Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư ở một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn Quận Hà Đông- Thành phố Hà Nội

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ----------eờf---------- Bùi huy quang Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư ở một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn Quận Hà Đông- thành phố Hà Nội Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn văn xa Hà Nội - 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu tron

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư ở một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn Quận Hà Đông- Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ từ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Huy Quang Lời cảm ơn Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của ban, tôi đã được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, tổ chức, nhân dân và địa phương. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Văn Xa đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong khoa và nhà trường, Ban bồi thường GPMB Quận Hà Đông, Ban QLDA khu đô thị Mỗ Lao, phòng TN&MT Quận, phòng quản lý và đô thị, UBND các phường Dương Nội, La Khê, Văn Quán, Mộ Lao...đã giúp đỡ nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Bùi Huy Quang Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục biểu đồ vii Danh mục hình viii Danh mục chữ viết tắt STT Chữ viết tắt ý nghĩa 1 ADB Ngân hàng phát tiển Châu á 2 BTHT&TĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 3 CNH-HĐN Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 4 CP Chính phủ 5 GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng 6 GPMB Giải phóng mặt bằng 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp 9 NĐ Nghị định 10 QĐ Quyết định 11 TĐC Tái định cư 12 UBND Uỷ ban nhân dân 13 WB Ngân hàng thế giới Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1 Diện tích cơ cấu đất đai năm 2008 của quận Hà Đông 39 4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GDP) 40 4.3 So sánh chênh lệch giá bồi thường và thực tế chuyển nhượng trên thị trường. 64 4.4 Thống kê diện tích thu hồi theo loại đất 67 Danh mục biểu đồ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Cơ cấu đất đai năm 2008 của quận Hà Đông 40 4.2 Cơ cấu kinh tế quận Hà Đông 41 4.3 Cơ cấu diện tích đất thu hồi theo loại đất dự án Khu đô thị mới Mỗ Lao 58 4.4 Tiến độ thực hiện công tác GPMB dự án Khu đô thị mới Mỗ Lao 58 4.4 Cơ cấu diện tích đất thu hồi theo loại đất dự án Đường Lê Văn Lương kéo dài 73 4.5 Tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư dự án đường Lê Văn Lương Kéo dài 74 Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1 Làng Việt Kiều Châu âu - Dự án khu đô thị mới Mỗ Lao đang xây dựng 59 4.2 Khu tái định cư - dự án Khu đô thị mới Mỗ Lao 59 4.3 Phần diện tích vướng mắc chưa GPMB - Dự án khu đô thị mới Mỗ Lao 60 4.4 Khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc 68 4.5 Khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc 68 4.6 Tuyến đường đang thi công - Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài (Dự án đường trục phát triển phía Bắc quận Hà Đông) 74 4.7 Tuyến đường đang vướng mặt bằng không thi công được - Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài. 75 1. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng phát triển. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ chế kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ và một xu hướng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra đều phải trở thành hàng hoá, trong đó đất đai cũng không phải là ngoại lệ. Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiều dự án như các khu công nghiệp, nhà máy, các khu đô thị mới, khu dân cư...đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên và mang tính khả thi thì mặt bằng đất đai là một trong những nhân tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong công tác đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng đến cả tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, trong các năm gần đây kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định, các lĩnh vực văn hoá, giáo giục, khoa học, xã hội... ngày càng được cải thiện. Sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội cũng như của đất nước, trước hết đặt ra phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống lưới điện quốc gia... là điều kiện rất cơ bản để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch... Đến nay cả nước ta đã có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, nhiều công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển các nghành kinh tế, công nghiệp, giao thông, xây dựng, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế, xã hội, đào tạo.v.v. Nhà nước phải thu hồi đất của người sử dụng đất và phải bồi thường cho người bị thu hồi. Việc thực hiện bồi thường giữ vị trí hết sức quan trọng là yếu tố có tính quyết định trong toàn bộ quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong những năm qua công tác GPMB gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Để khắc phục những tồn tại đó trong những năm gần đây Nhà nước đã từng bước hoàn thiện pháp luật về đất đai và ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện về công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư thực hiện một cách có hiệu quả. Đặc biệt, Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của cả nước do vậy vấn đề Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước càng rõ nét hơn. Kể từ ngày 01/8/2008, sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã thuộc huyện Tiến Xuân - Hoà Bình vào Thành phố Hà Nội, đến nay Thành phố Hà Nội có 334.470,02 ha diện tích tự nhiên và 6.232.640 nhân khẩu, có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàn Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, ứng Hoà và Thị xã Sơn Tây; có 577 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn) do đó nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị mới… ngày càng trở nên cấp thiết để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội và tốc độ đô thị hóa của Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Hà Đông là quận mới của Thành phố Hà Nội kể từ ngày 08/5/2009 theo Nghị quyết số 15 của Chính phủ sau khi từ Thành phố thuộc tỉnh Hà Tây thì Hà Đông đang trên đà phát triển để trở thành khu trung tâm kinh tế lớn mạnh của Hà Nội. Hiện nay trên địa bàn Quận Hà Đông có 43 dự án lớn nhỏ đang được triển khai đồng loạt nhưng vẫn còn vướng mắc mặt bằng vì chưa GPMB được. Đặc biệt trong tình hình hiện nay với tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ trên địa bàn Quận thì nhu cầu về quỹ đất sạch là hết sức quan trọng để tạo đà cho việc kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào trong địa bàn nhằm thúc đẩy nền kinh tế của Quận. Tuy nhiên tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư trên địa bàn Quận hiện nay còn có nhiều khó khăn vướng mắc cả về mặt chủ quan và khách quan. Do vậy tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư ở một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn Quận Hà Đông- thành phố Hà Nội” 1.2 Mục đích - yêu cầu 1.2.1 Mục đích Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích sau: + Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB ở một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn Quận Hà Đông. + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. 1.2.2 Yêu cầu - Nắm vững chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng như các văn bản pháp lý có liên quan. - Các số liệu, tài liệu, khảo sát, điều tra phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, phản ánh đúng hiện trạng và tình hình thực tế của các dự án đã lựa chọn để nghiên cứu. - Tổ chức trao đổi, toạ đàm về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB với một số cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện. - Nghiên cứu vững chắc các đối tượng, mục đích và phạm vi cần nghiên cứu từ đó đánh giá được những tồn tại, khó khăn do nguyên nhân từ đâu? để đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án khu đô thị mới cần nghiên cứu nói riêng và cả Quận Hà Đông, TP Hà Nội nói chung. 2. Tổng quan về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 2.1 Tổng quan về công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư 2.1.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Thu hồi đất: Là việc Nhà nước ra Quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này [16]. - Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất [16]. - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới [16]. - Tái định cư: + Theo từ điển Tiếng Việt: Tái nghĩa là"hai lần hoặc Lần thứ hai, lại một lần nữa" + Định cư: là ở một nơi nhất định để sinh sống, làm ăn. Theo Ngân hàng phát triển Châu á(ADB): Tái định cư là xây dựng Khu dân cư mới, có đất để sản xuất và cơ sở hạ tầng công cộng tại một địa điểm khác. Các hình thức tái định cư: + Tái định cư tập trung; + Tái định cư tại chỗ; + Tái định cư xen ghép (phân tán). 2.1.2 Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB Như chúng ta đã biết để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ, thì trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng. Đó là công việc trọng tâm và hết sức quan trọng. Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác GPMB liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. ở các địa phương khác nhau thì công tác GPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Vì vậy cần phải có những phương pháp hợp lý để thực hiện công tác này. Tuy nhiên, công tác GPMB mang tính đa dạng và phức tạp: - Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực đô thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có những đặc trưng nhất định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ... quá trình GPMB và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng có đặc trưng riêng của nó. Còn đối với khu vực nông thôn, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do đó, GPMB và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt [9]. - Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường [9]. Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải quyết được các vướng mắc và tồn tại cũ. + Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn. + Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu... + Việc áp dụng gia đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định của nhà nước có những khoản cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không được sự đồng thuận của những người dân. Từ các điểm trên cho thấy mỗi dự án khác nhau đều có những tính đặc thù riêng biệt do đó công tác tổ chức thực hiện cũng khác nhau. 2..2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của các tổ chức tài trợ, một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 2.2.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư của một số nước trên thế giới và các tổ chức tài trợ (WB và ADB) Theo ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu á (ADB) và các tổ chức phi Chính phủ thì bản chất của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phải đồng thời đảm bảo lợi ích của những người bị ảnh hưởng để họ có một cuộc sống tốt hơn trước về mọi mặt. Trên tinh thần giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của việc thu hồi đất có chính sách thỏa đáng, phù hợp đảm bảo người bị thu hồi đất không gặp bất lợi hay khó khăn trong cuộc sống. Khắc phục cải thiện chất lượng cuộc sống, nguồn sống đối với người bị ảnh hưởng. Để thực hiện được phương châm đó thì trong công tác bồi thường và tái định cư phải thực hiện chính sách phát triển con người là trung tâm chứ không phải chính sách bồi thường vật chất. Từ quan điểm đó chính sách bồi thường công bằng là bồi thường ngang bằng với tình trạng như không có dự án được sử dụng bằng giá thay thế, sao cho đời sống của người bị ảnh hưởng sau khi được bồi thường ít nhất phải đạt được ngang mức cũ của họ như trước khi có dự án. Tuy vậy các chính sách này cũng có những khác biệt so với chính sách của Nhà nước Việt Nam như: - Khái niệm hợp pháp hay không hợp pháp trong chính sách bồi thường, tái định cư là một trong những khác biệt có khả năng gây ra những vấn đề xã hội lớn khi áp dụng chính sách tái định cư của ADB. Theo ADB và WB thì thiếu chứng thư hợp pháp về đất sẽ không ảnh hưởng tới bồi thường cho một số nhóm dân bị ảnh hưởng và được mở rộng đối với cả đối tượng không bị thiệt hại về đất và tài sản mà chỉ bị ảnh hưởng tới mặt tinh thần. ở Việt Nam trước kia chỉ bồi thường cho những người có chứng thư hợp pháp nhưng ở Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã mở rộng hơn khái niệm hợp pháp, đồng thời có quy định rõ ràng các trường hợp không được bồi thường về đất nếu xét thấy cần được hỗ trợ thì UBND tỉnh ra quyết định đối với từng trường hợp cụ thể [6], [7]. - Theo chính sách của ADB thì việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành công trình xây dựng, trong khi ở Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án vừa giải tỏa mặt bằng vừa triển khai thi công, chỗ nào giải phóng mặt bằng xong thì thi công trước tránh lấn chiếm đất đai), do vậy, nhiều gia đình còn chưa kịp thời sửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới ổn định trước khi giải tỏa. - Quy định của ngân hàng ADB là không những phải thông báo đầy đủ các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường, tái định cư của dự án cho các hộ nông dân mà còn tham khảo ý kiến và tìm mọi cách thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình kế hoạch hóa cũng như thực hiện công tác tái định cư. ở Việt Nam, thực tế cho thấy việc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó khăn, vì việc thu hồi đất là quyền của Nhà nước, nhưng việc di chuyển theo kế hoạch như thế nào, tái định cư ra sao hầu như không trả lời ngay được. - Theo quy định của Ngân hàng ADB, ngoài giám sát nội bộ, cơ quan thực hiện dự án phải thuê một tổ chức bên ngoài giám sát độc lập để đảm bảo những thông tin là khách quan. Nhiệm vụ của cơ quan giám sát độc lập phải kiểm tra xem các hoạt động tái định cư có được triển khai đúng không? Từ đó có những kiến nghị biện pháp giải quyết, sao cho công tác tái định cư đạt được mục tiêu cuối cùng là giải quyết những vướng mắc nảy sinh. Các chính sách hiện hành tại Việt Nam chưa có quy định về giám sát độc lập về tái định cư. Cho nên việc giám sát độc lập công tác tái định cư là công tác khá mới mẻ ở Việt Nam và ít cá nhân quen với công việc này. - Phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm theo ADB là rất rộng còn theo chính sách hiện hành của Việt Nam thì vẫn còn hạn chế. * Trung Quốc Về pháp luật đất đai, Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên nhìn tổng thể, việc chấp hành pháp luật của người Trung Quốc rất cao. Việc sử dụng đất tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhà nước Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai. Do vậy, thị trường đất đai gần như không tồn tại mà chỉ có thị trường nhà ở. Về đền bù thiệt hại về đất đai, do đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nên không có chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tuỳ trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất. Về phương thức đền bù thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại thủ đô Bắc Kinh và Thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chọn đền bù thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với công việc nơi làm việc của mình. Về giá đền bù thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp, việc đền bù thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu). Về tái định cư, các khu tái định cư và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách xã hội riêng. Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ. Khu tái định cư được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giao thông động và tĩnh. Trong quá trình đền bù, GPMB phải lập các biện pháp xử lý đối với việc sắp xếp bồi thường khi không đạt được thống nhất. Khi không đạt được thống nhất sẽ xử lý theo phương thức trước tiên là dựa theo trọng tài, sau theo khiếu tố. Tiêu chuẩn sắp xếp bồi thường di dời nhà cửa hiện nay của Thành phố Thượng Hải được thực hiện theo 3 loại: - Loại 1: Lấy theo giá thị trường của nhà đất đối với nhà bị tháo dời cộng thêm với “Giá tăng thêm nhân với diện tích xây dựng của ngôi nhà bị tháo dỡ”. - Loại 2: Đổi nhà theo tiêu chuẩn giá trị, bố trí nhà lấy theo giá thị trường, giá tương đương với giá nhà bị tháo dỡ, di dời. - Loại 3: Bố trí nhà theo tiêu chuẩn diện tích, đây là tiêu chuẩn mà chính quyền quận, huyện nơi có di dời lập ra đối với những người có khó khăn về nhà ở. Người bị di dời có thể chọn hình thức bố trí nhà ở cho phù hợp. Dựa vào khu vực bố trí nhà ở để tăng diện tích, dựa theo phân cấp từng vùng trong thành phố. Càng ra ngoại vi càng được hệ số tăng thêm, mức tăng thêm có thể là 70%, 80% hay 100% [32]. * Thái Lan Không có chính sách đền bù tái định cư quốc gia, vì đa hình thức sở hữu đất đai nhưng Hiến Pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo thời giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc đền bù phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các qui định này, các ngành có qui định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình. Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng bất động sản áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dụng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng. Luật qui định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các qui định cụ thể về trình tự tiến hành đền bù TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị đền bù, các bước lập và phê duyệt dự án đền bù, thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán đền bù TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền đền bù, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án. Ví dụ: Trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án đền bù TĐC lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu: “ Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn” thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì vậy thực tế đã tỏ ra hiệu quả khi cần thu hồi đất trong nhiều dự án [32]. 2.2.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế, Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB ở một số điểm sau: - Hoàn thiện các quy định về công tác định giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư nói riêng bằng cách thành lập các đơn vị tư vấn trong việc điều tra, nghiên cứu và xây dựng giá đất ở các tỉnh, thành phố cả nước để giúp nhà nước xây dựng được một khung giá phù hợp sao cho hài hòa giữa lợi ích của người và lợi ích quốc gia. - Công khai hoá đầy đủ các thông tin liên quan về dự án cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi được biết, được bàn và kiểm tra. - Quan tâm hơn nữa đối với việc lập quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư; các chế độ chính sách của những người bị thu hồi đất; giá cả đền bù phải sát với giá thị trường; xử lý hài hoà lợi ích và quyền lợi của người bị thu hồi đất, chủ đầu tư với Nhà nước. - Ngoài khoản tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ trong việc chuyển đổi nghề và tạo công ăn việc sau khi bị thu hồi đất. 2.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư ở Việt Nam 2.3.1 Thời kỳ trước 1987 Ngày 14/4/1959, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất. Quy định như sau: - Về việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: Về đất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trung thu. - Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức. - Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và cac công trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác. - Ngoài ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển [1]. Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong Nghị định này là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960 Cách bồi thường như vậy được thực hiện cho đến khi Hiến pháp 1980 ra đời. 2.3.2 Thời kỳ từ 1987 đến năm 1993 Luật đất đai năm 1998 ban hành quy định về bồi thường cũng cơ bản dựa trên những quy định tai Hiến pháp 1980. Ngày 31/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường [10]. Căn cứ để tính bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách Nhà nước và sử dụng vào việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định cư cho vùng bị lấy đất [3]. 2.3.3 Thời kỳ từ 1993 đến nay 2.3.3.1 Luật đất đai năm 1993 Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất đối với việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Ngày 17/8/1994 Chính phủ Ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP quy định cụ thể các chính sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB theo quy định khi nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định này mang tính toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất [3]. Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất [2]. Ngày 24/4/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP thay thế Nghị định 90/NĐ-CP và quy định rõ phạm vi, đối tượng áp dụng. Đặc biệt người bị thu hồi đất có quyền được lựa chọn một trong ba phương án bồi thường: Bằng tiền, bằng nhà ở hoặc bằng đất [4]. Tuy nhiên trong quá trình triển khai Nghị định 22/NĐ-CP có những hạn chế nhất định. Nó chưa đáp ứng hết được yêu cầu thực tế, chưa phù hợp với thực tiễn và gây phát sinh ra nhiều khiếu kiện cho nhà nước. Đặc biệt chưa giải quyết được những tồn tạo do yếu tố lịch sử để lại khi thực hiện chính sách đền bù thiệt hại cho chủ sử dụng đất có tài sản, nhà cửa nằm trên đất không đủ điều kiện được bồi thường... cụ thể như sau: Thứ nhất, việc bồi thường đất ở đối với các trường hợp sử dụng đất trước năm 1993 còn chưa được quy định cụ thể, nên trong tổ chức thực hiện chưa thống nhất dẫn đến khiếu kiện. Thứ hai, việc xác định giá đất còn gây khó khăn cho tổ chức như trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính đền bù phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương. Do vậy việc áp dụng hệ số K và khung giá đất ở địa phương còn thấp chưa phù hợp với thực tế dẫn đến giá bồi thường thấp làm cho nhân dân không đồng tình, không chấp hành ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Thứ ba, chưa có quy định chi tiết về vấn đề tái định cư: Tiêu chuẩn của khu tái định cư, phân định trách nhiệm của chủ dự án, của chính quyền các cấp trong việc tạo lập và bố trí tái định cư, quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở, các biện pháp khôi phục đời sống và sản xuất tại khu tái định cư. Thứ tư, chưa quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường đối với các trường hợp cố tình không thực hiện đã dẫn đến một số đối tượng lợi dụng kẽ hở trong chính sách của Nhà nước cố tình chây ỳ không chịu cho Hội đồng bồi thường tiến hành đo đạc, kiểm đếm, không chịu nhận tiền bồi thường, không chịu di chuyển, lôi kéo người khác không thực hiện quyết định của Nhà nước, làm cho tình hình vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn.... Thứ năm, quy định về điều kiện để được bồi thường hoặc không đủ điều kiện bồi thường về đất chưa quy định rõ dàng 2.3.3.2 Luật đất đai năm 2003 Những đổi mới trong chính sách, pháp luật về đất đai trong hơn 15 năm qua đã đưa đến những kết quả tích cực, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, người sử dụng đất gắn bó nhiều hơn với đất đai, hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng tạo ra những tiền đề quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, đánh giá dưới góc độ kinh tế, tiềm năng đất đai chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, hoạt động của thị trường bất động sản phát triển chưa thực sự lành mạnh, tình trạng đầu cơ về đất đai diễn ra phổ biến, đẩy giá đất lên cao, điều đó cản trở quá trình đầu tư phát triển. Nhìn nhận dưới góc độ quản lý, chính sách quản lý đất đai chưa hợp lý, thủ tục hành chính rườm rà, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện quyền sử dụng đất, chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai còn nhiều bất cập gây thất thoát lớn cho nhà nước. Trước những tình hình đó, việc đổi mới chính sách quản lý đất đai cụ thể là đổi mới các quy định pháp luật về đất đai là hoàn toàn cần thiết. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ra Nghị quyết về việc xây dựng Luật đất đai và giao nhiệm vụ này cho Bộ Tài nguyên & Môi trường trực tiếp soạn thảo. Tại kỳ họp thứ tư Quốc Hội Khoá XI đã thông qua Luật đất đai năm 2003, luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Luật đất năm 2003 đã quán triệt sâu sắc các quán điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luật đất đai mới vẫn dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Luật đất đai năm 2003 có rất nhiều nội dung mới trong đó có vấn đề bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư như: Khắc phục cơ bản những bất cập trong chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi í._.ch công cộng và phát triển kinh tế thông qua cơ chế giá đất bồi thường, chính sách tái định cư và hạn chế phạm vi dự án phải thu hồi đất [16]. Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đó ban hành nhiều của văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, bao gồm: - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất [5]. - Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất [7]. - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất [8]. - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất [6]. - Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất [20]. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai [7]. Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai [21]. a- Về đối tượng áp dụng: - Cơ quan tổ chức, cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi. - Các tổ chức, hộ gia đình cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất. - Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [6]. b. Về chính sách bồi thường, hỗ trợ: - Bồi thường, hỗ trợ: Bồi thuờng hỗ trợ cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất theo quy định được quy định như sau: + Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi. + Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi. + Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất. + Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư [6]. * Bồi thường về đất: - Nguyên tắc bồi thường: 1. Người bị thu hồi đất có đủ điều kiện theo quy định thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) xem xét để hỗ trợ. 2. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền. 3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước [6]. - Điều kiện để được bồi thường đất: Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện kiện sau đây thì được bồi thường: 1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. 3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây: a, Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c, Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d, Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ, Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e, Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp. 5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng ổn định, không có tranh chấp. 6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1,2,3 Điều này, nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp. 7. Hộ gia đình, các nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. 8. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1,2,3 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm có quy định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được Uỷ ban nhân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp. 9. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quy định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, các nhân đó vẫn sử dụng. 10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp. 11. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: a, Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; b, Đất chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; c, Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân [6]. * Bồi thường về tài sản - Nguyên tắc bồi thường tài sản: 1. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hạ, thì được bồi thường. 2. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản. 3. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường. 4. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường. 5. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có Quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường. 6. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dỡ và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; mức bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế ở địa phương [6]. * Các khoản hỗ trợ: - Hỗ trợ di chuyển: + Hộ gia đình khi nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, thành phố được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 3.000.000 đồng; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 5.000.000 đồng; mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. + Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt. + Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới bố trí vào khu tái định cư, được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địa phương. - Hỗ trợ ổn định đời sống: + Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/ 01 tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương. + Đối với tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kế trước đó được cơ quan thuế xác nhận. Mức cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế tại địa phương. - Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: + Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lao động cụ thể được hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quy định. + Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại cac cơ sở dạy nghề. - Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữ nhà nước: Hộ gia đình, cá nhân thuê nhà không phải là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển. - Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn: Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ cao nhất có thể bằng mức bồi thường; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã phường, thị trấn. - Hỗ trợ khác: Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ trướng Chính phủ quyết định [6]. c. Tái định cư: - Tái định cư: Người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất theo quy định mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: + Bồi thường bằng nhà ở; + Bồi thường bằng giao đất ở mới; + Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. - Lập và thực hiện dự án tái định cư: + Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở. + Việc lập dự án và xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng. - Bố trí tái định cư: + Cơ quan (tổ chức) được UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai phương án này tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư; nội dung thông báo gồm: Địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí các hộ vào tái định cư. + ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng, hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách. + Tạo điều kiện cho các hộ vào khu tái định cư được xem cụ thể khu tái định cư và thảo luận công khai về dự kiến bố trí tái định cư. - Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư: + Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng. + Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án. + Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. - Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư: Căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ cụ thể để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho vụ sản xuất nông nghiệp đầu tiên, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp... Hỗ trợ để tạo lập một số nghề tại khu tái định cư phù hợp với những người lao động, đặc biệt là lao động nữ. d. Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: + Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, UBND cấp tỉnh giao cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho cấp huyện; Tổ chức phát triển quỹ đất. + Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do Lãnh đạo UBND làm chủ tịch, các thành viên bao gồm: Đại diện cơ quan tài chính làm phó chủ tịch Hội đồng, Chủ đầu tư làm uỷ viên thường trực, đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường làm uỷ viên, đại diện UBND cấp xã có đất bị thu hồi làm uỷ viên, đại diện của những hộ bị thu hồi đất từ một đến hai người và một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương. - Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư : + Giúp UBND cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. - Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng: + Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. + Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. + Đại diện những người bị thu hồi đất có trách nhiệm: Phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ. + Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành. + Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án: + Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án thu hồi đất có liên quan từ 2 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và phương án của dự án do UBND cấp tỉnh phê duyệt. + Nội dung thẩm định: Việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án; Việc áp giá đất, giá tài sản để tính bồi thường; phương án bố trí tái định cư. + Việc thẩm định phương án do Sở tài chính chỉ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cho phù hợp với đặc điểm tính chất của từng dự án. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định do Giám đốc Sở tài chính làm Chủ tịch Hội đồng. + Thời gian thẩm định tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phương án; Sau thời hạn trên, nếu cơ quan thẩm định không có ý kiến thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Những phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án không thuộc quy định trên thì không phải thẩm định. +Sau khi có ý kiến của cơ quan thẩm định, chủ đầu tư giúp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thiện phương án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp: + Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: Chỉ đạo, tổ chức, vận động, tuyên truyền mọi tổ chức,cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện GPMB theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ đạo các sở ban ngành và uỷ ban nhân dân cấp huyện: Lập dự án tái định cư, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất; Lập phương án BTHT và TĐC theo thẩm quyền; phê duyệt hoặc phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt phương án; Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền; phương án bố trí tái định cư, phương án bố trí tái định cư, phương án đào tạo chuyển đổi nghề theo thẩm quyền được giao. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về BTHT và TĐC theo thẩm quyền pháp luật quy định. Bảo đảm sự khách quan công bằng khi xem xét và quyết định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyền quy định. Quyết định hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện cưỡng chế đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước theo theo thẩm quyền. Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm: + Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện GPMB theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: + Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. + Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện việc xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi. + Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng [6]. 2.4 Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư ở thành phố Hà Nội 2.4.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP nhưng hình thức thực hiện tái định cư chủ yếu bằng chung cư cao tầng đối với hộ gia đình bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở tại khu vực đô thị và thực hiện tái định cư bằng đất ở đối với những hộ bị thu hồi đất tại khu vực nông thôn. 2.4.2 Thực trạng về tình hình GPMB: Đến năm 2008 số dự án GPMB trên toàn thành phố Hà Nội là 1.005 (gấp 3 lần cùng kỳ năm trước), với quy mô thu hồi đất trên 13.500 ha (gấp 4,5 lần cùng kỳ năm trước), phạm vi thu hồi liên quan đến hơn 186.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, với số hộ cần bố trí tái định cư là trên 19.000 hộ. Trong đó, đã hoàn thành xong 225 dự án; hoàn thành và bàn giao một phần diện tích đất cho 57 dự án theo phân kỳ đầu tư, bàn giao trên 1.500 ha đất, chi trả trên 2.900 tỷ đồng cho trên 49.600 hộ dân, bố trí tái định cư cho trên 2.130 hộ. Ban tháng đầu năm 2009, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện GPMB trên 790 dự án, với quy mô thu hồi đất lên đến trên 11.700 ha, liên quan đến gần 177.000 hộ dân, tái định cư cho trên 16.420 hộ. Đến nay, 14 dự án đã hoàn thành toàn bộ công tác GPMB; 4 dự án đã hoàn thành bàn giao một phần theo phân kỳ đầu tư, bàn giao 102 ha đất, chi trả 278 tỷ đồng cho gần 4.470 hộ, tái định cư 378 hộ. Thành phố đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp, rà soát, thống nhất ban hành nhiều cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố; trực tiếp xem xét, khảo sát, kiểm tra xử lý những khó khăn, vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân phải di dời ở một số dự án trọng điểm. Các cấp, các ngành, đặc biệt là các ngành chức năng của thành phố đã có nhiều cố gắng, vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả của thành phố. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn về công tác GPMB. Công tác tuyên truyền đối với nhân dân được thực hiện thường xuyên, đặc biệt qua các chuyên mục về cơ chế chính sách đền bù GPMB, thực hiện tái định cư trên các báo, đài của thành phố Hà Nội. Những giải pháp đồng bộ, kịp thời của thành phố về những vấn đề: Quy hoạch, thu hồi đất, quy trình và chính sách GPMB nêu trên, với phương thức giải quyết, giải đáp tại chỗ, rà soát rút ngắn quy trình GPMB đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố đã tạo chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ GPMB đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố đã tạo nên chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ GPMB trên địa bàn. Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác GPMB, mặc dù số lượng các vụ đơn thư khiếu nại, tố cáo vẫn còn rất lớn, đặc biệt sau địa giới hành chính thành phố được mở rộng, nhưng nhờ tích cực giải quyết, quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của các vụ việc trong một, hai năm trở lại đây đã giảm nhiều. Năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009, thành phố đã giải quyết 594/765 vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến GPMB, đạt tỷ lệ 78%. Trong đó, cấp quận, huyện đã xem xét giải quyết được 479/626 vụ, đạt tỷ lệ 77%; Thanh tra thành phố đã xem xét, giải quyết 115/139 vụ, đạt tỷ lệ 83%. 2.4.3 Tồn tại, vướng mắc: Tuy nhiên, công tác GPMB và giải quyết đơn thư còn có nhiều tồn tại: - Cơ chế chính sách đền bù GPMB còn không ít những vấn đề bất cập, thiếu đồng bộ, thậm chí còn có mâu thuẫn, bất hợp lý trong chính sách giá bồi thường đối với các đối tượng trong cùng một dự án có đất liền kề nhau, làm phát sinh khiếu kiện phức tạp, kéo dài, khiến công tác đền bù, GPMB gặp nhiều cản trở. - Trong triển khai thực hiện các dự án cụ thể, công tác tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách của cấp quận, huyện và ngành chức năng với UBND thành phố thiếu kịp thời, linh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và tiến độ công việc. - Trong một số dự án, công tác phối, kết hợp giữa Thành phố với các bộ, ngành Trung ương; giữa các Sở, Ban ngành của thành phố các quận, huyện; giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị ở một số quận, huyện còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, nên việc huy động sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công tác GPMB còn hạn chế. - Vẫn còn tồn tại tình trạng ngại va chạm, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong đội ngũ cán bộ thực thi công vụ. Có nơi bộ máy chuyên trách chưa đầy đủ năng lực, thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu về quy trình GPMB, nhất là nguyên tắc công khai, dân chủ; giải quyết chưa kịp thời thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân. - Việc thiếu tự giác, thiếu hiểu biết, thậm trí cố ý làm sai của một số bộ phận cán bộ và nhân dân là trở ngại không nhỏ cho công tác GPMB; là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng chậm trễ trong thu hồi đất và tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài. - Do nhiều yếu tố: Đất đai hiếm, giá đất thị trường cao, yêu cầu đối với công tác bảo đảm việc làm, đời sống cho người dân sau thu hồi đất khó khăn, nên so với các địa phương khác công tác GPMB ở Hà Nội khó khăn và phức tạp hơn nhiều. 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 Địa bàn nghiên cứu - Dự án Khu đô thị mới Mỗ Lao: với quy mô khoảng hơn 60 ha nằm trên địa bàn phường Mộ Lao. - Khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc: với quy mô khoảng 59 ha nằm trên địa bàn 2 phường Phúc La và phường Văn Quán. - Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài (dự án đầu tư xây dựng đường trục phát triển phía Bắc Quận Hà Đông): với tổng diện tích 35,09 ha chạy qua địa phận các phường Văn Khê, Dương Nội, Yên Nghĩa và phường Vạn Phúc. 3.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu và đánh giá tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông qua 3 dự án trên địa bàn quận Hà Đông từ đó rút ra những kết quả đạt được và tồn tại, vướng mắc. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hà Đông. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu - Thu thập tài liệu, các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở các dự án như khung giá đất của Chính phủ, giá quy định của Nhà nước và giá bồi thường được áp dụng cho Quận Hà Đông.. - Tra cứu trên mạng intenet và tiếp cận các đơn vị, tổ chức và hộ gia đình cá nhận có liên quan để thu thập. 3.3.2 Phương pháp điều tra thực tế - Tiếp cận với các tổ chức thực hiện, các hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng để phỏng trao đổi, thu thập thông tin về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.. - Phối hợp với tổ chức tham thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 3.3.3 Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu Trên cơ sở số liệu thu thập và các chế độ chính sách hiện hành tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu và đánh giá những mặt ưu nhược điểm. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Khái quát điều kiện - tự nhiên - kinh tế- xã hội ở Quận Hà Đông 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 4.1.1.1 Vị trí địa lý: Quận Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.832,64 ha. Gồm 17 đơn vị hành chính. Dân số năm 2008 có 179.302 người trong đó dân số nội thị 88.708 người chiếm 49,47%, khu vực nông thôn 90.594 người chiếm 50,53%, mật độ dân số 3.772 người/km2. - Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm; - Phía Nam giáp huyện Thanh Oai; - Phía Đông giáp huyện Thanh Trì; - Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai; Là Trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tây(trước đây), Quận Hà Đông còn nằm trong chuỗi đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đây là vị trí địa lý có lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Quận Hà Đông nằm liền kề và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy rằng thành phố có mối quan hệ phát triển không chỉ về mặt giao thông, cở sở hạ tầng mà còn cả về mặt kinh tế xã hội. Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố cũng đã xác định rõ Quận Hà Đông cùng chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây sẽ là vành đai vệ tinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong định hướng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan toả ra các vùng lân cận thành các trục phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Hà Đông, nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng của tỉnh Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội) nên có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng là bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5 m - 6,8 m. Địa hình Quận chia ra làm 3 khu vực chính: Khu vực Bắc và Đông Sông Nhuệ; Khu vực Bắc Sông La Khê; Khu vực nam Sông La Khê; Với đặc điểm địa hình bằng phẳng Quận Hà Đông có điều kiện thuận lợi tro._.ng/hộ. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 6 tháng. + Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 2.000 đồng/m2 đối với hộ không phải di chuyển chỗ ở; 4.000 đồng/m2 phải di chuyển chỗ ở. Nhưng diện tích tối đa tính hỗ trợ của một dự án không quá 5000 m2. + Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp hỗ trợ 15.000 đồng/m2. Nhưng diện tích tối đa tính hỗ trợ của một dự án không quá 5000 m2. + Hỗ trợ bàn giao mặt bằng đúng quy định: Hỗ trợ 30.000 đồng/m2 đối với đất ở; 3.000 đồng/m2 đối với đất nông nghiệp. + Hỗ trợ khác: Trợ cấp gia đình chính sách: 2.000.000 đồng/ chủ hộ; Trợ cấp gia đình đặc biệt khó khăn mức tối đa: 2.000.000 đồng/chủ hộ: Hỗ trợ di chuyển chỗ ở: 3.000.000 đồng/chủ hộ: Hỗ trợ di chuyển điện 1 công tơ : 300.000 đồng/chủ hộ; Hỗ trợ di chuyển hệ thống nước 1 đồng hồ: 300.000 đồng/hộ; Hỗ trợ di chuyển điện thoại có định 1 máy: 200.000 đồng/hộ; * Phương án bố trí tái định cư 1. Địa điểm bố trí tái định cư: Khu tái định cư được bố trí tại quỹ đất khu nhà ở dân cư Ngô Thì Nhậm, thuộc lô LK 27 và LK28; Diện tích lô đất bố trí tái định cư tối thiểu bằng 40 m2. 2. Về giá tái định cư: Hiện tại khu này mới xây dựng, chưa được phân loại tên đường phố, tiếp giáp phía sau đường Ngô Thì Nhậm thuộc đường loại 2. Do đó được tính theo đường loại 2, vị trí 2 là: 4.020.000 đồng/m2. 3. Nguyên tắc bố trí tái định cư: - Hộ gia đình phải đang ở. - Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại Hà Đông. - Có nhu cầu tái định cư. 4.8.3.3 Kết quả thực hiện - Tổng diện tích đất thu hồi 350.964,1 m2. Bao gồm: Phường Vạn Phúc: 88.984,0 m2; phường La Khê: 163.030,2 m2; Phường Dương Nội: 20.254,3 m2, Phường Yên Nghĩa: 78.695,6 m2. Trong đó phân ra các lạo đất như sau: + Đất nông nghiệp: 299.487,5 m2 + Đất phi nông nghiệp: 51.476,6 m2 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu diện tích đất thu hồi theo loại đất dự án Đường Lê Văn Lương kéo dài - Đã chi trả và bàn giao toàn bộ mặt bằng đất nông nghiệp địa bàn Vạn Phúc, La Khê, Yên Nghĩa, Dương Nội cho Chủ đầu tư tiến hành thi công thực hiện dự án. Hình ảnh 4.6: Tuyến đường đang thi công - Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài (Dự án đường trục phát triển phía Bắc quận Hà Đông) - Tổng số 15 có đất ở trên địa bàn phường La Khê (diện tích 1.225 m2), đã phê duyệt phương án BTHT và tiến hành chi trả lần 3, kết quả đến nay đã có 7 hộ nhận tiền BTHT, trong đó đã giao đất tái định cư cho 5/8 hộ được phê duyệt. Còn lại 8 hộ (635 m2) chưa nhận tiền bồi thường. Biểu đồ 4.5: Tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư dự án đường Lê Văn Lương Kéo dài 4.8.3.4 Đánh giá kết quả thực hiện Cơ bản dự án đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư đối với phần diện tích đất nông nghiệp và một phần diện tích đất thổ cư. Hiện nay chỉ vướng 8 hộ thuộc phường La Khê là chưa GPMB được với lý do là các hộ không được bố trí tái định cư nên các hộ không chấp hành công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư của UBND quận Hà Đông. Để đạt được những kết quả trên là do những nguyên nhân sau: * Về đối tượng áp dụng để xác định được bồi thường hay không được bồi thường: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB quận Hà Đông đã tổ chức điều tra, xác minh kỹ lưỡng về hồ sơ pháp lý về đất đai, tài sản trên đất để xác định chính xác đối tượng được bồi thường hay không được bồi thường. * Về cơ chế chính sách: Hội đồng GPMB quận Hà Đông đã chỉ đạo Ban bồi thường GPMB xây dựng phương án phải bám sát các văn bản hướng dẫn và quy định chung của Chính Phủ của UBND tỉnh Hà Tây về chính sách thực hiện bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn. * Tổ chức thực hịên - Dự án được tổ chức thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp. - Toàn bộ diện tích bị thu hồi để thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp nên rất thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng. - Sau khi sát nhập về Hà Nội thì thẩm quyền phê duyệt phương án do UBND quận thực hiện nên rút ngắn được được thời gian và giải quyết được các vướng mắc kịp thời. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được còn có những hạn chế do sự thay đổi cơ chế và chính sách trước và sau khi sát nhập làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác GPMB. Mặt khác sự buông lỏng trong công tác quản lý đất đai dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm đất đai gây khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB... 4.8.4 Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư trên địa bàn Quận Hà Đông qua 03 dự án 4.8.4.1 ưu điểm - Hội đồng GPMB đã áp dụng đầy đủ chặt chẽ các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Nghị định 197/NĐ-CP, Nghị định số 84/NĐ-CP, Quyết định số 289/QĐ-UBND và Quyết định 493/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành các quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB trên địa bàn Hà Tây. - Tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với dự án là cơ bản đã hoàn thành chủ yếu là đất nông nghiệp. Cụ thể như: + Dự án khu đô thị mới Mỗ Lao đã GPMB được: 595.000,58 m2/602.997,8 m2 ( 436 hộ nông nghiệp, 37 hộ phi nông nghiệp và 06 đơn vị tổ chức). + Dự án Khu đô thị mới Văn Quán: Đã hoàn thành công tác GPMB (380 hộ nông nghiệp và 07 tổ chức). + Dự án đường Lê Văn Lương:Đã thực hiện xong GPMB và bàn giao cho Nhà thầu thi công toàn bộ diện tích đất nông nghiệp (1.258 hộ). Hiện còn vướng 08 hộ bị thu hồi đất ở. - Đối tượng xác định bồi thường: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB đã kiểm tra, rà soát và phân tích hồ sơ chặt chẽ và đối chiếu với các quy định để xác định đối tượng nào được bồi thường hay không được bồi thường về đất và tài sản trên đất + Dự án Khu đô thị Mỗ Lao: Có 436 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài thực hiện chính sách bồi thường theo giá đất nông nghiệp và các khoản hỗ trợ là 271.000 đồng/m2 còn được bố trí hỗ trợ 01 suất đất dịch vụ trong khu đô thị mới Mỗ Lao là 50 m2; 74 hộ bị thu hồi đất ở xác định được 69/74 hộ được bố trí đất tái định cư. Trong đó có 31 hộ đủ điều kiện được bồi thường bằng giao 100% về đất đối với những hộ có GCNQSD đất và quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền. Còn lại 43 hộ không đủ điều kiện bồi thường 100% về đất mà xem xét hỗ trợ bồi thường theo hạn mức. + Dự án Đường Lê Văn Lương Kéo dài: Có 1.258 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài thực hiện chính sách bồi thường theo giá đất nông nghiệp và các khoản hỗ trợ là 250.000 đồng/m2 còn được bố trí hỗ trợ 01 suất đất dịch vụ trên địa bàn Hà Đông là 50 m2; 15 hộ bị thu hồi đất ở xác định được 08/15 hộ được bố trí đất tái định cư. - Giá bồi thường về đất nông nghiệp là tương đối cao so với khu vực cho nên được sự đồng thuận của nhân dân trong công tác nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao lại mặt bằng cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được đảm bảo về tiến độ. - Các văn bản chỉ đạo của các cấp về vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện GPMB kịp thời và hiệu quả. - Đây là các dự án trọng điểm của tỉnh Hà Tây(cũ) nói chung và UBND Quận Hà Đông nói riêng cho nên được được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp về công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp thực hiện một cách đồng bộ. - Phần diện thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp nên công tác bồi thường, hỗ trợ không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. - Các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đều có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao nên việc triển khai cũng có nhiều thuận lợi và hiệu quả. 4.8.4.2 Tồn tại, vướng mắc Hiện nay trên địa bàn Quận Hà Đông thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vướng mắc chủ như sau: - Không ít người dân chưa nhận tiền bồi thường do công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn đọng và vướng mắc dẫn đến khi vận dụng chế độ chính sách để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn: + Dự án khu đô thị mới Mỗ Lao: 37 hộ bị thu hồi đất ở, 36 hộ lấn chiếm đất nông nghiệp, 50 hộ đua chuồng cọp và ranh giới 364. + Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài: 08 hộ bị thu hồi đất ở chưa nhận tiền. - Giá đất bồi thường, còn thấp so với các khu vực giáp danh như huyện Từ Liêm, Quận Thanh Xuân... và chênh lẹch khá lớn so với giá chuyển nhượng ngoài thị trường. Tóm lại: + Xử lý về đất ở chưa phù hợp với Luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ về công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB. + Xử các trường hợp lấn chiếm đất đai còn chưa triệt để dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép tràn lan... - Công tác tổ chức thực hiện còn chưa quyết liệt từ trên xuống dưới; đôi khi còn né tránh, đùn đẩy thiếu trách nhiệm và ngại va chạm với người dân bị thu hồi đất. - Chưa có quy trình riêng về công tác cưỡng chế giải toả mặt bằng đối với các hộ gia đình không chấp hành quyết định thu hồi đất của nhà nước để thực hiện dự án theo quy định dẫn đến các hộ gia đình lấn chiếm chây ì, chống đối vì các ban ngành của Quận chưa biết vận dụng tại điều khoản nào của quy định đối với các hộ vị phạm trên. 4.8.4.3 Nguyên nhân Khách quan: - Giá đất ở để tính bồi thường là quá thấp so với thị trường (ví dụ: Giá thị trường ở khu vực phường Mộ Lao, văn quán là khoảng từ 20 đến 30 triệu/m2 nhưng giá để tính bồi thường chỉ có 3.216.000 đồng/m2) nên việc các hộ dân không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ của nhà nước dẫn đến khiếu kiện. - Các văn bản pháp lý thay đổi liên tục dân đến quá trình xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng luôn tục phải thay đổi theo làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. - Trình tự, cơ chế giải quyết giữa tỉnh Hà Tây (cũ) và Hà Nội mới có sự thay đổi cho nên công tác triển, khai lập phương án bồi thường, hỗ trợ cũng thay đổi theo. - Một số hộ gia đình không chấp quyết định thu hồi đất của Nhà nước gây khó khăn cho công tác GPMB để thực hiện dự án. - Các hộ bị thu hồi đất ở có nguồn gốc đất phức tạp gây khó khăn cho công tác điều tra và lập phương án. Chủ quan: - Công tác quản lý đất đai ở địa phương chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý. - Việc vận dụng các chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất đai chưa được linh hoạt, đôi khi còn cứng nhắc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất. - Sự phối hợp giữa các ngành của Quận, phường còn chưa được chặt chẽ. - Một số cán bộ công chức còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, năng lực lãnh đạo, chưa cương quyết, đùn đẩy và lẩn tránh trách nhiệm trong công việc. 4.8.5.4 Một số giải pháp Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hà Đông để bàn giao đất cho các Chủ đầu tư thực hiện dự án đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của TP Hà Nội nói chung và Quận Hà Đông nói riêng. Chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau: a. Chế độ chính sách: - Do giá bồi thường hiện nay đối với đất ở và đất nông nghiệp, tài sản vật kiến trúc là quá thấp nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để người dân bị thu hồi đất đỡ thiệt thòi; Nâng cao mức hỗ trợ đào tạo nghề đối với các hộ bị thu hồi đất và chính sách cụ thể đến từng đối tượng lao động trong một hộ gia đình. Hiện tại mức hỗ trợ là quá thấp. - Ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ thêm chuyển nghề nghiệp và tạo công ăn việc làm để người dân ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. - Cần thực hiện nghiêm túc theo quy định của nhà nước về việc xây dựng các khu tái định cư đồng bộ và hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng trước khi bàn giao cho các hộ gia đình bị thu hồi đất hoặc nâng mức hỗ trợ tiền thuê nhà trong khi chưa bố trí được đất cho phù hợp với thực tế (hiện nay tiền hỗ trợ thuê nhà là 1.000.000 đồng/hộ là quá thấp so với tiền thuê nhà ngoài thị trường đối với 01 hộ gia đình) b. Về tổ chức thực hiện: - Kiện toàn lại bộ máy làm việc chuyên trách của các tổ chức tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo đội ngũ chất lượng về công tác GPMB. - Tăng cường các cuộc đối thoại, chất vấn giữa lãnh đạo Quận, cơ quan chuyên môn với các hộ bị thu hồi đất để giải thích về chế độ chính sách và ý kiến thắc mắc của hộ gia đình. - Quá trình giải quyết phải đảm bảo đúng trình tự quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý hiện hành từ bước lập quy hoạch, thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và niêm yết công khai phải đảm bảo minh bạch. - Công tác điều tra, xác minh phải chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng để áp dụng chính sách cho phù hợp và không làm ảnh hưởng quyền lợi của người bị thu hồi đất. - Các hộ dân cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự thì phải kiên quyết xử lý. - Nghiêm khắc xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ sơ, thiếu trách nhiệm trong việc điều tra, xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhân dân và Nhà nước. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận 1. Quận Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.832,64 ha. Gồm 17 đơn vị hành chính. Quận Hà Đông cùng chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây sẽ là vành đai vệ tinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong định hướng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan toả ra các vùng lân cận thành các trục phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trên địa bàn Quận, nhiều dự án được xây dựng đòi hỏi quá trình BTHT GPMB ngày càng chú trọng. 2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư trên địa bàn quận Hà Đông thông qua 03 dự án: Khu đô thị mới Mỗ Lao, khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc, dự án đường Lê Văn Lương kéo dài. - Về chính sách bồi thường, hỗ trợ: + Nhìn chung tất cả các dự án đã bám sát những chủ trương về chế độ chính sách của Nhà nước và tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB là đảm bảo. + Việc xác định các đối tượng được bồi thường hay hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch và chặt chẽ. Tuy nhiên, một số chính sách bồi thường hỗ trợ về đất còn chưa hợp lý, bất cập như: giá đất bồi thường về đất ở thấp,... Cụ thể là dự án Khu đô thị Mỗ Lao còn 41 hộ bị thu hồi đất ở chưa nhận tiền, 36 hộ lấn chiếm đất nông nghiệp; Dự án đường Lê Văn Lương còn 08 hộ bị thu hồi đất chưa GPMB được. + Giá bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp so với khu vực giáp ranh là tương đối cao (250.000 đồng/m2) nhưng xã Trung Văn - Huyện Từ Liêm giá bồi thường chỉ có 178.000 đồng/m2 đây là điều kiện thuận lợi để các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp chấp thuận phương án nhận tiền và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. + Các khoản hỗ trợ: UBND Quận đã vận dụng triệt để theo quy định để đảm bảo cho người dân có lợi nhất và đặc biệt là chế độ hỗ trợ giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao là phù hợp, chính đáng và tạo điều kiện cho các hộ chuyển đổi công ăn việc làm sau khi bị thu hồi đất. - Công tác tổ chức thực hiện: Công tác tổ chức thực hiện đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Tuy nhiên do công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương còn nhiều bất cập dẫn đến việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. 3. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp về chế độ chính sách, tổ chức thực hiện nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư trên địa bàn quận Hà Đông như: Điều chỉnh lại giá đất bồi thường cho phù hợp với thực tế; nâng cao các khoản hỗ trợ cho người dân; Hoàn chỉnh đồng bộ về cơ sở hạ tầng trước khi bàn giao cho các hộ gia đình và nâng mức hộ trợ thuê nhà khi chưa bố trí được đất tái định cư khi cần lấy mặt bằng của người dân cho phù hợp với thực tế. 5.2 Kiến nghị - Chính phủ: Đề nghị tăng mức giá đền bù đất nông nghiệp và hỗ trợ chuyển đổi việc làm đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. - Đối với các bộ ngành: Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn nữa để UBND các tỉnh (thành phố trực thuộc TW), các Quận (huyện, thị xã..) trong cả nước thuận lợi trong quá trình áp dụng Luật, Nghị định của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để GPMB thực hiện dự án. - UBND thành phố Hà Nội + Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai đến các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể người dân. + Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt theo quy định của pháp luật để các cấp, các ngành cùng toàn thể người dân "được biết, được bàn, được kiểm tra" + Điều chỉnh lại giá đất bồi thường cho phù hợp với thị trường để tránh gây bức xúc với người dân. + Thực hiện công tác định giá đất bồi thường theo tinh thần của Nghị định số 123/NĐ-CP. + Kịp thời xử lý dứt điểm các khiếu kiện xung quanh công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm các truờng hợp vi phạm pháp luật đất đai; kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình không chấp hành công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB. + Tăng cường giám sát tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư. Đặc biệt với vai trò của Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội. - UBND quận Hà Đông: + Quán triệt quan điểm thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành và UBND thành Phố Hà Nội về công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB. + Kiên quyết tổ chức tháo dỡ và tổ chức cưỡng chế các trường chống đối, chây ì và cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước. + Tổ chức đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn làm công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB để xây dựng một đội ngũ chất lượng chuyên trách. + Rút ngắn thời gian thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư xuống còn 07 ngày (hiện nay là 15 ngày) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch GPMB chung của dự án. + Nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố Hà Nội đề nghị được thay đổi phương án đã được phê duyệt đối với những trường hợp do chưa xác minh kỹ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất. Tài liệu tham khảO 1. Chính phủ (1959), Nghị định số 151-TTg ngày 14/4/1959 của Chính Phủ quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất. 2. Chính phủ (1994), Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất. 3. Chính phủ (1994), Nghị định số 90/CP ngày 17/9/1994 ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 4. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 5. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. 6. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 7. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 8. Chính phủ (2007), Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. 9. Phan Văn Hoàng (2006), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 10. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử dụng vào mục đích khác. 11. Nguyễn Văn Hùng (2008), Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.. 12. Luật cải cách ruộng đất năm (1953). 13. Luật Đất đai năm (1988), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Luật Đất đai năm (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm (1998, 2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Luật Đất đai năm (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Viện quy hoạch đô thị nông thôn, Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Đông đến năm 2010. 18. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 145/TT-BTC ngày 4/01/1998, hướng dẫn thi hành nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ. 19. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. 20. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 21. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ. 22. UBND TP Hà Đông (2007), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 của thành phố Hà Đông lập ngày 26/9/2007. 23. UBND thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 29/9/2008:Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. 24. UBND tỉnh Hà Tây (2004), Quyết định số 434-QĐ/UB-XDCB ngày 26/4/2004 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất 1/2000 khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông. 25. UBND tỉnh Hà Tây (2005), Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 18/8/2005. 26. UBND tỉnh Hà Tây (2006), Quyết định số 289/QĐ-UBND ngày 20/2/2006 về việc ban hành quy trình về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. 27. UBND tỉnh Hà Tây (2006), Quyết định số 738/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh 1/2000 và chi tiết xây dựng khu đô thị mới Mỗ Lao1/500 và phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án khu đô thị mới Mỗ Lao. 28. UBND tỉnh Hà Tây (2006), Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 20/6/2006 thu hồi chính thức 602.997,8 m2 đất thuộc địa bàn phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, Hà Tây giao Ban QLDA khu đô thị Mỗ Lao thực hiện đầu tư xây dựng khu đô thị mới Mỗ Lao theo quy hoạch được duyệt. 29. UBND tỉnh Hà Tây, Quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 và 1687/QĐ-UBND ngày 20/6/2008 v/v phê duyệt phương án và dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án khu đô thị mới Mỗ Lao. 30. UBND Quận Hà Đông (2008), Báo cáo số 301/BC-UBND ngày 29/11/2008 về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009. 31. UBND Quận Hà Đông (2008), Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 01/7/2008 về việc phê duyệt phương án bố trí đất tái định cư dự án khu đô thị mới Mỗ Lao. 32. Ban Vật giá Chính phủ (2000), Chương trình đào tạo thẩm định giá giai đoạn II giữa Ban Vật giá chính phủ Việt Nam với văn phòng thẩm định giá Ôx-trây-lia từ 16-27/10/2000, Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội. Phụ lục Phụ lục 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Giá hiện hành 2003 35.291 20.370 13.421 1.500 2004 37.257 21.463 14.394 1.400 2005 39.300 21.063 16.837 1.400 2006 85.151 49.598 32.414 3.139 2007 86.106 51.688 32.799 1.619 2008 198.841 91.483 105.119 2.239 Giá cố định 2003 30.526 17.620 11.609 1.297 2004 31.952 18.563 12.235 1.154 2005 32.226 17.272 13.806 1.148 2006 70.886 43.072 25.777 2.037 2007 69.716 42.507 26.165 1.044 2008 111.383 56.128 53.762 1.493 (Nguồn niên giám thống kê Quận Hà Đông năm 2008) Phụ lục 2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Đơn vị: % Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2003 100 52.72 38.03 4.25 2004 100 57.61 38.63 3.76 2005 100 53.60 42.84 3.56 2006 100 58.25 38.07 3.69 2007 100 60.03 38.09 1.88 2008 100 46.01 52.87 1.13 (Nguồn niên giám thống kê Quận Hà Đông năm 2008) Phụ lục 3: Bảng tổng hợp về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 03 dự án STT Hạng mục Đơn vị tính Dự án Khu đô thị mới mỗ Lao Dự án khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài. 1 Tổng diện tích thu hồi m2 602.997,8 618.368 350.964,1 1.1 Đất nông nghiệp m2 593.080 531.829 299.487,5 1.2 Đất phi nông nghiệp m2 9917,8 86.989 51.476,6 1.2.1 Đất ở m2 7827,2 2.824,2 1.2.2 Đất chuyên dùng m2 2090,6 86.989 48.652,4 2 Tổng số hộ bị thu hồi đất hộ 552 387 1273 2.1 Hộ nông nghiệp hộ 436 380 1258 2.2 Hộ phi nông nghiệp hộ 74 07 15 2.3 Phương án BTHTGPMB và tái định cư 3. Giá bồi thường, hỗ trợ về đất 3.1. Đất ở đồng/m2 3.216.000 5.360.000 3.2 Đất nông nghiệp đồng/m2 250.000 250.000 250.000 3.3 Đất nông nghiệp liền kề đồng/m2 1.054.000 0 0 3.4 Giá thu tiền sử dụng đất đồng/m2 3.216.000 7.200.000 4 Số hộ được bố trí tái định cư đồng/m2 69 08 5 Các khoản hỗ trợ đồng/m2 5.1 Hỗ trợ bàn giao mặt bằng đúng tiến độ đồng/m2 30.000 1.000.000 30.000 5.2 Hỗ trợ chuyển nghề đồng/m2 15.000 4.800.000 15.000 5.3 Hỗ trợ di dời đồng/hộ 3.000.000 3.000.000 5.4 Hỗ trợ ổn định đời sống đồng/m2 2000 2000 Phụ lục 4 : Danh sách các hộ được giao đất tái định cư  Stt Họ và tên Địa chỉ Tái định cư Ghi chú Dt được duyệt (m2) Diện tích bố trí TĐC DT (m2) Số ô đất Lô đất 1 Trần Sỹ Mỵ Đg Trần Phú-khối Ao Sen 43 43 22 LK-3D 3 Nguyễn Xuân Thủy Đg Trần Phú-khối Ao Sen 48 48 1 TĐC-01 4 Lê Đình Khu Xóm lẻ Mỗ lao 59 59 7 LK-4A 5 Nguyễn Đức Phơng Xóm lẻ Mỗ lao 61 61 6 LK-4A 6 Nguyễn Văn Hải Xóm lẻ Mỗ lao 120 120 8 LK-4A 7 Bạch Đàm Xóm lẻ Mỗ lao 120 120 16 TĐC-01 8 Dơng Thị Thịnh Xóm lẻ Mỗ lao 47 47 23 TĐC-01 9 Bạch Ngọc Thảo Xóm lẻ Mỗ lao 74 74 4 LK-4A 10 Nguyễn Văn Kim Xóm lẻ Mỗ lao 120 120 23 LK-3D 2 Nguyễn Xuân Chiểu Đg Trần Phú-khối Ao Sen 16 46 16 LK-4A Các hộ tự nguyện giao cùng một thửa 11 Phạm Thị Minh Loan Xóm lẻ Mỗ lao 13 12 Nguyễn Danh Quảng Xóm lẻ Mỗ lao 4 13 Bạch Hoàng Hà Xóm lẻ Mỗ lao 13 14 Hoàng Minh Hải Xóm lẻ Mỗ lao 47 47 24 TĐC-01 15 Lê Văn Nam Xóm lẻ Mỗ lao 28,03 28 10 LK-4A 16 Nguyễn Hải Đờng Xóm lẻ Mỗ lao 60 61 4 LK-3D 17 Bùi Đức Hoàn Xóm lẻ Mỗ lao 82 82 5 LK-3D 18 Lê Thị Nên (Khin) Xóm lẻ Mỗ lao 52 52 7 LK-3D 19 Bạch Thị Thụ (Bình) Xóm lẻ Mỗ lao 33 33,9 17 LK-4A 20 Nguyễn Thúy Lan Xóm lẻ Mỗ lao 77 77 1 LK-4A 21 Đỗ Trọng Khôi Xóm lẻ Mỗ lao 154 154 9 TĐC-01 22 Bạch Văn Hòa Xóm lẻ Mỗ lao 228 228 15 LK-4A 23 Bạch Ngọc Hải Xóm lẻ Mỗ lao 80 80 7 TĐC-01 24 Bạch Ngọc Để Xóm lẻ Mỗ lao 75 75 2 LK-4A 25 Bạch Văn Hải Xóm lẻ Mỗ lao 80 80 18 TĐC-01 26 Nguyễn Bạch Tùng Xóm lẻ Mỗ lao 80 80 5 TĐC-01 27 Nguyễn Đức Cờng Xóm lẻ Mỗ lao 80 80 6 TĐC-01 28 Nguyễn Thị Lệ Anh Xóm lẻ Mỗ lao 38,2 39 13 LK-4A 29 Nguyễn Văn Hùng Xóm lẻ Mỗ lao 160 160 3 LK-4B 30 Trần Khắc Thiềng Xóm lẻ Mỗ lao 103 103 11 TĐC-01 31 Bạch Thị Xô Xóm lẻ Mỗ lao 80 80 2 LK-4B 32 Bạch Văn Cầm Xóm lẻ Mỗ lao 152 152 1 LK-4B 33 Nguyễn Thị Chung Xóm lẻ Mỗ lao 160 160 17 TĐC-01 34 Nguyễn Đình Tiến Thanh Bình- Mỗ Lao 56 56 5 LK-4A 35 Phùng Thị Thái Thanh Bình- Mỗ Lao 346 346 3 LK-4A 36 Nguyễn Thị Chuôn Thanh Bình- Mỗ Lao 62 62 2 LK-3D 37 Nguyễn Đình Dũng Thanh Bình- Mỗ Lao 75 75 6 LK-3D 38 Nguyễn Hữu Tùng Thanh Bình- Mỗ Lao 34 34 9 LK-4A 39 Nguyễn Thị Thu Hà Thanh Bình- Mỗ Lao 79 79 10 TĐC-01 40 Đoàn Ngọc Hải Thanh Bình- Mỗ Lao 128 128 3 TĐC-01 41 Trần Văn Côi Thanh Bình- Mỗ Lao 66,8 67 12 TĐC-01 42 Trần Văn Trung (Hồng) Thanh Bình- Mỗ Lao 80 80 11 LK-4A 43 Nguyễn Thị Minh Hòa Thanh Bình- Mỗ Lao 80 80 11 LK-3D 44 Phan Văn Thái( Minh) Thanh Bình- Mỗ Lao 128 128 2 TĐC-01 45 Nguyễn Thị Cúc Thanh Bình- Mỗ Lao 80 80 12 LK-3D 46 Nguyễn Quốc Thái Thanh Bình- Mỗ Lao 160 160 4 TĐC-01 47 Mai Thị Dung Dãy E TT Dệt 50 50 19 LK-3D 48 Nguyễn Thị Thắng Dãy E TT Dệt 50 50 18 LK-3D 49 Nguyễn Thị Chi (Sơn) Dãy E TT Dệt 50 50 20 LK-3D 50 Đỗ Thị Ngoan Dãy E TT Dệt 50 50 1A LK-3D 51 Trần Kim Chi Dãy E TT Dệt 50 50 9 LK-3D 52 Nguyễn Thị Dung Dãy E TT Dệt 50 50 3 LK-3D 53 Hoàng Tiến Phơng Dãy E TT Dệt 50 50 10 LK-3D 54 Nguyễn Thị Xuyến Dãy E TT Dệt 50 50 1B LK-3D 55 Đặng Thị Thao Duyên Dãy E TT Dệt 50 50 17 LK-3D 56 Nguyễn Thị Hà Dãy E TT Dệt 50 50 21 LK-3D 57 Phạm Thị Minh Dãy E TT Dệt 50 50 15 LK-3D 58 Trịnh Thị Minh Nguyên Dãy E TT Dệt 50 50 14 LK-3D 59 Trần Thị Thệ Dãy E TT Dệt 50 50 22 TĐC-01 60 Nguyễn Thị Yên Dãy E TT Dệt 50 50 21 TĐC-01 61 Nguyễn Thị Lan Dãy E TT Dệt 50 50 20 TĐC-01 62 Nguyễn Thị Tý Dãy E TT Dệt 50 50 19 TĐC-01 63 Dơng Thu Hà Dãy E TT Dệt 50 50 15 TĐC-01 64 Trần Thị Kính Dãy E TT Dệt 50 50 14 LK-4A 65 Nguyễn Thị Vân Dãy E TT Dệt 50 50 14 TĐC-01 66 Nguyễn Thị Hiếu Dãy E TT Dệt 50 50 12 LK-4A 67 Mai Thanh Hờng Dãy E TT Dệt 50 50 13 TĐC-01 68 Trần Thị ấn Trà Dãy E TT Dệt 50 50 8 LK-3D 69 Nguyễn Thị Kim Thanh Dãy E TT Dệt 50 50 16 LK-3D Phụ lục 5: Danh sách các hộ được bố trí tái định cư (Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài) STT Tên chủ hộ Địa chỉ DT nằm vào quy hoạch (m2) DT đủ điều kiện BT (m2) DT được giao TĐC (m2) Số lô 1 Hoàng Văn Long Đội 4 - La Khê 123.9 80 80 LK27-3 2 Hoàng Văn Khải Đội 4 - La Khê 216.3 80 80 LK27-4 3 Hoàng Mạnh Hà Đội 4 - La Khê 35.6 35.6 40 LK27-6 4 Nguyễn Tiến Hưng Đội 4 - La Khê 159.1 69.1 70 LK27-5 5 Nguyễn Sơn Tùng Đội 4 - La Khê 40.8 40.8 41 LK27-7 6 Lương Thanh Hân Đội 4 - La Khê 40 40 40 LK27-13 7 Vũ Mạnh Từ Đội 4 - La Khê 40 40 40 LK27-12 8 Hoàng Văn Chiến Đội 4 - La Khê 40 40 40 LK24-45 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09003.doc
Tài liệu liên quan