Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển nhanh chóng và phong phú của các loại hàng hoá thì sự đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã ngày càng cao. Ngày nay, một sản phẩm sản xuất ra không những đòi hỏi giá trị sử dụng lớn mà còn đòi hỏi mẫu mã hình thức phải đẹp, độ bền của bao gói phải cao để dễ bảo quản và vận chuyển. Bao bì là một loại hàng hoá đặc biệt, nó tạo ra một phần giá trị của sản phẩm, nó giới thiệu tính chất và tác dụng cũng như phẩm chất
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp nhựa thuộc Công ty PAchứng khoánEXIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chất lượng của hàng hoá. Chính vì thế mà doanh nghiệp ngày càng coi trọng bao bì vì bao bì không chỉ để bảo vệ sản phẩm mà còn quảng cáo khuyếch trương thương hiệu của doanh nghiệp trong con mắt khách hàng. Đặc biệt khi mà sự xâm nhập ồ ạt của hàng ngoại tràn vào nước ta đã tạo nên một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế của mình.
Với sự nhạy bén của mình, Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì thuộc Bộ Thương Mại đã nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới, không ngừng hoàn thiện dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm và đặc biệt chú trọng xây dựng các giải pháp tối ưu nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Phương châm của công ty là “kinh doanh hướng vào khách hàng”. Đây chính là một hướng đi đúng đắn của công ty PACKEXIM trước sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường.
Sau một thời gian thực tập, em tìm hiểu được một số nét về tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Nhựa và đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp nhựa thuộc công ty PACKEXIM ”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty.
Phần2: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Xí nghiệp Nhựa.
Do thời gian thực tập không dài và kiến thức còn nhiều hạn chế nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô nhận xét, hướng dẫn để em có cơ hội hoàn thiện kĩ năng nhìn nhận và phân tích vấn đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I:
Tổng quan về công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Packexim - Bộ THƯƠNG Mại
Khái quát chung về Công ty:
Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc bộ Thương Mại, có tên giao dịch Quốc tế là "Việt Nam National Packing Production and Export- Import Corporation" viết tắt là PACKEXIM .
Công ty có trụ sở chính tại Phú Thượng - Quận Tây Hồ - Hà Nội.
Các Xí nghiệp thành viên: Xí nghiệp carton sóng, Xí nghiệp bao bì nhựa, Xí nghiệp in hộp phẳng. Ngoài ra còn có Xí nghiệp sửa chữa cơ điện để bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy móc.
Trung tâm thương mại xuất nhập khẩu và văn phòng giao dịch: 28B Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Điện tín: PACKEXIM.
Điện thoại: (84-4)7534034
Fax: (84-4)8386316
Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt nam và ngoại tệ tại Ngân hàng và con dấu riêng để giao dịch.
Các giai đoạn phát triển:
Công ty được thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1973 lấy tên là "Xí nghiệp bao bì xuất khẩu Hà Nội”. Lúc này công ty chỉ sản xuất và cung ứng các loại bao bì phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và một phần nhỏ cho tiêu dùng trong nước theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Do vậy công ty không phải lo đầu ra bởi tất cả sản phẩm đã được phân phối cho từng công ty theo chỉ tiêu hàng năm từ cấp trên.
Tháng 2 năm 1990 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất và đổi tên thành “Xí nghiệp liên hợp sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì” với những chức năng nhiệm vụ cao hơn và đầy thử thách bởi năm 1991 là giai đoạn đổi mới từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong giai đoạn này, Xí nghiệp thực sự đối mặt với rất nhiều khó khăn vì mọi bao cấp của Nhà nước đã chấm dứt, Xí nghiệp phải tự mình xoay sở và cố gắng xây dựng lại bộ máy quản lý cũng như phương thức sản xuất. Với lòng quyết tâm và có hướng đi đúng đắn, Xí nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường với những đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước.
Ngày 28 tháng 5 năm 1993, Bộ Thương mại đã ký quyết định thành lập “Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì” với tên giao dịch là PACKEXIM như ngày nay.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, từ một Xí nghiệp sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất lạc hậu, đội ngũ công nhân viên còn thưa thớt giờ đây Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì ngày càng vững mạnh về mọi lĩnh vực. Sản phẩm của Công ty chiếm một thị phần khá lớn ở khu vực phía Bắc và ngày càng có uy tín trên thị trường bao bì đóng gói.
Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Công ty PACKEXIM có những chức năng cơ bản sau:
Chuyên sản xuất các loại bao bì, nguyên vật liệu để sản xuất bao bì.
Liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư sản xuất các sản phẩm bao bì mà luật pháp cho phép.
Trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm đã được quy định trên.
Trực tiếp nhập khẩu các loại vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Đây là những chức năng mà công ty đã đang và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên để thực hiện tốt các chức năng trên Công ty phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất - kinh doanh theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ mà công ty đã đề ra.
Tuân thủ pháp luật Nhà nước về quản lý kinh tế và tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại; đề xuất với Bộ Thương Mại và Nhà nước các biện pháp giải quyết vướng mắc trong sản xuất - kinh doanh.
Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất - kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối xuất - nhập khẩu và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của công ty nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đảm bảo sản xuất - kinh doanh có lãi.
Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng hợp tác với các tổ chức bao bì quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thực hiện các cam kết trong hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán và hợp đồng ngoại thương và các nghĩa vụ khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty:
Để phù hợp với điều kiện kinh doanh trong cơ chế mới, bên cạnh việc nâng cấp đơn vị Xí nghiệp thành Công ty, Công ty cũng sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, hoàn thiện bộ máy quản lý, phát huy tính sáng tạo độc lập tự chủ của các đơn vị phụ thuộc đồng thời tạo ra mối quan hệ chặt chẽ hiệp đồng tương trợ lẫn nhau giữa các bộ trong công ty.
PACKEXIM là một doanh nghiệp Nhà nước nên đứng đầu là Giám đốc do Bộ Thương Mại bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Giám đốc là người trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước Pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Giúp việc cho Giám đốc là một số Phó giám đốc, Phó giám đốc công ty do Giám đốc công ty đề nghị và được Bộ trưởng Bộ Thương Mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác được giao.
Ngoài ra công ty còn có một số phòng ban cụ thể sau:
Phòng Tổ chức hành chính.
Phòng Tài chính - Kế toán tổng hợp.
Phòng Kinh tế - Kỹ thuật và đầu tư.
Phòng kinh doanh- nghiên cứu thị trường.
Công ty hiện có bốn Xí nghiệp thành viên trong đó có ba Xí nghiệp chuyên sản xuất bao bì các loại và một Xí nghiệp cơ điện để bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc.
Xí nghiệp sản xuất bao bì carton sóng:
Chuyên sản xuất các loại bao bì carton sóng 3 lớp, 5 lớp trên dây chuyền của Nhật Bản. Các sản phẩm này dùng để đóng gói hàng hoá tiêu thụ trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu là các loại bao bì bao gói các mặt hàng sau:
Đồ điện tử điện lạnh.
Bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát
Hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ...
Xí nghiệp bao bì in hộp phẳng:
Chuyên sản xuất các loại bao bì hộp carton duplex và các ấn phẩm cao cấp. Các sản phẩm này được sản xuất trên thiết bị của CHLB Đức, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Đài Loan... Các sản phẩm chủ yếu gồm:
Hộp rượu, hộp bánh, hộp chè, cà fê các loại.
Các loại hộp xà phòng cao cấp.
Các ấn phẩm đòi hỏi chất lượng cao khác....
Xí nghiệp sản xuất bao bì nhựa:
Chuyên sản xuất các loại bao bì nhựa từ nguyên liệu là các loại hạt nhựa LLDPE, PP, HDPE... , các loại màng BOPP, MCPP, PET, Al, FOIL....
Luơng thực, thực phẩm.
Các loại thuốc tân dược, thuốc bảo vệ thực vật.
Xà phòng, may mặc và nhiều loại bao bì cao cấp khác....
Ngoài ra công ty còn có hai phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, ba trung tâm giao dịch và dịch vụ bao bì. Đây là một bộ máy quản lý tinh giảm gọn nhẹ; mỗi Xí nghiệp thành viên là một đơn vị thực hiện hạch toán nội bộ độc lập, tự ra quyết định kinh doanh, mua nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Biểu 1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty PACKEXIM
Giám Đốc
Phó GĐ phụ trách Sản xuất
Phó GĐ phụ trách XNK
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kinh tế Kỹ thuật
Phòng KD & Nghiên cứu TT
TTâm Giao dịch
TTâm XNK I
TTâm XNK II
Xí nghiệp Sóng
XN In hộp phẳng
XN bao bì Nhựa
XN cơ điện
Đặc điểm về công nghệ:
Quy trình sản xuất các loại bao bì nhựa 1 lớp :
Hạt nhựa PE, PP được đưa qua máy thổi màng tạo thành màng dạng ống.
Màng PE, PP được đưa qua máy in.
Màng in được đưa qua máy cắt dán tạo thành sản phẩm.
Kiểm tra. Đóng gói, nhập kho.
Tiêu thụ.
Quy trình sản xuất các loại bao bì nhựa phức hợp (nhiều lớp):
Bao bì nhựa phức hợp là loại bao bì được ghép bởi nhiều lớp màng mỏng khác nhau. Mỗi loại vật liệu khi phối hợp ghép lại không những giảm được nhược điểm mà còn phát huy được tính ưu việt của mỗi loại màng thành một loại vật liệu phức hợp tốt có ưu thế hơn tất cả các loại vật liệu được ghép.
Màng BOPP, PE, Al, PET... được đưa qua máy chia cuộn tạo kích thước phù hợp với bản in.
Màng sau khi chia được đưa vào máy in.
Màng in được đưa qua máy ghép nóng hoặc ghép nguội tạo thành màng phức hợp BOPP/PE, PA/PE, PET/PE/Al/PE...
Màng sau khi ghép được chia thành cuộn nhỏ theo kích thước sản phẩm.
Màng sau khi chia cuộn được đưa sang máy cắt dán tạo hình sản phẩm.
Kiểm tra. Đóng gói, nhập kho.
Tiêu thụ.
So sánh hai dây truyền công nghệ sản xuất màng đơn và màng phức hợp:
Màng đơn: Màng đưa vào in là dạng màng ống và chỉ in được mặt ngoài của bao bì. Lớp mực in bên ngoài dễ bị bong, tróc trong quá trình đóng gói, vận chuyển, sử dụng. Màng ống chủ yếu là PE, PP có độ biến dạng lớn trong quá trình in nên không thể chồng màu cao và tốc độ nhanh, do đó không thể in những bao bì đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao về hình ảnh có tính mỹ thuật.
Màng nhựa phức hợp: Màng tấm được đưa vào in (OPP, PE, CELLO, PET..), in mặt trong (sau khi ghép một lớp PE,OPP lớp mực nằm giữa hai lớp màng của túi). Màng tấm có độ co giãn thấp trong quá trình in nên có độ chồng màu chính xác, tạo được hình ảnh bền đẹp, rõ ràng. Mực nằm giữa hai lớp màng không bị bong trong quá trình đóng gói, vận chuyển và không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm bên trong, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh.
Đối với dây chuyền sản xuất bao bì nhựa 1 lớp, sau khi hoàn tất công việc in, chuyển qua công đoạn cắt dán là xong. Nhưng với bao bì nhựa phức hợp phải thêm công đoạn ghép 2 - 3 lớp màng đơn thành một lớp màng phức hợp. Sau đó chuyển qua công đoạn chia cuộn theo yêu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng có máy đóng gói tự động thì xuất cho khách hàng loại bao bì dưới dạng cuộn. Với khách hàng đóng gói thủ công thì cuộn màng phức hợp phải qua công đoạn cắt dán thành túi rồi mới xuất cho khách hàng.
Đối với dây chuyền sản xuất bao bì nhựa phức hợp thì hai công đoạn quan trọng nhất đó là in và ghép màng. Đây chính là yếu tố quyết định chất lượng và tính mỹ thuật của sản phẩm. Khi ghép ba lớp thêm một lớp màng Al - Foil sẽ làm tăng thêm khả năng chống thẩm thấu của khí, tăng thêm khả năng cản ánh sáng và tăng thêm tính thẩm mỹ của bao bì lên rất cao. Do mực in, keo ghép được phủ bởi lớp màng ghép bên trong (PE, PP) nên không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, không gây độc hại, đảm bảo các yêu cầu cao về an toàn vệ sinh trong đóng gói lương thực - thực phẩm, các sản phẩm ăn liền.
Biểu 2: Quy trình sản xuất các loại bao bì nhưa:
I
Cắt dán
Đóng gói
Thổi màng
Nguyên liệu dạng hạt
In ống đồng
Ghép nguội
II
Chia cuộn
Cắt dán
Đóng gói
Chia cuộn
Nguyên liệu dạng màng
Ghép nóng
Sản xuất các loại bao bì nhựa 1 lớp từ nguyên liệu hạt nhựa LLDPE, HDPE, PP...
Sản xuất các loại bao bì nhựa phức hợp (nhiều lớp) từ nguyên liệu màng BOPP/PE, PA/PE, CELLO/OPP/PE...
Phần II:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất (tư liệu lao động, đối tượng lao động...) của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp thất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng lao động:
Cơ cấu lao động:
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn công ty có 568 lao động trong đó Xí nghiệp nhựa có 186 người. Khi nghiên cứu về tình hình nhân sự của một công ty, ta cần quan tâm đến cơ cấu lao động.
Biểu 3: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp nhựa
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm2003
Mức chênh lệch
2002/2001
2003/2002
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Tổng số LĐ
105
100
141
100
186
100
+36
---
45
---
I. Theo t/chất
LĐ trực tiếp
99
94,3
132
93,6
173
93
+33
-0,74
+41
-0,64
LĐ gián tiếp
6
5,7
9
6,4
13
7
+3
+12,3
+4
+9,4
II. Theo g/tính
L/động nữ
45
42,9
58
41,1
69
37,1
+13
- 4,2
+11
- 9,7
L/động nam
60
57,1
83
58,9
117
62,9
+23
+3,2
+34
+ 6,8
(Nguồn từ phòng Tổ chức hành chính)
Biểu 3 mô tả về cơ cấu lao động của Xí nghiệp nhựa: Tỉ trọng lao động trực tiếp năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,74% và năm 2003 so với năm 2002 giảm 0,64%. Còn lao động gián tiếp năm 2001 chiếm tỉ trọng 5,7%, đến năm 2002 chiếm tỉ trọng 6,4% và đến năm 2003 chiếm tỉ trọng 7%.
Lao động nữ tại Xí nghiệp trong 2 năm 2002 và 2003 tuy có tăng về số lượng nhưng đều giảm về tỉ trọng. Số lượng nữ của công ty năm 2001 là 45 người, chiếm tỉ trọng 42,9%, năm 2002 tăng 13 người nhưng tỷ trọng giảm 4,2% và đến năm 2003 có thêm 11 người nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 37,1% so với tổng số công nhân viên trong Xí nghiệp. Ngược lại lao động nam lại tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Cụ thể, số công nhân nam trong toàn Xí nghiệp năm 2001 chỉ có 60 người chiếm tỷ trọng 57,1% nhưng đến năm 2003 tăng lên 117 người chiếm tỷ trọng 62,9%.
Tình hình lao động của Xí nghiệp:
Biểu 4: Tình hình lao động của Xí nghiệp nhựa qua 3 năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm2003
Mức chênh lệch
2002/2001
2003/2002
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Tổng số LĐ
105
100
141
100
186
100
+36
---
+45
---
LĐ biên chế
3
2,9
4
2,8
6
3,2
+1
- 3,5
+2
+14,3
LĐ dài hạn
87
82,8
125
88,7
161
86,6
+38
+7,1
+36
- 2,4
LĐ ngắn hạn
6
5,4
8
5,7
14
7,5
+2
+5,6
+6
+31,6
LĐ tạm thời
9
8,9
4
2,8
5
2,7
+5
- 68,5
+1
- 3,6
(Nguồn từ phòng Tổ chức hành chính)
Qua biểu 4 phân tích, tỷ trọng giữa các loại lao động lại có sự thay đổi. Trong đó số lao động biên chế chiếm tỷ trọng ít nhất với số lao động năm 2003 là 6 người. Về lao động dài hạn, năm 2001 số lao động hợp đồng dài hạn chiếm tỷ trọng 82,8% ; năm 2002 là 88,7% và năm 2003 giảm xuống còn 86,6%. Bên cạnh đó thì tỷ trọng lao động hợp đồng ngắn hạn không ngừng tăng trong mấy năm vừa qua. Cụ thể, so với năm 2001 thì năm 2002 tăng lên 5,6% và năm 2003 tăng 31,6% so với năm 2002. Ngược lại, tỷ trọng lao động tạm thời giảm mạnh. Cụ thể, tỷ trọng lao động tạm thời từ 8,9% trong năm 2001 giảm xuống còn 2,7% trong năm 2003.
Trình độ chuyên môn của lao động trong Xí nghiệp:
Biểu 5: Phân tích trình độ chuyên môn của CBCNV Xí nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Mức chênh lệch
2001/2002
2003/2002
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Tổng lao động
105
100
141
100
186
100
+36
----
+45
----
+ Đại học, cao đẳng
54
4,8
8
5,7
12
6,5
+3
+18,8
+4
+14
+ Trung cấp
6
5,7
36
25,5
69
37
+30
+347
+33
+45
+ Công nhân
94
89,5
97
68,8
105
56,5
+3
- 23,1
+8
-17.9
(Nguồn từ phòng Tổ chức hành chính)
Dựa vào số liệu ở biểu 5 phân tích chúng ta thấy: Trong toàn Xí nghiệp hiện nay 6,5% lao động có trình độ đại học và cao đẳng: 37% được đào tạo tại các trường trung học chuyên nghiệp và có 56,5% là công nhân kỹ thuật có tay nghề. Những cán bộ có trình độ đại học và chuyên môn cao thường được bổ nhiệm làm Giám đốc, Phó giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành sản xuất. Ngoài 105 công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm còn có 69 người có trình độ trung cấp. Số lượng lao động này chủ yếu được đào tạo về kinh tế và kỹ thuật. Đây cũng chính là một lực lượng lao động góp phần không nhỏ trong việc trực tiếp giám sát chỉ đạo từng tổ sản xuất trong Xí nghiệp.
Hiệu quả sử dụng lao động trong Xí nghiệp nhựa:
Lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. Lao động bao giờ cũng mang lại hiệu quả, người lao động luôn mong muốn hiệu quả lao động của mình ngày một tăng cao, nghĩa là năng suất lao động ngày một tăng lên. Chính vì thế mà năng suất lao động đã trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong quản lý có thể tuỳ theo đặc điểm của sản xuất mà chúng ta có thể phân tích năng suất lao động theo các chỉ tiêu khác nhau.
Năng suất lao động tính theo hiện vật:
Công thức tính được trình bày như sau:
Trong đó:
Wld: Năng suất lao động.
Q1: Sản lượng tính theo hiện vật ( Đơn vị m, m2, m3, kg, tấn, tạ....)
T: Số công nhân.
Năng suất lao động tính theo giá trị:
Công thức tính được trình bày như sau:
Trong đó:
Wlđ: Năng suất lao động.
T: Số lượng công nhân lao động
Q2: Giá trị sản lượng (tính bằng tiền theo gía cố định hay giá hiện hành)
Biểu 6 : Bảng phân tích năng suất lao động tính bằng hiện vật
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
Chênh lệch
Mức
%
Giá trị sản lượng
đồng
18.597.348.000
30.794.148.000
12.196.800.000
65,6
Giá trị sản lượng
m2
6.641.910
10.997.910
4.356.000
65,6
Số công nhân Sxuất
người
132
173
41
31
NSLĐ b/quân năm
a. Chỉ tiêu giá trị (1/3)
đồng/ng
140.889.000
178.000.856
37.111.856
26,3
b. Chỉ tiêu hiện vật (2/3)
m2/ng
50.318
63.571
13.253
26.4
Số ngày làm việc bình quân
ngày
267
272
5
1,87
Năng suất lao động bình quân ngày (4a/5)
đồng
527.674
654.415
126.741
24
Số giờ làm việc bình quân ngày
giờ
7,5
7,8
0.3
4
Năng suất lao động bình quân giờ (6/7)
đồng
70.357
83.870
13.513
19,2
Tổng số giờ làmviệc
giờ
2.003
2.122
119
5,9
(Nguồn từ phòng Kinh tế kỹ thuật)
Phân tích năng suất lao động của Xí nghiệp chúng ta nhận thấy:
Năng suất lao động người trong năm 2003 đã tăng hơn so với năm 2002, trong đó năng suất tính theo chỉ tiêu hiện vật tăng 13.253 m2/ người tương đương 26,4%. Năng suất tính theo chỉ tiêu giá trị tăng 37.101.856 trđ/ người tương đương 26,3%. Qua đó ta nhận thấy một điểm đáng chú ý là, tốc độ tăng năng suất theo chỉ tiêu giá trị đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động theo chỉ tiêu hiện vật.
Sản lượng sản phẩm năm 2003 tăng 65,6% so với năm 2002 do năng suất lao động tăng. Cụ thể: Năng suất lao động giờ tăng 19,2%, năng suất lao động ngày tăng 4%, năng suất lao động năm tăng 26,4%.
Biểu 7: Chỉ tiêu giá trị đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Xí nghiệp Nhựa:
Chỉ Tiêu
ĐV
2002
2003
Chênh lệch
Mức
(%)
Tổng doanh thu
đồng
18.778.317.865
27.648.717.865
+8.870.400.000
+47%
Lợi Nhuận
đồng
352.514.995
595.108.000
+242.593.005
+68,8%
Tổng lao động
Người
141
186
+45
+31,9%
Chi phí tiền lương
đồng
1.559.848.659
2.016.600.000
+456.751.341
+29,2%
NSLĐ bq (1/3)
đồng
133.179.560
148.649.020
+15.469.460
+11,6%
H/số sd hao phí tiền lương (1/4)
đồng
12,04
13,7
+1,66
+13,7%
K/năng sinh lời của 1 nhân viên (2/3)
đồng
2.500.106
3.199.505
699.399
+28%
Doanh lợi của chi phí tiền lương (2/4)
đồng
0,226
0,295
+0.069
+30,5%
(Nguồn từ phòng kinh tế kỹ thuật)
Qua biểu 7 cho thấy: Năng suất lao động bình quân của một công nhân năm 2003 tăng 11,6% so với năm 2002. Nếu như năm 2002, một nhân viên chỉ làm ra 133.179.560 đồng doanh thu thì sang đến năm 2003 một nhân viên đã làm ra được 148.649.020 đồng. Cũng từ bảng 7, phân tích số liệu ta thấy một nhân viên mang lại 3.199.505 đồng lợi nhuận cho công ty trong năm 2003 điều này có nghĩa là khả năng sinh lợi của một nhân viên năm 2003 tăng 699.399 đồng so với năm 2002.
Một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm với một đồng chi phí tiền lương bỏ ra mang lại cho Xí nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận. So sánh năm 2003 với năm 2002 thì chúng ta thấy một đồng chi phí tiền lương bỏ ra đã làm tăng 1,66 đồng doanh thu và tăng 0,069 đồng lợi nhuận. Như vậy ở năm 2003, một đồng tiền lương bỏ ra đã có hiệu quả hơn, đã làm tăng cả doanh thu và lợi nhuận. Qua đó chúng ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Xí nghiệp sản xuất bao bì nhựa như vậy là hợp lý. Điều này là do nhiều nhân tố tác động tuy nhiên Xí nghiệp cũng cần chú ý nâng cao chất lượng của công tác quản trị nhân sự, đặc biệt là công tác phân tích công việc để có để có sự bố trí lao động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động hơn nữa.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng TSCĐ:
Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ về hiện vật thì bị hao mòn dần, về gía trị hao mòn được chuyển vào giá trị sản phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ta căn cứ vào hệ số hao mòn TSCĐ và hệ số TSCĐ còn sử dụng được:
Công thức tính:
Hệ số hao mòn TSCĐ càng gần đến 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hóa TSCĐ. Ngược lại, hệ số hao mòn TSCĐ nhỏ hơn 1, có nghĩa là TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới nhiều.
Phương hướng chung nhằm giảm hệ số hao mòn TSCĐ là phải tích cực đổi mới TSCĐ cũ đã đến hạn thanh lý, trang bị thêm TSCĐ mới.
Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp và là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất đồng thời sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu (giá trị sản lượng). Hiệu suất càng cao chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp càng tiến bộ và ngược lại.
Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận, để đánh giá một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ta tính như sau:
Một chỉ tiêu nữa chúng ta cần xem xét đó là để có một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ
Chỉ tiêu phân tích mức trang bị
Việc trang bị TSCĐ cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và khả năng tăng sản lượng của doanh nghiệp. Để phân tích những vấn đề này người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
Hệ số trang bị chung TSCĐ phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ (ở nguyên giá hoặc giá trị còn lại). Hệ số này càng lớn chứng tỏ trình độ trang bị chung càng cao và ngược lại.
Việc trang bị kỹ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và khả năng tăng sản lượng của mỏ. Do vậy chúng ta xem xét các hệ số trang bị TSCĐ ở Xí nghiệp bao bì nhựa để biết được một công nhân bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ (cả theo nguyên giá và giá trị còn lại).
Biểu 8: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu
ĐV
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Mức (đồng)
%
1. Giá trị sản lượng
đồng
18.597.348.000
30.794.148.000
12.196.800.000
65,6%
2. Lợi nhuận
đồng
352.514.995
595.108.000
242.593.005
68,8%
3. TSCĐ bình quân
a. Nguyên giá
đồng
13.469.780.910
14.316.688.420
846.907.510
6,3%
b. Giá trị còn lại
đồng
4.537.874.720
4.113.586.770
-424.287.950
-9,3%
4. Số công nhân sản xuất bình quân
Người
132
173
41
31%
5. Mức trang bị TSCĐ cho công nhân
a. Theo nguyên giá (3a/4)
đồng
120.043.794
82.755.424
-37.288.370
-31%
b. Theo giá trị còn lại (3b/4)
đồng
34.377.838
23.777.958
-10.599.880
-30%
6. Sức sản xuất của TSCĐ (1/3a)
đồng
1,38
2,15
0,77
55,8%
7. Sức sinh lời của TSCĐ (2/3a)
đồng
0,026
0,04
0,014
53,8%
8. Hiệu suất TSCĐ còn dùng được (3a/3b)
%
33,7%
28,7%
-14,8%
Như vậy, thông qua bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ trên đây chúng ta có thể nhận thấy rằng:
Nếu mức trang bị TSCĐ được xét ở nguyên giá thì mỗi người lao động được 120.043.794 đồng, nhưng khi xem xét mức trang bị theo giá trị còn lại thì chỉ còn 34.377.838 đồng năm 2002 và 82.755.424 đồng năm 2002. Năm 2002 hiệu suất TSCĐ còn dùng được là 33,7% còn năm 2003 giảm 5% tức là chỉ còn 28,7%. Chính điều này đã làm hạn chế năng lực sản xuất của xí nghiệp.
Mức trang bị TSCĐ theo nguyên giá năm 2003 giảm 31% so với năm 2002 và mức trang bị theo giá trị còn lại cũng giảm 10.599.880 đồng/người trong năm 2003. Năm 2003 xí nghiệp đã đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để cải thiện năng lực TSCĐ nhưng do các tài sản khác đã hết thời gian sử dụng nên mức trang bị theo nguyên giá không tăng.
Xét về sức sản xuất của TSCĐ thì trong năm 2003 đã hiệu quả hơn năm 2002 là 55,8%. Hiệu suất sử dụng năm 2002 đạt 1,38 tức là cứ 100 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được 138 đồng giá trị tổng sản lượng, còn năm 2003 là 215 đồng. Xét về sức sinh lời của TSCĐ thì ta thấy năm 2003 tăng 0,014% so với năm 2002 tức là trong năm 2003 cứ 100 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 4 đồng lợi nhuận còn năm 2002 là 2,6 đồng. Như vậy ta có thể thấy được giá trị sản lượng năm nay so với năm trước tăng 12.196.800.000 đồng do nhiều nguyên nhân trong đó do nguyên giá bình quân TSCĐ tăng và sức sản xuất của TSCĐ tăng.
Tình hình chi phí sản xuất và giá thành của Xí nghiệp sản xuất bao bì nhựa:
Phân tích tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Xí nghiệp:
Chi phí sản xuất kinh doanh: là toàn bộ những hao phí về lao động sống (tiền lương của cán bộ công nhân viên, chi phí bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác thuộc lương) và lao động vật hoá (chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, chi phí về khấu hao tài sản cố định) mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ kinh doanh nhất định (thường là tháng, quý, năm). Chi phí sản xuất được thể hiện dưới hình thái giá trị và là cơ sở để doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, công việc, dịch vụ nhất định đã hoàn thành. Chỉ tiêu giá thành là chỉ tiêu quan trọng được tính toán và phản ánh dưới hình thức tiền tệ. (phản ánh chi phí về vật tư, máy móc thiết bị, nhân công, năng lực quản lý các tổ chức
Giá thành có hai chức năng chủ yếu đó là chức năng làm thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra sẽ hoàn thành một khối lượng sản phẩm và phải được bù đắp bằng chính số tiền thu về do tiêu thụ sản phẩm. Giá thành cũng chính là cơ sở để xây dựng và quy định giá bán sản phẩm. Giá thành và giá cả có liên quan mật thiết với nhau. Nếu trong điều kiện giá bán không đổi thì việc giảm giá thành đồng thời cũng là việc tăng lợi nhuận. Vì vậy phấn đấu không ngừng hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất cũng chính là cơ sở để tính toán, xác định giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác nhau:
Chi phí sản xuất luôn gắn liền với kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn giá thành luôn gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, dịch vụ nhất định đã hoàn thành.
Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm hỏng, sản phẩm dở dang cuối kỳ và cả những chi phí thực tế chưa phát sinh mà đã trích trước.Còn giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến sản phẩm dở dang ở cuối kỳ trước chuyển sang. Giá thành sản phẩm có thể giới hạn ở phạm vi hẹp hơn so với chi phí sản xuất tùy thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
Biểu 9: Tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Xí nghiệp qua 3 năm 2001, 2002, 2003
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm2003
Mức chênh lệch chi phí
Chi phí (đồng)
Tỉ trọng (%)
Chi phí (đồng)
Tỉ trọng (%)
Chi phí (đồng)
Tỉ trọng (%)
2002/2001
2003/2002
Giá thành toàn bộ (2+6+7)
15.843.085.000
100
17.397.909.000
100
19.014.840.000
100
+ 9,8%
+9,3%
Giá thành sản phẩm (3+4+5)
13.488.233.000
85,1
15.094.159.000
86,8
16.834.377.000
88,5
+11,9%
+11,5%
Chi phí NVL trực tiếp
11.749.890.000
87,1
12.964.643.000
85,9
14.005.829.000
83,1
+10,3%
+8,1%
Chi phí nhân công trực tiếp
950.400.000
7,1
1.330.560.000
8,8
1.868.400.000
11,2
+ 40%
+40,4%
Chi phí sản xuất chung
787.943.000
5,8
798.956.000
5,3
960.148.000
5,7
+1,4%
+20,2%
Chi phí bán hàng
2.054.852.000
13
2.003.750.000
11,5
1.880.463.000
9,9
- 2,5%
- 6,2%
Chi phí QLDN
300.000.000
1,9
300.000.000
1,7
300.000.000
1,6
----
----
(Nguồn từ phòng kinh tế kỹ thuật)
Qua biểu số liệu 9 ta thấy chi phí về nguyên vật liệu là yếu tố chủ yếu trong sản xuất sản phẩm bao bì. Năm 2001, chiếm tỷ trọng 87,1%; năm 2002 là 85,9% và năm 2003 là 83,1%. Từ đó ta nhận thấy rằng tỷ trọng về chi phí nguyên vật liệu đã giảm rõ rệt qua các năm. Sở dĩ có điều này vì từ năm 2002, công ty đã khai thác được các nguồn vật liệu trong nước có chất lượng tương đương với nguyên liệu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29254.doc