Thực trạng nhà ở dân gian nông thôn khu vực Nam Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay

Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 73 THỰC TRẠNG NHÀ Ở DÂN GIAN NÔNG THÔN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS. Ngô Đức Quý Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Để chủ trương này phát huy hiệu quả, trong quá trình thực hiện cần có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, từ đó đề xuất các giải pháp quy hoạch, bảo tồn, phát triển phù hợp với thực tế địa phương. Trước hế

pdf6 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng nhà ở dân gian nông thôn khu vực Nam Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, là việc tìm hiểu quá trình phát triển của kiến trúc dân gian nông thôn địa phương. Từ khóa: Nhà ở dân gian. Với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Trung Bộ, kiến trúc nhà ở dân gian nông thôn ở đây cũng có sự biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử của vùng đất này. Sự biến đổi đó như một dòng chảy liên tục ẩn chứa bên trong nhiều ý nghĩa về mặt xã hội, kinh tế, tự nhiên, môi trường,Tuy vậy, trong dòng chảy đó nổi lên những khúc quanh rõ nét, thể hiện rõ đặc trưng của các giai đoạn biến đổi. Qua phân tích và tham khảo các tài liệu liên quan, có thể phân chia quá trình phát triển kiến trúc nhà ở dân gian nông thôn Nam Trung Bộ theo ba giai đoạn sau: 1.1. Giai đoạn trƣớc 1945 Nhà ở dân gian nông thôn Nam Trung Bộ giai đoạn này còn lại đến ngày nay không nhiều. Theo kết quả điều tra của cục Di sản Việt Nam với trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đợt I, và của các kiến trúc sư Trường Đại Học Nữ Chiêu Hòa đợt II thì số lượng nhà dân gian nông thôn trên 100 năm tuổi tập trung chủ yếu ở các địa phương như Quảng Nam (361 căn), Quảng Ngãi, Bình Định (khoảng 350 căn), Phú Yên (khoảng 20 căn - theo số liệu của bảo tàng Tổng hợp Phú Yên). Với số lượng còn lại đấy, có thể thấy kiến trúc nhà ở dân gian trước 1945 mang tính thống nhất cao về bố cục tổng thể, tổ chức không gian, các kiểu thức kết cấu và trang trí. Nhà ở xưa được xây cất đan xen với những lũy tre làng hay dưới tán cây xanh. Nhìn tổng thể, kiến trúc những ngôi nhà ở nông thôn xưa rất giống nhau, là những ngôi nhà một tầng thô sơ, nền làm cao hơn mặt đất, vật liệu chủ yếu là tre, nứa, rơm rạ. Tuy nhiên, sự phân biệt giàu nghèo ở đấy thể hiện khá rõ trong diện tích khu đất làm nhà ở, cách tổ chức tổng mặt bằng, vật liệu dựng nhà và lợp mái, cách thức trang trí các chi tiết,Những ngôi nhà còn lại đến ngày nay chủ yếu là nhà giàu ngày xưa như nhà cai tổng, hương kiểm, địa chủ,. Nhà của người giàu thường nằm trong khuôn viên được bao bọc bởi hàng rào, cổng ngõ kiên cố, diện tích từ 1000 - 3000m 2. Bên trong có đầy đủ nhà chính, nhà phụ, nhà cầu, sân phơi, giếng nước, vườn cây, các công trình chuồng trại, vệ sinh, Nhà chính và nhà phụ thường nằm ở trung tâm khuôn viên khu đất và quay mặt về hướng Nam hoặc Đông. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 74 Nhà chính từ ba đến năm gian, có hai chái hai bên, mái có hai lớp, lớp dưới bằng tre trát đất sét, lớp trên bằng rơm hoặc bằng ngói âm dương, ngói vẩy, cách làm mái dạng này tạo thông thoáng về mùa hè và ấm áp về mùa đông, đồng thới lớp mái dày nặng có thể chống được gió bão. Kết cấu vì kèo bằng gỗ theo lối nhà rường, vách bằng gỗ hoặc bằng đất bên trong có cốt tre đan (mầm trỉ), nền bằng đất sét nện chặt hoặc lát gạch nung, các chân cột được chôn xuống đất hoặc kê trên các viên đá tảng chống mối mọt. Những nhà ở vùng bị ngập lụt thì phần dưới mái ở hai đầu hồi được tận dụng làm kho chứa đồ gọi là Rầm thượng (H I.1). Hình I.1: Nhà bà Trợ - Tuy An – Phú Yên – trên 100 năm Chỉ thay phần mái tôn năm 2007, nội thất giữ nguyên, chủ nhà là hương kiểm ngày xưa, đây còn gọi là nhà trần bằng [Nguồn : Tác giả] Tổ hợp không gian bên trong nhà chính được phân chia theo gian. Gian giữa là bàn thờ gia tiên và làm nơi tiếp khách, hai gian hai bên là chổ ngủ của chủ nhà và con trai, đồng thời là nơi để đồ đạc quý, bồ lúa, hai chái là dành cho phụ nữ. Xung quanh nhà chính là hiên chạy vòng quanh (nếu đứng độc lập) hoặc chỉ có một hiên trước chạy dọc suốt mặt tiền nhà (nếu bên cạnh có nhà phụ). Nhà chính quay mặt về hướng Nam nhìn ra sân phơi, trước sân là giếng nước, vườn cây, cây rơm,nhà ở nông thôn Nam Trung Bộ ít thấy có ao trong bố cục tổng thể ngôi nhà. Nhà phụ còn gọi là nhà Đông làm nơi nấu ăn hoặc nơi ngủ của phụ nữ, hoặc nơi làm việc lúc nông nhàn (nghề phụ như dệt, đan lát, thêu, ). Nhà phụ có thể nối liền mái với nhà chính hoặc tách riêng (lúc đó liên kết bằng nhà cầu). Các công trình phụ khác như chuồng trại, nhà vệ sinh đều bố trí phía sau nhà chính. Nhà ở người nghèo khác biệt nhà ở người giàu. Khuôn viên đất nhỏ hơn, hàng rào sơ sài bằng các loại thanh tre hoặc hàng rào cây ước lệ, có thể dễ dàng băng sang nhà hàng xóm được. Nhà ở thường chỉ có một ngôi nhà chính, tất cả mọi sinh hoạt đều dồn vào đây, có chăng nhà phụ là phần chái nhà phía sau nhà chính. 1.2. Giai đoạn từ 1945 – 1986 Bối cảnh xã hội giai đoạn này phần lớn nằm trong giai đoạn chiến tranh. Dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp (1945 - 1954) và Mỹ ngụy (1954 - 1975), nông thôn Nam Trung Bộ tiêu điều xơ xác vì chiến tranh, người dân bị chính sách dồn dân, lập ấp, bỏ cửa nhà đi tản cư, kinh tế khó khăn, do đó kiến trúc nhà ở dân gian nông thôn không thay đổi nhiều, một phần lớn còn bị mất đi do bom đạn chiến tranh. Từ 1945 - 1960, kiến trúc nhà cửa vẫn theo kiểu thức từ xưa. Bộ khung Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 75 sườn hoàn toàn bằng gỗ với các kiểu thức vì kèo vẫn còn phức tạp. Tuy nhiên, các môtíp trang trí đã đơn giản hơn, lược giản bớt nhằm tiết kiệm kinh phí xây dựng ngôi nhà vì lo sợ chiến tranh tàn phá bên cạnh nguyên nhân là thời gian xây dựng ngôi nhà không nhiều, giai đoạn này có câu “khôn ở trại, dại ở nhà” minh chứng cho bối cảnh xã hội lúc này. Cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt vẫn ít có sự thay đổi so với trước đây. Vẫn kiểu nhà ba gian hai chái nhưng đã có sự thay đổi chút ít là phần hiên nhà thu hẹp lại ở hai đầu do không gian phần hai chái mở rộng ra về phía trước. Đặc biệt, phần trần hiên được đóng bằng phẳng, phần không gian giữa trần hiên và mái được tận dụng làm kho chứa vật dụng trên cao nhằm tránh bị ẩm ướt khi mùa mưa. Đây có lẽ là giải pháp nhằm đối phó với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của khu vực này, một bước phát triển ban đầu của dạng gác lửng và dạng nhà tầng sau này (H I.2, I.3). Đa số nhà xây mới giai đoạn này thay vách đất bằng tường gạch vôi, lợp ngói vẩy hoặc ngói âm dương. Các trang trí mặt ngoài đơn giản hoặc hầu như không có. Hình I.2: Nhà ông Linh – Phú Hòa – Phú Yên – xây 1959. Phần hiên bị thu hẹp lại, trần hiên đóng bằng làm kho ,trang trí lược giản [Nguồn : Tác giả] Hình I.3: Nhà ông Thọ – Hòa Thành – Phú Yên – cải tạo 1974. Hiên nhà biến mất – hai gian chái xông thẳng lên mái, đây là ngôi nhà xưa cải tạo lại bằng cách bỏ hiên, đoạn kèo ở hiên bị cắt bỏ, hiên trở thành phòng khách [Nguồn : Tác giả] Từ 1960 – 1986, loại nhà theo kiểu truyền thống hầu như đã được thay thế bằng loại nhà xông. Hai gian chái theo kiểu cũ biến mất, nhà chỉ còn ba gian chính, tường ngăn giữa gian chính và gian chái xông thẳng lên đỡ mái. Những nhà cũ cải tạo thì vẫn giữ cấu trúc 5 gian nhưng phần mái không còn dạng 4 mái nữa mà trở thành hai mái đổ về trước sau. Đặc biệt, hiên nhà hầu như biến mất, hay nói cách khác là phần vách mặt tiền được dời ra sát thềm nhà nhằm làm phần không gian nội thất bên trong được rộng hơn, do đó phần mái che hiên được lược bỏ làm cho mặt tiền nhà cao hơn, thoáng hơn. Bên cạnh đó, bố cục tổng thể ngôi nhà cũng có sự thay đổi. Những nhà xây mới thì nhà phụ (nhà Đông) được ghép thẳng vào ngôi nhà chính, hai mái gắn liền vuông góc nhau thoát nước tự do xuống sân. Nhà ở trong giai đoạn này chủ yếu được xây dựng từ sau 1970, vật liệu xây dựng chủ yếu là tường xây gạch vôi, mái ngói, hệ khung vì kèo gỗ được đơn giản hóa tối đa, không còn gặp những Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 76 chi tiết trang trí cầu kỳ nữa. Trang trí mặt ngoài nhà có sự ảnh hưởng của kiểu kiến trúc Pháp, thêm vào các gờ chỉ trang trí đầu cột, trên tường, bên hông và mặt trước nhà. 1.3. Giai đoạn từ 1986 đến nay Sau khi thoát khỏi giai đoạn kinh tế tập trung bao cấp. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tác động đến tất cả các lĩnh vực khác như : kinh tế, kiến trúc, xây dựng, con người, mức sống, lối sống, nhu cầu tiện nghi, Mặt trái của đô thị hóa làm thay đổi nhiều nhất đến bộ mặt xã hội nông thôn, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là văn hóa xã hội, phong tục tập quán và kiến trúc nhà ở. Có thể thấy, bắt đầu thời kỳ sau đổi mới đã xuất hiện nhiều điểm dân cư mới tách ra khỏi cấu trúc làng cũ. Ranh giới làng, thậm chí xã không còn rõ rệt. Cấu trúc điểm dân cư theo hướng mở, đa cực. Không gian trung tâm làng xã tiếp tục mở rộng, phát triển, nhất là khu vực các công trình văn hóa, thể thao. Không gian khu vực thương mại, dịch vụ quy mô cấp xã phát triển mang tính tập trung, xuất hiện một số công trình dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tác động đáng kể đến bộ mặt kiến trúc nông thôn. Một số công trình tín ngưỡng, tôn giáo được khôi phục và mở rộng. Xuất hiện nhiều nhà thờ họ, nhà nghỉ cuối tuần của những gia đình khá giả không còn ở quê nhưng vẫn về xây dựng trên phần đất của tổ tiên. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải tạo, đường giao thông được bê tông hóa nhiều, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, kinh doanh, dịch vụ phát triển. Nhà ở nông thôn cũng dịch chuyển ra tiếp cận mặt đường để tận dụng lợi thế kinh doanh. Khuôn viên nhà vì thế cũng bị thu hẹp, bố cục ngôi nhà từ dạng hàng ngang biến thành hàng dọc, dạng lô phố như ngôi nhà đô thị. Tổ hợp không gian bên trong cũng thay đổi theo, thêm vào các chức năng mới. Số tầng tăng lên hoặc có thêm gác lửng. Trang trí mặt ngoài cũng bắt chước theo các kiểu cách của nhà ở đô thị, vật liệu cũng thay đổi từ ngói hóa đến bê tông hóa, thành thị hóa. Xuất hiện các vật liệu như kính, nhôm, tấm ốp, gạch lát, đá trang trí cao cấp, trong trang trí (H I.4). Hình I.4: Nhà dạng lô phố xuất hiện nhiều ở giai đoạn sau 1986. [Nguồn : Tác giả] Như vậy, dưới tác động của đô thị hóa, kiến trúc nhà ở nông thôn giai đoạn này ngày càng hỗn độn, tùy tiện, mất kiểm soát và đây là giai đoạn bùng phát mạnh nhất. Vì thế cần có sự quan tâm nghiên cứu, định hình hướng phát triển cho loại hình này kịp thời vì mọi sự tác động sau này sẽ trở nên vô tác dụng vì luôn đi sau nhu cầu phát triển của quy luật xã hội (Bảng 1.1). Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 77 Bảng 1.1: Tổng kết kiến trúc nhà ở dân gian Nam Trung Bộ qua các thời kỳ GIAI ĐOẠN ĐẶC ĐIỂM Tổ hợp mặt bằng Kết cấu và vật liệu Hình thức kiến trúc Trước 1945 - Cấu trúc gian truyền thống (3-5 gian) và hai chái đầu hồi. - Nhà chính, nhà phụ vây xung quanh sân phơi thông qua hiên nhà. - Không gian dịch vụ được đưa ra sát đường, tách hẳn khỏi không gian ở. - Hệ khung vì kèo gồm xuyên, trính, con đội (chày –cối hay trống –quả), đòn dông, mái hai lớp. - Mái lợp ngói vẩy, ngói âm dương, mái tranh. Vách mầm trỉ trét đất. - Bố cục đối xứng, mái thấp với dạng mái chái (khu đĩ) . - Trang trí cầu kỳ với các họa tiết hoa lá, long phụng, chim sóc,... trên hệ kết cấu gỗ và bộ cửa bàn khoa, chủ yếu là điêu khắc gỗ nội thất. Từ 1945 – 1960 - Cấu trúc mặt bằng hầu như không biến đổi nhiều, hai chái đầu hồi được mở rộng ra phía trước hiên làm cho diện tích hiên thu hẹp lại. - Nhà phụ ghép chung vuông góc vào nhà chính - Không gian dịch vụ vẫn tách ra khỏi không gian ở. - Hệ khung vì kèo đỡ mái vẫn bằng gỗ. - Tường xây gạch vôi bao che, hiên nhà được đóng trần làm kho chứa đồ. - Mái nhà chính và phụ gộp chung vuông góc nhau. - Đơn giản hóa chi tiết trang trí trên hệ kết cấu gỗ. Trang trí mặt tiền hầu như không có. Từ 1960 – 1986 - Vẫn giữ cấu trúc gian nhưng chái nhà không còn. - Hiên nhà biến mất, vách nhà mặt tiền được đưa ra sát sân phơi nhằm mở rộng không gian nhà. - Không gian dịch vụ mở rộng hơn vào phía nhà chính - Tường hai đầu hồi nhà xông thẳng lên đỡ mái, tường chịu lực. Hệ kết cấu gỗ đỡ mái hầu như không còn - Trang trí nội thất hầu như được lược bỏ, trang trí mặt ngoài được chú ý với các gờ chỉ, hoa văn đắp nổi. Từ 1986 – nay - Cấu trúc thay đổi từ gian nhà theo chiều ngang sang gian nhà theo chiều dọc, hành lang bên. - Không gian dịch vụ tiếp cận nhà chính rồi nối luôn vào nhà chính. - Hệ kết cấu tường chiụ lực hoặc hệ khung bê tông cốt thép. Mái dốc hoặc mái bằng. - Trang trí phong phú với các kiểu thức phương Tây như đầu cột Hy-la, vòm cuốn, cửa cuốn, gờ chỉ,... phong cách Pháp, Hoa, chủ yếu trang trí mặt tiền với kiểu dáng cóp nhặt từ kiến trúc đô thị. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 78 1.4. Kết luận Qua thực tế trên cho thấy, chuyển đổi trong đời sống dân cư nông thôn từ cơ cấu lao động thuần nông sang lao động phi nông nghiệp, đã tác động làm biến đổi kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống sang dạng nhà ở kiểu bán thị, và sau đó là nhà ở kiểu đô thị. Đa phần những nhà ở mới hình thành hoặc chuyển đổi sau này chưa hoàn chỉnh về mặt nội dung lẫn hình thức kiến trúc, không còn chứa đựng những giá trị về văn hóa vật chất và tinh thần của loại hình nhà ở dân gian truyền thống xa xưa, từ đó làm phá vỡ cảnh quan kiến trúc nông thôn, không còn sự hài hòa với khung cảnh thôn quê như nó vốn có trước kia. Nghiên cứu về thực trạng này là cần thiết nhằm gìn giữ những giá trị của loại hình kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống góp phần phát triển nền kiến trúc Việt Nam hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Sĩ Huệ. 2001. Văn hóa vật chất nông thôn Phú Yên, NXB Xây Dựng. [2] Trần Quốc Vượng. 2002. Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội. [3] Pha Xuân Biên. 1991. Văn hóa Chăm, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. [4] Nguyễn Duy Hinh. 1997. Kiến trúc cổ Việt Nam (Mười bài giảng của PGS Nguyễn Duy Hinh, tài liệu tham khảo nội bộ), Hồ Chí Minh. [5] Nguyễn Khởi. 1991. Kiến trúc Việt Nam các dòng tiêu biểu, Đại học Kiến Trúc TP.HCM. [6] Nguyễn Đình Toàn. 2002. Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, NXB Xây Dựng. [7] Chu Quang Trứ. 1996. Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, NXB Mỹ Thuật. [8] Nguyễn Khắc Tụng. 1996. Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam tập 1&2, NXB Xây Dựng , Hà Nội. [9] Vũ Tuấn Anh. 1990. Sự chuyển biến cơ cấu xã hội và định hướng giá trị ở nông thôn. Tạp chí Xã hội học số 4/1990. [10] Trần Xuân Diễm. 1991. Nhà ở kết hợp làm kinh tế gia đình, Tạp chí Kiến trúc số 3/1991. [11] Tô Duy Hợp. 1990. Xã hội học nông thôn Việt Nam - Một số thành quả nghiên cứu và khả năng vận dụng, Tạp chí Xã hội học số 4/1990. [12] Nguyễn Trực Luyện. 1991. Kiến trúc nhà ở do dân tự xây, Tạp chí Kiến trúc số 2/1991. [13] Chuyên đề nông thôn mới. Tạp chí Kiến trúc số 5/2009. [14] Trần Lâm và Hồng Kiên. 1999. Những thành phần bao che trong kiến trúc gỗ cổ truyền của người Việt, Tạp chí kiến trúc số 3/1999. [15] Pierre Gourou. 2001. Phác thảo nghiên cứu kiến trúc nhà ở dân gian miền Trung từ Thanh hóa đến Bình Định (Đào Hùng dịch), NXB Trẻ. [16] Viện Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế - ĐH Nữ Chiêu Hòa. 2003. Kiến trúc phố cổ Hội An – Việt Nam (Trần Thị Quế Hà dịch), NXB Thế Giới, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_nha_o_dan_gian_nong_thon_khu_vuc_nam_trung_bo_tro.pdf
Tài liệu liên quan