HS: Cho biết vị trí của nhôm trong BTH và
viết cấu hình electron của nhôm.
HS: Xác định trong mỗi chu kì, nhóm IIIA,
kim loại nhôm đứng sau và trước nguyên tố
nào?
Hỏi: 1) Hãy cho biết nhôm thuộc loại nguyên
tố gì? có bao nhiêu e hoá trị ?
2) Nhận xét gì về năng lượng ion hoá của
nhôm từ đó cho biết tính chất cơ bản của
nhôm và số oxi hoá của nó trong các hợp chất
GV cho HS xem hình cấu trúc mạng tinh thể
nhôm.
HS rút ra kết luận về cấu trúc mạng tt nhôm.
HOẠT ĐỘNG 2
HS: nghiên cứu sgk và thảo luận rút ra những
tính chất vật lí quan trọng của nhôm.
HOẠT ĐỘNG 3
Hỏi: dựa vào cấu tạo nguyên tử, EoAl3+/Al;
Năng lượng ion hoá của nhôm, hãy cho biết
tính chất hoá học của nhôm là gì?
GV cho HS xem phim TN: đốt bột nhôm
to
to
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Al khử nhiều phi kim thành ion âm.
2. Tác dụng với axit:
a) Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
Vd: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Pt ion: 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2
Al khử ion H+ trong dung dịch axit thành
hidro tự do.
b) Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc
- Al không pư với HNO3 đặc nguội, H2SO4
đặc nguội.
- Với các axit HNO3 đặc nóng, HNO3
loãng, H2SO4 đặc nóng: Al khử được và
xuống những mức oxi hoá thấp hơn.
5
N
6
S
Al + 4HNO3 l → Al(NO3)3+ NO+ 2H2O
Al + H2SO4 đ →
3. Tác dụng với H2O
Do EoAl3+/Al < Eo H2O/H2 Al khử được
nước.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
phản ứng dừng lại nhanh và có lớp
Al(OH)3 không tan trong H2O bảo vệ lớp
nhôm bên trong.
4. Tác dụng với oxit kim loại
Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều ion kim
loại kém hoạt dộng hơn trong oxit (FeO,
CuO,...) thành kim loại tự do.
Vd: Fe2O3 + 2 Al → Al2O3 + 2Fe
2Al + 3CuO →
là phản ứng nhiệt nhôm.
5. Tác dụng với dd kiềm
trong kk, Al + Cl2.
HS xác định số oxi hoá và vai trò của nhôm
trong phản ứng trên.
HOẠT ĐỘNG 4
GV cho HS xem phim TN: mảnh nhôm + dd
HCl và yêu cầu HS viết ptpư xảy ra dạng
phân tử và ion thu gọn.
Hỏi: 1) Al có pư được với dung dịch HNO3
đặc nguội, H2SO4 đặc nguội? vì sao ?
2) Hãy viết pư của Al với HNO3 loãng,
H2SO4 đặc, nóng ?
HOẠT ĐỘNG 5
Hỏi: 1) Cho EoAl3+/Al < Eo H2O/H2 , vậy nhôm có
tác dụng được với nước không ?
2) Vì sao những vật bằng nhôm hằng ngày
tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao nhưng
không xảy ra phản ứng ?
HOẠT ĐỘNG 6
GV: Ở nhiệt độ cao, Al có thể khử được
nhiều ion kim loại trong oxit thành kim loại
tự do, phản ứng toả nhiều nhiệt.
GV cho HS xem phim TN: pư nhiệt nhôm.
Hỏi: Hãy xác định số oxi hoá của các phản
ứng trên và cho biết loại của pư.
HOẠT ĐỘNG 7
Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm: NaOH,
KOH, Ca(OH)2, ....
VD:2Al +2NaOH +6H2O→2Na[Al(OH)4]+
(Natri aluminat) +3H2
IV- Ứng dụng và sản xuất
1. Ứng dụng
SGK/174
2. Sản xuất : Qua 2 công đoạn:
công đoạn tinh chế quặng boxit
công đoạn đpnc Al2O3
- Để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 từ
2050o C xuống 900oC, hoà tan Al2O3 trong
criolit nóng chảy.
ptđp: Al2O3 2Al + 3
2
O2
GV cho HS xem phim TN: Al + dd kiềm.
HS viết ptpư.
HOẠT ĐỘNG 8
HS: Nghiên cứu những ứng dụng trong sgk.
GV: cho HS xem ảnh hình quặng boxit.
GV: cho HS xem mô phỏng sơ đồ thùng điện
phân Al2O3 nóng chảy.
HS: Quan sát, mô tả các phần của thùng điện
phân và viết các quá trình xay ra tại điện cực.
Phân tích để thấy rõ vai trò của criolit trong
quá trình sản xuất nhôm.
Đpnc, xt
HOẠT ĐỘNG 8:
Củng cố: bài tập 1,2 - sgk/176.
Tiết :
Bài 34. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
I – CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG
Kiến thức
Biết được: Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm.
Hiểu được:
Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3.
Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.
Kĩ năng
Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm.
Nhận biết ion nhôm.
Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của hợp chất nhôm.
Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.
Giải bài tập: Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất
phản ứng; Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm oxit trong hỗn hợp, bài tập khác có
nội dung liên quan.
Trọng tâm
Tính chất hóa học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3.
Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.
II- CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu.
- Tư liệu có trong E-book:
+ Hình ảnh về nhôm oxit (mẫu vật, đá rubi, saphia, đồ trang sức đá quí); chảo, nồi mới;
về phèn chua và ứng dụng của phèn chua (giấy, nhuộm vải, nước trong, mứt trái cây).
+ Phim về một số phản ứng: Al2O3, Al(OH)3 tác dụng với dd HCl, dd NaOH.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
I. Nhôm oxit, Al2O3
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Là chất rắn màu trắng, không tan và
không tác dụng với nước. ton/c > 2000oC.
- Trong vỏ quả đất, Al2O3 tồn tại ở các
dạng sau:
+ Tinh thể Al2O3 khan là đá quý rất
cứng: corindon trong suốt, không màu.
+ Đá rubi (hồng ngọc): màu đỏ
+ Đá saphia: màu xanh.(Có lẫn TiO2 và
Fe3O4).
+ Emeri (dạng khan) độ cứng cao làm đá
mài.
2. Tính chất hoá học:
a) Al2O3 là hợp chất rất bền
- Al2O3 là hợp chất ion, ở dạng tinh thể nó
rất bền về mặt hoá học, ton/c = 2050oC.
- Các chất: H2, C, CO không khử được
Al2O3.
b) Al2O3 là chất lưỡng tính
- Tác dụng với axit mạnh:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3 H2O
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3 H2O
Có tính chất của oxit bazơ.
- Tác dụng với các dung dịch bazơ
mạnh:
Al2O3 +2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Al2O3 + 2OH– + 3H2O → 2[Al(OH)4]–
Có tính chất của oxit axit.
c) Ứng dụng
HOẠT ĐỘNG 1
GV: cho HS xem hình ảnh nhôm oxit.
HS: rút ra các tính chất vật lí.
- Trong tự nhiên Al2O3 tồn tại ở những dạng
nào?
GV cho HS xem hình ảnh corindon, đá rubi,
saphia.
- Đá rubi và saphia, hiện nay đã điều chế
nhân tạo.
HOẠT ĐỘNG 2
GV: Thông báo, ion Al3+ có điện tích lớn nên
lực hút giữa ion Al3+ và ion O2- rất mạnh, tạo
ra liên kết trong Al2O3 rất bền vững.
GV cho HS xem phim TN: Al2O3 tác dụng
với dung dịch HCl, NaOH; học sinh quan sát
hiện tượng.
HS: Viết các phương trình phản ứng xảy ra và
rút ra kết luận
Kết luận tính chất của Al2O3.
- HS nghiên cứu sgk và cho biết các ứng dụng
của nhôm oxit (sx nhôm, làm đồ trang sức,...).
GV cho HS xem hình ảnh một số trang sức có
gắn đá quí.
to
II. Nhôm hidroxit, Al(OH)3
1. Tính chất hoá học
a) Tính bền với nhiệt
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
b) Là hợp chất lưỡng tính
- Tác dụng với các dung dịch axit mạnh:
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O
- Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh:
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Al(OH)3 + OH– → [Al(OH)4]–
- Những đồ vật bằng nhôm bị hoà tan trong
dung dịch kiềm NaOH, Ca(OH)2, .. là do lớp
màng bảo vệ bị hòa tan trong kiềm:
Al2O3 +2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
III. Nhôm sunfat, Al2(SO4)3
Quan trọng là phèn chua:
Công thức hoá học: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
hay KAl(SO4)2.12H2O
* Ứng dụng: Phèn chua được dùng trong
công nghiệp thuộc da, CN giấy., chất cầm
màu, làm trong nước, ....
HOẠT ĐỘNG 3
GV: Al(OH)3 là hợp chất kém bền đối với
nhiệt, bị phân huỷ khi đun nóng. Hãy viết
phương trình phản ứng xảy ra ?
GV: Cho HS xem phim thí nghiệm: Al(OH)3
+ dd HCl, dd NaOH.
HS quan sát hiện tượng và viết ptpư từ đó rút
ra kết luận về tính chất của nhôm hidroxit.
Hỏi: Vì sao những vật bằng nhôm không tan
nước nhưng bị hoà tan trong dung dịch
NaOH?
HOẠT ĐỘNG 4
GV cho HS xem hình ảnh về phèn chua.
Hỏi: Vì sao phèn chua có thể làm trong nước
đục?
GV cho HS xem một số hình ảnh ứng dụng
của phèn chua: giấy, nhuộm vải, nước trong,
mứt trái cây.
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố: bài tập 1, 2 – sgk/180.
Tiết :
Bài 37. BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
I – CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG
Kiến thức
Biết được:
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
Phản ứng của Al với dung dịch CuSO4.
Phản ứng của Al với dung dịch NaOH.
Điều chế Al(OH)3.
Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng.
Kĩ năng
Sử dụng dụng cụ hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hóa học. Rút ra
nhận xét.
Viết tường trình thí nghiệm.
Trọng tâm
Tính chất hóa học của Al (với dung dịch muối và dung dịch kiềm).
Điều chế Al(OH)3 và thử tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.
II- CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu.
- Tư liệu có trong E-book:
+ Phim về một số phản ứng: Al + dd CuSO4; Al + dd NaOH; điều chế và thử tính chất
của Al(OH)3.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 6 – 8 học sinh.
- Nhóm 1: Thí nghiệm 1. Phản ứng của Al với dung dịch CuSO4.
- Nhóm 2: Thí nghiệm 2. Phản ứng của Al với dung dịch NaOH.
- Nhóm 3: Thí nghiệm 3. Điều chế Al(OH)3.
- Nhóm 4: Thí nghiệm 4. Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.
- Nhóm 5: Làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15’ (đ ề 1).
- Nhóm 6: Làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15’ (đ ề 2).
GV cho HS xem phim từng thí nghiệm (mỗi thí nghiệm 2 lần). Sau khi kết thúc các thí
nghiệm, HS tiến hành thảo luận nhóm để làm tường trình thí nghiệm mà nhóm đảm nhiệm.
IV- HS VIẾT TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
1. Cách tiến hành thí nghiệm.
2. Ghi nhận hiện tượng.
3. Giải thích hiện tượng bằng ptpư.
4. Trả lời bài trắc nghiệm.
ĐỀ KIỂM TRA 10 PHÚT – KIM LOẠI KIỀM
CÂU 1) Để bảo quản kim loại kiềm phải ngâm chúng trong:
A. Ancol etylic khan. B. Dầu hỏa, trừ liti trong parafin.
C. Nước tinh khiết. D. Dầu hỏa hay xăng dầu.
CÂU 2) Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là
A. Li+. B. Na+. C. Rb+. D. K+.
CÂU 3) Câu nào sau đây mô tả đúng hiện tượng khi cho một miếng nhỏ (bằng hạt đậu)
kim loại kiềm vào chậu đựng nước?
A. Chỉ có khí thoát ra.
B. Các kim loại kiềm đều gây cháy, nổ, cho ngọn lửa có màu và có khí thoát ra.
C. Liti và natri “chạy, nhảy” trên mặt nước nhưng không cháy sáng; kali, rubidi và
xesi bốc cháy mạnh cho ngọn lửa có màu và đều có khí thoát ra.
D. Liti không có hiện tượng gì; natri, kali, rubidi, xesi đều cháy nổ và có khí thoát
ra.
CÂU 4) Biểu tượng của nguyên tố rubidi là
A. B. C. D.
CÂU 5) Để điều chế Na người ta có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Điện phân nóng chảy NaCl.
B. Điện phân dung dịch NaCl.
C. Dùng K để khử Na+ trong dung dịch NaCl.
D. Dùng khí H2 khử Na2O ở điều kiện t0 cao.
CÂU 6) Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catot thu được:
A. HCl. B. Na. C. NaOH. D. Cl2.
CÂU 7) Hiện tượng xảy ra khi cho một viên Na vào dung dịch HCl là
A. Viên natri xoay, nhảy trên bề mặt dung dịch, cháy sáng và khí thoát ra nhiều.
B. Chỉ thấy dung dịch không màu.
C. Viên natri xoay từ từ trên bề mặt dung dịch, một lúc sau có khí thoát ra.
D. Thấy khí bay ra và dung dịch không màu.
CÂU 8) Lấy 6,2g hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì kế tiếp nhau cho vào nước
thu được 2,24 lít khí đktc. Hai kim loại đó là
A. K, Rb. B. Li, K. C. Na, K. D. Li, Na.
CÂU 9) Hòa tan 1,4g kim loại kiềm trong 100g H2O thu được 101,2g dung dịch bazơ.
Kim loại đó là:
A. Li. B. K. C. Rb. D. Na.
CÂU 10) Cho hỗn hợp Na – Rb tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít H2
(đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa một phần ba dung dịch A là
A. 300 ml. B. 200 ml. C. 600 ml. D. 100 ml.
---Hết---
ĐỀ KIỂM TRA 10 PHÚT _ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
CÂU 1) Khi cho dung dịch kiềm vào ống nghiệm có chứa mảnh nhôm, có hiện tượng:
A. có khí thoát ra. B. không hiện tượng gì.
C. có khí thoát ra, ngay sau đó ngừng hẳn. D. sủi bọt khí, dung dịch vẩn
đục.
CÂU 2) Khi đốt bột nhôm trong không khí cho ngọn lửa sáng chói màu
A. xanh lam. B. đỏ. C. trắng. D. vàng.
CÂU 3) Biểu tượng nguyên tố nhôm là
A. B. C. D.
CÂU 4) Khi sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, người ta
cho thêm criolit vào Al2O3 nhằm mục đích chính là:
A. Tăng độ dẫn điện của chất nóng chảy.
B. Làm dung môi hòa tan Al2O3 khi nóng chảy.
C. Hạ nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp phản ứng.
D. Làm chất xúc tác đẩy nhanh quá trình điện phân.
CÂU 5) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy
ra là
A. Chỉ có kết tủa keo trắng. B. Có kết tủa keo trong, sau đó kết tủa tan.
C. Không có kết tủa, có khí bay lên. D. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
CÂU 6) Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại
phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng. B. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
C. Al tác dụng với CuO nung nóng. D. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
CÂU 7) Tác dụng làm trong nước của phèn chua là do:
A. phèn chua không tan trong nước nên lắng xuống đáy kéo theo các hạt bụi bẩn.
B. phèn chua có tính chua (tính axit) nên đã phá hủy các chất bẩn trong nước.
C. phèn chua bị thủy phân trong nước, tạo kết tủa Al(OH)3 lắng xuống kéo theo các
hạt bụi bẩn.
D. phèn chua có tính tẩy màu nên đã tẩy màu của nước.
CÂU 8) Cho 3,12g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với 200 ml NaOH xM vừa đủ thì thu
được 1,344 lít khí (đktc). Nồng độ của dung dịch NaOH là
A. x = 0,2. B. x = 0,4. C. x = 0,6. D. x = 0,8.
CÂU 9) Hòa tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản
ứng thu được dung dịch X và V lít khí hidro (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.
CÂU 10) Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 6,72 lít H2
(đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là:
A. 2,7 gam. B. 10,4 gam. C. 16,2 gam. D. 5,4 gam.
---Hết---
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT _ CHƯƠNG 6
CÂU 1) Dãy nào sau đây bao gồm tất cả kim loại đều tác dụng được với nước ở nhiệt
độ thường cho dung dịch kiềm?
A. Na, K, Mg, Ca. B. Be, Mg,Ca, Ba. C. K, Na, Ca, Zn. D. Ba, Na, K, Ca.
CÂU 2) Trong các quá trình sau, quá trình nào mà ion K+ không bị khử?
A. Điện phân KCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch KCl trong nước.
C. Cả A và D. D. Điện phân KOH nóng chảy.
CÂU 3) Một muối khi hòa tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối
đó là:
A. KHSO4. B. MgCl2. C. NaCl. D. Na2CO3.
CÂU 4) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. Kết tủa trắng xuất hiện. B. Bọt khí bay ra.
C. Bọt khí và kết tủa trắng. D. Kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.
CÂU 5) Một loại nước cứng có chứa CaCl2, Mg(HCO3)2 có thể dùng chất nào sau đây
để làm mềm nước?
A. HCl. B. H2SO4. C. Na2CO3. D. Ca(OH)2.
CÂU 6) Dung dịch chất nào sau đây có thể dùng để nhận biết 3 dung dịch AlCl3,
ZnCl2, HCl đựng riêng trong mỗi lọ?
A. NH3. B. AgNO3. C. NaOH. D. FeSO4.
CÂU 7) Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu MgCl2, MgSO4 người ta thường dùng các
hóa chất sau:
A. CaCO3, Na2CO3, Na3PO4. B. Na2CO3, K3PO4.
C. Ca(OH)2, Na2CO3. D. NaOH, MgCO3.
CÂU 8) Công thức chung các oxit kim loại nhóm IA là:
A. RO2. B. RO. C. R2O. D. R2O3.
CÂU 9) Có các quá trình sau:
(1) Điện phân NaOH nóng chảy.
(2) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
(3) Điện phân NaCl nóng chảy.
(4) Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
Các quá trình mà ion Na+ bị khử thành kim loại Na là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2).
C. (3), (4).
D. (1), (3).
CÂU 10) Phản ứng nào sau đây là sai?
A. Mg(HCO3)2 + 2OH- → MgCO3 + CO32- + 2H2O
B. Mg(OH)2 + CuCl2 → MgCl2 + Cu(OH)2
C. MgCO3 + 2H+ → Mg2+ + CO2 + H2O
D. Mg(HCO3)2 + 2H+ → Mg2+ + 2CO2 + 2H2O
CÂU 11) Cho các chất: Na2SO4; NaCl; Na2O; Na; NaOH. Cách sắp xếp tạo nên chuỗi
phản ứng có thể thực hiện được là
A. Na2O → NaOH → Na2SO4 → NaCl → Na.
B. Na2SO4 → NaCl → NaOH → Na2O → Na.
C. NaCl → Na2O → NaOH → Na2SO4 → Na.
D. Na2SO4 → Na2O → NaOH → NaCl → Na.
CÂU 12) Magie có thể cháy trong khí cacbonđioxit, tạo ra một chất bột màu đen. Công
thức hóa học của chất này là:
A. MgC2. B. Mg(OH)2. C. MgO. D. C.
CÂU 13) Cho các chất: Ca(OH)2; CaCO3; Ca; CaO; CaCl2. Cách sắp xếp tạo nên chuỗi
phản ứng có thể thực hiện được là
A. Ca(OH)2 → CaCl2 → CaCO3 → CaO → Ca
B. Ca(OH)2 → CaCO3 → CaO → CaCl2 → Ca
C. CaO → CaCl2 → CaCO3 → Ca → Ca(OH)2
D. CaCO3 → CaCl2 → CaO → Ca → Ca(OH)2
CÂU 14) Nguyên nhân nào sau đây gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi?
A. Do sự thiếu hụt sắt trong máu. B. Do sự thừa canxi trong máu.
C. Do sự thiếu hụt kẽm trong máu. D. Do sự thiếu hụt canxi trong máu.
CÂU 15) Một dung dịch X bị mất nhãn chỉ có thể là NaOH hoặc Ca(OH)2. Bằng cách
nào sau đây để xác định chính xác dung dịch X?
A. Thổi khí CO2 vào dung dịch X.
B. Cả A, C, D.
C. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch X.
D. Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch X.
CÂU 16) Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ
trụ hay thủy thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hóa chất nào sau đây?
A. Than đá. B. KClO3 rắn. C. Na2O2 rắn. D. NaOH rắn.
CÂU 17) Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3,
MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ,
thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan
Z gồm:
A. MgO, Fe3O4, Cu. B. Mg, Al, Fe, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. Mg, Fe, Cu.
CÂU 18) Để tách nhanh Al2O3 ra khỏi hỗn hợp bột Al2O3 và CuO mà không làm thay
đổi khối lượng, có thể dùng các hóa chất sau:
A. Dung dịch amoniac. B. Nước.
C. Dung dịch NaOH, khí CO2. D. Axit HCl, dung dịch NaOH.
CÂU 19) Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M,
thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M,
thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là:
A. 1,95. B. 1,71. C. 1,17. D. 1,59 .
CÂU 20) Hòa tan 10g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng dung
dịch HCl thu được dung dịch A và 672ml khí (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thu được
bao nhiêu gam muối khan?
A. 12,66g. B. 10,33g. C. 15g. D. Kết quả khác.
CÂU 21) Cho hoàn toàn 10 gam hỗn hợp ACO3; B2CO3 tan hoàn toàn trong dung dịch
HCl thấy thoát ra V lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 11,1 gam muối khan. V
có giá trị là
A. 4,48 lít. B. 5,6 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
CÂU 22) Cho hidroxit của một kim loại nhóm IIA tác dụng vừa đủ với dung dịch
H2SO4 20%, thu được dung dịch muối có nồng độ 21,9%. Hidroxit của kim loại đó là
A. Mg(OH)2. B. Be(OH)2. C. Ca(OH)2. D. Sr(OH)2.
CÂU 23) Thể tích khí CO2 thoát ra khi cho 8,4 gam NaHCO3 phản ứng với dung dịch
axit HCl dư là:
A. 3,36 lít. B. 1,12 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít.
CÂU 24) Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời
NaOH 0,16M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được:
A. 12. B. 13. C. 10. D. 11.
CÂU 25) Cho 1,2 gam một kim loại hóa trị II tác dụng hết với clo cho 4,75 gam muối
clorua. Kim loại này là
A. Ca. B. Mg. C. Cu. D. Zn.
CÂU 26) Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M’CO3 vào dung dịch HCl thấy
thoát ra V lít khí ở đktc. Dung dịch thu được đem cô cạn thấy có 5,1 gam muối khan.
Giá trị của V là
A. 1,68 lít. B. 3,36 lít. C. 11,2 lít. D. 2,24 lít.
CÂU 27) Cho 8,8g một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc phân nhóm
chính nhóm II tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư cho 6,72 lít khí hidro ở đktc.
Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr. B. Sr và Ba. C. Mg và Ca. D. Be và Mg.
CÂU 28) Hòa tan 18,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị 2 bằng dung dịch
HCl thu được dung dịch X và 4,48 lít CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dịch X thu được
khối lượng muối khan bằng
A. 20,6 gam. B. 22,33 gam. C. 24,22 gam. D. 23,2 gam.
CÂU 29) Cho 100ml dung dịch H2SO4 vào 100ml dung dịch Na[Al(OH)4] thu được
3,9 g kết tủa Al(OH)3. Nồng độ mol của dung dich axit sunfuric có thể là:
A. 0,25 M. B. 0,25 M hay 3,25 M. C. 0,5 M. D. 1,25 M hay 5 M.
CÂU 30) Trộn m1 gam Al với m2 gam Fe3O4 rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
(không có không khí) thu được hỗn hợp (X). Hòa tan một nửa hỗn hợp (X) bằng dung
dịch NaOH dư thấy thoát ra 0,15 mol khí hiđro. Hòa tan nửa hỗn hợp (X) còn lại bằng
dung dịch HCl dư thu được 0,60 mol khí hiđro. Giá trị của m1 và m2 tương ứng là
A. 27g; 69,6g. B. 34,8g; 54g. C. 54g; 34,8g. D. 69,6g; 27g.
--HẾT--
ĐÁP ÁN ĐỀ 15 PHÚT – KIM LOẠI KIỀM
MÃ ĐỀ 1
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ.A B B C D A B A C A B
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT _ NHÔM, HC NHÔM
MÃ ĐỀ 1
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ.A D C D C B A C B A D
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÃ ĐỀ 1
Câu Đ.A Câu Đ.A Câu Đ.A Câu Đ.A Câu Đ.A Câu Đ.A
1 D 6 A 11 A 16 C 21 C 26 D
2 B 7 B 12 D 17 C 22 A 27 C
3 D 8 C 13 B 18 A 23 D 28 A
4 A 9 D 14 D 19 C 24 A 29 B
5 C 10 B 15 B 20 B 25 B 30 A
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7636.pdf