Thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010. PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài: - Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với một tốc độ khá cao và có được những thành tựu rất lớn. Với những thành tựu đạt được Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường thế giới. Với tốc độ phát triển như vậy nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn.

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhưng hiện tại vốn từ ngân sách nhà nước là rất nhỏ bé không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư cho nền kinh tế. Mặt khác nhìn một cách tổng thể nền kinh tế Việt Nam còn có rất nhiều tồn tại đó là: Cơ sở hạ tầng kinh tế, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hệ thống giao thông vận tải còn yếu kém và bị quá tải, mạng lưới điện và năng lượng thường xuyên bị thiếu hụt, cảng biển, sân bay còn ít và quy mo nhỏ trong khi bưu chính viển thong chưa đáp ứng được sự hội nhập của nên kinh tế. Bên cạnh đó sự phát triển nhanh của nền kinh tế kéo theo sự mất cần đối giữa các vùng, 75% dân cư sống ở khu vực nông thôn đang gặp nhiều khó khăn về thu nhập, điều kiện sống và cơ sở hạ tầng. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn có nguy cơ nới rộng. Song song đó là nhiều vấn đề xã hội cần phải nhanh chóng được giải quyết như: phát triển nguồn nhân lực. hệ thống y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thực tiển như vậy đòi hỏi Việt Nam cần phải có một lượng vốn rất lớn đề giải quyết những tồn tại đó. Giải pháp tốt nhất hiện nay đó là thu hút nguồn vốn viện trợ phát triển chính thực ODA từ nước ngoài, đây là một nguồn vốn lớn và có rất nhiều điều kiện thuận lời, đặc biệt Việt Nam là một nước phát triển vì vậy sẽ có rất nhiều ưu đãi từ nguồn vốn này. - Với mục tiêu thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai với vai trò là một bộ phân của ké hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 đã thực hiện được hơn nữa quá trình và thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhân. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được việc thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam những năm vừa qua cũng có những hạn chế nhất định, làm giảm hiệu quả của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Vì vậy thông qua việc thực hiên đề án này em có thể đánh giá được những thành tựu cũng như hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2006- 2010 của các năm 2006 – 2008 từ đó đưa ra mục tiêu và giai pháp thực hiện kế hoạch cho các năm 2009 - 2010 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA là gì? Kinh nghiệm của các nước trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và bài học rút ra cho Việt Nam. Thực trạng thu hút nguồn vốn và sử dụng ODA của Việt Nam? Mục tiêu thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam? Những giải pháp thực hiện mục tiêu đề ra? Phương pháp nghiên cứu Phương thu thập và phân tích dữ liệu Phương pháp so sánh giữa Việt Nam với các nước khác. Phương pháp thu thập và tổng hợp ý kiến của chuyên gia Phương pháp phân tích dựa trên ma trận SWOT Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiển nguồn vốn ODA Khái quát về nguồn vốn ODA Khái niệm Theo giáo trình kinh tế phát triển định nghĩa nguồn vốn ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay dia phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển và phúc lợi xã hội của các nước này. Các tổ chức viện trợ nguồn vốn ODA Các tôt chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc : Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP): Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc(UNICEF);Chương trình lương thực thế giới (WFP); Quỹ dân số Liên hợp quốc; Tổ chức y tế thế giới (WHO); Tổ chức nông – Lương thế giới (FAO); Tổ chức công nghiệp thế giới (UNIDO)… Những tổ chức này chủ yếu viện trợ không hoàn lại, ưu tiên cho các nước đang phát triển và viện trợ thường tập trung vào các nhu cầu có tính chất xã hội. Liên minh châu Âu(EU) tập trung vào các lĩnh vực dân số, bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ. Các tổ chức tài chính quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng thế giới(WB). Các tổ chức viện trợ song phương thường là chính phủ các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Pháp… Các hình thực viện trợ ODA Hỗ trợ cán cân thanh toán, có nghĩa là hỗ trợ tài chính trực tiếp, nhưng đôi khi là hỗ trợ bằng hiện vật, hoặc nhập khẩu Tín dụng thương mại với lãi suất thấp, kéo dài thời gian trả… Viện trợ chương trình, là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất định. Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của viện trợ chính thức Vai trò của ODA với các nước đang phát triển là nguồn vốn cực kỳ quan trong cho phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thông qua các dự án ODA về giáo dục , y tế, đào tạo … làm tăng trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực… Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn việc thu hút nguồn vốn ODA. Nguồn cung cấp nguồn vốn ODA Hiện nay, trên thế giới có 2 nguồn cung cấp ODA chủ yếu là: các nhà tài trợ song phương (các nước thành viên của DAC, Trung - Đông Âu, một số nước Ả Rập và một số nước công nghiệp mới), các tổ chức tài trợ đa phương (chủ yếu WB, ADB, FDB, IMF), ngoài ra còn có các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO. Nguồn cung cấp vốn ODA sẽ là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư, sự phát triển của nên kinh tế các nước đang phát triển nhu cầu vê nguồn vốn này rất cao khoảng 96-116 tỷ USD (nguồn từ viện kinh tế thành Hồ Chi Minh năm 2007), trong khi nguồn cung cấp thì lai không tăng mà còn có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ Mục tiêu về kinh tế: Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, ODA được sử dụng như là một trong những cầu nối để đưa ảnh hưởng của nước cung cấp tới các nước đang phát triển. ODA được dùng để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với các nước tiếp nhận. Mặt khác, trên một giác độ nhất định, các nước cung còn sử dụng ODA để xuất khẩu tư bản, từ việc tạo ra các món nợ lớn dần cho đến việc các nước tiếp nhận ODA phải sử dụng chuyên gia của họ, mua vật tư, thiết bị của họ với giá đắt, thậm chí cả các điều kiện đấu thầu, giải ngân được đưa ra cũng là để làm sao với lãi suất thấp, có một ưu đãi nhưng mà họ vẫn đạt được các mục đích khác nhau một cách hiệu quả nhất Mục tiêu về chính trị: ODA không phải là sự giúp đỡ "hào hiệp, vô tư", giúp xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người ở các nước nhận viện trợ mà ODA được sử dụng như là công cụ chính trị của các nước đang phát triển. Ví như Mỹ viện trợ cho nước ngoài được coi là "những công cụ quan trọng thúc đẩy các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ" và "viện trợ là một bộ phận quan trọng của vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ". Điều này lý giải tại sao ngày nay cơ quan viện trợ phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) đang giảm sự tập trung trước đây vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và đang xúc tiến cải tổ cơ cấu. Mục tiêu về nhân đạo: Trong các mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ, mục tiêu vì các chương trình, dự án xoá đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, bảo đảm bền vững về môi trường là một phần quan trọng của viện trợ. Mục tiêu này được thể hiện khá đậm nét trong các chương trình viện trợ của Thuỵ Điển- một quốc gia được đánh giá là có nguồn viện trợ mang ý tưởng nhân đạo tiến bộ đã góp phần không nhỏ vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở các nước thế giới thứ ba. Bằng các chương trình hợp tác và phát triển, viện trợ Thuỵ Điển đã giúp Chính phủ các nước tiếp nhận viện trợ lựa chọn những ưu tiên cần thiết trong việc thiết lập các thể chế tại chỗ và phát huy năng lực tại chỗ của các quốc gia này. Đồng thời, viện trợ Thuỵ Điển cũng ủng hộ các cuộc cải cách thị trường và phát huy năng lực nhà nước sở tại 3. Thay đổi trong chương trình nghị sự và những cải cách trong chính sách cung cấp ODA của các nhà tài trợ Do sự thay đổi của môi trường kinh tế, sự phát triển của mạnh về nguồn vốn đầu tư đổ vào các nước đang phát triển, tính hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư mà chính sách viện trợ nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ đã có một số tiêu thức sau Một là, , viện trợ tài chính sẽ được chú trọng một cách rõ rệt hơn tới những nước có thu nhập thấp mà có cơ chế quản lý kinh tế tốt Hai là, viện trợ được dành cho những nước có chiến lược cải cách cụ thể và có tính thuyết phục. Ba là, hoạt động viện trợ sẽ được thiết kế trên cơ sở các điều kiện của các quốc gia và ngành Bốn là, dự án được tập trung vào việc tạo ra và chuyển giao kiến thức và năng lực Năm là, do các phương pháp truyền thống đã trở nên bất lực nên các cơ quan viện trợ phải tìm ra được những phương thức thay thế để hỗ trợ cho những quốc gia có nền kinh tế bị bóp méo nghiêm trọng 5. Chiến lược phát triển và thể chế của nước tiếp nhận Đó là mục đích sử dụng nguồn vốn ODA của nước tiếp nhận, thong thường thì các nước tiếp nhận sử dụng ODA cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư cho các lĩnh vực phát triển xã hội. Tuy nhiên để thu hút được nguồn vốn ODA nước tiếp nhận ngoài việc thuôc diện được nhận ODA mà mục đích của việc sử dụng nguồn vốn phải phù hợp với hướng ưu tiên của bên cấp ODA. Ngoài ra bên nhận ODA phải có một chính phủ đủ mạnh đề để có thể quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA 6. Chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của nước tiếp nhận Vì bản chất là vốn vay nên việc quản lý và sử dụng không tốt ODA thì sẽ không tránh khỏi gánh nặng nợ nước ngoài, và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu thút ODA của các nước tiếp nhận. Kinh nghiệm của Trung Quốc về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Các giải pháp thực hiện - Nguyên tắc vay nợ của Trung Quốc là chú trọng các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi của các nước và các tổ chức tiền tệ quốc tế, tận dụng các khoản vay hỗn hợp mang tính ưu đãi, các khoản vay xuất khẩu và các khoản vay thương mại, lựa chọn các điều kiện vay hợp lý nhất. - Trung Quốc chú trọng hơn tới hình thức vay theo dự án. Các khoản vay đều phải là các khoản vay của các dự án, không vay để bù đắp nợ tài chính. - Chú trọng hợp lý hoá hướng đầu tư của các khoản vay. Các khoản vay nước ngoài phần lớn được hưởng vào các ngành hạ tầng cơ sở như: năng lượng, giao thông. Ngoài ra, có thể đầu tư vào các dự án then chốt của ngành công nghiệp, đầu tư cải tạo kỹ thuật của các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng nông nghiệp, đầu tư cho phát triển công nghiệp xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các dự án nghiên cứu phát triển KHKT để có thể đảm bảo lợi ích kinh tế của các khoản vay. - Quy mô các khoản vay phải hợp lý và khoa học, phải căn cứ vào nhu cầu xây dựng kinh tế và khả năng trả nợ của các đơn vị vay để quyết định quy mô các khoản vay, tỷ lệ hoàn trả nợ từ 15 – 20 %/năm, tỷ lệ vay nợ <= 100%, để đảm bảo có thể hoàn trả lãi suất của các khoản vay đúng thời hạn. Các khoản vay để đầu tư vào các dự án trọng điểm của Nhà nước do Nhà nước vay và hoàn trả, hoặc do Nhà nước vay, các địa phương, bộ ngành hoặc các doanh nghiệp trả. Các dự án của địa phương và của các bộ ngành do các địa phương và các bộ ngành tự vay tự trả, Nhà nước không can thiệp. - Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC). MoF làm nhiệm vụ  “đi kiếm tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án. Kết quả mà Trung quốc đạt được Với những chính sách đưa ra Trung Quốc đã đạt được một những thành tựu đáng kể. - Nguồn vốn ODA mà Trung quốc thu hút được đã được sử dụng hiệu quả góp phần thúc đẩy nên kinh tế phát triển, tốc độ phát triển kinh tế trong những năm gần đây của Trung Quốc luôn ở mức cao từ 8 - 10% /năm. - cơ cấu dư nợ nước ngoài của Trung Quốc ổn định hơn với độ rủi ro thấp hơn. Phần lớn nợ nước ngoài của Trung Quốc là nợ dài hạn, đây chính là nguyên nhân giúp Trung Quốc tránh được rủi ro nợ trong khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. - Năm 1980 đến cuối 2005, tổng số vốn ODA WB cam kết với Trung Quốc lên tới 39 tỷ USD. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Sử dụng các khoản vay dài hạn nhiều hợn, giảm gánh năng về nợ Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn cho vay bằng cách kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án. Chương II: Kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Tình hình thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005. 1. Kết quả thực hiện kế hoạch thu hú và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 1.1. Các thành tựu chung      Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về xóa đói giảm nghèo với mức đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn khoảng 24% năm 2004. Những tiến bộ trong việc đạt các mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam và thế giới cũng rất ấn tượng như sắp phổ cập giáo dục tiểu học, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi từ 58/1000 vào năm 1990 xuống còn 31/1000 vào năm 2004. Các chương trình, dự án ODA đã đóng góp trực tiếp vào những tiến bộ này thông qua việc hỗ trợ đầu tư vào hạ tầng cơ sở, y tế, giáo dục, phát triển công nghệ và cải cách hành chính… 1.2. Lượng ODA cam kết và giải ngân Tổng giá trị ODA cam kết của các nhà tài trợ quốc tế trong giai đoạn 2001-2005 dự kiến đạt 14,6 tỷ USD, trong đó 7,8 tỷ USD đã được giải ngân, chiếm 54% giá trị ODA cam kết. Tuy nhiên, mức thực hiện ODA trong giai đoạn này vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra là 9 tỷ USD. 80% ODA cam kết dưới hình thức ODA vay ưu đãi. Tỷ lệ ODA giải ngân trên GDP nằm trong khoảng từ 3,5 - 4,5%, thấp hơn các nước tiếp nhận ODA khác có cùng trình độ phát triển. Ngoài nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) còn có sự hỗ trợ của trên 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGOs), cung cấp khoảng 100 triệu USD/năm, đóng góp đáng kể vào các nỗ lực huy động nguồn lực của Việt Nam. Bảng: Tổng hợp cam kết, ký kết và giải ngân giai đoạn 2001-2005 (triệu USD) Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 Cam kết 14.597 2.356 2.461 2.839 3.441 3.500 Ký kết 11.080 2.430 1.826 1.761 2.563 2.500 Giải ngân 7.840 1.500 1.528 1.442 1.650 1.720 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Số 2005 là số ước tính 6. Lượng ODA phân theo ngành kinh tế. Giá trị hiệp định ODA phân theo ngành giai đoạn 2001-2005 (triệu USD) Ngành Tổng giá trị Hiệp định ODA ký kết ODA vốn vay ODA viện trợ không hoàn lại Tỷ trọng Nông nghiệp và PTNT kết hợp với xoá đói giảm nghèo 1.607 1.300 308 16,0% Công nghiệp và Năng lượng 1.582 1.536 46 15,8% Giao thông, Thông tin liên lạc và Viễn thông 2.541 2.445 96 25,4% Khoa học, Công nghệ và Môi trường 1.005 726 280 10,0% Y tế - Giáo dục – Xã hội 1.063 484 579 10,6% Các ngành, lĩnh vực khác 2.219 1.805 414 22,2% Tổng 10.018 (*) 8.295 1.722 100,0% Ghi chú: (*) Tổng giá trị ODA ký kết từ 2001 đến tháng 6/2005 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2. Đánh giá chung về kết quả thu hút nguồn vốn và sử dụng ODA của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 2.1. Những mặt được chủ yếu trong việc thu hút và sử dụng ODA là giai đoạn 2001 – 2005 - Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển, chiếm khoảng 22% đến 25% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần vốn ODA cho vay lại từ ngân sách nhà nước). - Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đa góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút  đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. - ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. - Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA. 2.2. Những mặt hạn chế. Bên cạnh những mặt được của ODA hỗ trợ quá trình phát triển, việc sử dụng ODA trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này: Thứ nhất, chậm trễ trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA và làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ của ta. Thứ hai, thiếu quy hoạch vận động và sử dụng ODA; các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch, nhất là trong các vấn đề liên quan tới quản lý đầu tư và xây dựng; thực thi các văn bản pháp luật về quản lý ODA chưa nghiêm. Thứ ba, công tác theo dõi và đánh giá dự án buông lỏng. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình. Thứ tư, năng lực cán bộ ở các cấp còn nhiều bất cập và thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý và sử dụng ODS. Những yếu kém nêu trên còn có nguyên nhân sâu xa là cơ quan thụ hưởng ODA chưa phát huy đầy đủ vai trò làm chủ trong việc khai thác nguồn lực này phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc thù của ODA. II. Kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Nội dung kế hoạch thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Mục tiêu, chi tiêu kế hoạch thu hút và sử dụng ODA Theo bản chiến lược thu hút ODA của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: - Theo kết quả thăm dò ý kiến các nhà tài trợ, tổng vốn ODA giải ngân 5 năm tới sẽ đạt khoảng từ 10,9 - 12,3 tỷ USD. Nếu thực hiện được kế hoạch này, Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu giải ngân 11,9 tỷ USD vốn ODA như đã được dự kiến trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Bảng: Tổng hợp cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: tỷ USD Vốn ODA cam kết thời kỳ 2006 - 2010 16,0 - 18,2 Vốn ODA ký kết trong thời kỳ 2001 - 2005 chuyển tiếp sang thời kỳ 2006 - 2010 8,0 Vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ 2006 - 2010 12,35 - 15,75 vốn ODA giải ngân thời kỳ 2006 - 2010 10,9 - 12,3 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư - Về cơ cấu ODA, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút và sử dụng ODA theo các ngành và lĩnh vực bao gồm phát triển nông nghiệp và nông thôn; phát triển hạ tầng kinh tế gồm các ngành điện, giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị. - Về điện, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để tiếp tục phát triển ngành điện, đặc biệt là phát triển lưới điện và trạm phân phối, nhất là phát triển lưới điện nông thôn. - Về giao thông, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực gồm phát triển hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam, các đường trục chính của các vùng kinh tế; ưu tiên phát triển các tuyến đường ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển mạnh hệ thống đường cao tốc, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm; phát triển các tuyến hành lang giao thông trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và Hai hành lang - một vành đai kinh tế Việt - Trung; xây dựng một số cầu đường bộ lớn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam; trong đó có các cầu Cao Lãnh và Vàm Cống thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn II... Bảng cơ cầu vốn ODA theo các lĩnh vực Ngành, lĩnh vực Giá trị ODA theo hiệp định 2001-2005 Dự báo giá trị ODA theo hiệp định 2006-2010 Dự báo giá trị ODA cam kết 2006-2010 Tỷ USD Tỷ trọng Tỷ USD Tỷ trọng Tỷ USD Nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản kết hợp với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo 1,6 14,6% 2,2-2,5 18% 2,9-3,3 Năng lượng và công nghiệp 2,1 18,7% 1,9-2,2 16% 2,6-2,9 Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị 2,9 26,3% 3,6-4,1 30% 4,8-5,5 Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác 4,5 40,4% 4,3-4,9 36% 5,8-6,6 Tổng số 11,1 100% 12,0-13,6 100% 16,0-18,2 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Về các nhà tài trợ: Các nhà tài trợ đều có chính sách, quy mô tài trợ khác nhau và thế mạnh riêng trong cung cấp ODA cho Việt Nam. Chính phủ sẽ cố gắng khai thác tối đa thế mạnh căn cứ vào đặc điểm của từng nhà tài trợ, và phối hợp những nỗ lực chung của các nhà tài trợ trong việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA theo tinh thần của Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ, gópphần thực hiện thành công Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. - Về vùng lãnh thổ: Mặt bằng phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thấp hơn các vùng khác của đất nước. Các vùng này có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Do đó cần ưu tiên huy động nguồn vốn ODA cho các vùng này. Hệ thống các tiêu chí ưu tiên ODA hiện đang được xây dựng với các tiêu chí chủ yếu bao gồm các chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách, tỷ lệ hộ nghèo và các tiêu chí cụ thể về sức khoẻ, giáo dục, sử dụng nước sạch… Việc xây dựng phương pháp luận nhất quán về hệ thống tiêu chí và cách thức xếp hạng cho từng ngành, lĩnh vực cũng cần được xem xét. Hệ thống các tiêu chí này sẽ được cập nhật và công bố hàng năm cũng như cung cấp cho các nhà tài trợ trong quá trình cung cấp ODA ở cấp trung ương và địa phương. Các giải pháp và chính sách thực hiện kế hoạch 1.2.1. Giải pháp và chính sách thu hút nguồn vốn ODA  (1) Tiếp tục thực hiện công cuộc “đổi mới” bao gồm các chính sách nhằm:  - Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh, công bằng và bền vững;  - Xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển; - Hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; - Tăng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong sử dụng nguồn lực công; - Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và giảm nhẹ các tác động xã hội từ bên ngoài trong quá trình hội nhập; - Củng cố nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ;- Các chính sách bảo đảm dân chủ và quyền con người. (2) Chính phủ và các nhà tài trợ sẽ phối hợp cùng nhau theo tinh thần quan hệ đối tác nhằm đảm bảo có sự hiểu biết và trách nhiệm chung và nhằm tối đa hoá lợi ích của ODA, bao gồm:    - Nâng cao chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua việc thiết lập các cơ chế, chẳng hạn tăng cường các cuộc họp Tư vấn các nhà tài trợ (CG) và các nhóm quan hệ đối tác theo ngành;   - Công bố hệ thống các tiêu chí làm cơ sở vận động ODA cho các tỉnh và thành phố nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng;  - Thúc đẩy sự tham gia của nhân dân trong quá trình vận động ODA ở cấp địa phương;   - Nâng cao năng lực điều phối các yếu tố đầu vào của nhà tài trợ thông qua sự gắn kết hơn nữa với các kế hoạch của chính phủ và trao đổi thông tin;   - Tạo điều kiện phối hợp giữa các nhà tài trợ có mối quan tâm chung để hợp lý hoá và nâng cao hiệu quả hỗ trợ. 1.2.2. Các chính sách và biện pháp về sử dụng và quản lý ODA:      (1) Kiện toàn môi trường pháp lý về quản lý thu hút và sử dụng ODA nhằm đảm bảo quy trình đơn giản, rõ ràng và nhất quán;  (2) Hoàn thiện chính sách tài chính trong nước đối với ODA bao gồm quản lý nợ, các điều kiện cho vay đối với các dự án có nguồn thu; hoàn thiện chính sách thuế đối với các dự án ODA,…; (3) Nâng cao chất lượng ODA thông qua việc khuyến khích tính tự chủ của các cơ quan thụ hưởng trong việc chuẩn bị nội dung các chương trình, dự án và sử dụng nhiều hơn đội ngũ tư vấn trong nước;  (4) Tăng cường năng lực chuẩn bị và thẩm định các dự án, xây dựng hướng dẫn lập các nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường .   (5) Hoàn thiện các hệ thống của chính phủ về mua sắm công, quản lý tài chính công, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội để các nhà tài trợ sử dụng nhiều hơn các hệ thống của chính phủ;   (6) Nâng cao nhận thức và hiểu biết về chính sách, quy trình thủ tục ODA;   (7) Khuyến khích sự tham gia của nhân dân trong quá trình thiết kế, thực hiện, giám sát dự án, đặc biệt ở cấp địa phương và trong các đối tượng hưởng lợi; (8) Thúc đẩy hài hoà thủ tục ODA giữa chính phủ và các nhà tài trợ phù hợp với các hoạt động được đưa vào kế hoạch hành động về Hài hoà thủ tục của Việt Nam (V-HAP); 9) Thúc đẩy các cách tiếp cận theo chương trình ở những nơi mà các nguồn lực của Chính phủ và nhà tài trợ có thể phối hợp cùng nhau nhằm hỗ trợ đạt các kết quả phát triển trong toàn bộ một ngành hay một lĩnh vực; (10) Phát triển năng lực và xây dựng thể chế nhằm đảm bảo quản lý ODA theo hướng chuyên nghiệp hoá. Trích từ Dự thảo Đề án định hướng thu hút và Ban Hợp tác quốc tế và Đào tạo Tình hình thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam giai đoạn 2006- 2008 2.1. Tình hình thực hiện chung Tổng nguồn vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân cho năm 2006, 2007 và 9 tháng đầu năm 2008 như sau: ĐV: (Tỷ USD) Tổng 2006 2007 2008 Cam kết 12,626 3,75 4,45 5,426 Kế hoạch giải ngân 5.65 1,750 1,9 1.9 Giải ngân 5,2 1,8 2,0 1,4 (9 tháng đầu năm) Dự tính cả năm là 2.2 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư - Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu 2008, công tác vận động thu hút vốn đầu tư ODA của Việt Nam có nhiều thuận lợi do Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất. Năm 2006, giải ngân ODA của Việt Nam đạt 1,8 tỉ USD, năm 2007 đạt 2,0 tỉ USD và dự kiến năm 2008 sẽ đạt 2,2 tỉ USD.Hiện nay các công trình sử dụng vốn ODA đang được triển khai đúng kế hoạch nên khả năng giải ngân năm 2008 hoàn toàn có thể thực hiện đúng tiến độ. - Tính đến hết quý I/2008, tổng giá trị ODA ký kết thông qua các hiệp định cụ thể với các nhà tài trợ đạt 369,06 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó vốn vay đạt 342,69 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 26,37 triệu USD. Trong số này có những dự án tài trợ lớn như: ADB tài trợ cho dự án “Đường hành lang ven biển phía Nam thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng” 150 triệu USD; Nhật Bản tài trợ “Chương trình ngân hàng - tài chính III” 75 triệu USD; dự án “Giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất” trị giá 50 triệu USD, “Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 6” (PRRSC6) trị giá 30,67 triệu USD... - Theo Vụ kinh tế Đối ngoại thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý 2 này, Việt Nam sẽ ký với Nhật Bản các hiệp định trị giá khoảng 1 tỉ USD cho một số dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu, ký với Liên minh châu Âu hiệp định trị giá 10,8 triệu USD cho dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”, ký với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) hiệp định trị giá khoảng 2,3 triệu USD viện trợ không hoàn lại cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. - Trong 4 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã giải ngân khoảng 343 triệu USD vốn ODA. Với đà triển khai tích cực các công trình sử dụng vốn ODA hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến năm nay sẽ giải ngân được khoảng 2,2 tỉ USD, tăng 200 triệu USD so với năm ngoái. - Trong 5 năm gần đây, Việt Nam liên tục đạt mức kỷ lục về thu hút vốn ODA. Tổng mức cam kết ODA cho Việt Nam trong 2 năm 2006-2007 đạt gần 9,9 tỉ USD, gần bằng 50% dự báo cam kết cho cả thời kỳ 2006-2010. Điều này cho thấy Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. ( Nguồn từ trang web www.hapi.org.vn Ngày 02/06/2008) 2.2. Tình hình thu hút theo các nhà tài trợ Năm 2006 tổng ODA cam kết khoảng 4,457 triệu USD trong đó đứng đầu là Nhật Bản với lượng ODA cam kết là 835,6 triệu USD, tiếp sau đó là các nước Châu Âu và Trung Quốc. Bảng giá trị ODA cam kết theo các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2006 Đơn vị: Triệu USD Các nhà tài trợ Lượng ODA cam kết Nhật Bản 835,6 Pháp 397,7 Đức 114,7 Trung Quốc 200 Hàn Quốc 105 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 539 Ngân hàng Thế giới là 750 Liên hiệp quốc 69,1 Nguồn: TTXVN Có thể thấy trong năm 2006 mức ODA cam kết của Trung Quốc đã nhảy vọt với lượng ODA cam kết là 200 Triệu USD so với 100 USD năm 2005 trong khi lượng ODA cam kết của cac nước khác hầu như không thay đổi 2.3. Tình hình thu hút và sử dụng theo lãnh thổ Bảng giá trị ODA cam kết theo vùng lãnh thổ tháng đầu năm, năm 2008 Vùng ODA ý ky kết Tỷ trọng Đồng bằng sông hồng 0.286 22% Đông nam bộ 0.273 21% Bắc Trung Bộ 0.208 16% Đồng Bằng Sông Cửu Long 0.169 13% Vùng Khác 0.364 28% Tổng 1.3 100% Mặc dù không được ưu tiên so với các vùng khác nhưng vùng Đông bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ vẫn chiểm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn ODA cam kết giành cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2008 cũng như trong các năm trước đó với 286 triệu USD chiếm 22%, tiếp đến là Đông Nam Bộ gần 21%, Bắc Trung Bộ khoảng 16% và Đồng bằng Cửu Long trên 13%. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 Những thành tựu đạt được - Tình hình chính trị ổn định; sự nghiệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế xã hội tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và sâu rộng. Đạt hiểu quả cao trong thu hút ODA chỉ tính 2 năm đầu 2006 – 2007 tổng lượng vốn ODA cam kết đã đạt 50% kế hoạch 5 năm. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao; những tiến bộ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, đã tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với các nhà tài trợ cũng như bạn bè bạn bè quốc tế. Những tồn tại hạn chế - Quá trình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độ giải ngân vốn ODA chậm. - Giải ngân chậm làm giảm hiệu quả các công trình, lãng phí nguồn lực, hạn chế khả năng trả nợ, làm chậm tiến độ các dự án đầu tư. Đặc biệt là giảm uy tín đối với các nhà tài trợ. - Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm -Công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế . Quản lý nhà nước là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA. Bất cập trong công tác quản lý nhà nước thể hiện ở việc phân cấp, phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống chính sách và những văn bản pháp luật liên quan đến vốn ODA; việc thẩm định phê duyệt, bố trí vốn đối ứng, theo dõi, giám sát các dự án ODA Chương III: Mục tiêu và giải pháp thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2009 – 2010 Dự báo các nhân tố tác động về việc thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam. Cơ hội - Sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tê thế giới đã khẳng định vị thế của Việt trên thế giới. Quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới có nhiều cải thiện. Đây sẽ là một cơ hội lớn để Việt N._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6213.doc
Tài liệu liên quan