Tìm hiểu về các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở Việt Nam

TÌM HIỂU VỀ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN Ở VIỆT NAM Mở đầu Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở... Để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao. Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộ

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác... Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu của con người không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới. Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao động phải được sự bảo trợ của cộng đồng và xã hội. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già..., đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn...); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, BHXH đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và không chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, lao động phổ thông - lao động kỹ thuật, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp vì mục đích chung. Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu á, châu Phi và vùng Caribê. Như vậy, sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. BHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh xã hội và được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người. I/GIỚI THIỆU CHUNG: BHXH là gì? Như đã nêu, BHXH có lịch sử khá lâu và đã có nhiều thay đổi về chất với nhiều mô hình phong phú, được thực hiện ở hàng trăm nước trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, định nghĩa thế nào là BHXH vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận vì được tiếp cận từ nhiều giác độ khác nhau với những quan điểm khác nhau. - Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, người lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ& BNN), thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết. - Từ giác độ tài chính: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội…. - Theo luật BHXH Việt Nam năm 2006: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, song bản chất của BHXH lại được thể hiện khá rõ ràng và cụ thể. Bản chất của BHXH: BHXH ra đời, tồn tại, phát triển là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển, ra đời của xã hội loài người. Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: - BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nhất định. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH. - Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoạc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. - Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, TNLĐ& BNN... Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản... - Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được hỗ trợ từ phía Nhà nước. - Mục tiêu của BHXH la nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này được ILO cụ thể hóa như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật. + Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dan cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. 3. Chức năng của BHXH: - Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. - Thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. - Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. - Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động và giữa người lao động với xã hội. }}}}}}}}} 4. Các chế độ BHXH: Theo khuyến cáo của tổ chức ILO trong Công ước 102, BHXH bao gồm 9 chế độ: - Chăm sóc y tế - Trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp TNLĐ& BNN - Trợ cấp tuổi già - Trợ cấp gia đình - Trợ cấp sinh đẻ - Trợ cấp khi tàn phế - Trợ cấp cho người còn sống - Trợ cấp ốm đau Tùy theo điều kiên từng nước mà hệ thống chế độ BHXH có thể thực hiện được toàn bộ hoặc chỉ một số chế độ nào đó. Ở Việt Nam, tùy theo từng thời kỳ khác nhau mà các chế độ BHXH được đưa vào thực hiện cũng khác nhau. Sau đây tôi xin đi vào tìm hiểu và phân tích các chế độ BHXH dài hạn của Việt Nam qua các thời kỳ. II/ BHXH DÀI HẠN Ở VIỆT NAM: BHXH Việt Nam trải qua 3 thời kỳ: - từ 8/1945 đến 1960 - từ 1961 đến 1995 - từ 1/1995 đến nay Giai đoạn từ 8/1945 đến 1960: BHXH là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội, nên ngay từ sau Cách mạng Tháng 8 thành công, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc ban hành và sửa đổi bổ sung chính sách BHXH và trợ cấp xã hội để áp dụng cho người lao động phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội ở từng thời kỳ. Riêng đối với công nhân viên chức Nhà nước và quân nhân, Chính phủ đã nhiều lần ban hành các chính sách BHXH gồm các chế độ trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, TNLĐ, già yếu và chế độ trợ cấp gia đình khi công nhân viên chức từ trần để đảm bảo đời sống cho họ và gia đình, góp phần đảm bảo ổn định xã hội. Như vậy, ngay trong những năm đầu, Nhà nước ta đã cho thực hiện các chế độ BHXH dài hạn như hưu trí, tử tuất, TNLĐ. Thực tế này được nhận thấy ngay từ những năm đầu của kháng chiến chống Pháp, Chính phủ ta đã áp dụng chế độ hưu trí cũ của Pháp để giải quyết quyền lợi cho một số công chức đã làm việc dưới thời Pháp, sau đố theo kháng chiến nay đã già yếu. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chế độ này được thực hiện đến năm 1949 thì không còn nữa. Đến năm 1050, Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 ban hành quy chế công nhân. Theo chế độ này thì quyền lợi công chức, công nhân về chế độ hưu trí như sau: - Sắc lệnh số 76/SL: điều 92 ghi rõ: " Công chức của ngạch thuộc hạng thường trú được về hưu khi đủ 30 năm công tác hay đủ 55 tuổi; đối với công chức thuộc hạng lưu động được về hưu khi đủ 50 tuổi hay 25 năm làm việc. - Sắc lệnh số 77/SL: điều 42 quy định: công nhân làm việc được 30 năm hoặc đủ 55 tuổi được về hưu. Do tình hình kinh tế, tài chính giai đoạn này khó khăn nên việc những quy quy định trên được thực hiện cho công nhân viên chức già yếu về nghỉ chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần, với mức 1 năm công tác được 1 tháng lương và phụ cấp, tối đa không quá 6 tháng lương theo điều 35 (77/SL) quy định. Đối với người bị mất sức lao động, sau ngày hòa bình lập lại (7/1954) công nhân viên chức mất sức lao động do ốm yếu được trợ cấp 1 lần theo quy định tại Nghị định số 594/TTg ngày 11/12/1957. Nhìn lại các chế độ BHXH nói chung và các chế độ BHXH dài hạn nói riêng ta thấy rằng: Do chính sách BHXH đã được ban hành ngay sau khi giành được độc lập và sau ngày hòa bình lập lại, trong hoàn cảnh kháng chiến, kinh tế còn nhiều thiếu thốn nên chưa được thực hiện đầy đủ, chỉ mới được một số chế độ cơ bản với mức trợ cấp thấp nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho công nhân viên chức Nhà nước. Mức hưởng còn mang tính bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ, chưa có tính chất lâu dài. Giai đoạn từ 1961 đến 1995: Sau ngày hòa bình lập lại, từ năm 1960, sau khi hoàn thành kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hôi, miền Bắc đã bước vào kế hoạch dài hạn 5 năm lần thứ nhất. Lực lượng công nhân viên chức lúc này ngày càng nhiều để phục vụ cho yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trước tình hình này, Nhà nước đã bổ sung chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình và đáp ứng mục tiêu không ngừng cải thiện đời sống cho công nhân viên chức. Ngày 27/12/1961, Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời theo Nghị định số 218/CP về các chế độ BHXH cho công nhân viên chức Nhà nước. Điều lệ quy định: - đối tượng tham gia BHXH là công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang. - hình thành nguồn để chi trả các chế độ BHXH trong ngân sách Nhà nước. Nguồn được hình thành trên cơ sở đóng góp của xí nghiệp, còn lại do ngân sách Nhà nước cấp. Mức đóng góp của các xi nghiệp là 4,7% so với tổng quỹ lương, trong đó 1% để chi trả chế độ dài hạn, 3% để chi trả các chế độ ngắn hạn. - Áp dụng 6 chế độ BHXH là: ốm đau, thai sản, TNLĐ& BNN, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất cho công nhân viên chức. Như vậy trong 6 chế độ BHXH thì có 4 chế độ dài hạn la mất sức lao động, hưu trí, tử tuất và TNLĐ& BNN. Mức trợ cấp đối với một số chế độ dài hạn như sau: - Chế độ hưu trí: mức trợ cấp được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức lương cơ bản trước khi nghỉ hưu. Mức lương hưu hàng tháng đối với nam có đủ 30 năm công tác và nữ có đủ 25 năm công tác được tính băng 75% lương chính và các khoản phụ cấp theo lương, sau đó cứ 1 năm làm việc được tính thêm 1% , tối đa lương hưu được hưởng là 95% lương chính và các khoản phụ cấp (nếu có). - Chế độ mất sức lao động: chế độ mất sức lao động hàng tháng được quy định để áp dụng cho công nhân viên chức có đủ 15 năm công tác trở lên bị ốm đau, tai nạn lao động bị mất khả năng lao động. Mức trợ cấp mất sức lao động được hưởng quy định là 40% tiền lương áp dụng nếu có đủ 15 năm công tác, sau đó cứ thêm 1 năm được thêm 1%. Nếu chưa đủ 15 năm công tác quy đổi thì được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ 1 năm công tác được hưởng 1 tháng lương và các khoản trợ cấp khác (nêu có). Mặc dù trách nhiệm đóng góp của xí nghiệp được quy định rất chặt chẽ trong Nghị đinh số 236/HĐBT , nhưng thời gian này do các đơn vị sản xuất gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ nên hầu hết nộp thiếu hoặc không nộp được, dẫn đến tình trạng thu không đủ chi, ngân sách Nhà nước phải bù vào rất nhiều. Như năm 1964, ngân sách Nhà nước cấp để chi BHXH chiêm 4,7%; đến năm 1968 chiếm 54,8%; năm 1970 chiếm 70,5%; năm 1980 chiếm 84,3%; năm 1993 là 92,7%. Tuy nhiên ngân sách còn chi hàng chục các yêu cầu khác, nên các khoản chi BHXH luôn bị hạn chế và có lúc, có nơi chậm trả lương hưu 2-3 tháng, chi BHXH ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng khó khăn cho ngân sách Nhà nuớc. Như vậy, trong hai giai đoạn đầu của BHXHVN, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do trong hoàn cảnh quá khó khăn nên việc trợ cấp cho đối tượng được bảo hiểm còn rất nhiều thiếu sót. Giai đoạn từ 1995 đến nay: Trong giai đoạn này, các chế độ BHXH được áp dụng là: - Chế độ hưu trí - Chế độ tử tuất - Chế độ ốm đau - Chế độ thai sản - Chế độ TNLĐ & BNN - Bảo hiểm thất nghiệp ( mới được đưa vào thực thi từ 1/1/2009) Trong các chế độ trên, các chế độ hưu trí, tử tuất, TNLĐ& BNN là các chế độ dài hạn; còn lại là các chế độ ngắn hạn. a) Chế độ hưu trí: Vấn đề làm thế nào để chăm sóc người cao tuổi đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ở mỗi điều kiện kinh tế xã hội phát triển cụ thể qua từng thời kỳ - mỗi quốc gia thể hiện sự quan tâm đối với người cao tuổi theo mức độ khác nhau, song dù ở hình thức này hay hình thức khác, mục đích chung mà xã hội quan tâm là đảm bảo an toàn về đời sống vật chất và cải thiện đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Ở Việt Nam, trước năm 1945 truyền thống gia đình, cộng đồng hàng xóm đã đảm nhận phần lớn vấn đề này thông qua những hình thức thăm hỏi động viên, đóng góp vật chất để giúp cho người cao tuổi hoặc gia đình họ không may gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau... Trong xu thế phát triển xã hội hiện đại ngày nay, truyền thống kính trọng, quan tâm và chăm sóc người cao tuổi vẫn được đại gia đình các dân tộc Việt Nam gìn giữ và phát huy đồng thời với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, người cao tuổi Việt Nam ngày càng được chăm lo và đảm bảo tốt hơn về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Một trong những chính sách lớn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đó là chế độ hưu trí trong hệ thống các chính sách về BHXH. Chế độ hưu trí được quy định cụ thể trong luật BHXH Việt Nam năm 2006 từ điều 49 đến điều 62. Ta có thể tham khảo về điều kiện hưởng và mức hưởng củ chế độ hưu trí như sau: Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định. 2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác; b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng 1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. 3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Chế độ hưu trí là loại trợ cấp thường xuyên, có tác dụng phát huy hiệu quả trong thời gian dài, đó là một trong những chế độ BHXH quan trọng của hệ thống các chế độ BHXH ở nước ta. Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, là sự tương trợ cộng đồng đối với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH. Có thể gọi chế độ hưu trí hàng tháng là hình thức phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi thể hiện qua một số phân tích sau: Theo số liệu tính toán thống kê sơ bộ người lao động tham gia BHXH trung bình 30 năm ở độ tuổi trung bình 55 tuổi, với tổng số tiền đóng góp qua từng giai đoạn kể cả phần quỹ sinh lời trừ chi phí quản lý, chỉ đủ chi trả lương hưu cho người lao động trong vòng 7 năm, trong khi đó thời gian hưởng lương hưu trung bình là 12 năm (Báo Lao động - Xã hội số ra ngày 20/5/2003). Thực tế tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng cao thì thời gian hưởng lương hưu cũng tăng lên. Theo đánh giá của Ban soạn thảo Luật thì tuổi nghỉ hưu trong những năm qua rất thấp bình quân là 51,8 tuổi (nam là 54,8 tuổi và nữ là 49,2 tuổi) thấp hơn 6 tuổi so với mức chuẩn tuổi nghỉ hưu. Thời gian đóng BHXH của người lao động ngắn. Tuổi thọ trung bình của nước ta theo dự báo đến năm 2010 là 71 tuổi, riêng tuổi thọ trung bình của nhóm người trên 50 tuổi còn cao hơn 3,4 tuổi nữa; do đó thời gian hưởng BHXH rất dài bình quân trên 20 năm. Với mức đóng, mức hưởng như hiện nay, tổng số tiền đóng trong 30 năm theo thang bảng lương của Nhà nước thì 1 người chỉ đủ chi trả lương hưu trong 8 năm (đó là chưa xét đến yếu tố Nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu kể từ năm 1995 đến nay tăng gấp 2,91 lần), do đó quỹ BHXH phải bù thêm khoảng 15 năm. Vì vậy, quỹ BHXH sẽ mất cân đối trầm trọng trong thời gian tới. Việc giải quyết chế độ chính sách phát sinh qua từng tháng cũng như việc chi trả lương hưu và các loại trợ cấp trên địa bàn thành phố Lạng Sơn (phạm vi nhỏ) cũng cho thấy, trong năm 2005, chỉ tiêu thu BHXH và kinh phí chi trả còn có một khoảng cách rất lớn, gánh nặng ngân sách chưa được khắc phục hoàn toàn. Hơn nữa, với sự gia tăng và biến động mức lương tối thiểu qua các năm (từ năm 1995 đến nay đã điều chỉnh 6 lần từ 120.000 đồng đến 350.000 đồng) trong khi tỷ lệ đóng BHXH theo mức lương tối thiểu của từng giai đoạn, nhưng khi về hưu mức lương bình quân 5 năm cuối được tính toàn bộ trên cơ sở mức lương tối thiểu tại thời điểm nghỉ hưu để trợ cấp. Đồng thời, trong thời gian hưởng lương hưu mức lương tối thiểu tăng thì lương hưu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế và giá cả thị trường theo từng giai đoạn. Ngoài trợ cấp hàng tháng, người nghỉ hưu trí còn được Nhà nước quan tâm về chăm sóc sức khoẻ, mức chi phí BHYT hàng năm do ngân sách Nhà nước cấp 100%, hàng năm hàng chục triệu lượt người là cán bộ hưu trí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, theo số liệu thống kê năm 2005 của Ban BHXH tự nguyện, trung bình cứ 100 người có thẻ BHYT thì có 200 lượt người khám chữa bệnh ngoại trú (khám, kê đơn, lấy thuốc) và 17 lượt điều trị nội trú/năm, sau khi người nghỉ hưu mất, chế độ tử tuất cũng thể hiện tính nhân văn xã hội trong sự chia sẻ mất mát và trợ giúp vật chất với gia đình và người thân của họ qua 2 khoản trợ cấp là tiền mai táng phí bằng 8 tháng tiền lương tối thiều và trợ cấp một lần hoặc trợ cấp định suất tuất cho người thân nếu có đủ điều kiện. Như vậy, các chính sách về BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng không chỉ đơn thuần là một hình thức tích lũy của người lao động trong quá trình tham gia BHXH mà là có sự định hướng, điều tiết của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc, trong đó việc tăng trưởng quỹ đảm bảo nguồn chi trả cho người nghỉ hưu và trợ cấp BHXH là trách nhiệm của cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương. Nhìn chung, hệ thống chế độ chính sách BHXH hiện hành, trong đó chế độ hưu trí đã thực sự mang lại niềm tin cho người lao động, góp phần một cách tích cực nhất trong việc đảm bảo đời sống vật chất, chăm lo sức khỏe và đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Nếu mỗi chúng ta (người lao động - chủ sử dụng lao động) hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn về chính sách BHXH thì việc tham gia BHXH là việc làm cần thiết cho hiện tại, tương lai của bản thân mỗi người, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, xã hội mà chúng ta đang sống. b) Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp và những tổn thất khi xẩy ra TNLĐ, BNN luôn là mối quan tâm, lo lắng của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cũng như của bản thân người lao động và cả quốc gia. Từ năm 2002-2007, bình quân mỗi năm cả nước xảy ra 5017 vụ tai nạn lao động, làm 5230 người bị nạn (trong đó 539 người chết) và có thêm 1000-1500 người mắc bệnh nghề nghiệp, nâng tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp trong cả nước tính đến cuối năm 2007 lên 23.827 người. Khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, người lao động và thân nhân của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức khoẻ mà khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần. Đối với người sử dụng lao động, khi TNLĐ xảy ra sẽ gây thiệt hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí y tế, giám định thương tật, bệnh nghề nghiệp và bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, BNN và thân nhân của họ. Uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng; hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai nạn, gây tâm lý lo lắng, căng thẳng của cả người sử dụng lao động và người lao động, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, thậm chí có thể bị phá sản. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2000 có 3.530 người bị tai nạn lao động, doanh nghiệp phải chi phí cho người bị tai nạn lao động với tổng số tiền là 16,214 tỉ đồng, đến năm 2007 có 6.337 người bị tai nạn lao động, tổng số tiền phải chi phí là 58,528 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm Quỹ bảo hiểm xã hội cũng phải chi tới 36,99 tỷ đồng cho trợ cấp TNLĐ và BNN. Do đó chế độ TNLĐ& BNN được quy đinh rất cụ thể trong luật BHXH Việt Nam từ điều 38 đến điều 48. Luật quy định về đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng, giám định mức suy giảm khả năng lao động, quy định về trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng, thời điểm trợ cấp v.v..... c) Chế độ tử tuất: Đây là chế độ nhân đạo nhất trong tấ cả các chế độ của BHXH. Mục đích của chế độ này là: - góp phần khăc phục khó khăn, ổn định cuộc sống cho gia đình người lao động khi người lao động bị chết. - khuyến khích người còn sống tham gia BHXH và góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước. Chế độ tư tuất được quy định cụ thể trong luật BHXH Việt Nam năm 2006 từ điều 63 đến điều 68. Cụ thể: Điều 63. Trợ cấp mai táng 1. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội; b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. 2. Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung. 3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 64. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng 1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng: a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; b) Đang hưởng lương hưu; c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. 2. Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ; d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Điều 65. Mức trợ cấp tuất hằng tháng 1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. 2. Trường hợp có một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết. Điều 66. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần: 1. Người chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này; 2. Người chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này. Điều 67. Mức trợ cấp tuất một lần 1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. 2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng. Điều 68. Tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 1. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. 2. Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng hoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định. Theo báo cáo của Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), tính đến cuối năm 2008, cả nước có 8,527 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm gần 70% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc. Bên cạnh đó, có trên 6.200 người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó chủ yếu là những người trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc. Với số liệu trên, ta có thể thấy rõ sự tiến bộ vượt bậc của hệ thống BHXH của nước ta. BXHX đã phát triển nhanh chóng, gây dưng niềm tin ở người dân và góp phần tích cực vào đảm bảo an sinh xã hội của đất nước. III/ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT: Thứ nhất, đó là nguy cơ vỡ quỹ BHXH. Hiện nay, quỹ BHXH của nước ta có khoang 70 000 nghìn tỷ đồng. Đây là một con số rất lớn, nhưng với tình trạng mức hưởng nhiều hơn mức đóng, và nhất là các chế độ dài hạn như hưu trí, trong tương lai số người già sẽ tăng lên rất cao, mức độ phụ thuộc cũng tăng lên, do đó trách nhiệm chi trả của BHXH là rất nặng nề. Để khắc phục tình trạng này, BHXH Việt Nam cần co biện pháp mới xây dựng mức đóng và mức hưởng hợp lý. Ngoài ra, một biện pháp tích cực nhất là đầu tư quỹ BHXH thật hiệu quả. Làm được như vậy vừa tăng trưởng quỹ BHXH, vừa góp phần thúc đẩy kinh tế. Thứ hai, phải ngăn chặn các hành vi trục lợi BHXH. Các hành vi này thường xuyên xảy ra trong các chế độ BHXH dài hạn. Ví dụ: giả kết quả giám định y khoa để hưởng chế độ TNLĐ& BNN, hoặc người chết rồi mà không báo cáo._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21242.doc
Tài liệu liên quan