Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010

Lời mở đầu Nước ta có nhiều khả năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước: cả nuôi biển, nuôi lợ và nuôi nước ngọt. Đồng Bằng Sông Cửu Long là một vùng giàu tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản nhất và cũng có thể nói đây là một trong những vùng có nhiêù lợi thế cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhất thế giới. Nuôi trồng thuỷ sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long những năm gần đây đã cho thấy là một ngành kinh tế có hiệu quả rất cao, đầy tính hấp dẫn. Xét về tổng sản lượng ngàn

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn chiếm trên 50% sản lượng thuỷ sản cả nước, riêng sản lượng nuôi trồng chiếm 2/3 sản lượng nuôi trồng của cả nước. Thời gian qua nuôi trồng thuỷ sản của vùng phát triển với tốc độ nhanh, đạt được hiệu qủa kinh tế xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế các vùng, đặt biệt các vùng ven biển, nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Do vậy nuôi trồng thuỷ sản đã thu hút được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân. Sản suất thuỷ sản của vùng đã phát triển mạnh, chuyển dần từ sản xuất tự túc tự cấp sang sản xuất mang tính hàng hoá. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu theo tinh thần Nghị Quyết số 09/ 2000/NQ- CP của Chính Phủ ngày 15 tháng 6 năm 2000, một số địa phương nhất là các địa phương vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long đã diễn ra một cách quá nhanh, vượt quá khả năng về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có cũng như trình độ và công nghệ quản lý; quy hoạch cho tất cả các vùng nuôi trồng thuỷ sản triển khai không đồng bộ, chậm, còn nhiều lúng túng; đầu tư cơ sở hạ tầng chưa nhiều, chưa tập chung; hệ thống thuỷ lợi đáp ứng chưa đủ yêu cầu cấp thoát nước; hệ thống giống nuôi trồng thuỷ sản chậm được điều chỉnh sắp xếp phù hợp với cung cầu; tổ chức quản lý về nuôi trồng thuỷ sản bị sáo trộn và hoạt động hoạt động hạn chế,...Vì thế sản suất phát triển nuôi trồng mang tính tự phát, đầu tư tràn lan, dịch bệnh phát triển, hiệu quả kinh tế không tương xứng với việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng và ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác như nông nghiệp, lâm nghiệp. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần nói đầu, kết luận và phụ lục đề tài được bố cục thành ba chương chính: Chương I: Sự cần thiết phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Chương II: Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1996-2002. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010. Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Hoa, cán bộ Phùng Giang Hải và các cán bộ Viện kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản-Bộ Thuỷ sản. Đây là đề tài nghiên cứu vấn đề bức xúc và không kém phần quan trọng do thực tiễn đặt ra. Với trình độ và thời gian có hạn chắc chắn em không thể tránh khỏi những sai sót trong đề tài này. Em rất mong nhận được ý kiến nhận xét từ cô giáo và cơ quan thực tập. Em xin chân thành cảm ơn ! Sv: Hoàng Thị Vân. Chương I Sự cần thiết phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. I. Một số vấn đề cơ bản về nuôi trồng thuỷ sản. 1. Các quan điểm và đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản. 1.1. Các quan điểm. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: nuôi trồng thuỷ sản là một hoạt động sản suất sử dụng các yếu tố nguồn lực tài nguyên thiên nhên đất và nước để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các loài thuỷ sản tạo ra nguyên liệu thuỷ sản cho quá trình tiêu dùng thực phẩm thuỷ sản, hoạt động xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản. Theo quan điểm của các nhà sinh học: nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loài thuỷ sản để thúc đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời. Trong đề tài này quan niệm về nuôi trồng thuỷ sản được hiểu theo quan điểm của các nhà của các nhà kinh tế học, nó sử dụng các đầu vào như con giống, tài nguyên đất, nước và các công cụ sản xuất khác để tạo ra sản lượng thuỷ sản cho các hoạt động tiêu dùng của nó. 1.2 Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản. a. Nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động sản xuất liên quan trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên đất và nước. Nuôi trồng thuỷ sản sử dụng tài nguyên nước làm môi trường sống cho các loài thuỷ sản. Do đó chất đất sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước (nhiệt độ, độ PH, độ cứng, hàm lượng các chất dinh dưỡng) và ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. Ngược lại, nuôi trồng thuỷ sản cũng tác động trực tiếp đến môi trường nước và đất xung quanh bằng các chất thải hữu cơ (các chất thải từ cơ thể con vật và thức ăn tươi sống dư thừa), chất thải hoá học (thức ăn công nghiệp, các chất khử tẩy môi trường và phòng bệnh cho thuỷ sản ). Đặc điểm này cho thấy nuôi trồng thuỷ sản là một ngành kinh tế rất nhạy cảm với môi trường thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản và môi trường luôn có sự tác động qua lại với nhau. Do vậy phải có kế hoạch về sử dụng tài nguyên môi trường để đảm bảo vừa phát triển nuôi trồng thuỷ sản vừa đạt mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. b. Nuôi trồng thuỷ sản có liên quan đến các giống loài thuỷ sản- một tài nguyên có thể tái tạo được. Nuôi trồng thuỷ sản truyền thống thường đánh bắt các con giống từ môi trường tự nhiên để thả vào nuôi trong các ao, đầm. Đây là một hình thức sản xuất tiên tiến của con người so với thời kỳ vượn người nguyên thuỷ trong quá trình vươn lên thống trị tự nhiên. Tuy nhiên, do sự bùng nổ về dân số mà nuôi trồng thuỷ sản truyền thống đến nay đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này, do khai thác một cách bừa bãi và cường độ khai thác lớn hơn khả năng tự tái sinh của thuỷ sản, một số loài đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hậu quả của việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thuỷ sản lại tác động ngược lại với cuộc sống của con người. Do đó việc quản lý vấn đề sử dụng tài nguyên có thể tái tạo được này là rất cần thiết. c. Nuôi trồng thuỷ sản là một hoạt động kinh tế mà quy trình sản xuất của nó phụ thuộc rất lớn vào tính sinh học của con giống. Do đặc điểm này mà nuôi trồng thuỷ sản cần có thời gian khá dài để con giống phát các giai đoạn theo chu kỳ sinh học của nó. Đồng thời nó cũng phụ thuộc vào mùa, khí hậu từng vùng. Nuôi trồng thuỷ sản bị chi phối lớn từ quá trình phát triển sinh học của vật nuôi. Nhưng con người có thể khắc phục đặc điểm này để tiến hành hoạt động sản xuất bằng cách áp dụng khoa học công nghệ vào quy trình nuôi như : tạo ra môi trường nuôi công nghiệp, thức ăn nuôi công nghiệp lai tạo giống có thời gian sinh trưởng ngắn, tăng trọng nhanh, phù hợp với mục tiêu kinh tế của con người. 2. Các phương thức và hình thức nuôi trồng thuỷ sản. 2.1. Các phương thức nuôi trồng thuỷ sản. a. Nuôi quảng canh thô sơ. Nuôi quảng canh thô sơ là hình thức nuôi dựa vào nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên sẵn có mà người nuôi khoanh vùng, đắp bờ đầm để giữ thuỷ sản. Diện tích đầm nuôi quảng canh thường lớn, giao động từ 1- 4 ha. Mỗi đầm thường có một cống để vừa lấy nước, con giống, vừa thu hoạch. Tự nhiên là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi quảng canh, từ việc cung cấp con giống cho đầm nuôi đến cung cấp thức ăn có sẵn trong đầm cho con giống sinh trưởng và phát triển. Nuôi quảng canh thô sơ là hình thức cần hạn chế trong tương lai. Nó thường mang lại giá trị kinh tế thấp và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Chỉ sau vài vụ nuôi môi trường đất, nước bị thoái hoá nhanh sẽ làm giảm năng suất nuôi và tác động đến các tài nguyên đa dạng sinh học ở vùng đất ngập nước ven biển, sông. Đặc biệt là việc nuôi quảng canh thô sơ trong các rừng ngập mặm đã dẫn đến chặt phá rừng ngập mặn để làm thoáng mặt đầm. b. Nuôi quảng canh cải tiến. Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi mà người nuôi đã cải tiến phương pháp nuôi từ hình thức nuôi quảng canh thô sơ bằng cách thu hẹp diện tích, sửa chữa quy cách cống, làm bờ đầm chắc, mua thêm con giống để thả và bổ xung thức ăn cho con giống nuôi. Diện tích ao nhỏ từ 0,2- 2 ha, diệt hết các loài có hại cho con giống nuôi. Mật độ nuôi thấp. Có chế độ chăm sóc quản lý, cho ăn thức bổ sung và phân bón. c. Nuôi bán thâm canh. Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành trên một diện tích nhỏ. Mật độ nuôi cao và sử dụng thức ăn hỗn hợp. Quy trình nuôi có áp dụng khoa học kỹ thuật. Hình thức nuôi thâm canh phù hợp với điều kiện kinh tế còn đang phát triển và trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật chưa cao. Hình thức này cần được mở rộng để xoá bỏ phương pháp nuôi quảng canh và tạo ra tiềm lực về kinh tế cho đầu tư vào phương pháp nuôi tiên tiến hơn. d. Nuôi thâm canh. Nuôi thâm canh là hình thức phát triển lên cao của hình thức bán thâm canh. Thuỷ sản được nuôi với mật độ cao trong các hệ thống khép kín, phần lớn trong các bể hoặc trong các ao nuôi nhân tạo, lồng và các hầm có các dòng nước lưu thông để cung cấp dưỡng khí và chuyển tải thức ăn. Các loài thuỷ sản được nuôi ở các khu vực khác nhau tuỳ theo tuổi của chúng. Các hệ thống này thường dùng thức ăn công nghiệp và điều khiển môi trường theo yêu cầu nghiêm ngặt. e. Nuôi công nghiệp. Nuôi công nghiệp là phương pháp nuôi hiện đại, sử dụng một tạp hợp các máy móc và thiết bị để tạo ra cho các đối tượng nuôi có một môi trường sinh thái và các điều kiện sống khác tối ưu. Nuôi công nghiệp có diện tích mặt nước nhỏ, thường nuôi trong các bể nhân tạo, mật độ thả cao, chu kỳ nuôi ngắn, việc sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản không bị hạn chế bởi thời tiết và mùa vụ. 2.2. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản. a. Nuôi nước mặn. Hình thức này được tiến hành nuôi trong các lồng bè và nuôi ở trong đăng quầng trong các đầm phá, vịnh, các vùng có biển có dòng chảy không quá mạnh hoặc quá yếu. Các đối tượng nuôi như : tôm hùm, cá song, cá hồng, cá cam. b. Nuôi nước lợ. Nuôi nước lợ là hình thức nuôi thuỷ sản trong các ao, đầm trong mô hình khép kín, nuôi trong ruộng ( vụ tôm + vụ lúa ) và nuôi trong rừng ngập mặn. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tôm rảo. Hình thức nuôi này hiện nay chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh, nuôi bán thâm canh và thâm canh ít. c. Nuôi nhuyễn thể. Đối tượng chính là ngao, nghêu, sò huyết, trai cấy ngọc. Hình thức nuôi nhuyễn thể chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến tiến tới nuôi thâm canh ở vùng cửa sông bãi ngang và nuôi bằng lồng ở eo vịnh biển. d. Nuôi cua biển. Hình thức nuôi gồm nhiều dạng: nuôi cua thịt, nuôi cua vỗ béo và nuôi cua lột. Cua thường được nuôi thả theo phương thức nuôi quảng canh tự nhiên, nuôi xen với ghép với tôm trong vụ phụ ở các ao nuôi tôm quảng canh tự nhiên. e. Nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ nước ngọt. Là hình thức nuôi mà người dân củng cố hệ thống ao đầm bằng cách kiên cố hoá bờ ao và củng cố hệ thống xử lý nước. Việc nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ nhỏ thường phát triển mạnh ở các trang trại qui mô gia đình theo mô hình VAC ( vườn- ao – chuồng ) hoặc mô hình VACR ( vườn- ao- chuồng- rừng). Đối tượng nuôi chủ yếu là :cá mè, cá trắm, cá chép, lươn, ếch…Hình thức nuôi là bán thâm canh và thâm canh. f. Nuôi thuỷ sản ruộng trũng. Sự phát triển ổn định về công nghiệp cùng với xu hướng phát triển của nông nghiệp sạch với sự quản lý theo hệ thống IPM đang được phổ biến rộng rãi là những thuận lợi để có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản rộng rãi trên các khu ruộng trũng. Các hệ thống canh tác ruộng trũng là: - Nuôi thuỷ sản nước ngọt kết hợp với trồng lúa: một phần diện tích của ruộng lúa sẽ được sử dụng như chỗ chú ẩn của các đàn cá, tôm. Đối tượng nuôi chính là cá rô phi, trôi, chép, cá quả, cá sặc, tôm càng xanh. - Nuôi thuỷ sản một vụ, cấy lúa một vụ: được dành cho những khu ruộng trũng có một mùa ngập nước sâu, còn một mùa có thể tháo ra. Hệ thống nuôi cá này thường là bán thâm canh vì bên cạnh nguồn thức ăn tự nhiên, người nông dân thường sử dụng thức ăn bổ sung cho các đàn cá. - Cải tạo các vùng trũng thành các vùng chuyên thả cá kết hợp với việc trồng cây ăn quả trên bờ: mô hình này càng ngày sẽ càng được phát triển do lợi thế của nuôi trồng thuỷ sản so với trồng lúa bấp bênh trên một diện tích canh tác. g. Nuôi thuỷ sản các mặt nước lớn. Mặt nước lớn bao gồm các hồ tự nhiên, hồ thuỷ lợi, hồ thuỷ điện và các mặt sông. Hồ chứa và mặt nước lớn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng trung được và miền núi. Hình thức nuôi các hồ chứa và sông ngòi thường được sử dụng: -Thả cá vào các hồ chứa để gia tăng năng suất tự nhiên của các hồ chứa nhằm tạo ra lượng cá trong sông và trong hồ tăng khả năng khai thác tự nhiên của các cộng đồng ngư dân sống dựa vào các mặt nước lớn và tăng nguồn tái tạo nguồn lợi thuỷ sản cho các dòng sông hồ chứa, các vùng đồng bằng ngập nước. - Nuôi cá lồng bè trên các mát nước lớn: đây là hình thức trang trại được giao một diện tích nhất định ở trong các mặt nước lớn để tổ chức nuôi lồng bè. Đối tượng nuôi là các loại cá có giá trị kinh tế cao ( cá basa, cá bống tượng, cá rô phi, cá quả ) và các loại cá dễ nuôi cho năng suất cao (cá trắm cỏ, cá chép ). - Nuôi cá trong các eo ngách của các hồ chứa: đây là hình thức nuôi theo kiểu trang trại. Một số các eo ngách trong các hồ chứa được chắn lại bằng các bờ tường lưới tạo thành các khu nuôi bán thâm canh có diện tích rộng lớn đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi. 3. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản đối với phát triển kinh tế xã hội. Nuôi trồng thuỷ sản là một hoạt động kinh tế do đó sự phát triển của lĩnh vực này sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Ta có thể thấy được sự đóng góp của lĩnh vực này với nền kinh tế qua các vai trò của nó với phát triển kinh tế – xã hội như sau: Thứ nhất, cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa. Những năm tới xu thế đời sống nhân dân ngày một khá lên, mức tiêu dùng thực phẩm sẽ tăng. Do vậy cá và sản phẩm gốc là thuỷ sản làm thực phẩm chiếm phần quan trọng. Trong đó cá nuôi cung cấp tại chỗ, ít chi phí vận chuyển bảo đảm được tươi sống càng có vai trò quan trọng hơn. Nhiều nước đang phát triển đã đẩy mạnh việc nuôi cá và coi đó như là một chính sách quốc gia để giải quyết nhu cầu đạm động vật trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Thứ hai, cung cấp nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi tất yếu để cung cấp nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản khi nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên trái đất bị hạn chế. Nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản được đáp ứng từ hai nguồn chính là khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn lợi tự nhiên về hải sản trong các đại dương thế giới không phải là vô tận và luôn có chiều hướng suy giảm do nhiều tác động như đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường, ngăn chặn các dòng sông làm thuỷ lợi, thuỷ điện và thuỷ lợi hoá ruộng đất để phát triển nông nghiệp. Hơn nữa việc khai thác biển và các đại dương thế giới hiện nay đã được báo động đạt đến mức giới hạn ( khả năng khai thác đại dương thế giới vào khoảng 150 triệu tấn đã khai thác khoảng 120 triệu tấn). Càng ngày việc khai thác tự nhiên càng phải đối mặt với các khó khăn thực tế trong công nghệ và giá thành khai thác. Chính vì thế nuôi trồng thuỷ sản càng có vai trò quan trọng cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong thời gian tới. Thứ ba, giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Nuôi trồng thuỷ sản là một cơ hội làm giàu, là lĩnh vực có thể tạo thêm nhiều công ăn việc làm ở nông thôn. Nuôi trồng thuỷ sản đã thu hút một số lượng lớn người lao động vào hoạt động sản xuất. Mức giải quyết việc làm hàng năm của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự trị an. Do đó nó có tác động tích cực đến việc đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt, lượng lao động mà nuôi trồng thuỷ sản thu hút phần lớn đều ở nông thôn, ven biển có mức sống thấp và cơ hội tìm việc thấp. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn là giải pháp để làm giảm sức ép di dân về thành phố. Thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người lao động nghèo từ đó nâng cao trình độ văn hoá xã hội của họ. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, thực hiện sự phát triển toàn diện và công bằng xã hội. Chính vì thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một trong những hoạt động chiến lược để phát triển nông thôn, miền núi, ven biển làm giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng kinh tế và làm giảm xung đột chính trị trong xã hội Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Góp phần tăng trưởng kinh tế. Là một bộ phận trong cơ cấu ngành thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với chế biến tiêu thụ, tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu sản xuất của ngành thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Nuôi trồng thuỷ sản cũng là một trong những lĩnh vực giúp hội nhập vào thế giới, mở rộng thị trường. Qua đó nuôi trồng thuỷ sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ năm, mở ra lĩnh vực mới cho các hoạt động khoa học. Một trong những vai trò quan trọng tiềm tàng cuả nuôi trồng thuỷ sản là nó mở ra một lĩnh vực mới cho các hoạt động khoa học. Phải nói rằng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản chưa theo kịp được những tiến bộ mà nền công nghiệp hiện đại đã tạo dựng được. Do vậy cần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản sẽ có ý nghĩa rất lớn, nhất là các lĩnh vực chọn giống, chọn gen, cải tạo gen, công nghệ thực phẩm và xử lý nước. II. Một số yếu tố thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1.1. Điều kiện tự nhiên. a. Vị trí địa lý. Vị trí địa lý là một tiềm năng vật chất và lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và một ngành sản xuất nói riêng. Đồng Bằng Sông Cửu Long có vị trí vào khoảng 800 40’-11o 0’ vĩ độ Bắc và 1040 8’- 1060 50’ độ kinh Đông. Phía bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây bắc giáp Căm- pu-chia, phía tây nam giáp biển Tây ( thuộc vịnh Thái Lan), phía đông và phía nam giáp biển Đông. Đồng Bằng Sông Cửu Long có độc quyền kinh tế rộng lớn, gần 360.000 km2 chiếm 37,1% tổng diện tích đặc quyền kinh tế của cả nước. Là một vùng có trên 750 km bờ biển và chiếm khoảng 23,4% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc. Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm trong vùng phát triển kinh tế tương đối năng động. Mặc dù số đô thị trong vùng chưa phát triển nhưng dân cư ở vùng này có truyền thống và thói quen tiêu dùng vào việc ăn uống cao hơn nhiều so với các khu vực miền Bắc và miền Trung. Điều đó tạo điều kiện thuận và mở ra một thị trường lớn cho các sản phẩm thuỷ sản. Cùng với một hệ thống đô thị đang hình thành, sự phát triển mạng lưới giao thông đã tạo ra cho các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tiếp cận được với một trung tâm đô thị lớn nhất Việt Nam là Thành Phố Hồ Chí Minh với gần 5 triệu dân, tập trung sự phát triển công nghiệp và thương mại và là nơi hội tụ của các du khách, các nhà đầu tư, làm cho nhu cầu thực phẩm từ thuỷ sản rất lớn. Nền công nghiệp chế biến, đặt biệt là chế biến thuỷ sản ở Nam Bộ phát triển nhất, dân chúng lại ưa dùng thực phẩm chế biến, điều kiện giao thông thuỷ bộ cũng thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản của cả vùng . b. Địa hình. Địa hình đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, lan toả, thâm nhập của các nguồn tài nguyên nước, là yếu tố quan trọng đối với nuôi trồng thỷ sản. Địa hình Đồng Bằng Sông Cửu Long là một lợi thế thuận lợi đối với sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản của cả vùng. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm 12 tỉnh, trong đó có 8 tỉnh ven biển (Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang ) và 4 tỉnh nội đồng ( Cần Thơ, Đồng Tháp , Vĩnh Long, An Giang). Toàn vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, có địa hình lòng chảo, cao dần ra phía bờ biển (cao nhất xấp xỉ 1,81 m ở các vùng giồng cát cửa sông), còn đa số địa hình thấp (khoảng 0,2- 0,4 m ). Vì vậy ảnh hưởng của thuỷ triều có thể vào rất sâu, thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Hai bờ Tây và Đông (Biển Đông và vịnh Thái Lan ) cao và thoải dần vào phía trung tâm. Với sự chênh lệch thuỷ triều giữa biển Đông và biển Tây rất lớn càng làm cho việc đưa mặn vào sâu rất thuận lợi, tạo lên một vùng nước lợ rộng lớn trong đất liền. Đây là lợi thế cho phát triển nuôi tôm nói riêng và nuôi hải sản nói chung, hiếm thấy trên thế giới. c. Đất đai và thổ nhưỡng. Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích dất tự nhiên 3,97 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 2,912 triệu ha, đất lâm nghiệp 308600 ha, đất chưa sử dụng 436000 ha ( Đất Việt Nam – Hội khoa học đất Việt Nam, nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2000 ). Khu địa lý thổ nhưỡng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có 8 loại đất khác nhau, trong đó có năm nhóm đất chính: đất phèn, đất mặn, đất phù xa, đất xám và đất cát. Trong đó chủ yếu là các nhóm đất phèn, đất phù xa, đất mặn và chúng chiếm một tỷ lệ diện tích lớn (Bảng 01). Bảng 01: Thành phần các loại đất vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long . TT Loại đất % Diện tích (ha) 1 Đất cát 2,60 41.926,97 2 đất mặn 46,15 744.203,71 3 Đất phèn 39,42 635.677,36 4 đất phù xa 1,91 30.781,00 5 Đất than bùn 1,32 21.286,00 6 Đất xám 0,15 2.534,00 7 Đất xói mòn 0,14 2.290,00 8 Đất khác 8,31 134.005,00 Tổng cộng 100,00 1.612.575,76 Nguồn: Phân viện khảo sát và Qui hoạch thuỷ sản Nam Bộ, 1998. Trong tổng số hơn 1,6 triệu ha đất vùng cửa sông ven biển của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, có tới 85% diện tích là đất phèn và đất mặn đều có nguồn gốc từ trầm tích sông biển, rất giàu mùn bã hữu cơ do có xác thực vật ngập mặn. Đó là tiền đề quan trọng cho xích thức ăn phế liệu mà trong đó có nhiều loài không xương sống ( như tôm…) sử dụng làm thức ăn. Đây là cơ sở thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, nhất là hình thức nuôi bán thâm canh rất đang phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. d. Khí hậu. Đối với nuôi trồng thuỷ sản thì khí hậu đóng vai trò rất quan trọng. Nó quyết định thời gian nuôi, thành phần loài, tốc độ sinh trưởng, khả năng dịch bệnh và hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi. Do đó, với ưu thế tuyệt đối của vùng nhiệt đới, Đồng Bằng Sông Cửu Long được lợi thế về khí hậu cho nuôi trồng thuỷ sản so với toàn quốc, kể cả trong vùng và thế giới. Chế độ nhiệt: Do năng lượng bức xạ dồi dào và ảnh hưởng thường xuyên của khối không khí biển xích đạo, Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và giải ven biển nói riêng có nền nhiệt độ cao, khá đồng nhất. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 27- 28 0C. Đó là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật, thuỷ vật phát triển quanh năm. Chế độ bức xạ: nguồn năng lượng bức xạ trong vùng rất phong phú, trung bình hàng năm giao động từ 110- 170 Kcal/ cm2. Số giờ chiếu sáng cao và tương đối đồng đều trong năm, là tiền đề thuận lợi cho các quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ của thực vật. Đây chính là cơ sở thức ăn quan trọng cho nhiều loài sinh vật khác nhau, trong đó có các loài thuỷ vật đặc biệt là các loài thuỷ vật có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cua biển…Do vậy, chế độ bức xạ của vùng có tác động thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Chế độ gió: Đồng Bằng Sông Cửu Long có chế độ gió mùa tương đối đồng nhất. Năng lượng và sức tàn phá của gió trong vùng yếu hơn rất nhiều so với miền Bắc và miền Trung. Các hiện tượng thời tiết khác như bão, áp thấp nhiệt đới ít xảy ra hơn so với các vùng Duyên Hải miền Trung và Đồng Bằng Bắc Bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Chế độ mưa: nhìn chung, toàn vùng phân hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Trong mùa mưa, nước trên đồng ruộng và trong các kênh rạch đều được ngọt hoá là điều kiện thuận lợi cho việc thau rửa nước mặn trong cánh đồng và nhanh chóng có thể tạo ra vùng trồng lúa rộng lớn ở các vùng được bố trí nuôi tôm vào mùa khô. Đây là một đặc điểm sinh thái rất có lợi cho việc bố trí nuôi sinh thái xen canh một vụ tôm một vụ lúa vừa đảm bảo tính bền vững, giảm nguy cơ dịch bệnh và vừa đảm bảo an ninh lương thực. Nhìn chung khí hậu vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và đa dạng hoá các loài thuỷ sản mà rất ít vùng có được, kể cả trên phạm vi thế giới. e. Chế độ hải văn. Độ mặn: Độ mặn tại vùng cửa sông ven biển của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt gía trị thấp nhất vào khoảng tháng 10 là 28,7 0/00 ở tầng mặt và 33,4 0/00 ở tầng đáy, đạt giá trị cao nhất vào tháng 5 là 34,4 0/00 ở tầng mặt và 34,60/00 ở tầng đáy. Trong ngày, độ măn giao động với biên độ 2,40/00 ở tầng mặt và 10/00 ở tầng đáy. Với độ mặn như trên, rất thuận lợi cho phát triển nuôi các loài thuỷ sản mặn lợ. Sóng biển: Sóng biển là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến phát triển nuôi biển. Sóng thềm lục địa biển Đông thường là sóng hỗn hợp gió lừng, độ cao và trung bình năm là 1,6m và 5,5 giây tương ứng. Sóng ven bờ biển Đông có xu hướng chủ đạo nằm trong cung từ Đông- Đông Bắc đến hướng Đông- Đông Nam. Do đó, sóng biển có ảnh hưởng tốt cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng này. Dòng chảy: Hải lưu là yếu tố quyết định đến việc chọn vị trí nuôi biển. Chế độ hải lưu trên biển ven bờ Đồng Bằng Sông Cửu Long là kết quả tổng hợp của các tương tác gió, sự lan truyền triều, tính chất của dòng lục địa, độ dốc của nền đáy và cấu tạo của đường bờ…Trong các ngày có gió mùa đông bắc, dòng chảy có hướng tây và tây nam, vận tốc lớn nhất khi triều lên. Ngược lại, vào thời kỳ gió mùa tây nam, dòng chảy có hướng đông bắc, vận tốc lớn nhất khi triều xuống. Với đặc trưng của chế độ hải lưu này, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể chọn các vị trí nuôi biển thích hợp. 1.2. Tiềm năng mặt nước và tài nguyên sinh vật. a. Tiềm năng mặt nước. Thứ nhất, tiềm năng nước mặn: Nước mặn từ biển Đông vào Đồng Bằng Sông Cửu Long qua các sông chính như Vàm Cỏ Đông ,Vàm Cỏ Tây, Sông Tiền và Sông Hậu. Phạm vi ảnh hưởng của nước mặn là giải đất ven biển thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre,Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Phía biển Tây, nước mặn ảnh hưởng đến các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau thông qua rạch Giang Thành, kênh Vàm Rẫy, Rạch Giá, Rạch Sỏi…và sông Cái Lớn, sông Cửa Lớn, sông Ông Đốc… Hiện nay, sự xâm nhập mặn vào các dòng sông đang có xu hướng tăng lên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: từ năm 1986 trở về trước, mức độ xâm nhập mặn ở các vùng tứ giác Long Xuyên không sâu quá 5 km vào đất liền. Nhưng vào mùa khô năm 1998, nước mặn xâm nhập vào vùng tứ giác Long Xuyên đạt được 10-12 km. Quá trình nóng lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính dẫn đến hàng loạt những biến đổi môi trường toàn cầu, trong đó có vấn đề nâng cao mực nước biển và tạo điều kiện xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. Theo nghiên cứu của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn theo dõi sự biển động mực nước biển nhiều năm ở nước ta sơ bộ đánh giá là: ở Việt Nam trung bình nước biển dâng cao 2 mm/ năm và có khả năng nước biển trong vòng 50- 70 năm sau sẽ cao hơn từ 50- 60 cm.Thực tế các 3 ngày đầu tháng 3 năm 1999 nhiều tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bị xâm nhập mặn rất lớn. Theo số liệu của chi cục thống kê Thuỷ lợi Tiền Giang (từ năm 1939 đến năm 1997) cho biết độ mặn cao nhất đo được vào các năm là 8 g/l, riêng năm 1998 độ mặn lên tới 10,44g/l. Điều đó tạo điều kiện tốt cho phát triển nuôi trồng các loài thuỷ sản mặn, lợ. Thứ hai, tiềm năng nước ngọt và ngọt- lợ: Đồng Bằng Sông Cửu Long được tưới nhuần bởi sông Cửu Long, hàng năm tải ra biển qua 9 cửa sông một lượng nước ngọt khổng lỗ xấp xỉ 500 tỷ m3, với lượng bùn cát trên 100 triệu tấn, các chất khoáng khoảng75 triệu tấn. Sông Mê Kông có mùa lũ (từ tháng 8 đến tháng 11), nước sông lên từ từ (mùa nước nổi). Nước lũ tràn ngập 1/3 Đồng Bằng. Bên cạnh những tác hại do nó mang lại, nó cũng mang lại những lợi ích là mang về nhiều tôm cá tự nhiên. Do đó tạo điều kiện cho cá, tôm sinh sản ở khắp nơi, lắng đọng phù xa làm phì nhiêu đất đai và rửa trôi những chất độc hại tồn đọng trong môi trường tạo tiền đề tốt cho nuôi trồng thuỷ sản. Từ tiềm năng mặt nước đã đề cập ở trên cho thấy khả năng về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như sau: ư.Tiềm năng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có 8 tỉnh có vùng đất rộng lớn để nuôi trồng thuỷ sản nước mặn – lợ là: Long An , Tiền Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Trên toàn quốc có khoảng 1 triệu ha diện tích có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản vùng triều, chiếm 7,37 % tổng diện tích tự nhiên. Trong khi đó tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản vùng triều vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 804.740 ha chiếm 28,21 % tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (2.852.429 ha) và chiếm 80,47% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản vùng triều trên toàn quốc (Bảng 02). Bảng 02: Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2002. Đơn vị : Diện tích (ha) TT Tỉnh Tổng diện tự nhiên Vùng triều Vùng biển ven bờ Tiềm năng Khả năng nuôi trồng 1 Long An 444.866 15.650 10.000 6.390 2 Tiền Giang 232.609 18.860 7.150 8.882 3 Kiên Giang 624.560 86.650 64.000 12.500 4 Trà Vinh 235.351 21.560 40.000 10.455 5 Bến Tre 230.000 65.870 65.000 32.262 6 Bạc Liêu 241.813 187.500 187.500 88.445 7 Sóc Trăng 322.230 88.650 60.000 41.200 8 Cà Mau 521.000 320.000 320.000 244.040 9 Tổng cộng 2.852.429 804.740 753.650 437.784 Nguồn: Các Sở thuỷ sản và Sở NN &PTNT các tỉnh có liên quan. Cà Mau là tỉnh có diện tích lớn nhất lên tới 320.000 ha. Các tỉnh Trà Vinh Tiền Giang, Long An tuy có diện tích ít hơn nhưng mỗi tỉnh cũng có khoảng trên dưới 20.000 ha vùng triều để phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn- lợ. Tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản trên biển (khả năng nuôi tôm, cá biển ) là 444.174 ha. Tỉnh có diện tích có khả năng vùng biển ven bờ lớn nhất là Long An 6390 ha chiếm 1,4%. Tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ là rất lớn. Nó mở ra triển vọng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. ư. Tiềm năng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước nước ngọt: Việc xác định diện đất có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là khó. Việc tạo ao, hầm hoặc giữ nước trên ruộng để nuôi cá kết hợp với trồng lúa có thể tiến hành ở nhiều nơi vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bởi khả năng cung cấp nước ngọt hầu nh._.ư có thể đảm bảo quanh năm do hệ thống kênh rạch thuỷ lợi chằng chịt đã được xây dựng và lượng nước ngọt do sông Tiền và sông Hậu cung cấp khá lớn. Do vậy trong nội dung bảng 03 chỉ đưa ra những con số về diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt thuận lợi nhất. Bảng 03: Diện tích khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2002. TT Tỉnh Diện tích khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (ha ) 1 Long An 12.050 2 Bến Tre 20.000 3 Tiền Giang 12.000 4 Trà Vinh 36.000 5 Sóc Trăng 23.000 6 Bạc Liêu 4.000 7 Cà Mau 100.000 8 Kiên Giang 77.000 9 Cần Thơ 108.000 10 Vĩnh Long 35.000 11 Đồng Tháp 20.000 12 An Giang 100.000 Tổng 547.000 Nguồn: Các Sở thuỷ sản và Sở NN &PTNT các tỉnh có liên quan. Toàn vùng có khoảng 547.000 ha diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt .Tỉnh có diện tích lớn nhất là Cần Thơ (108 ha ), chiếm 20% cơ cấu diện tích khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt của cả vùng và Sóc Trăng có diện tích nhỏ nhất (4.000 ha), chiếm 0,07% so với cả vùng. Qua những con số trên ta thấy Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng thật sự có ưu thế không chỉ về nuôi trồng thuỷ sản nước mặn mà cả về nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. b. Tài nguyên sinh vật. Thứ nhất, sinh vật vùng sinh thái nước ngọt: Toàn vùng sinh thái nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 250 loài thực vật phù du, 49 loài động phù du và 47 loài động vật đáy. Mật độ thực vật phù du thống kê được lên tới 29.950- 674.670 tế bào/lít, mật độ động vật phù du đạt được 3,5- 25,8g/ m3. Nguồn sinh vật lượng phong phú chủ yếu từ sinh vật phù du, động vật đáy, là cơ sở thức ăn tự nhiên thích hợp cho rất nhiều động vật ở bậc dinh dưỡng tiếp theo là cơ sở cho sự đa dạng thành phần loài và giàu có về sản lượng của lớp cá nơi đây. Với khu hệ cá nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long đã định được 225 loài thuộc 43 họ, 130 giống trong đó có 55 loài có giá trị kinh tế cao. Riêng với hệ sinh thái rừng tràm U Minh đã tìm thấy 14 loài cá, trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao như cá, trê vàng, cá sặc rằng. Một số đặc trưng sinh thái cơ bản này là rất quan trọng, nó là cơ sở để định hướng các mô hình nuôi phù hợp. Ví dụ như : các loài cá thường thích nghi trong các môi trường nước luôn vận động, xáo trộn. Thứ hai, sinh vật vùng cửa sông ven biển: Vùng cửa sông ven biển có tính chất đặc trưng là môi trường luôn biến động theo cả không gian và thời gian. Nhiều nhóm loài sinh vật khác nhau đã thay nhau tồn tại và phát triển trong vùng cửa sông, tạo nên một hệ sản xuất có năng suất sinh học cao. Đến nay, thực vật phù du khu hệ tảo vùng cửa sông ven biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã xác định được 383 loài thuộc 7 ngành tảo. Động vật phù du gồm 313 loài. Động vật đáy gồm 375 loài. Khu hệ cá gồm 155 loài. Sự đa dạng về thành phần và sự phong phú về số lượng cá thể là một cơ sở thuận lợi cho phép ta xác định đối tượng thích hợp đưa vào nuôi trồng. 2. Xu hướng thị trường. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường thì tiêu thụ sản phẩm hay đầu ra của sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất cho định hướng phát phát triển sản xuất. Đặc biệt đối với sản phẩm nông nghiệp, khi cần đầu tư lâu dài để tạo ra sản phẩm và sự linh hoạt trong sự thay đổi mặt hàng và cách thức canh tác không phải là dễ thì việc nhận định xu hướng thị trường vô cùng quan trọng khi xác định phương hướng sản xuất. Với việc coi nuôi trồng thuỷ sản là một ngành nông nghiệp mở rộng (sử dụng tài nguyên đất và nước làm tư liệu sản suất chính và dựa vào quá trình tự nhiên) thì muốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả và bền vững cũng không thể vượt ra khỏi quy luật này. Với một năm 2000 đầy biến động về giá cả hàng thuỷ sản với sự gia tăng đột biến và sự giảm giá kéo dài của của nhiều hàng nông sản như chè, cao xu, hạt tiêu và đặc biệt là gạo đã thúc đẩy nông dân đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản ở khắp nơi trên cả nước, trong đó vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là sôi động nhất và cũng là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản mà hầu như không vùng nào sánh được. 2.1 Thị trường nội địa. Theo số liệu thống kê năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam khoảng 2,4 triệu tấn (trừ phần xuất khẩu và cá tạp để làm bột cá ), ước tính lượng thuỷ sản trên đầu người của Việt Nam khoảng 17,5 Kg thuỷ sản nguyên liệu. Nếu tính phần ăn được (trừ vẩy, đầu, xương…) là 55% thì lượng thuỷ sản tiêu thụ ở Việt Nam khoảng 10- 11 Kg/ người. Trong khi đó sản phẩm từ nuôi trồng chiếm 1/2 tức là chiếm khoảng 8,5- 9 Kg thuỷ sản toàn phần và 5- 5,5 Kg phần ăn được của thuỷ sản. Thuỷ sản ở Việt Nam cung cấp khoảng 30% nhu cầu đạm cho dân cư, riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long tỷ lệ này lên tới 60% và mức tiêu thụ trung bình gấp 4- 5 lần ở các vùng khác. Nếu so lượng tiêu thụ thuỷ sản của nước ta so với các nước khác trong khu vực thì Việt Nam xếp hàng trung bình (Inđônsia, Philipin đều ở khoảng 17 Kg/ người). So với mức tiêu thụ của nhiều nước có biển khác trên thế giới thì Việt Nam thuộc loại thấp (Nhật 90 Kg/người, Trung Quốc 25 kg/người). Do vậy, thị trường hàng hoá cho thuỷ sản trong nước còn rất rộng. Chúng ta cần phải thấy rằng, đòi hỏi về chất hàng hoá ngày càng cao. Do đó, chỉ có giống loài thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng và thương mại cao mới có tương lai lâu bền bởi vì khi thu nhập tăng lên và với xu hướng tiêu dùng hiện đại, mọi người ngày càng hướng tới thuỷ sản cao cấp. Vì vậy ở thị trường nội địa xu hướng tiêu thụ sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu trước những năm 90, thuỷ sản được tiêu thụ dưới dạng nguyên con, các giống loài phát triển nhanh (mè, rô phi, cá ướp đá,…thì ngày nay là các loài cá đã chế biến, sơ chế, lạnh đông , tươi và cả đồ hộp đã trở thành phổ biến. Những đối tượng thuỷ sản gía cao như tôm biển, cua, ghẹ, tôm hùm, các loại cá ăn thịt như cá mú, cá giò, cá chình, cá tra, cá basa…được tiêu thụ khá rộng rãi - những hàng hoá đó chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng sống. Với hai lý do là nguồn tự nhiên những loài thuỷ sản quí đó bị khai thác cạn kiệt và do khai thác tự nhiên khó giữ được sống nên những mặt hàng thuỷ sản đó sẽ ngày càng đòi hỏi phải được cung cấp từ nuôi trồng. 2.2 Thị trường thuỷ sản thế giới. Trên thị trường thuỷ sản thế giới khối lượng hàng hoá thuỷ sản được trao đổi ngày càng nhiều. Tổng giá trị trao đổi năm 2001 đã lên tới gần 120 tỷ $. Càng ngày thuỷ sản càng được tin tưởng như một loài thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch ,béo phì, ung thư…) và ít ảnh hưởng ô nhiễm. Sự xuất hện của những căn bệnh bò điên, long móng ở gia súc làm cho nhu cầu thuỷ sản tăng mạnh. Nhu cầu ấy tạo ra một thái cực hết sức thuận lợi cho người cung cấp thuỷ sản vì người mua thường là những nước phát triển cao, do đó, giá mua vào luôn có xu hướng tăng và ở mức độ cao, người sản xuất thường ở các nước nghèo, đang phát triển . Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới (FAO), lượng thuỷ sản được cung cấp từ khai thác biển (tổng số khoảng 80 triệu tấn nhưng chỉ có 50 triệu tấn là cho nhu cầu tiêu thụ trực tiếp) và khai thác tự nhiên nội địa (khoảng 6,5 triệu tấn). Nguồn lợi khai thác tự nhiên về thuỷ sản có thể nói đã đạt đến trần với 70% các loài hải sản đã bị coi là khai thác hoàn toàn hoặc quá mức (theo PM.Mace, 1996, Hội nghị nghề cá thế giới lần 2). Nuôi trồng thuỷ sản được coi là một hiện tượng phát triển song tập chung chủ yếu ở Châu á (khoảng 80% trong tổng số khoảng 20 triệu tấn thuỷ sản động vật và 5,5 triệu tấn thuỷ sản thực vật). Bình quân tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới 13 Kg/người (theo mức thuỷ sản toàn phần). Như vậy nếu xem xét toàn diện các sản phẩm có thể nói rằng thuỷ sản chưa vượt quá ngưỡng cầu nghĩa là chưa bị ứ thừa và do đó còn mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất. Chỉ có thể có những thất thường nhất định xảy ra do các điều kiện phát triển kinh tế chính trị mà trong đó những khoảng thời gian nhất định ở một số thị trường các sản phẩm có thể tiêu thụ chậm hoặc giá cả không đạt được như mong đợi. Trong các giống loài thuỷ sản được ưa chuộng trên thị trường thế giới thì các loài hải sản nhiệt đới có giá trị cao nhất. Nước ta có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới cho nên về mặt hàng này ta có lợi thế lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt là các loài quí có giá trị cao. Cũng chính vì lẽ đó mà hàng thuỷ sản của Việt Nam ngày càng có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới (kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 2,014 triệu USD, tăng 13,3 % so với năm 2001). Hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có mặt ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng tập trung lớn nhất vào Nhật Bản (25- 30 % ), Mỹ (25-30), một số nước Châu á khác như Trung Quốc, Hông Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…và các nước thuộc EU. Một lợi thế cần phải nói về thị trường là các sản phẩm sống ngày càng có giá trị cao và được tiêu thụ mạnh mà thị trường lại chủ yếu nằm ở Đông Nam á và Việt Nam là nhà cung cấp có lợi thế về khoảng cách nhất so với các nước khác. Trong các hàng hoá được tiêu thụ mạnh và có giá trị cao trên thị trường thế giới phải nói đến là tôm nước mặn. Do là đối tượng có giá trị thương mại cao nhất trong ngoại thương thế giới nên nhiều loài tôm biển đã được nuôi, đặc biệt là tôm sú. Hiện nay, sản lượng nuôi tôm sú vào khoảng 600- 650 nghìn tấn/năm (cao nhất thế giới). Nhu cầu tôm thị trường thế giới đến năm 2010 đã dự đoán khoảng 4 triệu tấn sản phẩm, tức là 7- 8 triệu tấn nguyên liệu. Hiện nay mức cung cấp khoảng 3 triệu tấn sản phẩm/năm. Trong khi đó nguồn tôm biển tự nhiên đã bị khai thác gần như cạn kiệt. Đây là đối tượng có sức hấp dẫn và giá đơn vị sản phẩm vào loại cao nhất trong các đối tượng hàng hoá thuỷ sản trên thị trường quốc tế. Hơn thế nữa, tôm sú còn là đối tượng nuôi tương đối dễ, có chu kỳ sản xuất ngắn (3- 4 tháng). Hơn 30 năm qua giá tôm trên thị trường quốc tế luôn luôn tăng giao động ở mức cao. Chính vì thế nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước nhiệt đới đang phát triển đặc biệt quan tâm đến phát triển nghề nuôi tôm như Thái Lan, Ân Độ, Inđonêsia, Trung Quốc, Chi Lê, Ecuador….ngoài tôm sú người ta cũng phát triển tôm he để xuất khẩu vào Bắc Mỹ. Cuộc cạnh tranh để phát triển nuôi tôm sẽ rất gay gắt. Tuy nhiên, với nhu cầu thị trường còn lớn và lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn lao động và chi thức tin chắc rằng Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các nước về mặt hàng này trong thời gian tới nếu chúng ta giảm được giá thành sản phẩm và áp dụng công nghệ sản xuất cho năng suất cao hơn, bền vững về sinh thái, sạch về môi trường, an toàn về vệ sinh thực phẩm và ít dịch bệnh. Đối với cá biển, nhiều loài cá đáy và cá thịt trắng (như cá song, cá vực, cá măng biển…) là những đối tượng có đầu ra và giá cá tốt, ổn định ở mức cao trên thị trường quốc tế, cần được phát triển nuôi. Cái khó cơ bản của nuôi các đối tượng này ở nước ta là cung cấp giống và thức ăn. Một số nước đã sản suất được giống các loài đó. Nếu Việt Nam xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này thì đây là hướng nuôi đầy triển vọng. Các loài giáp xác như cua, ghẹ, các loài nhiễm thể là những sản phẩm được rất ưa chuộng và có giá cao trên thị trường thế giới mà Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng đều có những điều kiện sản xuất thuận lợi. Các đối tượng cá nước ngọt tuy không có thị trường hẫp dẫn bằng các đối tượng kể trên song một số loài cũng đang trở thành hàng hoá hấp dẫn cho thị trường trong nước và thế giới như các loài thuộc dòng da trơn (cá tra, cá basa, trê vàng…), các loài bống tượng, tôm càng xanh,…đang có giá trị và nhu cầu cao ở thị trường đô thị và thị trường nước ngoài. III. Sự cần thiết phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long . Đồng Bằng Sông Cửu Long là phần tận cùng của lưu vực sông Mê Kông. Nó là vùng đất giàu tiềm năng, sự phát triển của vùng này đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế một cách phồn vinh cho cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản. Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích 39.700 Km2 chiếm khoảng 12 % diện tích của cả nước và khoảng 16.5 triệu người sinh sống (chiếm 21 % dân số cả nước ). Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực rộng lớn nhất của nước ta với diện tích cây lương thực hơn 4 triệu ha (chiếm khoảng 45 % diện tích cây lương thực cả nước, tạo khoảng 17 triệu tấn lương thực qui thóc. Trong đó gần 4 triệu ha diện tích trồng lúa, chiếm 52 % diện tích trồng lúa cả nước và sản lượng lúa đạt khoảng 16,5 triệu tấn chiếm 1/2 lượng lúa sản xuất của nước ta. Do vùng này tập trung sản xuất lương thực lớn nên bình quân lương thực đầu người toàn vùng đạt mức 1000 Kg/người, tạo ra một lượng lương thực hàng hoá, đặc biệt là gạo cho xuất khẩu và góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long còn là vùng sản xuất thuỷ sản lớn nhất cả nước và có vai trò đặc biệt quan trọng trong xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta. Đến nay tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm khoảng 55 % so với tổng sản lượng của toàn quốc. Nuôi trồng thuỷ sản chiếm 60 % diện tích và 55 % sản lượng, giá trị xuất khẩu thuỷ sản cũng chiếm tới 61 % toàn quốc. Trước năm 2000 hầu như tất cả các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có quy hoặch sử dụng đất đai được Chính Phủ phê duyệt trên tinh thần bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa cũng như tăng cường khai hoang lấn biển mở rộng ngọt hoá để phát triển đất canh tác nông nghiệp. Việc mở rộng đất trồng lúa là thành tựu quan trọng trong mười năm qua, góp phần tạo ra lúa hàng hoá không những đảm bảo an ninh lương thực cho toàn quốc mà còn dư ra một lượng khá (hàng triệu tấn gạo) cho xuất khẩu, đưa xuất khẩu gạo nước ta lên hàng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu gạo trên thị trường thế gới mấy năm gần đây tương đối ổn định và xuất khẩu gạo có chiều hướng giảm. Do đó, sản xuất lúa gạo trở thành mặt hàng có thu nhập thấp, ít lợi nhuận. Nó đã gây nhiều khó khăn cho nông dân và giải quyết tiêu thụ gạo cho nông của Chính Phủ. Vì thế, Chính Phủ đã có Nghị quyết 09/CP- NQ về việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho phép chuyển đổi một số diện tích đất đai trồng lúa và canh tác khác kém hiệu quả sang canh tác các loại hình sản xuất khác có hiệu quả hơn, đặc biệt là nhấn mạnh hơn đến vai trò của phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với động thái mở đường của Chính Phủ cộng với những biến đổi có tính chất đột biến có lợi cho các hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới, đặc biệt là tính chất tăng giá đột biến của các mặt hàng thuỷ sản cao cấp đã tạo ra cơn sốt chuyển dịch đất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh ven biển. Do nhu cầu thị trường thế giới về hàng thuỷ sản khá cao và ổn định, những điều kiện sản xuất nuôi trồng thuỷ sản khắt khe chỉ phù hợp cho cho một số vùng có điều kiện tự nhiên và khí hậu nhất định. Vì thế, nhờ lợi thế khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều và bờ biển dài, tiềm năng to lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chuyển sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản là cách tiếp cận tận dụng lợi thế về tiềm năng của vùng. Nuôi trồng thuỷ sản là cơ hội có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cả hai khía cạnh: tạo ra gía trị sản phẩm lớn trên một đơn vị diện tích canh tác và tỷ suất lợi nhuận khá cao ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đối với các vùng nước mặn, đặc biệt là các vùng ngập nước và ngập mặn việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản chẳng những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần giữ vững và phát triển đa dạng sinh học và bền vững sinh thái. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản sẽ tạo ra hàng hoá lớn đẩy nhanh tiến độ của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của vùng, đó là cơ sở của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Nuôi trồng thuỷ sản còn là cơ sở cho việc phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ thuỷ sản và tăng trưởng kinh tế vùng. Nuôi trồng thuỷ sản góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hàng nghìn người dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhiều cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư ở vùng ven biển, trên vùng đầm phá có cuộc sống phải dựa vào ngành thuỷ sản, trong số họ, đại bộ phận sống rất nghèo khổ. Nhờ chuyển từ sản xuất chỉ cho tiêu dùng trong nước sang xuất khẩu, nhờ tác động của sự phát triển kinh tế, giá cả và vị trí của các sản phẩm thuỷ sản tăng lên làm cho việc sản xuất các mặt hàng thuỷ sản tăng lên, đời sống của người sản xuất hàng thuỷ sản được cải thiện, nhiều công việc mới được mở ra do phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy việc chuyển đổi một số diện tích trước đây dành cho nông nghiệp nhưng thiếu ổn định sang nuôi trồng thuỷ sản hoàn toàn hoặc kết hợp giữa canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp với nuôi trồng thuỷ sản là cần thiết. Đây là cách tiếp cận tận dụng lợi thế về tiềm năng, ưu thế của đất nước và phù hợp với ý nguyện của nhân dân góp phần tạo ra hàng hoá lớn đẩy nhanh tiến độ của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Chương II Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1996- 2002. I. Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1. Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ. 1.1. Thực trạng chung về diện tích và sản lượng. a. Diện tích. Theo báo cáo về phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn- lợ vùng này có chiều hướng tăng mạnh từ 247.581 ha năm 1996 lên đến 443.026 ha năm 2002, mức tăng là 195.445 ha, tỷ lệ tăng là 78,94% so với năm 1996 và chiếm 83,59 % tổng diện tích nuôi mặn- lợ toàn quốc ( 530.000 ha) (Bảng 04). Trong xu hướng chung diện tích tăng đó, có những tỉnh có những diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng rất nhanh như Cà Mau ( từ 116.043 ha năm 1996 lên 212.000 ha năm 2002). Long An là tỉnh không có biển, tuy diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn- lợ ít nhất so với các tỉnh khác trong vùng nhưng diện tích này không ngừng tăng. Năm 1996 mới có 849 ha, đến năm 2002 con số này đã là 4.530 ha. Bên cạnh đó, Trà Vinh và Tiền Giang lại có diện tích nuôi trồng thuỷ sản giảm trong một năm ( 2000- 2001). Tỉnh Tiền Giang diện tích nuôi trồng thuỷ sản giảm từ 4.341 ha năm 2000 xuống 4.185 ha năm 2001. Tỉnh Trà Vinh diện tích nuôi trồng thuỷ sản giảm từ 25.000 ha năm 2000 xuống 21.510 ha năm 2002. Năm 2000 là năm thực hiện Nghị quyết số 09/ 2000/NQ- CP của Chính Phủ về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho phép chuyển đổi một số diện tích đất từ trồng lúa làm muối năng suất thấp, kém hiệu quả...sang nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều địa phương đã tham gia chuyển đổi một cách tích cực. Đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và đạt được kết quả cao về sản lượng nuôi trồng. Chính vì vậy trong những năm gần đây các tỉnh này vẫn phát triển về diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi ở nhiều địa phương như Tiền Giang, Trà Vinh...đã diễn ra trên cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản hầu như chưa có gì, người dân chưa có kiến thức, kỹ thuật trong việc xây dựng, cải tạo và chuẩn bị ao nuôi cho thích hợp với điều kiện tự nhiên trong khu vực và chưa biết quản lý. Bảng 04: Dịên tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn- lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1996- 2002. Đơn vị: Diện tích (ha) TT Tỉnh Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Long An 849 868 1.100 1.355 1.774 3.288 4.530 2 Tiền Giang 4.008 4.280 4.300 4.300 4.341 4.158 4.585 3 Kiên Giang 10.882 10.882 10.882 11.250 12.500 33.651 40.000 4 Trà Vinh 22.000 24.000 24.580 24.580 25.000 21.510 21.510 5 Bến Tre 24.680 24.680 24.680 25.550 25.550 26.573 30.873 6 Bạc Liêu 30.900 35.925 35.329 37.896 40.661 88.485 96.369 7 Sóc Trăng 23.190 33.194 33.194 32.580 33.500 42.500 43.159 8 Cà Mau 116.043 116.043 127.022 126.645 142.430 202.000 202.000 Toàn vùng 232.552 248.872 261.087 264.156 285.756 422.192 443.026 Nguồn: Các Sở Thuỷ sản, Sở NN&PTNT các tỉnh. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như yếu tố thời tiết, mùa bệnh... hậu quả là nhiều vùng mới chuyển đổi, nhiều hộ ban đầu đã thiệt hại. Để khắc phục hậu quả đó, nhiều diện tích mặt nước nuôi đã được người dân thu hẹp lại, phần diện tích còn lại dùng làm ao lắng, xử lý nước trước khi dùng nuôi thuỷ sản ( đây là nguyên nhân chính dẫn đến một số diện tích nuôi bị giảm trong những năm qua). Đồng thời ban lãnh đạo và chỉ đạo các địa phương đã phối hợp với các ban, đài phát thanh và truyền hình thực hiện nhiều chương trình về các vấn đề cơ bản trong kỹ thuật nuôi, trong đó có lưu ý đến các vấn đề quan trọng trong nuôi trồng thuỷ sản ở một số vùng đã chuyển đổi. Điều này đã góp phần giảm thiệt hại cho dân. Diện tích nuôi vẫn được mở ra. b. Sản lượng. Trong giai đoạn 1996- 2002, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (măn, lợ, ngọt) của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long không ngừng tăng. Năm 2002, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 3,4 lần so với năm 1996, mức tăng là 347.017 tấn, tỷ lệ tăng là 239,95 %. (Phụ lục 01: Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1996- 2002).Trong kết quả chung đó, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nặm lợ có sự đóng góp đáng kể. Điều này càng được khẳng định rõ hơn kể từ khi có Nghị Quyết 09/ 2000/ QĐ- CP đến nay. Mức sản lượng tăng nhanh trong 3 năm (năm 2000, năm 2001, năm 2002). Năm 2000 tổng sản lượng nuôi mặn, lợ là 122.963 tấn, năm 2002 đã lên tới 207.816 tấn, tức tăng 84.853 tấn với tỷ lệ tăng tương ứng là 69 %.Tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng nuôi trong 3 năm là 32,81 %. Bảng 05: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2000- 2002. Đơn vị: Sản lượng : Tấn Tốc độ tăng trưởng bình quân: %. TT Tỉnh Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tốc độ tăng trưởng bq/năm 1 Long An 1.132 2.089 2.289 47,06 2 Tiền Giang 13.300 21.588 25.000 39,05 3 Kiên Giang 3.246 15.300 10.800 164,83 4 Trà Vinh 11.450 7.880 6.936 - 29,43 5 Bến Tre 10.900 27.797 29.500 80,58 6 Bạc Liêu 13.549 37.150 48.000 101,69 7 Sóc Trăng 11.889 17.445 15.291 32,64 8 Cà Mau 57.497 67.500 70.000 10,54 Toàn vùng 122.963 196.749 207.816 32,81 Nguồn: Các Sở Thuỷ sản, Sở NN&PTNT và Ban chỉ đạo Chương trình nuôi. Xét về tốc độ tăng trưởng bình quân: Kiên Giang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân lớn nhất đạt 164,84%/ năm. Đây là tỉnh có tiềm năng nuôi thuỷ sản mặn lợ khá lớn. Tuy nhiên, năm 2002 sản lượng nuôi của tỉnh này giảm rất nhiều, 4500 tấn so với chỉ một năm 2001. Riêng Trà Vinh sản lượng nuôi trồng lại liên tục giảm với tốc độ giảm bình quân trong ba năm liên tiếp là 29,43 %. Nguyên nhân là do diện tích nuôi bị thu hẹp, công tác quản lý trong nuôi trồng chưa chặt chẽ, dịch bệnh, trình độ nuôi của người dân còn thấp …dẫn đến giảm năng suất nuôi. Cà Mau là tỉnh có diện tích chuyển đổi tương đối lớn, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản mặn- lợ có tăng nhưng chưa tăng tương xứng với diện tích. Nhưng nhìn chung đến năm 2002, Cà Mau có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước, chiếm 48,64% sản lượng thuỷ sản cả nước ( 529.888 tấn ). Việc tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản mặn- lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho chế biến xuất khẩu. Ngành thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và nuôi trồng thuỷ sản của vùng nói riêng luôn giữ vị trí quan trọng trong kinh tế thuỷ sản của đất nước. 1.2. Thực trạng về nuôi trồng thuỷ sản của một số đối tượng chủ yếu. 1.2.1. Nuôi tôm mặn lợ. Nghề nuôi tôm của toàn quốc nói chung và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng ngày càng phát triển mạnh cả về diện tích, sản lượng, năng suất cũng như trình độ canh tác và công nghệ. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, các đối tượng khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu tôm nuôi vùng ven biển Việt Nam cũng như vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các đối tượng tôm nuôi có tỷ lệ nhỏ như tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm hùm... a. Diện tích nuôi. Quá trình mở rộng diện tích đất nuôi tôm nước lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã diễn ra từ 1996 đến nay được thể hiện trong nội dung bảng 06: Bảng 06: Diện tích nuôi tôm ven biển nước mặn lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1996- 2002. Đơn vị: diện tích : ha; tốc độ tăng trưởng bình quân năm: %/năm. TT Tỉnh Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tốc độ tăng trưởng bq/ năm 1 Long An 597 803 1.035 1.355 1.475 3.288 5.530 49,04 2 Tiền Giang 2.740 3.080 3.165 3.896 2.282 2.385 2.775 2,95 3 Bến Tre 21.198 16.932 20.081 27.863 24.248 23.085 27.315 6,29 4 Trà Vinh 3.941 2.102 6.000 8.500 8.361 12.950 11.500 36,95 5 Sóc Trăng 19.607 32.676 29.467 34.096 33.207 42.500 34.159 13,05 6 Bạc Liêu 40.831 40.727 37.715 37.874 33.348 85.614 96.119 8,64 7 Cà Mau 82.962 8.826 103.559 98.809 15.000 202.000 202.000 34,45 8 Kiên Giang 4.827 4.269 9.922 9.974 12.520 30.851 38.000 52,74 Toàn vùng 176.703 183.415 210.944 222.448 265.441 402.73 417.398 16,49 Nguồn: Các Sở Thuỷ sản, Sở NN&PTNT. Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long không ngừng tăng trong suốt giai đoạn 1996- 2002, từ 176.703 ha năm 1996 lên 417.398 ha năm 2002, mức tăng là 240.695 ha. Tốc độ tăng trưởng về diện tích nuôi tôm nước lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong nhiều năm qua là tương đối nhanh, bình quân16,49%/năm. Tốc độ tăng mạnh nhất là Kiên Giang 52,74 %/ năm và thấp nhất là Tiền Giang 2,95%/ năm. Trong thời gian qua, diện tích nuôi tôm của hầu hết các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long là tăng. Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất. Đến năm 2002, diện tích nuôi tôm là 202.000 ha, chiếm 48,395 diện tích nuôi tôm nước lợ của cả vùng và 43,32% diện tích nuôi tôm cả nước. Hầu như toàn tỉnh Cà Mau được khoanh vùng để nuôi tôm, theo kế hoạch 2010 toàn bộ diện tích 337.000 ha sẽ được nuôi tôm, trong đó cả 227.000 chuyên tôm. Còn lại 150.000 ha là nuôi tôm kết hợp với trồng lúa một vụ. Chúng ta cần chú trọng hơn nữa cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng này. Diện tích nuôi tôm của Trà Vinh và Sóc Trăng lại giảm. Hiện tượng tôm nuôi lại chết xảy ra trên diện rộng, có lúc gây thiệt hại nặng nề tại một số tỉnh. Nhất là Trà Vinh và Sóc Trăng. Nguyên nhân tôm chết là nắng nóng khô hạn kéo dài; chất lượng tôm giống chưa cao, mùa vụ thả nuôi chưa thích hợp, người nuôi còn thiếu kinh nghiệm để đánh giá chất lượng giống; tốc độ thả giống cao, lại thả liên tục tạo điều kiện cho mầm bệnh lưu tồn và bộc phát khi có điều kiện; cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu nước sạch và tiêu nước thải cho ao nuôi, ruộng nuôi nhất là vùng mới chuyển đổi; tôm chết còn do nhiễm một số bệnh như vi rút đốm trắng, MBU, bệnh đầu vàng và bệnh do vi khuẩn... Do đó nhiều diện tích nuôi phải thu hẹp để lấy ra một phần diện tích nuôi làm ao xử lý nước, cũng kiểm tra dư lượng hoá chất trước khi thả và ao đầm nuôi chính. Khả năng và tiềm năng về diện tích nuôi tôm nước lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là lớn. Chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu để vùng phát huy được những lợi thế cho nuôi tôm trong những năm tới. b. Sản lượng. Nhờ diện tích nuôi tôm được mở rộng và trình độ nuôi khá lên nên sản lượng nuôi tôm tăng lên nhanh chóng. Năm 2002 sản lượng nuôi tôm vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tăng gấp 4 lần so với năm 1996 (tăng 96.431 tấn, tốc độ tăng 249, 23%).Tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng là 28,25 %, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích (16,49 %/ năm) (Bảng 07). Đây thực sự là một dấu hiệu tốt cho phát triển nuôi tôm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bảng 07: Sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1996- 2002 Đơn vị: Sản lượng : Tấn; Tốc độ tăng trưởng bình quân: %/ năm. TT Tỉnh Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tốc độ tăng trưởng bq/năm 1 Long An 147 120 137 330 1.132 2.089 213.185 78 2 Tiền Giang 600 620 680 1.005 2.498 2.385 2.468 34,72 3 Bến Tre 5.446 5.580 4.603 7.550 8.850 10.530 13.500 18,89 4 Trà Vinh 4.200 1.650 3.000 3.830 10.470 10.455 6.936 51,62 5 Sóc Trăng 3.333 3.332 5.025 6.301 11.889 16.353 16.125 33,50 6 Bạc Liêu 5.720 5.985 7.213 5.936 9.500 27.700 35.233 47,71 7 Cà Mau 18.325 18.932 23.400 26.000 35.720 62.000 70.000 26,97 8 Kiên Giang 920 918 1.122 1.062 1.764 6.000 6.675 55,69 Toàn vùng 38.691 37.137 45.180 52.014 81.823 137.512 153.122 28,25 Nguồn: Viện Kinh tế và Qui hoạch thuỷ sản . Thời gian qua, mặc dù một số diện tích nuôi bị bệnh nhưng kết quả nuôi vẫn đạt khá tại các địa phương. Năm 2002, tỉnh Cà Mau có diện tích và sản lượng tôm nước lợ lớn nhất cả nước, diện tích nuôi của tỉnh này là 202.000 ha bằng 42,3% diện tích nuôi tôm của cả nước, sản lượng đạt tới 70.000 tấn/ ha, bằng 45,71% sản lượng tôm nuôi của cả vùng và bằng 36% sản lượng tôm nuôi của cả nước. Tỉnh Bạc Liêu có diện tích nuôi 96.119 ha, sản lượng 35.233 tấn. Đạt được kết quả đó một phần là do người dân tích cực tham gia vào quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, đầu tư theo chiều hướng tập trung cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và một phần là do có sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan. Những năm 1996- 1999, tỉnh Long An có sản lượng nuôi tôm rất thấp. Tỉnh chưa thực sự chú trọng cho phát triển nuôi tôm. Đầu tư về cơ sở hạ tầng, phòng trừ dịch bệnh cho nuôi không đáng kể. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, trước sự khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản của cả nước, sản lượng nuôi tôm của tỉnh tăng ngoài sức tưởng tượng (năm 2002 tăng 15 lần so với năm 1996). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996- 2002 đạt 78 %, cao nhất so với các tỉnh khác trong vùng. Song xét về diện tích và sản lượng nuôi chung thì chưa thực sự lớn. Chứng tỏ chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng cũng như chưa đầu tư phát triển đúng mức cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh này. c. Năng suất. Cùng với xu hướng chung của diệ._. nhiều muội nên dùng vải ni lông lót đáy ao và bờ ao. Đồng thời phải trải trên ni lông đáy ao một lớp đất 15- 20 cm. + Mô hình canh tác thích hợp nhất ở những vùng mới chuyển đổi từ lúa một vụ và hai vụ sang nuôi tôm là mô hình tôm lúa. Mô hình này cần bố trí ao nuôi như sau: Đào các mương sâu từ 1-1,2 m chung quanh ruộng. Tổng diện tích các mương chiếm 1/3- 1/ 2 diện tích thửa đất. Đất đào lên đắp bờ ruộng, cao hơn mặt liếp ruộng khoảng 0,7- 1 m là tốt nhất để có thể trồng cây trên bờ ( như mía, ớt, hoặc dừa ). + Với những vùng đất cao nên dùng bơm để bơm nước vào ao nuôi, không nên cố đào sâu để lấy nước vào ao. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước. + Các hộ nuôi phải thường xuyên liên hệ với các tổ chức khuyến ngư để tìm hiểu kỹ thuật và giải pháp các vấn đề nảy sinh. 5. Tổ chức sản xuất. Vùng cần tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về nuôi trồng thuỷ sản ở các địa phương. + Các tỉnh có biển thành lập phòng kỹ thuật thuỷ sản thuộc Sở Thuỷ sản theo dõi và tham mưu cho Sở về phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh, ở huyện có Ban Thuỷ sản huyện hoặc bộ phận cán bộ theo dõi và tham mưu phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở địa bàn huyện. + Các tỉnh không có biển nhưng có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản thành lập phòng thức ăn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có bộ phận cán bộ theo dõi về thuỷ sản thuộc ban hoặc phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhân rộng mô hình tổ chức hợp tác trong đầu tư nuôi trồng thuỷ sản qua liên doanh liên kết giữa người có đất, người có vốn (tư nhân, tổ chức pháp nhân, ngân hàng), người có kỹ thuật và công nghệ. Tổ chức các cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản dưới hình thức các hội hoặc các tổ hợp tác nuôi nhằm hoạch định qui hoạch và kế hoạch chung; quản lý môi trường và nguồn nước chung, phân công hợp tác trong việc thu hoạch và bán sản phẩm, hỗ trợ nhau vay vốn. +Các cá nhân trong cộng đồng ở các địa phương vừa là người trực tiếp gây ảnh hưởng lên môi trường bằng các hoạt động sinh hoạt, hoạt động sản xuất vừa là người chịu tác động ngược lại từ phía môi trường. Không những thế các hoạt động của các cá nhân trong cộng đồng còn có sự mâu thuẫn, cạnh tranh nhau. Do vậy, tổ chức cộng đồng giúp cho cộng đồng tự tăng quyền lực bằng xác định nhu cầu của mình và giải quyết được các vấn đề theo phương pháp tập thể. Tổ chức cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến môi trường thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng trong vùng và phụ thuộc vào các tài nguyên trong môi trường. Củng cố các nông lâm trường quốc doanh, thực hiện cơ chế khoán cho nông trường viên nhưng tập trung nuôi công nghiệp , sản xuất giống, chế biến, xúc tiến thị trường và bao tiêu sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế khác, kể cả nhà đầu tư từ khu vực thành thị và nước ngoài vào sản xuất giống và tổ chức nuôi với quy mô lớn tập trung và công nghệ cao, tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ lâu dài với người nuôi. 6. Khoa học công nghệ. Trong thời gian tới để đạt mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản klhông nhất thiết phải mở rộng diện tích của vùng nuôi trồng thuỷ sản mà thức ăn nên chú trọng phát triển theo chiều sâu để đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đất, nước . Do vậy, chúng ta cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thuỷ sản của vùng. Những vấn đề cần tập trung: - Hoàn thiện các quy trình sản xuất giống: tôm sú, tôm càng xanh, cá ba sa, cá rô phi, và một số nhuyễn thể. - Nhập công nghệ sinh sản nhân tạo, công nghệ nuôi các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế như : cá song, cá tráp, tôm hùm, nghêu… - Nghiên cứu lai tạo giống nuôi thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, cải tạo giống cũ, thay thế nhóm giống kém chất lượng. Nhập giống thuần, thay thế và nhập một số giống, cá bố mẹ, trứng thụ tinh một số loài giống cá biển để nhanh chóng có giống sản xuất. - Nghiên cứu áp dụng và hoàn thiện các công nghệ mới để xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, công nghệ sản xuất thức ăn cho các đối tượng thuỷ sản nuôi, công nghệ lưu trữ, bảo quản sống, vận chuyển sống, và công nghệ bảo quản sau thu hoạch các loại sản phẩm nuôi trồng. - ứng dụng công nghệ nước ngoài vào nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp các đối tượng có giá trị cao và xuất khẩu để nâng cao năng suất một cách hợp lý, tiết kiệm nước, hạ giá thành, đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm. - áp dụng công nghệ sinh học (di truyền, lai tạo, chọn giống) để tạo ra giống mới năng suất cao, có khả năng kháng bệnh và có chất lượng sản phẩm tốt. - Đầu tư nghiên cứu phương pháp phòng trị bệnh cho các đối tượng nuôi quan trọng, nghiên cứu để sản xuất các loại thuốc, vacxin nhằm đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt là đối với những đối tượng có giá trị kinh tế cao. - Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng và nhập khẩu công nghệ tiên tiến. - Đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất giống thuỷ sản sạch bệnh, công nghệ tạo đàn bố mẹ cho sản xuất nhân tạo, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ nuôi thuỷ sản thương phẩm với các mô hình năng suất khác nhau, đối tượng nuôi là các loài có giả trị kinh tế (tôm hùm, cá tráp, cá măng biển, các loài nhuyễn thể nuôi ngoài biển và nuôi ở bãi triều ). Trước mắt, tăng cường nghiên cứu các đề tài khoa học trong năm 2003 về kiểm soát và dự báo môi trường, kiểm tra dư lượng kim loại và độc tố trong sản phẩm thuỷ sản nhằm hạn chế, phòng ngừa dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong nghề nuôi trồng thuỷ sản. Việc nâng cao khoa học công nghệ nuôi trồng thuỷ sản không chỉ góp phần tăng nhanh sản lượng mà còn tạo ra và duy trì lợi thế so sánh trong nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và môi trường ưu đãi của vùng. Nhưng tiến bộ khoa học công nghệ nuôi trồng thuỷ sản phải được hướng theo hướng thị trường và công nghệ mới, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá ngành. 7. Phát triển nguồn nhân lực. Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung một cách có hiệu quả, bền vững đòi hỏi phải có nguồn nhân lực gồm có: các cán bộ có trình độ chuyên môn cao và đội ngũ kỹ thuật viên thực hành giỏi. Do đó cần tăng cường đào tạo cán bộ sau đại học, đại học và trung học để bổ sung kịp thời sự thiếu hụt cán bộ kỹ thuật ở các địa phương và bồi dưỡng kỹ thuật cho dân về nuôi trồng thuỷ sản. Để thực hiện được mục tiêu nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 nên đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môm như sau: - Số lượng cán bộ có trình độ trên đại học có thể tính theo tỷ lệ sau: Thạc sỹ/ kỹ sư = 1/50; tiến sỹ/ kỹ sư = 1/100 và nếu chu kỳ làm việc trung bình khoảng 20 năm thì trung bình hàng năm trong toàn vùng cần phải đào tạo được khoảng15 – 18 thạc sỹ và 8-9 tiến sỹ chuyên ngành phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản. -Đối với các cán bộ có trình độ đại học, cần mở rộng phạm vi đào tạo trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi; ngư y; khuyến ngư và phát triển nông thôn. Lực lượng này trung bình 50 ha nuôi trồng thuỷ sản cần 1 người. Do vậy tổng số cán bộ có trình độ đại học cần cho vùng khoảng 20.000 người . Với chu kỳ làm việc trung bình 30 năm thì số lượng cán bộ cần đào tạo hàng năm khoảng 650 người. Số lượng cán bộ này nên đào tạo ở trường Đại học Cần Thơ và Đai học An Giang ( mỗi năm mỗi trường đào tạo khoảng 250 người ), số còn lại đào tạo ở các đại học Thuỷ sản và Nông nghiệp khác. -Công nhân kỹ thuật và lực lượng sản xuất chính cần phải được đào tạo vừa cơ bản, vừa thường xuyên. Bởi vì các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản thường xuyên diễn ra rất nhanh. Vì vậy mỗi tỉnh trong vùng nên thành lập một trường nghiệp vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản . Trường này có thể mở lớp đào mới hoặc nâng cao trình độ ngắn ngày kết hợp với khuyến ngư. 8. Môi trường và dư lượng hoá chất. Những tiến bộ bước đầu về quản lý tài nguyên, môi trường trong nhân dân đã phản ánh rõ nét công tác qui hoạch và thực tế phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các tỉnh. Hiện tại, nhiều Dự án bảo vệ và trồng rừng ngập mặn, bảo vệ các nguồn thuỷ hải sản và môi trường sinh thái đang được triển khai có kết quả ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, tình hình chặt phá rừng ngập mặn hoặc xâm lấn các cửa sông, bãi bồi và khai thác bừa bãi để nuôi trồng thuỷ sản vẫn diễn ra. Do vậy phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trang bị hiện đại cho trung tâm cảnh báo môi trường ở Cà Mau khi có một kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản rộng lớn ở toàn vùng như hiện nay. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại phân bón, thuốc hoá học trong nông nghiệp đã tác động xấu đến nguồn nước, môi trường nuôi trồng thuỷ sản .Vì thế, cần tổ chức kiểm tra dư lượng hoá chất ở địa bàn nuôi chừng 1000 tấn tôm nuôi hoặc 1000 tấn cá nuôi và 30000 tấn nhuyến thể. Các biện pháp bảo vệ môi trường để bảo vệ và phát triển sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh là rất quan trọng. Nhà nước cần hỗ trợ ban đầu, các trạm này sẽ hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi và tiến tới cộng đồng hoá hoặc tư nhân hoá các hoạt động này. 9. Mở rộng và phát triển thị trường. Mở rộng và phát triển thị trường kể cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài: -Thị trường trong nước ngày càng có vị quan trọng, bên cạnh việc chú trọng thị trường ở các thành phố, khu công nghiệp, khu trung tâm du lịch, cần quan tâm thị trường nông thôn, trung du và miền núi phía bắc. Mỗi thị trường có nhu cầu về chủng loại, chất lượng mặt hàng khác nhau do đó sản xuất và kinh doanh phải bám sát thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng. -Thị trường nước ngoài giữ vai trò chính, về lâu dài rất quan trọng cần được xúc tiến nhu cầu kỹ các loại thị trường để có chiến lược thích hợp. Giữ vững và phát triển thị trường truyền thống, chú trọng thị trường Châu á, mở rộng thị trường EU, thị trường Bắc Mỹ, Trung Quốc. Nhận thức được trong xu thế phát triển hiện nay, thị trường không những là định hướng mà còn là động lực thúc đẩy sản xuất nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Những hoạt động cần được xúc tiến là: -Tăng cường công tác thông tin về thị trường thế giới và chính sách thương mại các nước. Phát huy vai trò của các đoàn thể, hội nghề nghiệp trong việc cung cấp thông tin về thị trường, dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường cung cấp cho doanh nghiệp và cho người sản xuất. Xác địng công việc nào Nhà nước làm, công việc nào doanh nghiệp làm và công việc nào người sản xuất làm. - Đa dạng hoá thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Riêng thị trường nước ngoài cần quan tâm hơn nữa đến thị trường nhiều nước và khu vực, không nên quá lệ thuộc vào một số thị trường. - Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiêp thị, hướng dẫn tiêu dùng các sản phẩm nuôi trồng; tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm và tìm đối tác kinh doanh. Chú trọng thị trường có sức mua lớn đi đôi với khảo sát và mở thêm thị trường mới , chủ động phòng ngừa những đột biến thị trường. - Thành lập các quỹ thúc đẩy phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại thị trường. - Tuy nhiên, nên có sự xắp xếp lại để phân lập các doanh nghiệp có đủ khả năng tham gia vào thị trường thuỷ sản, sự hạn chế chỉ tham gia vào thị trường thuỷ sản phải diễn ra trong một thời gian biểu nhất định. Kiên quyết dẹp bỏ những xí nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên khó có khả năng khôi phục để tạo điều kiện cho sự phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Để cải thiện tình hình tiêu thụ sản phẩm cần cố gắng duy trì những thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ; tích cực tham gia hội trợ quốc tế. Cùng với đó, cần lỗ lực tìm thị trường mới, đặc biệt chú trọng là thị trường Trung Quốc- một bạn hàng lớn và gần Việt Nam. Hiện nay thị phần Trung Quốc, Hồng Kông chiếm 20 % và có thể xuất khẩu với nhiều chủng loại khác nhau. Tiếp tục tháo gỡ những thủ tục hành chính không cần thiết, tạo hành lang thông thoáng hơn trong xuất khẩu. Tăng cường hơn nữa lượng tiêu thụ nội địa. Giải pháp đổi mới công nghệ chế biến, nhất là công nghệ khô lạnh; đầu tư hệ thống chợ thuỷ sản trung tâm tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các chợ thuỷ sản khu vực để thực hiện mua bán theo phương thức đấu giá như đã làm tại Bạc Liêu, Khánh Hoà đang được gấp rút tiến hành. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã bắt đầu triển khai kế hoạch giúp các doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường; thực hiện tín dụng ưu đãi trung hạn và ngắn hạn. Trước mắt càn có các biện pháp hỗ trợ các doanh nhiệp mua hết hàng nguyên liệu cho dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 10. Hợp tác quốc tế. Bao gồm hoạt động chuyển giao công nghệ, vốn và hợp tác đầu tư, cụ thể như sau: Sinh sản nhân tạo một số giống loài cá, tôm biển như cá song cá vực, cá hồng, tôm hùm…Di giống nhập nội và thuần hoá các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và xuất khẩu phù hợp với điều kiện sinh thái, môi trường của vùng. Hợp tác trong việc nghiên cứu di truyền, chọn giống, chuyển đổi giới tính một số giống, loài quý, quản lý đàn tôm sú bố mẹ sạch bệnh, công tác phòng ngừa, dịch bệnh thuỷ sản (để tham quan học tập, đào tạo, hội nghị, hội thảo, và mua công nghệ nước ngoài ). Tăng cường hợp tác với các tổ chức của các nước trong khu vực và trên thế giới về nuôi trồng thuỷ sản. Trước mắt đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực sinh sản nhân tạo một số giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hợp tác trong việc nghiên cứu di truyền, chọn giống một số loài quý, quản lý đàn bố mẹ sạch bệnh, công tác phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản. Tăng cường giao lưu giữa Hội nghề cá, Hiệp hội những người nuôi biển của vùng với các Hội nghề cá nước ngoài nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp các nước hợp tác với các doanh nghiệp trong vùng. Phối hợp với các dự án quóc tế hợp phần SUMA (Dự án hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn), SUFA (Dự án hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản ngọt)…để nâng cao năng lực công tác khuyến ngưtại địa phương, xây dựng các mô hình trình diễn và tập huấn kỹ thuật cho nông dân. 11. Chính sách khuyến khích và phát triển nuôi trồng thuỷ sản . Vai trò của chính sách vĩ mô là rất quan trọng, là yếu tố quyết định thực hiên thành công của phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng. Thời gian qua chính sách đã góp phần quan trọng trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng. Do vậy thời gian tới cần tiếp tục thực hiên các chính sách đã và đang có tác dụng khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 11.1 Chính sách sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Tiếp tục làm rõ đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong luật đất đai để có điều kiện cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả hơn . Thực hiện việc giao đất, mặt nước, eo vịnh, đầm phá, hồ chứa mặt nước lớn đã có qui hoạch cho các thành kinh tế sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản ổn định lâu dài (20 năm ). Được chuyển đổi đất nhiễm mặn, đất trũng, ngập úng, cấy lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi tôm công nghiệp, nuôi thuỷ sản thâm canh theo dự án. 11.2. Chính sách về trợ giá một số giống nuôi trồng thuỷ sản. Trợ giá cho cơ quan, cá nhân thuần hoá giống nhập nội có lợi cho phát triển sản xuất. Trợ giá một số giống cho người nuôi thuỷ sản ở các vùng sâu, vùng xa phát triển nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu an ninh thực phẩm. Trợ giá mua sản phẩm thuỷ sản ở những vùng nuôi xuất khẩu, vùng nuôi thuỷ sản hàng hoá khi giá thị trường giảm sút. Cấp bù kinh phí để duy trì nâng cao chất lượng đàn giống gốc thuỷ sản. 11.3. Chính sách hỗ trợ cho nuôi trồng thuỷ sản gặp rủi ro. Những rủi ro cần được xét để hỗ trợ như do thiên tai, do dịch bệnh và do ảnh hưởng của môi trường nuôi bị ô nhiễm làm tôm, cá và thuỷ sản chết hàng loạt. Các đối tượng cần được hưởng chính sách hỗ trợ rủi ro như : các tổ chức, các cá nhân, thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản. 11.4. Chính sách vốn. Nhà nước cần dành vốn trung, dài hạn cho nông dân, ngư dân vay với lãi suất thích hợp để đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nông ngư dân nghèo có lao động nuôi trồng thuỷ sản, được vay vốn với mức không quá 50 triệu đồng. Được chính quyền địa phương xác nhận, được hội nghề nghiệp hoặc đoàn thể xã, phường tín chấp, không phải thế chấp tài sản. 11.5. Chính sách thuế. Nhà nước cần phân tách rõ nuôi trồng thuỷ sản trên đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp thực hiện thuế nông nghiệp hiện hành và nuôi trồng thuỷ sản ở mặt nước, eo, vịnh, đầm phá, hồ chứa nước, sông bãi bồi ven biển được áp theo chính sách khai hoang phục hoá. 12. Vốn đầu tư. Nuôi trồng thuỷ sản không thể đạt hiệu quả cao nếu không có hoạt động đầu tư. Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thời gian tới không nên chỉ chú trọng vào đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo các dự án nuôi mà cần chú trọng đầu tư vào các hoạt động hỗ trợ phát triển nuôi trồng như: tăng năng lực khoa học công nghệ; tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế (nghiên cứu, tham quan học tập, hội thảo, hội nghị …) khuyến ngư và kinh phí điều hành các hoạt động quản lý. Do vậy cần có chính sách động viên các nguồn vốn đầu tư và có kế hoạch phân bổ các nguồn vốn một cách hợp lý, có hiệu quả để thúc đẩy phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày một phát triển. a. Tạo vốn Để tạo vốn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần phải tận dụng nhiều nguồn, thu hút trên nhiều lĩnh vực: - Huy động tối đa vốn trong dân theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và tín dụng kích lệ. - Thu hút vốn vay dài hạn của Ngân hàng Phát triển châu á ADB và ODA vào xây dựng cơ sở hạ tầng như bến cảng, đường nối trục giao thông với cảng, bến cả ở đất liền cũng như tuyến đảo. - Thu hút vốn liên doanh song phương hoặc vay vốn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản thâm canh, đặc biệt là nuôi tôm, nuôi bán thâm canh có năng suất cao. - Tranh thủ sự giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về điều tra, qui hoạch, bảo vệ nguồn lợi, phòng trừ dịch bệnh cho các loài thuỷ sản. - Liên doanh kinh doanh giống và liên kết sản xuất giống tôm sú giữa các công ty ngoài vùng, các tỉnh và địa phương ngoài vùng, nhất là các tỉnh nam miền Trung. - Lập các Dự án nhỏ theo một qui hoạch tổng thể nhất định để giới thiệu và kêu gọi đầu tư trong nước và quốc tế. - Nhà nước đầu tư kiểu khích lệ và khuyến ngư, điều động dân cư. Những nơi khó khăn về môi trường không thuận lợi mà dân đã làm thì tín dụng vốn cho dân này. Để tạo ra nguồn vốn nhanh chóng và lớn cần phải giảm dần và đi đến xoả bỏ sự chia cắt theo lãnh thổ trong kinh doanh nghề cá. b. Quản lý và điều hành vốn. ư. Vốn ngân sách: cần đầu tư vào các hạng mục. Qui hoạch cụ thể các vùng nuôi, xây dựng hệ thống thuý lợi, đường giao thông, điện. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng chuyển đổi, vùng nuôi tạo sản phẩm tập trung. Đầu tư cho nhập các đối tượng nuôi mới, công nghệ mới về sinh sản nhân tạo, những giống thuỷ sản có giá trị cao và xuất khẩu. Đầu tư cho trợ giá một số giống thuỷ sản cần phát triển ở vùng xa và trợ giá sản xuất nhân tạo, di giống, thuần hoá giống có giá trị cho phát triển sản xuất. Đầu tư xây dựng các trạm quan trắc, dự báo môi trường, kiểm dịch, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến ngư và các hoạt động điều hành quản lý Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản. ư. Vốn tín dụng trung, dài hạn. Đầu tư cho cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở sản xuất giống cấp I, II và các cơ sở sản xuất giống của các thành phần kinh tế. Đầu tư cho cải tạo ao, đầm nuôi thuỷ sản. ư. Vốn tín dụng thương mại. Vốn tín dụng thương là nguồn vay ngắn hạn, do vậy nên phân bổ vào đầu tư cho sản xuất kinh doanh giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh và các vật tư chuyên dùng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. ư. Vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua viện công nghệ Châu á (AIT), cơ quan phát triển Đan Mạch (DANIDA), cơ quan hỗ trợ phát triển Na Uy (NORAD), dự án ODA…đầu tư vào việc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập các công nghệ mới chuyển giao công nghệ và khuyến ngư ư. Vốn huy động từ dân. Huy động được nguồn vốn này vào nuôi trồng thuỷ sản vừa đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản của vùng vào hoạt động kinh tế, vừa tăng cường phát triển chiều sâu nghề nuôi trồng thuỷ sản. Vốn huy động từ dân có hai hình thức: - Đầu tư trực tiếp vào hoạt động sản xuất : các lĩnh vực hoạt động đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản bằng nguồn vốn này gồm: cải tạo ao, đầm nuôi, đầu tư vào thức ăn cho con giống, phương tiện nuôi (máy sục khí, lọc nước …). Đây là nguồn vốn có tác động lớn đến phương thức nuôi trồng thuỷ sản của các hộ gia đình và mức độ khai thác ngày càng tăng. - Đầu tư gián tiếp vào nuôi trồng thuỷ sản : thông qua các hoạt động tín dụng dụng trung gian (hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các quỹ tiết kiệm…) nguồn vốn này có thể được chuyển vào vốn tín dụng thương mại hoặc vốn tín dụng trung và dài hạn để tiếp tục cho vay đầu tư. III. Một số kiến nghị. 1. Kiến nghị với Chính phủ. Yêu cầu của sản xuất hiện nay, để phát triển bền vững trong nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi phải tiến hành khẩn trương qui hoạch tổng thể thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ven biển và vùng Bán Đảo Cà Mau. Tăng mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách cho vùng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản trong đó có, thuỷ lợi, điện, giao thông đến các vùng nuôi, nhất là các vùng nuôi tập trung và các vùng mới chuyển đổi, mới khai hoang đưa vào sử dụng. Nuôi trồng thuỷ sản là một nghề kinh tế kỹ thuật sử dụng nhiều công nghệ mũi nhọn, đặc biệt là công nghệ sinh học mà lại là nghề của dân do dân làm là chính. Trong bối cảnh trình độ đa số dân trong vùng còn hạn chế, cần nhanh chóng chuyển tải thành tựu khoa học công nghệ đến dân qua hệ thống khuyến ngư . Quy mô sản xuất nuôi trồng, chế biến, khai thác thuỷ sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng tăng về chiều rộngvà chiều sâu cho thấy bộ máy quản lý ở các địa phương và các cơ sở trở lên bất cập. Chính phủ tăng thêm chỉ tiêu biên chế cho các địa phương để bộ máy quản lý, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản ngày thêm vững mạnh. Các Ngân hàng mở rộng mức vay vốn đến 50 triệu đồng không phải thế chấp đối với nuôi trồng thuỷ sản ven biển để tạo điều kiện cho ngư dân phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 2. Kiến các với các địa phương. Các địa phương cần tập chung nguồn vốn ngân sách địa phương cùng với nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ương để tiếp tục hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sả, nhất là phát triển hạ tầng nuôi trồng, đầu tư cho các dự án chuyển tiếp để có thể đưa vào sản xuất được ngay và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, đảm bảo sử dụng đúng, có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương đầu tư cho các dự án trong Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Kết luận Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn có vị trí quan trọng đối với kinh tế Nông nghiệp và Thuỷ sản nước ta. Với lợi thế ít vùng nào có thể sánh được về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, tài nguyên, môi trường …Đồng Bằng Sông Cửu Long được xác định là vùng trọng điểm của nghề cá đất nước. Trong những năm qua phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng đã thể hiện vai trò có đóng góp lớn trong việc đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế- xã hội. Trong tương lai tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng còn rất lớn. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn sẽ là vùng có nhiều triển vọng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Vấn đề là chúng ta phải tìm ra được biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên đất, nước, …trong vùng để đạt mục tiêu tối ưu cả về kinh tế và xã hội, đảm bảo phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, đóng góp xứng đáng vào phát triển chung của cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và của toàn ngành Thuỷ sản nước ta. Quá trình tìm hiểu về phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, em đã hoàn thành đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010”. Đề tài đã đưa đề cập tới: Một số quan điểm, các phương thức và hình thức nuôi trồng thuỷ sản, vai trò của nuôi trồng thuỷ sản đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trên cơ sở đánh giá những thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đề tài đã đề cập đến sự cần thiết phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng. Đề tài đã phân tích một cách tổng quan thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời gian qua và đánh giá về kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém cũng như nguyên nhân của những tồn tại để cần được khắc phục trong tương lai. Dựa trên cơ sở này, đề tài đã đưa ra một số giải pháp về: Qui hoạch; Hệ thống thuỷ lợi; Dịch vụ hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản; Kỹ thuật hỗ trợ sản xuất; Tổ chức sản xuất; Khoa học công nghệ; Nguồn nhân lực; Môi trường và dư lượng hoá chất; Mở rộng và phát triển thị trường; Chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản ; Vốn đầu tư. Phụ lục Phụ lục 01: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1996- 2002. Đơn vị: Sản lượng : Tấn. TT Tỉnh Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Long An 4.560 4.791 8.404 9.724 14.161 22.224 11.109 2 Đồng Tháp 27.177 32.268 31.806 36.869 66.350 60.456 62.114 3 An Giang 47.993 41.579 40.731 60.984 80.156 83.335 102.599 4 Tiền Giang 12.224 27.340 28.520 27.813 28.417 37.243 42.137 5 Vĩnh Long 6.110 6.150 6.240 6.568 15.780 15.756 18.000 6 Bạc Liêu 4.725 42.260 37.618 42.509 50.340 45.589 68.245 7 Kiên Giang 3.079 8.324 7.212 6.387 10.294 19.374 14.355 8 Cần Thơ 7.054 7.606 7.160 11.359 20.132 28.944 27.753 9 Trà Vinh 7.394 25.500 25.700 26.090 21.973 28.532 21.300 10 Sóc Trăng 6.814 7.366 8.091 6.400 23.698 26.668 23.696 11 Bến Tre 3.794 10.168 11.755 13.681 22.366 36.947 39.500 12 Cà Mau 24.947 40.995 42.362 46.718 83.139 7.500 97.000 Toàn vùng 155.871 259.347 255.564 295.102 436.806 92.572 529.888 Nguồn: Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản. Phụ lục 02: Các cơ sở sản xuất thức ăn vùng ĐBSCL. TT Tên cơ sở Số cơ sở(cái) Loại thức ăn Sản lượng (tấn/ năm) 1 Nhà máy sản xuất thức ăn tôm Khánh Hưng- Cần Thơ 1 35% đạm 0,75 2 Cơ sở thức ăn tôm Việt Thái –Cần Thơ 1 18 % đạm 30 % đạm 0,75 3 Cơ sở chế biến thức ăn Ghềnh Hào- Bạc Liêu 1 Nuôi tôm 100 6 Cơ sở chế biến thức ăn Ghềnh Hào- Bạc Liêu 1 Nuôi tôm 50 5 Cơ sở chế biến thức ăn Hiệp Thành- Bạc Liêu 2 Nuôi tôm 50 6 Cơ sở chế biến thức ăn Vĩnh Hậu- Bạc Liêu 1 Nuôi tôm 120 Nguồn: Bộ Thuỷ sản. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tổng kết tình hình NTTS thời gian qua. Phương hướng đẩy mạnh NTTS thời gian tới, Bộ Thuỷ sản, năm 1996. 2. Báo cáo kết quả điều tra, cơ bản, tiềm năng,hiện trạng, định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển bền vững NTTS, Bộ Thuỷ sản ,12/2001. 3. Báo cáo kết quả NTTS năm 2001, giải pháp thực hiện Chương trìnhb phát triển NTTS năm 2002, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình nuôi , Bộ Thuỷ sản , 12/2001. 4. Báo cáo diều tra cơ cấu sản xuất và Qui hoạch sử dụng đất Nông, Lâm nghiệp và NTTS vùng ĐBSCL, Viện Qui hoạch và thiết kế Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT,12/2002. 5. Báo cáo kết quả NTTS năm 2002 và biện pháp thức hiện kế hoạch NTTS năm 2003, Bộ Thuỷ sản, 3/2003. 6. Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm Thuỷ sản năm 2002 và dự báo thị trường năm 2003, Bộ Thuỷ sản, 2/2003. 7. Cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành Thuỷ sản – Hà Xuân Thông, NXB Nông nghiệp, 2000. 8. Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999- 2010, Bộ Thuỷ sản, 10/1999. 9. Chiến lược Phát triển NTTS thời kỳ 1996- 2010, Bộ Thuỷ sản, 12/1995. 10. Đẩy mạnh phát triển NTTS Việt Nam, Bộ Thuỷ sản,1998. 11.Điều tra cơ bản kinh tế- xã hội vùng ven biển Việt Nam, Viện Kinh tế học- Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn. Quốc gia, 2000. 12. Định hướng phát triển NTTS Nam Bộ thời kỳ 1996- 2010, Bộ Thuỷ sản, 12/1994. 13. Giáo trình kinh tế phát triển, tập I, NXB Thống Kê, 1999. 14. Niên giám thống kê 2000, 2001, NXB Hà nội. 15. Phương án Qui hoạch tổng thể ngành Thuỷ sản vùng ĐBSCL Giai đoạn 1990- 2000, Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản, 5/1990. 16. Qui hoạch phát triển NTTS, vùng ĐBSCL đến năm 2010, Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản, 9/ 2010. 17. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội ngành Thuỷ sản năm 2010, Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản, 4/2002. 18.Tạp chí Cộng sản số 15/ 2002. 19. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 4/2001. 20. Tạp chí Kinh tế phát triển số 121/2000, 61/2002. 21. Tạp chí Kinh tế thế giới 1/2002. 22. Tạp chí Thuỷ sản 11/2002. 23. Văn kiện Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị Quốc Gia, 2001. Mục lục Danh mục các bảng Bảng 01: Thành phần các loại đất vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bảng 02: Diện tích có khă năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2002. Bảng 03: Diện tích có khă năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2002. Bảng 04: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1996-2002. Bảng 05: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2000-2002. Bảng 06: Diện tích nuôi tôm ven biển nước lợ vùng Đồng Băng Sông Cửu Long giai đoạn 1996-2002. Bảng 07: Sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng Đồng Băng Sông Cửu Long giai đoạn 1996-2002. Bảng 08: Năng suất nuôi tôm nước lợ vùng Đồng Băng Sông Cửu Long giai đoạn 1996-2002. Bảng 09: Qui mô diện tích ao nuôi vùng Đồng Băng Sông Cửu Long. Bảng 10: Khả năng phân bổ vốn đầu tư cho nuôi tôm nước lợ. Bảng 11: Khả năng phân bổ vốn đầu tư xây dựngn cơ bản. Bảng 12: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1996-2002. Bảng 13: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2000-2002. Bảng 14: Tình hình cung cấp giống, cơ sở chế biến và nhân lực đối với cá tra và cá basa đến năm 2002. Bảng 15: Sản xuất tôm giống nước lợ vùng Đồng Băng Sông Cửu Long giai đoạn 1998-2002. Bảng 16: Hiệu quả sản xuất của một só trại giống vùng Đồng Băng Sông Cửu Long. Bảng 17: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản vùng Đồng Băng Sông Cửu Long1998-2002 Bảng 18: Giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản vùng Đồng Băng Sông Cửu Long1996-2000. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29678.doc
Tài liệu liên quan