Lời nói đầu
Ngành nghề truyền thống là những nghề đã có từ lâu đời, với nhiều sản phẩm nổi tiếng. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, ngành nghề nông thôn nói chung và ngành nghề truyền thống nói riêng có vai trò rất quan trọng, chúng là một bộ phận cơ bản của công nghiệp nông thôn. Các ngành nghề nông thôn có khả năng thu hút nhiều lao động góp phần tích cực giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động nhất là vùng nông thôn.
Hà Nam là một tỉnh thuần nông, dân
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số nông thôn chiếm khoảng 90% và trên 80% lực lượng lao động của cả tỉnh. Tuy nhiên, ngành nghề truyền thống lại tập trung chủ yếu ở nông thôn. Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung của toàn tỉnh, ngành nghề nông thôn có đóng góp đáng kể. Nhưng mặc dù trong mấy năm gần đây Nhà nước đã có những chính sách tích cực, tỉnh cũng tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn trong tỉnh, đặc biệt là ngành nghề truyền thống. Vì vậy trong mấy năm gần đây ngành nghề nông thôn trong tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, các ngành nghề ở tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sự sống còn của các ngành nghề truyền thống trong tỉnh vẫn hết sức bấp bênh, trôi nổi theo cơ chế thị trường đầy biến động. Do đó, chưa tạo điều kiện để thu hút hết lực lượng lao động cũng như sử dụng hết khả năng tay nghề của người thợ, nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có của tỉnh.
Việc phát triển các ngành nghề nông thôn nói chung và ngành nghề truyền thống nói riêng có ý nghiã vô cùng quan trọng, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt ổn định chính trị - xã hội.
Để góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội thực hiện CNH - HĐH mà cụ thể là phát triển các ngành nghề truyền thống ở Hà Nam, cần phải nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian qua, và đưa ra những giải pháp hữu hiệu. Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, nhận thức được lợi ích to lớn, thiết thực của ngành nghề nông thôn, trăn trở của người nông dân, cộng với sự mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam”.
Kết cấu của đề tài:
+ Lời nói đầu
+ Phần I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn nước ta.
+ Phần II: Thực trạng phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam
+ Phần III. Một số giải pháp chủ yéu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam
+ Kết luận và kiến nghị.
PHần I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn nước ta
I. Vị trí của ngành nghề truyền thống trong phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta
Ngành nghề thủ công Việt Nam xuất hiện rất sớm, đa dạng và phong phú, bao gồm các nghề: gốm, chạm khắc gỗ, khảm xà cừ, sơn ta, đúc đồng, dệt lụa, dệt thổ cẩm, đục đá, chạm bạc, mây giang đan, thêu ren... trong đó có nhiều lang nghề khá nổi tiếng như: gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc), Thổ Hà (Bắc Giang), Phù Lãng (Bắc Ninh), đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh), khảm trai Chuông Tre (Hà Tây), mây tre đan Hà Tây, sơn Phú Xuyên (Ninh Bình), chiếu cói Phát Diệm (Ninh Bình), chạm bạc Đồng Sâm (Thái Bình), khắc gỗ Kim Thiều, Phù Khê (Bắc Ninh).....
1. Khái niệm làng nghề
Nông thôn Việt Nam đã gắn liền với các thôn làng và các làng nghề. Chúng là đặc trưng trong truyền thống kinh tế văn hoá của xã hội nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thống về "làng nghề".Có thể cho rằng, làng nghề là một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là "làng" và "nghề". Làng là một địa vực, một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân cư quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất. Các làng nghề gắn bó với các ngành nghề phi nông nghiệp, các ngành nghề thủ công ở trong các thôn làng.
Vậy có thể quan niệm làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương (thôn, làng). Có từ 50% số hộ và số lượng trở lên trong tổng số hộ và số lượng lao động trong làng làm các ngành nghề tiểu thủ công ngiệp.
Tuy nhiên định nghĩa trên chỉ là một thước đo tương đối về mặt định lượng. Khi phân loại làng nghề ta thấy có làng nhiều nghề, làng nghề truyền thống, làng một nghề, làng nghề mới...
Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm có liên quan chặt chẽ đến yếu tố truyền thống và kinh nghiệm dân gian được tích luỹ lại qua nhiều thế hệ.
Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan toả của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây(những năm cách mạng), đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Ngày nay, khái niệm làng nghề không chỉ bó hẹp ở những làng chỉ có những người chuyên làm những ngành nghề thủ công nghiệp, mà khái niệm làng nghề cần được hiểu là những làng có ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông.
2. Vai trò của ngành nghề - làng nghề truyền thống trong phát triển nông thôn
Hiện nay khu vực nông thôn nước ta vẫn chiếm gần 80% dân số của cả nước và trên 70% lao động xã hội, là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm cho nhu cầu cơ bản của nhân dân, cung cấp nông sản, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, ở nông thôn nước ta cũng là nơi chiếm 90% số người đói nghèo trong cả nước.
Bảng : dân số nứơc ta phân theo khu vực thành thị và nông thôn (nghìn người )
Năm
Thành thị
Nông thôn
1990
12880.3
53136.4
1994
14425,6
56398,9
1996
15419,9
57736,5
1998
17464,6
57991,7
2002
20022,1
59705,3
2004
21737,2
60294,5
2005
22336,8
60769,5
2006
22792,6
61344,2
Nguồn: Niên gíam thống kê CHXHCN Việt Nam, NXB Thống kê 2007) (SGK địa lý 12 – NXB giáo dục)
Trong khi đó quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, lao động nông nghiệp chuyển dần sang làm công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề phụ. Do đó phát triển ngành nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Sự phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn trong những năm qua đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đã khẳng định vai trò tác dụng tích cực của nó trong quá trình phát triển đất nước nói chung, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng.
Thứ nhất: Phát triển làng nghề truyền thống thu hút nhân lực, tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn.
Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc số một hiện nay, bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích canh tác trên đầu người thấp và ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao động hiện rất thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cao. Hơn nữa, khu vực nông thôn hiện nay đang sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động xã hội nhưng khoảng hơn 1/4 thời gian lao động của họ chưa được sử dụng.
Bảng 01:tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
Tỷ lệ sử dụng TGLĐ năm 1996 (%)
Tỷ lệ sử dụng TGLĐ năm 2004 (%)
Tỷ lệ sử dụng TGLĐ năm 2005 (%)
Tăng/giảm tỉ lệ sd TGLĐ năm 2005 so 2004 (%)
Cả nước
72,21
79,1
80,65
1,55
Đồng bằng sông Hồng
75,69
80,21
78,75
-1,46
Đông bắc
...
78,68
80,31
1,63
Tây bắc
79,01
77,42
78,44
1,02
Bắc trung bộ
73,35
76,13
76,45
0,32
Duyên hải Nam trung bộ
70,69
79,11
77,81
-1,3
Tây nguyên
74,98
80,60
81,61
1.01
Đông nam bộ
61,76
81,34
82,90
1,56
Đồng bằng SCL
68,16
78,37
80,00
1.63
Nguồn : kết quả điều tra lao động, việc làm các năm của bộ Lao động thương binh xã hội ( giáo trình “ kinh tế nông nghiệp” trang 112 – năm 2007”
Vì vậy phát triển làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp vào việc giải quyết, tạo việc làm cho người lao động
Ngoài ra sự phát triển của các làng nghề - ngành nghề truyền thống còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
Thứ hai: Phát triển làng nghề - ngành nghề truyền thống góp phần tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn.
Với sự phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, thu nhập của người nông dân ngày càng được nâng cao từ sản xuất hàng hoá ngành nghề, đã thu hút một bộ phận lớn nông dân chuyển hẳn sang hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp.
Bảng 02:Thu nhập bình quân lao đông/tháng ở một số làng nghề (2005)
Đơn vị: VN đồng
STT
Ngành nghề
Thu nhập bình quân
1
Lao động làng gốm (Bát Tràng)
630 000
2
Thợ điêu khắc gỗ (Hà Tây)
900 000
3
Thợ chạm bạc (Thái Bình)
720 000
4
Thợ thêu ren (Thanh Liêm - Hà Nam)
680 000
Nguồn: Kết quả điều tra ngành nghề nông thôn 2005
Thứ ba:Sự phát triển các làng nghề - ngành nghề truyền thống đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng (GDP).
Bảng 03: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
Đơn vị: %
Năm
2000
2002
2003
2005
2007
2010
(ước tính)
GDP
100
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
24,53
22,99
21,8
20,89
19,34
15 – 16%
Công nghiệp
36,73
38,55
39,97
41,03
41,90
43 – 44%
Dịch vụ
38,74
38,46
38,23
38,10
38,76
40 – 41%
Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội tổng cục thống kê
Phát triển làng nghề - ngành nghề truyền thống nông thôn góp phần tăng trưởng GDP, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, là một trong những nội dung quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong nề kinh tế quốc dân.
Thứ tư: Phát triển làng nghề truyền thống đã góp phần gia tăng giá trị sản phẩm của các địa phương. Sự phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, mà trước hết là giá trị sản phẩm của địa phương tăng đáng kể.
Thứ năm: Các làng phát triển góp phần huy động vốn nhàn rỗi trong dân, cũng như khai thác tốt các nguồn lực sẵn có tại địa phương.
Đối với các hộ gia đình, thông thường họ tận dụng. Như vậy, mức huy động nhàn rỗi trong dân mới chỉ đạt khoảng 36% trong tổng lượng vốn hiện có. Ngành nghề nông thôn phát triển là một biện pháp rất tốt nhằm huy động những nguồn vốn này vào sản xuất.
Thứ sáu: Về giá trị văn hoá. Như ta đã biết mỗi làng nghề là một cộng đồng dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay phường hội. Đó cũng đồng thời là một cộng đồng văn hoá, có phong tục, tập quán, tín ngưỡng (đền miếu thờ cúng), nếp sống, lao động sản xuất... vừa có nét chung văn hoá dân tộc, vừa mang nét riêng của mỗi làng.
II. Đặc điểm và phân loại làng nghề truyền thống
1. Đặc điểm của làng nghề truyền thống
Làng nghề là cả một môi trường kinh tế - xã hội và văn hoá. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài hoa và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống là những sản phẩm văn hoá, có giá trị mỹ thuật cao. Do đó, phát triển các làng nghề góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Làng nghề truyền thống có thể có một nghề hoặc vài nghề truyền thống. Nếu làng có vài nghề thì có một nghề chính và tên nghề đó được gọi tên làng nghề. Sản phẩm của làng nghề có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác.
Trong các làng nghề truyền thống, trước đây chủ yếu là dậy nghề theo phương thức truyền nghề mà trước tiên là trong phạm vi gia đình. Nhìn chung, các nghề được bảo tồn trong từng gia đình của các làng, xã mà ít được phổ biến ra bên ngoài, bởi vì ở một số nơi quy định truyền nghề rất chặt chẽ. Tuy nhiên, từ sau khi thực hiện cải cách công thương nghiệp (1957 - 1960) phương thức dạy nghề và truyền nghề trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Làng nghề truyền thống là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay phường hội. Đó chính là cộng đồng nhỏ về văn hoá. Những phong tục, tập quán, đền thờ, miếu mạo... của mỗi lang xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc, vừa có nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống làm ra là sự kết tinh, sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh của dân tộc.
Các làng nghề có đặc điểm là thường yêu cầu vốn đầu tư không lớn nhưng có khả năng thu hút nhiều lao động, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Làng nghề gắn bó chặt chẽ không tách rời với nông nghiệp nông thôn về lao động, nguyên liệu, thị trường.... ở nông thôn gần như 100% người làm làng nghề đều có đất nông nghiệp, có thể do họ canh tác hoặc phần lớn là cho thuê hoặc nhượng cho người khác canh tác. Trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nếu phải xem xét để tìm ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của những nước đang phát triển như Việt Nam thì trên hết phải kể đến sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống.
2.Phân loại ngành nghề - làng nghề truyền thống.
2.1.Nhóm ngành nghề truyền thống
*Nhóm 1: Chế biến nông - lâm - thuỷ sản: bao gồm các ngành nghề sau: Làm nón, dệt chiếu, thợ mộc, bánh đa nem, tương, chế biến gỗ, bún bánh, đậu phụ, chế biến gỗ, rượu....
*Nhóm 2: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Bao gồm các ngành nghề chủ yếu sau: dệt, thêu, mây giang đan, bao manh, gốm sứ, sơn mài, chạm khắc gỗ, thảm, chạm mạ vàng bạc, đúc đồng, dệt tơ tằm, dệt vải các loại, sừng, hàn, rèn....
*Nhóm 3: Ngành nghề khác: Bao gồm một số nghề như sau: dịch vụ thương mại mại, vận tải....
2.2.Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống ở Việt Nam có thẻ được phân chia thành một số loại làng nghề chủ yếu như sau:
*Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.
Đây là những làng nghề chế biến ra những sản phẩm mà nguyên liệu chủ yếu là từ nông nghiệp. Như làng nghề làm bún bánh, làm đậu, làng nghề tương bần... Đặc điểm của làng nghề này là vốn đầu tư thấp, thu hút ít lao động, nguyên liệu sẵn có tại từng địa phương.
*Làng nghề dệt may.
Đây là làng nghề mang tính chất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Nguyên liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp ở địa phương hoặc ở vùng khác, một phần phải nhập khẩu.
*Làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Bao gồm một số nghề như: mây giang đan, thêu, thảm...
*Nhóm các làng nghề khác
Việc phân loại như trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ một số nghề có thể vừa thuộc nhóm ngành nghề này, lại vừa thuộc nhóm khác. Một số nghề đối với địa phương cơ sở được coi là nghề truyền thống nhưng trên phạm vi vĩ mô thì có thể chưa được coi là làng nghề truyền thống.
III. Sự cần thiết phải phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống ở nước ta.
Xuất phát từ vai trò của ngành nghề và làng nghề trong việc phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời với thực tế đang diễn ra ở khu vực nông thôn và trên cơ sở lý luận về khu vực nông thôn.
Làng nghề truyền thống là một bộ phận của tiểu thủ công nghiệp với những trình độ khác nhau được phân bố ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với kinh tế nông thôn (đặc biệt là nông nghiệp), vừa là điều kiện vừa là kết quả của quá trình tập trung hoá và phân công lao động ở nông thôn.
Việc phát triển các làng nghề truyền thống là nội dung rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế lãnh thổ của khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời ta thấy thực tế ở khu vực nông thôn hiện nay nổi lên một số vấn đề sau:
Lao động ở nông thôn đang dư thừa rất lớn, đồng thời thời gian sử dụng lao đọng ở nông thôn rất thấp: Năm 2005 tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 80,65% tổng quỹ thời gian lao động. Trong khi đó quỹ đất nông nghiệp rất thấp (trung bình 0,1 ha/người) và ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho những khu dân cư, khu đô thị.... Vì vây, cần phải phát triển các ngành nghề phụ một cách mạnh mẽ nhằm sử dụng quĩ thời gian nhàn dỗi của nông dân.
Thu nhập của người lao động làm nông nghiệp rất thấp. Ta thấy, bình quân đất nông nghiệp là 0,1 ha/người, mà thu nhập của 1 ha đất làm nông nghiệp là 15 triệu đồng/năm. Như vậy, thu nhập của 1 lao động làm nông nghiệp bình là 1,5 triệu đồng/người/năm. Do đó cần thiết phải phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và ngành nghề truyền thống nói riêng nhằm tăng thu nhập cho người dân.
Khu vực nông thôn hiện nay thì hầu như vùng nào cũng có ngành nghề phụ; mà đội ngũ lao động thì rất dồi dào. Đó là điều rất thuận lợi cho phát triển ngành nghề nông thôn. Thực tế đã cho thấy ở những làng nghề nào phát triển được nghề truyền thống thì ở đó người dân ai cũng đủ việc làm, có thu nhập cao, đời sống ổn định và được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng được thay đổi nhanh chóng, xóm làng ngày càng văn minh và tươi đẹp.
Tóm lại, sự phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp dưới hình thức các làng nghề sẽ tạo ra thu nhập cao, ổn định đời sống dân cư làng nghề, qua đó thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất. Với tình trạng ruộng đất manh mún như hiện nay, nếu không thực hiện được quá trình tích tụ tập trung ruộng đất thì sẽ không đưa được nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Quá trình chuyển đổi nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải tạo ra những cơ sở vững chắc cho sự tích tụ và tập trung ruộng đất. Để là tất yếu khách quan phải đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống.
PHần II: Thực trạng phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam
I. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Nam có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nghề truyền thống.
1. Đặc điểm tự nhiên.
Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội ( trung tâm chính trị thương mại du lịch, khoa học kỹ thuật văn hoá cả nước), cách Hà Nội gần 60 km trên đường giao thông xuyên Bắc-Nam làm cho Hà Nam có điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế văn hoá giữa hai miền Nam-Bắc và các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, nhất là thủ đô Hà Nội.
Về Giáp ranh, tỉnh Hà Nam giáp các tỉnh sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây (nay là Hà nội mới).
+ Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
+ Phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Ninh Bình.
+ Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.
Về vị trí địa lý:
Từ 20°21Â đến 20°43Â vĩ độ Bắc
Từ 105°40Â đến 106°10Â kinh độ Đông.
Về giao thông:
Hà Nam có vị trí rất thuận lợi về giao thông
Đường bộ có các tuyến: Quốc lộ 1A, quốc lộ 21A, quốc lộ 21B, quốc lộ 38, đường sắt Bắc-Nam chạy qua.
Đường sông: Có sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ chảy qua giúp cho Hà Nam rất thuận lợi về giao lưu kinh tế-văn hoá xã hội với cả nước và vùng Đồng bằng sông Hồng.
Trong tương lai, Quốc lộ 1A đực nâng cấp, tuyến hành lang kinh tế đường 21: Sơn Tây-Hoà Mạc-Xuân Mai-Miếu Môn được hình thành, cầu Yên Lệnh thông sang Hưng Yên được xây dựng… sẽ tạo nhiều thuận lợi cho Hà Nam giao lưu với các trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước và vùng Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía Tây Bắc- Bắc Bộ.
Hà Nam là một tỉnh vừa có đồi núi (tập trung ở hai huyện Kim Bảng và Thanh liêm) và đồng bâừng, có trữ lượng tài nguyên khoáng sản lớn chủ yếu là đá vôi với trữ lượng 7,4 tỷ m3, chất lượng tốt (đạt yêu cầu làm xi măng mác cao), dễ khai thác, gần thị trường tiêu thụ, ngoàI ra còn nhiều mỏ sét, nhiều đá quý… rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Hà Nam có nhiều dãy núi đá vôi với các hang động, cảnh quan đẹp, nhiều khu di tích lịch sử, đền chùa, gần khu du lịch chùa Hương (huyện Mỹ Đức-Hà Tây)… nên có tiềm năng rất lớn cho phát triển cho ngành du lịch. Khi du lịch phát triển cũng sẽ tạo đIều kiện cho ngành nghề, du lịch phát triển.
Tỉnh Hà Nam có 5 huyện: Kim Bảng, Lý Nhân, Duy Tiên, Bình Lục, và Thị xã Phủ Lý- Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá của tỉnh. Toàn tỉnh có 116 xã, phường.
Tổng diện tích tự nhiên là 84 950 ha. Dân số thành thị chiếm 9,0%, dân số nông thôn chiếm 91,0%. Mật độ dân số khoảng 950 người/km2.
Hà Nam là một tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, năng suất lúa đạt cao. Nguồn nguyên liệu cho phát triển ngành nghề rất phong phú như: lương thực thực phẩm, đay....
Do nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, giao thông... nên các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở Hà Nam đã phát triển từ rất lâu đời, có nhiều ngành nghề đang phát triển rất mạnh, trong mấy năm qua các ngành nghề truyền thống đã đóng phóp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1. Phương hướng sản xuất - Cơ cấu sản xuất.
Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp.Trong mấy năm qua nền kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 6 - 10%, tuy nhiên vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ lạc hậu.
Bảng 04: Tỷ trọng các ngành trong GDP toàn tỉnh (theo giá hiện hành)
ĐV:(%)
Cơ cấu GDP
1997
2000
2002
Nông nghiệp
40,02
37,03
35,93
Công nghiệp
28,62
30,75
32,48
Dịch vụ
31,36
32,22
31,59
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Hà Nam
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của tỉnh đã giảm đáng kể 4,09% trong 5 năm từ khi tách tỉnh(1997). Công nghiệp tăng rất chậm, chỉ tăng 3,86% trong 5 năm, Điều này chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu của tỉnh diễn ra rất chậm.Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có các biện pháp đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hưiứng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2. Dân số - Lao động.
Trong cơ cấu lao động, lao động nông chiếm tỷ lệ 76% thể hiện một nền sản xuất thấp kém. Dân số tập trung quá nhiều ở nông thôn (chiếm trên 90% dân số) và không ngừng tăng lên, trong khi diện tích đất canh tác thấp và ngày càng giảm, hậu quả là tình trạng thất nghiệp trầm trọng.
Bảng 05: Cơ cấu lao động 3 khu vực của Hà Nam.
Đơn vị
1997
2000
2002
Tổng số lao động
LĐ
306 258
388 903
410 708
- Nông nghiệp
%
83,30
81,45
76,00
- Công nghiệp
%
7,80
8,20
12,30
- Dịch vụ
%
8,90
10,35
11,70
Nguồn: Niên giấm thống kê tỉnh Hà Nam
Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn là một thách thức trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì phải từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động ngay tại vùng nông thôn, phải chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn mà trước hết là tạo điều kiện cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
Tuy nghiên, lực lượng lao động của tỉnh Hà Nam khá dồi dào, trẻ, cần cù chịu khó... là tiềm năng cho phát triển các ngành kinh tế của tỉnh nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng.
2.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thật.
Tỉnh Hà Nam là một trong những tỉnh sớm hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn. Hiện nay, 100% số xã có đường ô tô đến tận trung tâm xã, 100% số xã có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống lưới điện, đường giao thông nông thôn đang xuống cấp trầm trọng.
Tỉnh Hà Nam là một trong những tỉnh được Nhà nước công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở sớm so với cả nước. Trình độ dân trí cao thì khả năng tiếp thu công nghệ mới, thay đổi mẫu mã có nhiều sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng của quá trình hội nhập kinh tế.
2.4. Phong tục, tập quán.
Hà Nam là một trong các tỉnh thuộc khu vực kinh tế Đồng bằng sông Hồng. Do đó có những nét chung về phong tục tập quán cổ truyền của cả vùng. Cũng là vùng mang đặc trưng của nền văn hoá lúa nước, dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn làm nông nghiệp. Văn hoá của các làng nghề với các thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết thống, láng giềng, nghề nghiệp với các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang đậm những sắc thái riêng, đã tạo nên bản sắc truyền thống văn hoá phong phú của dân tộc. Mỗi làng nghề đều thờ phục một thành hoàng làng hoặc ông tổ nghề. Làng nghề mây giang đan Ngọc Động hiện có đền thờ ông tổ của nghề, nơi đây cũng là nơi các hộ tham gia sản xuất tập chung.
Tóm lại: Hà Nam là một tỉnh có vị trí rất thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế nói chung và phát triển ngành nghề nông thôn phát triển. Hà Nam có hệ thống đường giao thông rất thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, rất thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất ngành nghề.
Hà Nam hiện nay vẫn là một tỉnh lao động chủ yếu làm nông nghiệp, do đó tỷ lệ lao động thất nghiệp vẫn cao: khoảng 6% - 10%/năm. Đặc biệt là tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 80,65% (2005), nên thời gian nhàn rỗi của người dân là rất nhiều. Do đó việc thu lao động vào sản xuất ngành nghề là rất thuận lợi.Đây là một thuận lợi rất lớn cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc phát triển ngành nghề truyền thống ở Hà Nam hiện đang gặp khó khăn rất lớn, về cơ sở hạ tầng hiện đang xuống cấp rất trầm trọng mà chưa được tu sửa.
Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chưa được đào tạo nghề một cách đầy đủ.
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang là một khó khăn nổi lên đối với các làng nghề.
II. Thực trạng phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam
Nghiên cứu thực trạng ngành nghề và làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng, bởi từ đó có thể định hướng chính xác, tìm ra nguyên nhân, các cơ chế và quy luật vận động, các mối quan hệ sinh thái, xã họi, kinh tế cho sự hình thành, phát triển và biến đổi của các nghề, các trung tâm sản xuất hàng thủ công. Nó sẽ giúp cho chúng ta những căn cứ để suy nghĩ, tính toán và từ đó có cơ sở để hoạch định chính sánh phát triển làng nghề và ngành nghề trong bối cảnh đổi mới mở cửa, đẩy nhanh nhịp độ phát triển nền kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hiện đại.
1. Số lượng và quy mô làng nghề tỉnh Hà Nam
Hiện nay, Hà Nam có tổng cộng là 40 làng nghề, trong đó có 16 làng nghề truyền thống và 24 làng nghề mới.
Xét trên tiêu chí chủng chủng ngành nghề, ở Hà Nam bao gồm các ngành nghề chủ yếu sau:
+ Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
+ Làng nghề dệt may
+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ
+ Làng nghề cơ khí
Trong đó làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm 65% tổng số làng nghề hiện có ở tỉnh, đây là nhóm làng nghề đang phát triển rất mạnh mẽ trong toàn tỉnh và sản phẩm của các làng nghề này đang rất được ưa chuộng trên thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cũng chiếm tới 20% tổng số làng nghề trong tỉnh, làng nghề dệt may chiếm 12,5%, làng nghề cơ khí chiếm 2,5% (chỉ có một làng nghề) .
Nếu chia theo nhóm nghề ta có như sau: Mây giang đan,Thêu ren,Sản xuất bánh đa nem, Chế biến lương htực phẩm, Cơ khí, Làm trống, Sừng, Nghề dệ, may, ươm tơ …
Trong đó thì chỉ có một số làng nghề là làng nghề truyền thống, còn lại là làng nghề mới. Nổi bật nhất và hiệh đang phát triển mạnh là những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như: dệt lụa Nha Xá (Duy Tiên), mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), thêu ren Thanh Hà (Thanh Liêm)… ngoài ra một số làng nghề hiện nay đang hoạt động cầm chừng, sản xuất mang tính chất gìn giữ nghề truyền thống do gặp một số khó khăn trong sản xuất, đặc biệt là khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trong tổng số nghề ở Hà Nam thì làng nghề phát triển tốt chiếm khoảng 35%, khá 40% còn lại là hoạt động cầm chừng. Trong một số làng nghề trước đây chỉ có một nghề thì nay có nhiều nghề thể hiện sự tìm tòi, năng động trong nền kinh tế thị trường nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngành nghề nông thôn tỉnh Hà nam chủ yếu là hình thức hộ gia đình kiêm ngành nghề : chiếm tới 88,12% tổng số cơ sở, hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Hộ chuyên hoạt động sản xuất sản xuất ngành nghề còn chiếm tỷ lệ nhỏ: 10, 3%. Hộ chuyên hoạt động sản xuất ngành nghề chủ yếu thuộc các làng nghề truyền thống, như làng nghề mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), làng nghề thêu ren Thanh Hà (Thanh Liêm), làng nghề sản xuất bánh đa nem Nguyên Lý (Lý Nhân), làng nghề lụa Nha Xá (Duy Tiên)... Tuy nhiên, ở các làng nghề truyền thống này thì đa số hộ gia đình vẫn làm nông nghiệp kiêm hoạt động ngành nghề. Đây là đặc thù của vùng nông thôn Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng.
Trong vài năm gần đây cơ cấu, tổ chức sản xuất của một số ngành nghề đã thay đổi. Khác với trước kia, các hộ ngành nghề đều là xã viên hợp tác xã ngành nghề, và các hợp tác xã đứng ra tiêu thụ sản phẩm cho toàn làng nghề. Hiện nay, ở một số làng nghề đã xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơ sở tư nhân làm đầu mối thu gom sản phẩm và giao mẫu hàng cho các họ gia đình. Các hộ gia đình tham gia sản xuất ngành nghề làm vệ tinh cho các doanh nghiệp, cơ sở cùng phát triển. Một số nghề trruyền thốmg mà sản phẩm đang được người tiêu dùng ưa chuộc thì không những các hộ trong làng nghề tham gia sản xuất mà đã có xu hướng mở rộng ra các xã khác, vùng khác.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một cơ sở lớn nào đứng ra làm đầu mối thu gom sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ trong toàn làng nghề. Đó là khó khăn lớn nhất đối với làng nghề, nó đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, thu nhập của hộ sản xuất ngành nghề.
Tóm lại, cơ cấu ngành nghề nông thôn nói chung ngành nghề truyền thống nói riêng ở tỉnh Hà Nam vẫn còn nhỏ lẻ, đa số vãn là hộ gia đình ngành nghề kiêm làm nông nghiệp.
2. Lao động và chuyên môn, kĩ thuật của lao động ngành nghề truyền thống
Trung bình diện tích canh tác trên nhân khẩu toàn tỉnh là 448 m2/nhân khẩu. Đặc biệt ở một số địa còn rất thấp như ở Thanh Hà (Thanh Liêm) diện tích canh tác bình quân là 346 m2/nhân khẩu; ở Ngọc Động (Duy Tiên) diện tích canh tác chỉ là 324 m2/nhân khẩu; ở Nguyên Lý (Lý Nhân) bình quân 342 m2/nhân khẩu.
Cũng chính vì diện tích canh tác thấp (chưa đạt 1 sào Bắc Bộ trên một đầu người) nên lực lượng lao động ngành nghề nông thôn rất lớn.
Lực lượng lao động ngành nghề tập trung chủ yếu ở hình thức hộ gia đình làm nông nghiệp kiêm hoạt động ngành nghề (chiếm 73,3% tổng lao động ngành nghề), các thành viên trong gia đình tham gia sản xuất ngành nghề trong những lúc nông nhàn; hộ chuyên ngành nghề ở tỉnh hiện vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ (9,5% tổng lao động ngành nghề). Theo loại ngành nghề thì lực lượng lao động ngành nghề nông thôn tập trung ở hai nhóm chính là sản xuất tiểu thủ công nghiệp- công nghiệp (chiếm 50%) và chế biến lương thực thực phẩm (chiếm 16%).
Như vậy, sự phát triển của ngành nghề truyền thống ở tỉnh đã tạo ra hàng nghìn chỗ làm việc cho người nông dân những lúc nông nhàn, giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân mà không phải dời quê hương ra các đô thị lớn kiếm việc làm những lúc nông nhàn.
Có thể nói các làng nghề đã có những đóng góp tích._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6190.doc