Thực trạng và giải pháp hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị phát thanh truyền hình tại trung tâm truyền hình thương mại - Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam (VTC)

Muc lục Phần I: Một số vấn đề về đấu thầu mua sắm hàng hoá ở Việt nam Trang I Lýluận chung về đấu thầu 5 1 Một số khái niệm cơ bảnvề đấu thầu 5 2 Phân loại đấu thầu 7 II Một số vấn đề chung về đấu thầu mua sắm thiết bị hàng hoá 10 1 Khái niệm 10 2 Sự cần thiết áp dụng đấu thầu mua sắm hàng hoá 10 3 Tính chất của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá 12 4 Một số nguyên tắccủa hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá 13 5 Đặc điểm của đấu thầu mua sắm thiết bị phát thanh truy

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị phát thanh truyền hình tại trung tâm truyền hình thương mại - Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam (VTC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền hình 14 III Nội dung của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá 14 1 Điều kiện thực hiện đấu thầu 14 2 Qui trình tổ chức đấu thầu 15 Phần II: Thực trạng hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá tại trung tâm truyền hình thương mại 19 I Giới thiệu chung về trung tâm 19 1 Quá trình hình thành về phát triển của trung tâm truyền hình thương mại 19 2 Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm truyền hình thương mại 21 3 Mô hình tổ chức quản lý trung tâm truyền hình thương mại 22 4 Các hoạt động kinh doanh của trung tâm 24 II Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu tại trung tâm 24 1 Đặc điểm thiết bị phát thanh truyền hình 24 2 Đặc điểm khách hàng của trung tâm 24 3 Đặc điểm tài chính – tình hình tài chính của trung tâm 25 4 Đặc điểm lao động của trung tâm 25 5 Các đặc điểm khác của ngành 25 III Kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá của trung tâm 27 1 Tình hình thực hiện đấu thầu của trung tâm trong những năm gần đây 27 2 Qui trình triển khai công tác đấu thầu mau sắm hàng hoá tại trung tâm. 27 3 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của trung tâm 32 Phần III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại trung tâm thương mại. 40 I Một số định hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thấu tại trung tâm truyền hình thương mại 40 1 Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong nhiều năm tới 41 2 Định hướng phát triển của trung tâm trong giai đoạn tới 41 3 Những thời cơ và thách thức đối với trung tâm truyền hình thương mại 41 4 Đánh giá tình hình thực hiện đấu thầu tại trung tâm truyền hình thương mại 45 II Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá tại trung tâm 47 1 Giải pháp vĩ mô 47 2 Một số giải pháp vi mô 50 Phụ lục:Bảng thống kê các hợp đồng nhận thầu 58 GiảI thích những cụm từ viết tắt VTC : Công ty Đầu tư Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam AFTA : Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN WTO : Tổ chức thương mại thế giới WB : Ngân hàng thế giới Lời mở đầu Từ khi thực hiện quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo chủ trương đổi mới do Đại hội Đảng lần VI đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới toàn diện cơ chế quản lý để làm cho cơ chế đó thích ứng điều kiện của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cùng với sự chuyển đổi đó nhiều hình thức kinh doanh mới xuất hiện, trong đó hình thức đấu thầu đã được áp dụng để dần dần thay thế cho phương thức chỉ định thầu không còn phù hợp với cơ chế thị trường cũng như thông lệ quốc tế. Hình thức đấu thầu ban đầu chỉ áp dụng trong lĩnh vực xây dựng nhưng sau này do tính chất đặc điểm, hiệu quả của nó đối với nền kinh tế người ta đã áp dụng nó trong nhiều lĩnh vực như : Tư vấn, mua sắm thiết bị hàng hoá. Chính vì vậy mà trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay việc áp dụng đấu thầu đã trở thành phương thức kinh doanh đặc thù vì quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được bắt đầu bằng hoạt động tiêu thụ thông qua việc ký kết hợp đồng mua – bán hàng hoá trên cơ sở thắng thầu, làm tốt công tác đấu thầu đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò quan trọng công tác đấu thầu ở các doanh nghiệp hiện nay nên sau một thời gian thực tập tại Trung tâm Truyền hình Thương mại – Công ty Đầu tư Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt nam , em đã quyết định chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị phát thanh truyền hình tại trung tâm truyền hình thương mại - Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam (VTC)” là đề tài nghiên cứu của mình. Phần I một số vấn đề về đấu thầu mua sắm hàng hoá ở Việt nam I. Lý luận chung về đấu thầu 1. Một số khái niệm cơ bản về đấu thầu Có nhiều cách định nghĩa đấu thầu khác nhau, nhưng theo Quy chế Đấu thầu được ban hành kèm theo Nghị định số 88/ NĐ- CP ngày 01-9-1999 của Chính phủ thì đấu thầu được định nghĩa như sau: “Đấu thầu” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Đấu thầu là một phạm trù gắn liền với nền kinh tế hàng hoá, không có sản xuất, không có trao đổi hàng hoá thì không có đấu thầu. Đấu thầu thực chất là một hình thức để người mua chọn mua một loại hàng hoá nào đó thoả mãn các tiêu chuẩn về kỹ thuật được đặt ra và với mức giá có thể chấp nhận được, trong điều kiện có một người mua nhưng lại có rất nhiều người bán. Liên quan đến khái niệm đấu thầu có một số khái niệm sau đây cần phải được tìm hiểu: “Xét thầu” là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu trúng thầu “Dự án” là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ một công việc, một mục tiêu hoăc yêu cầu nào đó. “Bên mời thầu” là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. “Nhà thầu” là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp đấu thầu trong mua sắm hàng hoá; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. “Gói thầu” là một phần công việc của dự án được phân chia đảm bảo tính hợp lý về kỹ thuật về công nghệ, về qui mô. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. “Tư vấn” là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. “Xây lắp” là những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình. “Hàng hoá” là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm). “Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. “Hồ sơ mời thầu” phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi phát hành. “Hồ sơ dự thầu” là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. “Giá gói thầu” là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt. 2. Phân loại đấu thầu Có nhiều cách thức phân loại đấu thầu khác nhau nếu căn cứ vào các tiêu thức khác nhau. Sau đây là sự phân loại đấu thầu theo một số tiêu thức chính: 2.1. Căn cứ vào tính chất và nội dung của gói thầu * Đấu thầu xây lắp: Đây là hình thức đấu thầu được áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, được áp dụng trong ngành xây dựng cơ bản mà nội dung của gói thầu xây dựng bao gồm việc tổ chức xây dựng các công trình hạng mục công trình và lắp đặt các trang thiết bị. Thực tế tại Việt nam những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước hay sử dụng vốn vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế ( WB, IMF, ADB, ...) thường kèm theo điều kiện là phải tổ chức đấu thầu * Đấu thầu mua sắm hàng hoá: Có thể hiểu đấu thầu mua sắm hàng hoá là hình thức mua hàng thông qua mời thầu nhằm lựa chọn thương nhân dự thầu đáp ứng dược các yêu cầu về giá cả điều kiện kinh tế, kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra. Thực chất đây là hình thức cạnh tranh bán. Đối với bên mời thầu đây là hình thức chọn hàng hoá, nhà cung cấp, giá cả và các điều kiện khác tối ưu nhất. Với nhà thầu thực chất đây là một hình thức tiêu thụ sản phẩm. * Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Nội dung của gói thầu là hoạt động cung ứng các yêu cầu về kiến thức kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét quyết định kiểm tra quy trình chuẩn bị vào thực hiện dự án, cụ thể như: lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế lập ra dự toán, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá, giám sát thi công xây dựng, lắp đặt trang thiết bị …. * Đấu thầu tuyển chọn đối tác đầu tư: Thưc hiện đấu thầu khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia dự án hoặc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. 2.2. Căn cứ vào cách thức mở thầu Có thể chia đấu thầu thành ba loại: * Đấu thầu một túi hồ sơ một giai đoạn: Đề xuất về tài chính và đề xuất kỹ thuật bỏ chung vào một túi hồ sơ, đầu tiên đánh giá về kỹ thuật trước, chỉ có nhà thầu đạt điểm kỹ thuật rồi mới xem xét tiếp về tài chính. Phương thức này được áp dụng cho đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. * Đấu thầu hai túi hồ sơ một giai đoạn : Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất atì chính nằm trong hai túi hồ sơ riêng biệt trong cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. * Đấu thầu một túi hồ sơ hai giai đoạn : Giai đoạn 1 : Bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật trong trường hợp cần thiết có thể nộp đề xuất tài chính nhưng chưa có giá. Giai đoạn 2 : Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật đã được sửa đổi và điều chỉnh về đề xuất tài chính bao gồm cả giá cả, hai đề xuất này để chung trong một túi hồ sơ. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và dự án BOT. 2.3 Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu * Đấu thầu mở rộng ( cạnh tranh rộng rãi ) Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đây là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. * Đấu thầu cạnh tranh hạn chế: Là hình thức hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu xác định trước danh sách các nhà thầu được tham gia và hồ sơ mời thầu chỉ được bán cho các nhà thầu này mà thôi. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: - Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của gói thầu; - Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; - Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. * Đấu thầu canh tranh hạn chế đến mức tối đa hay còn gọi là chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau: - Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, được phép chỉ định thầu. - Dự án liên quan đến lĩnh vực an ninh - quốc phòng. - Khi giá trị công việc là quá nhỏ. - Hình thức tự làm : Được áp dụng khi bên mời thầu có thể tự làm công việc được giao. - Mua sắm trực tiếp : Là hình thức nguời mua chọn ngay người bán cho mình. - Chào hàng cạnh tranh : Hình thức này được áp dụng đối với mua sắm hàng hoá với yêu cầu kỹ thuật giản đơn và giá cả là yếu tố quyết định để lựa chọn nhà thầu. II. Một số vấn đề chung về đấu thầu mua sắm thiết bị hàng hoá 1/ Khái niệm : 1.1- Mua sắm hàng hoá : Là hành vi trao đổi giữa hai người trong đó người mua hàng hoá nhận được quyền sở hữu hàng hoá từ người bán bằng cách trả một số tiền theo giá cả hai bên thoả thuận. Trong thời kỳ chưa có tiền tệ việc trao đổi mua sắm hàng hoá được thực hiện dưới hình thái hiện vật. Khi tiền tệ xuất hiện việc mua hàng là hành vi của người sở hữu tiền tệ, đối diện với người bán (người sở hữu hàng hoá) 1.2- Đấu thầu mua sắm hàng hoá : Là phương thức giao dịch để mua sắm hàng hoá trong đó người mua (được gọi là bên mời thầu) công bố trước các điều kện giao hàng để người ban( được gọi là nhà thầu) báo giá mình muốn bán. Người mua sẽ chọn mua của người nào bán báo giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện mua hàng đã nêu trong hồ sơ mời thầu. 1.3 - Đấu thầu mua sắm thiết bị phát thanh truyền hình : Là một hình thức cụ thể trong đấu thầu mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên hàng hoá ở đây là các thiết bị phục vụ cho ngành phát thanh truyền hình. 2/ Sự cần thiết áp dụng đấu thầu mua sắm hàng hoá : Các tổ chức doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước tiến hành mua sắm chịu một trách nhiệm đặc biệt là đảm bảo không lãng phí vốn của công. Dù vốn đó là vốn lưu động bình thường hay từ nguồn vốn do Ngân sách nhà nước cấp thì các cơ quan thực hiện mua sắm cũng phải sử dụng vào đó để mua sắm được hàng hoá dịch vụ đúng như mục tiêu đã định; đúng thời điểm cầm mua với một đồng vốn bỏ ra mua sắm. 2.1- Lợi ích của đấu thầu mua sắm hàng hoá : * Đối với Nhà nước : Thông qua đấu thầu giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung tránh được sự lãng phí không đáng có trong quá trình thực hiện dự án do có sự móc ngoặc giữa bên A và bên B. Đấu thầu còn mang lại cho Nhà nước những đầu tư mới về công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ thiết thực cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. * Đối với chủ đầu tư: áp dụng đấu thầu cạnh tranh công khai là phương thức thích hợp nhất để lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng được yêu cầu của mình về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và kế hoạch đặt ra, đồng thời cũng có được giá thành và điều kiện tín dụng hợp lý nhất, tiết kiệm vốn đầu tư cơ bản, thực hiện đúng tiến độ công trình. Đấu thầu cũng có thể chống tình trạng độc quyền về giá cả của nhà thầu. * Đối với nhà thầu: Đấu thầu là hình thức bảo đảm công bằng và cơ hội tương đối cho tất cả các nhà cung cấp tiềm năng. Thông qua đấu thầu kích thích các nhà thầu nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng uy tín sản phẩm của mình trên thị trường. 2.2- Liên hệ thực tế với Việt Nam Tại Việt nam, vấn đề quản lý vốn, quản lý chi tiêu trong việc mua sắm hàng hoá, thiết bị máy móc nhà xưởng là vấn đề hết sức nan giải. Hiện tượng tiêu cực xẩy ra ngày càng nhiều, thông qua việc khai nâng giá mua hàng hoá thiết bị lên nhiều lần, nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Trước tình hình tiêu cực như vậy thì việc áp dụng đấu thầu trong xây lắp cũng như trong mua sắm hàng hoá là một đòi hỏi cần thiết là một hướng tích cực có nhiều ưu thế hơn hẳn so với phương thức giao thầu theo kế hoạch trước đây của chúng ta. Kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ có thể hoàn thành trách nhiệm trên nếu thực hiện mua sắm hàng hoá bằng đấu thầu trong khu vực quốc doanh. Nếu thích hợp thì cạnh tranh công khai là phương thức đấu thầu mua sắm được ưa dùng hơn. 3/ Tính chất của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá : 3.1 Tính bình đẳng : Tính bình đẳng được thể hiện ở chỗ mọi nhà thầu đều được đối xử một cách công bằng để tạo được một môi trường cạnh tranh hoàn hảo nhất. Mọi nhà thầu đều được bên mời thầu cung cấp những thông tin liên quan một cách đầy đủ nhất và giống nhất, họ đều chịu một cơ chế thẩm định và một thang điểm thống nhất, mọi hình thức móc ngoặc, thiên vị đều vi phạm nguyên tắc đấu thầu. Chỉ khi nào đấu thầu thoả mãn tính bình đẳng thì nhà thầu mới có được một môi trường cạnh tranh thực sự và mới đem lại lợi ích thực sự cho chủ đầu tư cũng như các nhà thầu. 3.2- Tính nhất quán : Trong đấu thầu mọi quyết định đưa ra đều không thể sửa đổi được sau khi đã hết hạn nộp hồ sơ dự thầu, các đề xuất của nhà thầu sẽ được niêm phong giữ kín cho đến ngày mở thầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ một số nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu, đặc biệt là giá dự thầu. 3.3- Tính bảo mật : Để đạt được sự cạnh tranh bình đẳng, tất cả các đề xuất về tài chính, về kỹ thuật của nhà thầu đều được giữ bí mật tuyệt đối, không ai trong hội đồng xét thầu được phép lấy hoặc sao chép hồ sơ dự thầu sau khi đã đến tay chủ đầu tư .... 3.4- Tính có thể tiếp cận được : Bên mời thầu có tinh thần thiện chí, luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu tiếp cận được tới hợp đồng. Cụ thể là : Bên mới thầu luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của nhà thầu một cách nhanh chóng đầy đủ bằng văn bản. 3.5- Tính hình thức : Đấu thầu là một qui trình phải làm theo đúng mọi thủ tục và thông lệ có tính qui luật cao mà bên mời thầu và nhà thầu phải tuân theo để đảm bảo không có một sai phạm nào về hành chính, kỹ thuật ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu. 3.6- Tính khách quan : Để lựa chọn nhà thầu tối ưu, ngoài giá cả, bên mời thầu cần phải xem xét các yếu tố khác như tính năng kỹ thuật, phương thức thanh toán, điều kiện bảo hành ... Các tiêu chí đánh giá khách quan phải được vạch ra trong tài liệu đấu thầu, nó cần được áp dụng một cách khách quan và thường kèm theo một thang điểm được lượng hoá. 4/ Một số nguyên tắc của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá Đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hoá nói riêng: Theo hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) tuân theo một số nguyên tắc sau : 4.1- Nguyên tắc cạnh tranh công khai với điều kiện ngang nhau : Mỗi cuộc đấu thầu đều phải thực hiện với sự tham dự của một số nhà thầu có đủ năng lực để tiến hành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra với các đơn vị trúng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang bằng nhau nhất thiết không có sự phân biệt đối xử. 4.2- Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ : Các nhà thầu phải nhận đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết và có hệ thống về qui mô, khối lượng qui cách, yêu cầu chất lượng công trình hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện. 4.3- Nguyên tắc đánh công bằng : Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và được đánh giá bởi hội đồng xét thầu có đủ tư cách và năng lực. Lý do để được chọn hay bị loại phải được giải thích đầy đủ để tránh sự ngờ vực. - Việc tuân thủ các nguyên tắc nói trên kích thích và nỗ lực nghiêm túc của mỗi bên và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ tài chính của dự án và do đó đảm bảo được các lợi ích chính đáng cho cả bên mời thầu và nhà thầu góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội. 5/ Đặc điểm của đấu thầu mua sắm thiết bị phát thanh truyền hình. Thiết bị Phát thanh - Truyền hình thuộc loại hàng hoá đặc biệt, phục vụ cho mục tiêu “ Đưa truyền hình về vùng núi vùng cao biên giới hải đảo ” .... góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy đấu thầu mua sắm thiết bị phát thanh truyền hình chủ yếu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh hạn chế. III. Nội dung của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá 1. Điều kiện thực hiện đấu thầu : 1.1/ Điều kiện tổ chức đấu thầu : Việc đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau : +) Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền. Đối với những dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, phải có quyết định đầu tư của người có thẩm quyền trước khi thực hiện đầu tư. Đối với các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư được cấp giấy phép đầu tư, nội dung của giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch đầu tư quyết định. +) Kế hoạch đấu thầu được người có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung của kế hoạch đấu thầu bao gồm : Phân chia dự án thành các gói thầu nhỏ, ước tính giá của từng gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng, thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu .... +) Hồ sơ mời thầu được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt : áp dụng trong trường hợp vốn do ngân sách nhà nước cấp, vốn vay của các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài như ODA, WB, IMF ... 1.2- Điều kiện dự thầu : Nhà thầu tham gia dự thầu phải có đủ các điều kiện sau : +) Có giấy phép đăng ký kinh doanh : Đối với đấu thầu mua sắm thiết bị phức tạp công nghệ kỹ thuật cao được qui định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất. +) Có đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. +) Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong một gói thầu. 2. Quy trình tổ chức đấu thầu Quy trình đấu thầu gồm ba giai đoạn chính, có thể mô tả khái quát những công việc mà nhà thầu và Bên mời thầu phải thực hiện trong suốt quá trình thực hiện công tác đấu thầu thông qua sơ đồ sau: Giai đoan I : Sơ tuyển nhà thầu Bước Bên mời thầu Nhà thầu Mời các nhà thầu dự sơ tuyển Phát và nộp các văn kiện dự sơ tuyển Thực hiện sơ tuyển và thông báo danh sách các nhà thầu được lựa chọn Báo lại đã nhận đuợc Khẳng định ý muốn nộp đơn dự thầu Lựa chọn các công ty để đưa và danh sách các nhà thầu Thông báo cho tất cả các nhà thầu về danh sách các nhà thầu được lựa chọn Danh sách các nhà thầu Hỏi lấy văn kiện dự sơ tuyển Trả lời các câu hỏi về bản thân nhà thầu Thông tin về sơ tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc mời trực tiếp, bao gồm: - Chủ công trình, khái quát về dự án - Ngày phát hành tài liệu đầu thầu và nộp đơn dự thầu. - Chỉ dẫn với nhà thầu, hạn nộp… Phát hành các chỉ dẫn dự sơ tuyển và các câu hỏi đến mỗi công ty - Kinh nghiệm trong lĩnh vực của gói thầu - Nguồn lực về kỹ thuật, laođộng… - Tình trạng tài chính. Báo lại đã nhận được Phân tích các số liệu dự sơ tuyển: - Cơ cấu trong công ty - Kinh nghiệm - Nguồn lực tài chính… Giai đoạn II- Lập và nhận hồ sơ dự thầu Tài liệu đấu thầu Chuẩn bị tài liệu đấu thầu - Thư mời thầu - Hướng dẫn cho các nhà thầu - Điêu kiện hợp đồng - Đặc điểm kĩ thuật - Danh sách các nhà thầu - Bản kê số lượng - Mẫu hồ sơ dự thầu và phụ lục… Phát tài liệu đấu thầu Các nhà thầu đi thăm công trường Bố trí ngày và giờ đi thăm công trường Chuẩn bị hồ sơ dự thầu Đi thăm công trình (nếu cần) Tài liệu đấu thầu Phát tài liệu đấu thầu Chuẩn bị tài liệu đấu thầu - Thư mời thầu - Hướng dẫn cho các nhà thầu - Điêu kiện hợp đồng - Đặc điểm kĩ thuật - Danh sách các nhà thầu - Bản kê số lượng - Mẫu hồ sơ dự thầu và phụ lục… Phát văn kiện đấu thầu cho các nhà thầu trong danh sách nhà thầu đựơc chọn Các nhà thầu đi thăm công trình Bố trí ngày và giờ đi thăm công trình Báo lại đã nhận được Sửa đổi tài liệu đấu thầu Chuẩn bị các sửa đổi (nếu có) vào tài liệu đấu thầu Báo lại đã nhận được Sửa đổi tài liệu đấu thầu Chuẩn bị các sửa đổi (nếu có) vào tài liệu đấu thầu Phát các sửa đổi cho các nhà thầu Trả lời thắc mắc của các nhà thầu Chuẩn bị trả lời Nộp và nhận hồ sơ dự thầu - Thông báo cho nhà thầu có hồ sơ nộp muộn Trả lời thắc mắc của các nhà thầu Nộp và nhận hồ sơ dự thầu Chuẩn bị trả lời Nêu các thắc mắc(nếu có) Báo lại đã nhận được Trả lời các nhà thầu bằng văn bản - Ghi ngày giờ nhận hồ sơ dự thầu và báo lại đã nhận được - Bảo quản hồ sơ dự thầu Báo lại đã nhận được - Thông báo cho nhà thầu có hồ sơ nộp muộn Bước Bên mời thầu Nhà thầu Giai đoạn III : Mở và đánhgiá hồ sơ dự thầu Bước Bên mời thầu Nhà thầu Mở hồ sơ dự thầu Mở hồ sơ dự thầu Có thể là công khai hay hạn chế - Công bố & ghi tên nhà thầu, giá bỏ thầu, cả phương án khác (nếu có) - Ghi tên các nhà thầu không được xem xét, quá muộn hoăch không nộp đơn Dự buổi mở thầu công khai hay hạn chế Đánh giá hồ sơ dự thầu Đánh giá hồ sơ dự thầu - Về mặt kỹ thuật - Về mặt thương mại - Về các điều kiện hợp đồng - Nêu những điểm cần thuyết minh nếu có Hoàn chỉnh việc đánh giá Cung cấp thuyết minh Ký hợp đồng giao thầu Họp thêm với từng nhà thầu đã được lựa chọn (nếu cần) để trao đổi thêm về năng lực hoặc các mặt khác chưa phù hợp Quyết định về đấu thầu Yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng Nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng Chuẩn bị và ký hợp đồng Ký hợp đồng Trả lại bảo lãnh dự thầu cho các nhà thầu không trúng thầu Nhà thầu không trúng thầu báo lại đã nhận tài liệu trả lại(nếu có yêu cầu Phần II Thực trạng hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá tạI trung tâm truyền hình thương mại I. Giới thiệu chung về trung tâm 1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm truyền hình thương mại. Bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của tin học và công nghệ thông tin, thế kỷ của những bước tiến nhảy vọt về khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ truyền hình và phát thanh. Truyền hình với sức chuyền tải nhanh mạnh rộng khắp với nội dung phong phú, hình thức đa dạng đã và đang trở thành một công cụ tuyên truyền đắc lực của bất kỳ một quốc gia nào. Với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực điện tử tăng tốc độ xử lý tính toán và thực hiện được nhiều chức năng, công dụng của nó đã được áp dụng một cách rộng rãi ở mọi lĩnh vực. Hoà cùng với công cuộc đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì lĩnh vực công nghệ truyền hình lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trung tâm truyền hình thương mại tiền thân là công ty xuất nhập khẩu truyền hình Việt Nam (tên giao dịch quốc tế Viet Nam Television Telecommunication Import Company, viết tắt là Telexim), được thành lập theo giấy phép 26 QĐ - THVN ngày 7/4/1973, do Đài Truyền hình Việt Nam cấp, là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam. Chức năng chính của Công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu, lắp đặt và chuyển giao máy móc, thiết bị, vật tư, kỹ thuật thông tin, điện tử phục vụ cho ngành phát thanh truyền hình. Đến cuối năm 1996, do yêu cầu của việc tổ chức, xắp xếp lại đơn vị, Đài truyền hình Việt nam đã ra quyết định số 918 QĐ/ TC – THVN ngày 10/12/1996 quyết định hợp nhất Công ty xuất nhập khẩu truyền hình Việt Nam ( TELEXIM ) với hai công ty khác cũng trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam là INTEDICO và RATIMEX thành lập Công ty đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam ( VTC ) và theo đó Công ty xuất nhập khẩu truyền hình Việt Nam được đổi tên thành Trung tâm Truyền hình thương mại. Hiện nay, Trung tâm Truyền hình Thương mại là một trong số 13 đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình Việt nam, cụ thể là : - Trung tâm truyền hình thương mại, - Trung tâm ứng dụng công nghệ phát thanh truyền hình. - Trung tâm tư vấn ứng dụng công nghệ phát thanh truyền hình. - Trung tâm chuyển giao công nghệ phát thanh truyền hình. - Trung tâm thiết bị khoa học đo lường và giới thiệu sản phẩm phát thanh truyền hình. - Trung tâm hợp tác quốc tế về lao động. - Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh thiết bị phát thanh truyền hình. - Xí nghiệp điện tử VTV. - Xí nghiệp điện tử DTH. - Chi nhánh VTC tại thành phố Hồ Chí Minh. - Chi nhánh VTC tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung Tây Nguyên. - Văn phòng VTC tại Lào. - Chi nhánh VTC tại Angola. Trung tâm Truyền hình thương mại có tư cách pháp nhân chưa đầy đủ ( Giám đốc trung tâm là do Phó Giám đốc trung tâm kiêm nên khi tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp lấy tư cách pháp nhân công ty và uỷ quyền của Giám đốc Công ty đầu tư phát triển công nghệ truyền hình Việt nam (VTC). Trung tâm được phép mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng (cụ thể là tại chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình – Hà Nội) và hoạt động có con dấu riêng để giao dịch với tên gọi : “ Trung tâm Truyền hình thương mại – Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình Việt nam ”. Sau khi được tổ chức lại, chức năng chính của trung tâm là kinh doanh xuất nhập khẩu, lắp đặt và mua bán các thiết bị phục vụ ngành phát thanh và truyền hình (Giấy phép nhập khẩu số 5.30.1002/GP ngày 11/1/1997). Trung tâm có trụ sở tại 43 Nguyễn Chí Thanh – Ba Đình – Hà Nội. 2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm truyền hình thương mại : - Kinh doanh xuất – nhập khẩu ( chủ yếu là nhập khẩu ), lắp đặt và hướng dẫn sử dụng các máy móc, vật tư, thiết bị chuyên dụng thuộc lĩnh vực phát thanh truyền hình như băng ghi hình các loại, đèn ánh sáng, camera, các thiết bị kiểm tra chất lượng hình ảnh, bộ hiệu chỉnh gốc thời gian, bảng điều khiển dựng hình, các hệ thống truyền hình cáp CATV và TVRO nhiều chương trình, lắp đặt hệ thống máy phát hình. Đây là các thiết bị hiện đại, có giá trị cao, phải nhập khẩu từ các nước công nghiệp tiên tiến mà trong nước không sản xuất được, chủ yếu là các nước nằm trong khối G7 ( Anh, Pháp, Đức, ý. Canada, Nhật, Mỹ ). - Ngoài ra khi khách hàng có nhu cầu, Trung tâm có thể nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu uỷ thác các thiết bị khác như thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị đo lường, hệ thống điều hoà, làm lạnh. Thông thường, với các lô thiết bị có giá trị lớn khách hàng thường tiến hành mở thầu cung cấp thiết bị. Trung tâm phải tiến hành đấu thầu và khi trúng thầu, đơn vị sẽ ký với khách hàng hợp đồng mua bán ( gọi là hợp đồng trong nước ), sau đó sẽ ký tiếp hợp đồng với các nhà sản xuất nước ngoài ( hợp đồng ngoại thương ) như : JVC, SONY, NEC của Nhật, THOMCAST của Pháp và HARRIS của Mỹ để nhập khẩu các thiết bị và chuyển giao, lắp đặt cho khách hàng. 3. Mô hình tổ chức quản lý trung tâm truyền hình thương mại : Bộ máy quản lý của Trung tâm truyền hình thương mại được tổ chức gọn nhẹ, đơn giản nhưng hiệu quả. Tổng số cán bộ công nhân viên của trung tâm là 48 người, trong đó : Cán bộ có trình độ Thạc sỹ là 5 người, 37 người là Kỹ sư tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, và 6 nhân viên phục vụ văn phòng. Hoạt động với bốn phòng chức năng trực thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh của trung tâm là : Phòng Kinh doanh, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng nhập khẩu. Sơ đồ tổ chức quản lý của Trung tâm truyền hình thương mại Ban giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng nhập khẩu Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh - Ban Giám đốc : Chịu trách nhiệm trước công ty về tổ chức điều hành hoạt động của trung tâm, trực tiếp điều hành, lãnh đạo quản lý chung toàn bộ hoạt động của trung tâm. Ban Giám đốc trung tâm gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc. + Giám đốc : Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung các hoạt động của trung tâm, là người đại diện hợp pháp và duy nhất của trung tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng, nhà cung cấp và khách hàng. + Phó giám đốc kiêm trưởng phòng kế toán : Phụ trách các hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, hướng dẫn chuyên môn và kiểm tra các nghiệp vụ về kế toán tại trung tâm theo đúng chức năng và đúng pháp lệnh thống kê, kế toán mà nhà nước ban hành, + P._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0526.DOC