Thực trạng đạo đức sinh viên trong nền Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

A-Đặt Vấn Đề Đã bao các thế hệ đi qua luôn đặt câu nói của Bác Hồ làm kim chỉ nam cho sự nghiệp của mình”Có tài mà không có đức thì là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Đạo đức ngày nay càng được coi trọng hơn,nhất là trong thời kì nước ta đã chuyển đổi từ chê độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường.Mọi lứa tuổi từ già tới trẻ đều bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế này.Khi Việt Nam mở cửa giao lưu buôn bán với bạn bè bốn phương thì cũng mở ra cho Việt Nam rất nhiều vấn đ

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3914 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng đạo đức sinh viên trong nền Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề.Có mặt tích cực nhưng cũng không ít măt tiêu cực ở trong đó. Khi mặt tích cực mà nươc ngoài mang lại cho chúng ta như giúp kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ,tạo cho chúng ta những con người năng động.Thì bên cạnh đó lại làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục,nhưng truyền thống tốt đẹp mà chúng ta đã xây đắp và giữ gìn hang nghìn năm.Những thói hư tật xấu nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người,nhưng chúng sẽ đánh mạnh đến nền móng của đất nước.Và không ai khác mà là chính chúng ta,những người học sinh sinh viên,những trụ cột của đất nước trong tương lai. Đạo đức trong sinh viên hiện nay là vấn đề khá nóng bỏng được xã hội rất quan tam.Việc giác ngộ lý tưởng của sinh viên là rất quan trọng,nó góp phần tạo nên đạo đức của sinh viên. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY B-Nội Dung I,VAI TRÒ CỦA NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1,Nguồn gốc đạo đức và bản chất 1.1 Quan niệm trước Mac về đạo đức -Các quan niệm về con người trong triết học trước Mac dù là đứng trên quan điểm thế giới quan duy tâm,nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất con người.Nhìn chung,các quan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng,tuyệt đối hoá mặt tinh thần hoặc thể xác con người,tuyệt đối hoá mặt sinh học mà không thất được mặt xã hội của con người. -Những nhà duy vật trước Mac,tiêu biểu là Phoi ơ Băc đã nhìn nhận đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với con người.Là một người duy vật ông phản đối sự chia cắt giữa linh hồn và thể xác,không thừa nhận người là sản vật của tinh thần. Ông nói”Trong một cung điện người ta suy nghĩ khác,trong một túp lều tranh”. Ông khảo sát con người tách rời với hoạt động thực tiễn năng động của họ trong điều kiện lịch sử nhất định. 1.2 Quan niệm Macxit về đạo đức Khác với những quan điểm trước đây Mac viết:Những tiền đề xuất phát của chúng tôi là những cá nhân hiện thực,là hành động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ…Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức là sản phẩm của những điều kiện sinh hoạt vật chất cảu xã hội,của cơ sở kinh tế.Anghen đã nhận xét”Xét cho đến cùng,mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ.Trong xã hội phân chia giai cấp đạo đức đã tự khẳng định mình là một hình thái ý thức xã hội,là lĩnh vực sản xuất tinh thần của xã hội.Nhưng chính sự phát triển trở thành một hình thái kinh tế xã hội đã làm nảy sinh những cái ác,tham lam, ích kỉ,lừa dối. 1.3 Đạo đức mang bản chất xã hội Bản chất của xã hội được hiểu theo nghĩa Nội dung của đạo đức là hoạt động thực tiễn và tồn tại xã hội quy định Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể phản ánh đạo đức,làm cho đạo đức tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinh thần của xã hội. Sự hình thành,phát triển,hoàn thiện bản chất xã hội của đạo đức được quy định bởi trình độ phát triển hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hội của con người. 1.4 Sự thay đổi đạo đức chịu ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế Việc khẳng định tính quy định của cơ sở kinh tế đối với đạo đức cho phép nhìn nhận sự biến đổi của đạo đức theo sự biến đổi của cơ sở kinh tế. Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng mà trong đó đạo đức là một yếu tố của nó.Mac viết”Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn, ít nhiều thay đổi” Xét tình hình nước ta hiện nay câu nhận định của Mac được kiểm chứng.Cơ chế thị trường đang là hiện tượng có tính toàn cầu,là điều kiện để mỗi quốc gia tiến hành công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.Ngày nay nền kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, ảnh hưởng đối với đạo đức là hiện tượng hết sức phức tạp.Quan niệm về đaọ đức ngày càng có biến động trở nên rõ nét theo hai hướng tích cực và tiêu cực. 2-Khái niệm đạo đức 2.1 Sự xuất hiện khái niệm đạo đức đầu tiên trong xã hội loài người Trong “Kim Văn” đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dung để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo,là đạo nghĩa,là nguyên tắc,là luân lý.Như vậy đạo đức ở đây là những yêu cầu,những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người tuân theo. 2.2 Quan niệm đạo đức ngày nay Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,là tập hợp những nguyên tắc,quy tắc,chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân,bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Theo Mac và Anghen trước khi sang lập các lý luận và nguyên tắc con người đã hoạt động,sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống. Ý thức xã hội của con người là sự phản ánh tồn tại xã hội,phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại của con người và cũng như các quan điểm triết học,nghệ thuật,tôn giáo đều mang tính chất của kiến trúc thượng tầng. 3-Phương pháp luận 3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đây là phương pháp nghiên cứu đầu tiên mà đạo đức học cũng như các khoa học khác phải dựa vào để nghiên cứu.Khi nghiên cứu phải dựa vào các phương pháp này mới khắc phục được những hạn chế sai lầm của đạo đức học phi Macxit. Đạo đức học lại là môn khoa học xã hội,vì thế nghiên cứu nó phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với những thành tựu của các bộ môn khoa học xã hội khác.Vì các môn đó vừa là phương thức thực hiện những chức năng thực hành đạo đức,vừa là ngọn nguồn,bộ phận của đạo đức. 3.2 Phương pháp lịch sử và so sánh Đạo đức học là một phạm trù lịch sử,nó phát sinh,tồn tại,phát triển trong từng giai đoạn lịch sử xã hội nhất định.Nó luôn bị phủ định,lọc bỏ,kế thừa để phát triển không ngừng với sự tiến bộ xã hội nói chung.Mỗi hiện tượng đạo đức hiện thực đều có cội nguồn từ cơ sở của quá khứ,truyền thống lịch sử, đồng thời đạo đức hiện tại là tiền đề để phát triển trong tương lai như là một quá trình phủ định biện chứng. Phương pháp này giúp ta thấy được cái logic bản chất của hiện tượng đạo đức trong tiên trình lịch sử xã hội. 4-Vai trò đạo đức 4.1 Vai trò đạo đức nói chung 4.1.1 Đạo đức đảm bảo cho sự tồn tại,phát triển của chính mình và của cộng đồng Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội,trong đó đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm bảo đảm cho các cá nhân và cộng đồng tồn tại,phát triển. 4.1.2 Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội. Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng,nhân tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định.Sự tiến bộ của xã hội,sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức.Khi xã hội có sự phân chia giai cấp,có áp bức,có bất công,thì chiến đấu có cái thiện, đẩy lùi cái ác trở thành động lực kích thích,cổ vũ nhân loại vượt lên. 4.1.3 Đạo đức điều chỉnh các hành vi,giáo dục,nhận thức Đạo đức điều chỉnh hành vi với mục đích đảm bảo sự tồn tại và phát triển xã hội bằng việc tạo nên sự hài hoà quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức là hành vi cá nhân(trực tiếp)qua đó điều chỉnh quan hệ cá nhân với cộng đồng(gián tiếp). Đạo đức có chức năng giáo dục.Hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội,cách thức tổ chức,giáo dục,mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trong quá trình giáo dục.Giáo dục đạo đức gắn liền với tiến bộ đạo đức. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội. 4.2 Vai trò đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 4.2.1 Đạo đức góp phần định hướng mục tiêu chủ nghĩa xã hội Mục tiêu định hướng XHCN của cách mạng nước ta đồng nhất với mục tiêu của chủ nghĩa nhân đạo là làm cho mọi người đều có cơm ăn, áo mặc,ai cũng được học hành,xã hội công bằng dân chủ văn minh. 4.2.2 Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,ngay từ trong bản chất của nó đã chứa đựng yếu tố, đạo đức. Nền kinh tế hang hoá định hướng XHCN khác hẳn so với nền kinh tế thị trường khác. Ở đây kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.Nhiêm vụ của nó là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội,cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu hang đầu. 4.2.3 Đạo đức góp phần điều tiết các quan hệ lợi ích trong kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các chuẩn mực đạo đức duy trì trật tự chung trong các lĩnh vực sản xuất,phân phối trao đổi, tiêu dung, điều hoà quan hệ lợi ích giữa con người với con người. Đạo đức có vai trò quan trọng và là yếu tố bên trong của chính nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. II,THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1,Những tâm điểm gây sự chú ý của dư luận Trong những năm qua nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đã làm cho diện mạo xã hội ta có nhiều thay đổi. Đời sống của nhân dân đã được nâng cao một bước, đặc biệt là cuộc sống nơi đô thị,nhiều người từ nông thôn ra đã bị loá mắt trước cuộc sống nơi này và không ít trong số đó là sinh viên đã bị cuộc sống xa hoa,giàu có và đầy cám dỗ,họ đã đánh đổi tất cả vì một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.Nhưng họ đâu biết rằng để có được những điều đó đâu có dễ như họ nghĩ,và trong số họ có rất nhiều người sai lầm.Sinh viên là một lực lượng quan trọng trong phong trào tuyên truyền vận động phòng chống tệ nạn xã hội.Thế nhưng trong sinh viên đã xuất hiện một số tệ nạn mà dư luận rất quan tâm.Theo thống kê số tội phạm trong sinh viên đang gia tăng với tính chất và mức độ ngày một nghiêm trọng và phức tạp hơn.Số tội phạm sinh viên hầu hết các tội danh như:giết người,cướp đoạt tài sản công dân,nghiện ma tuý,mua bán mại dâm,gây rối trật tự nơi công cộng…Một số vụ án hình sự gần đây liên quan đến sinh viên đã làm cho không ít người dấu hỏi chấm với sinh viên,với quá trình học tập rèn luyện tu dưỡng của sinh viên.Dư luận đặt ra câu hỏi với công tác đào tạo quản lí giáo dục của nhà trường. Cách đây 10 đến 15 năm,thế hệ sinh viên thời ấy có cách nhìn nhận,suy nghĩ về cuộc sống khác rất nhiều so với sinh viên thời nay.Nếu như sinh viên trước đây sống rất lạc quan,vô tư nghèo nhưng mà vui hay nói một cách dân dã”phải vậy mới gọi là sinh viên”,còn ngày nay cũng là câu nói đó nhưng lại mang một ý nghĩa khác.Nghèo thì phải cải thiện cái nghèo,chính sự thúc đẩy đó,khiến cho sinh viên sống tự lập hơn,biết lo cho cuộc sống hơn và biết cách kiếm ra tiền nhiều hơn,liệu điều này là tốt hay không tốt.Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng có hai mặt của nó là tích cực và tiêu cực.Người ta thường nói”sinh viên ngày nay năng động hơn”chính sự năng động đó đã giúp cho sinh viên hoà nhập với cộng động hơn,với môi trường làm việc.Không ít sinh viên kiếm được số tiền nhiều hơn của một người đi làm nhà nước,cũng không ít sinh viên phải lên thành phố để bươn trải mà vẫn gửi được tiền về nhà.Thế nhưng chính việc kiếm tiền quá dễ dàng đã làm cho nhiều sinh viên bỏ học để đi làm và một bộ phân sinh viên bị đồng tiền chi phối,cám dỗ rồi sa đoạ.Khi lướ qua một loạt các trang báo về đời sống xã hội của an ninh thế giới,sinh viên Việt Nam,hạnh phúc và gia đình. Đặc biệt khi internet ngày càng phổ biến ta dễ dàng bắt gặp các bài phóng sự,những câu truyện về sự sa đoạ đạo đức của một bộ phận sinh viên. Theo tuổi trẻ online ngày 25/11/2007: Sự phát triển nhanh của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ mạng và máy tính mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhưng đồng thời mở rộng khả năng hoạt động cho giới tội phạm.Vũ Ngọc Hà(Hải Phòng) dung thủ đoạn trộm cắp email,thông tin cá nhân,thông tin tài khoản tín dụng,mật mã truy cập của người nước ngoài qua mạng để ăn cắp tiền trong tài khoản.Ngoài Hà ra 10 đối tượng khác(đều là sinh viên tin học) ăn cắp tiền từ thẻ tín dụng của người nước ngoài đã bị bắt. Trên website của trường ĐH Sư Phạm Hà Nội có một bài viết về”sinh viên với ý thức văn hoá giảng đưòng”.Xả rác bừa bãi,vẽ bậy trên tường…lâu nay chúng ta mới chỉ bắt gặp ngoài đường,vỉa hè,nơi công cộng có nhiều tầng lớp người.Thế nhưng giờ đây những hành động được mọi người đánh giá là không đẹp mắt này lại diễn ra ngay trên giảng đường đại học,một môi trường giáo dục văn hoá được mọi người nâng niu,gìn giữ kính trọng.Còn đau long hơn đối tượng lại chính là các bạn sinh viên.Mọi thứ hỗn tạp như giấy lộn không xài được sinh viên vò nát vứt vào trong ngăn bàn,gầm bàn.Những thực phẩm ăn trưa,nước uống để thừa cũng được gửi vào trong ngăn bàn,ghế ngồi rồi rớt vãi xuống đất. Điều này khiến nhân viên vệ sinh của trường phải rất vất vả mỗi khi dọn dẹp bởi những thứ đổ loang ra bàn ghế.Còn việc vẽ bậy lên bàn ghế của sinh viên thì rất phong phú và đa dạng,từ những câu ranh ngôn đầy trí khí và hang trăm bài thơ ngắn. Đến kì thi bức tường trắng vô tình đã bị sinh viên sử dụng một cách tinh tế,biến thành nơi quay cóp.Những công thức toán học,những kí hiệu riêng,những định nghĩa…được viết chi chit lên tường. Mỗi năm khi kì thi đại học,cao đẳng diễn ra thì lúc đó đường dây thi hộ cũng hoạt động sôi nổi.Hầu hết các sinh viên bị bắt khi thi hộ đều là những sinh viên khá giỏi của các trường đại học.Chỉ với giá vài triệu song cái giá phải trả của những sinh viên này thì quá đắt.Chỉ vì cái lợi trước mắt những sinh viên đi thi kèm,thi hộ đã khiến cho cánh cửa tương lai ngày càng khép chặt lại hơn. 2,Sự biến đổi về nhận thức và cách sống của những sinh viên hiện nay Trước đây sàn nhẩy được xem là một thứ ăn chơi xa xỉ chỉ dành cho giới quý tộc thì nay số lượng các sàn nhảy,vũ trường mọc lên rất nhiều,từ bình dân đến cao cấp và không còn quá xa lạ với sinh viên.Ngoài những mặt tốt và lành mạnh thì mặt trái của những tụ điểm này làm nhức nhối dư luận.Câu chuyện về những học sinh,sinh viên trong vài tiêng hết vài ba triệu bây giờ đã trở nên quá quen thuộc,cũng tại những tụ điểm này thuốc lắc,ma tuý,hồng phiến…được đưa vào và không ít người đã mắc nghiện từ đây trong đó có sinh viên.Tình trạng sinh viên nghiện ma tuý ngày một nhiều,có nhiều lí do:do bạn bè lôi kéo,do tò mò,do thích chơi…họ đã vô tình đánh tuổi thanh xuân của chính mình.Hiện nay hai chữ thực dụng được sử dụng khá nhiều. Trên VNMedia.vn ra ngày 15/8/2006.Loạt bài”cave trí thức thời @”đăng trên mục lối sống,cảnh báo hiện tượng một số sinh viên đã trượt ngã từ việc đi làm them kiếm sống sang việc sử dụng nhan sắc,trí tuệ quan hệ tình cảm,thân xác với các đại gia. Điều đáng quan ngại là hành vi này được bao biện như là kiểu sống hợp lí,phương thức tiến than hiệu quả trong điều kiện nhất định.Theo luật sư Tô Quốc Long quan niệm sống thực dụng đã lấn lướt đạo đức.Vì muốn ra trường có việc làm ổn định hay vì tiền cho những thứ vật chất xa xỉ đắt tiền. Nguyên nhân nào dẫn đến sự sa đoạ,sa sút về đạo đức,nhân cách của sinh viên. 3,Nguyên nhân của những thực trạng về đạo đức của sinh viên nước ta hiện nay. 3.1 Nguyên nhân cơ bản Qua điều tra có một số nguyên nhân sau: Do đua đòi thoả mãn mọi thú vui,do khủng hoảng tâm lí nhất thời,chán nản,do bạn bè lôi kéo,do sự quản lí chưa chặt chẽ của nhà trường. Ngoài ra sự mắc vào các tệ nạn xã hội là do chưa thấy được tác hại của nó và do thoả mãn trí tò mò.Sự nhận thức chưa đầy đủ,bản lĩnh chưa vững vàng. 3.2 Nguyên nhân sâu xa Sự tác động mạnh mẽ của xu thế quốc tế hoá,của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang đẩy nhanh với tốc đọp chưa từng có.Tiến trình này cùng với sự hình thành của kinh tế thị trường đã tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực xã hội làm biến đổi tâm tư nguyện vọng,lí tưởng sống của giới trẻ trong đó có sinh viên:xu hướng đề cao,coi trọng giá trị vật chất,giá trị kinh tế,giá trị cá nhân ma xem thường,xem nhẹ giá trị chính trị đạo đức,giá trị tập thể và giá trị xã hội. III-PHƯƠNG HƯỚNG GIÁO DỤC,RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIÊN NAY Có câu hỏi đặt ra là:làm thế nào để vừa dung hoà vừa phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,vừa giữ được phẩm chất đạo đức Macxit?Chừng nào chưa có lời giải đáp thì chừng đó có thể CNXH không chỉ khó trở thành hiện thực mà còn là mối đe doạ đến sự tồn vong của đất nước. Để giải đáp vấn đề này, điều quan trọng không phải ở chỗ đề cao hoặc hô hào chung chung về vai trò của đạo đức,mà chính là ở chỗ làm mọi người hiểu được và thấm nhuần quan điểm đạo đức định hướng XHCN là như thế nào Việc xây dựng con người trong đó có cả sinh viên phải dựa trên 1.Cở sở tinh thần là tự mình vươn lên 2.Cải thiện mô thức tâm trí 3.Xây dựng nguyện vọng chung 4. Đoàn thể học tập 5.Hệ thống tư duy Để phòng chống các tệ nạn xã hội, Đoàn,Hội sinh viên đã có những hoạt động tuyên truyền,phổ biến các chủ trương của nhà nước,nhà trường về phòng chống tệ nạn xã hội,giáo dục nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội,phối hợp các lực lượng ngăn chặn,xử lý,tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh thu hút sinh viên tham gia…Nhưng có lẽ các hoạt động này chưa thường xuyên,chưa hiệu quả. Căn cứ vào thực trạng các dạng,loại và mức độ các tệ nạn xã hội trong sinh viên,các nguyên nhân của các thực trạng và ý kiến đề xuất của những người trong cuộc(sinh viên và cán bộ quản lý),tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn ngừa các tện nạn xã hội trong sinh viên như sau: Tăng cường các công tác tuyên truyền,giáo dục pháp luật nội quy,quy tắc,nếp sống có văn hoá trong sinh viên.Các hình thức tuyên truyền cần phong phú,hấp dẫn sự chú ý và tham gia của sinh viên như:cuộc thi về phòng chống tệ nạn xã hội,hiểu biết về tệ nạn xã hôi và tác hại của nó Tăng cường vai trò tự quản của Đoàn,hội sinh viên. Đầu tư thoả đáng cho các hoạt động văn hoá,văn nghệ,thể dục thể thao nhằm thu hút sinh viên vào các hoạt động giải trí lành mạnh,tránh “nhàn cư vi bất thiện”. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để làm gương cho những sinh viên khác. CacMac đã khẳng định “Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”Do đó để phát triển và hoàn thiện con người phải thực hiện nhân đạo hoà hoàn cảnh. Đổi mới giáo dục với phương châm“giáo dục cái mà đất nước cần chứ không giáo dục cái mà đất nước ta có” đầu tư giáo dục phải coi đầu tư cơ bản, đầu tư cho tương lai. Vì vậy phải tạo điều kiện về vật chất tốt nhất cho việc học tập và nghiên cứu để thu hút sinh viên.Ngoài ra cần quán triệt việc thực hiện các nghị định ,thông tư liên tịch,triệt phá các đường dây tội phạm quan lieu,làm trong sạch bộ máy nhà nước tạo long tin cho sinh viên tu dưỡng,rèn luyện đạt kết quả cao nhất. C-Kết Luận Trên đây là những vấn đề tôi đã nghiên cứu.Do khuôn khổ của tiểu luận có hạn nên còn có nhiều thiếu sót,hạn chế. Đây mới chỉ là nhận định qua nhận thức của bản thân và qua phản anh của báo chí.Sự thay đổi các thang giá trị đạo đức trong xã hội nói chung và sinh viên nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi của nền kinh tế.Các tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều mặt của đời sống xã hội.Do đó ngăn ngừa,phòng chống là điều cần thiết để xã hội ngày càng cải thiện,con người ngày càng sống tốt,sống đẹp và lành mạnh.Sinh viên có một môi trường tốt để phát triển đạo đức nhân cách. Tài liệu tham khảo +Giáo trình triết học Mac Lênin - Nguyễn Đăng Quang(chủ biên) Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. +Tâm lí xã hội - Bùi Văn Huệ, Đỗ Mộng Tuấn,Nguyễn Ngọc Bích(Bộ GD và ĐT). +Dự báo thế kỷ XXI,Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. +Triết học Mac Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá – TS Vũ Thiện Vương Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0512.doc
Tài liệu liên quan