Mở đầu
Lịch sử phát triển cho thấy không một quốc gia nào tự mình giải quyết mọi vấn đề, hay nói cách khác tiềm lực của các quốc gia đều có hạng. Chính vì vậy dù sớm hay muộn họ cũng phải khơi thông, mở cửa nhằm một mặt họ khai thác hiệu quả những gì họ sẵn có mặt khác họ sẽ tận dụng những gì mà những nước khác có mà họ không có. Chúng ta từ khi giành độc lập thống nhất đất nước, giai đoạn đầu với ham muốn tự ta ta đi lên, tự ta tạo ra mọi thứ, ta đóng cửa lại rồi phân giới các vùng, mỗi vùng
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng thị trường Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng lại tự lực cánh sinh không được dựa dẫm vào vùng khác. Không có sự giao thương giữa các vùng dẫn đến vùng thì dư thừa, vùng thì thiếu thốn, dần dần chúng ta công nhận ra và cũng đã phá vỡ ranh giới đó nhưng cũng lại nằm trong vòng trói, chúng ta lại thực hiện cơ chế tự cung tự cấp, mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh đều làm theo chỉ tiêu pháp lệnh, giao chỉ tiêu hoạt động thực hiện như mệnh lệnh trong quân đội. Với chỉ tiêu cấp phát ban phát người dân chỉ được nhận trong chỉ tiêu đó chứ không có quyền nhiều hơn. Một thời kỳ mà chúng ta chỉ được quyền ăn để tồn tại chứ không có quyền ăn để thoả mãn. Nhưng cùng thời gian với túng thiếu và nhiều vấn đề khác nữa mà chúng ta không làm nổi, chúng ta nhận định những việc làm trước đó là sai trái, không phù hợp. Đến Đại hội VI của Đảng năm 1986 chúng ta mạnh dạn tiến hành đổi mới, cùng thời gian mọi thứ cũng thay đổi của cải vật chất tạo ra nhiều , đời sống của người dân ngày cang được cải thiện và nâng cao, thực tế đã cho thấy điều đó.
Trong tất cả các vấn đề đổi mới thì hướng ngoại luôn được Đảng và nhà nước ta chú trọng, bởi Đảng nhận định mở cửa hướng ngoại một mặt giúp ta khai thác một cách có lợi thế tiềm lực của ta, mặt khác ta tận dụng những khả năng bên ngoài từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua phát triển đó cho ta thấy rằng, mỗi nước đều có một thế mạnh riêng, lợi thế riêng mà nước khác không có, hoặc có mà nếu tham gia khai thác thì sẽ không có hiệu quả. Chúng ta là một nước nông nghiệp , rất có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, như ông cha ta thường nói “ rừng vàng biển bạc” đó là những gì chúng ta có lợi thế nếu tập trung khai thác chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong tất cả các tiềm năng đó thì tiềm năng thuỷ sản giữ vị trí quan trong trong quá trình khai thác và phát triển chúng ta biến thuỷ sản trở thành mặt hàng mũi nhọn.
Cùng với nó nhu cầu thuỷ sản ngày càng lớn không chỉ trong nước, mà trên toàn thế giới. Khi thấy được tiềm năng to lớn của thuỷ sản, các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đã tập trung khai thác, và đầu tư không nhỏ về lĩnh vực này. Trong thời gian qua có những thuận lợi cho ta tiếp cận thị trường khu vực và thế giới như năm 1995 Mỹ gỡ bỏ cấm vận, Chính phủ chủ động quan hệ với các nước, tham gia ký kết các hiệp định thương mại, tham gia và trở thành thành viên của APEC, ASEAN... xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, cơ chế chính sách ngày càng được đổi mới và thông thoáng dần. Chính phủ chủ động cử các đoàn đi khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của các nước...Tuy nhiên, chúng ta lại gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận, mở rộng, tìm hiểu và tận dụng cơ hội thị trường, đều đáng nói ở đây là các doanh nghiệp thiếu tính chủ động trong tiếp cận thị trường, họ chỉ sản xuất theo phong trào manh mún, nhỏ lẻ. Đầu tư cho khai thác,tạo nguồn thuỷ sản còn thấp, chưa chú trọng thích đáng, việc tao ra mặt hàng thuỷ sản có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế còn thấp, lẻ tẻ. Đầu tư công nghệ cho chế biến hàng thuỷ sản ở các doanh nghiệp chưa được quan tâm, đa số là công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp, chủ yếu sản phẩm còn ở dạng thô...
Bên cạnh những thuận lợi và hạn chế đó của mặt hàng thuỷ sản việc tìm kiếm thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường cho mặt hàng thuỷ sản là cần thiết và cấp bách. Nhằm tìm lối ra phù hợp cho mặt hàng thuỷ sản, trên cơ sở đó thúc đẩy đầu tư, phát triển, kích thích các thành phần kinh tế tham gia khai thác tiềm năng của mặt hàng này. Đồng thời có định hướng cũng như giải pháp cho việc đầu tư khai thác, chế biến mặt hàng này phù hợp, từ đó mở rộng nhu cầu dẫn đến tăng qui mô thị trường. Việc tìm kiếm thị trường cho mặt hàng thuỷ sản không chỉ trong nước, mà với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá thì việc tìm kiếm thị trường tầm cở quốc tế mới đem lại giá trị lớn cho thu nhập quốc dân, mới thu hút được vốn đầu tư cũng như các nguồn lực khác cho việc khai thác tiềm lực này.
Nghiên cứu đề tài này một mặt cho em biết được tiềm năng to lớn của mặt hàng này, những đặc điểm cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho người dân và đất nước, mặt khác biết được nhu cầu của thị trường về mặt hàng này, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, từ đó có thể góp một phần nhỏ nào trong định hướng phát triển ngành hàng thuỷ sản.
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
Phần I : Thị trường và vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp
I/Khái niệm thị trường
1/ Khái niệm thị trường
2/ cơ sở hình thành thị trường
3/ Mô tả thị trường
II/ Vai trò của thị trường đối với hoạt động của các doanh nhiệp
Phần II : Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua
I/ Tổng quan về tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Việt nam thời gian qua
1/Tình hình xuất khẩu Việt nam thời gian qua
2/ Thị trường xuất khẩu của Việt nam thời gian qua
II/ Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua
1/ Đặc điểm mặt hàng thuỷ sản và lợi thế của Việt Nam về mặt hàng thuỷ sản
2/ Thực trạng thị trường thuỷ sản Việt nam
3/ Đánh giá thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian qua
Phần III Một số biện Pháp phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản
I/ Quan điểm phát triển thuỷ sản
II/ Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản
III/ Một số biện Pháp phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản.
Với thời gian cũng như trình độ có hạn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, bởi vậy em xin sự góp ý của Cô để lần nghiên cứu tiếp theo đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Phần I:
THị TRƯờng và vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Từ góc độ của chuyên đề nghiên cứu việc hiểu thế nào là thị trường, vai trò của nó đối với hoạt đông kinh doanh của các doanh nghiệp có ý nghĩa trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra của chuyên đề. Có thể được trình bày như sau:
I/ Khái quát thị trường:
1/Khái niệm thị trường
Tuỳ theo góc độ tiếp cận mà người ta đưa ra khái niệm khác nhau về thị trường. Có người cho rằng thị trường là cái chợ, là nơi mua bán hàng hoá. Hội quản trị Hoa Kỳ coi:” Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sanng người mua”. Có nhà kinh tế lại quan niệm :”Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá và dich vụ”, hay là một cách đơn giản : thị trường là tổng hợp các số cộng của người về một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ. Có nhà kinh tế lại định nghĩa :” Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một thời gian và không gian nhất định”.
Thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá và thị trường được ví như là một “cái chợ”. Vì thế biết được thị trường về không gian, thời gian và dung lượng.
Các định nghĩa trên đây về thị trường có thể nhấn mạnh ở địa điểm mua bán, vai trò của người mua, người bán hoặc chỉ người mua, coi người mua giữ vai trò quyết định trong thị trường, chứ không phải nguời bán , nếu không có người bán, không có người mua, không có hàng hoá và dịch vụ, không có thoả thuận thanh toán bằng tiền hoặc hàng, thì không thể có thị trường. Như vậy thị trường được nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau. Sự phân loại thị trường có nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Một số tiêu thức để phân loại thị trường như sau:
-Theo giác độ tổng hợp, thị trường được phân ra thành hai loại:
+ Thị trường hàng hoá bao gồm sản phẩm hàng hoá, sức lao động và dịch vụ.
+ Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường vốn...
-Căn cứ vào số lượng nguời mua bán trên thị trường, có thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền.
-Căn cứ vào phạm vi địa lý có thị trưòng quốc gia, thị trường khu vực, thị trường thế giới.
-Căn cứ vào loại hàng hoá mua bán trên thị trường có rất nhiều dạng thị trường, mỗi sản phẩm hàng hoá đều có thị trường riêng của mình: Thị trường gạo, thị trường kim loại, thị trường thuỷ sản...
- Căn cứ vào công dụng của sản phẩm hàn hoá, có thị trường yếu tố sản xuất và thị trường sản phẩm tiêu dùng.
2/Cơ sở hình thành thị trường:
Các khái niệm về thị trường như đã nói ở trên, đều thể hiện sự có mặt của người mua, người bán, hàng hoá cùng với sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó hình thành nên giá cả, sự cạnh tranh. Theo lịch sử phát triển, ở giai đoạn đầu con người chỉ làm ra những thứ đủ nuôi sống mình , họ sống tự làm tự cung cấp cho cuộc sống họ rồi đến những thành viên trong một gia đình, từng gia đình và từng bộ tộc cũng tự làm, tự tạo ra những cái phục vụ cho cuộc sống của họ. Họ tự cung, tự cấp trong giới hạn về đối tượng, thời gian và không gian đó. Nhưng đến lúc cái mà họ tạo ra hàng ngày lớn hơn mức sử dụng hàng ngày của họ đối với thứ đó dẫn đến dư thừa, mỗi người, mỗi bộ tộc đều có sự dư thừa về cái hàng ngày họ thường làm ra. Người này, bộ tộc này có cái này nhưng không có cái kia và ngược lại, từ đó họ gặp nhau trao đổi những thứ mà họ thiếu, và từ thuở sơ khai đó thị trường được hình thành, họ chỉ trao đổi với nhau theo phương thức hàng đổi hàng. Quá trình phát triển của con người đã trãi qua nhiều phương thức sản xuất, phương thức sản xuất sau kế thừa và phát triển ở trình độ cao hơn phương thúc sản xuất trước. Mỗi một giai đoạn lịch sử đó trình độ sản xuất được cải tiến và nâng cao tạo ra càng nhiều của cải vật chất, như vậy thị trường hình thành khi có sản xuất hàng hoá, chừng nào còn sản xuất hàng hoá thì chừng đó thị trường vẫn còn tồn tại và phát triển cùng với phát triển của sản xuất hàng hoá.
Ngày nay, phân công lao động diễn ra gay gắt, không chỉ trong phạm vi của một nước mà trên toàn thế giới dẫn đến chuyên môn hoá sâu sắc, việc chuyên môn hoá không chỉ trong phạm vi các ngành mà diễn ra ngay trong nội bộ ngành, đến từng chi tiết nhỏ của sản phẩm. Một sản phẩm tạo ra một cách hoàn thiện ngày nay không phải do một công ty mà do nhiều công ty, mặt khác không phải trong phạm vi của một nước mà do nhiều nước. Và đều đó cần đến thị trường hơn bao giờ hết, có thị trường họ mới tiến hành trao đổi, và sản xuất cùng nhau được.
3/Mô tả thị trường:
Thị trường được mô tả qua các yếu tố cấu thành nên thị trường đó là cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh. Cụ thể là, cung là tổng khối lượng hàng hoá được cung ứng ra trên thị trường ở một mức giá trong điều kiện thời gian, không gian nhất định. Lượng cung được đánh giá do các doanh nghiệp sản xuất cung ứng ra trên thị trường, quy luật của cung cho biết khi giá cả hàng hoá trên thị trường tăng thì cung tăng và ngược lại khi giá cả hàng hoá giảm thì cung giảm. Tuy nhiên, việc cung nhiều hay ít ngoài yếu tố giá ra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như yếu tố đầu vào, công nghệ, nguồn lao đông... Với nền kinh tế thị trường như ngày nay, phần lớn các mặt hàng đều có cung lớn hơn cầu, hàng hoá tao ra nhiều do trình độ công nghệ các yếu tố khác làm tăng hiệu quả trong sản xuất. Chính vì vậy để giảm tình trạng dư thừa, ứ đọng có thể xảy ra thì cần phải xem xét nhu cầu thị trường, từ đó tao ra những sản phẩm phù hợp về số lượng, chất lượng nhu cầu... Hay là phù hợp với dung lượng thị trường của mặt hàng đó.
Cầu hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người mua muốn và có khả năng mua theo mức giá nhất định. Giá thị trương của các hàng hoá mà chúng ta cần mua càng tăng thì chúng ta sẽ giảm khối lượng mua hàng hoá đó hoặc giảm khối lượng mua của các mặt hàng khác. Ngược lại, giá thị trường giảm thì chúng ta sẽ nhiều mặt hàng đó hơn hoặc là mua thêm các mặt hàng khác. Giá cả hàng hoá cao thì chi phí cơ hội càng cao, mà chi phí cơ hội quyết định người ta có thể mua được những gì. Đó là những nội dung của quy luật về cầu: Giá thị trường càng cao thì nhu cầu càng thấp và ngược lại giá càng thấp thì nhu cầu càng cao. Và như vậy về cầu được giải thích bằng chi phí cơ hội hoặc chi phí lựa chọn.
Như trên quy luật về cung cho ta biết, ở mặt bàng giá nhất định có bao nhiêu sản phẩm sẽ được đưa ra bán ở trên thị trường, còn quy luật về cầu lại cho biết với giá như vậy thì sẽ có bao nhiêu sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận mua...
Sự tác động qua lại giữa cung và cầu hình thành nên giá cả thị trường, tuỳ theo sự biến động của quy luật cung và cầu mà mức giá có sự biến động tương ứng. Theo quy luật cung cầu thì một hàng hoá sẽ được bán theo mức giá vừa phù hợp với cung lại vừa phù hợp với cầu, tức là ở đó cung và cầu gặp nhau.
Thị trường cũng được thể hiện qua sự cạnh tranh, cạnh tranh là bất khả kháng, là linh hồn của cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường tồn tại cả ba trạng thái cạnh tranh : Cạnh tranh giữa người bán với nhau, cạnh tranh giữa người mua với nhau và cạnh tranh giữa người mua với người bán.
II/ vai trò của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Như trên đã trình bày, thị trường là không thể thiếu được trong sản xuất hàng hoá, nó bảo đảm và thúc đẩy sản xuất phát triển không ngừng, đều đó được thể hiện ở một số vai trò của thị trường sau:
1/Thị trường là sống còn đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mục đích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là tạo ra những hàng hoá để bán, để thoả mãn nhu cầu của người khác từ đó thu lợi nhuận. Với trình độ phát triển trong sản xuất, năng suất cao sản phẩm tạo ra với số lượng lớn và phong phú, cung lớn hơn cầu, bán khó hơn mua theo Mác :” Bán là bước nhảy chết người”. Bán là bước nhảy nguy hiểm, có nhiều rủi ro. Do đó còn thị trường thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ.
2/Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc để tạo thành thể thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân. Khi mà sản xuất phát triển của cải tạo ra ngày càng nhiều mọi vùng, mọi quốc gia ý thức được rằng họ đã ý thức được rằng phải phát triển dựa trên lợi thế riêng có của họ, mỗi vùng quốc gia đều có lợi thế riêng về nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên... Họ tập trung vào khai thác thế mạnh đó nhằm tạo ra của cải vật chất có giá trị xã hội cao với chi phí thấp nhất. Nhưng phải có thị trường họ mới tiến hành trao đổi mua bán với nhau được mà từ đó mới có thể biến kiểu tổ chức sản xuất khép kín thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá liên kết với nhau, chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hoá.
3/Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Thật vậy, có thị trường mới có người mua, người bán và hàng hoá. Thông qua cung cầu, giá cả thị trường mà các nhà sản xuất quyết định sản xuất cái gì ? Bao nhiêu ? Cho ai ? Ngày nay thị trường thuộc về người mua, mỗi người mua như là một cử tri bỏ phiếu cho sự tồn tại của doanh nghệp thông qua lá phiếu bằng tiền. Thông qua thị trường doanh nghiệp mới biết được nhu cầu của người mua như thế nào từ đó tạo ra những hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đó trên cơ sở đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại phát triển.
4/Thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường doanh nghiệp mới biết được sản phẩm của họ tạo ra có phù hợp với nhu cầu của khách hàng không, tốc độ kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, thị trường như là tấm gương phản chiếu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp mới có cơ sở sửa chữa, điều chỉnh những phần không phù hợp, kém hiệu quả nhằm làm cho doanh nghiệp đạt được tốc độ, trình độ và qui mô sản xuất theo mục tiêu đã đề ra.
5/Thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế của các cơ quan nhà nước, các nhà sản xuất kinh doanh. Thị trường còn phản ánh các quan hệ xã hội, hành vi giao tiếp của con người, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhà doanh nghiệp.
Phần II:
Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt nam trong những năm đổi mới vừa qua
Qua việc nhận biết về thị trường cũng như các vấn đề liên quan , việc đưa những nhận biết đó vào quan sát, nghiên cứu diễn biến của vấn đề thực tiễn có ý nghĩa thiết thực đặc biệt là vấn đề thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường xuất khẩu thuỷ sản nói riêng. Đều đó được thể hiện như sau:
I/Tổng quan về tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua
1/Tình hình xuất khẩu của việt nam thời gian qua:
Từ khi đổi mới năm 1986 đến đại hội Đảng VII một trong ba chương trình phát triển kinh tế là đẩy mạnh xuất nhập khẩu từ đó hoạt động xuất nhập khẩu của ta không ngừng được phát triển. Trong đó kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây luôn luôn được tăng cao, đều nay được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
a)Kim ngạch xuất khẩu chung 1991 – 2000:
Số liệu thống kê về xuất khẩu nói chung so cới tốc độ tăng GDP thời kỳ 1991 – 2000 như sau:
Bảng1: Xuất khẩu so với tốc độ tăng GDP
Năm
Tốc độ tăng GDP (%)
Xuất khẩu
Trị giá (Triệu USD)
Tốc độ
(%)
1991
6
2.087,0
-13,2
1992
8,6
2.581,0
23,7
1993
8,1
2.985,0
15,5
1994
8,8
4.054,0
35,8
1995
9,5
5.419,0
34,1
1996
-
-
-
1997
8,2
9.185,0
26,6
1998
5,8
9.361,0
1,9
1999
4,8
11.540,0
23,3
2000
6,76
14.449.0
25,2
Nguồn: Tài liệu Bộ Thươnng mại
Qua bảng thống kê trên có thể thấy : Quy mô xuất khẩu đã tăng 6,9 lần, bình quân hàng năm là 19,21%, tính bình quân đầu người tăng từ 30 USD năm 1991 lên gần 200 USD năm 2000.
Tuy nhiên về cụ thể một số mặt hàng tình hình xuất khẩu trong một vài năm gần đây(năm 2000) là:
Bảng 2 : Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng
Lượng (Nghìn tấn)
Giá trị ( Triệu USD)
Khu vực kinh tế trong nước
5465
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
4894
Dầu thô
2475
Các sản phẩm khác
2422
Mặt hàng chủ yếu
Dầu thô
11165
2472
Dệt, may
1356
Giày dép
1063
Hải sản
1018
Điện tử, máy tính
580
Cà phê
493
384
Gạo
2765
531
Thủ công mỹ nghệ
185
Hạt tiêu
34,2
137
Cao su
184
112
Hạt điều
18,3
93
Than đá
2149
65
Rau quả
149
Chè
31
36
Lạc
66
35,2
Nguồn : Bộ thương mại
Như vậy nhìn vào bảng số liệu cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2000 ta thấy giá trị xuất khẩu có giá trị cao, đều này chứng tỏ nhu cầu của thị trường xuất khẩu các mặt hàng này đã được tin cậy và mở rộng.
b)Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt xa tốc độ tăng GDP
Thời kỳ 1991 – 1995 cũng như 2 năm 1996 – 1997 tốc độ tăng xuất khẩu cao gấp 3 – 4 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, đều này đã đem lại những ý nghĩa như sau:
+) Chủ trương của Đảng và chính phủ mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước đã đưa lại kết quả to lớn, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam.
+) Xuất khẩu tăng nhanh đã tạo thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sự phát triển trong nước, giúp hình thành nhiều ngành sản xuất, nhiều đơn vị sản xuất mới, tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp trực tiếp vào ngân sách và GDP.
+) Tạo điều kiện cho việc dần dần thanh toán nợ nước ngoài.
+) Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh đã tạo thêm khả năng thanh toán để tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và cải thiện đời sông nhân dân.
c)Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch tích cực:
Hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm trên 92% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến nay chỉ còn khoản 60%. Hàng chế biến và chế biến sâu (trong đó có hàng chế tạo) năm 1991 chỉ chiếm khoản 8%, năm 1999 đã lên khoản 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 1991 chiếm tỷ trọng 53% tổng kim ngạch đến nay xuống còn khoản 36,5%; nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1991 chiếm 47% thì năm 1999 đã tăng lên 63,5%. Đã hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Năm 1991 mới có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên) là dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may; mặt hàng đạt kim ngạch coa nhất là dầu thô cũng chỉ đạt 581 triệu USD. Đến năm 1997, đã tăng thêm 8 mạt hàng xuất khẩu chủ lực mới là cà phê, cao su, điều, giầy dép, than đá, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ và rau quả; trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì có một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao là cao su, giầy dép, hàng điện tử, nhân điều, chè, gạo... Có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng tác động tới thị trường khu vực và thị trường thế giới là gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới ( sau Thái Lan), nhân điều đứng thứ hai thế giới ( sau ấn Độ), cà phê đứng thứ tư thế giới (sau Brazin, Colombia, Mexico). Nếu chỉ tính riêng cà phê robusta thì Việt Nam đứng số 1 ở châu á và thế giới.
d)Chất lượng hàng xuất đã nâng lên đáng kể:
Bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trương thế giới, đông thời tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay gạo, dầu thô, thuỷ sản, hàng dệt may, giầy dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu... xuất khẩu từ Việt Nam đã được thừa nhận đạt chất lượng quốc tế. Các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều hàng nội đã có chất lượng không thua kém hàng ngoại như: xi măng, thép, đường, xe đạp, quạt điện, phích nước, bóng điện...
e)Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư, liên doanh nước ngoài tăng nhanh:
Tuy mới tham gia voà tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nhưng loại hình này đã có mức tăng trưởng nhanh. Nếu như thời kỳ 1988 – 1991 chưa tính kim ngạch xuất khẩu dầu thô thì mới chỉ xuất khẩu được 52 triệu USD, năm 1992 lên 112 triệu USD, năm 1995 lên 440 triệu USD, năm 1996: 786 triệu USD thì năm 1997 đã dạt 1,5 tỷ USD, năm 1998: 1,982 tỷ USD, năm 1999: 2,45 tỷ USD. Khoản 75% kim ngạch xuất khẩu của loại hình doanh nghiệp này là các hàng chế biến sâu, dùng lao động, công nghệ tạo ra giá trị mới trong đó giầy dép và dệt may chiếm khoảng 35% và đã có một số mặt hàng chúa hàm lượng kỷ thuật cao như hàng điện tử, may và khí cụ công nghệp...
Về tình hình những tháng đầu năm 2001 các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng là cà phê ( tăng 50%), thuỷ sản (tăng 30%), cao su (tăng 20%), rau quả( tăng 15%) ... những tháng đầu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu tháng sau luôn cao hơn tháng trước và tháng 7 là đỉnh điểm của 9 tháng đầu năm; tháng 8 giảm so với tháng 7 và ước tháng 9 giảm so với tháng 8. Đều đó thể hiện qua bảng số liệu thông kê sau :
Bảng 3 : So sánh tình hình xuất khẩu cùng thời kỳ giữa
năm 2000 với năm 2001
Thực hiện 6 tháng năm2001
6 tháng năm 2001 so với cùng kỳ năm 2000(%)
Lượng (Nghìn tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Lượng (Nghìn tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Khu vực kinh tế trong nước
4133
116,8
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
3452
112,5
Mặt hàng chủ yếu
Dầu thô
8694
1771
123,2
119,0
Dệt, may
931
112,7
Giày dép
747
96,3
Thuỷ sản
826
146,7
điện tử, máy tính
307
79,5
Cà phê
547
254
151,1
84,8
Gạo
2180
341
134,5
106,3
Thủ công mỹ nghệ
118
86,8
Hạt tiêu
43,7
71
140,2
55,8
Cao su
118
67,5
108,3
100,7
Hạt điều
15,7
60
116,5
86,0
Than đá
2014
49
134,3
109,6
Rau quả
167
216,9
Chè
14,8
16,6
74,0
67,7
Lạc
19,5
10
68,7
65,1
Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê
- So sánh kết quả xuất khẩu các tháng đầu năm 2001 với các tháng cùng kỳ năm 2000 cho thấy xu hướng biến động tốc độ tăng trưởng tương đối giống nhau, cụ thể là tháng 7 đều có kim ngạch cao nhất, tháng 4 cùng tăng trưởng chậm so với tháng 3, từ tháng 8 bắt đầu giảm tăng trưởng và đến tháng 9 cùng là mức thấp nhất kể từ tháng 6.
Bình quân xuất khẩu 9 tháng xuất khẩu hàng hoá đạt 1.295 triệu USD/tháng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay (bình quân 9 tháng đầu năm 2000 đạt 1.151 triệu USD/tháng và năm 1999 đạt 910 triệu USD/tháng).
Với mục tiêu kế hoạch xuất khẩu 13%, để hoàn thành kế hoạch 2001 thì quí IV phải phấn đấu xuất khẩu 4.694 triệu USD, tức là bình quân mỗi tháng phải đạt 1.565 triệu USD, tăng 270 triệu USD so với bình quân 9 tháng đầu năm và tăng 264 triệu USD so với cùng kỳ năm 2000, đây là mức rất cao với tình hình xuất khẩu hiện nay (giá tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực liên tục giảm hoặc đứng ở mức thấp, thị trường thế giới biến động không lợi với xuất khẩu của ta, nhất là sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ), đòi hỏi các nhà kinh doanh và các cơ quan quản lý phải phấn đấu quyết liệt mới có thể hoàn thành được.
Ngược lại với quy luật hàng năm, 9 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) luôn thấp hơn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, cụ thể là bình quân mỗi tháng năm 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,8% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1%, trong khi đó 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,9% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1,4 %.
Tăng trưởng xuất khẩu của thị trường chủ yếu.
So với cùng kỳ năm 2000, xuất khẩu sang một số thị trường tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung (10,5%) là: Ailen, áo, Ba Lan, Bỉ, các Tiểu Vương quốc ả Rập Thống nhất, Hàn Quốc, Mexicô, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ucraina và một số thị trường kém hơn cùng kỳ năm 2000 là: Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, úc, Phần Lan, Philippin, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ.
Tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng chủ yếu
- Nhóm nông lâm, thuỷ sản: 9 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2000 (9 tháng đầu năm 2000 tăng 7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 30,6%, làm tăng kim ngạch khoảng 774 triệu USD và do giá giảm 15,3%, làm giảm kim ngạch khoảng 506 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 30,6%).
Mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng nhanh là: hạt tiêu (51,4%), cà phê (40,4%), gạo (16,5%), hạt điều nhân (21,5%).
Mặt hàng có giá xuất khẩu giảm mạnh là: cà phê, hạt tiêu, hạt điều nhân, gạo, chè.
- Nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản: 9 tháng đầu năm tăng 6,6% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 81%), do khối lượng xuất khẩu tăng 17,8%, làm tăng kim ngạch khoảng 455 triệu USD và do giá giảm 9,4%, làm giảm kim ngạch khoảng 286 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 17,8%). Nhóm này có dầu thô tăng khối lượng xuất 17,1% và giá xuất khẩu giảm 9,5%; than đá tăng khối lượng xuất 40,3% và giá xuất khẩu giảm 7,6%.
- Nhóm công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: 9 tháng đầu năm tăng 0,7% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 15,7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 7,7%, làm tăng kim ngạch khoảng 252 triệu USD và do giá giảm 7%, làm giảm kim ngạch khoảng 230 triệu USD (nếu giá không giảm thì nhóm này tăng trưởng 7,7%). Nhóm này có hàng linh kiện điện tử giảm 18,8%, hàng dệt may giảm 8,7%, các mặt hàng khác có tăng trưởng nhưng không nhiều.
Tóm lại, xuất khẩu 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2000 tăng 18% về khối lượng, làm tăng kim ngạch khoảng 1.897 triệu USD và giá giảm 6,4% làm giảm kim ngạch khoảng 793 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2001 tăng 18%).
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng xuất khẩu
Nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tình hình biến động số lượng thị trường xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2000 (theo thống kê Hải quan) của nông sản chủ lực như sau:
Bảng 4 : Tình hình biến động thị trường xuất khẩu
TT
Mặt hàng
Số lượng thị trường xuất khẩu
Tăng (+), giảm (-)
Năm 2000
8 tháng 2001
1
Thuỷ sản
31
39
+8
2
Gạo
25
37
+12
3
Cà phê
31
41
+10
4
Rau quả
28
40
+12
5
Cao su
24
33
+9
6
Hạt tiêu
33
41
+8
7
Hạt điều nhân
13
25
+12
8
Chè
22
28
+6
9
Lạc nhân
12
20
+8
Nguồn : Bộ Thương Mại
- 9 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm 2000, nhiều thị trường tăng trưởng nhanh về tốc độ và tỷ trọng; nhiều mặt hàng chủ lực tăng khối lượng xuất khẩu (như đã nêu trên); về nhóm hàng khác có nhiều ý kiến đánh giá tăng cả giá và khối lượng xuất khẩu (giá tăng khoảng 9%, khối lượng tăng khoảng 19%).
- Từ tháng 7 đến nay, tỷ giá VNĐ/USD tăng so với các tháng trước, có lợi cho xuất khẩu. Sau ngày 11/9 đến nay, USD mất giá khoảng 0,25% đã làm các doanh nghiệp thiệt hại không nhỏ.
- Chính phủ và các Bộ/ngành có nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như: tăng cường tổ chức các Đoàn đi nước ngoài đàm phán mở rộng thị trường; tổ chức các Đoàn đi các nơi trọng điểm, giải quyết các yêu cầu của địa phương; tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, tập hợp phản ảnh các khó khăn để tháo gỡ kịp thời; ban hành nhiều chính sách, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó nổi bật là:
+ Trao đổi, đàm phán Hiệp định thương mại với Chi lê, Peru, Modava, estoni, Bungari, Pakistan, Nigeria, Ma Rốc, Hoa Kỳ và đang xúc tiến đàm phán Hiệp định thương mại với Bruney, NewZealand, Tanzania, Zimbabuê, Sip.
+ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Nghị quyết 05/2001/NQ, ngày 24/5/2001 về bổ sung giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001; Thông báo số 58/TB-VPCP về việc đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu; công bố kết quả thưởng xuất khẩu năm 2000 và triển khai thưởng xuất khẩu năm 2001, trong đó bổ sung thêm một số nông sản, thực phẩm...
Nguyên nhân chủ yếu hạn chế xuất khẩu
Thứ nhất, 9 tháng đầu năm giá các mặt hàng chủ lực giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2000 (gồm toàn bộ nông sản xuất khẩu chủ lực, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính...) đã làm kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 1.023 triệu USD.
Thứ hai, từ tháng 4 đến nay nhập khẩu tăng trưởng chậm, nhiều chuyên gia phân tích mối quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu cho rằng đây cũng là yếu tố hạn chế xuất khẩu.
Thứ ba, 9 tháng đầu năm kinh tế Hoa kỳ, Nhật Bản, EU và một số nền kinh tế lớn khác tăng trưởng chậm, thậm chí có dấu hiệu suy thoái, nội tệ suy giảm, sức mua của dân cư giảm sút... đã góp phần làm giảm khả năng xuất khẩu của ta, nhất là với các mặt hàng chủ lực như hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử. Sau sự kiện 11/9 tại Hoa kỳ, thị trường thế giới biến động tăng thêm bất lợi cho xuất khẩu của ta (riêng tháng 9 giảm so với dự kiến đầu tháng khoảng 11%).
Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xuất, nhập khẩu, nhất là việc hỗ trợ thông tin cho sản xuất các mặt hàng có khả năng tiêu thụ trên thị trường, giới thiệu, khuyếch trương thương hiệu Việt Nam trên ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0642.doc